Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Mỗi khía cạnh hạn chế, bất cập có nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, tuỳ phạm vi và mức độ. Tuy nhiên có thể khái quát thành những nguyên nhân cơ bản: Một là, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch, bất cập giữa các quy định giữa các văn bản liên quan với nhau, điều này đã đồng thời khiến cho công tác quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã còn nhiều vướng mắc, vi phạm. Hai là, những yếu kém trong năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ tịch. Ba là, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ tịch. Bốn là, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, tác giả luận văn đề xuất và luận giải một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các giải pháp đó là: Một là, hoàn thiện thể chế về quản lý hộ tịch; hai là, nâng cao năng lực bộ máy và công chức làm công tác hộ tịch; ba là, tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức người dân về đăng ký hộ tịch; bốn là, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ hệ110 thống đăng ký hộ tịch; năm là, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; sáu là, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch. Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong đó có tỉnh Kiên Giang đang đứng trước những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Việc thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ đề tài luận văn nêu ra sẽ góp phần hữu ích vào việc quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp xã, ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó góp phần vào việc giải qu

pdf127 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền pháp luật phát triển. 3.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về quản lý hộ tịch - Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Hiện nay bộ máy đăng ký, quản lý hộ tịch ở nƣớc ta gồm 04 cấp Trung ƣơng, Tỉnh, Huyện, Xã; trong đó việc giao đồng thời cho 03 cấp (Tỉnh, Huyện, Xã) trực tiếp đăng ký hộ tịch nhƣ hiện nay: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tƣ pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài; Uỷ ban nhân dân cấp huyện đăng ký việc hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài, thay đổi, cải chính hộ tịch cho ngƣời từ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trƣờng hợp không phân biệt độ tuổi; Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc thay đổi cải chính hộ tịch cho ngƣời dƣới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch cho mọi trƣờng hợp không phân biệt độ tuổi và đăng ký các sự kiện hộ tịch trong nƣớc. Việc quy định nhƣ trên dẫn đến tình trạng cồng kềnh về bộ máy, phức tạp về xác định thẩm quyền, thủ tục đăng ký. Do vậy trong một số trƣờng hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không phân biệt đƣợc 91 thẩm quyền hoặc về phía ngƣời dân đi đăng ký thì khó phân biệt đƣợc yêu cầu của mình do cấp nào giải quyết. Mặt khác, hiệu quả quản lý hộ tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch, công chức Tƣ pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã. Vì vậy, trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng phải luôn nắm vững quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, chính sách của Đảng, nhất là những quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ đƣợc xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng khoá IX về "Đổi mới và nâng cao chất lƣợng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn", theo đó cần: Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nƣớc ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động hƣớng vào phục vụ dân, sát với dân, đƣợc dân tin cậy. Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ thống hành chính ở địa phƣơng, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện. Quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và công chức Tƣ pháp - hộ tịch ở cơ sở và thay thế ngƣời không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng theo pháp luật. 92 Ba là, xây dựng đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch ở cấp xã có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không cửa quyền, hách dịch; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với công chức Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã. - Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch. Thực tiễn quản lý hộ tịch của Nhà nƣớc ta 60 năm qua cho thấy, những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp lý giải về sự hạn chế hiệu quả của lĩnh vực công tác này. Từ bài học kinh nghiệm đó, để giải quyết bài toán đổi mới quản lý hộ tịch, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý hộ tịch. Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, có thể nói hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch ở nƣớc ta đã có sự vận động tích cực và đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng. Với việc ban hành nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch đã mang một sắc thái khác hẳn so với sự trì trệ (thậm chí có thể nói là “đóng băng” của hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch trong thời gian từ năm 1995 trở về trƣớc. Xét từ khía cạnh hiệu quả tác động xã hội, có thể thấy các văn bản nhƣ Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về quản lý hộ tịch, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị định số 35/2000/QH10 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiểu số, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình 93 năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) đạt hiệu quả điều chỉnh xã hội rất cao, đánh dấu bƣớc phát triển về chất của hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, là một lý do quan trọng thúc đẩy hoạt động quản lý hộ tịch đi vào nề nếp với những chuyển biến mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng, thống nhất điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhiều quy định mới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ Trung ƣơng đến các cấp địa phƣơng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện nhằm xây dựng, củng cố và phát triển mô hình đăng ký, quản lý hộ tịch khoa học và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, công dân phục vụ yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Trong đó, điểm đáng ghi nhận là những văn bản đƣợc ban hành trong thời gian gần đây đã đƣợc xây dựng một cách năng động, linh hoạt, phù hợp với đặc thù của đối tƣợng điều chỉnh cũng nhƣ thực trạng hoạt động quản lý hộ tịch, đồng thời ngày càng thể hiện sâu sắc xu hƣớng cải cách hành chính trong thủ tục đăng ký hộ tịch và Luật Hộ tịch đã đƣợc Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01-01-2016. Đây là lần đầu tiên các quy định điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch đối với các sự kiện liên quan đến nhân thân một cá nhân nhƣ: sinh, tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, giám hộ đƣợc nâng lên thành Luật. Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2016, tuy nhiên có nhiều nội dung cần đƣợc triển khai và thực hiện theo lộ trình trong thời gian dài nhƣ: Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý, sử dụng, kiện toàn nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn công chức hộ tịch theo Luật hộ tịch; vấn đề rà soát, đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối đăng ký, quản lý hộ 94 tịch giữa các cấp trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc; vấn đề phối hợp đăng ký hộ tịch với quản lý dân cƣ bằng số định danh cá nhân; vấn đề chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch từ Uỷ ban nhân dân tỉnh về Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành để thực hiện và đảm bảo đến hết ngày 31-12-2019 phải đáp ứng đủ điều kiện thực hiện thống nhất, đầy đủ các quy định của Luật Hộ tịch năm 2014. Tiếp tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung đƣợc giao trong Luật Hộ tịch. Phải hoàn thành việc xây dựng các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Hộ tịch để thi hành. Văn bản quy phạm phải có tính ổn định, hạn chế thay đổi nhiều, nếu có thay đổi thì phải thống kê những danh mục, nội dung còn hiệu lực và những những danh mục, nội dung đƣợc thay thế để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật vào thực tế. Đồng thời việc ban hành văn bản phải đảm bảo tiến độ, tránh để chậm trễ hoặc khi Luật có hiệu lực thi hành rồi mà văn bản hƣớng dẫn vẫn chƣa đƣợc ban hành. 3.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy và công chức làm công tác hộ tịch Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức quản lý hộ tịch chuyên trách hiện nay ở Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng và ở cả tỉnh Kiên Giang nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý hộ tịch cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, cần tiêu chuẩn hoá công chức hộ tịch tƣơng xứng với tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm cũng nhƣ yêu cầu, đòi hỏi xu thế phát triển xã hội. Luật Cán bộ, công chức đã “công chức hoá” đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó công chức Tƣ pháp - hộ tịch là “ngƣời đƣợc tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã”. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch bằng việc tiêu chuẩn hoá tƣơng xứng với tính chất 95 công việc, chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm cũng nhƣ yêu cầu, đòi hỏi của xu thế phát triển xã hội. Để đảm bảo ổn định và nâng cao công tác hộ tịch đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Luật Hộ tịch cần quy định về chức danh Hộ tịch viên trên cơ sở tách riêng công tác hộ tịch khỏi công tác tƣ pháp khác theo hƣớng chuyên nghiệp hoá, Hộ tịch viên có thẩm quyền thực hiện các giấy tờ hộ tịch theo từng cấp và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu sự giám sát, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân cùng cấp (hiện nay, Tƣ pháp – hộ tịch là một công chức giúp việc cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, không trực tiếp ký các loại giấy tờ hộ tịch, do đó không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các loại giấy tờ hộ tịch do công chức Tƣ pháp – hộ tịch lập ra). Vậy, Hộ tịch viên cần đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hộ tịch nhƣ các chức danh tƣ pháp khác (Công chứng viên, Đấu giá viên). Trên cơ sở đó, yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Hộ tịch viên, quyền hạn và trách nhiệm của Hộ tịch viên nên quy định một cách cụ thể trong Luật Hộ tịch. Tiêu chuẩn hoá chức danh Hộ tịch viên ở từng cấp nhằm hƣớng đến việc chuyên nghiệp hoá công tác hộ tịch. Đồng thời tƣơng ứng với các chức danh Hộ tịch viên từng cấp là chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút và bảo đảm cho họ gắn bó lâu dài với công việc. Hộ tịch viên phải có các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức nói chung theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn riêng phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp dựa trên cơ sở quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên công tác, khả năng xử lý công việc, kỹ năng tác nghiệp. Qua thực trạng đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay cho thấy là ở một số xã, phƣờng, thị trấn công chức Tƣ pháp - hộ tịch thƣờng xuyên bị thay đổi, chính vì vậy công chức Tƣ pháp - hộ tịch còn mới, chƣa có kinh nghiệm trong công tác (thâm niên công tác Tƣ 96 pháp - hộ tịch có 126 đ/c công tác trên 05 năm và 157 đ/c công tác dƣới 05 năm); năng lực hoạt động của đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch ở một số xã hiện nay vẫn còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu, tính chất công việc nhiều và phức tạp (còn 45 đ/c chƣa qua đào tạo chuyên môn luật; có 15,9% công chức chƣa đáp ứng đƣợc công việc, trong đó cần phải đào tạo, bồi dƣỡng tiếp 22% công chức, cần phải điều chuyển công việc khác cho phù hợp 20% công chức). Mặt khác, chúng ta có thể thấy việc thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn này hoàn toàn không phải là vấn đề dễ giải quyết vì hai lý do: thứ nhất, trƣớc đây công tác quản lý hộ tịch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên có quan niệm phiến diện cho rằng đây là một loại hoạt động nghiệp vụ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể đảm nhận đƣợc, điều này dẫn đến thực tế là tại một số cấp xã chức danh công chức Tƣ pháp - hộ tịch thƣờng xuyên bị thay đổi hoặc đƣợc bố trí những ngƣời không có chuyên môn đúng lĩnh vực đảm nhận; thứ hai, hầu hết những công chức này là ngƣời địa phƣơng, sống gần dân, hiểu đƣợc phong tục, lối sống, tâm tƣ, nguyện vọng đƣợc ngƣời dân tín nhiệm. Thứ hai, cần sớm kiện toàn 100% công chức Tƣ pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định, đồng thời thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận bảo đảm sự phát triển ổn định của đội ngũ này ở các địa phƣơng. Thứ ba, để kịp thời động viên, khuyến khích công chức Tƣ pháp – hộ tịch ở cơ sở phát huy đƣợc khả năng và trí tuệ phục vụ công việc đƣợc giao, Nhà nƣớc cần có những chế độ chính sách đãi ngộ cho phù hợp, có nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc quyền lợi cho công chức làm công tác Tƣ pháp – hộ tịch hiện nay. Thứ tư, hằng năm tiến hành đánh giá, phân loại chất lƣợng công chức Tƣ pháp – hộ tịch; kiên quyết đƣa ra khỏi vị trí công tác những công chức có 97 năng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 3.2.3. Tăng cƣờng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân về đăng ký hộ tịch Đây là giải pháp cơ bản mang tính quyết định. Bởi vì nhận thức về hộ tịch và quản lý nhà nƣớc về hộ tịch có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch, nhất là đối với nhân dân ở địa bàn tỉnh Kiên Giang do cƣ trú ở những vùng biển đảo, nghề nghiệp sinh sống chủ yêu bằng nghề khai thác thủy sản, nên việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về hộ tịch còn hạn chế, họ chƣa thật sự quan tâm đến quyền lợi của họ về quản lý hộ tịch. Phải trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ mới tự giác, tích cực và chủ động tham gia và thực thi có hiệu quả. Nhất là trong điều kiện hiện nay nhận thức của một số cán bộ và một bộ phận không nhỏ nhân dân về quản lý hộ tịch còn hạn chế. Để nâng cao nhận thức về hộ tịch, quản lý nhà nƣớc về hộ tịch cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Một là, đối với cấp uỷ, chính quyền và cơ quan các cấp (nhất là cấp xã và cơ quan quản lý hộ tịch) cần nhận thức rõ công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch có tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi hoạt động của địa phƣơng, là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền, từ đó tăng cƣờng lãnh đạo, quản lý công tác này, chủ động áp dụng các giải pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý hộ tịch. Hai là, đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch cần thấy rõ chức trách nhiệm vụ của mình đối với công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Cần chủ động theo dõi tình hình phát sinh các sự kiện hộ tịch trong địa bàn để thực hiện việc đăng ký kịp thời, đầy đủ. Đối với địa bàn đi lại khó khăn hoặc những nơi ý thức chấp hành nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của ngƣời dân chƣa tốt thì công chức Tƣ pháp – hộ tịch cần chủ động thực hiện việc 98 định kỳ xuống địa bàn để đăng ký hộ tịch. Đối với công chức Tƣ pháp – hộ tịch, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ gắn liền với tính chịu trách nhiệm trong các hoạt động tác nghiệp. Ba là, đối với ngƣời dân, tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi, thƣờng xuyên các văn bản liên quan đến nhân thân con ngƣời, đặc biệt là Luật Hộ tịch bằng nhiều hình thức nhƣ lồng ghép vào các phong trào ở địa phƣơng cơ sở; thông qua sinh hoạt, hoạt động; phát huy các phƣơng tiện thông tin, truyền thanh pa nô, áp phích, khẩu hiệu để tuyên truyền giáo dục; tuyên truyền giáo dục trong trƣờng học để ngƣời dân hiểu rõ đƣợc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác hộ tịch. 3.2.4. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí, trang bị phục vụ hệ thống đăng ký hộ tịch Nội dung cơ bản là hiện đại hoá cơ sở vật chất, phƣơng tiện, phƣơng thức quản lý. Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho các hoạt động nói chung và hoạt động quản lý hộ tịch nói riêng đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. Hoạt động quản lý hộ tịch ở cấp xã hiện nay đƣợc thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy chế một cửa đƣợc quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Sự đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị cho hoạt động quản lý hộ tịch nói riêng không nằm ngoài những yêu cầu của cơ chế một cửa. Ngày 18-12-2009, Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp ban hành quyết định số 3924/QĐ-BTP về việc phê duyệt Đề án “Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và phân cấp việc in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch” trong đó Đề án cũng xác định đƣợc mục tiêu lâu dài là “Xây dựng lộ trình đăng ký hộ tịch qua mạng Internet, theo đó, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ lƣu trữ hồ sơ gốc qua hệ thống mạng và hệ thống sổ hộ tịch; sau khi đăng ký 99 hộ tịch, ngƣời có yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ nhận bản sao các giấy tờ hộ tịch (bỏ việc cấp bản chính). Thực hiện kết nối thông tin giữa các trung tâm đăng ký hộ tịch, ngƣời dân có thể yêu cầu đƣợc cấp bản sao ở bất kỳ Trung tâm đăng ký hộ tịch nào”. Nhƣ vậy, việc trang bị máy tính có kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý hộ tịch là quy định cứng của pháp luật, chứ không phải là tuỳ điều kiện từng địa phƣơng. Công tác quản lý hộ tịch hiện nay dựa trên rất nhiều biểu mẫu, giấy tờ theo quy định tại Thông tƣ 15/2015/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp, kể từ ngày 01- 02-2016, hệ thống các sổ đăng ký hộ tịch từ 16 loại sổ giảm còn 09 loại sổ, giảm số lƣợng biểu mẫu bản chính từ 34 biểu mẫu còn 02 biểu mẫu, giảm số lƣợng biểu mẫu bản sao từ 32 biểu mẫu còn 12 biểu mẫu, số lƣợng biểu mẫu tờ khai đăng ký hộ tịch giảm từ 25 biểu mẫu còn 19 biểu mẫu. Mặc dù đã có sự tinh giảm nhƣng trên thực tế việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại các cấp vẫn đƣợc thực hiện theo công tác thủ công truyền thống, chủ yếu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp viết tay trực tiếp vào các sổ đăng ký và biểu mẫu hộ tịch khiến mất nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa, sổ và biểu mẫu hộ tịch thƣờng hay thay đổi dẫn đến việc ghi chép các thông tin trong sổ còn thiếu, ghi chép không rõ ràng, ghi nội dung bản chính với bản sao không thống nhất với nhau dẫn tới việc yêu cầu cải chính là tất yếu, do vậy đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản lý, cung cấp thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu, xác minh, xử lý về nhân thân và tình trạng hiện tại của công dân. Đồng thời, việc bảo quản hồ sơ cũng chƣa đƣợc bảo đảm nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc tra cứu, tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức khi trích lục hồ sơ cho công dân có yêu cầu. Ở cấp xã nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung, thời gian qua, việc thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào quản lý nhà nƣớc về hộ tịch là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt 100 động quản lý hộ tịch chậm, mất nhiều thời gian công sức và gây nên nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ sai sót. Hiện nay, khó khăn lớn nhất mà hầu hết cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gặp phải là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nƣớc về hộ tịch chƣa đƣợc đồng bộ hoá, việc đăng ký, quản lý hộ tịch, báo cáo và chuyển tải thông tin về hộ tịch vẫn thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công ghi chép vào sổ lƣu, theo chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng và một năm, cũng nhƣ kết nối Internet để cập nhật các thông tin liên quan đến hộ tịch. Do đó, khả năng cập nhật thông tin về số liệu hộ tịch phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, yêu cầu của ngƣời dân còn rất hạn chế. Để khắc phục bất cập này, cần sớm đặt ra việc đầu tƣ cơ sở vật chất, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào quản lý hộ tịch. Kinh nghiệm của một số nƣớc có hệ thống quản lý hộ tịch, phân cấp tƣơng tự nhƣ nƣớc ta nhƣ: Thái Lan, Đài Loan, cho thấy, khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào quản lý hộ tịch thì cấp huyện luôn đƣợc xác định là nơi tích hợp thông tin về hộ tịch rất quan trọng trong cả hệ thống. Áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý hộ tịch đây là cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng trong việc quản lý hộ tịch và quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực khác. Để làm đƣợc việc đó, thì phải nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp về đầu tƣ cơ sở vật chất, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Một số giải pháp cụ thể, đó là: Đƣa chủ trƣơng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch thành mục tiêu, chƣơng trình hành động của ngành Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang. Để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công tác quản lý hộ tịch, cần đầu tƣ cho mỗi công chức Hộ tịch 01 máy tính riêng có nối mạng Internet. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về công tác hộ tịch, đặc biệt là khi trình độ và 101 kỹ năng nghiệp vụ của công chức hộ tịch còn yếu và thiếu. Đến nay, kho tàng thông tin trên mạng Internet là vô tận. Công chức có thể tra cứu, trao đổi trên nhiều diễn đàn để hoàn thiện các kỹ năng, nghiệp vụ hộ tịch của mình. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tin học quản lý, tin học ứng dụng cho công chức hoạt động trong lĩnh vực Tƣ pháp - hộ tịch. Tăng cƣờng điều kiện vật chất, phƣơng tiện, các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra trực tiếp và gián tiếp qua hệ thống quản lý công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. 3.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quản lý nhà nƣớc về hộ tịch ở cấp xã Theo quy định tại điều 6 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của Giấy khai sinh: “Giấy khai sinh là giấy tờ gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của ngƣời đó. Trƣờng hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của ngƣời đó thì Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh. Theo quy định trên thì các giấy tờ có liên quan về nhân thân của một ngƣời phải có nội dung phù hợp với giấy khai sinh và giấy khai sinh đƣợc xem nhƣ là giấy tờ gốc để điều chỉnh các giấy tờ khác khi có sự sai sót hoặc nhầm lẫn các yếu tố về nhân thân. Chính vì vậy, công tác quản lý hộ tịch liên quan mật thiết đến nhiều công tác quản lý nhà nƣớc khác, điều đó đòi hỏi phải tăng cƣờng phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch, cụ thể nhƣ: 102 Đối với ngành Công an trong quản lý Hộ khẩu, chứng minh nhân dân khẳng định rằng các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân là căn cứ pháp lý để xác định nhân thân của ngƣời đó, nên khi thực hiện nhập khẩu cho một ngƣời thì phải yêu cầu xuất trình giấy khai sinh để xác định nhân thân của ngƣời đó trong hộ khẩu và khi thực hiện làm chứng minh nhân dân thì xuất trình hộ khẩu và các giấy tờ hộ tịch có liên quan để xác định nhân thân của ngƣời đó trong giấy chứng minh nhân dân. Ngoài ra, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu căn cứ trên tàng thƣ hộ tịch, căn cƣớc công dân và tàng thƣ hộ khẩu luôn đƣợc sự quan tâm của ngành Công an và đang phát huy tác dụng rất tốt trong quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng đã và đang có mối quan hệ tốt với cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc cung cấp thông tin về nhân thân của công dân trong thời gian qua. Vì vậy, cần tăng cƣờng phối hợp để trao đổi, cung cấp thông tin và hỗ trợ nhau để xác định chính xác nhân thân của công dân. Ngành Nội vụ trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức: Khi thực hiện tuyển dụng cán bộ, công chức, ngành Nội vụ thiết lập hồ sơ cá nhân của công chức trên cơ sở các giấy tờ về hộ tịch, các loại giấy tờ về hộ tịch phải đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ và đúng quy định nhƣng hiện nay trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức có nhiều loại giấy tờ ghi ngày, tháng, năm sinh khác nhau, nên việc xác định tuổi để thực hiện các bƣớc quy trình bổ nhiệm, ứng cử, bầu cử cho cán bộ và thực hiện chế độ nghĩ hƣu còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần tăng cƣờng phối hợp để trao đổi, cung cấp thông tin để thống nhất về các loại giấy tờ của cán bộ, công chức. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cá nhân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Trong thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên 103 truyền các văn bản pháp luật về hộ tịch và các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện đăng ký hộ tịch rất đa dạng và phong phú với nhiều phƣơng pháp và hình thức thích hợp tuỳ vào từng đối tƣợng nhƣ xây dựng tủ sách pháp luật, tuyên truyền miệng, phát hành tờ rơi, áp phích, băng, đĩa CD, tổ chức thi, phát hành bản tin, website, trợ giúp pháp lý lƣu động Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của công dân về lĩnh vực này, qua công tác thống kê hàng năm thì tỷ lệ đăng ký quá hạn, sự kiện hộ tịch phát sinh không đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký đều giảm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn nhƣ các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về đăng ký hộ tịch còn nằm rải rác tại nhiều văn bản, việc tìm kiếm tra cứu còn hạn chế, ngƣời thực hiện tuyên truyền chƣa nghiên cứu đầy đủ nên việc tuyên truyền chƣa sâu, thiếu đồng bộ, chƣa đạt hiệu quả cao, nội dung tuyên truyền chƣa phong phú, chƣa sát với thực tế của từng đối tƣợng, tài liệu tuyên truyền còn ít. Trong thời gian tới cần có sự phối hợp thƣờng xuyên của cơ quan đăng ký hộ tịch với các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan về lĩnh vực hộ tịch đến với nhân dân. Ngoài ra, còn liên quan đến một số lĩnh vực khác nhƣ: Y tế để dễ dàng xác định độ tuổi, giới tính trong việc cấp thẻ bảo hiểm và khi khám chữa bệnh tại các tuyến bệnh viện, đánh giá đƣợc tỷ lệ về dân số một cách chính xác từ đó giúp cho địa phƣơng cũng nhƣ Trung ƣơng có những hoạch định phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế; Kế hoạch hoá gia đình: Thông qua việc đăng ký khai sinh, chúng ta có thể đánh giá tình hình dân số của đất nƣớc, qua đó có hoạch định cụ thể cho việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Giáo dục và đào tạo: nhằm giúp cho ngành giáo dục quản lý tốt hơn và chặt chẽ về học bạ, lý lịch học sinh, sinh viên của các cấp học, việc quản lý độ tuổi 104 học sinh đến trƣờng, phổ cập giáo dục chặt chẽ hơn; Ngành Lao động – Thƣơng binh và xã hội: tạo điều kiện cho ngành Thƣơng binh và xã hội trong việc quản lý hồ sơ về độ tuổi lao động, chế độ chính sách đối với những ngƣời công tác trong cơ quan nhà nƣớc, những ngƣời có công với cách mạng cũng nhƣ có những quy hoạch đào nguồn nhân lực lao động cho xã hội. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về hộ tịch Trong thời gian qua công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về hộ tịch đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao, việc phát hiện những sai sót trong vấn đề quản lý hộ tịch còn ít, chỉ khi những giấy tờ hộ tịch ấy phát sinh những hệ quả mới thì mới tiến hành kiểm tra, lúc đó cơ quan thanh tra mới vào cuộc. Về công tác lƣu trữ Sổ, hồ sơ hộ tịch: Qua báo cáo kết quả kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch hằng năm của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thì lƣu trữ Sổ, hồ sơ hộ tịch là khâu đƣợc cấp xã thực hiện chƣa đúng quy định pháp luật. Sổ lƣu hộ tịch ghi chép các thông tin còn thiếu, không rõ ràng, lƣu trữ hồ sơ hộ tịch không ngăn nắp, thất lạc, mối mọt xâm hại. Thực trạng này cần phải đƣợc chấm dứt, bởi lẽ công tác lƣu trữ có vai trò hết sức quan trọng trong công tác hộ tịch. Hồ sơ lƣu trữ sẽ là cơ sở pháp lý để tiến hành trích lục hồ sơ cho công dân khi có yêu cầu; đồng thời qua việc lƣu trữ cán bộ lãnh đạo có thể kiểm soát đƣợc các hoạt động quản lý hộ tịch của cơ quan, đánh giá đƣợc trách nhiệm pháp lý của ngƣời yêu cầu và ngƣời thực hiện quản lý hộ tịch. Thời gian, quy trình lƣu trữ phải đƣợc thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật. Tất cả những đều trên sẽ đƣợc giải quyết nếu thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tƣ pháp, 105 Phòng Tƣ pháp đối với công tác hộ tịch ở cấp xã gặp phải trở ngại lớn do sự bố trí cán bộ. Phòng Tƣ pháp có 03 - 05 cán bộ phụ trách các mảng việc, trong đó đa số chỉ có một cán bộ đƣợc phân công phụ trách theo dõi công tác hộ tịch trên địa bàn cấp huyện. Đây cũng là những trở ngại lớn. Tuy nhiên, có thể tăng cƣờng công tác thanh tra theo hƣớng sau: Tôn trọng sự phân cấp, tập trung và đề cao trách nhiệm của ngƣời phụ trách hộ tịch (Chủ tịch, hay Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã), theo đó, quy trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý đối với ngƣời phụ trách trực tiếp. Sai phạm cũng cần đƣợc truy cứu trách nhiệm đối với công chức hộ tịch, vừa ở khía cạnh trách nhiệm pháp lý, vừa ở khía cạnh kinh tế, ví dụ nhƣ trừ đi các khoản thƣởng. Điều này đảm bảo nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nƣớc và tạo ra cơ chế kiểm soát ngay từ khâu đầu tiên ở cơ sở đối với tổ chức thực hiện quản lý hộ tịch. Hằng quý, tiến hành kiểm tra đột xuất đối với một vài xã, phƣờng, thị trấn, từ đó tổng kết, đánh giá và phổ biến kết quả kiểm tra tới các xã, phƣờng, thị trấn khác để các xã, phƣờng, thị trấn này kịp thời chấn chỉnh công tác. Các kết luận kiểm tra cần đƣa ra những dự báo, khuyến cáo về các vấn đề có thể gặp phải trong thời gian tới. Quán triệt thực hiện quy chế một cửa, kết hợp với rà soát, bãi bỏ các quy định trái pháp luật, đi ngƣợc lại quy chế dân chủ ở cơ sở: Hộ tịch ở cấp xã nói chung, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng đƣợc thực hiện theo mô hình “một cửa”. Do vậy, khuyến nghị: các cấp lãnh đạo phải quan tâm chỉ đạo và giám sát thực hiện chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho công chức trực bộ phận một cửa; xây dựng cơ chế giám sát sự tuân thủ quy chế của công chức thực hiện hộ tịch; nâng cao năng lực nghiệp vụ và văn hoá phục vụ nhân dân cho công chức hộ tịch; trang bị thêm cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc của bộ phận một cửa nhằm phục vụ không chỉ cho bộ 106 phận hộ tịch, đó là máy tính, bản tin để niêm yết các thủ tục hộ tịch, tủ lƣu sổ, hồ sơ hộ tịch và các phƣơng tiện văn phòng phẩm cần thiết khác. Bên cạnh quán triệt thực hiện cơ chế một cửa, cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, rà soát, bãi bỏ các quy định sai pháp luật, đi ngƣợc lại quy chế dân chủ, gây phiền hà cho ngƣời dân có yêu cầu. Cần phải khẳng định nhất quán rằng, việc công dân yêu cầu hộ tịch là họ đang tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định (quan hệ thủ tục hành chính). Đây là quyền của họ và tại đây họ cũng có những nghĩa vụ tƣơng ứng, tách biệt với các quan hệ pháp luật khác. Để thực hiện tốt điều này, cùng với quá trình công khai hoá các thủ tục, tuyên truyền pháp luật cho ngƣời dân, thiết nghĩ, sẽ hợp lý và hiệu quả nhất là phát huy cơ chế giám sát của nhân dân. 107 Kết luận chƣơng 3 Hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển. Việc hoàn thiện pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực này phải đƣợc thực hiện trong bối cảnh tổng thể của cải cách hành chính nhà nƣớc, cải cách tƣ pháp và xây dựng nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam, với những cơ sở vững chắc, những lộ trình phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nƣớc, mà còn là một vấn đề cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ xã hội, công dân. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò nhất định không giống nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mối quan hệ của các cơ quan hữu quan. Những định hƣớng và giải pháp đƣợc đề cập, hƣớng tới hoàn thiện ba yếu tố cơ bản của một hệ thống, đó là: đảm bảo một hệ thống thể chế tốt, một lực lƣợng nhân sự hợp lý, đủ tâm, đủ tầm và một cơ chế vận hành tốt, để công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch trở thành một lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính của mọi quốc gia. 108 KẾT LUẬN Hộ tịch là những những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con ngƣời. Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hiện nay hoạt động quản lý về hộ tịch ở nƣớc ta đƣợc quy định trực tiếp trong Luật Hộ tịch. Thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch hiện nay theo pháp luật Việt Nam đƣợc giao cho Chính phủ, Bộ Tƣ pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tƣ pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tƣ pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã và công chức Tƣ pháp – hộ tịch. Luật Hộ tịch ra đời với việc phân cấp mạnh mẽ theo hƣớng chuyển giao một số loại việc trƣớc đây thuộc thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tƣ pháp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Luật này đã tạo nhiều thuận lợi cho ngƣời dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về đăng ký hộ tịch đƣợc nhanh hơn, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, đã xuất hiện những bất cập lớn, từ bản thân các quy định, tới quá trình tổ chức thực hiện của nhiều địa phƣơng. Trong bối cảnh đó, Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý của chính quyền và ngành tƣ pháp tỉnh Kiên Giang đối với hoạt động quản lý, đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã với đề tài “Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Để tạo luận cứ cho việc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp, tác giả tiến hành khảo sát kết quả thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Cùng với việc tổng hợp, phân tích các số liệu trong các báo cáo 109 của Sở Tƣ pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, quan sát thực tiễn tình hình quản lý, đăng ký hộ tịch ở một số địa phƣơng, kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ: đã có sự chuẩn bị và triển khai tốt, từ việc bố trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đầu tƣ cơ sở vật chất, tới việc chế độ làm việc, chế độ báo cáo, công tác lƣu trữ, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, thì công tác quản lý, đăng ký hộ tịch của chính quyền và ngành tƣ pháp tỉnh Kiên Giang còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là về trình độ, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hộ tịch; sự thiếu hụt về trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch; chƣa kịp thời niêm yết đầy đủ, công khai thủ tục, trình tự đăng ký sự kiện hộ tịch; công tác tuyên truyền chƣa sâu rộng. Mỗi khía cạnh hạn chế, bất cập có nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, tuỳ phạm vi và mức độ. Tuy nhiên có thể khái quát thành những nguyên nhân cơ bản: Một là, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch, bất cập giữa các quy định giữa các văn bản liên quan với nhau, điều này đã đồng thời khiến cho công tác quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã còn nhiều vƣớng mắc, vi phạm. Hai là, những yếu kém trong năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ tịch. Ba là, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ tịch. Bốn là, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch, tác giả luận văn đề xuất và luận giải một số phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các giải pháp đó là: Một là, hoàn thiện thể chế về quản lý hộ tịch; hai là, nâng cao năng lực bộ máy và công chức làm công tác hộ tịch; ba là, tăng cƣờng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức ngƣời dân về đăng ký hộ tịch; bốn là, tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ hệ 110 thống đăng ký hộ tịch; năm là, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; sáu là, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Đất nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mọi cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong đó có tỉnh Kiên Giang đang đứng trƣớc những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao quản lý nhà nƣớc về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Việc thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ đề tài luận văn nêu ra sẽ góp phần hữu ích vào việc quản lý nhà nƣớc về hộ tịch trên địa bàn cấp xã, ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó góp phần vào việc giải quyết những việc cụ thể, bức xúc trong thực tế về công tác đăng ký hộ tịch. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh: Giản yếu Hán - Việt từ điển, quyển thƣợng, Nxb, Khoa học xã hội, 1992, tr. 384. 2. Trƣơng Thị Vân Anh (2015), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, thực tiễn ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bộ Tƣ pháp (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch. 4. Bộ Tƣ pháp - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư Liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP- BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác Tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã. 5. Bộ Tƣ pháp (2013), Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp. 6. Bộ Tƣ pháp (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư Pháp quy định về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi. 7. Bộ nội vụ - Bộ Tƣ pháp - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 05 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 8. Bộ Tƣ pháp (2009), Quyết định số 3924/QĐ-BTP về việc phê duyệt Đề án “Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và phân cấp việc in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch”. 9. Bộ Tƣ pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch. 10. Bộ Tƣ pháp (2010) “Tài liệu Hƣớng dẫn nghiệp vụ Tƣ pháp xã, phƣờng, thị trấn”, NXB Tƣ pháp. 11. Bộ Tƣ pháp (2007), “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch”, NXB. Tƣ pháp, Hà Nôị. 12. Bộ Tƣ pháp (2006) “Hƣớng dẫn nghiệp vụ Đăng ký và quản lý hộ tịch”, NXB. Tƣ pháp, Hà Nội.. 13. Chính phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch. 14. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 15. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; 16. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; phường, thị trấn. 17. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002. 18. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. 19. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 20. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với người dân tộc thiểu số. 21. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. 22. Nguyễn Tài Cẩn: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr. 211. 23. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2015), Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2011-2015. 24. Phạm Trọng Cƣờng (2007), Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội. 25. Phạm Trọng Cƣờng (2006), “Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 6/2006. 26. Phạm Trọng Cƣờng (2004), Về quản lý hộ tịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Trần Thị Thu Hiền (2013), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ hành chính công, Học viện Hành chính. 29. Trần Thị Lệ Hoa (2013), “Thực trạng đội ngũ công chức tƣ pháp- hộ tịch và yêu cầu chuẩn hóa”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên đề pháp luật hộ tịch. 30. Phạm Hồng Hoàn (2010), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. 31. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý hành chính - tư pháp (dành cho đào tạo trung cấp hành chính), Nxb. Khoa học kỹ thuật. 32. Nguyễn Văn Khôn: Hán - Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1960, tr. 404. 33. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin, 1998, tr. 835. 34. Nguyễn Lân (chủ biên): Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1989, tr. 321. 35. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân: Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, Tủ sách ĐH Sài Gòn, 1968, tr. 111. 36. Trần Duy Rô Nin (2009), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. 37. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ. 37. Quốc hội (2015), Luật Hôn nhân và gia đình. 39. Quốc hội (2014), Luật Căn cước công dân. 40. Quốc Hội (2014), Luật hộ tịch, Hà Nội. 41. Quốc hội (2006), Luật cư trú 2006 (sửa đổi năm 2013). 42. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi. 43. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự. 44. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình... 45. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2016), Kế hoạch số 233/KH-STP ngày 26- 01-2016 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. 46. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2015), Kế hoạch số 3141/KH-STP ngày 27- 8-2015 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. 47. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2014), Kế hoạch số 35/KH-STP ngày 25-6- 2014 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. 48. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2013), Kế hoạch số 32/KH-STP ngày 03-6- 2013 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực tại 15 Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 49. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang 2013), Quyết định thanh tra số 118/QĐ-STP ngày 20-9-2013 về việc thanh tra hành chính về ghi chú kết hôn có yêu tố nước ngoài đối với Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp. 50. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2012), Kế hoạch số 32/KH-STP ngày 06-6- 2012 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng. 51. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2011), Kế hoạch số 03/KH-STP ngày 15-02- 2011 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. 52. Sở Tƣ pháp ban hành (2011), Quyết định thanh tra số 73/QĐ-STP ngày 30/6/2011 về việc thanh tra hành chính về ghi chú kết hôn có yêu tố nước ngoài đối với Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp. 53. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (năm 2010), Quyết định thanh tra số 84/QĐ- STP ngày 12/7/2010 về việc thanh tra hành chính về đăng ký kết hôn có yêu tố nước ngoài đối với Phòng Hành chính tư pháp. 54. Sở Tƣ pháp tỉnh Kiên Giang (2010), Kế hoạch số 03/KH-STP ngày 02-02- 2010 về việc kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. 55. Trung tâm Thông tin khoa học – Viện Nghiên cứu Lập pháp (2015), Thông tin chuyên đề - Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch, Hà Nội, tháng 5/2013. 56. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo số 273/BC-UBND ngày 24-11-2016 kết quả công tác tư pháp năm 2016. 57.Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 16-8-2016 phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. 58. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 04-6-2015 triển khai thi hành Luật Hộ tịch. 59. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 15-8-2012 triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 60. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 05-8-2011 triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 61. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 15-7-2011 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 62. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (1995), “Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch”. 63. Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr. 9. PHỤ LỤC Bảng 2.1: Đội ngũ công chức Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (năm 2016) Tin học C ấp III C ấp II C ấp I Đ H , C Đ T C L Đ H , C Đ T C K 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 1 An Biên 9 18 9 12 06 17 01 06 12 0 0 06 08 04 18 0 0 12 02 02 02 0 18 16 2 Giồng Riềng 19 38 19 31 07 31 07 26 07 04 01 35 02 01 38 0 0 37 01 0 0 0 38 38 3 Tân Hiệp 11 22 11 14 8 22 0 5 15 2 0 11 7 4 22 0 0 18 3 0 1 0 22 22 4 An Minh 11 21 11 11 10 21 0 9 10 2 0 14 6 1 21 0 0 18 2 1 0 0 20 20 5 Hà Tiên 7 13 04 05 08 13 0 08 05 0 0 09 01 03 13 0 0 06 06 0 01 0 13 13 6 Kiên Lƣơng 8 16 7 7 9 13 3 6 7 3 0 10 5 1 16 0 0 6 7 0 3 0 15 13 7 Vĩnh Thuận 8 16 8 09 07 16 0 06 06 04 0 04 12 0 16 0 0 07 04 02 03 0 16 16 8 Giang Thành 5 10 5 4 6 9 1 4 6 0 0 6 3 1 10 0 0 4 3 0 3 0 10 10 9 Kiên Hải 4 07 03 06 01 07 0 0 04 01 02 03 02 02 06 01 0 04 02 01 0 0 06 07 10 Phú Quốc 10 19 09 15 04 19 0 04 08 06 01 05 10 04 19 0 0 03 09 0 07 0 11 17 11 Rạch Giá 12 24 12 12 12 23 01 08 09 05 02 17 04 03 24 0 0 15 04 01 04 0 21 22 12 Hòn Đất 14 27 14 19 8 25 2 7 15 3 2 11 12 4 27 0 0 16 6 0 5 0 27 27 13 Châu Thành 10 19 10 9 10 14 5 4 11 3 1 8 3 8 19 0 0 12 3 1 3 0 19 19 14 U Minh Thƣợng 6 12 06 07 05 12 0 02 06 04 0 03 06 03 12 0 0 07 02 0 03 01 11 12 15 Gò Quao 11 21 04 15 06 14 07 04 13 04 0 15 03 03 21 0 0 15 04 01 01 0 21 21 145 283 132 176 107 256 27 99 134 41 9 157 84 42 282 1 0 180 58 9 36 1 268 273 D ƣ ới 30 N ữ T ổng số xã có 2 công chứ c Tổng cộng K inh K hác Giới tính Dân tộc Tên Huyện/Quận/ TX/ TP. Thuộc tỉnh N am T ổng số công chứ c TT T ừ 05-10 năm C hứ ng chỉ T ổng số xã, phƣ ờng,thị trấn C hứ ng chỉ T rên 10 năm Thời gian làm công tác TP Luật Khác Trình độ Ngoại ngữ Độ tuổi dƣ ới 05 năm C ao đẳng trở lên Văn hoá T ừ 30 đến dƣ ới 40 T ừ 40 đến 50 T rên 50 Bảng 2.2: Thống kê kết quả đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2016 S T T Nội dung đăng ký hộ tịch Số lƣợng đăng ký Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q u á h ạ n đ ă n g k ý l ạ i đ ú n g h ạ n q ú a h ạ n đ ă n g k ý l ạ i (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) 1 Đăng ký khai sinh 19.349 23.168 9.417 22.430 26.708 8.453 23.777 24.267 6.668 21.883 24.819 9.192 20.871 21.419 7277 19.850 19.003 6.670 18.678 14.983 6.684 2 Đăng ký khai tử 3.610 4.264 122 4.080 4.672 310 4.883 4.490 155 5.748 5.140 154 5.768 4.576 121 5.802 5.651 148 6.182 4.566 127 3 Đăng ký kết hôn 18.098 266 20.927 428 20.813 262 20.435 168 19.081 201 17.798 182 15.281 227 4 Đăng ký việc nuôi con nuôi 69 56 61 90 73 73 50 5 Các việc hộ tịch khác 1.194 1.708 1.295 1.533 1.356 1.101 1.688 5.1 Thay đổi hộ tịch 541 479 331 312 262 278 544 5.2 Cải chính hộ tịch 288 475 479 629 587 464 609 5.3 Các trƣờng hợp khác 365 754 485 592 507 359 535 5.4 Nhận cha, mẹ, con 550 522 463 707 743 601 931 5.5 Giám hộ 05 07 05 35 36 22 58 6 Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác 35 118 382 64 59 52 50 7 Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 4.494 4.773 22.944 26.325 26.753 30.805 Nguồn: Học viên tự khảo sát, thu thập, thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_cua_uy_ban_nhan_dan_cap.pdf
Luận văn liên quan