Luận văn Thiết kế loa

Mục lục Lời cảm ơn 1 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 2 A.1.1 Giới thiệu đề tài 5 A.1.2 Âm học 6 A.1.3 Định nghĩa – phân loại – nguyên lý hoạt động của Loa 21 A.1.3.1 Một số loại Loa 25 A.1.3.2 Một số mẫu thiết kế loa 29 B.1.1 Ý tưởng thiết kế loa 51 B.1.2 Phân tích đề tài và nhiệm vụ thiết kế 51 B.1.3 Xắp xếp công việc và quy trình làm sản phẩm mẫu 93 B.1.4 Tiến hành công việc B.1.5 Phương án màu 98

doc111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế loa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loa cùng với quá trình hoàn thành lắp đặt các thiết bị âm thanh ở nước Anh và nhiều nơi trên thế giới đã giúp cho Systems Division có được uy tín và vị trí đặc biệt trên thị trường quốc tế. Sự ra đời của các sản phẩm mới góp phần khẳng định vị trí hàng đầu của Tannoy trong lĩnh vực âm thanh đồng thời Systems Division cũng giữ vai trò tiên phong trong việc khởi xướng xu hướng thị trường đối với hệ thống báo cháy bằng giọng nói tiên tiến. Đồng thời năm 1987, hãng Tannoy và công ty loa Goodmans đã hợp nhất thành tập đoàn TGI, một trong những nhà sản xuất loa chất lượng cao lớn nhất trên thế giới. Để có được những sản phẩm có chất lượng rất cao, Tannoy đã áp dụng một qui trình giám sát chất lượng chặt chẽ thông qua các phương tiện đánh giá phức tạp và thiết bị thử nghiệm có sự hỗ trợ của máy tính, được áp dụng các chính sách và tiêu chuẩn của quân đội. Ngoài ra, một chương trình phát triển sản phẩm đang được thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình kinh doanh các sản phẩm phụ đồng thời việc nâng cao hiệu quả sản xuất cũng làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Năm 1989, tập đoàn này đã mua lại công ty Audix, một nhà sản xuất kiêm đấu thầu các thiết bị truyền thanh công cộng rất có triển vọng. Công ty này được hợp nhất với Systems Division và trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn Tannoy-Audix. Sự kết hợp sức mạnh này giúp cho Tannoy giành được nhiều hợp đồng trị giá hàng triệu bảng Anh trên toàn thế giới. Cho đến nay, tập đoàn Tannoy vẫn chế tạo và sản xuất ra nhiều hệ thống loa có chất lượng cực cao cho lĩnh vực nghệ thuật và chuyên nghiệp. Đến năm 1990, hãng này lại giành được giải thưởng Golden Sound lần thứ ba với model 215. Nhiều năm qua, Tannoy tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực âm thanh chất lượng cao như phát thanh, thu âm chuyên nghiệp (cả hai lĩnh vực nghe nhìn) và luôn giữ vững vị trí hàng đầu về loa hi-fi trên khắp thế giới, đặc biệt trong các hệ thống loa như: Hệ thống loa giải trí trong gia đình, Hệ thống loa thương mại và các hệ thống âm thanh Studio Monitor. Trên các lĩnh vực thương mại, Tannoy vẫn tiếp tục áp dụng kĩ thuật loa đồng trục đã được phát triển từ năm 1948 vào các sản phẩm của mình. Công nghệ độc đáo và duy nhất này được áp dụng theo nguyên tắc kết hợp giữa độ tán sắc cân đối với khả năng trình diễn trong trẻo, độc đáo. Trong số các sản phẩm của Tannoy, một model có thể thể hoạt động với tần số cực cao có tên gọi SuperTweeterTM được thiết kế lần đầu tiên để giành giải Golden Sound trong cuộc cạnh tranh với model Kingdom vào năm 1996. Với dải tần số hoạt động lên tới trên 50kHz cùng sự kết hợp với công nghệ WideBandTM, Dual ConcentricTM trong các sản phẩm của Tannoy không những đã giải quyết được vấn đề tạo nên sự chi tiết ở tần số cao mà còn giúp người nghe thưởng thức được âm thanh tự nhiên, chân thực ở cả tần số thấp, đem đến những âm thanh gần với tự nhiên và cuộc sống hơn. Trên thị trường thiết bị âm thanh gia đình, mục tiêu phấn đấu cho thị trường trung và cao cấp này của hãng Tannoy là cho ra những hệ thống loa có giá trị từ 200 cho đến 30.000 EUR. Hiện tại Tannoy cũng đang chuyển sang lĩnh vực cung cấp thiết bị giải trí gia đình với sự ra mắt của hệ thống loa đa kênh 5.1 đầu tiên cùng với nhiều model khác. Còn trong thị trường thương mại, Tannoy đặc biệt chú trọng đến hệ thống loa nhạc nền tại các cửa hàng đại lý, trung tâm mua bán, các tòa nhà lớn, phòng họp của ban giám đốc cũng như trong các câu lạc bộ hay quán bar. Trong 15 năm qua, Tannoy cũng rất năng động trên lĩnh vực Studio Monitor điển hình là sự ra đời của các dòng loa Monitor dải dộng, đáp ứng cả hai khả năng passive và active. Sản phẩm mới nhất của Tannoy trong thời gian gần đây là Ellipse Monitor với kiểu dáng vát cạnh, đây là sự kết hợp hài hòa giữa dòng loa đồng trục và công nghệ Wideband. Cái tên Tannoy xuất hiện trên nhiều trung tâm âm nhạc nổi tiếng trê n khắp thế giới như:Trung tâm hội nghị tại Hồng Kông, Nhà hát Opera Sydney, nhà hát Palladium ở Luân Đôn, Trụ sở chính của hãng Coca Cola tại Atlanta, khách sạn Hard Rock Casino tại Las Vegas, Trụ sở chính của Dolce & Gabbana tại Milan và Nhà hát quốc gia Phần Lan. Vào tháng 2/2002, công ty TGI đã hợp nhất toàn bộ danh mục vốn đầu tư với tập đoàn TC, trở thành một công ty cổ phần gồm 7 công ty thành viên: Tannoy, Lab Gruppen, TC Electronic, TC Helicon, TC Works và GLL. Sự hợp nhất này đã hình thành lên một tập đoàn có chuyên môn cao và khả năng tiếp cận thị trường tốt nhằm tận dụng triệt để xu hướng kết hợp giữa hai công nghệ số và âm học trong lĩnh vực audio công nghiệp. Hiện nay, theo Nghe Nhìn, tập đoàn TC Tannoy có công ty mẹ ở Coatbridge, Tannoy Bắc Mỹ ở Kichener, Ontario, Canada và có 51% cổ phần ở Tannoy Netherland tại Rotterdam. Những thị trường khác trên thế giới do các nhà phân phối độc quyền cụ thể đảm trách nhưng việc sản xuất hầu hết các thiết bị được tiến hành tại Coatbidge và từ các nhà cung cấp nhỏ khác còn những sản phẩm cá biệt cho thị trường Bắc Mỹ được lắp ráp tại Kitchener Dòng BOSE của Mỹ hiện nay la số 1 về am thanh nhung dòng này chủ yếu la dung trong kin Home theater systems 5.1 Khác hoàn toàn với các dạng loa hien nay mang tính kích thước, bose lai chú trọng vào kích cớ nhỏ gọn Đặc biệt BOSE là loại loa vô công suất-amply cang lớn cong suất sẽ dế phát huy tối đa âm thanh vòm bose mang đặc tính công nghệ , chỉ với 1 loa center, và 10 loa vệ tinh nhỏ với dang sử dụng amply qua 1 đầu kỹ thuật số Dvd 3.01 SONY Sản phẩm thanh nhã giống như một chiếc đàn piano. Vẻ ngoài bằng gỗ rất tinh xảo. Dàn âm thanh rạp hát tại nhà DAV-DZ1000 có vẽ bề ngoài như một nhạc cụ âm nhạc kỹ thuật cao hài hoà với đồ trang trí trong nhà bạn. denon Ý Tưởng trong thiết kế va phác thảo Mỗi người làm nghệ thuật đều có những ý tưởng và sáng tạo riêng cua mình,để tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật rất cao và lạ mắt,nhằm phục vụ đúng theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Lấy ý tưởng từ chiếc chiêng của người Tây Nguyên một hình ảnh đại diện cho âm thanh và dân tộc. - Kết hợp hai chất liệu gỗ(đánh vecni đen) và inox tạo nên nét sang trọng quý phái phù hợp với mọi không gian nội thất. Loa là phần quan trọng trong một bộ dàn hi-fi, làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh. Một cặp loa hay là sản phẩm kết hợp những gì tinh tế nhất của các kỹ sư về điện tử, cơ khí và tay nghề thợ mộc của các nghệ nhân tài hoa. Có nhiều kiểu thiết kế thùng loa khác nhau như thùng kín, thùng có lỗ thông hơi, thùng loa có hệ thống đường dẫn âm... Mỗi thiết kế sẽ tạo ra một loại thùng loa mang âm hưởng đặc trưng. Nhìn chung, thùng loa kín thường có độ nhạy thấp hơn thùng loa có lỗ thông hơi hoặc thùng loa có đường dẫn âm. Loại thùng có lỗ (reflex) có khả năng tạo ra tiếng trầm nhiều hơn so với thùng kín nếu cùng vặn ở một mức volume như nhau. Loa (driver) là bộ phận biến đổi dòng điện âm tần thành âm thanh và cũng là bộ phận chính quyết định âm thanh của cả thùng loa. Loại loa được dùng phổ biến nhất hiện nay là loa điện động (electrodynamic). Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe. Bên cạnh loa điện động, còn có các loại loa với nguyên lý khác như loa mành (planar speakers). Gọi là loa mành vì âm thanh của nó phát ra là nhờ vào sự rung động của những tấm mỏng chứ không phải là màng loa nón thông thường. Loại thông dụng nhất trong dòng loa này là loa tĩnh điện (electrostatic), loại loa có màng mỏng bằng chất liệu Mylar nằm giữa 2 điện cực có một hiệu điện thế rất cao (tới vài nghìn vôn). Khi có điện áp âm tần đưa vào, màng loa dao động trong điện trường giữa 2 điện cực, những rung động này phát ra âm thanh.. Loa tĩnh điện khi nghe buộc phải được cấp điện từ nguồn. Loa tĩnh điện electrostatic chỉ hợp với tần số trung và cao. Một vài loại loa người ta còn thiết kế thêm loa siêu trầm chạy điện (powered subwoofer), thường phát ra tần số thấp dưới 120 Hz và cũng thường có phần ampli công suất liền bên trong. Một tiện ích khác là loa chống nhiễm từ cho phép đặt loa gần tivi mà không bị nhiễm từ gây ố mầu trên màn hình. Thực tế khó có thể tìm được 1 cặp loa tái tạo một cách hoàn chỉnh mọi thể loại âm nhạc, mà nếu có thì cũng rất đắt tiền. Do đó, bạn cần phải xác định được thể loại âm nhạc mà bạn ưa thích là gì để chọn loa cho đúng. Nếu bạn thích nghe các loại nhạc trẻ, pop, rock, các thể loại nhạc nhảy cần tiết tấu sôi động thì nên chọn các loại thùng có loa bass màng chất dẻo (dân chơi thường gọi là màng carbon), loa trung, loa treble màng kim loại như nhôm hoặc titan,... Thùng loa loại này sẽ cho tiếng trầm khô chắc, tiếng trung và treble trong trẻo rõ nét, rất hợp với các thể loại nhạc nói trên. Còn nếu các bạn yêu nhạc cổ điển, jazz, hoặc cần nghe giọng hát trung thực thì nên chọn loại loa bass màng giấy, trung và treble màng giấy hoặc lụa. Với các chất liệu này âm thanh sẽ trầm ấm, ngọt ngào hơn. Chọn được loa hợp ampli là điều không dễ dàng. Để phối hợp được 2 thiết bị này cho đúng, bạn cần chú ý mỗi thùng loa đều có những thông số kỹ thuật ảnh hưởng tới việc ghép nối với ampli như: trở kháng, công suất, độ nhạy... Đây là những thông số cần chú ý và tuân thủ khi ghép loa. Trở kháng loa: Các thùng loa hiện nay phần lớn có trở kháng là 4,6 hoặc 8 ohm. Bạn cần chú ý đầu ra của ampli có tương thích hay không. Phần lớn các ampli hiện nay đều cho phép đấu loa có trở kháng từ 4-16 ohm. Theo kinh nghiệm của dân chơi sành, loại loa 4 ohm thường được coi là "khó kéo" hơn loại 8 ohm. Công suất cần thiết và độ nhạy của loa: độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Loa có độ nhạy khoảng 85-88 dB được coi là có độ nhạy thấp, 89-92 dB là trung bình, từ 93 trở lên là độ nhạy cao. Độ nhạy càng cao thì loa càng cần ít công suất, ampli yếu cũng chơi được, tức là loa không kén chọn ampli. Cụ thể là, loa 86 dB cần ampli có công suất tối thiểu 25 W, 88 dB cần tối thiểu 15 W, 90 dB cần có 9W... Đặc biệt có một số loại loa có độ nhạy rất cao (từ 96dB trở lên) chỉ cần ampli có công suất 2-4 W là đủ! Trở kháng loa, công suất cần thiết và độ nhạy thường được ghi ở tem phía sau loa. Để đảm bảo loa phát ra âm nhạc tốt nhất thì không thể quên yếu tố dây nối loa có chất lượng. Loa phải được đặt đối xứng với nhau và có cùng khoảng cách tới chỗ người nghe. Vị trí tối ưu trong bố trí loa là ngang bằng tới tai người nghe. A.1.3.1 – Một số loại Loa Loa máy tính là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của con người với máy tính cần đến âm thanh. Loa máy tính thường được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính. Loa máy tính gắn ngoài dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp sẵn mạch công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tín hiệu đầu vào mà không cần đến bộ khuếch đại công suất (amply). Loa máy tính cũng có thể là một loa điện động kết nối với mainboard hoặc một loa gốm tích hợp sẵn trong maiboard với chức năng phát tiếng kêu trong quá trình khởi động máy tính (POST) để đưa ra thông báo về tình trạng phần cứng (tùy theo hãng sản xuất bios mà có các "mã bíp" riêng, người sử dụng có thể chuẩn đoán lỗi (nếu xuất hiện) thông qua mã bíp của chúng... Một chiếc loa trong thùng CPU máy tính Trong một số trường hợp tai nghe (headphone) được sử dụng thay thế cho loa máy tính (thích hợp trong công sở, phòng games hoặc các tụ điểm truy cập Internet có nhiều máy trong một không gian giới hạn). Về cấu tạo, nó cũng là những chiếc loa có kích thước nhỏ gọn, công suất thấp, thiết kế để người dùng có thể đeo vào tai (và thường tích hợp thêm micro). Loại này cắm thẳng vào cạc âm thanh mà không cần mạch khuyếch đại (trừ dạng tai nghe không dây có mạch phát và khuếch đại trực tiếp), chúng có thể được gắn thêm biến trở để điều chỉnh âm lượng phù hợp với âm lượng muốn nghe. Loa và máy tính Phần dưới đây trình bày về loa máy tính theo cách hiểu là loại thiết bị phát âm thanh gắn ngoài phục vụ nhu cầu giải trí của người sử dụng máy tính cá nhân. Đặc điểm của loa máy tính Loa máy tính (loại gắn ngoài) thường được thiết kế kết hợp các loa thông thường trở thành các hệ thống loa nhỏ gọn phù hợp với người sử dụng máy tính. Nếu sử dụng để nghe nhạc, xem video thì chất lượng âm thanh cảm nhận từ các hệ thống loa máy tính có thể kém hơn so với hệ thống âm thanh giải trí dân dụng. Nhưng với mục đích giải trí khác biệt như chơi games thì hệ thống loa dân dụng không thể đáp ứng được. Đặc điểm thiết kế Loa vệ tinh thường được đặt gần màn hình máy tính nên chúng thường được chế tạo với vỏ loa chống từ trường. Do cấu tạo của loa sử dụng các nam châm vĩnh cửu nên việc đặt cạnh các màn hình CRT có thể gây lên hiện tượng nhiễm từ đối với màn hình, do đó lớp vỏ loa vệ tinh được bọc một lớp kim loại có khả năng ngăn chặn từ trường ảnh hưởng ra không gian bên ngoài. Ở loa tầm trung và tầm thấp, loa vệ tinh thường chỉ sử dụng một loa hoặc hai loa nhưng cùng kích thước màng loa nên chưa tái hiện đầy đủ dải âm trung và giải cao, trong trường hợp này người sử dụng có thể gắn thêm một loa tăng cường tiếng treble (nên sử dụng các loa cóc dụng cho hệ thống loa dân dụng) thông qua một tụ (tụ giấy hoặc tụ hóa) dung lượng 1 đến 4,7 micro fara, điện áp tối thiểu 50V. Loa trầm thường có thùng loa gắn các linh kiện của bộ khuếch đại công suất nên cần giải quyết các vấn đề: Thùng loa thường được thiết kế để nén và cộng hưởng âm. Với nguyên lý nén giống như các loa nén (tên gọi khác: loa nón). Mạch công suất phải được thiết kế đặc biệt với các linh kiện được đổ keo định vị chống rung; Hệ thống tản nhiệt bố trí hợp lý ra phía ngoài thùng để tránh làm tăng nhiệt độ thùng; Nguồn điện phải được chống nhiễu tuyệt đối với các dây tín hiệu tương tự đầu vào để tránh tạo âm nhiễu tại loa. Với một số hệ thống loa máy tính dùng amply rời thì có nhiều thuận lợi hơn trong thiết kế (nên có thể cho chất lượng cao hơn), tuy nhiên giá thành các hệ thống này thường cao hơn, thường nhắm vào người sử dụng cao cấp. Sự khác biệt với hệ thống loa giải trí dân dụng Sự thua kém của hệ thống loa máy tính thường là chất lượng âm trầm. Đối với hệ thống loa dân dụng do có các thùng loa kích thước lớn, với ít nhất hai thùng loa nên tạo ra âm trầm chắc, mạnh. Loa máy tính chỉ bao gồm một thùng loa trầm, màng loa kích thước giới hạn, thùng loa bị chiếm nhiều diện tích bởi các linh kiện chế tạo amply nên cho âm thanh thường không đạt như hệ thống loa dân dụng. Sự lợi thế hơn ở loa máy tính là khi sử dụng chơi games trên máy tính: với các hệ thống loa 5.1 hoặc 7.1 sẽ diễn tả đầy đủ âm thanh của games. Games thủ có thể hòa mình và cảm nhận mọi âm thanh từ các hướng trong games để định hướng chính xác cho nhân vật mình nhập vai hoặc khi đua xe, games thủ có thể nhận rõ xe đối phương ở phía sau, vượt bên phải hay bên trái mình. Khi mà hiện nay phim DVD trở lên thông dụng thay thế cho các thể loại phim phát hành trên VCD thì sự thưởng thức phim trở lên hoàn hảo hơn với hệ thống loa máy tính bởi tái hiện đầy đủ âm thanh trong phim, sống động với nhân vật với các hệ thống loa 5.1 (trở lên) thì loa máy tính tỏ ra lợi thế bởi các hệ thống loa dân dụng mới chỉ thông dụng ở các hệ thống hai loa và 4 loa. Các loại loa máy tính Loa máy tính loại độc lập thường được phân loại theo số lượng loa vệ tinh và thùng loa siêu trầm, ký hiệu bởi hai thông số ngăn cách nhau bằng một dấu chấm: dạng X.Y, trong đó: X là số loa vệ tinh, Y là số loa trầm (trong thời điểm hiện tại, Y = 1). Ví dụ: 2.0: Bộ loa gồm 2 loa thông thường, không có loa trầm; 2.1: Bộ loa gồm 2 loa vệ tinh, một loa trầm; 9.1: Bộ loa gồm 9 loa vệ tinh và 1 loa trầm. Loa máy tính còn có thể được tích hợp sẵn trên máy tính xách tay và tích hợp sẵn trên màn hình máy tính, các loại này chỉ đơn thuần là hệ thống 2.0 (cá biệt cũng có loại loa tích hợp trên các màn hình máy tính có thể hợp chuẩn 2.1 khi có thêm loa trầm - Một số loại màn hình LCD của hãng ASUS đã xuất hiện loại này). Các kiểu ngõ tín hiệu đầu vào loa máy tính Ngõ đầu tín hiệu đầu vào loa máy tính gồm hai loại: Ngõ tương tự (analog) thông thường và ngõ vào tín hiệu số (digital). Ngõ tín hiệu đầu vào tương tự: Là chuẩn đầu vào thông dụng nhất trong loa máy tính và các hệ thống dàn âm thanh giải trí dân dụng. Với kiểu này có thể kết nối loa với Tivi, đầu CD, VCD, DVD, máy nghe MP3... Ngõ tín hiệu đầu vào số (coaxial: ngõ đồng trục hay optical: ngõ quang): Là kiểu kết nối thông qua tín hiệu số, tín hiệu truyền đến loa được chính xác và loại bỏ nhiễu có thể xuất hiện trên đường truyền so với kiểu tín hiệu tương tự. Do vậy ngõ tín hiệu số chỉ xuất hiện trên các hệ thống loa máy tính cao cấp. Điều khiển loa máy tính Do đặc tính khuếch đại công suất trong loa máy tính nên bao giờ loa máy tính cũng có núm chỉnh âm lượng. Các điều khiển khác tùy từng loại, có thể bao gồm: Điều chỉnh tổng thể bằng thiết bị điều khiển từ xa: Giống như các thiết bị giải trí gia đình khác (ti vi, đầu đọc CD/DVD...) dùng điều khiển toàn bộ hoặc một phần chức năng của loa. Điều chỉnh sơ lược về tần số phát (núm tone): Núm này dùng để điều chỉnh phạm vi tần số được phát trên loa máy tính giúp người nghe có thể điều chỉnh âm thanh tổng thể tăng hoặc giảm dải tần số cao (treble). Thực chất trong mạch khuếch đại, núm điều chỉnh này chỉ bao gồm một tụ điện nối tiếp với một biến trở để có thể loại bỏ bớt thành phần tín hiệu có tần số cao. Điều chỉnh tần số trầm và cao (bass và treble): Một số loa có hai nút riêng biệt để điều chỉnh cường độ phát của âm trầm và âm thanh ở tần số cao (loại này có nguyên lý khác biệt với núm tone trình bày ở trên. Điều chỉnh lựa chọn ngõ vào: Với loại loa có nhiều đầu vào trên loa thường có ít nhất một nút điều khiển lựa chọn đầu vào âm thanh phát chính thức cho loa. Điều chỉnh âm thanh giả lập: Một tính năng cộng thêm cho loa máy tính để có thể phát các âm thanh xoay vòng giả lập được thực hiện trực tiếp trên loa (so với cách tạo trên các phần mềm). Chức năng này có thể sử dụng cho việc phát đầy đủ âm thanh trên hệ thống loa có nhiều loa vệ tinh (từ 4.1 trở lên) nhưng cạc âm thanh chỉ hỗ trợ 2 ngõ ra âm thanh. Chất lượng âm thanh giả lập tạo ra trên loa thường không thể bằng các hiệu ứng tạo ra do phần mềm. Cách sắp xếp loa hợp lý Nếu hệ thống loa máy tính chỉ gồm hai loa (2.0) thì cách bố trí rất đơn giản: Chỉ việc đặt hai loa hai bên màn hình máy tính, đối diện người sử dụng máy tính và chú ý đến loa phải, trải theo đúng quy định. Với các hệ thống loa X.1 cách bố trí như sau: Loa 2.0: Bố trí hai bên màn hình hoặc phía sau của màn hình, chú ý về vị trí trái/phải để đảm bảo đúng âm thanh khi chơi games. Loa 2.1: Bố trí như loa vệ tinh như loa 2.0, thùng loa trầm đặt dưới đất, tốt nhất đặt gần góc phòng để tăng hiệu ứng âm trầm. Loa 4.1: Hai loa vệ tinh phía trước và loa trầm bố trí như loa 2.1, hai loa sau đặt phía sau của tai người ngồi trước màn hình máy tính. Loa 5.1: Bố trí như hệ loa 4.1, thêm loa giữa đặt tại phía trên của màn hình (nếu là loại màn hình CRT) hoặc có thể treo trên tường phía sau màn hình (đối với loại tinh thể lỏng) Loa 7.1: Bố trí như 5.1, thêm hai loa hai bên đặt hai bên ngang tai người sử dụng máy tính. Một cách khác khi bố trí loa 7.1 là đặt hai loa ngang tai sang vị trí như hai loa vệ tinh của hệ 5.1 nhưng đối xứng ra xa màn hình hơn so với hai loa vệ tinh phía trước. Trong một số loại loa máy tính có đủ đường vào theo các tiêu chuẩn X.1 nhưng số loa vệ tinh không đúng là X thì có thể sắp xếp các loa kết hợp ở phía trước giống như các loa máy tính kiểu của loa (X-2).1 bởi các loa phía sau có thể được tích hợp sẵn vào các loa phía trước nhưng xoay hướng để giả lập hệ loa với nhiều loa vệ tinh hơn (Ví dụ có các hệ thống có đầy đủ đường vào theo chuẩn 5.1 nhưng thực chất chỉ có 3 loa vệ tinh thì hai loa phía sau được gắn cùng với các loa phía trước nhưng bố trí hướng phát lệch đối xứng về hai bên) Trong mọi trường hợp sau khi lắp đặt các loa vệ tinh, cần phải kiểm tra các vị trí của chúng để đảm bảo tính đúng đắn của các kênh trái và phải. Thông thường các cạc âm thanh đều có các phần mềm kèm theo cho phép kiểm tra vị trí theo cách trực quan: Phát tiếng riêng từng loa một và thể hiện trên màn hình để người sử dụng có thể kiểm tra vị trí của chúng. Một số loa máy tính khác thường Sự đặc biệt ở là chúng được thiết kế khác thường - không theo chuẩn thông thường và rất hiếm gặp. Loa sử dụng nguồn điện trực tiếp trong máy tính: Các loa máy tính gắn ngoài thường có bộ khuếch đại công suất, do đó chúng cần cung cấp điện năng để hoạt động. Với người dùng không có nhu cầu cần phát âm thanh chất lượng cao với công suất lớn, một số nhà sản xuất đã thiết kế loại loa sử dụng điện năng trực tiếp từ máy tính. Điện năng cung cấp được lấy từ nguồn điện 5V của các cổng giao tiếp USB của máy tính (tương tự việc cung cấp điện năng cho một số loại ổ cứng di động gắn ngoài thông qua giao tiếp USB). Với khả năng cung cấp dòng điện giới hạn nên các loa này thường có công suất thấp. Loa máy tính không sử dụng ngõ xuất audio của cạc âm thanh: Các loa loại này không sử dụng các cạc âm thanh thường thấy trên máy tính, chúng được tích hợp sẵn chip giải mã âm thanh tại loa thông qua giao tiếp USB. Loa tích hợp với màn hình máy tính: Một số hãng sản xuất tích hợp loa vào một số model kể cả của loại CRT và tinh thể lỏng. Loa thường được gắn hai chiếc vào hai bên để phát stereo, một số màn hình được sản xuất cho các games thủ còn có cả các loa siêu trầm. Một cách khác loa cũng có thể được gắn chìm hoặc giấu phía sau màn hình. Loa tĩnh điện 'lai' Martin Logan đã áp dụng biện pháp xử lý vô cùng thông minh trong sản phẩm Clarity là lai ghép nguyên lý của loa tĩnh điện với nguyên lý loa màng nón truyền thống. Martin Logan, trụ sở tại Martin Logan (Mỹ), là một hãng audio có uy tín, chuyên sản xuất loa tĩnh điện (electrostatic). Trong vài thập kỷ gần đây, tiếng tăm của Martin Logan nổi như cồn và các sản phẩm của hãng luôn có mặt tại hầu như tất cả các cuộc triển lãm nghe nhìn danh tiếng. Loa thông thường có kết cấu hình nón và khi có dòng điện thay đổi chạy qua cuộn dây, cả khối hình nón này sẽ dao động phát ra sóng âm thanh. Như vậy, màng loa thông thường, dù làm bằng giấy bồi hay bằng carbon, kevlar..., đều cố định trong một khối cứng và dao động của cả khối nón loa này nhìn chung là kém linh hoạt. Trong khi đó, màng tĩnh điện được bằng vật liệu siêu nhẹ và cả phiến tĩnh điện dao động tương ứng với tín hiệu dòng điện vào loa, tạo ra một dạng sóng âm thanh với đặc tính cực kỳ sống động, trong trẻo, chân thực, truyền cảm, rất chi tiết và không bị hiện tượng lệch pha. Loa tĩnh điện có màng loa được làm bằng vật liệu đặc biệt và kết cấu thành phiến lớn, chạy suốt bề mặt trước của loa. Nhờ kết cấu này, màng loa tĩnh điện có khả năng xử lý cực kỳ linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, loa tĩnh điện cũng có một số nhược điểm. Trước hết, do loa tĩnh điện là một phiến lớn, phẳng và mỏng, nên trong quá trình dao động, màng loa có thể gặp phải hiện tượng bị xoắn, gây biến dạng sóng âm thanh. Để khắc phục hiện tượng này, nhà sản xuất loa có xu hướng uốn cong và thu hẹp bề ngang của màng loa. Tuy nhiên, việc này còn có một tác dụng khác. Các loa tĩnh điện đời cũ với thiết kế tấm panel phẳng có tính định hướng rất cao và chỉ cho phép một người duy nhất ở một vị trí duy nhất trong phòng có thể nghe được đầy đủ những âm thanh phát ra từ cặp loa. Còn với thiết kế cải tiến này, màng loa chính được uốn cong thành một đường vòng cung 30 độ và bao quanh là tấm phẳng tĩnh điện, như vậy, mở rộng góc phát xạ của âm thanh khiến cho nhiều người có thể nghe được. Martin Logan đã áp dụng biện pháp xử lý vô cùng thông minh trong sản phẩm Clarity: lai giữa nguyên lý loa tĩnh điện và nguyên lý loa màng nón truyền thống. *Loa còi Uno Avantgarde *Loa Jamo *Tannoy Canterbury Thoạt đầu, nhìn Clarity từ phía trực diện, bạn sẽ tưởng đây là một cặp loa tĩnh điện thuần tuý. Nhìn kỹ trong ít phút, thì sẽ thấy ngay đây là một cặp loa "lai". Nó có một loa bass 8 inch (25cm) đặt trong thùng cộng hưởng. Loa trung chính là màng tĩnh điện gắn ở mặt trước thùng loa bass. Loa tép NAC dome mềm đường kính 2,5cm cũng là dạng màng nón, được đặt ngay phía trên thùng loa bass, nằm đằng sau tấm tĩnh điện và hơi hướng chiều của nón loa lên phía trên. Thiết kế loa dạng "lai" thế này được Martin Logan áp dụng cho hầu hết các sản phẩm của mình. Dù việc lai ghép giữa loa tĩnh điện và loa màng nón là hết sức khó khăn nhưng Martin Logan đã khá thành công khi áp dụng thiết kế này. Loa tép nằm ở vị trí chính giữa loa trung tĩnh điện làm âm hình của cặp loa trở nên tập trung hơn. Thùng loa Clarity nặng khoảng 15 kg được làm khá kỹ và vỏ thùng được uốn cong để triệt tiêu sóng đứng. Chân loa khá gọn khiến cho cặp loa này không chiếm nhiều không gian. Tuy nhiên, với thiết kế lỗ thông hơi phía sau thì bạn nên đặt loa cách tường sau ít nhất là 1m để tránh tiếng bass dội. Tổng trở kháng của loa là 6 Ohm và trở kháng đó có thể xuống tới mức 1,1 Ohm ở tần số 20KHz. Độ nhạy của cặp loa này là 89dB và với mức trở kháng danh định 6Ohm thì đây cũng không phải là cặp loa quá khó "đánh". Nhưng với công suất khuyến cáo là 200W thì cặp loa này cần phải có một ampli đủ sức mạnh để phát huy tối đa hiệu quả. Dải tần hoạt động của loa là từ 46Hz đến 22KHz ( 3dB). Loa bass được cắt ở tần số đỉnh là 450Hz. Một điểm khác biệt nữa của Clarity, hay nói đúng hơn là công nghệ mới của Martin Logan lần đầu tiên được áp dụng ở sản phẩm này, là chất liệu phủ bề mặt màng loa, tương tự như chất liệu được sử dụng trong các sản phẩm Plasma. Việc phủ chất liệu này trên bề mặt màng loa có tác dụng ngăn không cho hơi nước bám vào bề mặt và giúp tăng độ bền chắc của kết cấu màng loa. Với chất liệu này, nhà thiết kế có thể thực hiện một số cải tiến để cải thiện chất âm của loa tĩnh điện. Nó cho phép người ta có thể xếp dày hơn các tấm vật liệu dẫn điện kẹp giữa lớp màng tĩnh điện và lớp vỏ bọc bao phủ và do đó làm tăng độ phân giải của loa. Martin Logan gọi đây là màng loa tĩnh điện "thế hệ thứ hai". Clarity được thiết kế với mục đích xem phim và nghe nhạc đa kênh. Vai trò của nó như cặp loa front của hệ thống rạp hát gia đình, nhưng bên cạnh đó, khả năng chơi đa kênh của nó khá xuất sắc nếu phối ghép với hệ thống loa surround phù hợp. Đây cũng chính là cặp loa nghe nhạc stereo lý tưởng. Không ngoài mong đợi, cặp loa này đem lại một âm thanh trong trẻo, tinh tế và khá chi tiết. Khả năng xử lý tiết tấu cực nhanh khiến cặp loa này phù hợp với mọi thể loại âm nhạc. Mặc dù có vẻ hơi thiếu lực trong xử lý không gian nhưng Clarity có thể tái hiện đầy đủ không khí sống động của một buổi hoà tấu với những chi tiết hết sức tinh tế. Với những đĩa vocal, Clarity cũng trình diễn rất xuất sắc, giọng ca phát qua cặp loa này khá chân thực và truyền cảm. Trung âm và dải cao hoà quyện lẫn nhau cực kỳ chính xác. Dải trầm hơi khác biệt một chút, ấm áp và chắc gọn, mang âm hưởng đặc trưng tiếng bass của thùng gỗ. Tuy nhiên, những người không quen nghe loa mành có thể cảm thấy thiếu một thứ gì đó mộc mạc của chất âm loa thùng gỗ truyền thống. Loa tép NAC là một viên ngọc trong hệ thống này. Thiết kế đặc biệt của loa tép làm cho nó góp phần mang lại một âm thanh sống động và hơn nữa, nó tạo cho người nghe mỗi lúc có một cảm giác thú vị khác nhau khi đứng ở những vị trí khác nhau, hoặc đi vòng quanh loa! Tóm lại, cặp loa này đem lại một màn âm thanh biến hoá, cân bằng và khá đặc trưng. Tuy nhiên, do loa bass kích thước vừa phải (8 inch) và thiết kế thùng loa chỉ cho phép nó chơi được những nốt nhạc ở tần số thấp nhất là 46Hz nên chỉ có thể coi Clarity này là một cặp loa cột loại nhỏ, hoặc một cặp bookshelf loại lớn. Không gian âm nhạc do nó tạo nên còn thiếu một chút hùng tráng. Khi nghe dàn nhạc organ, Clarity không thể tái hiện lại những nốt nhạc ở cung thấp nhất. Với một số bản độc tấu piano như bản sonate Opus 111 của Beethoven, đôi khi người nghe có cảm giác như thiếu lực ở một số nốt nhạc. Là một cặp loa "lai", Clarity vừa mang đặc trưng của loa tĩnh điện, nhưng lại khá dễ phối ghép, không đòi hỏi một ampli "khủng long" đế kéo giống như các loại loa tĩnh điện khác. Mặc dù Clarity không phải là lựa chọn tốt nhất và bạn có thể đầu tư một mức tiền lớn hơn để đổi lấy một hệ thống âm thanh thiết kế tương tự nhưng có khả năng mang lại một sân khấu âm thanh hoành tráng hơn. Tuy nhiên, mức giá 2.695 USD (tại Mỹ và thị trường châu Âu), đây là một sự đầu tư hợp lý để có được một cặp loa vừa đẹp, vừa có chất âm trong trẻo, truyền cảm cùng khả năng xử lý chính xác và cực kỳ chi tiết. Loa phóng thanh Một chính trị gia dùng loa phóng thanh để diễn thuyết Loa phóng thanh là một loại thiết bị truyền thông thường được dùng để khuếch đại âm thanh của một diễn giả hướng về một công chúng nào đó. Thiết bị và hệ thống Kết cấu hệ thống loa phóng thanh điện tử thường bao gồm một đài phát nhỏ gọn (chủ yếu với micro và ampli), dây truyền dẫn và các loa đặt tại các điểm muốn phát thanh. Một hệ thống loa phóng thanh điện tử khuếch đại âm thanh ở mức decibel cao hơn loa phóng thanh thông thường. Sử dụng Đặc điểm chính của hệ thống này là rẻ tiền, dễ triển khai và có thể duy trì với một chi phí rất thấp. Trong chiến tranh, hệ thống này khá hữu dụng với các thông báo cho cộng đồng nhằm tránh thiệt hại. Tại Việt Nam, loa phóng thanh được lắp đặt tại một số khu dân cư để phát các chương trình truyền thanh hay để phục vụ công tác cổ động hoặc thông tin cho dân cư trong một khu vực địa lý nhỏ. Hình ảnh Loa phóng thanh nguyên thủy, bên cạnh một chiếc bật lửa Loa phóng thanh điện tử ngày nay Sự cơ động của loa phóng thanh Loa điện động Mô phỏng cấu tạo và sự hoạt động của loa điện động Mô phỏng sơ đồ mạch điện và cấu tạo loa tĩnh điện Loa điện động là một thiết bị có thể biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh nằm trong dải tần số từ 16Hz đến 20.000Hz mà con người nghe được. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe. Dù thuộc thể loại nào thì loa cũng phải có một bộ phận quan trọng gọi là màng rung (hoặc màng loa). Màng rung là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tuỳ từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng rung là khác nhau. Đa số các loa màng rung được gắn với một cuộn dây, cuộn dây này được định vị trong khe hẹp có từ trường mạnh được sinh ra giữa hai cực của một nam châm vĩnh cửu. Khi cho dòng điện tín hiệu đi qua cuộn dây thì cuộn dây xuất hiện lực từ làm rung nó, sự rung động của cuộn dây sẽ làm chuyển động màng loa. Do hạn chế riêng về cấu tạo, mỗi loại loa điện động theo nguyên lý sử dụng nam châm điện vĩnh cửu thường chỉ phát được âm thanh tốt nhất ở một dải tần nhất định nào đó mà không thể phát toàn dải âm nghe được (16 Hz đến 20.000 Hz). Ở dải tần thấp, âm thanh cần có biên độ lớn để tai người cảm nhận được, màng loa phải có cấu tạo kích thước rộng, các cuộn dây có biên động giao động lớn trong khe từ. Ở dải tần cao, để đáp ứng sự giao động nhanh và liên tục, màng loa phải đủ nhỏ, mềm để không cản trở. Ở dải tần trung bình hoặc từng dải tần nhất định, màng loa cần được tính toán để phù hợp nhất với tần số phát thiết kế. Như vậy, để có thể truyền tải âm thanh ở đủ mọi dải tần nghe được, một bộ loa cần sử dụng nhiều loa với đường kính và cấu tạo khác nhau (thông thường một thùng loa có chất lượng tốt thường bao gồm bốn đến năm loa, trong đó: một loa trầm, hai loa trung và một đến hai loa phát tần số cao) Các bộ phận khác rất khác nhau tùy thuộc vào từng loại loa, sẽ được trình bày tại từng loại loa riêng biệt. Phân loại Loa nén Loa nén hay còn gọi là loa nón là loại loa dùng để trang âm cho một vùng rộng lớn. Loa nén có hệ thống cộng hưởng âm thanh qua 3 lần trước khi phát ra ngoài. Tại vị trí màng rung được thiết kế buồng khép kín chỉ có một đoạn ống hình loe ra phía ngoài kéo dài một đoạn, cuối đoạn ống có một đoạn ống cũng hình loe được úp ngược lại và cuối cùng đoạn đoạn loe khép ngược là một vách loa cuối cùng loe rộng ra ngoài như ta thường thấy. Loa nén thường được sử dụng nhiều nhất trong việc truyền thông tin đại chúng (như các đài phát thanh phường, xã), dùng trong các xe cứu thương, cảnh sát, dùng cầm tay hoặc trang bị trên các xe mô tô cảnh sát. Loa thông dụng Loa thông dụng là các loa dùng phát âm thanh thuộc thể loại âm nhạc. Chúng gồm nhiều thể loại phục vụ riêng cho từng dải tần số khác nhau. Loa thông dụng thường có các loại màng loa có hình dạng và kích thước khác nhau cho các dải tần số phát khác nhau. Màng loa có đường kính lớn thường cho loa trầm và siêu trầm (bass), các màng loa đường kính trung bình cho dải tần số mức trung bình và các màng loa nhỏ cho các loa có tần số cao (loa treble). Thông số của loa Loa điện động thường có các thông số cơ bản sau: Điện trở loa: Thường ký hiệu bằng ôm (Ω) xác định bằng điện trở của loa khi đo ở tần số 1 Khz. Công suất danh định: Công suất điện, tính bằng VA hoặc W. Dải tần tái tạo. Trở kháng loa. Hệ số sóng hài Áp lực âm tiêu chuẩn trung bình... Thuật ngữ mô tả âm thanh của Loa Để đánh giá âm thanh trước hết cần học các thuật ngữ, tiếng lóng của người chơi như "ù hum", tiếng "sáng", tiếng "tối"... Những tiếng lóng này có thể làm người mới bắt đầu chơi âm thanh thấy "choáng" khi nghe các audiophile lâu năm bình phẩm. Nếu không tìm hiểu kỹ ý nghĩa của chúng mà chỉ nói bắt chước theo, có thể bạn hàm ý khác từ ngữ đó. Có thực tế là khá nhiều người chơi lâu năm vẫn tham khảo các tài liệu review sản phẩm của nước ngoài để đặt mua và đây có thể coi là nơi bắt đầu chuẩn mực trước khi đi tìm những từ tương đồng. Một chuyên gia test loa cho hay ông từng nhận một yêu cầu của khán giả mong muốn có âm thanh "rich" (nghĩa gốc: giàu có, phong phú) giống như ban nhạc sống mà anh ta từng nghe. Liệu anh ta dùng "rich" như một lời khen? Trong khi đó, những người review đôi khi dùng từ đó để chỉ chất lượng tồi của một bộ loa. Chuyên gia này đã tìm hiểu chính xác ý của vị khán giả. Hóa ra, anh ta hàm ý đó là âm thanh rất tròn đầy với nhiều tiếng bass sâu. Ông chỉ ra rằng dù một cuộc trình diễn hay một bản ghi có những đặc điểm đó, loa tốt cũng có thể tái tạo chúng gần như vậy nhưng không nên dùng từ "rich" bởi nó có thể trở thành ý làm cho tiếng bass thêm màu sắc, tốt với loại nhạc này nhưng không tốt khi nghe nhạc khác. Trên thực tế, các từ như "rich", "ripe" hay "chesty" được dùng để chỉ những bộ loa nhấn mạnh quá nhiều vào tiếng bass cao, làm cho giọng nam trầm trở nên thiếu tự nhiên. Do đó, giới audiophile cần đến một tiếng nói chung bằng một bảng thuật ngữ tiêu chuẩn. Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 - 20 kHz. Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh. Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra. Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum. Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết. Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng. Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp. Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao. Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao. Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 - 250 Hz. Clear: Tiếng trong, rõ nét. Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố. Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng.  Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu. Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau. Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo. Dull: Giống Dark.  Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo. Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo. Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin. Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu. Grainy: Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không "chảy" êm như một dòng liên tục. Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz. Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz. Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo. Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu. Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo. Smooth: Dễ nghe. Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít. Thin: Mỏng. Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt. Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu. Warm: Bass tốt, không bị mỏng. Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz. A.1.3.2 Một số mẫu thiết kế loa Gigaworks T3 đánh thức tình yêu guitar Bộ loa vi tính 2.1 của Creative sẽ khiến người nghe ngỡ ngàng vì tiếng bass tốt và thực sự tỏa sáng với các giai điệu guitar. Gigaworks T3 của Creative. Ảnh: Creative. Gigaworks T3 bao gồm 2 loa vệ tinh nhỏ, một loa siêu trầm gọn gàng kích cỡ 28 x 24 x 21 cm nặng 5,9 kg và một điều khiển xoay tròn để tăng/giảm âm lượng. Được thiết kế chủ yếu cho máy tính nên 2 loa vệ tính rất nhỏ và nhẹ, thậm chí dễ đổ nếu bị kéo dây mạnh. Chúng trông khá xinh xắn khi đặt bên desktop hay laptop trên bàn làm việc. Khi dùng nên chú ý phần bọc loa được làm bằng chất liệu mềm nên phải cầm chân đế di chuyển để tránh hỏng hóc. Subwoofer khá nặng và có 3 driver ở 3 mặt (trước và hai bên). Mặt sau là nơi cắm dây nối với 2 loa vệ tinh, dây nguồn, dây nối với điều khiển; núm chỉnh tiếng bass. Đây chính là sức mạnh của hệ thống nhưng nếu đặt trên bàn sẽ làm rung cả mặt bàn, còn nếu đặt dưới sàn thấp thì sẽ phải với tay chỉnh tiếng bass khá vất vả. Điều khiển từ xa dạng nối dây dạng tròn xoay khá lạ mắt, dùng để đặt trên bàn và khá dễ sử dụng. Chỉ cần xoay nhẹ nhàng, bạn cũng có thể tăng/giảm âm lượng cho bộ loa. Chưa kể trên điều khiển này còn có giắc cắm tai nghe để kết nối gần với headphone, giúp người dùng không bị vướng víu và lo ngại về độ dài dây so với việc cắm vào loa trung tâm như các sản phẩm thường thấy. Tuy nhiên, nếu được thiết kế wireless thì remote này mới thật hoàn hảo bởi dây nối hơi ngắn. Gọn gàng trên bàn làm việc. Ảnh: Creative. Gigaworks T3 thể hiện âm thanh tốt với tiếng bass tách biệt các tần số khác, trong khi tiếng treble không bị chói nếu bật volume lớn. Thiết bị phù hợp với cả việc xem phim lẫn nghe nhạc thông thường bởi kết hợp được chất âm trong trẻo và trầm ấm. Nó thể hiện được cả phim hành động với tiếng súng đạn đanh thép, tiếng dao kêu lanh canh rõ nét, còn những bản nhạc rock, jazz hay pop cất lên rất có hồn. Dù vậy, đến khi nghe thử với các bản guitar độc tấu thì Gigaworks T3 mới thực sự tỏa sáng và khác biệt. Những giai điệu tuyệt vời mà Antonio Banderas tạo nên trên cây đàn guitar cùng với chất giọng trầm ấm của anh trong bộ phim hành động - trữ tình Desperado khiến người nghe "tỉnh người". Các nốt nhạc, từng tiếng bật dây nghe rất chi tiết trên T3, vừa mênh mang, vừa sâu lắng mà lại rộn ràng. Tiếng súng nổ, tiếng Tây Ban cầm xen kẽ, hòa quyện trong phim được tái tạo hoàn hảo với bộ loa. Trong khi đó, giọng ca mộc của nữ diễn viên gợi cảm Salma Hayek cũng đầy quyến rũ. Nếu nghi ngờ về T3 bởi hai đoạn nhạc này quá hay, có thể thử bằng nhiều bài guitar khác nữa. Gigaworks T3 chưa làm nổi rõ sự khác biệt giữa các nhạc cụ khi trình diễn song song nên việc nghe nhạc hòa tấu, giao hưởng sẽ không mấy ấn tượng. Thiết bị chưa đủ "công lực" để truyền tải sự rộng lớn của các loại nhạc này, nhưng nếu giữa bản nhạc nổi lên tiếng của một loại nhạc cụ nào đó thì nghe rất rõ nét. Với giá bán tại Việt Nam là 265 USD (4,7 triệu đồng), T3 là lựa chọn đáng chú ý cho nhiều mục đích: xem phim, nghe nhạc thông thường và chơi game. Loa gỗ có thiết kế uốn lượn Những chiếc loa Curvi Hi-Fi được chế tạo bằng tay và có giá 6.240 USD mỗi đôi. Dòng loa Curvi Hi-Fi đến từ nước Anh có thiết kế uốn lượn rất lạ mắt. Ngoài việc sử dụng chất liệu gỗ và sử dụng hệ thống loa của E. J. Jordan, Curvi Hi-Fi được chế tạo bằng tay với số lượng không nhiều. Hệ thống loa của Curvi Hi-Fi có độ nhạy 83 dB, tần số đáp ứng từ 35 Hz đến 25 kHz, trở kháng 6 Ω và sử dụng kết nối qua socket 4 mm bằng vàng Thụy Sỹ. Giá tham khảo cho một đôi loa Curvi Hi-Fi là 6.240 USD. Một số hình ảnh về Curvi Hi-Fi. Loa khối Một số dàn loa hiện tại được thiết kế thành khối nhưng chúng vẫn cho âm thanh stereo hoặc vòm như những bộ loa rời. Loa định hướng 5.1, 7.1 được coi là giải pháp âm thanh hiệu quả nhất khi thể hiện âm thanh khi xem phim. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là chiếm nhiều diện tích sử dụng, cách bố trí loa phức tạp do loa phải đặt đúng cự ly và không gian phù hợp thì mới thể hiện trọn vẹn âm thanh. Hệ thống dây loa cũng là một trở ngại lắp đặt vì không phải nhà nào cũng đặt được một hệ thống loa 5.1 nên những xu hướng rạp hát gia đình thường phối hợp với TV LCD là những hệ thống gọn nhẹ, thiết kế với không gian hẹp, không tạo nhiều âm thanh quá ồn ào và dây loa được hạn chế đến mức tối đa. Ưu điểm của những rạp hát gia đình kiểu mới chính là tiết kiệm không gian hơn trong thiết kế mà vẫn thể hiện đầy đủ chất âm thanh như những hệ thống loa định hướng 5.1. Đi tiên phong là những dàn âm thanh của Yamaha YSP-1000, Pioneer HTP-LX70, Philips HTS 8100 với giá trung bình từ 16-25 triệu đồng. JVC DD-8 JVC DD-8 sử dụng công nghệ giả lập âm thanh 5.1 bằng hệ thống loa 2.1 gồm hai loa cột và một loa giả lập âm thanh vòm đặt ở giữa. Để tạo lập được âm thanh vòm loa giữa của JVC DD-8 sẽ gồm nhiều loa mini bên trong tạo lập hai kênh âm thanh trái và phải xen kẽ khi sử dụng để thay thế hai loa vòm phía sau như loa định hướng 5.1. Giá khoảng 25 triệu đồng. Pioneer HTP-LX70 HTP-LX70 có cách bố trí loa không chiếm nhiều diện tích sử dụng vì loa vệ tinh được đặt bên cạnh nhau theo dạng hai kênh âm thanh trái và phải còn loa siêu trầm thì phối hợp bên cạnh. Bốn loa vệ tinh tạo nên hai kênh âm thanh có vị trí hướng loa 3D nên tạo nên âm thanh vòm xen kẽ rung động đa chiều. HTP-LX70 cũng có đầy đủ các chức năng dò đài FM, hỗ trợ mọi định dạng hình ảnh và kết nối máy nghe nhạc iPod. Giá khoảng 16 triệu đồng. Philips HTS 8100 Dựa vào công nghệ Ambisound, Philips giới thiệu rạp hát gia đình Sound Bar HTS 8100 chỉ bao gồm hai phần là loa siêu trầm và loa siêu mỏng hình chữ nhật kèm chức năng đầu đĩa DVD. Loa chính hình chữ nhật sử dụng công nghệ âm thanh vòm Dolby và DTS dành cho các đầu đĩa DVD, cùng hiệu ứng âm thanh vòm của các loa mini bên trong giả lập kênh âm thanh trái và phải xen kẽ. Giá khoảng 16 triệu đồng. Loa 'kim tự tháp' Klangfluss Giống như một kim tự tháp mảnh dẻ, hệ thống Klangfluss đặc biệt ở chỗ dùng quả cầu tròn để phát tán âm thanh dội xuống từ loa tép ra khắp phòng. Gian phòng đặt loa Klangfluss mã hiệu K1. "Kim tự tháp" mảnh dẻ này là một hệ thống khép kín cao 1.530 mm, bên trong được lót một tấm cách điện bằng len lông cừu, mặt ngoài trông chắc chắn vì được làm từ gỗ anh đào sơn 8 lớp. Cạnh khối này có các ống thép không gỉ chạy song song để dẫn tín hiệu cho loa tép ở trên cao. Phần bệ đặt loa được làm bằng đá granite, trên đó có 4 trụ bằng nhôm. Được giới thiệu là vùng nghe 360 độ, K1 được thiết kế để loa tép hoạt động bên trên một khối cầu tròn. Âm thanh từ loa tép sẽ được khối cầu này đưa đi các hướng. Khi âm thanh chạy qua thân kim tự tháp sẽ dội vào tảng đá granite và không bị cộng hưởng trên sàn. Kết hợp với hệ thống điều tiết vùng chuyển động của áp suất không khí (shock-wave), K1 mang lại không gian âm thanh cân bằng đều khắp trong phòng. Công suất: 100 watt, trở kháng 4-6 Ohm. Bộ phân tần (cross-over) - điều tiết vùng shock-wave sẽ chia âm thanh thành các dải tối ưu cho mỗi loa. Hầu hết chúng được làm từ các thành phần không quá đắt tiền và được "giấu" vào một nơi kín đáo, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng sự huyền bí của hệ thống âm thanh. Tuy nhiên, cross-over của K1 được đặt vào một hộp riêng, không phải giấu kỹ trong hốc tường và mang lại âm thanh hay hơn. Người sử dụng có thể đặt các quả cầu khác nhau lên hệ thống loa để mang lại chất âm khác lạ. Có 6 chất liệu, gồm thép không gỉ (hợp với nhạc jazz), đá cẩm thạch xanh/trắng, sa thạch (dành cho âm thanh trung tính), gỗ cây mận (hợp với âm trầm, nhạc cổ điển và bộ dây), đá mài bóng. Khi đặt quả cầu lên hệ thống loa, người sử dụng nên đeo găng tay kèm theo. Mỗi K1 đi cùng với bộ 3 quả cầu. Loa 'ngựa vằn' Klipsch Palladium P-39F Là loa kèn (horn) 3 đường tiếng, sản phẩm của Klipse hấp dẫn không chỉ vì thiết kế vỏ gỗ vằn bóng mà còn vì tiếng nhạc ngọt ngào như mật. Klipsch Palladium P-39F. Trong P-39F, màng loa của 3 woofer 9 inch được làm từ nhôm, nhẹ nhưng rắn chắc. Driver âm trung và âm cao có một loa horn Tractrix đặt chính giữa. Khi nghe thử, cặp loa horn này tỏ ra rất cân bằng, tạo cảm giác nghe thư thái, thuyết phục. Bản Don't You Evah trong đĩa Ga Ga Ga Ga Ga của Spoon có nhịp điệu phức tạp và tiếng guitar solo nổi bật đã thể hiện rất sống động, tập trung trên P-39F. Không chỉ thể hiện giọng ca nữ xuất sắc, P-39F như làm sống lại giọng nam trung sâu lắng của Russell với The Man from God Knows Where, tiếng khàn khàn của Dave Van Ronk với The Outcaste. Tiếng bass của thiết bị khá dày, sâu và ấn tượng thực sự khi nghe While You Are Alive của Cantus. Với giá 20.000 USD/cặp, Klipsch Palladium P-39F là sản phẩm kết hợp vẻ đẹp của cả hình thức và âm thanh. P-39F đặt đứng trên sàn có chiều cao 1,4 mét, nặng 75 kg, mang mã hiệu 0842002 L/R. Loa có màn hình cảm ứng Một ý tưởng thiết kế ngộ nghĩnh đặt các màn hình cảm ứng vào bộ loa mỏng dính treo trên tường, trông như những bông hoa đang nở. Tác giả Yue Li đến từ Pháp cho hay thiết kế "loa hoa quả" này là nhằm hoa quyện với thiên nhiên. Bộ sản phẩm có 6 loa và 2 màn hình cảm ứng, tương thích với đầu đĩa CD, máy MP3 và các thiết bị đa phương tiện khác. Muốn chuyển bài hay thao tác chỉnh sửa cài đặt cho loa, người sử dụng chỉ việc đặt lên lên màn hình. Mặt trước. Mặt nghiêng. Sơ đồ miêu tả. Một số mẫu khác Các mẫu loa dưới đây rất đáng chú ý khi bạn dự định mua hệ thống âm thanh gia đình bởi giá cũng không quá đắt. Energy Take Classic 5.1 Home theater System - Nhỏ nhưng kêu hay, đây là loa âm thanh vòm có thiết kế đơn giản với màu đen nhã nhặn. Giá tham khảo: 600 USD Klipsch RB-81 - Sản phẩm này lớn hơn các loa bookshelf bình thường, với chiều cao 48 cm. RB-81 sẽ làm bạn kinh ngạc vì tiếng bass mạnh mẽ. Giá tham khảo: 798 USD (14,3 triệu đồng). Aperion Audio Intimus 6T - Đây là loa tháp lớn nhất của Aperion có thùng làm từ gỗ anh đào. Âm thanh khá ổn. Giá tham khảo: 1.390 USD/cặp (25 triệu đồng). Dynaudio DM 2/8 - Trường âm của sản phẩm đến từ Đan Mạch rất rộng mở mà sâu, tiếng bass rất ấn tượng dù đi ra từ loa bookshelf cỡ trung bình. Giá tham khảo: 975 USD/cặp (17,5 triệu đồng). Definitive Technology Mythos STS Super Tower - Thiết kế vỏ nhôm đen bóng của Mythos STS trông khá ấn tượng, còn âm thanh cũng khá hay với subwoofer tích hợp. Giá tham khảo: 3.000 USD/cặp (54 triệu đồng). Totem Arro - Khá nhỏ nhưng Arro lại là loa tháp đầy uy lực. Giá tham khảo: 1.350 USD/cặp (24,3 triệu đồng). Thiel CS 1.6 - Jim Thiel đã dành nhiều tâm huyết để thiết kế các model mới và loại nào cũng trụ được rất lâu. CS 1.6 là loa tháp được yêu thích nhất của anh với âm thanh tỏa sáng, rõ nét. Giá tham khảo: 2.390 USD/cặp (43 triệu đồng). Anthony Gallo Acoustics Reference 3.1 - Reference 3.1 được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có âm thanh rất đặc trưng, khoáng đạt. Giá tham khảo: 3.295 USD/cặp (59 triệu đồng). Zu Audio Druid Mk.IV - Là loa cực uy lực, Druid Mk IV chắc hẳn sẽ làm lay động cả nhà của bạn. Giá tham khảo: 3.400 USD/cặp (61 triệu đồng). Magnepan MG1.6/QR - Với thiết kế phẳng, cao 1,6 mét nhưng dày có 5 cm, thiết bị này đứng gọn gàng trong phòng nghe mà vẫn cất tiếng rất hay. Giá tham khảo: 1.895 B.1.1 Ý tưởng thiết kế loa - Xuất phát từ vẻ đẹp của các hình khối hình học để thiết kế một sản phẩm loa đơn giản – đẹp và phù hợp với nhiều không gian nội thất. B.1.2 Phân tích đề tài và nhiệm vụ thiết kế - Xuất phát từ vẻ đẹp của các hình khối hình học để thiết kế một sản phẩm loa đơn giản – đẹp và phù hợp với nhiều không gian nội thất. + Hình khối hình học bao gồm các hình khối trong tự nhiên và các hình khối quy ước do con người tổng quát từ các hình khối tự nhiên như khối lập phương, khối cầu, khối luc lăng khối trụ tròn,…. Một số hình khối + Trong đó các hình khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu và khối trụ tròn từ các khối này kết hợp lại với nhau hay biến hóa tạo tành các khối khác như khối lăng trụ, khối chóp nón….. + Các hình khối lả nền tảng của kiến trúc và nội thất nó phù hợp với không gian chứ nó hay không phụ thuộc vào cách sắp đặt của con người. Kết luận : Lựa chọn các hình khối tổng quát của hình khối tự nhiên chính là sự tổng quán háo tối đa thiên nhiên và sự vật, Các hình khối sẽ mang lại ấn tượng đơn giản hay cũng là một cách thức trang trí trong nội thất. HÌnh khối sản phẩm B.1.2 Sắp xếp công việc và tiến hành thiết kế sản phẩm mẫu Các phác thảo đầu tiên Bản vẽ thiết kế duyệt sản phẩm Phác thảo 3D: Phối cảnh Phương án màu: Vài hình ảnh làm sản phẩm mẫu Poster Kết luận: Sản phẩm loa lấy tên là Oval (hình bầu dục) Là một sản phẩm loa có hình dáng đơn giản, thân thiện với người sử dụng, tuy còn một số nhược điểm về kỹ thuật nhưng hi vọng khi phát triển lên dòng sản phẩm này sẽ khắc phục được những mặt hạn chế đó, Hướng tới sự hoàn thiện của sản phẩm cũng là mục đích chung của sinh viên hay những người thiết kế trong nghành tạo dáng công nghiệp. Tham khảo: sohoa.vnexpress.net Wikipedia tiếng Việt Taodangvn.com Nguồn tài liệu : taodangvn.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế loa.doc