Văn hóa trong kinh doanh gia đình: Theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ

MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 II. MÔ HÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Mô hình lý thuyết 4 2. Mô hình cụ thể 4 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5 IV. LÝ THUYẾT KHOA HỌC 6 V. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 8 VI. GIẢI THÍCH CÁC BẢNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 10 1. Bảng 1: Thống kê mô tả 10 2. Bảng 2: Ma trận tương quan giữa tất cả các biến 12 3. Bảng 3: Bảng phân tích phương sai đa biến (MANOVA) 13 4. Bảng 4: Bảng biến thiên điểm số công ty gia đình 14 5. Bảng 5: Bảng biến thiên điểm số của công ty gia đình so với giả thuyết nghiên cứu 15 PHẦN 3: ỨNG DỤNG VÀO BÀI HỌC 17 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học trang bị cho người học những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. Do đó, môn học này rất cần thiết cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, đây là một môn học khó và là cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, đây là một môn học khó. Để tiếp cận và hiểu sâu hơn về môn học, bên cạnh việc tìm hiểu lý thuyết và các bài nghiên cứu, người học phải có khả năng vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu thực tế để nắm bắt vấn đề dễ dàng hơn. Bước đầu tìm hiểu môn Phương pháp nghiên cứu kháo học, theo sự hướng dẫn và phân công của TS.Nguyễn Hùng Phong, nhóm 2 có nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích bài nghiên cứu: “Văn hóa trong kinh doanh gia đình: theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ” của William David Brice và James Richardson. Với nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích đề tài ở các khía cạnh: cách tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như thế nào, phương pháp, công cụ mà tác giả đã sử dụng khi nghiên cứu đồng thời giải thích ý nghĩa của kết quả xử lý thống kê. Do đây là môn học mới và thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài báo cáo không tránh khỏi sai sót, nhóm mong nhận được những góp ý của Thầy và các bạn để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần nội dung nghiên cứu được thực hiện theo trình tự các câu hỏi mà thầy yêu cầu gồm có: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài 3. PPNC mà tác giả đó đã sử dụng 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó. I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: “Môi trường văn hóa trong kinh doanh gia đình: nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia” là so sánh các giá trị và niềm tin của các nhà quản lý trong công ty gia đình với các nhà quản lý chuyên nghiệp của các công ty khác ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu, đo lường tác động của các yếu tố đối với văn hóa kinh doanh gia đình. Đó là 2 yếu tố giá trị: sức mạnh quyền lực của cấp bậc (PDI); môi trường nam tính mạnh (MAS) và 5 yếu tố niềm tin: sự bi quan về các vấn đề xã hội (SC); Niềm tin về sự linh động khi xử lý các vấn đề xã hội (SF); Niềm tin được hồi đáp khi cố gắng làm việc (RA); Niềm tin vào tâm linh (S); Niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề (FC). Từ đó, tìm ra được những đặc trưng riêng biệt của văn hóa kinh doanh gia đình mà tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa trong kinh doanh gia đình: Theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học trang bị cho người học những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. Do đó, môn học này rất cần thiết cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, đây là một môn học khó và là cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, đây là một môn học khó. Để tiếp cận và hiểu sâu hơn về môn học, bên cạnh việc tìm hiểu lý thuyết và các bài nghiên cứu, người học phải có khả năng vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu thực tế để nắm bắt vấn đề dễ dàng hơn. Bước đầu tìm hiểu môn Phương pháp nghiên cứu kháo học, theo sự hướng dẫn và phân công của TS.Nguyễn Hùng Phong, nhóm 2 có nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích bài nghiên cứu: “Văn hóa trong kinh doanh gia đình: theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ” của William David Brice và James Richardson. Với nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích đề tài ở các khía cạnh: cách tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như thế nào, phương pháp, công cụ mà tác giả đã sử dụng khi nghiên cứu đồng thời giải thích ý nghĩa của kết quả xử lý thống kê. Do đây là môn học mới và thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài báo cáo không tránh khỏi sai sót, nhóm mong nhận được những góp ý của Thầy và các bạn để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần nội dung nghiên cứu được thực hiện theo trình tự các câu hỏi mà thầy yêu cầu gồm có: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài PPNC mà tác giả đó đã sử dụng Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: “Môi trường văn hóa trong kinh doanh gia đình: nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia” là so sánh các giá trị và niềm tin của các nhà quản lý trong công ty gia đình với các nhà quản lý chuyên nghiệp của các công ty khác ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu, đo lường tác động của các yếu tố đối với văn hóa kinh doanh gia đình. Đó là 2 yếu tố giá trị: sức mạnh quyền lực của cấp bậc (PDI); môi trường nam tính mạnh (MAS) và 5 yếu tố niềm tin: sự bi quan về các vấn đề xã hội (SC); Niềm tin về sự linh động khi xử lý các vấn đề xã hội (SF); Niềm tin được hồi đáp khi cố gắng làm việc (RA); Niềm tin vào tâm linh (S); Niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề (FC). Từ đó, tìm ra được những đặc trưng riêng biệt của văn hóa kinh doanh gia đình mà tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình lý thuyết Mô hình của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa các khái niệm trong môi trường văn hóa tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty gia đình so với các công ty quản lý chuyên nghiệp. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng 2 chỉ tiêu về thước đo giá trị của Hofstede, Năm chỉ tiêu niềm tin (Five measurements of social axioms) của Leung và Bond, đồng thời dùng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá. Giá trị văn hóa Lợi thế cạnh tranh Niềm tin trong môi trường văn hóa Hình 1 Mô hình cụ thể Mô hình cụ thể được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết và căn cứ vào các chỉ tiêu về giá trị của Hofstede và niềm tin của Leung và Bond . Thước đo giá trị của Hofstede: gồm Power Distance (PDI) và Masculinity (MAS). Five measurements of social axioms của Leung gồm: Sự bi quan về các vấn đề xã hội – SC, Niềm tin về sự linh động khi xử lý các vấn đề xã hội – SF, Niềm tin được hồi đáp khi cố gắng làm việc – RA, Niềm tin vào tâm linh – S, Niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề – FC Do vậy, mô hình cụ thể được xây dựng như sau: Niềm tin trong môi trường văn hóa SC SF PDI MAS RA S FC Giá trị văn hóa Lợi thế cạnh tranh Hình 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cả hai cách nghiên cứu này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều làm sáng tỏ những điểm nổi bật của văn hóa, nhằm đánh giá mức ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi thế cạnh tranh trong công ty gia đình. Mục tiêu Giá trị và niềm tin trong văn hóa kinh doanh Nghiên cứu Định tính 5 thang đo niềm tin và 2 thước đo giá trị Nghiên cứu Định lượng Giá trị Lợi thế cạnh tranh Niềm tiềm SC SF PDI MAS RA S FC Hình 3 Đây cũng là phương pháp mà được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu về các vấn đề xã hội và kinh doanh. Nghiên cứu sơ bộ ban đầu tác dùng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với sử dụng lý thuyến nền để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các yếu tố văn hóa trong kinh doanh bao gồm: yếu tố niềm tin và yếu tố giá trị. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các yếu tố tác động trực tiếp đến chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh gia đình. Và giải thích, định nghĩa các yếu tố (biến) nghiên cứu tác động (còn gọi là biến phụ thuộc). Đó là 2 biến thuộc giá trị văn hóa kinh doanh: sức mạnh quyền lực của cấp bậc (PDI); môi trường nam tính mạnh (MAS) và 5 biến niềm tin: sự bi quan về các vấn đề xã hội (SC); Niềm tin về sự linh động khi xử lý các vấn đề xã hội (SF); Niềm tin được hồi đáp khi cố gắng làm việc (RA); Niềm tin vào tâm linh (S); Niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề (FC) Đồng thời, để có thể nghiên cứu và đánh giá tác động của các biến này đến yếu tố giá trị văn hóa và niềm tin trong môi trường văn hóa kinh doanh gia đình, tác giả chuyển sang nghiên cứu định lượng (7 yêu tố) này bằng cách dùng bảng câu hỏi đánh giá theo thang điểm Likert và sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS, để đo lường, đánh giá mô hình nghiên cứu tiến hành trên mẫu là 163 thành viên gia đình và 168 giám đốc ngân hàng ở 2 nước Ukraine và Mỹ, theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Như vậy, việc kết hợp đồng thời vừa nghiên cứu định tính vừa nghiên cứu định lượng được tiến hành song song giúp tác giả có điều kiện so sánh, kết hợp giải thích kết quả của các yếu tố nghiên cứu (biến phụ thuộc) với nhau để có thể nhìn nhận và đánh giá vấn đề nghiên cứu rõ ràng hơn. LÝ THUYẾT KHOA HỌC Tác giả đã sử dụng nhiều lý thuyết nghiên cứu của các tác giả khác để giải thích, xây dựng mô hình nghiên cứu của mình. Hình 4 Từ các phát biểu liên quan văn hóa trong kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược và lợi thế cạnh tranh, sau khi tách nhỏ các phát biểu liên quan đến môi trường văn hóa trong kinh doanh, tác giả đã tập hợp và xây dựng các yếu tố thành phần dựa vào 2 hệ thống lý thuyết nền chủ yếu là: 5 thang đo về niềm tin của Leung & Bond (2004): RA, FC, SC, SF và S. 2 thước đo giá trị của Hofstede: PDI và MAS. Các lý thuyết này được sử dụng kết hợp cùng nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh trong công ty gia đình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Và đồng thời tác giả sử dụng các lý thuyết nền khác để giải thích cho các chỉ tiêu trong mô hình kết hợp hai lý thuyết nền trên. Sơ đồ xây dựng lý thuyết nền hình 5 (phụ lục) Do đó, phần lý thuyết nền này rất quan trọng, thích ứng và hỗ trợ rất nhiều cho mô hình nghiên cứu vì tác giả sử dụng toàn bộ nội dung của nó để xây dựng mô hình cụ thể của bài viết và kiểm định giả thuyết nghiên cứu của mình. Nội dung của lý thuyết nền tương đối phù hợp cho nghiên cứu này. Tuy nhiên, tác giả đã sử dụng quá nhiều lý thuyết cho việc nghiên cứu và xây dựng mô hình nhưng không kết luận rõ được tác động kết hợp của các chỉ tiêu về môi trường văn hóa đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong công ty gia đình, nghĩa là có thể lý thuyết nghiên cứu của tác giả chưa đầy đủ. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trong bài viết, tác giả có sử dụng bảng câu hỏi để điều tra nhưng đã không trình bày bảng câu hỏi trong bài nghiên cứu nên không thể đánh giá tác giả đã xây dựng các câu hỏi có phù hợp và chặt chẽ không? Tuy nhiên, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình. Và xây dựng mô hình dựa trên lý thuyết nền để lý luận, xây dựng các giả thuyết và kiểm định các giả thuyết này. 3 giả thuyết tác giả đã đưa ra để kiểm định gồm: Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Điểm trung bình về cấu trúc văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp kinh doanh gia đình nhỏ và vừa khác nhiều so với điểm trung bình của các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp khác trong mỗi quốc gia. H2: Điểm trung bình về cấu trúc văn hóa của các thành viên kinh doanh gia đình và nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ thay đổi giữa các quốc gia với nhau. H1 NGÂN HÀNG Ở UKRAINE CTY GIA ĐÌNH H1 NGÂN HÀNG Ở USA CTY GIA ĐÌNH H2 H2 Biểu đồ: diễn giải về đặt giả thuyết kiểm định H1 và H2 Giả thuyết H1, tác giả đặt ra nhằm đánh giá xem sự khác biệt văn hóa giữa hai loại hình kinh doanh trong cùng một nước ở hai nước có thật sự khác biệt không và giả thuyết này được chấp nhận với tỉ lệ 71,4%. Nghĩa là văn hóa trong kinh doanh gia đình có sự khác biệt so với các công ty kinh doanh khác trong cùng một quốc gia. Kiểm định này nhằm chứng minh giữa hai loại hình kinh doanh có sự khác biệt, mà sự khác biệt này có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty kinh doanh gia đình. Giả thuyết H2, tác giả đặt ra nhằm đánh giá xem các công ty kinh doanh cùng loại (kinh doanh gia đình hoặc không phải kinh doanh theo kiểu gia đình) có cùng điểm chung ở 2 quốc gia không. Và giả thuyết này được chấp nhận với các chỉ tiêu của mô hình nghiên cứu trừ chỉ tiêu SC. Như vậy, hai giả thuyết trên được đặt ra nhằm củng cố cho giả thuyết H3 sau: H3: Thiết lập một hệ thống gồm giả thuyết tập trung vào xác định những khác biệt, tìm ra các biện pháp đo lường các chỉ tiêu thuộc về văn hóa kinh doanh giữa các công ty gia đình và công ty khác trong mỗi quốc gia. H3a: Điểm PDI trung bình cho các thành viên trong công ty gia đình sẽ cao hơn điểm trung bình cho các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các loại hình công ty khác trong mỗi quốc gia. H3b: Điểm trung bình MAS cho các thành viên công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm trung bình nam tính cho các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các công ty khác trong mỗi quốc gia. H3c: Điểm trung bình SC cho các thành viên công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm trung bình SC cho các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các công ty khác trong mỗi quốc gia. H3d: Điểm trung bình SF cho các thành viên công ty gia đình sẽ cao hơn điểm trung bình SF cho các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các công ty khác trong mỗi quốc gia. H3e: Điểm số RA trung bình của các thành viên trong công ty gia đình sẽ cao hơn điểm trung bình của các nhà quản lý chuyên nghiệp tại các công ty không phải gia đình trong mỗi quốc gia. H3f: Điểm trung bình S của các lãnh đạo trong công ty gia đình sẽ cao hơn những điểm trung bình của các nhà quản lý chuyên nghiệp tại các công ty không phải gia đình trong phạm vi mỗi quốc gia. H3g: Điểm trung bình FC của những thành viên tại các công ty gia đình sẽ thấp hơn những điểm trung bình dành cho các quản trị gia chuyên nghiệp tại các công ty không phải gia đình trong phạm vi mỗi quốc gia. Giả thuyết H3 bao gồm 7 giả thuyết, các giả thuyết này dùng để đánh giá xem thật sự các chỉ tiêu trong mô hình của tác giả có đúng như dự đoán trong mô hình nghiên cứu của tác giả. Và tác giả kiểm định các chỉ tiêu nghiên cứu để so sánh hai loại hình công ty kinh doanh gia đình và kinh doanh khác. Và mỗi giả thuyết tác giả điều dựa vào mô hình và lý thuyết nền đã sử dụng. Do đó, việc đặt giả thuyết của tác giả tương đối chặt chẽ theo mô hình mà tác giả đã xây dựng. Tuy nhiên, có lẽ do tác giả đã quá tập trung vào mô hình và mục tiêu nghiên cứu của mình, nên phần giả thuyết tác giả không có đặt hoặc có đặt nhưng không trình bày giả thuyết để kiểm định các biến nghiên cứu có tác động ảnh hưởng với nhau không, các biến này có độc lập không, và tác giả cũng không xem xét đánh giá các biến này có tạo ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. GIẢI THÍCH CÁC BẢNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ Bảng 1: Thống kê mô tả Văn hóa trong kinh doanh gia đình và công ty ngoài gia đình được đo bằng 7 thang đo văn hóa: PDI, MAS, SC, SF, RA, S, FC. Ý nghĩa của các đại lượng trong bảng thống kê mô tả: N: tổng số quan sát (cỡ mẫu). Min: là giá trị nhỏ nhất gặp được trong các giá trị của biến. Max: là giá trị lớn nhất. Mean: Số trung bình. SE: sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể. SD: độ lệch tiêu chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị của văn hóa kinh doanh quanh giá trị trung bình. Skewness: đo lường độ lệch của phân phối về một trong hai phía. SE: Độ lệch tiêu chuẩn của hàm số góc tương quan Kurtosis: đo lường mức độ nhọn hay bẹt của phân phối so với phân phối bình thường (có độ nhọn bằng 0). Ý nghĩa các chỉ tiêu Đối với Ukraine: Khi điều tra 76 công ty gia đình ở Ukraine ta thấy điểm số trung bình cho yếu tố giá trị theo mẫu (PDI, MAS) thấp hơn (<3) so với điểm số trung bình của 5 yếu tố niềm tin (SC, RA, SF, S, FC). Mức độ biến thiên trong điểm số trung bình của RA, SF là nhỏ nhất; FC cao nhất (0.606), cho thấy mức độ đồng đều giữa điểm trung bình của các yếu tố. Giá trị của độ lệch nằm trong khoảng [-1, 1] cho thấy phân phối này là phân phối chuẩn. Tỷ số giữa giá trị skewness và kurtosis và sai số chuẩn của nó đều nằm trong khoảng [-2,2], cho thấy phân phối bình thường. Tuy nhiên, có 1 giá trị không bình thường (RA=2.2292) Khi điều tra 99 ngân hàng ở Ukraine, kết quả cho thấy mức biến thiên trong điểm số trung bình của 7 yếu tố là khá đồng đều (dao động từ 0.242-0.483) Đối với USA: Tương tự như Ukraine, khi điều tra 87 công ty gia đình ở USA ta thấy điểm số trung bình cho yếu tố giá trị theo mẫu cũng thấp hơn so với điểm số trung bình 5 yếu tố niềm tin. Mức độ biến thiên trong điểm số trung bình của yếu tố FC cao nhất (0.510), cho thấy mức độ đồng đều giữa điểm trung bình các yếu tố ở USA là cao hơn ở Ukraine Khi điều tra 69 ngân hàng ở USA, kết quả cho thấy mức biến thiên trong điểm số trung bình của 7 yếu tố cũng khá đồng đều (dao động từ 0.282-0.481) Kết luận: Mức biến thiên trong điểm số trung bình của 7 yếu tố của các ngân hàng ở hai nước Ukraine và USA là đồng đều hơn so với các công ty gia đình trong cùng phạm vi mỗi nước. Bảng 2: Ma trận tương quan giữa tất cả các biến Phân tích hệ số tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lượng, kiểm định với 2 mức ý nghĩa 0.05 (*) và 0.01 (**). Theo bảng 2, các giá trị trong bảng là giá trị hệ số tương quan (r) giữa các biến với nhau. Ta thấy các giá trị trong bảng đều nằm trong khoảng [-1,1] cho thấy các biến phụ thuộc mà tác giả nghiên cứu có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, Ta xét trị tuyệt đối của r (hệ số tương quan) đều trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến tương đối nhỏ, do đó mối tương quan giữa các biến là không chặt chẽ (yếu). Bảng 3: Bảng phân tích phương sai đa biến (MANOVA) Bảng 3, đây là bảng phân tích mối quan hệ cấu trúc văn hóa kinh doanh giữa hai loại hình kinh doanh gia đình và kinh doanh khác ở mỗi quốc gia. Và đánh giá sự khác nhau giữa các biến phụ thuộc trong mô hình. Từ bảng 3, ta thấy tất cả giá trị sig (p-value) =0,000<0.05. Điều này có nghĩa trong kiểm định thống kê thì giả thuyết kiểm định là không có sự khác biệt giữa các cặp xử lý bị bác bỏ. Có nghĩa là có ít nhất một cặp xử lý khác nhau. Tức là ủng hộ các yếu tố văn hóa cho mô hình nghiên cứu là có sự khác nhau giữa các cặp biến nghiên cứu trong kinh doanh gia đình và kinh doanh khác. Ngoài ra, các giá trị trong bảng còn cho thấy các biến quan sát tác động quan hệ với nhau mạnh hay yếu. Như, giá trị Wilks’ lamda đo lường sự khác nhau trong cùng cấp độ của các biến có thể độc lập. Nếu Wilks’ lamda tiến gần đến 0 thì cho thấy không có sự khác biệt do các biến phụ thuộc. Do đó, ví dụ ta xét phần phạm vi Family, hàng Wilks’ lamda có giá trị là 0,652 và giá trị nghiên cứu thực tế của F là 24,474 và có tỷ lệ sig (p-value) = 0,000 <0,05. Điều này cho thấy sự tác động do yếu tố gia đình đến các biến nghiên cứu tương đối mạnh (0,652) gần 1. Nghĩa là có sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh gia đình và kinh doanh khác bởi các biến phụ thuộc (7 biến mô hình nghiên cứu) Bảng 4: Bảng biến thiên điểm số công ty gia đình Bảng 4 là bảng thống kê giá trị trung bình nghiên cứu giữa các biến phụ thuộc mà mô hình đang nghiên cứu (PDI, MAS, SC, SF, RA, S và FC) Theo bảng IV, các giá trị trung bình so sánh giữa công ty gia đình và ngân hàng cho thấy: Các giá trị MAS, SF, RA, S đúng như dự đoán của tác giả. Nhưng các giá trị PDI, SC, và FC xét theo kiểm định thì ta thấy ta thấy giá trị p-value = 0.0024 <0.05 (*) nên ta bác bỏ giả thiết tức là tuy giá trị PDI, SC, và FC không như dự đoán nhưng có thể chấp nhận nó có tác động đến lợi thế cạnh tranh. Kết luận: các điểm số trung bình các yếu tố PDI, SC, SF, S, FC (Ukraine); PDI, MAS, SC, SF, S được thu thập từ mô hình các thành viên doanh nghiệp gia đình nhỏ và vừa đặc biệt khác so với điểm trung bình của các nhà quản lý chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp khác trong mỗi quốc gia. Ta có thể thấy kết quả bảng này rõ hơn ở bảng 5. Bảng 5: Bảng biến thiên điểm số của công ty gia đình so với giả thuyết nghiên cứu Theo bảng V, ta thấy sự khác biệt không được thể hiện rõ ràng ở các yếu tố MAS, RA, FC; SC thì cho kết quả trái ngược nhau ở hai nước; SF, S đúng theo giả thiết; PDI đối lập so với giả thuyết. Cụ thể sự khác biệt các chỉ số như sau: PDI - Theo dự đoán: PDI ở các công ty gia đình cao hơn ở các công ty phi gia đình - Theo kết quả nghiên cứu: + Ukraine: PDI ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình + USA: PDI ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình MAS - Theo dự đoán: MAS ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình - Theo kết quả nghiên cứu: + Ukraine: MAS ở các công ty gia đình thấp hơn (thấp hơn nhưng không đáng kể) ở các công ty phi gia đình + USA: MAS ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình SC - Theo dự đoán: SC ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình - Theo kết quả nghiên cứu: + Ukraine: SC ở các công ty gia đình cao hơn ở các công ty phi gia đình RA - Theo dự đoán: RA ở các công ty gia đình cao hơn ở các công ty phi gia đình - Theo kết quả nghiên cứu: + USA: RA ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình (thấp hơn nhưng không đáng kể) FC - Theo dự đoán: FC ở các công ty gia đình thấp hơn ở các công ty phi gia đình - Theo kết quả nghiên cứu: + Ukraine và USA: FC ở các công ty gia đình cao hơn ở các công ty phi gia đình (nhưng ở USA thì cao hơn không đáng kể) Kết luận: PDI hỗ trợ thấp cho các công ty gia đình; SF, S hỗ trợ nhiều hơn trong các công ty gia đình. PHẦN 3: ỨNG DỤNG VÀO BÀI HỌC Qua việc phân tích, tìm hiểu đề tài nghiên cứu: “Môi trường văn hóa trong kinh doanh gia đình: theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở hai quốc gia Ukraine và Mỹ”, Nhóm F&F đã có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu các mô hình và các phương pháp để thực hiện một đề tài nghiên cứu. Đồng thời, nhóm cũng học được cách phân tích các chỉ tiêu cũng như các yếu tố dữ liệu của đề tài nghiên cứu. Những kiến thức mà nhóm đã có được khi cùng nhau tìm hiểu và làm việc để hiểu được đề tài sẽ là những bài học bổ ích để các thành viên trong nhóm ứng dụng vào trong học tập nghiên cứu môn học và thực hiện các đề tài nghiên cứu sau này. Nhóm F&F rất cám ơn thầy Nguyễn Hùng Phong đã tạo điều kiện và hướng dẫn chúng em hoàn thành báo cáo này. Phụ lục (hình 5) Tài liệu tham khảo Culture in family business: a two – country empirical investigation – William David Brice [College of Business, University of Arkanas at Little Rock, Arkanas, USA] – James Richardon [College of Business Administration, University of Hawaii, Honolulu, Hawaii, USA] Bài giảng của thầy Nguyễn Hùng Phong – Lớp Đêm 1 – Năm 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh Thiết kế và thực hiện – Nguyễn Đình Thọ [Nhà xuất bản lao động xã hội – Năm 2011]. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc [Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Hồng Đức – Năm 2008]. Giáo trình nghiên cứu khoa học –PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Ths. Nguyễn Huy Tài. Research Methodology – C.R.Kothari [New Age International (P) Limited, Publishers – Copyright © 2004,1989,1990]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC PP NCKH - nhom 2.doc
  • pdfBC PP NCKH - nhom 2.pdf
  • docBia hoan chinh.doc
Luận văn liên quan