Luận văn Thách thức và cơ hội của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO

Luận văn Thạc sĩ đại học Ngoại thương: " Thách thức và cơ hội của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO" Trong hoạt động kinh tế sôi động ngày nay, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều nỗ lực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế nhằm khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế, tìm cho mình một vị trí vững chắc trong bức tranh kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phát triển mới của thế giới ở Thế kỷ XXI. Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua, chúng ta đã kiên trì tiến hành công cuộc "đổi mới" với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và thu được những thành tựu đáng khích lệ và việc Việt Nam tham gia đầy đủ vào ASEAN và APEC là một bằng chứng tiêu biểu. Trên đà phát triển phù hợp với quy luật chung và vì sự phát triển lâu dài của đất nước, sau ASEAN mục tiêu của chúng ta sẽ là hội nhập vào WTO. Diễn đàn thương mại lớn nhất hiện nay, nơi chúng ta có điều kiện gia nhập thực sự vào đời sống kinh tế thế giới và đã tiến hành những thủ tục ban đầu để gia nhập. Để có thể thực hiện những mục tiêu trên, cùng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác, ngành Dệt - May thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới. Nhờ phát huy những thế mạnh sẵn có trong nước và tận dụng những thuận lợi bên ngoài ngành Dệt - May không chỉ có vị trí then chốt trong giai đoạn hiện nay mà ngay cả khi chúng ta tham gia vào WTO, hội nhập thế giới sâu sắc hơn. Hơn thế nữa, sản phẩm của ngành thuộc loại nhạy cảm trong thương mại quốc tế, có rất nhiều các vấn đề phức tạp phát sinh cần giải quyết khi kinh doanh mặt hàng này. Trong khuôn khổ hạn hẹp của khóa luận này tôi cố gắng tìm hiểu "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới. Nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổ chức thương mại Thế giới và Hiệp định đa sợi Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành dệt-may Việt nam trong những năm qua. Chương 3: Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt – may việt nam

doc115 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thách thức và cơ hội của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thực tế nước sở tại, tiếp cận nhanh và có hiệu quả nhiều kênh thông tin mà hai hình thức trên khó thực hiện được. Tuy nhiên, chi phí theo hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn đó thường khá cao. Song xét cho cùng vẫn là tiền nào của ấy và mục tiêu chính là hiệu quả kinh doanh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hình thức thuê chuyên gia tư vấn đang được không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia áp dụng và được xem như một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh của họ ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. - Ngoài ra, có thể ký kết hợp đồng mua thông tin từ những hãng tin cậy của nước phát triển theo sự thoả thuận như Vietso Petro đang áp dụng. Hoặc cũng có thể thu thập thông tin bằng những kênh tình báo mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được bằng nhiều cách đa dạng... 3.2.1.2. Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Căn cứ vào nội dung nghiên cứu thị trường ở chương I và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đã nêu ở chương II, căn cứ vào mục tiêu định hướng chiến lược và năng lực cạnh tranh của ta trong thời gian tới, thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010 vẫn tập trung chủ yếu vào các nước phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, thứ đến các nước ASEAN nói riêng và châu á nói chung,các nước còn lại khác (thuộc châu Mỹ Latinh, châu Phi) sẽ không đáng kể. Chiến lược thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xác định theo tỷ trọng cụ thể như sau : Bảng 18: Chiến lược thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam những năm tới. TT Nước/ Khu vực Tỷ trọng (%) Đặc điểm chính 1 Bắc Mỹ 40 Chủ yếu là Mỹ, tiêu dùng nhiều hàng dệt kim 2 Liên minh Châu Âu (EU) 30 Nhu cầu và kênh phân phối đa dạng 3 Nhật Bản 15 Chặt chẽ về chất lượng tâm lý cẩn trọng 4 ASEAN 6 Yêu cầu chất lượng ít chặt chẽ 5 Các nước Châu Á 6 Chủ yếu Đài loan, Hàn Quốc 6 Các nước và khu vực khác 3 Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh và Châu Phi Nguồn: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại Như vậy, trong cơ cấu của chiến lược thị trường xuất khẩu theo bảng trên, ngành dệt may Việt Nam tập trung hầu hết các nguồn lực để xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển với tỷ trọng lên tới 85%, thứ đến các nước đang phát triển châu Á chiếm 12%, trong đó riêng khu vực các nước ASEAN chiếm 6%, tương đương với các nước châu Á khác, nhưng chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, thứ đến Hongkông. Cuối cùng, thị trường các nước và các khu vực còn lại khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể với 3% gồm Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh và châu Phi. Cần lưu ý rằng, cơ cấu chiến lược thị trường thể hiện rõ tính năng động , mềm dẻo và linh hoạt (flexibility) theo đặc điểm của nền kinh tế thị trường để có sự điều chỉnh cần thiết trong từng thời điểm cụ thể. Đặc biệt, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào nhóm nước phát triển, Bắc Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm tới 40%, trong đó hầu hết vẫn là thị trường Mỹ (gần 38%). Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng dệt may thế giới. một thị trường khổng lồ đầy hấp dẫn và cũng đầy gai góc về chế độ phân biệt đối xử, về những yêu cầu khó tính và những thể lệ hải quan phức tạp. Nếu trước năm 2002, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ chỉ chiếm dưới mức 0,005% thì sang năm 2002, con số này đã được cải thiện đáng kể và đạt mức gần 1,5%, trong đó loại hàng dệt kim đang được tiêu thụ ở thị trường Mỹ nhiều hơn so với EU và Nhật Bản. Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam cũng chiếm thị phần khiêm tốn với mức gần 2% ở thị trường EU và 3% ở thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đều đặt ra nghiêm ngặt ở Mỹ cũng như cả hai thị trường này. Riêng ở thị trường Nhật Bản, tâm lý cảnh giác đối với nhà xuất khẩu dệt may nước ngoài cả về chất lượng hàng và tính chính xác về thời hạn giao hàng vẫn còn là một cản trở không nhỏ mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần khắc phục. Dù sao, các nước phát triển vẫn là thị trường mục tiêu trọng yếu trong chiến lược xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong suốt nhiều năm tới. 3.2.2. Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. 3.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh số một trong xuất khẩu. Do đó, nâng cao chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả. Trên thực tế, tuy hàng dệt may Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường thế giới với kim ngạch năm 2002 lên tới 2,7 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001, nhưng nhìn chung, chất lượng hàng dệt may của ta vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Ấn Độ...Chỉ có so sánh như vậy, chúng ta mới nhìn mình được đầy đủ hơn. Thực ra, nếu nói chất lượng đã được nâng cao nhiều so với những năm trước, điều đó chỉ đúng so với điểm xuất phát quá yếu kém của chính mình, nhưng đánh giá chưa toàn diện. Nhìn chung, so với nhiều nước xuất khẩu trong khu vực (chưa nói đến các nước phát triển), chất lượng hàng dệt may của ta hiện nay bộc lộ nhiều mặt non yếu như : Thứ nhất, chất liệu tạo sản phẩm. Nguyên liệu bông xơ hoặc sợi tổng hợp nhập khẩu thường không đồng đều, các loại hoá chất (thuốc nhuộm, thuốc tẩy) cũng như các loại phụ liệu (khoá, mex...) nhập khẩu cũng không đồng bộ. Quá trình vận chuyển bảo quản, điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm cao làm cho chất lượng hầu hết các loại trên đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Chất liệu tạo thành sản phẩm dệt may bị ảnh hưởng tất yếu sẽ chi phối trực tiếp chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Thứ hai, các công nghệ kéo sợi, dệt vải, nhuộm, tẩy, hấp, in... và trình độ kỹ thuật chuyên môn của người quản lý, cho đến tay nghề của công nhân cũng đều bị hạn chế. Như đã nêu ở chương II, trình độ công nghệ trang thiết bị trong ngành dệt may nước ta nói chung đang ở giai đoạn tạo dựng, còn bị lạc hậu so với các nước đang phát triển trong khu vực thường từ 5 - 10 năm. Đội ngũ tác nghiệp của ta tuy đã rất cố gắng song nhìn chung chưa được đào tạo đầy đủ, vừa yếu về chất lượng lại vừa thiếu về số lượng bởi lẽ ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đi sau những nước đang phát triển châu Á từ 1 - 5 thập kỷ và đi sau các nước phát triển hàng thế kỷ. Thứ ba, các sản phẩm hàng may của ta mới bước đầu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hiện tại còn ít chủng loại, mẫu mã còn nghèo, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu "mốt" thời trang mà thị trường đòi hỏi. Những mặt hạn chế trên về chất lượng hàng dệt may đang đặt ra những giải pháp cần thiết, vừa phải cụ thể ở từng khâu, vừa phải đồng bộ trong toàn Ngành dệt may. Trước mắt, trong điều kiện có hạn hiện nay, có hai giải pháp lớn khả thi. Một là, rà soát lại toàn bộ các công nghệ kéo sợi, dệt vải đến công nghệ may. Trên cơ sở đó, cần chấn chỉnh và nâng cấp những khâu trọng điểm nhất để khẩn trương nâng cao chất lượng sản phẩm từ tất cả các khâu đó. Hai là, đầu tư tập trung vào khâu nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo"mốt" nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang đa dạng của thị trường các nước phát triển. Để làm được điều đó, trước hết có thể thu hút các chuyên gia thời trang, những nhà tạo "mốt" giỏi trong nước với mức lương đủ hấp dẫn để thực hiện. Mặt khác, có thể thuê tư vấn nhà tạo "mốt" nước ngoài có uy tín với mức lương cao hơn hợp đồng thoả thuận, để cách mạng mẫu "mốt" sao cho đủ hấp dẫn thị trường thế giới theo nhu cầu thời trang hiện hành ở từng thời điểm. Ba là, chấn chỉnh lại và nâng cấp khâu bao bì, đóng gói, nhãn mác. Trước hết, bao bì của hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo thực thi 7 chức năng trong kinh doanh quốc tế là : (1) Bảo vệ: phải đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng (2) Giới thiệu: phải cung cấp đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bán ở siêu thị (3) Khuân vác: phải dễ dàng, tiện lợi (4) Duy trì: trong quá trình vận chuyển đi xa phải giữ được nguyên vẹn các giá trị sản phẩm. (5) Cân đối: phải cân đối hợp lý và có tính thiện cảm (6) Thúc đẩy: phải hấp dẫn, thu hút được khách hàng . (7) Sẵn sàng: phải nhanh chóng, đúng thời hạn hợp đồng Bảy chức năng này (còn gọi là 7 "Ps") là tiêu chuẩn quốc tế cần phải được tuân thủ đầy đủ, đặc biệt là chức năng (1), (3), (6) và (7) đối với tình hình xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả. Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đối với các doanh nghiệp trong toàn quốc. Trong tất cả các doanh nghiệp, cần phải nhấn mạnh hơn nữa ý nghĩa của việc thực hiện tiêu chuẩn hoá chất lượng theo ISO 9000 và SA 8000 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, kể cả khi thâm nhập thị trường mới cũng như mở rộng thị trường hiện hữu. trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng thật nghiêm ngặt. Trên đây là 4 giải pháp trước mắt, dễ thực thi hơn và ít tốn kém hơn, trong điều kiện tài chính có hạn. Về lâu dài, giải pháp triệt để hơn phải là chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại (sẽ trình bày tập trung ở ngay phần sau ). 3.2.2.2. Giải pháp tập trung hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm với nhiều mẫu mã "mốt" thời trang. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong kinh doanh hiện đại, các nhà quản lý giỏi trên thế giới thường rất chú trọng vấn đề kết hợp lâu dài đồng thời cả hai xu hướng là tập trung hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung hoá trong xuất khẩu dệt may là sử dụng nhiều nguồn lực vào một hay một số nhóm hoặc loại sản phẩm có nhu cầu lớn mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế nhất và dễ thực hiện nhất. Cụ thể ở đây là nhóm sản phẩm áo dệt kim nữ (hiện năm 2002 chúng ta đạt kim ngạch lớn nhất : 55,2 triệu USD) và áo dệt kim nam (đứng thứ hai : 49,4 triệu USD). Thực tế cho thấy, tập trung hoá sản phẩm vào một vài nhóm này sẽ tăng nhanh được số lượng và chất lượng, đồng thời giảm được giá thành sản phẩm và do đó, nâng cao được năng lực cạnh tranh đồng thời trên nhiều mặt, có hiệu quả cao rõ rệt. Do vậy, giải pháp tập trung hoá sản phẩm cao là hướng tích cực, cần thiết và trong thời gian tới cần có sự quan tâm hợp lý. Tuy nhiên, quy luật thị trường thế giới luôn luôn biến động. Nếu chỉ tập trung hoá vào một vài nhóm sản phẩm sẽ dễ bị rủi ro lớn nếu nhu cầu thị trường bị thu hẹp đột ngột. Để khắc phục kịp thời rủi ro trên, doanh nghiệp tất yếu phải áp dụng hướng đa dạng hoá sản phẩm. Đây là giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm đến mức tối đa mà nhu cầu thị trường và khả năng doanh nghiệp có thể, nhằm ứng phó hữu hiệu nhất mọi biến động thường xuyên của thị trường và rủi ro phát sinh. Với giải pháp này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện đồng thời cả hai hình thức. Một là, trong mỗi nhóm hàng hiện nay, như sơ mi nam (kim ngạch năm 2002 đứng thứ 9, đạt 12,1 triệu USD) doanh nghiệp mở rộng đa dạng hơn nữa nhiều loại sơ mi nam có tay, cộc tay, nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu sợi khác nhau... Hai là, doanh nghiệp mở rộng các nhóm hàng mới có thể như quần áo bò, vest nam cao cấp... từ mỗi nhóm mới này lại tiếp tục đa dạng hoá chi tiết theo các mẫu mã, kiểu dáng phong phú hơn. Tập trung hoá và đa dạng hoá sản phẩm cần phải đồng thời kết hợp một cách hợp lý, hài hòa tuỳ thuộc vào thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Hai hướng giải pháp này không hề mâu thuẫn nhau và là hai mặt thống nhất của chiến lược phát triển trong kinh doanh hiện nay vừa để tăng nhanh số lượng và chất lượng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vừa để ứng phó hữu hiệu trước những rủi ro biến động của thị trường. Đừng quên rằng , kết quả của giải pháp này cần phải đạt được là việc mở rộng nhanh chóng các mẫu mã đa dạng, đặc biệt là các "mốt" mới độc đáo, đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang khó tính của thị trường các nước phát triển. Đây là giải pháp tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả. Đây còn là giải pháp thiết thực để có nhiều sản phẩm phong phú mang 'thương hiệu Việt Nam", nâng cao được uy tín cạnh tranh trên thị trường... 3.2.3. Nhóm giải pháp về chiến lược đầu tư công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh . 3.2.3.1. Giải pháp về chiến lược công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. * Công nghệ dệt may thế giới : Trước đây, khi bàn về năng suất lao động của đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa, K. Mác đã nhấn mạnh: "máy móc thiết bị là đôi đũa thần kỳ diệu" [15]. Điều đó vẫn hoàn toàn đúng trong thời đại hiện nay nói chung và trong ngành công nghiệp dệt may nói riêng. Không phải ngẫu nhiên khi nói đến vai trò của công nghệ, các chuyên gia Liên hợp quốc lại minh hoạ trình độ công nghệ của hãng dệt may Benelleon của Ý như một mô hình tiêu biểu (hình 2). Hình 2- Mô hình công nghệ tự động hoá của hãng dệt may Benellon (Ý ) ĐIỀU HÀNH BẰNG MÁY TÍNH THIẾT KẾ BẰNG MÁY TÍNH 40.000 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM MÀ CHỈ CẦN 6 NGƯỜI THIẾT KẾ (TỰ ĐỘNG) HỆ THÔNG ROBOT LAZE TỰ ĐỘNG NGÂN HÀNG DỮ LIỆU THIẾT KẾ HỆ THỘNG ĐIỀU PHỐI TỐI ƯU TỚI 2500 CỬA HÀNG Ở TÂY ÂU VÀ 7000 CỬA HÀNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI HỆ THỐNG MÁY TÍNH TRUNG TÂM THIẾT KẾ BẰNG MÁY TÍNH CÁC MÁY ĐẾM TIỀN (TỰ ĐỘNG) XUẤT KHO (TỰ ĐỘNG) SẢN XUẤT (TỰ ĐỘNG) NHẬP KHO (TỰ ĐỘNG) NGÂN HÀNG DỰ LIỆU THIẾT KẾ Từ mô hình trên, chúng ta thấy, toàn bộ các khâu công nghệ chủ yếu của hàng dệt may Benellon, từ thiết kế và sản xuất đến lưu thông phân phối và thu tiền đều áp dụng công nghệ tự động hoá cao với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy tính hiện đại. - Khâu thiết kế được tự động hoá với sự hỗ trợ của máy tính và ngân hàng dữ liệu. - Khâu sản xuất cũng được tự động hoá và điều hành bằng máy tính và hệ thống robot laser tự động. - Khâu sản xuất nhập kho đều tự động hoá với mức 40.000 sản phẩm mỗi ngày nhưng chỉ cần biên chế 6 người làm việc. - Khâu xuất kho cũng được tự động hoá đưa tới hệ thống điều phối. - Khâu điều phối được tiến hành thông qua hệ thống điều phối tối ưu để đưa sản phẩm tới 2.500 cửa hàng ở Tây Âu và 7000 cửa hàng trên toàn cầu (trên phạm vi rộng). Từ mô hình công nghệ tiêu biểu trên và những thuyết minh tóm tắt đó, có thể đi đến kết luận rằng, trong điều kiện ngày nay, yêu cầu thích ứng và tồn tại của doanh nghiệp trước hết là thích ứng với công nghệ mới, công nghệ là điều cơ bản có ý nghĩa quyết định. * Giải pháp chiến lược công nghệ dệt may của Việt Nam - Thứ nhất là sơ đồ tóm tắt. Từ thực tiễn khảo sát trên, có thể nói, chiến lược đầu tư công nghệ hiện đại và đồng bộ ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quyết định lâu dài nhằm tạo ra bước đột phá lớn cho việc tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chiến lược công nghệ là chìa khoá đảm bảo sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành vì nó làm thay đổi tận gốc các khâu trong quá trình sản xuất từ công nghệ kéo sợi tới công nghệ may như ở hình 3. Hình 3- Công nghệ sản xuất quyết định sản phẩm đa dạng hoá cao, chất lượng tốt và giá thành thấp. (1) NGUYÊN LIỆU DỆT Nguyên liệu tự nhiên từ nông nghiệp (bông, lông, kén,…) Nguyên liệu nhân tạo từ công nghiệp hoá than, dầu TB KÉO SỢI (2) CÔNG NGHỆ KÉO SỢI THUỐC NHUỘM CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT (VỚI CÁC SẢN PHẨM KHÔNG NGỪNG HOÀN THIỆN) HẤP, IN TẨY HỒ TB MAY TB DỆT TB NHUỘM TẨY CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO MÁY THIẾT BỊ (THEO XU HƯỚNG ROBOT VỚI HỆ THỐNG MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI) TẨY HẤP (3) CÔNG NGHỆ NHUỘM (4) CÔNG NGHỆ DỆT VẢI (5) CÔNG NGHỆ MAY Tập hợp các chủng loại sản phẩm dệt may (ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ GIÁ THÀNH THẤP) Có thể thuyết minh thêm cho hình 1 với 5 bước công nghệ chủ yếu: (1): Nguyên liệu dệt, đặc biệt là nguyên liệu nhân tạo, phụ thuộc sâu sắc vào công nghệ sản xuất trong ngành hoá than đá, hoá dầu mỏ để tạo ra nhựa hạt và tiếp đó là các loại sợi tổng hợp. Ngay từ bước đầu, rõ ràng nguyên liệu dệt đã rất đa dạng cả về chủng loại lẫn phẩm cấp và do công nghệ sản xuất quyết định. (2): Công nghệ kéo sợi càng hiện đại sẽ có khả năng chế tác nguyên liệu thành những loại sợi càng mảnh nhỏ, siêu nhỏ với chất lượng cao. Bản thân công nghệ kéo sợi hiện đại, đến lượt nó, lại được quyết định bởi chất lượng hoàn thiện của thiết bị mà ngành chế tạo cung cấp, vào giá thành/giá cả thiết bị và hoá chất, vào khả năng tài chính của doanh nghiệp đầu tư. Vì các thiết bị kéo sợi và hoá chất tẩy hấp gồm nhiều loại khác nhau cho nên cũng tạo ra nhiều chủng loại sợi đa dạng. (3), (4), (5): Các bước công nghệ nhuộm, dệt vải và may cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về trình độ hiện đại (thế hệ cũ hay mới) và nguyên lý vận hành. Đơn cử về nguyên lý vận hành của công nghệ dệt phẳng hay dệt tròn, dệt truyền thống hay dệt kim, dệt thuỷ hay dệt khí lại có tương ứng các loại vải có chất lượng khác nhau... Từ sơ đồ tóm tắt trên, cần nhấn mạnh: - Chiến lược công nghệ dệt may gắn liền với hậu phương cung cấp trực tiếp từ 3 ngành: ngành nông nghiệp (cung cấp nguyên liệu tự nhiên), ngành công nghiệp chế tạo máy, thiết bị (cung cấp máy, thiết bị, dệt may), ngành hoá chất (cung cấp nguyên liệu nhân tạo, hoá chất nhuộm tẩy). - Chiến lược công nghệ dệt may giải quyết các yêu cầu công nghệ cho toàn ngành, từ giải pháp về nguồn nguyên liệu và công nghệ kéo sợi đến công nghệ nhuộm - dệt, tẩy in và công nghệ may. Thứ hai, chiến lược công nghệ dệt may trước hết phải xuất phát từ biến động thị trường (nhu cầu, giá cả) và bản thân doanh nghiệp (khả năng, mục tiêu) theo định hướng vĩ mô của Nhà nước. Thứ ba, Chiến lược công nghệ dệt may phải theo một lộ trình thích hợp, tuy thuộc vào mục tiêu về chiến lược thị trường và về chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên tắc chung của chiến lược công nghệ dệt may là: thị trường và cạnh tranh, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu, đầu tư và đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và hoá chất dệt may (số lượng, chủng loại, tính năng...). Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng, giải pháp về chiến lược, công nghệ và giải pháp quyết định sâu sắc nhất trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Bởi lẽ công nghệ mới là cái gốc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, nhiều mẫu "mốt" mới, đáp ứng được xu hướng văn hoá thời trang ở thị trường các nước phát triển. Công nghệ mới còn là "đôi đũa thần kỳ diệu" [21] cho bước đột phá, tăng tốc kim ngạch xuất khẩu do tăng nhanh được sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, đồng thời xây dựng được ngày một vững chắc thương hiệu Việt Nam cho hàng dệt may xuất khẩu tạo được chữ "tín" cao trên thương trường thế giới. Chiến lược công nghệ thực sự là bước ngoặt làm thay đổi hẳn cục diện một ngành công nghiệp xuất khẩu, có ý nghĩa thay da đổi thịt cho một mỹ nhân dệt may Việt Nam mới, đủ tự tin tiếp cận với khách hàng thượng lưu, hào hoa, khó tính... 3.2.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ . Chiến lược công nghệ là tất yếu đòi hỏi phải có vốn đầu tư cần thiết. Đến đây, lại phát sinh ba vấn đề đáng chú ý: Một là, huy động vốn đầu tư, theo kinh nghiệm của nhiều nước xuất khẩu dệt may, cần khai thác triệt để từ các nguồn sau : - Nguồn vốn từ phía Nhà nước. Đầu tư công nghệ phát triển ngành công nghiệp dệt may thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nằm trong kế hoạch định hướng vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hợp lý để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng chế biến này, trước hết là ưu tiên vốn đầu tư. Tính hợp lý này cần thể hiện rõ ở hạng mục ưu tiên cấp vốn, lượng vốn và thời gian cấp vốn. - Nguồn vốn tự có trong hạng mục đầu tư của bản thân ngành dệt may mà Bộ Công nghiệp quản lý. - Nguồn từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - Nguồn từ vốn ODA - Nguồn vốn vay ngân hàng - Các nguồn vốn khác có thể... Hai là, cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể. Vốn đầu tư tuy lớn nhưng không phải đòi hỏi ngay một lúc mà diễn ra ở từng thời điểm cụ thể theo lộ trình công nghệ đã nêu trên. Ba là, việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Theo lộ trình công nghệ, vốn đầu tư phải đồng bộ và có trọng điểm nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu. Đồng bộ là tuân thủ yêu cầu khách quan của đặc điểm công nghệ. Trọng điểm là yêu cầu chủ quan đối với người quản lý tốt, có đầu óc nhìn nhận và phát hiện nhanh. Hiệu quả là yêu cầu vốn dĩ trong hoạt động kinh tế. Thiết bị vốn hiện đại, giá nhập cao nhưng trình độ hiện nay chưa khai thác triệt để thiết bị đó thì rõ ràng là không hiệu quả. 3.2.4. Nhóm giải pháp về chiến lược chi phí xuất khẩu thấp và tăng nhanh phương thức tự doanh trong xuất khẩu. 3.2.4.1. Giải pháp về chiến lược chi phí xuất khẩu thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong kinh doanh hiện đại, chi phí, giá thành và giá cả là vũ khí cơ bản quan trọng thứ hai (sau chất lượng sản phẩm )của cuộc chiến tranh khốc liệt hiện nay. Trên thực tế, như đã nêu ở chương 2, nước ta có nguồn lao động dồi dào, do vậy, giá nhân công rẻ đang là một trong những lợi thế so với nhiều nước khác thì tham gia vào thương mại quốc tế. So với Việt Nam, giá tiền công của Mỹ, Nhật cao hơn hàng chục lần, ngay Trung Quốc cũng cao hơn 2,5 lần. Bảng 19: Tình hình giá nhân công trong ngành dệt may của một số nước: Số TT Tên nước Tiền công lao động (USD/giờ) So với Việt Nam (lần) (1) (2) (3) (4) 1 Canada 2,65 17,7 2 Mỹ 2,30 15,3 3 Nhật 2,24 14,9 4 Pháp 1,72 11,5 5 Hongkong 1,20 8,0 6 Thái Lan 0,92 6,1 7 Philippin 0,67 4,5 8 Indonesia 0,24 1,6 9 Trung Quốc 0,37 2,5 10 Việt Nam 0,15 - Nguồn: Tạp chi Nghiên cứu kinh tế thị trường tư nhân, số 7, năm 2001. Tuy nhiên, trên thực tế, giá thành xuất khẩu dệt may của Việt Nam lại cao hơn các nước xuất khẩu khác, cụ thể gấp 1-1,2 lần so với Trung Quốc, Indonesia [13]. Vậy điều gì làm cho Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc 2,5 lần về giá nhân công thấp nhưng lại bất lợi thế hơn 1-1,2 lần về giá thành xuất khẩu dệt may? Trên thực tế, có nhiều yếu tố chi phí khác trong kết cấu giá thành xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện cao hơn Trung Quốc, đơn cử như : - Về nguyên vật liệu dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu trên 90% hoá chất thuốc nhuộm và 85% bông, trong khi đó Trung Quốc hầu như chỉ phải nhập trên 30% thuốc nhuộm và hầu như không phải nhập khẩu bông. Do tỷ trọng nội địa hoá của Trung Quốc cao nên giá rẻ hơn 60% so với giá nhập khẩu. Trong cơ cấu giá thành của sản phẩm vải, thuốc nhuộm chiếm 7-9% cho nên giá vải Việt Nam cũng lại cao hơn giá vải Trung Quốc từ 3 - 4 %. - Về chi phí khâu thiết bị, Việt Nam phải nhập ngoại hầu như 100%, nghĩa là tỷ lệ nội địa hoá gần như bằng không còn tỷ lệ này của Trung Quốc lên tới 80%. Do vậy chi phí khấu hao sản phẩm vải của Việt Nam lại cao hơn 3-4%... Nhiều chi phí khác cũng cao hơn, tất cả đã liên tiếp đội giá thành xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng mạnh và năng lực cạnh tranh yếu kém. - Về công nghệ dệt may, nhìn chung Việt Nam đi sau Trung Quốc trên 10 năm. Có khâu thuộc công đoạn chuẩn bị như cắt, giác, thiết kế... doanh nghiệp Việt Nam còn phải làm thủ công. Ở Mỹ, khâu khác như công đoạn may, hoàn tất (là hơi, bao bì, dán nhãn), thiết bị của ta đều còn lạc hậu hơn bạn 2,5 lần về giá tiền công nhưng nếu trong ca làm việc, một công nhân của ta sản xuất được 10 sơ mi (do thiết bị công nghệ lạc hậu), còn một công nhân của bạn sản xuất được 30 sơ mi (do tay nghề cao hơn, thiết bị hiện đại hơn), thì rõ ràng lợi thế về tiền công bị chìm hẳn, không bù lại kịp lợi thế về tay nghề và thiết bị ! Đó là chưa kể tình trạng sử dụng máy móc hiện nay của ta thường chỉ khai thác được 50 - 60% công suất máy móc thiết bị v.v... - Về trình độ quản lý: cũng thiết bị và người lao động ấy, một công nhân ở công ty Việt Thắng do người quản lý nước ngoài có thể đứng được 25 - 30 máy và dệt được 25 mét vải/ca/máy khi vào Liên doanh, cao hơn 2-3 lần so với người quản lý trong nước, trước khi liên doanh, chỉ đứng được 8-10 máy và chỉ dệt được 22 mét vải/ca/máy [23]. Vấn đề là người quản lý chưa thực sự làm chủ được dây chuyền sản xuất, cũng như tiến trình công việc và tiến độ giao hàng đúng hạn. Do vậy, những chuyến giao hàng gấp vội, phải bằng máy bay chiếm tỷ lệ khá cao, làm cho cước phí tăng vọt (vì cước phí máy bay là 3 USD/kiện hàng so với cước đường biển là 1 cent/kiện - chênh lệch 300 lần!). Giải pháp cụ thể : Từ việc xác định trên, có thể đi đến giải pháp trọng yếu sau : - Thứ nhất, cần giảm chi phí nguyên vật liệu mà trước hết là giảm yếu tố chi phí bông và một số hoá chất có thể giảm được. Về nguyên liệu bông, cần đẩy mạnh nguồn cung cấp trong nước. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, điều kiện đất đai và khí hậu nước ta khá thuận lợi cho yêu cầu phát triển sinh thái của cây bông để có thể đạt năng suất và chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, bông lại là thức ăn chủ yếu nhất của ngành dệt may. Ngành dệt may cần có chương trình hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phương thức cùng có lợi, đảm bảo thoả đáng cho người nông dân có việc làm và thu nhập hợp lý. Giải quyết ổn định nguồn cung cấp bông trong nước là một bước tiến lớn trong quá trình tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới. Về các sản phẩm hoá chất phục vụ ngành công nghiệp dệt may, cần có sự hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp hoá chất dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Công nghiệp để tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá các loại hoá chất cụ thể này. Ngoài ra, các phụ liệu khác cũng cần tiến hành theo hướng nội địa hoá tích cực. - Thứ hai, giảm chi phí khấu hao thiết bị, thực chất được khắc phục trong giải pháp về chiến lược đầu tư công nghệ nói trên. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cần tính toán cụ thể phương hướng nội địa hoá từng bước căn cứ vào sự phát triển của ngành chế tạo trong tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, bản thành ngành dệt may cần tổ chức, sắp xếp lại tối ưu các dây chuyền sản xuất nhằm tăng nhanh hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị hiện có. 3.2.4.2. Giải pháp mở rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp hay tự doanh xuất khẩu. Chúng ta đều biết, phương thức gia công xuất khẩu chỉ phù hợp với đa số các doanh nghiệp ở thời kỳ đầu phát triển, do thiếu vốn, thiếu hiểu biết thương trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp chấp nhận phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành), mặc dù biết rõ phương thức này thực chất là làm thuê cho các ông chủ đặt gia công ở nước ngoài, tạm thời chịu thiệt thòi, lợi nhuận thấp. Sau hơn mười năm kinh doanh thực tế, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có điều kiện tích luỹ và trưởng thành. Mặt khác, với mục tiêu tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và chiến lược đầu tư công nghệ được trình bày ở trên, cục diện ngành dệt may đang có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2002, nước ta đã bước đầu đột phá thành công vào thị trường Mỹ, đưa kim ngạch lên 2,73 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001. Tất cả điều kiện khách quan và chủ quan đang mở ra cho các doanh nghiệp cách nghĩ mới để có thể hướng vào phương thức xuất khẩu trực tiếp. Để thúc đẩy và mở rộng nhanh hơn phương thức xuất khẩu trực tiếp (hay tự doanh), cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể như sau : *Giải pháp đối với doanh nghiệp Thứ nhất, đổi mới tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động với các phòng ban hợp lý, gọn nhẹ, căn cứ vào công việc thực tế và mục tiêu kinh doanh. Việc thay đổi đó là cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức gia công với tư cách là người làm thuê, chỉ biết nhận việc và hoàn thành công việc, sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (tự doanh) với tư cách ông chủ, tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và chủ động thực hiện. Vậy, trong cơ cấu tổ chức, cần chú trọng các bộ phận chức năng như phòng Marketing nghiên cứu thị trường, phòng xuất khẩu... Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, bằng mọi cách để năm bắt được những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu nhằm xác định chắc chắn thị trường xuất khẩu mục tiêu để từ đó lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu sát đúng và năng động triển khai cụ thể theo kế hoạch. Thứ ba, trong thời gian đầu, nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thuê tư vấn về thông tin thị trường và nghiệp vụ xuất khẩu để tránh những rủi ro trong kinh doanh. *Giải pháp đối với Nhà nước Để đây mạnh xuất khẩu có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cần thiết đối với những doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh, cụ thể: - Chính sách tài chính ưu đãi như cho vay với lãi suất thấp, miễm hoặc giảm thuế trong 3 - 5 năm đầu... - Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ở cấp Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp chuyển đổi. Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại sẽ đóng vai trò lớn trong hoạt động này để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp. - Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hữu quan khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là các tổ chức tin cậy như Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội dệt may Việt Nam... 3.2.5. Các giải pháp còn lại khác: Ngoài 4 nhóm giải pháp cơ bản trên, để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam có hiệu quả hơn nữa, chúng ta còn phải quan tâm đúng mức đến những giải pháp sau : 3.2.5.1. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo trong thời gian tới. Quảng cáo vốn dĩ là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong tình hình cụ thể hiện nay, một khi cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu càng trở nên gay gắt. Vậy trong thời gian tới, để đẩy mạnh quảng cáo, cần chú trọng trước hết một số vấn đề cụ thể là : - Cần quán triệt hơn nữa vai trò và tác dụng của quảng cáo để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không phải là mới nhưng vẫn cần phải nhấn mạnh vì trong thực tiễn kinh doanh xuất khẩu những năm qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam tuy biết rõ quảng cáo là cần thiết nhưng vẫn chưa đầu tư thích đáng ngân sách cho quảng cáo tại thị trường nước ngoài. - Doanh nghiệp dệt may Việt Nam , thông qua đại diện của mình hoặc hợp tác với Thương vụ Việt Nam, tiếp cận tích cực hơn với những hàng quảng cáo và báo chí có uy tín ở thị trường xuất khẩu nước sở tại để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình, tăng thêm hình ảnh và vị thế cho doanh nghiệp trong đời sống hàng ngày của đông đảo người tiêu dùng. Từ đó, chúng ta mới có thể tận dụng được cơ hội ở mọi nơi, mọi lúc để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. - Cần kết hợp năng động các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, từ báo chí, truyền hình, phát thanh đến Internet thông qua việc lập các trang web... Đăng ký thương hiệu sản phẩm ở nước ngoài. 3.2.5.2. Chú trọng hoạt động hội chợ triển lãm thương mại quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác. Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội chợ triển lãm thương mại quốc tế là khách hàng hiện diện được cụ thể sản phẩm, do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu trở thành công cụ quan trọng trong chính sách yểm trợ Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may nói riêng. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần mở rộng hơn quan hệ trực tiếp với tổ chức hội chợ triển lãm ở nước nhập khẩu để đẩy mạnh các hoạt động hội chợ triển lãm, tìm được nhiều cơ hội cho việc mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều và có hiệu quả. Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hội chợ, kế hoạch lịch trình hội chợ, làm tốt bước chuẩn bị sản phẩm tham gia hội chợ và kế hoạch bán hàng có hiệu quả. Ngoài quảng cáo và hội chợ, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kịp thời các hoạt động yểm trợ xuất khẩu khác như quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, lập các trang web... nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên quy mô rộng. 3.2.5.3. Giải pháp qui hoạch và đào tạo nguồn nhân lực: Trên thực tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là chiến lược hàng đầu quyết định thành bại cho mọi chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu nói chung. Do vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cũng như từng doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc qui hoạch, kiện toàn đội ngũ ổn định và lâu dài cho nhiều năm. Để làm tốt qui hoạch đó, cần rà soát đầy đủ hiện tại và phân loại cụ thể, như : - Công nhân mới tuyển dụng, tay nghề thấp - Công nhân đã được đào tạo chuyên môn - Công nhân đã được chuyên môn hoá cao - Nhân viên hành chính - Kỹ thuật viên trung cấp (phân loại rõ dệt, may, công nghệ...) - Kỹ sư (phân loại theo chuyên môn : dệt may, công nghệ ...) - Cử nhân kinh tế (cũng phân loại cụ thể: tài chính kế toán, ngoại thương, ngân hàng...) - Sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sĩ) - Nhà quản lý doanh nghiệp - Nhà nghiên cứu v.v... Từ hệ thống phân loại đó, cần có chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn cho từng loại căn cứ vào mục tiêu chiến lược xuất khẩu chung của ngành và của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo phải được xuất phát từ những yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo nguyên tắc thực dụng và hiệu quả. Do đó, cần phải kết hợp năng động các loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong và ngoài nước. Đào tạo ngoại ngữ. Trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay, cần ưu tiên hợp lý việc đào tạo để có được những chuyên gia giỏi về tạo "mốt", công nghệ, Marketing, kỹ thuật thương mại quốc tế... Những chuyên gia, để đủ mạnh, cần phải tiếp cận nhiều với thực tiễn thị trường các nước phát triển. Cần nhấn mạnh rằng, đội ngũ chuyên gia giỏi này không chỉ đủ mạnh về chuyên môn tài ba mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong trong công việc, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của đất nước. Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ cao hợp lý đối với họ (kể cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý) nhưng ngược lại, họ cũng sẵn sàng biết điều chỉnh lợi ích trước mắt của mình cho sự nghiệp lâu dài phát triển ngành dệt may của đất nước... Qui hoạch và phát triển nguồn nhân lực tương lai cho cục diện của ngành dệt may mới Việt Nam cần phải đạt được mục tiêu đó. Trên đây là hệ thống 5 nhóm giải pháp chủ yếu với 11 giải pháp lớn cụ thể. Một trong những phương châm được quán xuyến của đề tài là : giải pháp đưa ra phải mang tính đồng bộ và, hơn thế nữa, phải mang tính trọng điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Do vậy, đề tài không có ý định đưa ra nhiều giải pháp một cách dàn trải để độc giả tiết kiệm thời gian và bớt mệt mỏi. Theo nhận thức có hạn của nhóm tác giả đề tài, những giải pháp trên là những vấn đề cơ bản nhất và cũng là những bất cập lớn nhất trong định hướng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhằm tạo bước đột phá vào tăng tốc kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới. KIẾN NGHỊ Để đảm bảo tính khả thi cao cho định hướng và các giải pháp nêu trên, tôi xin đưa ra mấy kiến nghị lớn như sau : Thứ nhất, Nhà nước cần tập trung thích đáng vào chiến lược công nghệ dệt may nhằm tạo đà đủ mạnh cho bước "cất cánh" của ngành công nghiệp xuất khẩu nhóm hàng chế biến mũi nhọn hiện nay của nước nhà. Nếu thiếu đầu tư, đổi mới nhanh chóng công nghệ, việc đẩy mạnh xuất khẩu và việc nâng cao năng lực cạnh tranh thật khó đạt được và càng khó tăng tốc kim ngạch xuất khẩu như mục tiêu 8 tỷ USD vào năm 2010. Có thể nói rằng, chiến lược công nghệ dệt may là bộ phận quan trọng trong chiến lược công nghệ tổng thể của nước ta như Bộ Khoa học - Công nghệ đã xây dựng. Bởi theo kinh nghiệm thực tế của nhiều nước, ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò lớn trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, cần ưu tiên hợp lý vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ của ngành dệt may. Nội dung ưu tiên hợp lý này cần thể hiện rõ trong thực tế ở hạng mục ưu tiên cấp vốn, số vốn cấp và thời gian cấp vốn. Như vậy, việc huy động vốn cũng được tiến hành từ các nguồn: - Nguồn vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước - Nguồn vốn FDI - Nguồn vốn ODA - Các nguồn vốn khác Việc đầu tư công nghệ phải đảm bảo có trọng điểm và hiệu quả theo lộ trình công nghệ cụ thể, tránh dàn trải và lãng phí. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho việc phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước của ngành dệt may, đặc biệt là nguyên liệu bông hiện nay. Để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa của hàng dệt may xuất khẩu như đã nêu trong mục tiêu định hướng đến năm 2010, Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên đồng bộ và hợp lý cho ngành trồng bông trong nước như chính sách đất đai, qui hoạch vùng trồng bông, chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, chính sách chuyển giao công nghệ cho nông dân. Thứ tư, ngành dệt may cần chú trọng hơn nữa trong việc qui hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho tương lai để sớm khắc phục tình trạng vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng mà đề tài đã nhấn mạnh. Trước hết là cần có qui hoạch tổng thể và phân loại cụ thể nguồn nhân lực để có khách hàng đào tạo thích hợp cho từng loại. Chương trình đào tạo cần có nhiều loại hình đa dạng, kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với dài hạn, giữa trong nước và ngoài nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn luôn có ý nghĩa quyết định thành công cho mọi chiến lược phát triển kinh tế nói chung và trong chiến lược phát triển ngành dệt may xuất khẩu nói riêng trong những năm tới. KẾT LUẬN Toàn bộ nội dung trình bày trong 3 chương của đề tài có thể chốt lại vào 3 vấn đề cốt lõi sau : Một là, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thế giới, trọng tâm cụ thể là các nước phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn mở rộng và ổn định theo chiều hướng có lợi cho các nhà sản xuất để có thể yên tâm ổn định đầu ra cho sản phẩm của mình. Hai là, thực tiễn hoạt động xuất khẩu suốt nhiều năm qua đã có cơ sở nhất định để đánh giá được khả năng thực tế của ngành dệt may Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây (1995-2002), kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng liên tục qua tất cả các năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu chung của thế giới có những năm giảm rõ rệt (1998 và 2001). Đó là thực tế không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn không ít những hạn chế, kể cả những yếu kém so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Điều đáng nói nhất là năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn so với họ do chất lượng thấp và hạn ngạch xuất khẩu nhỏ. Dù sao, năm 2002 vừa qua Việt Nam đã nỗ lực và thành công trong bước đột phá xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ, đạt 909 triệu USD, tăng 19 lần so với năm 2001, đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên trên 2,7 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001. Khởi sắc đó tạo đà cho năm 2003 sẽ là năm kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Ba là, từ hai kết luận trên, đồng thời rà soát lại định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010, có cơ sở để nói rằng, các yếu tố khách quan và chủ quan đang đảm bảo tính khả thi cao cho mục tiêu xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sẽ được chú trọng trong nhiều năm tới với vị trí là hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm hàng chế biến mũi nhọn, góp phần xứng đáng hơn nữa vào tiến trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nước nhà… TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Quốc Ân (Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may) - Dệt may vẫn còn cơ may - khai thác lợi thế, tăng mạnh xuất khẩu - Thời báo Kinh tế Việt Nam, 25/7/2001, trang 12. 2. Bài giảng của Trung tâm đào tạo Âu - Á INSEAT thuộc Liên hợp quốc tổ chức tại Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Hà Nội 7/1995. 3. Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Bộ khoa học Công nghệ. 4. Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020. Bộ Công nghiệp . 5. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010 - Viện Kinh tế - Kỹ thuật dệt may thuộc Tổng công ty dệt may - Bộ công nghiệp. 6. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng năm của Bộ Thương mại. 7. Báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập khẩu của Tổng công ty dệt may Việt Nam qua các năm. 8.Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ Thương mại 9. PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh - Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ - Những biến đổi và phát triển - Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 10/2000, trang 25, 26. 10. Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp. 11. PGS, TS. Đặng Đình Đào - Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - Tạp chí kinh tế và phát triển 12/2000, trang 23 - 27. 12. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Phòng Thương mại và Công nghiệp. 13. Hội thảo về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới - Sở Thương mại Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội dệt may Việt Nam ngày 13/10/2001. 14. Bùi Xuân Khu (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may Việt Nam)- Ngành dệt may làm gì trước xu thế toàn cầu hoá ? - Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, tháng 1/2000, trang 11. 15. Mác- Ăng ghen tuyển tập, tập II, trang 24, NXB Sự thật Hà Nội - 1962. 16. Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam - NXB Khoa học kỹ thuật. 17. Nhịp cầu doanh nghiệp Việt - Mỹ - Tập thể tác giả - NXB Thống kê 1999. 18. Nhịp cầu doanh nghiệp Việt - Mỹ - Tập thể tác giả - NXB Tài chính 1999. 19. Niên giám thống kê Việt Nam 2000 20. Niên giám thống kê Việt Nam 2001 21. Lưu Phan - Ngành dệt may - Những biện pháp tăng tính cạnh tranh. Thời báo Kinh tế Sài gòn số 20 tháng 5/2001, trang 16. 22.Quy hoạch tổng thể ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty dệt may Việt Nam. 23. Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam của Hiệp hội dệt - may và Tổng công ty dệt may Việt Nam số 1 - 12 năm 1997-2001. 24. TS. Võ Phước Tấn - Để hàng dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới - Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 9/2000, trang 31-33. 25. PGS.TS- Võ Thanh Thu - Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ - XNB Thống kê 2001. 26. TS. Vũ Minh Trai - Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và phát triển số 41, tháng 11/2000, trang 43-45. 27. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI của Đảng cộng sản Việt Nam. 28, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Tiếng Anh 29. International Year Book of Industrial Statistics - UNIDO, 2001 30. International Trade Statistics - WTO Annual Report, 1998- 2001 31. Philip Kotler- Principles of Marketing - Prentice Hall, 2001 32. Report of International Textile and Clothing Bureau (ITCB) - Council of Representative 3th Session Hanoi, Vietnam, May 2002 33. Tepstra International Marketing 34. Ira Kalish, Retail Forward reported in Women’s Wear Daily April 11, 2002 and The Trade Partmenship. 35. Textile Asia – ADB qua các năm 36. 2001 World Population Data Sheet of Population Reference Bureau. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ...........******* ........... KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT - MAY SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU KHẢI Sinh viên thực hiện : PHẠM HOÀNG THỤ Lớp A2 - CN9 HÀ NỘI - 2003 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ¾¾¾ ******* ¾¾¾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT – MAY SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU KHẢI Sinh viên thực hiện : PHẠM HOÀNG THỤ Chuyên ngành : KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG Lớp : A2 CN9 Hà Nội - 2003 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT APEC Asian Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Cooperation Forum Á - Thái Bình Dương ASEAN Asociatioon of South-East Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asian Nations ATC Agreement on Textiles and Hiệp định về hàng dệt may Clothing EU European Union Liên minh châu Âu GATT General Agreement on Tariff Hiệp định chung vế thuế quan và and Trade thương mại IMF International Monetary Quỹ tiền tệ Quốc tế Fund ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc tế ITO International Trade Tổ chức Thương mại Quốc tế Organisation MFA Multi-fibre Agreement Hiệp định đa sợi MFN Most-favoured nation status Qui chế ưu đãi tối huệ quốc UN United Nations Liên hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới MỤC LỤC NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I – TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 3 VÀ HIỆP ĐỊNH ĐA SỢI (MFA) 1.1 Tính tất yếu của sự ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3 1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - 3 Tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới 1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của GATT 3 1.1.1.2 Các chức năng và nguyên tắc cơ bản của GATT 4 1.1.2 Sự ra đời tất yếu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 5 1.2 Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) 7 1.2.1 Các chức năng nguyên tắc chủ đạo trong hoạt động của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) 7 1.2.2 Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 7 1.2.3 Những thành tựu chính trong quá trình hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 9 1.3 Hiệp định đa sợi (MFA) và tình hình thực hiện 12 1.3.1 Nội dung chính 12 1.3.2 Tình hình thực hiện Hiệp định đa sợi (MFA) 15 1.4 Hiệp định về hàng dệt – may tại vòng đàm phán URUGUAY 17 1.4.1 Tóm tắt Hiệp định 17 1.4.2 Tình hình thực hiện Hiệp định ATC trong thời gian qua 22 1.4.2.1 Về danh mục đưa vào tự do hóa 22 1.4.2.2 Về các Hiệp định song phương trong khuôn khổ MFA 25 1.4.2.3 Về việc các biện pháp hành chính trong thực hiện 25 các hạn chế 1.4.2.4 Về việc áp dụng các biện pháp tự vệ 25 1.4.3 Tác động của Hiệp định ATC đối với môi trường kinh doanh dệt – may quốc tế 27 CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH 29 DỆT – MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1 Giới thiệu về ngành dệt – may Việt Nam 29 2.1.1 Nét chung của ngành dệt – may xuất khẩu Việt Nam 29 2.1.2 Đánh giá tổng quát khả năng sản xuất trong nước 30 2.1.3 Tóm lược tình hình công nghệ của ngành dệt may Việt Nam 32 2.1.4 Cơ cấu sản phẩm của ngành dệt – may Việt Nam 33 2.1.5 Khái quát thị trường tiêu thụ trong nước 36 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua 37 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 37 2.2.1.1 Tổng quát về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua 37 2.2.1.2 Phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2002 38 2.2.2 Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 39 2.2.2.1 Những chủng loại xuất khẩu chủ yếu trong thời gian qua 39 2.2.2.2 Thực hiện cơ cấu về hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 40 2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu và kênh phân phối 41 2.2.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 41 2.2.3.2 Đặc điểm về hệ thống phân phối của thị trường mục tiêu xuất khẩu 44 2.2.4 Phương thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 48 2.2.4.1 Gia công xuất khẩu 48 2.2.4.2 Xuất khẩu trực tiếp 50 2.3 Vấn đề năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 51 2.3.1 Đặc điểm chủ yếu về cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu (XK) 51 2.3.2 Năng lực canh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 55 2.3.2.1 Chất lượng hàng dệt may XK của Việt Nam 55 2.3.2.2 Chí phí XK và mức giá XK của hàng dệt may Việt Nam 58 2.3.2.3 Năng lực cạnh tranh trong hệ thống phân phối 61 hàng dệt may của Việt Nam 2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 61 2.3.3 Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 62 2.3.3.1 Những kết quả nổi bật 62 2.3.3.2 Những thách thức lớn đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu hiện nay 62 CHƯƠNG III – ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ 64 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT – MAY VIỆT NAM 3.1 Định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh 64 hàng dệt may của Việt Nam 3.1.1 Những quan điểm cơ bản trong định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 64 3.1.1.1 Quan điểm thứ nhất 65 3.1.1.2 Quan điểm thứ hai 65 3.1.1.3 Quan điểm thứ ba 66 3.1.1.4 Quan điểm thứ tư 67 3.1.2 Những định hướng chủ yếu cho xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh XK hàng dệt may của Việt Nam 68 3.1.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đối với XK và nâng cao năng lực cạnh tranh XK hàng dệt may của Việt Nam 68 3.1.2.2 Mục tiêu định hướng cho chiến lược đẩy mạnh XK dệt may của Việt Nam đến năm 2010 70 3.1.2.3 Một số định hướng lớn cụ thể 72 3.2 Hệ thống các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 73 3.2.1 Nhóm giải pháp Marketing nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược thị trường 73 3.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường 73 3.2.1.2 Xây dựng chiến lược thị trường XK dệt may của Việt Nam 77 3.2.2 Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 78 3.2.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh 78 3.2.2.2 Giải pháp tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã “mốt” thời trang 81 3.2.3 Nhóm giải pháp về chiến lược đầu tư công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh 82 3.2.3.1 Giải pháp về chiến lược công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh 82 3.2.3.2 Giải pháp về vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ 87 3.2.4 Nhóm giải pháp về chiến lược chi xuất khẩu thấp và tăng nhanh phương thức tự doanh trong xuất khẩu 88 3.2.4.1 Giải pháp về chiến lược chi phí xuất khẩu thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh 88 3.2.4.2 Giải pháp mở rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp hay tự doanh xuất khẩu 91 3.2.5 Các giải pháp còn lại 93 3.2.5.1 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo 93 3.2.5.2 Chú trọng hoạt động hội chợ triển lãm thương mại quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác 93 3.5.2.3 Giải pháp qui hoạch và đào tạo nguồn nhân lực 94 KIẾN NGHỊ 96 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThách thức và cơ hội của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO.doc
Luận văn liên quan