Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong tương lai là một trong những
trung tâm trung chuyển hàng không lớn nhất của cả nước, có khả năng cạnh
tranh với các Cảng hàng không của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì
vậy, đòi hỏi hoạt động QLNN trong đó có QLNN về Hải quan phải không
ngừng được hoàn thiện và nâng cao cho phù hợp với trình độ phát triển của
các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, Chi cục Hải
quan CKSBQT Nội Bài đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt QLNN về Hải
quan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn do Cục Hải quan Tp. Hà Nội
giao và các nhiệm vụ chính trị của cửa khẩu sân bay quốc tế. Tuy nhiên trong
quá trình xây dựng và phát triển vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong hoạt
động QLNN về Hải quan của Chi cục, đã được Đề tài làm rõ trong Chương 2
cũng như các nguyên nhân chủ quan, khách quan của các hạn chế đó. Để khắc
phục các hạn chế, tồn tại và phát triển theo đúng chiến lược phát triển Hải
quan Việt Nam đến năm 2020, dựa trên các căn cứ khoa học trong Chương 3
Đề tài đã xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù
hợp trong thời gian tới. Các giải pháp nếu được áp dụng hy vọng sẽ góp phần
tạo lập môi trường QLNN về hải quan đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và phù hợp
với thực tiễn hoạt động XNK tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài, vừa
phát triển giao thương quốc tế vừa khuyến khích sản xuất trong nước, đảm
bảo an ninh kinh tế và an ninh chính trị của nước ta
125 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển Chi cục từ các nguồn: ngân sách, tài trợ từ nƣớc
ngoài, đầu tƣ của khu vực tƣ nhân và các nguồn thu từ việc cung cấp hoặc
xã hội hóa các dịch vụ công.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan tại Chi
cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
Với các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu nhƣ đã trình bày, nhằm
tạo thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát
triển du lịch và giao thƣơng quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục thành lực lƣợng
chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch,
liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ
phát triển kinh tế đất nƣớc; xây dựng Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài trở
thành Chi cục đi đầu trong cải cách hành chính và hiện đại hóa. Thủ tục hải
quan thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và công nghệ thông tin, sử
dụng phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong các khâu nghiệp vụ,
88
kiểm tra hải quan cơ bản chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, góp phần tạo
thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và đảm bảo an ninh chính trị, đáp ứng
yêu cầu hội nhập và phát triển của ngành Hải quan, của Thủ đô và các tỉnh lân
cận. Phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài
trong giai đoạn 2015 – 2020 cụ thể nhƣ sau:
- Thực hiện tốt Luật Hải quan 2014, Chƣơng trình một cửa quốc gia và
một cửa ASEAN; nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan tại ga T2 và ga hàng
hóa; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đảm bảo đúng yêu cầu mục tiêu đề ra.
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin
trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan, trong quản lý điều hành nhằm nâng
cao năng lực quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thƣơng
mại. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình thủ tục tại các
đơn vị, chú trọng vào các quy trình thực hiện trên Hệ thống VNACCS/VCIS,
công tác thanh khoản hợp đồng gia công, tờ khai sản xuất xuất khẩu, doanh
nghiệp chế xuất, hàng hóa tạm nhập - tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế,
hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phấn đấu thu NSNN đạt và vƣợt chỉ
tiêu đƣợc giao.
- Nâng cao hiệu quả công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan phục vụ quản lý rủi ro; mở rộng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan; áp dụng quản lý rủi ro giữa các khâu trƣớc, trong và sau
thông quan.
- Xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung với hệ thống máy
móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa.
- Triển khai hệ thống Chỉ số đánh giá hoạt động của Ngành trong các
lĩnh vực: giám sát quản lý, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, tổ chức cán
bộ, chống buôn lậu và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, vƣớng mắc. Thực
hiện việc đánh giá, phân tích hệ thống chỉ số hoạt động để tìm giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác.
89
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan kết hợp tăng cƣờng kiểm
soát hải quan góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cho xã hội, cộng đồng và
chống thất thu thuế.
- Triển khai Quyết định số 48/2011/QĐ-Ttg ngày 31/8/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
tại CKSBQT Nội Bài.
- Cam kết thực hiện nghiêm Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của
ngành Hải quan. Đề cao kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính: đổi mới mạnh mẽ
phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo, làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ công
chức. Phấn đấu xây dựng hình ảnh cán bộ công chức văn minh, chuyên
nghiệp, ứng xử có văn hóa tạo thuận lợi cao nhất cho hoạt động xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh, xây dựng đơn vị an toàn, không có vụ việc vi phạm
phải xử lý. Góp phần đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp trên địa bàn. Tiếp tục
hoàn thiện một số quy chế phối hợp, quy định nội bộ. Tăng cƣờng công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lân thƣơng mại.
- Chú trọng công tác tự đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức,
tập trung trên một số lĩnh vực: vận hành sử dụng hệ thống máy soi, khai thác
có hiẹu quả hệ thống camera, công tác xử lý vi phạm, quản lý rủi ro.
- Tiếp nhận và đƣa vào sử dụng có hiệu quả trụ sở làm việc của Chi cục.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về Hải quan tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
3.2.1. Nhóm các giải pháp chung
3.2.1.1. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan
Cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan là nhu cầu tất yếu của hệ thống
các cơ quan QLNN về Hải quan của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chi cục
Hải quan CKSBQT Nội Bài đã tích cực triển khai thực hiện Nghị định số
63/2010/NĐ-CP về kiểm sóat thủ tục hành chính trong toàn ngành Hải quan, cố
gắng loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, không cần thiết, niêm yết công khai bộ thủ
90
tục hành chính tại trụ sở Chi cục. Đối với mục tiêu hiện đại hóa, Chi cục luôn
chủ động đánh giá thực trạng công tác QLNN về Hải quan của Chi cục, các yếu
tố tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc, quốc tế và nhu cầu thực
tiễn cho tiến trình hiện đại hóa. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính,
hiện đại hóa hải quản, đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài:
- Xây dựng kế hoạch trọng tâm cải cách hành chính và danh mục hiện đại
hóa cho từng năm và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo chiều sâu trong đó chú trọng đổi
mới phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý. Hỗ trợ đồng hành
cùng với doanh nghiệp. Tập trung tổ chức thực hiện tốt các quy trình, thủ tục
hải quan, văn bản mới ban hành. Chủ động xây dựng quy chế, quy định phối
hợp công tác trên địa bàn, nâng cao vị thế cơ quan Hải quan, hạn chế rủi ro.
Phát huy sức mạnh tổng hợp các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên điạ bàn cửa
khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
- Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện chỉ thị số 04/CT-BTC ngày
20/12/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng
của ngành về tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật khi thi hành công vụ trong ngành
Tài chính. Duy trì kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính và liêm chính hải quan trong
thực thi nhiệm vụ, chống các biểu hiện tiêu cực, trong đó:
+ Duy trì hộp thƣ điện tử, đƣờng dây nóng tiếp công dân để tiếp nhận và
xử lý thông tin phản ánh của doanh nghiệp và ngƣời dân về các vƣớng mắc, chế
độ, chính sách, thủ tục hải quan, tiêu cực của cán bộ công chức.
+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai chƣơng trình, kế hoạch cải cách, hiện đại
hóa nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc với doanh nghiệp khi làm thủ tục, hạn chế tình
trạng phiền hà sách nhiễu của cán bộ công chức đối với doanh nghiệp.
- Tiếp tục hoàn thiện, huy động mọi nguồn lực cho Hệ thống thông quan
tự động VNACCS/VCIS và các phần mềm vệ tinh nhƣ E-manifest, E-C/O, E-
91
Permit, E- Tax... Hoàn thiện cơ sở pháp lý và quy trình thủ tục cho việc triển
khai Hệ thống VNACCS/VCIS theo nội dung của Luật Hải quan năm 2014.
Phân cấp, phân quyền trong việc quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu trên hệ
thống song song với việc đảm bảo hệ thống CNTT, các điều kiện kỹ thuật ổn
định và xây dựng cơ chế bảo trì, bảo dƣỡng vận hành hệ thống. Thực hiện biện
pháp hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hành khách xuất nhập cảnh, phối hợp tốt hơn
với các lực lƣợng chức năng trên địa bàn nhƣ Công an cửa khẩu đảm bảo xử
lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả.
- Tăng cƣờng năng lực công tác quản lý rủi ro, trong đó đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin; xây dựng, ban hành và vận
hành hệ thống QLRR, Bộ tiêu chí rủi ro xác định doanh nghiệp trọng điểm. Áp
dụng thống nhất cơ chế quản lý doanh nghiệp, chủ động xây dựng hồ sơ doanh
nghiệp và theo dõi, đôn đốc, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và xếp hạng rủi
ro doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan QLNN về Hải quan cấp trên, đề nghị:
- Tổng cục Hải quan chỉ đạo sớm hoàn thiện hệ thống VNACCS/VCIS,
tạo tiền đề thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới Cơ chế một cửa
ASEAN theo đúng các cam kết quốc tế. Tổng cục Hải quan đề xuất Bộ Tài
chính xây dựng quy chế phối hợp với Bộ Công thƣơng, Bộ Tài chính, Bộ Giao
thông vận tải triển khai kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia; triển khai kế
hoạch kết nối kỹ thuật giai đoạn hai với các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & môi trƣờng, Bộ Y tế
- Đề nghị Cục Hải quan Tp. Hà Nội tổng kết việc xử lý các lô hàng mã
hàng về bảo quản theo quy định tại Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày về mã
hàng về bảo quản để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định chặt chẽ hơn, phân
định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành, Chi cục Hải quan nơi
92
mở tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu; tăng cƣờng phối hợp quản lý giữa các
Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Tp. Hà Nội (nhƣ Chi cục Hải quan Bắc Hà
Nội, Gia Thụy) nhằm vô hiệu hóa việc doanh nghiệp “lách” mở tờ khai tại
nhiều nơi.
3.2.1.2. Đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật về hải quan
Lãnh đạo và cán bộ công chức của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài
luôn ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác hƣớng dẫn, tuyên truyền là
yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN về Hải quan. Quan hệ
giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp không đơn thuần là quản lý mà còn là
quan hệ đối tác để có những quyết sách phù hợp. Thủ tục hải quan càng thuận
lợi, thông thoáng sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và giá thành của sản phẩm.
Công chức Hải quan văn minh, lịch sự, nghiêm túc, thành thạo nghiệp vụ, ngoại
ngữ sẽ tạo ấn tƣợng tốt và thu hút đƣợc nhiều khách nƣớc ngoài đến tham quan,
du lịch, đầu tƣ, kinh doanh thƣơng mại và làm ăn sinh sống, đem lại lợi ích cho
quốc gia. Vì vậy, đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài:
- Tiếp tục triển khai phổ biến, tuyên truyền theo Quyết định số 87/QĐ-
BTC ngày 11/01/2013 của Bộ Tài chính và Phụ lục 2 Kế hoạch chi tiết thực hiện
phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức hải quan; tuyên truyền hỗ trợ
thông tin cho ngƣời khai hải quan ban hành kèm Quyết định số 204/QĐ-TCHQ
ngày 23/01/2013 của Tổng cục Hải quan. Đề nghị Chi cục chủ động tổ chức,
quán triệt, giáo dục kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ
công chức về công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, truyền thông trong công tác
tuyên truyền trên báo, truyền hình, các trang báo điện tử. Xây dựng website
phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh của Chi cục đạt yêu cầu hiện đại hóa, kết nối
với các trang Thông tin điện tử của Cục Hải quan Tp. Hà Nội và các cơ quan có
liên quan để đảm bảo thông tin đƣợc cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời.
93
- Đối với cán bộ công chức, đề nghị Chi cục kịp thời cập nhật, đăng tải
các tài liệu cần phổ biến chung lên hệ thống mạng nội bộ để tiện tra cứu, đồng
thời có những chỉ đạo cụ thể tại các cuộc họp giao ban định kỳ hay đột xuất.
Ngoài ra, có kế hoạch cụ thể để tổ chức các tọa đàm, hội thảo theo từng
chuyên đề nghiệp vụ, mời giảng viên của Trƣờng Hải quan Việt Nam, Tổng
cục Hải quan và các chuyên gia của các Bộ ngành trực tiếp giảng dạy để nâng
cao trình độ.
- Thƣờng xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, định kỳ
hàng tháng để trao đổi, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng và tháo gỡ các vƣớng mắc
của doanh nghiệp; đa dạng các hình thức trả lời, qua điện thoại, công văn hoặc
mở thêm mục Hỏi đáp doanh nghiệp của Chi cục để trả lời các vƣớng mắc chung
cho tất cả doanh nghiệp cùng theo dõi. Đề nghị thành lập riêng Tổ giải quyết
vƣớng mắc để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hƣớng dẫn, giải đáp và cung cấp thông
tin cho các cá nhân và tổ chức song song với hệ thống đƣờng dây nóng.
Một hình thức đƣợc Trung Quốc áp dụng rất hiệu quả là thông qua
“hiệu ứng của ngƣời nổi tiếng”, mở rộng tầm ảnh hƣởng của công tác tuyên
truyền để hoạt động có tiếng vang. Ngƣời nổi tiếng có thể thu hút đông đảo
quần chúng nhân dân trong vùng, thậm chí trong cả nƣớc hƣởng ứng. Chƣa kể
đến sự hiện diện của ngƣời nổi tiếng có thể kích thích nhiều tập đoàn, doanh
nghiệp muốn quảng cáo, “đánh bóng” thƣơng hiệu bằng việc tài trợ cho các
hoạt động xã hội có ý nghĩa. Đây là hình thức mang lại hiệu quả cao mà Hải
quan Việt Nam nói chung và Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài nói riêng có
thể áp dụng. Ở Trung Quốc, các hình thức tuyên truyền đa dạng đƣợc áp dụng
tổng hợp nhằm tạo ra sự cộng hƣởng. Theo đó, ngoài “hiệu ứng của ngƣời nổi
tiếng”, các cuộc thi về kiến thức về Luật Hải quan thú vị trên truyền hình; các
cuộc thi có phần thƣởng tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất, điểm thông
quan; mở dịch vụ tƣ vấn qua điện thoại, tuyên truyền kiến thức về Luật Hải
quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sẽ góp phần đem lại
hiệu quả tuyên truyền pháp luật về Hải quan.
94
3.2.1.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Hải quan của
Chi cục
Căn cứ các chủ trƣơng, chính sách, văn bản mới của nhà nƣớc, của ngành
Hải quan, từ thực tiễn công tác cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao nguồn nhân
lực của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đề nghị Chi Cục Hải
quan CKSBQT Nội Bài:
- Tổ chức rà soát, bố trí sắp xếp cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức
bộ máy hải quan cho phù hợp với tiến trình hiện đại hóa hải quan và Luật Hải
quan 2014, đảm bảo tinh thần của các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị. Rà soát quy định chuyên môn thực
tế tại các đơn vị để xây dựng nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc và các
tổ, đội công tác và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số đơn vị cho phù hợp với
yêu cầu.
- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bố trí lực lƣợng theo từng chức danh
công việc theo quy định của ngành. Thực hiện Quyết định số 3446/QĐ-
TCHQ ban hành khung năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giám sát quản lý.
Chú trọng công tác trung tâm chỉ huy, tiếp nhận thông tin trƣớc chuyến bay.
Bố trí đủ lực lƣợng khai thác, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, dữ liệu tại trung
tâm phân tích hình ảnh. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm công tác
quản lý rủi ro chuyên trách. Xây dựng mô tả vị trí việc làm và khung năng lực
để lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức,
trình độ, năng lực chuyên môn vào các vị trí, khâu nghiệp vụ trọng yếu. Xây
dựng kế hoạch đào tạo và tự đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức sử
dụng máy soi, camera đáp ứng nhu cầu công việc, chủ động trong quá trình
chuyển đổi vị trí công tác.
Duy trì kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính. Kiên quyết chấn chỉnh, khắc
phục một số tồn tại chủ quan của CBCC trong thi hành nhiệm vụ. Tiếp tục
95
thực hiện Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành quy định trách nhiệm công chức hải quan khi thực hiện
nghiệp vụ hải quan và xử lý công chức hải quan nhũng nhiễu, tham nhũng. Tổ
chức thực hiện đề án “Trang bị camera giám sát trong khu vực thực thi công
vụ của cán bộ công chức hải quan” theo Quyết định số 3954/QĐ-TCHQ ngày
31/12/2014.
- Tổ chức lại các điểm khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp logistic tại CKQTSB Nội Bài. Tập trung các địa điểm khai thác
này vào một địa điểm, bố trí đầy đủ trang thiết bị, văn phòng cho các Hãng
khai thác, ngân hàng, cơ quan hải quan phục vụ hiệu quả, trực tiếp hoạt
động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần bố trí, tổ chức quản lý tách biệt giữa
kho khai thác hàng nội địa và kho hàng hóa xuất nhập khẩu, không để kho
ACS nhƣ hiện nay để kiểm soát tốt về hải quan đối với các điểm kiểm tra.
- Tổ chức lại các cơ quan QLNN chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chất
lƣợng, cơ quan kinh doanh theo hƣớng tập trung, thuận tiện, có phòng giám
định, xét nghiệm các hàng hóa đơn giản (nhƣ kiểm tra nồng độ
phocmandehyd, hiệu suất năng lƣợng), thƣờng xuyên nhập khẩu để giảm
chi phí cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan
- Tăng cƣờng quản lý các kho ngoại quan, đảm bảo đủ điều kiện hoạt
động, trang thiết bị giám sát; kho hoạt động phải phù hợp với mặt hàng. Thí dụ:
mặt hàng đông lạnh nhập khẩu phải có thông báo bảo quản lạnh, cấp đông
- Xây dựng lại Quy định về công tác điều động, luân chuyển cán bộ
công chức trong ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Tp. Hà Nội nói
riêng theo hƣớng vừa chuyên sâu vừa đáp ứng yêu cầu nhiều vị trí công việc.
Thực hiện điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác khoa học, đi dần
vào nề nếp. Không quy định về thời hạn mà quy định theo khung thời hạn.
Những công chức có trình độ chuyên môn cao, cốt cán, không vi phạm kỷ luật
cần đƣợc bố trí thời gian lâu hơn. Mở rộng quyền chủ động điều động, luân
chuyển cán bộ công chức cho cấp Chi cục trƣởng.
96
- Tổ chức phổ biến, quán triệt chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm do Cục Hải
quan TP. Hà Nội giao. Căn cứ tình hình, nhiệm vụ của Chi cục và các Đội, Tổ
công tác xây dựng một số chỉ tiêu phấn đấu trong nội bộ đơn vị. Giao chỉ tiêu
đến từng Đội, Tổ công tác. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp đã đề ra.
Triển khai phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức bằng bảng
phân công theo tuần, tháng, thực hiện phân loại, đánh giá đơn vị và cá nhân theo
mức độ hoàn thành công việc của từng tiêu chí. Chú ý phát hiện, bồi dƣỡng
những điển hình tiên tiến khen thƣởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào thi đua
toàn Chi cục.
Chủ động trong công tác tự kiểm tra nội bộ, tập trung chấn chỉnh thực
hiện quy định sử dụng trang phục Hải quan khi thi hành công vụ. Đề cao hơn
nữa trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm trong công tác tự kiểm tra của Lãnh đạo
các Đội, Tổ công tác, Tổ tự kiểm tra nội vụ của Chi cục. Gắn kết quả tự kiểm
tra với bình x t thi đua hàng tháng. Hàng năm, tổ chức ít nhất 04 đợt kiểm tra
nội bộ theo quy chế và kế hoạch của Cục.
- Đề nghị Cục Hải quan Tp. Hà Nội quy định phân cấp thẩm quyền thành
lập, sát nhập, giải thể cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và tƣơng đƣơng cụ thể hơn
nhằm tăng tính chủ động cho Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài trong việc sắp
xếp, tinh giản bộ máy, cải cách mô hình hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả
chung toàn đơn vị.
- Thành lập Tổ chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiệp vụ nhƣ xác định
trị giá tính thuế, kế toán thuế, phân loại hàng hóa, pháp chế, thủ tục Hải
quan trong đó tập hợp những cán bộ công chức giỏi nhất tại từng đơn vị để
giúp việc Chi cục trƣởng.
- Đề nghị quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ chặt chẽ, khách quan, đặt lợi ích
tập thể lên trên để lựa chọn đƣợc những ngƣời đủ đức, đủ tài vào những vị trí
97
xứng đáng, tránh tình trạng chạy chức chạy quyền hòng tƣ lợi cá nhân. Công
khai, minh bạch các chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác quy hoạch,
điều động, bổ nhiệm cán bộ trong Chi cục.
- Xây dựng “Hệ thống một cửa” để chuẩn bị cho việc thực hiện Cơ chế
một cửa hải quan quốc gia, tiến tới tham gia Cơ chế một cửa ASEAN
3.2.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức
Qua một thời gian thực hiện Quyết định số 475/QĐ-TCHQ ngày 6/3/2012
của Tổng cục Hải quan, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt đƣợc phát sinh
một số khó khăn bất cập, trong đó có những vƣớng mắc do tính đặc thù công
việc tại cửa khẩu sân bay quốc tế nhƣ chƣa đủ thời gian để tào tạo, tự đào tạo
đƣợc một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên sâu, chuyên trách trên một số
lĩnh vực công tác chuyên môn nghiệp vụ nhất là về kỹ năng vận hành, khai
thác sử dụng máy soi, hệ thống camera. Đội tổng hợp phải đảm nhiệm khối
lƣợng công việc lớn, đa dạng ngoài công tác chuyên môn thƣờng xuyên còn
phải giải quyết các công việc liên quan đến công tác Đảng, đoàn thể, xây
dựng lực lƣợng. Vì vậy, đề nghị Cục Hải quan Tp. Hà Nội tiếp tục:
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, trƣớc mắt đào tạo về lĩnh vực soi
chiếu (cấp chứng chỉ), vận hành khai thác thiết bị chuyên dùng; hỗ trợ về giáo
viên, kinh phí tạo điều kiện để đơn vị tập huấn, bồi dƣỡng tại chỗ;
- Khai giảng các lớp bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để đáp
ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính
của Ngành; công tác hiện đại hoá và nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế
của Ngành Hải quan;
- Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức hải
quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phối hợp với các đơn vị
trong và ngoài ngành tổ chức đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ hải quan nói chung và
chuyên sâu; sử dụng có hiệu quả các nguồn trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài nhằm
đảm bảo tính hội nhập, tiên tiến, hiện đại về nội dung và phƣơng pháp đào tạo.
Đóng góp ý kiến vào tài liệu bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo cấp Tổ, Đội.
98
Đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài:
- Đào tạo nguồn nhân lực dài hạn đối với những cán bộ công chức thực sự
tài giỏi, là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn nhƣ thuế, điều tra chống buôn
lậu, kiểm tra sau thông quan tạo điều kiện ƣu đãi về công tác để cán bộ công
chức phát huy sở trƣờng. Tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực về công nghệ thông
tin đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiệp vụ đặt ra trong việc quản lý và hỗ trợ vận hành
hệ thống VNACCS/VCIS.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ công chức tự học tập nâng cao trình
độ, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công chức học thêm
các đại học khác hoặc sau đại học đối với các ngành học phục vụ công tác hải
quan; học để đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc và phấn đấu tham dự thi chuyển
ngạch cao hơn khi đủ điều kiện quy định. Cử công chức tham gia các lớp đào tạo
ngoại ngữ chuyên ngành trong và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
- Cử cán bộ tham gia các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
có trọng tâm, trọng điểm theo từng loại đối tƣợng và thời gian tổ chức. Chú ý
tuyển dụng, đào tạo cán bộ công chức có trình độ chuyên sâu về công nghệ
thông tin để tạo tiền đề cho công tác hiện đại hóa hải quan.
- Tích cực xây dựng đội ngũ hải quan trong sạch, vững mạnh, có năng lực
trình độ và đạo đức công vụ. Nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ,
chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định, quy chế của ngành.
Kiên quyết đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục triển
khai, tổ chức thực hiện chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ trƣởng
Bộ Tài chính về tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật khi thi hành công vụ trong ngành
Tài chính. Tổ chức thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất để đánh giá việc thực
hiện Quyết định 517/QĐ-TCHQ của TCHQ, 10 Điều kỷ cƣơng và khẩu hiệu:
“Thuận lợi - Tận tụy - Chính xác”
99
- Thƣờng xuyên phát động phong trào “Học tập và làm việc theo gƣơng
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Muốn thế
phải tăng cƣờng giáo dục ý thức chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ CBCC để họ
luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và có nhận thức đúng
đắn về vai trò của mình trong công cuộc hiện đại hóa
3.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể
3.2.2.1.Về công tác Giám sát quản lý
Qua kết quả kiểm tra, khảo sát của các cấp và của Chi cục trong thời
gian qua,cho thấy một số cơ sở vật chất đã xuống cấp hƣ hỏng nhiều, gây khó
khăn, bị động trong công tác kiểm tra, giám sát; công tác giám sát quản lý
hàng hóa XNK gặp khó khăn do kho bãi của các công ty NCTS và ALS chật
hẹp và đang trong giai đoạn chuyển đổi. Đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT
Nội Bài:
- Khẩn trƣơng có kế hoạch cụ thế và biện pháp khắc phục để đảm bảo
yêu cầu kiểm tra giám sát, kiểm soát đồng thời góp phần giảm bớt khó khăn
về biên chế của đơn vị. Đề nghị Công ty NCTS và ALS khẩn trƣơng tiến
hành các giải pháp khắc phục theo kiến nghị của cơ quan Hải quan.
- Thƣờng xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục hải
quan tại Chi cục. Trong đó chú trọng kiểm tra các quy trình thủ tục hải quan thực
hiện trên Hệ thống Thông quan tự động VNACCS/VCIS; công tác thanh khoản
hợp đồng gia công, tờ khai SXXK, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa tạm nhập -
tái xuất, kinh doanh bán hàng miễn thuế
Tập hợp những vƣớng mắc phát sinh của việc thực hiện Hệ thống
VNACCS/VCIS và kịp thời báo cáo cấp trên tháo gỡ
- Hòan thiện hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động hải quan, bổ sung một số
chỉ số phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo Chi cục theo từng thời kỳ.
100
Đề nghị Cục Hải quan Tp. Hà Nội xây dựng quy định về áp dụng quản lý
rủi ro đối với hành khách xuất nhập cảnh, hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin
về hành lý trƣớc khi ngƣời nhập cảnh, xuất cảnh đến cửa khẩu để công tác giám
sát, kiểm tra hải quan phù hợp, hiệu quả; bổ sung cơ chế đặc thù cho công tác
quản lý hải quan để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoàn
thành nhiệm vụ chính trị của ngành và phù hợp với Luật Hải quan sửa đổi 2014.
3.2.2.2. Về công tác quản lý thuế
Công tác quản lý thuế đã đƣợc Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài quan
tâm đổi mới về nội dung và phƣơng thức thực hiện. Để có sự thay đổi căn bản,
toàn diện trong công tác này, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, hoàn
thành chỉ tiêu thu hồi thuế nợ đọng, hạn chế phát sinh nợ mới, đề nghị Chi cục
Hải quan CKSBQT Nội Bài:
- Tổng hợp các vƣớng mắc phát sinh của các phần mềm vệ tinh nhƣ
KT559, GTT01 khi kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS để báo cáo, đề xuất
Cục Hải quan Tp. Hà Nội hƣớng xử lý, đảm bảo cho việc thông quan hàng hóa.
- Tiếp tục đề ra các giải pháp mới có hiệu quả; duy trì, thu hút nguồn
thu; chống thất thu, nợ đọng thuế; thực hiện tốt quy chế phối hợp thu giữa Hải
quan - Ngân hàng - Kho bạc; duy trì đối thoại gặp mặt doanh nghiệp.
Đề nghị sớm kết nối mạng giữa doanh nghiệp bán hàng với cơ quan hải
quan và khắc phục một số tồn tại trong việc ghi ch p nội dung hóa đơn, chứng
từ thanh toán, phòng ngừa gian lận trong việc hoàn thuế.
- Tiếp tục thực hiện thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa
của ngƣời nƣớc ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh theo Quyết
định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó:
Đề nghị Đề nghị Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi mẫu hóa đơn hoàn thuế
giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài cho thống nhất, đồng bộ.
101
Đề nghị Tổng cục Hải quan có ý kiến với ngân hàng để sớm khắc phục
tình trạng 02 Ngân hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài nằm
trong khu vực cách ly Quốc tế đi của nhà Ga T1 không có ngƣời trực vào
những khoảng thời gian sáng sớm, đêm muộn nên không thể giải quyết việc
hoàn tiền thuế cho khách xuất cảnh, gây khó khăn cho khách xuất cảnh.
- Đề nghị Cục Hải quan Tp. Hà Nội có hƣớng dẫn cụ thể về việc Luật
Quản lý thuế sửa đổi không quy định rõ thời hạn nộp thuế đối với hàng phục
vụ An ninh quốc phòng. Doanh nghiệp đƣợc ân hạn thuế hay vẫn phải nộp
thuế trƣớc khi thông quan hàng hoá hoặc giải phóng hàng Nhập khẩu sau đó
xin miễn thuế nhập khẩu hoàn lại thuế sau.
- Thƣờng xuyên theo dõi, phân tích kết quả thu và tác động của tình hình
diễn biến kinh tế - xã hội để đƣa ra những giải pháp quản lý hiệu quả. Tổ chức rà
soát toàn bộ nguồn thu, phát hiện kịp thời các địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng, loại
hình kinh doanh có khả năng thu lớn để đƣa ra các giải pháp có tính đột phá phù
hợp với tình hình mới của hoạt động XNK, tìm biện pháp quản lý, khai thác
nguồn thu.
- Đẩy mạnh công tác chống thất thu qua công tác tham vấn giá, xác định
trị giá, xác định mã số hàng hóa , kiểm tra sau thông quan. Tăng cƣờng trao đổi
thông tin với các phòng chuyên môn (thuế XNK, giám sát quản lý, quản lý rủi
ro, kiểm sóat , kiểm tra sau thông quan) và đƣa ra cơ chế phối hợp liên ngành
để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện ra các “địa chỉ” dẫn đến thất thu thuế, các
hành vi gian lận thƣơng mại qua xuất xứ hàng hóa, trị giá hàng hóa, xác định
trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch tăng giảm bất
thƣờng, thuế suất cao.
- Đề xuất Cục Hải quan Tp. Hà Nội giải quyết những vƣớng mắc phát
sinh về chế độ, chính sách thuế làm ảnh hƣởng tới thu nộp thuế. Tổ chức định kỳ
và đột xuất tự kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, phân loại hàng hóa, trị
giá tính thuế để kịp thời phát hiện ra sai sót và có biện pháp khắc phục.
102
- Thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung mặt hàng thuộc Danh mục quản
lý rủi ro về giá do Cục ban hành trên hệ thống GTT01 để chấn chỉnh việc tham
vấn giá, chấp nhận giá thấp hơn Danh mục quản lý rủi ro, chống thất thu thuế.
- Tiếp tục triển khai Thông tƣ 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức tốt việc tiếp nhận
hồ sơ xác định mã số, trị giá hàng hóa trƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu trƣớc khi làm thủ tục hải quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng kiểm tra các trƣờng hợp miễn, giảm, hoàn thuế, không thu
thuế. Thực hiện việc quản lý, miễn thuế hàng hóa thuộc dự án ƣu đãi đầu tƣ đảm
bảo hàng hóa trong nƣớc đã sản xuất đƣợc thì không đƣợc miễn thuế theo đúng
quy định nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc.
- Tiếp tục triển khai, mở rộng kết nối với ngân hàng thƣơng mại, cải tiến
phƣơng thức nộp thuế, tiến tới hoàn toàn thu NSNN qua các ngân hàng thƣơng
mại để rút ngắn thời gian nộp thuế, đảm bảo nhanh chóng và thuận tiện cho
doanh nghiệp. Hoàn thiện triển khai mở rộng cổng thanh toán điện tử; nâng cấp
hệ thống sử dụng bảng kê điện từ có gắn chữ ký số và hệ thống trao đổi thông tin
với Ngân hàng Thƣơng mại, Ngân hàng Nhà nƣớc.
- Thực hiện kiểm soát hồ sơ, giám sát hàng hóa XNK. Kịp thời ngăn chặn
hành vi xuất khống hàng hóa nhằm mục đích chiếm đoạt tiền thuế GTGT thông
qua khấu trừ, hoàn thuế. Tăng cƣờng quản lý, giám sát hàng tạm nhập – tái xuất,
hàng gia công, sản xuất xuất khẩu Thƣờng xuyên rà soát các tài khoản tạm
thu, tạm giữ để chuyển nộp NSNN các khoản quá 135 ngày theo đúng quy định.
Trong công tác quản lý thu hồi nợ thuế, đề nghị Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài xây dựng hồ sơ nợ thuế, thực hiện quản lý nợ theo hƣớng dẫn
của Quy trình quản lý nợ thuế, nợ tiền nộp, nợ phạt đối với hàng hóa XNK. Thực
hiện việc xóa nợ các khoản nợ thuộc đối tƣợng xóa nợ theo Thông tƣ
103
179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, phải kiểm
tra công tác quản lý nợ, phân loại nợ thuế, đôn đốc thu đòi nợ, áp dụng các biện
pháp cƣỡng chế trong thu hồi nợ thuế. Tập trung xử lý thu hồi thuế nợ đọng bằng
cách rà soát các doanh nghiệp có nợ thuế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia
công, tạm nhập - tái xuất. Phân loại, lập danh sách các doanh nghiệp có độ rủi ro
cao để tiện theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ.
3.2.2.3. Về công tác điều tra chống buôn lậu và xử lý vi phạm hành chính
Đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài chủ động tích cực trong
công tác phối hợp thu thập và xử lý thông tin với các lực lƣợng trong và ngoài
ngành (Công an, Quản lý thị trƣờng, thuế ) đảm bảo đúng nguyên tắc, thẩm
quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ nội bộ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để tăng cƣờng công tác kiểm soát chống buôn
lậu, gian lận thƣơng mại, lợi dụng hệ thống thông quan tự động
VNACCS/VCIS. Trƣớc mắt đề nghị xây dựng Bộ tiêu chí khoảng 150 – 200 tiêu
chí phục vụ công tác quản lý đối với doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm,
khoảng 250 hồ sơ rủi ro và tiếp tục thu thập thông tin doanh nghiệp, cập nhật
thông tin về doanh nghiệp
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp
thời các vụ buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, nổi cộm, mang tính đƣờng
dây, ổ nhóm. Tiếp tục Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và triển khai các
chuyên đề về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đã đề ra.
Tập trung đấu tranh, bắt giữ với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái
phép qua biên giới. Tiếp tục thực hiện chuyên đề, chuyên án trọng điểm:
- Mặt hàng trọng điểm: Ma túy, ngà voi, sừng tê giác, súng đạn
104
- Loại hình trọng điểm: nhập kinh doanh, nhập gia công, sản xuất xuất
khẩu, kinh doanh tạm nhập tái xuất
- Tăng cƣờng kế hoạch kiểm tra, hƣớng dẫn công tác chăm sóc, huấn
luyện, sử dụng chó nghiệp vụ; chủ động nắm tình hình địa bàn, xây dựng cơ sở
bí mật và mạng lƣới cộng tác viên.
- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn kỹ năng nhận biết ma túy, kỹ năng
sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị phát hiện ma túy nhanh đến toàn bộ cán bộ
công chức làm công tác kiểm hóa, kiểm soát tại Chi cục
- Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù cho lực lƣợng kiểm soát hải quan
chuyên trách nhƣ luân chuyển, tuyển chọn, lƣơng và phụ cấp, chính sách Xây
dựng và triển khai kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm,
gian lận thƣơng mại phù hợp với quy trình, thủ tục Hải quan mới ban hành và
sự thay đổi về mặt bằng, vị trí làm thủ tục Hải quan tại T2, Ga hàng hóa. Tập
trung tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu thực hiện hệ thống
thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Quy chế phối hợp triển khai “Hệ thống
khai thác thông tin trƣớc chuyến bay tại T2”. Bố trí đủ lực lƣợng khai thác, sử
dụng trang thiết bị kỹ thuật, dữ liệu tại Trung tâm phân tích hình ảnh, trung tâm
chỉ huy. Áp dụng văn bản, quy định về QLRR đối với hành khách, phƣơng tiện
vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa XNK tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Phối hợp triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống máy soi hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, hệ thống camera giám sát tại Ga hàng hóa. Thực hiện các biện pháp tăng
cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cửa hàng miễn thuế, hàng hóa kinh
doanh tạm nhập – tái xuất, dịch vụ chuyển phát nhanh, kho ngoại quan Phát
huy hiệu quả thực hiện các quy chế phối kết hợp công tác với các cơ quan
chức năng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa.
3.2.2.4. Về công tác kiểm tra sau thông quan
Công tác “hậu kiểm” ngày càng quan trọng, trở thành xu thế chung của
công tác kiểm tra hải quan thì kiểm tra sau thông quan có vai trò càng quan
trọng. Vì vậy, đề nghị Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài:
105
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan cụ thể hàng năm để sắp xếp
nhân lực thực hiện cho phù hợp. Đề nghị thực hiện xây dựng kỹ năng kiểm tra
sau thông quan đối với hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và Hệ thống
Thông quan hàng hóa XNK tự động VNACCS/VCIS
- Thực hiện có hiệu quả về công tác kiểm tra sau thông quan theo Thông tƣ
128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, đặc biệt là kiểm tra sau thông quan tại trụ
sở hải quan nhằm giúp Cục kiểm soát tình hình XNK tại Chi cục thông quan.
- Kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị Quản lý rủi ro, Công nghệ
thông tin chỉ đạo các đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác phúc tập, trong đó lƣu
ý các tờ khai luồng xanh, luồng xanh có điều kiện làm cơ sở cung cấp số liệu cho
công tác kiểm tra sau thông quan.
- Đề nghị Tổng cục Hải quan phê duyệt Kế hoạch kiểm tra sau thông quan
hàng năm trƣớc ngày 31/12 để đảm bảo tiến độ thực hiện. Đề nghị Cục Kiểm tra
sau thông quan chia sẻ quyền khai thác kết quả kiểm tra sau thông quan do Cục
Hải quan Tp. Hà Nội thực hiện trên phần mềm STQ01.
3.2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện giải pháp
Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài chủ động tự kiểm tra theo Quy chế
của Cục Hải quan Tp. Hà Nội và các đợt kiểm tra theo kế hoạch, chỉ đạo của
Cục Hải quan Tp. Hà Nội, cụ thể:
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Giải ngân theo đúng tiến độ đáp
ứng kịp thời nhiệm vụ của đơn vị. Chú trọng, tăng cƣờng công tác quản lý tài
sản, cơ sở vật chất vì số lƣợng thiết bị chuyên dùng của Chi cục rất lớn, trụ sở
làm việc đƣa vào sử dụng; tiến hành xây dựng quy định nội bộ về thẩm quyền
quản lý, trách nhiệm của từng Đội, Tổ, Bộ phận công tác.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục phát huy vai trò tổ chức đoàn thể
quần chúng. Thực hiện công văn số 01/TCHQ-TCCB ngày 05/01/2015 của
Tổng cục Hải quan về việc phát động phong trào thi đua trong ngành Hải
106
quan năm 2015 với khẩu hiệu “Đoàn kết - Kỷ cƣơng - Phát triển”. Triển khai
thực hiện kế hoạch phòng chống tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng
năm 2015 của Tổng cục Hải quan (theo Quyết định số 3749/QĐ-TCHQ ngày
15/12/2014) và theo kế hoạch, chỉ đạo của Chi cục Hải quan Tp. Hà Nội. Tiếp
tục học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Hoàn thiện các quy trình, văn bản QLRR áp dụng tại CKSBQT Nội Bài.
Tập trung xử lý vƣớng mắc trong việc tổ chức thực hiện Nghị định 27/2011/NĐ-
CP của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành
khách trƣớc khi nhập cảnh Việt Nam qua đƣờng hàng không.
- Các Bộ, Ngành liên quan có văn bản quy phạm pháp luật về loại hình
kho ngoại quan cụ thể, rõ ràng tránh sự hiểu lầm, gây khó khăn cho việc quản
lý nhà nƣớc về Hải quan.
- Rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ chi NSNN đƣợc giao theo dự toán năm
để báo cáo Cục Hải quan Tp. Hà Nội điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tỷ lệ giải
ngân theo cam kết;
- Xây dựng dự toán năm sát với nhu cầu thực tế, đảm bảo phục vụ tốt nhu
cầu hoạt động của đơn vị;
- Xây dựng đề cƣơng đánh giá việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù cho
giai đoạn 2016 - 2020 và phƣơng án thực hiện
- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc nâng cao tỷ lệ
và chất lƣợng công tác giải ngân. Thƣc hiện công tác đấu thầu, triển khai hợp
đồng các gói thầu: hoàn thiện xây dựng trụ sở Chi cục; mua sắm máy soi hành
lý, hàng hóa bổ sung cho nhà ga quốc tế T2; cung cấp, lắp đặt hệ thống camera
tại tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan; mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật,
bổ sung máy chủ, máy trạm cho hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu hiện đại hóa.
Trƣớc mắt cần bổ sung màn hình 21’’ cho 179 máy trạm và nâng cấp RAM cho
249 máy trạm phục vụ Hệ thống Thông quan tự động VNACCS/VCIS.
107
Tiểu kết Chƣơng 3
Trong Chƣơng 3, tác giả đã trình bày phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN
về quan điểm chiến lƣợc phát triển, mục tiêu phát triển của Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về Hải
quan tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Nhóm các giải pháp chung
gồm: tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy
mạnh hƣớng dẫn, tuyên truyền pháp luật về hải quan, kiện toàn tổ chức bộ
máy QLNN về hải quan của Chi cục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công
chức. Nhóm các giải pháp cụ thể đƣợc đề xuất trực tiếp đối với công tác giám
sát quản lý, công tác quản lý thuế, công tác điều tra chống buôn lậu và xử lý
vi phạm hành chính, công tác kiểm tra sau thông quan. Trong các nhóm giải
pháp này, nếu nhƣ nhóm giải pháp chung giải quyết các vấn đề tổng thể thì
nhóm các giải pháp cụ thể có ý nghĩa thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về Hải quan tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài.
108
KẾT LUẬN
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong tƣơng lai là một trong những
trung tâm trung chuyển hàng không lớn nhất của cả nƣớc, có khả năng cạnh
tranh với các Cảng hàng không của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Vì
vậy, đòi hỏi hoạt động QLNN trong đó có QLNN về Hải quan phải không
ngừng đƣợc hoàn thiện và nâng cao cho phù hợp với trình độ phát triển của
các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, Chi cục Hải
quan CKSBQT Nội Bài đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt QLNN về Hải
quan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn do Cục Hải quan Tp. Hà Nội
giao và các nhiệm vụ chính trị của cửa khẩu sân bay quốc tế. Tuy nhiên trong
quá trình xây dựng và phát triển vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong hoạt
động QLNN về Hải quan của Chi cục, đã đƣợc Đề tài làm rõ trong Chƣơng 2
cũng nhƣ các nguyên nhân chủ quan, khách quan của các hạn chế đó. Để khắc
phục các hạn chế, tồn tại và phát triển theo đúng chiến lƣợc phát triển Hải
quan Việt Nam đến năm 2020, dựa trên các căn cứ khoa học trong Chƣơng 3
Đề tài đã xác định phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù
hợp trong thời gian tới. Các giải pháp nếu đƣợc áp dụng hy vọng sẽ góp phần
tạo lập môi trƣờng QLNN về hải quan đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và phù hợp
với thực tiễn hoạt động XNK tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài, vừa
phát triển giao thƣơng quốc tế vừa khuyến khích sản xuất trong nƣớc, đảm
bảo an ninh kinh tế và an ninh chính trị của nƣớc ta.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2004), Thông tƣ số 33/2004/TT-BCT ngày 15/4/2004 về
việc hƣớng dẫn xử lý hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có
ngƣời nhận tại các cảng hàng không
2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 52/2007/QĐ-BCT ngày 22/6/2006 về
việc ban hành quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử
3. Bộ Tài chính (2009), Quy định 1441/QĐ-BTC ngày 10/6/2009 quy định
về việc hệ thống mục lục ngân sách Nhà nƣớc áp dụng trong các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
4. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 1/5/2010 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
5. Bộ Tài chính (2011), Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 về việc
tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng khi thi hành công vụ
6. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011 ban
hành “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải
quan giai đoạn 2012 - 2015”
7. Bộ Tài chính (2011), Thông tƣ 168/2011/TT-BTC hƣớng dẫn thống kê
nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
8. Bộ Tài chính (2012), Quyết định 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 quyết
định về việc ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác
quản lý tài chính, kế toán, tài sản Nhà nƣớc, đàu tƣ xây dựng và
đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
9. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 87/QĐ-BTC ngày 11/01/2013 về việc
ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013
110
10. Bộ Tài Chính (2013), Thông tƣ 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
11. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 hƣớng
dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi
phát sinh trƣớc 01/7/2007
12. Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
13. Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 quy
định thủ tục hải quan đối với thƣ, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ bƣu chính của doanh nghiệp
14. Bùi Huy Khiên (2013), Quản lý công, Nhà xuất bản Chính trị
- Hành chính
15. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (2011 - 2015),
Báo cáo tổng kết các năm
16. Chính phủ (2006), Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định
chi tiết về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo
17. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc
ban hành tổng thể cải cách hành chính 2011 – 2020
18. Cục Hải quan Thành phố Hà Nội (2011 - 2015), Báo cáo tổng kết
các năm
19. Cục Hải quan Tp. Hà Nội (2013), Quyết định số 2061/QĐ-HQHN ngày
31/12/2013 về việc quy định nhiệm vụ cụ thể của Chi cục Hải
quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và nhiệm vụ của các Đội,
Tổ công tác thuộc Chi cục
111
20. Dƣơng Thị Kim Oanh (2014), “Quản lý Nhà nƣớc về hải quan tại Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội”, luận văn chuyên ngành Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
21. Học viện Hành chính (2003), Giáo trình Hành chính công, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật
22. Lê Thịnh (2009), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hải
quan qua thực tế Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh”, luận văn
chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính
Quốc gia
23. Lê Văn Danh (2005), “Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hải quan
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, luận văn chuyên ngành kinh doanh và
quản lý, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
24. Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận quản lý nhà nƣớc, Nhà xuất bản Hà Nội
25. Nguyễn Đức Hạnh (2000), “Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
Hải quan”, luận văn chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học
viện Hành chính Quốc gia
26. Nguyễn Duy Thông (2010), Cơ cấu lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành
Hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa đến năm 2012,
tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục Hải quan
27. Nguyễn Phi Hùng (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ở các cửa
khẩu hành không quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục
Hải quan
28. Nguyễn Toàn (2007), Nghiên cứu mô hình quản lý hải quan hiện đại tại
các nƣớc phát triển, đề xuất các giải pháp và vận dụng vào điều
kiện Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục Hải quan
29. Nguyễn Tuấn Ngọc (2013), “Quản lý Nhà nƣớc về Hải quan từ thực tiễn
Cục Hải quan Hải phòng”, luận văn chuyên ngành Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
112
30. Nguyễn Văn Chung (2014), “Năng lực công chức thông quan hàng hóa
của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa”, luận văn chuyên ngành Quản
lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
31. Nhiều tác giả, Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh
32. Quốc hội (2001), Luật Hải quan
33. Quốc hội (2005), Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung
34. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế
35. Quốc hội (2013), Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung
36. Quốc hội (2013), Luật Xử lý vi phạm hành chính
37. Quốc hội (2014), Luật Hải quan
38. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày
25/3/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển Hải quan đến
năm 2020”
39. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày
31/8/2011 về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa
quốc gia tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
40. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày
19/01/2012 về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng
hóa của ngƣời nƣớc ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất
cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất.
41. Tổng cục Hải quan (2009), Quy định 2428/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009
về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và giám sát hải quan tại
cảng hàng không quốc tế
113
42. Tổng cục Hải quan (2010), Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ ngày
09/6/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,
thành phố
43. Tổng cục Hải quan (2011), Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày
09/02/2011 về việc ban hành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng
44. Tổng cục Hải quan (2012), Quyết định số 475/QĐ-TCHQ ngày 6/3/2012 về
công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác
45. Tổng cục Hải quan (2013), Quyết định số 204/QĐ-TCHQ ngày 23/01/2013
về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ công chức Hải quan; tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin
cho ngƣời khai hải quan
46. Tổng cục Hải quan (2014), Quyết định số 3749/QĐ-TCHQ ngày 15/12/2014
về việc ban hành kế hoạch phòng chống tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu
cực, tham nhũng năm 2015 của Tổng cục Hải quan
47. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 ban
hành quy định trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp
vụ hải quan và xử lý công chức hải quan có hành vi vi phạm nghiệp vụ
hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng
48. Trần Ngọc Tuấn (2014), “Thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh
nghiệp chế xuất tại Hải Phòng”, luận văn chuyên ngành Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
49. Trần Văn Lộc (2011), Nâng cao hiệu qủa hoạt động tuyên truyền pháp
luật, chính sách về hải quan, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục
Hải quan
50. Vũ Hoàng Dƣơng (2002), “Đổi mới hoạt động của Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng”, luận văn chuyên
ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
51. WCO (1995), Glossary of international customs terms
PHỤ LỤC 1
Mô hình cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài
Chi cục trƣởng
Phó Chi
cục
trƣởng
Phó Chi
cục
trƣởng
Phó Chi
cục
trƣởng
Phó Chi
cục
trƣởng
Phó Chi
cục
trƣởng
Đội
Thủ tục
Hành lý
nhập
khẩu
Đội
Tổng
hợp
Đội
Thủ tục
Hành lý
xuất
khẩu
Đội
Thủ tục
Hàng
hóa
nhập
khẩu
Đội
Giám
sát
Tổ
Kiểm
soát
chống
buôn
lậu
Đội
Thủ tục
Hàng
hóa
xuất
khẩu
Đội
Quản lý
thuế
Đội Kiểm
soát ma
túy và chó
nghiệp vụ
Phụ lục 2
Phƣơng tiện và hành khách xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài
(từ 2011 - 2015)
Chi tiêu Xuất cảnh Nhập cảnh
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015
Phƣơng
tiện
18.190
20.162
20.764
19.928
23.664
18.864
20.464
17.520
19.263
19.536
Hành
khách
1.529.157
2.313.193
2.126.240
1.647.307
2.637.246
1.875.401
2.091.627
2.007.500
2.223.569
2.772.771
(Nguồn: Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài)
Phụ lục 3
Tờ khai, kim ngạch xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài
(từ 2011 - 2015)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
XK NK XK NK XK NK XK NK XK NK
Số lƣợng
tờ khai
17.031
85.670
18.335
84.620
29.718
126.461
34.959
144.659
25.604
127.560
Kim ngạch
(USD)
788.288.784
6.049.367.404
1.043.821.603
2.749.310.752
2.038.564.176
5.641.169.997
2.388.630.059
9.942.146.099
1.598.403.979
5.331.196.235
(Nguồn: Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hai_quan_tai_chi_cuc_hai_quan_c.pdf