2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Ngành nông nghiệp tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển các
cây trồng vật nuôi chủ yếu theo định hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương.
2.2. Các cấp chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp phối hợp thực
hiện chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã được phê duyệt.
2.3. Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư phát triển giáo dục để
nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất.
2.4. Khuyến khích mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông
dân với các doanh nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, đồng thời tăng cường quản lí
chất lượng nguyên liệu và nông sản chế biến theo tiêu chuẩn quy định để từng bước
xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực ở địa phương.
163 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt là tư vấn về các tiêu
chuẩn và quy định kĩ thuật cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn: trong điều kiện lao động nông nghiệp đang
khan hiếm; đặc biệt là lao động thời vụ thì các hoạt động dịch vụ cơ khí, vận tải
nông thôn là hết sức cần thiết để giải phóng sức lao động và đảm bảo thời vụ.
- Các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp: ngoài các hoạt động
khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện, các xã cũng nên khuyến khích những lao động
giỏi, có kinh nghiệm thành lập những tổ dịch vụ về khuyến nông, thú y, bảo vệ thực
vật và đặc biệt là tư vấn cho người sản xuất về giống, mùa vụ, kĩ thuật canh tác, thị
trường, giá cả từng bước tiến tới các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp.
- Dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: với những sản phẩm như rau,
hoa, trái cây, thịt heo rất cần dịch vụ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; trong đó,
các hình thức như đại lí mua sản phẩm, tiếp thị, tư vấn để nông dân kí hợp đồng với
các doanh nghiệp là những hoạt động chính trong hoạt động dịch vụ về thị trường
và tiêu thụ sản phẩm.
Lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trong phát triển rừng tại VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, trên phân khu phòng
hộ ven biển và địa hình đồi núi, phủ kín các loại đất lâm nghiệp chưa có rừng nhằm
phục hồi đa dạng hóa các loại cây rừng, giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng rừng, vừa đáp ứng nhu cầu về sản phẩm gỗ phục vụ công tác chế
biến, tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, vừa tạo cảnh quan kết hợp
phát triển du lịch sinh thái mang ý nghĩa bảo vệ môi trường. Định hướng đến năm
2020 tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm còn khoảng 30.253 ha; trong đó: rừng đặc
dụng - 17.228,72 ha (chiếm 56,94%), rừng phòng hộ - 8.335,18 ha (chiếm 27,55%),
rừng sản xuất - 4.689 ha (chiếm 15,49%).
Thủy sản: nước ngọt là tài nguyên quý hiếm đối với phát triển tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, do đó quy hoạch nuôi thủy sản phụ thuộc vào quỹ đất có mặt nước cho
phép nuôi thủy sản và việc chuyển đất lúa ở địa hình thấp sang nuôi thủy sản. Đến
128
năm 2020, diện tích nuôi thủy sản giảm xuống 5.255 ha, phương thức nuôi chủ yếu
là bán thâm canh và chỉ nuôi thâm canh đối với những ao đầm chuyên nuôi thủy
sản, riêng đối với những hồ chứa nước lớn: hồ Đá Đen, hồ Sông Ray, hồ Tầm Bó,
chỉ áp dụng phương thức nuôi quảng canh nhằm bảo vệ môi trường nước. Các loại
thủy sản nuôi gồm: cá rô đồng, cá rô phi dòng lai F1, cá điêu hồng, cá tai tượng
và các loại thủy đặc sản như: ba ba, ếch, lươn,
3.1.3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành
phần kinh tế
Trong những năm qua, chương trình đổi mới các loại hình tổ chức sản xuất
trong ngành nông nghiệp được tỉnh coi trọng trong chỉ đạo thực hiện, do đó đã có
những tác động tích cực đến SXNN.
Định hướng chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế đến năm 2020 là tiếp
tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thành phần kinh tế này thực hiện tốt
vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế
ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu
nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó tập trung đổi mới 4 loại hình tổ
chức sản xuất sau:
- Kinh tế trang trại: trên thực tế kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất
có nhiều ưu điểm, phù hợp với nền sản xuất hàng hóa và cũng là quy luật tất yếu
trong quá trình hình thành và phát triển. Do vậy, khuyến khích hỗ trợ kinh tế trang
trại phát triển bền vững được xem là nội dung quan trọng trong đổi mới loại hình tổ
chức SXNN và đây được xem là mô hình tổ chức sản xuất quan trọng nhất trong
thời kì 2011 – 2020.
- Kinh tế hộ: kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và ở các
địa phương có tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và đô thị (Tân Thành, thị xã
Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu) giảm đáng kể về số lượng và quy mô sản xuất do
chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, hộ nông dân giảm nhưng kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa vẫn tiếp tục tồn
129
tại, do đó buộc phải chuyển đổi phương thức canh tác đi liền với áp dụng kĩ thuật và
công nghệ mới tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng, vận dụng mô hình canh tác nông nghiệp ít đất, nông nghiệp sinh thái đô thị,
kinh tế vườn. Đồng thời kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa cần phải liên kết các
hộ thành các câu lạc bộ, các tổ chức kinh tế hợp tác hoặc hợp tác hóa.
- Hợp tác xã: đây là loại hình tổ chức sản xuất được khuyến khích phát triển
bởi tính ưu việt một khi được thành lập đảm bảo các nguyên tắc và hoạt động đúng
mục đích. Song thực tế phần lớn các hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả, do đó cần
có biện pháp củng cố, hỗ trợ các hợp tác xã yếu kém, xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới đối với một số ngành hàng: rau an toàn, quả đặc sản, hồ tiêu sạch
được sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP Đồng thời tạo môi trường
sản xuất thuận lợi để hợp tác xã mở rộng liên kết sản xuất – kinh doanh, nhất là liên
kết giữa sản xuất với các nhà phân phối – tiêu thụ nông sản thực phẩm tươi sống
(rau quả, hồ tiêu, thịt, trứng, cá, tôm).
3.1.3.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ
Theo quy hoạch đến năm 2020, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành một tỉnh
công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch với dân số dự báo khoảng 1,2 triệu
người; một khi đô thị phát triển, mức sống dân cư tăng, nhu cầu tiêu thụ nông sản,
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng. Do vậy, cần tiếp
tục xây dựng phát triển các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
Tùy thuộc vào mức độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đề xuất hai phương án phát triển ngành trồng trọt.
Trong đó, ưu tiên phát triển cây cao su, hồ tiêu, rau an toàn, quả đặc sản và hoa cây
cảnh. Những cây trồng giảm diện tích gồm có: lúa, bắp, điều, cà phê, khoai mì
- Phương án 1: chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mức “vừa phải”
Ở phương án này các cơ cấu cây trồng được chuyển đổi theo hướng giảm
diện tích cây hàng năm, tăng diện tích cây lâu năm (trong đó chủ yếu là tăng cao su,
hồ tiêu và cây ăn quả). Trong nội bộ cây hàng năm cũng có sự chuyển đổi nhanh từ
130
đất lúa và cây hàng năm khác sang trồng rau, hoa cây cảnh và cỏ thức ăn gia súc.
Cụ thể:
+ Cây lúa: đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 10.570 ha đất trồng
lúa, giảm 4.329 ha so với năm 2009; trong đó đất chuyên trồng lúa nước 5.268 ha,
giảm 844 ha. Đất chuyên trồng lúa được phân bố ở 6 huyện gồm: Đất Đỏ, Long
Điền, Châu Đức, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Tân Thành.
+ Cây cao su: do đây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất nên đề xuất
phát triển tối đa diện tích trồng cao su ở cả 3 mức thích nghi, hạn chế trồng ở nơi
không thích nghi. Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tăng lên
khoảng 21 – 22.000 ha, đạt sản lượng từ 29 – 30 nghìn tấn.
+ Cây hồ tiêu: dự kiến đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trồng mới
thêm gần 850 ha, ổn định diện tích hồ tiêu với quy mô khoảng 8.300 ha, với sản
lượng 15.000 tấn/năm.
+ Cây ăn quả: mở rộng diện tích lên đến 10 – 11.000 ha; trong đó phát triển
mạnh các loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng của Bà Rịa – Vũng Tàu như nhãn xuồng
cơm vàng, mãng cầu ta, măng cụt Theo đó sẽ chuyển từ một phần đất lúa, vườn
tạp hoặc cây ngắn ngày kém hiệu quả ở các xã: Hòa Hiệp, Hòa Hội, Phước Thuận,
Bình Châu, Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); Lộc An, Long Mĩ, Phước Hội, Phước
Long Thọ, Láng Dài (huyện Đất Đỏ); Tóc Tiên, Châu Pha (huyện Tân Thành);
Phước Hưng (huyện Long Điền), hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản
phục vụ nhu cầu tiêu dùng và hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển.
- Phương án 2: chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mức độ “cao”
Phương án này vẫn tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm
diện tích cây hàng năm và tăng diện tích cây lâu năm; tuy nhiên mức độ chuyển đổi
triệt để hơn: diện tích trồng cao su tăng lên 24.000 ha; hồ tiêu – 9.580 ha; điều –
5.400 ha và dành khoảng 100 – 115 ha phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao.
131
Như vậy, cả hai phương án trồng trọt đều xác định những cây trồng chủ lực
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 là: cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, song khác
nhau ở mức độ chuyển đổi và khả năng huy động các nguồn lực.
Đồng thời, cũng hình thành các địa bàn chăn nuôi tập trung có ý nghĩa rất
lớn trong chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống lạc hậu, năng suất thấp,
tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường sang chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp
theo hướng ứng dụng công nghệ cao với những vật nuôi chủ lực là trâu bò, heo, gà.
- Vùng chăn nuôi trâu bò tập trung: vùng chăn nuôi trâu bò trang trại quy
mô vừa và lớn gồm địa bàn các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình,
Hòa Hiệp, Tân Lâm, Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); xã Láng Dài, Phước Hội
(huyện Đất Đỏ); xã Đá Bạc, Suối Rao, Xuân Sơn, Sơn Bình, Quảng Thành (huyện
Châu Đức). Vùng chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ gồm các xã Long Phước (thị xã
Bà Rịa); xã Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã Hòa Hưng, Phước Tân (huyện Xuyên
Mộc); thị trấn Đất Đỏ, Phước Long Thọ, Long Tân (huyện Đất Đỏ); xã Bình Trung,
Nghĩa Thành (huyện Châu Đức).
- Vùng chăn nuôi heo tập trung: vùng chăn nuôi heo trang trại quy mô vừa
và lớn gồm địa bàn các xã: Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã Phước Tân (huyện
Xuyên Mộc); xã Phước Hội (huyện Đất Đỏ); xã Xà Bang (huyện Châu Đức). Vùng
chăn nuôi heo trang trại quy mô nhỏ gồm các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng
Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Tân Lâm, Xuyên Mộc (huyện
Xuyên Mộc); xã Suối Rao, Xuân Sơn, Bình Trung, Bàu Chinh, Kim Long, Quảng
Thành, Láng Lớn (huyện Châu Đức).
- Vùng chăn nuôi gà tập trung: vùng chăn nuôi gà trang trại quy mô vừa và
lớn gồm các xã: Long Phước (thị xã Bà Rịa); xã Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã
Hòa Hiệp, Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc). Vùng chăn nuôi gà trang trại quy mô nhỏ
gồm các xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành); các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng
Riềng, Hòa Bình, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Tân, Xuyên Mộc (huyện Xuyên
Mộc); xã Phước Long Thọ, Láng Dài (huyện Đất Đỏ); các xã Suối Nghệ, Nghĩa
Thành, Xuân Sơn, Sơn Bình, Xà Bang, Quảng Thành (huyện Đất Đỏ).
132
Trong ngành lâm nghiệp
Để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một
số khu đô thị, khu dân cư sẽ chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục
đích phi nông nghiệp. Theo đó, đất lâm nghiệp phân theo huyện đều có biến động ở
tất cả các địa phương.
Bảng 3.4: Bố trí sử dụng đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính
và theo loại rừng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020
Đơn vị: ha
STT
Đơn vị hành
chính
Tổng diện
tích lâm
nghiệp
Phân theo 3 loại rừng
Rừng
đặc dụng
Rừng
phòng hộ
Rừng
sản xuất
Toàn tỉnh 30.253 17.228,72 8.335,18 4.689
1 TP. Vũng Tàu 596 - 596 -
2 TX. Bà Rịa 385 - 385 -
3 H. Châu Đức 393 - 393 -
4 H. Xuyên Mộc 17.196 11.624,04 895,82 4.676,14
5 H. Long Điền 853 - 840,04 12,96
6 H. Đất Đỏ 1.217 - 1.217 -
7 H. Tân Thành 3.409 - 3.409 -
8 H. Côn Đảo 6.204 5.604,68 599,32 -
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010
So với năm 2010, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của các huyện trong
địa bàn tỉnh đều biến động theo hướng thu hẹp diện tích. Trong đó, thành phố Vũng
Tàu – giảm nhiều nhất – hơn 1.300 ha; Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành cũng giảm
hơn 100 ha mỗi huyện. Riêng chỉ có Bà Rịa và Côn Đảo có xu hướng ngược lại là
mở rộng diện tích đất lâm nghiệp (Bà Rịa tăng hơn 50 ha, Côn Đảo tăng gần 2.500
ha).
Ngành thủy sản
133
Quan điểm phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là sử dụng hợp lí, có
hiệu quả các loại mặt nước hiện có để phát triển phù hợp với đặc điểm, điều kiện
mặt nước; đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp khai thác
hợp lí, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó mở rộng diện tích nuôi trồng tại các địa
bàn: thị xã Bà Rịa, Châu Đức; trong khi đó giảm hơn 1.500 ha ở Long Điền, Tân
Thành, Đất Đỏ, ổn định diện tích tại Xuyên Mộc, Côn Đảo.
Bảng 3.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020
Đơn vị
hành chính
Hiện trạng 2009 Dự báo 2020
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Toàn tỉnh 6.055,70 9.004 4.283,32 12.792,36
TP. Vũng Tàu 2.253,20 3.020 741,55 2.224,65
TX. Bà Rịa 1.268,20 1.009 1.134,95 2.837,38
H. Châu Đức 145 515 203,23 914,54
H. Xuyên Mộc 593,67 1.207 593,67 1.781,01
H. Long Điền 537,73 332 543,75 1.359,38
H. Đất Đỏ 755 1.350 744,27 1.232,81
H. Tân Thành 455 1.541 310 1.395
H. Côn Đảo 11,90 30 11,9 47,6
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010
Theo quy hoạch phát triển tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đến năm 2020, phân chia tỉnh thành 4 vùng lãnh thổ khác nhau, đó là: vùng
phía tây quốc lộ 51; vùng giới hạn từ phía đông quốc lộ 51 đến đường ven biển từ
Vũng Tàu đi Long Hải, Bình Châu; vùng giới hạn từ đường ven biển Vũng Tàu –
Long Hải – Bình Châu ra đến bãi biển; vùng thềm lục địa và các đảo của tỉnh [40].
Tuy nhiên, đối với phân vùng phát triển nông, lâm, thủy sản còn dựa vào các
tiêu chí địa hình, loại phát sinh đất, nguồn nước và chế độ thủy văn, hiện trạng cây
134
trồng vật nuôi và ao hồ nuôi thủy sản, định hướng hình thành 2 vùng: vùng phía Bắc
và phía nam (Bản đồ 6).
- Vùng I (Vùng phía Bắc – vùng phát triển nông nghiệp – nông thôn)
Diện tích tự nhiên khoảng 90.000 ha, bao gồm một phần các xã Hắc Dịch,
Sông Xoài (huyện Tân Thành); một phần huyện Châu Đức (trừ diện tích các xã
Nghĩa Thành, Suối Nghệ, Đá Bạc, Suối Rao) và một phần huyện Xuyên Mộc (trừ
một phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu và
Phước Thuận). Địa hình mang đặc điểm của vùng trung du, đồi núi thấp; độ cao
thay đổi từ 250 – 700m; tiếp đó là những đồi đất badan chạy theo hướng Bắc xuống
Tây Nam. Chủ yếu là đất đỏ vàng như: đất nâu đỏ trên badan, đất nâu vàng trên
badan, đất đỏ vàng trên đất sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu vàng trên
phù sa cổ; ngoài ra còn một ít đất xám và đất dốc tụ.
Cây trồng chủ yếu hiện nay là cao su, hồ tiêu, cây điều và cây ăn quả phát triển
mạnh ở các nông trường cao su và các trang trại; riêng xã Bình Châu có một phần
diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Vật nuôi chủ yếu
là heo, bò, gà, ở các trang trại và doanh nghiệp, nuôi tập trung quy mô lớn; đang
phát triển hình thức chăn nuôi công nghiệp. Do đó, hình thành và phát triển các
vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, các vùng chăn
nuôi tập trung cho các trang trại, doanh nghiệp với phương thức chăn nuôi công
nghiệp; xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm
nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng; xây dựng mô hình vườn cây ăn quả đặc sản kết
hợp với du lịch sinh thái; nuôi thủy sản nước ngọt và thủy đặc sản sẽ khai thác được
những lợi thế của vùng.
- Vùng II (Vùng phía Nam – vùng phát triển nông nghiệp phục vụ đô thị và du
lịch)
Diện tích tự nhiên khoảng 108.000 ha, bao gồm một phần huyện Tân Thành
(các xã Hắc Dịch, Sông Xoài); toàn bộ thị xã Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất
135
Đỏ, huyện Côn Đảo, thành phố Vũng Tàu và một phần huyện Xuyên Mộc (một
phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu và Phước
Thuận). Địa hình bằng phẳng, gồm 2 dạng: bậc thềm sông (độ cao từ 5 – 10m), dọc
theo các sông và tạo thành từng dải hẹp; đất có chất lượng khá tốt. Dạng thứ 2 là địa
hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển mặn; cao trung bình từ 0,3 – 2,0m; thường
xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ.
Gồm các nhóm đất xám, đất mặn, đất phèn, đất cát, đất dốc tụ và đất đỏ vàng.
Hiện nay được sử dụng trồng các loại cây hàng năm (lúa, rau đậu), vườn tạp, cây ăn
quả đặc sản, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ,. Về lâm nghiệp, có 2 khu bảo tồn
quốc gia Bình Châu - Phước Bửu và Côn Đảo, ngoài ra còn có rừng phòng hộ tại
các núi Dinh, núi Minh Đạm, núi Châu Viên, núi Lớn, núi Nhỏ, Do vậy, định
hướng phát triển nông nghiệp của vùng là phát triển mô hình nông nghiệp đô thị
sinh thái, ít sử dụng đất, ứng dụng công nghệ cao; trồng các loại rau, hoa, cây cảnh,
trái cây đặc sản (mãng cầu ta, nhãn xuồng cơm vàng,), nuôi trồng sinh vật cảnh,
tạo mảng xanh đô thị
136
n
đồ
6
:
N
gu
ồn
:
Sở
N
ôn
g
ng
hi
ệp
v
à
ph
át
tr
iể
n
nô
ng
th
ôn
tỉ
nh
B
à
R
ịa
–
V
ũn
g
T
àu
137
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
3.2.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiến hành tới cấp
huyện, thị xã và một số nơi đến cấp xã. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quy hoạch
sử dụng đất còn nhiều hạn chế, tính khả thi chưa cao, một phần là do thiếu sự phân
công và hướng dẫn thực hiện nội dung quy hoạch. Do đó, quá trình chuyển đổi
CCKT nông nghiệp còn chậm chuyển biến, chưa đạt chỉ tiêu đề ra, một số nơi vẫn
còn tình trạng chạy theo sự biến động của giá nông sản trên thị trường, dẫn đến
chuyển đổi CCCTVN một cách tự phát, không theo quy hoạch chung.
Để quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có kết
quả, trong thời gian tới công tác quy hoạch sử dụng đất cần tập trung vào các nội
dung sau:
- Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã, phường, nhất là những
địa bàn sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực. Xây dựng một cách chi tiết, đồng bộ hệ
thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho công tác chỉ đạo và quản lí cấp cơ
sở.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho sát với thực tế phát triển, nhưng
hạn chế tới mức thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch trong thời gian còn hiệu lực để
tạo sự ổn định sản xuất của các ngành và các địa phương. Bên cạnh đó cũng cần
công khai trên các phương tiện thông tin, qua các hệ thống chính trị từ tỉnh đến
huyện (thị xã, thành phố), xã (thị trấn) và ngành chức năng.
- Xây dựng các quy hoạch chi tiết và chuyên sâu cho chuyển đổi các cây trồng
vật nuôi chủ lực trên các địa bàn trọng điểm, bảo đảm phù hợp với điều kiện sinh
thái, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại địa phương.
138
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến quá trình thực hiện chuyển
dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương. Vì vậy, để tăng trưởng nông nghiệp và đẩy
nhanh chuyển dịch CCKT nông nghiệp đề xuất một số giải pháp về vốn đầu tư và
thu hút vốn đầu tư sau đây:
- Cùng với tăng quy mô vốn đầu tư, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư bám sát hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường, bám sát thay đổi của thị trường một cách hợp lí,
theo hướng: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản
xuất và chế biến các nông sản chủ lực ở các địa bàn trọng điểm; đổi mới cơ cấu
giống và kĩ thuật canh tác; đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch để nâng cao
chất lượng nông sản, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Thay đổi phương thức đầu tư theo hướng giảm tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp từ
nguồn ngân sách nhà nước, tăng dần tỉ trọng vốn đầu tư gián tiếp qua vay tín dụng
với lãi suất ưu đãi hoặc thực hiện phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo
điều kiện cho nông dân chuyển đổi giống mới và đầu tư sản xuất.
- Tạo môi trường và chính sách thuận lợi thu hút đầu tư của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp kể cả vốn ODA để tạo thêm
việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn địa phương.
3.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
sản xuất
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông sản
hàng hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đã được đầu tư nâng cấp, phát triển
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chuyển đổi CCKT
nông nghiệp ở địa phương. Do đó, trong những năm tới cần thiết phải thực hiện các
giải pháp tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản
xuất như sau:
- Phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới
tiêu để chủ động hơn trong bố trí sản xuất. Cụ thể là:
139
+ Tập trung cao độ đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình đầu
mối để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho các loại
cây trồng, nhất là cây trồng có giá trị kinh tế cao, phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy
sản, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương để giảm tổn thất
nước, đảm bảo lưu lượng dòng chảy và chủ động kiểm soát, điều tiết nước.
+ Xây dựng hồ chứa nước, kết hợp với khai thác các công trình thủy lợi nhỏ,
các hệ thống thủy lợi tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế của
các công trình trên 90%.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông, tập trung đầu tư xây
dựng mới các tuyến giao thông nông nghiệp nhất là vùng đất thấp và giồng cát với
mục tiêu “đường đi đến đâu vốn và tri thức đến đó”.
- Tiến hành hoàn thành điện khí hóa nông thôn, xây dựng đường dây và trạm
biến áp 3 pha dọc theo trục đường ra đồng ruộng, đảm bảo nâng cấp điện áp phục
vụ SXNN, đặc biệt coi trọng việc cấp điện cho các mô hình chăn nuôi trang trại tại
vùng chăn nuôi tập trung áp dụng cơ giới hóa, nửa tự động hóa,và mô hình trồng
rau trong nhà lưới sản xuất rau an toàn.
- Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao
trình độ công nghệ, đồng thời phân bố phù hợp với sự phát triển vùng nguyên liệu.
Cụ thể là:
+ Hình thành các vùng nông nghiệp tập trung chuyên môn hóa gắn với công
nghiệp chế biến như: chế biến đồ gỗ xuất khẩu, chế biến rau – quả, cà phê, hạt tiêu
và chế biến thức ăn gia súc.
+ Mở rộng quy mô, nâng cao mức độ hiện đại các cơ sở chế biến và xây dựng
mới một số nhà máy chế biến gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ như: chế biến gỗ
và đồ mộc xuất khẩu tại khu vực lâm trường Xuyên Mộc, chế biến hạt tiêu tại huyện
Châu Đức, chế biến – bảo quản rau – quả ở huyện Tân Thành, chế biến mủ cao su ở
khu vực huyện Xuyên Mộc và Châu Đức nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân
nông thôn, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa.
140
- Để xây dựng hiệu quả một nền nông nghiệp hàng hóa cần tiếp tục phát triển
dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư nông nghiệp. Cụ thể:
+ Củng cố, nâng cao hiệu quả của các cơ sở dịch vụ nông nghiệp đã có, đảm
bảo việc cung cấp kịp thời số lượng và chất lượng hàng hóa cho các nông hộ, trang
trại SXNN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất phát triển mạng lưới phân
phối xuống tận các xã.
+ Xây dựng và đưa vào hoạt động các dịch vụ mới như: tư vấn chuyển giao kĩ
thuật – công nghệ SXNN hàng hóa chất lượng cao, xây dựng hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp.
+ Từng bước nghiên cứu xã hội hóa các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
3.2.4. Sử dụng nguồn nhân lực
Chất lượng lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu lao động theo thời vụ còn
nhiều bất cập so với yêu cầu chuyển dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Do đó, đây là biện pháp đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định không chỉ
đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp mà còn chung cho cả nền kinh tế. Để
thực hiện hiệu quả chuyển dịch CCKT nông nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp
trong sử dụng nguồn nhân lực sau đây:
+ Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nâng cao dân trí, trước hết là về giáo
dục, đào tạo tay nghề, chuyên môn kĩ thuật và quản lí sản xuất kinh tế cho lao động
nông nghiệp trong thời kì CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
+ Cơ cấu lại lao động theo trình độ đào tạo từ sơ cấp kĩ thuật – quản lí đến
trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học cho phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn. Đặc biệt, lưu ý hoạt động khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư để
chuyển giao kĩ thuật cơ bản cho lao động chính của các hộ nông nghiệp.
+ Đa dạng hóa các hình thức sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp, nông
thôn nhằm giải quyết vấn đề việc làm trong thời gian nhàn rỗi và tăng thu nhập cho
nông dân.
141
3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học đã góp
phần quan trọng vào việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng nông nghiệp, tạo ra hàng hóa xuất khẩu có tính cạnh tranh cao. Yêu cầu phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững còn đòi hỏi đảm bảo hài hòa với các vấn đề
môi trường. Vì thế, để khoa học công nghệ và môi trường thực sự trở thành động
lực thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp, trong những năm tới cần thực hiện
một số giải pháp sau đây:
+ Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp, hiệu quả kinh tế cao cho từng kiểu
sinh thái, đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất các nông – lâm sản chủ lực.
+ Tăng cường ứng dụng kĩ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng phân bón và các
hóa chất không gây hại môi trường, nhất là ở vùng nông nghiệp sinh thái đô thị.
+ Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào tất cả các
khâu từ sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản nhằm tăng giá trị và sức
cạnh tranh của sản phẩm.
+ Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc
chọn, lai tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản,
chế biến tạo đột phá về năng suất, chất lượng, khả năng thích nghi và chống chịu
với ngoại cảnh, dịch bệnh, tiến tới sản xuất đại trà nhằm thực hiện chuyển đổi
mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng vật nuôi ở địa phương.
+ Huy động cơ chế thị trường, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động khoa học công
nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển
giao khoa học công nghệ.
+ Tiến hành giám sát, kiểm tra mức độ ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi
trường do các hoạt động SXNN gây ra, cũng như hiệu quả và tác động của việc khai
thác tài nguyên đến cân bằng sinh thái. Trên cơ sở đó, thực hiện các biện pháp cần
thiết đảm bảo cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
142
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là khâu quyết định thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn tăng
trưởng bền vững, là cơ sở để CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH. Để tạo sự ổn định cho sản xuất nông sản và tránh rủi ro cho nông dân địa
phương cần thiết phải thực hiện các giải pháp về thị trường sau đây:
+ Thực hiện các giải pháp kích cầu đối với thị trường trong nước, duy trì các
thị trường xuất khẩu truyền thống và đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị
trường tiêu thụ.
+ Xây dựng chiến lược cho phát triển thương hiệu, dán nhãn nông sản, xúc tiến
quảng bá cho những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhằm tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
+ Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức,
doanh nghiệp thu mua, bao tiêu nông sản cho nông dân; tăng cường công tác nghiên
cứu, dự báo biến động của thị trường, hạn chế những bất lợi do biến động giá nông
sản gây ra.
+ Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như các tổ hợp tác kinh tế,
các hợp tác xã, khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để mở
rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
1. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp chịu tác động tổng thể của các yếu tố tự
nhiên và KT – XH của vùng sản xuất. Vì vậy, những đề xuất của luận văn về
chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã dựa trên các căn cứ
chủ yếu sau: chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước;
định hướng phát triển KT – XH của địa phương và thực trạng chuyển dịch CCKT
nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kì 2000 – 2010.
2. Dựa vào các căn cứ đã phân tích, luận văn đã đề xuất các định hướng
chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ, đó
là: tiếp tục giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản và
143
ổn định tỉ trọng ngành lâm nghiệp; chuyển đổi triệt để diện tích đất nông nghiệp
trồng các loại cây kém hiệu quả sang hệ thống canh tác mới đạt hiệu quả kinh tế
cao; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển nông nghiệp, tăng số
lượng và chất lượng các hợp tác xã và trang trại, hỗ trợ kinh tế hộ gia đình được tiếp
cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ; tiếp tục phát triển các vùng chuyên
canh, vùng chăn nuôi tập trung, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
3. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp tác động của các nhân tố chủ yếu đến quá
trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương, luận văn đã đề xuất 6 nhóm
giải pháp về: (1) công tác quy hoạch sử dụng đất; (2) vốn đầu tư; (3) xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất; (4) sử dụng nguồn nhân lực; (5)
khoa học công nghệ và môi trường và (6) thị trường tiêu thụ.
144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Chuyển dịch CCKT là quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong nông
nghiệp nhằm gia tăng sản lượng của các phân ngành hay nói cách khác là hoạt động
nhằm đa dạng hóa sinh học, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng cao của xã hội. Quá trình này diễn ra theo xu hướng khai thác ngày càng
có hiệu quả hơn các nguồn lực của vùng sản xuất nhằm phát triển một nền nông
nghiệp hàng hóa bền vững.
1.2. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển các
vùng chuyên canh tập trung có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để sản xuất đạt hiệu
quả cao và bền vững cần có CCKT nông nghiệp hợp lí, phù hợp với điều kiện sinh
thái trên cơ sở khai thác tốt nhất tiềm năng tự nhiên của các vùng trong tỉnh, đồng
thời cần đề ra kế hoạch khai thác hợp lí và bền vững các điều kiện môi trường và tài
nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của BĐKH.
1.3. Ngoài các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, nguồn nước,
tài nguyên đất và sinh vật, quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác. Trong đó, phải kể đến: đường
lối và các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; nguồn lao động; hệ thống
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp; thị trường tiêu thụ
nông sản; vốn đầu tư; tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp; tác động của xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và một số nhân tố khác. Trong các nhân
tố trên, thị trường tiêu thụ nông sản luôn là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ
nhất. Sự biến động của thị trường thế giới đang đặt ra những thách thức lớn cho quá
trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đặc biệt khi nước ta ngày càng hội nhập sâu,
rộng vào nền kinh tế quốc tế. Những hạn chế về nguồn vốn, nguồn lao động và thực
trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp là
những trở ngại lớn đối với quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương
hiện nay.
145
1.4. Trong thời kì 2001 – 2010, cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu
lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều có sự biến động và chuyển dịch.
Trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 6,9%, tỉ trọng
ngành thủy sản tăng 7,3%, tỉ trọng lâm nghiệp khá ổn định, giảm 0,4%. Trong nội
bộ từng ngành, CCKT chuyển dịch khá rõ nét. Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng
ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. CCKT ngành lâm nghiệp chuyển
dịch theo hướng, tỉ trọng trồng và nuôi rừng tăng, tỉ trọng khai thác gỗ, lâm sản và
dịch vụ nông nghiệp giảm. Ngành thủy sản cũng có sự chuyển biến tích cực trong
cơ cấu, đó là giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng và dịch vụ thủy sản.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, thiếu tính bền vững.
1.5. Dựa trên những căn cứ đã phân tích, luận văn đề xuất định hướng
chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành: tiếp tục giảm tỉ trọng ngành nông
nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản và ổn định tỉ trọng ngành lâm nghiệp
trong CCKT nông – lâm – thủy sản. CCKT khu vực I theo thành phần kinh tế
chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng khu
vực kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia phát triển nông, lâm, thủy sản ở tất cả các khâu. Trong CCKT
nông nghiệp theo lãnh thổ chuyển dịch theo xu hướng tiếp tục xây dựng phát triển
các vùng chuyên canh cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung một cách có hiệu quả
nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.6. Để thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo định hướng đã đề xuất,
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: quy hoạch sử dụng đất; vốn đầu tư; xây
dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp; sử dụng nguồn
nhân lực; khoa học công nghệ và môi trường; thị trường tiêu thụ nông sản.
146
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Ngành nông nghiệp tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển các
cây trồng vật nuôi chủ yếu theo định hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa
phương.
2.2. Các cấp chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp phối hợp thực
hiện chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã
được phê duyệt.
2.3. Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư phát triển giáo dục để
nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất.
2.4. Khuyến khích mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông
dân với các doanh nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, đồng thời tăng cường quản lí
chất lượng nguyên liệu và nông sản chế biến theo tiêu chuẩn quy định để từng bước
xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực ở địa phương.
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chính sách chuyển dịch cơ
cấu nông thôn 2001 - 2010, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo tổng kết tình hình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, Hà
Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Kế hoạch phát triển nông
nghiệp và nông thôn 2006 – 2010, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
5. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Kế hoạch 5 năm 2011 –
2015 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.
6. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Niên giám thống kê từ năm 2000 đến
năm 2010.
7. Nguyễn Đình Dương (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội đến năm
2020, luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đạo học Kinh tế Quốc dân.
8. Bùi Huy Đáp (1983), Về cơ cấu nông nghiệp – nông thôn Việt Nam, NXB
Nông nghiệp.
9. Võ Trọng Đường (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nông
thôn miền Đông Nam Bộ, luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật
Tp.HCM.
10. Nguyễn Khắc Hiếu, Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu
và kết quả Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ở Bali. Báo cáo tại Hội
thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam, Hà Nội 16 – 29/2/2008.
11. Phạm Văn Hiền (Chủ biên, 2009), Hệ thống nông nghiệp Việt Nam – lí
luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp.
148
12. Lê Tố Hoa (2003), Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp Thái Lan
theo hướng xuất khẩu (thời kì sau chến tranh TG thứ 2) và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam, luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
13. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2001), Giáo
trình Kinh tế chính trị - Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Phong, Nguy cơ thiếu hụt tài nguyên nước
cho phát triển bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bà
Rịa – Vũng Tàu, số 1/2008.
15. Nguyễn Duy Hồng (2008), Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, luận văn thạc sĩ địa lí học,
trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM.
16. Phạm Thị Khanh (Chủ biên, 2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Hoàng Kim, Lê Thu (1992), Các thành phần kinh tế Việt Nam – thực
trạng, xu thế và giải pháp, Nxb Thống kê.
18. Ngân hàng Thế giới (2008), Đất đai trong thời kì chuyển đổi, Nxb Văn hóa
thông tin.
19. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lý kinh tế - xã hội Việt
Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo Dục.
20. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo
Dục.
21. Bùi Văn Sáu (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long, luận án Tiến sĩ kinh
tế, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
22. Trương Thị Minh Sâm (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn ngoại thành TPHCM, NXB Khoa học xã hội.
23. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (Chủ biên, 2002), Một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
149
24. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam: 20 năm đổi mới
và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia.
25. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong qúa trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị Quốc gia.
26. Nguyễn Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của
kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ thế kỉ
XX đến thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống kê, Tp.HCM.
27. Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2005), Điều chỉnh quy hoạch
thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010.
28. Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Rà soát, bổ sung quy
hoạch nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020.
29. Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Quy hoạch phát triển
nông – lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
30. Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Báo cáo tổng kết đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010.
31. Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2011), Báo cáo tổng kết đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011.
32. Nhung Điện Tân (2003), Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và
hướng đi trong tương lai của việc trao đổi lương thực, tạp chí Khoa học xã hội, số
59 – 1/2003.
33. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Lê Thông (2004), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 5 (các tỉnh
thành phố cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ), Nxb Giáo dục.
35. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2010), Địa lí
kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.
36. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), tập I, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà
Nội.
150
37. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb
Chính trị Quốc gia.
38. Tổng cục thống kê, Vụ thống kê tổng hợp (2009), Tự liệu kinh tế - xã hội
63 tỉnh, thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê.
39. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Bà Rịa – Vũng Tàu đổi mới và
phát triển.
40. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm
2020.
41. Nguyễn Trọng Uyên (2007), Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, luận án
Tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Quốc gia Tp.HCM.
42. Viện kinh tế học, UBKHXH Việt Nam (1986), Xây dựng cơ cấu kinh tế
trong thời kì quá độ ở nước ta, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
43. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2002), Tình hình phát triển nông
nghiệp và quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn các nước châu Á,
châu Âu và châu Mĩ, Hà Nội.
44. Viện Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005), Quy hoạch phát triển
nông nghiệp bền vững thực hiện Chương trình nghị sự 21, Hà Nội.
46. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2009), Kế hoạch 5 năm (2005 –
2010) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
47. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ
(2005), Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam thời kì 2001 – 2010, Nxb Khoa học xã hội.
151
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
48. Chernery H. (1988), Structural trasformation, Handbook of development
Economics, Volume 1, North Holland.
49. Johnston B.F. Kilby P. (1975), Agriculture and Structural
Transformation, Economic Strategies in Late – Developing Countries, Oxford
University Press, New York.
50. Kuznets S. (1959), The comparative Study of Economics Growth and
Structure, New York, NBER.
152
PHẦN PHỤ LỤC
153
Phụ lục 2.1: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm tương đối các tháng trong năm
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010
Nhiệt độ (PoPC) Lượng mưa (mm) Độ ẩm tương đối (%)
Cả năm 27,87 1.503,65 79,95
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
26,3
26,8
27,8
29,55
30,05
28,8
28,2
27,7
28,3
27,4
26,95
26,6
26,55
8,8
9,6
26,4
121,8
269,75
190,3
230,25
188,95
440,5
2.882,75
1,4
77,5
78,0
76,0
75,5
76,5
80,0
82,5
84,0
83,0
86,0
82,0
78,5
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Vũng Tàu – Đài khí tượng – Thủy văn
khu vực Nam Bộ
154
Phụ lục 2.2: Diễn biến tình hình sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
giai đoạn 2005 – 2010
STT Hạng mục
Năm 2005
(ha)
Năm 2010
(ha)
So sánh
Tăng (+), giảm (-)
I. Đất nông nghiệp 155.801,59 148.707,30 -7.094,29
1. Đất sản xuất nông nghiệp 111.811,66 106.097,93 -5.713,73
1.1 Đất trồng cây hàng năm 34.685,76 33.004,29 -1.681,47
Đất lúa 17.914,43 16.848,02 -1.066,41
Đồng cỏ 389,14 384,50 -4,64
Cây hàng năm khác 16.382,19 15.771,77 -610,42
1.2 Cây lâu năm 77.125,90 73.093,64 -4.032,26
2 Đất lâm nghiệp 36.257,19 35.212,11 -1.045,08
3 Đất nuôi thủy sản 6.430,73 6.206,22 -224,51
4 Đất nông nghiệp khác 32,35 39,24 6,89
5 Đất diêm nghiệp 1.269,66 1.151,80 -117,86
II Đất phi nông nghiệp 41.675,06 48.012,33 7.337,27
III Đất chưa sử dụng 2.387,58 2.017,16 -370,42
Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phụ lục 2.3: Giá trị tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, thời kỳ 2001-2010
Khu vực 2001 2005 2010
Tốc độ tăng trưởng
(%/năm)
2000 -
2005
2005-
2010
2001-
2010
Tổng số (tỉ đồng) 25.079,617 35.619,987 36.568,828 9,2 0,5 3,8
Nông nghiệp 1.052,285 1.552,711 2.735,792 10,2 12,0 10,0
Công nghiệp - XD 20.392,502 29.778,098 27.859,929 9,9 - 1,3 3,2
Dịch vụ 3.634,830 4.289,178 5.973,107 4,2 6,8 5,1
Nguồn:Tính toán từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2005, 2010 [6]
155
Phụ lục 2.4: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kỳ 2000-2010
Đơn vị: %
Hạng mục 2000 2005 2007 2010
Nông nghiệp 63,9 53,7 48,0 40,36
Công nghiệp – xây dựng 16,6 20,1 23,7 27,13
Dịch vụ 19,5 26,2 28,3 32,51
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2000, 2005, 2007, 2010 [6]
Phụ lục 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành
nông – lâm – thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kỳ 2001-2010
Hạng mục 2001 2005 2010
Tốc độ tăng
trưởng 2001-2010
(%/năm)
Tỉ lệ chuyển
dịch CCKT
(%)
Tổng số
(tỉ đồng)
2.128,775 3.081,447 4.366,630 8,3
+ Nông nghiệp 1.157,678 1.617,855 2.049,603 6,5
+ Lâm nghiệp 28,862 38,424 39,438 3,5
+ Thủy sản 942,235 1.425,168 2.222,520 10,0
Cơ cấu (%) 100 100 100
+ Nông nghiệp 54,4 52,5 47,5 - 6,9
+ Lâm nghiệp 1,4 1,2 1,0 - 0,4
+ Thủy sản 44,2 46,3 51,5 7,3
Nguồn: Tính toán của tác giả và Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001,
2005, 2010 [6]
156
Phụ lục 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất (giá so sánh) ngành nông nghiệp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
2001 2007
Tỉ lệ
chuyển
dịch cơ cấu
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình (%/năm)
Tổng số 100 100 7,6
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế ngoài nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
14,8
85,2
-
9,7
90,3
-
- 5,1
+ 5,1
-
0,25
8,7
-
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu,
2001, 2007 [6]
Phụ lục 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất (giá so sánh) ngành thủy sản
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
2001 2007
Tỉ lệ
chuyển
dịch cơ cấu
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình (%/năm)
Tổng số 100 100 7,6
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế ngoài nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1,3
97,7
-
0,1
98,8
0,1
- 1,2
1,1
0,1
- 24,2
9,4
-
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001,
2007 [6]
157
Phụ lục 2.8: Cơ cấu giá trị sản xuất (giá so sánh) ngành lâm nghiệp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
2001 2007
Tỉ lệ
chuyển
dịch cơ cấu
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình (%/năm)
Tổng số 100 100 7,6
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế ngoài nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
49,5
50,5
-
42,5
49,1
8,4
- 7,0
- 1,4
8,4
- 51
5
-
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu,
2001, 2007 [6]
Phụ lục 2.9: Diện tích và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Loại cây
trồng
2001 2010 Tốc độ tăng
diện tích/năm
(%)
Tỉ lệ chuyển
dịch cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số 50.676 100 49.721 100 - 0,21
+ Cà phê
+ Cao su
+ Điều
+ Hồ tiêu
+ Cây khác
13.265
19.437
11.989
5.721
264
26,2
38,4
23,7
11,3
0,4
7.216
21.848
13.560
6.939
158
14,5
44,0
27,3
14,0
0,2
- 6,5
1,3
1,4
2,2
- 5,5
- 11,7
5,6
3,6
- 2,7
- 0,2
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu
2001, 2010 [6]
158
Phụ lục 2.10: Diện tích lúa theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đơn vị: ha
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2004 2010 2004 2010 2004 2010
Toàn tỉnh
TP. Vũng Tàu
TX. Bà Rịa
H. Tân Thành
H. Châu Đức
H. Long Điền
H. Đất Đỏ
H. Xuyên Mộc
H. Côn Đảo
4.523
75
506
131
679
504
1.861
739
28
5.378
-
649
125
881
795
2.141
748
39
5.982
68
1.065
963
944
980
1.131
751
80
5.398
-
847
224
1.903
394
1.251
747
32
14.291
68
1.800
978
3.550
1.320
4.875
1.700
-
11.574
-
1.432
595
3.010
1.050
4.375
1.112
-
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2004, 2010 [6]
Phụ lục 2.11: Cơ cấu diện tích cao su, hồ tiêu, điều phân theo đơn vị hành
chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đơn vị: %
Cao su Hồ tiêu Điều
2001 2010 2001 2010 2001 2010
Tổng số 100 100 100 100 100 13.560
TP. Vũng Tàu - - - - 0,88 0,33
TX. Bà Rịa 0,69 0,86 6,45 0,88 0,94 0,88
H. Tân Thành 0,25 0,43 5,9 5,93 26,84 16,0
H. Châu Đức 50,6 41,1 65,4 74,0 17,88 22,0
H. Long Điền
1,22
-
0,9
-
3,2
0,94
H. Đất Đỏ 0,79 0,65 0,77
H. Xuyên Mộc 47,24 56,82 21,35 18,54 49,27 59,04
H.Côn Đảo - - - - 0,99 0,04
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu 2001, 2010 [6]
159
Phụ lục 2.12: Chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng
phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đơn vị: %
Khai thác Nuôi trồng Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu
2005 2010 2005 2010 Khai thác Nuôi trồng
Toàn tỉnh 100 100 100 100
TP. Vũng Tàu
TX. Bà Rịa
H. Tân Thành
H. Châu Đức
H. Long Điền
H. Đất Đỏ
H. Xuyên Mộc
H. Côn Đảo
45,1
0,08
0,6
-
39,3
10,4
4,0
0,52
47,1
0,02
0,02
-
35,5
12,9
3,8
0,66
24,5
17,4
36,5
4,2
2,7
4,7
9,7
0,3
34,8
10,0
21,1
5,9
3,9
14,2
9,8
0,3
2
- 0,66
- 0,58
-
- 3,8
2,5
- 0,2
0,14
10,3
- 7,4
- 15,4
1,7
1,2
9,5
0,2
0
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2005, 2010 [6]
Phụ lục 3.1: Diện tích một số cây trồng chính ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân
theo mức độ thích nghi
Đơn vị: ha
STT Cây trồng
Mức rất thích
nghi (S1)
Mức thích nghi
(S2)
Mức ít thích
nghi (S3)
1 Lúa 7.299,59 7.904,77 123,45
2 Chuyên màu 7.299,59 24.372,86 49.404,58
3 Cao su 28.480,35 1.968,66 17.276,38
4 Cà phê 4.629,49 14.383,20 50.838,93
5 Hồ tiêu 4.629,49 13.396,71 50.838,93
6 Điều 55.738,46 15.814,41 19.479,12
7 Cây ăn quả 3.331,18 32.420,79 44.390,92
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [28]
160
Phụ lục 3.2: Dự kiến vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu đến năm 2020
Đơn vị tính: tỉ đồng
Ngành, lĩnh vực
Vốn đầu tư
Giai đoạn
2011 - 2015
Giai đoạn
2016 - 2020
Tổng cộng
Tổng cộng 1.241,33 910,60 2.151,93
I. Nông nghiệp 1.186,06 862,16 2.048,22
1.1 Trồng trọt 859,76 326,00 1.185,76
1.2 Chăn nuôi 322,98 531,21 854,19
1.3 Dịch vụ nông nghiệp 3,32 4,95 8,27
2. Lâm nghiệp 55,27 48,43 103,70
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [28]
161
Hình 1. Nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (Gò Găng) [39]
Hình 2. Gặt lúa bằng máy rải hàng tại Long Điền [39]
162
Hình 3. Vườn tiêu tại huyện Châu Đức [39]
Hình 4: Cao su tại huyện Châu Đức [39]
163
Hình 5: Trang trại chăn nuôi heo tại huyện Xuyên Mộc [29]
Hình 6: Thu hoạch sắn tại huyện Châu Đức [29]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vung_tau_2965.pdf