Luận văn Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)

Phóng sự là thể loại đặc biệt, chiếm nhiều ưu thế trong phản ánh hiện thực. Nó vừa có khả năng thông tin những vấn đề mang tính thời sự vừa có khả năng chứa đựng lí lẽ, cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Thêm nữa, nó còn có chức năng thẩm mỹ. Qua mỗi phóng sự luôn chứa đựng thông điệp của tác giả gửi đến độc giả đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là thái độ lên án, phê phán trực diện đối với cái xấu nhưng cũng có thể là lòng cảm thương cho số phận bất hạnh của những kiếp người, Tựu chung lại thể loại phóng sự luôn tỏ rõ sức sống tiềm tàng của nó qua quá trình sinh thành phát triển kể từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến nay ở nước ta

pdf121 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ở mức người trần thuật và chứng kiến đơn thuần như một người đi đường nên phóng sự có giá trị phải mang đậm dấu ấn của tác giả có chính kiến, nêu lên những kiến nghị, đề xuất những giải pháp. Đó là một cách khẳng định lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự khẳng định trực tiếp trách nhiệm của 92 cá nhân trong thời buổi xã hội yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm xã hội của nhà báo. 3.1.2. Cái tôi với giọng điệu phong phú Cái tôi luôn gắn liền với giọng điệu, lí lẽ. Xuất phát từ đối tượng mà tác phẩm đề cập, giọng điệu phóng sự trong giai đoạn này rất riêng, sinh động và nhiều sắc thái tùy thuộc vào “góc bấm máy cuộc sống” của những nhà phóng sự. Có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. Đồng thời nó là yếu tố đặc trưng cho cái tôi trần thuật của tác giả trong tác phẩm, giúp ta nhận ra tác giả mà không cần diện kiến. Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Qua giọng điệu ta có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sỹ. Viết về hiện tượng nhố nhăng trong xã hội như trong phóng sự Khi “đốc chó” lên ngôi, Vũ Hữu sự bằng giọng châm biếm đã bày tỏ thái độ phê phán quyết liệt: “Anh giàu chơi chó, anh nghèo nhờ nuôi chó mà khá lên. Với những anh này, bố mẹ ốm có khi còn chểnh mảng thuốc men, chứ “chàng” hay “nàng” chó mà hu hi là cả nhà xanh mắt, là cuống quýt, là héo người đi ngay – Con chó bây giờ là đầu cơ nghiệp, chó đẻ ra vàng, ra ti vi, tủ lạnh, ra đủ thứ,” [27, tr.99]. Giọng điệu của nhân vật tôi luôn chứa đầy “sự nhức nhối của trí tuệ”. Nó hiện diện như một bản sao của chủ thể sáng tạo vừa thương đời, thương người như Vũ Hữu Sự qua Những gánh hàng rong khi viết về kiếp người bán hàng rong: “Không thể bút nào, giấy nào mà kể hết bao nhiêu là số phận. Chỉ biết rằng đấy là những con người 93 nghèo khổ. Mỗi miếng ăn của họ đều đẫm mồ hôi. Nhưng là miếng ăn tuyệt vời lương thiện” [27, tr.169], nhưng cũng vừa ghét đời, ghét cái cơ chế thị trường phát triển đã làm cho tâm hồn con người, vẻ đẹp truyền thống trong một cái Tết nhà quê hoen ố, dần bị lãng quên, Vũ Hữu Sự đã phải rất đau lòng khi chứng kiến cảnh: “Tết đến vợ chồng nó tính toán như con buôn: Nó phải dò la xem những thằng khác biếu cấp trên những gì. Rồi dự tính thu tiền mừng cấp dưới bao nhiêu, mình phải “chi lên trên” bao nhiêu” [27, tr.271]. Nhân vật tôi thông qua giọng điệu giàu lý lẽ, lập luận tỉnh táo của lý trí nhằm truyền đạt cái nhìn thẩm định hiện thực của người cầm bút. Giọng điệu ấy vừa xuất phát từ điểm nhìn chủ quan, vừa khách quan thông qua tần số đối thoại theo nhiều chiều, nhiều hướng có thể đem lại “cảm xúc đối nghịch” trong giọng điệu trần thuật. Trong phóng sự Lụ man tang hay số phận những cô gái có con ngoài giá thú, Huỳnh Dũng Nhân gặp gỡ và đối thoại với người trong cuộc, những người khao khát được làm mẹ: “Anh cứ nghĩ mà xem, phụ nữ không sinh nở như cây không đơm bông kết trái. Chúng tôi là phụ nữ, thèm được cái quyền làm mẹ Mà ở vùng cao “ba xu một mớ đàn bà” – đàn ông đàn iếc chả thèm dòm ngó đến chúng tôi nữa. “Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm, ngẩng lên thấy núi, cúi xuống thấy đèo” ai lấy mình cho khổ. Nghĩ mà cực anh ạ, bữa cơm một mình ngồi một mâm, ngồi bên nào cũng lệch” [17, tr.173]. Với giọng trần thuật nhẹ nhàng, mộc mạc của tác giả thông qua lời đối thoại của nhân vật đem lại cho ta cảm xúc bùi ngùi, đầy thương cảm cho khát vọng nhân bản, thiêng liêng của người phụ nữ nhưng đồng thời ta cũng có cảm giác lo lắng cho những hậu quả về sau của hiện trạng “lụ man tang” này. Đó là nỗi cực nhọc của người phụ nữ phải vừa làm mẹ vừa làm cha và sự trưởng thành của những đứa trẻ không cha ấy có được trọn vẹn đến nơi đến chông hay không. Ta lại bắt gặp giọng điệu trần thuật qua lối đối thoại nhiều chiều, đa tuần suất của Vũ Hữu Sự trong Hàng mã – nghề hái ra tiền, 94 theo như lời anh Sính, nhân vật chính trong truyện thì hàng mã có rất nhiều loại: “Đây là tiền dành cho dân quê, dân nghèo đói, với loại người nghèo tiền dương gian này, thì tiền âm phủ phải rẻ, in ấn thế nào cũng được” và “trừ tất cả mọi chi phí, một triệu mình được từ ngàn rưỡi đến hai ngàn. Kể ra chẳng đáng bao nhiêu, nhưng mà sống được là ở loại tiền này”. Thuận theo tâm lí của con người: “Càng nghèo đói càng cầu cúng khỏe” thế nên “vì sao bây giờ tiền âm phủ bây giờ lại tràn ngập các sạp hàng từ nông thôn đến thành thị. Mỗi năm ước tính có hàng ngàn tấn giấy đốt ra tro” [28, tr.86]. Giọng trần thuật rành mạch nhưng ẩn đằng sau là thái độ không đồng tình cho những mê tín quá đà khiến con người vung tiền hoang phí. Nhân vật tôi trong phóng sự luôn nhập cuộc, vượt lên sự kiện để bình giá, thẩm định, có chính kiến để tạo cho mình giọng điệu riêng, bản sắc riêng cho những đứa con tinh thần của họ. Trong phóng sự hiện đại, giọng điệu bộc lộ qua sắc thái biểu cảm như: từ ngữ, cách tổ chức câu chữ, giọng văn và có mối liên hệ trực tiếp với bản sắc và vai trò của nhân vật trần thuật. Giọng điệu là sự mở rộng của cảm hứng, tiết tấu, của cảm xúc và sự phân tích xác đáng thấm đậm tính nhân đạo, lòng vị tha là không có giới hạn. Mỗi một phóng sự phải có một giọng điệu riêng để phù hợp với “vùng hiện thực” mà tác giả đề cập. Có thể là giọng điệu dân dã mộc mạc trong những trang viết miêu tả, lý giải, cắt nghĩa hiện thực, cuộc sống sinh hoạt. Giọng điệu này phổ biến ở các đoạn miêu tả, kể lại hay bình luận, đánh giá giúp tác giả trần thuật một cách dễ dàng với lời văn gần như văn nói khi viết về cuộc sống vất vả của người dân. Ta dễ dàng tìm thấy giọng điệu này trong các phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân như Cao Bằng mùa hạt dẻ, tác giả cứ trải lòng mình mộc mạc, chân tình: “Mảnh đất truyền thống cách mạng Cao Bằng đang vật lộn, xoay xở để tự nuôi mình. Thị xã Cao Bằng là một trong những nơi nghèo nhất mà tôi đặt chân đến” khi rời Cao Bằng, tác giả không khỏi nghĩ suy: “Cao Bằng với một 95 bịch hạt dẻ trong túi hành lý. Quá ít để làm quà. Nhưng quá nhiều để ước mơ. Ngày xưa cô bé Lọ Lem chỉ cần có ba hạt dẻ là đủ để mơ ước cho cả cuộc đời” [15, tr.65], với sự trải nghiệm trong Hai giờ dưới lòng đất là: “Tôi đã thấy tận mắt vài trường hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần ứa máu trong than đá, vắt xôi đậu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẫn đục bụi than, một chiếc nút áo đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn Tôi đã tạm hiểu thế nào là cuộc sống của những người ăn trên than, đi trên than, ngủ trên than, lam lũ suốt ngày mà hai bàn tay họ không có một tài sản gì giá trị” [17, tr.70]. Giọng trần thuật dung dị nhưng rơi vào lòng độc giả bao nỗi cơ cực, vất vả của những người lao động. Cũng có khi giọng điệu đôn hậu, ấm áp, chân tình. Đây là giọng điệu ẩn mình bên trong câu chữ. Giọng điệu này thể hiện rõ một tình cảm thiết tha, một tấm lòng đôn hậu, sự thông cảm sâu sắc với những số phận éo le, bất hạnh của nhà văn. Đó là những trang văn viết về cuộc sống hẩm hiu, duyên phận éo le, Tôi đi bán tôi của Huỳnh Dũng Nhân: “Dường như tất cả những chàng trai lực điền ấy đều cam chịu số phận làm thuê. Khát vọng sống của họ tồn tại được từ hình ảnh vợ con đang chờ đợi chén cơm họ mang về. Họ có thể nhẫn nhục bỏ qua mọi bất công đối với mình để có “hai ngàn đồng mua được bốn bò gạo ăn cả ngày” [17, tr.112]. Không thể vắng giọng điệu khắc khoải xót thương cùng với cái nhìn cảm thông, đồng cảm, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh như Nỗi đau không của riêng ai, Huỳnh Dũng Nhân đã ghi lại giây phút đau lòng của những người chứng kiến người thân bị tai nạn: “Người mẹ trẻ ấy hôm nay đã trở thành góa bụa. Đứa bé ấy mồ côi đúng hôm cháu ra đời. Sự thật mới tàn nhẫn làm sao” [15, tr.104]. Nguyễn Quang Vinh bằng cái nhìn đầy lòng nhân ái qua Phận gái, đời sông: “Sông Lam vẫn rứa, vẫn xanh rứa, vẫn yên ả rứa và cả cây cầu Bến Thủy kia nữa, lực lưỡng vắt qua dòng sông. Nhưng có hai thân phận, hai phận đời với bao nỗi gian truân đã nhiều năm qua khỏa tay xuống 96 dòng sông này vớt những xác chết nổi trôi không toan tính, không vụ lợi, chỉ mong làm thêm một điều tốt trong cuộc đời” [18, tr.108]. Với những cây bút chuyên mảng khám phá cuộc sống đời thường thì giọng điệu trữ tình sâu lắng được tạo ra bởi những triết lý đậm chất thế sự, nhân tình thế thái luôn xuất hiện dày đặc. Quan sát tinh tế khi có cuộc Hành trình đến xứ sở Hansen, Huỳnh Dũng Nhân nhận ra rằng : “Tôi rưng rưng khám phá ra rằng chính nơi đây tình người trở nên bao la nhất” [17, tr.167]. Khi ghi lại cảnh Vượt lên số phận, Xuân Quang thấy cuộc đời đẹp hơn: “Chứng kiến hạnh phúc bình dị mà sâu sắc của họ, tôi chợt nhận ra rằng, nếu biết hy sinh cho nhau con người vẫn có thể hạnh phúc ngay cả lúc tuyệt vọng nhất” [18, tr.96]. Giọng điệu phong phú ẩn đằng sau tâm hồn giàu cảm xúc của cái tôi trong phóng sự là một trong những biểu hiện của tính văn học trong phóng sự thông qua cách hành văn. Giọng điệu là cách thể hiện đa dạng, sinh động thái độ của tác giả trước sự thật mà qua đó tác giả có thể đề xuất, trình bày những ý kiến chủ quan mà vẫn không tạo cảm giác cho sự áp đặt. Mỗi giọng điệu bộc lộ những cung bậc cảm xúc khác nhau của tác giả. 3.2. Tăng cường tính thông tin thời sự, giảm thiểu về dung lượng Đất nước, xã hội luôn trong thế vận động với những bước thăng trầm khác nhau trong mỗi giai đoạn. Chiến tranh kết thúc, đi qua giai đoạn đầu với nhiều khó khăn khi phải đối diện với hậu quả chiến tranh, đất nước ngay sau đó đã kịp chấn chỉnh, phát triển, vươn lên. Trong nhịp sống hiện đại, con người có nhu cầu nắm bắt thông tin nhanh và chính xác nhất. Vì thế phóng sự từ sau 1975 đến nay đã tăng cường tính thông tin thời sự và dung lượng tác phẩm có sự giảm thiểu rõ rệt. 97 3.2.1. Sự tăng cường tính thông tin sự kiện Tăng cường chất lượng thông tin là xu hướng chung nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời đại. Tăng cường chất lượng thông tin được hiểu là yêu cầu phải được tiến hành từ nội dung đến hình thức. Xuất phát từ cuộc sống đa dạng, con người cần nắm bắt thông tin nhiều chiều trong khoảng thời gian có hạn mà phóng sự phải làm sao chứa đựng, chuyển tải được những vấn đề của cuộc sống một cách tối ưu nhất. Phóng sự đi sâu khai phá mọi đề tài trong cuộc sống từ tệ nạn xã hội, những vấn đề mới trong xã hội đến những gương người tốt, việc tốt,... Nếu như phóng sự 1932 - 1945, có sự xâm nhập của nghệ thuật tiểu thuyết, yếu tố truyện đậm đặc trong từng tác phẩm. Theo tiến trình phát triển của phóng sự, yếu tố truyện trong phóng sự có sự thay đổi kịp thời cung cấp những tri thức, những thông tin cần thiết nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của người đọc hiện đại. Chất truyện trong phóng sự thời kỳ đổi mới chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật hư cấu và cái tôi nhân chứng, khách quan giàu cảm xúc. Vì vậy cốt truyện và con người xuất hiện với tư cách là nhân vật hoàn chỉnh hầu như vắng hẳn trong giai đoạn từ 1975 về sau này. Phóng sự thời kỳ đổi mới đa số không có cốt truyện, được xây dựng theo kiểu kết cấu liên tưởng có sự liên kết giữa sự kiện, số liệu, con người và cảm quan của tác giả. Mỗi vấn đề gồm nhiều sự kiện độc lập, vậy nên sự kiện là chất liệu chính (Một em bé bị voi quật chết không được vào lớp một, đàn voi Xuyên Mộc thay đổi bản tính,). Tài năng của chủ thể trần thuật thể hiện ở khả năng nối kết các sự kiện và làm cho các sự kiện sống dậy và sự kiện ấy được tinh giản hóa, cô đúc hóa, chỉ giữ lại cái cốt lõi và thể hiện ở dạng điển hình nhất. Trong phóng sự Voi ơi ta bảo voi này, với chi tiết đắt giá được tác giả nhắc lại đầy xúc động rằng khi đàn voi bị sa lầy được con người cứu thì: “Chúng bỏ đi, không vội vã, thậm chí còn gục gặc đầu như tỏ lòng biết ơn. Và 98 chúng cũng không đi ngay khi chưa kéo xác con voi bị chết lên” [17, tr.198] thì ta tin rằng voi không chủ ý sát hại con người trên đường kiếm ăn của chúng. Để giải thích cho bản tính thay đổi của voi khi nó tàn sát con người thì Huỳnh Dũng Nhân chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu nhất là: “Vì con người phá rừng, triệt phá nơi ăn ở của chúng” và thêm nữa “nạn bắn voi lấy ngà đã tiêu diệt rất nhiều voi đực. Một đàn voi không có voi đực là đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Mất cân bằng sinh lý khiến đàn voi đổi tính, trái nết, trở nên dữ tợn” [17, tr.201]. Không miêu tả chi tiết hình dáng, tính cách nhưng với phác họa tạo hình cùng cách sử dụng từ ngữ giàu giá trị Vũ Hữu Sự đã cho ta hình dung được số phận của những cửu vạn trong Những kẻ lưng trần biên giới, những con người còm nhom, khắc khổ phải vật sức vì miếng ăn “ở đất biên giới này, miếng sống đã hút hết sinh lực của những người muốn sống” [28, tr.32]. Con người luôn là nguồn cảm hứng mà không ngòi bút phóng sự nào không hướng đến. Đặc biệt phóng sự trong thời hiện đại có sự giao thoa với thể loại ký chân dung. Nhiều chân dung con người xuất hiện trong phóng sự rõ nét. Tuy nhiên, nếu cuộc đời con người trong phóng sự 1932-1945 được phản ảnh trọn vẹn từ nguồn cội cho đến các diễn biến tính cách, các mối quan hệ, phóng sự giai đoạn này, con người “chỉ được phác hoạ ở những nét đặc trưng mang đậm dấu ấn của bút pháp đặc tả”. Bị chi phối bởi yêu cầu thông tin thời sự, phóng sự không có điều kiện xây dựng nhân vật hoàn chỉnh như nhân vật của truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhân vật xuất hiện bằng vài nét bút phác họa, ghi lại những biến cố, những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Còn những diễn biến tính cách và đời sống nội tâm được ống kính phóng sự lướt qua. Nghĩa là phóng sự không có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm, khắc hoạ tính cách nhân vật. Con người trong phóng sự là con người của hành động. Hành động phác họa tính cách nhân vật, đó là hình ảnh của Bà còng đi chợ ống tiêm (Phạm Việt Thắng), của hai vợ chồng ông Ngùy trong Mỗi ngày 99 một vạn bước (Nguyễn Quang Vinh), Họ đều là con người của hành động, ở họ không có sự chuyển biến của nội tâm mà chỉ có việc làm khiến cho họ tỏa sáng và sống mãi trong lòng người đọc. Trong phóng sự có chi tiết mang tính điển hình và tính biểu cảm thể hiện được phẩm chất nhân vật, vẽ ra cuộc sống, vẽ ra sự kiện ở bề sâu nhất. Chẳng hạn trong tác phẩm Trường Sa đất Việt của Đỗ Bạch Mai chỉ với chi tiết kể về “một chiến sĩ đã tình nguyện ở lại trực thay đồng đội” khi có văn công biểu diễn vì đồng chí nghĩ rằng: “Tháng sáu tới em đã ra quân, còn anh lâu mới được về đất liền, em nhường anh đi xem văn công” [29, tr.156]. Thế ta mới hiểu được tại sao những người lính có thể sống và chiến đấu rất hiên ngang dù trong hoàn cảnh nào. Ở họ lúc nào cũng đong đầy tình đồng đội. Việc tái hiện những chi tiết sự việc một cách sinh động chính là một trong những thế mạnh của phóng sự. Khi nói đến việc tăng cường chất lượng thông tin, cần phải coi đó là sự phát triển toàn diện. Sự đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phóng sự góp phần hạn chế chất truyện, đưa phóng sự trở về với đúng đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, để chứng minh cho một vấn đề nào đó cũng có một vài trường hợp, phóng sự đi sâu khai thác trọn vẹn số phận nhân vật, nhưng rất ít. Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới chủ quan là khuynh hướng, là thái độ thẩm định của tác giả đối với hiện thực. Ở phóng sự, tính khuynh hướng bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ trữ tình và chính luận của cái tôi trần thuật. Huỳnh Dũng Nhân đã mở đầu cho phóng sự Con đường bia bọt bằng ngôn ngữ đẫm chất trữ tình: “Người ta có nhiều thứ để yêu. Yêu trăng, yêu biển, yêu sông, yêu núi. Còn tôi, tôi đã có thời yêu say mê con đường. Đó là con đường Thi Sách của tôi Con đường rất dễ thương. Nó ngắn thôi, cảm giác như đầu đường cuối phố đều là hàng xóm. Nó yên tĩnh đến nỗi khi lá rơi có thể nghe: tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” [17, tr.77]. Hay như hình ảnh đẹp Người phụ nữ Mông đến Mỹ được Trương Hữu 100 Thêm miêu tả với ngôn ngữ đầy chất thơ: “Bỏ dở bát rượu ngô màu vàng thơm phức, vừa được hâm nóng khéo léo bởi bàn tay chai sạn của người phụ nữ Mông Hoa – một người phụ nữ hết mực hiếu nghĩa, thủy chung, đảm đang, thông minh và giàu nghị lực – tôi bồi hồi mở cửa rồi như những người mộng mị, lững thững bước ra sân. Xa xa, những làn sương sớm đang tràn xuống thung lũng Tà Lèng khoác lên mỗi mái nhà một tấm khoăn voan trắng mờ, mềm mại. Từ trong mênh mang gió núi, tôi nghe văng vẳng đâu đây một điệu khèn Mông. Ừ nhỉ, 14 năm trước vào một mùa xuân y hệt mùa xuân này, có chàng trai Mông Trắng ở bản Tà Leng đã chinh phục được cô gái Mông Hoa ở bản Pú Nhi, cũng chính bằng những tiếng khèn tha thiết như vậy” [18, tr.60]. Đa số ở các phóng sự, nhu cầu chính luận và trữ tình của chủ thể trần thuật cần thiết đến mức phá vỡ khả năng tổ chức cốt truyện của chất liệu hiện thực. Nỗi buồn thăm quê, Vũ Hữu Sự kết luận cho những thói quen lạc hậu vẫn đang tồn tại ở thôn quê: “Nhịn ăn chứ không nhịn nhục! Tâm lý người làng tôi là thế, hàng trăm năm nay vẫn thế. Chỉ có điều cái nhục ở đây không phải là nhục với thiên hạ mà là cái nhục quẩn quanh trong làng xóm; Nhục vì đám cưới con mình không bằng đám cưới con hàng xóm Cứ thế mà nhịn ăn, cứ thế mà nhịn mặc” [28, tr.67] và “nhà nhà chỉ lo tích thóc. Có vài tấn thóc trong nhà mình đã gọi là giàu. Mọi thứ đều quy ra thóc. Đám cưới: Vài tấn thóc, đám ma: dăm tấn thóc, mỗi đứa con đi học một năm: vài tạ thóc,Thóc! Thóc! Thóc! Tư duy của người làng tôi là tư duy thóc” [28, tr.68] theo tác giả đó là “cái tư duy cùn mòn, khư khư bám lấy hạt thóc làm căn bản đã làm cho họ rụt lại” [28, tr.68]. Trong cảm nhận của Thanh Giang qua Bên hồ sen là: “Phải là, hằng quằn quại chịu đựng nỗi đau thân xác, nhưng đến chết là cùng. Song nỗi đau tinh thần, bao hàm trách nhiệm tinh thần, không có giới hạn tận cùng. Nó làm tê tái tâm hồn suốt cả đời người, 101 đến chết vẫn không nguôi! Đặc biệt nó còn di chứng, truyền nhiễm nhiều đời sau!” [29, tr.85]. Sự tăng cường thông tin sự kiện phải được xem là sự tăng cường theo chiều sâu vấn đề tức là chất lượng thông tin. Thông tin sự kiện trong phóng sự phải là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng, có sức hấp dẫn dư luận (vợ hờ, con nuôi, nạn khai thác rừng, vàng trái phép, những đàn voi đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng,). Chất lượng thông tin sự kiện ấy không đơn thuần là cung cấp, trình bày một vấn đề, một tình huống trong cuộc sống mà nó còn có tác dụng tạo nên hiệu ứng xã hội, thông qua nó nhằm thúc đẩy nhận thức con người, xây dựng và cải tạo cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Theo như nhận xét của Huỳnh Dũng Nhân trong Kính thưa osin: “Đây có thể là một nghề rất nghiêm chỉnh, nên có trường lớp đào tạo đàng hoàng. Nhìn từ góc độ việc làm thì nghề này có thể giải quyết rất nhiều nguồn lao động cho các vùng quê đang bị đô thị hóa và khan hiếm việc làm. Nếu như được đào tạo đàng hoàng và làm tốt, thì nghề giúp việc nhà đâu có phải là hèn kém” [17, tr.357]. Hay Phận gái, đời sông, tác giả Nguyễn Quang Vinh gửi gắm: “Tôi thầm mong những ai đó trên cuộc đời này cảm thông và chia sẻ với cha con chị Nguyệt, đỡ tay đỡ chân cho họ gây dựng lại một nếp nhà cho các cháu nhỏ ấm êm một chỗ trú chân” [29, tr.109]. Lên hang luyện văn, Hoàng Quảng Uyên, thay lời kết bằng việc trích dẫn lời nhắc nhở của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Cần chăm lo khuyến khích các tài năng trẻ ngay từ trong nhà trường, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong đời sống, để mọi thanh niên có ý chí và năng khiếu ở mọi vùng của đất nước, thuộc mọi dân tộc đều có thể thành đạt tới học vấn bậc cao” [29, tr.47]. Việc nói thẳng nói thật mà Đảng ta chủ trương kể từ Đại hội lần thứ VI đã tạo bệ phóng cho phóng sự phát huy được đặc trưng thể loại. Các cây bút phóng sự đã không ngần ngại dấn thân tìm đến mọi ngõ ngách của hiện thực mà khai phá những vấn đề, sự 102 kiện mà trước kia họ không có điều kiện đề cập tới. Đó là số phận bất hạnh người lính, những bất công trong đời sống, xã hội, những con người bất hạnh, cơ khổ. Với sở trường đáp ứng nhanh nhạy thông tin thì thể phóng sự phải nắm bắt cuộc sống một cách tinh nhạy nhất. Đặc biệt là phải phát hiện, khai thác được những vấn đề mới của xã hội. Những vấn đề mà thậm chí nó chỉ mới mang hình hài là một sự nhen nhóm, một mầm ươm. Chẳng hạn vấn đề nảy sinh từ việc uống rượu trong Dân nhậu, Bia ôm trên từng cây số mà Huỳnh Dũng Nhân đã có cảnh báo rằng: “Trong thời gian rằng đây, báo chí thường nêu ra sự nguy hiểm của AIDS, ma túy, mại dâm nhưng tôi thấy có vẻ như nạn nhậu nhẹt vẫn gây ra nhiều tác hại hơn cả, ít ra là trong lúc này. Đã có nhiều chỉ thị hạn chế và cấm say rượu, nhưng cái nạn uống trộm và bét nhè, say công khai vẫn là chuyện thường ngày ở bất cứ nơi nào trên đất nước vừa tạm thời đủ ăn này. Đó thật sự có thể coi là quốc nạn chưa?” [17, tr.225]. Không chỉ khai thác những thông tin sự kiện mang tính mới lạ là phóng sự đã thành công mà phóng sự ấy còn phải tái hiện nó sinh động, chuyển tải được thông điệp của tác giả. Đúng như Đức Dũng trong Phóng sự báo chí hiện đại đã cho rằng: “Để có thể viết được những tác phẩm phóng sự báo chí đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của công chúng hôm nay, các tác giả cần phải có sự nhạy bén nghề nghiệp để có thể khám phá, phát hiện những vấn đề của đời sống” [5, tr.71]. 3.2.2. Sự giảm thiểu về dung lượng, số trang Nguyên nhân của việc thu hẹp kích thước dung lượng phóng sự là do sự bùng nổ thông tin, là do “tốc độ phát triển nhanh chóng hàng ngày hàng giờ của cuộc sống hiện đại, còn có nguyên nhân khác xuất phát từ nhu cầu của công chúng” mà tác giả phóng sự phải tính toán dung lượng phù hợp sao cho 103 công chúng tiếp nhận được lượng thông tin nhiều nhất trong một thời gian tiết kiệm nhất. Đây là sự thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời đại. Xu hướng thu hẹp của dung lượng phóng sự là quá trình thay đổi dần để thích ứng với hiện thực mà cuộc sống yêu cầu. Đó là hiện thực bề bộn nhiều vấn đề mà yêu cầu phóng sự phải nắm bắt, bao quát toàn bộ vấn đề, sự kiện. Cho dù có sự thay đổi như trên về dung lượng nhưng phóng sự vẫn đảm bảo được đặc trưng phản ánh cũng như giá trị của thể loại. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu thông tin ngắn gọn, nhanh nhạy của người đọc, kích thước phóng sự bó lại, phóng sự chỉ chọn, phản ảnh những sự kiện, con người điển hình nhất, có ý nghĩa khái quát nhất nên không có điều kiện xây dựng thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Sự co ngắn về mặt dung lượng của thể loại này là cả một quá trình chứ không phải là một hiện tượng đột xuất đơn lẻ. Nếu như trước đây, trong những phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Vũ Trọng Phụng, có dung lượng trên 50 trang thì hiện nay, phóng sự có khuynh hướng ngắn lại, thường không dài quá tới vài chục trang. Ta sẽ nhận thấy điều này rõ hơn qua thống kê sau: Giai đoạn 1930-1945 Từ sau 1975 Tác phẩm Tác giả Số trang Tác phẩm Tác giả Số trang Tôi kéo xe Tam Lang 67 Hà Nội mùa nóng nhất Huỳnh Dũng Nhân 26 Trước vành móng ngựa Hoàng Đạo 82 Voi ơi ta bảo voi này Huỳnh Dũng Nhân 23 Từ ái tình đến hôn nhân Nguyễn Đình Lạp 61 Ăn tết trong rừng chó sói Huỳnh Dũng Nhân 9 Cạm bẫy người Vũ Trọng Phụng 189 Người xưa của ta nay Xuân Ba 22 Kỹ nghệ lấy Tây Vũ Trọng Phụng 97 Thời mới tội mới Xuân Ba 7 Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng 77 Cát bụi đèo Ngang Vũ Hữu Sự 5 104 Việc làng Ngô Tất Tố 98 Vốn tự có Vũ Hữu Sự 5 Phóng sự giai đoạn này thuyết phục người đọc bằng sự chính xác, linh hoạt, ngắn gọn, không bay bổng như trước đây. Đó là sự năng động của thể loại để thích ứng với cuộc sống đa dang nhiều chiều. Ưu thế trình bày diễn tả sự thật có bề dày và chiều sâu nhất. Từ những đặc điểm của đời sống hiện đại với toàn bộ sự phong phú, đa dạng và bề bộn. Song song với yêu cầu phải thu hẹp kích thước dung lượng thì phóng sự vẫn phải đảm bảo đặc trưng thể loại là tăng cường chất lượng thông tin trong một tác phẩm. Chất lượng thông tin được biểu hiện nhiều trên cả mặt nội dung lẫn hình thức tác phẩm. Yêu cầy này bắt nguồn từ chính cuộc sống vốn đa dạng, nhiều chiều, phức tạp buộc phóng sự phải rọi soi, khai phá từ nhiều phía sao cho ra đời một tác phẩm phóng sự cô đọng, súc tích, giàu hàm lượng thông tin nhất. Chất lượng thông tin ở đây không đơn thuần là trình bày, phô diễn thông tin ở khía cạnh “chỉ để biết” mà nó phải là vấn đề, sự kiện, tình huống có sức hút dư luận ở “góc chụp độc đáo và mới lạ” và quan trọng hơn hết là “những lớp tầng ý nghĩa nhiều giá trị đối với con người”. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trên tinh thần “nhìn vào sự thật” để “nói thẳng, nói thật” đã tạo cơ sở cần thiết, động lực mạnh mẽ để phóng sự “sống dậy và phát huy sở trường đúng với đặc trưng thể loại” trong quá trình phát triển, hòa nhập, hiện đại hóa của đất nước. Trong bối cảnh mới đó đã cho phép những người cầm bút nhìn nhận về những sự thật của đời sống. Đời sống với bức tranh muôn màu muôn vẻ, có mảng sáng mảng tối, có mảng tiêu biểu, điển hình mà những người cầm bút bằng cả lương tâm và trách nhiệm thì không thể không “lật tung” nó lên. “Văn học là nhân học”, vốn là thể loại giao nhau giữa văn học và báo chí thì phóng sự không đi ngoài giá trị bất hủ ấy khi hoàn thành một chỉnh thể tác phẩm. Hiện thực cuộc sống với những số phận con người trong hoàn cảnh éo 105 le, bất hạnh hay những con người lầm đường lạc lối đang “quằn quại tìm nẻo về”,. Không thể bị bỏ quên trong những trang đời đầy ắp tình người, trách nhiệm và lương tri của những người dấn thân cho sức sống ngòi bút của họ. Hiện thực ở thời nào, giai đoạn nào cũng đều có bộ mặt riêng của nó với nhiều vấn đề khác nhau luôn hàng ngày hàng giờ không ngừng nảy sinh trong cuộc sống. Những vấn đề mới lạ trong giai đoạn mới của xã hội từ sau 1975 đến nay đang được các cây bút phóng sự lưu tâm phản ánh (vấn đề kinh doanh bằng “vốn tự có”, về nghề “tôi đi bán tôi”, câu chó trộm, đào mỏ, đòi nợ thuê, con nuôi ...) buộc phóng sự phải tái hiện lại với dung lượng ngắn nhất. Vượt lên sự tái hiện, mô tả bình thường của mỗi trang phóng sự là thái độ, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, những đề xuất, tâm nguyện của tác giả gửi gắm đằng sau mỗi câu chữ, mỗi số phận, mỗi cảnh đời mong một xã hội tốt đẹp hơn. Thông qua kinh nghiệm, hiểu biết xã hội, tài năng của tác giả quyết định đến độ dày, sức nặng thông tin. Đó phải là khả năng phản ánh hiện thực ở góc độ cập nhật vấn đề nóng, sự kiện nóng. Nó được tái hiện có tính khái quát vừa có chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực. Những con số, sự kiện, tình huống, con người ấy được coi là nguyên liệu để xây dựng tác phẩm. Phải có được những luận cứ tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh mẽ và phải cung cấp được những chi tiết sống động. Để công chúng có thể hình dung về vấn đề, sự kiện, con người Phóng sự mang lối viết thẳng thắn hơn, mạnh dạn hơn. Phóng sự mạnh dạn kiến nghị, đề xuất cách giải quyết những vấn đề và có những đóng góp rất lớn để hoàn chỉnh đường lối, chủ trương cuộc sống. Phóng sự diễn tả được muôn mặt của đời sống. Là những vấn đề thời sự nóng bỏng, phản ánh được sự đổi mới. Một phóng sự chất lượng, thông tin cao là hình thức tương xứng với nội dung thông tin. Hiện nay nhu cầu nắm bắt thông tin của bạn đọc ngày càng 106 cao, thời gian bạn đọc tiếp cận thông tin ngày càng eo hẹp, diện tích đất đai bài vở trên các báo không còn nhiều như trước, nhiều tờ báo đã khoanh vùng lãnh thổ cho phóng sự. Ngắn hơn, nhiều thông tin hơn, gắn với thời sự hơn, ít cái tôi hơn. Đảm bảo thông tin thời sự xác thực, vẫn có thể có được những phẩm chất văn học. Dù đã có sự thay đổi đáng kể về mặt dung lượng nhưng phóng sự báo chí vẫn giữ nguyên được những phẩm giá loại hình của thể loại này trong quá trình phản ánh cuộc sống hiện đại. 3.3. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ văn học và báo chí Phóng sự vừa là thể loại thuộc lĩnh vực báo chí cũng vừa là thể loại thuộc lĩnh vực văn chương, tùy thuộc vào chức năng của nó mà ta xếp chúng vào báo chí hay văn chương. Nhưng qua thực tiễn sáng tác và tiếp nhận ta nhận thấy những phóng sự trụ vững với thời gian, đọng lại trong lòng người đọc bởi nó chuyển tải được cả ba chức năng: phản ánh, thông tin và thẩm mỹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với cách thể hiện độc đáo của phóng sự, đó là sự kết hợp uyển chuyển, nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ giàu chất văn học và ngôn ngữ thông tấn báo chí trong các tác phẩm phóng sự. Đây là một đặc điểm nổi trội khẳng định ưu thế của phóng sự mà ta không thể không nhắc đến. 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn học Việc sử dụng ngôn ngữ thấm đậm chất văn học trong phóng sự - vốn là thể tài báo chí – sẽ giúp tác giả diễn đạt trọn vẹn cảm xúc nội tâm, nâng cao chất lượng phóng sự. Ngôn ngữ giàu chất văn học tức là ngôn ngữ đó phải là ngôn ngữ có tính biểu cảm, mang tính thẩm mỹ. Những đặc điểm đó được thể hiện thông qua cách hành văn của tác giả, ngôn ngữ của tác giả, nhân vật. Điều quan trọng là từ những sự việc tai nghe mắt thấy được tác giả thể hiện trong tác phẩm phải làm sao truyền đến độc giả những nghĩ suy, cảm xúc, những trăn trở vui buồn. 107 Ngôn ngữ giàu chất văn học được sử dụng trong phóng sự giai đoạn này thể hiện qua cách dùng câu chữ ngắn gọn, từ ngữ chính xác, gợi cảm cùng sự sắp xếp các chi tiết, dữ kiện một cách hợp lý khi tường thuật, miêu tả. Đó là cách tạo nên những chi tiết đắt giá trong tác phẩm. Cũng như Huỳnh Dũng Nhân trải qua Hai giờ dưới lòng đất đã tường thuật lại bao nỗi cơ khổ của công nhân khai thác mổ với những chi tiết sinh động: “Tôi đã thấy tận mắt vài trường hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần ứa máu trong than đá, vắt xôi đậu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẩn đục bụi than, một chiếc áo bị đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn” [17, tr.13]. Không xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của những người thợ mỏ có cuộc sống đầy vất vả mà thông qua sự quan sát tinh tế, tác giả đã ghi lại những chi tiết tuy nhỏ nhưng chứa đựng sức nặng thông tin. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ cho ta hình dung rõ ràng, đầy thương cảm cho những con người nơi mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh). Hay như Vũ Hữu Sự đã ghi lại cảnh cực nhọc của cửu vạn trong Những kẻ lưng trần biên giới một cách sắc nét: “Thế là cái dòng lũ lượt hàng hóa không biết là mấy ngàn mấy vạn tấn của cả hai luồng hàng xuôi ngược trên ngót nghét dăm cây số trồi trụt những dốc đèo này đều trôi trên những đôi vai, những tấm lưng nhầy nhụa một thứ cao ngào bằng bụi và mồ hôi của đội quân cửu vạn” [28, tr.24]. Ngôn ngữ giàu chất văn học sử dụng trong phóng sự phải được sử dụng sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh và tạo nên dấu ấn tác giả sâu đậm trong lòng người tiếp nhận. Như Vũ Hữu Sự đã so sánh sức nặng của cơm áo gạo tiền đã ghì chặt đôi lưng của những cuộc đời cửu vạn trong Những kẻ lưng trần biên giới: “Miếng sống đè lên vai họ nặng nề như ngọn ngũ hành sơn của Đức phật Như Lai đè ép năm trăm năm lên mình Tôn Ngộ Không” [28, tr.28]. Và Nguyễn Quang Vinh qua phóng sự Mỗi ngày một vạn bước thông qua lời nhân vật tác giả đã phác họa trọn vẹn lòng từ tâm của đôi vợ 108 chồng già ngày đêm giữ gìn vẻ đẹp cho khu Hoành Sơn Quan: “Làm cái chi mà trong bụng mình thấy vui là làm rứa thôi” [29, tr.33], thế là họ: “Đi là đi. Bước là bước. Một vạn hay mấy vạn đã đi là tới thôi, tính toán làm chi” [29,tr.34]. Để tăng cường những phẩm giá văn học trong tác phẩm phóng sự, tác giả hoàn toàn có thể sử dụng một ngôn ngữ thấm đậm chất văn học với những biện pháp tu từ, ẩn dụ, so sánh như: vết lăn, vượt cạn, thành phố Cảng, xứ sở Hansen,... Đó là ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc nhằm hạn chế tính khô khan, lập luận mang tính chất thông tin của phóng sự khi tác giả cần bày tỏ quan điểm, thái độ trước thời cuộc. Khi có dịp ra thăm lính đảo Trường Sa, trước khi miêu tả lại cuộc sống khắc nghiệt mà những người lính nơi đây phải đối diện, Huỳnh Dũng Nhân với trái tim giàu rung đã vẽ lại bức tranh kỳ vĩ của biển cả đại dương: “Biển là một tác phẩm thiên nhiên tuyệt vĩ. Không có màu xanh nào của các họa sĩ có thể nói đúng cái màu xanh của biển, muôn màu mà không pha tạp, có lúc chỉ thấy biếc, thấy thuyền, thấy thẫm, có lúc trong vắt đến thấy sờ sợ, đến hoang mang trước tạo hóa” [17, tr.87]. Đôi khi ông dùng thứ ngôn ngữ có tính tạo hình: “Con đầu đàn đi cuối. Thường thì bốn con sói chia nhau bao vây một con bò theo chiến thuật “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Nếu phải rượt đuổi một con bò khỏe mạnh trên đường dài, một con sói sẽ làm nhiệm vụ tiếp tế nước. Nó nhúng mình xuống suối rồi chạy theo bầy. Mấy con sói mệt và khác sẽ liếm vào lông ướt của nó cho đỡ khát, rồi truy kích tiếp mấy con bò tận số” [17, tr.133]. Chức năng chính của phóng sự xét chung ở hai bình diện văn học và báo chí thì nó giữ nhiệm vụ phản ánh – thông tin – thẩm mỹ. Thông qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, tác giả mới có thể truyền đạt đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận định của mình để họ chia sẻ với những trăn trở, day dứt, những vui buồn, những trách nhiệm, những câu hỏi 109 chưa có câu trả lời cùng tác giả. Nó tác động một cách tích cực, hiệu quả nhất đến lý trí và trái tim độc giả. Khơi dậy trong họ lương tri, tình thương nhân loại, niềm đồng cảm sâu xa giữa người với người vươn tới xã hội nhân ái, trong sáng, giàu đẹp hơn. Cũng như nỗi niềm của Vũ Hữu Sự khi chứng kiến thực trạng nghiện ngập ở Hòa Bình, nơi “cửa ngõ Tây Bắc”, sẽ là nỗi băn khoăn, trăn trở chung của mọi người: “Bình thường lử khử, co ro dúm dó như cò bợ phải giời mưa, những lúc cơn nghiện nổi lên thì hơn cả kẻ cướp” [28, tr.126], hay trong Voi ơi ta bảo voi này, Huỳnh Dũng Nhân không khỏi băn khoăn: “có lẽ tôi cũng sẽ như anh thanh niên nọ, im lặng, đăm chiêu nhìn vào cánh rừng Bình Châu xơ xác với những thân cây đổ ngang và cháy xém. Xuyên Mộc còn đâu những cánh rừng già cây lớn mấy người ôm mà 17 năm trước tôi chứng kiến? Để bây giờ? Một chiến dịch bảo vệ môi trường lớn và quy mô đến mức con người phải tự nhìn lại mình. Rừng cấm quốc gia mà tiêu điều trơ trụi như thế là tại vì đâu?” [17, tr.217]. Chất văn chương là công cụ đắc lực nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề được nêu ra, từ đó truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận định của tác giả, hấp dẫn độc giả hơn. Đây là thế mạnh của phóng sự, nó được đón nhận nồng nhiệt, lưu giữ và in lại trong lòng người đọc rất lưu, mang giá trị bền vững. Phóng sự - mở rộng và đi sâu vào ngóc ngách nhân văn mặt trái mặt phải của vấn đề trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Nhiều nhà báo viết được phóng sự nhưng muốn thành người viết phóng sự hay cần thiết phải có chất văn chương. Cũng như trong phóng sự cần thiết có những trích dẫn các tục ngữ, thành ngữ, sao cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của phóng sự bởi sự đúc kết cô đọng một cách tinh tế. Các thành ngữ, tục ngữ giúp dân dã hóa lời văn, mặt khác chứng tỏ người kể chuyện rất am hiểu sự kiện, con người bởi thành ngữ, tục ngữ không thể dùng tùy tiện mà phải hợp người, hợp cảnh. Chẳng hạn, thành ngữ được sử dụng với mật độ dày đặc để 110 đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động. Trong các phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân, Vũ Hữu Sự, Xuân Ba đều xuất hiện thành ngữ, tục ngữ như: “tháng ba bà già đi biển”, “tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm, ngẩng lên thấy núi, cúi xuống thấy đèo”, “chôn nhau cắt rốn”, “đồng tiền khó là đồng tiền khôn”, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, “con gà tức nhau tiếng gáy”, “thay da đổi thịt”, “hậu sơn tiền thủy”, “việc người thì làm ngay, việc mình thì làm ngơ”,... Huỳnh Dũng Nhân đã thành công trong việc khéo léo tạo ra những chệch chuẩn mộc mạc, gần với văn học: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia rượu vẫn còn trơ trơ”, “nhậu thì nhậu mà thương thì thương”, “có anh ba Nhân, vốn thiệt nông dân, ăn nhậu ỳ xèo mà cũng làm phóng viên”... Điều này đã tạo nên nét hấp dẫn trong phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân. Tác giả sáng tạo từ cái cũ nhưng vẫn thổi vào được một sự mới lạ, hấp dẫn, khiến người đọc phải bật cười nhưng rồi cũng phải nghĩ suy thật nhiều. Phóng sự thời đại nghiêng về báo chí hơn văn học, vì phóng sự là một thể tài báo chí, thuộc phạm trù báo chí. Và văn học không của riêng ai, văn học thực hiện được việc diễn tả nội tâm cảm xúc của tác giả. Dùng bút pháp văn học cho thể loại phóng sự với một liều lượng nhất định hợp lý thì nó nâng chất lượng phóng sự. 3.3.2. Ngôn ngữ mang tính thông tấn báo chí Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung. Vốn là thể loại phản ánh “người thật việc thật” cùng với yêu cầu của thời đại thì tất yếu ngôn ngữ của phóng sự giai đoạn này là “ngôn ngữ mang tính thông tấn báo chí”. Đó là ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng. Lối ngôn ngữ đó có tác dụng chiến đấu trực diện khi cần lên án mặt trái tồn tại trong xã hội. 111 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh. Phóng sự với đặc trưng thể loại là phản ánh người thật việc thật mang tính thời sự nên tác giả phải phản ánh cái có thật một cách nguyên dạng. Điều đó dẫn đến không gian và thời gian diễn ra sự kiện phải là: “Không gian, thời gian vật lý, địa lý hoàn toàn có thể định lượng chính xác” [14, tr.29]. Trong phóng sự Tôi đi bán tôi của Huỳnh Dũng Nhân, ngôn ngữ tác giả được thể hiện ở ngôi thứ nhất trong không gian cụ thể: “Tôi dừng xe cách chợ người Giảng Võ (Hà Nội) một quãng, suy tính mãi xem làm thế nào hòa nhập với họ trong vai cửu vạn. Nhiều bài báo đã viết về chợ người này nhưng tôi vẫn muốn viết thêm nữa” [17, tr.105]. Thêm nữa, cấu trúc ngôn ngữ trong phóng sự là dạng cấu trúc được tạo bởi những đối thoại liên tiếp giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả và người đọc. Đứng trước nạn khai phá vàng trái phép qua phóng sự Rừng vàng quằn quại, Phạm Việt Thắng góp ý giải pháp thiết thực với độc giả tiếp nhận: “Hiện giải pháp trước mắt là giao cho từng ban quản lý, cử người tuần tra canh gác. Còn lãnh đạo huyện đã đồng ý với sáng kiến của anh Lương Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện là xây dựng ở những điểm này thành những bãi tập dân quân tự vệ, xây dựng thành thao trường bắn đạn thật để uy hiếp bọn thổ phỉ” cũng như “về lâu dài, rất mong muốn các cấp, các ngành chức năng sớm đánh giá trữ lượng, hàm lượng vàng để kêu gọi các nhà đầu tư vào thăm dò, khai thác” [32, tr.203]. Về ngôn ngữ nhân vật thì được tác giả sử dụng trong trường hợp cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan hiện thực được ghi lại trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật thường được xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần thuật và vật thường được sử dụng ở hai dạng chính. Dạng thứ nhất, nhân vật trực tiếp phát ngôn với tư cách là người trần thuật hoặc phát ngôn khi cùng đối thoại với tác giả. Cụ thể là lời trần tình của một cửu vạn trong Tôi đi bán tôi (Huỳnh Dũng Nhân) cho ta thấy cuộc đời họ khốn khổ đến mức nào: “Ngày nào cũng làm 112 lụng bốc vác đau nhức hết cả lưng, cả ngực, cả bắp chân, bắp tay. Giá như ở quê sống tạm bợ được thì dù ăn cháo cũng còn sướng hơn ở đây. Ra đây phải chấp nhận hết tất cả, kể cả bọn trẻ con nó bắt nạt cũng chịu. Có việc làm là tốt rồi” [17, tr.113]. Dạng thứ hai, ngôn ngữ nhân vật xuất giện gián tiếp thông qua lời tác giả. Ở dạng này, nhà báo phải giữ nguyên lời nhân vật. Dạng này ta bắt gặp trong các phóng sự Hành trình đến xứ sở Hansen (Huỳnh Dũng Nhân), hay như trong Chuyện về những hồn ma ở Trường Sơn là lời hỏi đáp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các anh chị em trông coi nghĩa trang được Xuân Ba ghi lại: “Các cháu ở đây có buồn không?”, Thê trả lời: “Buồn và sợ nữa nhưng lâu cũng quen được bác ạ. Chỉ tội các cháu ở đây có đứa 8 tuổi rồi vẫn chưa được đi học vì vùng này không có trường”, đến lượt Bằng: “Chứ mỗi tháng cháu thu nhập bao nhiêu?”, Bằng cảm động đáp lại: “Thưa bác, cháu thuộc thâm niên cao ở đây cộng tất tật các khoản được 75 ngàn một tháng” [1, tr.39] Dù xuất hiện ở hình thức nào thì ngôn ngữ nhân vật cùng nhằm lằm sáng rõ chủ đề tác phẩm. Đặc điểm bật nổi của ngôn ngữ trong phóng sự giai đoạn này là linh hoạt, thẳng thắn, quyết liệt. Qua đó nhằm trực diện phê phán lên án cái xấu, cái ác. Vũ Hữu Sự không ngại ngần dùng ngôn ngữ sâu cay, thẳng thắn để phê phán tệ nạn mại dâm trong Ốc đảo đen: “Những cô gái ở đây được nhận từ đủ mười phương phật, chín phương trời Nha Trang lên, Sài Gòn lên, Lâm Đồng lên; Tây Ninh; Sóc Trăng; đủ cả, chỉ nghe giọng nói là đủ biết. Đủ các lứa tuổi: Mười bảy, mười tám, hai mươi, ba mươi, ba lăm ba bảy, Khách cần loại nào chủ nhà đều có ngay. Xong câu có ngay ấy một phút sau con quay lưng xuống đất đã ưỡn ẹo ra. Giá cả cũng muôn hình muôn vẻ” [27, tr.347]. Khi đề cập đến “bia ôm”, một hiện tượng tuy mới phát sinh nhưng Huỳnh Dũng Nhân bằng sự quan sát tinh tường ông thấy: “Bia ôm từ tư nhân đã lan tỏa và bám víu vào các khách sạn, nhà hàng của các đơn vị quốc doanh Bia ôm đã có một thế lực riêng của nó. 113 Người ta chiêu đãi nhau bằng bia ôm, gài bẫy nhau cũng bằng bia ôm. Người ta làm giàu bằng bia ôm và sa đọa bởi bia ôm. Khoảng cách từ bia ôm đến mại dâm trước là một bước, nay chỉ còn nửa bước. Bia ôm là triệu chứng của căn bệnh tha hóa, của một bộ phận đã rệu rã đạo lý, của việc buông lõng quản lý xã hội” [15, tr.250]. Ngôn ngữ sự kiện cần phải là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh. Đó là ngôn ngữ đề cập tới các vấn đề “đang xảy ra”, “đang được xã hội quan tâm” của ngày hôm nay. Nó thường được thể hiện ở ngay nhan đề phóng sự. Thường các tác giả không dùng những từ ngữ đưa đẩy, mơ hồ, xa lạ và cũng hiếm khi sử dụng những từ ngữ biểu cảm, bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người viết. Nó biểu hiện trực tiếp điều tác giả muốn nói, chỉ rõ nội dung và địa điểm xảy ra câu chuyện. Chính điều này đã góp phần khách quan hóa tối đa điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ đó là ngôn ngữ mang tính thông tin, cập nhật. Ta thấy rất rõ trong các phóng sự: Voi ơi ta bảo voi này, Cao Bằng mùa hạt dẻ, “Lụ man tang” hay số phận những cô gái có con ngoài giá thú, Một em bé không được vào lớp một (Huỳnh Dũng Nhân), Mệ Barie (Nguyễn Quang Vinh), Tỉ phú bò sữa (Nguyễn Trọng Hùng), Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện. Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện mà có. Sức thuyết phục, độ tin cậy của sự kiện, vấn đề cũng thông qua ngôn ngữ định lượng mà có được. Nổi rõ là việc đưa ra các số liệu, trích dẫn địa điểm rõ ràng, cụ thể. Đó là một trong những đặc trưng của phóng sự. Chẳng hạn trong phóng sự Vũ Hữu Sự, Huỳnh Dũng Nhân,Việt Hòa,... Trong đoạn đầu của phóng sự Ma túy: quằn quại những nẻo về!, Việt Hòa đã có thống kê cụ thể: “Một thực trạng đau lòng qua thống kê thì trong tổng số các đối tượng nghiện ma túy hiện nay có tới 80% nằm ở tuổi 15 – 30” [29, tr.87]. Cũng cùng một đề tài, với Những nẻo đường thuốc phiện, Vũ Hữu Sự cập nhật số liệu cho ta thấy 114 hậu quả không lường của tệ nạn này: “Chỉ hai năm 1992 -1993 tại Hòa Bình đã xảy ra 1000 vụ án cả kinh tế lẫn hình sự. Công an đã triệt phá 42 ổ nhóm, bắt 704 tên, 100% đều nghiện hút” [28, tr.129]. Để hiểu rõ hơn sự thiếu thốn, khó khăn của lính đảo Huỳnh Dũng Nhân cung cấp cho ta số liệu như sau: “Một chiến sĩ trên đảo chỉ xài được 6 lít nước ngọt mỗi ngày, diện tích là 6.6m2 một người, tiêu chuẩn ăn là 6.600 đồng một ngày” [17, tr.90] Trưởng thành hơn về mặt thể loại, phóng sự dù ở giai đoạn nào vẫn không tách rời chức năng thông tin – phản ánh – thẩm mỹ. Nó phải phản ánh hiện thực trực tiếp, chính xác nhất và phải “tranh thủ được trái tim người đọc” nên ngôn ngữ trong phóng sự phải vừa là ngôn ngữ văn học vừa là ngôn ngữ thông tấn báo chí. 115 KẾT LUẬN Phóng sự là thể loại đặc biệt, chiếm nhiều ưu thế trong phản ánh hiện thực. Nó vừa có khả năng thông tin những vấn đề mang tính thời sự vừa có khả năng chứa đựng lí lẽ, cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Thêm nữa, nó còn có chức năng thẩm mỹ. Qua mỗi phóng sự luôn chứa đựng thông điệp của tác giả gửi đến độc giả đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là thái độ lên án, phê phán trực diện đối với cái xấu nhưng cũng có thể là lòng cảm thương cho số phận bất hạnh của những kiếp người, Tựu chung lại thể loại phóng sự luôn tỏ rõ sức sống tiềm tàng của nó qua quá trình sinh thành phát triển kể từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến nay ở nước ta. Hiện thực đất nước, xã hội và con người vẫn luôn vận động và biến đổi thì thể phóng sự cũng không ngừng chuyển mình để bắt kịp với nhu cầu thời đại. Bắt rễ từ hiện thực cuộc sống thể phóng sự đã hồi sinh đúng vào thời điểm sau 1975. Các tác giả thời ấy đã kịp thời ghi nhận, phản ánh kịp thời tình hình khó khăn của đất nước, và cho đến nay các cây bút phóng sự vẫn tỏ rõ được tài năng của họ trên những mảnh đất khác nhau của hiện thực cuộc sống. Phóng sự đã phát huy trọn vẹn chức năng trong bước đi của nó từ sau 1975 đến nay khi có những khai phá rộng, sâu trên mảnh đất hiện thực bằng những hình thức phù hợp, tương ứng. Cụ thể là sự mở rộng đề tài, phạm vi phản ánh từ những khó khăn, bất công trong cuộc sống đến những số phận cơ khổ lẫn những tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội. Với sự góp mặt đông đảo của các tác giả: Phùng Gia Lộc, Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Phạm Việt Thắng, Huỳnh Dũng Nhân, các tác phẩm phóng sự giai đoạn này đã đem lại cho ta cái nhìn thẳng thắn về hiện thực đất nước, cái nhìn sâu sắc về đời sống xã hội và cũng là cái nhìn đậm chất nhân văn về hiện thực con người. Tất cả nội 116 dung phong phú đó được thể hiện cô đọng thông qua sự kết hợp giữa ngôn ngữ thông tấn báo chí với ngôn ngữ mang tính văn chương và được phản ánh trong cái nhìn mang tính thẩm định của người trần thuật với giọng điệu phong phú tùy. Những cách tân kịp thời của thể loại phóng sự góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền văn học lẫn báo chí Việt Nam ngày nay. Vốn bắt nguồn từ hiện thực nằm trong thế vận động nên thể loại phóng cần được xem xét, nhìn nhận, đánh giá trong mối tương quan thể loại với hoàn cảnh xã hội. Chính thế, thể phóng sự luôn cần những cây bút bản lĩnh, không ngại dấn thân chụp lại những bức ảnh sắc nét, góc cạnh của cuộc sống. Và về phía người làm công tác nghiên cứu rất cần phải nắm vững đặc trưng thể loại để có những kết luận, nhận xét, bình giá xác đáng nhất. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xuân Ba (1995), Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt, Tập phóng sự, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Xuân Ba (2004), Thời chưa xa người chưa cũ, Tập phóng sự, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Lê Văn Ba (2007), Phía sau nghề báo, nhà báo, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 4. Trúc Chi – Nguyễn Công Thắng (1989), Tiếng kêu của con chim gõ kiến, Tập phóng sự, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Phú Khánh. 5. Đức Dũng (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Sách tham khảo nghiệp vụ, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 6. Lê Tiến Dũng (2005), Giáo trình lí luận văn học (phần tác phẩm văn học), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục. 8. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 10. Lê Phú Khải (2000), Nhà báo anh là ai?, Nxb Thanh niên. 11. Tam Lang, Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp (2010), Tôi kéo xe, Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, Nxb Văn học. 12. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 13. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Nguyễn Tri Niên (2006), Ngôn ngữ báo chí, Tiểu luận, Nxb Thanh niên. 15. Huỳnh Dũng Nhân (1995), Ăn tết trong rừng chó sói, Tập phóng sự, Nxb Lao động. 118 16. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Để viết phóng sự thành công, Nxb Thông tấn. 17. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Kính thưa osin, Tuyển tập phóng sự, Nxb Thông tấn. 18. Nhiều tác giả, Nguyễn Tri Thức (Tuyển chọn) (2006), Mỗi ngày một vạn bước, Tuyển tập phóng sự, ghi chép nhân vật, Nxb Thanh niên. 19. Vũ Trọng Phụng (2010), Cạm bẫy người, Nxb Văn học. 20. Vũ Trọng Phụng (2010), Cơm thầy cơm cô, Nxb Văn học. 21. Vũ Trọng Phụng (2010), Kỹ nghệ lấy Tây, Nxb Văn học. 22. Hoàng Minh Phương (2000), Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học (nhập môn), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 24. Trần Huy Quang (1995), Phóng sự, Tuyển, Nxb Văn học. 25. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2012), Lí luận văn học (tập 2,tác phẩm và thể loại), Nxb Đại học Sư phạm. 27. Vũ Hữu Sự (1998), Chuyện đời thường mà không thường, Tập phóng sự, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 28. Vũ Hữu Sự (1996), Sự đời, Tập phóng sự, Nxb Lao động. 29. Tuần báo Văn nghệ (1997), Bút ký phóng sự được giải (năm1996 – 1997), Nxb Hội Nhà văn. 30. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Khảo luận về phóng sự văn học của Vũ Trọng Phụng, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 31. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Thể ký Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 nhìn từ lý luận thể loại, Chuyên khảo, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM. 32. Phạm Việt Thắng (2011), Đếm bước chân mình, Phóng sự, ghi chép, Nxb 119 Thanh niên. 33. Hữu Thọ (2010), Bình luận báo chí thời đổi mới, Nxb Trẻ. 34. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_loai_phong_su_viet_nam_tu_1975_den_nay_qua_mot_so_tac_gia_tieu_bieu_4021.pdf
Luận văn liên quan