Tuy nhiên, là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và
nhạy cảm nên QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định. Mặc dù, trong thực tiễn phần lớn các tổ chức
PCPNN có thiện chí, thực lòng muốn giúp đỡ ngƣời dân nhƣng bên cạnh đó
cũng có không ít tổ chức lợi dụng hoạt động của mình để thực hiện các mƣu
đồ gây ảnh hƣởng không tốt đến tình hình an ninh, chính trị và lợi ích lâu dài
của quốc gia. Nhất là trong tình hình thế giới có nhiều biến động về chính trị,
các cuộc cách mạng màu, diễn biến hòa bình, một bộ phận cán bộ có biểu
hiện thoái hóa, tự suy thoái, tự diễn biến, điều này cần phải sớm đƣợc khắc101
phục. Thực hiện đƣợc điều đó sẽ góp phần quan trọng để các cơ quan, ngƣời
có thẩm quyền QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN hoàn thành
có hiệu quả, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Tức là quản lý có hiệu quả hoạt
động của các tổ chức PCPNN.
Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các tổ chức PCPNN hoạt động
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phƣơng
hƣớng và giải pháp nhƣ: Tiếp tục tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy và
Ủy ban nhân dân tỉnh; Rà soát, ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp thực tế của tỉnh Kiên Giang; Xây dựng, bổ sung các
chính sách huy động viện trợ của các tổ chức PCPNN; Kiện toàn tổ chức bộ
máy QLNN đối với tổ chức PCPNN và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa
Trung ƣơng và tỉnh; Đa dạng hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực
cho đội ngũ cán bộ quản lý tổ chức PCPNN và đội ngũ cộng tác viên; Hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức
PCPNN cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đúng quy định và xử lý nghiêm
những sai phạm.
Cuối cùng, do hiện nay việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt
động của nó còn hết sức mới mẻ, khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu,
đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động
quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức PCPNN để đƣa ra những giải pháp kiến
nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các tổ chức
PCPNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nƣớc, chúng ta tin
tƣởng rằng các tổ chức PCPNN cũng nhƣ hoạt động của nó sẽ phát triển đúng
hƣớng và ngày càng có nhiều đóng góp to cho sự nghiệp phát triển của đất
nƣớc Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới.
118 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tổ chức PCPNN cần có
mối quan hệ hết sức chặt chẽ với việc QLNN trên các lĩnh vực khác, nhất là
QLNN về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Khi xử lý các công việc liên
quan đến các tổ chức PCPNN cần xem xét cân nhắc cả chính trị, kinh tế và an
ninh, trong đó nhất thiết phải bảo đảm an ninh của đất nƣớc không bị xâm hại.
- Quyền lực QLNN đối với các tổ chức PCPNN là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc. Các tổ chức
PCPNN cần phải hoạt động theo luật định.
- Các cơ quan QLNN cần luôn nắm vững nguồn gốc, mục đích, tính
chất hoạt động của từng tổ chức PCPNN trƣớc khi quyết định việc thiết lập
và tăng cƣờng quan hệ; Nắm vững các phƣơng pháp quản lý, hoàn thiện hệ
thống chính sách pháp luật và các cơ chế liên quan đến hoạt động của các tổ
chức PCPNN nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả QLNN đối
với hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình KT-XH luôn thay đổi và ẩn chứa
nhiều yếu tố phức tạp. Trong khi đó quy mô và tính chất phức tạp của hoạt
động các tổ chức PCPNN ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi phƣơng thức
và nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng cần
có những thay đổi tƣơng ứng linh hoạt, đáp ứng xu thế chung mà vẫn tuân
theo các quy định chung của nhà nƣớc.
Để đáp ứng yêu cầu này không phải là việc đơn giản. Nó đòi hỏi cần
phải có sự quan tâm đến nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ phối hợp và sự nỗ
lực của nhiều cơ quan đơn vị.
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức phi
chính phủ nƣớc ngoài hoạt động tại Kiên Giang
3.3.1. Rà soát, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm
80
pháp luật quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phù hợp với thực
tế tỉnh Kiên Giang
Bất kể lĩnh vực nào trong quá trình hoạt động và phát triển cũng cần
phải có một môi trƣờng pháp lý cụ thể. Bên cạnh các yếu tố nhƣ môi trƣờng
chính trị và cơ sở hạ tầng, một môi trƣờng pháp lý đầy đủ, vững chắc và phù
hợp với trình độ, mục tiêu phát triển sẽ tạo điều kiện để các hoạt động quản lý
đƣợc triển khai thuận lợi, mặt khác sẽ góp phần giúp nhà nƣớc quản lý có
hiệu quả đối với lĩnh vực đó.
Có thể thấy trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền XHCN thì pháp luật càng đƣợc xem là một trong những
công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện việc QLNN nói chung và QLNN đối với
hoạt động của các tổ chức PCPNN nói riêng.
Chính vì lẽ đó, cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở thì
việc đổi mới, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong QLNN
trên các lĩnh vực nói chung và về hoạt động PCPNN nói riêng là một nhu cầu
tất yếu và cấp bách. Trong thời gian tới, trên cơ sở những chiến lƣợc, kế
hoạch, chƣơng trình chung của cả nƣớc, tỉnh Kiên Giang cần xác định và đề
ra cho QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN những chiến lƣợc
tổng thể, dài hạn cũng nhƣ những kế hoạch, chƣơng trình, mục tiêu ƣu tiên cụ
thể trong từng thời kỳ phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các sở ngành, các
địa phƣơng quán triệt các chủ trƣơng chính sách và các quy định của pháp
luật về công tác PCPNN cho cấp Ủy và chính quyền các cấp. Ban hành các
văn bản chỉ đạo liên quan đến việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức
PCPNN phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh.
Cần hạn chế bớt các chỉ đạo mang tính cụ thể, chi tiết, giải quyết từng
vấn đề theo sự vụ mà tập trung hơn đƣa ra các chỉ đạo mang tính chiến lƣợc
81
cho các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của các tổ
chức PCPNN tại tỉnh Kiên Giang. Chẳng hạn nhƣ: Xác định phƣơng thức và
mức độ quản lý, xác định những loại hình viện trợ nào nên khuyến khích phát
triển, những địa bàn nào nên ƣu tiên, những lĩnh vực nào nên mở rộng.
Chủ trì tổ chức nghiên cứu chính sách và cơ chế tài trợ của Chính phủ
các nƣớc, các tổ chức quốc tế cho dự án của các tổ chức PCPNN để có
phƣơng thức vận động phù hợp.
Khi xây dựng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý nhà
nƣớc đối với các tổ chức PCPNN cần lƣu ý phải theo hƣớng nâng cao trách
nhiệm, đơn giản thủ tục và phân cấp rõ ràng hơn. Cụ thể cần lƣu ý:
Một là, nâng cao chất lượng các văn bản qui phạm pháp luật được ban
hành
Cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung những quy định mới theo
hƣớng đơn giản hơn, đầy đủ hơn và hiện đại hơn. Sau cho môi trƣờng pháp lý
này tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức PCPNN trong quá trình
triển khai các hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển, đƣa nguồn viện trợ
đến với ngƣời dân một cách nhanh chóng, kịp thời mà vẫn đảm bảo việc thực
hiện đúng các quy định của pháp luật.
Hai là, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp
Trong những năm qua việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức
PCPNN tại Kiên Giang dù đã đƣợc phân cấp cho địa phƣơng, tuy nhiên việc
phân cấp vẫn còn hạn chế mới chỉ giao quyền một phần. Trong thời gian tới
tỉnh cần tiếp tục ban hành các văn bản trong đó giao quyền và trách nhiệm
nhiều hơn nữa cho các địa phƣơng để có thể chủ động, phát huy hơn vai trò
của mình trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN phù hợp với
tình hình thực tế của địa phƣơng.
Tỉnh ủy và UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo các cơ quan chức năng
82
liên quan kiểm tra lại các văn bản chỉ đạo của Đảng và văn bản quản lý của
nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN. Trên cơ sở đó chỉ
đạo thống nhất và hệ thống hóa lại các văn bản đó nhằm tạo ra hành lang pháp
lý để quản lý có hiệu lực và hiệu quả. Trong đó, tính hiệu quả của việc tổ
chức thực thi các văn bản pháp luật cần đƣợc chú trọng để việc thực thi pháp
luật sao cho nghiêm túc, triệt để hệ thống các văn bản pháp qui và chính sách
phát huy tác dụng của mình. Cụ thể trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả
việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật cần chú ý:
- Kiên quyết hơn trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN mà
cụ thể là các hình thức quản lý giấy phép hoạt động, giấy đăng ký hoạt động
của các tổ chức PCPNN. Có hình thức chế tài, xử lý cụ thể đối với những
trƣờng hợp cố tình vi phạm, không thực hiện đúng theo quy định.
- Cần tiếp tục tăng cƣờng phổ biến, quán triệt và yêu cầu thực hiện
nghiêm túc các văn bản pháp lý hiện có liên quan đến hoạt động của các tổ
chức PCPNN cho các cấp Ủy, lãnh đạo các huyện, các sở ngành. Nhất là các
văn bản pháp qui quan trọng nhƣ: Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN
ban hành kèm theo Quyết định số 340/QĐ-TTg; Nghị định số 93/NĐ-
CP/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; Nghị định số
12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại
Việt Nam và Chỉ thị 19-CT/TW (khóa IX) của Ban Bí thƣ về công tác
PCPNN.
- Cƣơng quyết thực hiện chế độ thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng
các quy định hiện hành. Yêu cầu các cơ quan, sở ngành, huyện, thị, thành phố
phải tuân thủ nguyên tắc “Mọi nguồn viện trợ phải đƣợc phê duyệt trƣớc khi
tiếp nhận và phải nghiêm túc thực hiện quy định về chế độ báo báo, thủ tục
giải ngân viện trợ theo quy định”.
- Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Kiên Giang phải đóng vai trò là cơ quan
83
đầu mối tiếp nhận, phối hợp cùng các sở, ban ngành liên quan theo trách
nhiệm đƣợc phân công tại Quyết định 893/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên
Giang ngày 11/4/2013 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn tài trợ
trong nƣớc và viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhằm tuyên
truyền, phổ biến các văn bản pháp qui liên quan đến QLNN đối với hoạt động
của các tổ chức PCPNN bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Phổ biến trên
hệ thống mạng website của các cơ quan quản lý; thƣờng xuyên tổ chức tập
huấn cho các sở ngành, các địa phƣơng; phối hợp cùng các cơ quan an ninh
và cơ quan quản lý địa phƣơng yêu cầu tất cả các tổ chức PCPNN hoạt động
tại địa bàn của mình phải có Giấy phép hoạt động và Giấy đăng ký hoạt động
tại tỉnh Kiên Giang, có báo cáo tình hình hoạt động về tài chính, nhân sự.
3.3.2. Xây dựng, bổ sung các chính sách huy động viện trợ của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Nhƣ đã phân tích trong phần dự báo xu thế, số lƣợng các tổ chức
PCPNN hoạt động tại tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục đƣợc duy trì và có khả năng
tăng số lƣợng trong thời gian tới. Quy mô và phƣơng thức hoạt động của các
tổ chức PCPNN cũng sẽ có nhiều thay đổi đa dạng hơn.
Để nâng cao hiệu quả QLNN, cần có đƣờng lối, chủ trƣơng và những
biện pháp, chính sách phù hợp. Những điều này chỉ có thể có đƣợc khi chúng
ta có thực hiện tốt việc xây dựng dựng, bổ sung các chính sách sát với thực tế
địa phƣơng.
Muốn đạt đƣợc điều này, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao hiệu
quả hoạt động dự đoán, lập kế hoạch bằng các biện pháp nhƣ:
Một là, chú trọng chất lượng công tác thống kê nghiên cứu
Một thực tế không thể phủ nhận là mặc dù các tổ chức PCPNN đã vào
hoạt động ở Việt Nam và tỉnh Kiên Giang trong một thời gian khá dài, song
vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu mang tính lý luận cao đối với lĩnh vực quản lý
84
này. Đây là một thiếu sót mà trong những năm tới cần phải chú ý bổ sung.
Trong thời gian tới, để rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc
QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN cần tiếp tục tăng cƣờng công
tác nghiên cứu, khảo sát, thống kê. Đặc biệt, các cơ quan đầu mối QLNN đối với
hoạt động của các tổ chức PCPNN bên cạnh việc xử lý các công việc hành chính
cần quan tâm dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động nghiên cứu. Trong đó nên
chú ý:
- Mở rộng dân chủ hơn nữa trong các vấn đề nghiên cứu thuộc về lĩnh
vực QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN.
- Mở rộng hơn nữa hoạt động nghiên cứu, sử dụng chuyên gia có bề
dày kinh nghiệm trong vấn đề này.
- Tranh thủ tận dụng thu thập thông tin, kinh nghiệm từ công trình
nghiên cứu của các tổ chức PCPNN. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu, số liệu
do các tổ chức PCPNN chọn lọc nghiên cứu nếu biết chọn lọc sẽ rất bổ ích và
có thể phục vụ cho hoạt động quản lý của ta. Ngoài ra, cũng cần chủ động tích
cực tham gia các buổi Hội nghị các nhà tài trợ thƣờng niên nhằm trao đổi kinh
nghiệm của các tổ chức PCPNN. Qua đó, giúp chúng ta kịp thời nắm bắt mối
quan tâm, xu hƣớng hoạt động của họ
- Những số liệu, những kết quả nghiên cứu thống kê cần phải đƣợc hệ
thống hóa để có thể đƣa ra những đánh giá tổng quát, chính xác về thực trạng
cũng nhƣ nguyên nhân và giải pháp của thực trạng.
Hai là, hệ thống hóa hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại tỉnh Kiên Giang
Do các tổ chức PCPNN phát triển rất phong phú, đa dạng, vì vậy chỉ có
thống kê hết, chỉ ra hết đƣợc các loại hình tổ chức PCPNN mới có thể tạo điều
kiện thực hiện đƣợc việc QLNN đối với các loại hình tổ chức này đạt kết quả ngày
càng cao.
85
Dù các tổ chức PCPNN hoạt động tại tỉnh Kiên Giang đã đƣợc quản lý
tƣơng đối đầy đủ, nhƣng mới chỉ ở mức độ nắm giấy phép của các tổ chức và
nắm tình hình hoạt động qua báo cáo khi có yêu cầu. Cho đến nay vẫn chƣa
có một khảo sát, phân loại và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức
PCPNN tại tỉnh Kiên Giang một cách đầy đủ.
Do đó, để nắm chắc hơn tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN
cũng nhƣ về công tác quản lý trong thời gian tới cần quan tâm hơn tới việc hệ
thống hóa các tổ chức PCPNN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Phải nghiên cứu, làm rõ và sâu hơn về bản chất của PCPNN, vì chỉ có
làm rõ bản chất của các tổ chức PCPNN mới cho chúng ta nhận thức đúng về
các tổ chức PCPNN và từ đó chúng ta mới có thể xếp loại các tổ chức đó dựa
trên cơ sở khoa học đƣợc.
- Cần sắp xếp, phân loại các tổ chức PCPNN đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh theo nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ: Quốc tịch, lĩnh vực hoạt động,
khả năng kinh phí, nguồn gốc, xu hƣớng hoạt động, mối quan tâm, hiệu quả
các chƣơng trình dự án đang thực hiện. Qua đó xác định rõ tổ chức nào thuần
túy hoạt động từ thiện nhân đạo, tổ chức nào có xen lẫn các động cơ khác nhƣ
truyền giáo hay chính trị, làm cơ sở để đƣa ra những đối sách phù hợp.
Ba là, tập trung công tác tuyên truyền, vận động thu hút tài trợ của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, thông tin có thể đến từ
rất nhiều nguồn khác nhau, chính thức và không chính thức. Do đó, rất dễ xảy
ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin. Có nghĩa là thừa những thông tin
vô bổ hoặc thậm chí sai lệch và thiếu những thông tin chính xác, đúng đắn.
Trƣớc tình hình này, trong công tác QLNN đối với tổ chức PCPNN cần
phải quan tâm đến hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền bằng một số
biện pháp nhƣ:
86
- Cần chủ động tăng cƣờng chia sẻ thông tin, bởi thông tin cần phải
đƣợc chia sẻ đa chiều mới phát huy đƣợc giá trị. Việc chia sẻ thông tin cần
đƣợc thực hiện giữa các cơ quan QLNN hoạt động của các tổ chức PCPNN,
giữa cơ quan quản lý với địa phƣơng và với các tổ chức PCPNN.
- Cần phải tích cực chủ động cung cấp thông tin về các tổ chức PCPNN
và hoạt động của họ cho đơn vị cơ sở (các huyện, thị, thành phố và quần
chúng nhân dân) qua đó giúp họ có những đối sách phù hợp trong quan hệ với
các tổ chức PCPNN.
- Cần chú trọng hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là những thông
tin về các quy định của Nhà nƣớc cho các tổ chức PCPNN để tạo điều kiện
giúp họ hoạt động đúng khuôn khổ quy định của pháp luật. Mặt khác, phải
tranh thủ thông qua các tổ chức PCPNN để gửi hình ảnh chân thực của Việt
Nam ra thế giới, tăng cƣờng hiểu biết của thế giới đối với ta và đấu tranh với
các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch.
- Phải đề cao cảnh giác trƣớc những thông tin một chiều, không chính
xác có thể làm sai lệch cách nhìn của các cơ quan quản lý và quần chúng nhân
dân về các tổ chức PCPNN cũng nhƣ về công tác quản lý của chúng ta đối với
các tổ chức này.
Tuyên truyền, giáo dục là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thời gian, công
sức và tài lực, vật lực, song có tác dụng bền vững và lâu dài. Vì vậy, cần phải
có chiến lƣợc tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, cần phải có
những chính sách đầu tƣ nguồn lực thích. Công tác tuyên truyền đòi hỏi phải
có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Phƣơng thức tuyên truyền cần linh
hoạt, mềm dẻo và sinh động để đối tƣợng dễ tiếp thu.
3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ nước ngoài và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan trung
ương và địa phương
87
Nội dung QLNN đối với tổ chức PCPNN có liên quan đến nhiều ngành,
nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền. Do đó, để hệ thống các cơ quan này
hoạt động có hiệu quả giữa chúng cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ, đúng đắn
tạo thành một cơ chế đồng bộ trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức
PCPNN. Tất cả những yêu cầu này muốn thực hiện đƣợc phải đƣợc luật hóa
thành những nguyên tắc và quy định cụ thể.
Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, bộ máy tổ chức QLNN đối với tổ chức
PCPNN hoạt động ở nƣớc ta hiện nay đã đƣợc cơ bản hình thành bao quát từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phƣơng do đặc thù khác
nhau lại có một cơ chế quản lý hoạt động PCPNN khác nhau.
Tại tỉnh Kiên Giang, bộ máy quản lý hoạt động của các tổ chức
PCPNN đã đƣợc hình thành tƣơng đối đầy đủ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn đối với từng cơ quan cũng nhƣ lĩnh vực cụ thể mà mình phụ trách cũng đã
đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng. Tuy nhiên trong thời gian tới để bộ máy này
hoạt động hiệu quả hơn nữa cần lƣu ý một số vấn đề sau:
Một là, phải phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan đầu mối quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Theo Chỉ thị 19/CT-TW Ban Bí thƣ (khóa IX) thì phải coi trọng việc củng
cố cơ quan đầu mối viện trợ PCPNN cả ở trung ƣơng và địa phƣơng. Việc củng
cố phải đƣợc thực hiện trên mọi khía cạnh, từ cơ cấu tổ chức đến chất lƣợng đội
ngũ cán bộ, từ phƣơng thức tiếp cận đến các mối quan hệ. Trong đó cần quan
tâm công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các
cơ quan liên quan.
Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ tỉnh khi phối hợp với các ban ngành liên
quan cũng cần khẳng định vai trò của cơ quan đầu mối quản lý hoạt động
PCPNN nhƣ: Cần nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
nhà nƣớc; Nắm vững quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng địa
88
phƣơng, từng thời kỳ và nhu cầu vận động, tài trợ; nắm vững các tổ chức
PCPNN, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mƣu đề xuất lãnh
đạo tỉnh về các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN và có
cách tiếp cận xử lý công việc sâu sát nhƣng mềm dẻo.
Hai là, cần chú trọng tính hiệu quả phối hợp trong quản lý hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài của các cơ quan của tỉnh
Mặc dù Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 của UBND
tỉnh đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Công tác vận động, điều phối và
sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhƣng kết quả phối
hợp quản lý còn chƣa nhuần nhuyễn, còn chƣa rỏ ràng, chồng chéo lẫn nhau.
Bên cạnh đó cũng cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cơ
quan quản lý với các cơ quan, đơn vị có quan hệ phối hợp, tiếp nhận viện trợ
của các tổ chức PCPNN, các địa phƣơng nơi tổ chức PCPNN có hoạt động.
Cũng cần lƣu ý, trong quá trình xây dựng bộ máy và thiết lập quan hệ phải lƣu
ý chú trọng việc xây dựng và củng cố các mối quan hệ toàn diện chứ không thể
một chiều. Có nhƣ vậy thì cơ chế phối hợp mới đầy đủ, thống nhất và quan hệ
phối hợp mới rõ ràng.
Ba là, thường xuyên phối hợp tốt giữa các cơ quan trung ương và tỉnh
Kiên Giang trong quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan ở trung ƣơng và địa phƣơng tuy
không phải là mối quan hệ mang tính chi phối ngành dọc nhƣng nó có tác
động chi phối qua lại lẫn nhau và giữa các bên cần có liên kết chặt chẽ cũng
nhƣ thực hiện chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin thƣờng kỳ đầy đủ.
Nếu không đảm bảo duy trì quan hệ phối hợp tốt giữa các cơ quan quản
lý ở trung ƣơng và địa phƣơng, thì việc quản lý hoạt động của các tổ chức
PCPNN sẽ không đƣợc đảm bảo chặt chẽ. Để đẩy mạnh thắt chặt hơn nữa
quan hệ phối hợp này, trong thời gian tới cần lƣu ý:
89
- Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài khi đề nghị
xét cấp mới hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho các tổ chức PCPNN, trong
đó có mục hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành thì cần sự thông báo và trao
đổi với UBND tỉnh, thành phố (là cơ quan QLNN đối với hoạt động của các
tổ chức PCPNN tại địa phƣơng) cũng nhƣ cần yêu cầu các tổ chức PCPNN
khi đã đƣợc cấp mới hoặc gia hạn giấy phép thì phải tiến hành đăng ký hoạt
động tại địa phƣơng theo đúng tinh thần Quyết định 340/TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ.
- Các cơ quan trung ƣơng khi có quan hệ ký kết dự án và hợp tác với tổ
chức PCPNN mà dự án đó đƣợc thực hiện tại các tỉnh, thành phố thì cần phải
thông báo kế hoạch triển khai chƣơng trình dự án cho UBND tỉnh, thành phố đó.
Trong quá trình thực hiện dự án cần phải thƣờng xuyên trao đổi thông tin cũng
nhƣ thực hiện việc báo cáo định kỳ cho cơ quan đầu mối ở địa phƣơng. Qua đó,
giúp UBND tỉnh, thành phố nắm bắt kịp thời những vấn đề liên quan đến các dự
án viện trợ xảy ra trên địa bàn và có sự hỗ trợ cần thiết khi gặp phải những vấn
đề phát sinh.
- Việc cấp mới, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy phép hoạt động của các
tổ chức PCPNN (theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP) cần cải tiến hơn để giảm
bớt thời gian chờ đợi ảnh hƣởng đến hoạt động tại địa phƣơng (Giấy phép lao
động, Giấy đăng ký thành lập Văn phòng đại diện tại vùng dự án, đăng ký xe,
gia hạn thị thực). Các tổ chức PCPNN đã đƣợc cấp các loại Giấy phép trƣớc
đây thì xem xét việc chuyển đổi sang Giấy đăng ký mới.
- Một số tổ chức PCPNN có đăng ký địa bàn tỉnh Kiên Giang trong Giấy
phép hoạt động, nhƣng không hoạt động, chƣa triển khai hoặc không còn triển
khai các hoạt động nhân đạo tại tỉnh. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính
phủ nƣớc ngoài cần phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Kiên Giang có biện
pháp kiểm tra và chấn chỉnh việc trên.
90
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cần thƣờng xuyên trao đổi
thông tin về các tổ chức PCPNN và hƣớng dẫn việc vận động, thực hiện
những dự án mới, nhạy cảm; giới thiệu các tổ chức PCPNN mới, có nhu cầu
và khả năng hợp tác phù hợp với các lĩnh vực định hƣớng của Kiên Giang.
- Các cơ quan trung ƣơng cần tiếp tục hỗ trợ việc kiện toàn tổ chức bộ
máy, nâng cao hiệu quả vận động, quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức
PCPNN tại địa phƣơng.
3.3.4. Đa dạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và đội ngũ
cộng tác viên
Nếu chỉ quan tâm đến việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thể chế, tổ
chức bộ máy mà bỏ qua yếu tố con ngƣời thì sẽ không thể đạt đƣợc kết quả
mong muốn bởi con ngƣời luôn là trung tâm của mọi hoạt động.
Do đó, muốn tăng cƣờng năng lực của các cơ quan quản lý, muốn chất
lƣợng công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN nâng lên, muốn cải
tạo bộ máy thì cũng cần phải chú ý đến việc nâng cao chất lƣợng của nguồn
nhân lực kể cả đội ngũ cán bộ quản lý lẫn cán bộ tác nghiệp trực tiếp.
Một thực tế đáng lo ngại là cho đến nay, tại tỉnh vẫn chƣa thực sự có đủ
một đội ngũ cán bộ làm công tác PCPNN có tính chuyên nghiệp mà đa phần
vẫn còn nhiều cán bộ kiêm nhiệm hay làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
của bản thân. Có một số cán bộ chuyên trách đƣợc đào tạo tƣơng đối cơ bản
nhƣng chủ yếu ở cơ quan đầu mối và số lƣợng này rất hạn chế, không đủ để
đảm bảo thực hiện khối lƣợng công việc lớn và chƣa đủ tạo thành lực lƣợng
chuyên nghiệp đáp ứng đƣợc những yêu cầu về nguồn lực con ngƣời.
Trong thời gian tới, để xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ ngang tầm
nhiệm vụ, cần quan tâm đến một số yếu tố chính sau:
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý tổ chức
91
phi chính phủ nước ngoài
Trƣớc hết cần quán triệt theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 19-
CT/TW của Ban Bí thƣ (khóa IX) là “Cần đặc biệt quan tâm lựa chọn cán bộ
vững vàng về chính trị, có hiểu biết về đối ngoại, nhất là về các tổ chức
PCPNN, biết ngoại ngữ để bố trí vào các công việc liên quan đến quản lý hoạt
động về tổ chức PCPNN” [3].
Một trong những yêu cầu thiết yếu đầu tiên đối với cán bộ làm công tác
quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN và trực tiếp có quan hệ phối hợp
với các tổ chức PCPNN là phải nắm vững và quán triệt đầy đủ, sâu sắc các
quan điểm của Đảng, nhà nƣớc Việt Nam và phải nắm vững các văn bản quản
lý của nhà nƣớc đối với các tổ chức PCPNN.
Công tác PCPNN là loại hình công tác có tính đặc thù cao, vì vậy đòi hỏi
cần phải xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tác
nghiệp. Lực lƣợng này phải đáp ứng những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực
nhƣ:
- Về phẩm chất, căn bản cần có lập trƣờng chính trị vững vàng, phải trung
thành với tổ quốc, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có đạo đức trong sáng.
- Về năng lực, đội ngũ này nhất thiết phải nắm vững lý luận căn bản về
chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về đƣờng lối, chính sách
của Đảng và nhà nƣớc đặc biệt là đƣờng lối, chính sách đối ngoại. Phải có
kiến thức về đối ngoại nhân dân, về các tổ chức PCPNN.
- Trên góc độ quản lý, đội ngũ này phải đƣợc trang bị các kiến thức
quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung và QLNN trên lĩnh vực PCPNN nói
riêng; Cần thiết phải có kiến thức xã hội, nhất là về pháp luật và phải có trình
độ ngoại ngữ tinh thông.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng bổ sung, kế thừa phải luôn đƣợc
quan tâm chú trọng thực hiện bởi các lý do nhƣ:
92
- Đào tạo, bồi dƣỡng là giải pháp tối ƣu và lâu dài cho vấn đề chất
lƣợng đội ngũ cán bộ. Đào tạo, bồi dƣỡng phải theo tiêu chí và theo yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể. Các cơ quan đầu mối quản lý cần đặc biệt quan tâm lựa
chọn, đào tạo, bồi dƣỡng các cán bộ phụ trách hoạt động PCPNN và phải coi
đây là một trong số những lĩnh vực công tác đối ngoại đƣợc ƣu tiên.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng phải đƣợc thực hiện xuyên suốt và đầy
đủ tất cả các khâu từ đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi nắm giữ chức vụ; đào tạo,
bồi dƣỡng để đề bạt và khi đã, đang nắm giữ chức vụ. Đào tạo, bồi dƣỡng
phải gắn với sử dụng và theo sát nhu cầu thực tế. Cần đầu tƣ hơn nữa cho
công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác PCPNN cả về tài chính, nhân
sự, thông tin. Phƣơng pháp học tập, nghiên cứu, trao đổi cần phải thƣờng
xuyên đổi mới và đƣợc cập nhật.
- Phƣơng thức đào tạo cũng cần đƣợc đa dạng hóa. Không chỉ đào tạo
qua trƣờng lớp bài bản mà bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Qua tập
huấn, qua họp giao ban hoặc giao lƣu trao đổi kinh nghiệm cũng góp phần
nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCPNN. Cần khuyến khích động
viên cán bộ tự đào tạo nâng cao năng lực, rút kinh nghiệm từ quá trình xử lý
công việc thực tế. Xác định đào tạo, bồi dƣỡng vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền
lợi và học tập là quá trình cả đời từ đó không ngừng trau dồi kiến thức và tu
dƣỡng phẩm chất.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao năng lực cho các
cơ quan đối tác Việt Nam về công tác PCPNN, các quy định của Nhà nƣớc.
Qua đó giúp họ nhận thức đầy đủ hơn về công tác PCPNN; kỹ năng xây dựng
kế hoạch vận động, xây dựng dự án và quan hệ hợp tác với các tổ chức
PCPNN.
Trong công tác cán bộ cũng cần quan tâm, chú trọng hơn nữa đến vấn đề
sử dụng cán bộ. Sử dụng cán bộ cần tuân thủ các nguyên tắc nhƣ:
93
- Cần phải căn cứ vào phẩm chất và năng lực; phát huy ƣu điểm, khắc phục
nhƣợc điểm, tuyển dụng, kiểm tra, sát hạch, đề bạt một cách khoa học và minh
bạch.
- Sử dụng cán bộ cần có quy hoạch, có chiến lƣợc dài hạn cũng nhƣ kế
hoạch ngắn hạn.
- Trong sử dụng cán bộ cần luôn đổi mới và chuyển đổi một cách hợp
lý. Điều này có nghĩa là phải tùy theo sự phát triển của thực tế khách quan mà
không ngừng điều chỉnh, đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ cấu tri thức của đội
ngũ cán bộ. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cũng cần lƣu ý đảm bảo tính ổn
định, nhất là đối với các cơ quan thƣờng có quan hệ hợp tác với các tổ chức
PCPNN. Việc chuyển đổi cần phải có hƣớng chuyển đúng và cần dựa theo
yêu cầu công tác, cũng nhƣ cần tính đến những yếu tố khác nhƣ sự yêu thích
công việc, tuổi tác, kinh nghiệm và hoàn cảnh thực tế của cán bộ để phát huy
năng lực của họ ở mức cao nhất.
Cần có chế độ đãi ngộ cán bộ hợp lý. Chính sách tiền lƣơng, phúc lợi,
nghỉ hƣu và các bảo đảm về luật pháp là biện pháp hữu hiệu để thu hút nhân
tài tiếp tục tham gia làm việc trong lĩnh vực này và để đảm bảo cho đội ngũ
đạt đƣợc tính ổn định. Chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng là biện pháp góp phần
hạn chế tình trạng “Chảy máu chất xám” trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán
bộ có bề dày kinh nghiệm và kiến thức.
Hai là, nâng cao nhận thức của nhân viên Việt Nam và người nước
ngoài làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Đối với đội ngũ ngƣời Việt Nam làm việc trong các tổ chức PCPNN,
cần tiếp tục quan tâm tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng
cao ý thức chính trị, trách nhiệm công dân đối với tổ quốc; nâng cao tinh thần
cảnh giác, ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia và tuân thủ tốt các quy định, hợp tác
tốt với các cơ quan QLNN của Việt Nam.
94
Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm cần tổ chức các chƣơng trình tập huấn,
phổ biến pháp luật và những quy định liên quan đến lĩnh vực này cho nhân
viên của các tổ chức PCPNN. Qua đó giúp họ nắm và thực hiện đúng các quy
định của nhà nƣớc.
Các cơ quan chức năng liên quan đến việc quản lý hoạt động các tổ
chức PCPNN trên địa bàn tỉnh cũng cần phải định kỳ gặp gỡ, tiếp xúc và đột
xuất kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc liên quan đến vấn đề
lao động. Từ đó kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở đối với các tổ chức PCPNN
chƣa thực hiện đúng yêu cầu.
3.3.5. Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và xử
lý nghiêm các vi phạm
Tƣơng tự nhƣ nguồn viện trợ ODA, viện trợ của các tổ chức PCPNN
mang ý nghĩa xã hội rất lớn cùng với nỗ lực của chính quyền đa số viện trợ
của các tổ chức PCPNN trực tiếp đến đối tƣợng hƣởng lợi, vào tình cảm và
trái tim ngƣời nhận, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực
hoặc thất thoát. Trong thời gian qua, tại Kiên Giang tuy chƣa nảy sinh nhiều
biểu hiện tiêu cực nhƣ trong hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn PCPNN,
nhƣng vẫn có vài nơi trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của
các tổ chức PCPNN cũng đã có những dấu hiệu chƣa minh bạch; không đúng
mục đích hoặc không đúng đối tƣợng.
Điều này đã đƣợc nêu rõ trong Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thƣ
(khóa IX) là “Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài rất đa dạng,
đƣợc coi là vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận, phi chính trị, phi tôn giáo.
Nhƣng một số thế lực đã lợi dụng hoạt động của một số ít tổ chức này vào các
mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ
quyền của nƣớc ta. Do đó, cần phải nắm vững nguồn gốc, mục đích, tính chất
95
hoạt động của từng tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài trƣớc khi quyết định việc
thiết lập và tăng cƣờng quan hệ; đồng thời thƣờng xuyên quản lý chặt chẽ, phát
hiện và xử lý kịp thời, thỏa đáng những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ
chức này” [3].
Qua đó, có thể thấy nếu không chú trọng công tác kiểm tra thì cho dù
các dự án đề ra ban đầu có đúng, có thiết thực chăng nữa nhƣng khi tổ chức
thực hiện rất có thể sẽ không đƣợc tốt, không đem lại kết quả nhƣ dự kiến.
Bằng các hoạt động kiểm tra, thanh tra thƣờng xuyên sẽ kịp thời phát hiện
những biểu hiện vi phạm, làm sai quy định cũng nhƣ những thiếu sót và lỗ
hỏng trong cơ chế quản lý nhà nƣớc. Từ đó kịp thời đề ra kiến nghị cụ thể và
xác thực làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLNN. Đây chính
là một hình thức đấu tranh chống tham nhũng hữu hiệu bằng biện pháp phòng
ngừa, phù hợp với điều kiện nƣớc ta hiện nay.
Tại Kiên Giang, trong thời gian tới để tăng tính hiệu quả trong hoạt
động kiểm tra, giám sát cần đƣợc quan tâm tới một số việc nhƣ:
Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám
sát. Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc
kiểm tra giám sát còn hạn chế trong quản lý hoạt động của các tổ chức
PCPNN trên địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp vẫn còn chƣa chặt chẽ, rời rạc.
Do đó, cần có sự phân công rõ rệt trong kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc và cơ quan đầu mối phụ trách tại địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
- Giữa Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở KH & ĐT, Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị tỉnh cần thƣờng xuyên phối hợp kiểm tra việc thực hiện, tiếp nhận
và sử dụng nguồn viện trợ. Kiểm tra, so sánh số liệu báo cáo nhằm đảm bảo
nguồn viện trợ này đƣợc sử dụng đúng mục đích và tránh bị thất thoát.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Ngoại vụ, Sở Lao động Thƣơng
96
binh & Xã hội và cơ quan quản lý địa phƣơng trong việc kiểm tra Giấy phép
hoạt động, giấy phép lao động và hoạt động của các tổ chức PCPNN xem có
thực hiện đúng theo những gì đã cam kết và quy định của nhà nƣớc không.
Ngoài ra, cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản
lý cũng cần đƣợc tăng cƣờng. Từ trƣớc đến nay, Kiên Giang vẫn chƣa thực
hiện việc phối hợp kiểm tra việc tiếp nhận và thực hiện các dự án PCPNN; Vì
vậy việc kiểm tra, giám sát các dự án PCPNN là một yêu cầu cấp thiết nhất
hiện nay. Việc phối hợp kiểm tra và trao đổi thông tin thƣờng đƣợc thực hiện
theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để kịp thời đánh giá tình hình, rút ra
bài học kinh nghiệm. Chấn chỉnh các biểu hiện, sử dụng vốn viện trợ không
minh bạch; có những đề xuất, bổ sung hoặc thay đổi, điều chỉnh cần thiết về
chính sách hoặc biện pháp cho phù hợp với tình hình mới.
Hai là, cần tăng cường công tác đi cơ sở
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể là các cán bộ đƣợc phân công
quản lý và tham gia hoạt động với các tổ chức PCPNN, cần phải tăng cƣờng
phối hợp cùng các sở ngành, địa phƣơng đi kiểm tra thực tế tại cơ sở nơi có
hoạt động, có dự án của các tổ chức PCPNN triển khai. Yêu cầu các cấp Ủy
và các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo kiểm tra hoạt động của bộ phận phụ
trách quan hệ với các tổ chức PCPNN, nhất là trong việc thực hiện các quy
định về phê duyệt dự án, chế độ báo cáo. Đồng thời, cần huy động sự tham
gia của các đoàn thể quần chúng vào việc thực hiện và giám sát các dự án của
các tổ chức PCPNN.
Cần chú ý chuẩn bị kỹ các nội dung, kế hoạch kiểm tra trƣớc khi đi
khảo sát, kiểm tra thực tế để kết quả kiểm tra đi sâu vào thực chất. Kết quả
kiểm tra phải đƣợc báo cáo trung thực nếu có sai phạm thì cần đƣợc xử lý
nghiêm túc.
Tăng cƣờng đi công tác, khảo sát các địa phƣơng, các cơ sở cũng là cơ
97
để tổng hợp phân tích, từ đó mới đƣa ra đƣợc giải pháp cụ thể. Việc khảo sát
cũng nhằm hạn chế quản lý về mặt hành chính, dựa vào báo cáo mà nắm bắt
tình hình hoạt động một cách sát thực hơn. Kịp thời phát hiện những vi phạm
để xử lý cũng nhƣ nhân rộng mô hình các dự án đƣợc triển khai có hiệu quả.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác giám sát
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát bằng nhiều hình thức
nhƣ:
- Huy động sự tham gia của các đoàn thể và ngƣời dân, nhất là những
ngƣời trực tiếp hƣởng lợi từ các hoạt động, các dự án viện trợ của các tổ chức
PCPNN. Chú ý đa dạng hóa hình thức tham gia của ngƣời dân vào hoạt động
giám sát nhƣ bày tỏ ý kiến, thảo luận, đánh giá. Sự tham gia của nhân dân
cũng cần đƣợc thực hiện ở nhiều khâu nhƣ: Giám sát từ khi lập kế hoạch cho
đến khi dự án đƣợc triển khai thực hiện và kết thúc.
- Xây dựng một đội ngũ giám sát và mạng lƣới các tổ chức tƣ vấn độc
lập làm nguồn lực bổ sung hỗ trợ các cơ quan quản lý trong giám sát hoạt
động của các tổ chức PCPNN.
Bốn là, xử lý nghiêm những vi phạm của các cá nhân, các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài
Các cơ quan QLNN đối với các tổ chức PCPNN cần kiên quyết xử lý
những sai phạm trong hoạt động của các tổ chức PCPNN mà cụ thể là: Giấy
phép hoạt động, giấy đăng ký hoạt động của tổ chức PCPNN chƣa có hoặc đã
có nhƣ hết hạn; tiến hành hoạt động không đúng nội dung chƣơng trình, dự án
đã ký; có các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và nhà nƣớc, lợi dụng
những sơ hở của chính quyền, lợi dụng việc tự do ngôn luận để xuyên tạc về
nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, kích động ngƣời dân biểu tình, tổ chức truyền
đạo trái phép. Tất cả các sai phạm đều phải có hình thức chế tài, xử lý cụ thể,
đúng ngƣời, đúng tội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
98
Năm là, xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, động viên kịp thời và
chính xác
Việc kiểm tra, giám sát phải luôn gắn liền với nhận xét, khen thƣởng và
kỷ luật. Do đó, cần có cơ chế, chính sách và hình thức động viên, khen
thƣởng bằng vật chất và tinh thần kịp thời, thích đáng đối với các cá nhân và
tập thể có đóng góp xứng đáng. Cũng cần lƣu ý việc ghi nhận những đóng
góp của các tổ chức PCPNN bằng các hình thức tuyên dƣơng, khen thƣởng là
phù hợp nhƣng phải đƣợc thực hiện đúng cách và chính xác. Tránh khen
thƣởng tràn lan, khen thƣởng quá mức hoặc không kịp thời, dẫn đến tâm tƣ,
không động viên đƣợc các tổ chức PCPNN tiếp tục phát huy những đóng góp
của mình.
Bên cạnh đó, cũng cần có những hình thức nhắc nhở kịp thời và xử lý
kỷ luật nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp sai phạm (kể cả đối với các tổ
chức PCPNN lẫn đối với các cơ quan của Việt Nam) nhằm kịp thời ngăn chặn
những hiện tƣợng tiêu cực phát sinh trong hoạt động cũng nhƣ trong quá trình
quản lý.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên đây là những quan điểm và định hƣớng của Đảng, nhà nƣớc, của
tỉnh Kiên Giang về QLNN đối với các tổ chức PCPNN hoạt động tại tỉnh
Kiên Giang. Ngoài ra, trong chƣơng này đã đề ra những phƣơng hƣớng, giải
pháp để hoàn thiện việc QLNN đối với các tổ chức PCPNN hoạt động trên
địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả. Trong đó, Kiên Giang cần phải tiếp tục rà
soát, xây dựng và quan tâm đến những yếu tố nhƣ: Môi trƣờng pháp lý; tổ
chức bộ máy, con ngƣời; quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn viện
trợ; thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ
chức PCPNN. Điều này đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo
Đảng, nhà nƣớc, nhất là lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, sự nỗ lực và phối hợp
99
nhuần nhuyễn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động PCPNN tại địa
phƣơng.
Quan điểm nhất quán, định hƣớng đúng đắn kết hợp với những giải
pháp phù hợp, tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt đƣợc,
khắc phục những hạn chế, các thách thức và tận dụng những cơ hội để việc
QLNN đối với tổ chức PCPNN ngày càng hoàn thiện, minh bạch; từ đó sẽ thu
hút nhiều tổ chức PCPNN đến tìm hiểu, viện trợ, góp phần phát triển KT-XH
của tỉnh Kiên Giang.
100
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh cả về số lƣợng và lĩnh vực đầu tƣ của các tổ chức
PCPNN tại Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian
qua là biểu hiện của một mối quan hệ phối hợp tốt đẹp và có hiệu quả giữa
các tổ chức này với Kiên Giang. Viện trợ của các tổ chức PCPNN tuy không
lớn so với các nguồn ODA nhƣng là nguồn bổ sung kịp thời cho những nhu
cầu cấp bách của ngƣời dân; là sự hỗ trợ quý báu đối với ngƣời nghèo, ngƣời
khuyết tật, nạn nhân chiến tranh và thiên tai trong xã hội và góp phần tích cực
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang đã đƣợc lãnh đạo tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan
trọng. Trong thời gian qua QLNN đối với tổ chức PCPNN hoạt động trên địa
bàn tỉnh đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào chủ trƣơng, đƣờng
lối rõ ràng, nhất quán của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
nhà nƣớc đối với các tổ chức PCPNN tƣơng đối đầy đủ, chặt chẽ. Cơ chế phối
hợp QLNN tƣơng đối đồng bộ; chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng
đƣợc quan tâm và nâng lên. Qua đó đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của
các tổ chức PCPNN góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.
Tuy nhiên, là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và
nhạy cảm nên QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định. Mặc dù, trong thực tiễn phần lớn các tổ chức
PCPNN có thiện chí, thực lòng muốn giúp đỡ ngƣời dân nhƣng bên cạnh đó
cũng có không ít tổ chức lợi dụng hoạt động của mình để thực hiện các mƣu
đồ gây ảnh hƣởng không tốt đến tình hình an ninh, chính trị và lợi ích lâu dài
của quốc gia. Nhất là trong tình hình thế giới có nhiều biến động về chính trị,
các cuộc cách mạng màu, diễn biến hòa bình, một bộ phận cán bộ có biểu
hiện thoái hóa, tự suy thoái, tự diễn biến, điều này cần phải sớm đƣợc khắc
101
phục. Thực hiện đƣợc điều đó sẽ góp phần quan trọng để các cơ quan, ngƣời
có thẩm quyền QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN hoàn thành
có hiệu quả, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Tức là quản lý có hiệu quả hoạt
động của các tổ chức PCPNN.
Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các tổ chức PCPNN hoạt động
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phƣơng
hƣớng và giải pháp nhƣ: Tiếp tục tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy và
Ủy ban nhân dân tỉnh; Rà soát, ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp thực tế của tỉnh Kiên Giang; Xây dựng, bổ sung các
chính sách huy động viện trợ của các tổ chức PCPNN; Kiện toàn tổ chức bộ
máy QLNN đối với tổ chức PCPNN và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa
Trung ƣơng và tỉnh; Đa dạng hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực
cho đội ngũ cán bộ quản lý tổ chức PCPNN và đội ngũ cộng tác viên; Hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức
PCPNN cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đúng quy định và xử lý nghiêm
những sai phạm.
Cuối cùng, do hiện nay việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt
động của nó còn hết sức mới mẻ, khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu,
đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động
quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức PCPNN để đƣa ra những giải pháp kiến
nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các tổ chức
PCPNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nƣớc, chúng ta tin
tƣởng rằng các tổ chức PCPNN cũng nhƣ hoạt động của nó sẽ phát triển đúng
hƣớng và ngày càng có nhiều đóng góp to cho sự nghiệp phát triển của đất
nƣớc Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới.
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Cấn Việt Anh (2008), Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý
Hành chính công, Hà Nội.
2. Cấn Việt Anh (2015), Hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước đối với
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Hà Nội hiện nay, Luận án Tiến sỹ
Quản lý Hành chính công.
3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2003), Chỉ thị số 19-CT/TW ngày
24-01-2003 của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phi chính phủ nước ngoài.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày
6-7-2011 của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại nhân dân.
5. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2014), Kết luận số 98-KL/TW ngày
28-6-2014 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24-01-2003 của
Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phi chính phủ nước ngoài.
6. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2008), Chỉ thị 28-CT/TW ngày
02/12/2008 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
7. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2010), Quy chế về quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 295-QĐ/TW
ngày 23/3/2010.
8. Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ (2010), Thông tư số 07/2010/TT-BKH hướng
dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
9. Bộ Ngoại giao (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNG hướng dẫn thi
103
hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/03/2012 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC, ngày
31/12/2010 Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ
không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước.
11. Chính phủ (1998), Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 về
việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
12. Chính phủ (1999), Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/04/1999 về
sửa đổi một số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 về
việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về
Ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
14. Chính phủ (2012), Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 01/03/2012 của
Chính phủ về Đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
15. Phạm Kiên Cƣờng (2012), Giáo trình Quản lý Nhà nước đối với tổ
chức phi chính phủ nước ngoài, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
16. Phạm Chí Dũng (2012), Hoàn thiện nội dung và cơ chế quản lý nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đề
tài nghiên cứu khoa học, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đặng Quang Toàn (2014), Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ tại tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công,
Huế.
104
19. Đinh Quý Độ (2012), Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - vấn đề nổi
bật xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội
20. Học viện hành chính (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước đối với tổ
chức phi chính phủ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
21. Học viện hành chính (2006), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Học viện hành chính, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà
nước (chƣơng trình chuyên viên chính).
23. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo
công tác phi chính phủ nước ngoài 10 năm (từ 2005- 2015).
24. Trƣơng Thị Phong Lan (2014), Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ
Hành chính công, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thanh Loan (2002), Nâng cao hiệu quan quản lý nhà
nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, Luận văn
Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Hà Nội.
26. Phạm Bình Minh (2010), Sự hợp tác của Việt Nam với các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế, Thông tin đối
ngoại, (2), tr. 51-54, 58.
27. Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo về công tác quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài từ năm 2012 đến năm 2015.
28. Tỉnh ủy Kiên Giang (2014), Kế hoạch số 150-KH/TU về thực hiện
Kết luận số 98-KL/TW ngày 28-6-2014 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-
CT/TW ngày 24-01-2003 của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phi chính phủ
nước ngoài.
29. Tỉnh ủy Kiên Giang (2015), Nghị quyết Đại hội Ban Chấp hành
105
Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X.
30. Nguyễn Trang Thu, Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành
chính công, Hà Nội.
31. Thủ tƣớng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày
17/4/2002 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính
phủ nước ngoài.
32. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày
24/04/2001 về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề
liên quan đến các hoạt đông PCPNN hoạt động tại Việt Nam.
33. Thủ tƣớng Chính phủ (1996), Quyết định số 340/QĐ-TTg, ngày
24/5/1996 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
34. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg ngày
27/12/2006 về việc ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện
trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010”.
35. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg về việc
ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ
nước ngoài giai đoạn 2013 – 2017” nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản
lý và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
36. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày
26/04/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính
phủ nước ngoài.
37. Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (2011),
Danh tập các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
106
38. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (2011), Tài
liệu tập huấn công tác đối ngoại nhân dân năm 2011.
39. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (2013),
Báo cáo về tình hình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Việt Nam giai đoạn 2003-2013 tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 3, tháng 7/2013,
Hà Nội.
40. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (2005),
Hướng dẫn 132/HD-UB ngày 22/8/2005, Hướng dẫn thực hiện Quy chế về
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Quyết định số 1200/QĐ-
UBND ngày 05/6/2012 về việc thành lập Ban công tác vận động, điều phối và
sử dụng viện trợ nước ngoài và phi chính phủ nước ngoài trên đại bàn tỉnh
Kiên Giang.
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 891/QĐ-
UBND ngày 11/4/2013 về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban công tác
vận động, điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài và phi chính phủ nước
ngoài trên đại bàn tỉnh Kiên Giang.
43. Ủy ban nhân dân Kiên Giang (2013), Quyết định số 893/QĐ-UBND
ngày 11/4/2013 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài trợ trong
nước và viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 1648/QĐ-
UBND ngày 30/8/2007 về thực hiện “Chương trình xúc tiến vận động viện trợ
phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-
2010”.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 2586/QĐ-
UBND ngày 31/10/2013 về thực hiện “Chương trình xúc tiến vận động viện
trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013-
107
-2017”.
46. Lưu Minh Văn (2011), Bàn về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi
chính phủ của một số nước trên thế giới, Quản lý nhà nước, (183), tr. 70-74.
47. Trần Thị Hải Yến (2010), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với việc vận
động và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội.
Tài liệu trên website:
1. Definition of NGOs,
2. Kiên Giang xã hội hóa các nguồn lực viện trợ vì sự nghiệp phát triển
dân sinh. Báo Kiên Giang, ngày 15/4/2011.
3. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam,
Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử, Ủy ban Thƣờng vụ quốc hội
stid=3361.
4. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, website:
5. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang, website:
6. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, website:
7. The Global Development Center, website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_to_chuc_phi_chinh_phu.pdf