Oxy hoà tan: Oxy hoà tan trong nước là nhân tố cần thi ết cho hoạt động sống. Hàm
lượng oxygen là chất khí quan trọng nhất trong các chất khí hoà tan trong môi trường
nước nó rất cần đối với đời sống của thuỷ sinh vật. Lượng oxy trong nước th ấp nhất
23
mà cá có th ể chịu được là 2 mg/l nếu dưới nồng độ này cá vẫn sống nhưng không ăn
và ngừng tăng trưởng. Nhưng cá Sặc Rằn sau một tuần tu ổi đã có cơ quan hô hấp phụ
nên có th ể tồn tại và phát tri ển trong điều kiện bất lợi của môi trường như: mức nước
thấp, nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp .
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3393 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích thích tố khác nhau ở liều lượng thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ này cá vẫn sống nhưng không ăn
và ngừng tăng trưởng. Nhưng cá Sặc Rằn sau một tuần tuổi đã có cơ quan hô hấp phụ
nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện bất lợi của môi trường như: mức nước
thấp, nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp….
pH: pH là một yếu tố hết sức quan trọng, mọi sự biến động của nó đều có tác động
lớn đến đời sống thuỷ sinh vật. Theo Boyd (1998) thì pH dao động trong khoảng 6 - 9
đối với ao nuôi thuỷ sản nước ngọt và từ 8 - 9 đối với nước lợ. Mỗi loài cá khác nhau
thì có khoảng thích ứng pH khác nhau.
Độ mặn: Là một yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh sống và phân bố của thuỷ
sinh vật. Ở các vùng có độ mặn khác nhau sẽ là nơi cư trú của những loài thuỷ sinh
vật khác nhau. Theo Nguyễn Thị Oanh (2009) thì phôi cá Sặc Rằn phát triển bình
thừơng khi gây sốc ở độ mặn 1 ‰, 3 ‰, 5 ‰, 7 ‰, 9 ‰ nhưng ở 11 ‰ thì phôi dừng
phát triển và phân huỷ sau 20h.
N-NO2 : Hàm lượng N-NO2 quá cao sẽ ngăn cản oxy kết hợp Hemoglobin và gây chết
ngạt. Tính độc của Nitric giảm khi nhiệt độ và oxy hoà tan cao vì sẽ bị oxy hoá thành
dạng Nitrate không độc. Hàm lượng N-NO2 thích hợp phải thấp hơn 0,5 mg/l (Nguyễn
Thị Ngọc Thuý, 1998).
NH3/NH4+: Được cung cấp trong các thuỷ vực từ quá trình phân huỷ bình thường
protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón
vô cơ và hữu cơ. NH3 là khí độc đối với thuỷ sinh vật. Theo Nguyễn Đình Trung
(2004), nitrite là một trong những chất đạm rất độc với tôm cá, tính độc của nitrite
khác nhau giữa môi trường nước ngọt và nước lợ, trong môi trường nước ngọt tính
độc của nitrite gấp 55 lần so với môi trường nước có độ mặn 16 ‰.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá Sặc Rằn
Trong sinh sản nhân tạo tất cả các loài cá nuôi muốn thu được kết quả tốt thì nuôi vỗ
cá bố mẹ là khâu quan trọng đầu tiên. Mục đích của việc nuôi vỗ là đem lại đàn cá có
mức độ thành thục cao có thể sinh sản và cho kết quả như mong muốn. Nhưng không
phải lúc nào cá thành thục tốt cũng đều cho kết quả sinh sản cao. Cũng như các loài cá
khác quá trình phát dục và sinh sản của cá Sặc Rằn chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố
như: nhiệt độ, môi trường, dòng chảy, ánh sáng, thức ăn, không gian hoạt động,…
Ánh sáng: Là một yếu tố khá quan trọng đối với hoạt động của cá, nó ảnh hưởng
nhiều đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của hầu hết các loài cá nuôi.
Mỗi loài cá có ngưỡng ánh sáng khác nhau, có loài ánh sángmạnh là kích thích nhưng
loại khác lại thích nghi hơn với bóng tối nhất là đối với hoạt động sinh sản.
Ngoài tự nhiên cá Sặc Rằn có tập tính thích làm tổ nơi yên tĩnh và bóng tối. Việc tác
động của ánh sáng đến quá trình sinh sản đã được Nguyễn Phú Trí (1990) thực hiện
24
thí nghiệm và rút ra kết luận trong quá trình sinh sản cá Sặc Rằn thích nghi với điều
kiện che tối và trong lúc sinh sản thì cá cần sự yên tĩnh.
Ảnh hưởng của không gian hoạt động và tỉ lệ đực cái đến khả năng và hiệu quả
sinh sản của cá Sặc Rằn
Cá Sặc Rằn thường có tập tính rượt đuổi, trước lúc sinh sản cá đực và cá cái cắn vào
bụng và đuôi lẫn nhau để kích thích sinh sản.
Tỷ lệ đực cái: Khi tỷ lệ đực cái không tương xứng, như thiếu cá cái thường xảy ra sự
cắn giành cá đực với nhau, còn thiếu cá đực thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ
nở của cá. Do đó, theo nhiều kết quả nghiên cứu Nguyễn Tường Anh (2004), Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì tỷ lệ đực cái tốt nhất là 1:1.
Việc bố trí cho cá sinh sản trong dụng cụ có diện tích nhỏ thích hợp với mật độ vừa
phải sẽ tăng khả năng bắt cặp của cá được dễ dàng hơn, xác suất gặp nhau nhiều hơn.
Còn nếu bố trí trong bể có thể tích quá lớn sẽ làm hạn chế khả năng rượt đuổi và bắt
cặp của cá. Vì vậy theo khuyến cáo thì trong sinh sản nhân tạo cá Sặc Rằn nên bố trí
trong dụng cụ với diện tích phù hợp, che tối một phần và tránh tiếng độngmạnh. Tỷ lệ
đực cái là 1:1 và bố trí từ 2 - 3 cặp cá/thau hoặc thùng sẽ thích hợp cho việc sinh sản
của cá (Nguyễn Phú Trí, 1990).
Mực nước: Mực nước thích hợp cho cá đẻ trung bình khoảng 40 – 80 cm (Nguyễn
Tường Anh, 2004).
Vì cá Sặc Rằn có tập tính làm tổ, con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán lá hay
lùm cây cỏ. Sau đó đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào tổ, vì
vậy việc đặt giá thể (lá môn, lá sen nước…) là rất quan trọng trong lúc cho cá đẻ. Và
lưu ý không nên lấy giá thể ra sớm khi cá sinh sản chưa xong sẽ làm cho cá hoảng sợ
ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá.
Hình 2.2: Hoạt động bắt cặp của cá Sặc Rằn
25
Mặc dù cá có tập tính ăn trứng sau khi đẻ (cá càng đói ăn càng nhiều) nhưng cũng
không nên bắt cá bố mẹ ra quá sớm. Thông thường kể từ khi cá đẻ đến lúc bắt cá bố
mẹ khoảng 3 – 5h.
Hình 2.3: Chuẩn bị dụng cụ cho cá Sặc Rằn sinh sản
26
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Thời gian từ tháng 04/2010 đến tháng 05/2010.
Kích thích sinh sản cá Sặc Rằn bằng các loại kích thích tố khác nhau được thực hiện
trong 2 đợt
Đợt 1: thời gian từ 24/04/2010 – 30/04/2010
Đợt 2: thời gian từ 23/05/2010 – 29/05/2010
3.1.2 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại phường Lê Bình – quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Cá bố mẹ cho sinh sản
Hormon kích thích cá đẻ: HCG, LRH-a, não thuỳ,Motilium, nước muối sinh lý
Lá môn
Thùng mốp
Ống tiêm, kim tiêm
Cối nghiền não thùy
Bộ dụng cụ kiểm tra các yếu tố môi trường (bộ test): nhiệt độ, oxy, pH, NH3,N-NO2.
Ngoài ra còn một số dụng cụ khác như vợt, lưới, thau, cân điện tử, kính hiển vi….
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Cá Sặc Rằn được mua từ hộ nuôi cá (Hậu Giang), cá khỏe mạnh, không dị hình dị tật,
màu sắc tươi sáng, được vận chuyển nhẹ nhàng tránh làm xây xát, cá thành thục tốt có
thể sẵn sàng cho sinh sản.
Theo Nguyễn Văn Kiểm và PhạmMinh Thành (2009) trong quá trình sinh sản cần bố
trí cá với tỷ lệ đực cái là 1:1 nhằm tránh sự tranh giành cá cái.
Theo Nguyễn Tường Anh (2004) thì cá có thể chọn cá bố mẹ dựa vào một số chỉ tiêu
sau
27
Cá đực: Màu sắc sặc sỡ, bụng thon, tia vi lưng dài đến cuống đuôi hoặc vượt cuống
đuôi.
Cá cái: Màu sắc nhạt hơn cá đực, bụng to mềm và căng tròn hình chữ U, lỗ sinh dục
lồi, màu hồng, tia vi lưng ngắn hơn.
3.3.2 Chuẩn bị dụng cụ cho cá sinh sản
Thùng dùng để bố trí cho cá đẻ sử dụng thùng mốp, mực nước bố trí cho cá sinh sản
khoảng 30 - 40 cm. Thùng được vệ sinh sạch sẽ sau đó bơm nước vào, nguồn nước sử
dụng là nước máy.
Có chuẩn bị sẵn lá môn để làm tổ đẻ cho cá (mỗi cặp cá cần một lá môn).
Mỗi thùng bố trí 1 cặp cá bố mẹ. Số lượng cá bố mẹ cho sinh sản ở mỗi thí nghiệm là
9 cặp cá.
3.4 Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu: Thử nghiệm kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với LRH -a + Motilium, não
thuỳ,HCG + não thùy, với các thí nghiệm lần lượt được bố trí liều lượng khác nhau.
Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm
thức lặp lại 3 lần .
Thí nghiệm 1: Kích thích cá sinh sản bằng LRH-a + Motilium
Nghiệm thức
(NT)
Liều lượng kích tố
(µg + mg)/kg cá cái
Số lượng cá bố mẹ
(cặp)
1 60 + 5 3
2 80 + 5 3
3 100 + 5 3
B
Hình 3.1: Cá Sặc Rằn đực và cái
(A: Cá đӵc ; B: Cá cái)
A
28
Thí nghiệm 2: Kích thích cá sinh sản bằng não thuỳ
Thí nghiệm 3: Kích thích cá sinh sản bằng HCG + não thuỳ
Tiêm cá đực bằng 1/2 liều lượng tiêm cá cái.
Cách tiêm thuốc: Kích thích tố được tiêm vào gốc vi gốc vi ngực của cá, sâu khoảng
1/3 kim tiêm, lệch 1 gốc 45o hướng về phía bụng cá.
Cá cần có giá thể để phun bọt đẻ trứng, giá thể sử dụng trong thí nghiệm là lá môn.
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009) thời gian hiệu ứng thuốc ở cá
Sặc Rằn khoảng 18h.
Nghiệm thức
(NT)
Liều lượng kích tố
(mg/kg cá cái)
Số lượng cá bố mẹ
(cặp)
1 4 3
2 6 3
3 8 3
Nghiệm thức
(NT)
Liều lượng kích tố
(UI + mg)/kg cá cái
Số lượng cá bố mẹ
(cặp)
1 1000 + 2 3
2 1500 + 2 3
3 2000 + 2 3
Hình 3.2: Cách tiêm kích thích tố cho cá Sặc Rằn
29
3.5 Phương pháp thu và xử lý số liệu
3.5.1 Các chỉ tiêu sinh sản theo dõi
Thời gian hiệu ứng thuốc: Là thời gian bắt đầu khi tiêm xong liều quyết định cho đến
khi cá bắt đầu đẻ hoặc rụng trứng đồng loạt.
Số cá cái đẻ trứng
Tỷ lệ cá đẻ (%) = _________________________________ x 100 (3.1)
Tổng số cá cái tham gia sinh sản
Số lượng trứng cá đẻ ra
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) = ___________________________________ (3.2)
Trọng lượng cá sinh sản
Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) = ________________________ x 100 (3.3)
Số trứng quan sát
Thời gian phát triển phôi: Tính từ lúc cá đẻ đến lúc cá nở.
Số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) = ____________________ x 100 (3.4)
Số trứng thụ tinh
Tổng số cá con thu được (sau 3 ngày)
Tỷ lệ sống (%) = ___________________________ _______________ x 100 (3.5)
Tổng số cá nở
30
Các chỉ tiêu môi trường theo dõi
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế (đo mỗi ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều)
Oxy: đo bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường (bộ test)
pH: đo bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường
NH3 /NH4+: đo bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường
N-NO2- : đo bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường
Các chỉ tiêu Oxy, pH, NH3/NH4+, N-NO2-, được đo 2 lần/ngày và đo trước khi thay
nước .
3.5.2 Ghi nhận và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2003 để soạn thảo văn bản. Sau đó số liệu
được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excell 2003 và SPSS 11.5.
31
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tốmôi trường
Trong sinh sản nhân tạo tất cả các loài cá nuôi muốn thu được kết quả tốt thì nuôi vỗ
cá bố mẹ là khâu quan trọng đầu tiên. Mục đích của việc nuôi vỗ là đem lại đàn cá có
mức độ thành thục cao có thể sinh sản và cho kết quả như mong muốn. Nhưng không
phải lúc nào cá thành thục tốt cũng đều cho kết quả sinh sản cao. Cũng như các loài cá
khác quá trình sinh sản của cá Sặc Rằn chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố như: nhiệt
độ, oxy hoà tan, pH, NH3/NH4+.
Một số chỉ tiêu về môi trường được theo dõi nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của môi
trường đến quá trình sinh sản của cá cũng như trong sự phát triển của phôi và cá con.
Sau đây là bảng theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian thực hiện thí
nghiệm.
Bảng 4.1: Một số yếu tốmôi trường
Yếu tố
môi trường
Đợt 1 Đợt 2
Sáng Chiều Sáng Chiều
Oxy (mg/l) 2 - 4 2 - 4 2 - 3 2 - 4
Nhiệt độ (o C) 26 - 28 27 - 28,5 27- 29 26,5 - 29
pH 7,6 - 7,9 7,6 - 7,9 7,6 - 7,9 7,7 - 7,9
NH3/NH4+ (mg/l) 0 - 1 0 - 0,5 0 - 1 0 - 1
N-NO2 (mg/l) 0 - 0,5 0 - 0,25 0 - 0,5 0 - 0,25
Các tác nhân chính của môi trường nước kích thích cá sinh sản đối với nhiều loài cá
nói chung và cá Sặc Rằn nói riêng thường được nhắc đến chủ yếu là nguồn nước,
nhiệt độ, oxy, pH,…trong tự nhiên các tác nhân sinh thái này có vị trí đầu tiên trong
quá trình kích thích các loài cá sinh sản. Còn trong sinh sản nhân tạo, do có sự can
thiệp của con người, tuy các tác nhân này không còn giữ vai trò chủ đạo nhưng vẫn
quan trọng, vẫn cần ở một giới hạn nhất định (đủ cho hoạt động sống bình thường của
cá). Đối với lần thực hiện thí nghiệm này việc bố trí các thùng mốp cho cá Sặc Rằn
sinh sản ở cùng một địa điểm và các điều kiện môi trường (nhiệt độ, oxy, pH) tác
động vào tương đối giống nhau.
32
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều chênh lệch không đáng kể
và nằm trong khoảng thích hợp cho cho cá sinh sản (26 oC – 29 oC). Theo Horra
(1962) nhiệt độ thích hợp của cá Sặc Rằn là 25 – 35 oC.
Oxy hoà tan: Theo kết quả Bảng 4.1 thì hàm lượng oxy tương đối thấp (2 – 4 mg/l)
do không sử dụng hệ thống sục khí. Tuy nhiên, hàm lượng oxy hoà tan trong nước
không ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của cá vì cá Sặc Rằn là loài cá có cơ quan hô
hấp phụ có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường có hàm lượng oxy thấp
(Bonsoom, 1986). Theo Lê Như Xuân (1984), cá Sặc Rằn có thể chịu được oxy hoà
tan trong nước ở mức 1,41 mg/l.
pH: Trong suốt quá trình thí nghiệm pH dao động trong khoảng 7,6 - 7,9 kết quả này
phù hợp cho quá trình phát triển và sinh sản của cá Sặc Rằn.
N-NO2 : Dao động trong khoảng 0 – 0,25 mg/l, với mức dao động nồng độ N-NO2
(0 – 0,25 mg/l) trong thí nghiệm này vẫn không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của
cá Sặc Rằn cũng như sự phát triển của phôi và cá con.
NH3/NH4+: Theo Nguyễn Văn Bé (1995) trích dẫn bởi Nguyễn Thị Oanh (2009) thì
nồng độ NH3/NH4+ từ 0,8 - 2,0 mg/l rất độc và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của
cá. Trong khi đó, nồng độ NH3/NH4+ ở các nghiệm thức thí nghiệm dao động trong
khoảng 0 - 0,5 mg/l, không ảnh hưởng rõ ràng đến quá trình sinh sản cá. Nhưng trong
quá trình ấp trứng, nồng độ NH3/NH4+ tăng lên đến 1 mg/l (do trong quá trình trứng cá
Sặc Rằn nở những trứng bị hư và vỏ trứng bị phân huỷ làm nồng độ NH3/NH4+ tăng
lên). NH3/NH4+ ở nồng độ này đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển phôi và ấu
trùng cá Sặc Rằn.
Như vậy các yếu tố môi trường như (Oxy, nhiệt độ, pH, N-NO2) giữa 2 lần sinh sản
đợt 1 và 2 không chênh lệch nhau và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh sản
của cá Sặc Rằn, ngoại trừ nồng độ NH3/NH4+ là hơi cao.
4.2 Kết quả sinh sản kích thích cá Sặc Rằn sinh sản
Cá cái có trọng lượng trung bình từ 100 – 120g, cá đực có trọng lượng trung bình dao
động từ 80 – 100g. Cá sau khi mua về, được vận chuyển và được bố trí vào bể xi
măng (mực nước khoảng 30 – 40 cm) trữ lại một đêm sau đó mới tiến hành cho cá
sinh sản.
4.2.1 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng kích thích tố LRH-a + Motilium
Vấn đề sử dụng LRH-a kết hợp với DOM (Motilium) để kích cá sinh sản hiện nay là
khá phổ biến đối với các loài cá như: cá Mè Vinh, cá Rô Đồng, cá Trôi Ấn Độ, cá Sặc
Rằn, LRH-a là chất tổng hợp nên hoạt tính ổn định. Trong thí nghiệm này thì liều
lượng Motilium được cố định (vì coi Motilium là một thụ thể nhân tạo có tác dụng
như một chất kháng Dopamin – một chất ức chế sự tiết kích thích tố của não thùy do
33
trung ương thần kinh tiết ra). Nên tác dụng chủ yếu đến quá trình rụng trứng và đẻ
trứng của cá Sặc Rằn sẽ là yếu tố LRH-a. Nhưng tác dụng của LRH-a là kích thích
não thùy tiết kích thích tố. Kết quả thí nghiệm đã được ghi nhận ở Bảng 4.2 dưới đây
Bảng 4.2: Kết quả sử dụng kích thích tố LRH-a kích thích cá sinh sản
Ghi chú : Nhӳng giá trˢ trong cùng hàng ngang có kí hi˞u chӳ cái gi˨ng nhau thì khác bi˞t không có ý
nghĩa th˨ng kê ӣ mӭc p > 0,05.
Ở đợt sinh sản thứ nhất: Cá Sặc Rằn không đẻ ở hai nghiệm thức đó là NT1 (60 µg +
5 mg Motilium) và NT2 (80 µg/kg + 5 mg Motilium). Có thể do hai nguyên nhân sau:
(i) Cá chưa thành thục hoàn toàn để sẵn sàng tham gia sinh sản. Khi giải phẩu cá quan
sát nhận thấy bụng cá còn chứa rất nhiều mỡ, ngoài ra kích thước các tế bào trứng
không đều, trứng có màu vàng nhạt, các mạch máu to và số lượng còn nhiều. Theo
Trương Quan Trí (1987) từ tháng ba buồng trứng đa số ở giai đoạn III, ball mỡ (độ
mỡ hay lượng mỡ bám quanh ruột) bậc 4 - 5, đến tháng 4 thì buồng trứng đạt giai
đoạn IV nhưng vẫn còn một số ở giai đoạn III, tuỳ điều kiện nuôi vỗ mà sự thành thục
của cá khác nhau.
(ii) Một yếu tố nữa cũng góp phần làm cho cá không sinh sản được là do liều lượng
kích thích tố còn thấp không đủ để kích thích cá sinh sản nhất là lúc đầu vụ. Vì sự
nhạy cảm của nang trứng đối với các điều kiện sinh thái, sinh lý sinh sản còn thấp, do
đó những liều kích thích tố thấp thường không có hiệu quả (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
NT
Đợt 1 Đợt 2
NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3
Số cá bố
mẹ (cặp)
3 3 3 3 3 3
TGHƯ(h) 0 0 15h 18h30 19h30 17h30
TLĐ (%) 0 0 33,3 66,7±57,4a 66,7 ± 57,4a 100±0b
SSSTT
(trứng/kg)
0 0 178.000 74.532 ± 64.547a 80.461 ±69.837a 121.868±13.897b
TLTT (%) 0 0 71 35±30,4a 60,67± 52,5a 75± 5,0b
TLN(%) 0 0 82,8 40,67± 35,2a 57,30± 49,6a 71,33± 3,51b
TLS (%) 0 0 92,8 47,67± 41,3a 62,67± 54,3a 88,33± 3,51b
34
Ở đợt 1 liều lượng NT3 (100 µg + 5 mg Motilium) đã có tác dụng đối với cá Sặc Rằn,
tuy nhiên tỷ lệ cá đẻ chỉ đạt 33,3%, sức sinh sản 178.000 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ
tinh 71%, tỷ lệ nở 82,8%. Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999) cho biết khi sử dụng 65 µg
+ 5 mg DOM thì sức sinh sản của cá 51.474 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 78,5%, tỷ lệ nở là
76%.
Như vậy, có thể thấy nếu muốn kích thích cá Sặc Rằn sinh sản (nhất là khi kích thích
cá sinh sản đầu vụ) thì liều lượng LRH-a + Motilium sử dụng thấp nhất là 100 µg/kg
+ 5 mg Motilium. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Thái (2009) nếu sử dụng
LRH-a có kết hợp thêm tổ hợp DOM + Não thuỳ hoặc LRH-a + DOM + HCG sẽ cho
hiệu quả sinh sản cao hơn.
Từ kết quả được thể hiện ở Bảng 4.2 nhận thấy: Thời gian hiệu ứng của cá Sặc Rằn
đối với LRH-a dao động từ 15h – 19h30 sau khi tiêm cá xong. Ở đây có thể nhận thấy
một điều là khi liều lượng kích thích tố tăng thì thời gian hiệu ứng có thể rút ngắn (ở
NT3 thì thời gian hiệu ứng đợt 1 là 15h và đợt 2 là 17h30 so với 18h30 và 19h30 ở
nghiệm thức 1 và 2).
Qua Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ cá đẻ (đợt 2), ở NT1 và NT2 tương đương nhau (66,7%)
và thấp hơn so với NT3 (100%). Nguyên nhân có sự khác biệt trên có thể là do sự
thành thục không đồng đều của một số cá thể trong đàn cá bố mẹ vì cá cho sinh sản
được bắt một cách ngẫu nhiên. Ngoài ra, liều lượng kích thích tố có tác dụng kích
thích cá sinh sản cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả trên. Hai nghiệm thức 1
và 2 liều lượng kích thích tố có thể chưa đủ để kích thích cá sinh sản đồng loạt nhất là
đối với những cá Sặc Rằn cái có buồng trứng chưa chín muồi hoàn toàn, dẫn tới cá đẻ
không hết trứng. Khi giải phẩu những cá cái như vậy thì nhận thấy buồng trứng cá còn
nhiều tế bào trứng có màu vàng nhạt, tỷ lệ tế bào trứng chín nhưng không rụng khá
cao (50% - 60%).
Hình 4.1: Buồng trứng cá Sặc Rằn sau khi sinh sản
35
Việc nghiên cứu sức sinh sản của các loài cá nuôi để từ đó các nhà sản xuất giống cá
có thể đặt kế hoạch thích hợp cho cơ sở sản xuất, nhằm xác định được số lượng cá bố
mẹ cần thiết. Ngoài ra, còn giúp ta đánh giá được hiệu quả sinh sản tự nhiên của loài.
Tuy nhiên, sức sinh sản thay đổi theo kích thước, khối lượng, lứa tuổi, và điều kiện
dinh dưỡng cũng như môi trường phân bố và mùa vụ sinh sản trong năm. Điều đó
được thể hiện rõ hơn qua kết quả sinh sản ở Hình 4.2 dưới đây
74532
80461
121868
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
NT1 NT2 NT3
Nghiệm thức
sứ
c
si
nh
s
ản
(t
rứ
ng
/k
g)
sức sinh sản
Sức sinh sản: Trong thí nghiệm cho cá đẻ lần 2 đã cho thấy sức sinh sản của cá có mối
liên hệ khá rõ ràng tới liều lượng kích thích tố. Tức là khi liều lượng kích thích tố tăng
thì khả năng gây rụng trứng và đẻ trứng ở cá sẽ tăng lên. Nếu như sức sinh sản của cá
ở NT1 và NT2 dao động 74.532 – 80.461 trứng/kg thì ở NT3 đã có tác dụng tăng sức
sinh sản của cá lên 121.868 trứng/kg, và sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Ở NT1 và NT2 sức sinh sản của cá thấp và tỷ lệ đẻ của cá không
cao (66,7%), có thể cho rằng liều lượng kích thích tố LRH -a ở 2 nghiệm thức này
chưa tác dụng đầy đủ đến buồng trứng của cá.
Tỷ lệ thụ tinh của trứng, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột cho phép đánh giá phẩm chất
của cá đực và cá cái, các điều kiện cho cá đẻ và ấp trứng. Kết quả các chỉ tiêu sinh sản
được trình bày ở Hình 4.3 sẽ cho thấy rõ ràng hơn về mối liên quan này.
Tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức còn thấp, thấp nhất là ở NT1 tỷ lệ thụ tinh
chỉ đạt 35% kế đến là NT2 đạt 60,7% cao nhất là ở NT3 nhưng cũng chỉ đạt có 75%.
Ngoài sự ảnh hưởng của phẩm chất của trứng, thì chất lượng của cá đực có ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng thụ tinh của trứng. Khi quan sát thấy số lượng bọt cá phun ra
trong quá trình bắt cặp sinh sản ít và bọt cá cũng không tập trung.
Hình 4.2: Sức sinh sản của cá Sặc Rằn khi kích thích sinh sản bằng LRH-a
(Đӧt 2)
36
35
60.7
75
40.1
57.3
71.1
47.6
62.7
88.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
NT1 NT2 NT3
Nghiệm thức
phần trăm (%)
TLTT
TLN
TLS
Tương tự như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng cá thấp, và các tỷ lệ
này cũng tăng dần theo liều tăng của kích thích tố. Điều đó chứng tỏ khi liều lượng
kích thích tố tăng đã có tác dụng kích thích quá trình tạo tinh ở cá đực. Tỷ lệ thụ tinh
cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng và tỷ lệ sống của cá con. Ở NT1 và NT2 do
tỷ lệ thụ tinh thấp, số trứng phân huỷ nhiều làm cho nồng độ NH3 tăng lên (1 mg/l), và
cá con sau khi nở bị dính trong những vỏ trứng cũng góp phần làm cho tỷ lệ sống của
ấu trùng bị giảm xuống. Ngoài ra, tỷ lệ sống của cá con cũng có thể bị ảnh hưởng
nhiều bởi chất lượng đàn cá bố mẹ và các điều kiện môi trường. Cá con sau khi nở rất
nhạy cảm với các điều kiện sinh thái nhất là đối với nhiệt độ. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của thí nghiệm đã xác định một số yếu tố môi trường ảnh hưởng không
đáng kể và hoàn toàn thuận lợi cho hoạt động sinh sản của cá Sặc Rằn. Do đó, có thể
khẳng định rằng các chỉ tiêu ấp trứng như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, có liên quan đến
phẩm chất cá bố mẹ là chính.
0 0
66.7
100
0 0
71
61
75
0 0
83
40
0 0
93
48
88
33.3
66.7
35
70
57
63
0
20
40
60
80
100
120
NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3
đợt 1 đợt 2
các chỉ tiêu sinh sản
phần trăm (%)
TLĐ (%)
TLTT (%)
TLN (%)
TLS (%)
Hình 4.3: Các chỉ tiêu sinh sản của cá khi kích thích sinh sản bằng LRH-a
Hình 4.4: Các chỉ tiêu sinh sản của cá Sặc Rằn đợt 1 và 2 bằng LRH-a
37
Ngoài ra, từ kết quả sử dụng LRH-a để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản qua 2 đợt nhận
thấy: Ở cùng 1 liều lượng kích thích tố nhưng tỷ lệ cá đẻ ở đợt 2 luôn cao hơn đợt 1.
Cụ thể NT3 ở đợt 1 tỷ lệ đẻ chỉ có 33,3% trong khi đó ở đợt 2 tỷ lệ đẻ tăng đến 100%.
Nguyên nhân là thời gian cho cá đẻ khác nhau (đợt 1 cho cá đẻ vào cuối tháng 4, đợt 2
cho cá đẻ vào cuối tháng 5). Qua đó cho thấy có sự ảnh hưởng của tính mùa vụ và sự
thành thục của cá bố mẹ đã tác động đến kết quả sinh sản. Đầu mùa sinh sản các tế
bào trứng còn tồn tại ở giai đoạn trứng non, trong noãn bào chứa rất nhiều trứng ở các
giai đoạn phát triển khác nhau, mà cá không thể tiếp nhận kích thích tố do con người
cung cấp trong sinh sản nhân tạo nếu như tuyến sinh dục chưa đạt tới giai đoạn sẵn
sàng cho sinh sản (giai đoạn 4) (Nguyễn Văn Kiểm và PhạmMinh Thành, 2009). Mặc
dù tỷ lệ đẻ của cá ở đợt 2 cao hơn đợt 1 nhưng tỷ lệ thụ tinh của trứng, tỷ lệ nở, tỷ lệ
sống của cá ở đợt 2 lại thấp hơn đợt 1. Nguyên nhân có thể là do phẩm chất của cá
đực, và cá cái ở đợt 2 không cao bằng đợt 1.
4.2.2 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng não thuỳ
Não thuỳ là một trong các loại kích thích tố có tác dụng trên nhiều loài cá khác nhau
đặc biệt là các loài thuộc họ cá chép thì não thuỳ có tác dụng rất rõ ràng tới sự sinh
sản của cá (Nguyễn Văn Kiểm và PhạmMinh Thành, 2009). Theo Nguyễn Văn Kiểm
và csv (1999) não thuỳ cá được xác định là một hormon thích hợp cho sự sinh sản của
nhiều loài cá bởi vì tác dụng chính của não là làm chín và rụng trứng vì chúng có chứa
2 loại hormon FSH và LH. Tuy nhiên ở thí nghiệm này trong cả hai đợt cho cá Sặc
Rằn sinh sản bằng não thuỳ họ cá chép đều không thu được kết quả (cá không đẻ).
Bảng 4.3: Kết quả sử dụng não thuỳ kích thích cá Sặc Rằn sinh sản
Đợt NT
Số cá bố
mẹ
(cặp)
TGHƯ
(h)
TLĐ
(%)
SSSTT
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
Đợt 1
1 3 0 0 0 0 0
2 3 0 0 0 0 0
3 3 0 0 0 0 0
Đợt 2
1 3 0 0 0 0 0
2 3 0 0 0 0 0
3 3 0 0 0 0 0
38
Đối với cá Sặc Rằn ở ngoài tự nhiên khi cá đã thành thục và các điều kiện môi trường
cần thiết cho sự sinh sản như có nước mới, có giá thể để cá Sặc Rằn làm tổ đẻ trứng.
Khi đó cá sẽ đẻ trứng một cách “tự nhiên”. Tuy nhiên, trong điều kiện sinh sản nhân
tạo thì các điều kiện sinh thái tự nhiên giúp cá sinh sản đã bị mất. Lúc đó yếu tố có tác
dụng kích thích cá đẻ trứng chỉ còn yếu tố sinh lý mà một trong các yếu tố đó là tác
dụng của các chất kích thích cá sinh sản do con người tiêm cho cá. Chính vì vậy lúc
này sự đẻ trứng của cá phụ thuộc nhiều vào hoạt tính của kích thích tố và mức độ
đồng đều của tế bào trứng trong buồng trứng .
Với lập luận như trên có thể rút ra một số nguyên nhân cá Sặc Rằn không đẻ ở thí
nghiệm này như sau:
(i) Hoạt tính của kích thích tố (não thuỳ) không cao nên chưa có tác dụng gây ra sự
rụng trứng và đẻ trứng ở cá Sặc Rằn.
(ii) Mức độ đồng đều của các tế bào sinh dục không cao.
Nguyễn Văn Buội (2000) cho biết khi tiêm não thuỳ với liều lượng 3 mg/kg cá cái kết
quả cá không đẻ. Trong khi đó Nguyễn Văn Bình (2000), cho biết sử dụng não thuỳ
với liều lượng 5 mg/kg cá cái để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản thu được kết quả như
sau: tỷ lệ cá đẻ là 40%, tuy nhiên số trứng thu được rất thấp chỉ đạt 2.022 trứng/kg
một số chỉ tiêu sinh sản được ghi nhận như tỷ lệ thụ tinh 33,1% còn tỷ lệ nở chỉ đạt
21,6 %. Ở lần thực hiện thí nghiệm này mặc dù liều lượng não đã cao hơn rất nhiều so
với liều lượng của các tác giả trên sử dụng cho cá Sặc Rằn sinh sản nhưng vẫn không
thu được kết quả. Theo Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999) khi sử dụng não với liều
lượng lên đến 16,2 mg/kg thì tỷ lệ cá đẻ chỉ có 16,6%.
Để xác định chính xác nguyên nhân cá không đẻ một số cá đã được giải phẩu và nhận
thấy buồng trứng không có chuyển biến có thể nguyên nhân khiến cá không đẻ là do
cá chưa chín muồi sinh dục, bụng cá bị trương lên đây là biểu hiện rõ nhất của cá chưa
thành thục hoàn toàn.
Hình 4.5: Buồng trứng cá Sặc Rằn không sinh sản
39
4.2.3 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng kích thích tố HCG + não thuỳ
HCG kết hợp với não thuỳ sử dụng có hiệu quả đối với cá Sặc Rằn. Trong khi đó sử
dụng não thuỳ hoặc HCG đơn thuần ít hiệu quả hơn có thể đây là do tính chọn lọc của
loài đối với những protein ngoại lai (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
Não thuỳ và LRH-a có tác dụng tới sự sinh sản với nhiều loài cá, nhưng đối với cá Sặc
Rằn thì hai loại hormon này tỏ ra hiệu quả kém (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009). Kích thích tố LRH-a và não thuỳ có thể sử dụng vào lúc chính vụ và lúc
cá thành thục tốt sẽ cho hiệu quả khả quan hơn. Kết quả được thể hiện cụ thể ở Bảng
4.4 dưới đây
Bảng 4.4: Kết quả sử dụng kích thích tố HCG + não thuỳ kích thích cá sinh sản
Đợt Đợt 1 Đợt 2
NT NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3
TGHƯ (h) 18h30 15h30 20h30 17h45 19h50 20h15
TLĐ (%) 100±0a 100±0a 33,3±57,7b 100 ±0a 100±0a 66,7±57.4b
SSSTT
(trứng/kg)
111.873
±249a
156.635
±149a
21.576
±37,3b
243.000
±140.129a
197.570
±139.694a
119.232
±189.310a
TLTT (%) 65±2,0a 78±4,0a 25±43,0b 81,2±12,6a 69,7±11,1a 53,3±47,7a
TLN (%) 70±2,0a 71±5,0a 22,33±38,7b 63,33±42,4a 72,0 ±19,7a 51,3±48,3a
TLS (%) 85±2,0a 90±1,50a 30±51,96b 80±26,1a 81±2,51b 57,3±50,9a
Ghi chú : Nhӳng giá trˢ trong cùng hàng ngang có kí hi˞u chӳ cái gi˨ng nhau thì khác bi˞t không có ý
nghĩa th˨ng kê ӣ mӭc p > 0,05.
Thí nghiệm đợt 2 sử dụng HCG + não thuỳ đã thu được những kết quả sau:
(i) Thời gian hiệu ứng của cá đối với HCG + não thuỳ có sự chênh lệch giữa các
nghiệm thức sinh sản. Ở đợt 1 với NT2 (liều lượng 1.500 UI/kg + 2 mg não) thì thời
gian hiệu ứng thuốc là ngắn nhất (15h30). Còn ở đợt sinh sản lần 2 thời gian hiệu ứng
của cá Sặc Rằn đối với HCG ở NT1 (1.000 UI/kg + 2 mg não) là ngắn nhất (17h45).
Ở cả hai đợt sinh sản thời gian hiệu ứng dài nhất thuộc về những cá cái nhận 2.000
UI/kg + 2 mg não (NT3) ở đợt 1 là 20h30 còn ở đợt 2 là 20h15. Chỉ có thể giải thích
thời gian hiệu ứng thuốc của cá ngắn khi nhận liều kích thích tố thấp (NT2 và NT1) là
do những cá ở nghiệm thức này có mức độ thành thục đồng đều hơn so với những cá
nhận liều kích thích tố cao hơn ở NT3 (2.000 UI/Kg + 2 mg não) (Cá cái mua về được
cân và bố trí thí nghiệm một cách ngẫu nhiên).
40
Theo Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999), khi tăng liều lượng kích thích tố thì thời gian
hiệu ứng của cá có thể rút ngắn, nhưng chỉ có thể rút ngắn thời gian hiệu ứng tới một
mức nào đó mặc dù liều kích tố tăng quá cao. Điều này được chứng minh ở cá nhận
liều kích thích tố cao ở NT3 (2.000 UI/kg + 2 mg não thuỳ) thời gian hiệu ứng là
20h30 phút (đợt 1) và 20h15 (đợt 2) dài hơn so với NT1(1.000 UI/kg + 2 mg não) và
NT2 (1.500 UI/kg + 2 mg não). Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận định rằng nếu cá
Sặc Rằn thành thục thì liều 1.000 UI/kg - 1.500 UI/kg + 2 mg não đủ để kích thích cá
đẻ trứng trong khoảng thời gian ngắn.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), thời gian hiệu ứng thuốc của
cá Sặc Rằn khoảng 18h, còn theo Nguyễn Tường Anh (2004) thời gian hiệu ứng thuốc
dao động trong khoảng 18h – 20h. Thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như
thời vụ, nhiệt độ, loại kích thích tố, số lần tiêm, điều kiện sinh thái, và tuỳ từng loại
cá.
Nếu so sánh với một số loài cá nuôi khác (cá Mè Trắng, cá Tra, cá Trê Vàng, cá Rô
Đồng…) thời gian hiệu ứng của cá Sặc Rằn dài hơn nhiều trong cùng điều kiện nhiệt
độ và loại kích thích tố sử dụng.
(ii) Dựa vào kết quả Bảng 4.4 nhận thấy ở cả đợt 2 cho cá đẻ, thì tỷ lệ cá đẻ NT1 và
NT2 là 100%, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với NT3 tỷ lệ cá đẻ chỉ đạt 33,3%
(đợt 1) và 66,7% (đợt 2). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Như Xuân và
csv (1998) hay của Quách Thanh Hùng và csv (1999), cho rằng liều lượng 1.000
UI/kg và 1.500 UI/kg + 0,54 mg não thuỳ là liều lượng thích hợp để kích thích cá Sặc
Rằn sinh sản. Nguyên nhân cá đẻ ở NT3 thấp có thể là do cá cái chưa hoàn toàn thành
thục. Khi giải phẩu cá quan sát thấy độ béo của cá còn cao, buồng trứng cá có màu
vàng nhạt và kích thước tế bào trứng không đều nhau chiếm tỷ lệ cao ≥ 80%, ngoài ra
các mạchmáu to và số lượngmạchmáu còn nhiều.
Điều này còn cho thấy rằng không phải tăng liều lượng kích thích tố lên thì tỷ lệ cá đẻ
sẽ tăng lên mà nó chỉ tăng trong một giới nhất định vì tỷ lệ cá đẻ phụ thuộc rất nhiều
vào sự chín muồi sinh dục của cá khi sinh sản.
iii) Sức sinh sản thực tế của cá Sặc Rằn trong thí nghiệm này dao động từ 111.873
trứng/kg đến 243.000 trứng/kg (trừ NT3 ở đợt 1). Nhìn chung ở cùng một liều lượng
kích thích tố thì sức sinh sản thực tế của cá Sặc Rằn ở đợt 2 cao hơn đợt 1 (Bảng 4.4).
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có thể do hai yếu tố chính sau:
a) Do sự thành thục không đồng đều của cá bố mẹ cũng như sự tác động của chế độ
dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ trước khi sinh sản khác nhau. Tuy cá có
cùng nguồn gốc nhưng trong một đàn cá thì sự thành thục của cá cũng không đồng
đều, vì thế dưới tác dụng của kích thích tố với các liều lượng khác nhau sẽ tác động
đến quá trình chín và rụng trứng khác nhau dẫn đến sức sinh sản cũng khác nhau.
41
b) Liều lượng kích thích tố sử dụng để kích thích cá sinh sản, ở NT1 và NT2 được
tiêm với liều lượng thấp (1.000 UI/kg và 1.500 UI/kg + 2 mg não) sức sinh sản lại cao
hơn NT3 (2.000 UI/kg + 2 mg não). Qua đó, cho thấy việc tăng liều lượng kích thích
tố có thể làm tăng sức sinh sản của cá nhưng chỉ tăng đến một giới hạn nhất định nào
đó vì nếu tăng quá mức sẽ gây ra sự tiết Oestrogene quá mức từ đó làm mất cân bằng
lượng Na+ và K+ trong máu dẫn đến ảnh hưởng sức sinh sản của cá (Nguyễn Văn
Kiểm và csv, 1999).
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999)
cũng kết luận rằng khi tiêm cá ở liều thấp 1.000 UI - 1.500 UI/kg phối hợp với 0,54
mg/kg não thuỳ mang lại hiệu quả sinh sản cao. Như vậy, ở mức liều lượng 1.500
UI/kg + 2 mg/kg não đã cho kết quả cao, đây có thể là liều lượng thích hợp để kích
thích cá Sặc Rằn sinh sản.
Tuy nhiên sức sinh sản của cá Sặc Rằn ở thí nghiệm này vẫn còn thấp, theo Nguyễn
Tường Anh (2004) sức sinh sản của cá có thể đạt từ 200.000 – 300.000 trứng/kg cá
cái. Nguyên nhân có thể là là do cá thành thục chưa tốt, tỷ lệ rụng trứng của cá chỉ đạt
khoảng 50%.
110886
242996
156640
172265
21576
119232
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
đợt 1 đợt 2 đợt 1 đợt 2 đợt 1 đợt 2
NT1 NT2 NT3
Nghiệm thức
S
ứ
c
si
nh
s
ả
n
(tr
ứ
ng
/k
g)
sức sinh sản
Cùng một liều lượng kích thích tố nhưng ở đợt sinh sản lần 2 thì sức sinh sản đều cao
hơn đợt 1. Như vậy, có thể thấy sự ảnh hưởng của liều lượng và tác dụng của kích
thích tố đã không ảnh hưởng nhiều so với thời gian mùa vụ sinh sản của cá (mùa vụ
sinh sản chính ngoài tự nhiên quyết định rất lớn đến hiệu quả sức sinh sản) cộng thêm
chất lượng thành thục của cá bố mẹ. Năm 2010 thời tiết khô nóng kéo dài, tháng 4 vẫn
chưa có mưa vì vậy mà ở đợt sinh sản đầu khi mà điều kiện sinh thái chưa phù hợp,
tác dụng kích thích sinh sản của kích thích tố đã không làm tăng sức sinh sản của cá.
Còn ở đợt 2 do thực hiện vào cuối tháng 5 lượng mưa đã nhiều, cá thành thục khá tốt
vì vậy dưới tác dụng kích thích của kích thích tố sức sinh sản cá đạt khá cao.
Hình 4.6: Sức sinh sản của cá khi kích thích sinh sản bằng HCG + não thuỳ (đӧt 1 và 2)
42
iv) Dựa vào Hình 4.6 cho thấy giữa tỷ lệ thụ tinh (đợt 2) và liều lượng kích thích tố tỷ
lệ nghịch với nhau. Khi liều lượng kích thích tố tăng dần từ NT1 (1.000 UI/kg + 2mg
não) đến NT3 (2.000 UI/kg + 2mg não) thì tỷ lệ thụ tinh giảm dần từ 81% xuống còn
53%. Nguyên nhân không phải là do liều lượng kích thích tố tác động vào mà có thể
là do chất lượng cá bố mẹ là yếu tố chính đã quyết định đến tỷ lệ thụ tinh của trứng.
65
81 78
70
25
53
70
63
71 72 67
51
86
80
91
81
90
57
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
đợt 1 đợt 2 đợt 1 đợt 2 đợt 1 đợt 2
NT1 NT2 NT3
Nghiệm thức
Phần trăm (%)
TLTT (%)
TLN (%)
TLS (%)
Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá đợt 1 cao nhất (78%) ở NT2 và thấp nhất (25%) là ở NT3 .
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng (đợt 1) khác biệt không có nghĩa thống kê ở NT1
và NT2 (p > 0,05) nhưng có ý nghĩa thống kê so với NT3 (p < 0,05).
So với những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng
ở các liều lượng trong đợt thí nghiệm này còn thấp. Theo Quách Thanh Hùng và csv
(1999) khi cho cá Sặc Rằn sinh sản sử dụng HCG + não thùy với liều lượng từ 500 –
4.000 UI + 0,54 mg não thì tỷ lệ thụ tinh dao động 85,6% - 98,5%, tỷ lệ nở đạt 81,5%
- 94,3%.
Hình 4.7: Các chỉ tiêu ấp trứng của cá cho đẻ bằng HCG + não thuỳ
(Đӧt 1 và 2)
43
4.3 Đánh giá chung về kết quả kích thích cá Sặc Rằn sinh sản bằng kích thích tố
Từ kết quả sử dụng kích thích tố cho cá Sặc Rằn sinh sản có thể cho rằng dưới tác
dụng của các chất kích thích đã làm giảm một cách đáng kể về điều kiện sinh thái sinh
sản tự nhiên của cá Sặc Rằn. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng chất kích thích cho cá đẻ vẫn
có thể không thu được kết quả như mong muốn và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tính mùa vụ trong sinh sản của cá, mức độ thành thục đồng pha của cá đực và cá
cái, hoạt tính của kích thích tố, kể cả tính chọn lọc kích thích tố của cá...
i) Mức độ thành thục của cá: Khi các tế bào trứng đã hoàn toàn thành thục về mặt sinh
lý, ở trạng thái sẵn sàng chín và rụng trứng thì độ nhạy cảm của nang trứng đối với
kích tố là cao nhất. Trong trường hợp này, chỉ cần một lượng kích thích tố thích hợp
thì sự rụng trứng sẽ xảy ra. Nếu độ nhạy cảm của nang trứng chưa cao (trứng chưa
hoàn toàn thành thục hoặc quá chín) thì thời gian hiệu ứng của cá đối với kích thích
tố sẽ kéo dài, khi đó trứng rụng và đẻ ra sẽ giảm chất lượng, kết quả của vấn đề này là
tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Điều
này đã được chứng minh một cách khá rõ ràng ở kết quả sinh sản cá Sặc Rằn được thể
hiện các Bảng 4.2, Bảng 4.4 và Bảng 4.5
Bảng 4.5: Đánh giá chung về kết quả sinh sản cá Sặc Rằn ở các thí nghiệm
Tên kích thích tố LRH-a + Motilium HCG + Não thuỳ
Liều lượng
(đơn vị/kg)
100 µg /kg
+ 5 mg Motilium
1.500 UI/kg
+ 2 mg Não thuỳ
TGHƯ(h) 16h15 17h40
TLĐ (%) 66,5 100
SSSTT (trứng/kg) 149.934 177.102
TLTT(%) 73 68
TLN (%) 77 71
TLS (%) 91 83
Giá thành kích thích tố/kg cá
đẻ (VNĐ)
6.500 8.000
44
ii) Tác dụng của kích thích tố: Trong 3 loại kích thích tố đã sử dụng để kích thích cá
Sặc Rằn sinh sản thì nhận thấy: ở cả hai đợt cho cá Sặc Rằn sinh sản, não thuỳ không
có tác dụng đối với quá trình sinh sản của cá Sặc Rằn. Nguyên nhân có thể là do hoạt
tính của não thuỳ không cao nên chưa có tác dụng gây ra sự rụng trứng và đẻ trứng ở
cá Sặc Rằn, cũng có thể do mức độ đồng đều của các tế bào sinh dục không cao, và
một nguyên nhân quan trọng khác cũng cần quan tâm đó là tính chọn lọc của cá Sặc
Rằn đối với kích thích tố là não thùy họ cá chép, đó có thể là những nguyên nhân làm
cho cá không sinh sản.
Tuy nhiên, khi sử dụng HCG + não thuỳ thì sức sinh sản của cá cao hơn so với khi
tiêm LRH-a + Motilium với các giá trị lần lượt 177.102 trứng/kg và 149.934 trứng/kg.
Điều đó chứng tỏ khi kết hợp hai hoặc hơn hai loại kích thích tố đã phát huy được tác
dụng cộng hưởng của kích thích tố và khắc phục được tính chọn lọc của kích thích tố
đối với quá trình rụng trứng ở cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Một vấn đề cần bàn luận thêm ở đây là vai trò củaMotilium. Một số nghiên cứu trước
đây thường sử dụng 10 mg Motilium kết hợp với 200 µg/kg LRH-a trong khi đó ở thí
nghiệm này thì chỉ cần 5 mg Motilium là đã cho kết quả, điều đó khẳng định rằng
Motilium chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình chín trứng, rụng trứng và đẻ trứng ở cá.
Tuy chỉ là hỗ trợ nhưng Motilium lại rất quan trọng, vì Motilium làm nhiệm vụ “thu
hút” sự ức chế tiết kích thích tố của thần kinh trung ương đối với não thùy, từ đó não
thùy tiết kích thích tố thuận lợi hơn.
73
68
77
71
91
83
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
LRH_a + Motilium HCG + não
các chỉ tiêu sinh sản
phần trăm (%)
TLTT (%)
TLN (%)
TLS (%)
iii) Các chỉ tiêu ấp trứng của cá Sặc Rằn khi sử dụng hai loại kích thích tố trên trên
vẫn còn ở mức tương đối thấp, một phần có thể do nồng độ NH3/NH4+ khá cao 1 mg/l
(do trong quá trình ấp trứng cá Sặc Rằn những trứng bị hư và vỏ trứng phân hủy làm
nồng độ NH3/NH4+ tăng lên và thí nghiệm không sử dụng hệ thống sục khí).
NH3/NH4+ ở nồng độ này đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển phôi và ấu
Hình 4.8: So sánh chỉ tiêu sinh sản của cá Sặc Rằn bằng 2 loại kích thích tố
45
trùng cá Sặc Rằn. Ngoài ra, các chỉ tiêu ấp trứng của cá Sặc Rằn, còn chịu ảnh hưởng
của chất lượng trứng, và chất lượng tinh trùng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì
vậy, muốn nâng cao hiệu quả sinh sản của cá cần phải kết hợp nhiều biện pháp kỹ
thuật từ việc chọn cá đến việc xử lý nguồn nước... đều phải tuân theo những quy định
của quy trình sản xuất giống.
iv) Xét về khía cạnh kinh tế: Việc sử dụng LRH-a + Motilium mang lại hiệu quả kinh
tế hơn (6.500 đồng/kg cá đẻ) so với việc sử dụng HCG + não thuỳ (8.000 đồng/kg cá
đẻ). Ngoài ra, thì tỷ lệ sống của bột khi cho cá Sặc Rằn đẻ bằng LRH-a + Motilium
cao hơn so với việc sử dụng HCG + não thuỳ.
Nghề cá ngày càng phát triển, nhu cầu về con giống thả nuôi gần như quanh năm,
trong khi hoạt động sản xuất giống cá phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ. Cá Sặc Rằn có
thể sinh sản tự nhiên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Ngoài ra, những
rủi ro về chất lượng con giống, bệnh tật, kích cỡ ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi.
Chính vì vậy việc sử dụng kích thích tố nhằm chủ động hơn về con giống, nâng cao
hiệu quả sinh sản của các loài cá nói chung và cá Sặc Rằn nói riêng. Trên cơ sở đó có
khả năng đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cá giống ngày càng
phong phú, phục vụ cho người nuôi, đem lại hiệu quả tốt hơn và triển vọng cho nghề
nuôi cá Sặc Rằn.
46
4.4 Quá trình phát triển phôi cá Sặc Rằn
Thời gian phát triển phôi cá tính từ lúc trứng thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn
hoàng. Đối với cá Sặc Rằn thì thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến lúc nở và hết noãn
hoàng khoảng bốn ngày (96h). Trong đó, thời gian phôi phát triển trong vỏ trứng
khoảng 20h – 23h.
Bảng 4.6: Thời gian phát triển của phôi và hậu phôi của cá Sặc Rằn
STT Thời gian Đặc điểm phát triển phôi và cá bột
1 0 phút Trứng thụ tinh
2 15 phút Thành lập đĩa mầm
3 50 phút 2 tế bào
4 56 phút 4 tế bào
5 1giờ12 phút 8 tế bào
6 1 giờ 37 phút Nhiều tế bào
7 4 giờ 10 phút Phôi nang cao
8 5 giờ 30 phút Đầu phôi vị
9 8 giờ 10 phút Phôi vị
10 8 giờ 50 phút Cuối phôi vị
11 11 giờ 55 phút Hình thành đốt sống
12 15 giờ 15 phút Phôi cử động
13 20 giờ 40 phút Cá nở
14 Cá một ngày tuổi
Dài 3 mm, thân màu đen, bơi không định hướng.
Dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
15 Cá hai ngày tuổi
Dài 3,5 mm, khối noãn hoàng nhỏ lại, có tính
hướng quang, dinh dưỡng nhờ noãn hoàng.
16 Cá ba ngày tuổi
Dài 4 - 5 mm, trên thân rải rác nhiều sắc tố,. Cá ăn
thức ăn bên ngoài, cơ quan tiêu hoá xuất hiện.
47
Do trứng cá Sặc Rằn thuộc nhóm cá đẻ trứng nổi trên mặt nước, do đó cần phải cung
cấp đủ oxy hoà tan từ nguồn nước, đồng thời tránh tác dụng trực tiếp của mưa, nắng
vào bể ấp, cần phải có mái che để ổn định nhiệt độ. Theo Huỳnh Thanh Lắm, (2000)
biện pháp kỹ thuật ấp trứng Sặc Rằn sau khi thụ tinh, có thể ấp trứng trong nhiều dụng
cụ khác nhau ở điều kiện nước tĩnh tuỳ theo điều kiện cụ thể, nhưng điều kiện cần lưu
ý trong việc ấp trứng là phải đủ diện tích mặt thoáng, nước trong, sạch, đầy đủ oxy,
pH phải bảo đảm từ 6,5 – 7, mực nước dao động từ 0,3 – 0,5 m.
Trong thời kỳ phát triển phôi, phôi của các loài cá nói chung và phôi cá Sặc Rằn nói
riêng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường biến động như: oxy, pH, độ mặn…và
nhất là đối với nhiệt độ có tác động rất lớn.
Theo Châu Thị Hoàng Điệp (2000) đối với cá Sặc Rằn nếu đem ấp trứng cá ở nhiệt độ
26 oC - 26,5 oC thời gian nở là 21h – 22h và nếu khi ấp trứng ở nhiệt độ 32 oC – 33 oC
thời gian nở 17h – 18h. Tuy nhiên, tỷ lệ dị hình thường cao hơn khi ấp trứng ở nhiệt
độ 27 oC – 29 oC. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển
phôi cá Sặc Rằn được trình bày ở bảng sau (Lê Hoàng Bảo, 1999).
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước lên các chỉ tiêu phát triển phôi cá Sặc Rằn
Chỉ tiêu
25 oC 30 oC 35 oC
Tỉ lệ thụ tinh (%) 77 82 72
Thời gian nở (h) 23h45 19h25 16h45
Tỉ lệ nở (%) 77 89 73
Tỉ lệ dị hình (%) 20 14 23
Qua Bảng 4.7 cho thấy nếu nhiệt độ nước càng cao thì thời gian phát triển phôi càng
ngắn, không chỉ riêng cá Sặc Rằn mà theo Chung Lân và csv (1969) thời gian phát
triển phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 20 oC là 50h, ở 25 oC là 24h và ở 30 oC là 16h.
Kết quả ở bảng trên cũng cho thấy tỉ lệ dị hình của cá thấp nhất ở 30 oC, tỷ lệ thụ tinh
của trứng, và tỷ lệ nở của cá thấp khi nhiệt độ tăng 35 oC. Trong quá trình thực hiện
thí nghiệm này khoảng nhiệt độ dao động 26 oC– 29 oC nằm trong khoảng phù hợp,
không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và cá con.
48
Phôi nang cao
Phôi vị Hình thành đốt sống
Cá một ngày tuổi Cá ba ngày tuổi
Đĩa mầm Hai tế bào 4 tế bào
8 tế bào Nhiều tế bào
Cá chuẩn bị nở
Cá hai ngày tuổi
Hình 4.9: Các giai đoạn phát triển phôi của cá Sặc Rằn
49
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Kích thích tố LRH_a + Motilium cho kết quả cao nhất khi kích thích cá Sặc Rằn
sinh sản ở liều lượng 100 µg/kg + 5 mg Motilium sức sinh sản trung bình qua 2 đợt
từ 150.000 trứng/kg, tỷ lệ đẻ 66,5%, tỷ lệ thụ tinh 73%, tỷ lệ nở 77% và tỷ lệ sống
91%.
Việc sử dụng não thuỳ với liều lượng 4 – 8 mg/kg cá đẻ chưa có tác dụng kích thích
cá Sặc Rằn sinh sản.
So với việc sử dụng LRH _a + Motilium và não thuỳ thì việc sử dụng HCG + não
thuỳ cho kết quả sinh sản cao hơn. Ở mức liều lượng 1.000 UI/kg – 1.500 UI/kg + 2
mg não tỷ lệ cá đẻ 100%, sức sinh sản trung bình 177.000 trứng/kg. Vì vậy trong
sinh sản nhân tạo cá Sặc Rằn, liều lượng 1.000 UI/kg – 1.500 UI/kg + 2 mg não thùy
sử dụng để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản nhân tạo là liều lượng thấp nhất và phù
hợp nhất để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản.
Các yếu tố môi trường như Oxy, nhiệt độ, pH trong quá trình thực hiện thí nghiệm
nằm trong giới hạn phù hợp, không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá Sặc
Rằn, sự phát triển của phôi và cá con.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các loại kích thích tố tới sự sinh sản cá Sặc Rằn
ở các mức liều lượng khác nhau và vào các thời điểm khác nhau để đánh giá chính
xác hơn về tác dụng của kích thích tố tới quá trình sinh sản của cá Sặc Rằn.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Châu Thị Hoàng Điệp (2000). Nghiên cứu khả năng tái thành thục sinh dục của cá Sặc
Rằn trong điều kiện nuôi vỗ ở vùng Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.
Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Chung Lân, Lý Hữu Quảng, Trương Tùng Đào, Lưu Gia Chiến, Trần Phấn Xương,
(1969). Sinh vật học và sinh sản các loài cá nuôi. NXB Hà Nội.
Dương Nhựt Long, 2009. Dự án chuyển giao mô hình sản xuất giống và nuôi tăng
sản cá Sặc Rằn ở An Phú - tỉnh An Giang. Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
Khoa Thuỷ Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Thanh Lắm (2000). Nghiên cứu ứng dụng HCG kết hợp não thuỳ cá trong sinh
sản nhân tạo cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis). Luận văn tốt nghiệp đại
học.Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Huỳnh Ngọc Dũng (2008). Ảnh hưởng mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của
cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis) từ bột lên giống tại huyện An Phú - An
Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Lê Như Xuân, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi thịt cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis). Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học. Phần nuôi trồng thủy sản. Trường Ðại học Cần Thơ, Trang 29-
37.
Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho, 1998. Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất
giống cá Sặc Rằn. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học toàn quốc
về nuôi trồng thuỷ sản.
Lê Như Xuân, 1984. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học
Cần Thơ. NXB Nông Nghiệp. Tp Hồ Chí Minh.
Lê Hoàng Bảo (1999). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH lên sự phát triển phôi
và giai đoạn hậu ấu trùng (từ bột đến cá giống) của cá Sặc Rằn (Trichogaster
pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường
Ðại học Cần Thơ.
Nguyễn Đình Trung , 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản. NXB
Nông Nghiệp. Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Hữu Lĩnh (2003). Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và
ương nuôi cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt
nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Buội (2000). Kỹ thuật nuôi vỗ cá Sặc Rằn tái phát dục. Luận văn tốt
nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Ngọc Thúy (1998). Nâng cao hiệu quả của việc kích thích sinh sản và
ương nuôi cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis Regan,1910) đến giai đoạn 30
51
ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần
Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, PhạmMinh Thành, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá
giống. NXB Nông Nghiệp, Tp HCM.
Nguyễn Văn Kiểm, Dương Nhựt Long, Từ Thanh Dung, 1999. Kỹ thuật sản xuất
giống cá Sặc Rằn. NXB Nông Nghiệp, Tp HCM.
Nguyễn Tường Anh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. NXB Nông
Nghiệp, Tp HCM.
Nguyễn Tường Anh, 1994. Hiệu quả hiệp lực (Synergism) của HCG với một số yếu
tố hormon và phi hormon khi kích thích chín và rụng trứng ở cá mè trắng và cá
bống dừa. Luận án PGS khoa nông nghiệp, 83 Trang.
Nguyễn Tường Anh, 2001. Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá. NXB Nông
Nghiệp, Tp HCM.
Nguyễn Phú Trí (1990). Nghiên cứu bổ sung quy trình sản xuất giống cá Sặc Rằn.
Luận văn tốt nghiệp đại học.Khoa thuỷ sản. Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Bình (2000). Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Sặc Rằn. Luận văn tốt nghiệp
đại học. Khoa thuỷ sản. Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Ngọc Hà (2009). Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi chuyên canh
cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis Regan, 1910) Luận văn tốt nghiệp cao
học.Khoa thuỷ sản. Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Oanh (2009). Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi, sinh
trưởng, tỷ lệ sống, của cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis Regan, 1910) từ
bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thuỷ sản. Trường đại học Cần
Thơ.
Phạm Minh Thành, 2006. Thử nghiệm giải pháp duy trì và phát triển nguồn lợi cá
đồng tại lâm ngư trường sông Trẹm tỉnh Cà Mau. Tạp chí nghiên cứu khoa học
2006, 150- 158.
Phạm Văn Khánh, 2005. Tuyển tập qui trình công nghệ sản xuất giống thuỷ sản trung
tâm khuyến ngư quốc gia. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Trang 47.
NXB Nông Nghiệp.
Phan Văn Thái (2009). Ảnh hưởng của sự kết hợp các loại kích thích tố đến sự sinh
sản cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis Regan, 1910). Luận văn tốt nghiệp
đại học. Khoa thuỷ sản. Trường đại học Cần Thơ.
Quách Thanh Hùng, Lê Sơn Trang, Dương Nhựt Long, 1999. Kỹ thuật sinh sản nhân
tạo cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis Regan, 1910). Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học Cần Thơ. Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Khoa nông
nghiệp. Trường Ðại học Cần Thơ, Trang 214 – 219.
52
Trương Quan Trí (1987). Tổ chức học tuyến sinh dục theo mùa của cá mè vinh
(Puntius gonionotus). Các công trình nghiên cứu KHKT- Sinh sản nhân tạo các
loài cá nuôi ở Việt Nam. Tạp chí Thủy Sản
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993. Ðịnh loại cá nước ngọt vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, Trường Ðại học Cần Thơ. NXB Nông
Nghiệp, Tp HCM.
Trương Thủ Khoa, Nguyễn Minh Trung, 1980. Một số đặc điểm sinh học cá Sặc Rằn
(Trichogaster pectoralis). Báo cáo khoa học. Lưu trữ tại Khoa Nông nghiệp
Ðại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
Boyd, C.E.1998. Water quality in pond for Aquacuture. Birmingham puplishing
company. Alabama 269pp.
Hora S.L. and T.V.R. Pillay, 1962. Handbook on fish culture in the Pacific Region.
Fish Biol. Tech. FAO, Rome, 204 p.
Komtorn Kaewpaitoon, 1994. Training handbook for integrated aquaculture in Asia,
pp 28-31. School of Environment Resources and Development. Asian Institute
of Technology. Bangkok, Thailand, 36p.
Smith, 1945. The freshwater fisher of Siam or Thailand .U.S.Nation, Mus, Bull,188.
Yasuhiko Taki, 1974. Fish of the Lao Mekong basin.United States Agency for
International Development Mission to Laos Agriculture Division. 232p.
Jiamijit Bonsoom, 1986. Pla Salid (Trichogaster pectorralis Regan), Alife history and
manual for culture. Department of fisheries national inland fisheries institute
Bangkhen Bangkok thailand 10900.
Yoonpundh, 1992. Role of supplementary feeding and detritus in pond culture
menthods for snakeskin gourami (Trichogaster pectorralis Regan). Bangkok:
Asia institude of Technology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvtranngochuyen_2531.pdf