Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam? Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà chúng tôi còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng vận dụng một cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, đưa sản xuất nông nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước trong khu vực và các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Những lý giải và kiến nghị của luận văn không những hệ thống hoá lý luận, mà nó còn tổng kết thực tiễn phát triển trang trại của nhiều nước, của các vùng trên cả nước, nó là kinh nghiệm quý báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho 395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của trang trại lên 3,5 người [23]. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng trong Luận văn vi Mở đầu. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 3 3-Đối tượng và Phạm vi nghiêncứu. 3 4-Những đóng góp mới của luậnvăn 4 5- Bố cục của Luận văn. 4 Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5 1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại 5 1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 5 1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT 7 1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường 9 1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT 16 1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại 21 1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam 26 1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới 26 1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 29 1.3- phương pháp nghiên cứu 35 1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35 1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu 35 1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích 35 Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 40 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 40 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 40 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 43 2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 45 2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 46 2.2.1-Lao động và chuyên môn của chủ trang trại 47 2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại 48 2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại 51 2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên 56 2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 58 2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại 60 2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng 62 2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT 68 2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại 68 2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại 73 Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 78 3.1- Phương hướng mục tiêu 78 3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 84 3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại 85 3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 87 3.2.1-Giải pháp chung: 87 3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: 90 3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 93 Kết luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 97 Phụ lục 100

pdf131 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học ở địa phương. Năm là: Không làm cản trở sự phát triển các hệ sinh thái khác, không gây tác động xấu đến các hệ sinh thái lân cận, cũng như ảnh hưởng đối với sức khoẻ cộng đồng. Phải nghiêm túc thực hiện luật bảo vệ và phát 82 triển rừng, tránh hiện tượng xói mòn rửa trôi, vì đây là hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam. “Các nghiên cứu về xói mòn từ trước đến nay đều đưa ra kết luận giống nhau ở chỗ: nếu mặt đất không được che phủ tốt thì mỗi năm xói mòn bề mặt sẽ cuốn trôi từ 1,0-1,2cm lớp đất mặt. Như vậy nếu dung trọng đất xung quanh là 1,5g/cm 3 thì sẽ có từ 150-300 tấn đất/ha bị trôi đi hàng năm, khi phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất bị trôi thấy chứa khoảng 3% mùn, 0.2%N; 0,1% P2O5;0,6% K2O, vậy lượng dinh dưỡng bị mất trên 1ha hàng năm sẽ khoảng 6 tấn mùn, 400Kg N; 200Kg P2O5 và 1.000Kg K2O. Rõ ràng lượng dinh dưỡng bị mất quá lớn khi xói mòn sảy ra mạnh…loại đất trơ sỏi đá (Hiện nay toàn quốc có khoảng 1/2 triệu ha đất thuộc loại này)” [11]. Sáu là: Phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường, các quy chế, quy định, các chính sách của Nhà nước và địa phương. Hiện nay luật bảo vệ môi trường đã có, nhưng việc thực hiện nó còn quá kém hiệu quả, điều này do nhiều yếu tố đưa đến, nhưng yếu tố con người vẫn là chính. Nước ta là một nước đi từ nền nông nghiệp lúa nước, tự sản tự tiêu là chính, dân số sống trong nông nghiệp là chủ yếu, trình độ văn hoá thấp, dẫn đến sự hiểu biết về môi trường còn rất hạn chế, cùng với tác phong trong sản xuất cũng như cuộc sống rất tự tiện không có tầm nhìn sâu rộng, dẫn đến ý thức rất kém trong việc bảo vệ môi trường sống. Giải pháp cho vấn đề này theo tôi, cần phải đưa ngay việc bảo vệ môi trường sống vào trong các chương trình dạy học tại các trường phổ thông, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về tác động của con người đến môi trường sống hiện tại và tương lai. Cần có các chế tài cụ thể chi tiết cho từng loại hình trang trại, cần có các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, cũng như hướng dẫn các chủ trang trại thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường. Cũng như hài hoà trong sản xuất kinh doanh làm sao cho việc cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn; Ví dụ như ngay từ đầu khi hình thành trang trại, thì các 83 cơ quan chức năng liên quan nên có các định hướng cụ thể cho từng loại hình, cách sắp xếp cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cũng như cách xử lý các chất thải trong sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp, và áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào phát triển kinh tế trang trại. Ví dụ: Một trang trại kết hợp giữa chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thì phải biết cách sử dụng khoa học “Khí sinh học” áp dụng cho việc sử lý các chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn nhiên liệu tại chỗ phục vụ trực tiếp cho sản xuất do nhờ khí CH4 sử dụng cho việc đun nấu, thắp sáng…vv. Nguồn chất thải sau khi đã được sử lý qua bể BIOGAS vẫn giữ được các chất đạm như: N [Nhóm đạm thuộc gốc Amon NH4 như: NH4CL; NH4NO3; (NH4)2SO4…vv]; P2O5; K2O phục vụ cho việc bón ruộng cũng như bón ao, tăng nguồn đạm cho cây trồng và các loại tảo, vi sinh vật làm thức ăn cho cá, ngoài ra đó còn là việc bảo vệ môi trường sống được vệ sinh sạch sẽ, tránh dịch bệnh cho người cũng như vật nuôi. Bảy là: Phải xây dựng, phát triển và học hỏi, kế thừa các kiến thức bản địa, kinh nghiệm truyền thống của các lão nông, lão ngư…. cũng như áp dụng thích hợp các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Tám là: Đánh giá yếu tố thuận lợi, dự báo những khó khăn, và những diễn biến về môi trường cảnh quan ảnh hưởng đến sản xuất và dự kiến các giải pháp đề phòng khắc phục.Vấn đề này cần được quan tâm một cách tuyệt đối trước khi xây dựng trang trại, vì nó quyết định đến vận mệnh của trang trại sau này. Muốn vậy cần phải thu thập thông tin về vùng cần làm trang trại một cách đầy đủ, thông qua các thống kê có sẵn của vùng có ý định thành lập trang trại, thông qua những kinh nghiệm truyền thống của các lão nông trong vùng cũng như tham khảo ý kiến của người bản địa ….vv và từ đó chắt lọc thông tin để đi đến quyết định. Chín là: Sử dụng, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật và lao động có tay nghề, giữ mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Hay nói cách khác là phải có tiến bộ kỹ thuật về nông học “Bao gồm các quy trình công 84 nghệ, biện pháp kỹ thuật cụ thể về quản lý sử dụng đất hợp lý, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo vệ các loại sản phẩm nông nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt là các kỹ thuật mang lại hiệu quả cụ thể trong việc chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, cải tạo và sử dụng đất, bảo vệ thực vật....” [11]. Trên cơ sở các nguyên tắc trên để phát triển kinh tế trang trại bền vững tôi cho rằng cần phải tiến hành theo năm bước: -Điều tra khảo sát. -Xác định chức năng kinh tế-xã hội -văn hoá của trang trại. -Xem xét các tác động môi trường. -Lựa chọn phương án ưu tiên phát triển trang trại. -Xây dựng chuẩn mực về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môi trường. 3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại -Phát triển phải phù hợp với điều kiện từng địa phương và phải phát huy được thế mạnh của vùng. Thái Nguyên một vùng trung du miền núi phía Bắc, có địa hình đa dạng phức tạp, trình độ văn hoá cũng như tập tục canh tác của mỗi địa phương đều khác nhau, nên muốn phát triển một cách phù hợp và bền vững thì nhất quyết phải chú ý đến điều kiện từng địa phương và thế mạnh của từng vùng; Ví dụ như địa bàn thành phố Thái Nguyên dân cư đông đúc cũng như có vùng chè Tân Cương nổi tiếng thì nên phát triển các trang trại trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi để có nguồn phân hữu cơ phục vụ trực tiếp cho trồng trọt. Cũng như các nhà máy chế biến các sản phẩm về cây chè. Ngoài ra thành phố Thái Nguyên còn là điểm đến của nhiều du khách trên mọi miền đất nước đây cũng chính là cơ hội để giới thiệu và trưng bày sản phẩm đến với mọi miền đất nước cũng như quốc tế. 85 -Phát triển kinh tế trang trại phải tiến tới sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Theo số liệu của tổng cục thống kê đến ngày 01/7/2006 ta thấy vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại trong tỉnh chỉ có 148,187 triệu đồng, điều này nói lên rằng đầu tư cho trang trại ở tỉnh ta là quá thấp, cộng với số trang trại trên toàn tỉnh chỉ có 588 trang trại, bởi vậy kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại là rất thấp tương ứng với 195,549 triệu. Tức là toàn tỉnh có số doanh thu tổng thể của các lĩnh vực kinh tế trang trại là 114.982,8 triệu đồng. Điều này không thể thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến. Bởi vậy để tiến tới sản xuất hàng hoá thì còn là một chặng đường khá dài, và cũng là thách thức lớn cho nền kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên. -Phải xây dựng, phát triển và định hướng phát triển nông nghiệp- nông thôn tỉnh Thái Nguyên mang tính chiến lược. Muốn vậy phải có một định hướng cụ thể dài hạn, tức là phải phát huy hơn nữa những gì đã đạt được cũng như phát triển tốt các thế mạnh của vùng: đó là tận dụng nguồn tri thức dồi dào từ các trường đại học thuộc khối đại học Thái Nguyên, nhất là đại học nông lâm. Tăng cường và quan tâm hơn nữa đến đội ngũ khuyến nông, nhằm thức dậy các tiềm năng sẵn có và lòng đam mê khoa học của các tri thức trẻ, cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. 3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại -Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngày càng cao về chất lượng, cũng như số lượng trang trại, nhằm phát huy hết thế mạnh của vùng, tạo đà cho công nghiệp chế biến phát triển. -Tăng thu nhập cho vùng núi vùng cao nhằm rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa vùng núi và miền xuôi. -Tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, cũng như thu nhập bình quân đầu người trong một trang trại, trên cơ sở phát huy tất cả các thế mạnh của vùng, cũng như đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp trong trang trại. 86 -Sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có như đất đai, nguồn nước trên địa bàn, cải thiện tốt môi trường. Phải biết kết hợp giữa các loại hình sản xuất nông nghiệp với nhau, bổ trợ và cùng nhau phát triển một cách bền vững, bảo vệ môi trường sống bảo đảm cân bằng hệ sinh thái. Dựa vào “tốc độ phát triển kinh tế chung toàn tỉnh là GDP= 10,8”[7]. nên tôi mạnh dạn đưa ra dự kiến sau: Bảng 3.1 dự kiến phát triển KTTT Tỉnh Thái Nguyên năm 2006-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 2010 I Số lƣợng TT toàn tỉnh TT 588 880 1 Trồng cây hàng năm TT 14 70 2 Trồng cây lâu năm TT 70 80 3 Trồng cây ăn quả TT 6 50 4 Chăn nuôi TT 370 450 5 Lâm Nghiệp TT 81 100 6 Nuôi Trồng thủy sản TT 9 50 7 SX KD tổng hợp TT 38 80 II Kết quả SXKD của TT Triệu đ 1 GO Triệu đ 198,46 283,53 2 GV Triệu đ 175,8 251,7 3 VA Triệu đ 43,8 62,5 III Hiệu quả SXKD của TT 1 GO/LĐ Triệu đ 64,4 92,2 2 GV/LĐ Triệu đ 57,08 81,7 87 3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 3.2.1-Giải pháp chung: 3.2.1.1-Chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế trang trại Hiện nay việc giao đất giao rừng cho từng hộ nông nghiệp đã được thực hiện một cách triệt để, nhưng việc ruộng đất hiện đang rất dàn trải manh mún, do lịch sử để lại. Xong việc dồn điền đổi thửa là rất khó thực hiện, bởi việc đổi mới trong nếp nghĩ cũng như cách làm kinh tế của các hộ nông dân còn rất khác nhau. Ví dụ: trên cùng một cánh đồng nhưng thửa ruộng này thì tốt, thửa ruộng kia thì xấu, đó là do quá trình và tập quán canh tác cũng như mức độ đầu tư của các hộ khác nhau, nên độ mầu mỡ của đất khác nhau dẫn đến việc đánh giá giá trị của đất là rất khó khăn, cùng với sự bất hợp tác của một số hộ kém hiểu biết dẫn đến không thể dồn điền đổi thửa được. Bởi vậy theo tôi cần có một cuộc cách mạng lớn trong việc cải cách lại chính sách đất đai, ưu tiên cho những đối tượng phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc tỉnh Thái Nguyên cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng vùng, nhất định để công cuộc dồn điền đổi thửa sớm được thực hiện ở mọi nơi trên địa bàn. Ngoài ra cần tuyên truyền sâu rộng, việc lợi ích khi dồn điền đổi thửa cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ, nhằm đạt lợi ích to lớn của các chủ trang trại cũng như của quốc gia. Hoặc là đành phải chấp nhận theo quy luật tự nhiên của nó là tích tụ đất về tay một số người có khả năng và mong muốn làm kinh tế trang trại. Thật vậy, theo tôi điều này sẽ phải sảy ra, vấn đề là ở chỗ sớm hay muộn mà thôi. Lý do là các hộ sản xuất nông nghiệp kém phát triển, sẽ tìm những công việc thích hợp hơn nhưng lại có thu nhập cao hơn, hoặc thoát ly dần nông nghiệp. Bởi vậy ruộng đất sẽ tích tụ dần dần vào tay một số ít những nhà làm kinh tế nông nghiệp giỏi. Đến lúc đó thì kinh tế trang trại sẽ phát triển rất mạnh. 88 3.2.1.2-Chính sách khuyến nông của Nhà nước Hiện nay mạng lưới khuyến nông của tỉnh đã rộng khắp trên địa bàn, điều này rất thuận lợi cho tất cả các nhà sản xuất nông nghiệp nói chung, các chủ trang trại nói riêng. Các trung tâm, trạm khuyến nông không những là địa chỉ tin cậy về mặt khoa học, mà nó còn là yếu tố tinh thần động viên các nhà sản xuất nông nghiệp mạnh dạn hơn khi muốn có ý định làm một vấn đề gì đó liên quan đến sản xuất nông nghiệp. “Từ năm 1991, tổ chức CIDSE giúp đỡ cho tỉnh Thái Nguyên dự án đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp, thủy lợi. Kết quả có 105 cán bộ kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi đã được đào tạo. Cùng với việc giúp đỡ và đào tạo, tổ chức CIDSE hỗ trợ cho các cán bộ kỹ thuật một số vốn để cùng với nông dân trình diễn và sản xuất thử một số ô mẫu với các kỹ thuật khác nhau để so sánh với các kỹ thuật nông dân đang áp dụng, làm tiền đề cho các hoạt động khuyến nông sau này. Kết quả nổi bật của hoạt động khuyến nông tại tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua là đã hình thành hệ thống tổ chức mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều hình thức hoạt động linh hoạt và mang lại hiệu quả cao” [26]. 3.2.1.3-Khoa học kỹ thuật Điều mà không thể thiếu trong bất kỳ loại hình sản xuất, kinh doanh hay một lĩnh vực nào liên quan đến cuộc sống. Hiện nay với việc Internet nối mạng toàn cầu, thì việc cả thế giới đã là một ngôi nhà chung, mọi thành tựu khoa học kỹ thuật là của nhân loại, nó có thể phục vụ bất kỳ ai, bất kỳ lĩnh vực nào khi mà người ta cần thiết khai thác. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại, vì không những việc trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật, mà nó còn là cầu nối cho việc trao đổi hàng hóa hay tiêu thụ sản phẩm của chính những nhà cung cấp máy móc thiết bị cho trang trại, và ngược lại tiêu thụ sản phẩm của trang trại làm ra. Trên cơ sở đó cần mở các lớp tập huấn về khai 89 thác mạng đến từng trang trại, nhằm tiếp cận với nền khoa học hiện đại cũng như khai thác hết mọi tiềm năng của trang trại. 3.2.1.4-Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng -Hệ thống giao thông đường bộ: Hệ thống này thuận tiện sẽ tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền nhằm giảm chi phí sản xuất tối đa, ngoài ra nó còn góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa. Chính điều này là sự chăn trở của nhiều chủ trang trại, vì thực tế các chủ trang trại không thể tự mình gánh vác việc này mà phải có sự can thiệp của Nhà nước. Hiện nay các vùng sâu, xa đang được hưởng chương trình 134;135 của Thủ tướng Chính Phủ, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng sâu, xa và các xã đặc biệt khó khăn, điều này cơ bản đã giải quyết được phần nào vấn đề giao thông giữa các vùng, nhưng còn đường giao thông liên thôn, liên xã hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn rất khó khăn, cần có sự quan tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền. -Hệ thống điện: Đến nay toàn tỉnh đã có 100% số xã có điện nhưng thực tế chất lượng điện ra sao? Thì đó là vấn đề cần phải bàn. Có rất nhiều xã có điện nhưng điện áp thì sao? Dòng điện như thế nào? Thực tế trong thời gian đi điều tra trang trại tôi thấy hầu hết các trang trại nằm ở xa trung tâm thành phố, huyện, thị xã, thị trấn thì 100% là chất lượng điện không đạt yêu cầu như: Điện áp giờ cao điểm chỉ đạt khoảng 60- 70% điện áp định mức, tại sao vậy? Vì hầu hết đường dây hạ áp nhỏ, đường dây tải điện lại xa trạm biến áp do mật độ trạm biến áp quá thưa, nên tổn thất điện áp trên đường dây là quá lớn. Đây cũng chính là vấn đề mà ngành điện lực và các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa nhằm phát triển nông thôn ngày càng vững chắc. -Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế trang trại mà phát triển đồng nghĩa với việc mức độ tiếp cận thị trường ngày càng cao, chính vì vậy các cấp chính quyền cần có các giải pháp 90 thúc đẩy nhanh việc phủ sóng truyền thanh, truyền hình đến những xã chưa có và được tiếp cận với nền khoa học hiện đại của nhân loại. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc với các nơi đã có hệ thống này từ trước, để tất cả các trang trại đều có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như mọi thông tin về thị trường, cũng như các biến động về giá đầu vào cho sản xuất. 3.2.1.5-Có sự hợp tác giữa các trang trại với nhau Có được như vậy thì sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh của các trang trại vô cùng thuận lợi, sẽ giúp các trang trại học hỏi, đối phó lại các loại dịch bệnh cũng như nhiều lĩnh vực khác. Tóm lại là từ khâu sản xuất đến tiêu thụ luôn được kết hợp hài hòa và đem lại lợi nhuận cao. 3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: Tỉnh Thái nguyên là trung tâm vùng, có mật độ dân số lớn, hơn nữa các nhà máy xí nghiệp và các trường đại học, cũng như dạy nghề rất đông. Đây chính là nơi tiêu thụ rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, bởi vậy phải biết tận dụng yếu tố này tạo nên các vùng nguyên liệu, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng để sao cho sản phẩm không bị thiếu hoặc ứ thừa, muốn vậy ta phải có sự hoạch định cho từng vùng cụ thể. 3.2.2.1-Giải pháp cho trang trại trồng cây hàng năm. Nên tạo thế mạnh loại hình này ở vùng thấp, vì vùng này tương đối bằng phẳng giao thông thuận tiện, dễ dàng trong việc tiêu thụ. Hơn nữa tạo được vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Theo tôi nên mạnh dạn đầu tư cho vùng này chủ yếu để trồng cây hàng năm, ngoài ra kết hợp với chăn nuôi tiểu gia súc và gia cầm, nhằm tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ tại chỗ cho trồng trọt, và tận dụng các sản phẩm phụ của cây trồng phục vụ ngược trở lại cho chăn nuôi. 91 3.2.2.2-Giải pháp cho trang trại trồng cây ăn quả- trang trại lâm nghiệp- nuôi trồng thủy sản. Các loại hình trang trại này nên bố trí ở vùng cao, vì diện tích đất, và ao hồ rộng, cần có một quy hoạch thật tỷ mỷ nhằm hỗ trợ nhau trong nuôi trồng cũng như khai thác. Cần khoanh vùng các eo núi tạo nên ao hồ nhằm phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản và cũng là nguồn nước tưới cho cây trồng, cũng như tạo môi trường sinh thái bền vững. 3.2.2.3-Giải pháp cho trang trại chăn nuôi. Cần phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ở vùng giữa, đại gia súc và gia cầm ở vùng cao, nhằm tận dụng hết thế mạnh của vùng. Ngoài ra tạo một vùng chăn nuôi sẽ khống chế được dịch bệnh một cách dễ dàng, đây là mối quan tâm lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các chủ trang trại cần chú ý làm sao chủ động được nguồn giống để tránh mang dịch bệnh từ nơi khác đến. Ví dụ một trang trại nuôi khoảng 400 con lợn thịt mỗi năm, thì nên nuôi khoảng 20-25 lợn nái và 1 lợn đực giống nhằm chủ động về giống nuôi, cũng như hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh. 3.2.2.4-Giải pháp cho trang trại SXKD tổng hợp. Cần bố trí cơ cấu loại hình này sao cho phù hợp để có khả năng bổ trợ cho các loại hình trang trại khác.Cần phải thường xuyên có con số thống kê cụ thể nhằm tránh việc tăng hoặc giảm quá mức loại hình này, vì loại hình trang trại này là chủ yếu để phục vụ trở lại cho các loại hình trang trại khác hoạt động có hiệu quả, nên chỉ chiếm tới 10 % là vừa. 3.2.2.5-Giải pháp tín dụng. Lãnh đạo tỉnh cần có quyết sách mạnh mẽ trong việc cho vay vốn đối với trang trại. Cần có những tín chấp hoặc các chương trình cụ thể việc hỗ trợ vay vốn của trang trại, hoặc phải mạnh dạn trích một phần ngân sách của tỉnh hỗ trợ cho các trang trại. Theo tôi vấn đề này mà phó thác cho ngân hàng thì vô cùng khó khăn, vì các chủ trang trại chỉ có ruộng đất và các sản phẩm chưa thu 92 hoạch trên chính mảnh đất đó, vậy nên khi mà thiên tai, dịch bệnh sảy ra thì khả năng thu hồi vốn phải là vài năm sau đó nếu may mắn, chính điều này việc bảo toàn vốn là rất khó khăn, mà ngân hàng thì vấn đề tiên quyết trong kinh doanh tiền tệ là sinh lợi và bảo tồn vốn. Giả sử chủ trang trại không còn khả năng sản xuất kinh doanh nữa, thì khả năng phát mại tài sản của trang trại là vô cùng khó khăn, ai sẽ là người mua, vì những người chung quanh hay làng xóm của chủ trang trại thường không có tiền (vì thời gian hiện nay ai can đảm và mạnh mới dám đầu tư vào trang trại), còn nếu người từ xa đến mua thì không thể vì nhiều lý do…. 3.2.2.6-Giải pháp phát triển các khu công nghiệp chế biến. Chính việc phân vùng của các trang trại và định hướng phát triển các trang trại này theo hướng chuyên môn hóa, nó tạo tiền đề cho việc phát triển công nghiệp chế biến. Chỉ có tạo nên vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu thì công nghiệp chế biến mới phát triển được, bởi rất nhiều yếu tố chứa đựng trong chi phí sản xuất mà nhà đầu tư phải quan tâm. Đó là các yếu tố đầu vào của nguyên liệu như; giá thành nguyên liệu, chi phí vận chuyển, tỷ lệ dập nát trong khâu vận chuyển, sản lượng lớn hay nhỏ,… Nếu sản lượng lớn và gần khu chế biến thì giá thành sẽ hạ và có khả năng cạnh tranh rất lớn. 3.2.2.7-Giải pháp thành lập các trung tâm tư vấn kỹ thuật nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh cần cho phép thành lập các trung tâm tư vấn kỹ thuật nông nghiệp, ngoài hệ thống khuyến nông dạng sự nghiệp có thu, nếu thu không đủ bù chi thì ngân sách tỉnh sẽ cân đối hỗ trợ một phần nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách của các trang trại. 3.2.2.8-Các giải pháp kỹ thuật. Cần có mạng lưới rộng khắp trong các huyện thành, nhằm kết nối giữa các trang trại, để các chủ trang trại có điều kiện học hỏi kỹ thuật, hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt, ngoài ra cần có kinh phí của tỉnh hỗ trợ cho các lớp tập huấn cho các loại hình trang trại, nhằm nâng cao hiểu biết của các chủ trang trại. Nên thành 93 lập riêng từng lớp tập huấn về từng loại hình trang trại, nhằm chuyên môn hóa cũng như tiện cho việc học hỏi kinh nghiệm giữa các chủ trang trại. 3.2.2.9-Các giải pháp về pháp lý đối với trang trại: Cần sử lý mạnh với những kẻ phá hoại sản xuất để vừa có tính răn đe, vừa là động lực thúc đẩy mọi tầng lớp tham gia vào phát triển kinh tế trang trại. Thật vậy trong quá trình điều tra tôi thấy vấn đề mà các chủ trang trại ái ngại, là việc gen ăn, tức ở dẫn đến phá hoại sản xuất của nhau là rất phổ biến, nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản. Chính điều này cũng dễ dàng giải thích tại sao trang trại nuôi trồng thủy sản của tỉnh lại chiếm tỷ trọng rất thấp, khi mà điều kiện tự nhiên lại rất ưu đãi. 3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 3.2.3.1-Giải pháp cụ thể cho vùng thấp Theo số liệu điều tra và phân tích các chỉ tiêu tôi thấy rằng giá trị GO/LĐ hay GV/LĐ của trang trại vùng này là rất lớn, chứng tỏ hiệu quả rất cao, bởi vậy cần mở rộng mô hình kinh tế trang trại ở đây, nhằm nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm của vùng này. 3.2.3.2-Giải pháp cho trang trại vùng giữa Vùng này có GO cũng tương đối lớn, song diện tích đất canh tác lại hẹp do điều kiện tự nhiên, vùng này loại hình trang trại chăn nuôi phát triển rất mạnh, hiệu quả sử dụng lao động cao, bởi vậy phát triển thêm mô hình trang trại ở vùng này cũng là vấn đề nên làm. 3.2.3.3-Giải pháp cho trang trại vùng cao Thế mạnh của vùng này là diện tích đất rất lớn, tuy rằng GO bình quân của trang trại là thấp nhất trong các vùng, nhưng giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí hay trên một lao động là rất cao. Ngoài ra thế mạnh của vùng là diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng như tiềm năng về loại hình này rất cao, 94 nhưng hiện nay hầu như chưa được khai thác, nếu lĩnh vực này được khai thác triệt để sẽ là một nguồn thu nhập lớn đối với kinh tế trang trại ở vùng cao. Tóm lại: Về giải pháp cho các loại hình trang trại thì rất nhiều, nhưng thực hiện nó ra sao? áp dụng cho từng vùng thế nào? Đối với từng loại hình trang trại thì có các giải pháp khác nhau, người chủ trang trại luôn phải năng động và linh hoạt trong mọi tình huống cụ thể, thì mới mong đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 95 KẾT LUẬN Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, đã và đang trở thành hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, và ngày càng phổ biến trên thế giới. Cùng với quá trình của sản xuất hàng hoá, mô hình kinh tế trang trại ngày càng được hoàn thiện về quy mô, hình thức và phương thức hoạt động, phù hợp với xu thế phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội. Kinh tế trang trại đã tạo ra tỷ suất nông sản hàng hoá cao và khối lượng hàng hoá nông sản lớn, tập trung thông qua mạng lưới dịch vụ lưu thông thích hợp. Kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng chủ lực trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại của các nước, và đã có những đóng góp to lớn vào hiện đại hoá nông nghiệp thế giới. Tỉnh Thái Nguyên những năm qua, với đường lối đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành bước đầu đã chỉ đạo thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế trang trại, hình thành và tiếp tục phát triển. Xu thế vận động phát triển kinh tế hộ nông dân theo mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên là một tất yếu khách quan, là bước phát triển có tính quy luật của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên là một định hướng đúng đắn, góp phần chuyển nông nghiệp từ truyền thống sang nông nghiệp phát triển hàng hoá, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian tới, kinh tế trang trại sẽ phát triển mạnh mẽ kể cả về quy mô, số lượng nó góp phần tích tụ và tập trung trong nông nghiệp. Vì vậy kinh tế trang trại cần phải được khuyến khích và tạo động lực phát triển hơn nữa. 96 Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các giải pháp, chính sách cụ thể liên quan đến điều kiện sản xuất, chế biến nông sản hàng hoá, của kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp, sẽ có vai trò ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tiếp theo của kinh tế trang trại trong những năm đầu của thế kỷ 21. Thông qua các số liệu phân tích trong luận văn, tôi thấy Thái Nguyên cần phải phát triển kinh tế trang trại nhiều hơn nữa, vì hiện nay nếu lấy giá trị bằng tiền của sản phẩm từ kinh tế trang trại, chia bình quân đầu người trên toàn tỉnh thì ta thấy mới được trên 100.000.đ. Điều này chứng tỏ rằng thị trường còn rất rộng mở và hứa hẹn, nên chúng ta có thể tăng số lượng cũng như sản lượng của trang trại lên nhiều nữa thì mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hơn nữa toàn bộ giá trị hàng hóa của trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mới đạt có hơn 100 tỷ, điều này có nghĩa là các nhà máy chế biến sản phẩm của kinh tế trang trại chưa thể phát triển. Tóm lại để hình thành và phát triển kinh tế trang trại cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề về luật pháp, đất đai, lao động, vốn, khoa học, chế biến, tiêu thụ …. Trong đó yêu cầu về vốn có một vai trò, vị trí rất quan trọng và bức xúc hàng đầu hiện nay. Muốn vậy các cấp các ngành cần có sự chỉ đạo cũng như các phương hướng nhằm giảm thiểu các thủ tục phiền hà khi cho các trang trại vay vốn ngân hàng, cũng như cần có sự bảo lãnh, tín chấp của tỉnh nhằm tạo điều kiện tối đa cho trang trại phát triển. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ tại phiên họp sơ kết 4 năm thực hiện kinh tế trang trại của Chính phủ tổ chức ngày 5/5/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh 2- Bộ nông nghiệp và Tổng cục thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 26/6/2000, Tiêu chí xác định KTTT. 3- Bộ nông nghiệp và Tổng cục thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK ,ngày 20/5/2003, Sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 26/6/2000. 4- Bộ nông nghiệp (2003), Thông tư liên tịch số 74/2003/TT-BNN, ngày 04/7/2003, Tiêu chí xác định KTTT. 5- Bộ Chính Trị, Nghị quyết số 37 ngày 01 tháng 7 năm 2004. 6- Các Mác; toàn tập, tập 25 phần 2. 7- Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2006. 8- Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê năm 2003. 9- Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê năm 2005. 10- Chính phủ, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000, về kinh tế trang trại. 11- Đặng Kim Vui, Nguyễn Thế Đặng, Trần Ngọc Ngoạn, Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thị Minh Thọ, Nguyễn Thị Thắc (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 98 12- “Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh, và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng”, bài đăng trên báo Việt Nam net của viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 11/10/2005, Trang web; 13- Nguyễn Điền, Trần Đức,Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội. 14- Nguyễn Đình Hương (2000), Thực Trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội. 15 Nguyễn Văn Tuấn (2001) Giáo trình quản lý trang trại nông lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 16- Quốc hội khóa XI, Luật đất đai năm 2003 tại kỳ họp thứ 4. 17- Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai 1993. 18- Sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005- 2015 có tính đến 2020. 19- Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020. 20- Sở NN&PTNT Thái Nguyên (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp&PTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020. 21- Sở y tế tỉnh Thái Nguyên (2005), Baó cáo quy hoạch phát triển Y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020. 99 22- Tổng cục thống kê (2006) Báo cáo tổng hợp KTTT thời điểm 2006, so sánh với năm 2001. 23- Tổng cục thống kê (2006), Báo cáo tổng hợp KTTT thời điểm 01/7/2006. 24- Trần Bạch đằng (1994), tài liệu tham khảo bồi dưỡng cho nghiên cứu sinh - Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 25- Trần Đức (1998) kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 26- Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên phát hành với sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE (2001), Khuyến nông Thái Nguyên với sự tham gia của nông dân, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 27- UBND tỉnh Thái Nguyên, (2005), Dự thảo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005- 2015 có tính đến 2020. 100 Phụ lục bảng biểu Bảng: Quy mô diện tích của trang trại đƣợc điều tra STT Diện tích của trang trại (ha) Số lƣợng TT Cơ cấu % Diện tích bình quân 1 < 1 ha 2 1-3 ha 3 3-5 ha 4 5-7 ha 5 7-10 ha 6 10-15 ha 7 >15 ha Thái nguyên, ngày tháng năm200 101 Phụ lục bảng biểu Bảng: Tình hình nhân khẩu và lao động của các trang trại Loại hình TT Chỉ tiêu ĐV tính TT cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TTK D Tổng hợp BQ Chung 1-Tổng số nhân khẩu BQ khẩu a-Nhân khẩu NN khẩu b-Nhân khẩu phi NN khẩu 2-Lao động a-LĐ GĐ quy đổi LĐ b-LĐ làm thuê BQ/năm Công 3-Tuổi BQ của chủ TT Tuổi 4-Văn hoá của chủ TT 5-Trình độ học vấn của chủ TT 6-Trình độ chuyên môn của chủ TT Thái nguyên, ngày tháng năm200 102 Phụ lục bảng biểu Bảng: Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại Chỉ tiêu DT BQ ha/ TT Cơ cấu % Các loại hình trang trại Cây lâu năm TT Lâm nghiệp TT chăn nuôi TT KD tổng hợp SL (ha) CC % SL (ha) CC % SL (ha) CC % SL (ha) CC % Số TT I.Diện tích đất NN II.Diện tích ao hồ III.Diện tích cây lâm nghiệp IV.Diện tích đất khác Thái nguyên, ngày tháng năm200 103 Phụ lục bảng biểu Bảng: Tình hình tài sản và vốn bình quân của các trang trại Chỉ tiêu Các loại hình trang trại Cây lâu năm TT Lâm nghiệp TT chăn nuôi TT KD tổng hợp SL 1.000 đ CC % SL 1.000 đ CC % SL 1.000 đ CC % SL 1.000 đ CC % Tổng TS của TT -TSCĐ và đầu tƣ dài hạn -TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn Tổng nguồn vốn của TT -Nguồn vốn chủ sở hữu của TT -Nợ phải trả Thái nguyên, ngày tháng năm200 104 Phụ lục bảng biểu Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại (Giá trị sản xuất GO và giá trị sản xuất bình quân) Chỉ tiêu Loại hình trang trại Bình quân chung Cây lâu năm TT Lâm nghiệp TT chăn nuôi TTKD Tổng hợp SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) Tổng số 1-Nông nghiệp a-Trồng trọt b-Chăn nuôi c-Nuôi trồng thuỷ sản 2-Lâm nghiệp 3-Dịch vụ Thái nguyên, ngày tháng năm200 105 Phụ lục bảng biểu Bảng: Chi phí bình quân của các trang trại(IC) Chi phí trung gian bình quân của các trang trại Chỉ tiêu Loại hình trang trại Bình quân chung Trang trại Cây lâu năm TT Lâm nghiệp TT chăn nuôi TTKD Tổng hợp SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) Tổng số 1-Nông nghiệp a-Trồng trọt b-Chăn nuôi c-Nuôi trồng thuỷ sản -Thực vật -Động vật 2-Lâm nghiệp 3-Dịch vụ Thái nguyên, ngày tháng năm200 106 Phụ lục bảng biểu Bảng: Giá trị gia tăng của các TT (VA=GO-IC) Giá trị gia tăng bình quân của các TT Chỉ tiêu Loại hình trang trại Bình quân chung Trang trại Cây lâu năm TT Lâm nghiệp TT chăn nuôi TTKD Tổng hợp SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) SL Ng đ CC (%) Tổng số 1-Nông nghiệp a-Trồng trọt b-Chăn nuôi c-Nuôi trồng thuỷ sản 2-Lâm nghiệp 3-Dịch vụ Thái nguyên, ngày tháng năm200 107 Phụ lục bảng biểu Bảng: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất của các trang trại Chỉ tiêu ĐVT Loại hình trang trại Bình quân chung TT Cây lâu năm TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT KD tổng hợp GO Tr.đ IC Tr.đ VA Tr.đ GO/IC Lần VA/IC Lần GO/LĐ/năm Tr.đ VA/LĐ/tháng Tr.đ IC/ ha Tr.đ VA/ha Tr.đ Giá trị SXSPHH (GV) Tr.đ Tỷ suất SPHH (GV/GO) % Thái nguyên, ngày tháng năm200 108 Phụ lục bảng biểu Phiếu tìm hiểu hoạt động của trang trại Tên chủ trang trại được phỏng vấn: Thôn:…….…..…...Xã:……….Huyện,…….. TP, TX:……..…………Tỉnh: ............................................................................................................................. Ngày phỏng vấn: ................................................................................................. Mã số: .................................................................................................................. Phần I: Một số thông tin chủ yếu về trang trại Câu 1: Thông tin về chủ trang trại đƣợc phỏng vấn - Tuổi: - Giới tính Nam  1 Nữ  2 - Trình độ văn hoá: Không biết chữ:  1 Cấp 3  4 Cấp 1  2 Trung cấpc, cao đẳng  5 Cấp 2  3 Đại học  6 Câu 2: trang trại có bao nhiêu lao động? Số lao động nam:……………..Người (1); Số lao động nữ:…………..Người (2) Câu 3: Nghề nghiệp chính trang trại. Trang trại nông nghiệp  1 Nông lâm nghiệp kết hợp  2 Kinh doanh tổng hợp  3 Trang trại hỗn hợp  4 Trang trại khác (ghi rõ)………………………………………….. Câu 4: Những tài sản chủ yếu của trang trại: Loại tài sản Đơn vị Số lƣợng Giá trị (1000đ) 1. Tài sản sinh hoạt: 2. Tài sản là công cụ sản xuất: 109 3. Tiền 4. Tiền huy động Đồng Câu 5: Thu nhập bình quân hàng năm của trang trại Nguồn thu Số lƣợng ĐV tính Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Ghi chú 1. Từ trồng trọt 2. Từ CN 3-Từ LN 4. Từ thuỷ sản ……… Tổng cộng Câu 6: Chi phí bình quân hàng năm của trang trại Đơn vị: 1000đ Loại chi Giống Phân bón, thức ăn GS BVTV, thuốc TY Công cụ Thuế Lao động thuê ngoài Dịch vụ mua ngoài 1. Lúa 2. Hoa màu 3. Chè 4. Cây ăn quả ………….. Tổng cộng Câu 7: Số vốn mà trang trại dùng vào sản xuất kinh doanh trong năm. Loại chi Tổng số Vốn tự có Vốn vay Vốn huy động khác 110 Tổng số 1. Cho trồng trọt 2. Cho chăn nuôi ………. Câu 8: Tình hình sử dụng đất đai của trang trại: Loại đất Số mảnh Diện tích (m 2 ) Sở hữu của gia đình Đi thuê Đấu thầu 1. Đất ruộng, màu 2. Đất vườn ……….. Tổng diện tích đất các loại trang trại đang sử dụng: m2. Theo ông (bà) diện tích đó là: Quá hẹp  1 Vừa  2 Rộng  3 Phần II-Tình hình vay và cho vay vốn của trang trại Câu 1: Trang trại của ông (bà) có vay vốn để phát triển sản xuất không ? Có  1 Không  2 Nếu có, xin ông (bà) vui lòng cho biết: Từ nguồn vốn Nhà nước Vay ở đâu Trực tiếp Gián tiếp Số tiền vay (1000đ) Thời gian vay (tháng) Lãi S vay (%/n ăm) Mục đích vay Phát triển TT Ngành nghề phi NN Tiêu dùng 1. Kho bạc Nhà nước 111 2. NH công thươn g 3. NH ĐT & PT ……… .. Nếu vay qua tín chấp ông (bà) thông qua tổ chức nào dưới đây? Hội phụ nữ  1 Hội nông dân  2 Hội thanh niên  3 Hội cựu chiến binh  4 Hội làm vườn  5 Hội trang trại  6 Hội khác (ghi rõ): ...................................................................................... Từ nguồn tư nhân: Vay ở đâu Trực tiếp Gián tiếp Số tiền vay (1000đ) Thời gian vay (tháng) Lãi S vay (%/năm) Mục đích vay Phát triển TT Ngành nghề phi NN Tiêu dùng 1. Bạn bè 2.Họ hàng ………. Câu 2: Trang trại có cho vay vốn, gửi tiết kiệm không? Có  1 Không  2 Nếu có, xin ông (bà) vui lòng cho biết: Cho ai vay Số tiền bao nhiêu (nghìn đồng) Lãi suất (% tháng) 1. Gửi tiết kiệm ngân hàng 2. Gửi quỹ tín dụng nhân dân …………. 112 Câu 3: trang trại ông (bà) có muốn vay tín dụng không? Có  1 Không  2 Nếu có, xin ông (bà) vui lòng cho biết: Số tiền cần vay :………………………………đồng Lãi suất chấp nhận:……………………..…% tháng Câu 4: trang trại ông (bà) vay vốn để làm gì? - Phát triển trang trại nông nghiệp: + Trồng trọt: Lúa  1 Hoa màu  2 Cây ăn quả  3 Hoa cây cảnh  4 Cây khác (ghi rõ): ..................................................................................... + Chăn nuôi: Lợn nái  1 Lợn thịt  2 Lợn sữa  3 Trâu, bò thịt  4 Trâu, bò sữa  5 Già, vịt  6 Cá, tôm  7 Con khác (ghi rõ): ..................................................................................... -Phát triển trang trại nông lâm nghiệp kết hợp: + Trồng trọt: Lúa  1 Hoa màu  2 Cây ăn quả  3 Hoa cây cảnh  4 Cây khác (ghi rõ): ..................................................................................... + Chăn nuôi: Lợn nái  1 Lợn thịt  2 Lợn sữa  3 Trâu, bò thịt  4 Trâu, bò sữa  5 Già, vịt  6 Cá, tôm  7 Con khác (ghi rõ): ..................................................................................... + Trồng: Cây lâm nghiệp  1 Cây công nghiệp  2 Cây khác (ghi rõ): ..................................................................................... -Phát triển trang trại dịch vụ: + Dịch vụ: nông sản  1 Công cụ, nông cụ  2 Phân bón  3 Thuốc bảo vệ thực vật  4 Giống, thức ăn chăn nuôi  5 Các dịch vụ khác  6 -Phát triển trang trại hỗn hợp + Trồng trọt: Lúa  1 Hoa màu  2 Cây ăn quả  3 Hoa cây cảnh  4 113 Cây khác (ghi rõ): + Chăn nuôi: Lợn nái  1 Lợn thịt  2 Lợn sữa  3 Trâu, bò thịt  4 Trâu, bò sữa  5 Già, vịt  6 Cá, tôm  7 Con khác (ghi rõ): + Dịch vụ: nông sản  1 Công cụ, nông cụ  2 Phân bón  3 Thuốc bảo vệ thực vật  4 Giống, thức ăn chăn nuôi  5 Các dịch vụ khác  6 + Trồng: Cây lâm nghiệp  1 Cây công nghiệp  2 Cây khác (ghi rõ): -Tiêu dùng khác (ghi rõ): Câu 5: Theo ông (bà) vay vốn để phát triển trang trại , ngành nghề khác - Lúc nào là tiện nhất ? Đầu năm  1; Cuối năm  2;Vào mùa vụ  3;Phù hợp nghề  4 - Thời gian bao lâu? 3 tháng  1 6 tháng  2 1 năm  3 Theo chu kỳ sản xuất  4 Câu 6: Ông (bà) cho biết những tổ chức tín dụng nào dƣới đây mà ông (bà) biết? - Kho bạc Nhà nước  1 - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  2 - Ngân hàng người nghèo  3 Ông (bà) muốn vay vốn: - ở tổ chức nào trên đây (ghi rõ): .............................................................. - Vay của tư nhân: ..................................................................................... Vì sao ông (bà) lại muốn vay vốn ở đó? Lãi suất thấp  1 Thuận tiện hơn trong thủ tục  2 Vay được số lượng lớn  3 Thời gian vay dài  4 114 Đảm bảo hơn  5 - ý kiến khác (ghi rõ): ............................................................................... Câu 7: Nếu ông (bà) không muốn vay vốn, xin hãy nêu rõ lý do: Không thiếu vốn  1 Thiếu lao động  2 Không biết sử dụng vốn vào việc gì  3 Không hiểu biết kỹ thuật  4 Sợ rủi ro  5 Câu 8: Ông (bà) có nhận xét gì về việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng: - Về số lượng tiền vay: Quá ít  1 Vừa  2 Quá lớn  3 - Về thời gian vay: Phù hợp  1 Quá ngắn  2 Quá dài  3 - ý kiến khác (ghi rõ): ............................................................................... - Về lãi suất: Cao  1 Vừa phải  2 Thấp  3 - Nên ở mức nào (ghi rõ): ......................................................................... - Về thủ tục: Rất thuận tiện  1 Tương đối thuận tiện  2 Rườm rà  - Về cán bộ tín dụng: Nhiệt tình  Bình thường  2 Kém nhiệt tình 3 ý kiến của ông (bà) về phương pháp, hình thức thu nợ phù hợp nhất: Câu 9: Ông (bà) vui lòng cho biết tình hình trả nợ ngân hàng của TT Đúng hạn  1 Quá hạn  2 Lý do quá hạn (ghi rõ): ............................................................................. Câu 10: Trƣớc khi vay vốn, TT ông (bà) có SXSP để bán không? Có  1 Không  2 Nếu có, xin hãy cho biết những thông tin sau: - Về quy mô: - Số lao động sử dụng: ...................................................................... - Diện tích (cây trồng) ....................................................................... - Số con (chăn nuôi) .......................................................................... - Diện tích ao (nuôi cá, tôm) ............................................................. 115 - Số sản phẩm (nghề tiểu thủ công nghiệp) ...................................... - Thu nhập bình quân của trang trại/năm trước khi vay vốn. Câu 11: Sau khi vay vốn, trang trại ông (bà) mở rộng đƣợc sản xuất và tăng đƣợc thu nhập không? Có  1 Không  2 - Về quy mô: - Số lao động sử dụng: ...................................................................... - Diện tích (cây trồng) ....................................................................... - Số con (chăn nuôi) .......................................................................... - Diện tích ao (nuôi cá, tôm) ............................................................. - Số sản phẩm (nghề tiểu thủ công nghiệp……………………… - Thu nhập bình quân của trang trại/năm trước khi vay vốn. Câu 12: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về vấn đề sau: Để phát triển sản xuất kinh doanh trong trang trại tốt, cùng với việc cung ứng vốn tín dụng cần phải làm gì? (ghi rõ): - Về phía trang trại: - Về phía ngân hàng: - Về phía Nhà nước (chính quyền xã, huyện, tỉnh, trung ương) Trang trại đƣợc điều tra Ngƣời điều tra 116 Phụ lục bảng biểu Phiếu điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại 1- Tình hình tài sản của trang trại: Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Dƣ đầu kỳ Luỹ kế đến kỳ kiểm tra I Tiền II Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn III Tài sản số định và đầu tƣ dài hạn 2-Tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Số tiền Ghi chú I Doanh thu II Chi phí III Doanh thu thuần IV Thuế giá trị gia tăng phải nộp V Thu nhập VI Thuế TNDN VII Lãi sau thuế Trang trại đƣợc điều tra Ngƣời điều tra 117 Bảng kết quả chạy hàm (Phụ lục) SUMMARY OUTPUT (Vùng cao) Regression Statistics Multiple R 0.655526 R Square 0.429714 Adjusted R Square 0.396939 Standard Error 22676.03 Observations 93 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 33708548050 6741709610 13.111 1.63E-09 Residual 87 44735605111 514202357.6 Total 92 78444153161 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 2724.956 6050.143004 0.450395282 0.653546 -9300.37 14750.28 -9300.37 14750.28 X1-Chi phí của trang trại 0.032757 0.02248446 1.456863998 0.148754 -0.01193 0.077447 -0.01193 0.077447 X2-Vốn chủ sở hữu trang trại 0.100459 0.019219816 5.22685199 1.17E-06 0.062258 0.138661 0.062258 0.138661 X3-Vốn tín dụng 0.175325 0.092937454 1.886486479 0.062565 -0.0094 0.360049 -0.0094 0.360049 X4-Lao động trang trại 3277.113 1550.0126 2.114249145 0.037356 196.2927 6357.933 196.2927 6357.933 X5-Diện tích đất 0.025921 0.030195745 0.858438129 0.393009 -0.0341 0.085939 -0.0341 0.085939 118 Bảng kết quả chạy hàm (Phụ lục) SUMMARY OUTPUT (Vùng thấp) Regression Statistics Multiple R 0.794245526 R Square 0.6308 Adjusted R Square 0.595328451 Standard Error 23536.34168 Observations 58 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 4.922E+10 9.844E+09 17.7710 3.099E-10 Residual 52 2.881E+10 553959380 Total 57 7.803E+10 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 23160.6167 8058.5491 2.8740 0.0058571 6989.9657 39331.268 6989.9657 39331.268 X1-Chi phí của trang trại 0.0343 0.0119171 2.8779 0.0057965 0.0103824 0.0582094 0.0103824 0.0582094 X2-Vốn chủ sở hữu trang trại 0.1093 0.0323579 3.3789 0.0013859 0.0444045 0.1742662 0.0444045 0.1742662 X3-Vốn tín dụng 0.2091 0.0841951 2.4838 0.0162592 0.0401738 0.3780732 0.0401738 0.3780732 X4-Lao động trang trại 761.8055 2309.6122 0.3298 0.742845 -3872.7673 5396.3782 -3872.7673 5396.3782 X5-Diện tích đất 0.1037 0.0509295 2.0359 0.0468744 0.0014875 0.2058823 0.0014875 0.2058823 119 Bảng kết quả chạy hàm (Phụ lục) SUMMARY OUTPUT (Vùng giữa) Regression Statistics Multiple R 0.880880941 R Square 0.775951 Adjusted R Square 0.7515981 Standard Error 33912.05185 Observations 52 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 1.83214E+11 3.66E+10 31.8625 7.14E-14 Residual 46 52901253991 1.15E+09 Total 51 2.36115E+11 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 23411.0271 10841.45875 2.1594 0.036068 1588.323 45233.73 1588.323 45233.73 X1-Chi phí của trang trại 0.0143 0.008599567 1.6651 0.102689 -0.00299 0.031629 -0.00299 0.031629 X2-Vốn chủ sở hữu trang trại 0.0725 0.027512639 2.6365 0.011385 0.017157 0.127917 0.017157 0.127917 X3-Vốn tín dụng 0.1266 0.040048193 3.1616 0.002776 0.046005 0.20723 0.046005 0.20723 X4-Lao động trang trại -1077.1111 3693.870524 -0.2916 0.771908 -8512.48 6358.257 -8512.48 6358.257 X5-Diện tích đất 1.0486 0.404167553 2.5945 0.012667 0.235056 1.862148 0.235056 1.862148 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tài liệu tham khảo 1- Nguồn: Tổng cục thống kê Tổng hợp KTTT thời điểm 01/7/2006 2-(Nguyễn Đình Hương (2000). Thực Trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội. 3-(Trần Bạch đằng 1994, tài liệu tham khảo bồi dưỡng cho nghiên cứu sinh - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội) 4- (Các Mác; toàn tập, tập 25 phần 2) 5- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, của Chính phủ ngày 02/02/2000, về kinh tế trang trại. 6,7,8-(Các Thông tư liên tịch Bộ nông nghiệp và Tổng cục thống kê số 69/2000 và Thông tư số 62/2003; Thông tư số 74/ 2003/TT-BNN) 9- (Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh, và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, bài đăng trên báo Việt Nam net của viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 11/10/2005. Trang web; 10- Luật đất đai 1993. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11- Luật đất đai năm 2003 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI 12-(Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ tại phiên họp sơ kết 4 năm thực hiện kinh tế trang trại của Chính phủ tổ chức ngày 5/5/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh) 13- Nguồn: Tổng cục thống kê năm Tổng hợp KTTT thời điểm 2001-2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14-(Nguồn: những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Trang web: lan/printView.jsp?idtin=1404 Trung tâm khuyến nông Long An đăng nhập ngày 17/11/2006) 15-(Theo công báo số 342+343;344+345;346+347;348+349; 350+351, ngày 10/6/2007 về việc đăng tải quyết định số 12/2007/QĐ-BNN, ngày 06/02/2007, của Bộ trưởng bộ NN&PTNT về việc công bố danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng) 16- Nghị quyết Trung ương IV tháng 12 năm 1997 17- Nghị quyết Trung ương VI lần I tháng 10/1998 18-(Nguyễn Điền, Trần Đức,Trần Huy Năng (1993) Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội) 19- Nguyễn Văn Tuấn (2001) Giáo trình quản lý trang trại nông lâm nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 20-(Trần Đức (1998) kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội) 21-(Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020” dự thảo của UBND tỉnh Thái Nguyên, tr.03) 22-(Sở NN&PTNT Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển nông nghiệp&PTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020” 23-Theo số liệu niên giám thống kê năm 2003 của tỉnh Thái Nguyên. 24-( Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020) 25-( Sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020”) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26-(Nguồn Sở y tế tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển Y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 có tính đến 2020) 27- Theo nghị quyết số 37 ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính Trị. 28- Đặng Kim Vui, Nguyễn Thế Đặng, Trần Ngọc Ngoạn, Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thị Minh Thọ, Nguyễn Thị Thắc (2002) Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà nội. 29-(Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005) 30-Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên phát hành với sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE (2001) Khuyến nông Thái Nguyên với sự tham gia của nông dân. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.pdf
Luận văn liên quan