Quản lý tốt rác thải đô thị là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phân
loại từ nguồn, thu gom tất cả các rác thải phát sinh, vận chuyển, trung chuyển, xử
lý rác thải đô thị, tận dụng các phần hữu cơ làm phân, giảm các chất độc hại và
mầm gieo bệnh trong rác thải, giảm thể tích chôn lấp để tiết kiệm đất.
Công tác quản lý rác thải phải được tổng hoà trong quy hoạch phát
triển của thành phố đến 2020 và phải đồng bộ trong tất cả các khâu từ phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp. Tổ chức quản lý, cơ chế chính
sách và pháp luật, tuyên truyền nâng cao dân trí.
74 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến rác thải tại Cầu Diễn,
mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7%
lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.
Chương III
Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội
I. Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải
1.1. Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
1.1.1. Hoạt động thu gom rác thải
Hoạt động thu gom rác thải của nước ta nói chung và của thủ đô Hà
Nội nói riêng chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công, thu gom bằng các xe
đẩy tay do các công nhân vệ sinh thực hiện. Do được thực hiện bằng các biện
pháp thủ công nên chi phí về thời gian và nhân công rất lớn.
Theo thống kê số công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội
thực hiện công việc thu gom rác hàng ngày là 1961 người.
Chi phí dành cho hoạt động thu gom rác là :
CTG = CCN + CCC + CQL
Trong đó :
CTG : Tổng chi phí cho công tác thu gom.
CCC : Chi phí cho công nhân thu gom.
CCC : Chi phí cho công cụ, dụng cụ thu gom.
CQL : Chi phí cho quản lý.
1. Chi phí cho công nhân thu gom
- Tiền lương và phụ cấp
Lương và phụ cấp cho công nhân tính trung bình là
700.000đ/người/tháng. Do đó chi phí lương công nhân cho 1 tháng là :
700.000 x 1961 = 13.727.000.000 (đ)
- Bồi dưỡng độc hại
Bồi dưỡng độc hại được tính theo định mức 3000đ/người/ngày.
Trung bình 1 tháng người lao động phải làm việc 26 ngày.
Chi phí này là : 1961 x 26 x 3000 = 152.958.000 (đ)
- Bảo hiểm tai nạn
Bảo hiểm tai nạn tính theo định mức 14.000 đ/người/năm
Chi phí là : (14.000 x 1961)/ 12 = 2.287.833 (đ)
- Chi phí bảo hộ lao động
Chi phí bảo hộ lao động cho 1 người là 300.000 đ/người/năm
Chi phí là : (300.000 x 1961) / 12 = 49.025.000 (đ)
Vậy tổng chi phí cho người lao động thực hiện thu gom rác thải là :
CCN = 13.727.000.000 + 152.958.000 + 2.287.833 + 49.025.000
= 13.931.270.830 (đ)
2. Chi phí cho công cụ, dụng cụ
Ta có bảng tính cho chi phí công cụ, dụng cụ lao động trong 1 tháng
như sau :
Bảng 3.1 : Bảng giá thành và chi phí công cụ, dụng cụ
TT Chỉ tiêu Định mức
Đơn giá
(đ/cái)
Thành tiền
(đ)
1 Chổi dài 1,2m 2cái/người/tháng 3.000 11.766.000
2 Chổi 0,8m 1cái/người/tháng 2.000 3.922.000
3 Xẻng 1cái/người/6 tháng 6.000 1.961.000
4 Kẻng 1cái/2người/2năm 10.000 408.500
5 Cuốc 1cái/2người/2năm 6.000 245.125
6 Xe gom rác 1xe/2người/1,5năm 1.350.000 73.357.500
7
Chi phí sửa chữa
dụng cụ
5.000.000
8 Tổng 96.660.125
Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn
Tổng (1+2) = 14.027.930.960 (đ)
3. Chi phí cho quản lý :
- Chi phí quản lý của phường cho công tác hành chính, tuyên
truyền, vận động (10%) là 1.402.793.096
- Chi phí quản lý công tác thu gom (5%) là : 701.396.548 (đ)
Tổng chi phí cho công tác quản lý là :
CQL = 1.402.793.096 + 701.396.548
= 2.104.189.644 (đ)
4. Tổng hợp chi phí cho công tác thu gom ta được :
CTG =13.931.270.830 + 96.660.125 + 2.104.189.644 (đ)
= 16.132.120.610 (đ)
1.1.2. Tính toán giá thành và kinh phí vận chuyển
Căn cứ vào biên bản tính toán chi phí của tổ chuyên viên liên ngành,
giá thành và kinh phí vận chuyển rác cụ thể như sau :
Bảng 3.2 : Giá thành vận chuyển rác từ thành phố đi Nam Sơn.
TT Chỉ tiêu Xe chuyên dùng
1 Cự li tính cước vận chuyển 60,773 km
2
Cước phổ thông đường loại 1, hàng
bậc 3 588,9 đ/Tkm
3
Cước phổ thông đường loại 3, hàng
loại 3 928,2 đ/Tkm
4
Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng:
- 38 km đường loại 1
- 23 km đường loại 3
43.525,3 đ/T
22.362,3 đ/T
21.163 đ/T
5
Các hệ số tính theo cước cơ bản
- Phương tiện có thiết bị tự đổ
- Chở thiếu tải
6.528,8 đ/T
4.352,5 đ/T
6 Các loại phụ phí: 13,500 đ/T
7 Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.037,2 đ/T
Tổng cộng 69.644 đ/T
Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn
Theo như phần thực trạng ở trên ta đã trình bày, lượng rác thải thu
gom được năm 2000 là 534.938 tấn. Ta sẽ tính chi phí vận chuyển rác cho
năm 2000.
Theo bảng 3.2 ở trên, đơn giá vận chuyển cho 1 tấn rác là 69.644
đ/tấn. Do đó chi phí vận chuyển rác cho 1 tháng sẽ là :
CVC = (534938 x 69.644)/12
= 3.104.601.663 (đ)
1.1.3. Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển rác thải
Do đó ta có tổng hợp chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển rác
trong thành phố là :
C = CTG + CVC
= 16.132.1206.610 + 3.104.601.663
= 19.236.722.270 (đ)
1.2. Xác định số thu phí vệ sinh
Theo pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho
dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tính theo đầu người là
1000đồng 1 tháng.
Theo như trình bày ở chương II, công tác thu phí chỉ đạt được 70 –
75% tổng số dân trên toàn thành phố. Ta giả sử tỉ lệ phí thu được trên địa bàn
là 75%. Với dân số Hà Nội tính cho năm 2000 là 2.930.600 người, ta có thể
tính được tổng số phí thu được trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau :
B = 2.930.600 x 1000 x 75%
= 2.197.950.000 (đ)
II. Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom,
vận chuyển rác thải
2.1. Lợi ích thực đối với dân cư
Theo những phân tích tính toán trên có thể thấy lợi ích tài chính của
người dân thu được là dương. Nếu đứng trên quan điểm của người dân để
phân tích thì những chi phí Nhà nước bỏ ra cho hoạt động thu gom và vận
chuyển rác thải chính là những lợi ích người dân được hưởng, còn những
khoản tiền thu từ công tác phí là những chi phí dân cư bỏ ra cho việc thải rác
ra môi trường. Do đó với hoạt động thu gom và vận chuyển rác của Nhà nước,
người dân đã thu được lợi ích về mặt tài chính là 17.038.772.270 đồng 1
tháng.
Tuy nhiên những con số cụ thể ở trên nó chỉ thể hiện một phần những
lợi ích về mặt tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác mà người dân
được hưởng. Trong thực tế những chi phí Nhà nước phải bỏ ra không chỉ là
những chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển mà còn bao gồm cả những
chi phí để xử lý rác chúng ta chưa tính ở đây. Do đó xét về mặt lợi ích tài
chính thì người dân còn được hưởng cả lợi ích từ chi phí bỏ ra của Nhà nước
để xử lý lượng rác thải tạo ra hàng ngày.
Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, người dân còn được hưởng những
lợi ích lợi ích khác chúng ta không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là những
lợi ích về mặt môi trường và kinh tế.
Công tác quản lý rác thải nếu được làm tốt và thực hiện thường xuyên
người dân sẽ được hưởng một môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Môi
trường trong sạch sẽ góp phần tạo cho cộng đồng một cuộc sống thoải mái và
khoẻ mạnh, tăng lượng ôxi và giảm nồng độ các khí độc hại do chính rác thải
gây ra, giảm các nguy cơ về bệnh tật.
Việc làm trong lành không khí còn đem lại những lợi ích về kinh tế.
Khi môi trường trong lành các hoạt động kinh tế cũng phát triển hơn. Ví dụ
như đối với hoạt động du lịch. Môi trường trong lành sẽ là một phần tác động
thu hút khách du lịch từ các nơi về thăm quan do đó các hoạt động kinh tế
trong ngành du lịch hay các ngành dịch vụ theo đó mà cũng tăng trưởng theo.
Mặc dù vậy, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải
vẫn chưa được người dân đánh giá một cách đúng đắn, người dân không có ý
thức bảo vệ chính môi trường sống của mình. Trong một bộ phận dân cư còn
có tâm lý cho rằng việc Nhà nước phải tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ
sinh này là đương nhiên và việc họ đóng phí vệ sinh rác thải thì họ có quyền
đổ rác bừa bãi để “tạo công ăn việc làm cho người lao động”. Chính vì vậy,
lượng rác thải vẫn hàng ngày được tăng lên không ngừng, rác được đổ không
đúng quy định, xả rác bừa bãi ra đường, thậm chí ngay cả khi công nhân thu
gom rác vừa đi qua họ đã đổ luôn rác ra đường….
2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải
Nhà nước bỏ chi phí để thực hiện các công tác quản lý rác thải nhằm
đạt được những lợi ích về môi trường, kinh tế, lợi ích về chính trị, xã hội.
Những lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với xã hội những khó có thể lượng
hoá được bằng tiền, bao gồm :
Lợi ích môi trường
Công tác quản lý rác thải được tiến hành quản lý toàn diện từ cấp
trung ương xuống các cấp địa phương, từ các bộ ngành xuống cơ sở và được
thực hiện trên toàn thành phố. Quản lý rác thải luôn được củng cố và hoàn
thiện hơn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác này sẽ góp phần giữ gìn
và cải thiện môi trường sống cho cộng đồng. Nếu như lượng rác thải không
được thu gom và vận chuyển đi hàng ngày mà vẫn để lưu lại trong thành phố
thì do đặc tính của rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, dễ phân huỷ
đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm của nước ta sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, là nguồn lây lan các loại dịch bệnh. Việc thu gom và
vận chuyển rác thải ra khỏi thành phố sẽ góp phần làm tăng lượng ôxi và
giảm được các chất độc hại không có lợi cho sức khỏe cộng đồng, nâng cao
sức khoẻ cộng đồng, giảm được những chi phí về y tế. Ngoài ra công tác này
cũng làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và
nước mặt do nước rỉ rác ngấm xuống.
Lợi ích kinh tế
Giữa chỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó
cũng là một động lực cho phát triển kinh tế. Ví dụ như với các ngành du lịch
môi trường trong sạch, tạo được ấn tượng tốt với du khách cùng với các cảnh
quan và các khu di tích đẹp sẽ thu hút các khách du lịch đến thăm. Cùng với
ngành du lịch các ngành kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch cũng phát triển
theo. Từ đó kéo theo việc tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực.
Lợi ích chính trị, xã hội
Đặc biệt với Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm văn hóa, chính
trị, trung tâm giao lưu quốc tế nơi đón các đoàn khách quốc tế đến thăm, việc
làm tốt công tác quản lý rác thải sẽ tạo được ấn tượng tốt cho Việt Nam đối
với thế giới, góp phần đưa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tham gia
giao lưu trên trường quốc tế.
Với công tác quản lý rác thải đã tạo ra được công ăn việc làm cho
hàng ngàn người lao động. Nhờ đó cũng giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao
động thất nghiệp, tạo cho họ một cuộc sống ổn định, có thu nhập giảm được
các tệ nạn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.
Môi trường được giữ gìn trong lành sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ
cho cộng động. Cộng đồng khoẻ mạnh sẽ làm giảm chi phí về khám chữa
bệnh cho xã hội, tăng thêm nguồn phúc lợi cho cộng đồng và với nguồn tài
chính này chúng ta có thể làm những việc hữu ích khác cho cộng đồng.
III. Vấn đề xử lý rác thải
Hiện nay việc xử lý rác thải của nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phương
pháp chôn lấp. Đối với khu vực Hà Nội, việc xử lý chôn lấp rác thải được tiến
hành tại bãi rác Nam Sơn.
Như trên ta đã phân tích có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác
thải nhưng chúng ta vẫn chọn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn bởi lẽ giá thành để xử lý rác thải là
rẻ, phù hợp với điều kiện của nước ta còn khó khăn.
Nhưng có phải giá thành để xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là rẻ
như đã xác định không? (Theo như tính toán giá thành để xử lý 1 tấn rác thải
khoảng 20.000đ).
Bãi rác Nam Sơn được quy hoạch và xây dựng trở thành khu chôn lấp
chất thải hợp vệ sinh. Thực tế thì bãi rác đã thực sự đạt được tiêu chuẩn chưa
?
Theo như phần phân tích thực trạng ở trên, trong thực tế bãi chôn lấp
chất thải Nam Sơn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Tình trạng ô nhiễm
không khí do mùi phát ra từ rác đang phân huỷ và ô nhiễm nguồn nước ngầm,
ô nhiễm đất do nước rác chảy ra đang diễn ra hàng ngày. Những ô nhiễm này
sẽ do người dân xung quanh vùng phải gánh chịu. Đó là những ảnh hưởng về
sức khoẻ cộng đồng, tổn hại đến hoa màu xung quanh vùng, ảnh hưởng đến
nguồn nước mặt, nước ngầm… Nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc
phục, ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng thì chi phí cho việc xử lý ô
nhiễm sẽ là rất lớn thậm chí có thể tiến tới vô cùng. Chi phí này chính là
những chi phí mà chúng ta chưa xét đến trong chi phí xử lý. Hoạt động xử lý
rác thải đã tạo nên một ngoại ứng tiêu cực mà sẽ do xã hội gánh chịu. Nếu
những chi phí này chúng ta không tính đến thì chính thế hệ sau sẽ phải gánh
toàn bộ những hậu quả sau này.
Mặt khác trong chi phí cho việc xử lý bằng chôn lấp chưa tính đến chi
phí cho việc sử dụng tài nguyên đất. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp
cần phải sử dụng quỹ đất rất lớn. Mặc dù trong hiện tại quỹ đất của Hà Nội
còn nhiều, nhưng chưa ai xác định được quỹ đất chưa sử dụng còn tồn tại
trong bao lâu nữa. Tốc độ đô thị hoá của Hà Nội là rất lớn, dân số ngày một
tăng nhanh trong khi đất đai không thể tăng lên, sinh sôi nảy nở. Vì thế trong
tương lai chắc chắn quỹ đất của Hà Nội sẽ trở nên khan hiếm. Khi đó chi phí
cho việc xử lý rác bằng chôn lấp chắc chắn sẽ không còn là rẻ nữa.
Để xử lý rác thải cần một sự tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau. Khu
liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn hiện nay đang tiến hành quy hoạch và
xây dựng thành khu tập trung quản lý chất thải rắn với nhiều kỹ thuật khác nhau.
Các kỹ thuật xử lý khác của khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
1.Khu xử lý chất thải công nghiệp
Đây là khu xử lý chất thải công nghiệp độc hại, công suất từ 30 – 50
tấn/ngày, liên doanh với Nhật từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý chất
thải. Có nhiều công nghệ để xử lý phù hợp từng loại chất thải như sau:
* Đối với chất thải lỏng, xử lý bằng phương pháp hoá rắn, chiếm tỉ lệ 37,8%.
* Đối với chất thải axit và kiềm xử lý bằng phương pháp trung hòa,
chiếm 5,6%.
* Chất thải dạng bùn chứa kim loại nặng xử lý bằng phương pháp tách
nước, chiếm 23,8%.
* Đối với chất thải có chứa dầu và chất dễ cháy được xử lý bằng đốt
chiếm 11%. Cặn tro sau xử lý trên (gọi là trung gian) sẽ được chôn lấp.
2.Khu chế biến phân compost
Nhà máy sản xuất phân Compost Cầu Diễn được xây dựng trên diện
tích 3 ha, theo công nghệ của Tây Ban Nha.Xí nghiệp hoạt động với công suất
70.000 tấn/năm, sản xuất khoảng 13.500 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ
kỵ khí cưỡng bức. Nếu so sánh với tổng lượng rác thảI phát sinh thì số lượng
rác được chế biến thành phân Compost là quá thấp.
3.Nhà máy đốt rác thải vận hành máy phát điện
Điều tra cho thấy, mỗi năm trung bình Hà Nội thải ra khoảng 30.000
tấn chất thải công nghiệp nguy hại, trong khi đó chỉ có duy nhất một lò đốt rác
công nghiệp công suất nhỏ (4,8-5 tấn/ngày) tại khu liên hiệp xử lý chất thải
rắn Nam Sơn. Đây cũng là cơ sở xử lý chất thải công nghiệp độc hại bằng
phương pháp đốt duy nhất tại miền Bắc Việt Nam. Thế nên ngoài rác thải
nguy hại của cả Hà Nội, lò đốt này còn phải xử lý toàn bộ rác thải của cả khu
kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Các công nghệ khác so với công nghệ chôn lấp rác có thể có chi phí
cao hơn nhưng bên cạnh đó nó đảm bảo nhiều mặt lợi ích cho môi trường và
đặc biệt là tiết kiệm được diện tích đất, giảm bớt các áp lực về đất đai. Trong
tương lai vấn đề đất đai sẽ trở thành một vấn đề cấp bách cho toàn xã hội khi
dân số ngày càng tăng lên, nhu cầu về sử dụng đất đai cũng ngày càng cao mà
quỹ đất không thể sinh sôi nảy nở theo dân số.
Tiểu kết chương III : Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy khi
công tác quản lý rác thải được tiến hành cả người dân và Nhà nước đều được
hưởng lợi. Công tác quản lý rác thải đã tạo ra những tác động tốt về kinh tế,
xã hội và môi trường. Nếu tính tổng lợi ích cả về mặt xã hội và môi trường thì
chưa chắc hoạt động này đã lỗ.
Mặt khác đây là một hoạt động kinh tế phúc lợi, đứng trên góc độ
người quản lý người ta cho rằng chính những chi phí bỏ ra cho công tác quản
lý rác thải là lợi ích Nhà nước thu được, còn những khoản tiền do thu phí của
nhân dân lại chính là chi phí. Do đó lợi ích Nhà nước thu được từ công tác
quản lý rác thải là dương.
Chương IV
Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội
I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội
Quản lý tốt rác thải tại Hà Nội là mục tiêu quan trọng của thành phố
và của nước ta hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của chiến
lược quản lý rác thải thủ đô Hà Nội là : Từng bước hình thành và thực hiện hệ
thống quản lý rác thải tại thành phố trung tâm và các đô thị một cách đồng bộ,
khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường
Thủ đô nói chung, bảo vệ sức khoẻ trong lành, tạo nên sự phát triển hài hòa và
bền vững của Thủ đô.
Mục tiêu cụ thể :
Mục tiêu môi trường :
- Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của thành phố vào năm 2020.
- Đảm bảo tỉ lệ xử lý : 70% chôn lấp, 10% tái chế, 5% đốt (rác bệnh
viện, rác công nghiệp), 15% sản xuất phân compost vào những năm sau năm
2010.
- Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường gây ô nhiễm
: nguồn nước, đất đai, không khí. Đảm bảo cảnh quan đô thị.
- Bảo vệ sức khẻo của nhân dân thành phố, nhân dân sống gần khu
vực xử lý, công nhân viên chức trực tiếp làm việc.
- Tận dụng thành phần chất hữu cơ trong chất thải để cải tạo đất.
Mục tiêu xã hội :
- Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã
hội hóa công tác vệ sinh môi trường.
- Giảm tối đa công tác phục vụ cho chôn lấp.
- Tạo một phần công ăn việc làm cho xã hội.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia với Nhà nước các công
việc vệ sinh môi trường.
- Là cơ sở cho việc hoàn chỉnh pháp luật, quy tắc, quy chế cho việc
quản lý chất thải rắn.
Mục tiêu về tài chính :
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải.
- Giảm một phần cho Ngân sách .
- Tăng thu nhập cho người lao động tham gia việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải.
- Giảm dần sự phụ thuộc của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội vào
ngân sách Nhà nước.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác vệ sinh
môi trường.
II. Giải pháp về Tổ chức quản lý rác thải
Tổ chức quản lý rác thải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Hiện nay công tác quản lý rác thải chủ yếu do Nhà nước đảm nhận. Do đó vấn
đề cần đặt ra là phải tạo ra sự cạnh tranh trong các hoạt động, làm thay đổi
nhận thức của mọi người rằng dịch vụ này không chỉ độc quyền của Nhà
nước, cần lôi kéo các thành phần kinh tế khác vào tham gia.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cho rằng công tác quản lý rác
thải phải được xã hội hoá sâu rộng và là một nội dung cơ bản không thể tách
rời trong việc quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các đô thị
và khu công nghiệp ở Việt Nam. Khuyến khích và đa dạng hoá các thành
phần kinh tế cùng tham gia quản lý rác thải. Tất cả các khâu thu gom, vận
chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải cần phải được quan tâm ở mọi
cấp chính quyền và phải được thực hiện trên cơ sở một khung pháp lý đồng
bộ về Luật pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính…
Căn cứ vào đường lối chiến lược, chủ trương của thành phố và điều
kiện thực tế, việc xây dựng mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn của thành
phố Hà Nội như sau :
* Doanh nghiệp Nhà nước : Đảm bảo các khâu có vai trò chủ đạo như
khâu thu gom, khâu vận chuyển và xử lý chất thải . Đặc biệt duy trì vệ sinh tại
các khu trung tâm, khu vực quan trọng và các tuyến phố chính sẽ do doanh
nghiệp Nhà nước đảm nhiệm.
* Các thành phần kinh tế khác : Để thực hiện chủ trương xã hội hoá
công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối
tượng, Chính quyền thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác
đảm nhận các khâu thu gom rác tại các khu vực ngõ xóm, khu vực ven đô và
một phần công tác vận chuyển.
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội. Việc lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào
công tác quản lý rác thải sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối
tượng đặc biệt là giảm được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm
nguồn tài chính cho công tác quản lý rác thải. Tuy nhiên, việc xã hội hoá này
còn có nhiều vấn đề khó khăn, bởi lẽ đây là lĩnh vực không thu được lợi
nhuận cao. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi để các công ty tư nhân hoặc
các đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này. Trước mắt nên giao cho tư nhân
tham gia vào lĩnh vực thu gom và vận chuyển một phần rác dưới sự giám sát
của cấp cơ sở (phố, phường). Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong
và ngoài nước tham gia dưới các hình thức liên doanh, BOT, 100% vốn nước
ngoài để đầu tư cho khâu xử lý rác thải mang tính công nghệ hiện đại.
Hiện nay Công ty Môi trường đô thị đã và đang xây dựng các dự án để
kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm đầu tư phát triển dưới
nhiều hình thức trong những năm tới. Trong đó tập trung vào triển khai dự án
xử lý rác thành phân vi sinh bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban
Nha, dự án xin cung cấp thiết bị khẩn cấp cho công tác vệ sinh môi trường ở
Hà Nội.
III. Giải pháp về công tác vận chuyển
ở nước ta trong hiện tại và tương lai, việc xử lý rác thải bằng phương
pháp chôn lấp vẫn là chủ yếu. Với mục tiêu đối đa hoá lợi ích công tác quản
lý, trước mắt cần có biện pháp giảm chi phí, cụ thể là giảm chi phí vận chuyển
rác thải.
Khu chôn lấp rác thải đô thị được quy hoạch tại bãi Nam Sơn Sóc
Sơn. Khu này ở vị trí khá xa so với trung tâm thành phố (khoảng 60 km) mà
hiện tại việc vận chuyển rác từ thường được vận chuyển thẳng tới bãi Nam
Sơn bằng các xe tải nhỏ có công suất từ 6 - 8 m3. Việc sử dụng các xe tải nhỏ
khiến chi phí vận chuyển rác thải cao lên. Điều này có thể khắc phục được
nếu chúng ta sử dụng các loại xe to để chuyên chở rác lên bãi Nam Sơn. Do
đó đòi hỏi phải có các trạm trung chuyển để tập trung rác từ các nơi trong
thành phố.
Trạm trung chuyển thường được đặt gần khu vực thu gom nơi mà các
xe thu gom có thể đổ rác của chúng xuống sau đó rác lại được chất lên những
xe tải lớn hơn để chuyển một cách kinh tế đến bãi rác ở nơi xa hơn.
Các trạm trung chuyển được dùng để tối đa hoá năng suất lao động
của đội ngũ thu gom và đội xe, giảm tối đa chi phí vận chuyển rác đến nơi xử
lý. Chúng có thể được dùng để củng cố thêm lượng rác thu gom từ các xe
khác nhau và chúng thường được bố trí sao cho thời gian đi và khoảng cách
mà các xe phải chạy bên ngoài vòng thu gom bình thường là nhỏ nhất. Các
trạm trung chuyển còn có thể được dùng để thực hiện một chức năng quan
trọng là giảm lượng rác thải đến bãi chôn lấp chung của thành phố và sử dụng
lại các vật liệu có khả năng thu hồi và tái chế, tạo điều kiện cho những người
nhặt rác thực hiện việc phân loại rác để tái sử dụng lại ngay tại các trạm này.
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển việc xây dựng các trạm
trung chuyển là cần thiết. Xem xét kinh nghiệm của Onitsha (Nigeria) ta có
thể thấy một cách trực quan tính kinh tế của việc sử dụng các xe to vận
chuyển rác khi có trạm trung chuyển so với vận chuyển một cách trực tiếp
bằng các loại xe nhỏ. Bảng này chỉ ra rõ ràng những ưu thế của việc sử dụng
những phương tiện tiết kiệm năng lượng cho việc vận chuyển những khối
lượng lớn rác thải từ trạm trung chuyển đến bãi chôn lấp.
Bảng 4.1 : So sánh hai phương án vận chuyển rác
Chỉ tiêu
Chuyển trực tiếp
bằng xe thu gom
Chuyển qua trạm trung
chuyển bằng xe lớn
Chi phí vận tải
(đơn vị USD)
Xe đổ rác kín 8m3
2chuyến/ngày sử
dụng 7 năm (giá
15.000USD/xe)
Xe vận chuyển lớn
30m3 4 chuyến/ngày
sử dụng 7 năm (giá
60.000USD/xe)
Khấu hao xe hàng năm 2.200 7.600
Lương cho lái xe 1.600 2.200
Lương cho đội ngũ công
nhân
5.500 (5 người) 1.100 (1 người)
Bảo hiểm, thuế 1.500 2.000
Bảo dưỡng, vận hành
hàng năm
3.800 15.000
Tổng chi phí vận chuyển 14.600 28.900
Chi phí tính cho 1m3 rác
thải
2,5/m3 0,66/m3
Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn
* Xác định vị trí các trạm trung chuyển
Mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng các trạm trung chuyển là giảm
thiểu chi phí vận chuyển rác tới nơi xử lý. Khoảng cách giữa điểm thu gom
và trạm trung chuyển càng ngắn thì chi phí cho nhiên liệu và các chi phí vận
hành khác trong hoạt động thu gom tuyến 1 càng giảm. Ô nhiễm không khí do
khí thải của xe tải chuyên dùng chở rác cũng giảm đi.
Trên cơ sở đánh giá, lựa chọn các trạm trung chuyển về quãng đường,
địa điểm đặt có đường vận chuyển thuận lợi và điều kiện về đất đai, khí hậu
lựa chọn 3 trạm trung chuyển sau :
- Tây Mỗ : hiện đang thực hiện chở rác thải còn lại sau khi chế biến
phân compost.
- Đông Ngạc : dự kiến 5 ha, hiện đang xin cấp đất để xây dựng.
- Đức Giang : dự kiến 5 ha.
Với phương án vận chuyển này phải từng bước đầu tư trang thiết bị :
- Các xe cuốn ép rác thải các loại nhỏ từ 1 – 2 tấn sử dụng thu gom,
vận chuyển trong các ngõ, phố hẹp.
- Các xe có trọng tải 2 – 6 tấn sử dụng trong các đường phố, khu dân
cư, khu tập thể.
- Các xe có trọng tải > 6 tấn vận chuyển các container.
- Các xe chuyên dụng đảm nhận vận chuyển từ trạm trung chuyển lên
bãi Nam Sơn, loại chở container có tải từ 18 – 24 tấn.
IV. Giải pháp nhằm Giảm lượng rác thải
Như trên ta đã phân tích, lượng rác thải đang có xu hướng ngày
càng tăng mạnh, đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải. Mặt khác điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó
khăn, công nghệ còn lạc hậu nên việc xử lý rác thải còn nhiều hạn chế.
Biện pháp xử lý chủ đạo vẫn là chôn lấp. Phương pháp này có chi phí phù
hợp nhưng lại tốn nhiều diện tích đất đai. Mặc dù mới đi vào hoạt động
được hơn 3 năm nhưng việc sử dụng các lô chôn lấp giai đoạn 1 đã vượt
mức dự kiến. Giải pháp giảm lượng rác thải là biện pháp phòng ngừa chủ
động có tính hữu hiệu nhất, cả trước mắt và lâu dài. Giảm lượng rác thải
gồm cả hai nghĩa : Giảm số lượng rác thải thực sự và sử dụng các vật liệu
dễ hoặc có thể tự phân huỷ trong môi trường.
Giảm lượng rác thải cũng chính là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài
nguyên. Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn đồng nghĩa với việc khai thác các tài
nguyên thô sơ khai để sản xuất ra các sản phẩm.
Theo dự báo do mức sống và sinh hoạt của người dân đô thị ngày càng
tăng nên xu hướng những thành phần có giá trị trong chất thải sẽ tăng lên. Do
đó cần chú trọng phát triển, áp dụng các công nghệ thu hồi tái chế như : phân
loại từ nguồn, phân loại ở các trạm xử lý tập trung, áp dụng công nghệ thu hồi
dùng lại và tái chế tập trung, từng bước xây dựng công nghiệp tái chế rác thải
trong hệ thống quản lý rác thải của thành phố Hà Nội.
4.1. Các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng nhất để bảo vệ
môi trường đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là trong
các nước công nghiệp phát triển (OECD). Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi
trường được áp dụng dựa trên nguyên tắc cơ bản đã được Quốc tế thừa nhận
là “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và “nguyên tắc người được hưởng
thụ phải trả tiền” (BPP). ở Việt Nam quan niệm công cụ kinh tế như là một
phương tiện chính sách quản lý môi trường là điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng
chúng ta đã từng bước đổi mới, nhìn nhận khôn khéo và khách quan hơn
trong việc quản và điều hành nền kinh tế của đất nước.
4.1.1. Phí vệ sinh môi trường
Hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hoạt động vệ sinh
môi trường đô thị chỉ mang tính chất là hoạt động công ích. Chi phí cho các
hoạt động này do Ngân sách Nhà nước cấp. Nhà nước cũng tiến hành thu phí
đối với các dịch vụ vệ sinh môi trường này. Mức phí bình quân đầu người là
1000đ/người. Tuy nhiên hoạt động thu phí chỉ mang tính chất bình quân đầu
người và nhằm mục đích giảm gánh nặng Ngân sách cho Nhà nước chứ chưa
làm cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của loại dịch vụ này. Việc thu phí
tính trên mức bình quân này đã không khuyến khích được người dân giảm
lượng rác thải mà lượng rác theo thống kê vẫn ngày càng tăng lên.
Nhằm biện pháp giảm lượng rác thải của người dân theo tôi thiết nghĩ
cần có sự thay đổi đối với việc thu phí vệ sinh.
Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước đối với việc thu phí
thông qua số túi rác hoặc số thùng rác. Nhà nước có thể tiến hành sản xuất
riêng một loại túi có khả năng phân huỷ nhanh bán cho các hộ gia đình và quy
định phải sử dụng các túi này để đựng rác. Giá của một túi rác tương đương
với phí đổ lượng rác thải đựng trong túi.
Cũng có thể sử dụng công cụ phí để khuyến khích người dân phân loại
rác tại nguồn. Đối với những rác thải có thể tái sinh như giấy, bìa, kim loại,
chai lọ thì để riêng ra loại túi khác. Kích thước, màu sắc các loại túi cần quy
định rõ để phân biệt túi đựng cho các loại rác khác nhau. Giá mua loại túi rác
này có thể rẻ hơn túi rác chung nhằm khuyến khích người dân phân loại rác
tại nguồn. Lượng chệnh lệch giữa hai loại túi có thể là chi phí để phân loại
rác.
Với biện pháp này có thể khiến các gia đình hạn chế lượng rác thải,
tận dụng tối đa mọi vật chất. Đối với các công sở, trường học có thể sử dụng
hợp lý, tiết kiệm tránh bỏ phí các loại vật liệu như giấy viết, giấy phô tô…
Hơn nữa với biện pháp này có thể tăng thêm nguồn thu vào bù đắp chi phí bỏ
ra. Nếu thực hiện biện pháp này cũng có thể lôi kéo các thành phần kinh tế
khác tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển do phần thu vào cho hoạt
động được đảm bảo hơn.
Hệ thống thu gom chất thải rắn ở New Jersey minh hoạ thêm về tính
hiệu quả của hệ thống trả phí theo từng túi rác. Tại đây mỗi thùng hoặc túi
120 lit đặt tại lề đường để thu gom hàng tuần cần có một tem dán của thành
phố. Kể từ khi áp dụng hệ thống này năm 1988, khối lượng rác cư dân đã
giảm đi 25%, khối lượng rác thu gom đã giảm từ 8,5 tấn mỗi ngày xuống còn
6,3 tấn mỗi ngày.
Nếu mỗi người dân thành phố giảm lượng rác thải từ 0,6
kg/người/ngày xuống còn 0,5 kg/người/ngày thì với số dân khoảng 2,5 triệu
người, lượng rác thải trong thành phố có thể giảm 250 tấn/ngày.
Với chi phí vận chuyển đi bãi Nam Sơn là 70.000 đồng/tấn + chi phí
xử lý rác tại bãi chôn lấp là 20.000 đồng/tấn.
Do đó nếu giảm lượng rác thải chúng ta có thể tiết kiệm được cho
Ngân sách là : 250 tấn* (70.000 + 20.000) = 22.500.000 đồng/ngày.
Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra cho chúng ta là xác định được mức phí
như thế nào cho hợp lý để người dân có thể chấp nhận được.
4.1.2. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
Các hệ thống đặt cọc – hoàn trả biểu hiện mối liên hệ giữa thuế và trợ
cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với các khách hàng được thiết kế để
khuyến khích tái chế, ngăn ngừa ô nhiễm.
Công cụ này thường được áp dụng với các loại chai lọ, vỏ hộp nước
giải khát có thể tái chế, tái sử dụng. Nếu khách hàng đem trả lại bao bì nước
giải khát họ sẽ được trả lại một khoản tiền nhất định nào đó. Số tiền đó chính
là số tiền ta đã đặt cho cửa hàng khi mua hàng. Sự kích thích kinh tế này đủ
để tạo ra được các hành vi mong muốn.
ở Hà Nội phương pháp này đã được áp dụng đối với vỏ chai bia và vỏ
chai nước ngọt. Mặc dù hình thức này diễn ra tự phát ở các doanh nghiệp
nhưng nó đã tỏ ra rất hữu hiệu. Với biện pháp này phần lớn các chai bia và
chai nước ngọt đã được thu về để tái sử dụng cho chu kỳ sản xuất sau. Trong
số rác thải đổ ra hầu như không thấy các loại chai này.
Công cụ này có thể được áp dụng đối với bất kỳ loại sản phẩm nào mà
chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sử dụng, tái quay vòng. Việc sử
dụng công cụ này có thể làm tăng tỉ lệ thu hồi rác thải có khả năng tái chế và
giảm lượng rác thải cần phải xử lý chôn lấp. Cần có những biện pháp, chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp, các ngành dịch vụ thải ra chất thải rắn
và có khả năng tái sinh : đồ thuỷ tinh, đồ nhựa, giấy… áp dụng hệ thống này,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Trong thực tế các hệ thống đặt cọc – hoàn trả tỏ ra có hiệu quả hơn là
các hệ thống tự nguyện hoàn trả bởi lẽ chúng đền đáp cho các hành vi tốt.
Theo cách nhìn hành chính, những hệ thống này có hiệu quả. Chúng không
đòi hỏi sự giám sát hay những sự liên quan của các nhà cầm quyền.
4.2. Các công cụ pháp lý
Hai phương cách chính để kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải là
Mệnh lệnh và Kiểm soát (CAC) và chiến lược kinh tế. Khi khởi đầu các chính
sách môi trường ở phần lớn các nước công nghiệp hoá thường có xu hướng sử
dụng Mệnh lệnh và Kiểm soát như một chiến lược chính thống trong kiểm
soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
Tại Việt Nam nhận thức của người dân về môi trường còn thấp, thói
quen xả rác ra đường còn nặng nề. Một phần lớn dân cư đều tuỳ tiện vứt rác
ra đường, ngay cả tầng lớp thanh niên trí thức như học sinh, sinh viên những
người có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, hiểu biết về lối
sống văn minh, lịch sự. Thậm chí một số người còn có lý sự “cùn” cho rằng
xả rác ra đường để tạo công ăn việc làm cho công nhân môi trường. Như phần
thực trạng ta đã đề cập đến, hàng ngày chúng ta đã lãng phí một lượng lớn
nhân công đi nhặt rác do dân đổ ra đường. Nếu mỗi người dân có ý thức đổ
rác đúng quy định, đúng giờ thì vừa đỡ vất vả cho công nhân thu gom, vừa
tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước một khoản chi phí lớn sử dụng vào các
công việc hữu ích khác.
Trước thái độ, tâm lý của người dân như vậy, cần áp dụng công cụ
pháp lý để làm thay đổi thái độ người dân, buộc họ phải tham gia vào công
tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ pháp lý sẽ hỗ trợ cho công cụ kinh tế đạt được những
hiệu quả mong muốn. Đôi khi những công cụ kinh tế ở trên sẽ không thực
hiện được nếu như người dân không chịu thực hiện.
Chính phủ cần có những quy định về việc phân loại rác tại nguồn, thu
hồi tái chế rác thải, bắt buộc các hộ dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những
quy định đặt ra. Để bổ xung cho công cụ kinh tế ở trên và giúp sử dụng có
hiệu quả, Nhà nước có thể đề ra các quy định tiêu chuẩn về các loại túi rác,
thùng rác gia đình, các điểm thu gom rác và cả tần xuất thu gom buộc mọi
người phải tuân theo. Cần có các chế tài, đề ra các mức phạt cụ thể đối với
những hộ gia đình không chấp hành theo đúng quy định.
Để kiểm soát việc thực hiện theo các quy định có thể giao cho từng tổ
dân phố. Các tổ trưởng kết hợp với chính quyền địa phương sẽ kiểm tra đôn
đốc. Chi phí cho hoạt động này có thể được bù đắp từ lợi ích do giảm lượng
rác thải hoặc từ các khoản nộp phạt của các hộ dân vi phạm.
Việc phân loại rác tại nguồn đã từng được thí điểm tại khu tập thể
Kim Liên, nhưng chưa thành công. Thực tế thì một bộ phận dân chúng cũng
đã có ý thức và thực hiện theo cách thức này. Tuy nhiên còn nhiều những bất
cập như loại thùng chứa chưa phù hợp, chưa có biện pháp để giảm mùi hôi,
diệt ruồi muỗi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu chúng ta có
biện pháp thay đổi cho phù hợp và có biện pháp bắt buộc cũng như các chính
sách tài chính thì cũng có thể khuyến khích người dân tham gia.
Đối với các hành vi xả rác bừa bãi ra đường cũng cần có những biện
pháp cứng rắn như mức phạt nặng về tài chính để làm thay đổi thói quen xấu.
Xử lý kiên quyết các đơn vị và các cá nhân vi phạm các điều quy định bảo vệ
môi trường thành phố theo quy định 3008/QĐ-UB của UBND thành phố về
xả rác ra đường và nơi công cộng. Nguồn tài chính thu được từ xử phạt sẽ tạo
thêm nguồn vốn cho quản lý rác thải. Một thói quen xấu có thể khó thay đổi
nhưng không có nghĩa là không thể thay đổi. Trước tiên có thể tạo thành tâm
lý đối phó của dân chúng với các quy định nhưng dần dần sẽ tạo ra được ý
thức tốt cho dân cư. Để biến nước mình trở thành đất nước trong sạch, đất
nước Singapore đã phải mất 20 năm. Chúng ta có thể mất một thời gian lâu
hơn nhưng nếu chúng ta quyết tâm nhất định sẽ thành công.
Có thể thấy một ví dụ điển hình ở nước ta hiện nay. Đó là việc ban
hành nghị định 13/CP của Chính phủ về xử phạt hành chính đối với người vi
phạm khi tham gia giao thông. Khi đội ngũ công an thực hiện giám sát triệt
để, chỉ sau 3 tháng tình hình chấp hành giao thông trên đường phố đã có
những tiến bộ rõ rệt.
4.3. Thu hồi tái chế, tái sử dụng rác thải
Tái chế là hoạt động thu hồi lại chất thải các thành phần có thể sử
dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt.
Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích :
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái
chế thay cho vật liệu gốc.
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động
môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp.
Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế,
hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích
tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh
cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ cuối cùng.
Hoạt động tái chế và thu hồi rác thải được thực hiện thông qua hệ
thống thu gom rác thải theo mạng lưới 3 cấp gồm : người thu gom, đồng nát
và buôn bán phế liệu.
Hoạt động tái chế cũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển chế biến
và ngăn chặn các tác động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra.
Do đó nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích thì hoạt động này không mang
lại hiệu quả.
Hiện tại với điều kiện của nước ta việc tái chế, tái sử dụng rác thải
thông qua đội ngũ những người nhặt rác, những người thu mua đồng nát đã tỏ
ra là một biện pháp hữu hiệu và có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu
lượng rác và đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên những hoạt
động này chỉ mang tính tự phát mà chưa được quản lý một cách chặt chẽ và
tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho những người nhặt rác.
Đội ngũ những người nhặt rác phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Cần có sự
giúp đỡ họ trong vấn đề bảo vệ an toàn như sử dụng găng tay, khẩu trang để
giảm bớt những tác hại có thể gây ra. Đối với trẻ em cần có những biện pháp
giúp đỡ, giáo dục, đào tạo nghề giúp các em tìm kiếm những công việc khác.
Một vấn đề khác đặt ra là chúng ta thường chưa đánh giá hiệu quả của
những hoạt động tái chế rác thải. Vật liệu được thu gom thường được đem về
các làng nghề truyền thống, các cơ sở gia công tư nhân để chế biến lại. Công
nghệ chế biến thường là những công nghệ thủ công lạc hậu, có nhiều ảnh
hưởng đến môi trường. Vấn đề bức xúc hiện nay ở các cơ sở này là tình trạng
ô nhiễm môi trường đã trở nên trầm trọng. Cần có những biện pháp giúp đỡ
các cơ sở thay đổi về công nghệ, sử dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, ít
ảnh hưởng đến môi trường.
Việc phân loại rác tại nguồn cũng giúp cho hoạt động tái chế có hiệu
quả hơn. Chẳng hạn như việc xử lý rác thải bằng phương pháp sản xuất phân
compost hiện nay mới chỉ được tiến hành với một lượng nhỏ rác thu gom từ
các chợ. Còn đối với rác từ các hộ gia đình mặc dù có tỉ lệ chất hữu cơ khá
cao (59,1%) nhưng do chưa được phân loại mà phải được xử lý bằng phương
pháp chôn lấp. Điều này là một lãng phí lớn vừa tốn diện tích đất giành cho
chôn lấp mà chúng ta lại mất đi một nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Tuy nhiên trong tương lai, chúng ta không nên chỉ phụ thuộc hoàn
toàn vào các biện pháp thu hồi tái chế thủ công như vậy. Về lâu dài, chúng ta
nên tiến hành đổi mới quy trình công nghệ, lắp đặt các công nghệ có phân loại
rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc phân loại rác này vừa tiết kiệm được
nguồn nhân lực, vừa giảm các tác động đến sức khỏe con người, vừa nâng cao
được hiệu quả của việc xử lý rác thải.
Hiện nay các tổ chức quốc tế cũng như các nước phát triển đặc biệt
quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải đô thị ở các nước đang phát triển như
nước ta. Họ tài trợ trong lĩnh vực này dưới dạng như tài trợ không hoàn lại,
vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu các dự án, đào
tạo, tuyên truyền… Chúng ta có thể tranh thủ các nguồn tài trợ này để tiến
hành thay đổi các công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của
chúng ta.
Một biện pháp khác để làm giảm lượng rác thải là thông qua việc sử
dụng các vật liệu dễ hoặc có khả năng tự phân huỷ trong môi trường. Hiện
nay một vấn đề bức xúc đối với rác thải là trong thành phần rác thải chiếm
một tỉ lệ lớn những chất thải là các túi nilon, chủ yếu là các loại túi nilon làm
bao bì thực phẩm. Loại vật liệu này có khả năng bền lâu trong môi trường, khi
đốt lại tạo ra nhiều các chất độc hại ra môi trường. Vì vậy cần thiết phải
nghiên cứu tạo ra một loại bao bì mới có khả năng phân huỷ nhanh trong môi
trường, vừa bảo đảm chứa đựng vệ sinh thực phẩm.
4.4. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền.
Bên cạnh các biện pháp pháp lý cần kết hợp với công tác giáo dục
tuyên truyền cộng đồng. Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá
nhân và cộng đồng ngày một nâng cao. Thực tế cho thấy rằng việc giáo dục
và tuyên truyền có tầm quan trọng trong công tác quản lý rác thải.
Đưa công tác giáo dục và tuyên truyền trở thành một hoạt động chính
quy, đưa công tác giáo dục vào các trường học từ các bậc mẫu giáo, tiểu học
đến các bậc cao hơn, hình thành nên thói quen tốt cho các em ngay từ nhỏ.
Thường xuyên đưa ra các thông tin cập nhật trên các hệ thống thông tin công
cộng như báo chí, truyền hình, loa phóng thanh… tiếp cận đến từng người
dân. Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tổng vệ sinh đường phố, ngõ
xóm có sự kết hợp của công ty Môi trường và Đô thị và quần chúng nhân dân
nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân về vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo nên
một môi trường trong sạch cho chính gia đình mình. Khen thưởng những cụm
dân cư, tổ dân phố giữ gìn vệ sinh môi trường tốt . Phê bình, xử phạt những
cộng đồng không thực hiện công tác này.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị phải tăng cường giáo dục, tuyên
truyền việc bảo vệ môi trường coi đó là biện pháp rẻ nhất. Nếu làm tốt có thể
biến ý thức và bảo vệ môi trường thành một chuẩn mực đạo đức và trách
nhiệm xã hội cho công dân Thủ đô, tức là nó sẽ trở thành một đặc trưng nổi
bật của nền văn hóa hiện đại, của cuộc sống hiện đại, nền văn hoá môi trường.
VI. Giải pháp về phương pháp xử lý
Phương pháp xử lý bằng chôn lấp hiện tại là phương pháp được sử
dụng chủ yếu, nhưng với phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và sức ép về diện tích đất. Như ta đã phân tích, có thể trong
tương lai phương pháp này sẽ không trở thành phương pháp tối ưu mà cần
phải thay đổi các biện pháp xử lý rác thải.
Biện pháp xử lý tối ưu nhất là phải kết hợp tổng hợp các phương pháp
xử lý rác thải khác nhau. Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn được quy
hoạch và xây dựng thành khu vực xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố
bao gồm tổng hợp các kỹ thuật xử lý khác nhau là phương án tối ưu giúp
chúng ta tiến hành quản lý tốt việc xử lý rác thải. Mỗi biện pháp có những ưu
điểm và nhược điểm của mình, với một khu tập trung quản lý rác thải như vậy
chúng ta có điều kiện lựa chọn và phát huy ưu điểm của từng phương pháp để
xử lý một cách tốt nhất lượng lớn rác thải của thành phố.
Kết hợp cùng với các biện pháp phân loại rác tại nguồn và các công
nghệ phân loại rác thải để có biện pháp xử lý thích hợp. Ví dụ như các chất có
thể tận dụng như kim loại, giấy, thuỷ tinh, plastic được thu hồi để tái chế; các
chất có thành phần hữu cơ cao được dùng để chế biến thành phân compost,
các chất còn lại có thể chôn lấp hoặc xử lý bằng thiêu đốt.
Công nghệ xử lý rác bằng thiêu đốt là công nghệ của tương lai. Công
nghệ này đã triệt tiêu hoàn toàn những tác động của rác thải tới môi trường và
tạo ra nguồn nhiệt năng lớn có thể sử dụng để tạo điện hoặc dùng cho các
ngành công nghiệp cần nhiệt khác. Khi nhà máy đốt rác thải vận hành máy
phát điện tại khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn hoàn thành thì đây sẽ là một
giải pháp tốt cho vấn đề xử lý rác thải hiện nay và tạo ra nguồn năng lượng
điện để sử dụng, trước tiên có thể sử dụng để vận hành chính khu liên hiệp
Nam Sơn.
Với điều kiện trước mắt của nước ta, công nghệ xử lý rác thải bằng
phương pháp chế biến phân compost là một phương pháp thích hợp để thay
thế dần công nghệ xử lý bằng chôn lấp. Sử dụng phương pháp này vừa giảm
được lượng rác thải đem chôn lấp, đạt hiệu quả về môi trường, vừa đem lại
hiệu quả kinh tế do bán phân sản xuất ra phục vụ cho trồng trọt, cải tạo đất mà
giá thành của phương pháp này là phù hợp với nền kinh tế của nước ta. Mục
tiêu lâu dài của chúng ta là lượng rác thải sử dụng để sản xuất phân là 15%,
nhưng chúng ta mới chỉ đạt được hơn 1%. Cần đầu tư mua sắm các thiết bị
tiên tiến để nâng cao công suất và hiệu quả của kỹ thuật này. Quan trọng là
phải tuyên truyền hướng dẫn về lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh làm
phân bón cho những người có nhu cầu sử dụng như bà con nông dân để lượng
phân sản xuất có khả năng tiêu thụ tốt hơn, tránh tình trạng sản xuất ra mà
không có khả năng tiêu thụ như hiện nay.
Giải pháp thực hiện mô hình xã hội hóa:
Những năm gần đây, Hà Nội đã tiến hành xây dựng một số mô hình
thí điểm xã hội hóa bảo vệ môi trường, trong đó chỉ mới ở mức tập trung giải
quyết rác thải sinh hoạt, bằng cách thu gom, phân loại rác tại chỗ. Mặc dù
vậy, nếu chủ trương này được triển khai đại trà có thể giải quyết được phần
nào vấn đề bức xúc nhất của các đô thị và tiết kiệm được một khoản chi phí
rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc xã
hội hóa xử lý rác thải là việc bố trí mặt bằng để triển khai các dự án. Trong
khi hiện nay ở Hà Nội mặt bằng để thực hiện chủ trương của Chính phủ về
việc di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi đô thị và khu
dân cư còn chưa đủ thì việc triển khai các dự án xử lý rác bằng vốn ngoài
ngân sách đòi hỏi phải có thêm khá nhiều mặt bằng. Đây là điều rất khó. Mặt
khác, việc xử lý rác thải trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thành phần
rác của Hà Nội hiện nay đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ mới và theo đó
phải có số vốn đầu tư rất lớn. Theo các chuyên gia thì đã đến lúc cần có một
hội đồng khoa học, bao gồm các Sở, Ngành liên quan và các nhà khoa học
trong lĩnh vực môi trường, nghiên cứu xây dựng các tiêu chí công nghệ cụ
thể, để cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải cho thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các
nhà đầu tư để khuyến khích họ đi vào lĩnh vực này.
Kết luận & kiến nghị
Quản lý Môi trường nói chung và quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói
riêng đã và đang được Nhà nước, thành phố và các cấp, các ngành hết sức
quan tâm chỉ đạo.
Quản lý tốt rác thải đô thị là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phân
loại từ nguồn, thu gom tất cả các rác thải phát sinh, vận chuyển, trung chuyển, xử
lý rác thải đô thị, tận dụng các phần hữu cơ làm phân, giảm các chất độc hại và
mầm gieo bệnh trong rác thải, giảm thể tích chôn lấp để tiết kiệm đất.
Công tác quản lý rác thải phải được tổng hoà trong quy hoạch phát
triển của thành phố đến 2020 và phải đồng bộ trong tất cả các khâu từ phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp. Tổ chức quản lý, cơ chế chính
sách và pháp luật, tuyên truyền nâng cao dân trí.
Các công nghệ xử lý rác thải đô thị cần được nghiên cứu và sử dụng
phối hợp đồng bộ với nhau và với công nghệ khác nhằm có thể hạn chế được
những nhược điểm và tận dụng tối đa những ưu điểm của từng công nghệ.
Đề nghị Chính phủ và Thành phố nghiên cứu các quy định chính sách
đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý rác thải.
Đề nghị Bộ, Thành phố, Sở ưu tiên đầu tư trước mắt trong năm 2020
cho công ty Môi trường đô thị các trang thiết bị, bổ xung phương tiện vận
chuyển rác từ nội thành đi Nam Sơn.
Đề nghị các Bộ, thành phố nghiên cứu đề ra các mức phí rác thải hợp
lý nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý rác thải.
Thành phố cần quan tâm và giao thêm các quyền hạn cho Công ty và các Xí
nghiệp môi trường đô thị trong công tác thu phí để nâng cao tỉ lệ thu phí, tạo thêm
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước phục vụ cho công tác quản lý rác thải thành phố.
Đề nghị các cấp chính quyền thành phố từ trung ương đến cơ sở, đến các cơ
quan quản lý rác thải phối hợp với nhau chặt chẽ trong công tác quản lý rác thải.
Tài liệu tham khảo
1) Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005.
2) Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội –
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội – 2007.
3) Các quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải và tưới rửa
đường – Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội – 2005.
4) Giáo trình Kinh tế & quản lý môi trường – trường đại học Kinh tế quốc dân – 2003.
5) Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư – trường đại học Kinh tế quốc dân – 2003.
6) Gs.Ts. Trần Hiếu Nhuệ (chủ biên)- Quản lý chất thải rắn – Tập 1 : Chất
thải rắn đô thị – NXB xây dựng – 2001.
7) Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững – Dự án kinh tế chất thải –
NXB Chính trị quốc gia – 2001.
8) Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam
Sơn – Sóc Sơn – Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội.
9) Thông tư liên tịch lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp
chất thải rắn – Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Phụ lục
Mô hình tổng thể tổ chức quản lý chất thải rắn Hà Nội
UBND thµnh phè
Bé x©y dùng, Bé KHCN & MT, Bé GTVT,Bé TC, Bé L§TB & XH,
Së GTCC, Së KHCN &MT, Së KH & §T, Së L§TB & XH.
Doanh nghiÖp Nhµ
níc
C¸c thµnh phÇn kinh
tÕ kh¸c
- §êng phè, trung t©m
- C«ng nghiÖp
- BÖnh viÖn, nguy h¹i,
- Ngâ xãm, côm d©n c
- ThÞ trÊn, thÞ tø
- C¸c huyÖn ngo¹i
thµnh
-Nhµ m¸y, khu chÕ
xuÊt, c¸c c¬ së c«ng
nghiÖp
- ChÊt th¶i sinh ho¹t
- ChÊt th¶i c«ng nghiÖp
- ChÊt th¶i bÖnh viÖn
- Mét phÇn chÊt th¶i
sinh ho¹t.
- PhÕ th¶i x©y dùng
- ChÊt th¶i c«ng
nghiÖp ®éc h¹i
- ChÊt th¶i sinh ho¹t
- ChÊt th¶i c«ng nghiÖp
-ChÊt th¶i bÖnh viÖn
- ChÕ biÕn ph©n h÷u c¬
- Ph©n lo¹i tõ nguån
- T¸i chÕ
- ChÕ biÕn ph©n h÷u
c¬
- ChÊt th¶i c«ng nghiÖp,
®éc h¹i
- ChÕ biÕn ph©n h÷u c¬
- SX n¨ng lîng t¸i chÕ
gi¸m s¸t,
chØ ®¹o
Thùc
hiÖn
Thu gom
VËn
chuyÓn
Xö lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_35__6263.pdf