Luận văn Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông

Những nghiên cứu bước đầu của đề tài có mang lại kết quả đáng khích lệ về tính khả thi và hiệu quả thiết thực của Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11. Tuy nhiên, muốn nâng tầm tác dụng của tài liệu cũng như đưa mục tiêu rèn luyện năng lực tự học cho HS đạt kết quả tốt hơn, thì còn nhiều việc phải quan tâm và phải tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện và củng cố chất lượng đích thực, bền vững. Muốn như vậy, tôi xin phép nêu một số kiến nghị sau đây: 2.1. Đối với giáo viên THPT: ‐ Cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS; có biện pháp kiểm tra, giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn trong tự học. ‐ Cung cấp nguồn tài liệu hướng dẫn tự học phong phú cho HS; hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm, lựa chọn tài liệu tham khảo. ‐ Tham gia nghiên cứu khoa học. Biên soạn các tài liệu chuyên môn, tài liệu hướng dẫn tự học cho HS.

pdf155 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề kiểm tra”. - Đinh Lê Thanh Sương, lớp 11T: “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 biên soạn cụ thể, giúp em tự học tốt môn Hóa. Tài liệu có bộ đề kiểm tra giúp em luyện tập tốt trước những bài kiểm tra chính thức ở lớp”. - Nguyễn Đại Lợi, 11 Tin: “Em cần nhiều tài liệu như thế này hơn!” - Nguyễn Cát Lâm, lớp 11T: “Tự học tuy dễ gặp khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức, nhưng một khi đã hiểu, HS sẽ nhớ rất lâu và vận dụng hiệu quả. Tài liệu ngắn gọn, súc tích giúp em tóm tắt, hệ thống hóa bài học, rút ra những kiến thức trọng tâm, cốt lõi, cần thiết phải nhớ, biết những dạng căn bản để phát triển thêm sang toán Hóa cao cấp hơn”. - Lâm Dương Hoài Thương, lớp11Tin:“Nên có những tài liệu như vậy để HS chúng em có thể tự học, tự phát huy và đánh giá được khả năng, năng lực của mình. - Uyên Trang: “Tự học bằng tài liệu này giúp em hiểu rõ chương trình SGK hơn và có khả năng tự kiểm tra đánh giá kiến thức của mình”. - Nguyễn Thái Bình: “Đây là một tài liệu rất hay! Kính mong cô cung cấp cho chúng em tài liệu hướng dẫn tự học môn Hóa lớp 12”. - Ý kiến của nhiều HS: “Tài liệu giúp em học tốt hơn, nâng cao tinh thần học tập về môn Hóa”; “Tài liệu rất phù hợp với HS chúng em. Em rất thích nó.”; “Tài liệu trình bày rõ ràng, dễ hiểu, bài tập rất đa dạng, giúp em nắm vững được những kiến thức cơ bản.”; “Tài liệu nên được tăng cường cho HS để rèn luyện khả năng tự học cho các em.”; “Em rất hài lòng với cuốn sách này vì cảm thấy nó rất bổ ích với em!” 3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi cho HS hai nhóm lớp ĐC và lớp TN làm hai bài kiểm tra 1 tiết (Học kì II). Nội dung các đề kiểm tra: phụ lục 3 và 4. Kết quả TNSP được thống kê trong các bảng dưới đây. 3.5.2.1. Tổng hợp điểm kiểm tra các lớp TN và ĐC • Kết quả bài kiểm tra số 1: 109 Bảng 3.3: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp TN Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 Lớp TN Sĩ số Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Xi 11A2 – Trần Phú 45 0 0 0 0 1 0 11 12 13 8 11TL1 – Ng.Huệ 49 0 0 0 4 9 10 19 6 1 0 11Toan – LVC 36 0 0 0 1 0 1 2 8 16 8 11Tin – LVC 32 0 0 0 0 0 1 8 9 12 2 11A6 – Ph.V.Đồng 44 0 0 4 5 8 7 6 7 4 3 Tổng cộng 206 0 0 4 10 18 19 46 42 46 21 Điểm TB x 7,5 Bảng 3.4: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp ĐC Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 Lớp ĐC Sĩ số Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Xi 11A3 – Trần Phú 43 0 0 4 7 7 11 9 1 4 0 11TL4 – Ng.Huệ 42 0 0 1 6 7 10 12 5 1 0 11Lý – L.V.Chánh 37 0 0 0 0 1 7 8 7 12 2 11Sinh- LVC 34 0 0 0 2 2 6 9 6 5 4 11A4 – Ph.V.Đồng 48 0 2 4 10 10 5 11 5 1 0 Tổng cộng 204 0 2 9 25 27 39 49 24 23 6 Điểm TB x 6,4 110 • Kết quả kiểm tra bài số 2: Bảng 3.5: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp TN Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 Lớp TN Sĩ số Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Xi 11A2 – Trần Phú 45 0 0 0 0 1 8 10 15 7 4 11TL1 – Ng.Huệ 49 0 1 1 0 10 10 8 8 8 3 11Toan – LVC 36 0 0 0 0 1 4 2 11 15 3 11Tin – LVC 32 0 0 0 1 1 4 6 6 3 11 11A6 – Ph.V.Đồng 44 0 0 2 5 7 11 12 4 3 0 Tổng cộng 206 0 1 3 6 20 37 38 44 36 21 Điểm TB x 7,3 Bảng 3.6: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp ĐC Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 Lớp ĐC Sĩ số Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Xi 11A3 – Trần Phú 43 0 0 2 10 11 9 5 4 1 1 11TL4 – Ng.Huệ 42 0 0 5 6 7 10 8 3 0 3 11Lý – L.V.Chánh 37 0 0 0 0 0 5 9 9 8 6 11Sinh- LVC 34 0 0 1 1 2 7 5 8 5 5 11A4 – Ph.V.Đồng 48 0 1 10 11 11 8 7 0 0 0 Tổng cộng 204 0 1 18 28 31 39 34 24 14 15 Điểm TB x 6,2 111 3.5.2.2. Xử lí kết quả TNSP • Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và đồ thị đường lũy tích Bảng 3.7: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (bài kiểm tra số 1) Điểm xi Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 0 0 0 0 0 0 2 0 2 0 1,0 0 1,0 3 4 9 1,9 4,4 1,9 5,4 4 10 25 4,9 12,3 6,8 17,7 5 18 27 8,8 13,2 15,6 30,9 6 19 39 9,2 19,1 24,8 50,0 7 46 49 22,3 24,0 47,1 74,0 8 42 24 20,4 11,8 67,5 85,8 9 46 23 22,3 11,3 89,8 97,1 10 21 6 10,2 2,9 100 100 ∑ 206 204 100 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 112 Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (bài kiểm tra số 2) Điểm xi Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 0 0 0 0 0 0 2 1 1 0,5 0.5 0,5 0,5 3 3 18 1,5 8,8 2,0 9,3 4 6 28 2,9 13,7 4,9 23,0 5 20 31 9,7 15,2 14,6 38,2 6 37 39 18,0 19,1 32,6 57,3 7 38 34 18,4 16,7 51,0 74,0 8 44 24 21,3 11,8 72,3 85,8 9 36 14 17,5 6,9 89,8 92,7 10 21 15 10,2 7,3 100 100 ∑ 206 204 100 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 113 • Các tham số đặc trưng thống kê: Bảng 3.9: Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC Điểm trung bình ( x ) Nhóm TN Nhóm ĐC Bài kiểm tra 1 7,5 6,4 Bài kiểm tra 2 7,3 6,2 Bảng 3.10: Tổng hợp phân loại kết quả học tập – bài 1 % HS đạt điểm khá - giỏi % HS đạt điểm TB % HS đạt điểm yếu kém Bài kiểm tra 1 Nhóm TN 75,2% 18,0% 6,8% Nhóm ĐC 50,0% 32,4% 17,6% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Yếu - kém Trung bình Khá - giỏi TN ĐC Hình 3.3: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 114 Bảng 3.11: Tổng hợp phân loại kết quả học tập – bài 2 % HS đạt điểm khá - giỏi % HS đạt điểm TB % HS đạt điểm yếu kém Bài kiểm tra 2 Nhóm TN 67,5% 27,7% 4,8% Nhóm ĐC 42,7% 34,3% 23,0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Yếu - kém Trung bình Khá - Giỏi TN ĐC Hình 3.4: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ‐ Nhóm khá - giỏi: điểm 7, 8, 9, 10. ‐ Nhóm trung bình: điểm 5, 6. ‐ Nhóm yếu kém: điểm 1, 2, 3, 4. Bảng 3.12: Tổng hợp các tham số đặc trưng Bài kiểm tra x ± m S2 S V(%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 7,5 ± 0,12 6,4 ± 0,13 3,0 3,2 1,73 1,80 23,07 28,13 2 7,3 ± 0,13 6,3 ± 0,14 3,2 3,77 1,80 1,94 24,66 31,29 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử student: 115 o Bài kiểm tra số 1: 203 )80,1( 205 )73,1( 1).4,65,7( 11 1).( 22221 + −= − + − −= ĐC ĐC TN TN ĐCTNTN n S n S xxt = 6,29 o Bài kiểm tra số 2: 203 )94,1( 205 )8,1( 1).2,63,7( 11 1).( 22222 + −= − + − −= ĐC ĐC TN TN ĐCTNTN n S n S xxt = 5,94 Tra bảng student với giá trị bậc tự do k = 206 + 204 – 2 = 408, ta có tα = 1,96. 5.3.2.3. Phân tích kết quả TNSP và kết luận Qua các kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn HS các lớp ĐC, thể hiện cụ thể: ‐ Điểm trung bình cộng của HS các lớp TN cao hơn của HS các lớp đối chứng. ‐ Tỉ lệ %HS đạt điểm yếu kém của HS các lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC. ‐ Tỉ lệ %HS đạt điểm khá, giỏi của HS các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC. ‐ Đồ thị các đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của các lớp ĐC. ‐ TNX > ĐCX và VTN < VĐC (bảng 3.9), chứng tỏ chất lượng các lớp TN tốt hơn và đồng đều hơn các lớp ĐC. ‐ tTN1 và tTN2 đều lớn hơn tα. Điều đó chứng tỏ sự khác nhau giữa TNX và ĐCX là có ý nghĩa. Tất cả những lý do đó, có thể kết luận: Kết quả quá trình kiểm tra của HS các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Như vậy, việc tự học với tài liệu hướng dẫn đã mang lại hiệu quả tốt hơn trong học tập. 116 Tóm tắt chương 3 Ở chương 3, chúng tôi trình bày các nội dung cụ thể như sau: 1. Xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung thực nghiệm sư phạm. 2. Trao đổi với giáo viên và học sinh các lớp thực nghiệm về những vấn đề liên quan. 3. Tiến hành quá trình thực nghiệm với tài liệu đã biên soạn ở 5 lớp (206 HS) thuộc 4 trường THPT, tỉnh Phú Yên và Quãng Ngãi. 4. Lấy ý kiến đánh giá của học sinh về tài liệu hướng dẫn tự học sau khi các em được học với tài liệu. 5. Xử lí, đánh giá kết quả TNSP. Những kết quả thu được (cả về định tính và định lượng) của quá trình thực nghiệm, cho thấy: o Tài liệu được biên soạn đã đảm bảo được những yêu cầu đặt ra của một tài hướng dẫn tự học. Tài liệu có tác dụng rõ rệt trong việc bồi dưỡng một số kĩ năng tự học môn Hóa học như: tự nghiên cứu nội dung bài học, ôn tập củng cố kiến thức, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, góp phần nâng cao năng lực tự học và mang lại kết quả học tập tốt hơn cho các em. o TNSP đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Xác nhận khả năng ứng dụng thiết thực của “Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11”. 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây: 1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: ‐ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. ‐ Tự học: khái niệm, các hình thức tự học; tầm quan trọng của việc tự học trong xã hội tri thức. ‐ Làm rõ những đặc điểm của hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tự học; những khó khăn khi tự học; giải pháp giúp thành công trong tự học. ‐ Tài liệu tự học: khái niệm và tác dụng của tài liệu tự học. 1.2. Nghiên cứu tổng quan phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học THPT: ý nghĩa, tầm quan trọng của phần kiến thức hóa học hữu cơ; cấu trúc phần hóa học hữu trong chương trình Hóa học phổ thông và chương trình Hóa học11 nâng cao. 1.3. Điều tra thực trạng việc bồi dưỡng phương pháp tự học (nội dung, biện pháp hướng dẫn...) cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT và khả năng tự học của HS đối với 120 GV và 202 HS. Từ đó đánh giá được: ‐ Khả năng tự học của đa số HS THPT là rất thấp và cần thiết phải được quan tâm, có biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho các em thông qua từng môn học cụ thể. ‐ Nhiều trường THPT hiện nay chưa có tài liệu dùng riêng cho HS, việc hướng dẫn tự học chủ yếu vẫn bằng hình thức giao bài tập về nhà , song lại chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra đánh giá quá trình tự học của các em. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học (trong đó chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể, có xác định mục tiêu cần đạt được khi nghiên cứu vấn đề gì; có phần hướng dẫn HS vận dụng kiến thức và cả công cụ kiểm tra đánh giá) là cần thiết. 1.4. Xây dựng 8 yêu cầu làm cơ sở khoa học định hướng cho việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học. Bao gồm: ‐ Đảm bảo tính chính xác, khoa học phù hợp về nội dung kiến thức đối với đối tượng sử dụng tài liệu (HS). ‐ Đảm bảo kiến thức trọng tâm, bám sát nội dung chương trình SGK. ‐ Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức. 118 ‐ Trình bày tinh gọn, dễ hiểu. ‐ Có tính phân hóa, cá thể hóa. ‐ Đảm bảo cho HS có thể tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập (có bộ công cụ kiểm tra đánh giá). ‐ Có tác dụng hướng dẫn (có phần hướng dẫn sử dụng rõ ràng). ‐ Đảm bảo hình thành ở HS kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn. 1.5. Xây dựng qui trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học gồm 9 bước: ‐ Nghiên cứu nội dung phần hóa học hữu cơ lớp 11 (SGK) và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan. ‐ Xác định kiến thức trọng tâm và nội dung hướng dẫn tự học. ‐ Nghiên cứu, tìm hiểu trình độ nhận thức của HS trong quá trình học tập và trong tự học. ‐ Thiết kế nội dung hướng dẫn tự học cho từng phần, hoặc bài đã chọn. ‐ Xây dựng bộ đề tự kiểm tra - đánh giá cho HS dùng trong tự học. ‐ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp. ‐ Chỉnh sửa nội dung và hình thức. ‐ Tiến hành thực nghiệm. ‐ Hoàn thành tài liệu. 1.6. Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao), gồm các nội dung: + Hướng dẫn tự học đối với một số bài học quan trọng (bài 35, 40, 43, 46, 54, 58, 61) thuộc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. + Hệ thống bài tập phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của học sinh. + Bộ đề giúp học sinh tự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Gồm: 20 đề kiểm tra thường xuyên (trắc nghiệm); 10 đề kiểm tra định kì (phối hợp trắc nghiệm và tự luận) và 10 đề kiểm tra học kì (3 đề tự luận, 7 đề trắc nghiệm). + Hướng dẫn học sinh tự học theo chu trình PDCA - giúp rèn kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn. 1.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng tài liệu đã thiết kế ở 10 lớp 11 (với 206 HS lớp TN và 204 HS lớp ĐC) của tỉnh Phú Yên và tỉnh Quãng Ngãi. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả thiết thực của việc sử dụng tài liệu này: HS có khả năng tự học, tự rèn luyện 119 tốt hơn; kết quả học tập của HS những lớp TN luôn đạt chất lượng cao hơn HS các lớp ĐC. Các kết quả thu được căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài. 2. KIẾN NGHỊ Những nghiên cứu bước đầu của đề tài có mang lại kết quả đáng khích lệ về tính khả thi và hiệu quả thiết thực của Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11. Tuy nhiên, muốn nâng tầm tác dụng của tài liệu cũng như đưa mục tiêu rèn luyện năng lực tự học cho HS đạt kết quả tốt hơn, thì còn nhiều việc phải quan tâm và phải tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện và củng cố chất lượng đích thực, bền vững. Muốn như vậy, tôi xin phép nêu một số kiến nghị sau đây: 2.1. Đối với giáo viên THPT: ‐ Cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS; có biện pháp kiểm tra, giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn trong tự học. ‐ Cung cấp nguồn tài liệu hướng dẫn tự học phong phú cho HS; hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm, lựa chọn tài liệu tham khảo. ‐ Tham gia nghiên cứu khoa học. Biên soạn các tài liệu chuyên môn, tài liệu hướng dẫn tự học cho HS. 2.2. Đối với các trường THPT: ‐ Tạo điều kiện để HS được sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học nhiều hơn trong nhà trường: Đưa tài liệu vào thư viện hoặc trang web của trường để HS tham khảo; phổ biến tài liệu đến HS trong trường và khuyến khích các em sử dụng; hỗ trợ kinh phí để photo tài liệu cấp phát cho HS (nếu có thể). ‐ Khuyến khích các tổ bộ môn xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học, xây dựng bộ đề kiểm tra – đánh giá, xây dựng các chuyên đề góp phần làm phong phú nguồn tư liệu chuyên môn của trường, hỗ trợ tài liệu học tập cho HS để nâng cao chất lượng học tập cho các em. ‐ Khuyến khích GV tham gia công tác nghiên cứu khoa học; đồng thời có biện pháp sử dụng những thành tựu nghiên cứu được trong quá trình giảng dạy. 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ‐ Nghiên cứu bổ sung việc hướng dẫn tự học một số bài quan trọng thuộc chương đại cương và chất hữu cơ để hoàn thiện và nâng cao chất lượng “Tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11”. ‐ Trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT, cần tăng cường cho HS sử dụng tài liệu này đồng thời có biện pháp kiểm tra, chỉ đạo giúp HS đạt kết quả tốt hơn trong học tập. 120 ‐ Mở rộng hướng nghiên cứu bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua nội dung chương trình Hóa học phổ thông phần Hóa học Đại cương và Hóa học Vô cơ lớp 10, 11, 12. *** Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy thiết kế các tài liệu hướng dẫn tự học là một biện pháp hữu ích trong việc bồi dưỡng phương pháp tự học - nâng cao chất lượng học tập cho HS; góp phần đáng kể trong việc thực hiện chủ trương quan trọng của đổi mới PPDH mà ngành Giáo dục đã đề ra, đó là: tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS. Chúng tôi mong được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để tài liệu hướng dẫn tự học được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Duy Ái, và các cộng sự (2000), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục. 3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 6. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục. 7. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Hữu Đĩnh – Đặng Thị Oanh – Đặng Xuân Thư (2008), Dạy và học hóa học 11 theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục. 9. Cao Cự Giác (2003), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học, Tập 2 – Hóa học hữu cơ. NXB Giáo dục. 10. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm – chương trình chuẩn hóa học -12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Cao Cự Giác (2006), “Sử dụng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm vào việc thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm”, Tạp chí hóa học và ứng dụng – tháng 1. 12. Dương Hoàng Giang (2010), Phân loại và phương pháp giải đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11 – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. 14. Trần Bá Hoành, Dạy học lấy học sinh làm trung tâm – Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003. 122 15. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục. 16. Nguyễn Thị Ngà (2009), Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học – Luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội. 17. Nguyễn ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. 18. Lê Như Nguyện (2009), Rèn trí thông minh cho học sinh thông qua việc giải bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT – Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 19. Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2008), Câu hỏi lý thuyết và thực nghiệm hóa học, Tập 2 – Hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục. 20. Đặng Thị Oanh, Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng của hóa học phổ thông. 21. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – lần IX. 22. Phan Trọng Quý - Nguyễn Hoàng Hạt - Lê Kiều Anh (2006), Hóa học hữu cơ ở trường phổ thông – Các chuyên đề luyện thi đại học, NXB tổng hợp TP HCM. 23. Trần Quốc Sơn (2008), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12, Tập 1, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Thị Sửu, Tổ chức quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông. 25. Nguyễn Trọng Thọ - Phạm Minh Nguyệt – Lê Văn Hồng – Vũ Minh Đức – Phan Sĩ Thuận (2005), Giải toán hóa học 12, NXB Giáo dục. 26. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Hóa hữu cơ – Phần 1: Hiđrocacbon, NXB Giáo dục. 27. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Hóa hữu cơ – Phần 2: Các chức hóa học, NXB Giáo dục. 28. Đỗ Văn Thông (2001), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường Đại học An Giang. 29. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Chu kỳ III. 30. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) - Nguyễn Kỳ -Vũ Văn Tảo – Bùi Tường (1998), Quá trình Dạy – Tự học, NXB Giáo dục. 123 31. Vũ Anh Tuấn (2004), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn tư duy trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT – Luận án tiến sĩ khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội. 32. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Kĩ Thuật TP.HCM. 33. Huỳnh Văn Út (2007), Giải bằng nhiều cách các bài toán hóa học, lớp 11, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM. 34. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội. 35. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục. 36. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hóa học 11 nâng cao – Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 37. GEOFFREY PETTY(2002), DẠY HỌC NGÀY NAY (Hướng dẫn thực hành), NXB Stanley Thomes. 38. RONALD GROSS (2008), HỌC TẬP ĐỈNH CAO, NXB Lao Động. TIẾNG ANH 39. GRE. Chemistry test pratice book 40. Basic training in Chemistry 41. Chiara Ghiron and Russell J.Thomas (1997), Exercises in Synthetic Organic Chemistry, Oxford University. INTERNET 42. 43. cho-hoc-sinh.html 44. 45. 46. 47. 360/PDCA_Cong_cu_khong_the_thieu_cho_quan_tri_chat_luong/ 124 48. scl/Chu_trinh_PDCA_trong_cac_yeu_cau_cua_Tieu_chuan_ISO_9001/ 49. 50. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên............ 1 Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến học sinh.............................................................. 5 Phụ lục 3: Đề kiểm tra định kì lần I................... 8 Phụ lục 4: Đề kiểm tra định kì lần II....................... 12 Phụ lục 5: Đáp án của một số đề tự kiểm tra – đánh giá ..................... 16 [1] Phụ lục 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính chào quý Thầy/Cô! Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT”. Có một số vấn đề rất mong được quý Thầy/Cô góp ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới. Những ý kiến đóng góp của Thầy/Cô chỉ dùng vào việc tham khảo không dùng với mục đích nào khác. Xin Thầy/Cô vui lòng giúp đỡ. Xin trân trọng cảm ơn! I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ......................................................................... Điện thoại:................................................................................................................ Nơi công tác: ............................................................ Tỉnh (thành phố):................... Loại hình trường:  Chuyên  Công lập  Dân lập/Tư thục II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu vào các lựa chọn bên dưới hoặc cho ý kiến riêng bằng cách bổ sung thêm. 1. Theo Thầy/Cô, khả năng tự học của đa số học sinh THPT hiện nay là  rất tốt.  tốt.  bình thường.  chưa tốt.  còn yếu. 2. Ưu điểm của phương pháp tự học là (Thầy/Cô có thể đánh dấu nhiều lựa chọn):  phát huy tính tự lập của học sinh.  rèn luyện ở học sinh tinh thần trách nhiệm cao.  tăng cường động cơ học tập cho học sinh.  phát huy kĩ năng tự học và thái độ học tập đúng đắn.  phù hợp với khả năng và phong cách của người học.  giúp người học nắm bắt được nhiều tri thức hay.  người học biết tự kiểm tra – đánh giá trình độ học vấn của mình.  giảm nhịp độ và sức ép của việc giảng dạy. .................................................................................................................................... 3. Những học sinh chưa biết cách tự học hoặc hiệu quả của việc tự học chưa cao là do: (Thầy/cô có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)  thiếu thời gian.  chưa biết lập kế hoạch học tập.  thiếu tài liệu tham khảo.  thiếu tài liệu hướng dẫn tự học môn Hóa học.  thiếu tinh thần tự giác.  thiếu hệ thống bài tập tự kiểm tra – đánh giá. [2]  năng lực học tập độc lập còn yếu.  chán nản khi gặp bế tắt.  ngại khó khăn.  chưa được hướng dẫn phương pháp tự học.  do nhiều yếu tố khác tác động. Ví dụ: .................................................................................................................................................... .......................................................................................................................... 4. Theo thầy/cô, để hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, giáo viên cần:  thiết kế bài tập hướng dẫn tự học.  xây dựng hệ thống bài kiểm tra – tự đánh giá.  cung cấp nguồn tài liệu/tư liệu phong phú cho học sinh.  cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho học sinh.  giám sát quá trình tự học của học sinh.  giúp đỡ khi học sinh cần đến.  tăng cường kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh.  bổ sung kịp thời những kiến thức học sinh còn yếu kém.  có thái độ nhiệt tình, gần gũi để học sinh mạnh dạn trao đổi thông tin.  giúp học sinh trong việc trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.  ...................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 5. Những khó khăn khi dạy phần hóa hữu cơ lớp 11 ở trường THPT hiện nay là (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)  kiến thức nhiều trong khi thời gian phân bổ quá ít.  nhiều nội dung khó.  học sinh không có nhiều thời gian luyện tập, vận dụng kiến thức. Khó khăn khác: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................... 6. Khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học để hướng dẫn học sinh tự học cần đảm bảo (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)  bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa.  kiến thức trọng tâm.  chính xác khoa học. [3]  từ ngữ trong sáng, rõ ràng, logic, dễ hiểu.  cung cấp dữ kiện đầy đủ, chính xác về mặt toán học và phản ánh được đặc trưng hóa học.  tính vừa sức, sát đối tượng.  gây hứng thú cho HS.  có hệ thống đáp án để học sinh tự kiểm tra – đánh giá. Ý kiến khác (bổ sung): .................................................................................................................................................... .......................................................................................................................... 7. Trong quá trình dạy học phần hóa học hữu cơ, Thầy/Cô đã thực hiện việc hướng dẫn tự học cho học sinh như thế nào? • Thời gian hướng dẫn tự học cho học sinh chiếm khoảng: ..... phút/tiết học. • Biện pháp hướng dẫn tự học cho học sinh: (Các cấp độ từ 1 đến 4 được hiểu là: 1– chưa từng áp dụng; 2 – thỉnh thoảng có áp dụng; 3 – thường xuyên áp dụng; 4 – rất thường xuyên). ST T Nội dung, biện pháp hướng dẫn học sinh tự học Mức độ áp dụng 1 2 3 4 1 Hướng dẫn học sinh đọc trước bài sắp học. 2 Hướng dẫn học sinh tự soạn bài mới theo vở ghi được thiết kế riêng của trường. 3 Phát bài tập của từng chương (hoặc bài học) trước cho học sinh. 4 Chia nhóm học sinh chuẩn bị trước từng nội dung khác nhau của bài mới. 5 Giới thiệu nguồn tư liệu khác SGK cho học sinh tự tham khảo. 6 Giới thiệu một số trang web/diễn đàn hóa học để học sinh tham gia. 7 Cung cấp cho học sinh đề kiểm tra để các em tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của mình. [4] 8 Hình thức khác: ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô! Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: NGUYỄN NGỌC MAI CHI, Điện thoại: 0919824102 Email: maichi5582@gmail.com hoặc n_maichi@yahoo.com [5] Phụ lục 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 – nâng cao”. Với mong muốn góp phần bổ sung nguồn tài liệu học tập cho học sinh trong việc rèn luyện năng lực tự học, nâng cao kết quả học tập môn hóa học. Có một số nội dung về vấn đề nghiên cứu và tài liệu, rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý kiến của các em bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. I. Thông tin cá nhân: 1. Họ và tên HS: ..............................................................................Lớp....................... 2. Trường:...................................................................................................................... II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Các em vui lòng trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu vào các lựa chọn bên dưới hoặc cho ý kiến riêng bằng cách bổ sung thêm. * Về phương pháp tự học: 1. Theo các em, khả năng tự học của đa số học sinh THPT hiện nay là  rất tốt.  tốt.  bình thường.  chưa tốt.  còn yếu. 2. Ở trường THPT, các em có được hướng dẫn phương pháp tự học?  có, rất thường xuyên.  thỉnh thoảng.  ít khi.  hoàn toàn không. 3. Khoảng thời gian trên lớp giáo viên hướng dẫn tự học cho học sinh:  5 phút/1 tiết học.  10 phút/1 tiết học.  15 phút/1 tiết học.  không có. 4. Theo em, lợi ích của phương pháp tự học là  phát huy tính tự lập của học sinh.  rèn luyện ở học sinh tinh thần trách nhiệm cao.  tăng cường động cơ học tập cho học sinh.  phát huy kĩ năng tự học và thái độ học tập đúng đắn.  phù hợp với khả năng và phong cách của người học.  giúp người học nắm bắt được nhiều tri thức hay.  người học biết tự kiểm tra – đánh giá trình độ học vấn của mình. ................................................................................................................................................. .................................................................................................................... 5. Những khó khăn khi tự học là [6]  thiếu thời gian.  không biết hỏi ai khi gặp khó khăn, bế tắc.  chưa có tinh thần tự giác.  sợ làm việc độc lập.  thiếu tài liệu hướng dẫn tự học.  ........................................................................................................................ ............................................................................................................................ 6. Theo các em, để hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, giáo viên cần:  thiết kế bài tập hướng dẫn tự học.  xây dựng hệ thống bài kiểm tra – tự đánh giá.  cung cấp nguồn tài liệu/tư liệu phong phú cho học sinh.  cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho học sinh.  giám sát quá trình tự học của học sinh.  giúp đỡ khi học sinh cần đến.  tăng cường kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh.  bổ sung kịp thời những kiến thức học sinh còn yếu kém.  có thái độ nhiệt tình, gần gũi để học sinh mạnh dạn trao đổi thông tin.  giúp học sinh trong việc trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau. ......................................................................................................................... ............................................................................................................................ * Về “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11”: 7. Tài liệu có giúp các em trong việc rèn luyện năng lực tự học tốt hơn?  Có, rất nhiều.  có.  có, rất ít.  hoàn toàn không. 8. Tài liệu có góp phần nâng cao năng lực tự học cho các em và mang lại kết quả học tập tốt hơn?  có.  không. 9. Tài liệu đã giúp em rèn luyện tốt những kĩ năng nào sau đây?  lập kế hoạch tự học.  đọc hiểu và làm việc với sách giáo khoa.  tự nghiên cứu bài học. [7]  tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập.  làm việc độc lập.  ........................................................................................................................ ............................................................................................................................ 10. Ý kiến riêng của các em? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Chúc các em học tập tốt! Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các em! Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: NGUYỄN NGỌC MAI CHI Điện thoại: 0919824102. Email: maichi5582@gmail.com hoặc n_maichi@yahoo.com [8] Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I Thời gian: 45 phút Câu 1: Anken (X) có công thức là (CH3)2C=CH-CH(CH3)2, tên gọi của (X) là A. 2,4-đimetyl but-2en. B. 1,1,3,3-tetrametyl propen. C. 2,4-đimetyl pent-2-en. D. 2,4-đimetyl pent-1-en. Câu 2: Tổng số các chất (là đồng đẳng của benzen) có cùng công thức phân tử C9H12 là A. 9. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 3: Cho chuỗi biến hóa: (X) → C2H4 → (X) → (Y) → anđehit axetic. (Mỗi muỗi tên là một phương trình phản ứng). Các chất X, Y lần lượt là: A. etyl clorua, ancol etylic. B. anđehit axetic, axetilen. C. etan, etyl clorua. D. metan, ancol etylic. Câu 4: Cho một ankin X (ở thể lỏng trong điều kiện thường) vào dung dịch [Ag(NH3)2]OH, sau phản ứng thấy khối lượng bình chứa tăng 4,1 gam và xuất hiện 9,45 gam kết tủa. Biết X có chứa nguyên tử C bậc 4. X là A. 3,3-đimetyl pent-1-in. B. 3,3-đimetyl but-1-in. C. 3,3-đimetyl but-2-in. D. 3-metyl pent-1-in. Câu 5: Số đồng phân của C3H6Cl2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một ankađien liên hợp X, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Khi hiđro hóa hoàn toàn X thì được isopentan. Tên gọi của X là A. 2-metyl penta-1,3-đien. B. Penta-1,4-đien. C. 3-metyl buta-1,3-đien. D. 2-metyl buta-1,3-đien. Câu 7: Hiđrocacbon no là những hiđrocacbon trong phân tử A. chỉ có liên kết đơn. B. chỉ có liên kết cộng hóa trị. C. chỉ có liên kết C – H. D. có ít nhất 1 liên kết đôi. Câu 8: Hiđrat hóa hai anken X, Y (xúc tác H2SO4 loãng, t0) chỉ thu được hai ancol Z, T. Vậy tên của hai anken đó là A. etilen và propen. B. Etilen và but-1-en. C. etilen và but-2-en. D. Propen và 2-metyl propen. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X được 0,05 mol CO2 và 0,06 mol H2O. X tác dụng với Cl2 có ánh sáng thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. X là A. etan. B. neopentan. [9] C. 2,2-đimetyl hexan. D. isobutan. Câu 10: Chất (T): CH3-C(CH3)2-C≡CH có tên gọi là A. 3,3-đimetyl but-1-in. B. 3,3-đimetyl but-2-in. C. 3,3-đimetyl pent-1-in. D. 2,2-đimetyl but-3-in. Câu 11: Hợp chất X mạch hở, có CTPT là C4H8, khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của X là A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH2=C(CH3)2. C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH3-CH=C(CH3)2. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn V lít khí metan (đktc) rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 6,72. D. B và C đúng. Câu 13: Một monoxiclo ankan có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 3. CTPT của xiclo ankan đó là A. C4H8. B. C5H10. C. C6H12. D. C7H14. Câu 14: Đốt cháy chất hữu cơ X cho mCO2 : mH2O = 44:9. Biết X không làm mất màu dung dịch nước brom. X có thể là A. etan. B. axetilen. C. xiclo hexan. D. benzen. Câu 15: Nhận xết nào sau đây đúng? A. Tất cả các anken đều có công thức chung là CnH2n. B. Tất cả các chất có công thức chung CnH2n là anken. C. Các chát làm mất màu dung dịch Br2 là anken. D. Các chất có liên kết ba C≡C đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Câu 16: Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6 và CH4. Biết: ‐ Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X thu được 12,6 gam nước. ‐ 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 100 gam brom. Thành phần % thể tích các khí trong X lần lượt là: A. 50%; 25%; 25%. B. 25%; 25%; 50%. C. 25%; 50%; 25%. D. 35%; 50%; 15%. Câu 17: Cho chuỗi chuyển hóa: Al4C3 → (X) → (Y) → (Z) → ancol etylic. (Mỗi muỗi tên là một phương trình phản ứng). X, Y, Z lần lượt là A. CH4, C2H4, C2H2. B. CH4, C2H2, C2H4. [10] C. C2H2, CH4, C2H4. D. CH4, C2H6, C2H4. Câu 18: Chất A có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân cấu tạo của A có chứa vòng benzen là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 19: Đốt cháy hỗn hợp gồm etan và propan thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 11: 15. Thành phần % theo khối lượng của etan và propan lần lượt là A. 25% và 75%. B. 18,52% và 81,48%. C. 35% và 65%. D. Không xác định được. Câu 20: Có 4 khí: metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Nếu chỉ dùng ding dịch AgNO3/NH3 thì có thể nhận biết được mấy chất? A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một ankađien X tthu được sản phẩm hơi gồm 5,6 lít CO2 (đktc) và m gam nước. CTPT của X và giá trị của m là A. C5H8; 7,20. B. C5H8; 3,60. C. C4H6; 3,60. D. C4H6; 7,20. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen thu được 4,42 gam hỗn hợp CO2 và nước. CTPT của X là A. C8H8. B. C7H8. C. C8H10. D. C9H12. Câu 23: Phenolphtalein là chất chỉ thị màu dùng để nhận biết bazơ có % khối lượng C, H, O lần lượt bằng 75,47%; 4,35% và 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein là 318 g/mol. CTPT của phenolphtalein là A. C21H18O3. B. C19H26O4. C. C20H14O4. D. C18H22O5. Câu 24: Để phân biệt benzen, toluen và xiclohexen có thể dùng A. dd Br2. B. dd KMnO4. C. dd [Ag(NH3)2]OH. D. A, B đều đúng. Câu 25: Chất nào dưới đây cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ nhất? A. Cl B. NO2 C. O-CH3 D. NH2 Câu 26: Tách nước từ hỗn hợp các ancol đồng phân C4H10O thì thu được tối đa bao nhiêu anken? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa: [11] HOCH2CH2COONa NaOH, CaO, to (X) H2SO4, 170oC (Y) Cl2, 500oC (Z) to, xt, P polime Chất Z là A. CH2=CH2 B. CH2=CHCl C. CH2=CH-CH=CH2 D. CH2=CCl-CH3 Câu 28: Từ tinh dầu hồi người ta tách được một anetol (một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su). Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10%, còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất của anetol là A. C10H12O. B. C5H6O. C. C9H10O2. D. C9H8O2. Câu 29: Chất nào dưới đây có các nguyên tử đều cùng nằm trên một mặt phẳng? A. etilen. B. Buta-1,3-đien. C. benzen. D. Cả A, B, C. Câu 30: Số đồng phân của C4H8 không làm mất màu dung dịch nước brom là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. ---***--- Đáp án: 1C 2C 3A 4B 5C 6D 7A 8C 9B 10A 11C 12D 13C 14D 15A 16A 17B 18C 19B 20A 21B 22C 23C 24D 25D 26C 27B 28A 29D 30B. [12] Phụ lục 4: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Ancol nào dưới đây khi bị oxi hóa không hoàn toàn tạo sản phẩm là 1 xeton? A. ancol butylic. B. ancol tert-butylic. C. ancol sec-butylic. D. ancol isobutylic. Câu 2: Số đồng phân cấu tạo của C4H10O là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 3: Chất nào dưới đây khi đun sôi với KOH trong etanol chỉ tạo ra một anken duy nhất? A. 2-brom butan. B. 3-brom pentan. C. 3-brom hexan. D. 2-clo-3-metyl hexan. Câu 4: Chất X là một ancol no mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol X phải dùng vừa hết 31,36 lít O2 (đktc). Vậy CTPT của X là A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C4H10O. Câu 5: Hỗn hợp B gồm glixerol và một ancol đơn chức Y. Cho 10,15 gam B tác dụng với Na lấy dư thu được 2,52 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 4,06 gam B hòa tan vừa hết 0,98 gam Cu(OH)2. Vậy CTPT và % khối lượng của Y trong hỗn hợp B là A. C4H10O; 52,28%. B. C3H6O; 45,32%. C. C3H8O; 55,68%. D. C4H10O; 54,68%. Câu 6: Cho 22 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít H2 ở 0oC và 2atm. Hai ancol đó là A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. CH3OH và C2H5OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 7: Số đồng phân ứng với CTPT C8H10O (là dẫn xuất của benzen) tác dụng được với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước là A. 9. B. 3. C. 12. D. 6. Câu 8: 1,5 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng liên tiếp, tác dụng hết với đá vôi, thu được 2,8 lít khí (đktc). Khối lượng muối thu được là A. 4,250g. B. 6,250g. C. 3,125g. D. 6,375g. Câu 9: Axit acrylic tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: CuO, NaOH, CaCO3, dd Br2, Ag, C2H5OH, K, Na2CO3? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. [13] Câu 10: Để phân biệt 4 mẫu thử: glixerol, ancol etylic, glucozơ, anđehit axetic có thể dùng A. dd [Ag(NH3)2]OH. B. dd CuSO4/NaOH. C. dd Br2. D. CuO. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một andehit no, mạch hở X: CxHyO2 thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam nước. Số CTCT của anđehit X là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 12: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có M = 60, thỏa: 1CxHyOz (X) H2SO4, 170oC CxHy-2 (Y) + 1H2O Từ (Y) điều chế được glixerol bằng 3 phản ứng liên tiếp. Số CTCT của (X) là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Đốt cháy hết m gam một axit ankanoic, thu được (m + 5,8) gam CO2 và (m-2) gam H2O. Hòa tan a gam Mg vừa đủ vào dung dịch chứa m gam axit trên thì khối lượng muối khan thu được là A. 8,50g. B. 7,70g. C. 9,60g. D. 8,55g. Câu 14: Chất hữu cơ X (C, H, O) chỉ chứa nhóm chức có H linh động. X tác dụng với Na dư, thu nH2 = nX tham gia. Lấy 4,5 gam X cho tác dụng vừa đủ với Na2CO3 thì thu được 5,6 gam muối. Biết rằng X tác dụng với CuO, to tạo thành anđehit. Tên gọi của X là A. axit 2-hiđroxi etanoic. B. axit lactic. C. axit oxalic. D. axit 3-hiđroxi propanoic. Câu 15: Cho 0,15 mol anđehit X tráng gương hoàn toàn thu được 64,8 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X thu sản phẩm Y, Y tác dụng vừa đủ với 11,7 gam K. Anđehit X có thể là A. HCHO. B. CH2=CH-CHO. C. C6H5-CHO. D. OHC-CHO. Câu 16: Lên men giấm 4,6 gam ancol etylic, thu sản phẩm cho tác dụng hết với Na dư, sau phản ứng thấy có 1,4 lít H2 bay ra (đktc). %ancol không tham gia phản ứng oxi hóa là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 60%. Câu 17: Axit no, đa chức, mạch hở (X) có công thức (C3H4O3)n. Chỉ ra kết luận sai: A. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3. B. X tác dụng với glixerol (xúc tác H2SO4 đặc, to) theo tỉ lệ mol 1:1, tạo este đa chức. C. X tác dụng với K dư thu XH nn 3 2 2 = . D. Đốt cháy hoàn toàn X thu nCO2 = 1,5 nH2O. [14] Câu 18: Phân biệt các dung dịch CH3COONa, C6H5ONa, C2H5ONa, Na2CO3 cần dùng thuốc thử: A. NaOH dư. B. AgNO3 dư. C. NH3 dư. D. HCl dư. Câu 19: Cho các chất sau: axit acrylic (1), ancol anlyic (2), axit fomic (3), anđehit axetic (4), etilen glicol (5). Kết luận nào sai? A. 1, 2, 3, 4 đều làm mất màu dung dịch nước brom. B. 3, 4 cho được phản ứng tráng gương. C. 1, 3, 5 tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. D. A, B, C đều sai. Câu 20: A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Biết A có phản ứng tráng gương và phản ứng với NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol gồm CO2 và H2O. A là A. HCOOH. B. OHC-COOH. C. HCOOCH3. D. OHCCH2COOH. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Bài 1: ( 1 điểm) Trình bày phương pháp tinh chế phenol có lẫn benzen, stiren và benzanđehit. Bài 2: (2,0 điểm) Đốt cháy 10,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (A, B) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch lại có thêm 20 gam kết tủa nữa xuất hiện. a. Xác định công thức phân tử của A, B. b. Tính thành phần % khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. ---***--- Đáp án: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1C 2D 3B 4B 5D 6C 7A 8B 9B 10B 11C 12A 13A 14D 15D 16C 17C 18D 19D 20B. B. PHẦN TỰ LUẬN: Bài 1: (GV tự chấm). Bài 2: CTPT của A, B lần lượt là CH3CHO và C2H5CHO. Thành phần % theo khối lượng: %A = 43,14%; %B = 56,86%. [15] Phụ lục 5: Đáp án của một số đề tự kiểm tra – đánh giá  Đề kiểm tra thường xuyên Đề kiểm tra số 9: 1C 2B 3C 4A 5C 6D 7C 8A 9A 10C. Đề kiểm tra số 10: 1D 2A 3C 4A 5D 6A 7B 8A 9D 10B. Đề kiểm tra số 11: 1A 2D 3A 4B 5B 6C 7D 8B 9C 10D. Đề kiểm tra số 18: 1C 2D 3D 4D 5D 6B 7A 8A 9B 10C. Đề kiểm tra số 19: 1A 2A 3C 4C 5B 6C 7D 8D 9B 10B. Đề kiểm tra số 20: 1D 2D 3B 4D 5B 6B 7D 8D 9B 10A.  Đề kiểm tra định kì Đề 1: Đáp án Điểm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 1D 2D 3B 4A 5D 6C 7D 8D 9B 10A. 0,5 điểm/câu B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: a/ CH3-C≡C-CH3 + 2Br2 → CH3-CBr2-CBr2-CH3 b/ CH2=C-CH=CH2 CH3 + Br2 Br-CH2-CBr-CH=CH2 CH2=C-CHBr-CH2Br CH3 BrCH2-C=CH-CH2Br CH3 0,25đ 0,25đ [16] c/ CH3-C=CH-CH3 CH3 + H2O H +, t0 CH3-C-CH2-CH3 + CH3-CH-CH-CH3 CH3 CH3 OHOH (spc) (spp) d/ 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HOCH2-CH2OH + 2KOH + 2MnO2 e/ CH3CH2CH(CH3)-C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3CH2CH(CH3)-C≡CAg↓ + NH4NO3 g/ HC≡CH + H2O HgSO4, 80oC CH3-CHO Câu 2: Gợi ý: CH4 C2H2 CH2=CHCl PVC CH3CHO CH3CH2OH CH3COOH CH3COOC2 1500oC lln + HCl xt xt,P,to +H2O/Hg2+ +H2/Ni,to O2 men H2SO4,to Câu 3: Đặt công thức của ankan: CnH2n+2 (a mol) Công thức của anken: C2nH4n (a mol) Ta có: C2nH4n + Br2 → C2nH4nBr2 nanken = nBr2 = 0,07 mol = nankan → CnH2n+2 O2 nCO2 0,07 0,07n C2nH4n O2 2nCO2 0,07 0,14n → Số mol CO2 = 0,21n = 0,42 => n = 2. Vậy hai hidrocacbon là C2H6 và C4H8. (HS có thể giải theo cách khác) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,5 đ 2,0đ [17] Đề 4: Đáp án Điểm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1B 2C 3B 4D 5C 6B 7A 8C 9C 10D. 0,5 điểm/câu B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2,0 điểm) (1) C4H10 cracking CH2=CH-CH3 + CH4 (2) CH2=CH-CH3 + Cl2 500 0C CH2=CH-CH2Cl + HCl (3) CH2=CH-CH2Cl + NaOH → CH2=CH-CH2OH + NaCl (4) CH2=CH-CH2OH + CuO to CH2=CH-CHO + Cu + H2O (5) CH2=CH-CHO + ½ O2 Mn2+, to CH2=CH-COOH (6) CH2=CH-COOH + NaOH → CH2=CH-COONa + H2O (7) CH2=CH-COONa + NaOH CaO, to CH2=CH2 + Na2CO3 (8) 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HOCH2CH2OH + 2MnO2 + 2KOH (9) HOCH2CH2OH + 2CuO to OHC-CHO + 2Cu + 2H2O (10) OHC-CHO + O2 Mn2+, to HOOC-COOH Câu 2: (1,5 điểm) (A): CH3CH2COOH (B): HOCH2CH2CHO hoặc CH3CH(OH)CHO PTHH: CH3CH2COOH + NaOH → CH3CH2COONa + H2O HOCH2CH2CHO + Na → NaOCH2CH2CHO + ½ H2 HOCH2CH2CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → HOCH2CH2COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (CH3CH(OH)CHO cho phản ứng tương tự) Câu 3: (1,5 điểm) Đặt CT chất Y: ROH Gọi a, b lần lượt là số mol của ROH và C6H5OH trong mỗi phần. 0,20 điểm/pt 0,75đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ [18] Ta có : mhh = (R + 17)a + 94b = 2 4,46 = 23,2 (g) (*) Phần 1 : ROH + Na → RONa + ½ H2 a ½ a C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½ H2 b ½ b => Số mol H2 thu được: nH2 = ½ (a + b) = 0,2 mol → a + b = 0,4 Phần 2: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O → nphenol = nNaOH = 0,1 mol = b => a = 0,3 mol Thay a, b vào (*) ta có: R = 29 (C2H5-) CTPT của Y: C2H5OH Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp: %mY = 59,48% và %mphenol = 40,52%. 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ Đề 6: 1A 2D 3A 4B 5A 6D 7C 8C 9A 10C 11A 12A 13B 14B 15D 16B 17C 18A 19D 20B. Đề 8: 1A 2A 3A 4B 5B 6A 7D 8C 9C 10B 11B 12C 13D 14C 15C 16C 17C 18A 19B 20A 21C 22B 23B 24C 25B 26A 27B 28A 29C 30A.  Đề kiểm tra học kì Đề 1: Đáp án Điểm Câu 1: (2,0 đ) a/ C6H5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → C6H5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 b/ C6H5CHO + H2  → otNi , C6H5CH2OH c/ C6H5CHO + Br2 + H2O → C6H5COOH + 2HBr 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ [19] d/ CHO + Br2 Fe, t o CHO Br + HBr Câu 2: (2,5 đ) Phân biệt: C6H5CH2OH, C6H6, C6H5CHO và C6H5OH ‐ Lấy vào ống nghiệm mỗi chất làm mẫu thử. ‐ Lần lượt cho các mẫu thử tác dụng với dd nước Br2:  Mẫu thử nào làm mất màu dd Br2 và có tạo kết tủa trắng là phenol: OH + 3Br2 OH Br Br Br + 3HBr  Mẫu thử làm mất màu dung dịch nước brom là C6H5CHO: C6H5CHO + Br2 + H2O → C6H5COOH + 2HBr ‐ Lấy vào hai ống nghiệm khác hai chất còn lại và cho tác dụng với Na kim loại, mẫu thử nào có hiện tượng sủi bọt khí là C6H5CH2OH: C6H5CH2OH + Na → C6H5CH2ONa + ½ H2 ↑ ‐ Chất còn lại không có hiện tượng gì là C6H6 (benzen). Câu 3: (2,5 đ) a/ Ta có sơ đồ phản ứng : CxHyOz + O2 → CO2 + H2O (A) Theo đề bài: 21,0 4,22 704,4 2 ==On (mol) Áp dụng ĐLBT khối lượng: mCO2 + mH2O = mA + mO2 = 2,64 + 0,21.32 = 9,36 Mặt khác: mCO2 = 2 11mH2O => mCO2 = 7,92 gam ; mH2O = 1,44 gam. → nc = 0,18 mol; nH = 0,16 mol → nO = 16 16,018,0.1264,2 −− = 0,02 mol 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,75đ [20] Ta có tỉ lệ: nC : nH : nO = 9: 8: 1 CTTN: (C9H8O)n Vì MA < 150  132n < 150 → n = 1 Vậy CTPT của (A): C9H8O b/ Vì A có chứa vòng benzen, có phản ứng tráng gương (chứa nhóm –CHO) và tồn tại dạng trans nên CTCT đúng của A là: C H C H CHO Câu 4: a/ Đặt CT chung của hai muối: COONaHC nn 12 + PTHH: 2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O (1) 0,01 mol 0,005 0,005 0,005 2 COONaHC nn 12 + + )13( +n O2 → Na2CO3 + )12( +n CO2 + )12( +n H2O (2) a mol 2 a 2 )12( +na 2 )12( +na b/ - Xác định giá trị của a: Số mol Na2CO3 tạo ra: 025,0106 65,2 32 ==CONan → Theo phương trình (1) và (2): 0,005 + 2 a = 0,025 → a = 0,04 - Xác địnhh CT hai muối: Theo phương trình (1), (2) và dữ kiện đề cho: 51,3)1844(005,0 2 )12( 22 =−×    ++=− anmm OHCO → (2 n +1)a = 0,26 => n = 2,75 Vậy công thức hai muối là : C2H5COONa và C3H7COONa. 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ Đề 4: 1C 2D 3B 4C 5D 6D 7A 8D 9C 10A [21] 11A 12D 13B 14A 15C 16C 17D 18A 19B 20A 21C 22A 23D 24B 25B 26B 27D 28D 29B 30C. Đề 9: 1D 2D 3C 4D 5C 6A 7D 8D 9B 10B 11B 12B 13B 14A 15C 16C 17A 18C 19B 20D 21C 22A 23B 24D 25B 26A 27B 28C 29C 30B 31A 32A 33C 34B 35B 36C 37D 38B 39D 40A. Đề 10: 1B 2C 3C 4A 5B 6C 7D 8A 9B 10B 11C 12D 13A 14B 15B 16B 17B 18B 19B 20B 21C 22C 23B 24D 25A 26C 27B 28C 29D 30A 31C 32D 33B 34A 35A 36B 37A 38C 39B 40A.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_thong_241.pdf
Luận văn liên quan