Luận văn Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian Việt Nam ở trường trung học phổ thông

Cần phổ biến và nhân rộng PPDH theo SĐTD của Tony Buzan đến GV bộ môn Ngữ văn và bộ môn khác nói chung ở các trường THPT: Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, chúng tôi nhận thấy SĐTD là phương pháp khá phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta còn mới mẻ. Nhiều HS còn e ngại về khả năng hội họa của mình và cách ghi chép này thầy cô không ủng hộ. Vì thế qua đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ giới thiệu thêm một phương pháp học mới tới quý thầy cô và các em HS, mong rằng thầy cô sẽ là nguồn động viên, khích lệ cho các em áp dụng và hứng thú với phương pháp học này. Với SĐTD viết tay sẽ khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa. Vì thế cần nâng cao kiến thức tin học cho HS để phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi của các em đồng thời chuẩn bị lâu dài cho việc hiện đại hóa quá trình giảng dạy. Trong quá trình dạy và học GV cần tạo điều kiện tốt nhất để HS tiếp thu và bày tỏ suy nghĩ, phát triển khả năng sáng tạo, tâm lí học tập thoải mái để các em tích cực tìm tòi, tự khám phá ra tri thức mới. Tuy SĐTD có rất nhiều ưu điểm, nhưng như trên đã nói không có phương pháp nào là tối ưu nhất, mà phải phối hợp thêm nhiều phương pháp khác để phát huy tối đa hiệu quả trong dạy và học hiện nay.

pdf160 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian Việt Nam ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĐTD tóm tắt tác phẩm, và những vấn đề trọng tâm của bài học ngay từ nhà, lên lớp các em tiếp thu bài khá dễ dàng. Với cách ghi chép thông thường (ở lớp ĐC) thì HS sẽ khó nắm được những vấn đề trọng tâm (vì không xác định được từ khóa chính), nội dung bài học (vì một chuỗi dài kiến thức được ghi), không kích thích não sáng tạo... từ đó HS sẽ dễ mất khả năng tập trung cũng như sự đam mê học hỏi. Việc áp dụng SĐTD (ở lớp TN) đã giúp các em hứng thú hơn trong học tập, từ kiến thức của GV, các em chuyển thành kiến thức của mình thông qua những từ khóa mã hóa kiến thức, những hình ảnh giàu tính tưởng tượng, tạo hứng thú nơi HS, làm cho việc học tập dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tối ưu việc sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục: do mới bước đầu sử dụng việc ghi chép bằng SĐTD của HS gặp khó khăn. Ở những SĐTD lớn, các em cảm thấy lúng túng vì chỉ trong một trang giấy không thể ghi hết nội dung của SĐTD; SĐTD khá phù hợp với đối tượng HS khá giỏi, nhưng ở những HS yếu kém nếu các em không thật sự tập trung theo dõi sẽ không thể nắm được vấn đề. Mặt khác, khi học bằng SĐTD nhiều em gặp khó khăn trong diễn đạt vì các em đã quen với lối ghi chú truyền thống là ghi nhiều và học theo lời văn của thầy cô được ghi trong vở. Đối với GV, nếu dạy SĐTD hoàn toàn bằng phần mềm Mindmanager Pro7, đôi khi người GV bị giảm đi cảm xúc trong bài giảng. Vậy nên, khi sử dụng phần mềm này để giảng dạy, GV có thể kết hợp với ghi bảng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, ngoài việc sử dụng phần mềm để dạy SĐTD, GV vẫn có thể sử dụng SĐTD trong tiết học bằng phấn bảng thông thường cũng cho kết quả cao. Việc thực nghiệm sư phạm trên các lớp ở hai trường THPT Tôn Đức Thắng và trường THPT Đoàn Kết đã giúp chúng tôi thấy việc sử SĐTD kết hợp với các PPDH khác, không chỉ giúp HS ghi nhớ, đem lại hứng thú học tập cho HS mà còn nâng cao tay nghề của GV. Những SĐTD qua các bài thực nghiệm của HS và kết quả những bài kiểm tra đã giúp chúng tôi có niềm tin về phương pháp học mới này. Chúng tôi tin rằng SĐTD không những chỉ phù hợp với việc dạy học VHDG mà còn phù hợp với cả bộ môn Ngữ văn nói chung và các môn khác nói riêng. Từ kết quả đạt được trên đây chúng tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và các nhà khoa học giáo dục đầu ngành Việt Nam một số vấn đề sau đây: Tăng cường việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV THPT, nhất là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV trường THPT, tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể thực hiện PPDH theo hướng tích cực, từ đó người GV mới có thể phát huy được hết năng lực tư duy độc lập và tư duy sáng tạo của mình. Đặc biệt là bồi dưỡng và nâng cao trình độ tin học cho các GV, nhất là GV ở vùng sâu để các thầy cô có thể tiếp cận được với lượng thông tin mới từ nhiều nguồn khác nhau. Cần có chế độ ưu đãi và khen thưởng kịp thời đối với GV đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trang bị phương tiện dạy học hiện đại nhiều hơn nữa cho các trường THPT: Tăng cường hơn nữa việc đầu tư, trang bị thiết bị, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện đại cho các trường THPT, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa để GV có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, có điều kiện nghiên cứu để tìm ra các biện pháp mới nâng cao chất lượng dạy học. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các trường Đại học Sư phạm với trường THPT trong nước: Các trường đại học Sư phạm thường xuyên bám sát chương trình, cũng như những hướng đổi mới ở các trường phổ thông để có những điều chỉnh trong dạy – học kịp thời. Bồi dưỡng việc sử dụng SĐTD vào dạy học cho sinh viên sư phạm ngay khi còn học ở trường đại học, để mỗi sinh viên không những biết áp dụng vào quá trình học tập ở đại học mà còn áp dụng vào dạy học ở trường THPT. Cần phổ biến và nhân rộng PPDH theo SĐTD của Tony Buzan đến GV bộ môn Ngữ văn và bộ môn khác nói chung ở các trường THPT: Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, chúng tôi nhận thấy SĐTD là phương pháp khá phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta còn mới mẻ. Nhiều HS còn e ngại về khả năng hội họa của mình và cách ghi chép này thầy cô không ủng hộ. Vì thế qua đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ giới thiệu thêm một phương pháp học mới tới qu ý thầy cô và các em HS, mong rằng thầy cô sẽ là nguồn động viên, khích lệ cho các em áp dụng và hứng thú với phương pháp học này. Với SĐTD viết tay sẽ khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa. Vì thế cần nâng cao kiến thức tin học cho HS để phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi của các em đồng thời chuẩn bị lâu dài cho việc hiện đại hóa quá trình giảng dạy. Trong quá trình dạy và học GV cần tạo điều kiện tốt nhất để HS tiếp thu và bày tỏ suy nghĩ, phát triển khả năng sáng tạo, tâm lí học tập thoải mái để các em tích cực tìm tòi, tự khám phá ra tri thức mới. Tuy SĐTD có rất nhiều ưu điểm, nhưng như trên đã nói không có phương pháp nào là tối ưu nhất, mà phải phối hợp thêm nhiều phương pháp khác để phát huy tối đa hiệu quả trong dạy và học hiện nay. Sau cùng, chúng tôi hy vọng rằng công trình nghiên cứu này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học VHDG Việt Nam nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, TP. Hồ Chí Minh. 2. Lại Nguyên Ân, Từ điển thuật ngữ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản, tập 1, Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên lớp 10 cơ bản, tập 1, Nxb Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên lớp 10 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục. 8. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế Bản đồ tư duy dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục Việt Nam. 9. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (14/9/2010), “Bản đồ tư duy, công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường”, Giáo dục và thời đại, ( 147). 10. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (18,19/11/2010), “Tổ chức hoạt động dạy học với Bản đồ tư duy”, Giáo dục và thời đại, (184,185). 11. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (12/2010), “Thiết kế Bản đồ tư duy dạy học kiến thức mới trong môn Toán”, Tạp chí Giáo dục ( kì 2). 12. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học sinh học (sách chuyên khảo), Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Viết Chữ (2009), Dạy học văn chương theo loại thể, Nxb Giáo dục Việt Nam, Thái Nguyên. 14. Chu Xuân Diên (1989), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Trường đại học Tổng hợp TPHCM. 15. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Thị Khánh Dư (Sách dùng cho sinh viên Ngữ văn và giáo viên Ngữ văn phổ thông), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục. 17. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp VHDG, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn lớp 10 (Ban cơ bản), Nxb Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Hoàn ( 2005), Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Trọng Hoàn, Lê Hồng Mai (2006), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. 23. Bùi Phương Thanh Huấn ( 2009), Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội. 24. Hoàng Đức Huy (2008), Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 25. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp Giáo dục tích cực: Lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Kỷ yếu hội thảo (2007), Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường phổ thông, ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Phan Trọng Luận (1988), Phương pháp dạy học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 31. Phương Lựu (Chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 32. Joyce Wycoff (2008), Ứng dụng bản đồ tư duy để khám phá tính sáng tạo và giải quyết vấn đề (Thanh Vân, Việt Hà dịch), Nxb Lao động – Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 33. Jean – Luc Deladriere; Frederic Le Bihan; Pierre Mongin; Dennis Rebaud ( 2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy (Trần Chánh Nguyên dịch), Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 34. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 35. Bùi Mạnh Nhị (1988), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 36. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1998), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 37. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999), Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 38. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ ( 2010- 2011), Nxb Giáo dục. 39. Taffy E. Raphael – Efrieda H. Hiebert (2008), Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, Người dịch: Lê Công Tuấn – Nguyễn Văn lợi – Nguyễn Thị Hồng Nam – Trương Thị Ngọc Điệp – Phạm Việt Tiến – Trần Minh Tuấn – Hồng Lư Chí Toàn (Đại học Cần Thơ), Nxb Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh. 40. Tony & Barry Buzan (2008), Bản đồ Tư duy (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 41. Tony BuZan (2008), Lập bản đồ tư duy (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Alphabooks & Nxb Trí Thức. 42. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ cuả bạn (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 43. Tony Buzan (2008), Sách dạy đọc nhanh (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 44. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ cuả bạn (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 45. Tony BuZan (2008), Bản đồ tư duy trong công việc (Lê Huy Lâm dịch), Nxb Lao động - Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 46. Đỗ Ngọc Thống (1997), “Về đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 9. 47. Lã Nhâm Thìn – Bùi Minh Toán (đồng chủ biên) (2007), Tư liệu Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 49. Đỗ Bình Trị ( Chủ biên ) – Hoàng Hữu Yên (1982), Văn tuyển văn học Việt Nam – Văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 50. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1993), Giảng văn văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 52. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Hoàng Tiến Tựu (2003), Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Trần Hồng Vân (1991), “Về phương pháp nghiên cứu một số thể loại nhỏ của VHDG”, Tạp chí Văn học, số 6 . 56. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 57. Nguyễn Thị Ngọc Yên (2010), Luận văn thạc sĩ Dạy và học Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng chủ động, tích cực, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Các trang wedsite 58. www.hoangduchuy.com 59. www.vuontoithanhcong.com 60. 61. 62 . PHỤ LỤC Phần phụ lục bao gồm : • Phụ lục 1: Một số bài soạn thực nghiệm VHDG có sử dụng SĐTD • Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến GV và HS • Phụ lục 3: Một số SĐTD do HS thiết kế • PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BÀI SOẠN DẠY THỰC NGHIỆM VHDG CÓ SỬ DỤNG SĐTD 1. Bài soạn dạy “Chiến thắng Mtao Mxây” ( 2 tiết, tiết phân phối chương trình là tiết 8, 9 ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được và hiểu được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật “anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc. - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc, yên vui của cả cộng đồng. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Ngữ văn 10, tập I - Sách GV Ngữ văn 10, tập I - Một số sách tham khảo về sử thi “ Đăm Săn” C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Vế phía GV - Yêu cầu HS chuẩn bị trước một số công việc cụ thể cho bài học “Chiến thắng Mtao Mxây” như: đọc văn bản, tóm tắt văn bản bằng SĐTD, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK. - GV tổ chức giờ dạy theo hướng kết hợp nhiều phương pháp tích cực với nhau: sử dụng SĐTD, phương pháp đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn nêu vấn đề * Về phía HS Hoàn thành khâu chuẩn bị ở nhà: đọc, tóm tắt văn bản, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy trình bày những thể loại của VHDG Việt Nam (một em lên bảng trình bày khái quát bằng SĐTD). Câu 2: Nêu những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam (một em lên bảng trình bày miệng). * Giới thiệu bài: Người Tây Nguyên nói riêng, và cả dân tộc Việt Nam nói chung vô cùng tự hào về Di sản Cồng chiêng, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Mỗi lần âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, người ta có cảm giác đó là thứ âm thanh của sức mạnh vô biên, của niềm vui rạo rực. Trở về với xã hội Ê đê cổ đại, đến với sử thi “Đăm Săn”, một lần nữa ta lại được sống trong thứ âm thanh “Di sản” đó, đặc biệt qua đoạn trích “Chiến Thắng Mtao Mxây” nơi vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn thể hiện rõ nét, nơi niềm vui, sức mạnh của bộ tộc vang mãi. * Học bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV chiếu cho HS thấy SĐTD khái quát toàn bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn GV: Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi và cho biết sử thi gồm có mấy loại? HS: Suy nghĩ và trả lời Dựa vào mục tiểu dẫn, hãy tóm tắt sử thi “Đăm Săn”. GV chiếu SĐTD tóm tắt sử thi Đăm Săn. I. Giới thiệu chung GV gọi HS đọc văn bản, GV phân vai cho học sinh đọc, yêu cầu HS thể hiện được giọng điệu của các nhân vật Hoạt động 2: GV hướng dẫn đọc hiểu văn bản GV cho HS thảo luận vấn đề: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Lớp chia thành 5 nhóm thảo luận trong vòng 7 phút, sau đó GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Một HS lên bảng trình bày bằng SĐTD, một HS dựa vào SĐTD của nhóm để thuyết trình. (Đây là vấn đề trọng tâm của bài học, GV giao cho HS chuẩn bị trước khi học bài mới nên khi thảo luận các em cũng chỉ thống nhất lại ý kiến của SĐTD tóm tắt sử thi Đăm Săn II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây các thành viên trong tổ. Sau khi HS trình bày, thảo luận, GV chốt lại những ý cơ bản bằng SĐTD, trong đó trình bày những nét cơ bản về Đăm Săn và Mtao Mxây trước trận đấu cũng như trong từng hiệp đấu. Ngoài những ý chính khái quát trong SĐTD GV cần nêu những câu văn trong đoạn trích miêu tả sức mạnh của Đăm Săn, sự hèn kém của MtaoMxây. Từ những ý chính trong sơ đồ, GV chốt lại kết luận về cuộc chiến này trong phần liên kết Notes GV phát vấn: Sau chiến thắng Đăm đã hỏi dân làng Matao Mxây mấy lần, dân làng đáp lời Đăm Săn như thế nào? Notes Tóm lại: Qua cuộc chiến ta thấy Đăm Săn là người anh hùng tài năng, bản lĩnh có sức mạnh phi thường, được con người và thần linh giúp đỡ nên thành công lớn. Còn Mtao Mxây hèn nhát, huyênh hoang, ham sống sợ chết nên thất bại thảm hại. 2. Đối thoại với dân làng Qua cuộc đối thoại đó cho thấy ý nghĩa gì? HS trả lời, GV chốt ý, chiếu phần liên kết Notes để HS ghi tiểu kết. GV PV: Lễ ăn mừng chiến thắng diễn ra như thế nào? Qua đó cho thấy điều gì? HS trả lời, GV chiếu SĐTD cho HS thấy những nét về lễ ăn mừng, đồng thời chiếu phần liên kết Notes cho thấy ý nghĩa của lễ ăn mừng. HS trả lời, GV chốt ý chiếu SĐTD và phần liên kết Notes chốt ý. Notes: Lòng mến phục, thái độ hưởng ứng và lòng trung thành tuyệt đối của nô lệ với Đăm Săn Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khát vọng của người anh hùng sử thi với quyền lợi và khát vọng của toàn bộ cộng đồng (người thắng kẻ thua đều thuộc một tộc người, nay sống hoà hợp) Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân người anh hùng. 3. Lễ ăn mừng chiến thắng Ý nghĩa của lễ ăn mừng chiến thắng? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết GV gọi HS tổng kết phần nghệ thuật và nội dung.  Lễ ăn mừng to lớn cho thấy sự giàu có, phồn vinh của thị tộc, sức mạnh của người tù trưởng. - Vẻ đẹp, sức mạnh có phần cổ sơ, hoang dại, mộc mạc, giản dị, gần gũi với núi rừng. Đó cũng chính là vẻ đẹp và sức mạnh của thị tộc * So sánh giữa cảnh chiến tranh và cảnh ăn mừng chiến thắng ta thấy có sự khác nhau về dung lượng, về câu văn (ngắn, mạnh - dài, hô ngữ), cảnh chết chóc, đau thương gần như không xuất hiện → Dù nói về chiến tranh nhưng tác giả dân gian vẫn hướng về cuộc sống hoà bình, thịnh vượng, sự đoàn kết thống nhất và sự lớn mạnh của toàn thể cộng đồng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật so sánh được sử dụng đa dạng và triệt để (sánh ngầm, so sánh tương đồng, so sánh tương phản), hình ảnh so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ nhằm đề cao người anh hùng - Giọng văn trang trọng, hào hùng 2. Nội dung Đoạn trích khắc hoạ rõ nét hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với tài năng và phẩm chất tốt đẹp. E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV cần cho HS có cái nhìn khái quát về bài học, giúp HS nắm được những vấn đề cơ bản như những nét chung về sử thi Đăm Săn, cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, cảnh lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn và dân làng. GV có thể dùng SĐTD để khái quát lại những ý chính này hoặc cho HS 5 phút để khái quát lại bài học. - Học bài cũ và soạn bài mới “Văn bản”. 2. Bài soạn “ Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ” ( 2 tiết, tiết PPCT là tiết 11, 12) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc. - Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu. - Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Ngữ văn 10, tập I - Sách GV Ngữ văn 10, tập I - Một số sách tham khảo về truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Vế phía GV - Yêu cầu HS chuẩn bị trước một số công việc cụ thể cho bài học An Dương Vương và Mị Châu – Trong Thủy như: đọc văn bản, tóm tắt văn bản bằng SĐTD, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK. - GV tổ chức giờ dạy theo hướng kết hợp nhiều phương pháp tích cực với nhau: sử dụng SĐTD, phương pháp đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn nêu vấn đề * Về phía HS Hoàn thành khâu chuẩn bị ở nhà: đọc, tóm tắt văn bản, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Một em lên bảng khái quát bằng SĐTD). Câu 2: Những nét chính về lễ ăn mừng chiến thắng và ý nghĩa của lễ ăn mừng (một em lên trình bày miệng). * Giới thiệu bài: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” Đó là những câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu viết về một Mị Châu có thật, một “cơ đồ đắm biển sâu” có thật trong lịch sử. Hôm nay chúng ta sẽ về vớ “ ngày xưa”, về với thời kì Âu lạc để tìm hiểu về những nhân vật, sự kiện lịch sử có thật qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV chiếu SĐTD để HS có cái nhìn toàn diện về bài học. GV chiếu cho HS xem lễ hội Cổ Loa trước khi học bài. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn. GV gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 39. GV phát vấn ( PV): Em hãy nhắc lại truyền thuyết là gì? Đặc điểm chính của truyền thuyết? GV giới thiệu một vài nét về di tích Cổ Loa. GV gọi HS đọc VB, hướng dẫn cách đọc, gọi 1 HS tóm tắt VB dựa vào SĐTD đã khái quát đã chuẩn bị ở nhà. GV chốt lại bằng SĐTD được liên kết với bài giảng. I. Giới thiệu chung Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết VB GV đưa ra vấn đề để HS thảo luận: An Dương Vương đã có những thành công và thất bại như thế nào? Nguyên nhân của những thành công và thất bại? Nhận xét về An Dương Vương trong giai đoạn này? Lớp chia thành 4 nhóm, thảo luận trong vòng 6 phút. Các nhóm thảo luận và khái quát ý chính bằng SĐTD. Sau thời gian thảo luận, GV gọi 1 nhóm cử 1 đại diện lên trình bày bằng SĐTD, 1 bạn khác thuyết trình vấn đề. Các nhóm còn lại bổ sung, đóng góp ý kiến. GV chốt ý. Trong phần này, GV nhận xét kết hợp giảng giải để HS nắm SĐTD tóm tắt tác phẩm II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật An Dương Vương a. Thành công của An Dương Vương vững vấn đề HS có cái nhìn toàn diện về nhân vật ADV ở mặt thành công cũng như thất bại. GV có thể đặt ra những câu hỏi để nâng cao kiến thức cho HS: Hình ảnh sứ Thanh Giang – thần Kim Quy – Rùa vàng, với lẫy nỏ kì diệu nói lên điều gì? Hình ảnh nhà vua cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển có ý nghĩa như thế nào? GV tóm lại về những nhận xét về nhân vật ADV trong phần Notes liên kết với bài giảng để HS ghi bài GV phát vấn: Theo em Mị Châu là người như thế nào? Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu như thế nào? Em rút ra bài học gì từ nhân vật này? GV chiếu sơ đồ và phần Notes để HS theo dõi và ghi chép PV: Nhận xét về nhân vật b.Thất bại của ADV - Hình ảnh sứ Thanh Giang, lẫy nỏlà sự kì ảo hóa sự nghiệp chính nghĩa phù hợp lòng người của ADV. - ADV cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển chính là yếu tố “ngài hóa” trong truyền thuyết muốn nhân vật anh hùng trở nên bất tử trong lòng mọi người. Tóm lại: ADV là nhà vua yêu nước, có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Về sau lại đánh mất mình, chủ quan nên để mất nước, nhà vua cùng Trọng Thủy? HS trả lời, GV khái quát những ý chính về Trọng Thủy. GV đưa ra vấn đề để HS thảo luận: “Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh Ngọc Trai – Giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” Ý kiến của em ra sao? HS tranh luận, HS chốt ý. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học GV gọi HS tổng kết bài cơ đồ đắm biển sâu. Nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn kính trọng và biết ơn nhà vua như một vi vua anh hùng. 2. Bi kịch tình yêu Mị Châu, Trọng Thủy Notes:  H/a MC cho ta thấy bài học lịch sử: Không thể đặt t/y lên trên vận mệnh quốc gia, Đồng thời ta cũng thấy được mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Sự ân hận muộn màng của trọng Thủy cho thấy tình yêu và tham vọng quyền lực không thể thống nhất. * Chi tiết Ngọc Trai – nước giếng - Không nên hiểu là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu – Trọng Thủy - Đó là hóa giải nỗi oan tình cho Mị Châu, chứng minh nàng chỉ vô tình phản quốc. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Các chi tiết kì ảo tạo nên sức hấp dẫn - Lối kể chuyện súc tích, sinh động 2. Nội dung - Tác phẩm là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Từ đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân với các nhân vật trong truyện. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV có thể củng cố lại bài học cho HS bằng cách dùng SĐTD khái quát lại những ý chính của bài học. Hoặc cho HS thời lượng 5 phút để khái quát lại bài học bằng SĐTD vào tập của mình - GV giao cho HS bài tập về nhà trong phần luyện tập, đồng thời yêu cầu HS sử dụng SĐTD khái quát những ý chính cho vấn đề “Từ truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và định nghĩa về truyền thuyết trong SGK Ngữ văn 10, hãy nêu những đặc trưng về truyền thuyết (không gian, thời gian, nhân vật, đặc điểm nghệ thuật)”. Câu hỏi này có thể GV sẽ dùng làm câu hỏi kiểm tra bài cũ trong buổi học tiếp theo. SĐTD khái quát những đặc trưng của truyền thuyết • PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi quý thầy cô! Nhằm giúp cho việc dạy học VHDG nói riêng và môn Ngữ văn nói chung ở bậc THPT đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô thông qua phiếu tham khảo này. Mong quý thầy cô vui lòng trả lời cho các câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! (Xin quý thầy cô đánh dấu X vào ô trống, ở một số câu hỏi có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời). Câu 1: Theo Thầy/Cô , SĐTD là:  Một dạng sơ đồ như những sơ đồ đã từng dùng như Grap, sơ đồ tổ chức,  Là sơ đồ gồm một chủ để ở trung tâm, và có nhiều nhánh con.  SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Trong SĐTD thường sử dụng nhiều hình ảnh hoặc màu sắc. Câu 2: Theo Thầy/Cô, việc sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp Câu 3: Theo Thầy/ Cô, SĐTD phù hợp với việc dạy học những phần kiến thức nào sau đây trong phần VHDG:  Khái quát VHDG Việt Nam  Tác phẩm tự sự dân gian  Tác phẩm trữ tình dân gian  Ôn tập VHDG Câu 4: Theo Thầy/ Cô, việc sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG nên:  Sử dụng SĐTD như một phương pháp chính, duy nhất trong tiết dạy  Sử dụng SĐTD trong những phạm vi kiến thức phù hợp  Kết hợp sử dụng SĐTD với những phương pháp khác Câu 5: Mức độ sử dụng SĐTD trong các giờ học VHDG của Thầy/Cô là :  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ Câu 6: Các Thầy/ Cô thường sử dụng SĐTD trong giờ học bằng cách nào:  Vẽ tay  Vẽ bằng Word  Vẽ bằng phần mềm Mind map Câu 7: Theo Thầy/Cô thời gian để chuẩn bị bài có sử dụng SĐTD so với PP truyền thống là:  Ít hơn  Tương đương nhau  Nhiều hơn  Khó so sánh được Câu 8: Khi sử dụng SĐTD, Thầy/Cô cảm thấy việc bảo đảm nội dung bài học là:  Dễ dàng hơn  Bình thường  Khó khăn hơn Câu 9: Theo Thầy/ Cô, tác động của SĐTD đến sự tiếp thu bài học của HS:  Đa số HS nắm được nội dung bài học ngay tại lớp  HS khó nắm chắc kiến thức hơn so với cách giảng dạy truyền thống  HS nắm bắt được kiến thức một cách logic và có hệ thống Câu 10: Các ảnh hưởng của SĐTD đối với hoạt động của HS là:  HS thảo luận nhiều hơn  HS tham gia giờ học tích cực hơn  HS ghi chép ít hơn  HS chia sẻ kinh nghiệm với các bạn học nhiều hơn  HS thụ động hơn trong giờ học Câu 11: Khi sử dụng SĐTD, Thầy/Cô cảm thấy việc quản lý thời gian của tiết lên lớp là:  Dễ dàng hơn  Bình thường  Khó khăn hơn Câu 12: Sau khi được giới thiệu và sử dụng SĐTD bằng phần mềm Mind map để dạy học, khó khăn mà thầy cô gặp phải là:  Phần mềm khó sử dụng  HS không hợp tác  Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khó khăn (không có nhiều phòng máy chiếu để dạy thường xuyên) Câu 13: Theo Thầy/ Cô, SĐTD phù hợp với những đối tượng HS:  HS yếu  HS trung bình  HS khá giỏi Câu 14: Theo Thầy/ Cô, khi sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG có những thuận lợi nào:  VHDG khá phù hợp khi sử dụng SĐTD  Dễ dàng đánh giá HS hơn  Dễ huy động HS tham gia các hoạt động  Ít tốn thời gian để trình bày nội dung bài học Câu 15: Trở ngại chủ yếu khi sử dụng SĐTD mà Thầy/Cô gặp phải là  Phải lựa chọn phạm vi kiến thức phù hợp để sử dụng SĐTD  Phải dành nhiểu thời gian để soạn bài, tìm hình ảnh, tư liệu  Phải dành nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động cho HS  Gặp nhiều khó khăn trong bước đầu dạy vì HS chưa quen với phương pháp này  Trình độ HS chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng SĐTD trong dạy học  Thầy/Cô chưa được tập huấn đầy đủ về SĐTD Câu 16:Theo Thầy/Cô, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các SĐTD trong dạy học ?  Các cấp quản lý cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho GV về SĐTD  Cần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động của các phòng học bộ môn  Tổ chức nhiều hội thảo về phương pháp dạy học tích cực trong đó có SĐTD  Trang Web của Sở Giáo dục – Đào tạo cần có diễn đàn trao đổi về SĐTD  Bản thân các thầy cô giáo phải có sự tìm tòi, sáng tạo và hoàn thiện KẾT QUẢ KHẢO SÁT Phiếu khảo sát được thực hiện bởi 25 thầy cô từ 2 trường: THPT Tôn Đức Thắng và THPT Đoàn Kết, kết quả thu được như sau: Phương án trả lời Số phiếu Câu 1: Theo Thầy/Cô , SĐTD là: Một dạng sơ đồ như những sơ đồ đã từng dùng như Graph, sơ đồ tổ chức, 2/25 Là sơ đồ gồm một chủ để ở trung tâm, và có nhiều nhánh con. 4/25 SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Trong SĐTD thường sử dụng nhiều hình ảnh hoặc màu sắc. 19/25 Câu 2: Theo Thầy/Cô, việc sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG là: Rất phù hợp 3/25 Phù hợp 20/25 Không phù hợp 2/25 Câu 3: Theo Thầy/ Cô, SĐTD phù hợp với việc dạy học những phần kiến thức nào sau đây trong phần VHDG Khái quát VHDG Việt Nam 25/25 Tác phẩm tự sự dân gian 19/25 Tác phẩm trữ tình dân gian 4/25 Ôn tập VHDG 24/25 Câu 4: Theo Thầy/ Cô, việc sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG nên: Sử dụng SĐTD như một phương pháp chính, duy nhất trong tiết dạy. 0/25 Sử dụng SĐTD trong những phạm vi kiến thức phù hợp 25/25 Kết hợp sử dụng SĐTD với những phương pháp khác 25/25 Câu 5: Mức độ sử dụng SĐTD trong các giờ học VHDG của Thầy/Cô là (chỉ chọn một câu trả lời): Thường xuyên 2/25 Thỉnh thoảng 19/25 Chưa bao giờ 4/25 Câu 6: Các Thầy/ Cô thường sử dụng SĐTD trong giờ học bằng cách nào: Vẽ tay 20/25 Vẽ bằng Word 3/25 Vẽ bằng phần mềm Mind map 2/25 Câu 7: Theo Thầy/Cô thời gian để chuẩn bị bài có sử dụng SĐTD so với PP truyền thống là: Ít hơn 2/25 Nhiều hơn 17/25 Tương đương nhau 3/25 Khó so sánh được 3/25 Câu 8: Khi sử dụng SĐTD, Thầy/Cô cảm thấy việc bảo đảm nội dung bài học là Dễ dàng hơn 15/25 Bình thường 6/25 Khó khăn hơn 4/25 Câu 9: Theo Thầy/ Cô, tác động của SĐTD đến sự tiếp thu bài học của HS: Đa số HS nắm được nội dung bài học ngay tại lớp. 19/25 HS khó nắm chắc kiến thức hơn so với cách giảng dạy truyền 3/25 thống. HS nắm bắt được kiến thức một cách logic và có hệ thống 20/25 Câu 10: Các ảnh hưởng của SĐTD đối với hoạt động của HS là: HS thảo luận nhiều hơn 19/25 HS tham gia giờ học tích cực hơn 20/25 HS ghi chép ít hơn 15/25 HS chia sẻ kinh nghiệm với các bạn học nhiều hơn 14/25 HS thụ động hơn trong giờ học 3/25 Câu 11: Khi sử dụng SĐTD, Thầy/Cô cảm thấy việc quản lý thời gian của tiết lên lớp là: Dễ dàng hơn 12/25 Bình thường 10/25 Khó khăn hơn 5/25 Câu 12: Sau khi được giới thiệu và sử dụng SĐTD bằng phần mềm Mind map để dạy học, khó khăn mà thầy cô gặp phải là: Phần mềm khó sử dụng 7/25 HS không hợp tác 5/30 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khó khăn ( không có nhiều phòng máy chiếu để dạy thường xuyên) 25/25 Câu 13: Theo Thầy/ Cô, SĐTD phù hợp với những đối tượng HS: HS yếu 2/25 HS trung bình 17/25 HS khá giỏi 25/25 Câu 14: Theo Thầy/ Cô, khi sử dụng SĐTD trong dạy học VHDG có những thuận lợi nào: VHDG khá phù hợp khi sử dụng SĐTD 21/25 Dễ dàng đánh giá HS hơn 15/25 Dễ huy động học sinh tham gia các hoạt động. 15/25 Ít tốn thời gian để trình bày nội dung bài học. 20/25 Câu 15: Trở ngại chủ yếu khi sử dụng SĐTD mà Thầy/Cô gặp phải là: Phải lựa chọn phạm vi kiến thức phù hợp để sử dụng SĐTD 7/25 Phải dành nhiểu thời gian để soạn bài, tìm hình ảnh, tư liệu 18/25 Phải dành nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động cho học sinh 20/25 Gặp nhiều khó khăn trong bước đầu dạy vì HS chưa quen với phương pháp này 15/25 Trình độ HS chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng SĐTD trong dạy học 8/25 Thầy/Cô chưa được tập huấn đầy đủ về SĐTD 17/25 Câu 16:Theo Thầy/Cô, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các SĐTD trong dạy học ? Các cấp quản lý cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về SĐTD 17/25 Cần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động của các phòng học bộ môn 25/25 Tổ chức nhiều hội thảo về phương pháp dạy học tích cực trong đó có SĐTD 13/25 Trang Web của Sở Giáo dục – Đào tạo cần có diễn đàn trao đổi về SĐTD 10/25 Bản thân các thầy cô giáo phải có sự tìm tòi, sáng tạo và hoàn thiện 25/25 *Ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát được thực hiện ở 25 GV Ngữ văn thuộc hai trường THPT Tôn Đức Thắng và Đoàn Kết đã cho thấy ý kiến của các thầy cô giáo dạy văn trong việc sử dụng SĐTD trong dạy học. Nhìn chung các thầy cô nắm rõ định nghĩa SĐTD nhưng vẫn còn một số thầy cô có sự nhầm lẫn SĐTD với các sơ đồ mà chúng ta vẫn hay dùng. Trong các phương pháp GV sử dụng trong giờ dạy học VHDG, SĐTD còn được dùng khá hạn chế, chỉ ở một số ít. Tuy vậy khi được giới thiệu, làm quen với SĐTD, các thầy cô cho rằng SĐTD khá phù hợp với việc dạy học VHDG (23/25), nhưng không nên xem đó là một phương pháp chính, duy nhất mà cần kết hợp với các phương pháp khác (25/25). Và chỉ nên sử dụng trong những phạm vi kiến thức phù hợp (25/25). Cả HS và GV đều thấy SĐTD phù hợp nhất là trong dạy học dạng bài khái quát, ôn tập VHDG, tiếp theo là TPTS, riêng dạng bài tác phẩm trữ tình, ít thầy cô cho là phù hợp (4/25). Đa phần các thầy cô trước đây có sử dụng SĐTD trong tiết học cũng chỉ dùng SĐTD vẽ bằng tay, việc sử dụng phần mềm Mindmap trong dạy học còn khá hạn chế. Tuy nhiên sau khi được giới thiêu về phầm mềm Mindmap, các thầy cô cho rằng dạy học SĐTD bằng phần mềm phù hợp và tiện lợi hơn bằng tay, có lẽ vì phần mềm có nhiều tính năng và tiện ích sử dụng. Trong việc chuẩn bị bài bằng SĐTD đa phần các thầy cô đều cho là soạn bài bằng SĐTD nhiều thời gian hơn so với cách dạy truyền thống (17/25). Hiệu quả mà SĐTD mang lại là lớn, đa phần các em nắm bài tại lớp (19/25), nắm bài một cách logic, có hệ thống hơn (20/25), một số thầy cô cho rằng học bằng SĐTD khó nắm bài hơn phương pháp học truyền thống (3/25). Khi sử dụng phần mềm Mindmap, khó khăn lớn nhất thầy cô gặp phải đó là: điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khó khăn (không có nhiều phòng máy chiếu để dạy thường xuyên) (25/25). Thực tế cho thấy, trường THPT Đoàn Kết và Tôn Đức Thắng chỉ có một phòng bộ môn, muốn dạy bài nào cũng phải đăng kí xếp lịch do vậy rất khó khăn để có thể dạy một cách thường xuyên. Các thầy cô cũng cho thấy mức độ của những khó khăn khi sử dụng SĐTD, khó khăn trong bước đầu dùng SĐTD vì HS chưa quen với cách dạy mới, khó khăn vì GV chưa có sự tập huấn chi tiết hệ thống về SĐTD, Đồng thời những giải pháp mà thầy cô lưa chọn nhiều đó là: nâng cao điều kiện cơ sở vật chất (25/25), bồi dưỡng tập huấn cho GV về SĐTD (17/25) và bản thân GV cần có sự cố gắng hoàn thiện (25/25). Nhìn chung từ ý kiến của các thầy cô, chúng tôi tiếp thu những mặt mạnh cũng như những mặt khó khăn, hạn chế trong việc sử dụng SĐTD từ đó khắc phục để SĐTD trở thành một trong những PPDH tích cực. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH Các em thân mến! Để góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học VHDG nói riêng và bô môn Ngữ văn nói chung, mong các em vui lòng cho biết ý kiến qua những câu khảo sát dưới đây nhằm tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Chân thành cảm ơn các em. Chúc các em thành công với những bài học VHDG và ngày càng yêu môn Ngữ văn hơn. (Lưu ý: Các em có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án trả lời. Nếu chọn phương án nào, các em đánh dấu (x) vào ô trống của phương án đó). Câu 1: Theo em, SĐTD là:  Một dạng sơ đồ như những sơ đồ đã từng dùng như Graph, sơ đồ tổ chức,  Là sơ đồ gồm một chủ đề ở trung tâm, và có nhiều nhánh con.  SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Trong SĐTD thường sử dụng nhiều hình ảnh hoặc màu sắc. Câu 2: Theo em, việc HS sử dụng SĐTD trong học tập là:  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết Câu 3: Mức độ sử dụng SĐTD trong học tập của các em là:  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ Câu 4: Em thường sử dụng SĐTD trong học tập khi:  Thảo luận nhóm  Ghi chép bài mới  Soạn bài mới  Tự học Câu 5: Theo em, SĐTD phù hợp với việc dạy học những phần kiến thức nào sau đây trong phần VHDG  Khái quát VHDG Việt Nam  Tác phẩm tự sự dân gian  Tác phẩm trữ tình dân gian  Ôn tập VHDG Câu 6: Trong giờ học VHDG, các em cảm thấy giờ học hiệu quả hơn khi được học theo những hình thức nào trong các hình thức dưới đây:  GV thuyết giảng  Thảo luận nhóm  Thuyết trình  SĐTD  Kết hợp các phương pháp trên Câu 7: Theo em, tiết học nào sau đây mang lại nhiều hiệu quả và hứng thú cho HS:  Tiết học sử dụng phấn bảng thông thường  Tiết học sử dụng CNTT Câu 8: Theo em các ảnh hưởng của SĐTD đối với thái độ của HS là:  Làm tăng hứng thú học tập của HS  Làm cho HS mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các nhiệm vụ học tập  Làm cho HS dễ dàng thể hiện bản thân  Làm cho HS ngại học hơn Câu 9: Theo em, các ảnh hưởng của SĐTD đối với hoạt động của HS là:  HS thảo luận nhiều hơn  HS tham gia giờ học tích cực hơn  HS ghi chép ít hơn  HS chia sẻ kinh nghiệm với các bạn học nhiều hơn  HS thụ động hơn trong giờ học Câu 10:Theo em, tác động của SĐTD đến sự tiếp thu bài học của HS:  Đa số HS nắm được nội dung bài học ngay tại lớp.  HS khó nắm chắc kiến thức hơn so với cách giảng dạy truyền thống.  HS khó nắm bắt được kiến thức một cách logic và có hệ thống. Câu 11: Theo em thì kết quả học tập của các HS trong lớp sau khi được GV dạy VHDG theo SĐTD:  Kém hơn  Bình thường  Tốt hơn Câu 12: Theo em, SĐTD phù hợp với những đối tượng HS nào:  HS yếu, kém  HS trung bình  HS khá giỏi  Mọi đối tượng HS Câu 13: Khi sử dụng SĐTD các em cảm thấy khó khăn, lúng túng vì:  Những thao tác, kĩ năng vẽ SĐTD quá khó  Những chỉ dẫn thực hành chưa cụ thể  Không biết cách khái quát các ý một cách cô đọng thành sơ đồ  Nhìn vào SĐTD các em không biết diễn đạt bằng lời  Sử dụng SĐTD khó nắm được bài  Khó ghi chép Câu 14: Những đề xuất của em để việc dạy học bằng SĐTD được tốt hơn  GV cần hướng dẫn kĩ hơn về cách học bằng SĐTD  Tổ chức nhiều buổi thảo luận về phương pháp học tập trong đó có SĐTD với Sự tham gia của HS và GV  GV sử dụng SĐTD không chỉ môn Ngữ văn mà còn các môn học khác  Bản thân HS phải có sự tìm tòi và tự học bằng SĐTD KẾT QUẢ KHẢO SÁT Phiếu khảo sát được thực hiện bởi 223 HS ở các lớp đã được học về SĐTD, kết quả thu được như sau: Phương án trả lời Số phiếu Câu 1: Theo em, SĐTD là: Một dạng sơ đồ như những sơ đồ đã từng dùng như Grap, sơ đồ tổ chức, 29/223 Là sơ đồ gồm một chủ để ở trung tâm, và có nhiều nhánh con. 20/223 SĐTD là một phương pháp ghi chú gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn. Trong SĐTD thường sử dụng nhiều hình ảnh hoặc màu sắc. 174/223 Câu 2: Theo em, việc HS sử dụng SĐTD trong học tập là: Cần thiết 190/223 Bình thường 20/223 Không cần thiết 13/223 Câu 3: Mức độ sử dụng SĐTD trong học tập của các em là: Thường xuyên 54/223 Thỉnh thoảng 140/223 Không bao giờ 29/223 Câu 4: Em thường sử dụng SĐTD trong học tập khi: Thảo luận nhóm 49/223 Ghi chép bài mới 21/223 Soạn bài mới 71/223 Tự học 192/223 Câu 5: Theo em, SĐTD phù hợp với việc dạy học những phần kiến thức nào sau đây trong phần VHDG Khái quát VHDG Việt Nam 205/223 Tác phẩm tự sự dân gian 189/223 Tác phẩm trữ tình dân gian 43/223 Ôn tập VHDG 198/223 Câu 6: Trong giờ học VHDG, các em cảm thấy giờ học hiệu quả hơn khi được học theo những hình thức nào trong các hình thức dưới đây: GV thuyết giảng 111/223 Thảo luận nhóm 132/223 Thuyết trình 118/223 SĐTD 124/223 Kết hợp các phương pháp trên 212/223 Câu 7: Theo em, tiết học nào sau đây mang lại nhiều hiệu quả và hứng thú cho HS: Tiết học sử dụng phấn bảng thông thường 65/223 Tiết học sử dụng CNTT 158/223 Câu 8: Theo em các ảnh hưởng của SĐTD đối với thái độ của HS là: Làm tăng hứng thú học tập của HS 209/223 Làm cho HS mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 98/223 Làm cho HS dễ dàng thể hiện bản thân. 126/223 Làm cho HS ngại học hơn 42/223 Câu 9: Theo em, các ảnh hưởng của SĐTD đối với hoạt động của HS là: HS thảo luận nhiều hơn 184/223 HS tham gia giờ học tích cực hơn 186/223 HS ghi chép ít hơn 213/223 HS chia sẻ kinh nghiệm với các bạn học nhiều hơn 102/223 HS thụ động hơn trong giờ học 35/223 Câu 10:Theo em, tác động của SĐTD đến sự tiếp thu bài học của HS: Đa số HS nắm được nội dung bài học ngay tại lớp. 170/223 HS khó nắm chắc kiến thức hơn so với cách giảng dạy 165/223 truyền thống. HS khó nắm bắt được kiến thức một cách logic và có hệ thống. 36/223 Câu 11: Theo em thì kết quả học tập của các HS trong lớp sau khi được GV dạy VHDG theo SĐTD: Kém hơn 35/223 Bình thường 57/223 Tốt hơn 131/223 Câu 12: Theo em, SĐTD phù hợp với những đối tượng HS nào: HS yếu, kém 23/223 HS trung bình 159/223 Học sinh khá giỏi 210/223 Câu 13: Khi sử dụng SĐTD các em cảm thấy khó khăn, lúng túng vì Những thao tác, kĩ năng vẽ SĐTD quá khó 51/223 Những chỉ dẫn thực hành chưa cụ thể. 74/223 Không biết cách khái quát các ý một cách cô đọng thành sơ đồ 198/223 Nhìn vào SĐTD các em không biết diễn đạt bằng lời 168/223 Sử dụng SĐTD khó nắm được bài 44/223 Khó ghi chép 89/223 Câu 14: Những đề xuất của em để việc dạy học bằng SĐTD được tốt hơn GV cần hướng dẫn kĩ hơn về cách học bằng SĐTD 75/223 Tổ chức nhiều buổi thảo luận về phương pháp học tập trong đó có SĐTD với sự tham gia của học sinh và giáo viên 65/223 GV sử dụng SĐTD không chỉ môn Ngữ văn mà còn các môn học khác 189/223 Bản thân HS phải có sự tìm tòi và tự học bằng SĐTD 205/223 * Ý nghĩa thực tiễn Qua kết quả khảo sát ta thấy, đa phần các em đã nắm được khái niệm về SĐTD nhưng cũng còn nhiều em có sự nhầm lẫn giữa SĐTD với các sơ đồ thông thường khác như Grap, sơ đồ tổ chức (29/223). Hầu hết các em cho rằng việc sử dụng SĐTD trong học tập là cần thiết, tuy nhiên mức độ sử dụng SĐTD của các em vẫn chưa nhiều, có lẽ vì SĐTD vẫn còn khá mới mẻ với các em. Các em thấy việc sử dụng SĐTD phù hợp nhất là cho việc tự học của mỗi em (192/223), còn việc ghi chép bài mới bằng SĐTD dường như còn hạn chế (21/223). Trong phần dạy VHDG các em cho rằng sử dụng SĐTD phù hợp nhất là vào dạy dạng bài khái quát VHDG và tổng kết VHDG (205/223; 198/223), ít phù hợp nhất là sử dụng SĐTD trong dạy học tác phẩm trữ tình dân gian. Trong các phương pháp được lựa chọn trong tiết dạy VHDG, đa phần các em lựa chọn phương án kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy (212/223). Các em tỏ ra hào hứng với tiết học có sử dụng CNTN hơn là cách dạy bằng phấn bảng truyền thống (158/223). Các em cũng đánh giá khá cao những tác động của việc dạy học bằng SĐTD đến thái độ, hoạt động, sự tiếp thu bài cũng như kết quả học tập của HS: Các em có hứng thú học tập, dễ dàng thể hiện bản thân, ít ghi chép bài hơn nhưng có thể nắm bài ngay tại lớp vì vậy kết quả học tập tốt hơn. Tuy vậy SĐTD dường như không phải phù hợp với mọi đối tượng HS, nhiều ý kiến cho rằng SĐTD chỉ phù hợp với đối tượng HS khá giỏi (210/223), HS yếu khi học bằng SĐTD còn hạn chế trong việc tiếp thu bài. Điều này cho thấy GV khi sử dụng SĐTD cần phải điểu chỉnh làm sao cho phù hợp với mọi đối tượng HS. Các em cũng cho thấy những khó khăn, hạn chế khi học tập bằng SĐTD, một trong những khó khăn lớn nhất là: Không biết cách khái quát các ý một cách cô đọng thành sơ đồ (198/223), và nhìn vào SĐTD các em không biết diễn đạt thành lời (168/223), vì vậy khi viết văn sẽ khó khăn trong diễn đạt. Đây được xem là một hạn chế lớn mà GV khi ứng dụng SĐTD vào dạy học phải hết sức chú ý, phải vừa kết hợp sử dụng SĐTD vừa kết hợp với giảng bình, nêu vấn đề, để bài dạy không trở nên khô khan, mất đi màu sắc riêng biệt của văn chương. Trong các giải pháp đưa ra để việc dạy học bằng SĐTD đạt hiệu quả cao, các em đều lựa chọn nhiều phương án như: GV cần hướng dẫn kĩ hơn, tổ chức nhiều buổi hội thảo về phương pháp, sự tự học của HS, Từ những ý kiến của HS, chúng tôi sẽ có những điều chỉnh để việc dạy học VHDG nói riêng và môn Ngữ văn nói chung bằng SĐTD đạt hiệu quả cao. *Một số ý kiến của HS về SĐTD - “SĐTD có những ưu điểm như khái quát được nhiều vấn đề trong những câu chữ rất ngắn gọn, súc tích. Trong quá trình thiết lập sơ đồ HS bắt buộc phải trải qua quá trình tìm hiểu và phân tích vấn đề một cách kĩ lưỡng, nhờ đó có thể nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Để học thuộc nội dung SĐTD, nếu học vẹt sẽ không thể thuộc nổi vì sơ đồ có nhiều nhánh nhỏ đòi hỏi HS phải hiểu biết mới hiểu được. Điều này tập cho chúng ta thói quen học để hiểu chứ không phải học vẹt để đối phó.Sau khi kết thúc bài học, thay vì cố gắng bỏ ra vài giờ để học thuộc lòng những câu chữ GV cho ghi thì HS nên dành 15 phút dùng SĐTD khái quát lại toàn bộ những vấn đề trong bài học. Việc làm này không chỉ giúp HS mau chóng thuộc bài mà đây cũng là cách phân phối thời gian học tập hợp lí” (Huỳnh Nguyễn Thùy Tuyết Trâm lớp 10A1) - “Lần đầu khi bắt đầu làm quen với SĐTD thì đó là một vấn đề khá khó khăn, đối với nhiều bạn không dễ làm đòi hỏi phải biết tóm tắt và thông minh. Nhưng sau một thời gian làm quen học hỏi thì SĐTD là phương pháp tư duy khá tốt, giúp chúng ta có thể nhớ bài dễ dàng hơn, hiểu bài nhiều hơn phải chép và thuộc lòng” (Hứa Lệ Giang lớp 10B1) - “SĐTD phù hợp với các môn học thuộc bài giúp mình dễ nhớ hơn. SĐTD rất mới đối với em, từ trước tới giờ đi học rất ít khi em vẽ sơ đồ nên em cảm thấy đây là một cách học mới, rất hay rèn luyện được cho mình nhiều kĩ năng tốt mà kết quả thuộc bài cũng nhanh hơn. Em sẽ áp dụng vào nhiều môn khác không những môn văn” (Lê Thị Thu Thương lớp 10A1) - “Theo em, SĐTD giúp hiểu và nhớ bài nhanh chóng và kĩ càng hơn. VHDG thường là những văn bản dài và nhiều chi tiết khi khái nội dung lên SĐTD sẽ dễ dàng tiếp thu cũng như hiểu rõ về tác phẩm. Tuy nhiên nếu sử dụng SĐTD nhiều quá và không đúng sẽ khó có thể giúp phân tích văn bản một cách chuyên sâu” (Lâm Thị Cẩm Giang lớp 10B4) - “SĐTD giúp dễ học bài, ngắn gọn viết ít nên có thời gian nghe thầy cô giảng bài, tuy vậy khi phân tích sẽ khó hơn vì ngôn ngữ sẽ nghèo hơn. GV cần hướng dẫn cụ thể hơn về SĐTD cho HS, áp dụng SĐTD cho bài dạy để HS thích nghi dần và biết cách vẽ SĐTD, từ đó vận dụng SĐTD vào học tập một cách hiệu quả”. (Châu Thị Bảo Trâm lớp 10B1) - “Theo em, SĐTD phù hợp ở phần soạn bài, tự học để lên lớp hỗ trợ xây dựng bài với GV nhanh hơn. Nếu ở nhà soạn theo kiểu đối phó thì khi lên lớp học theo SĐTD các bạn sẽ không theo kịp bài và thậm chí không biết nội dung ở đâu”. (Lê Thị Kim Hằng lớp 10B2 ) - “SĐTD giúp cho HS tìm được vấn đề chính trong bài học, lời văn ngắn gọn, súc tích và đầy đủ, tạo không khí sinh động, không gây sự nhàm chán cho bài học và cho cả HS. Tuy nhiên, mới đầu còn khó khăn vì đây là phương pháp mới. Đối với một số bài văn thì SĐTD không thích hợp (như các bài ca dao, tục ngữ,..). Nên áp dụng SĐTD ngay từ môi trường cấp 2 để giúp HS khỏi bỡ ngỡ và áp dụng bằng mọi hình thức, phương tiện như máy chiếu, công nghệ thông tin” (Phạm Thị Thùy Dương lớp 10B2) - “Theo em, SĐTD phù hợp trong cả việc dạy của GV và việc soạn bài của HS. Nếu soạn bài bằng SĐTD thì chúng ta sẽ nhớ được các ý chính của bài học ngày hôm đó. Trong thời gian đầu sử dụng sơ đồ, nhiều bạn cảm thấy chán ghét nó, vì nó làm mất thời gian cũng như gây khó khăn cho người làm sơ đồ, nhưng sau thời gian làm quen ai cũng cảm thấy hào hứng và thấy sử dụng sơ đồ khá hiệu quả. Vậy nên, khi sử dụng sơ đồ trong dạy học, GV nên hướng dẫn HS từ từ vì từ trước tới nay các bạn không có thói quen sử dụng sơ đồ”. (Phạm Thị Bảo Thy lớp 10A1) • PHỤ LỤC 3: SĐTD HỌC SINH THIẾT KẾ 1. SĐTD bài Khái quát VHDG Việt Nam ( HS Lâm Thị Cẩm Giang – 10B4) ( HS Nguyễn Thị Bích Ngọc 10B4) (HS Lê Thị Thu Thương lớp 10A) 2. SĐTD tóm tắt sử thi Đăm Săn (HS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10A5) 3. SĐTD “cuộc chiiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây” (HS Trần Thanh Lộc – lớp 10B4) 4. SĐTD Khái quát bài học “Chiến Thắng Mtao Mxây (HS Hứa Thị Lê lớp 10B9) ( HS Trịnh Thị Thảo Liên lớp 10B2) 5. Tóm tắt “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (HS Ngô Thành Thắng lớp 10B4) (HS Nguyễn Minh Tâm lớp 100B2) 6. Khái quát bài học “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (HS Pham Văn Hùng Dương lớp 10B9) (HS Trần Thanh Bình lớp 10A) 7. Tóm tắt Tấm Cám (HS Trịnh Thị Thảo Liên lớp 10B2) (HS Nguyễn Thị Kim Vui lớp 10A) 8. SĐTD “Diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám” (HS Nguyễn Phước Thiện lớp 10B4) (HS Nguyễn Thị Kim Hân lớp 10A) (HS Nguyễn Thị Kim Vui lớp 10A) 9. Khái quát bài học Tấm Cám ( HS Dịp Dậu Lâm lớp 10A5) (HS Nguyễn Thị Duyên lớp 10A)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_so_do_tu_duy_trong_day_va_hoc_van_hoc_dan_gian_viet_nam_o_truong_trung_hoc_pho_thong_5188.pdf
Luận văn liên quan