Rèn luyện kỹ năng nói chung, kỹ năng phân tích – tổng hợp nói riêng là
một quá trình lâu dài, liên tục và thường xuyên, không chỉ một thời gian ngắn mà có
thể đạt được các tiêu chí của kỹ năng. Vì vậy, khi sử dụng bài tập tình huống để rèn
luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp, giáo viên cần sử dụng thường xuyên, có thể mở
rộng nghiên cứu sang các chương, các khối lớp khác. Không có một phương pháp
nào là hoàn mỹ, mỗi phương pháp đều có những ưu – khuyết điểm riêng. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp linh hoạt phương pháp dạy học bằng bài
tập tình huống với các phương pháp dạy học tích cực khác.
103 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của động vật qua 3 ví dụ trên là: thức ăn, nhiệt độ và ánh sáng.
Học sinh nghiên cứu phần kết luận của giáo viên đối chiếu với cách phân
tích – tổng hợp của bản thân từ đó tự hoàn thiện kỹ năng của mình.
Ví dụ 5: Củng cố bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.
* Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống – xác định vấn đề cần giải quyết:
Một bạn đã phân tích các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và chức năng
của các mô phân sinh đó nhưng chưa hoàn chỉnh như sơ đồ sau:
57
Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ trên.
* Bước 2: Tổ chức các hình thức giải quyết bài tập tình huống:
Tình huống này nhằm củng cố lại kiến thức và cũng nhằm rèn luyện kỹ năng
phân tích – tổng hợp cho học sinh. Bài tập tình huống ở mức đơn giản nên giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh làm việc độc lập.
* Bước 3: Giải quyết bài tập tình huống:
Học sinh độc lập vận dụng kỹ năng phân tích – tổng hợp của bản thân nhằm
hoàn thành bài tập tình huống.
* Bước 4: Thảo luận toàn lớp, kết luận, hoàn thiện kỹ năng:
Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận toàn lớp, thông báo kết luận:
58
Học sinh nghiên cứu phần kết luận của giáo viên đối chiếu với cách phân
tích – tổng hợp của bản thân từ đó tự hoàn thiện kỹ năng của mình.
2.5 Tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích – tổng hợp [8]
Để đánh giá được kỹ năng phân tích – tổng hợp của học sinh không phải là
một việc đơn giản, cần phải có một bộ tiêu chí chính xác.
Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp
loại một sự vật, một khái niệm. Căn cứ vào tiêu chí mà có thể tiến hành đo đạc,
đánh giá được mức độ của kĩ năng. Tiêu chí là dấu hiệu, tính chất được chọn làm
căn cứ để so sánh, đối chiếu xác định mức độ đạt tới của đối tượng cần đánh giá.
Ví dụ: Đạt – Không đạt
Không thành thạo – Thành thạo – Thành thạo ở mức cao
Mức 1 – Mức 2 – Mức 3 – Mức 4 hoặc Mức A – Mức B – Mức C
Trong mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí
đánh giá riêng, việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ
bản, tiêu biểu cho bản chất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác.
Khi xây dựng tiêu chí dù ở mức nào người ta cũng cố gắng đưa ra những yêu cầu
sao cho dễ quan sát, dễ đo đạc được.
59
Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng phân tích – tổng hợp
Tiêu chí Tên tiêu chí
1
Học sinh tiếp nhận câu hỏi và xác định được các yếu tố tạo thành đối
tượng (hoặc hiện tượng).
2
Phân tích tìm được mối liên hệ về mặt nội dung giữa các yếu tố tạo
thành.
3
Phân tích xác định được yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ
thống, môi trường, điều kiện hoạt động của các yếu tố.
4
Tổng hợp các yếu tố, thành phần trong một chỉnh thể bằng các hình
thức diễn đạt: bằng lời, bằng sơ đồ, bằng bảng hệ thống, tranh sơ đồ
Bảng 2.2 Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng phân tích – tổng hợp theo từng tiêu chí.
(Trong đó Mức C < Mức B < Mức A)
Tên tiêu chí
Chỉ số chất lượng
Mức C Mức B Mức A
1. Học sinh tiếp
nhận câu hỏi và xác
định được các yếu
tố tạo thành đối
tượng (hoặc hiện
tượng).
Không xác định
được các yếu tố
tạo thành đối
tượng (hoặc hiện
tượng).
Xác định được các
yếu tố tạo thành
nhưng diễn đạt
chưa lôgic, súc
tích hoặc chỉ xác
định đúng được 1
phần.
Xác định được
đúng các yếu tố
tạo thành. Diễn
đạt lôgic, súc tích.
2. Phân tích tìm
được mối liên hệ về
mặt nội dung giữa
các yếu tố tạo
thành.
Không phân tích
được mối quan hệ
về mặt nội dung
giữa các yếu tố
tạo thành.
Phân tích được
mối quan hệ về
mặt nội dung giữa
các yếu tố nhưng
lập luận không
chặt chẽ.
Phân tích được
mối quan hệ về
mặt nội dung giữa
các yếu tố với lập
luận chặt chẽ.
3. Phân tích được Không phân tích Phân tích để xác Phân tích xác định
60
yếu tố trung tâm,
yếu tố điều khiển
của hệ thống, môi
trường, điều kiện
hoạt động của các
yếu tố.
để xác định được
yếu tố trung tâm,
yếu tố điều khiển.
định được yếu tố
trung tâm, yếu tố
điều khiển nhưng
không đầy đủ.
được yếu tố trung
tâm, yếu tố điều
khiển. Đưa ra
được môi trường
và điều kiện hoạt
động của các yếu
tố.
4. Tổng hợp các
yếu tố, thành phần
trong một chỉnh thể
bằng các hình thức
diễn đạt: bằng lời,
bằng sơ đồ, bằng
bảng hệ thống,
tranh sơ đồ
Chưa biết tổng
hợp các yếu tố,
thành phần trong
một chỉnh thể.
Đã biết tổng hợp
các yếu tố, thành
phần trong một
chỉnh thể nhưng
chưa biết cách
diễn đạt hoặc diễn
đạt, lập luận chưa
chặt chẽ, chưa rõ
ràng.
Tổng hợp các yếu
tố, thành phần
trong một chỉnh
thể bằng các hình
thức diễn đạt:
bằng lời, bằng sơ
đồ, bằng bảng hệ
thống, tranh sơ
đồSắp xếp các
thông tin đã phân
tích theo trình tự
lôgic, chặt chẽ.
61
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
- Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập tình huống
trong dạy học Sinh học chương III – Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11) để rèn
luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh.
- Thu thập số liệu để xác định các kết quả về định tính, định lượng của kết
quả thực nghiệm sư phạm.
3.2 Đối tượng thực nghiệm
- Học sinh lớp 11 năm học 2013 – 2014 thuộc 2 trường THPT ở tỉnh Tây
Ninh:
+ Trường THPT Tân Đông – Tân Châu – Tây Ninh.
+ Trường THPT Lương Thế Vinh – Tân Biên – Tây Ninh.
Đây là 2 trường có chất lượng đầu vào của học sinh, quy mô trường lớp và
cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tương đương nhau.
- Chúng tôi chọn 4 lớp để thực nghiệm. Các lớp được chọn dạy thực nghiệm
có chất lượng học tập tương đương nhau.
3.3 Thời gian thực nghiệm
Quá trình dạy thực nghiệm được thực hiện trong tháng 3 (Dạy theo phân
phối chương trình).
3.4 Nội dung dạy thực nghiệm
Chúng tôi giảng dạy 3 bài, mỗi bài 1 tiết ở tất cả các lớp thực nghiệm :
Tiết PPCT Bài
36 Bài 34 : Sinh trưởng ở thực vật
38 Bài 36 : Phát triển ở thực vật có hoa
39 Bài 37 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Giáo án dạy thực nghiệm được soạn giảng theo phương pháp dạy học bằng
bài tập tình huống.
3.5 Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của phương pháp
dạy học bằng bài tập tình huống trong việc rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp
62
của học sinh theo bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích – tổng hợp, nghĩa là
đánh giá sự tiến bộ về kỹ năng phân tích – tổng hợp của bản thân học sinh qua từng
bài dạy mà không có sự so sánh với nhóm đối chứng.
Số lớp và học sinh mỗi lớp chúng tôi chọn thực nghiệm như sau :
Trường Lớp Tổng số
THPT Tân Đông
11C2 41
11C3 40
THPT Lương Thế Vinh
11A1 33
11A2 33
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra
15 phút với các nội dung kiến thức cần phải vận dụng kỹ năng phân tích – tổng hợp
để giải quyết bài tập. Chúng tôi đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí qua bài
làm của học sinh để làm cơ sở so sánh sau quá trình dạy thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học bằng bài
tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh theo như qui
trình đã được trình bài ở mục 2.4.
Sau mỗi bài dạy chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với những
câu hỏi vận dụng kỹ năng phân tích – tổng hợp để làm bài, mỗi bài làm chúng tôi
chấm điểm theo từng tiêu chí của kỹ năng phân tích – tổng hợp. Các bài kiểm tra 15
phút trong quá trình dạy thực nghiệm thuộc kiến thức của các bài sau :
Số lần kiểm tra Bài kiểm tra
Kiểm tra lần 1 Bài 34 : Sinh trưởng ở thực vật
Kiểm tra lần 2 Bài 36 : Phát triển ở thực vật có hoa
Kiểm tra lần 3 Bài 37 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chúng tôi sử dụng kết quả của các bài kiểm tra trong quá trình dạy thực
nghiệm so sánh với kết quả của bài kiểm tra trước thực nghiệm theo từng tiêu chí để
thấy được hiệu quả của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống trong việc rèn
luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp của học sinh.
63
3.6 Kết quả thực nghiệm
3.6.1 Phân tích định lượng
3.6.1.1 Mức độ đạt được của từng tiêu chí
Có 4 tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích – tổng hợp (bảng 2.1) và mỗi tiêu
chí được đánh giá gồm 3 mức độ đạt được (bảng 2.2).
Để đánh giá sự tiến bộ về các mức độ đạt được của từng tiêu chí của học sinh
chúng tôi đã phân tích các bài kiểm tra của học sinh và thu được kết quả như sau:
* Tiêu chí 1 :
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp mức độ đạt được của tiêu chí 1
Tiêu chí
Số lần
kiểm tra
Số bài
kiểm tra
Mức độ đạt được
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
SL TL SL TL SL TL
Tiêu
chí 1
Trước TN 147 7 4.8% 111 75.5% 29 19.7%
TN1 147 5 3.4% 110 74.8% 32 21.8%
TN2 147 4 2.7% 108 73.5% 35 23.8%
TN3 147 1 0.7% 109 74.1% 37 25.2%
Số liệu trong bảng 3.1 được minh họa bằng đồ thị hình 3.1 sau :
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
Mức độ đạt được
Trước TN
TN1
TN2
TN3
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1
64
Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy : Mức độ thấp nhất của tiêu chí 1 (Mức C)
trước và sau thực nghiệm chiếm tỉ lệ rất thấp (dưới 5%) vì đây là tiêu chí thấp nhất,
đơn giản nhất của kỹ năng phân tích – tổng hợp. Do là học sinh lớp 11 nên các em
cũng đã đạt được những mức độ nhất định của các kỹ năng tư duy mà các em đã
được rèn luyện từ các cấp học khác nhau cũng như từ các môn học khác. Tuy
nhiên, qua đồ thị cũng cho thấy mức độ C của tiêu chí 1 đã giảm dần đồng thời mức
độ cao nhất của tiêu chí 1 (Mức độ A) tăng dần qua quá trình dạy thực nghiệm, điều
này có nghĩa là có sự tiến bộ của học sinh đối với tiêu chí 1 của kỹ năng phân tích –
tổng hợp.
* Tiêu chí 2:
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp mức độ đạt được của tiêu chí 2
Tiêu chí
Số lần
kiểm tra
Số bài
kiểm tra
Mức độ đạt được
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
SL TL SL TL SL TL
Tiêu
chí 2
Trước TN 147 14 9.5% 105 71.4% 28 19.0%
TN1 147 9 6.1% 105 71.4% 33 22.4%
TN2 147 5 3.4% 108 73.5% 34 23.1%
TN3 147 1 0.7% 110 74.8% 36 24.5%
Số liệu trong bảng 3.2 được minh họa bằng đồ thị hình 3.2 sau :
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
Mức độ đạt được
Trước TN
TN1
TN2
TN3
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2
65
Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: Mức độ C chiếm tỉ lệ rất thấp từ trước
cũng như sau thực nghiệm là do bản thân mỗi học sinh cũng đã có được những kỹ
năng nhất định từ trước. Tuy mức độ C chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng qua đồ thị hình
3.2 cũng cho thấy có sự tiến bộ trong kỹ năng của học sinh, tỉ lệ này giảm dần từ
9.5% xuống còn 0.7%, bên cạnh đó mức độ A tăng dần từ 19% lên 24.5%.
* Tiêu chí 3 :
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp mức độ đạt được của tiêu chí 3
Tiêu chí
Số lần
kiểm tra
Số bài
kiểm
tra
Mức độ đạt được
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
SL TL SL TL SL TL
Tiêu
chí 3
Trước TN 147 23 15.6% 94 63.9% 30 20.4%
TN1 147 20 13.6% 95 64.6% 32 21.8%
TN2 147 20 13.6% 92 62.6% 35 23.8%
TN3 147 16 10.9% 94 63.9% 37 25.2%
Số liệu trong bảng 3.3 được minh họa bằng đồ thị hình 3.3 sau :
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
Mức độ đạt được
Trước TN
TN1
TN2
TN3
Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3
Qua bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy: mức độ C giảm dần và mức độ A tăng
dần qua các bài kiểm tra. Điều này cho thấy mức độ đạt được của tiêu chí 3 đã tăng
dần.
66
* Tiêu chí 4 :
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp mức độ đạt được của tiêu chí 4
Tiêu chí
Số lần
kiểm tra
Số bài
kiểm
tra
Mức độ đạt được
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
SL TL SL TL SL TL
Tiêu
Chí 4
Trước TN 147 55 37.4% 75 51.0% 17 11.6%
TN1 147 44 29.9% 81 55.1% 22 15.0%
TN2 147 40 27.2% 84 57.1% 23 15.6%
TN3 147 31 21.1% 90 61.2% 26 17.7%
Số liệu trong bảng 3.4 được minh họa bằng đồ thị hình 3.4 sau :
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
Mức độ đạt được
Trước TN
TN1
TN2
TN3
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4
Tiêu chí 4 là một tiêu chí tương đối khó để đạt được của kỹ năng phân tích –
tổng hợp nên trước thực nghiệm và sau thực nghiệm số học sinh đạt được mức độ C
của tiêu chí này cao hơn nhiều so với mức độ C của tiêu chí 1, 2, 3, bên cạnh đó
mức độ A cũng thấp hơn hơn so với các tiêu chí trên. Tuy nhiên, qua đồ thị hình 3.4
cho thấy mức độ C đã giảm dần từ 37.4% xuống 21.1%, mức độ A tăng dần từ
11.6% lên 17.7%, điều này chứng tỏ kỹ năng phân tích – tổng hợp của học sinh đã
có sự tiến bộ ở tiêu chí 4.
67
3.6.1.3 Tổng hợp kết quả đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp
Tổng hợp mức độ đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp qua mỗi bài
kiểm tra của học sinh chúng tôi đánh giá ở 2 mức độ : Đạt và Chưa đạt.
Kỹ năng phân tích – tổng hợp của học sinh được đánh giá là đạt khi học sinh
phải làm được
1
2
số câu của bài kiểm tra và 1
2
số câu đều phải đạt được tiêu chí 1,
2 [8].
So sánh kết quả đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp trước thực
nghiệm và qua 3 bài kiểm tra sau thực nghiệm chúng tôi có kết quả như sau :
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp
Giai đoạn Số bài
Kết quả
Chưa đạt Đạt
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Trước TN 147 58 39.5% 89 60.5%
TN1 147 53 36.1% 94 63.9%
TN2 147 45 30.6% 102 69.4%
TN3 147 33 22.4% 114 77.6%
Số liệu trong bảng 3.5 được minh họa bằng đồ thị hình 3.5 sau :
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Chưa đạt Đạt
Mức độ đạt được
Trước TN
TN1
TN2
TN3
Hình 3.5 Biểu đồ biểu diễn kết quả đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp
68
Qua biểu đồ hình 3.5 cho thấy:
- Tỉ lệ học sinh đạt được kỹ năng phân tích – tổng hợp trước khi dạy thực
nghiệm khá cao (60.5%), điều này chứng tỏ phân tích – tổng hợp là một kỹ năng cơ
bản mà học sinh đã được rèn luyện từ các lớp học trước thông qua nhiều môn học
khác nhau bằng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau của giáo viên, chính vì vậy
mà qua bài kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt được kỹ năng này
khá cao.
- Tỉ lệ học sinh đạt được kỹ năng phân tích – tổng hợp tăng dần từ 60.5%
trước thực nghiệm lên 63.9% sau thực nghiệm lần 1, 69.4% sau thực nghiệm lần 2
và 77.6% sau thực nghiệm lần 3, điều này chứng tỏ kỹ năng phân tích – tổng hợp
của học sinh đã có sự tiến bộ thông qua phương pháp dạy học bằng bài tập tình
huống của giáo viên.
Như vậy, việc sử dụng bài tập tình huống trong giảng dạy theo theo quy trình
đã có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh. Tuy
nhiên, rèn luyện kỹ năng là một quá trình lâu dài, tích lũy dần dần và phải có sự
phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình rèn luyện, chính vì vậy mà
trong một thời gian ngắn với một thời lượng ít về số tiết giảng dạy thực nghiệm nên
kết quả đạt được của kỹ năng phân tích – tổng hợp chưa thật sự biểu hiện rõ rệt.
3.6.2 Phân tích định tính
Trong quá trình dạy thực nghiệm cũng như qua phân tích kết quả các bài
kiểm tra của học sinh, qua trao đổi với các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy quá
trình học tập của học sinh khi được giáo viên giảng dạy bằng phương pháp dạy học
bằng bài tập tình huống có những tiến bộ nhất định về kiến thức, kỹ năng cũng như
thái độ học tập.
Về mặt kỹ năng, kỹ năng phân tích – tổng hợp của học sinh có sự tiến bộ dần
lên, bài tập tình huống ban đầu còn khá bỡ ngỡ với các em nhưng qua vài bài được
học với phương pháp này các em đã quen dần với bài tập tình huống. Ví dụ, ở bài
dạy thực nghiệm đầu tiên chúng tôi đưa ra một bài tập tình huống như sau: Bạn A
cho rằng sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở cây Một là mầm còn sinh trưởng thứ cấp chỉ có
ở cây Hai lá mầm; nhưng bạn B lại cho rằng sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp đều có ở
cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm. Ý kiến của em như thế nào?
69
Sau khi chúng tôi đưa ra bài tập tình huống này có nhiều em nhanh chóng
đưa tay phát biểu, có em cho rằng bạn A đúng, có em cho rằng bạn B đúng, có em
cho rằng cả 2 bạn đều sai. Khi chúng tôi yêu cầu các em giải thích cho ý kiến của
mình thì nhiều em còn khá lúng túng, trình bày ý kiến chưa thật sự logic cũng như
chưa đưa ra được lập luận một cách chặt chẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Nhận thấy
ở các em đã biết phân tích, tuy nhiên sự phân tích của nhiều em chưa sâu, sau phân
tích chưa biết tổng hợp lại và cách lập luận chưa lôgic. Nhưng qua một số tiết được
làm quen với phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống thì các nhược điểm trên
của các em được khắc phục dần.
Về thái độ học tập, học sinh có sự tích cực tham gia các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức, các em chủ động thảo luận nhóm, tích cực làm việc với sách giáo
khoa, tích cực tranh luận về các phương án giải quyết các bài tập tình huống làm
cho không khí lớp học trở nên sôi nổi và hào hứng hơn. Chính các tình huống trong
các bài tập đã kích thích sự tích cực trong suy nghĩ của các em, tạo cho các em sự
háo hức, hứng thú trong quá trình giải quyết các tình huống.
Thông qua việc hoàn thành các bài tập tình huống, học sinh đã chủ động
trình bày những suy nghĩ của mình trước bạn bè, thầy cô. Và cũng qua quá trình này
cũng đã góp phần rèn luyện cho các em kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày ý
kiến của cá nhân trước tập thể, rèn sự tự tin, mạnh dạn cho bản thân.
70
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua đề tài nghiên cứu, đối chiếu với nhiệm vụ đề ra, chúng tôi đã đạt được
những kết quả như sau:
1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học
bằng bài tập tình huống trong việc rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học
sinh, cụ thể như:
+ Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các kỹ năng nhận thức của học sinh, làm rõ
kỹ năng phân tích – tổng hợp, mối quan hệ và vai trò của phân tích và tổng hợp
trong nhận thức.
+ Xác định được khái niệm bài tập tình huống, phương pháp dạy học bằng
bài tập tình huống, chỉ ra được ưu – nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài
tập tình huống.
2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và việc rèn luyện kỹ
năng phân tích – tổng hợp cho học sinh trong dạy học Sinh học lớp 11 của giáo viên
ở một số trường THPT ở Tây Ninh.
3. Phân tích được mục tiêu, cấu trúc nội dung chương III: Sinh trưởng và
phát triển – Sinh học 11 để làm cơ sở cho việc thiết kế các bài tập tình huống rèn
luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh. Vận dụng quy trình thiết kế bài
tập tình huống để thiết kế được 35 bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích
– tổng hợp cho học sinh trong chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11.
4. Sử dụng bài tập tình huống đã thiết kế để rèn luyện kỹ năng phân tích –
tổng hợp cho học sinh trong quá trình học tập.
5. Tổ chức dạy thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm. Sau quá trình dạy
thực nghiệm cho thấy việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy chương III: Sinh
trưởng và phát triển – Sinh học 11 đã có hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng phân
tích – tổng hợp của học sinh.
2. Kiến nghị
1. Thiết kế bài tập tình huống đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm,
có sự đầu tư cũng như phải có nhiều thời gian, vì vậy trong thời gian ngắn của quá
trình nghiên cứu đề tài, các bài tập tình huống do chúng tôi thiết kế để rèn luyện kỹ
71
năng phân tích – tổng hợp cho học sinh không tránh khỏi những thiếu sót rất cần
quý thầy cô và góp ý, sửa chữa.
2. Rèn luyện kỹ năng nói chung, kỹ năng phân tích – tổng hợp nói riêng là
một quá trình lâu dài, liên tục và thường xuyên, không chỉ một thời gian ngắn mà có
thể đạt được các tiêu chí của kỹ năng. Vì vậy, khi sử dụng bài tập tình huống để rèn
luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp, giáo viên cần sử dụng thường xuyên, có thể mở
rộng nghiên cứu sang các chương, các khối lớp khác. Không có một phương pháp
nào là hoàn mỹ, mỗi phương pháp đều có những ưu – khuyết điểm riêng. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp linh hoạt phương pháp dạy học bằng bài
tập tình huống với các phương pháp dạy học tích cực khác.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học - phần
đại cương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Đức Duy (2010), Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học - Bài
giảng chuyên đề cao học, Đại học Sư phạm Huế.
3. Vũ Cao Đàm (2012), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Giáo dục.
4. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Như
Khanh (2006), Sách giáo khoa Sinh học 11. Nxb giáo dục.
5. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Như
Khanh (2006), Sách giáo viên Sinh học 11. Nxb giáo dục.
6. Nguyễn Đình Giậu (2000), Sinh học đại cương: Sinh học thực vật, Sinh học
động vật. Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.
7. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), “Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống
trong dạy học Giáo dục học”, Tạp chí Giáo dục, (số 227), tr 24 – 25.
8. Hoàng Thị Thu Huyền (2012), Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học
sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp trong dạy học phần Di truyền học Sinh học
12 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐH Vinh, Nghệ An.
9. Khưu Thanh Tuyết Lê (2012), Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng
phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần Tiến hóa bậc THPT. Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐH Vinh, Nghệ An.
10. Vũ Đình Luận (2012), Kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học – Bài giảng
chuyên đề Cao học, ĐH Vinh.
11. Hồ Thị Huỳnh Như (2012), Rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh
trong dạy chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền cho học sinh lớp 12
trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐH Vinh, Nghệ An.
12. Lê Thanh Oai (2011), “Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy học
Sinh học ở trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (số 274), tr 45 – 48
13. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Thạc, Trần
Quốc Thành, Hoàng Anh, Lê Thị Bừng, Vũ Kim Thanh, Nguyễn Kim Quý,
73
Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2013), Giáo trình tâm lí học đại cương.
Nxb Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ - Lê Khánh Bằng – Vũ Văn Tảo
(2002), Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư phạm.
15. Trang web Tulieu.violet.vn
74
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ GIÁO VIÊN
Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học sư phạm giáo dục về sử
dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh
trong quá trình giảng dạy Sinh học. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cần một
số thông tin để làm cơ sở thực tiễn, rất mong thầy (cô) vui lòng giúp đỡ để chúng tôi
hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Xin thầy cô vui lòng cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi sau
(đánh dấu X vào nội dung lựa chon):
Câu 1. Trong quá trình giảng dạy sinh học ở trường THPT thầy (cô) sử dụng các
phương pháp dạy học sau đây với mức độ như thế nào?
TT Phương pháp dạy học
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Không
thường xuyên
Không sử
dụng
1 Thuyết trình, giảng giải
2 Hỏi đáp - tái hiện thông báo
3 Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
4 Biểu diễn tranh, mẫu vật – tái
hiện
5 Biểu diễn tranh, mẫu vật – tìm tòi
6 Dạy học sử dụng bài tập tình
huống
7 Dạy học sử dụng sơ đồ
8 Dạy học nêu vấn đề
9 Dạy học sử dụng phiếu học tập
10 Học sinh làm việc với SGK
75
2. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) thường rèn luyện cho học sinh những kỹ
năng nhận thức nào?
So sánh
Phân tích – tổng hợp
Khái quát hóa
Suy luận
3. Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp trong quá trình dạy
học, thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào sau đây?
TT Phương pháp dạy học
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Không
thường xuyên
Không sử
dụng
1 Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
2 Biểu diễn tranh, mẫu vật – tìm tòi
3 Dạy học bằng bài tập tình huống
4 Dạy học sử dụng sơ đồ
5 Dạy học nêu vấn đề
6 Dạy học có sử dụng phiếu học tập
7 Cho học sinh làm việc với SGK
8 Phương pháp khác
4. Với kiến thức chương III - Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11), theo thầy
(cô) chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào để giảng dạy?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy (cô)!
76
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH
Trường: Lớp:
Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào các các ô
mà các em chọn.
1. Trong giờ học Sinh học em thấy giáo viên thường giảng dạy theo cách nào?
Giáo viên giảng giải, đọc cho học sinh ghi chép.
Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh chỉ cần đọc thông tin từ sách giáo
khoa để trả lời.
Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh phải tìm hiểu thông tin từ sách giáo
khoa kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sự phân tích, suy luận để trả lời câu hỏi.
Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa, đặt các câu hỏi, học sinh phân tích
tranh ảnh minh họa, thảo luận để trả lời câu hỏi.
Giáo viên đưa ra các bài tập tình huống kèm theo phiếu học tập, học sinh
thảo luận hoàn thành bài tập tình huống.
Các phương pháp khác
2. Em cảm thấy như thế nào nếu trong giờ dạy giáo viên đưa ra một bài tập tình
huống và yêu cầu em cùng các bạn hoàn thành bài tập tình huống này để từ đó rút ra
kiến thức cần học (trong quá trình làm bài tập có thể có sự hướng dẫn giúp đỡ của
giáo viên)?
Giờ học sinh động, hứng thú
Giờ học bình thường
Giờ học ít hứng thú
Giờ học nhàm chán
Cảm ơn sự hợp tác của các em!
77
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM
Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật Một lá mầm và Hai lá mầm là
chung và những mô phân sinh nào là riêng. Giải thích sự hình thành vòng năm.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích- tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, môn học, biết vận dụng những hiểu biết về các
nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng trong trồng trọt.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm sinh trưởng.
- Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh phóng to Hình: 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK, các bài tập tình
huống. Máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, trả lời các mục lệnh SGK
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hạt đậu đen nảy mầm thành cây con,
cây con lớn lên dần thành cây trưởng thành.
Quá trình từ cây con lớn lên thành cây
78
trưởng thành có sự thay đổi về kích thước.
Sự thay đổi đó gọi là sinh trưởng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh
trưởng
- GV: Hạt đậu đen sau nảy mầm một tháng
thân cây có thể cao 30 cm. Quá trình thay
đổi kích thước này gọi là sinh trưởng. Sinh
trưởng là gì?
- HS: phân tích ví dụ trả lời.
- GV nhấn mạnh: Sinh trưởng của cơ thể là
do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
- GV: Hạt đậu sau khi nảy mầm chỉ có 2 lá
mầm, sau một thời gian cây đậu lớn lên.
Như vậy có một nhóm tế bào nào đó giữ
chức năng phân chia để giúp cây sinh
trưởng. Nhóm tế bào gọi là mô phân sinh.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 34.1
SGK và trả lời câu hỏi:
+ Mô phân sinh là gì?
+ Các loại mô phân sinh.
- HS: Quan sát, phân tích tranh trả lời câu
hỏi.
- GV: Kết luận
- GV: giới thiệu bài tập tình huống 1: Sự
sinh trưởng sơ cấp của cây và nguồn gốc
của sự sinh trưởng sơ cấp có thể được minh
họa bằng hình sau (H 34.2 SGK):
I. Khái niệm
Sinh trưởng của thực vật là quá
trình tăng lên về kích thước (chiều
dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do
tăng số lượng và kích thước tế bào.
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh
trưởng thứ cấp ở thực vật
1. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào
chưa phân hóa, duy trì được khả
năng nguyên phân.
- Mô phân sinh bao gồm: mô phân
sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô
phân sinh lóng.
2. Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng sơ cấp của thân là do
hoạt động nguyên phân của các tế
bào mô phân sinh đỉnh ngọn tạo nên
- Sinh trưởng sơ cấp của rễ là do các
tế bào mô phân sinh đỉnh rễ nguyên
79
Qua phân tích hình trên một bạn học
sinh cho rằng: sinh trưởng sơ cấp là quá
trình làm cho cây dài ra và nguyên nhân là
do số lượng tế bào tăng lên.
Em nhận định như thế nào về kết
luận của bạn học sinh đó?
- HS: Trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập
trên.
- GV: Gợi ý:
+ Hoạt động của mô phân sinh nào tạo
nên sinh trưởng của cây?
+ Kích thước của cành ở hình B thay đổi
như thế nào?
- HS: Đại diện báo cáo kết quả
- GV: Điều kiển thảo luận toàn lớp, kết
luận.
- HS: Nghiên cứu phần kết luận của GV đối
chiếu với cách phân tích – tổng hợp của
bản thân từ đó tự hoàn thiện kỹ năng của
mình.
- GV giới thiệu bài tập tình huống 2: Khi
cắt ngang phần ngọn và phần thân của cây
Hai lá mầm nhiều năm tuổi người ta thấy
cấu tạo của 2 phần trên như hình sau (H
phân tạo nên.
.- Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh
trưởng của thân và rễ theo chiều dài
do hoạt động nguyên phân của mô
phân sinh đỉnh.
3. Sinh trưởng thứ cấp
- Kích thước bề ngang của thân lớn
hơn so với ngọn cây nhờ quá trình
sinh trưởng thứ cấp.
80
34.3 SGK):
Từ quan sát hình trên mà có một số
bạn đưa ra một số quan điểm khác nhau về
khái niệm sinh trưởng thứ cấp cũng như
nguồn ngốc của lớp tế bào ngoài cùng của
vỏ cây thân gỗ. Vậy theo em, sinh trưởng
thứ cấp là gì? Lớp tế bào ngoài cùng của vỏ
cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
Có bạn lại cho rằng chỉ có cây Hai lá
mầm mới có sinh trưởng thứ cấp. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- GV: Gợi ý bằng một số câu hỏi như sau:
+ Đường kính của thân (phần sinh
trưởng thứ cấp) so với đường kính của
ngọn (phần sinh trưởng sơ cấp) như thế
nào?
+ Giữa cây Một lá mầm và Hai lá mầm
cây nào có mô phân sinh bên? Chức năng
của mô phân sinh bên?
- HS: thảo luận, hoàn thành bài tập.
- GV: Điều kiển thảo luận toàn lớp, kết
luận.
- Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng
theo đường kính của thân (rễ) làm
tăng bề ngang của thân (rễ) do hoạt
động của mô phân sinh bên.
- Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động
của mô phân sinh bên:
+ Tầng sinh mạch: phân chia cho
ra mạch rây thứ cấp ở ngoài và mạch
gỗ thứ cấp ở trong.
+ Tầng sinh bần: tạo ra lớp bần
(lớp ngoài cùng của thân cây)
- Cây Một lá mầm không có mô
phân sinh bên (tầng sinh bần, tầng
sinh mạch) nên không có sự sinh
trưởng thứ cấp.
- Ròng: là phần gỗ thứ cấp già có
màu tối.
- Dác: là phần gỗ thứ cấp trẻ giữ
chức năng vận chuyển nước và ion
khoáng.
81
- HS: Nghiên cứu phần kết luận của giáo
viên đối chiếu với cách phân tích – tổng
hợp của bản thân từ đó tự hoàn thiện kỹ
năng của mình.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 34.4 SGK
và giới thiệu vòng năm.
Vòng năm được hình thành như thế nào?
Ròng, dác phân biệt với nhau như thế nào?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng
- GV: Giới thiệu bài tập tình huống: Một
nhà sinh học làm 2 thí nghiệm như sau:
+ Thí nghiệm 1: Trồng cùng một giống
cây trong 2 chậu có thành phần dinh dưỡng
khác nhau, chế độ chăm sóc khác nhau. Sau
một thời gian quan sát thấy sự sinh trưởng
của 2 cây ở 2 chậu có sự khác nhau.
+ Thí nghiệm 2: Trồng 2 giống cây
khác nhau trong 2 chậu có thành phần dinh
dưỡng và chế độ chăm sóc như nhau. Sau
một thời gian quan sát thấy sự sinh trưởng
của 2 cây ở 2 chậu có sự khác nhau.
Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì
về quá trình sinh trưởng của thực vật?
Em hãy thiết kế một số thí nghiệm để
chứng minh các nhân tố ảnh khác có thể
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- HS: Trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập.
- GV: Điều khiển thảo luận toàn lớp, kết
luận.
- GV: Em hiểu câu “nhất giống, nhì phân,
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng
a. Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh
trưởng của giống, của loài cây.
- Hoocmôn thực vật
b. Nhân tố bên ngoài:
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sinh trưởng của cây.
- Hàm lượng nước: sinh trưởng phụ
thuộc vào độ no nước của tác tế bào
mô phân sinh.
- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp, biến đổi hình thái.
- Dinh dưỡng khoáng: thiếu các
nguyên tố dinh dưỡng khoáng làm
cho quá trình sinh trưởng bị ức chế,
cây sinh trưởng chậm, thậm chí chết.
82
tam cần, tứ nước” như thế nào? Trong
trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng
chúng ta vận dụng những hiểu biết về các
nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng như thế
nào?
- HS: Trình bày những hiểu biết của mình.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1 Tổng kết
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ sau:
4.2 Hướng dẫn học tập
- Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị bài mới: Hoocmôn thực vật: đọc trước bài, trả lời các mục lệnh
trong SGK.
83
Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật.
- Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.
- Trình bày được khái niệm về hoocmôn ra hoa.
- Nêu được vai trò của phitohoocmôn trong sự phát triển của thực vật
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích – tổng hợp.
3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, biết vận dụng những kiến thức về sinh trưởng và
phát triển của thực vật vào trong trồng trọt.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm phát triển
- Những nhân tố chi phối sự ra hoa
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình: 36 SGK, bài tập tình huống, máy chiếu.
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, trả lời các mục lệnh.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày khái niệm hoocmôn thực vật. Vai trò của auxin và ứng dụng
những hiểu biết về vai trò của auxin vào thực tiễn như thế nào?
3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại
khái niệm sinh trưởng.
Sinh trưởng và phát triển là những quá
trình có liên quan với nhau, là hai mặt của
chu trình sống.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phát
I. Phát triển là gì?
84
triển
- GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm
phát triển trong SGK và nêu ví dụ về quá
trình phát triển.
- HS nghiên cứu khái niệm SGK, trình bày
ví dụ.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận
- GV: Trong chu trình sống của cây có sự
xen kẽ thế hệ lưỡng bội (2n) và đơn bội (n)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những nhân tố
chi phối sự ra hoa
- GV: Yêu cầu HS quan sát H.36 SGK trả
lời câu hỏi:
+ Khi nào cây cà chua ra hoa?
+ Dựa vào đâu xác định tuổi của thực
vật một năm?
- HS: Phân tích H36 SGK trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, kết luận
- GV: Giới thiệu bài tập tình huống 1:
Ở một số cây, cứ đến một độ tuổi nhất
định thì sẽ ra hoa. Ví dụ, ở cây cà chua cứ
đến tuổi lá thứ 14 thì ra hoa. Tuy nhiên,
một số cây mặc dù đã đến tuổi ra hoa
nhưng nếu không trải qua một mùa đông
lạnh giá thì không thể ra hoa hoặc chỉ ra
hoa vào những ngày có độ dài ngày hơn
đêm hoặc ngược lại.
Theo em, trường hợp cây ra hoa trong
trường hợp này chịu sự ảnh hưởng của
những nhân tố nào? Hiện tượng cây ra hoa
phụ thuộc vào nhân tố này gọi là hiện
Phát triển của cơ thể thực vật là toàn
bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình
sống, bao gồm ba quá trình liên quan
với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát
sinh hình thái tạo nên các cơ quan của
cơ thể.
II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1. Tuổi của cây:
- Ở thực vật điều tiết sự ra hoa theo tuổi
không phụ thuộc vào điều kiện ngoại
cảnh.
- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác
định thì cây ra hoa.
- Ví dụ: cà chua đến 14 lá thì ra hoa
- Tuổi của cây 1 năm được tính theo số
lá.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a. Nhiệt độ thấp:
- Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa sau khi
trải qua mùa đông giá lạnh.
- Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc
vào nhiệt độ thấp gọi là xuân hóa.
b. Quang chu kì
- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào
tương quan độ dài ngày và đêm gọi là
quang chu kì.
- Căn cứ vào quang chu kỳ chia thành 3
nhóm thực vật khác nhau:
- Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện
85
tượng gì?
Trong trường hợp cây đã đủ tuổi ra hoa
nhưng điều kiện tự nhiên chưa có nhân tố
này để kích thích cây ra hoa, theo em con
người có thể điều khiển cho cây ra hoa
được hay không? Bằng cách nào?
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Một số loài cây mặc dù đã
đến tuổi ra hoa nhưng phải có những điều
kiện nhất định (nhiệt độ, độ dài của ngày)
thì cây mới ra hoa.
- GV: Giới thiệu bài tập tình huống 2:
Cây dâm bụt chỉ ra hoa vào những
ngày có độ dài ngày hơn đêm trong khi
cây cà phê thì ngược lại. Từ ví dụ này mà
có người cho rằng thực vật phản ứng với
quang chu kỳ phụ thuộc vào quá trình
quang hợp.
Để kiểm tra nhận định trên người ta
đã làm một thí nghiệm như sau: trong đêm
tối chiếu một luồng ánh sáng với cường độ
rất yếu (3 – 5 lux). Với sự chiếu sáng này
đã có thể ức chế thực vật ngày ngắn ra hoa
nhưng không thể ảnh hưởng tới thực vật
ngày dài.
Qua thí nghiệm trên, theo em nhận
định rằng thực vật phản ứng với quang chu
kỳ phụ thuộc vào quá trình quang hợp
đúng hay sai? Vì sao?
- HS: Trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập.
ngày dài (chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ).
- Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều
kiện ngày ngắn (chiếu sáng ít hơn 12
giờ).
- Cây trung tính : Ra hoa không phụ
thuộc vào độ dài ngày và nhiệt độ xuân
hóa.
c. Phitôcrôm
- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì
- Phitôcrôm gồm 2 dạng:
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh
sáng có bước sóng là 660 nm ) được kí
hiệu là Pđ.
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (ánh
sáng có bước sóng là 730 nm), được kí
hiệu là Pđx.
Hai dạng này có thể chuyển hóa
thuận nghịch:
Ánh sáng đỏ
Pđ Pđx
Ánh sáng đỏ xa
3. Hoocmôn ra hoa
Ở điều kiện quang chu kì thích hợp,
trong lá hình thành hoocmôn ra hoa
(florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh
trưởng của thân làm cây ra hoa.
86
- GV: Gọi HS báo cáo, thảo luận toàn lớp,
kết luận:
Với cường độ chiếu sáng rất yếu nhưng
có thể ức chế thực vật ngày ngắn ra hoa
nhưng không ảnh hưởng đến thức vật ngày
dài chứng tỏ rằng quang chu kỳ không phụ
thuộc vào quá trình quang hợp. Như vậy
diệp lục không phải là sắc tố tiếp nhận
kích thích quang chu kỳ. Sắc tố tiếp nhận
kích thích phản ứng quang chu kỳ là
phitôcrôm.
- GV: Vậy phitôcrôm là gì? Gồm những
dạng nào?
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
- GV: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái
sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở
điều kiện quang chu kỳ thích hợp?
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
câu hỏi.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ
giữa sinh trưởng và phát triển
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK, phân tích hình 36 SGK để thấy được
mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát
triển.
- HS: nghiên cứu thông tin SGK, phân tích
hình 36 SGK trình bày mối quan hệ giữa
sinh trưởng và phát triển.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng kiến
thức về sinh trưởng và phát triển
GV: Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng cụ
III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và
phát triển.
- Sinh trưởng gắn với phát triển và phát
triển trên cơ sở của sinh trưởng.
- Sinh trưởng và phát triển là 2 mặt của
chu trình sống của cây.
IV. Ứng dụng kiến thức về sinh
trưởng và phát triển.
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong trồng trọt: thúc hạt hay củ nảy
87
thể dựa vào những hiểu biết về sự sinh ở
thực vật.
- HS: Nêu một số ứng dụng.
mầm sớm bằng hoocmôn giberelin.
- Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng
hoocmôn giberelin để tăng quá trình
phân giải tinh bột thành mạch nha.
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển
Trồng cây theo vùng địa lí, theo
mùa; xen canh; gối vụ...
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1 Tổng kết
Khi cây đủ tuổi ra hoa và ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp thì cây chuyển
từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa.
Theo em, cơ chế nào giúp cây có thể chuyển từ trạng thái sinh dưỡng sang
trạng thái ra hoa?
4.2 Hướng dẫn học tập
- Học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục Em có biết.
- Chuẩn bị bài mới: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nghiên cứu các
giai đoạn phát triển của cơ thể người, sưu tầm kén nhộng, bướm trưởng thành
88
BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Nêu được khái niệm biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến
thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích – tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển
- Phát triển không qua biến thái
- Phát triển qua biến thái
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình vẽ : 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 SGK, máy chiếu
2. Học sinh: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của cơ thể người. Sưu tầm kén
nhộng, bướm trưởng thành ...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày khái niệm phát triển ở thực vật. Sự ra hoa của thực vật chịu sự chi
phối của các nhân tố nào?
Cho một ví dụ để phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực
vật.
3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Sinh trưởng và phát triển ở động
vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
89
Chúng có những đặc điểm gì giống và
khác so với sinh trưởng phát triển ở thực
vật?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm
sinh trưởng và phát triển ở động vật
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu kỹ khái
niệm sinh trưởng và phát triển trong
SGK. Thông qua khái niệm hãy cho ví dụ
về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
- HS: Nghiên cứu khái niệm, nêu ví dụ.
- GV: Từ các ví dụ học sinh nêu yêu cầu
HS so sánh hình thái của con non mới
sinh (mới nở) so với con trưởng thành.
- HS: Phân tích các ví dụ đã nêu.
- GV: Phát triển của động vật thường qua
2 giai đoạn: Giai đoạn phôi (phôi thai) và
hậu phôi (sau sinh). Dựa vào sự khác biệt
hay không khác biệt của con non so với
con trường thành mà người ta chia sự
phát triển có qua biến thái hay không qua
biến thái.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển
qua biến thái.
- GV: Sự phát triển của người là một ví
dụ về phát triển không qua biến thái.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 37.1
và nêu những đặc điểm của giai đoạn
phôi thai.
- HS: Quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 37.2 so
sánh hình thái con mới sinh ra so với
I. Khái niệm sinh trưởng và phát
triển ở động vật
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là
quá trình tăng kích thước của cơ thể do
tăng kích thước và số lượng tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá
trình biến đổi bao gồm: sinh trưởng,
phân hóa và phát sinh hình thái các cơ
quan và cơ thể.
- Dựa vào sự khác biệt giữa con non
và con trưởng thành người ta chia hai
kiểu phát triển: phát triển qua biến thái
và không qua biến thái.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột hình
thái, cấu tạo, sinh lý của động vật sau
khi sinh hoặc nở từ trứng.
II. Phát triển không qua biến thái
Là kiểu phát triển mà con non có
hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự con
trưởng thành.
90
người trưởng thành.
- HS: Quan sát hình, so sánh từ đó rút ra
kết luận về phát triển không qua biến thái.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phát triển qua
biến thái.
- GV: Giới thiệu bài tập tình huống 1: Ở
bướm, sự phát triển qua biến thái hoàn
toàn và có thể chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. Sự phát
triển có thể minh họa bằng hình sau:
Qua hình ảnh trên bạn A cho rằng sự
phát triển của bướm qua biến thái hoàn
toàn trong khi bạn B cho rằng đó là sự
biến thái không hoàn toàn.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì
sao?
- HS: Trao đổi theo cặp hoàn thành bài
tập, đại diện báo cáo.
- GV: Điều khiển HS thảo luận toàn lớp,
kết luận.
- GV: Giới thiệu bài tập tình huống 2:
Sự phát triển của châu chấu cũng qua giai
đoạn biến thái và người ta cho rằng đây là
dự biến thái không hoàn toàn. Qua quan
sát hình sau em hãy chứng minh nhận
III. Phát triển qua biến thái
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo, sinh
lý rất khác so với con trưởng thành,
chúng phải trải qua giai đoạn trung
gian biến đổi thành con trưởng thành.
- VD: Sự phát triển của bướm
+ Sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy
đủ các loại enzim tiêu hóa protein,
lipit, cacbohidrat.
+ Bướm trưởng thành sống bằng hút
mật hoa, chỉ có enzim tiêu hóa
saccarôzơ.
2. Biến thái không hoàn toàn:
+ Là kiểu phát triển mà con non có
hình dạng, cấu tạo, hình thái gần giống
với con trưởng thành, chúng phải trải
qua nhiều lần lột xác để trở thành con
91
định trên.
- HS: Trao đổi theo cặp hoàn thành bài
tập, đại diện báo cáo.
- GV: Điều khiển HS thảo luận toàn lớp,
kết luận.
- HS: Tự rút ra kết luận, hoàn thiện kỹ
năng.
trưởng thành.
+ VD: Sự phát triển của châu chấu.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1 Tổng kết
Một bạn học sinh đã phân tích sự sinh trưởng và phát triển ở động vật nhưng
còn chưa hoàn chỉnh theo sơ đồ sau:
Em hãy giúp bạn hoàn thành những nội dung còn khuyết của sơ đồ trên.
4.2 Hướng dẫn học tập
- HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở
động vật.
92
PHỤ LỤC 4
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Câu 1. Theo em, trong suốt đời sống của động vật thì tập tính của chúng có
thể biến đổi hay không? Tại sao?
Câu 2. Cho những ví dụ sau:
- Ví dụ 1: Lần đầu tiên khi người chăn nuôi gà vỗ tay lớn thì đàn gà trong
vườn bỏ chạy. Sau nhiều lần vỗ tay như vậy đàn gà không bỏ chạy nữa.
- Ví dạu 2: Trong chăn nuôi heo, khi xây chuồng người ta lắp một hệ thống
cấp nước uống tự động cho heo. Khi khát nước heo dùng mũi ủi vào nút của hệ
thống cấp nước thì nước chảy ra.
- Ví dụ 3: Chó nhà nuôi khi nghe tiếng chén dĩa lách cách từ nhà bếp liền
chạy xuống.
Các ví dụ trên tương ứng với hình thức học tập nào ở động vật?
93
PHỤ LỤC 5
ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Kiểm tra sau khi học bài 34: Sinh trưởng ở thực vật)
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Câu 1: Có phải mô phân sinh đỉnh (đỉnh thân và đỉnh rễ) và mô phân sinh
bên đều có ở tất cả các loài thực vật hay không? Hãy phân tích vai trò của từng loại
mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của thực vật.
Vòng gỗ màu sáng và vòng gỗ màu sẫm thì vòng gỗ nào mới thực sự là mô
mạch vận chuyển nước và muối khoáng? Vì sao?
Câu 2: Cho một số ví dụ sau:
- Tốc độ sinh trưởng của cây tre nhanh hơn nhiều so với cây cao su.
- Giai đoạn cây con sinh trưởng nhanh hơn giai đoạn cây trưởng thành.
- Trong bóng tối thực vật thường có hiện tượng mọc vóng.
- Trồng lúa trong môi trường dinh dưỡng thiếu nitơ cây lúa bị chết.
- Cây bắp sinh trưởng nhanh ở 37 – 44oC, ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp
hơn 5 – 10oC hoặc cao hơn 44 – 50oC.
Các ví dụ trên nói điều gì về quá trình sinh trưởng của thực vật?
94
ĐỀ SỐ 2
(Kiểm tra sau khi học bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa)
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Câu 1: Có một số nhận định như sau:
- Cây chỉ ra hoa khi đủ tuổi.
- Tuổi của cây không quan trọng đối với quá trình ra hoa, quan trọng là nhiệt
độ có phù hợp để cây ra hoa hay không.
- Ánh sáng mới quan trọng đối với quá trình ra hoa vì cây có ra hoa hay
không phụ thuộc vào độ dài của ngày.
Ý kiến của em như thế nào đối với các nhận định trên?
Câu 2: Để một số giống cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh, sớm ra
hoa người nông dân đã thắp sáng đèn vào ban đêm.
Theo em, người nông dân làm như vậy dựa trên cơ sở khoa học nào? Để tất
cả các giống cây trồng sớm ra hoa chúng ta đều có thể áp dụng phương pháp này
được hay không? Vì sao?
95
ĐỀ SỐ 3
(Kiểm tra sau khi học bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật)
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Câu 1: Ở động vật có các kiểu phát triển nào? Cho ví dụ và phân tích để
minh họa cho mỗi kiểu phát triển đó.
Câu 2: Sự phát triển của ếch được minh họa qua hình dưới đây:
Qua phân tích hình trên em hãy cho biết sự phát triển của ếch thuộc kiểu biến
thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Vì sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nguyen_van_hai_1399.pdf