Luận văn Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đề tài phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Buôn Ma Thuột là cần thiết, là tiền đề cho tỉnh ĐăkLăk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc ứng dụng công nghệ cao chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố định lượng và yếu tố định tính. Về định lượng quy mô diện tích, thuốc BVTV, trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả ảnh hưởng tới năng suất cà phê, cần giảm quy mô diện tích, tăng lượng thuốc BVTV và trồng xen canh cây che bóng để nâng cao năng suất cà phê. Đối với cây rau thì các yếu tố định lượng xét trên các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất rau là quy mô diện tích, chi phí phân bón và công lao động cần tăng các yếu tố này để nâng cao năng suất rau cho người nông dân. Các yếu tố định tính ảnh hưởng tới năng suất như khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, hệ thống sông suối.; giống mới, kinh nghiệm của người sản xuất nông nghiệp.

doc89 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 8599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong gia đình thường đông, còn trong UDCNC nhân khẩu/hộ là 4 người nên GTSX và lợi nhuận của UDCNC cao hơn hẳn so với canh tác phổ biến. GTSX/ngày công lao động trong UDCNC cao gấp 1,43 lần, lợi nhuận gấp gần 2 lần so với canh tác phổ biến. UDCNC mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn so với canh tác phổ biến. Cây rau chủ yếu áp dụng tưới phun mưa nên công lao động gia đình giảm hơn hẳn so với canh tác phổ biến giảm 1.124,905 công LĐGĐ/ha, lao động chủ yếu là lao động gia đình do quy mô diện tích nhỏ nên người dân không thuê lao động, GTSX/NK của UDCNC gấp 3,08 lần, lợi nhuận/NK gấp 2,5 lần so với canh tác phổ biến. GTSX/ ngày công lao động trong UDCNC gấp 2,4 lần, lợi nhuận/ngày coong lao động gấp gần 2 lần so với canh tác phổ biến. Như vậy việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà phê và rau làm giảm được công lao động trong quá trình sản xuất nhưng đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho các hộ nông dân. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Buôn Ma Thuột 4.2.1. Phân tích hồi quy tuyến tính 4.2.1.1. Cây cà phê Năng suất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: kỹ thuật, giống, kinh nghiệm, đầu ra của sản phẩm, Ở đây ta chỉ đề cập đến các yếu tố định lượng của đầu vào ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê. Gọi Y là năng suất cà phê của nông hộ. Các biến độc lập Xi bao gồm: X1: Quy mô diện tích (ha/hộ) X2: Chi phí phân bón (Trđ/hộ) X3: Chi phí lao động (Trđ/hộ) X4: Chi phí thuốc BVTV (Trđ/hộ) Với 2 biến giả: D1: Tưới phun mưa (giá trị định tính tương ứng: 1 là tưới phun mưa, 0 là không tưới phun mưa). D2: Trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả (1 là trồng xen canh, 0 là không trồng xen canh). Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất lúa và các biến chi phí: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β4X4 + β5D1 +β6D2 + ε Phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = 4,306 – 0,346X1 + 0,0019X2 – 0,0013X3 + 0,127X4 + 0,0354D1 + 0,688D2 Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy hệ số Sig.F = 0,002 = 0,2%, nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% cho thấy mô hình rất có ý nghĩa. Qua hệ số tương quan bội R = 58,26% cho thấy giữa năng suất cà phê và các yếu tố trên có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Với hệ số xác định R2 = 33,94% thể hiện rằng 33,94% sự thay đổi của năng suất cà phê là do sự thay đổi của các yếu tố trên. Còn lại 66,06% là do sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài mô hình. Bảng 4. 12: Kết quả chạy hồi quy của cây cà phê ứng dụng công nghệ cao Chỉ tiêu P - value Quy mô diện tích -0,346 0,0221 Chi phí thuốc BVTV 0,127 0,0075 Chi phí phân bón 0,0019 0,4379 Chi phí lao động -0,0013 0,9419 Tưới phun mưa 0,0354 0,8935 Trồng xen canh 0,688 0,0119 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn Sự tác động của các yếu tố phân tích như sau: Quy mô diện tích: Khi quy mô diện tích tăng 1 héc ta thì năng suất cà phê giảm 0,346 tấn (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Tương ứng p1 = 0,0221< α = 0,05 điều này giải thích rằng đủ bằng chứng để kết luận quy mô diện tích ảnh hưởng tới năng suất cà phê. Chi phí phân bón: Giá trị p2 = 0,4379> α = 0,05 điều này giải thích rằng không đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của chi phí phân bón tới năng suất cà phê. Chi phí lao động: Theo kết quả chạy hồi qui, p3 = 0,9419> α = 0,05, điều này giải thích rằng không đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của chi phí lao động tới năng suất cà phê. Chi phí thuốc BVTV: Sự thay đổi của thuốc BVTV làm thay đổi năng suất cà phê theo tỷ lệ thuận. Cứ tăng 1 triệu đồng tiền thuốc BVTV trong khi giữ nguyên các yếu tố khác sẽ làm tăng 0,127 tấn năng suất cà phê. Qua phân tích trên cho thấy nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng, làm cho năng suất tăng. Nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật lại làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng sản phẩm cà phê. Tuy nhiên, giá trị P4 = 0,0075< 0,05 điều này giải thích rằng đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của chi phí thuốc BVTV tới năng suất cà phê. Biến giả (biến định lượng) tưới phun mưa: Giá trị p5 = 0,8935 > α nên kết luận tưới phun mưa sẽ không làm cho năng suất cà phê tăng. Biến giả trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả: giúp cho vườn cây có thể che chắn gió, có bóng mát, tránh ánh nắng, giảm độ mất nước của đất làm cho năng suất tăng 0,688 tấn cà phê. Giá trị p6 = 0,0119 < 0,05 chứng tỏ đủ bằng chứng để kết luận trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả sẽ làm cho năng suất cà phê tăng. Kết luận: Như vậy có 3 yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê đó là quy mô diện tích, thuốc BVTV, trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả. Mô hình hồi quy sửa đổi: Loại bỏ các biến X2, X3, D1 từ mô hình trên giữ lại các biến X1, X4, D2 ta tiến hành chạy chương trình ta được phương trình hồi quy mẫu như sau: Y = 4,329 – 0,306X1 + 0,1297X4 + 0,695D2 Các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác nhau. Trong các yếu tố trên thì quy mô diện tích ảnh hưởng nhiều nhất vì p – value = 0,00097 nhỏ nhất và trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả ít ảnh hưởng nhất do p – value = 0,0072 lớn nhất. Ý nghĩa các hệ số trong mô hình: Β1 = – 0,306: Khi tăng (giảm) 1 héc ta đơn vị diên tích / hộ với điều kiện các đại lượng khác không đổi thì năng suất trung bình giảm (tăng) 0,306 tấn. β4 = 0,1297: Khi tăng (giảm) 1 lít thuốc BVTV/hộ với điều kiện các đại lượng khác không đổi thì năng suất trung bình tăng (giảm) 0,1297 tấn. D2 = 0,695: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc trồng en canh cây che bóng, cây ăn quả cho năng suất cao hơn mức trung bình là 0,695 tấn. Ý nghĩa của R2: R2 = 0,3301 cho biết rằng các biến quy mô diện tích, thuốc BVTV, trồng xen canh cây che bóng cây ăn quả đã giải thích được 33,01% sự biến động của biến động của năng suất. Hạn chế của mô hình Mô hình đã giải thích khá hợp lý về các yếu tố tác động đến năng suất ở cây cà phê. Căn cứ vào mô hình chúng ta có thể thấy mối tương quan giữa các yếu tố đến năng suất. Từ mô hình cho ta thấy cần phải làm thế nào để nâng cao năng suất cà phê, sản xuất theo quy mô diện tích, trồng xen canh các loại cây trồng, sử dụng thuốc BVTV đúng cách và hợp lý. Tuy nhiên mô hình vẫn còn nhiều hạn chế và thực sự chưa hoàn hảo do cách tiếp cận điều tra thực tế, nguồn tài liệu và sai số thống kê. Hạn chế lớn nhất của mô hình là chưa thể hiện được tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến nưng suất cây cà phê như : máy móc, kỹ thuật sản xuất, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, Mô hình quan sát còn hạn chế (chỉ qua 1 năm và số lượng hộ điều tra 54 hộ) nên kết luận của mô hình chưa phản ánh chính xác thực tế. 4.2.1.2. Cây rau Tương tự, cây rau cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kỹ thuật, giống, kinh nghiệm, ta cũng chỉ đề cập đến các yếu tố định tính ảnh hưởng đến năng suất của cây rau. Gọi Y là năng suất rau của nông hộ. Các biến độc lập Xi bao gồm: X1: Quy mô diện tích (ha/hộ) X2: Chi phí phân bón (Trđ/hộ) X3: Chi phí thuốc BVTV (Trđ/hộ) X4: Lao động (công lao động/hộ) Và bao gồm 2 biến giả là: D1: Tưới phun mưa (1 là tưới phun mưa, 0 là không tưới phun mưa) D2: Trồng trong nhà lưới (1 là trồng trong nhà lưới, 0 là không trồng trong nhà lưới). Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất lúa và các biến chi phí: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β4X4 + β5D1 + β6D2 + ε Phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = 642,084 + 430,765X1 + 2,866X2 + 7,047X3 + 0,293X4 + 147,683D1 + 132,488D2 Bảng 4. 13: Kết quả chạy hồi quy của cây rau ứng ứng dụng công nghệ cao Chỉ tiêu P - value Quy mô diện tích 430,765 0,008 Chi phí phân bón 2,866 0,0001 Chi phí thuốc BVTV 7,047 0,717 Công lao động 0,293 0,032 Tưới phun mưa 147,683 0,165 Trồng trong nhà lưới 132,488 0,775 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy hệ số Sig.F = 0,031 = 3,1%, nhỏ hơn so với mức ý nghĩa α = 5% cho thấy mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua hệ số tương quan bội R = 55,44% cho thấy giữa năng suất rau và các yếu tố đầu vào có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Với hệ số xác định R2 = 30,74% thể hiện rằng 30,74% sự thay đổi của năng suất rau là do sự thay đổi của các yếu tố trên. Còn lại 69,26% là do sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài mô hình. Sự tác động của các yếu tố phân tích như sau: Quy mô diện tích: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi quy mô diện tích tăng 1 héc ta thì năng suất rau tăng 430,765 tấn/hộ. Tương ứng p1 = 0,008 < α = 0,05 điều này giải thích rằng đủ bằng chứng để kết luận quy mô diện tích ảnh hưởng tới năng suất rau. Chi phí phân bón: Khi cố định các yếu tố đầu vào còn lại, nếu nông dân đầu tư thêm 1 triệu đồng tiền phân bón thì năng suất rau sẽ tăng 2,866 tấn. Người dân sử dụng bón phân tổng hợp khá hợp lý, làm cho năng suất rau tăng. Giá trị P2 = 0,0001 < α = 0,05 điều này giải thích rằng đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của chi phí phân bón tới năng suất rau. Chi phí thuốc BVTV: Giá trị P4 = 0,717 > 0,05 điều này giải thích rằng không đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của chi phí thuốc BVTV tới năng suất rau. Công lao động: Theo kết quả chạy hồi qui, với P3 = 0,032 < α = 0,05 điều này giải thích rằng đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của công lao động tới năng suất rau. Người dân thường lấy công để làm lời nên việc người dân dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc rau sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất rau. Cụ thể, nếu trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì khi tăng 1 công lao động sẽ làm tăng 0,293 tấn năng suất rau. Biến giả tưới phun mưa: Giá trị p5 = 0,165 > α = 0,05 điều này giải thích rằng không đủ bằng chứng để kết luận có sự ảnh hưởng của tưới phun mưa tới năng suất rau. Biến giả trồng trong nhà lưới: Giá trị p6 = 0,775 < α = 0,05 chứng tỏ không đủ bằng chứng để kết luận trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả sẽ làm cho năng suất rau thay đổi. Kết luận: Như vậy cũng có 3 yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất rau đó là quy mô diện tích, chi phí phân bón, công lao động. Mô hình hồi quy sửa đổi: Loại bỏ các biến X3, D1, D2 từ mô hình trên giữ lại các biến X1, X2, X4 ta tiến hành chạy chương trình ta được phương trình hồi quy mẫu như sau: Y = 785,33 + 566,93X1 + 1,367X2 + 0,271X4 Các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác nhau. Trong các yếu tố trên thì chi phí phân bón ảnh hưởng nhiều nhất vì p – value = 0,00027 nhỏ nhất và quy mô diện tích ít ảnh hưởng nhất do p – value = 0,022 lớn nhất. Ý nghĩa các hệ số trong mô hình: β1 = 566,93: Khi tăng (giảm) 1 héc ta đơn vị diên tích / hộ với điều kiện các đại lượng khác không đổi thì năng suất trung bình tăng (giảm) 566,93 tấn. β2 = 1,367: Khi tăng (giảm) 1 triệu đồng chi phí phân bón với điều kiện các đại lượng khác không đổi thì năng suất trung bình tăng (giảm) 1,367 tấn. β4 = 0,271: Khi tăng (giảm) 1 công lao động với điều kiện các đại lượng khác không đổi thì năng suất trung bình tăng (giảm) 0,271 tấn. Ý nghĩa của R2: R2 = 0,2736, cho biết rằng biến quy mô diện tích, chi phí phân bón, công lao động đã giải thích được 27,36% sự biến động của biến động của năng suất. Hạn chế của mô hình Hạn chế lớn nhất của mô hình là chưa thể hiện được tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến nưng suất cây cà phê như : máy móc, kỹ thuật sản xuất, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, Mô hình quan sát còn hạn chế (chỉ qua 1 năm và số lượng hộ điều tra 14 hộ) nên kết luận của mô hình chưa phản ánh chính xác thực tế. 4.2.2. Phân tích SWOT Để biết rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội hay thách thức của việc UDCNC trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong cây rau và cây cà phê thì ta coi bảng phân tích SWOT. Đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp trồng cho nhiều loại cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống sông suối dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang khí hậu vùng cao nguyên, độ ẩm, lượng mưa phù hợp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Là trung tâm của vùng Tây Nguyên, có đầu mối giao thông quan trọng nối liền với các huyện, tỉnh khác nên dễ vận chuyền và tiêu thụ sản phẩm. Bảng 4. 14: Bảng phân tích SWOT về sản xuất rau UDCNC S: Strengths (Điểm mạnh) Nhờ ứng dụng đúng quy trình kĩ thuật trong UDCNC làm cho năng suất tăng cao. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cần cù chịu khó, ham học hỏi. Nguồn lao động dồi dào. W: Weaknesses (Điểm yếu) Cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo. Phát triển ồ ạt, không đảm bảo chất lượng, không có sự kiểm soát của chính quyền. Hệ thống kiểm tra giám sát còn lạc hậu và yếu kém. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Rau là loại thực phẩm dễ hư hỏng, thối nát. O: Opportunities (Cơ hội) Có lợi thế về điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,đất đai, nguồn nước), vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NNUDCNC. Các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao lần lượt được áp dụng trong cả nước. Được tiếp cận khoa học kỹ thuật mới T: Threats (Thách thức) Thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ, manh mún. Chưa có cơ sở chế biến, bảo quản rau an toàn hợp lý. Giá rẻ và gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, bị tư thương ép giá. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Giống lai: cây cà phê có nhiều loại giống lai như TR4, TR9, TR11 mang lại năng suất cao cho cây cà phê. Đặc biệt khi trồng xen canh giữa các loại giống này với nhau thường đạt được năng suất gấp đôi so với việc canh tác phổ biến là trồng cà phê vối tự lấy giống. Đối với việc trồng rau thì tùy từng loại rau mà người dân sử dụng giống khác nhau, có một số loại rau người dân tự để giống còn lại là tự mua giống để sản xuất để kịp mùa vụ và nâng cao năng suất sản phẩm. Kinh nghiệm sản xuất lâu đời của người dân: do là người sản xuất nông nghiệp lâu đời nên người dân chủ yếu tự tìm hiểu để nâng cao hiệu quả mang lại thu nhập cho gia đình, mặt khác trước đây việc chuyển giao khoa học kỹ thuật còn chưa thực sự phổ biến và hiệu quả, người sản xuất nông nghiệp được các thế hệ cha ông truyền lại kinh nghiệm nên các kỹ thuật canh tác phổ biến hầu hết người dân nắm bắt khá chính xác. Bảng 4. 15: Bảng phân tích SWOT về sản xuất cà phê UDCNC S: Strengths (Điểm mạnh) Nhờ ứng dụng đúng quy trình kĩ thuật trong quy trình UDCNC làm cho năng suất tăng cao. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cần cù chịu khó, ham học hỏi. Nguồn lao động dồi dào. W: Weaknesses (Điểm yếu) Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được đảm bảo. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo Phát triển ồ ạt, không đảm bảo chất lượng, không có sự kiểm soát của chính quyền. Khó khăn trong việc bán sản phẩm cho công ty. Ẩm độ khó xác định, đen vỡ và tạp chất nhiều. O: Opportunities (Cơ hội) Có lợi thế về điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,đất đai, nguồn nước), vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NNUDCNC. Việc gia nhập WTO giúp mở cửa thị trường, thu hút được các tổ chức đầu tư nước ngoài và thị trường tiêu thụ. Các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao lần lượt được áp dụng trong cả nước. Có sàn giao dịch cà phê tạo cơ hội để phát triển xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và kiểm soát giá cả. Cơ hội tiếp cận khoa học kĩ thuật mới. T: Threats (Thách thức) Thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt. Cạnh tranh gay gắt khi gia nhập WTO. Mô hình sản xuất cà phê quá nhiều hộ nhỏ, kinh doanh với quá nhiều doanh nghiệp và xuất khẩu thô. Giá cả biến động bất thường. Hệ thống kiểm tra giám sát còn lạc hậu và yếu kém. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4.2.3. Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.2.3.1. Quan điểm phát triển - Phát triển nông nghiệp UDCNC gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương. - Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC phải lựa chọn mô hình phù hợp để đầu tư, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh. - Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương, tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao trong nước và thế giới để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, đồng thời hiện đại hóa các công nghệ truyền thống. - Phát triển NNUDCNC phải huy động sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. - Đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 4.2.3.2. Định hướng phát triển Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài thì thành phố Buôn Ma Thuột đã đưa ra định hướng phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong đó có cà phê và rau. Do diện tích đất thì có hạn mà nền kinh tế càng ngày càng phát triển theo hướng chuyển dịch sang công nghiệp – dịch vụ nên diện tích trồng cà phê giảm xuống, nhưng diện tích ứng dụng công nghệ cao vẫn cao và được thể hiện ở bảng. Bảng 4. 16: Định hướng phát triển NNUDCNC ở thành phố Buôn Ma Thuột Loại cây 2016 2020 Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Giá trị (Trđ) Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Giá trị (Trđ) Cà phê 5.100 21.000 850.000 10.000 40.000 1.600.000 Rau 125 67.280 438960 215 150.500 1.505.000 Nguồn: UBND thành phố Buôn Ma Thuột, 2013b Đề xuất các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: Khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ nông dân ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ điều khiển tự động hóa, cơ khí hoá thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệ (nhân giống, sản xuất cà phê, rau, ). Định hướng phát triển dịch vụ huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mở các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ sấy khô, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói; công nghệ bảo quản lạnh nhanh để bảo quản rau, quả tươi; công nghệ lên men, chế biến sâu các sản phẩm nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản. 4.2.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.2.4.1. Giải pháp chung cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao a. Giải pháp về tăng cường chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật Có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ ngành nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khuyến nông của Thành phố. Tiếp tục duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu lực lượng khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông. Triển khai nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, khả năng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năng canh tác mới cho nông dân. Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả các mô hình trình diễn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Có chương trình cụ thể về công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp đối với từng phường, xã, từng vùng, chú trọng vào các vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới tiên tiến, công nghệ sinh học gắn với bảo quản và chế biến, hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, bảo vệ môi trường sinh thái, lựa chọn xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với đồng bào. Phát triển khuyến nông theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Từng bước chuyển hoạt động sang lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, dịch vụ hỗ trợ, giá cả thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất... nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khuyến nông. Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến nông dân; tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hóa công tác khuyến nông. Đặc biệt thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với công tác khuyến nông. Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để công tác khuyến nông phát triển đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả. Tăng cường hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua các chính sách đầu tư công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; đầu tư sản xuất giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thành phố, nhu cầu của người sản xuất và thị trường... để có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh vùng nông thôn, như hệ thống giao thông, thủy lợi Quan tâm công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp, cán bộ làm công tác khuyến nông của Thành phố, các phường, xã và thôn, buôn, các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. b. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên ngành để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ cao của Thành phố. Cử cán bộ đi học và nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, cà phê, công nghệ sản xuất các giống lai... ở các địa phương trong nước. Mời chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong tư vấn, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trước mắt và lâu dài cho Thành phố. Có chính sách mời chuyên gia có trình độ bậc cao về công nghệ sinh học tham gia đào tạo, huấn luyện kỹ thuật viên về công nghệ sinh học, đào tạo và thu hút cán bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học đến làm việc tại Thành phố. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, đào tạo kỹ thuật viên trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nông nghiệp của Thành phố và các phường, xã, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX, các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên toàn địa bàn Thành phố. c. Giải pháp về cơ chế, chính sách Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước đối với nông nghiệp công nghệ cao, như chính sách hỗ trợ hoạt động tạo ra công nghệ cao, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp. d. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Tìm doanh nghiệp, cơ quan hay thị trường tiêu thụ rau, đảm bảo được việc sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao có nơi tiêu thụ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Quảng cáo, xây dựng thương hiệu rau sạch,tuyên truyền và khuyến khích người dân dùng rau sạch, rau an toàn như tổ chức hội chợ, cấp giấy chứng nhận, viết báo, phóng sự, quảng bá trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Hỗ trợ chuyển gia khoa học kĩ thuật đến từng hộ nông dân, hỗ trợ chi phí sản xuất cho người nông dân. Xây dựng mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau: liên kết giữa người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước. 4.2.4.2. Giải pháp cho cây cà phê Theo kết quả điều tra phân tích ở hàm thống kê thì cần phải có các giải pháp cho các yếu tố đầu vào như sau: Quy mô diện tích: ta thấy rằng tăng 1 ha đơn vị diện tích thì năng suất giảm 0,346 tấn cà phê, vì vậy không nên tăng quy mô diện tích quá lớn. Muốn tăng năng suất mà không cần tăng quy mô diện tích thì ta có thể tăng cường trồng cây che bóng, bón phân hữu cơ đồng thời hạn chế phân hóa học và thuốc BVTV, tái canh cho cây cà phê tránh việc thâm canh quá mức làm giảm tuổi thọ cho cây. Sử dụng các giống mới trồng xen canh với nhau và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới để không những mang lại chất lượng cho sản phẩm mà còn mang lại năng suất cao cho cây cà phê. Chi phí thuốc BVTV: ta thấy rằng việc tăng chi phí thuốc BVTV sẽ làm tăng năng suất cà phê, nhưng việc dùng quá nhiều thuốc BVTV sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng về lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, người nông dân nên tăng chi phí thuốc BVTV nhưng tăng với một lượng thuốc BVTV phù hợp và phải không nhất thiết phải tăng lượng thuốc BVTV, thay vào đó dùng loại thuốc BVTV có chất lượng cao hơn sẽ làm cho năng suất tăng. Trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả: việc trồng xen canh làm cho cây cà phê có độ che bóng mát, giảm được ánh nắng, che chắn gió và đồng thời làm giảm độ mất nước của đất, giúp cho đất có độ ẩm đủ cho cây cà phê làm cho năng suất cà phê tăng. 4.2.4.3. Giải pháp cho cây rau Theo kết quả điều tra thì tất cả các yếu tố đầu vào của cây rau đều có tác động tích cực, làm tăng năng suất rau. Cần tăng các yếu tố về quy mô diện tích, chi phí phân bón, công lao động để năng suất rau tăng. Đối với quy mô diện tích: nên tăng quy mô diện tích một cách hợp lý, đồng thời áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất như sử dụng các giống mới không nên lấy giống cũ, canh tác theo chiều sâu, sử dụng những loại rau ngắn ngày mà mang lại hiệu quả cao. Chi phí phân bón: sử dụng hợp lý phân bón, đúng liều lượng không những mang lại chất lượng mà năng suất còn cao. Sử dụng phân bón hữu cơ giảm lượng phân bón hóa học, thuốc BVTV, sử dụng các loại phân có nhiều chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh cho cây rau. Tìm các nhà đầu tư để hỗ trợ về phân bón, thuốc BVTV giúp giảm được chi phí sản xuất cho người dân đồng thời đảm bảo phân bón mang lại hiệu quả cho cây rau. Công lao động: người dân thường lấy công lao động làm lời, nên muốn làm cho năng suất tăng thì người dân phải đầu tư nhiều công lao động. Từ khâu làm đất, vệ sinh đất cho đến chăm sóc, thu hoạch rau cần rất nhiều công lao động. Vào thời điểm mùa vụ người dân nên thuê công lao động để thu hoạch rau cho kịp thời. Đặc biệt người dân phải nắm rõ được quy trình sản xuất rau UDCNC, có trình độ chuyên môn, cần phải đào tạo mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật. PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đề tài phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Buôn Ma Thuột là cần thiết, là tiền đề cho tỉnh ĐăkLăk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc ứng dụng công nghệ cao chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố định lượng và yếu tố định tính. Về định lượng quy mô diện tích, thuốc BVTV, trồng xen canh cây che bóng, cây ăn quả ảnh hưởng tới năng suất cà phê, cần giảm quy mô diện tích, tăng lượng thuốc BVTV và trồng xen canh cây che bóng để nâng cao năng suất cà phê. Đối với cây rau thì các yếu tố định lượng xét trên các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất rau là quy mô diện tích, chi phí phân bón và công lao động cần tăng các yếu tố này để nâng cao năng suất rau cho người nông dân. Các yếu tố định tính ảnh hưởng tới năng suất như khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, hệ thống sông suối..; giống mới, kinh nghiệm của người sản xuất nông nghiệp. UDCNC trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ như về kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý hay là tìm các nhà đầu tư vào sản xuất, đặc biệt trong quá trình sản xuất ra sản phẩm thường không được đảm bảo về thị trường tiêu thụ. Nhà nước cũng như các cấp chính quyền cần có những biện pháp hay những chính sách để giải quyết những khó khăn cho người nông dân, đồng thời người dân cũng phải tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình, đặc biệt trông quá trình sản xuất người dân nên áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì sản phẩm mới có uy tín trên thị trường. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với người nông dân Đối với các nông hộ sản xuất nông nghiệp cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Phải thường xuyên tham gia các buổi tập huấn do các tổ chức tập huấn kỹ thuật (huyện hoặc tỉnh), và tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường. Nâng cao giá trị sản phẩm bằng cách thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch tiêu, sơ chế bảo quản. Theo dõi biến động về giá cả thị trường để cơ biện pháp sản xuất và tiêu thụ kip thời. 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao và thông qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ làm theo. - Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc BVTV đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng. - Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn để nâng cao năng suất, kháng được nhiều sâu bệnh và được giá cao. - Xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ trong nông dân thông qua các hình thức hợp tác xã sản xuất và thương mại hàng hóa của nông dân. Tránh tình trạng thương lái ép giá làm giảm lợi nhuận của nông dân. Tiếp tục nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, mạng truyền thông giữa các thôn để để phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ. 5.2.3. Đối với nhà nước - Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ hay trợ giống, giá, phương tiện sản xuất cho nông hộ đặc biệt là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. - Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống, chăm sóc và thu hoạch cũng như hướng dẫn nông dân hạch toán các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất để qua đó biết được hiệu quả và có bước đầu tư mới cho phù hợp. -Cần tăng cường nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao nhằm bán được giá cao và kháng được sâu bệnh đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. - Tận dụng lợi thế của vùng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và quan trọng nhất là đảm bảo giá bán đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất và mở rộng sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng An (2010). “Nông nghiệp Israel trong thế kỷ 21”, tạp chí khoa học và công nghệ, số 17/GP-TTĐT, trích dẫn từ website: ""111HYPERLINK ""&HYPERLINK ""CategoryID=HYPERLINK ""2HYPERLINK ""&HYPERLINK ""News=HYPERLINK ""3347 Hoàng Anh (2011). “Tổng quan về nông nghiệp công nghệ cao”, Trích dẫn từ website: bbebdb "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""6074HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""&HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""PID=HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""41133HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""&HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""SID=fHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""763HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""bHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""6HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""bHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""2HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""eHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""5956289HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""bHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""92HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""dHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""255HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""bHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""94HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""fbaHYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""981HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""&HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#HYPERLINK "94fba981%26title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao?TID=6074HYPERLINK ""&HYPERLINK ""PID=41133HYPERLINK ""&HYPERLINK ""SID=f763b6b2e5956289b92d255b94fba981HYPERLINK ""&HYPERLINK ""title=tng-quan-v-nng-nghip-cng-ngh-cao#41133#41133""41133. Bách qua toàn thư mở Wikipedia, dẫn từ trang web: ""3HYPERLINK ""%AHYPERLINK ""2HYPERLINK ""n_t%CHYPERLINK ""3HYPERLINK ""%ADch_SWOT. Christopher Conte (2001). “Ngành nông nghiệp Mỹ: Tầm quan trọng đang thay đổi”, tạp chí kinh tế và thương mại, trích dẫn từ website: Chi cục thống kê thành phố Buôn Ma Thuột (2013). Niên giám thống kê của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2012, NXB Thống kê. Nguyễn Cường (2012). “Nhà kính nông nghiệp công nghệ cao ở Israel”, tạp chí khoa học và công nghệ, trích từ website: ""443HYPERLINK ""-nha-kinh-nong-nghiep-cong-nghe-cao-israel. Bùi Thị Ngọc Dung (2013). Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn 2, Đắk Lắk. Hoàng Văn Hoan (2012). “Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp củ nghị định chính phủ ban hành ngày 29 tháng 4 năm 1997”, trích dẫn từ web: ""43HYPERLINK ""-CP-Dieu-le-mau-hop-tac-xa-nong-nghiep-vbHYPERLINK ""40595HYPERLINK "".aspx . Lê Ngọc Hồ (2013). “Mô hình nông nghiệp xanh ở Israel”, tạp chí khoa học và công nghệ, trích từ website: ""95HYPERLINK ""-phong-su/HYPERLINK ""406HYPERLINK ""-israel-mo-hinh-nong-nghiep-cong-nghe-xanh.html. Nguyễn Lan (2014). “Hiện trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam”, trích dẫn từ website: NASATI (2014). “Phát huy tiềm năng nông nghiệp từ công nghệ cao”, tạp chí khoa học và công nghệ, trích từ website: ""827471HYPERLINK "".htm. Hải Ninh(2006). “Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của sản xuất nông nghiệp”, báo nông nghiệp việt nam, tạp chí KH & CN, số 5/2009, trang 381. Lê Đức Niêm (2013). Kinh tế lượng, trường Đại học Tây Nguyên. Ngô Nhân (2013). “Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, trích từ website: nghiep/73/thuc - trang-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao/. Hữu Phú (2014). “Kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột một năm nhìn lại”, trích dẫn từ website: ""&HYPERLINK ""view=articleHYPERLINK ""&HYPERLINK ""id=HYPERLINK ""1156HYPERLINK ""&HYPERLINK ""Itemid=HYPERLINK ""97. Nguyễn Đức Quyền (2012). Nguyên lý thống kê, trường Đại học Tây Nguyên. Hứa Việt Tiến - Trần Kiến Hoa - Dương Văn Chí (2003). Xây dựng và phát triển khu nông nghiệp khoa học công nghệ Trung Quốc, NXB Nông nghiệp Trung Quốc. Nguyễn Thơ (2013). “Vài suy nghĩ về nông nghiệp công nghệ cao”, trích dẫn từ trang web: ""103HYPERLINK ""-y-kien-chuyen-gia-nha-nong-can-biet/HYPERLINK ""435HYPERLINK ""-vai-suy-nghi-ve-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html. Nguyễn Hồng Thư (2013). “Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn tại Nhật Bản - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, trích dẫn từ website: "" HYPERLINK ""kinh-nghiem-cho-Viet-Nam-HYPERLINK ""2392HYPERLINK "".html. Nguyễn Phú Trọng (2008). Luật công nghệ cao, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII. Viện thổ nhưỡng nông hóa (2013). “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”. UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2013a). Báo cáo kinh tế xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013. UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2013b). Thực trạng và định hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2013. Hoàng Trọng Hải (2018). Định mức kinh tế kỹ thuật hỗ trợ thực hiện chương trình nghị quyết 30A/2008/NQ – CP – Lĩnh vực trồng trọt, UBND tỉnh Đắk Lắk. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phụ biểu Phụ biểu 1. Hàm hồi quy tuyến tính của cây cà phê ứng dụng công nghệ cao SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.58255 R Square 0.339364 Adjusted R Square 0.255028 Standard Error 0.852578 Observations 54 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 17.54973 2.924955 4.023931 0.002476 Residual 47 34.16383 0.72689 Total 53 51.71356 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.305773 0.390238 11.03372 1.22E-14 3.520716 5.09083 3.520716 5.09083 Quy mô diện tích -0.34626 0.181211 -1.91083 0.021366 -0.71081 0.018286 -0.71081 0.018286 Chi phí thuốc BVTV 0.127438 0.045596 2.794941 0.007492 0.035711 0.219166 0.035711 0.219166 Chi phí phân bón 0.001862 0.002379 0.782395 0.437907 -0.00293 0.006649 -0.00293 0.006649 Chi phí lao động -0.00134 0.018254 -0.07327 0.941905 -0.03806 0.035384 -0.03806 0.035384 Tưới phun mưa 0.035411 0.263134 0.134575 0.893523 -0.49395 0.564768 -0.49395 0.564768 Trồng xen canh 0.687705 0.262665 2.618182 0.011859 0.159291 1.216118 0.159291 1.216118 Phụ biểu 2. Hàm hồi quy tuyến tính mới của cây cà phê ứng dụng công nghệ cao SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.574534 R Square 0.330089 Adjusted R Square 0.289894 Standard Error 0.832388 Observations 54 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 17.07008 5.690027 8.212262 0.000153 Residual 50 34.64348 0.69287 Total 53 51.71356 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.328786 0.241015 17.96068 1.88E-23 3.844694 4.812878 3.844694 4.812878 Quy mô diện tích -0.30645 0.087405 -3.50614 0.00097 -0.48201 -0.1309 -0.48201 -0.1309 Chi phí thuốc BVTV 0.129714 0.042899 3.023669 0.003934 0.043548 0.215879 0.043548 0.215879 Trồng xen canh 0.694821 0.247752 2.804502 0.007158 0.197196 1.192445 0.197196 1.192445 Phụ biểu 3. Hàm hồi quy tuyến tính của cây rau ứng dụng công nghệ cao SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.554424735 R Square 0.307386787 Adjusted R Square -0.286281682 Standard Error 275.2747828 Observations 14 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 235410.2 39235.04 0.51777516 0.031178 Residual 7 530433.4 75776.21 Total 13 765843.7 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 642.0836565 461.1177 1.392451 0.20641673 -448.2864 1732.454 -448.286 1732.454 Quy mô diện tích 430.7653944 642.5506 0.670399 0.0082241 -1088.625 1950.156 -1088.63 1950.156 Chi phí phân bón 2.865976867 5.327204 0.537989 0.00011073 -9.73086 15.46281 -9.73086 15.46281 Chi phí thuốc BVTV 7.046995385 18.68022 0.377244 0.71716939 -37.12472 51.21871 -37.1247 51.21871 Tưới phun mưa 147.6827493 445.8661 0.331227 0.16460168 -906.623 1201.989 -906.623 1201.989 Nhà lưới 132.4879224 446.4311 0.296771 0.77525356 -923.1539 1188.13 -923.154 1188.13 Lao động -0.293463985 0.196384 -1.49434 0.03217873 -0.757839 0.170911 -0.75784 0.170911 Phụ biểu 4. Hàm hồi quy tuyến tính mới của cây rau ứng dụng công nghệ cao SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.523050109 R Square 0.273581416 Adjusted R Square 0.055655841 Standard Error 235.8650188 Observations 14 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 209520.5946 69840.1982 1.255389212 0.000341355 Residual 10 556323.0711 55632.3071 Total 13 765843.6657 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 785.3276622 192.1758883 4.08650466 0.021914157 357.133101 1213.522 357.133101 1213.522 Quy mô diện tích 566.9312426 456.730749 1.24128109 0.024282983 -450.728279 1584.591 -450.72828 1584.590 Chi phí thuốc BVTV 1.366938766 3.032425008 0.45077414 0.000266177 -5.38972518 8.123603 -5.3897252 8.123602 Trồng xen canh 0.271430903 0.162781452 1.66745596 0.001263879 -0.63413057 0.091269 -0.6341306 0.091268 Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra PHIẾU PHỎNG VÂN NÔNG HỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Số phiếu KHOA KINH TẾ PHIẾU ĐIỀU TRA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Họ và tên chủ hộ/trang trại/HTX: Địa chỉ: Ngày điều tra: Thông tin cơ bản của doanh nghiệp/trang trại/hộ sản xuất nông nghiệp Hợp tác xã/Hộ canh tác nông nghiệp phổ biến Hợp tác xã/Hộ làm NNCNC - Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014. - Số lao động chính là.. - Số lao động phụ là I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình bắt đầu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm: 2. Công nghệ ứng dụng ở đây là công nghệ nào? 3. Lý do tham gia NN CNC là: - Do tự tìm hiểu về lợi ích ¨ - Tiêu thụ được sản phẩm ¨ - Hiệu quả kinh tế cao ¨ - Do chính quyền phát động ¨ - Do có công ty đầu tư ¨ - Do được hỗ trợ ¨ - Lý do khác: 4. Hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình mình có tham gia tổ chức sản xuất hay hiệp hội sản xuất nào không? (ví dụ: Hiệp hội rau quả chất lượng cao, Tổ chức nông dân sản xuất cà phê) Lợi ích khi tham gia hiệp hội này là: - Được bảo hộ sản xuất ¨ - Tiêu thụ sản phẩm dễ hơn ¨ - Được hỗ trợ kỹ thuật ¨ - Cung cấp đầu vào ¨ - Được vay vốn (hoặc dễ vay vốn) ¨ - Thông tin nhanh ¨ - Khác: 5. Khi sản xuất NNCNC Hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ nào của chính quyền địa phương? - Cho vay vốn (hoặc tạo điều kiện cho vay vốn) ¨ - Cung cấp thông tin cho sản xuất ¨ - Kiểm tra giám sát, kịp thời can thiệp khi có rủi ro ¨ - Cung cấp đầu vào ¨ - Tiêu thụ sản phẩm cho Hợp tác xã/trang trại/hộ ¨ - Trợ cấp cho sản xuất ¨ - Tập huấn kỹ thuật và chuyển giao ¨ - Chỉ đạo sản xuất, định hướng ¨ - Khác: 6. Nếu hàng năm có tổ chức tập huấn hay chuyển giao tiến bộ KT thì: - Cơ quan nào tổ chức: - Thời gian bao nhiêu ngày: - Chất lượng lớp tập huấn: Hiệu quả ¨ Bình thường ¨ Không hiệu quả ¨ - Độ quan trọng là: Quan trọng ¨ Bình thường ¨ Không quan trọng ¨ Mong muốn của hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình về các chương trình chuyển giao và tập huấn kỹ thuật là: 7. Tình hình sản xuất nông nghiệp của HTX/trang trại/hộ sản xuất năm 2014 Chỉ tiêu Đ V T Cà phê Rau UDNNCNC Thành tiền (Trđ) Canh tác phổ biến Thành tiền (Trđ) UDNNCNC Thành tiền (Trđ) Canh tác phổ biến Thành tiền (Trđ) 1 Diện tích Ha 2 Sản lượng thu hoạch Tấn 3 Giống Kg 4 Phân bón -Phân hữu cơ (phân chuồng) Kg -Phân vô cơ +Đạm Kg +Ka li Kg +Phân tổng hợp NPK Kg +Lân Kg +Phân khác Kg -Vôi Kg -Thuốc BVTV +Thuốc trừ sâu Lít +Thuốc trừ cỏ Lít 5 -Thủy lợi phí 6 -Tiền thuê đất 7 Lao động -Gia đình Công -Thuê ngoài Công 8 Chi phí khác 8. Khi áp dụng sản xuất NNCNC hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình gặp phải khó khăn gì? 9. Khi gặp khó khăn này hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình giải quyết thế nào? - Chủ động tự giải quyết ¨ - Đi tìm gặp chuyên gia/nhà khoa học ¨ - Tìm gặp cán bộ khuyến nông ¨ - Tìm doanh nghiệp chuyên trách hỗ trợ ¨ - Nhờ bà con hàng xóm ¨ - Khác: 10. Đối với hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình việc áp dụng sản xuất NNCNC là: - Rất cần thiết ¨ - Cần thiết ¨ - Bình thường ¨ - Không cần lắm ¨ - Không cần ¨ 11. Định hướng cho sản xuất NNCNC của hợp tác xã/trang trại/hộ gia đình mình thì ông/bà có ý định mở rộng diện tích sản xuất không? 12. Khi quyết định ứng dụng công nghệ cao ông/bà đã làm những việc gì? - Ký hợp đồng với nhà tư vấn: - Có hợp đồng ¨ - Không có HĐ ¨ - Đề xuất với khuyến nông chuyển giao CN ¨ - Tìm các doanh nghiệp cung ứng đầu vào ¨ - Tìm DN/cơ quan bao tiêu đầu ra sản phẩm ¨ - Chủ động tìm kiếm thông tin về sản xuất NNCNC ¨ Nếu có tìm doanh nghiệp/cơ quan bao tiêu đầu ra đó là cơ quan nào? - Có ký hợp đồng không? - Hiệu lực hợp đồng trong vòng bao nhiêu năm? II TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Sản phẩm NNCNC chủ yếu của hợp tác xã/trang trại/hộ sản xuất là gì? 2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Cà phê Rau UDNNCNC Thành tiền (Trđ) Canh tác phổ biến Thành tiền (Trđ) UDNNCNC Thành tiền (Trđ) Canh tác phổ biến Thành tiền (Trđ) Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Kg Giá bán 1000đ 3. Sản phẩm này hợp tác xã/trang trại/hộ sản xuất bán ở đâu? Bán cho ai? Với mức độ: - Thường xuyên ¨ - Thỉnh thoảng ¨ - Ít ¨ - Gặp ai mua thì bán ¨ - Bán tất cả ¨ - Theo lượng cần mua ¨ - Bán chỗ thừa sau khi dùng trong gia đình ¨ 4. Trước khi sản xuất sản phẩm và sau khi có sản phẩm để bán hợp tác xã/trang trại/hộ sản xuất mình có thường xuyên theo dõi thông tin về thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm không.............................................................................Vì sao? Theo dõi bằng phương tiện gì? 5. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã/trang trại/hộ sản xuất có được ai hướng dẫn và giúp đỡ không? Đó là: Khi tiếp xúc với những người đó mình có thêm được kinh nghiệm gì không? 6. Theo ông bà, Có cần mang sản phẩm của mình đi giới thiệu, quảng cáo không? 7. Việc xây dựng thương hiệu NNCNC cho vùng này theo ông bà có quan trọng không? Nên làm gì để xây dựng thành công thương hiệu? 8. Những khó khăn trong bán sản phẩm NNCNC là: 9. Để tiếp tục phát triển theo ông/bà cần có những kế hoạch gì? Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của gia đình. Chúc gia đình sức khỏe và hạnh phúc!!! Ngày........tháng ........năm 2015 Điều tra viên (Ký ghi rõ họ tên) Phạm Thị Lan GIẤY NHẬN XÉT Đã ký NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nhận xét: Ký tên Đồng ý thông qua báo cáo ¨ Không đồng ý thông qua báo cáo ¨ Đăk Lăk, ngày .. tháng .. năm 201. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_san_xuat_nong_nghiep_ung_dung_cong_nghe_cao_tai_thanh_pho_buon_ma_thuot_3764.doc
Luận văn liên quan