Các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam được hình thành, xây
dựng và phát triển từ rất lâu, là nét đẹp văn hóa tạo ra đặc trưng cho bản sắc
dân tộc của địa phương. Trong thời gian qua, làng nghề truyền thống đã có
những đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn; góp phần quan trọng trong
tiến trình xây dựng nông thôn mới; giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc
của mỗi miền quê xứ Quảng. Do đó, các làng nghề truyền thống cần được sự
quan tâm, tạo điệu kiện thuận lợi từ phía Nhà nước, địa phương và sự nổ lực tự
vươn lên của mỗi làng nghề để các làng nghề ngày càng được phát triển hơn.
Từ những vấn đề đã nêu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được tình hình nghiên cứu về làng
nghề, làng nghề truyền thống để tìm hiểu và kế thừa những kết quả nghiên
cứu, đồng thời tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối
với làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam.
Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu đã
được các nhà khoa học nghiên cứu, các nhà quản lý đưa ra, luận văn đã hệ
thống hóa một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống, tìm ra sự cần thiết phải quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm về quản lý và phát triển
làng nghề, làng nghề truyền thống của một số địa phương khác, luận văn đã
rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị cho hoạt động quản lý và
phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam.
Thứ tư, trên cơ sở thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu và xử lý số liệu,
luận văn đã phân tích được thực trạng của làng nghề truyền thống trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam và hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống của tỉnh từ năm 2011 đến 2016. Từ đó, luận văn đã chỉ rõ những yếu tố93
thuận lợi, những hạn chế và nguyên nhân của những yếu tố thuận lợi, những
hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống của
tỉnh Quảng Nam.
Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng về hoạt
động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, luận văn đã đưa ra những giải pháp để tiếp tục quản lý làng nghề
truyền thống của tỉnh Quảng trong thời gian đến. Cụ thể gồm các giải pháp
sau:
- Nâng cao hiệu quả việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thông thường
trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống tỉnh Quảng Nam;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước
đối với làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam;
- Tăng cường chính sách quản lý phát triển làng nghề truyền thống;
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra làng nghề truyền thống trong
hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề;
- Xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý, phát triển làng
nghề truyền thống.
Em mong rằng kết quả nghiên cứu của Luận văn được chính quyền tỉnh
Quảng Nam và các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Quảng Nam
tham khảo và áp dụng vào thực tế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống./.
127 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền thống
gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Thứ tư, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống của UBND cấp xã, xem đây là một trong các nội dung
quan trọng của Đề án phát triển sản xuất, tăng thu nhập của cư dân nông thôn,
khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
trong điều kiện hiện nay cần sự trực tiếp chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương.
UBND cấp xã cần theo dõi và nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh
của các hộ, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống, tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát để báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, có tính khả thi cao trong hoạt động
quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
79
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
Để đảm bảo nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống chưa chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, cán bộ quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống ở các địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm,
thường biến động về tổ chức nên việc tiếp cận, bám sát nội dung hoạt động
quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống bị hạn chế. Vì vậy, cần bố trí cán
bộ chuyên trách tại UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, nhằm đảm bảo sự ổn định
và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chuyên trách. Để thể hiện được tính
chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa thì trước hết trong công tác bố trí cán bộ
phải bố trí đúng ngành nghề khi tuyển dụng, trong quá trình công tác cần phát
huy năng lực của cán bộ để đào tạo nâng cao tay nghề mang tính chuyên
nghiệp; ví dụ như cán bộ chuyên về lĩnh vực báo cáo viên, tuyên truyền –
hướng dẫn phổ biến các văn bản, chính sách của nhà nước, cán bộ chuyên về
hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo kỹ năng tiếp thị, quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị
trường,
- Cần có kế hoạch cụ thể, định kỳ trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng
quản lý nhà nước cho các cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về làng
nghề truyền thống tại các địa phương.
+ Quy định ít nhất một năm hai lần tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý
nhà nước đối với làng nghề truyền thống từ cấp huyện đến cấp xã, có thể tập
huấn thông qua hình thức trực tuyến hoặc giới thiệu trực tiếp.
+ Trong các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý làng nghề truyền
thống cần phải dựa vào các giáo trình, đi từ lý thuyết đến thực hành, khắc phục
80
tình trạng việc đào tạo không có giáo trình, chủ yếu được biên soạn theo kinh
nghiệm sẽ không đảm bảo tính khoa học, logic và thiếu hẳn phần lý thuyết.
+ Việc phổ biến các thông tin, kỹ năng quản lý có thể dưới hình thức văn
bản hướng dẫn hoặc phổ biến trên các tạp chí chuyên ngành để cán bộ quản lý
dễ tiếp cận và tìm hiểu.
- Cần có chế độ ưu đãi để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, các
nghệ nhân, thợ giỏi tham gia vào phát triển ngành nghề, làng nghề. Ví dụ như
tham mưu ban hành các chính sách thu hút nhân tài tham gia trong hoạt động
quản lý nhà nước đối với làng nghề; như hỗ trợ các chế độ đãi ngộ về tiền
thưởng, bố trí chỗ ở cho cán bộ,...
- Đào tạo và xây dựng mạng lưới Ban quản lý làng nghề ở các
xã/phường (là thanh viên Ban Nông nghiệp của xã/phường), đây là lực lượng
nòng cốt để đề xuất, xây dựng và trực tiếp triển khai thực hiện các chương
trình phát triển làng nghề truyền thống nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống ở địa phương.
- Cần có cơ chế khuyến khích hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề và
tăng cường việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các làng nghề có cùng
nhóm nghề.
+ Duy trì việc tổ chức các hoạt động phong tặng, tôn vinh các danh
hiệu nghệ nhân, thợ giỏi cho các làng nghề truyền thống. Có chính sách trợ
giúp chi phí tổ chức lớp học đào tạo nghề tại các làng nghề để khuyến khích
các nghệ nhân mở lớp truyền nghề, truyền bí quyết, người thiết kế mẫu sản
phẩm trong các làng nghề truyền thống.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích và giúp đỡ nghệ nhân lao
động sáng tạo, tham gia nghiên cứu, truyền dạy nghề cho lớp trẻ: Các nghệ
nhân, thợ giỏi được tổ chức truyền nghề trực tiếp và được thu tiền của học
81
viên theo nguyên tắc thỏa thuận, được miễn các loại thuế trọng hoạt động
truyền, dạy nghề.
+ Hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
cần tổ chức các hoạt động như tham quan, học tập kinh nghiệm tại các mô
hình làng nghề phát triển cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các làng
nghề.
- Tập trung làm tốt công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động
ở các làng nghề; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ về đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại các
làng nghề.
- Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các làng
nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh về cơ chế
hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và các văn bản có liên quan.
3.2.4. Chính sách quản lý phát triển làng nghề truyền thống
Để phát triển các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, hợp tác xã,
tổ hợp tác và các hộ gia đình đơn lẻ tham gia sản xuất, kinh doanh tại các làng
nghề không thể thực hiện hiệu quả nếu không có vai trò quản lý Nhà nước
trong việc định hướng, hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống và thông qua
công cụ chủ yếu là các chính sách. Một số giải pháp về xây dựng cơ chế,
chính sách cụ thể cần phải thực hiện để phát triển làng nghề truyền thống tại
địa phương:
Thứ nhất, cần tạo mọi điều kiện để huy động các nguồn vốn trong nước
và nguồn vốn nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề truyền thống.
82
Có nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ bù lãi suất chênh lệch nhằm thu hút
các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các làng nghề truyền thống.
Có sự hỗ trợ cần thiết khi làng nghề truyền thống có các dự án, hợp
đồng lớn như mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng cơ sở sản xuất, cần có
nhu cầu về vốn lớn.
Ưu tiên cho các đối tượng làng nghề truyền thống vay vốn ưu đãi, với
thủ tục đơn giản, lãi suất vay phù hợp với đặc điểm sản xuất ngành nghề từ
các chương trình của tỉnh thông qua các quỹ như ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh, Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,...
Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tư máy móc mới, áp dụng
công nghệ hiện đại ở những khâu sản xuất cần thiết có sự phụ trợ của máy
móc, thiết bị cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có
chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát triển nhưng
thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế.
Thứ hai, cần có chính sách phát triển các làng nghề truyền thống sản
xuất ra sản phẩm mang hiệu quả kinh doanh cao, có thị trường xuất khẩu như
nghề mộc, đồ đồng, thực phẩm, Để khuyến khích làng nghề phát triển cần có
chính sách miễn, giảm thuế thuê đất mở rộng sản xuất, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tài nguyên và các loại thuế có liên quan khác theo quy định.
Cùng với vốn, mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các
làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì
vậy, Nhà nước cùng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu tiên việc giao
đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề
truyền thống.
Thứ ba, bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo
điều kiện cho các làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa
học - kỹ thuật, thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả
83
đáp ứng yêu cầu của thị trường là hết sức ý nghĩa. Vì vậy, cần có cơ chế cung
cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất, trong các làng nghề
truyền thống, hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho các
làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển
lãm, hội thảo để họ tự tiếp cận thông tin.
Thứ tư, cần tăng cường và thực hiện hiệu quả chương trình năng suất
chất lượng trên địa bàn tỉnh, thông qua chương trình có các chính sách hỗ trợ
về tài chính để các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề thực hiện đổi
mới công nghệ, thực hiện các công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường và các
công nghệ xử lý môi trường.
Thứ năm, tạo mọi điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tư nhân được
tham gia và hưởng lợi từ những chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
công nghệ liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống do nhà nước tài
trợ.
Thứ sáu, cần đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ việc tạo lập và quản lý phát triển
quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống.
Nhìn chung, vấn đề xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề
truyền thống vẫn chưa được chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất tại
các làng nghề truyền thống quan tâm đúng mức, chưa chủ động, tích cực trong
việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc
khai thác thị trường và tạo lòng tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm
làng nghề truyền thống. Trong quá trình hội nhập, vấn đề xây dựng thương
hiệu trở nên rất cần thiết, đó là điều kiện để sản phẩm làng nghề truyền thống
có thể vươn xa hơn, tránh bị sao chép và cạnh tranh không lành mạnh. Để thực
hiện được nội dung này, cần triển khai các giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính
quyền địa phương, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động tại
84
các làng nghề truyền thống về vai trò của thương hiệu trong việc phát triển
sản phẩm. Việc tập huấn, tuyên truyền cần phải thực hiện theo phương châm
thiết thực, dễ hiểu, gắn sát với đối tượng và thực tế tại làng nghề.
- Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình tạo lập, quảng bá
và phát triển thương hiệu các làng nghề truyền thống, như: khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho làng nghề truyền thống đầu tư vào xây dựng thương
hiệu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc lập hồ sơ tạo lập thương
hiệu, tạo điều kiện và hướng dẫn làng nghề truyền thống tạo lập thương hiệu
một cách nhanh chóng; hỗ trợ trong đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin,
tư vấn cho làng nghề truyền thống xây dựng thương hiệu.
- Rà soát lại các sản phẩm làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận
nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm và cả những
sản phẩm đã được đăng ký nhưng chưa biết cách quản lý và phát triển để xây
dựng kế hoạch tạo lập và quản lý phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm
có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, tiến hành lên kế hoạch tạo lập quyền sở
hữu công nghiệp cho những sản phẩm làng nghề truyền thống chưa được
UBND tỉnh công nhận nhưng có chiều hướng phát triển tốt.
- UBND tỉnh cần quan tâm bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch số
5308/KH-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh về “Tạo lập, quản lý và
phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm
làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020”. Kế hoạch
thực hiện là một trong những giải pháp để tạo lập, quản lý và phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống.
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra làng nghề truyền thống
trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà
nước, được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Hoạt động
85
thanh tra, kiểm tra nếu được diễn ra đúng quy định và thường xuyên theo định kỳ
hoặc đột xuất khi cần thiết sẽ giúp cho làng nghề truyền thống phát triển bền
vững. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra làng nghề
truyền thống trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề cần thực hiện
các giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các cơ sở tại làng nghề truyền thống theo đúng quy
định của pháp luật, đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân,
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của
pháp luật về sản xuất, kinh doanh và tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề ở cấp tỉnh cần
có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với từng làng nghề
truyền thống, qua đó để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của từng làng
nghề truyền thống để có định hướng trong quy hoạch, phát triển các làng nghề
của tỉnh.
Thứ ba, đối với Phòng chuyên môn cấp huyện có chức năng quản lý
nhà nước về làng nghề truyền thống cần phối hợp với UBND xã, phường có
làng nghề truyền thống điều tra khảo sát, nắm thông tin về tình hình hình hoạt
động tại làng nghề và báo cáo Ban quản lý làng nghề tổng hợp, báo cáo tham
mưu UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, theo định kỳ, hằng quý, 6 tháng, 1 năm
hoặc đột xuất.
Thứ tư, nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý của cấp xã,
thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, các đơn vị sản xuất nhằm uốn nắn kịp thời những mặt yếu kém, lệch
lạc và có hình thức xử lý thích đáng đối với các cơ sở vi phạm pháp luật.
Thứ năm, trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề
truyền thống cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường,
86
trong đó tập trung vào những loại hình hoạt động của các làng nghề có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khu vực môi trường nhạy cảm; xử lý nghiêm
các vi phạm về bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống cần
có kế hoạch phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
thẩm, về môi trường tại địa phương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về
việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn về môi trường,... để
tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà, cản trở sản xuất kinh
doanh, góp phần cho các làng nghề truyền thống được phát triển bền vững.
Thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ kịp thời cung cấp các
thông tin về những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung cấp kịp thời thông tin
ban đầu về thị trường cho các làng nghề, từ đó sẽ tạo điện kiện cho các làng
nghề nắm bắt các thông tin thị trường để có những định hướng, thay đổi hợp
lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
3.2.6. Xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý, phát triển làng
nghề truyền thống
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng của cán bộ cơ sở
và người lao động tại các làng nghề truyền thống về vai trò, ý nghĩa kinh tế -
xã hội quan trọng của làng nghề truyền thống đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nhằm kêu gọi sự tham gia
của nhân dân vào hoạt động quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của
địa phương.
- Kêu gọi sự tham gia và đóng góp của người dân vào việc xây dựng và
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề truyền thống của địa
phương: Tham gia phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, phát triển
mạng lưới cung cấp điện, phát triển hệ thống thông tin liên lạc,... ngoài sự hỗ
87
trợ chủ lực của nhà nước, cần huy động đóng góp trực tiếp, tại chỗ của dân cư
và các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống.
- Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại
ngành nghề, ô nhiễm môi trường càng gia tăng, để đảm bảo vấn đề đảm bảo
an toàn môi trường tại các làng nghề thì ngoài những chính sách của nhà nước
như công tác quy hoạch, sản xuất sạch hơn, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản
xuất,... thì rất cần sự tham gia huy động của cộng đồng đóng góp nguồn lực
cho công tác bảo vệ môi trường. Phát triển phong trào quần chúng tham gia
bảo vệ môi trường phải tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân các
làng nghề truyền thống. Qua đó tuyên truyền, vận động và huy động sự tham
gia của toàn thể cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa trên ý chí,
nguyện vọng, sự tự nguyện thỏa thuận và cũng là những quy tắc xử sự chung
trong việc xây dựng và thực hiện quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường
trong các làng nghề truyền thống.
Thứ hai, cần đẩy mạnh “xã hội hóa” trong công tác đào tạo nghề, bên
cạnh hệ thống trường lớp, các cơ sở công lập cần thu hút các tổ chức xã hội,
hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các nghệ nhân tại các làng nghề truyền
thống tham gia vào việc dạy nghề; tổ chức những lớp dạy nghề ngay tại mỗi
làng nghề, học viên là lao động trong làng, thầy dạy là những nghệ nhân, thợ
giỏi.
Thứ ba, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNESCO,
JICA, ILO,... nhằm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề truyền thống,
hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, mở rộng các kênh bán hàng, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
88
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Trung ương
- Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn, trên cơ sở đó địa phương ban hành cơ chế, chính sách về ngành
nghề, làng nghề nông thôn phù hợp với Nghị định của Chính phủ.
- Hiện nay, đa phần cán bộ quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn
nói chung và làng nghề nói riêng còn rất lúng túng và chưa chuyên sâu, vì
vậy, kiến nghị Chính phủ ban hành sổ tay hướng dẫn quản lý nhà nước về
ngành nghề nông thôn, làng nghề nông thôn.
- Chính phủ xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn, tăng cường hỗ
trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, đào
tạo, bồi dưỡng, đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển sản xuất,
cải tạo, xử lý môi trường tại các làng nghề truyền thống.
- Chính phủ xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài, các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến
làng nghề truyền thống.
- Việc quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống còn phân
tán, chồng chéo: Chính phủ quy định Bộ NN&PTNT quản lý các hộ, cá nhân
ở nông thôn; Bộ Công thương quản lý doanh nghiệp ở nông thôn, nhưng mỗi
tỉnh lại phân công khác nhau dẫn đến phân tán, chồng chéo,điều này khiến
hiệu quả hoạt động của các làng nghề chưa cao. Để tránh phân tán như hiện
nay, kiến nghị Chính phủ thống nhất đầu mối quản lý.
3.3.2 Kiến nghị với địa phương
- Thực hiện khảo sát, lập quy hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền
thống trên cả tỉnh, tránh lập quy hoạch ngắn hạn, tự phát, thiếu đồng bộ.
89
- Quy hoạch, cải tạo vùng nguyên liệu cho một số làng nghề truyền
thống: Vùng nguyên liệu đất sét cho làng nghề gốm Thanh Hà, vùng nguyên
liệu cói lát cho các làng nghề đan lát,....
- Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND
huyện đối với làng nghề truyền thống, đặc biệt bổ sung cán bộ chuyên trách và
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh tại các làng nghề truyền thống để cung cấp và nắm bắt kịp thời các thông
tin phục vụ, hỗ trợ cho làng nghề phát triển.
- Xây dựng chuyên trang làng nghề tại cổng thông tin điện tử của tỉnh để
quảng bá, giới thiệu về các làng nghề truyền thống của tỉnh.
- Tăng nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến công hằng năm để hỗ trợ
cho các đối tượng tại làng nghề với các nội dung hỗ trợ như: Xây dựng sản
phẩm nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị; xây dựng thương hiệu, đăng ký
nhãn hiệu; mua sắm trang thiết bị; tham quan học tập,
- Xây dựng các mô hình điểm về xử lý môi trường làng nghề; sửa chữa,
nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại cơ sở ngành nghề tại làng nghề; xây dựng
hệ thống xử lý nước thải làng nghề; xây dựng hệ thống thu gom, phân loại
chất thải rắn.
- Đề nghị UBND huyện/thị xã/thành phố ban hành Quyết định quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng
NN&PTNT/Kinh tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT –
BNNPTNT –BNV của Bộ NN&PTNT và Bộ Nội vụ; trong đó có quy định
chức năng tham mưu quản lý nhà nước về ngành nghề, làng nghề nông thôn.
Đồng thời, chỉ đạo việc bàn giao chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề,
làng nghề nông thôn từ Phòng Kinh tế Hạ tầng về cho phòng
NN&PTNT/Kinh tế để đảm bảo thống nhất trong quản lý.
90
Tiểu kết chương 3
Việc phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động
nông nhàn, cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn, góp phần giảm nghèo.
Đồng thời, các làng nghề truyền thống đã tận dụng được nguồn nguyên liệu
tại chỗ, dư thừa của địa phương để tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế. Đồng
thời, giá trị làng nghề truyền thống không chỉ ở việc tạo ra việc làm, những
giá trị kinh tế, mà cao hơn là sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với những
giá trị của người Việt từ văn hóa như ăn, mặc, ở, sản xuất, hoạt động văn hóa
nghệ thuật,... Việc gìn giữ giá trị của văn hóa làng nghề truyền thống là giữ lại
những giá trị văn hóa của cả dân tộc. Do đó, tăng cường hoạt động quản lý
nhà nước đối với làng nghề truyền thống là rất quan trọng; điều này trong
quan điểm của Đảng đã nêu rõ; cụ thể quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam đã khẳng định:
Thứ nhất, quản lý phát triển làng nghề truyền thống là một bộ phận
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và tuân thủ chặt chẽ quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thứ hai, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khai thác các tiềm năng lợi
thế của địa phương, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, mang dấu ấn, thương
hiệu của làng nghề Quảng Nam.
Thứ ba, phát triển làng nghề phải trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản
xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương.
Thứ tư, “Cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững; thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống”.
91
Dựa trên những quan điểm của Đảng và thực trạng hoạt động quản lý
nhà nước đối với làng nghề truyền thống, luận văn đã đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn cần phải thực hiện theo các quan
điểm và đồng bộ các giải pháp từ hoạt động tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực
đến việc thực hiện, hướng dẫn và ban hành các văn bản, chính sách để quản lý
và phát triển làng nghề truyền thống, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ
2015 – 2020.
92
KẾT LUẬN
Các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam được hình thành, xây
dựng và phát triển từ rất lâu, là nét đẹp văn hóa tạo ra đặc trưng cho bản sắc
dân tộc của địa phương. Trong thời gian qua, làng nghề truyền thống đã có
những đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn; góp phần quan trọng trong
tiến trình xây dựng nông thôn mới; giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc
của mỗi miền quê xứ Quảng. Do đó, các làng nghề truyền thống cần được sự
quan tâm, tạo điệu kiện thuận lợi từ phía Nhà nước, địa phương và sự nổ lực tự
vươn lên của mỗi làng nghề để các làng nghề ngày càng được phát triển hơn.
Từ những vấn đề đã nêu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được tình hình nghiên cứu về làng
nghề, làng nghề truyền thống để tìm hiểu và kế thừa những kết quả nghiên
cứu, đồng thời tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối
với làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam.
Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu đã
được các nhà khoa học nghiên cứu, các nhà quản lý đưa ra, luận văn đã hệ
thống hóa một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống, tìm ra sự cần thiết phải quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm về quản lý và phát triển
làng nghề, làng nghề truyền thống của một số địa phương khác, luận văn đã
rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị cho hoạt động quản lý và
phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam.
Thứ tư, trên cơ sở thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu và xử lý số liệu,
luận văn đã phân tích được thực trạng của làng nghề truyền thống trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam và hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống của tỉnh từ năm 2011 đến 2016. Từ đó, luận văn đã chỉ rõ những yếu tố
93
thuận lợi, những hạn chế và nguyên nhân của những yếu tố thuận lợi, những
hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống của
tỉnh Quảng Nam.
Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng về hoạt
động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, luận văn đã đưa ra những giải pháp để tiếp tục quản lý làng nghề
truyền thống của tỉnh Quảng trong thời gian đến. Cụ thể gồm các giải pháp
sau:
- Nâng cao hiệu quả việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thông thường
trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống tỉnh Quảng Nam;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước
đối với làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam;
- Tăng cường chính sách quản lý phát triển làng nghề truyền thống;
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra làng nghề truyền thống trong
hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề;
- Xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý, phát triển làng
nghề truyền thống.
Em mong rằng kết quả nghiên cứu của Luận văn được chính quyền tỉnh
Quảng Nam và các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Quảng Nam
tham khảo và áp dụng vào thực tế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Hà Thị Ánh Tuyết (2010) Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất
phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn tại Quảng
Nam, Dự án Khoa học công nghệ cấp Bộ, chủ nhiệm dự án.
2. Hà Thị Ánh Tuyết (2013), Xây dựng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản
phẩm sâm củ của hai tỉnh Quảng Nam và KonTum, dự án khoa học cấp
Bộ, thành viên thư ký dự án.
3. Hà Thị Ánh Tuyết (2014), Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho
một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Nam, đề tài khoa học cấp
tỉnh, chủ nhiệm đề tài.
4. Hà Thị Ánh Tuyết (2014), Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Trà My
cho sản phẩm quế vỏ, dự án khoa học cấp Bộ, thành viên dự án.
5. Hà Thị Ánh Tuyết (2017), Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học và Sáng tạo tỉnh
Quảng Nam (167-168).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Thông tư 116/2006/TT-
BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Nam Định (2012),
Hội thảo phát triển làng nghề gắn với du lịch, Nam Định.
3. Cục thống kê tỉnh Quảng Nam (2015), Niên giám thống kê 2015, Nxb
Thống kê, Quảng Nam.
4. Ngô Thành Can, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Tổ chức hành chính nhà
nước lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh
lần thứ XXI, Nxb , Quảng Nam.
6. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự
thật, Hà Nội,
8. Vũ Ngọc Hoàng (2016), Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội
nhập Quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, HàNội.
9. Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Mỗi làng nghề truyền thống, một
nét đẹp riêng của người xứ Thanh, Công thông tin điện tử Hội Nông
dân tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.
10. Luật Thanh tra (2011), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
11. Nguyễn Tấn Nhan, Phú Văn Hẳn (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Ngân (2015), Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Hà Nội.
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam (2016), Báo cáo kết
quả khảo sát thực trạng làng nghề, làng nghề truyền thống được
công nhận trên địa bàn tỉnh và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh
trong thời gian đến, Quảng Nam.
14. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo tình hình hỗ trợ sản
xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề năm 2015, Quảng Nam.
15. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo tình hình phát triển
Tiểu thủ công nghiệp năm 2016, Quảng Nam.
16. Nguyễn Thanh Tài (2012), Phát huy vai trò của làng nghề trong sự
nghiệp xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, Đề tài khoa học
cấp tỉnh, Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam chủ trì, Quảng Nam.
17. Ngô Thành Trung (2014), Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
18. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý công, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
19. Tỉnh Hà Giang (2016), Tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động của
các làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được công nhận,
Công thông tin điện tử tỉnh Hà Giang, Hà Giang.
20. Tỉnh ủy Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày
19/7/2016 của HĐND tỉnh về Chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Quảng Nam.
21. Từ điển Tiếng Việt.
22. UBND tỉnh Quảng Nam (2013), Kỷ yếu Hội thảo giải pháp phát triển kinh
tế làng nghề gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
23. UBND tỉnh Quảng Nam (2016), Kết quả 5 năm thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh
Quảng Nam, Quảng Nam.
PHỤ LỤC
1. Danh sách các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Các làng nghề, làng nghề truyền thống được phân bố theo các huyện, thị
xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (tính đến năm 2016).
3. Số lao động tại các làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng
Nam công nhận.
4. Thống kế số hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thốngđược UBND tỉnh
Quảng Nam công nhận.
5. Danh sách các làng nghề, làng nghề truyền thống đã đăng ký xác lập
quyền sở hữu công nghiệp.
6. Mẫu phiếu điều tra.
7. Hình ảnh một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Quảng Nam.
Phụ lục 1. Danh sách các làng nghề truyền thống trên địa bàn Quảng Nam
TT
Tên làng
nghề/địa điểm
Thị
trường/khả
năng tiêu thụ
sản phẩm
Phát triển
làng nghề
có gắn với
hoạt động
phát triển
du lịch
Xu hướng phát
triển
Vấn đề xử lý
môi trường
tại các làng
nghề
Thành phố Hội An
1
Làng nghề truyền
thống mộc Kim
Bồng
Đ/c: Thôn Trung
Hà, xã Cẩm Kim
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
2
Làng nghề truyền
thống Gốm Thanh
Hà
Đ/c: Thôn Nam
Diệu, xã Thanh
Hà
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
3
Làng nghề truyền
thống rau trà Quế
Đ/c: Thôn Trà
Quế, xã Cẩm Hà
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
4
Làng nghề truyền
thống tre dừa
Đ/c: Thôn Trung
Hà, xã Cẩm Kim
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Duy Xuyên
5
Làng nghề Tơ lụa
Mã Châu, thị trấn
Nam Phước
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
6
Làng nghề Dệt vải
Phú Bông-Thi Lai,
xã Duy Trinh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
7
Làng nghề Dệt
Chiếu Bàn Thạch,
xã Duy Vinh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
8
Làng nghề Dệt
chiếu An Phước,
xã Duy Phước
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
9
Làng nghề chế
biến hải sản An
Lương, xã Duy
Hải
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Nông Sơn
10
Làng nghề thủ
công mỹ nghệ bó
Trầm hương,
Nông Sơn
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
11
Làng nghề trồng
cây ăn quả Đại
Bình, xã Quế
Trung
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Thăng Bình
12
Làng nghề Hương,
TT Hà Lam
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
13
Làng nghề nước
mắm Cửa Khe –
Bình Dương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
14
Làng nghề rau
sạch Hưng Mỹ-
Bình Triều
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
15
Làng nghề Đan tre
Bình Phụng- Bình
Quế
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Đông Giang
16
Làng nghề làm
rượu cồn Tà Vạt
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
17
Làng nghề sản
xuất ớt ARiêu
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
18
Làng nghề sản
xuất chè dây
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Tây Giang
19
Làng nghề dệt
Thổ cẩm thôn
PơRrong, xã Lăng
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Đại Lộc
20
Bánh tráng , Thị
trấn Ái Nghĩa
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
21
Hương Phú Lộc,
thôn Phú Lộc, xã
Đại An
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
22
Trống Lâm Yên,
xã Đại Minh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
23
Làng nghề đan lờ
truyền thống ,
thôn Trung An,
Thị trấn Ái Nghĩa
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
24
Làng nghề sản
xuất dầu rái xã
Đại Thạnh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
25
Làng lò rèn, thôn
Thạnh Phú, xã Đại
Chánh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Thị xã Điện Bàn
26
Đúc Đồng Phước
Kiều, xã Điện
Phương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
27
Chiếu chẻ Triêm
Tây, xã Điện
Phương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
28
Bánh tráng Phú
Triêm, xã Điện
Phương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
29
Nước mắm Hà
Quảng, phường
Điện Dương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
30
Làng nghề mỹ
nghệ đát nung –
làng Đông
Khương, xã Điện
Phương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Phú Ninh
31
Làng nghề đan đát
Tam Vinh, Thạch
Đức, Phú Thịnh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
32
Làng nghề truyền
thống Văn Hà,
thôn Văn Hà, Tam
Thành
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Núi Thành
33
Làng nghề nước
mắm Tam Tiến
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
34
Làng nghề mây tre Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Thành Phố Tam Kỳ
35
Làng bún Phương
Hòa, phường Hòa
Thuận
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
36
Làng nghề dệt
chiếu cối, Thôn
Thạch Tân
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
37
Làng nghề rèn
Hồng Lư, Hòa
Hương
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
38
Làng nghề đóng
sửa tàu thuyền
Tam Phú
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
39
Làng nghề sản
xuất nước mắm
Tam Thanh
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Quế Sơn
40
Làng nghề mộc
Đông Phú, thị trấn
Đông Phú
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
41
Làng nghề mây tre
đan Quế Xuân 2,
thôn Phú Bình, xã
Quế Xuân 2
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
42
Làng nghề rèn
Quế Châu, thôn
Phú Đa, xã Quế
Châu
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
43
Làng nghề gốm
Quế An
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Bắc Trà My
44
Làng nghề sản
xuất rượu cần, xã
Trà Bui, huyện
Bắc Trà My
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
45
Làng nghề sản
xuất bánh tráng
gạo, xã Trà Sơn,
huyện Bắc Trà My
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Huyện Nam Giang
46
Làng nghề dệt thổ
cẩm Zara, xã
Tabing
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có:
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Tốt :
Không tốt:
Phụ lục 2. Các làng nghề, làng nghề truyền thống được phân bố theo
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (tính đến năm
2016)
TT Tên huyện, thị xã,
thành phố
Số làng
nghề
Tỷ lệ % so
với tổng số
làng nghề
Ghi chú
1 Thị xã Điện Bàn 5 11
2 Thành phố Hội An 4 9
3 Huyện Đại Lộc 6 13
4 Huyện Duy Xuyên 5 11
5 Huyện Quế Sơn 4 9
6 Huyện Nông Sơn 2 4
7 Huyện Phước Sơn 0 -
8 Huyện Hiệp Đức 0 -
9 Huyện Thăng Bình 4 9
10 Huyện Phú Ninh 2 4
11 Thành phố Tam Kỳ 5 11
12 Huyện Núi Thành 2 4
13 Huyện Tiện Phước 0 -
14 Huyện Nam Trà My 0 -
15 Huyện Bắc Trà My 2 4
16 Huyện Nam Giang 1 2
17 Huyện Tây Giang 1 2
18 Huyện Đông Giang 3 7
Tổng cộng 46
Phụ lục 3. Số lao động tại các làng nghề truyền thống được UBND
tỉnh Quảng Nam công nhận [13]
TT Tên làng nghề Tổng số
lao động
tham
gia
Trong đó Thu nhập
BQ ở lao
động (tr.
đồng/lđ/th)
Lao
động
thường
xuyên
Lao
động
thời vụ
1 Làng nghề mộc Kim Bồng 47 47 0 5.25
2 Làng nghề gốm Thanh Hà 52 52 0 3.00
3 Làng nghề trồng rau Trà
Quế
374 219 155 4.20
4 Làng nghề đúc đồng
Phước Kiều
78 31 47 4.00
5 Làng nghề dệt chiếu chẽ
Triêm Tây
30 30 0 1.50
6 Làng nghề chế biến nước
mắm Hà Quảng
6 6 0 3.00
7 Làng nghề bánh tráng Phú
Triêm
130 130 0 2.50
8 Làng nghề dệt chiếu An
Phước
120 120 0 0.60
9 Làng nghề dệt chiếu Bàn
Thạch
510 356 154 1.50
10 Làng nghề dệt vải Phú
Bông – Thi Lai
293 293 0 3.00
11 Làng nghề dệt vải tơ lụa
Mã Châu
505 505 0 2.50
12 Làng nghề chế biến hải sản
Trung Phường
40 40 0 2.50
13 Làng nghề hương Quán
Hương
250 150 100 1.50
14 Làng nghề chế biến nước
mắm Cửa Khe
85 85 0 4.50
15 Làng nghề trồng rau Hưng
Mỹ
550 375 175 4.00
16 Làng nghề mộc Văn Hà 20 10 10 4.10
17 Làng nghề đan lát Tam
Vinh
279 279 0 1.65
18 Làng nghề dệt chiếu Thạch
Tân
150 150 0 1.20
19 Làng nghề bún Phương
Hòa
88 88 0 5.00
20 Làng nghề mây, tre, trúc
Núi Thành
100 100 0 3.00
21 Làng nghề chế biến nước
mắm Tam Tiến
36 20 16 1.20
22 Làng nghề dệt thổ cẩm
thôn Pơrning
87 0 87 0.50
Phụ lục 4. Thống kế số hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống
được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận
TT Tên làng nghề Tổng số cơ sở sản xuất
kinh doanh
DN HTX THT Hộ
1 Làng nghề mộc Kim Bồng 0 0 0 12
2 Làng nghề gốm Thanh Hà 0 0 0 21
3 Làng nghề trồng rau Trà Quế 0 0 1 202
4 Làng nghề đúc đồng Phước Kiều 4 0 0 12
5 Làng nghề dệt chiếu chẽ Triêm Tây 0 0 0 22
6 Làng nghề chế biến nước mắm Hà Quảng 0 0 0 6
7 Làng nghề bánh tráng Phú Triêm 0 0 0 60
8 Làng nghề dệt chiếu An Phước 0 0 0 70
9 Làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch 0 0 1 294
10 Làng nghề dệt vải Phú Bông – Thi Lai 0 1 0 174
11 Làng nghề dệt vải tơ lụa Mã Châu 0 1 0 245
12 Làng nghề chế biến hải sản Trung Phường 0 0 0 10
13 Làng nghề hương Quán Hương 0 0 1 120
14 Làng nghề chế biến nước mắm Cửa Khe 0 0 1 41
15 Làng nghề trồng rau Hưng Mỹ 0 1 0 294
16 Làng nghề mộc Văn Hà 0 0 1 6
17 Làng nghề đan lát Tam Vinh 0 0 0 132
18 Làng nghề dệt chiếu Thạch Tân 0 0 0 140
19 Làng nghề bún Phương Hòa 0 0 0 44
20 Làng nghề mây, tre, trúc Núi Thành 1 0 0 0
21 Làng nghề chế biến nước mắm Tam Tiến 0 0 0 36
22 Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Pơrning 0 0 0 50
Tổng cộng 5 3 5 1.991
Phụ lục 5. Danh sách các làng nghề, làng nghề truyền thống đã đăng
ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
TT Tên nhãn hiệu của làng nghề
truyền thống
Địa chỉ Chủ sở hữu
1 Trống Lâm Yên - LAM YEN
DRUM Làng nghề truyền
thống Trống Lâm Yên LAM
YEN DRUM MAKING
VILLAGE
Xã Đại Minh, huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam
Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp - kinh
doanh tổng hợp
Đại Minh
2 Hương Phú Lộc - PHU LOC
INCENSE Làng Nghề Truyền
Thống Hương Phú Lộc PHU
LOC INCENSE MAKING
VILLAGE
Xã Đại Hoà, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam
Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp - kinh
doanh tổng hợp
Đại Hoà
3 Bánh Tráng Đại Lộc - Dai Loc
Rice Paper Đặc Sản Truyền
Thống Địa Phương LOCAL
TRADITIONAL
SPECIALITY BT ĐL Dai Loc
Dist
Khu 3, thị trấn ái
Nghĩa, huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam
Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp - kinh
doanh tổng hợp ái
Nghĩa
4 Bánh phở sắn – Đông Phú Thị trấn Đông Phú,
huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam
Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp và
kinh doanh tổng
hợp thị trấn Đông
Phú
5 Đồ gỗ mỹ nghệ - Quế Sơn Trung Phước, xã Quế
Trung, huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam (nay
là huyện Nông Sơn)
Hợp Tác Xã Nông
nghiệp Quế Trung
6 Mộc Kim Bồng - Hội An Thôn Trung Hà, xã
Cẩm Kim, thị xã Hội
An, tỉnh Quảng Nam
Hợp tác xã dịch vụ
- du lịch làng nghề
truyền thống Kim
Bồng
7 Nước mắm – Cửa Khe Xã Bình Dương, huyện
Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam
Hợp tác xã Dịch vụ
sản xuất và kinh
doanh tổng hợp
Bình Dương
8 Nước mắm – Tam Thanh Xã Tam Thanh, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam
Tổ hợp tác sản
xuất nước mắm
Tam Thanh
9 Đúc Nhôm Đồng - Phước Kiều Thôn Thanh Chiêm, xã
Điện Phương, huyện
Hội nghề đúc
Phước Kiều
Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam
10 Rau Trà Quế Hội An Xã Cẩm Hà, thị xã Hội
An, tỉnh Quảng Nam
Hợp tác xã nông
nghiệp Cẩm Hà
11 Trầm hương thô – Tiên Phước Thôn Cẩm Tây, xã
Tiên Cẩm, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng
Nam
Hợp tác xã dịch vụ
Sản xuất Chế biến
Nông Lâm Cẩm
Hà
12 Gốm Thanh Hà - Hội An Số 4 Ngô Gia Tự,
thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam
Hiệp hội sản xuất-
kinh doanh hàng
thủ công mỹ nghệ
Hội An
13 Dệt thổ cẩm DHROONG
Thôn Dhrôồng, xã
Tàlu, huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng
Nam
Tổ hợp tác dệt thổ
cẩm Dhrôồng
14 Tre Dừa Cẩm Thanh - Hội An Thôn 6, xã Cẩm Thanh,
thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam
Hội nông dân xã
Cẩm Thanh
Phụ lục 6: Mẫu phiếu điều tra
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày . tháng năm 2016
PHIẾU KHẢO SÁT
(Thuộc đề tài: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
Kính gửi:
I. Thông tin chung:
1. Người khảo sát: . Điện thoại:
( Sở Khoa học và Công nghệ; 54 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam)
Cơ quan được khảo sát:
Địa chỉ: ........
4. Điện thoại liên lạc: ..........
II. Nội dung khảo sát:
Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết:
1. Đơn vị/cơ quan phụ trách quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống tại
địa phương:
- Trước năm 2015:
- Năm 2015 đến nay:
2. Tổng số làng nghề của địa phương:
- Số làng nghề truyền thống hiện nay:
- Số làng nghề truyền thống đã mai một:
- Số làng nghề truyền thống đã được UBND Quảng Nam công nhận:
- Số làng nghề mới hình thành:
3. Hiện trạng các làng nghề hiện có tại địa phương:
3.1 Làng nghề truyền thống:
Thứ
tự
Tên làng
nghề/địa
điểm
Thị trường/khả năng
tiêu thụ sản phẩm
Phát triển làng
nghề có gắn với
hoạt động phát
triển du lịch
Xu hướng phát
triển
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
3.2 Làng nghề truyền thống đã được UBND Quảng Nam công nhận:
Thứ tự Tên làng nghề/địa
điểm
Thị
trường/khả
năng tiêu thụ
sản phẩm
Có gắn với
hoạt động
phát triển
du lịch
Xu hướng phát
triển
1 Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
2 Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
3.3 Làng nghề mới hình thành:
Thứ tự Tên làng nghề/địa
điểm
Thị
trường/khả
năng tiêu thụ
sản phẩm
Có gắn với
hoạt động
phát triển
du lịch
Xu hướng phát
triển
1 Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
2 Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
Thuận lợi:
Khó khăn:
Có :
Không:
Tốt:
Bình thường:
Mai một:
3.4 Danh sách làng nghề truyền thống đã mai một:
4. Việc ban hành các chính sách quản lý thúc đẩy phát triển làng nghề truyền
thống tại địa phương trong thời gian qua (liệt kê các văn bản có liên quan đã
được UBND tỉnh, UBND huyện ban hành và áp dụng tại địa phương)
5. Chính sách để thu hút nghệ nhân tâm huyết với nghề
+ Có
+ Không có
6. Chính sách của địa phương trong việc quy hoạch phát triển làng nghề:
- Có:
- Không:
Liệt kê văn bản đã ban hành (nếu có)
7. Địa phương có chiến lược phát triển làng nghề gắn với du lịch:
- Có:
- Không:
Liệt kê văn bản đã ban hành (nếu có)
8. Nguồn nhân lực hiện có tham gia trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống tại địa phương:
- Số lượng nguồn nhân lực:
- Trình độ:
+ Trên đại học: ..... người.
+ Đại học: ...... người
+ Cao đẳng, Trung cấp: ...... người.
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý làng nghề của nguồn nhân lực:
+ Đáp ứng nhu cầu quản lý làng nghề:
+ Không đáp ứng nhu cầu quản lý làng nghề:
9. Hoạt động đào tạo nhằm phát triển nghề cho làng nghề truyền thống:
- Có hoạt động đào tạo:
- Không có hoạt động đào tạo:
10. Chất lượng lao động tại các làng nghề:
- Độ tuổi đa số của lao động tại các làng nghề
+ Từ 18 tuổi đến 40 tuổi:
+ Từ 40 tuổi đến 60 tuổi:
+ Trên 60 tuổi:
Trình độ nghề:
+ Đã qua đào tạo:
+ Chưa qua đào tạo, làm việc theo kinh nghiệm:
- Khả năng quản lý điều hành làng nghề:
+ Tốt:
+ Bình thường:
+ Không tốt:
11. Hoạt động thanh kiểm tra làng nghề truyền thống tại địa phương:
- Định kỳ thực hiện hoạt động thanh kiểm tra:
- Không thường xuyên thực hiện hoạt động thanh kiểm tra:
- Không thực hiện hoạt động thanh kiểm tra:
12. Hình thức hoạt động thanh kiểm tra làng nghề truyền thống tại địa
phương:
- Yêu cầu gửi báo cáo định kỳ về hoạt động của làng nghề:
- Kiểm tra tại làng nghề:
13. Các chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống từ 2011 đến
nay:
- Các chương trình của trung ương, địa phương hỗ trợ phát triển làng nghề
truyền thống:.
- Các chương trình khác hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống (từ các tổ
chức quốc tế,...):
14. Việc huy động vốn trong nhân dân để phát triển làng nghề:
- Có:
+ Mức độ đóng góp:
. Cao:
. Thấp:
- Không:
15. Về việc đầu tư cơ sở vật chất để phát triển làng nghề từ 2011 đến nay
Có đầu tư: Không đầu tư:
Tổng kinh phí đầu tư:................................
Trong đó:
Năm 2011
Năm 2012:
Năm 2013:
Năm 2014:
Năm 2015:
Năm 2016:
16. Việc tiếp cận các nguồn vay hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống:
Dễ tiếp cận:
Khó tiếp cận:
Ý kiến khác:
17. Vấn đề xử lý môi trường tại các làng nghề:
- Tốt:
- Không tốt:
18. Những khó khăn mà hiện nay mà các làng nghề truyền thống của địa
phương đang gặp phải:
19. Những thuận lợi của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống trong thời gian qua:
20. Vấn đề xã hội hóa của làng nghề tại địa phương
21. Những Khó khăn của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước đối
với làng nghề truyền thống thời gian qua:
22. Kiến nghị của địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng
nghề truyền thống thời gian đến:
Người điều tra Xác nhận của tổ chức được lấy ýkiến
Phụ lục 7. Một số hình ảnh của làng nghề truyền thống
Làng nghề làm gốm Thành Hà, Hội An
Làng mộc Kim Bồng Hội An
Làng nghề bánh tráng Đại Lộc
Làng nghề ở Đại Lộc
Làng nghề trống Lâm Yên
Làng nghề làm nhang hương Đại Lộc
Làng nghề đan lát Tam Vinh, Phú Ninh
Làng nghề mộc Văn Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_lang_nghe_truyen_thong_tre.pdf