Luận văn Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập phần Hóa vô cơ lớp 12 trung học phổ thông

Qua nghiên cứu đề tài và TNSP, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với các trường THPT - Nhà trường nên tạo điều kiện, khuyến khích để GV phát huy tính tự giác, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng dạy học, để từ đó có thể biên soạn các tài liệu học tập ngày càng chất lượng hơn. - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề cho các GV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. - Tổ chức biên soạn và thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học trong các tổ bộ môn, nâng cao chất lượng tài liệu, hệ thống bài tập và bộ đề kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Hỗ trợ kinh phí cho việc photo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học (phiếu học tập, các tài liệu do GV thiết kế .) 2.2. Với giáo viên - Biên soạn tài liệu hỗ trợ dạy và học thống nhất trong cùng một tổ bộ môn của trường phù hợp với trình độ chung của HS, đặc biệt chú ý đến HSTBY. - Đối với giáo viên, cần phải nắm rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như nội dung chương trình, đối tượng học sinh, sao cho tài liệu hỗ trợ dạy học phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy của mình. - Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động của HS và sử dụng các phương tiện dạy học. - Đầu tư xây dựng tài liệu hỗ trợ học tập có chất lượng, trang bị và rèn luyện các kĩ năng cho HS.

pdf158 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập phần Hóa vô cơ lớp 12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích. 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.  Bảng phân bố số liệu và đồ thị đường lũy tích Để có một hình ảnh trực quan về tình hình phân phối số liệu, chúng tôi biểu diễn bảng phân phối bằng đồ thị lũy tích. Nếu đường lũy tích ứng với đơn vị nào càng ở phía bên phải (hay ở phía dưới) thì đơn vị đó có chất lượng hơn.  Điểm trung bình cộng ∑ = = +++ +++ = k i ii k kk xn nnnn xnxnxnx 121 2211 .1 ... ...... ni: tần số của điểm xi (tức là số HS đạt điểm xi, i từ 1 → 10). n: tổng số bài làm của HS (= sĩ số HS).  Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn + Trước tiên phải tính phương sai theo công thức: 2 2 ( ) 1 i in x xS n − = − ∑ + Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương sai: 1 )( 2 − − = ∑ n xxn S ii S phản ánh sự dao động của số liệu quanh giá trị trung bình cộng. Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ bao nhiêu thì số liệu càng ít phân tán bấy nhiêu.  Hệ số biến thiên Được tính theo công thức: V = %100. x S Khi hai lớp cần so sánh có điểm trung bình khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên V, lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn.  Sai số tiêu chuẩn 124 Là khoảng sai số của điểm trung bình được tính theo công thức: n Sm = . Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng mx ± Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.  Kiểm định giả thuyết thống kê Một khi đã xác định được lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp đối chứng thì vẫn chưa thể kết luận hoàn toàn rằng dạy học mới trên lớp TN có hiệu quả hơn dạy học trên lớp ĐC hay không. Vì vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó là do hiệu quả của dạy học mới theo tài liệu tự học hay chỉ do ngẫu nhiên? Nếu áp dụng rộng rãi phương pháp mới thì nói chung kết quả có tốt hơn không? Để trả lời câu hỏi trên, cần đề ra giả thuyết thống kê H0 là «không có sự khác nhau giữa hai cách dạy học» và tiến hành kiểm định để loại bỏ giả thuyết H0, nghĩa là đi tới kết luận sự khác nhau về điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC là do hiệu quả của việc áp dụng tài liệu tự học vào dạy học chứ không phải là do sự ngẫu nhiên. Để tiến hành kiểm định ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn αt . Nếu t ≥ αt thì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ở đây, khi bác bỏ giả thuyết H0 thì ta công nhận hiệu quả của phương pháp mới cao hơn phương pháp cũ. 2 2 1( ). 1 1 TN ĐC TN ĐC TN ĐC t x x S S n n = − + − − Với: TNx , ĐCx là trung bình cộng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; TNn , ĐCn là số HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; 2TNS , 2 ĐCS là phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Giá trị tới hạn là αt , giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm α và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2. Nếu t ≥ tα,f thì sự khác nhau giữa TNx và ĐCx là có ý nghĩa với xác suất sai lầm α. Nếu t < tα,f thì sự khác nhau giữa TNx và ĐCx là chưa đủ ý nghĩa với xác suất sai lầm là α. 125 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng 3.5.1.1. Bài kiểm tra số 1 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra 1 Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 44 0 0 0 0 1 7 8 17 5 3 3 6,89 ĐC1 40 0 0 0 1 1 10 7 15 3 2 1 6,4 TN2 39 0 0 0 2 3 7 11 9 2 3 2 6,28 ĐC2 40 0 0 1 2 2 9 11 9 3 1 2 6,075 TN3 41 0 0 1 2 4 8 13 7 3 2 1 5,93 ĐC3 44 0 1 2 4 7 9 12 2 4 2 1 5,36 TN4 35 0 0 0 2 6 3 9 6 5 2 2 6,26 ĐC4 35 0 0 2 3 2 7 10 6 2 1 2 5,8 TN5 26 0 0 0 0 1 3 6 8 3 3 2 7 ĐC5 24 0 0 0 1 1 6 5 5 2 2 2 6,5 TN6 32 0 0 0 0 1 5 6 8 7 3 2 7 ĐC6 31 0 0 0 0 3 7 8 7 1 2 3 6,45 ΣTN 217 0 0 1 6 16 33 53 55 25 16 12 6,53 ΣĐC 214 0 1 5 11 16 48 53 44 15 10 11 6,05 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 Điểm xi HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0,4673 0 0,4673 2 1 5 0,4608 2,3364 0,4608 2,8037 3 6 11 2,765 5,1402 3,2258 7,9439 4 16 16 7,3733 7,4766 10,599 15,421 5 33 48 15,207 22,43 25,806 37,85 6 53 53 24,424 24,766 50,23 62,617 7 55 44 25,346 20,561 75,576 83,178 8 25 15 11,521 7,0093 87,097 90,187 9 16 10 7,3733 4,6729 94,47 94,86 10 12 11 5,53 5,1402 100 100 Tổng 217 214 100 100 126 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 Lớp Số HS Yếu – Kém Trung bình Khá – Giỏi (0 – 4 điểm) (5 – 6 điểm) (7 – 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TN 217 23 10,599 86 39,631 108 49,77 ĐC 214 33 15,421 101 47,196 80 37,383 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 Lớp Số HS mx ± S V% TN 217 6,53±0,11 1,66 25,50 ĐC 214 6,05±0,12 1,79 29,67 Tra bảng Student với α = 0,05; k = 217 +214-2 =429, ta được tα,k=1,966. Ta có: t =2,8639 > tα,k= 1,966. Vậy sự khác biệt về kết quả học tập (bài kiểm tra số 1) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Yếu - Kém Trung bình Khá - Giỏi TN ĐC 127 3.5.1.2. Bài kiểm tra số 2 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra 2 Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 44 0 0 0 0 1 6 9 15 6 4 3 6,98 ĐC1 40 0 0 0 2 1 10 7 13 4 2 1 6,33 TN2 39 0 0 0 1 3 8 10 10 2 2 3 6,38 ĐC2 40 0 0 0 2 3 10 12 8 3 1 1 5,98 TN3 41 0 0 0 3 3 9 11 8 3 3 1 6,07 ĐC3 44 0 0 1 4 8 10 12 3 2 3 1 5,5 TN4 35 0 0 0 2 3 6 8 7 4 3 2 6,4 ĐC4 35 0 0 1 4 3 5 11 5 2 2 2 5,89 TN5 26 0 0 0 0 0 4 6 7 3 4 2 7,12 ĐC5 24 0 0 0 1 1 3 6 4 4 3 2 6,88 TN6 32 0 0 0 0 1 4 7 6 8 3 3 7,16 ĐC6 31 0 0 0 0 2 6 8 7 4 2 2 6,61 ΣTN 217 0 0 0 6 11 37 51 53 26 19 14 6,65 ΣĐC 214 0 0 2 13 18 44 56 40 19 13 9 6,12 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 Điểm xi HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 2 0 0,9346 0 0,9346 3 6 13 2,765 6,0748 2,765 7,0093 4 11 18 5,0691 8,4112 7,8341 15,421 5 37 44 17,051 20,561 24,885 35,981 6 51 56 23,502 26,168 48,387 62,15 7 53 40 24,424 18,692 72,811 80,841 8 26 19 11,982 8,8785 84,793 89,72 9 19 13 8,7558 6,0748 93,548 95,794 10 14 9 6,4516 4,2056 100 100 Tổng 217 214 100 100 128 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2 Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 Lớp Số HS Yếu – Kém Trung bình Khá – Giỏi (0 – 4 điểm) (5 – 6 điểm) (7 – 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TN 217 17 7,8341 88 40,553 112 51,613 ĐC 214 33 15,421 100 46,729 81 37,85 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 Lớp Số HS mx ± S V% TN 217 6,65±0,11 1,66 24,97 ĐC 214 6,12±0,12 1,79 28,29 Tra bảng Student với α = 0,05; k = 217 +214-2 =429, ta được Tα,k=1,966. Ta có: t=3,2244 > Tα,k= 1,966. Vậy sự khác biệt về kết quả học tập (bài kiểm tra số 2) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Yếu - Kém Trung Bình Khá - Giỏi TN ĐC 129 3.5.1.3. Bài kiểm tra số 3 Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra 3 Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 44 0 0 0 0 0 6 7 17 6 4 4 7,16 ĐC1 40 0 0 0 1 1 8 8 16 2 2 2 6,53 TN2 39 0 0 0 0 5 5 12 10 3 1 3 6,41 ĐC2 40 0 0 0 2 2 10 8 10 4 2 2 6,3 TN3 41 0 0 0 3 4 8 12 9 1 2 2 6 ĐC3 44 0 0 0 6 7 9 11 2 4 4 1 5,66 TN4 35 0 0 0 2 2 4 9 7 6 3 2 6,63 ĐC4 35 0 0 1 4 4 4 8 7 3 2 2 5,97 TN5 26 0 0 0 0 0 5 4 7 3 5 2 7,19 ĐC5 24 0 0 0 1 1 2 6 5 3 4 2 7 TN6 32 0 0 0 0 0 6 8 5 7 3 3 7,06 ĐC6 31 0 0 0 0 1 6 9 8 3 2 2 6,64 ΣTN 217 0 0 0 5 11 34 52 55 26 18 16 6,71 ΣĐC 214 0 0 1 14 16 39 50 48 19 16 11 6,28 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 3 Điểm xi HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 1 0 0,4673 0 0,4673 3 5 14 2,3041 6,5421 2,3041 7,0093 4 11 16 5,0691 7,4766 7,3733 14,486 5 34 39 15,668 18,224 23,041 32,71 6 52 50 23,963 23,364 47,005 56,075 7 55 48 25,346 22,43 72,35 78,505 8 26 19 11,982 8,8785 84,332 87,383 9 18 16 8,2949 7,4766 92,627 94,86 10 16 11 7,3733 5,1402 100 100 Tổng 217 214 100 100 130 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 3 Bảng 3.12. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 3 Lớp Số HS Yếu – Kém Trung bình Khá – Giỏi (0 – 4 điểm) (5 – 6 điểm) (7 – 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TN 217 16 7,37 86 39,63 115 53,00 ĐC 214 31 14,49 89 41,59 94 43,92 Hình 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 3 Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 3 Lớp Số HS mx ± S V% TN 217 6,71±0,11 1,65 24,65 ĐC 214 6,28±0,12 1,78 28,25 Tra bảng Student với α = 0,05; k = 217 +214-2 = 429, ta được Tα,k=1,966. Ta có: t=2,562 > tα,k= 1,966. Vậy sự khác biệt về kết quả học tập (bài kiểm tra số 3) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.  Nhận xét: Qua các kết quả xử lý số liệu nêu trên, chúng tôi nhận thấy: 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 131 - Đồ thị đường lũy tích các bài kiểm tra của HS lớp TN ở bên phải và thấp hơn so với của lớp ĐC; các giá trị tTN > tα, k . Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. - Kết quả học tập của HS lớp TN có sự tiến bộ rõ rệt, thể hiện thông qua điểm TB của lớp TN tăng dần mức độ chênh lệch so với của lớp ĐC. Bảng 3.14. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra Bài kiểm tra mx ± S V% TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 6,27±0,12 6,01±0,13 1,8 1,85 28,71 29,12 2 6,56±0,11 6,01±0,12 1,66 1,79 25,3 29,78 3 6,71±0,11 6,28±0,12 1,65 1,78 24,65 28,25 - Hệ số biến thiên của HS các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC nghĩa là độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của các lớp TN ít hơn, chất lượng học tập đồng đều hơn. - Bảng 3.19 tổng hợp kết quả phân loại kết quả học tập của HS cho thấy: ở lớp TN, tỉ lệ HS yếu kém giảm dần, tỉ lệ HS khá giỏi tăng dần và ổn định hơn so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ tài liệu có tác dụng tích cực không chỉ đối với HS khá giỏi mà còn với HS có trình độ thấp hơn. Bảng 3.15. Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra Bài kiểm tra % HS yếu - kém % HS trung bình % HS khá – giỏi TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 14,29 18,22 41,01 47,67 44,7 34,11 2 10,6 15,42 39,63 47,2 49,77 37,38 3 7,37 14,49 39,63 41,59 53,00 43,92 Các kết quả tổng hợp nêu trên khẳng định rằng tài liệu học tập đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS; bước đầu hình thành và rèn luyện được các kĩ năng tự học môn Hóa cần thiết cho HS. 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính • Về phía giáo viên Sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét của 4 GV tham gia trực tiếp TN 132 (bảng 3.1). Sau đây là tổng hợp nhận xét của các GV: + Tài liệu được trình bày theo bố cục hợp lý. + Phần vở ghi có đầy đủ các nội dung quan trọng của bài học, tiết kiệm thời gian cho HS. + Các thông tin ứng dụng thú vị và bổ ích, thí nghiệm vui, dễ làm nên HS rất thích thú. + Phần tóm tắt hệ thống lý thuyết tương đối rõ ràng, dễ nhớ, giúp HS củng cố kiến thức vững chắc. + Hệ thống câu hỏi điền khuyết giúp HS học bài nhẹ nhàng mà lại nhớ lâu, sâu sắc. + HTBT đa dạng, phù hợp với trình độ của đa số HS, có trình tự giải toán. Nhờ đó, các em có thể tự giải các BT tương tự làm cho việc học hóa học trở nên hứng thú hơn. • Về phía học sinh Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 217 HS tham gia thực nghiệm thông qua phiếu thăm dò ý kiến. Bảng 3.16. Số HS các trường được tham khảo ý kiến STT Tên trường Số HS 1 THPT Long Trường, TPHCM 83 2 THPT Lương Văn Can, TPHCM 41 3 THPT Nguyễn Văn Cừ, TPHCM 35 4 THPT Chu Văn An, TPHCM 26 5 THPT Chu Văn An, Bình Phước 32 133 Bảng 3.17. Kết quả đánh giá về tài liệu của HS STT Tiêu chí đánh giá Mức độ Có Một phần Không 1. Vở ghi bài có giúp em rèn kĩ năng soạn bài, tiết kiệm thời gian ghi bài không? 62,67 37,33 0 2. Các thông tin bổ sung trong vở ghi bài có giúp em liên hệ thực tế và thấy thích thú không? 59,44 40,56 0 3. Nội dung tóm tắt lý thuyết trong tài liệu có dễ hiểu, có giúp em nắm được trọng tâm của bài học không? 53,46 46,54 0 4. Hệ thống các câu hỏi điền khuyết có giúp em hiểu bài sâu sắc hơn không? 54,38 45,62 0 5. Hệ thống bài tập phân theo chủ đề có giúp em củng cố, vận dụng kiến thức tốt hơn không? 55,76 44,24 0 6. Phương pháp giải các dạng BT được trình bày rõ ràng, dễ hiểu không? 47,00 53,00 0 7. Các dạng bài tập trong tài liệu có vừa sức với em không? 50,23 49,77 0 8. Hệ thống bài tập vận dụng có đáp án có giúp em rèn luyện kĩ năng giải bài tập không? 51,5 48,5 0 9. Tài liệu hỗ trợ có giúp em phát huy tính tự giác học tập không? 45,16 54.84 0 10. Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có tốt hơn không? 47,00 53,00 0 11. Em có thấy thích học Hóa hơn không? 70,96 29,04 0 Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng tài liệu hỗ trợ DH đã mang lại hiệu quả rất tốt đối với HS. Dù ít hay nhiều 100% các em đều có sự tiến bộ và yêu thích môn Hóa hơn sau khi được học với các tài liệu đã thiết kế. Về vở ghi bài đến 62,67% các em thấy kĩ năng soạn bài đã tiến bộ rõ rệt, các thông tin thì bổ ích (59,44%), dễ dàng nắm trọng tâm bài học, hiểu bài sâu sắc hơn (54,38%), rèn luyện được kĩ năng giải bài tập (51,5%), điều này dẫn đến tỉ lệ các em cảm thấy thích thú với môn Hóa rất cao (hơn 70%) và góp phần giúp nâng cao kết quả học tập của các em. Như vậy, tài liệu đã thiết kế thật sự mang lại kết quả tốt hơn về chất lượng học tập của HS và tăng đáng kể hứng thú học tập của HS. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 134 Trong chương này chúng tôi đã trình bày các nội dung cụ thể như sau: - Xác định mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm. - Trao đổi với giáo viên và học sinh các lớp thực nghiệm về những vấn đề liên quan. - Tiến hành thực nghiệm: chúng tôi đã chọn 6 cặp lớp 12 (gồm 431 HS) có trình độ kiến thức và số lượng tương đương ở 5 trường khác nhau để thực nghiệm trong năm học 2012-2013. Số chương thực nghiệm là 3 (chương Kim loại kiềm, kiềm thổ; Nhôm; Sắt và một số kim loại khác); số bài kiểm tra là 3. - Xử lí, đánh giá kết quả TNSP. Những kết quả thu được (cả về định tính và định lượng) của quá trình thực nghiệm cho thấy: - Tài liệu được thiết kế đã đảm bảo các yêu cầu đặt ra của một tài liệu hỗ trợ học tập cho HS. Việc sử dụng tài liệu góp phần hình thành cho HS niềm say mê, yêu thích bộ môn Hóa học. - Hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và giúp cho HS khá giỏi tự học hiệu quả, HS trung bình – yếu cũng hiểu và làm được một số bài tập vận dụng. Tài liệu có tác dụng rõ rệt trong việc giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ học tập, từ đó mang lại kết quả học tốt hơn cho các em. - TNSP đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Chất lượng học tập của HS khi sử dụng tài liệu đã khả quan hơn. 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: 1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài. - Làm rõ hơn về quá trình dạy học, tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động dạy và học, quá trình tiếp thu kiến thức của HS và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. - Tìm hiểu khái niệm tài liệu và tài liệu dạy học. - Nghiên cứu ưu điểm, nhược điểm từng loại tài liệu học tập: sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu học tập do GV biên soạn, từ đó thấy được tầm quan trọng của tài liệu hỗ trợ học tập do GV tự thiết kế. 1.2. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học và sử dụng tài liệu dạy học môn Hóa tại một số trường THPT qua việc phát phiếu tham khảo đến 30 giáo viên hóa học và 568 HS. Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến HS học chưa tốt môn hóa là do không theo kịp bài trên lớp (1842 điểm), không biết nhận dạng bài tập (2070 điểm), không có hứng thú học tập môn Hóa (1837 điểm), không có tài liệu hỗ trợ DH thích hợp (1709 điểm), từ đó thấy được sự cần thiết của việc thiết kế tài liệu hỗ trợ DH đáp ứng được các yêu cầu của việc dạy và học hóa học . 1.3. Nghiên cứu phần hóa vô cơ lớp 12 ban cơ bản, cấu trúc, nội dung, mục tiêu cơ bản của ba chương 5, 6, 7 một số lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học khi dạy ba chương này. 1.4. Giới thiệu tổng quan về tài liệu hỗ trợ dạy học phần hóa vô cơ lớp 12. - Chúng tôi đã trình bày ý tưởng thiết kế tài liệu, xây dựng cấu trúc của tài liệu gồm: vở ghi bài, hệ thống lý thuyết tóm tắt, hệ thống bài tập hóa học. + Vở ghi bài phần hóa vô cơ lớp 12 chương trình cơ bản:  Thiết kế vở ghi cho 14 bài thuộc 3 chương 5, 6, 7 theo SGK. 136  Mỗi bài học cung cấp thêm cho HS một số thông tin thiết thực, bổ ích về các chất, hợp chất, các câu chuyện về ứng dụng gần gũi của chúng và các thí nghiệm vui liên quan đến bài học.  Ở cuối vở ghi có kèm tư liệu học tập gồm : lịch sử phát minh ra các nguyên tố kim loại và hợp chất của chúng, ứng dụng lý thú của các kim loại. + Đề cương ôn tập hệ thống hóa lí thuyết phần hóa vô cơ lớp 12 THPT:  Tóm tắt lí thuyết 3 chương 5, 6, 7 Hóa học lớp 12 THPT đa dạng về hình thức: sơ đồ tư duy, biểu bảng, hình vẽ ...  Hệ thống các câu hỏi nhỏ điền khuyết giúp HS củng cố, vận dụng, tổng hợp kiến thức và ghi nhớ bài sâu sắc hơn. + Hệ thống các bài tập hóa học và phương pháp giải phần hóa vô cơ lớp 12 THPT, gồm các dạng bài theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.  Phần câu hỏi lí thuyết theo từng mục.  Phần các bài toán theo từng dạng.  Phần đề tự kiểm tra đánh giá sau mỗi chương giúp HS tự rèn luyện và đánh giá mức độ hiểu bài của mình.  Hệ thống bài tập và đề tự kiểm tra của 3 chương 5, 6, 7: Chương 5: 70 câu hỏi lí thuyết, 62 câu toán thuộc 5 dạng toán, 1 đề tự kiểm tra. Chương 6: 138 câu hỏi lí thuyết, 56 câu toán thuộc 4 dạng toán, 2 đề tự kiểm tra. Chương 7: 101 câu hỏi lí thuyết, 56 câu toán thuộc 4 dạng toán, 2 đề tự kiểm tra. - Điểm mới của tài liệu là vở ghi bài có thêm nhiều yếu tố gây hứng thú, đó là các thông tin ứng dụng thực tế, gần gũi, là lịch sử phát minh nguyên tố, các câu chuyện về nguyên tố. Tài liệu tóm tắt hệ thống hóa lý thuyết không chỉ tóm tắt lý thuyết một cách rõ ràng, ngắn gọn, đa dạng về hình thức trình bày mà còn cung cấp phần câu hỏi vận dụng giúp các em ôn tập, củng cố một cách sâu sắc. Hệ thống bài tập chi tiết phân theo từng nội dung, phương pháp giải các dạng bài tập được xây dựng phù hợp với trình độ của HS. Cuối cùng chúng tôi thiết kế đề kiểm tra sau mỗi cuối chương để HS tự kiểm tra, đánh giá. 1.5. Đề xuất 5 biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu giúp HS học tập tốt và yêu thích bộ môn hóa hơn. 137 1.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ dạy và học. Chúng tôi tiến hành TNSP trên 431 HS với 6 cặp TN-ĐC thuộc lớp 12 ban cơ bản ở 5 trường THPT. Kết quả TNSP cho thấy nhóm HS có sử dụng tài liệu có kết quả cao hơn, các em hiểu bài, nắm được trọng tâm bài học hơn, nắm vững lý thuyết và kĩ năng làm bài tập, tự đánh giá được kết quả học tập của mình, đặc biệt là từ kết quả 70% HS lớp TN cảm thấy hóa học gần gũi, bổ ích, yêu thích học hóa học hơn chứng tỏ tính hiệu quả của tài liệu học tập đã thiết kế. 2. Kiến nghị Qua nghiên cứu đề tài và TNSP, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với các trường THPT - Nhà trường nên tạo điều kiện, khuyến khích để GV phát huy tính tự giác, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng dạy học, để từ đó có thể biên soạn các tài liệu học tập ngày càng chất lượng hơn. - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề cho các GV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. - Tổ chức biên soạn và thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học trong các tổ bộ môn, nâng cao chất lượng tài liệu, hệ thống bài tập và bộ đề kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Hỗ trợ kinh phí cho việc photo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học (phiếu học tập, các tài liệu do GV thiết kế ...) 2.2. Với giáo viên - Biên soạn tài liệu hỗ trợ dạy và học thống nhất trong cùng một tổ bộ môn của trường phù hợp với trình độ chung của HS, đặc biệt chú ý đến HSTBY. - Đối với giáo viên, cần phải nắm rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như nội dung chương trình, đối tượng học sinh, sao cho tài liệu hỗ trợ dạy học phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy của mình. - Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động của HS và sử dụng các phương tiện dạy học. - Đầu tư xây dựng tài liệu hỗ trợ học tập có chất lượng, trang bị và rèn luyện các kĩ năng cho HS. 138 - GV sử dụng phương pháp khích lệ học tập và đánh giá, công nhận sự cố gắng của HS, khuyến khích, khen ngợi những thành công dù rất nhỏ để các em tự tin vào nỗ lực của bản thân. - Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự nhiệt huyết, yêu nghề và kiên nhẫn thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3. Hướng phát triển của đề tài Thông qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng nên mở rộng thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy và học môn Hóa học ở các chương khác của tất cả các khối lớp ở THPT. Có thể kết hợp việc thiết kế tài liệu hỗ trợ với việc thiết kế các website để tạo ra tài liệu hỗ dạy và học trực tuyến. Trên đây là những kết quả của đề tài nghiên cứu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập phần hóa vô cơ lớp 12 THPT”. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một trong những tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của luận văn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 4. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học-Một số vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Đẹp (2012), Một số biện pháp nâng cao kết quả học tập phần kim loại Hóa học lớp 12 ban cơ bản với đối tượng học sinh trung bình-yếu, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Cảnh Đương, Hoàng Văn Thanh, Bàn về khái niệm “Tài liệu”, “Văn bản”, “Tài liệu lưu trữ”, “Tài liệu điện tử”, “Văn bản điện tử” và “Tài liệu lưu trữ điện tử”, Hội thảo Khoa học Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử, Bộ Nội vụ. 9. Cao Cự Giác (2009), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm trong dạy và học hóa học- Tập 1-Hóa học vô cơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Lưu Song Hà (2005), “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và các ứng phó của các em”, Tạp chí Tâm lý học, số 23. 11. Võ Sỹ Hiện (2012), Thiết kế tài liệu tự học phần Hóa hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá giỏi, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 140 13. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Lương Thị Hương (2011), Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập cho học sinh trung bình – yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 16. Đoàn Thị Hồng Loan (2011), Xây dựng bộ đề kiểm tra hỗ trợ việc dạy và tự học môn hóa học lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 17. Huỳnh Thị Mai (2010), Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực cho HS trong dạy và học bộ môn hóa học lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 19. Phan Thị Lan Phương (2010), Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Lê Tử Thành (1995), Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, TP. Hồ Chí Minh. 22. Phạm Thị Bích Thuận (2012), Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần kim loại Hóa học 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 23. Phạm Ngọc Thủy (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 141 24. Trần Trọng Thủy (2005), “Những vấn đề tâm lý học của tình trạng học kém ở học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 5. 25. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền, Sách giáo viên Hóa học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 27. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hoá học với thực tiễn đời sống, Nxb ĐHQG Hà Nội. 28. Nguyễn Xuân Trường (2005), Những điều kì thú của hóa học, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 29. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 30. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 31. L.X.Xô-Lô-Vây-Trích (Lê Khánh Trường dịch – 1975), Từ hứng thú đến tài năng, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 32. 33. 34. 142 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Thân chào các em học sinh! Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến của các em một số vấn đề về việc sử dụng các tài liệu học tập bộ môn hóa học như sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo (STK) và tài liệu học tập (tài liệu hỗ trợ DH) do GV biên soạn để đưa ra những biện pháp phù hợp giúp đỡ các em học tập tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em! Thông tin cá nhân  Họ và tên học sinh:  Lớp 12.Trường . Câu 1. Em học tập môn hóa bằng các tài liệu nào? A. Chỉ có SGK. B. SGK và STK. C. SGK, STK và tài liệu do GV (hoặc tổ bộ môn) biên soạn, gồm: (có thể chọn nhiều câu) □ Đề cương bài tập. □ Vở ghi lý thuyết ( đã có sẵn dàn bài, có chừa chỗ trống cho em ghi bài). □ Tóm tắt lý thuyết. □ Tài liệu tự học. □ Các phiếu bài tập hoặc lý thuyết. □ Loại tài liệu khác .................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. Câu 2. Em thấy mức độ sử dụng các loại tài liệu học tập môn hóa như thế nào khi ở trên lớp và ở nhà? Ở trên lớp Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SGK STK TLHTDH do GV biên soạn Ở nhà Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SGK STK TLHTDH do GV biên soạn Câu 3. Những khó khăn em gặp phải khi học tập môn hóa học ( 5: khó khăn nhất, 1: ít khó khăn nhất): Mức độ 1 2 3 4 5 1- Không theo kịp bài trên lớp 2- Không hệ thống được lý thuyết 3- Không định được hướng giải, không nắm được phương pháp giải bài tập 143 4- Không có hệ thống bài tập tương tự 5- Không có tài liệu học tập phù hợp hoặc có nhưng thiếu sự hướng dẫn của GV 6- Không có phương pháp học, không biết bắt đầu từ đâu 7- Cảm thấy môn hóa học khô khan, khó hiểu, không hứng thú 8- Không đủ thời gian Câu 4. Em hãy cho biết ý kiến về sự cần thiết của các nội dung trong tài liệu hỗ trợ DH do GV biên soạn (thang điểm từ 1 – 5): STT Tiêu chí 1 2 3 4 5 1. Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng 2. Nội dung kiến thức chi tiết, dễ hiểu 3. Có tóm tắt kiến thức trọng tâm cần nắm vững 4. Bổ sung nhiều thông tin gần gũi, thiết thực, bổ ích 5. Lượng bài tập phong phú hệ thống bài tập phân loại rõ ràng, đầy đủ các dạng 6. Có phương pháp giải, bài tập minh họa cho các dạng cụ thể 7. Dễ dàng sử dụng trên lớp cũng như ở nhà 8. Tiết kiệm được nhiều thời gian 9. Tạo hứng thú học tập Câu 5. Theo em, những khó khăn trong việc sử dụng tài liệu hỗ trợ DH do GV biên soạn là (có thể chọn nhiều câu) □ sử dụng SGK là đủ. □ không biết cách sử dụng. □ GV không hướng dẫn sử dụng. □ GV ít yêu cầu sử dụng. □ chỉ dùng để giải bài tập, gây nhàm chán. □ Lý do khác ............................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................. Câu 6. Theo em, việc sử dụng tài liệu hỗ trợ DH do GV biên soạn có những ưu điểm sau: (có thể chọn nhiều câu) □ dễ học hơn. □ có nhiều thời gian để tự học. □ đỡ khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo. □ đỡ tốn kém mua sách tham khảo. □ làm nhiều bài tập. □ chủ động ghi nhận kiến thức, cập nhật thông tin bổ ích, liên hệ thực tế. □ tự kiểm tra đánh giá được. □ học mọi lúc, mọi nơi □ Lý do khác .................................................................................................................................................................. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các em học sinh. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: 144 - Cao Thị Minh Huyền – GV Trường THPT Long Trường. - Đc mail: minh_huyen106@yahoo.com.vn - ĐT: 0909632903 Xin chân thành cảm ơn, chúc các em sức khỏe, luôn đạt kết quả cao trong học tập! 145 PHỤ LỤC 2. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi quý thầy/cô! Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập phần hóa vô cơ lớp 12 THPT”. Kính mong quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào lựa chọn thích hợp. Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ..Thâm niên giảng dạy: Nơi công tác: ....Tỉnh/TP: CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Câu 1. Đánh giá của thầy (cô) về tài liệu dùng cho HS hiện nay: Số lượng Nhiều  Vừa  Ít  Kiến thức Đầy đủ  Bình thường  Chưa đa dạng  Câu 2. Nguồn tài liệu dạy học thường được thầy (cô) sử dụng cho HS?  Sách giáo khoa  Đề cương của trường  Sách bài tập  tài liệu hỗ trợ DH GV tự soạn  Sách tham khảo  Nguồn bài tập khác:... Câu 3. Theo thầy (cô) nguyên nhân nào làm học sinh học yếu môn Hóa? Học sinh Học sinh mất căn bản môn Hóa từ cấp II.  Học sinh lười học.  HS có sức học yếu dù đã rất cố gắng.  HS không biết cách học để có hiệu quả.  HS chưa xác định được mục đích, động cơ học tập.  HS sợ giáo viên vì thường xuyên bị trù dập hoặc cho điểm kém.  HS không chịu học phụ đạo.  Giáo viên GV chưa hệ thống hóa lý thuyết một cách dễ nhớ.  GV chưa cung cấp cách giải các dạng bài tập một cách rõ ràng, chi tiết.  GV ít sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm.  GV còn chạy theo thành tích, tinh thần trách nhiệm chưa cao.  GVchưa sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp.  GV ít động viên, khen ngợi những cố gắng của HS.  Không có tài liệu dạy học phù hợp dành cho HS.  Nguyên nhân khác: ................................................................................................................ 146 ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Câu 4. Theo thầy/cô lý do cần phải thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học môn hóa cho HS là (có thể đánh dấu X vào nhiều lựa chọn): 1. Giúp HS hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức. 2. Giúp HS nhớ bài lâu hơn. 3. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. 4. Kích thích hứng thú tìm tòi, nâng cao, mở rộng kiến thức. 5. Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời. 6. Hệ thống bài tập trong SGK chưa phong phú, chưa phân loại theo các dạng, theo cấp độ. 7. Nội dung phần vô cơ lớp 12 rất quan trọng, thường đề cập trong các kì thi: tốt nghiệp, đại học, 8. Lí do khác: Câu 5. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến về sự cần thiết của các nội dung trong tài liệu học tập: STT Tiêu chí 1 2 3 4 5 1. Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng 2. Nội dung kiến thức chi tiết, dễ hiểu 3. Có tóm tắt kiến thức trọng tâm cần nắm vững 4. Bổ sung nhiều thông tin gần gũi, thiết thực, bổ ích 5. Lượng bài tập phong phú hệ thống bài tập phân loại rõ ràng, đầy đủ các dạng 6. Có phương pháp giải, bài tập minh họa cho các dạng cụ thể 7. Dễ dàng sử dụng trên lớp cũng như ở nhà 8. Tiết kiệm được nhiều thời gian 9. Tạo hứng thú học tập Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy/cô và mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: - Cao Thị Minh Huyền – GV Trường THPT Long Trường. - Đc mail: minh_huyen106@yahoo.com.vn - ĐT: 0909632903 147 PHỤ LỤC 3. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN THỰC NGHIỆM Họ và tên giáo viên: ................................................................................................................... Số điện thoại: ............................................................................................................................. Nơi công tác: Trường ................................................................................................................. Tỉnh/ TP: .................................................................................................................................... Thời gian tham gia công tác giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: năm. Trình độ: Cử nhân. Thạc sĩ. Tiến sĩ. Trong thời gian qua, tôi đã tham gia thực nghiệm đề tài “THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 THPT”. Tôi xin có một số nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, mức độ nắm vững kiến thức và kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng như sau: 1. Lớp thực nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 2. Lớp đối chứng: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 3. Kết luận và đề xuất: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 4. Vấn đề tâm đắc nhất: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Giáo viên thực nghiệm 148 PHỤ LỤC 4. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM Họ và tên học sinh:........................................................................................................................ Trường: ......................................................................................................................................... Tỉnh/ TP: ...................................................................................................................................... Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông cũng như hiệu quả của việc sử dụng tài liệu học tập, mong các em vui lòng trả lời một số thông tin trong các câu hỏi sau (đánh dấu X vào lựa chọn thích hợp) Chúc các em học tốt! Đánh giá của em về hiệu quả của tài liệu hỗ trợ học tập phần hóa vô cơ 12 STT Tiêu chí đánh giá Mức độ Có Một phần Không 1. Vở ghi bài có giúp em rèn kĩ năng soạn bài, tiết kiệm thời gian ghi bài không? 2. Các thông tin bổ sung trong vở ghi bài có giúp em liên hệ thực tế và thấy thích thú không? 3. Nội dung tóm tắt lý thuyết trong tài liệu có dễ hiểu, có giúp em nắm được trọng tâm của bài học không? 4. Hệ thống các câu hỏi điền khuyết có giúp em hiểu bài sâu sắc hơn không? 5. Hệ thống bài tập phân theo chủ đề có giúp em củng cố, vận dụng kiến thức tốt hơn không? 6. Phương pháp giải các dạng BT được trình bày rõ ràng, dễ hiểu không? 7. Các dạng bài tập trong tài liệu có vừa sức với em không? 8. Hệ thống bài tập vận dụng có đáp án có giúp em rèn luyện kĩ năng giải bài tập không? 9. Tài liệu hỗ trợ có giúp em phát huy tính tự giác học tập không? 10. Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có tốt hơn không? 11. Em có thấy thích học hóa hơn không? Ý kiến đóng góp khác ............................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 149 PHỤ LỤC 5. ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 6 ĐỀ SỐ 1 (Cho NTK: Ca = 40; Pb = 207; Cl = 35,5; Cu = 64; Mg = 24; Al = 27) Câu 1: Oxit của kim loại M thuộc nhóm IA có dạng A. M2O. B. MO. C. MO2. D. M2O3. Câu 2: Để bảo quản kim loại kiềm cần A. ngâm chúng trong dầu hỏa. B. giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín. C. ngâm chúng trong etanol nguyên chất. D. ngâm chúng trong nước. Câu 3: Có thể điều chế Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy A. NaOH. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. Na2CO3. Câu 4: Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm là A. Na, K, Cs, Rb, Li. B. Li, Na, K, Rb, Cs. C. Cs, Rb, K, Na, Li. D. K, Na, Li, Rb, Cs. Câu 5: Dung dịch muối có pH > 7 là A. KCl. B. NaHSO4. C. Na2CO3. D. NH4Cl. Câu 6: Dãy chứa các chất đều tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm là A. Na2O, K2O và BaO. B. K2O, BaO, Al2O3. C. Na2O, Fe2O3 và BaO. D. Na2O, K2O và MgO. Câu 7: Cho 7,8 gam kali vào 192,4 gam nước, thu được dung dịch nặng A. 203,6 g. B. 200,0 g. C. 200,2 g. D. 298,0 g. Câu 8: Hòa tan 2,5 gam muối Na2CO3.xH2O trong 250 ml nước cất. Biết 25 ml dung dịch này tác dụng vừa đủ với 17,5 ml dung dịch HCl 0,1M. Giá trị của x là A. 10. B. 5. C. 7. D. 1. Câu 9: Cho 2,464 lít CO2 (đktc) đi qua dung dịch NaOH, người ta thu được 11,44 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có khối lượng (gam) lần lượt là A. 0,84 và 10,6. B. 10,6 và 0,84. C. 8,4 và 10,6. D. 10,6 và 8,4. Câu 10: Nhóm kim loại sau đây đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Na, K, Mg, Ca. B. Ba, Na, K, Ca. 150 C. Be, Mg, Ca, Ba. D. K, Na, Ca, Zn. Câu 11: Dãy ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p6? A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. C. Na+, Mg2+, Al3+. D. K+, Al3+, Mg2+. Câu 12: Cách nào sau đây được dùng để điều chế Ca? A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. B. Điện phân CaCl2 nóng chảy. C. Dùng Al khử CaO ở nhiệt độ cao. D. Dùng Ba đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2. Câu 13: Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng? A. NO3-. B. SO42-. C. ClO4-. D. PO43-. Câu 14: Khi điện phân MgCl2 nóng chảy thì ở A. cực dương, ion Mg2+ bị oxi hóa. B. cực âm, ion Mg2+ bị khử. C. cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hóa. D. cực âm, nguyên tử Mg bị khử. Câu 15: Có các chất rắn: CaCO3, CaSO4, Na2SO4, Na2CO3 trong các ống nghiệm không ghi nhãn, chỉ dùng nước và dung dịch HCl sẽ nhận biết được tối đa A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 16: Để làm mềm loại nước cứng có chứa CaCl2 và Mg(HCO3)2 ta có thể dùng A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaCl. D. Ca(OH)2. Câu 17: Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, thì A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hóa giảm dần. C. tính khử giảm dần. D. khả năng tác dụng với nước giảm dần. Câu 18: Sục a mol CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, đun nóng dung dịch còn lại thu thêm 2 g kết tủa nữa. Giá trị của a là A. 0,05. B. 0,06. C. 0,07. D. 0,08. Câu 19: Cho 19,2 g hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và muối một kim loại hóa trị II tác dụng với HCl dư, thu 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là A. 21,4 g. B. 22,2 g. C. 23,4 g. D. 25,2 g. 151 Câu 20: Trong phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O, số phân tử HNO3 bị nhôm khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat lần lượt là A. 1 và 3. B. 3 và 2. C. 4 và 3. D. 3 và 4. Câu 21: Nhôm bền trong không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 22: Nhôm oxit A. được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3. B. bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. C. tan được trong dung dịch NH3. D. là oxit không tạo muối. Câu 23: Muốn phân biệt 3 chất rắn Al, Mg, Al2O3 chỉ cần dùng dung dịch A. HCl. B. H2SO4. C. CuSO4. D. KOH. Câu 24: Để phân biệt các chất rắn riêng biệt: Mg, Al, Al2O3, ta dùng dung dịch A. NaOH đặc. B. HNO3 đặc, nóng. C. H2SO4 loãng. D. HCl. Câu 25: Dãy ion có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là A. Na+, OH-, HCO3-, K+. B. K+, Ba2+, OH-, Cl-. C. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+. D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-. Câu 26: Có các dung dịch riêng biệt: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, FeCl3, Na2SO4. Hóa chất cần thiết dùng nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch A. NaOH. B. Na2SO4. C. BaCl2. D. AgNO3. Câu 27: Trộn 100 ml dung dịch AlCl3 1M với 350 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là A. 12,3 g. B. 3,9 g. C. 9,2 g. D. 7,8 g. Câu 28: Để khử hoàn toàn m g hỗn hợp bột CuO và PbO cần 8,1 g kim loại nhôm. Sau phản ứng thu 50,2 g hỗn hợp hai kim loại. Giá trị của m là A. 57,4. B. 54,4. C. 53,4. D. 56,4. Câu 29: Cho 7,8 g hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g. Số mol HCl tham gia phản ứng là A. 0,8. B. 0,7. C. 0,6. D. 0,5. 152 Câu 30: Cho m g Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 672 ml khí N2O (đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 21,9 g muối. Số mol HNO3 phản ứng là A. 0,300. B. 0,030. C. 0,325. D. 0,375. ĐỀ SỐ 2 (lưu CD) 153 PHỤ LỤC 6. ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 7 ĐỀ SỐ 3 (Cho NTK: Ag=108; Mg=24; Cu=64; Zn=65; Fe=56; Ca=40; O=16; Cr=52; Al=27) Câu 1: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2? A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag. Câu 2: Fe có thể tan trong dung dịch A. AlCl3. B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2. Câu 3: Hợp chất nào sau đây của Fe vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3. Câu 4: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là A. SiO2 và C. B. MnO2 và CaO. C. CaSiO3. D. MnSiO3. Câu 5: Cấu hình electron của ion Fe3+ là A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây mô tả không đúng? A. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa nâu đỏ. B. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư thấy tạo dung dịch có màu xanh nhạt. C. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch H2SO4 thấy tạo dung dịch màu vàng nâu. D. Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh. Câu 7: Khi thêm dung dịch NH3 dư vào các dung dịch: Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Al(NO3)3, Cu(NO3)2, lắc nhẹ, số chất kết tủa tạo ra sau thí nghiệm là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Trong các nhóm cho dưới đây, nhóm các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Na, Fe. B. Mg, Zn. C. Al, Mg. D. Cu, Ag. Câu 9: Cho 2 PTHH: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 và Fe + CuCl2 → 2FeCl2 + Cu. Có thể rút ra kết luận nào sau đây? A. Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+. B. Tính oxi hóa: Fe2+ > Cu2+ > Fe3+. C. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu. D. Tính khử: Fe2+ > Fe > Cu. 154 Câu 10: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 dư, thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là A. 0,56. B. 1,12. C. 1,68. D. 2,24. Câu 11: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng khối lượng khí tăng thêm 4,8 gam. Oxit sắt có công thức là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2. Câu 12: Cho 10 gam hỗn hợp CuO, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là A. 1,60 gam. B. 4,40 gam. C. 5,28 gam. D. 8,40 gam. Câu 13: Cho 5,4 gam một kim loại X tác dụng clo dư, thu 26,7 gam muối. X là A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cr. Câu 14: Cấu hình electron của ion 24Cr2+ là A. [Ar]3d3. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d24s2. D. [Ar]3d34s1. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cr là kim loại có tính khử yếu hơn Fe.B. Cr ở ô 24 của BTH. C. Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẫm. D. CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm. Câu 16: So sánh nào dưới đây là không đúng? A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử. B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính; có cả tính oxi hóa và tính khử. C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh. D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước. Câu 17: Chỉ ra câu không đúng. A. Muối cromat và đicromat đều có tính oxi hóa mạnh. B. Trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị khử thành Cr(III). C. Số oxi hóa thường gặp của crom trong hợp chất là +2, +3, +6. D. CrO3 là một oxit bazơ. Câu 18: Muốn điều chế được 6,72 lít khí clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng dung dịch HCl đặc, dư là A. 26,4 g. B. 27,4g. C. 28,4g. D. 29,4g. Câu 19: Cho Cu tác dụng với dung dịch (NaNO3 và H2SO4 loãng) sẽ giải phóng A. H2. B. NO. C. NO2. D. NH3. 155 Câu 20: Để phân biệt hai dung dịch: H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội, có thể dùng kim loại A. Cr. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 21: Để hòa tan vừa đủ 11,76 g Cu(OH)2 cần thể tích dung dịch HCl 1 M là A. 120 ml. B. 240 ml. C. 60 ml. D. 360 ml. Câu 22: Cho 19,2 gam Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. Câu 23: Oxit kim loại có tỉ lệ %mO trong thành phần phân tử là 20% là A. CuO. B. FeO. C. MgO. D. CrO. Câu 24: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính khử của kim loại? A. Pb, Ni, Sn, Zn. B. Pb, Sn, Ni, Zn. C. Ni, Sn, Zn, Pb. D. Ni, Zn, Pb, Sn. Câu 25: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. ZnO. B. Zn(OH)2. C. ZnSO4. D. Zn(HCO3)2. Câu 26: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của sắt? A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. C. Dẫn điện và nhiệt tốt. D. Có tính nhiễm từ. Câu 27: Để hòa tan vừa hết 1 mol mỗi oxit Fe2O3, Fe3O4 và FeO bằng dung dịch HCl thì số mol HCl cần dùng lần lượt là A. 6; 8 và 2. B. 6; 4 và 2. C. 3; 8 và 1. D. 4; 4 và 4. Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. B. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,... C. Cr2O3 là oxit lưỡng tính. D. Cr(OH)3 là một bazơ. Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng: Cu + HNO3 → muối + NO + nước. Số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử lần lượt là A. 1 và 4. B. 3 và 8. C. 3 và 2. D. 3 và 6. Câu 30: Không thể điều chế được Cu bằng cách A. khử CuO bằng H2 ở nhiệt độ cao. B. dùng Fe tác dụng dung dịch muối đồng. C. điện phân dung dịch CuCl2. D. dùng K tác dụng dung dịch muối đồng. 156 Hết. PHỤ LỤC 7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI NHANH (lưu CD)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_thiet_ke_tai_lieu_ho_tro_day_hoc_nham_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_phan_hoa_vo_co_lop_12_trung_hoc_ph.pdf
Luận văn liên quan