Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng với lịch sử quan hệ lâu dài và
sự tương đồng về văn hóa và con người là những điều kiện rất thuận lợi cho việc
buôn bán hàng hóa giữa hai nước. Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế thương mại
giữa hai nước đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi, đặc biệt trong lĩnh vực
xuất khẩu hàng hóa mà chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu. Để củng cố quan hệ hợp tác
thương mại đó, hai nước đã cùng có những định hướng phát triển theo hướng tích cực
như tạo dựng một số hành lang pháp lý thuận lợi cho nhau, nâng cấp và đầu tư mới
các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, thống nhất một số chính sách mậu dịch biên
giới v.v. Qua đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia
đã có nhiều chuyển biến lớn, đây là kết quả tác động của cả các yếu tố trong nước và
yếu tố từ môi trường nước ngoài đem lại, đặc biệt là từ những ưu đãi mà hai nước
dành cho nhau.
103 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở đó để các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp
đồng xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động thương mại khác
- Tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, giới
thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ tại Campuchia.
Duy trì hàng năm Hội chợ hàng Việt Nam tại Phnôm Pênh do Bộ Thương mại tổ
chức và Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Phnôm Pênh do Trung tâm Xúc
tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức. Phối hợp với
phía Campuchia tổ chức các hội chợ biên giới tại các địa phương giáp biên giới giữa
hai nước.
- Nghiên cứu khả năng gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến
đầu tư và du lịch trong phạm vi các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2010 -
2015.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động đấu thầu xây
dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm quốc tế của Campuchia, nếu cần thiết có thể có
những tác động ở cấp Chính phủ.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về thị trường và hoạt động xuất
nhập khẩu với Campuchia.
- Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường Campuchia, đặc biệt là
các thông tin về các quy định, các cơ chế, chính sách có tác động đến hoạt động
thương mại hàng hoá với Campuchia và hoạt động đầu tư vào Campuchia cũng như
các thông tin dự báo tình hình thị trường giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất
là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá thể vốn ít
có khả năng thu thập và xử lý thông tin thị trường, có điều kiện đưa ra các quyết định
để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tiến hành hỗ trợ tư vấn kinh doanh, giới thiệu các hình thức kinh doanh
mới, các nghiệp vụ kinh doanh giúp các doanh nghiệp hạn chế các rủi ro, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
3.4.1.3. Các biện pháp về củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất
khẩu
- Nhà nước cần có chính sách để phát triển giao thông và kinh tế trong các
Hành lang phía Nam nối liền các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông với các tuyến
đường:
1. Băng Cốc - Aranyrathets/Poipet (Biên giới Thái Lan – Campuchia) –
Battambang - Ba Vét/Mộc Bài (Biên giới Việt Nam – Campuchia) - Thành phố Hồ
Chí Minh - Vũng Tàu.
2. Stung Treng - Phumi BaKham/Thắng Đức (Biên giới Việt Nam –
Campuchia) - Quy Nhơn.
3. Sihanoukville - Kampot/Hà Tiên (Biên giới Việt Nam – Campuchia) - Rạch
Giá - Mỹ Tho - Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển của các Hành lang phía Nam trong tiểu vùng sông Mê Kông sẽ
có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với Campuchia phát triển.
- Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, bao gồm
hệ thống kho hàng, bãi công-ten-nơ, bãi kiểm hoá và giao nhận hàng, hệ thống trung
tâm thương mại, hệ thống chợ tại các khu vực cửa khẩu. Những nguyên tắc chung
của việc đầu tư là:
+ Quá trình đầu tư phải đảm bảo tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, tuân thủ các
hiệp định đã được ký kết giữa hai bên và các điều ước quốc tế.
+ Phải căn cứ vào vai trò vị trí và đặc điểm của từng cửa khẩu cụ thể, vào quy
mô và xu hướng phát triển hoạt động thương mại tại mỗi cửa khẩu để quyết định nội
dung và quy mô đầu tư cho thích hợp, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư.
+ Cần đảm bảo mức độ tương đồng giữa hai bên cửa khẩu. Cần có sự bàn bạc
cụ thể giữa hai bên khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác
các nguồn lực giữa hai bên. Tìm kiếm các vị trí tạo khả năng phát triển đối xứng (các
yếu tố tương đồng) và ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để phát huy nguồn lực và
tránh xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.
+ Dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại, bảo vệ được môi
trường, đảm bảo trật tự an ninh biên giới, phòng chống được buôn lậu, gian lận
thương mại và các tệ nạn xã hội.
+ Có khả năng mở rộng và phát triển bền vững trong tương lai.
Các cửa khẩu được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thương
mại phục vụ xuất nhập khẩu được xếp theo thứ tự sau:
1. Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh): Đây là cửa khẩu quan trọng nhất trên tuyến
biên giới Việt Nam – Campuchia, nằm trên đường xuyên Á nối liền thành phố Hồ
Chí Minh - Phnôm Pênh - Băng Cốc và các quốc gia khác. Đây là cửa mở nối liền
thị trường Việt Nam với thị trường Campuchia và các thị trường khác trong khu vực.
2. Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang): Cách thủ đô Phnôm Pênh 120 km, là cửa
khẩu quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá với bên ngoài của tỉnh An Giang và các
tỉnh lân cận.
3. Cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang): Có vị trí tương đối thuận lợi về giao
thông, cửa khẩu Hà Tiên phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Kiên
Giang và đồng bằng sông Cửu Long ở biên giới Tây Nam.
4. Các cửa khẩu còn lại:
+ Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, giao lưu hàng hoá phát triển, do đó có
nguồn thu cao từ thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cần có quy định cho phép trích một
phần ngân sách để phát triển chợ biên giới ở các cửa khẩu mà hoạt động thương mại
còn chưa phát triển.
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử tại các cửa khẩu biên giới
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả giao lưu, trao đổi hàng hoá, người và phương
tiện qua lại biên giới theo lộ trình và điều kiện cho phép:
Thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh điện tử
Kê khai hải quan, thuế quan điện tử
Cấp phép điện tử
+ Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phát triển quốc tế để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Campuchia.
Việc tận dụng này có thể dựa trên các khuôn khổ hợp tác khu vực có sự tham gia của
hai nước như ACMECS, GMS, Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào –
Campuchia.
3.4.1.4. Các biện pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực
biên giới Việt Nam – Campuchia
- Rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu, kịp thời sửa đổi bổ sung, để tránh có các khe hở lợi dụng buôn lậu, gian lận
thương mại.
- Phối hợp đồng bộ các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
khu vực biên giới cửa khẩu và trong nội địa tạo thành một hệ thống nhất.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách
nhiệm và phẩm chất đạo đức cho lực lượng chống buôn lậu. Tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật và điều kiện hoạt động cho lực lượng chống buôn lậu và gian lận
thương mại.
- Có chính sách tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập
khẩu và cho nhân dân các thôn, xã, các huyện biên giới, tạo công ăn việc làm, nâng
cao đời sống dân trí để họ không tham gia vào các hoạt động buôn lậu mà tố giác các
hoạt động buôn lậu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng
trong các hoạt động xuất nhập khẩu và trong các hoạt động của lực lượng chống buôn
lậu.
3.4.1.5. Các biện pháp thúc đẩy hiện diện thương mại của Việt Nam tại
Campuchia
- Nhà nước có các chính sách khuyến khích về thuế, thủ tục tạo điều kiện
thuận lợi các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập hiện diện thương mại tại thị trường
Campuchia thông qua việc tổ chức các trung tâm hỗ trợ thương mại tại Campuchia,
giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, trung tâm phân phối,
siêu thị, hệ thống đại lý, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm hoặc thành lập công ty
Việt Nam ở Campuchia, đặc biệt là ở Phnôm Pênh.
- Thông qua các kênh ngoại giao, cần đề nghị chính phủ Campuchia tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có hiện diện thương mại tại
Campuchia.
- Có chính sách để thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng hàng hóa,
đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho các trung tâm
phân phối của Việt Nam tại Campuchia nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường với chi phí thấp.
- Tổ chức và tập hợp đại diện các công ty Việt Nam và Việt kiều tại
Campuchia thành tổ chức thống nhất, tạo nên sức mạnh cho thương mại Việt Nam tại
Campuchia.
3.4.2. Một số các biện pháp cụ thể khác
3.4.2.1. Đối với Chính phủ
- Phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và
doanh nghiệp triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Campuchia.
- Chính phủ cần thành lập Nhóm công tác về phát triển thị trường Campuchia,
để đề xuất các biện pháp phát triển thị trường lên Chính phủ và phối hợp các
Bộ/Ngành, địa phương thực thi các biện pháp đã đề ra. Tham gia Nhóm này gồm có
đại diện một số Bộ/Ngành, địa phương liên quan (cấp Lãnh đạo Bộ, cấp Vụ và
chuyên viên). Nhóm sẽ nhóm họp hàng quí hoặc 6 tháng để kiểm điểm tình hình thực
thi các biện pháp, chương trình đã lập ra và đề xuất phương hướng mới. Bộ phận
thường trực của Nhóm đặt tại Bộ Thương mại.
- Căn cứ ý kiến tham mưu của các Bộ/Ngành, thông qua con đường ngoại
giao, Chính phủ cần tiếp tục đề nghị phía Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại Campuchia.
3.4.2.2. Đối với Bộ Công Thương
- Nghiên cứu tham mưu với Chính phủ về các biện pháp phát triển thị trường,
giúp Chính phủ đôn đốc các Bộ/Ngành, địa phương liên quan thực hiện hiệu quả các
biện pháp đề ra.
- Tham mưu Chính phủ xây dựng một chính sách mặt hàng có tính ổn định,
lâu dài nhằm tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng và doanh thu
lớn, phù hợp với ưu thế và tiềm năng của mỗi nước.
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại ưu đãi nhằm khuyến khích và
đẩy mạnh hoạt động biên mậu.
- Nghiên cứu khả năng xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Phnôm
Pênh.
- Tiếp tục tổ chức hàng năm Hội chợ hàng Việt Nam tại Phnôm Pênh.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động khảo sát thị trường và giao thương tại
Campuchia.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu tại thị trường Campuchia
thông qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển thương mại ở khu tam giác phát triển
thực hiện thoả thuận của Thủ tướng 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập hiện diện thương mại tại thị
trường Campuchia.
3.4.2.3. Đối với Các Bộ/Ngành khác
- Bộ Tài chính
Bộ Tài chính cần nghiên cứu các khả năng có các chính sách ưu đãi thuế đối
với các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia và các
doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư tại Campuchia.
- Tổng cục Hải quan
Tổng cục Hải quan cần ký kết và thực hiện bản ghi nhớ về hợp tác hải quan
hai nước nhằm thực hiện tốt hợp tác trong lĩnh vực hải quan như thống nhất mẫu
biểu, đơn giản hoá thủ tục hải quan, trên cơ sở đó có cơ chế trao đổi thường xuyên,
giải quyết các vướng mắc và tạo thuận tiện cho thủ tục kiểm tra hải quan đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu và du khách qua lại các cửa khẩu.
Hiện tại, hai nước đang triển khai thực hiện thí điểm làm thủ tục hải quan “một
cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Ba Vét (Campuchia). Sau
khi đã triển khai thực hiện, Tổng Cục Hải quan cần tổng kết rút kinh nghiệm và nếu tốt
thì mở rộng chủ trương này cho một số cửa khẩu quan trọng khác.
Tổng cục Hải quan cần phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ/Ngành liên
quan nghiên cứu để đề xuất phương án: nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế đối với cặp
cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Bon Tia Chak Cray (Pray Veng); nâng cấp từ cửa
khẩu phụ lên cửa khẩu chính các cặp cửa khẩu: Mỹ Quý Tây (Long An) - Xom Rông
(Svay Riêng), Đắc Ruê (Đắc Lắk) - Co Nhec (Mon Dun kiri), Giang Thành (Kiên
Giang) - Ton Hon (Kam Pốt), Chợ Đình (Kiên Giang) - Thnôt Choong Srong (Kam
Pốt).
- Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Giao thông Vận tải cần hợp tác và thúc đẩy phía Campuchia trong việc
nâng cao năng lực vận chuyển của Campuchia vì hiện nay đường xá dọc tuyến biên
giới của Campuchia xuống cấp rất nghiêm trọng. Hệ thống giao thông này phần lớn
đã được xây dựng từ lâu và không được đầu tư duy tu, bảo dưỡng do thiếu kinh phí.
Các công trình xây dựng mới có tốc độ thi công chậm, gây ảnh hưởng đến vận
chuyển hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này.
Trước mắt cần nhanh chóng tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu triển khai giúp
Campuchia xây dựng đoạn đường 78 từ thị xã Ban Lung (Ratanakiri) đến Ô-da-đao
dài 70km. Sớm giúp Campuchia xây dựng đoạn đường từ Ban Lung đi Strung-Treng
dài 128km; giúp xây dựng cầu Long Bình (Chrey Thum) theo tỉnh lộ 956 (An Giang)
nối Kadal của Căm-pu-chia.
Bộ Giao thông Vận tải cần tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến
đường sắt nối Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh, nghiên cứu khả năng xây
dựng tuyến vận tải đường ống giữa Việt Nam và Campuchia.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cần làm việc với phía Campuchia để tiến tới ký
thỏa thuận cho phép phương tiện vận tải của hai bên qua lại trên những tuyến đường
nhất định giữa hai nước.
- Bộ Công nghiệp:
Bộ Công nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng công trình
cung cấp điện năng và bán điện cho Campuchia như đề ra trong Chương trình Hành
động của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Bộ Công nghiệp cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, khai thác các khoáng sản than, bô-xít, sắt
tại Modulkiri và Stung Streng.
Bộ Công nghiệp tham mưu với Chính phủ tiếp tục đề nghị với phía
Campuchia tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng phối hợp tham gia
nghiên cứu chung đánh giá tiềm năng dầu khí trên hồ Tông-lê-sáp.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần chủ trì đẩy mạnh hợp tác với
Campuchia về chương trình nghiên cứu và sản xuất cao su; ký kết và thực hiện
chương trình hợp tác giữa hai nước về “Bảo vệ rừng”; thực hiện chương trình hợp tác
giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và Viện Nghiên cứu và phát
triển nông nghiệp Campuchia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cần nghiên cứu khả năng hợp
tác nuôi trồng và sản xuất các mặt hàng nông sản khác trên đất Căm-pu-chia để nhập
khẩu về Việt Nam chế biến thêm và tái xuất sang các nước thứ ba.
- Bộ Thủy sản
Bộ Thuỷ sản cần triển khai và đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác nuôi
trồng và chế biến thuỷ sản với Campuchia.
- Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương
mại nghiên cứu mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng thương
mại liên doanh tại Campuchia.
Ngân hàng Nhà nước cần thỏa thuận thống nhất với Campuchia để đưa ra
hướng dẫn chi tiết cho quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch
vụ thương mại ở khu vực biên giới giữa hai nước
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu
và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường
Campuchia.
- Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ Công nghiệp hỗ trợ Campuchia
trong việc điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, lập các bản đồ địa chất khoáng
sản vùng biên giới giữa hai nước và vùng Đông Bắc Campuchia để có kế hoạch cùng
nhau khai thác mang lại hiệu quả kinh tế.
- Bộ Lao động Thương binh Xã hội
Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần phối hợp với Bộ Ngoại giao ký Hiệp
định Hợp tác về Lao động với Campuchia nhằm tạo cơ sở pháp lý và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đưa lao động của ta sang làm việc tại nước Căm-pu-chia.
3.4.2.4. Các địa phương giáp với Campuchia
Các tỉnh giáp với Campuchia (10 tỉnh) cần tăng cường hơn nữa hợp tác với
các địa phương bạn, trong chừng mực có thể thì hỗ trợ các địa phương bạn phát triển
qua đó triệt để khai thác các lợi thế so sánh của nhau phục vụ mục tiêu phát triển kinh
tế và trao đổi thương mại.
Các tỉnh biên giới hai nước nên tăng cường phát triển quan hệ kết nghĩa với
nhau, trên cơ sở đó cùng thực hiện các dự án hợp tác chung. Các tỉnh biên giới hai
nước có thể lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng, có thể là thủ công mỹ nghệ và một
số nông sản có thế mạnh, để hợp tác sản xuất tại campuchia, mang về Việt Nam chế
biến để tiêu thụ và xuất khẩu sang nước thứ ba.
Các địa phương cần tích cực triển khai thực hiện những nội dung mà hai Phó
Thủ tướng hai nước đã thỏa thuận tại Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới
Việt Nam – Campuchia lần thứ ba; hợp tác và phối hợp để tạo thuận lợi cho việc đi
lại của du khách qua biên giới hai nước; tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch
để khai thác tiềm năng du lịch của các tỉnh biên giới hai nước.
Để hợp tác ngày càng khăng khít và đi đúng hướng, các tỉnh biên giới của hai
nước cần tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo các
ngành ở cấp tỉnh, huyện và xã để kiểm điểm, đánh giá về kết quả hợp tác, tìm kiếm
những lĩnh vực hợp tác mới, thảo luận, thống nhất nội dung kế hoạch hợp tác cho
thời gian tiếp theo và báo cáo lên Chính phủ hai nước.
Các tỉnh biên giới với Campuchia có thể phối hợp với các địa phương của bạn
để tổ chức định kỳ các hội chợ tại khu vực biên giới.
3.4.2.5. Đối với các doanh nghiệp
Hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống tổ chức quản lý, điều hành kinh
doanh cũng như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại cho khu vực cửa khẩu
là để tạo nên một môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp
nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hoá của Việt Nam với Campuchia.
Nhưng hoạt động thương mại hàng hoá của Việt Nam với Campuchia có phát triển
được hay không phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp - những người thực thi các
hoạt động này. Do đó đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Campuchia cho phù hợp
với những điều kiện kinh doanh mới là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm phát
triển hoạt động thương mại hàng hoá với Campuchia trong thời gian tới. Một số giải
pháp chủ yếu là:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh
Để duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình, các doanh
nghiệp cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh dài hạn, có thể là đến năm
2015 cho mình. Những căn cứ để các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh
doanh cho sát thực và cụ thể gồm:
Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015 ;
Nghị định 12/2006/NĐCP về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Các phân tích về môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực;
Thực tiễn của thị trường Căm-pu-chia và của Việt Nam và những đánh giá,
nhận định của các chuyên gia;
Tình hình cạnh tranh và đặc điểm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (trong
khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc) cùng với các Hiệp định
Thương mại Tự do khác mà ASEAN sẽ ký với các nước Nhật Bản, Úc và New
Zealand cũng là những nhân tố cực kỳ quan trọng mà các doanh nghiệp cần tính tới
khi lập chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, đáng chú ý nhất là Hiệp
định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc đã được ký kết và đang được triển
khai thực hiện. Nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng nghiên cứu kỹ, nắm bắt
các nội dung cam kết của Hiệp định này để từ đó có chiến lược bảo vệ và phát triển
thị trường của mình thì khả năng bị mất thị trường và thất bại trước sức cạnh tranh
lớn và ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm tương tự.
Khi hoạch định chiến lược, các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến
lược dài hạn và mục tiêu cụ thể cho từng năm. Đây là một vấn đề rất quan trọng của
hoạch định chiến lược, vì đây là cái đích mà các biện pháp chiến lược cần đạt đến,
tránh trường hợp đưa ra các mục tiêu chung chung không rõ ràng, khó xác định thì
việc hoạch định chiến lược sẽ không đạt được hiệu quả. Sau khi đã xác định được
mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác định rõ các nội dung chiến lược, các
biện pháp chiến lược cần thực hiện và việc tổ chức thực hiện các chiến lược theo
từng năm và đến năm 2010 hoặc 2015 sao cho có kết quả nhất.
Trong quá trình thực hiện chiến lược, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm
tra đánh giá chiến lược để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình mới, đặc
biệt là việc kiểm tra đánh giá chiến lược theo từng năm của doanh nghiệp.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại
Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại là một hoạt động rất
quan trọng nhằm xâm nhập, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Để tăng cường các hoạt động
nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cần áp dụng các biện
pháp sau:
+ Tăng cường hoạt động khảo sát thị trường
Để trực tiếp đi khảo sát thị trường Campuchia, doanh nghiệp có thể tự thành
lập đoàn khảo sát thị trường để tiến hành khảo sát hoặc tham gia các đoàn khảo sát
thị trường do các cơ quan quản lý của nhà nước, của các tỉnh thành, hoặc do các tổ
chức hỗ trợ phát triển thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức.
Thành lập đoàn khảo sát, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thực hiện
các khảo sát thị trường chuyên biệt theo đúng mục đích yêu cầu chiến lược của doanh
nghiệp mình, nhưng thường tổ chức tiến hành phức tạp hơn, đòi hỏi nghiệp vụ cao
hơn và chi phí cũng cao hơn.
Dù tiến hành theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải lập một kế hoạch
khảo sát cụ thể từ việc lựa chọn đoàn khảo sát đến việc xác định thời gian, địa điểm
khảo sát, mục đích và yêu cầu cần đạt được, biện pháp và cách thức tổ chức tiến
hành... Sau mỗi một lần tổ chức đều phải đánh giá rút kinh nghiệm cho các lần sau.
Khảo sát thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn và phức tạp đối với
doanh nghiệp. Trước mắt, tuỳ vào quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức,
quy mô đoàn khảo sát, thời gian và quy mô thị trường khảo sát cho thích hợp phù
hợp với doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở tăng dần quy mô cho những lần khảo sát tiếp
theo.
+ Tăng cường hệ thống thông tin về thị trường
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu với
Campuchia đều thiếu các thông tin và chưa có phương pháp và chiến lược để thu thập
và xử lý các thông tin về thị trường. Nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp bao gồm:
Các thông tin về thị trường thế giới và khu vực nói chung.
Các thông tin về thị trường Căm-pu-chia như các thông tin về luật pháp, về
phát triển kinh tế, về chính sách xuất nhập khẩu về hàng hoá, giá cả, hệ thống thanh
toán, hệ thống cơ sở hạ tầng, các thông tin về các doanh nghiệp Căm-pu-chia...
Các thông tin về thị trường Việt Nam.
Các kênh thông tin mà doanh nghiệp có thể thu thập ngoài các nghiên cứu
khảo sát thị trường,còn như qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, qua các
hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo, qua các văn phòng đại diện của các doanh
nghiệp ở nước ngoài, qua các tổ chức xúc tiến thương mại, qua hệ thống khách hàng
và Việt kiều ở Campuchia, qua các công ty đã có kinh nghiệm làm ăn với thị trường
Campuchia... Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác
và kịp thời để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước
Tham gia hội chợ triển lãm nhằm mục đích giới thiệu quảng cáo hàng hoá và
ký kết các hợp đồng mua bán, và tìm kiếm các thông tin về thị trường. Các doanh
nghiệp có thể tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức trên đất Việt Nam hoặc
Campuchia. Hình thức xúc tiến thương mại này phù hợp với tất cả các loại hình
doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thậm chí các hợp tác
xã và các hộ cá thể với các quy mô khác nhau.
+ Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động thương
mại với thị trường Campuchia
Đây cũng là một hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả và phù hợp với
điều kiện thực tế của doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua hội thảo các doanh nghiệp
hiểu biết thêm về thị trường, về kinh nghiệm phát triển và mở rộng thị trường về
phương thức kinh doanh... Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi, học tập và
bổ sung những kiến thức và kinh nghiệm để phát triển các hoạt động kinh doanh của
mình.
+ Thực hiện các chiến lược quảng cáo trên thị trường Campuchia
Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất có những mặt hàng
truyền thống xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Thực hiện quá trình quảng cáo sẽ
tạo uy tín cho doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
Campuchia. Điều này có tác dụng to lớn và lâu dài trong sự phát triển hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Campuchia.
Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ về tâm lý của người tiêu
dùng Campuchia để có thể có chiến lược quảng cáo phù hợp, thiết lập quan hệ gắn bó
và duy trì niềm tin của người tiêu dùng Campuchia đối với các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ của Việt Nam. Cần lưu ý rằng người tiêu dùng Campuchia có xu hướng mua
hàng theo sự giới thiệu của những người quen biết, do đó chiến lược quảng cáo của
các doanh nghiệp cũng cần phải được xây dựng dựa trên đặc điểm này.
+ Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở Campuchia hoặc tại các cửa khẩu biên
giới :
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa mở được văn phòng đại diện hoặc
chi nhánh tại Campuchia hoặc tại các cửa khẩu biên giới. Điều này làm hạn chế quá
trình thu thập thông tin giao dịch và hoạt động xúc tiến thương mại của doanh
nghiệp. Trong những năm tới các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn và
thường xuyên nên mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại các cửa khẩu biên giới
chính hoặc tại các Trung tâm thương mại lớn ở Campuchia, sau đó tăng dần quy mô
và lan dần sang các trung tâm thương mại khác.
+ Mạnh dạn thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia
Các doanh nghiệp nên cân nhắc, trước mắt nên lựa chọn các trung tâm thương
mại lớn của Campuchia, mà ở đó hàng Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường để
thiết lập mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm, từ đó củng cố vị thế, từng bước mở
rộng quy mô và phạm vi, vươn ra các địa bàn khác.
- Đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu
Để có chỗ đứng trên thị trường Campuchia hàng hoá Việt Nam phải cạnh
tranh gay gắt với hàng hoá của các nước khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt
là hàng hoá của Thái Lan và Trung Quốc vốn có những lợi thế lớn về giá cả, chất
lượng và từ lâu đã chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Hàng
hóa trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
được triển khai thực hiện, hàng hoá của Trung Quốc sẽ càng có cơ hội tràn vào thị
trường Campuchia. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần khảo sát nghiên cứu đặc
điểm nhu cầu, thường xuyên đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng và giảm giá
thành sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh, duy trì và phát triển thị phần.
Cần đặc biệt lưu ý, giá cả là yếu tố có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường
Campuchia (theo kết quả điều tra, hơn 50% dân số của Campuchia có nhu cầu ở mức
độ thấp; 35% ở mức độ khá; 15% ở mức độ cao).
Trước mắt, hàng hoá của Việt Nam có thể xâm nhập vào khu vực thị trường
có nhu cầu ở mức độ thấp và khá, đặc biệt là khu vực thị trường có nhu cầu ở mức độ
thấp. Đây là khu vực thị trường yêu cầu hàng hoá có chất lượng trung bình nhưng giá
thấp, khá phù hợp với khả năng và đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tạo mối quan hệ mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tạo được hệ thống mua bán tin cậy với các
đối tác trong và ngoài nước, sẽ tạo được một kênh mua bán tin cậy thông suốt, hoạt
động mua bán sẽ nhanh chóng, chi phí thấp, tạo được uy tín, mở rộng được hoạt động
kinh doanh. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới với Campuchia bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và các
hộ cá thể. Các doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò là người đầu kênh, mở các
kênh phân phối dài tới thị trường Campuchia đồng thời có những kênh phân phối
ngắn làm nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã
và các hộ cá thể. Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá thể mua hàng
hoá của các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp cho thị trường Campuchia và đồng
thời là người cung cấp các thông tin về thị trường rất tốt cho các doanh nghiệp nhà
nước.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với điều
kiện kinh doanh mới
+ Nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý cho các cán bộ nhân viên trong
doanh nghiệp.
Các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư
nhân phải thường xuyên được nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
như các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các kiến thức về marketing...
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cho tinh gọn, có tính linh hoạt cao đảm
nhiệm được các hoạt động kinh doanh quốc tế trong những điều kiện kinh doanh
mới, đảm bảo mở rộng được hoạt động kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả./.
KẾT LUẬN
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng với lịch sử quan hệ lâu dài và
sự tương đồng về văn hóa và con người là những điều kiện rất thuận lợi cho việc
buôn bán hàng hóa giữa hai nước. Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế thương mại
giữa hai nước đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi, đặc biệt trong lĩnh vực
xuất khẩu hàng hóa mà chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu. Để củng cố quan hệ hợp tác
thương mại đó, hai nước đã cùng có những định hướng phát triển theo hướng tích cực
như tạo dựng một số hành lang pháp lý thuận lợi cho nhau, nâng cấp và đầu tư mới
các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, thống nhất một số chính sách mậu dịch biên
giới v.v.. Qua đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia
đã có nhiều chuyển biến lớn, đây là kết quả tác động của cả các yếu tố trong nước và
yếu tố từ môi trường nước ngoài đem lại, đặc biệt là từ những ưu đãi mà hai nước
dành cho nhau.
Trong bối cảnh mới hiện nay, khi các quốc gia đều tích cực mở cửa, buôn bán
với nước ngoài, hội nhập kinh tế với thế giới và tiến tới toàn cầu hóa thì Việt Nam và
Campuchia không thể nằm ngoài xu hướng đó. Hai nước đã từng bước hội nhập có
hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và
toàn cầu như ASEAN, AFTA, APEC, WTO để từng bước tháo gỡ cho nhau những
rào cản thương mại. Bên cạnh đó, không thể không nhắc điến yếu tố xung đột chính
trị giữa Thái Lan và Campuchia trong thời gian qua cũng là một lực đẩy giúp cho
quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia bước sang một giai đoạn mới, hứa hẹn
nhiều thành tựu sẽ đạt được. Với những điều kiện thuận lợi khách quan ấy, Việt Nam
cần có những hướng đi đúng, cụ thể để nhằm nắm lấy cơ hội hiếm có này, giúp nâng
cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường Campuchia, tăng kim ngạch xuất khẩu
và từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Những biện pháp đưa ra phải đi từ cấp Nhà
Nước, đến các Bộ Ngành và đến từng Doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng vào việc
nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu và hoạt động xúc tiến thương
mại.
Tóm lại, Campuchia là một đối tác lớn và tiềm năng của Việt Nam trong hoạt
động xuất khẩu. Với những bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường Campuchia, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường này hứa hẹn sẽ tăng cao trong những năm tới.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ số kinh tế cơ bản của Campuchia giai đoạn 2001 - 2005
Các chỉ số kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 5,5 5,2 7,0 10 8,4
GDP đầu người (US$) 307 325 342 386 454
Tỷ trọng trong GDP (%)
Nông nghiệp 34,8 32,2 32,6 30,9 32,4
Công nghiệp 22,5 24,4 25,6 26,2 25,3
Dịch vụ 37,7 38,1 36,9 37,5 37,0
Các khoản thuế phải nộp đã trừ trợ cấp 5,0 5,3 4,9 5,4 5,3
Lạm phát (%) 0,2 3,3 1,2 3,9 5,8
Tỷ giá hối đoái (Riel/US$) 3.900 3.935 3.980 4.031 4.116
Tốc độ tăng tổng lượng tiền trong lưu thông
(%)
20,4 31,1 15,0 30,4 16,1
Dự trữ ngoại tệ (triệu US$) 548 663 737 806 915
(Nguồn: Số liệu GDP của Ngân hàng Phát triển Châu Á tháng 4/2006;
các số liệu khác của Quỹ Tiền tệ Thế giới, tháng 7/2006)
Phụ lục 2: Các chỉ số kinh tế của Campuchia
GDP: sức mua tương đương - 36,78 tỷ USD (2006)
Tỷ lệ thăng thực GDP: 5,8% (2006)
GDP đầu người: sức mua tương đương – 2.600 (2006)
Cơ cấu GDP theo từng lĩnh vực:
Nông nghiệp: 35%
Công nghiệp: 10%
Dịch vụ: 55% (2004)
Dân số sông dưới mức nghèo khổ: 70% (2004)
Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng): 3.7% (2006)
Lực lượng lao động: 11,7 triệu (2003)
Lực lượng lao động – theo nghề nghiệp:
Nông nghiệp: 95% (2004)
Tỷ lệ thất nghiệp: 86,5% (2005)
Ngân sách:
thu: 831 triệu USD
chi: $631,8 triệu USD; bao gồm chi tiêu cho vốn 291 triệu USD (2006)
Các ngành: du lịch, may, xay xát gạo, đánh cá, gỗ và các sản phẩm gỗ, cao
su, xi măng, khai thác đá quý, dệt
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 2% (2002)
Nông sản: gạo, cao su, ngô, rau, hạt điều, sắn
Kim ngạch xuất khẩu: 1,213 tỷ USD f.o.b. (ước 2006)
Các mặt hàng xuất khẩu: quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày da
Đối tác xuất khẩu: Mỹ 48,6%, Liên Minh Châu
Âu 24,4%, Italia 5,6%, Canada 4,6% (2005)
Kim nghạch nhập khẩu: 32,47 tỷ USD f.o.b. (ước 2006)
Các mặt hàng nhập khẩu: Các sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá điếu, vàng, vật liệu
xây dựng, máy móc, xe cơ giới, dược phẩm
Các đối tác nhập khẩu: Hồng Kông 16,1%, Trung
Quốc 13,6%, Pháp 12,1%, Lào 11,2%, Đài Loan 10,2%, Hàn Quốc 7,5%, Việt
Nam 7,1%,Singapore 4,9%, Nhật Bản 4,1% (2005)
Nợ nước ngoài: 166,43 tỷ USD (ước 2006)
Nhận viện trợ kinh tế: 104 triệu USD cam kết dưới dạng các khoản trợ cấp và
các khoản vay nhượng bộ trong năm 2995 bởi các nhà cung cấp vốn quốc tế
Tiền tệ: 1 riel mới (CR) = 100 sen
Tỷ giá hối đoái: đồng riel/USD – 4.119 (2006), 4.092,5 (2005), 4.016,25 (2004)
Năm tài chính: Năm lịch
Phụ lục 3: Thống kê các loại cửa khẩu, chợ Việt Nam – Campuchia
Tỉnh
Loại
hình
cửa
khẩu
Tên phía
Việt Nam
Tên phía
Campuchia
Chợ
biên giới
Chợ cửa
khẩu
Chợ
trong
Khu
KTCK
An
Giang
- Quốc
tế
- Chính
- Phụ
1. Vĩnh
Xương
2. Tịnh Biên
- Khánh
Bình
1. Vĩnh Hội
Đông
2. Bắc Đai
- Phnom Den
- Chrậy
Thum
- ComPung
KroSăng
- Bắc Đai
1.Vĩnh
Hội
Đông
2.Bắc
Đai
3. Phú
Lộc
4. Khánh
1. Tịnh
Biên
2. Vĩnh
Xương
3. Khánh
Bình
1. TT. Tân
Châu
2. Tân An
3. Vĩnh
Hoà
4. TT. Nhà
Bàng
Tỉnh
Loại
hình
cửa
khẩu
Tên phía
Việt Nam
Tên phía
Campuchia
Chợ
biên giới
Chợ cửa
khẩu
Chợ
trong
Khu
KTCK
An
5. Vĩnh
Ngươn
6. Nhơn
Hưng
7. Vĩnh
Gia
Bình
Phước
- Quốc
tế
- Quốc
gia
- Phụ
-Đường
mòn
- Hoa Lư
- Hoàng
Diệu
- Tân Tiến
1. Tà nốt
2. Tà Vát
3. Chiu Riu
-Buône
- Latakhê
-
Chaykhleng
- Tuần Lung
- Satun
-Oliu
Đăk
Nông
- Quốc
tế
- Chính
- Phụ
- Bu Prăng
- Đăk Per
- Ô Răng
- Quảng
Trực
- Thuận
An
Tại cửa
khẩu
chưa có
chợ chỉ
có quầy
hàng
cửa hàng
Đồng
Tháp
- Quốc
tế
1. Thường
Phước
2. Dinh Bà
- Cốc Rô Ca
- BonTia
Chăc CRây
- Cooc Sâm
- Tân Hội
- Bình
Thạnh
- Tân
- Dinh Bà
- Thông
Bình
- Thường
1.Chợ Ấp
II
2. Mương
Kinh
Tỉnh
Loại
hình
cửa
khẩu
Tên phía
Việt Nam
Tên phía
Campuchia
Chợ
biên giới
Chợ cửa
khẩu
Chợ
trong
Khu
KTCK
- Phụ
- Đường
mòn
1. Sở
Thượng
2. Thông
Bình
1. Mộc Rá
2. Á Đôn
3. Bình Phú
Pư
- Pem Tia
- Cooc Sâm
Pư
- Gò Đồn
- Gò Xoài
Lớn
Hoà
- Bình
Phú
- Gò Da
-Long
Ngọc
Sơn
Phước
3. Thường
Lạc
4. Thường
Thới
5. Thường
Thới Tiền
6. Cả Sách
7. Cầu
Muống
8. Thường
Phước
Kiên
Giang
- Quốc
tế
- Chính
- Xà Xía
- Giang
Thành
- Lốc
- Ton Hon
1. Đầm
Chích
2. Mẹt
Lung
3. Chợ
Đình
- 1. Mỹ Đức
2. Tô Châu
3. TX. Hà
Tiên
Long
An
- Quốc
tế
- Chính
- Phụ
1. Bình Hiệp
2. Vàm Đồn
3. Mỹ Quý
Tây
1.Hưng Điền
A
2. Kênh 28
3. Long Khốt
- Prâyvo
- Chom
Loong
- Sam Rông
- Srebarăng
- Crúa
-Xôm Rông
1.Bình
Hiệp
2. Thái
Bình
Trung
3. Tho
Mo
Tỉnh
Loại
hình
cửa
khẩu
Tên phía
Việt Nam
Tên phía
Campuchia
Chợ
biên giới
Chợ cửa
khẩu
Chợ
trong
Khu
KTCK
Tây
Ninh
- Quốc tế
- Chính
- Phụ
1. Mộc Bài
2. Xa mát
- KaTum
1. Phước Tân
2. Tống Lê
Chân
3. Chàng
Riệc
4. Vạc Sa
5. Cây Gõ
6. Tân Phú
7. Tà Nông
8. Long
Phước
9. Long
Thuận
10. Phước
Chỉ
11. Vàm
Trảng
- Ba Vét
-Tơrapeng
Phơ-long
- Chăn Mun
- Bố Môn
- SaTum
- Đa
- Phum Soty
- Bos Chếk
- Kọ
- Kompông
Th’nuông
- Tà Y
- Kompông
S’piên
- Brasát
- Đôn
1. Chợ
TT Suối
Ngô
2. Tân
Đông
3. Tân
Hà
4. Tân
Lập
5. Hoà
Hiệp
6. TT CX
Hoà Hiệp
7. Phước
Vinh
8. Biên
Giới
9. Hoà
Bình
10. Bến
Sỏi
11. Ninh
Điền
12. Cầu
Long
Thuận
1. Vạc Sa
2. Chàng
Riệc
3. Hiệp
Bình
4. Phước
Trung
5. Long
Khánh
Chợ biên
giới trong
khu kinh tế
cửa khẩu
Mộc Bài
Tỉnh
Loại
hình
cửa
khẩu
Tên phía
Việt Nam
Tên phía
Campuchia
Chợ
biên giới
Chợ cửa
khẩu
Chợ
trong
Khu
KTCK
13.
Chiều
Long Phi
14. Tiên
Thuận
15. Bình
Thạnh
Gia
Lai
- Quốc tế
- Chính
- Phụ
- Lệ Thanh
- An Đông
Pếch
Ozadan Đường 19-
Đức Cơ
Đắk
Lắk
- Quốc tế
- Chính
- Phụ
- Đắc Ruê
- Chi Miet
Chưa có
Kon
Tum
- Quốc tế
- Chính
- Phụ
Cả tuyến biên giới chưa có cử
khẩu với Căm-pu-chia
Chưa có
Nguồn: Báo cáo từ các Sở thương mại
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách và tài liệu:
1. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương,
NXB Lao động xã hội, Hà Nội
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2005), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB
Lao động xã hội, Hà Nội
3. Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế (2006), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
quan hệ thương mại Việt Nam với các nước ASEAN”Nguyễn Văn Thường và
Nguyễn Kế Tuấn (2007), “Chất lượng tăng trưởng hội nhập Kinh tế Quốc tế”, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn (2007), “Chất lượng tăng trưởng hội
nhập Kinh tế Quốc tế”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Trình (2006), Kinh tế Đối ngoại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,
Hồ Chí Minh
6. Pheang Sopheak (2004), Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia sau khi hội nhập
kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế quốc tế K43
7. Các báo cáo của tham tán thương mại của Việt Nam tại Campuchia hàng năm.
II. Một số website có liên quan:
1. Bộ Công Thương:
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư:
3. Tổng cục thống kê: www.cpv.org.vn
4. Tổng cục Hải quan Việt Nam:
5. Kinh tế Campuchia: ế_Campuchia
6. Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia:
7. Các website tin tức khác:
www.bbc.co.uk/.../100424_war_reporter_cambodia.shtml
www.mekongnet.ru/index.php
www.tuoitre.vn/.../Campuchia-va-Thai-Lan-truc-xuat-quan-chuc-su-quan.html
www.tinkinhte.com/campuchia/82908.113209.html
DANH MỤC BẢNG BIỂU
I. Danh mục bảng
Bảng 1.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia năm 2003 – 2009 . 7
Bảng 1.2: Thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia
..............................................................................................................................12
Bảng 1.3: Những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Campuchia năm 2009 .12
Bảng 1.4: Những mặt hàng nhập khẩu chính từ Campuchia năm 2009 ...........13
Bảng 2.1: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia năm 2003 – 200821
Bảng 2.2: Kim ngạc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2004 - 2009 ........25
Bảng 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Campuchia năm 2000 – 2009 ...............................................................................29
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với một số nước
trong khu vực ASEAN giai đoạn 2006 – 2009 ....................................................31
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia ba tháng
đầu năm năm 2010 ...............................................................................................32
Bảng 2.6: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia
năm 2001 ..............................................................................................................34
Bảng 2.7: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia
năm 2002 ..............................................................................................................35
Bảng 2.8: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia
năm 2003 ..............................................................................................................36
Bảng 2.9: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia
năm 2004 ..............................................................................................................37
Bảng 2.10: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Campuchia năm 2005 ..........................................................................................38
Bảng 2.11: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Campuchia năm 2006 ..........................................................................................39
Bảng 2.12: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Campuchia năm 2007 ..........................................................................................42
Bảng 2.13: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Campuchia năm 2008 ..........................................................................................43
Bảng 2.14: Thống kê hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Campuchia năm 2009 ..........................................................................................45
Bảng 3.1 : Định hướng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia
giai đoạn 2010 – 2015 ...........................................................................................61
II. Danh mục biểu
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trường GDP của Campuchia năm 2003 – 2009 ............... 8
Biểu 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia năm 2003 – 2005 ..........22
Biểu 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm .............26
Biểu 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Campuchia năm 2000 – 2009 ...............................................................................30
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ CAMPUCHIA VÀ QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CAMPUCHIA .............................................. 5
1.1. Tổng quan về đất nước Campuchia và mối quan hệ Việt Nam –
Campuchia ....................................................................................................... 5
1.1.1. Vài nét về đất nước Campuchia ......................................................... 5
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế thương mại Campuchia .......................... 6
1.1.3. Tổng quan chung về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia ................ 9
1.2. Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia và một số hiệp định
hợp tác kinh tế thương mại quan trọng giữa hai nước .................................11
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Campuchia ...........................................................................15
1.3.1. Các nhân tố quốc tế ..........................................................................15
1.3.2. Các nhân tố quốc gia ........................................................................17
1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Campuchia .........................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA ......................................................21
2.1. Tổng quan hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Campuchia và hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam .................................................................21
2.1.1. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Campuchia ...............................21
2.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ...................................24
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia
.........................................................................................................................27
2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia qua
các năm .....................................................................................................28
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường
Campuchia .................................................................................................33
2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2001 -
2009 .....................................................................................................33
2.2.2.2. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị
trường Campuchia ...............................................................................46
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
Campuchia ......................................................................................................49
2.3.1. Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia
.............................................................................................................49
2.3.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Campuchia ...........................................................................................51
2.3.3. Về hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán.....................51
2.3.4. Về quan hệ thương mại giữa hai nước .........................................52
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................55
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA ........................55
3.1. Dự báo tình hình thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2015 ...........55
3.2. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
Campuchia ......................................................................................................59
3.3. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 ..................................................................60
3.3.1. Định hướng chung về phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –
Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 ..............................................................60
3.3.1.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu .....................................61
3.3.1.2. Định hướng đa dạng hóa các phương thức xuất nhập khẩu......62
3.3.1.3. Định hướng phát triển hiện diện thương mại của Việt Nam tại
Campuchia ...........................................................................................64
3.3.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Campuchia giai đoạn 2010 – 2020 .............................................................64
3.3.2.1. Nhóm hàng có khả năng gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu ..64
3.3.2.2. Nhóm hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ở tốc độc
trung bình .............................................................................................69
3.4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Campuchia ......................................................................................................71
3.4.1. Một số giải pháp chung nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang Campuchia ................................................................................71
3.4.1.1. Các biện pháp về cơ chế chính sách .........................................71
3.4.1.2. Các biện pháp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại .73
3.4.1.3. Các biện pháp về củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất
khẩu .....................................................................................................74
3.4.1.4. Các biện pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu
vực biên giới Việt Nam – Campuchia ...................................................76
3.4.1.5. Các biện pháp thúc đẩy hiện diện thương mại của Việt Nam tại
Campuchia ...........................................................................................76
3.4.2. Một số các biện pháp cụ thể khác .....................................................77
3.4.2.1. Đối với Chính phủ ...................................................................77
3.4.2.2. Đối với Bộ Công Thương .........................................................78
3.4.2.3. Đối với Các Bộ/Ngành khác.....................................................78
3.4.2.4. Các địa phương giáp với Campuchia .......................................81
3.4.2.5. Đối với các doanh nghiệp ........................................................82
KẾT LUẬN ..........................................................................................................88
PHỤ LỤC .............................................................................................................90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112283_7317.pdf