Câu 15: Theo đánh giá của quý vị,đâu là thành công lớn nhất của quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua?
1. Đáp ứng đủ nguồn vốn: 0
2. Đảm bảo nguồn vốn sử dụng hợp lý, đúng mục đích: 34 (43,59%)
3. Hạn chế thất thoát, lãng phí: 0
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển có hiệu quả hệ thống
188 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khung thuế suất do Quốc hội ban hành, hoặc về dài hạn ở mức
tự chủ cao hơn là HĐND Thành phố có thể tự quyết định ban hành sắc thuế
của địa phương trong khung cho phép của TW thông qua Luật thuế địa
phương. Mở rộng nguồn thu 100% của Hà Nội trong các khoản phí, lệ phí.
Tách riêng các khoản thu có tính chất là giá dịch vụ ra khỏi phí, lệ phí và
tính vào doanh thu, kết quả hoạt động của đơn vị. Đối với các khoản phí, lệ
phí do các cơ quan quản lý nhà nước thu được nộp toàn bộ vào NSNN (không
để lại một phần cho cơ quan thu như hiện nay), chi hoạt động của các cơ quan
này được đảm bảo từ NSNN theo các chế độ, chính sách.
- Về thưởng vượt thu ngân sách so dự toán các khoản thu giữa các cấp
ngân sách địa phương: cần thiết bổ sung quy định việc thưởng thu vượt dự
toán cho chính quyền cấp huyện, xã và do HĐND Thành phố quyết định.
- Không tính vào thu NSĐP các khoản huy động đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng theo quy định khoản 3 Điều 8 Luật NSNN (đối với Hà Nội
và TPHCM tỷ lệ huy động là 100% vốn đầu tư XDCB hàng năm) mà được tính là
khoản vay để bù đắp bội chi của ngân sách cấp tỉnh (như vay để bù đắp bội chi
của NSTW). Đồng thời, không khống chế mức dư nợ huy động đối với Thành
phố Hà Nội mà để HĐND Thành phố quyết định phù hợp với thực tế, đáp ứng
nhu cầu đầu tư các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
với một số điều kiện do Trung ương quy định nhằm hạn chế rủi ro, hạn chế ảnh
hưởng việc thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn.
146
5 KẾT LUẬN
Phát triển KCHT và KCHTGTĐT là đòi hỏi tất yếu của các quốc gia nói
chung và của từng địa phương nói riêng nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi
để mở rộng giao thương buôn bán, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, xây
dựng một không gian đô thị bền vững. Do đặc điểm của KCHTGTĐT nên
phát triển KCHTGTĐT liên quan đến nhiều đối tượng, và lượng vốn lớn, do
đó rất cần vai trò quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho chủ
đầu tư, người dân và Nhà nước. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội, từ luận
án có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. KCHTGTĐT là hệ thống những công giao thông được xây dựng,
nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và vận chuyển hàng hoá,
dịch vụ của các loại phương tiện giao thông diễn ra một cách nhanh chóng,
thuận lợi và an toàn ở các đô thị. KCHTGTĐT là một khái niệm khá rộng,
liên quan đến nhiều loại hình, song trong luận án chỉ tiếp cận KCHTGTĐT
trong phạm vi nội đô bao gồm đường bộ và đường sắt đô thị.
2. Vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT là toàn bộ chi phí được đầu
tư nhằm phát triển KCHTGT ở đô thị. Là một bộ phận của vốn đầu tư, vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT có đặc điểm chung của vốn đầu tư nhưng
có những đặc điểm riêng như: có thời gian đầu tư dài, rủi ro cao phụ thuộc
vào phương thức, chính sách huy động vốn; thường được đầu tư theo các dự
án phát triển và huy động từ nhiều nguồn; hiệu quả vốn đầu tư KCHTGTĐT
được đánh giá trên cả hiệu quả kinh tế xã hội. Đặc điểm của vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT quyết định đến cách thức huy động và quản lý vốn
của Nhà nước. Vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT có thể được huy
động từ nhiều nguồn, song luận án tập trung phân tích chủ yếu về vốn đầu tư
từ NSNN.
3. Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT là
những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan nhà nước có
chức năng, thẩm quyển tới các đơn vị và cá nhân thực hiện quá trình huy
147
động, sử dụng vốn đầu tư, thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước
nhằm phát triển hệ thống giao thông đô thị có hiệu quả. Tiếp cận QLNN về
vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT cả trên 3 phương diện: chủ thể quản
lý, đối tượng quản lý, phương thức quản lý và theo quy trình quản lý từ khâu
huy động, phân bổ, thanh quyết toán và kiểm tra, giám sát vốn.
Mục tiêu của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT nhằm
định hướng nguồn lực vốn, đảm bảo phân bổ hợp lý và hiệu quả nguồn vốn;
phát triển KCHTGTĐT đồng bộ, hài hòa.
QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT được nghiên cứu trên 04
nội dung bao gồm: Một là, lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT;
Hai là, huy động vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT; Ba là, Phân bổ, thanh
quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT và Bốn là, Kiểm tra, giám sát
vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT.
Hiệu quả của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT thông
qua 14 tiêu chí đánh giá theo từng khâu trong quy trình quản lý thể hiện mức
độ phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả, tính công khai minh bạch và hợp lý
của công tác QLNN.
Có 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT. Đó là tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; Đặc điểm kinh
tế, chính trị, xã hội của thành phố; Chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch
phát triển; Tổ chức bộ máy, trình độ của cán bộ và áp dụng công nghệ thông
tin trong quản lý.
4. Kinh nghiệm QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT của
các địa phương trong nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các
thành phố nước ngoài như Thượng Hải (Trung Quốc), Nhật Bản, New
Zealand đều cho thấy, muốn phát triển KCHTGTĐT, tăng cường hiệu lực
QLNN về vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT cần: Một là, Đa dạng hóa
các nguồn vốn đầu tư thông qua việc huy động hiệu quả các nguồn vốn từ
NSNN, quỹ đầu tư, ODA, hợp tác công tư, vay của các tổ chức tư nhân trong
và ngoài nước, tận thu từ giá trị gia tăng từ đất; Hai là, Tăng cường kiểm tra,
148
giám sát của Nhà nước trong quá trình huy động, phân bổ và thanh quyết toán
nguồn vốn.
5. Đối với Hà Nội, QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT là
quá trình quản lý của chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương với
đầy đủ 04 nội dung (từ khâu lập kế hoạch vốn, huy động vốn, phân bổ và
thanh quyết toán vốn; kiểm tra giám sát vốn). Quá trình QLNN về vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh
tế, chính trị, xã hội của một đô thị đặc biệt trong tất cả các khâu của quy trình
quản lý. Vị trí địa kinh tế, chính trị của Hà Nội tác động đến thu ngân sách,
chi ngân sách và quy mô vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT Hà Nội.
Dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT ở chương lý thuyết, trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu
thập từ các báo cáo, nghiên cứu đã công bố; dựa vào kết quả điều tra xã hội
học, quá trình QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội giai
đoạn 2008-2013 đã được luận án phân tích, mổ xẻ, làm rõ các căn cứ, quy
trình và kết quả QLNN trên cả 04 khâu (lập kế hoạch vốn, huy động vốn,
phân bổ, thanh quyết toán và kiểm tra, giám sát vốn). QLNN về vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội giai đoạn 2008-2013, bên cạnh những
thành công đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần tháo gỡ để nâng cao hiệu
quả quản lý trong thời gian tới, biểu hiện: (i) Tính khả thi và hiệu quả công
tác lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT chưa cao; (ii) Công tác
huy động các nguồn vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT chưa đáp ứng
được nhu cầu; (iii) Tính công khai, minh bạch trong công tác phân bổ vốn đầu
tư còn thấp; (iv) Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thanh quyết toán vốn đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị chưa thực sự phát huy tác dụng;
(v) Công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội
còn lỏng lẻo, chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa chú trọng chiều sâu.
Nguyên nhân của các hạn chế là: hệ thống pháp luật và chính sách đối
với QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội vẫn còn nhiều
bất cập; quy định về quy trình quản lý còn nhiều thiếu sót, việc áp dụng quy
149
trình quản lý hiện đại còn yếu; tổ chức bộ máy QLNN về vốn đầu tư phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội chưa chặt chẽ và thống nhất, trình độ, năng lực và
phẩm chất của cán bộ còn hạn chế; quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống
KCHTGTĐT chưa công khai, còn thiếu tầm nhìn dài hạn, và một số nguyên
nhân khách quan khác như vị trí địa kinh tế, chính trị của Hà Nội, đặc điểm
của KCHTGTĐT nói chung và KCHTGTĐT Hà Nội nói riêng...
6. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa,
đảm bảo không gian đô thị xanh, bền vững cho người dân, củng cố vị trí địa
chính trị quan trọng, Hà Nội cần xây dựng và phát triển hệ thống
KCHTGTĐT đồng bộ, hiện đại. Muốn vậy, công tác QLNN về vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội cần được hoàn thiện nhằm huy động và
sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn cho phát triển KCHTGTĐT. Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quản lý thời
gian tới, thực hiện đồng bộ bốn nhóm giải pháp sau: Một là, Hoàn thiện các
chính sách có liên quan đến vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội;
Hai là, Hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
Hà Nội theo hướng hiện đại, khoa học, hiệu quả; Ba là, Hoàn thiện tổ chức bộ
máy QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội; Bốn là,
Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị.
Để thực hiện các giải pháp này Hà Nội cần các điều kiện đảm bảo như
ổn định kinh tế vĩ mô; hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, phát triển đồng bộ
các loại thị trường, phân cấp chặt chẽ giữa Trung ương và Thành phố.
Tóm lại, ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi
các nguồn lực cho phát triển ngày càng trở nên hạn hẹp, KCHT nói chung và
KCHTGTĐT nói riêng đã và đang trở thành “điểm nghẽn”, hạn chế quá trình
tăng trưởng kinh tế. Khoảng cách giữa nhu cầu vốn cho phát triển
KCHTGTĐT với khả năng đáp ứng nhu cầu đó ngày càng xa. Trong điều
kiện đó, việc huy động và quản lý hiệu quả nguồn lực vốn để đầu tư vào
KCHTGTĐT sẽ là nút tháo gỡ để đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững
150
hơn trên cả bình diện quốc gia và địa phương, đặc biệt là các địa phương có vị
trí địa kinh tế, chính trị quan trọng như Hà Nội. Vì thế, nghiên cứu để hoàn
thiện công tác QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội là
một yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hồ Thị Hương Mai (2011), chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở “Cơ chế, chính
sách quản lý vốn nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”,
nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
2. Hồ Thị Hương Mai (2013), “Vốn đầu tư ngoài ngành trong tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, (7).
3. Hồ Thị Hương Mai (2013), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Hà Nội - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, (8).
4. Hồ Thị Hương Mai (2014), “Vốn ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (215).
5. Hồ Thị Hương Mai (2014), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế
và quản lý, (12)
6
152
7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Alfredo E. Pascual (2006), Quan hệ đối tác công cộng và tư nhân: Bài học
kinh nghiệm và những gì ADB có thể mang lại. Dự án Nâng cao hiệu quả
cho người nghèo, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác công tư PPP ngày 12-13/6/2006
tại Hà Nội. Ngân hàng Phát triển Châu Á.
2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Xây dựng (2002), Thông tư liên tịch
02/2002/TTLT - BXD - TCCBCP ngày 08/03/2002 về phân loại đô thị và
cấp quản lý đô thị.
3. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quyết định 4403/QĐ - BGTVT ngày
31/12/2013 về việc phê duyệt đề án huy động các nguồn lực đột phá để
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 Quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công,
Hà Nội, tháng 8.
6. Chính phủ (2014), Dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư, ngày 7/03.
7. Chính phủ (2009), Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo
hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao,Hợp đồng Xây dựng -
Chuyển giao - Kinh doanh,Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản
lý đầu tư phát triển đô thị.
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 2/2009 về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm
2004 Quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thủ đô
Hà Nội.
153
11. Chính phủ (2011), Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của
Chính phủ: Sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu
tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp
đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển
giao.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về quy
định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường và
tái định cư, Hà Nội.
13. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 về phân
loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
14. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/04/2012 Ban hành
chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.
15. Chính phủ (2011), Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
16. Chính phủ (2008), Quyết định 90/2008/QĐ-TTg ngày 09/07/2008 về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020.
17. Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/ 2011 phê duyệt
quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
18. Chính phủ (2010), Quyết định số 1587/QĐ-TTg ngày 25/8/2010 phê duyệt
nhiệm vụ Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
19. Chính phủ (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 về phê
duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
20. Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc
154
phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
21. Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/05/2008 về quy
hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050.
22. Chính phủ (2008), Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg ngày 09/07/2008 phê
duyệt chiến lược phát triển giao thông đô thị Hà Nội đến năm 2020.
23. Chính phủ (2006), Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 Ban hành
quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
24. Cục Thống kê Hà Nội (2013), Niên giám thống kê 2012, Hà Nội.
25. Cục Thống kê Hà Nội (2013), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội TP Hà
Nội tháng 12 năm 2013, Hà Nội.
26. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế chuyên ngành Kinh tế chính trị, Hà Nội.
27. Ðảng bộ TP Hà Nội (2010), Nghị quyết Ðại hội đại biểu Đảng bộ Thành
phố lần thứ 15, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng
01 năm 2012 Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa XI về xây dựng hệ
thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng XI, “Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển
đất nước 5 năm 2011 - 2015”.
30. Nguyễn Đẩu (2007), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế
thành phố Đà Nẵng- Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Trương Minh Dục (2013), Phát huy vai trò nhân dân trong xây dựng và
quản lý đô thị qua kinh nghiệm thực tiễn ở Thành phố Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
155
32. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2010), Một số vấn đề trong công tác thanh
tra, kiểm tra hoạt động đầu tư dự án theo hình thức BOT, BTO và BT, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trang 16-17
33. George E.Peterson (2008), Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho
cơ sở hạ tầng đô thị, Xuất bản của Ngân hàng thế giới và Quỹ Phát triển hạ tầng
công tư, Hà Nội.
34. HĐND Thành phố Hà Nội (20120, Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND
ngày 13/07/2012 về Chương trình giảm thiểu ùn tắc giao thông Thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012-2015.
35. Đỗ Trọng Hiếu (2013), "Kinh nghiệm của một số nước hạn chế nguy cơ
thách thức đối với giao thông vận tải đô thị", Tạp chí Giao thông vận tải,
tháng 05.
36. Hồ Công Hòa (2011), “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp tăng nguồn
vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường
ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, (40).
37. Bùi Minh Huấn (1996), Phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
38. Kho bạc Nhà nước Hà Nội (2014), Báo cáo quyết toán vốn đầu tư từ
NSNN của Sở Giao thông vận tải năm 2013.
39. Tạ Văn Khoái, (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ
ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý kinh
tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
40. Nguyễn Dục Lâm (2004), Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và quản
lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Liên danh PPJ (2010), Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải
Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ngày
02/04/2010 tại Hội nghị đóng góp ý kiến do VUPDA tổ chức.
156
42. Hoàng Văn Lương (2011), “Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của Nhà nước và vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nhà nước trong việc
kiểm toán các dự án đầu tư”, Tạp chí Kiểm toán Nhà nước, (2).
43. Hồ Văn Mộc, Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb
Đồng Nai.
44. Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009.
45. Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012.
46. Ngân hàng thế giới (2013), Đánh giá khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng địa
phương ở Việt Nam.
47. P.A.Samuelson,William D. Nordhaus (2011), Kinh tế học, NXB Thống kê,
Hà Nội.
48. Trần Minh Phương (2012), Phát triển KCHTGT đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Viện Chiến lược
phát triển.
49. Pritchett, L (2000), "Sự chuyên chế của của khái niệm: CUDIE (tích luỹ,
khấu hao, nỗ lực đầu tư) là không vốn", Tạp chí Tăng trường kinh tế, số
5(361- 384).
50. Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, ngày 28/12.
51. Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, số 31/2004/QH11, ngày 03/12.
52. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, ngày 29/11.
53. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12
54. Quốc hội (2012), Luật Thủ đô, số 25/2012/QH13, ngày 21/11/2012.
55. Sở Giao thông Hà Nội (2014), Tổng hợp nguồn vốn đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông Hà Nội giai đoạn 2006 - 2013, Hà Nội.
56. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết phát triển hạ tầng
giao thông giai đoạn 2000 - 2010, Hà Nội.
57. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội (2011), Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật năm 2006 - 2010, Hà Nội.
58. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội (2013), Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ
157
tầng kỹ thuật trong những năm qua và nhu cầu 2011 - 2020, Hà Nội.
59. Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội (2013), Hiện trạng đầu tư trong những năm
qua và định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội đến năm 2020, Hà
Nội.
60. Sở Tài chính Hà Nội (2009), Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách
nhà nước năm 2008 và kế hoạch 2009, Hà Nội.
61. Sở Tài chính Hà Nội (2010), Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách
nhà nước năm 2009 và kế hoạch 2010, Hà Nội.
62. Sở Tài chính Hà Nội (2011), Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách
nhà nước năm 2010 và kế hoạch 2011, Hà Nội.
63. Sở Tài chính Hà Nội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách
nhà nước năm 2011 và kế hoạch 2012, Hà Nội.
64. Sở Tài chính Hà Nội (2013), Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách
nhà nước năm 2012 và kế hoạch 2013, Hà Nội.
65. Sổm Bắt Dialyhơ (2010), Phát triển thành phố Viêng Chăn theo hướng đô
thị bền vững, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện
Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
66. Nguyễn Hồng Thái (2012), “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông”, Tạp chí Trường đại học Giao thông vận tải.
67. Thành uỷ Hà Nội (2014), Kết quả 3 năm triển khai thực hiện chương trình
số 07-CTr/TU ngày 14/01/2014 của Thành uỷ về “Tập trung xây dựng hạ
tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn
2011 - 2015”.
68. Thành uỷ Hà Nội (2012), Quyết định số 54-KH/TU ngày 27 tháng 4/2012 về
kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần thứ tư BCHTW khóa XI về Xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
69. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày
19/11/2010 về ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư.
158
70. Trang thông tin điện tử của Ban Nội chính Trung ương (2013), Kinh nghiệm
quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới, ngày 01/10.
71. Phan Lan Tú (2002), Khai thác và quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam, luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài
chính.
72. Tuổi trẻ online, Kêu gọi vốn tư nhân đầu tư hạ tầng,
(
73. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Nghiên cứu các giải pháp nhằm khai
thác và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư do thành phố quản lý để phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô, Đề tài nghiên cứu cấp
Thành phố, Hà Nội.
74. UBND Thành phố Hà Nội (2007), Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị
Hà Nội từ nguồn NSNN, Tham luận tại Hội thảo “Hiệu quả đầu tư trong
xây dựng cơ bản” của Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, ngày 05/10.
75. UBND Thành phố Hà Nội, Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị
quyết số 15 của Quốc hội (khoá XII) về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành
chính thủ đô.
76. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Đề án định hướng thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà
tài trợ giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo của Thành phố Hà
Nội, tháng 12.
77. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày
10/06/2011 về phát triển giao thông vận tải của thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2015.
78. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định 37/2010/QĐ-UBND ngày
20/8/ 2010 Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
79. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày
21/05/2012 về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư
và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
159
80. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày
15/12/2010 về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa các cấp ngân sách.
81. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày
09/04/2009 Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng
vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội.
82. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Thông báo số 166/TB-UB ngày
02/12/2013 Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo tại
cuộc họp về việc rà soát các dự án BT trên địa bàn Thành phố.
83. Uỷ ban Kinh tế của quốc hội và UNDP Việt Nam (2013), Phương thức đối
tác công - tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt
Nam, Nxb Tri thức.
84. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, ngày 28/12.
85. Nguyễn Quang Vinh (2001), Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực kết
cấu hạ tầng.
86. Vụ Kinh tế Tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Huy động các
nguồn vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư cho các công trình giao thông vận
tải đến năm 2010, Đề tài cấp Bộ.
Tài liệu tiếng Anh
87. A.Kemp & V Mollard (2013). Value capture mechanisisms to fund
transport infrasture” Nera Economic Consulting, Sydney; I Wallis, lan
Wallis Associates Ltd, Wellington.
88. Alfen Consult (2006), The role of On - Budget and off - budget finance
Structures in PPP Projects 3rd Workinh group Meeting, Vienna, Austria,
24 - 25 April 2006.
89. Clarendon Press (1989), English Ditionery Oxford, NXB. Clarendon,
Oxford.
160
90. Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris
Papageorgiou (2011),“Investing in Public Investment: An Index of Public
Investment Efficiency”, International Monetary Fund.
91. Hilling, Hoyle (1993) Transportan development London
92.
data/infrastructure
93. Jim Brumby, Era Dabla-Norris, Annette Kyobe, Zac Mills, Chris
Papageorgiou (2011), Roads to nowhere or bridges to growth: What do
we know about public investment efficiency in developing countries?
94. Jonhson (1970), The organization of space in developing countries, USA
95. N. Gregory Mankiw, Macroeconomics -Harvard University-Third Edition,
Worth Publishers
96. Om Prakash Mathur (8/1999), Municipal Finances in Developing
Economies of Asia - Document of Regional Workshop on Financial
Management of Urban local governments of Asia Pacific Region
97. Tony Addison và Pb Annad (2012), Aid and Infrastructure Financing:
Emerging challenges with a focus on Africa.
98. World Bank Group: Chapman, R. and S.Cuthbertson (1996),
Infrastructure Projects - Allocating Risk, Private Sector Note 80,
Washington DC.
Tài liệu trực tuyến
99.
va-giai-phap-phat-trien-giao-thong-mo-rong-do-thi-o-viet-nam.html
100.
cua-quy-hoach-do-thi.html
101.
dong-cua-thuong-hai.html
102.
103.
luc-dot-pha-dau-tu-ket-cau-ha-tang-giao-thong/191930.vgp
161
104.
giao-thong/20122/126656.vgp
105.
191.aspx
106.
88141.htm
107.
nguon-von-Nha-nuoc-nhu-the-nao-31911/
108.
nhieu-du-an-giao-thong-von-oda-cham-tien-do-32348/
109.
/vcmsviewcontent/CJle/701/701/113845
110.
duong-sat-do-thi-khong-the-cham-hon
111.
112.
giam-ganh-nang-ngan-sach-bang-hop-tac-cong-tu/
113.
quyhoachdothi/3398-quan-ly-phat-trien-do-thi-ben-vung-mot-so-bai-hoc-
kinh-nghiem.html
114.
cong-cua-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-292530/
115.
20111018034047107.htm
116.
tu/148/7457165.epi
117.
Quoc/45/12521354.epi
118.
cong-trinh-xay-dung-kinh-nghiem-tu-nhat-ban.html
162
119.
tinh-88141.htm
120.
153/871/PHAP-Nhung-kinh-nghiem-quy-ve-phuong-thuc-tham.aspx
121.
77014&item_id=88652149&p_details=1
122.
phai-huong-den-su-ben-vung.aspx
123.
nao-cho-hieu-qua-.html#.U326SnZdB-8
124.
tuy-tien/41672.tctc
125.
570043.tpo
126.
011172439.html
163
8 PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Kính thưa quý vị,
Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, và đang đòi
hỏi tiếp tục được đẩy mạnh, nhằm đạt được những thành quả bền vững. Một trong
những nội dung then chốt của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là cần nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với các mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề
quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
nói chung, của thủ đô Hà Nội nói riêng. Để có thông tin đánh giá xác thực về những
thành công, hạn chế và góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị ở Hà Nội, chúng tôi tiến hành
trưng cầu ý kiến của quý vị về một số vấn đề liên quan.
Trong phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và
phương án trả lời, quý vị đồng ý với phương án trả lời nào xin đánh dấu "X" vào ô
tương ứng hoặc khoanh tròn vào số thứ tự của phương án. Nếu có ý kiến gì khác
ngoài các ý kiến trên, xin quý vị cho biết vào phần cuối của bảng điều tra.
Ý kiến của quý vị sẽ góp phần quan trọng cho thành công của cuộc khảo sát,
góp phần tìm ra được những chủ trương, chính sách và định hướng phát triển phù
hợp với nhu cầu thực tiễn của đất nước trong lĩnh vực này.
164
(Quý vị không cần ký hoặc ghi tên vào phiếu này).
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý vị!
165
Câu 1: Quý vị đánh giá như thế nào về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội thời gian qua?
Nội dung
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Đảm bảo tuân thủ đúng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển giao
thông vận tải Thành phố
2. Đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế
- xã hội và nhu cầu đầu tư của Thành phố
3. Đảm bảocân đối giữa nhu cầu đầu tư
và khả năng huy động, cân đối các nguồn
vốn đầu tư của Thành phố
4. Công tác thực hiện kế hoạch vốn
thuận lợi, không phát sinh vướng mắc
5. Kế hoạch đầu tư vốn bám sát nhu cầu
thực tế, ít phải điều chỉnh tổng dự toán
khi thực hiện
6. Kế hoạch đầu tư vốn đảm bảo công
khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của các
bên tham gia
Câu 2: Theo đánh giá của quý vị, tỷ lệ nguồn vốn huy động ngoài NSNN
so với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời
gian qua đã đạt mức độ nào?
1. Cao
2. Trung bình
166
3. Thấp
4. Không đáng kể
Câu 3: Theo đánh giá của quý vị, sự đáp ứng của các nguồn vốn huy động
đượcso với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua đã đạt mức độ nào?
1. Đủ nhu cầu
2. Phần lớn nhu cầu
3. Một phần nhu cầu
4. Rất ít nhu cầu
Câu 4: Trong khi nguồn vốn ngân sách còn gặp khó khăn, huy động vốn
đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội bằng
cách đấu giá quyền sử dụng đất là biện pháp cần thiết?
1. Đồng ý
2. Không đồng ý
Câu 5: Theo quý vị, trong thời gian qua, lượng vốn thu được bằng cách
đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả như thế ?
1. Nhiều, đáp ứng được yêu cầu
2. Vừa, đáp ứng một phần yêu cầu
3. Ít, chưa đáp ứng được yêu cầu
4. Rất ít, không đáng kể so với yêu cầu
Câu 6: Quý vị đánh giá đâu là vấn đề gặp phải trong huy động các nguồn
vốn đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
bằng biện pháp đấu giá quyền sử dụng đất?
1. Là phương án tốt, không có vấn đề phát sinh
2. Tính toán giá đất chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp
3. Tính toán giá đất chưa hợp lý, gây thất thoát nguồn lực
4. Không ổn định, phụ thuộc vào thị trường bất động sản
5. Chi phí huy động vốn còn cao
167
Câu 7: Quý vị đánh giá công tác phân bổ, thanh quyết toán vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua như thế nào?
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Quan tâm đầu tư vốn cho các dự án
phát triển giao thông đô thị
2. Ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình
giao thông trọng điểm
3. Vốn đầu tư hợp lý, đúng mục tiêu,
đúng đối tượng, tránh tràn lan
4. Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án
5. Đảm bảo công khai, minh bạch trong
công tác phân bổ vốn đầu tư
6. Mức độ cụ thể, chính xác, kịp thời trong
việc hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán
7. Đảm bảo thanh, quyết toán đúng tiến
độ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu
Câu 8: Theo đánh giá của quý vị, nợ đọng vốn đầu tư trong phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian quaở mức độ nào?
1. Không nợ đọng: 0
2. Nợ đọng ở số ít dự án
3. Nợ đọng ở khá nhiều dự án
4. Nợ đọng ở phổ biến các dự án
Câu 9: Theo đánh giá của quý vị, nợ đọng vốn đầu tư trong phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua chủ yếu do nguyên
nhân nào?
1. Do công tác huy động vốn không đảm bảo
2. Do phân bổ vốn đầu tư dàn trải
3. Do thực hiện vượt mức cho phép
168
4. Do điều chỉnh vốn không cân đối với tổng vốn
Câu 10: Theo quý vị, công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua đã được thực hiện ở mức
độ thế nào?
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Hệ thống văn bản pháp luật quy định
cho công tác kiểm tra, giám sát
2. Công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu
tưcó đảm bảo thường xuyên, kịp thời?
3. Công tác kiểm tra, giám sát có đảm
bảo đầy đủ của nội dung quá trình đầu tư
vốn?
4. Có phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung
thực, khách quan các nội dung kiểm tra,
giám sát hoạt động đầu tư vốn?
5. Hệ thống chế tài xử lý vi phạm có cụ
thể, đủ mạnh và rõ ràng không?
6. Các hình thức khen thưởng, khuyến
khích các chủ thể thực hiện tốt có được
áp dụng không?
Câu 11: Theo đánh giá của quý vị, đâu là hạn chế lớn nhất của quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua?
1. Phân bổ vốn dàn trải, không tập trung vào các dự án trọng điểm
169
2. Xảy ra tình trạng đội vốn ở các công trình
3. Nợ đọng vốn đầu tư
4. Thất thoát, lãng phí vốn
5. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao
Câu 12: Theo đánh giá của quý vị, thất thoát vốn đầu tư trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua ở mức độ nào?
1. Không thất thoát
2. Thất thoát từ 0% - 10%
3. Thất thoát từ 10% - 20%
4. Thất thoát >20%
Câu 13: Theo đánh giá của quý vị, thất thoát vốn đầu tư trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua do những
nguyên nhân nào?
1. Do chất lượng công tác quy hoạch chưa cao
2. Do chất lượng công tác lập kế hoạch chưa phù hợp: đầu tư dàn trải, kéo dài,
kém hiệu quả
3. Do định giá đất đai trong huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách không hợp lý
4. Do quá trình giám sát, nghiệm thu công trình chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng
Câu 14: Theo đánh giá của quý vị, quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội đã thực hiện
mục tiêu dưới đây như thế nào?
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Định hướng, huy động có hiệu
quả các nguồn lực trong và ngoài
nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển KCHTGTĐT
170
2.Phân bổ nguồn vốn hợp lý,
đúng đối tượng, đúng mục đích
3. Hạn chế thất thoát, lãng phí,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư
4. Phát triển có hiệu quả hệ
thống KCHTGTĐT
Câu 15: Theo đánh giá của quý vị, đâu là thành công lớn nhất của quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua?
1. Đáp ứng đủ nguồn vốn
2. Đảm bảo nguồn vốn sử dụng hợp lý, đúng mục đích
3. Hạn chế thất thoát, lãng phí
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển có hiệu quả hệ thống
KCHTGTĐT
Câu 16: Theo đánh giá của quý vị, đâu là nguyên nhân đưa tới những
thành công của quản lý vốn đầu tư trongphát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị của TP Hà Nội thời gian qua?
1. Khung khổ pháp lý đã được hoàn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế
2. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy rõ ràng
3. Nhà nước có những chính sách ưu tiên cho Hà Nội
4. Hà Nội có vị trí, thế mạnh về kinh tế, chính trị của một Thủ đô
5. Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị từng
bước được hoàn thiện
6. Thành phố Hà Nội có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị hợp lý
7. Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý
171
Câu 17: Theo đánh giá của quý vị, những hạn chế của công tác quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua là
do những nguyên nhân nào sau đây?
1. Khung khổ pháp lý chưa đầy đủ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế
2. Do đặc điểm của Thủ đô
3. Bộ máy quản lý chưa chặt chẽ và thống nhất
4. Trình độ, phẩm chất và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý còn
hạn chế
5. Việc tuân thủ các quy định về quản lý vốn chưa nghiêm túc
6. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
chưa hợp lý, thiếu tầm nhìn
7. Công nghệ quản lý lạc hậu
Câu 18: Các ý kiến khác: ...................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 19: Cuối cùng, đề nghị quý vị cho biết đôi điều về bản thân
1. Tuổi: (ghi cụ thể): 2. Giới tính: 1. Nam: 2. Nữ:
3. Trình độ học vấn
1. Dưới đại học
2. Đại học
3. Thạc sỹ
4. Tiến sỹ
172
4. Công việc chính hiện nay
1. Trực tiếp làm chuyên môn
2. Quản lý/lãnh đạo
3. Khác (ghi rõ): Chuyên gia, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn quý vị!
173
Phụ lục 2
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
I. Về phiếu điều tra
+ Để đánh giá QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội, tác
giả đã tiến hành điều tra xã hội học và phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến vốn
đầu tư phát triển KCHTGT của Hà Nội với 3 đối tượng sau:
- Các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc cơ quan QLNN của Thành phố như:
HĐND, UBND, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Kho
bạc Nhà nước, Thanh tra Nhà nước Thành phố
- Các chủ đầu tư; chủ thầu, chuyên viên các BQLDA các công trình giao
thông Hà Nội sử dụng vốn từ NSNN;
- Các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên cứu về QLNN trong lĩnh vực tài
chính, đầu tư, giao thông:
+ Nội dung điều tra, khảo sát bám sát những tiêu chí đánh giá và việc thực
hiện mục tiêu QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT đã nêu ở chương 2.
+ Tác giả đã phát ra 86 phiếu và thu về được 78 phiếu với đối tượng trả lời có
tuổi từ 31 - 59, trong đó có 56 người là nam, 22 người là nữ trình độ đại học là 27,
thạc sỹ là 34, tiến sỹ là 17. Trong số những người được điều tra, phỏng vấn có 35
người trực tiếp làm chuyên môn, 16 người là cán bộ lãnh đạo, quản lý và 27 người
là chuyên gia, nghiên cứu. Do đó, kết quả điều tra là đáng tin cậy, có cơ sở thực tế
cho các đánh giá được sử dụng trong luận án.
II. Kết quả cuộc điều tra
Câu 1: Quý vị đánh giá như thế nào về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội thời gian qua?
Nội dung Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
174
1. Đảm bảo tuân thủ đúng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải
Thành phố
8 10.26% 52 66.67% 18 23.08% 0 0.00%
2. Đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế -
xã hội và nhu cầu đầu tư của Thành phố
9 11.54% 62 79.49% 7 8.97% 0 0.00%
3. Đảm bảocân đối giữa nhu cầu đầu tư và
khả năng huy động, cân đối các nguồn vốn
đầu tư của Thành phố
1 1.28% 17 21.79% 41 52.56% 19 24.36%
4. Công tác thực hiện kế hoạch vốn thuận
lợi, không phát sinh vướng mắc
1 1.28% 17 21.79% 41 52.56% 19 24.36%
5. Kế hoạch đầu tư vốn bám sát nhu cầu thực tế,
ít phải điều chỉnh tổng dự toán khi thực hiện
0 0.00% 12 15.38% 42 53.85% 24 30.77%
6. Kế hoạch đầu tư vốn đảm bảo công khai, minh
bạch, hài hoà lợi ích của các bên tham gia
0 0.00% 5 6.41% 27 34.62% 46 58.97%
Câu 2: Theo đánh giá của quý vị, tỷ lệ nguồn vốn huy động ngoài NSNN
so với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời
gian qua đã đạt mức độ nào?
1. Cao
2. Trung bình
3. Thấp :66 (84,62%)
4. Không đáng kể: 12 (15,38%)
Câu 3: Theo đánh giá của quý vị, sự đáp ứng của các nguồn vốn huy động
được so với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà
Nội thời gian qua đã đạt mức độ nào?
1. Đủ nhu cầu
2. Phần lớn nhu cầu
3. Một phần nhu cầu: 66 (84,62%)
4. Rất ít nhu cầu: 12 (15,38%)
175
Câu 4: Trong khi nguồn vốn ngân sách còn gặp khó khăn, huy động vốn
đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội bằng
cách đấu giá quyền sử dụng đất là biện pháp cần thiết?
1. Đồng ý: 56 (71,79%)
2. Không đồng ý: 22 (28,21%)
Câu 5: Theo quý vị, trong thời gian qua, lượng vốn thu được bằng cách
đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả như thế ?
1. Nhiều, đáp ứng được yêu cầu
2. Vừa, đáp ứng một phần yêu cầu: 10 (12,82%)
3. Ít, chưa đáp ứng được yêu cầu:38 (48,72%)
4. Rất ít, không đáng kể so với yêu cầu: 30 (38,46%)
Câu 6: Quý vị đánh giá đâu là vấn đề gặp phải trong huy động các nguồn
vốn đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
bằng biện pháp đấu giá quyền sử dụng đất?
1. Là phương án tốt, không có vấn đề phát sinh
2. Tính toán giá đất chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp: 3 (3,85%)
3. Tính toán giá đất chưa hợp lý, gây thất thoát nguồn lực: 50 (64,1%)
4. Không ổn định, phụ thuộc vào thị trường bất động sản: 14 (17,95%)
5. Chi phí huy động vốn còn cao: 11 (14,1%)
Câu 7: Quý vị đánh giá công tác phân bổ, thanh quyết toán vốn đầu
tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua như
thế nào?
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Quan tâm đầu tư vốn cho các dự án phát triển
giao thông đô thị
12 15.38% 58 74.36% 8 10.26% 0 0.00%
176
2. Ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình giao
thông trọng điểm
9 11.54% 57 73.08% 12 15.38% 0 0.00%
3. Vốn đầu tư hợp lý, đúng mục tiêu, đúng đối
tượng, tránh tràn lan
0 0.00% 18 23.08% 21 26.92% 39 50.00%
4. Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án 0 0.00% 21 26.92% 28 35.90% 29 37.18%
5. Đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác
phân bổ vốn đầu tư
0 0.00% 5 6.41% 27 34.62% 46 58.97%
6. Mức độ cụ thể, chính xác, kịp thời trong việc
hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán
21 26.92% 43 55.13% 14 17.95% 0 0.00%
7. Đảm bảo thanh, quyết toán đúng tiến độ, chính
xác, đáp ứng được yêu cầu
0 0.00% 11 14.10% 29 37.18% 38 48.72%
Câu 8: Theo đánh giá của quý vị, nợ đọng vốn đầu tư trong phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua ở mức độ nào?
1. Không nợ đọng: 0
2. Nợ đọng ở số ít dự án: 58 (74,36%)
3. Nợ đọng ở khá nhiều dự án: 11 (14,10%)
4. Nợ đọng ở phổ biến các dự án: 9 (11,54%)
Câu 9: Theo đánh giá của quý vị, nợ đọng vốn đầu tư trong phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua chủ yếu do nguyên
nhân nào?
1. Do công tác huy động vốn không đảm bảo: 15 (19,23%)
2. Do phân bổ vốn đầu tư dàn trải: 43 (55,13%)
3. Do thực hiện vượt mức cho phép : 11 (14,10%)
4. Do điều chỉnh vốn không cân đối với tổng vốn: 9 (11,54%)
177
Câu 10: Theo quý vị, công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua đã được thực hiện ở mức
độ thế nào?
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Hệ thống văn bản pháp luật quy định cho công
tác kiểm tra, giám sát
0 0.00% 45 57.69% 19 24.36% 14 17.95%
2. Công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tưcó đảm
bảo thường xuyên, kịp thời?
0 0.00% 14 17.95% 45 57.69% 19 24.36%
3. Công tác kiểm tra, giám sát có đảm bảo đầy đủ
của nội dung quá trình đầu tư vốn?
0 0.00% 44 56.41% 18 23.08% 16 20.51%
4. Có phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách
quan các nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động
đầu tư vốn?
0 0.00% 11 14.10% 20 25.64% 47 60.26%
5. Hệ thống chế tài xử lý vi phạm có cụ thể, đủ
mạnh và rõ ràng không?
0 0.00% 12 15.38% 35 44.87% 31 39.74%
6. Các hình thức khen thưởng, khuyến khích các
chủ thể thực hiện tốt có được áp dụng không?
7 8.97% 37 47.44% 24 30.77% 10 12.82%
Câu 11: Theo đánh giá của quý vị, đâu là hạn chế lớn nhất của quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua?
1. Phân bổ vốn dàn trải, không tập trung vào các dự án trọng điểm: 11
(14,10%)
2. Xảy ra tình trạng đội vốn ở các công trình: 09 (11,54%)
3. Nợ đọng vốn đầu tư: 9 (11,54%)
178
4. Thất thoát, lãng phí vốn: 46 (58,87%)
5. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: 3 (3,85%)
Câu 12: Theo đánh giá của quý vị, thất thoát vốn đầu tư trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua ở mức độ nào?
1. Không thất thoát
2. Thất thoát từ 0% - 10%: 3 (3,85%)
3. Thất thoát từ 10% - 20%: 11 (14,10%)
4. Thất thoát >20%: 64 (82,05%)
Câu 13: Theo đánh giá của quý vị, thất thoát vốn đầu tư trong phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội thời gian qua do những
nguyên nhân nào?
1. Do chất lượng công tác quy hoạch chưa cao: 63 (80%)
2. Do chất lượng công tác lập kế hoạch chưa phù hợp: đầu tư dàn trải, kéo
dài, kém hiệu quả: 65 (83,33%)
3. Do định giá đất đai trong huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách không hợp
lý: 55 (70%)
4. Do quá trình giám sát, nghiệm thu công trình chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ
hổng: 78 (100%)
Câu 14: Theo đánh giá của quý vị, quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội đã thực hiện
mục tiêu dưới đây như thế nào?
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Kém
1. Định hướng, huy động có hiệu quả các
nguồn lực trong và ngoài nước nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển KCHTGTĐT
0 0.00% 23 29.49% 42 53.85% 13 16.67%
2.Phân bổ nguồn vốn hợp lý, đúng đối tượng, 3 3.85% 25 32.05% 35 44.87% 15 19.23%
179
đúng mục đích
3. Hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư
0 0.00% 0 0.00% 28 35.90% 50 64.10%
4. Phát triển có hiệu quả hệ thống KCHTGTĐT 0 0.00% 35 44.87% 30 38.46% 13 16.67%
Câu 15: Theo đánh giá của quý vị,đâu là thành công lớn nhất của quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của TP Hà Nội
thời gian qua?
1. Đáp ứng đủ nguồn vốn: 0
2. Đảm bảo nguồn vốn sử dụng hợp lý, đúng mục đích: 34 (43,59%)
3. Hạn chế thất thoát, lãng phí: 0
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển có hiệu quả hệ thống
KCHTGTĐT: 44 (56,41%)
Câu 16: Theo đánh giá của quý vị, đâu là nguyên nhân đưa tới những
thành công của quản lý vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị của TP Hà Nội thời gian qua?
1. Khung khổ pháp lý đã được hoàn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế: 12 (15,38%)
2. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy rõ
ràng: 55 (70,51%)
3. Nhà nước có những chính sách ưu tiên cho Hà Nội: 58 (74,36%)
4. Hà Nội có vị trí, thế mạnh về kinh tế, chính trị của một Thủ đô: 64 (82,05%)
5. Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
từng bước được hoàn thiện: 34 (43,59%)
6. Thành phố Hà Nội có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đô thị hợp lý:65 (83,33%)
7. Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý: 66 (84,62%)
Câu 17: Theo đánh giá của quý vị, những hạn chế của công tác quản lý
vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị thời gian qua là
do những nguyên nhân nào sau đây?
180
1. Khung khổ pháp lý chưa đầy đủ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế: 56 (71,79%)
2. Do đặc điểm của Thủ đô:48 (61,54%)
3. Bộ máy quản lý chưa chặt chẽ và thống nhất: 67 (85,90%)
4. Trình độ, phẩm chất và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý còn
hạn chế: 63 (100%)
5. Việc tuân thủ các quy định về quản lý vốn chưa nghiêm túc: 66 (84,62%)
6. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị chưa hợp lý, thiếu tầm nhìn: 69 (88,46%)
7. Công nghệ quản lý lạc hậu:12 (15,38%)
Câu 18: Các ý kiến khác: ...................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 19: Cuối cùng, đề nghị quý vị cho biết đôi điều về bản thân
1. Tuổi: (ghi cụ thể): 35 -59 2. Giới tính: 1. Nam: (56) 2. Nữ: (22)
3. Trình độ học vấn
1. Dưới đại học 0
2. Đại học 27
3. Thạc sỹ 34
4. Tiến sỹ 17
4. Công việc chính hiện nay
1. Trực tiếp làm chuyên môn: 35
2. Quản lý/lãnh đạo: 16
3. Khác (ghi rõ): Chuyên gia, nghiên cứu: 27
Xin chân thành cảm ơn quý vị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_von_dau_tu_phat_trien_ha_tang_giao_thong_do_thi_ha_noi_416_2082817.pdf