Tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng đối với hoạt đọng sản
xuất của công ty. Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi lãnh đạo công ty phải tìm ra
được hướng đi đúng đắn, cải tiến, bổ sung để thích ứng với những biến động của
thị trường. Do đó công ty cần mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của các đội công
trình, đặc biệt trong vấn đề tự tìm bạn hàng. Để chỉ đạo sản xuất tốt hơn, công ty
cần lập kế hoạch cụ thể theo giai đoạn, theo yêu cầu của khách hàng đề ra
phương án tối ưu về nguyên liệu máy móc, số lượng lao động.
72 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cầu I Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhân
Tổng
số
Nam Nữ 1 2 3 4 5 6 7
Cấp
bậc
CNBQ
1 Công nhân xây dựng
2 Công nhân cầu đường
3 Thợ sữa chữa máy
4 Công nhân lái máy TC
5 Công nhân lái ô tô
6 Công nhân thợ điện
7 Công nhân thợ nguội
8 Công nhân thợ sắt
38
9 Công nhân hàn
10 Công nhân vận hành
11 Công nhân đóng cọc
12 Công nhân kích kéo
13 Công nhân bê tông
14 Công nhân lái xe con
15 Công nhân lái cẩu
16 Công nhân gò
17 CN trực tiếp khác
Tổng số
%/ Tổng
3. Đặc điểm về công nghệ và kỹ thuật sản xuất:
+ Quy trình công nghệ sản xuất
Không giống các nghành sản xuất khác là một dây chuyền công nghệ cụ thể và
cố định, quy trình công nghệ ở công ty cầu I Thăng Long là một dây chuyền giáp
nối bao gồm nhiều công tác khác nhau. Đặc biệt, mỗi một công trình từ khi ra
đời và hoàn thành giá trị sản lượng thực hiện khá từ lớn khâu thiết kế đến thi
công phải trải qua rất nhiều công đoạn vì giá trị kết tinh trong “một sản phẩm”
một công trình của công ty là rất lớn có những “một sản phẩm” lên tới hàng chục
tỷ đồng. Trong mỗi công tác lại có sự đòi hỏi riêng của từng giai đoạn như:
đàovét, san lấp mặt bằng, khoan thăm dò khảo sát, khoan đổ trụ móng thiết dầm,
công tác bê tông, công tác sắt... phải thực hiện và tiến hành theo thiết kế, theo
quy trình riêng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế chung của toàn bộ công
trình. Ví dụ thực hiện một công trình cầu phải tiến hành như sau : Các kỹ sư phải
đến chân công trình nghiên cứu thăm dò địa chất, mặt bằng, khảo sát qua địa
39
hình địa thế... sau đó thu thập thông tin dữ liệu tập trung vào phòng kỹ thuật sản
xuất thiết kế lên bản vẽ, lập phương án kế hoạch thi công về thời gian về nhân
lực đặc biệt về công nghệ thích hợp cho từng hạng mục công trình từ đó lập các
kế hoạch dự trù về máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu đưa vào thi công ...
+ Đặc điểm về máy móc thiết bị
Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất của công ty là xây dựng các công trình cầu
lớn đường bộ và đường sắt, cảng biển nước sâu, công trình đường bộ ... do đó
các máy móc thiết bị của công ty rất đa dạng và phong phú có giá trị tài sản lớn,
nhiều tỷ đồng. Trong những năm gần đây công ty đã đổi mới đầu tư theo chiều
sâu đổi mới dây chuyền công nghệ vào máy móc thiết bị. Đầu tư phát triển sản
xuất đổi mới công nghệ với tổng số tiền : 25 tỷ 356 triệu đồng tập trung chủ yếu
trong các năm 1994 -1999 .Công ty đã mua sắm thêm nhiều thiết bị tiên tiến hiện
đại như búa đóng cọc búa khoan nhồi cọc, xe vận tải siêu trường siêu trọng, cần
cẩu có sức nâng lớn từ 10 - 25 tấn, máy vi tính máy hàn cắt tự động, máy lốc tôn,
máy cuốn ống ghen, máy phay máy bào thép, máy xúc máy ủi, trạm trộn bê tông
liên hoàn, máy bơm đẩy bê tông , xe lao dầm, ván khuôn dầm cầu bê tông cốt
thép dự ứng lực và các thiết bị đồng bộ ...
Đến nay các dây chuyền sản xuất của công ty đã đi vào chuyên môn hoá công
xưởng hoá, tự động và bán tự động, lao động cơ giới là chủ yếu đáp ứng được
nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA BẢNG SAU:
STT
CHỦNG LOẠI MÁY MÓC
THIẾT BỊ
SỐ
LƯỢNG
NGUYÊN
GIÁ
HỆ SỐ SỬ
DỤNG
1
40
+ Đặc điểm tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Đặc thù muôn thuở của công ty từ ngày thành lập đến nay là
thường xuyên liên tục hoạt động phân tán dàn trải trên phạm vi địa bàn rộng lớn
trên 21 tỉnh thành từ biên giới địa cầu cực bắc của Tổ quốc như Lào Cai, Lai
Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang đến các tỉnh miền trung và Tây
Nguyên, công nhân thường xuyên phải di chuyển. Việc chỉ huy chỉ đạo và điều
hành sản xuất trực tiếp của công ty đến các đơn vị công trường có nhiều khó
khăn hơn so với các đơn vị xí nghiệp tròn hoặc các đơn vị có phạm vi hoạt động
tập trung, nhỏ hẹp. Nhiều công trình công ty thi công ở địa bàn miền núi, vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, đèo dốc quanh co hiểm trở,
thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ thất thường. Có nhiều công trình thi công lại nằm
trong vùng chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam hoặc bom mìn do chiến
41
tranh để lại rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng hoặc trực tiếp đe doạ đến sức
khoẻ, tính mạng và tài sản của cán bộ công nhân viên trong bất cứ lúc nào mà
không một ai có thể lường hết được. Chính vì vậy công tác tổ chức và phục vụ
nơi làm việc được công ty coi trọng và thực hiện tốt. Do đó chỗ ăn ở của công
nhân luôn được công ty chú ý và quan tâm thường xuyên tạo điều kiện giúp cho
công nhân yên tâm làm việc,công tác an toàn và bảo hộ cũng được đặc biệt quan
tâm tránh độc hại nguy hiểm . Các loại máymóc thiết bị cần thiết cho sản xuất
được bố trí hợp lý kịp thời áp dụng những công nghệ thi công tiến tiến nhằm
thay thế lao động cho con người ...
+ Tình hình sản xuất kinh doanh và kế hoạch của công ty
Trong hơn 10 năm đổi mới Công ty cầu I Thăng Long đã nhanh chóng hoà
nhập và tự khẳng định mình trong cơ chế mới bằng tốc độ tăng trưởng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (1986- 1999) bình quân mỗi năm công ty đạt tốc độ
tăng trưởng từ 20% - 30% cao nhất là các năm 19991 - 1993 tăng từ 100 - 113 %
- Nếu lấy sản lượng năm 1991 để so sánh thì :
+ Sản lượng năm 1992 tăng 2 lần .
+ Sản lượng năm 1993 tăng 4.2 lần.
+ Sản lượng năm 1994 tăng 5 lần.
+ Sản lượng năm 1995 tăng 5.6 lần.
+ Sản lượng năm 1996 tăng 7 lần.
+ Sản lượng năm 1997 tăng 8.2 lần.
Hiệu quả sản xuất kd của công ty trong những năm đổi mới 1996 - 1999
Năm Sản lượng
thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ
đạt
%
Doanh
thu (triệu
đồng)
Lãi
(triệu
đồng )
Nộp ngân
sách (triệu
đồng )
Đầu tư
chiều sâu
(triệu
đồng )
Thu
nhập
bình
quân
(đồng)
42
1986 35 107 31.3 3.3 2.1
1987 303 101 211.7 28 9.6
1988 1079 103.7 802 87 17
1989 4584 102.4 4146 239 52
1990 5339 101.8 3600 258 150 75 83000
1991 6839 100.2 5300 300 219 125 90000
1992 14497 104 6570 613 765 180 300000
1993 22170 108 18800 767 979 366 405000
1994 26220 149 18685 1393 1026 1000 550000
1995 33735 120 28601 1351 1212 2500 713000
1996 36422 101 29170 1646 1049 3000 859000
1997 46421 100 36500 1061 1058 6500 960000
1998 54191 110 46896 1638 1830 3000 1050000
1999 68000 110 56000 12000 2256 8610 1200000
Năm 2000 công ty phấn đấu đạt 100 tỷ đồng sản lượng và đã hoàn thành
vượt mức kế hoạch để ra.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2000
TT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ(TRIỆU ĐỒNG)
1 Giá trị tổng sản lượng thực hiện 100042
2 Tổng số tiền lương phải trả 11500
Lương bình quân 1.1
3 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 85101
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5500
Vốn bằng tiền 4429
Các khoản phải thu 32256
Phải thu của khách hàng 39647
Nguyên vật liệu tồn kho 950
Công cụ dụng cụ tồn kho 275
Chi phí chờ kết chuyển 675
Trả trước cho người bán 759
Phải thu các đơn vị nội bộ 610
43
4 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 102723
Nguyên giá 35482
Đã khấu hao 27537
Giá trị còn lại 7945
Giá trị TSCĐ huy động vào sx kinh doanh 33982
TSCĐ chờ thanh lý 1500
TSCĐ đầu tư bằng vốn vay và tự bổ xung 31759
5 Nợ phải trả 13612
Phải trả cho người bán 5639
Nợ tổng công ty 1458
Các khoản phải trả khác 750
Người mua ứng trước 6515
6 Các khoản nộp ngân sách 1795
Thuế doanh thu 1050
Thuế lợi tức 350
Thuế vốn 45
Bảo hiểm xã hội 350
Phải nộp khác
7 Nguồn vốn chủ sở hữu 9725
Vốn cố định 8271
Vốn lưu động 1454
8 Kết quả kinh doanh 1000
Lãi 1000
Sang năm 2001 công ty có kế hoạch nâng tổng sản lượng thực hiện lên:
103,884tỷđồng
BẢNG KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2001
TT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ(TRIỆU ĐỒNG)
A TỔNG CÔNG TY GIAO 34542
1 ầu Cẩm Thuỷ – Thanh Hoá 15645
2 Làng Ngòn – Thanh Hoá 3500
3 Cầu Đá Bậc – Hải Phòng 10397
4 Các cầu trên đường HCM 5000
B CÁC CÔNG TRÌNH TỰ NHẬN THẦU 67815
1 Cầu sông Chanh – Quảng Ninh 10812
2 Cầu Phú Xuân – Huế 5746
44
3 Cầu Diễn – Hà Nội 1942
4 Cầu Gia Hội – Thừa Thiên Huế 3621
5 Cầu Chợ Dinh – Huế 24837
6 Cầu Phù Ninh – Quảng Bình 1232
7 Cầu Kênh Rịa – Quảng Bình 6829
8 Cầu Yên Xuân – Nghệ An 7796
9 Các công trình khác 5000
V .NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI :
Trong quá trình xây dựng phát triển và trưởng thành, Công ty cầu 1 Thăng
Long đã gặp không ít những khó khăn đồng thời cũng có những thuận lợi cơ bản
cụ thể sau :
1. Khó khăn :
- Đặc thù muôn thuở của công ty từ ngày thành lập đến nay là thường xuyên
liên tục hoạt động phân tán dàn trải trên phạm vi địa bàn rộng lớn trên 21 tỉnh
thành từ biên giới địa cầu cực bắc của Tổ quốc như Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang đến các tỉnh miền trung và Tây Nguyên. Chính vì vậy
việc chỉ huy chỉ đạo và điều hành sản xuất trực tiếp của công ty đến các đơn vị
công trường có nhiều khó khăn hơn so với các đơn vị xí nghiệp tròn hoặc các
đơn vị có phạm vi hoạt động tập trung, nhỏ hẹp.
- Nhiều công trình công ty thi công ở địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, đèo dốc quanh co hiểm trở, thời tiết khắc
nghiệt, mưa lũ thất thường.
- Có nhiều công trình thi công lại nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chất độc
màu da cam hoặc bom mìn do chiến tranh để lại rất nguy hiểm và có thể ảnh
hưởng hoặc trực tiếp đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của cán bộ công
nhân viên trong bất cứ lúc nào mà không một ai có thể lường hết được.
45
- Không ít các công trình lại vừa thiết kế vừa thi công làm cho công ty không
chủ động được trong sản xuất.
- Trong sản xuất, vốn là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Cầu đã thông mà vốn vẫn chưa được khai thông là những khó khăn
đeo bám dai dẳng. Hơn nữa trong xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông vận tải nói riêng rất cần vốn lớn. Chậm vốn thiếu vốn không
những ảnh hưởng đến việc quay vòng phát triển vốn, ảnh hưởng đến sản xuất,
đến chiến lược đầu tư mà còn ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao
động gặp khó khăn.
Nhưng trước những khó khăn thử thách cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty đã không lùi bước, luôn luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường kiên cường
dũng cảm thể hiện tính anh hùng trong nhiều lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành
tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và công tác.
2. Thuận lợi :
- Trước hết đó là nhờ đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
- Đó là sự quan tâm lãnh đạo của Bộ giao thông vận tải và Tổng công ty XD
Thăng Long.
- Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp nghành từ Trung ương đến các địa phương.
- Nội bộ công ty luôn luôn sự đoàn kết thống nhất cao trong ý chí và hành động
tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày
càng phát triển .
- Bên cạnh đó công ty lại có rất nhiều kinh nghiệm được đúc kết trong nhiều
năm trong quá trình xây dựng hàng trăm công trình giao thông cầu cống, sân bay
bến cảng.
- Công ty luôn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu nhiệt tình cách
mạng, có phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi
46
ngày càng cao của thời đạimới, thời đại của khoa học công nghệ, thời đại công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều có chí
hướng gắn bó với công ty lâu dài và tâm huyết với mọi công việc. Đây là vấn đề
then chốt và là động lực để công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
IV.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
Trong công ty vấn đề công tác tiền lương không những được cán bộ công nhân
viên quan tâm mà ban lãnh đạo công ty cũng rất chú trọng. Hiện nay trong điều
kiện tự chủ sản xuất kinh doanh công tác tiền lương được công ty mở rộng
đường lối nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng và Nhà Nước. Các
hình thức tiền lương đang được áp dụng trong công ty gồm:
Công ty
Công ty hiện nay đang áp dụng các hình thức trả lương thành hai khu vực:
- Khu vực trực tiếp sản xuất : Bao gồm các đội thi công trình, các phân xưởng,
đơn vị thuê ngoài được áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Khu vực gián tiếp sản xuất Bao gồm các phòng ban của công ty, các cán bộ
quản lý không trực tiếp sản xuất áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hiện nay công ty thanh toán lương cho người lao động chia thành hai kỳ :
Các hình thức
lương đang được áp
Hình thức trả
lương theo sản
Hình thức trả
lương theo
Hình
thức
lương
Hình
thức
lương
Hình
thức
t ời gian
47
Kỳ thứ nhất : Tạm ứng vào đầu tháng, các phòng ban sẽ viết giấy tam ứng lên
phòng tổ chức tiền lương của công ty.sau khi nhận được xét duyệt, các trưởng
phòng đội trưởng hoặc nhân viên tiền lương ở bộ phận lên phòng tài vụ nhận tiền
tạm ứng cho bộ phận của mình.
Kỳ thứ hai : Quyết toán vào cuối tháng, đối với các bộ phận đóng tại công ty
thì do phòng tổ chức lao động tiền lương theo dõi quyết toán còn đối với các bộ
phận thi công tại các công trình thì cán bộ lương phụ trách ở bộ phận đó hàng
tháng mang bảng chấm công và các văn bản nghiệm thu bàn giao từng hạng mục
đã hoàn thành về công ty quyết toán. Số tiền quyết toán của mỗi bộ phận được
thanh toán sau khi trừ đi số tiền đã tạm ứng đầu tháng. Cán bộ công nhân viên tại
công ty thì về phòng tài vụ lĩnh tiền còn các bộ phận ở công trình thì cán bộ phụ
trách lương nhận quyết toán thanh toán ở phòng tài vụ và trả lương cho công
nhân ở bộ phận mình phụ trách.
Biểu 4: Cơ cấu lao động được áp dụng các hình thức trả lương của công ty
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000
Tổng số cán bộ CNV
- Số người hưởng lương thời gian
Chiếm tỷ trọng (%)
- Số người hưởng lương sản phẩm
Chiếm tỷ trọng (%)
822
125
15,2%
697
84,8%
835
131
15,68
704
84,32
857
138
16,1
719
83,9
Qua bảng biểu ta thấy số người hưởng lương theo sản phẩm chiếm tỷ trọng
tương đối cao trong tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty. Nếu theo số
tuyệt đối thì số lượng công nhân hưởng lương theo sản phẩm tăng lên nhưng tỷ
trọng lại giảm từ 84,8% xuống còn 83,9% .Số lượng cán bộ công nhân hưởng
lương theo thời gian tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng.Số lượng người hưởng
48
lương theo sản phẩm cao, điều đó cho thấy hình thức trả lương theo sản phẩm
đang được áp dụng rộng rãi để trả lương cho người lao động trong công ty. Hình
thức trả lương theo thời gian chỉ áp dụng cho số ít lao động là cán bộ quản lý và
lao động gián tiếp, phục vụ.
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Ở công ty cầu I Thăng Long hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng
cho các đối tượng sau:
+ Cán bộ công nhân viên quản lý, lao động thuộc các phòng ban của công ty
+ Nhân viên phục vụ, một số lao động không trực tiếp sản xuất
Theo thống kê ở biểu 4 thì số người hưởng lương theo thời gian năm 2000 chiếm
16,1% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tiền lương thời gian
được áp dụng ở công ty cầu I Thăng Long là hình thức trả lương theo thời gian
giản đơn.Tiền lương thời gian nhận được do suất lương cấp bậc và thời gian thực
tế quyết định . Tiền lương thời gian giản đơn có ba loại ; Lương giờ, lương ngày,
lương tháng. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức lương ngày. Lương thời
gian của cán bộ quản lý, nhân viên thuộc các phòng ban được áp dụng theo bảng
lương sau:
Bảng 5: Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở
doanh nghiệp
Để tính thời gian cho người được hưởng lương thời gian phải xác định được suất
lương ngày và số ngày làm việc thực tế của người lao động đó.
Suất lương nghày được tính ra từ thang bảng lương và ngày công theo chế độ
nhà nước hiện nay quy định tuần 40 tiếng tháng 22 ngày. Do đó tiền lương một
ngày công được tính theo công thức sau:
49
Lngày = Lcb / 22 Trong đó: - Lngày là suất lương ngày của một lao động
- Lcb Lương cấp bậc theo chế độ
Ngày công thực tế của cán bộ quản lý , nhân viên thuộc các phòng ban đóng tại
công ty và lực lượng quản lý tại các hạng mục công trình được tính thông qua
bảng chấm công khi thực hiện đúng kỷ luật lao động. Đi làm đúng giờ, trong ca
có mặt tại nơi làm việc. Việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động của cán
bộ công nhân viên của công ty tương đối nghiêm túc nhưng trong thời gian có
mặt tại công ty thời gian làm việc theo chức năng nhiêm vụ chưa cao.Việc thanh
toán tiền lương trả theo thời gian đến từng lao động thông qua bảng chấm công
có nội dung sau:
TT HỌ VÀ TÊN CẤP BẬC NGÀY CÔNG TIỀN LƯƠNG
NGÀY
TIỀN LƯƠNG
THÁNG
Trên cơ sở chấm công của các phòng ban và các cán bộ quản lý tại các hạng mục
công trình,cán bộ phòng tổ chức – tiền lương tính ra tiền lương tháng cho từng
người lao động theo công thức:
Ltháng = Suất lương ngày (Lngày)*Ngày công thực tế
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương sản phẩm của công ty chủ yếu là hình thức lương khoán
theo định mức (Hình thức khoán tập thể và khoán cá nhân). Hình thức khoán sản
phẩm được áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn công ty ở các đội công
trình mỗi công nhân đều có thể tham gia sản xuất chính hay phục vụ sản xuất
chính.Phương án giao khoán gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng.Đầu năm công ty lập kế
hoạch sản xuất căn cứ vào chỉ tiêu của tổng công ty giao và các hợp đồng đã ký
kết . Phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, vật tư thiết bị tính các thông số kỹ
50
thuật,vật tư máy móc, nhân lực cần thiết cho từng công trình, tính toán khối
lượng công việc từng loại và từ đó tiến hành giao
khoán cho từng công trình. Việc giao khoán được thể hiện qua “ Quyết định giao
khoán cho đội công trình” của hội đồng giao khoán trên cơ sở các yếu tố:
+ Điều kiện thi công
+ Nội dung công việc
+ Khối lượng thi công
+ Yêu cầu kỹ thuật
+ Lao động tiền lương
+ Các định mức kinh tế kỹ thuật trong thi công và xây dựng cơ bản của Bộ Xây
Dựng và các định mức của công ty
Điều kiện áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm tại công ty
Mọi công việc trước khi giao khoán cho người nhận khoán phải tính toán một
cách chi tiết yếu tố như: Tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc,
chi phí nhân công theo định mức do phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch tính toán
lên phương án. Bảng định mức chi phí về nhân công trên làm nền tảng cho việc
xác định đơn giá tiền lương cho từng công nhân khi hoàn thành theo các chi tiết
công việc
Việc giao khoán cho các đội phân xưởng sản xuất được tiến hành dựa trên
định mức dự toán xây dựng cơ bản số 56BXD/ VKT. Từ đó hội đồng giao khoán
sẽ phân công cụ thể cho từng đội, từng nhóm theo từng công trình cụ thể. Lương
khoán cụ thể của đội tổ nhóm sản xuất được tính bằng khối lượng công việc mà
cả nhóm hoàn thành được nghiệm thu cụ thể.
Bảng định mức bê tông móng cột, mống mố cầu, móng trụ cầu
51
Mã
hiệu
Công tác xây lắp
Thành phần
hao phí
Đơn
vị
Móng
cột
Móng
mố cầu
Móng
trụ cầu
221.3 Bê tông, móng
cột, móng mố
cầu, móng trụ cầu
+ Vật liệu:
Vữa
Gỗ ván
Đinh
Đinh đỉa
Nhân công
+ Máy thi công:
Máy trộn 250L
Máy đầm dùi
1,5 KW
M3
M3
Kg
Cái
Công
Ca
Ca
1.025
0.067
0.754
0.150
3.32
0.095
0.089
1.025
0.016
0.452
0.214
2.44
0.095
0.089
1.025
0.017
1.000
0.450
3.88
0.095
0.089
Biểu 5: Trích định mức lao động chi tiết của công ty cầu I Thăng Long
thị
tr
ườ
ng
HẠNG MỤC
Đơn
vị
Khối
lượng
Cấp
bậc CV
Định mức
LĐ/1đvsp
Chi phí
TL/1đvsp
52
Đây là nền tảng cho việc giao khoán sản phẩm tới người lao động.Họ sẽ biết
mọi chi phí về nguyên vật liệu máy móc nhân công trong dịnh mức khoán trên
cơ sở đó giá thành sản phẩm sẽ được tính.
Ví dụ: Giả sử ở đây khi đội, nhóm công nhân tiến hành đổ bê tông móng trụ cầu
trước khi tiến hành công việc họ được biết một cách rõ ràng về chi phí vật liệu,
nhân công cho một mét khối trong đó :(trích định mức mã hiệu 221.300)Vữa :
1,025m3, Gỗ ván: 0,017m3, Đinh : 1kg , Đinh đỉa : 0.45 cái , nhân công:3,38 bậc
thợ 3,5/7...
Sau khi Hội đồng giao khoán thống nhất giá khoán, đơn giá khoán sẽ được
thông báo trực tiếp tới người nhận khoán trước khi ký hợp đồng giao khoán. Các
đội phân xưởng được giao khoán đều được thông báo về thông số kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm cuối cùng khi bàn giao ( dược ghi trong hợp đồng giao khoán)
Khi người nhận khoán xem xét đầy đủ các yêu cầu đó sẽ ký hợp đồng với hội
đồng giao khoán trên cơ sở đơn giá cố định, phần khối lượng sẽ được tính toán
một cách chi tiết . Với cách tính đảm bảo sự công bằng khi thanh toán tiền lương
cho các đội, phân xưởng hội đồng giao khoán thường xuyên theo dõi thi công
của các đội kiểm tra, nghiệm thu ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục công
việc.Quá trình nghiệm thu căn cứ vào các yêu cầu của bản vẽ thiết kế, chất lượng
sản phẩm khi bàn giao.
Căn cứ vào định mức này, khi tiến hành công việc đội nhóm công nhân chỉ
được phép sử dụng chi phí vật liệu đó cho công việc mà mình nhận. Trong
trường hợp sử dụng quá số lượng vật tư theo định mức mà việc đó không có sự
giải thích của cán bộ giám sát kỹ thuật thì số lượng chênh lệch đó sẽ trừ vào
lương khoán.
53
Việc sử dụng các định mức của nhà nước vào làm cơ sở là việc làm cần thiết,
nhưng thực tế ở công ty cho thấy khi vận dụng đòi hỏi cán bộ tính khoán phải
linh hoạt áp các định mức sao cho phù hợp với từng công trình, từng điều kiện
thi công cụ thể nhằm tránh tình trạng tính khoán quá cao hay thấp quá gây ra sự
bất hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất .
+ Phân tích trả lương tại các đội sản xuất
Đối với công việc giao khoán cho tập thể ( đội, tổ, phân xưởng ) thì các đội sản
xuất thanh toán tiền lương hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc đã hoàn
thành ghi trong phiếu giao khoán sau khi đã được kiểm tra nghiệm thu của cán
bộ giám sát kỹ thuật.Tiền lương phân phối cho từng nhân công theo phương
pháp chia lương của chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể.Tiền lương của đội
được tính theo công thức : Tổng Lsptt = N *Tổng ĐG i * Q i
Trong đó: - Lsptt là tổng tiền lương sản phẩm tập thể tính cho một đội hoặc một
phân xưởng.
- ĐG i : Đơn giá sản phẩm loại i ;Q i khối lượng sản phẩm sẩn xuất
ra trong tháng; N là số loại sản phẩm sản xuất trong tháng.
Sau khi kết thúc tháng làm việc, tổng số tiền lương của đội được tính theo
công thức trên, sau đó cán bộ tiền lương ở bộ phận sẽ thanh toán cho từng người
theo ngày công và năng suất lao động của từng cá nhân.
Lúc này ngoài đơn giá sản phẩm, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiền
lương của mỗi công nhân còn phụ thuộc ngày công thực tế và hệ số tính lương.
Hệ số tính lương của mỗi công nhân phụ thuộc vào mức độ phức tạp, nặng nhọc
của công việc. Hiện nay trong các đội sản xuất hệ số tính lương được quy định
như sau:
Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Hệ số 1.4 1.55 1.72 1.72 2.33 2.84 3.45
54
Mức lương
Từ ngày công thực tế và hệ số lương của mỗi công nhân tính ra này công hệ số
của họ.
Ngày công hệ số của mỗi công nhân = Ngày công thực tế của họ * Hệ số tính
lương của họ
Tổng hợp ngày công hệ số của tất cả công nhân trong đội cán bộ tính lương ở cơ
sở được tổng ngày công hệ số.
Đơn giá của một ngày công hệ số = Tổng lương trả cho đội/ Tổng ngày công hệ
số của đội
Tiền lương của công nhân thứ i = Đơn giá một ngày công hệ số * Ngày công hệ
số của công nhân thứ i
Việc phân phối tiền lương như trên khuyến khích công nhân trong tổ nâng cao
trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của cả tổ . Song nó có nhược
điểm là sản lượng của mỗi công nhaankhoong trực tiếp định tiền lương của họ.
Do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân, mặt khác do
việc phân phối tiền lương không tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức
khoẻ sự cố gắng lao động, điều kiện sản xuất ... nên chưa phản ánh đầy đủ
nguyên tắc phân phối tiền lương theo số lượng và chất lượng lao động.
2. Tổ chức phục và bố trí lao động tại công ty :
Việc giao khoán cho các đội phân xưởng là phương thức “chìa khoá giao tay”
nhưng tuân thủ nguyên tắc không bao giờ “khoán trắng” . Đồng thời do đặc thù
của nghành là điều kiện nơi sản xuất hết sức khó khăn các công trình thì phân tán
Chính vì vậy công ty hết sức chú trọng công tác tổ chức phục vụ cho sản xuất tại
nơi thi công một cánh tốt nhất có thể. Khi một đội được giao khoán một công
trình thì công ty sẽ tổ chức nơi làm việc, nơi ăn chốn ở cho công nhân, bố trí nơi
tập kết nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Trong những
55
năm qua công ty đã quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên khá tốt,
chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên đến từng đơn
vị, cụ thể chăm lo hai bữa ăn chính và phụ trong ngày, ăn ca đêm, bồi dưỡng khi
cần thiết .
Sửa sang xây dựng nhà cửa nơi ăn ở làm việc, che nắng, che mưa nơi hiện
trường thi công cho công nhân. Vệ sinh phòng bệnh , chăm lo y tế cho cán bộ
công nhân viên trong toàn công ty. Đối với cán bộ công nhân viên trên các công
trình dù ở đâu, lâu hay chóng công ty cũng đều đầu tư xây dựng nơi ăn ở khá
vững chắc, đàng hoàng sạch sẽ, có ti vi báo chí, dụng cụ thể thao đầy đủ. Làm
cầu nhưng nhiều người lao động trong công ty đã được ở khách sạn trong nhiều
năm liền, từ năm 1991 - 1995 cán bộ công nhân viên trên công trình khôi phục
cầu Tràng Tiền đều được ở khách sạn Morin
Công ty cũng đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng sửa sang trụ sở làm việc
trong một khuôn viên rộng lớn khang trang ngang tầm với sự phát triển lớn mạnh
của công ty. Đồng thời đã hợp thức hoá quyền sử dụng để mở mang cải tạo nâng
cấp văn phòng Ban đại diện của công ty tại Huế.
Các chế độ chính sách nói chung của công ty đều tổ chức kịp thời đầy đủ, nhất
là các vấn đề chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động
như hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, nâng lương
nâng bậc, bảo hộ lao động, bảo hiểm công ty tế, khám sức khoẻ định kỳ, tham
quan du lịch, điều dưỡng nghỉ mát...đều được công ty thực hiện tốt.
Công ty luôn luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
nhà nước. Thực hiện tốt các quy định của nghành và các nội quy quy chế của địa
phương nơi đóng quân. Tham gia tốt các phong trào giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, chống các tệ nạn góp phần làm
lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
56
Tổ chức công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tại các đơn vị .Tổ chức
hội họp, học tập, giáo dục chính trị , tư tưởng văn hoá nghiệp vụ cho các cán bộ
công nhân viên .
Chính các việc làm cụ thể trên đã và đang góp phần nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty còn chú trọng đến việc đưa máy móc thiết bị vào thay thế sức lao
động nhằm công nghiệp hoá hiện đại hoá dây chuyền sản xuất. Những công tác
này trong những năm qua đã duy trì và góp phần tăng năng suất lao động của
công ty, gắn bó người lao động với công việc.
Việc bố trí lao động tại công ty được quan tâm chỉ đạo của cán bộ giám sát
một cách tận tình chi tiết. Sau khi các đội nhận khoán lực lượng lao động của
các đội được tổ chức bố trí một cách hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng
của từng người cụ thể.
Công ty là đơn vị dẫn đầu trong công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ
Đặc biệt công ty luôn luôn tạo nguồn cán bộ kế cận, quy hoach cán bộ trong
cả nước trước mắt và lâu dài.
- Công ty còn tiến hành liên tục công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
người lao động trong toàn công ty thông qua các tổ chức chính trị trong công ty.
- Công ty đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đi học,
trong 10 năm đổi mới có 50 cán bộ công nhân viên theo học tại các trường đại
học và cao đẳng.
- Có 8 đồng chí là cán bộ chủ chốt đi học tại Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
57
- Cử nhiều đoàn cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhan lành
nghề đi tham quan học tập tại các cơ sở trong nước và ở nước ngoài như Cộng
hoà Pháp, Italia, Trung quốc...và các nước trong khối Asean.
- Trong phạm vi tổng công ty công ty cầu 1 Thăng Long là đơn vị dẫn đầu
trong việc đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ có năng lực cho cấp trên và cho các
đơn vị bạn.
Đối với lực lượng lao động trực tiếp, hàng trăm công ty đều phối kết hợp với
Trường kỹ thuật nghiệp vụ giao thông miềm bắc và Trường nghiệp vụ Thăng
Long đào tạo và đào tạo lại tay nghề, tiếp cận công nghệ mới với tổng chi phí
bình quân hàng năm từ 2 - 3% so với tổng mức đầu tư đổi mới công nghệ.
Mạt khác cũng có biện pháp thưởng phạt thích đáng cho người lao động thấy
rõ trách nhiêm của mình.
Trong những năm qua tiền lương bình quân và lợi nhuận của công ty không
ngừng tăng lên.
Từ việc làm đầy đủ, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn
được ổn định và ngày càng được cải thiện nâng cao.
Thu nhập bình quân hàng năm đều tăng tiến nhanh dần :
- Năm 1991 bình quân thu nhập mới chỉ đạt 90000đ/người tháng thì năm 1992
đã tăng lên 300000đ/người tháng.
- Các năm 1993 - 1996 bình quân thu nhập từ 405000đ - 859000đ/người/tháng.
- Năm 1997 -1998 bình quân thu nhập từ 960000đ - 1050000đ/người/tháng.
- Năm 1999 đạt bình quân 1200000đ/người/tháng.
Đặc biệt là làm cầu nhưng nhiều người lao động trong công ty cũng có thu nhập
khá cao :
- Năm 1991 - 1992 có 726 lượt người có thu nhập từ 400000 - 500000đ/tháng.
58
- Năm 1993 - 1994 có 1300 lượt người có thu nhập cao từ 600000 -
800000đ/tháng.
- Năm 1995 -1998 có gần 2000 lượt người có mức thu nhập từ 1000000 -
1500000đ/tháng.
- Năm 1999 có nhiều lượt người có thu nhập từ 1700000 - 2000000đ/tháng.
Ngoài thu nhập trên căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty trích từ
100 - 150 triệu đồng/quý để thưởng cho cán bộ công nhân viên. Những ngày lễ
tết công ty đều có quà cho người lao động từ 100000 - 200000đ/người, năm 1998
- 1999 là từ 300000 - 400000đ, cao nhất là 1000000đ trong dịp tết nguyên đán
Canh thìn.
Hiện nay công ty có :
- 35% tổng số cán bộ công nhân viên có xe máy.
- 75% gia đình cán bộ công nhân viên có ti vi mầu, đầu video và các dụng
cụ gia đình đắt tiền khác.
- 150 gia đình ( kể cả những người về hưu mất sức) đã được công ty sắp xếp
nhà ở ổn định. Trong đó có 30% nhà vĩnh cửu và 70% nhà cấp 4. Quỹ nhà ở của
công ty tại 5 khu vực với tổng diện tích 5000 m2 đã cơ bản phân phối xong cho
người lao động đảm bảo công bằng xã hội trên cơ sở sự cống hiến của mỗi người
trong quá trình công tác nói chung và quá trình làm việc tại công ty nói riêng.
Nhiều gia đình đã tự sửa chữa cải tạo xây dựng hoặc mua nhà ở mới với giá trị
không nhỏ. Công ty không còn hộ đói nghèo, đại bộ phận có mức sống tầm
trung.
4. Phân tích tình hình nguồn hình thành và công tác quản trị quỹ lương của
công ty:
Hàng năm , Công ty lập quỹ lương dựa trên cơ sở mức sản lượng của công ty
do Tổng công ty giao và các hợp đồng đã ký kết.Từ đó làm căn cứ để bóc tách
59
dự toán phân phối quỹ lương. Căn cứ vào mục đích tiến độ thi công công trình,
tính ra khối lượng công việc nhân lực cần đảm nhiệm .
Quỹ lương kế hoạch của công ty được tính theo khối lượng sản phẩm theo kế
hoạch trong kỳ:
Q TLSP = Tổng (ĐG i * SP i)
Q TLTG = N * MLCB* HSCB
Trong đó : - Q TLSP : là tổng quỹ lương theo sản phẩm
- ĐG i : Đơn giá tiền lương của từng sản phẩm
- SP i : Số lượng sản phẩm
- Q TLTG : Quỹ lương thời gian
- N : Số lượng nhân viên nhân
- MLCB : Mức lương cơ bản
- HSCB : Hệ số lương cơ bản
Q KH : Tổng quỹ lương kế hoạch
V. NHẬN XÉT CHUNG :
Trong những năm qua công tác tiền lương của công ty Cầu I Thăng Long
luôn được ban lãnh đạo quan tâm đổi mới và hoàn thiện. Các hình thức trả lương
tại công ty đã được thay đổi sao cho phù hợp với từng giai doạn. Nhưng hiện nay
vẫn đang còn tồn tại nhiều vướng mắc và bất hợp lý gây khó khăn cho công tác
quản trị và phát huy hết tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong hình thức
trả lương theo thời gian chỉ gắn vào cấp bậc, hệ số lương và ngày công thực tế
Q KH = Q TLTG + Q TLSP
60
để trả lương gây ra tình trạng người lao động chỉ đến công ty để chấm công và
nhận lương, chưa khuyến khích người lao động thực sự cố gắng nâng cao hiệu
quả làm việc. Mặt khác trả lương cho cán bộ quản lý nhân viên các phòng ban
không gắn với kết quả của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự
phát triển của công ty để khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc.
Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm còn gặp vướng mắc trong khâu định
mức có những công việc định mức quá cao làm đội chi phí và cũng có những
công việc nếu căn cứ theo định mức thì không thể hoàn thành. Nghiệm thu kiểm
tra chất lượng sản phẩm còn nhiều kẽ hở, chưa phân trách nhiệm rõ ràng.Công
tác theo dõi chấm công ở công ty cũng như ở các cấp đơn vị thi công còn nhiều
tồn tại quan liêu thậm trí phụ thuộc chủ quan vào cán bộ tính lương.
Đặc biệt hiện nay những thiếu sót trên được bộc lộ rõ nét khi mức lương cơ bản
của nhà nước tăng lên 244.000 đ/ tháng làm quỹ lương thực tế của công ty tăng
lên quá lớn đội giá thành sản phẩm lên. Chính vì vậy thực tế đặt ra là phải có các
giải pháp Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công trả lương tại công ty cầu I
Thăng Long
61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH
THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CẦU THĂNG LONG
Công ty xây dựng Cầu I Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, làm
ăn có hiệu quả, lợi nhuận của công ty ngày một tăng. Trong những năm qua công
tác trả lương tại công ty đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc kích
thích người lao động, đẩy mạnh sản xuất. Công ty đã áp dụng các hình thức tiền
lương một cách hợp lý, linh hoạt, gắn với từng loại hình công việc, phát huy việc
phân phối và sử dụng tiền lương thành một đòn bấy kinh tế kích thích sản xuất
phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề như đã phân tích ở trên.
Với ý nghĩa, mục đích làm thế nào để hoàn thiện hơn công tác tổ chức các hình
thức trả lương tại công ty để nó thực sự là đòn bấy kinh tế mạnh mẽ thì công ty
cần thực hiện một số giải pháp.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG:
62
Định hướng phát triển toàn diện cho công ty nói chung định hướng cho sự
phát triển trong công tác tiền lương (cụ thể là các hình thức trả lương) nói riêng
là một việc làm khó khăn nhưng để hoàn thiện công tác quản trị trong doanh
nghiệp và cho sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai
thì là một việc làm mang tính chiến lược mà các nhà quản trị cần tính đến.
Định hướng hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương theo đúng nguyên tắc
phân phối theo lao động theo số lượng và chất lượng tạo ra ddonf bẩy kinh tế
giúp công ty Cầu I Thăng Long tốt tăng được năng suất lao động giảm giá thành
tiết kiệm chi phí đưa hiệu quả lên cao, tăng sức cạnh tranh của công ty. Những
định hướng cụ thể cho công tác tiền lương như :
Nghiêm chỉnh trong việc tuyển dụng lao động
Đây là khâu quan trọng đối với công tác quản lý lao động tiền lương, một
người nuốn tham gia lao động sản xuất trong doanh nghiệp thì trước tiên phải
qua khâu tuyển dụng, nếu đạt yêu cầu mới được chấp nhận.
Xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp mà những người có khả năng đáp
ứng mới đăng ký tham gia thi tuyển, do đó doanh nghiệp cũng sẽ phải thực hiện
nghiêm chỉnh nguyên tắc tuyển người. Phải thực hiện công bằng trong khâu này
để đảm bảo tuyển dụng được đúng người cho đúng công việc mình cần không vì
bất cứ lợi ích cá nhân nào mà lựa chọn thiếu chính xác, có như vậy mới có thể
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Phải đặc biệt quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài
Nhân tài chính là nguồn chất xám của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp phải
biết tận dụng nguồn này một cách hiệu quả, tuyệt đối không được lãng phí. Để
làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có những chế độ đãi ngộ, thưởng
63
xứng đáng đối với những người giỏi thực sự đó bởi khi được trả công xứng đáng
thì người lao động sẽ không tiếc công sức đầu tư nghiên cứu, làm việc một cách
hăng say, năng suất nhất để giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển mạnh
hơn.
Tăng cường công tác đào tạo giáo dục các cán bộ tiền lương
Đây là một việc làm chiến lược mang ý nghĩa to lớn, phải đào tạo cho cán bộ
thực hiện công tác tiền lương có trình độ nghiệp vụ nhằm không tính sai, đảm
bảo sự công bằng cho người lao động, hoàn thiện hệ thống quản trị tiền lương
của công ty .
II. HOÀN THIỆN MỘT SỐ CÔNG TÁC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:
1. Hoàn thiện việc bố trí và sử dụng lao động
Đối với mỗi công trình cần phải tách ta từng công việc, công đoạn trên cơ
sở đó để xác định mức độ phức tạp của từng công việc, vào trình độ tay nghề của
số công nhân hiện có để phân phối lao động cho các công trình một cách hợp lý.
Với việc lập kế hoạch như vậy sẽ tránh được tình trạng thừa thiếu giả tạo
công nhân đối với các công trình.
Để lập kế hoạch bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn cần xác
định cấp bậc công việc bình quân. Sau đó dựa vào nhu cầu (mức lao động ) đối
với từng công việc, công đoạn để lập kế hoạch lao động cho phù hợp đúng nghề
đúng chuyên môn và đảm bảo sao cho cấp bậc công nhân bằng hoặc thấp hơn
cấp bậc công việc một cách hợp lý ( thường là thấp hơn một bậc).
Việc bố trí được thực hiện bằng cách bố trí trong một tổ bao gồm những
người thợ bậc cao và thợ bậc thấp.
Với cách bố trí như vậy tạo được sự giúp đỡ lẫn nhau giữa thợ bậc cao và
thợ bậc thấp nhằm nâng cao tay nghề cho thợ thấp hơn.
2. Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
64
Như chúng ta đã biết tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt sẽ góp phần làm
cho năng suất lao động của công nhân tăng lên. nếu tổ chức phục vụ nơi lao động
không tốt dẫn tới tình trạng xuất hiện nhiều thời gian lãng phí không sản xuất,
làm giảm năng suất lao động do đó ảnh hưởng đến tiền lương.
Do đó để làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cần :
- Xem xét đói với từng công trình về mặt bằng thi công, điều kiện thi
công, nơi ăn ở cho công nhân...Để từ đó có các biện pháp hợp lý nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho người công nhân làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
- Do các công trình thi công thường ở xa và phân tán vì vậy việc sắp xếp
huy động máy móc, thiết bị phục vụ cho các công trình phải được thực hiện tốt,
tránh tình trạng chồng chéo, nơi thừa máy nơi thiếu máy thi công, gây lãng phí
thời gian sản xuất do phải chờ đợi máy móc.
- Về công tác phục vụ nguyên vật liệu cần xem xét cụ thể số lượng chủng
loại nguyên vật liệu để có kế hoạch vận chuyển, tập kết tại công trình tạo điều
kiện cho qua trình sản xuất được liên tục.
3. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết
quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm. Đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là yéu tố quan
trọng quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó công tác
thống kê kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm phải được quan tâm chú ý, đặc biệt là
những sản phẩm do công nhân sản xuất và được hưởng theo chế độ khoán.
Để trả lương đúng sát với việc làm và hiệu quả kinh tế của người lao động
công tác thống kê, ghi chép ban đầu về các số liệu có vị trí rất quan trọng, có ghi
chép đầy đủ tỷ mỉ, chính xác thời gian lao động sản lượng, chất lượng sản phẩm
65
của từng công việc, từng giai đoạn thì mới tiến hành trả lương theo chế độ khoán
được chính xác, công bằng.
Phương hướng để nâng cao hiệu quả của công tác này là :
Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép, thống
kê đầy đủ, đề ra các bảng biểu cho phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng
giai đoạn để tiện cho việc ghi chép thống kê.
Các cán bộ phụ trách công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (phòng kỹ
thuật, phòng vật tư - thiết bị...) phải thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra
chất lượng sản phẩm, khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu của từng công việc,
từng công đoạn sản xuất thi công. Từ đó có những sửa chữa kịp thời những thiếu
sót về kỹ thuật, cũng như việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Có sự
thưởng phạt thích đáng đối với những cá nhân tập thể không đạt yêu cầu về chất
lượng sản phẩm. Đồng thời phải bố trí sử dụng những cán bộ công nhân có kinh
nghiệm, chuyên môn tay nghề cao, có trách nhiệm vào công tác thống kê, kiểm
tra nghiệm thu sản phẩm. Tiến hành tranh bị những máy móc, thiết bị dụng cụ
hiện đại cho công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.
III .BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC VÀ XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG
CHO HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM :
1.Hoàn thiện hệ thống định mức:
Hoàn thiện định mức lao động tiên tiến và hiện thực trong sản xuất kinh
doanh là một trong những biện pháp quản lý kinh tế khoa học, đảm bảo hiệu quả
cho quá trình sản xuất, đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý lao động khoa
học, đảm bảo tính chặt chẽ, thể hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của người lao
động đối với xã hội.
Ở công ty khi áp dụng chế độ trả lương khoán sản phẩm đã áp dụng định
mức lao động 56 BXD/ VKT, nhưng việc xây dựng định mức ở đây chưa đảm
66
bảo tính tiên tiến hiện thực, chưa chính xác, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.
Với hệ thống định mức của Nhà nước ta thấy định mức chưa gắn với cụ thể nơi
làm việc .
Để khắc phục tình trạng đó, công ty cần nhận thức rõ sự cần thiết phải
xem xét lại ưu nhược điểm của định mức cũ làm ảnh hưởng đến công tác trả
lương tại công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Công ty cần xem xét tổ chức hợp lý hội đồng định mức do đồng chí phó
giám đốc vật tư - kỹ thuật phụ trách kết hợp với cán bộ thuộc các phòng ban :
kinh tế - kế hoạch, vật tư thiết bị, kỹ thuật... để làm việc đảm bảo tính chính xác,
kết hợp với điều kiện thực tế để xây dựng định mức thể hiện tính tiên tiến, hiện
thực của nó. Mặt khác, công ty cần phải nhận được đây là một việc làm thường
xuyên sau những thời gian nhất định phải xem xét lại khi có những thay đổi
trong việc sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua do sự chuyển đổi cơ chế
kinh tế, trong công ty đã có nhiều sự thay đổi nhưng lãnh đạo công ty cũng thấy
được sự cần thiết xem xét lại hệ thống định mức lao động, do đó đã thực hiện
việc hướng dẫn áp dụng định mức mới do công ty qui định trên cơ sở định mức
của nhà nước và thực tế trên thị trường.
Trên cơ sở những tài liệu đã có công ty cần phải kết hợp các phương pháp
xây dựng định mức như : phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp phân
tích bằng các hình thức bấm giờ, chụp ảnh, căn cứ vào điều kiện sản xuất thực tế
để hàng năm công ty tổ chức thi tay nghề kiểm tra bậc thợ công nhân. Đây là
những căn cứ khá chính xác, đầy đủ cho việc xem xét lại những định mức trước
đó của công ty.
Định mức lao động hợp lý nhằm đảm bảo số lượng lao động theo kế hoạch
sản xuất, tiết kiệm được sức lao động, đảm bảo quỹ tiền lương cho lao động, phù
67
hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Cũng
qua hệ thống định mức, chúng ta xây dựng được kế hoạch về số lượng lao động
có cơ sở khoa học, chính xác, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và đạt được
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh .
Cùng với việc xây dựng hệ thống định mức thì việc xây dựng hệ thống
điều chỉnh giữa định mức với điều kiện thực tế là việc làm rất quan trọng. Để
xây dựng được hệ số điều chỉnh ta sử dụng phương pháp so sánh điển hình. Đầu
tiên ta chia các bước công việc thành các nhóm khác nhau, sau khi chia thành
các bước công việc ta chọn ở mỗi nhóm một bước công việc điển hình. Sau đó ta
xây dựng quy trình thực hiện và mỗi bước công việc điển hình.
Bên cạnh việc xây dựng các dịnh mức cho phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh công ty cần tiến hành tổ chức sản xuất để đảm bảo sản xuất được liên
tục nhịp nhàng, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị.
Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong nhóm sản
xuất .
Công nhân trong đội, nhóm sản xuất được hưởng lương theo chế độ lương
khoán, phương pháp tính lương cho cả nhóm, đội là chặt chẽ và hợp lý nhưng
phương pháp chia lương cho từng công nhân trong nhóm chưa tính đến các yếu
tố thuộc về cá nhân người lao động như tinh thần làm việc sức lao động bỏ ra, sự
cố gắng trong lao động...Do đó hoàn thiện hơn nữa phương pháp trả lương này hì
hàng tháng đội trưởng, tổ trưởng sản xuất cần theo dõi phân loại công nhân dựa
vào các chỉ tiêu :
+ Đảm bảo số ngày công làm việc
+ Tinh thần làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật
+ Tinh thần trách nhiệm
+ Hiệu quả làm việc
68
Trên cơ sở đó đánh giá phân loại công nhân của đội, tổ mình theo các loại
a,b,c.
Để gắn với việc phân loại như trên và để tác động trực tiếp tới thu nhập
của từng người có thể dùng các hệ số điều chỉnh KA, KB, KC có thể qui định :
KA = 1,2; KB = 1; KC = 0,9.
Tiền lương của mỗi người là :
Đơn giá một ngày công hệ số * Ngày công hệ số của công nhân thứ i * K(A,B,C)
Như vậy, thông qua việc đánh giá xếp loại như trên tác động trực tiếp tới
thu nhập của từng công nhân, từ đó làm cho họ tích cực hăng say làm việchơn,
tiền lương phân phối cho từng người thể hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối
theo số lượng và chất lượng lao động.
III. BỔ SUNG HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG CÓ THƯỞNG KHI HOÀN THÀNH
VƯỢT MỨC KẾ HOẠCH :
Động lực chính của người lao động là làm sao nâng cao số tiền lương
mình nhận được, do đó khi có thêm khoản tiền thưởng vượt mức kế hoạch vào
tiền lương được nhận sẽ kích thích ngươì lao động làm việc với hiệu quả cao.
Mặt khác khi áp dụng hình thức này sẽ đảm bảo cho các hợp đồng ký kết
luôn hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng giúp công ty giữ được uy tín trên
thị trường.
Để xác định được hệ số vượt mức chỉ tiêu thưởng của các nhóm này thì
phải xây dựng được mức sản lượng kế hoạch.
Hệ số vượt mức kế hoạch =
Mức sản lượng thực tế
Mức sản lượng kế hoach
Đây chính là căn cứ để tính tiền thưởng thêm vào tiền lương, dựa trên mức
độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm hay
công trình.
Để tính được mức thưởng cho việc hoàn thành vượt mức kế hoạch ta phải
so sánh những lợi ích đem lại cho hàon thành vượt chỉ tiêu kế hoạch với những
thiệt hại do những hoàn thành kế hoạch từ đod đưa ra mức thưởng hợp lý.
69
Chẳng hạn cứ qui định 1% vượt mức kế hoạch công nhân được thưởng 7%
lương theo chế độ khoán.
Có thể áp dụng theo công thức :
Ltvm =
Lcđ x I x m
100 + Llcđ
Trong đó :
Ltvm : Lương thưởng vượt mức kế hoạch
Lcđ : Lương tính cố định theo đơn giá
I : Hệ số vượt mức chỉ tiêu kế hoạch
m : Mức thưởng cho 1% vượt mức kế hoạch
Hình thức này nên áp dụng cho công ty khi công ty ký kết nhiều hợp đồng
với tiến độ triển khai sớm hoàn thành dự án.
Thực hiện theo hình thức này khuyến khích người lao động nhiệt tình
trong công việc do vậy đảm bảo lợi ích cho cả hai phía : bnả thân công ty và
người lao động trong công ty.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤ TRỢ KHÁC ĐẢM BẢO CHO VIỆC TRẢ LƯƠNG
1. Tổ chức chỉ đạo sản xuất :
Tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng đối với hoạt đọng sản
xuất của công ty. Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi lãnh đạo công ty phải tìm ra
được hướng đi đúng đắn, cải tiến, bổ sung để thích ứng với những biến động của
thị trường. Do đó công ty cần mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của các đội công
trình, đặc biệt trong vấn đề tự tìm bạn hàng. Để chỉ đạo sản xuất tốt hơn, công ty
cần lập kế hoạch cụ thể theo giai đoạn, theo yêu cầu của khách hàng đề ra
phương án tối ưu về nguyên liệu máy móc, số lượng lao động. Sau khi có kế
hoạch sản xuất cụ thể công ty cần tổ chức các yếu tố đầu vào cho thích hợp, công
ty cần có biện pháp quản lý, giám sát thời gian lao động của từng bộ phận công
nhân sản xuất, có các biện pháp thưởng phạt thích đáng để khuyến khích người
công nhân tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên vật liệu. Dựa vào kế
70
hoạch và nhu cầu sản xuất của từng thời điểm nhất định mà cân đối số lượng
công nhân giữa các bộ phận sản xuất sao cho đảm bảo sản xuất và tiết kiệm lao
động sống.
2. Về kỷ luật lao động :
Việc áp dụng chế đọ trả lương khoán sản phẩm đòi hỏi kỷ luật lao động
phải được thực hiện nghiêm đối với từng công nhân trong các tổ, đội nhóm, do
vậy phải tăng cường hơn kỷ luật lao động, biến nó thành sự tự giác chấp hành
của người lao động. Trong quá trình lao động sản xuất cần xem xét đánh giá ý
thức trách nhiệm, thái độ làm việc của từng công nhân, cần tiến hành thưởng
phạt bằng kinh tế những công nhân không chấp hành tốt kỷ luật lao động, để
công tác trả lương thể hiện đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối theo số lượng
và chất lượng lao động.
3.Tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức cho người lao động để người lao
động gắn bó hơn nữa với công ty
Như chúng ta đã biết ý thức, tư tưởng của người lao động là nhân tố quan
trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu ý thức tư tưởng của
người lao động tốt thì hiệu quả lao động sẽ cao và ngược lại những người ý thức
kém, thiếu nhiệt tình trong công việc dẫn tới tình trạng năng suất lao động thấp,
ảnh hưởng không tốt tới người xung quanh. Do vậy các cán bộ lanh đạo trong
công ty cần phải quantâm hơn nữa đến người lao động, gắn bó gần gũi quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau cả về tinh thần lẫn vật chất để mọi người gắn bó với công ty
hơn, bên cạnh đó phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi xấu
làm ảnh hưởng không tốt tới tình hình chung của công ty.
Bên cạnh đó công ty cần tìm thêm những việc làm mới phù hợp với khả
năng của công ty tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
làm cho họ thực sự yên tâm gắn bó với công ty.
71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cầu I Thăng Long.pdf