Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP - theo giá so sánh 2010) năm 2015 đạt
78.061,9 tỷ đồng tăng 12,28% so năm 2014; các khu vực đều tăng so cùng kỳ,
trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản tăng 1,11%; khu vực công nghiệp
- xây dựng tăng 11,03% và khu vực thương mại - dịch vụ tăng 14,66% so cùng
kỳ.
Cơ cấu kinh tế năm 2015 (theo giá hiện hành) chuyển biến tích cực so với
cùng kỳ; tỷ trọng khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 6,49%; khu
vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 35% và khu vực thương mại - dịch
vụ chiếm tỷ lệ 58,51%.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Sản xuất công nghiệp: tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp
vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá ổn định, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu
tăng so với cùng kỳ năm trước; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước năm
2015 tăng 7,10% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động các khu chế xuất và công nghiệp: Trong 11 tháng năm 2015, thu
hút thêm 10 dự án, điều chỉnh 09 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký
20,6 triệu USD, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong tháng ước đạt 133,2
triệu USD. Đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp có 220 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đầu tư đăng ký 1.957 triệu USD
83 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt, đảm bảo tiêu chuẩn.
Những con bò như đang nhảy múa, ca hát, reo hò cùng hòa mình với thiên nhiên.
Quảng cáo “Mắt kiếng giầy độn” với đoạn lời ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ, cùng giai
điệu rộn ràng, phù hợp với trẻ nhỏ, quảng cáo đã đi vào lòng người xem, đặc biệt
là trẻ em. Thậm chí, quảng cáo đã tạo nên một hiệu ứng. Khi logo của Vinamilk
hiện ra, những hình ảnh, âm thanh đầu tiên của quảng cáo xuất hiện trên truyền
hình, những em bé đã từng xem quảng cáo đã đọc thuộc, hát trước lời của quảng
cáo “Ai mắt kiếng, ai giày độn không? Dạ! không, cần chi cái đôi mắt kiếng khi
đôi mắt đã tinh anh! Đúng rồi, cần chi cái đôi cao gót khi vóc dáng đã cao to! Có
Vinamilk, Có Vinamilk. Ngày ba ly đôi mắt sáng ngời, ngày ba ly dáng vóc tuyệt
vời! Sữa Vinamilk bổ sung vi chất mới, giàu Vitamin A và khoáng chất giúp bé
sáng mắt và cao hơn. Sữa Vinamilk mới mắt sáng dáng cao. Vinamilk”
Khuyến mãi
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng các chương trình khuyến
mãi nhằm thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn vào các tháng cuối năm, những
chương trình “tuần lễ vàng” hay “mua sắm vàng” đã thu hút khá đông người
tiêu dùng. Công ty cũng đã áp dụng khá nhiều chương trình khuyến mãi với
nhiều hình thức khác nhau như: giảm giá, đổi quà khi sưu tập được nhiều tem
quà, giảm giá 5% đối với mặt hàng sữa bột và tặng 1 hộp ăn dặm heo cà rốt
200 g khi mua 1 thùng sữa bột Vinamilk.Một số chương trình khuyến mãi
của Vinamilk như
Chương trình: "Sữa ngon cho bé, quà xinh tặng mẹ”, tặng hũ thủy tinh hoặc
chén sứ khi mua 04 lốc sữa Vinamilk” với hình thức khuyến mãi là khi mua 4
lốc Sữa dinh dưỡng tiệt trùng nhãn hiệu Vinamilk ADM GOLD, khách hàng sẽ
được tặng một 1 chén sứ cao cấp.
Chương trình "Mua Super Su Su tặng Super YoYo” Sản phẩm áp
dụng: Thức uống Cacao lúa mạch Vinamilk Super SuSu, khi khách hàng mua 1
lốc 180 ml hoặc 2 lốc 110 ml hoặc 2 lốc chai 80 ml thức uống ca cao lúa mạch
Vinamilk Super SuSu sẽ được tặng 1 Super YoYo.
Chương trình "Tặng ngay 4 hộp dạng nước khi mua 1 hộp sure prevent 900
g", khi khách hàng mua 1 hộp Vinamilk Sure Prevent được tặng ngay 4 hộp
Vinamilk Sure Prevent dạng nước 200 ml.
44
Chương trình "Tặng ngay vòng quay siêu tốc” tặng ngay 01 " khi mua 01 lốc
thức uống cacao lúa mạch Vinamilk Super SuSu 110 ml hoặc180 ml
Tóm tắt chương 3:
Trong chương này tác giả trình bày khái quát về tình hình kinh tế xã hội của
thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, khái quát về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk) trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các sản phẩm của Công
ty, các hoạt động chiêu thị của Công ty được trình bày trong chương này.
45
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài qua phân tích số
liệu thu thập được, mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá của khách hàng về hoạt
động chiêu thị của Công ty. Bên cạnh đó, đánh giá độ tin cậy của thang đo và
kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm người tiêu dùng Vinamilk qua khảo sát
Nghiên cứu được thông qua phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng sữa
Vinamilk theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Với 300 phiếu khảo sát được
phát ra, loại bỏ các bảng câu hỏi trả lời không đầy đủ, kết quả còn 296 phiếu hợp
lệ. Các phiếu còn lại đạt yêu cầu được nhập vào làm dữ liệu phân tích.
Bảng 4.1: Một số đặc điểm của đối tượng khảo sát
Đặc điểm của đối tượng khảo sát
Tần
số
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 122 41,2
Nữ 174 58,8
Trình độ học vấn
PTTH hoặc thấp hơn 54 18,2
Trung cấp 88 29,7
Cao đẳng, Đại học 135 45,6
Sau đại học 19 6,4
Tuổi
Từ 18 đến 24 74 25,0
Từ 25 đến 35 159 53,7
Từ 36 đến 45 57 19,3
Trên 45 6 2,0
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 26 8,8
Nhân viên văn phòng 138 46,6
Tự do kinh doanh, buôn
bán
56 18,9
Công nhân 41 13,9
Nội trợ 22 7,4
Khác 13 4,4
Thu nhập
Dưới 2 triệu 42 14,2
2 đến dưới 5 triệu 137 46,3
5 đến dưới 10 triệu 98 33,1
Từ 10 triệu trở lên 19 6,4
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
46
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, các thông tin của mẫu nghiên cứu như sau:
- Về giới tính: trong 296 người tham gia phỏng vấn có 122 nam và 174 nữ,
với tỷ lệ tương ứng là 41,2% và 58,8%. Có thể nhận thấy số lượng nữ nhiều hơn
nam, nguyên nhân vì phần đông nữ giới thường lập danh sách khi đi mua sắm
cũng như theo dõi các chương trình quảng cáo và các thông tin khuyến mãi.
- Về độ tuổi: độ tuổi của đối tượng phỏng vấn thuộc 4 nhóm, trong đó nhiều
nhất là độ tuổi 25 đến 35 chiếm tỷ lệ 53,7%, đây là nhóm tuổi tạo ra thu nhập và
tuổi đời khá trẻ nên các yếu tố về quảng cáo và khuyến mãi họ quan tâm nhiều
hơn; kế đến là độ tuổi từ 18 đến 24, chiếm tỷ lệ 25,0%; tiếp theo là từ 36 đến 45
tuổi, chiếm tỷ lệ 19,3% và cuối cùng người trên 45 tuổi chiếm 2,0%.
- Về trình độ học vấn: 135 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm tỷ lệ
cao nhất với 45,6%; 88 người có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 29,7%; 54 người
có trình độ PTTH hoặc thấp hơn, chiếm tỷ lệ 18,2%; 19 người có trình độ sau đại
học với tỷ lệ 6,4%.
- Về nghề nghiệp: có 26 người phỏng vấn là học sinh, sinh viên, chiếm tỷ lệ
8,8%; 138 người là nhân viên văn phòng (công chức, viên chức), chiếm tỷ lệ
cao nhất với 46,6%; 56 người là tự do, kinh doanh buôn bán chiếm tỷ lệ 18,9%;
41 người là công nhân chiếm tỷ lệ 13,9%; 22 người là người là nội trợ, chiếm tỷ
lệ 7,4%; 13 người là nghề nghiệp khác với tỷ lệ 4,4%.
- Về thu nhập: có 42 người thu nhập dưới 2 triệu/tháng, chiếm tỷ lệ 14,25;
137 người từ 2 đến dưới 5 triệu/tháng, chiếm tỷ lệ 46,3%; 98 người từ 5 đến dưới
10 triệu/tháng, chiếm tỷ lệ 33,1%; có 19 người từ 10 triệu trở lên với tỷ lệ 6,4%.
4.2 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHIÊU THỊ CỦA THƯƠNG
HIỆU VINAMILK
4.2.1 Phương tiện truyền thông biết đến quảng cáo
Theo kết quả khảo sát ở hình 4.1, trong 296 người tiêu dùng được phỏng
vấn thì phương tiện quảng cáo để khách hàng biết đến nhiều nhất là tivi tại nhà
chiếm tỷ lệ 40%, kế đến là internet họ thường xem là youtube là 27%. Điều này
cho ta thấy việc quảng cáo qua kênh truyền hình là phương tiện mà người tiêu
dùng quan tâm nhiều nhất, bên cạnh đó là internet. Hiện nay quảng cáo trên
youtube được xem là phương tiện quảng cáo khá thành công thu hút được lượng
lớn người xem đặc biệt là các đối tượng người tiêu dùng trẻ.
47
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Hình 4.1: Biểu đồ phương tiện truyền thông biết đến quảng cáo của đối tượng
phỏng vấn
4.2.2 Thái độ của người tiêu dùng khi xem các mẫu quảng cáo
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Hình 4.2: Biểu đồ thái độ của người tiêu dùng xem các mẫu quảng cáo
Qua hình 4.2 ta thấy, thái độ của người tiêu dùng khi xem các mẫu quảng
cáo của sữa Vinamilk như sau: Mức độ yêu thích các quảng cáo sữa Vinamilk là
42,2%, mua sản phẩm khi có nhu cầu là 28,0%, nhớ đến quảng cáo là 20,6 %
còn lại kể cho người khác nghe và trung thành với sản phẩm hơn là 5,4% và
3,7%. Từ khảo sát này cho thấy rằng người tiêu dùng cảm nhận được mẫu quảng
cáo thì dẫn đến số đông họ cũng sẽ yêu thích và nhớ đến quảng cáo nhiều hơn.
4.2.3 Nhận biết của khách hàng về thương hiệu Vinamilk
Theo hình 4.3 cho thấy tại thị trường Thành Phố Cần Thơ một số thương hiệu
sữa chính là Abbott, Vinamilk, Mead Johnson, Dumex, Nutifood.Trong 296
phiếu khảo sát khách hàng mua sữa Vinamilk cho thấy thương hiệu chiếm tình
9%
4%
13%
8%
40%
27%
Tivi tại quán cà phê
Tivi của tòa nhà,văn phòng
Báo, tạp chí
Quảng cáo ngoài trời
Tivi tại nhà
Internet
20.6%
42.2%
28.0%
5.4% 3.7%
Nhớ đến quảng
cáo
Yêu thích
quảng cáo
Mua sản phẩm
khi có nhu cầu
Kể cho người
khác nghe
Trung thành
hơn với sản
phẩm
48
cảm của người tiêu dùng là nhiều nhất là Vinamilk chiếu tỷ trọng là 35,4%, kế
đến là thương hiệu Abbott là 17,9%. Kết qủa này cho thấy sức mạnh của thương
hiệu sữa nội so với sữa ngoại nhập. Abbott cũng là một thương hiệu khá nổi tiếng
và chiếm được sự tin cậy của người tiêu dùng. Một trong những thành công của
Vinamilk là đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng
khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu
đặc biệt.
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện các thương hiệu sữa mà người tiêu dùng nhận biết
4.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S
ALPHA
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ
các biến không phù hợp hay các biến rác trong quá trình nghiên cứu trước khi
tiến hành phân tích nhân tố đồng thời đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua
hệ số Cronbcah’s Alpha. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ
bị loại. Các biến có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là thang đo có thế chấp
nhận được về mặt tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 ). Thang đo thái độ người
tiêu dùng đối với chiêu thị bao gồm thang đo thái độ đối với quảng cáo và thang
đo thái độ đối với khuyến mãi. Thang đo các thành phần của giá trị thương hiệu
bao gồm thang đo nhận biết thương hiệu Vinamilk, chất lượng cảm nhận sữa
Vinamilk và lòng đam mê thương hiệu Vinamilk. Trong đó thang đo lòng đam
mê thương hiệu bao gồm lòng trung thành thương hiệu và ham muốn thương
hiệu (Nguyễn ĐìnhThọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002). Hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha cho các biến thành phần như sau:
49
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến thành phần (lần 1)
Biến quan sát
Trung
bình
thang
đo nếu
loại
biến
Phương
sai
thang
đo nếu
loại
biến
Tương
quan
biến
tổng
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
này
Thái độ đối với quảng cáo sữa Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,771
AD1: Quảng cáo của sữa Vinamilk rất
thường xuyên
9,12 9,250 0,779 0,603
AD2: Quảng cáo của sữa Vinamilk rất
sáng tạo và hấp dẫn
9,16 9,183 0,759 0,612
AD3: Các quảng cáo của sữa Vinamilk
rất có ý nghĩa
9,16 9,510 0,675 0,659
AD4: Một cách tổng quát, tôi rất thích
các quảng cáo của sữa Vinamilk
9,01 13,756 0,170 0,902
Thái độ đối với khuyến mãi sữa Vinamilk : Cronbach’s Alpha = 0,914
SP1: Các chương trình khuyến mãi của
sữa Vinamilk rất thường xuyên
9,56 12,437 0,878 0,862
SP2: Các chương trình khuyến mãi của
sữa Vinamilk rất hấp dẫn
9,58 12,888 0,822 0,882
SP3: Các chương trình khuyến mãi của
sữa Vinamilk rất phong phú
9,60 13,237 0,800 0,890
SP4:Tôi rất thích các chương trình
khuyến mãi của sữa Vinamilk
9,62 13,748 0,719 0,917
Nhận biết thương hiệu Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,805
BA1:Tôi biết được thương hiệu
Vinamilk
15,66 23,237 0,730 0,735
BA2: Tôi có thể dễ dàng nhận biết sữa
Vinamilk với các loại sữa khác
15,58 23,491 0,697 0,742
BA3: Tôi có thể dễ dàng phân biệt sữa
Vinamilk với các loại sữa khác.
15,58 22,875 0,748 0,730
BA4: Các đặc điểm của sữa Vinamilk
có thể đến với tôi một cách nhanh
chóng
15,56 23,990 0,683 0,747
BA5: Tôi có thể nhớ và nhận biết logo
của sữa Vinamilk một cách nhanh
chóng
15,54 30,154 0,189 0,852
BA6: Một cách tổng quát, khi nhắc đến
sữa Vinamilk tôi có thể dễ dàng hình
dung ra nó
15,59 27,415 0,389 0,812
50
Chất lượng cảm nhận sữa Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,910
PQ1: Sữa Vinamilk rất thơm ngon 12,60 22,518 0,768 0,891
PQ2: Sữa Vinamilk rất bổ dưỡng 12,59 22,845 0,740 0,897
PQ3 PQ3: Sữa Vinamilk rất hợp vệ sinh 12,51 22,759 0,774 0,890
PQ4. Chất lượng của sữa Vinamilk
đúng như những gì quảng cáo
12,58 21,546 0,886 0,866
PQ5: Một cách tổng quát, chất lượng
của sữa Vinamilk rất cao
12,60 23,603 0,699 0,905
Lòng đam mê thương hiệu Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,894
BP1: Tôi thích thương hiệu Vinamilk
hơn các thương hiệu sữa khác 24,26 59,652 0,799 0,870
BP2: Tôi thích dùng thương hiệu
Vinamilk hơn các thương hiệu sữa
khác
24,28 59,572 0,789 0,871
BP3: Tôi tin rằng dùng sữa Vinamilk
xứng đáng đồng tiền hơn các thương
hiệu sữa khác
24,36 59,689 0,762 0,873
BP4: Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua sữa, tôi
sẽ mua sữa Vinamilk 24,29 60,837 0,731 0,876
BP5: Tôi tin rằng, tôi muốn mua sữa
Vinamilk.
24,28 60,257 0,741 0,875
BP6: Khả năng mua sữa Vinamilk của
tôi rất cao 24,24 61,649 0,697 0,878
BP7: Thương hiệu Vinamilk là sự lựa
chọn đầu tiên của tôi 24,34 59,221 0,825 0,868
BP8: Tôi sẽ không mua sữa khác nếu
sữa Vinamilk có bán ở cửa hàng 24,20 70,904 0,217 0,915
BP9: Tôi sẽ tìm mua được sữa
Vinamilk chứ không mua các loại khác 24,18 67,883 0,374 0,903
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Thang đo thái độ đối với quảng cáo: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha của thành phần thái độ đối với quảng cáo là 0,771. Tuy nhiên, biến AD4
có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Các biến AD1, AD2, AD3
đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.
Thang do thái độ đối với khuyến mãi: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha của thành phần thái độ đối với khuyến mãi là 0,914. Các hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường này đều được sử dụng trong
phân tích tiếp theo.
51
Thang đo nhận biết thương hiệu: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
của thành phần nhận biết thương hiệu là 0,805. Tuy nhiên biến BA5 có hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Các biến còn lại BA1, BA2, BA3,
BA4, BA6 đạt yêu cầu được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp
theo.
Thang đo chất lượng cảm nhận: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
của thành phần chất lượng cảm nhận là 0,910. Các hệ số tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường đạt yêu cầu được sử dụng trong phân
tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Thang đo lòng đam mê thương hiệu: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha của thành phần lòng đam mê thương hiệu là 0,894. Tuy nhiên biến BP8 có
hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Các biến còn lại đạt yêu cầu
được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo giá trị thương hiệu Vinamilk
Biến quan sát
Trung
bình
thang
đo nếu
loại
biến
Phương
sai
thang
đo nếu
loại
biến
Tương
quan
biến
tổng
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
này
Giá trị thương hiệu Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,952
OB1: Mặc dù các thương hiệu sữa khác
có cùng đặc tính nhưng tôi vẫn thích
mua sữa Vinamilk
9,09 12,981 0,911 0,929
OB2: Nếu có thương hiệu khác cũng tốt
như sữa Vinamilk, tôi vẫn thích mua
sữa vinamilk hơn
9,08 12,987 0,922 0,926
OB3: Nếu thương hiệu khác hoàn toàn
không khác biệt với sữa vinamilk, tôi
dường như thông minh hơn khi mua
sữa Vinamilk
9,08 13,306 0,875 0,940
OB4: Nhìn chung, tôi đánh giá cao
thương hiệu Vinamilk
9,11 13,580 0,830 0,954
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Từ kết quả bảng 4.3, kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần
giá trị thương hiệu là 0,952. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do
đó, các biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá
EFA tiếp theo.
52
Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến thành phần (lần 2)
Biến quan sát
Trung
bình
thang
đo nếu
loại
biến
Phương
sai
thang
đo nếu
loại
biến
Tương
quan
biến
tổng
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
này
Thái độ đối với quảng cáo sữa Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,902
AD1: Quảng cáo của sữa Vinamilk rất
thường xuyên
5,98 6.403 0,844 0,828
AD2: Quảng cáo của sữa Vinamilk rất
sáng tạo và hấp dẫn
6,02 6.318 0,827 0,841
AD3:Các quảng cáo của sữa Vinamilk
rất có ý nghĩa
6,02 6.518 0,749 0,909
Nhận biết thương hiệu Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,893
BA1:Tôi biết được thương hiệu
Vinamilk
9,38 13,220 0,811 0,844
BA2: Tôi có thể dễ dàng nhận biết sữa
Vinamilk với các loại sữa khác
9,31 13,449 0,769 0,859
BA3: Tôi có thể dễ dàng phân biệt sữa
Vinamilk với các loại sữa khác.
9,31 13,637 0,741 0,870
BA4: Các đặc điểm của sữa Vinamilk
có thể đến với tôi một cách nhanh
chóng
9,29 14,036 0,731 0,873
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Từ kết quả bảng 4.4, kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
thái độ đối với quảng cáo và nhận biết thương hiệu là 0,902 và 0,893. Biến BA6
loại để nâng hệ số Cronbach’s alpha của biến tổng lên 0,893. Các hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường này đều được sử dụng
trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo
Theo kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của bảng 4.5 hệ số
tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên biến BP9 loại để nâng hệ số
Cronbach’s alpha của biến tổng lên 0,930.
Như vậy, qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 có 5 biến bị
loại là AD4, BA5, BA6, BP8, BP9 còn lại 27 biến quan sát đạt yêu cho phân tích
EFA tiếp theo.
53
Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến thành phần (lần 2)
Biến quan sát
Trung
bình
thang
đo nếu
loại
biến
Phương
sai
thang
đo nếu
loại
biến
Tương
quan
biến
tổng
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
này
Lòng đam mê thương hiệu Vinamilk: Cronbach’s Alpha = 0,930
BP1: Tôi thích thương hiệu Vinamilk
hơn các thương hiệu sữa khác
18,03 44,952 0,823 0,915
BP2: Tôi thích dùng thương hiệu
Vinamilk hơn các thương hiệu sữa
khác
18,05 44,723 0,823 0,915
BP3: Tôi tin rằng dùng sữa Vinamilk
xứng đáng đồng tiền hơn các thương
hiệu sữa khác
18,13 45,285 0,766 0,920
BP4: Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua sữa, tôi
sẽ mua sữa Vinamilk
18,06 46,197 0,740 0,922
BP5: Tôi tin rằng, tôi muốn mua sữa
Vinamilk
18,05 46,364 0,708 0,926
BP6: Khả năng mua sữa Vinamilk của
tôi rất cao
18,01 46,600 0,725 0,924
BP7: Thương hiệu Vinamilk là sự lựa
chọn đầu tiên của tôi
18,10 44,575 0,850 0,912
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM (EFA )
Qua kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của các thang đo.
Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA với 27 biến quan sát thỏa mãn
yêu cầu. Để phân tích nhân tố EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal
Axis Factoring với phép xoay Promax. Theo Gerbing và Anderson (1988),
phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax (Oblique) sẽ
phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal
Components với phép xoay Varimax. Theo Hair et al. (2010), hệ số tải nhân tố
(Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải
nhân tố > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố > 0,4 được xem là
quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này chọn
hệ số tải nhân tố là ≥ 0,5. Kết quả phân tích nhân tố EFA như bảng 4.6 bên dưới.
54
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4 5 6
BP7 0,962
BP1 0,938
BP2 0,848
BP6 0,772
BP4 0,771
BP3 0,691
BP5 0,621
PQ4 0,983
PQ1 0,880
PQ3 0,768
PQ2 0,719
PQ5 0,704
OB3 0,917
OB2 0,911
OB4 0,898
OB1 0,892
BA1 0,888
BA4 0,832
BA2 0,786
BA3 0,740
SP1 0,943
SP2 0,877
SP3 0,856
SP4 0,664
AD2 0,909
AD1 0,861
AD3 0,817
Eigenvalue 9,337 4,399 2,808 1,852 1,539 1,086
Phương sai trích 33,597 15,174 9,677 5,810 4,771 3,065
Cronbach’s alpha 0,930 0,910 0,952 0,893 0,914 0,902
Nguồn: Kết quả xử lý xố liệu khảo sát tại TPCT,2016
Kết quả phân tích EFA ở bảng 4.6 với 27 biến quan sát ban đầu sau khi phân tích
EFA. Có 6 nhóm nhân tố mới được hình thành từ các nhóm nhân tố ban đầu, 6
nhóm này đều có có Eigenvalue lớn 1, do đó 6 nhóm này giữ lại trong phân tích
nhân tố. Tổng phương sai trích là 77,85% (>50%) cho thấy phân tích EFA đạt
yêu cầu (Gerbing và Anderson, 1988) và 6 nhóm nhân tố này giải thích được
77,85% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO =0,892 (>0,5) và sig.=0,000 của
kiểm định Bartlett cho biết có các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng
55
thể có ý nghĩa thống kê, do đó các quan sát phù hợp cho việc phân tích nhân tố;
các nhóm nhân tố như sau:
- Nhân tố thứ nhất bao gồm 3 biến quan sát là AD1, AD2, AD3 . Những
yếu tố này đo lường chiêu thị quảng cáo nên đặt tên nhóm này là “thái độ người
tiêu dùng đối với quảng cáo”. (kí hiệu:AD)
- Nhân tố thứ nhất bao gồm 4 biến quan sát là SP1, SP2, SP3, SP4 . Những
yếu tố này đo lường chiêu thị khuyến mãi nên đặt tên nhóm này là “thái độ người
tiêu dùng đối với khuyến mãi”. (kí hiệu: SP)
- Nhân tố thứ ba gồm các biến BA1, BA2, BA3, BA4. Nhóm này đặt tên là
nhận biết thương hiệu. ( kí hiệu: BA)
- Nhân tố thứ tư gồm 5 biến quan sát là PQ1, PQ2, PQ3, PQ4, PQ5, nội
dung các biến này liên quan đến chất lượng cảm nhận của thương hiêu sữa
Vinamilk nên đặt tên nhóm này là “ Chất lượng cảm nhận” (kí hiệu: PQ)
- Nhân tố thứ năm gồm 7 biến BP1, BP2, BP3, BP4, BP5, BP6, BP7 các
nhân tố này liên quan lòng ham muốn thương hiệu và trung thành thương hiệu
nên đặt tên cho nó là lòng đam mê thương hiệu (kí hiệu: BP).
- Nhân tố thứ sáu gồm 4 biến là OB1, OB2, OB3, OB4 các biến này liên
quan giá trị thương hiệu Vinamilk nên đặt tên là “giá trị thương hiệu” (kí hiệu:
OB)
4.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẮNG ĐỊNH (CFA)
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), các biến quan sát được đưa
vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Kết quả phân tích CFA lần nhất cho
thấy chi-bình phương 782,048 với 309 bật tự do (P = 0,00); CFI = 0,931 > 0,9;
TLI = 0,922 > 0,9; RMSEA = 0,072 < 0,08. Tuy nhiên chỉ số chi-square/df =
2,531 >2 cho thấy mô hình chưa phù hợp (tương thích) dữ liệu thị trường. Điều
này là do trong mô hình còn tồn tại các biến thừa số và sai số các biến quan sát
có tương quan với nhau. Để cải thiện mô hình tốt hơn ta tiến hành qua các bước
điều chỉnh: bằng cách liên kết các sai số của các biến quan sát tương quan với
nhau thông qua chỉ số MI (Modification Indiaces) và loại bỏ các biến quan sát có
trọng số chuẩn hóa nhỏ hơn 0,5.
Sau khi điều chỉnh kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) lần 2 như
hình bên dưới.
83
Nguồn: Kết quả xử lý xố liệu khảo sát tại TPCT,2016
Hình 4.4: Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của các thang do
84
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định đưọc trình bày ở hình 4.4 cho thấy mô
hình có 305 bậc tự do, giá trị kiểm định chi-bình phương là 527,7 với (P = 0,00)
và chi-square/df =1,730 0,9);
TLI = 0,963 (> 0,9) và RMSEA = 0,050 (<0,08). Các chỉ số này cho thấy mô
hình đo lường đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường.
Tính đơn hướng
Các thành phần thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo (AD) và
khuyến mãi (SP), nhận biết thương hiệu (BA), giá trị thương hiệu (OB) đạt được
tính đơn hướng. Thành phần lòng đam mê thương hiệu (BP), chất lượng cảm
nhận (PQ) không đạt được tính đơn hướng do sai số của biết quan sát có sự tương
quan với nhau (Steenkamp & Van Trijp, 1991).
Giá trị hội tụ
Theo bảng 4.7, ta thấy tất cả các biến quan sát trong mô hình đều có trọng số
chuẩn hóa lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê P < 0,05 (Gerbring & Anderson,
1988), vì vậy có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần
của mô hình đề xuất đạt giá trị hội tụ (Xem bảng 4.7 và phụ lục 6 cho các tham
số còn lại trong mô hình).
Bảng 4.7: Hệ số tải chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa trong CFA
Mối quan hệ
Giá trị ước
lượng
chuẩn hóa
Chưa chuẩn hóa
Giá trị ước
lượng
Sai lệch
chuẩn
C.R. P
BA4 <--- BA 0,776 1,000 0,000
BA3 <--- BA 0,793 1,058 0,074 14,293 0,000
BA2 <--- BA 0,840 1,116 0,073 15,294 0,000
BA1 <--- BA 0,879 1,157 0,072 16,065 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Giá trị phân biệt : Theo bảng 4.8, các hệ số tương quan giữa các khái niệm
thành phần với sai lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1 và P nhỏ hơn 0,05. Do đó các khái
niệm nghiêm cứu đạt giá trị phân biệt.
85
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo
Mối quan hệ
Hệ số
tương
quan
Sai lệch
Chuẩn
C.R. P
BA PQ 0,442 0,052 10,666 0,00
BA BP 0,034 0,058 16,573 0,00
PQ BP 0,146 0,058 14,802 0,00
BA OB 0,478 0,051 10,190 0,00
PQ OB 0,422 0,053 10,932 0,00
BP OB 0,308 0,055 12,472 0,00
BA AD 0,374 0,054 11,574 0,00
PQ AD 0,362 0,054 11,735 0,00
BP AD 0,373 0,054 11,587 0,00
OB AD 0,142 0,058 14,862 0,00
BA SP 0,419 0,053 10,972 0,00
AD SP 0,459 0,052 10,441 0,00
PQ SP 0,506 0,050 9,820 0,00
BP SP 0,437 0,052 10,732 0,00
OB SP 0,300 0,056 12,582 0,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Độ tin cậy và phương sai trích
Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo thông qua độ tin cậy tổng hợp,
phương sai trích và hệ số Cronbach’s Alpha. Theo bảng 4.9, hệ số Cronbach’s
Alpha của các thành phần đều đạt yêu cầu (>0,6). Phương sai trích của các thành
phần đều lớn hơn 50% (Fornell & Larcker, 1981). Độ tin cậy tổng hợp của các
thành phần đều đạt yêu cầu ≥ 0,5 (Joreskog, 1971).
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Thành Phần
Số biến
quan sát
Độ tin cậy Phương
sai trích
(%)
Cronbach’s
Alpha
Tổng hợp
Quảng cáo (AD) 3 0,902 0,904 76,0
Khuyến mãi (SP) 4 0,914 0,916 73,4
Nhận biết thương hiệu (BA) 4 0,893 0,893 67,7
Chất lượng cảm nhận (PQ) 5 0,910 0,905 65,9
Lòng đam mê thương hiệu (BP) 7 0,930 0,920 62,7
Giá trị thương hiệu (OB) 4 0,952 0,952 83,5
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
86
Như vậy, kết quả phân tích CFA cho thấy các thành phần của thang đo đều
được giá trị hội tụ, độ tin cậy và thỏa mãn điều kiện về giá trị phân biệt.
4.6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCHCẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Hình 4.5: Kết quả phân tích SEM
87
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) lần 2 được trình bày như
ở hình 4.5 cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị
trường. Mô hình có 310 bậc tự do, Chi-square/df = 1,870 (<2), CFI = 0,961
(>0,9), TLI = 0,956 (> 0,9), RMSEA = 0,054 (<0,08).
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình
Mối quan hệ
Giá trị ước
lượng chuẩn hóa
Chưa chuẩn hóa
Giá trị ước
lượng
Sai lệch
chuẩn
C.R. P
BP <--- AD 0,214 0,243 0,073 3,317 0,000
PQ <--- AD 0,162 0,181 0,068 2,660 0,008
BA <--- AD 0,219 0,246 0,075 3,259 0,001
BP <--- SP 0,329 0,398 0,079 5,017 0,000
PQ <--- SP 0,431 0,511 0,078 6,575 0,000
BA <--- SP 0,317 0,380 0,082 4,653 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Các phương trình được viết lại như sau:
Nhận biết thương hiệu = 0,219 *thái độ đối với quảng cáo + 0,317* thái độ
đối với khuyến mãi
Chất lượng cảm nhân = 0,162 *Thái độ đối với quảng cáo + 0,431* thái độ
đối với khuyến mãi
Lòng đam mê thương hiệu = 0,214*Thái độ đối với quảng cáo + 0,329*
thái độ đối với khuyến mãi
Giá trị thương hiệu tổng thể = 0,357 * nhận biết thương hiệu + 0,231*chất
lượng cảm nhận + 0,249* lòng đam mê thương hiệu
Dựa vào trọng số hồi quy giữa các khái niệm ta thấy, khái niệm thái độ đối
với khuyến mãi tác động mạnh nhất đến chất lượng cảm nhận (0,431), chất lượng
cảm nhận tác động mạnh đến giá trị thương hiệu tổng thể. Bên cạnh đó, khái
niệm thái độ đối với quảng cáo tác động mạnh đến nhận biết thương hiệu (0,219),
nhận biết thương hiệu tác động mạnh đến giá trị thương hiệu tổng thể.
4.7 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA ƯỚC LƯỢNG BẰNG BOOTSTRAP
Trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu,
thông thường chúng ta phải chia mẫu ra làm hai mẫu con. Một nửa dùng để ước
lượng các tham số mô hình và một nửa dùng để đánh giá lại. Cách khác là lặp lại
88
nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây thường không thực tế vì
phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi mẫu lớn nên
việc làm này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing 1988).
Trong những trường hợp như vậy thì bootstrap là phương pháp phù hợp để thay
thế (Schumacker & Lomax, 2004). Bootstrap là phương pháp lẫy mẫu lại có thay
thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp bootstrap với số mẫu lặp lại là N=1000. Kết quả ước lượng từ 1000
mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày trong bảng 4.11
(xem Phụ lục 8 cho các tham số còn lại trong mô hình và phân phối bootstrap).
Trị tuyệt đối của giá trị C.R. đều có hầu hết nhỏ hơn 2 và không có ý nghĩa thống
kê ở độ tin cậy 95%, ngoài trừ yếu tố khuyến mãi và nhận biết thương hiệu. Như
vậy, ta có thể kết luận các ước trong mô hình là có thể tin cậy được.
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap với N=1000
Mối quan hệ
Giá trị
ước
lượng
ML
Ước lượng Bootstrap
SE SE-SE Mean Bias
SE-
Bias C.R.
BP <--- AD 0,214 0,08 0,002 0,215 0,002 0,003 0,7
PQ <--- AD 0,162 0,072 0,002 0,166 0,001 0,002 0,5
BA <--- AD 0,219 0,075 0,002 0,221 0,003 0,002 1,5
BP <--- SP 0,329 0,075 0,002 0,328 -0,001 0,002 -0,5
PQ <--- SP 0,431 0,071 0,002 0,429 -0,001 0,002 -0,5
BA <--- SP 0,317 0,076 0,002 0,312 -0,005 0,002 -2,5
BR <--- BP 0,249 0,055 0,001 0,252 0,003 0,002 1,5
BR <--- PQ 0,231 0,07 0,002 0,231 -0,002 0,002 -1,0
BR <--- BA 0,357 0,067 0,001 0,353 -0,003 0,002 -1,5
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Ghi chú: Mean: giá trị trung bình ước lượng bootstrap; S.E: Sai lệch chuẩn; S.E-S.E: sai
lệch của sai lệch chuẩn; Bias: độ lệch; S.E-Bias: sai lệch chuẩn của độ lệch; C.R.: Giá trị tới
hạn.
4.8 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT
Dựa vào kết quả phân tích, các giả thuyết đã được kiểm tra và những phát hiện
được trình trong bảng 4.11
89
Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo tác động đến các
thành phần của giá trị thương hiệu (H1)
Giả thuyết H1a: với trọng số chuẩn hóa là 0,219 (SE=0,075; p=0,000). Vì
vậy giả thuyết H1a được chấp nhận. Như vậy khi người tiêu dùng có thái độ tích
cực đối với một chương trình quảng cáo của thương hiệu Vinamilk thì việc nhận
biết thương hiệu Vinamilk sẽ tăng. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu
trước đó (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002).
Giả thuyết H1b: với trọng số chuẩn hóa 0,162 (SE=0,068; P=000). Vì vậy
H1b được chấp nhận. Như vậy khi thái độ người tiêu dùng ngày càng tích cực đối
với một chương trình quảng cáo của thương hiệu Vinamilk thì chất lượng cảm
nhận thương hiệu Vinamilk cũng tăng lên.
Giả thuyết H1c: với trọng số chuẩn hóa 0,214 (SE=0,073; P=000). Vì vậy
giả thuyết này được chấp nhận. Như vậy khi thái độ tích cực của người tiêu dùng
đối với một chương trình quảng cáo của thương hiệu Vinamilk trên thị trường
tăng thì lòng đam mê thương hiệu Vinamilk của họ cũng tăng cao.
Thái độ của người tiêu dùng đối với khuyến mãi tác động đến các
thành phần của giá trị thương hiệu (H2)
Giả thuyết H2a: với trọng số chuẩn hóa là 0,317 (SE=0,082; p=0,000) .
Vì vậy giả thuyết H2a được chấp nhận như vậy nhận biết thương hiệu Vinamilk
sẽ tăng khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với một chương trình SP của
thương hiệu Vinamilk.
Giả thuyết H2b: với trọng số chuẩn hóa là 0,431 (SE=0,078; p=0,000) . Vì
vậy giả thuyết H2b được chấp nhận như vậy chất lượng cảm nhận thương hiệu
Vinamilk sẽ tăng khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với một chương
trình SP của thương hiệu Vinamilk.
Giả thuyết H2c: với trọng số chuẩn hóa là 0,329 (SE=0,079; p=0,000). Vì
vậy giả thuyết H2c được chấp nhận như vậy lòng đam mê thương hiệu Vinamilk
tăng khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với một chương trình khuyến mãi
của thương hiệu Vinamilk trên thị trường.
Các thành phần của giá trị thương hiệu tác động đến giá trị thương
hiệu Vinamilk (H3)
Giả thuyết H3a: với trọng số chuẩn hóa là 0,357 (SE=0,056; p=0,000). Vì
vậy giả thuyết H3a được chấp nhận. Như vậy nhận biết thương hiệu có mối quan
hệ với tích cực với giá trị thương hiệu Vinamilk.
Giả thuyết H3b: với trọng số chuẩn hóa là 0,231 (SE=0,054; p=0,000).
90
Vì vậy giả thuyết H3b được chấp nhận. Như vậy chất lượng cảm nhận có mối
quan hệ tích cực với giá trị thương hiệu Vinamilk.
Giả thuyết H3c: với trọng số chuẩn hóa là 0,249 (SE=0,053; p=0,000) Vì
vậy giả thuyết H3c được chấp nhấn như vậy lòng đam mê thương hiệu có mối
quan hệ tích cực với giá trị thương hiệu Vinamilk.
Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Mối quan hệ
Giá trị ước
lượng chuẩn
hóa
Giả
thuyết
Kết luận
Thái độ đối với Nhận biết
quảng cáo thương hiệu
0,219 H1a Chấp nhận
Thái độ đối với Chất lượng
quảng cáo cảm nhận
0,162 H1b Chấp nhận
Thái độ đối với Đam mê
quảng cáo thương hiệu
0,214 H1c Chấp nhận
Thái độ đối vơi Nhận biết
khuyến mãi thương hiệu
0,317 H2a Chấp nhận
Thái độ đối với Chất lượng
khuyến mãi cảm nhận
0,431 H2b Chấp nhận
Thái độ đối với Đam mê
khuyến mãi thương hiệu
0,329 H2c Chấp nhận
Nhận biết Giá trị
thương hiệu thương hiệu
0,357 H3a Chấp nhận
Chất lượng Giá trị
cảm nhận thương hiệu
0,231 H3b Chấp nhận
Lòng đam mê Giá trị
thương hiệu thương hiệu
0,249 H3c Chấp nhận
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tại TPCT, 2016
Tóm tắt chương 4: Chương này nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
qua phân tích số liệu thu thập được, bao gồm mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá
thang đo thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích EFA.
Các thang đo này kiểm định bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA. Cuối cùng
là kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết bằng phân tích SEM.
91
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 KẾT LUẬN
Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp. Xây
dựng thương hiệu là vấn đề trong những ưu tiên quản trị hàng đầu của các doanh
nghiệp. Chính vậy, việc đánh giá thái độ của người tiêu dùng với vai trò của các
công cụ chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk là cần thiết.
Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng do đó việc nhận biết thương hiệu là điều quen
thuộc trong tâm trí của người tiêu dùng, có được điều này là nhờ chất lượng và
cải tiến sản phẩm liên tục đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, chất lượng
cảm nhận cũng là điều quan trọng hình thành lòng đam mê thương hiệu Vinamilk
của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu đã nêu lên tầm quan trọng của thái độ người tiêu dùng
đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk. Theo kết
quả từ mô hình nghiên cứu cho ta thấy giá trị thương hiệu Vianmilk bao gồm 3
thành phần: Nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng đam mê thương
hiệu. Bên cạnh đó, thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo và khuyến mãi
có tác động trực tiếp đến các thành phần của giá trị thương hiệu. Thông qua kết
quả này làm cơ sở cho Công ty hoạch định các chương trình, kế hoạch truyền
thông phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng từng bước xây dựng hình ảnh thương
hiệu phát triển mạnh hơn. Kết quả nghiên cứu đồng thời cho thấy rằng muốn
nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk là nhận biết thương hiệu.
5.2 HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ
5.2.1 Cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần giá trị thương hiệu
Vinamilk bao gồm 3 thành phần chính là: (1) nhận biết thương hiệu, (2) chất
lượng cảm nhận thương hiệu (3) lòng đam mê thương hiệu. Trong đó, sự tác
động của thái độ người tiêu dùng đối với khuyến mãi tác động mạnh nhất đến
chất lượng cảm nhận, tiếp đến là sự tác động của nhận biết thương hiệu đến giá
trị thương hiệu Vianmilk. Thái độ người tiêu dùng đối với quảng cáo tác động
thấp nhất đến chất lượng cảm nhận.
Căn cứ vào kết quả kiểm định các giả thuyết, cho thấy thái độ người tiêu
dùng đối với khuyến mãi có tác động mạnh nhất đến chất lượng cảm nhận, thái
độ người tiêu dùng đối với quảng cáo tác động mạnh nhất đến nhận biết thương
hiệu. Như vậy, nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực với chương trình khuyến
mãi của một thương hiệu thì đầu tiên họ sẽ cảm nhận chất lượng của thương hiệu
đó, cảm nhận được những lợi ích mà thương hiệu đó mang lại cho mình so với
92
những thương hiệu khác cùng loại. Những thông tin này đóng góp nhiều hơn cho
người tiêu dùng đam mê thương hiệu.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các phương tiện truyền thông
mà người tiêu dùng biết đến quảng cáo của sữa Vinamilk là qua phương tiện tivi
tại nhà, kế đến là internet.
- Trong các hình thức khuyến mãi qua khảo sát thực tế thì hình thức khuyến
mãi là giảm giá 5% là nhiều nhất.
5.2.2 Một số hàm ý quản trị để nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk
a. Hàm ý quản trị để nâng cao các hoạt động chiêu thị
Hoạt động quảng cáo
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy thái độ người tiêu dùng đối với quảng cáo
tác động mạnh đến nhận biết thương hiệu. Do đó cần gia tăng mức độ nhận biết
thương hiệu thông qua đó để nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk trên thị
trường. Nhà quản trị cần chú ý các hoạt động quảng cáo sau:
- Các phương tiện truyền thông quảng cáo đa dạng như quảng cáo trên
truyền hình, báo, internet và banner quảng cáo với thông điệp nhấn mạnh lợi ích
chức năng và lợi ích cảm tính của thương hiệu. Nghiên cứu cho thấy hình thức
quảng cáo trên truyền hình được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất, Công ty cần
tập trung vào hình thức quảng cáo này nhằm thông tin đến khách hàng nhiều hơn
từ đó gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu Vinamilk. Công ty cần cho xây dựng
các clip quảng cáo mang đậm tính nhân văn ý tưởng mới và kèm theo hình ảnh
ngộ nghĩnh, thể loại hài hước là yếu tố rất quan trọng tác động đến cảm xúc, tình
cảm của người tiêu dùng, qua việc xem quảng cáo họ cảm thấy vui vẻ, thích thú,
phấn khích, có sự lan truyền từ người này tới người khác.
- Vinamilk cần tạo dựng thông điệp quảng cáo trên truyền hình thật ấn
tượng nhằm thu hút sự chú ý, tính tò mò như lôi kéo, khêu gợi đến lợi ích và tạo ra
sự ham muốn sở hữu sản phẩm từ phía khán giả xem truyền hình. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu quảng cáo cũng tác động đến lòng đam mê thương hiệu và chất
lượng cảm nhận. Do vậy, khi các sản phẩm mới được tung ra thị trường thì quảng
cáo cũng cần duy trì số lần phát sóng ở mức độ nhất định nhằm tăng lòng đam mê
thương hiệu. Mặt khác, trong giai đoạn tung sản phẩm, khách hàng cần biết nhiều
về thương hiệu hơn cũng như tạo niềm tin, sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm
mới nhằm đẩy mạnh chất lượng cảm nhận về quảng cáo.
- Bên cạnh các phương tiện truyền thông quảng cáo như truyền hình, báo,
thì hiện nay quảng cáo trực tuyến là hình thức quảng bá thương hiệu rất hiệu quả
và thu hút rất đông người tiêu dùng quan tâm đặc biệt là người tiêu dùng trẻ thì
93
Công ty tăng cường quảng cáo trực tuyến như facebook fanpage, youtube
channel để tạo nên sức nóng thương hiệu, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu
phát triển lớn mạnh. Kết hợp với các banner quảng cáo được đăng trên web của
Công ty và trên website nhằm xây dựng nhận thức và thái độ tích cực, khuyến
khích tiêu dùng đối vơi sản phẩm sữa của Vinamilk.
Hoạt động khuyến mãi
Nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ người tiêu dùng đối với khuyến mãi có tác
động tích cực đến chất lượng cảm nhận, nhận biết thương hiệu và lòng đam mê
thương hiệu. Khi một chương trình khuyến mãi rõ ràng và hấp dẫn thì khuyến
mãi có thể tạo sự tin tưởng hơn về thương hiệu sản phẩm đó, giúp cho khách
hàng cảm nhận chất lượng thương hiệu cao hơn để từ đó tạo lòng đam mê thương
hiệu Vinamilk. Từ điều này tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:
- Áp dụng các chương trình khuyến mãi tính điểm đổi quà cho các đơn
hàng sữa bột vừa tăng chất lượng cảm nhận về sản phẩm, vừa tăng mối quan hệ
với khác hàng. Ngoài ra Công ty nên áp dụng các chương khuyến mãi như bốc
thăm trúng thưởng với những phần thưởng có giá trị thì làm cho khách hàng
thích hơn từ đó tạo niềm tin về sản phẩm thay cho hình thức khuyến mãi giám
giá, hình thức này làm cho khách nghi vấn về vấn đề chất lượng sản phẩm cũng
như hạn sử dụng của sản phẩm từ đó sẽ làm giảm lòng tin người dùng có thể
giảm giá trị thương hiệu Vinamilk.
- Đối với các chương trình khuyến mãi thì nên đưa ra nhiều chương trình
đa dạng phong phú thể hiện khuyến mãi ở nhiều dạng khác nhau như tăng kèm
bộ ghép hình theo sản phẩm đối với dòng sữa cho trẻ em, thẻ tính điểm, tặng kèm
chiếc xe đạp trẻ em đừng nên tập trung nhiều quá vấn đề khuyến mãi giảm giá
liên tục, vì điều này có tác dụng ngược lại ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng
có thể giảm giá trị thương hiệu của sản phẩm đó.
- Các chương trình khuyến mãi và hậu mãi có vai trò quan trọng ngành sữa,
đặc biệt là sản phẩm sữa cho trẻ em. Người tiêu dùng muốn học hỏi kiến thức về
dinh dưỡng cho trẻ em nên thường tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm, muốn
được sự quan tâm chia sẻ của các thương hiêu sữa trong việc gọi điện hỏi thăm,
quà tặng (đồ chơi) kèm sản phẩm. Chính vì vậy, Vinamilk nên tạo nhiều chương
trình tư vấn như thế này để tăng sự quảng bá thương hiệu và mối quan hệ với
khách hàng.
b. Hàm ý quản trị về nâng cao nhận biết thương hiệu Vinamilk
Nhận biết thương hiệu là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ nhất đến giá trị
thương hiệu Vinamilk. Nhận biết thương hiệu được hình thành thông qua các
94
kênh truyền miệng, những chương trình hội thảo, quảng cáo trên tivi, internet..
Vì vậy, Vinamilk cần chú trọng xây dựng các chương trình quảng cáo thật hấp
dẫn và lôi cuốn để người tiêu dùng có thể nhận biết và nhớ đến thương hiệu của
mình. Bên cạnh đó, Công ty nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo
có sự tư vấn của các chuyên da dinh dưỡng có ý nghĩa thiết thực nhằm thu hút
một lực lượng đông đảo người tiêu dùng tham gia. Hoặc ví dụ như Công ty có
thể tài trợ các chương trình ca nhạc, trao các suất học bổng cho học sinh, sinh
viên nghèo để tạo nên hình ảnh tốt đẹp của Công ty trong tâm thức của người tiêu
dùng.
c. Hàm ý quản trị về nâng cao chất lượng cảm nhận sữa Vinamilk
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng cảm nhận tác động đến
giá trị thương hiệu Vinamilk. Khi người tiêu dùng cảm nhận được thương hiệu
Vinamilk có chất lượng cao thì họ có khuynh hướng trung thành với thương hiệu
này. Tuy nhiên, để cảm nhận được chất lượng của sản phẩm của Vinamilk thì
trước hết người tiêu dùng phải nhận biết thương hiệu. Nói cách khác, người tiêu
dùng không chỉ nhận dạng mà còn phân biệt được các đặc điểm về chất lượng
Vinamilk so với các thương hiệu khác.
Để nâng cao chất lượng cảm nhận thì Công ty cần phát triển dòng sản phẩm
chuyên biệt dành cho từng đối tượng. Bên cạnh việc củng cố niềm tin về chất
lượng cảm nhận sản phẩm “Vinamilk 100% sữa tươi”, Vinamilk cần chú trọng
việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng
sử dụng như người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ăn kiêng, đẹp da, cho lứa tuổi
học đường, song song với việc phát triển sản phẩm chuyên biệt cho từng đối
tượng là một chiến lược truyền thông thương hiệu phù hợp với từng nhóm đối
tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhu cầu khách hàng về loại
hương vị sản phẩm mà họ yêu thích để cải tiến sản phẩm nhằm cung cấp cho loại
sữa có hương thơm hấp dẫn và vị ngon được khách hàng cảm nhận. Từ đó, sẽ
giúp khai thác được lượng khách hàng trung thành mua sản phẩm và giới thiệu
cho bạn bè, người thân tiêu dùng sữa Vinamilk.
d. Hàm ý quản trị về nâng cao lòng đam mê thương hiệu Vinamilk
Thành phần lòng đam mê thương hiệu của thương hiệu Vinamilk bao gồm
lòng trung thành thương hiệu và lòng ham muốn thương hiệu. Khi thương hiệu
mang lại sự hài lòng, sự yêu thích, đáp ứng nhu cầu mong đợi về chất lượng sản
phẩm của sữa Vinamilk sẽ làm tăng lòng đam mê thương hiệu. Chính sự đam mê
thương hiệu sẽ hướng khách hàng sử dụng sản phẩm mà họ đam mê làm gia tăng
giá trị sản phẩm nói riêng và giá trị thương hiệu của Công ty nói chung, họ sẽ gắn
bó lâu dài với thương hiệu đồng thời họ sẽ có xu hướng giới thiệu với người khác
95
về thương hiệu sữa họ đang sử dụng. Trong khuôn khổ đề tài này, đề tài chỉ đưa
ra một số hàm ý về các yếu tố tác động chung nhất tời lòng đam mê thương hiệu
Vinamilk như sau:
- Cần nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới có tính độc đáo duy nhất
để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Như việc áp dụng đưa vào sản phẩm sữa
hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên tuân thủ 3 “không” không sử dụng thuốc
kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trên cánh đồng chăn thả đàn bò
đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt nhất từ đó nâng cao lòng đam mê thương
hiệu của người tiêu dùng.
- Vinamilk cũng đã và đang mở rộng đối tượng khách hàng sang các đối
tượng khách hàng trẻ tuổi (sữa chua, sữa chua uống, nước ép trái cây, trà các
loại, sữa đậu nành) do đó Vinamilk muốn giữ chân được khách hàng đánh vào
tâm lý tuổi thơ bằng các hình ảnh quảng cáo và trên bao bì bắt mắt và có tính gần
gũi. Đối với các dòng sữa dành cho trẻ em, cần tạo phong cách trẻ trung, bao bì
tươi mới kèm theo hương vị của sản phẩm giúp người tiêu dùng cảm thấy sảng
khoái sau khi sử dụng từ đó hình thành lòng đam mê của khách hàng đối với
thương hiệu Vinamilk.
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Tương tự như những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng có một số
hạn chế như sau:
Thứ nhất, do giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài có phần giới hạn
về chỉ xem xét hai thành phần của chiêu thị như quảng cáo và khuyến mãi. Nên
hướng nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu thêm thành phần quan hệ công chúng.
Ngoài ra xét tác động của một số thành phần khác của marketing hỗn hợp như độ
phủ kênh phân phối, giá,.
Thứ hai, Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại thành phố Cần Thơ với phương
pháp chọn mẫu thuận tiện n=300 quan sát. Vì vậy, có những nghiên cứu lặp lại ở
những thành phố khác với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và cỡ mẫu lớn hơn
thì khả năng tổng quát sẽ cao hơn.
Thứ ba, nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào thương hiệu Vinamilk là
chính chưa nghiên cứu cho các thương hiệu khác.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục tài liệu
[1] Aaker, DA (1991), Managing Brand Equity, Free Press, New York.
[2] Aaker, DA (1996), Measuring Brand Equity Across Products and Markets.
California Management Review, 38 (Spring), pp102-120.
[3] Cục thống kê Thành Phố Cần Thơ (2015), Niên giám thông kê Thành Phố cần
Thơ 2015, TPCT:Nhà xuất bản Thống kê.
[4] Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên của Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam năm 2015.
[5] Hair, Black, Babin, Anderson and Tatham (2010), Multivariate Data
Analysis, New Jersey: Prentice Hall.
[6] Keller, K.L. (1993), Conceptualizing, Measuring, and Managing Custommer-
Based Brand Equity , Journal of Marketing, Vol.57(01/1993), pp. 1-22.
[7] Keller, K.L. (1998), Strategic Brand Management: Building, Measuring and
Managing Brand Equity, Prentice Hall, NJ.
[8] Kotler, P. (2003), Marketing Management, 11th edition, Upper Saddle
River:Prentice Hall.
[9] Lassar Walfried, Banwari Mittal, Aran Sharma, (1995). Measuring customer-
based brand equity. Journal of Consumer Marketing, 12 (4), pp. 11-19.
[10] Lê Đăng Lăng và Võ Thị Hồng Hoa, Trần thị Yến (2012), Nghiên cứu tác
động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu tiêu dùng nhanh tại TP. Hô Chí
Minh, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Thủ Dầu Một, số 4 (6)-2012.
[11] Lê Đăng Lăng và Lê Tấn Bửu (2014), Ảnh hưởng của tiếp thị đến các thành
phần của giá trị thương hiệu: Nghiên cứu thực nghiệm trong ngành nước giải
khát, Tạp chí Phát triển và công nghệ, Đại học Quốc Gia TPHCM, tập 17 số
Q3/2014.
[12] Nguyễn Khánh Duy (1999), Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính với
phần mềm Amoss, Khoa kinh tế Phát Triển, Đại học kinh tế TP.HCM.
[13] Nguyễn Vũ Thị Phương (2013), Ảnh hưởng của hoạt động quảng cáo trực
tuyến và khuyến mãi tặng quà đến giá trị thương hiệu máy tính xách tay của
người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản trị kinh
doanh,Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
[14] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
97
doanh, TP.HCM:Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
[15] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành
phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu
dùng Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, B2002-22-33, Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học
Marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TP.HCM:Nhà Xuất bản
Lao Động
[17] Nafiseh Sedaghat, Maedeh Sedaghat and Amir Koohkan Moakher (2012),
The Impact of Promotional Mix Elements on Brand Equity, American
Journal of Scientific Reasearch , 43: pp.5-15
[17] Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, dịch từ tiếng anh, người dịch Lại
Thị Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Lao động Xã
hội.
[18] Schiffman, Leon G, Kanuk, Leslie Lazar (2000), Consomer Behavior, 7th
Publish by Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.
[19] Villarejo-Ramos, A.F. and Sanchez- Franco, M.J.(2005), The Impact of
Marketing Communication and Price Promotion on Brand Equity, Journal of
Marketing and Management, 12(6), 431-444.
[20] Yoo B, Donthu N and Lee S ( 2000), An examination of selected maketing
mix elements and Brand Equity, Journal of the Academy of Marketing
Science. Vol. 28, No.2, page 195-211.
B. Các trang mạng
[21] Kiến Anh (2015), Người Việt tin tưởng quảng cáo đến đâu
<
2014061814245452016.chn > [Ngày truy cập: 18 tháng 06 năm 2016].
[22] Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, <https://www.vinamilk.com.vn/vi/nhan-
hieu > [ Ngày truy cập : 19 tháng 06 năm 2016 ]
[23] Nielsen (2015), cơ hội cho ngành sữa,
[ Ngày truy cập : 20 tháng 06 năm 2016 ]
[24] Euromonitor International (2014)
> [ Ngày truy cập : 20 tháng 06 năm 2016 ]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tuan_kiet_8297_2083135.pdf