Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa gia
tăng, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển một nhu cầu cấp thiết trong đời sống
của người dân các đô thị đó là du lịch cuối tuần. Nhu cầu này đã đang trở thành một thói
quen mới và phổ biến đối với người dân cả nước nói chung, nguồn dân các thành phố Hà
Nội nói riêng. Trong tương lai nhu cầu này còn gia tăng hơn nữa. Đây chính là một thị
trường mới mẻ và đầy hấp dẫn dành cho các nhà kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay thì sự cạnh tranh đang trở thành một xu thế tất yếu.
67 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là doanh thu từ các dịch vụ
khác.
Bảng 7: Kết quả doanh thu từ du lịch Sơn Tây- Ba Vì
2001-2004
Đơn vị: Triệu đồng.
Địa
điểm
2001 2002 2003 2004
Doanh
Thu
Tỉ lệ %
Doanh
Thu
Tỉ lệ
%
Doanh
Thu
Tỉ lệ %
Doanh
Thu
Tỉ lệ %
Sơn Tây-
Ba Vì
39.473 24.2 47.367 26.3 61.577 29.8 95.917 34.3
Hà Tây 162.820 100 180.280 100 206.542 100 280.000 100
Nguồn Sở Du Lịch Hà Tây
Do luồng khách đến Hà Tây hạn chế, thời gian lưu trú quá ngắn nên doanh thu từ du
lịch của tỉnh và đặc biệt là của Sơn Tây- Ba Vì còn nhiều hạn chế. Doanh thu bao gồm các
khoản khách chi trả trong thời gian lưu trú tại điểm du lịch bao gồm các khoản lưu trú, ăn
uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, cũng như các dịch vụ khác.
Doanh thu từ du lịch Hà Tây cũng như nhiều điểm du lịch khác được thống kê là
doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch. Hà Tây là tỉnh có nhiều loại hình và hoạt động du
lịch khác nhau, khó quản lý và cũng khó thống kê nhiều thành phần tham gia kinh doanh
du lịch. Thu nhập từ du lịch thuần tuý khó xác định, chỉ tiêu cần tổng hợp là tổng thu xã
hội từ hoạt động du lịch, những khoản thu nhập cho ngành, xã hội do hoạt động du lịch
mang lại.
Hiện tại, khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì lưu trú ít, khách thường đi trong ngày
không sử dụng các dịch vụ lưu trú, thậm chí các dịch vụ ăn uống do các đối tượng là khách
sinh viên, học sinh, cũng như những đoàn khách đoàn thể, cơ quan, người già... Đây là
những đối tượng có khả năng chi trả thấp, họ tham gia khai thác tài nguyên mà không có
nhiều đóng góp cho ngành du lịch. Nếu như vị trí địa lý của tỉnh cũng như loại tài nguyên
du lịch của tỉnh phù hợp với việc hình thành các nhóm khách thì cần có các định hướng
cho họ tham gia thêm vào một số loại hình du lịch dịch vụ khác để giảm bớt số lượng
khách du lịch đại trà và có chiến lược thu hút khách trọng tâm hơn.
Như vậy, cùng với các biện pháp gia tăng doanh thu cần thiết phải có các điều chỉnh
hợp lý, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Khoảng cách địa lý của tỉnh không tạo điều
kiện để phát triển dịch vụ lưu trú nhưng lại phù hợp để thu hút khách nghỉ trưa, ăn trưa. Vì
vậy, cần có định hướng phát triển sản phẩm ẩm thực địa phương phù hợp với thời gian tổ
chức tour, tuyến du lịch, phù hợp với thị hiếu và khả năng của thị trường khách chính.
Chương III:
Một số giải pháp Marketing - Mix
nhằm thu hút khách du lịch cuối tuần
ở thị xã Sơn Tây và Ba Vì.
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
3.1.1. Quan điểm phát triển.
- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội.
Quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược,
trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong tổ chức quy hoạch
không gian du lịch trong việc phân tích thị trường định hướng tiếp thị, xúc tiến và tuyên
truyền quảng bá.
Trước những biến động phức tạp của thế giới hay như tình hình Tây Nguyên bất ổn
chính trị ở trong nước, thì việc phát triển du lịch Hà Tây nói riêng, cả nước nói chung càng
phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Quan điểm phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội.
Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, từ đó
lập ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên
nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan thiên nhiên và các khu thắng cảnh, khu bảo
tồn văn hoá, di sản không những bị xâm hại mà còn được bảo tồn và phát huy giá trị tốt
hơn. Đặc biệt là đối với hệ sinh thái rừng, những danh thắng quan trọng và các quần thể di
tích lịch sử...
Vừa qua dịch viêm đường hô hấp SARS xuất hiện trên thế giới trong đó có Việt
Nam và đến bây giờ lại là dịch cúm (H5N1) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế
giới đặc biệt là du lịch. Đối với Việt Nam, nhưng đợt dịch vừa qua đã làm nhiều đoàn
khách quốc tế huỷ các chuyến du lịch đến Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch
Việt Nam. Vì vậy quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong
sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực
từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương.
- Phát triển du lịch phải tạo sự liên hoàn và nối kết với các tỉnh lân cận để cùng phát
triển.
Phát triển du lịch Hà Tây phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh lân cận để có được
nguồn khách thường xuyên và ổn định. Trong thời gian qua nguồn khách chủ yếu của dủ
lịch Hà Tây vẫn là các nguồn khách từ các thị trường truyền thống cho nên kết hợp chặt
chẽ với du lịch các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ là thật sự cần thiết.
- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển được cần có sự phối hợp đồng
bộ của nhiều ngành như nông nghiệp; giao thông , công nghiệp, bưu chính viễn thông,
điện... do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các
ngành, mỗi người dân Hà Tây. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Hà Tây, phát triển và
đạt được những mục tiêu đề ra.
3.1.2. Định hướng phát triển.
- Định hướng chung
Để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch cuối tuần ở Hà Tây, để Hà Tây nơi cận kề thị
trường khách du lịch cuối tuần Hà Nội thực sự thành điểm du lịch cuối tuần của người dân
Hà Nội, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho du lịch cuối tuần thành một thế
mạnh của Hà Tây để Hà Nội là thị trường khách chính của du lịch cuối tuần Hà Tây. Định
hướng ấy gắn kết các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội - văn hoá để xây dựng một hệ
thống các dịch vụ du lịch phù hợp với nhu câu của khách du lịch cuối tuần. Định hướng ấy
vừa khai thác tiềm năng sẵn có của Hà Tây cho du lịch, vừa thúc đẩy các ngành, các lĩnh
vực khác của địa phương phát triển. Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo nâng dần
đời sống vật chất và tinh thần của mọi t ầng lớp nhân dân lao động. Căn cứ vào tiềm năng,
quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Hà Tây xác định rõ thế mạnh của ba cụm, khu du
lịch trọng điểm: Hương Sơn - Quan Sơn, Suối Hai- Ba Vì, Hà Đông và phụ cận. Quy
hoạch khu du lịch Hương Sơn và Suối Hai núi Ba Vì đã được chỉnh phủ công nhận là khu
du lịch chuyên đề quốc gia.
Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo
môi trường sinh thái để phát triển bền vững du lịch Sơn Tây - Ba Vì.
3.1.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch.
- Định hướng phát triển không gian.
Không gian du lịch Sơ Tây - Ba Vì được lồng trong không gian phát triển kinh tế xã
hội chung của khu vực đã được xác định trong chiến lược phát triển chuỗi đô thị Xuân Mai
- Hoà Lạc. Ngoài ra, không gian này cũng phù hợp với tổ chức không gian du lịch trong
quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, quy hoạch tổng thể
phát triển vùng du lịch Bắc Bộ thời kỳ 1996-2010. Như vậy, tổ chức không gian du lịch
của khu vực đảm bảo cho việc khai thác tối đa các tiềm năng du lịch, những lợi thế về vị
trí của khu vực cũng như tổ chức các tuyến điểm du lịch.
- Các cụm, điểm du lịch.
+ Khu du lịch chuyên đề quốc gia Hồ Suối Hai - Núi Ba Vì.
Gồm Hồ Suối Hai, với các điểm du lịch bãi tắm Thuỵ An, khu Đá Chông (K9),
trung tâm khai thác nước khoáng Tản Viên, nước kháng Thuần Mỹ và hồ Đằm Long, vườn
Quốc gia Ba Vì, khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Thiên Sơ - Suối Ngà, Khoang Xanh, Từ
cốt 100-400, đỉnh Vua (1296m), Đền Thượng, đỉnh Tản Viên ( 1226m), Đền Trung, Đền
Hạ, núi Chẹ, Hồ Tôm, đỉnh Hang Hùm, đỉnh Ngọc Hoa (1120m), đặc biệt có xóm sổ dân
tộc Dao với khoảng 85hộ dân và các danh thắng khắc trong khu vực Ba Vì.
+ Khu du lịch Hoà Lạc, làng văn hoá các dân tộc và Hồ Đồng Mô
Gồm Hồ Đồng Mô với các điểm du lịch đảo Mỏ, Đảo Xanh, Sân golf 18 hỗ, làng
văn hoá các dân tộc Việt Nam, làng Đại Học, Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
+.Khu di tích lịch sử, văn hoá.
Bao gồm thị xã Sơn Tây có thành cổ Sơn Tây, Làng Ngô Quyền, Phùng Hưng,
Chùa Mía, đèn Và nhà thờ Sơn Lộc và trại giam Xã Tắ, làng Cổ Đường Lâm và các điểm
du lịch phụ cận.
- Các tuyến du lịch.
Các tuyến du lịch chính trong cụm Sơn Tây- Ba Vì được xác định theo trục các
quốc lộ 21, 32 và trục láng - Hoà Lạc cho phép nối các khu du lịch trong cụm. Đây sẽ là
những tuyến du lịch tổng hợp cho phép du khách đến được hầu hết các điểm du lịch chính
trong vường Quốc Gia Ba Vì, khu du lịch Ao Vua, các đền thờ trên núi Ba Vì, các làng
dân tộc, hồ Suối Hai thành cỡ Sơn Tây, Hồ Đồng Mô, Sân golf, làng văn hoá các dân tộc
Việt Nam... Trong tương lai khu đô thị Hoà Lạc hình thành và phát triển đây sẽ là trung
tâm chính của du lịch Sơn Tây - Ba Vì. Như vậy đây cũng là trung tâm phân phối khách
chính của khu vực theo các trục quốc lộ 21 ( Xuân Mai - Sơn Tây) và trục quốc lộ 32 ( Sơn
Tây - Ba Vì - Suối Hai) để đến các cụm điểm du lịch trong khu vực.
Trong phạm vi không gian cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì có thể tổ chức các tuyến du
lịch chuyên đề.
- Du lịch văn hoá: Hoà Lạc - Đồng Mô - Sơn Tây - Ba Vì với các đối tượng du lịch
như làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, thành cỡ Sơn Tây, Chùa Mía, Đền và Đền thượng
(Ba Vì), các làng dân tộc Dao...
- Du lịch sinh thái: Hoà Lạc - Đồng Mô - Ba Vì - Suối Hai với các dân tộc du lịch là
sinh thái hồ Đồng Mô, vườn Quốc gia Ba Vì, vườn cò Ngọc Nhị...
- Du lịch thể thao: Hoà Lạc - Đồng Mô - Ba Vì - Suối Hai với các hoạt động thể
thao chơi golf, leo núi, đua ngựa, chèo thuyền, bơi lội...
- Du lịch hành hương - lễ hội: Hoà Lạc - Đồng Mô - Ba Vì với các hoạt động lễ hội
đền và đền thượng.
- Du lịch bằng tuyến cáp treo từ núi Ba Vì xuống Hồ Đồng Mô và từ núi Ba Vì
xuống hồ Suối Hai.
Các tuyến du lịch liên vùng quan trọng đối với phát triển du lịch Sơn Tây - Ba Vì.
Ngoài ra tuyến du lịch Hoà Lạc - Hoà Bình- Mộc Châu - Sơn La- Lai Châu theo tuyến
quốc lộ 6 cũng có vai trò quan trọng cho phép khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc của
tuyến du lịch Tây Bắc, một trong những tuyến du lịch hấp dẫn có ý nghĩa quốc gia và quốc
tế những năm 2000.
Với lợi thế về giao thông, vị trí gần thủ đô Hà Nội, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì có
đầy đủ các yếu tố để phát triển thành một cụm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải
trí lớn nhất vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung, có ý nghĩa quốc gia, quốc
tế. Phát triển khu du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội - văn hoá
cho khu vực và cho cả vùng du lịch Bắc Bộ nói chung trong đó có ích lợi to lớn với thủ đô
Hà Nội.
3.1.4. Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch.
- Đề xuất tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch.
Điều chỉnh và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước về du lịch theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Chỉ giữ lại và tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp Nhà nước về du lịch có đủ
điều kiện, tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp
có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
- Tiến hành hợp nhất và cổ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn Nhà nước làm
ăn kém hiệu quả để tạo nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở du lịch.
- Chỉ ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn đòi hỏi
trình độ quản lý kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp các loại hình du lịch mới hấp
dẫn. Vì vậy việc tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước cần được thực hiện sao cho có
được những doanh nghiệp có đủ điều kiện và trình độ quản lý để tham gia các liên doanh
nước ngoài. Còn các dự án quy mô nhỏ có thể được thực hiện thông qua liên doanh với các
tổ chức doanh nghiệp trong nước, trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh khác.
- Khuyến khích các thành phầ kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư
vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay chưa có điều kiện phát
triển trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo r a các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách.
Đề xuất tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch.
Sở Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch va dịch vụ trên địa bàn
tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch, của UBNN
tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu
chuẩn... đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản
soạn thảo sau khi đượ UBNN tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban ngành
và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở du lịch sẽ tiến hành thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành
của tỉnh với Sở Du lịch để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có
hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương. Mô hình ban
chỉ đạo phát triển du lịch với sự tham gia của các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của UBNN tỉnh cần được duy trì và nâng cao hiệu quả.
- Đề xuất phát triển các loại hình du lịch.
Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
trên địa bàn lãnh thổ Sơn Tây - Ba Vì, những loại hình du lịch chủ yếu của Sơn Tây - Ba
Vì có thể tổ chức được gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ.
- Du lịch tham quan, nghiên cứu
- Du lịch sinh thái
- Du lịch thể thao, mạo hiểm.
- Du lịch văn hoá, lịch sử.
Để tổ chức tốt các loại hình du lịch trên thì ta cần phải:
+ Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và
nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của vùng.
+ Có biện pháp bảo vệ, làm phong phú hơn hệ sinh thái các rừng nguyên sinh, rừng
cảnh quan, rừng đầu nguồn, biến những điểm này thành những điểm du lịch sinh thái hấp
dẫn của tỉnh.
+ Tôn tạo, nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi, giải trí hiện có trên địa bàn
tỉnh và đầu tư xây dựng mới một số điểm vui chơi giải trí lớn của tỉnh đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí cuối tuần của khách du lịch cũng như người dân địa phương.
+ Tiếp tục đầu tư bảo vệ tôn t ạo và nâng cấp các di tích lịch sử- văn hoá trên địa
bàn tỉnh để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu.
Việc kết hợp thực hiện các giải pháp cơ bản trên sẽ cho phép phát triển phong phú
các loại hình du lịch cuối tuần của Sơn Tây - Ba Vì.
- Đề xuất về đa dạng hoá các sản phẩm du lịch
Khu vực Sơn Tây - Ba Vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch
cuối tuần. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của vùng còn đơn điều chưa tương xứng với tiềm
năng của vùng. Để khắc phục những hạn chế đó cần có những định hướng nhằm đa dạng
hoá các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng các sản phẩm đó. Cụ thể là:
- Kiến nghị:
- Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng ( số lượng và chất lượng) các sản phẩm
du lịch chính của Sơn Tây - Ba Vì và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả
khảo sát sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng một Kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những
sản phẩm du lịch của các địa phương khác.
- Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống du lịch
tiêu chuẩn quốc tế và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong
hệ thống khách sạn, nhà hàng. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất
lượng các sản phẩm du lịch không bị xuống cấp. Trong các khách sạn, nhà hàng cần
khuyến khích mở rộng nhiều loại hình du lịch bổ sung để tạo ra những sản phẩm đa dạng
và hấp dẫn hơn các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này.
- Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình vui chơi hơn ở
các điểm vui chơi giải trí và xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh. ở mỗi
điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng,
tránh sự trùng lặp trong thiết kế các hình thức vui chơi giải trí. Đây sẽ là một trong những
yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn Sơn Tây - Ba Vì.
- Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với
những chương trình biểu diễn độc đáo, mang đậm tính nghệ thuật và dân tộc cao. Điều này
sẽ hấp dẫn và thu hút một lượng khách không nhỏ.
- Tiến hành phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên
địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng bá đối với
loại sản phẩm này.
- Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh. Nên có những quy định
đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch.
- Cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác, để tạo nhiều sản phẩm du
lịch có chất lượng cao thông qua các điểm, tuyến du lịch liên vùng. Cần có sự thống nhất
về giá cả, tình trạng cạnh tranh gây phiền hà cho khách.
- Đề xuất về đào tạo nguồn nhân lực.
Chất lượng đội ngũ nhân viên của du lịch Sơn Tây - Ba Vì chưa tương xứng với yêu
cầu phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA và đang chuẩn bị ra
nhập WTO, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế, đòi
hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành phải có trình độ cao đáp ứng được chuẩn mục
của quốc gia và quốc tế. Vì vậy - Sở Du lịch Hà Tây đã đề ra những định hướng sau:
- Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động
hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh để từ đó đưa ra Kế hoạch đào tạo cụ thể
các cấp trình độ chuyên ngành.
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc và tại chức) lao động
trong ngành khai thác. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức
định kỳ phục vụ mọi dân tộc doanh nghiệp du lịch của tỉnh.
- Có Kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về
nghiệp vụ du lịch ở trong nước và nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt
quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành du
lịch của Hà Tây.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công
tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát
triển.
- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du
lịch, các ứng xử đối với khách và bảo vệ môi trường du lịch cho nhân dân ở khu vực Sơn
Tây - Ba Vì, cho các địa bàn có điểm tham quan du lịch thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng ở các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp...
- Đề xuất về tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo.
Trong thời gian qua công tác tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch của
Sơn T ây - Ba Vì còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí và đội ngũ cán bộ nên hiệu quả còn
chưa cao. Hiện nay, khách du lịch Sơn Tây - Ba Vì thiếu thông tin về du lịch của tỉnh. Các
nguồn thông tin chính thức được phát hành chưa được phong phú. Những thông tin chính
thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách là những nguồn thông tin chính để khách
du lịch biết được và đến Sơn Tây - Ba Vì. Những định hướng lớn đối với công tác này bao
gồm.
- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về
du lịch Sơn T ây - Ba Vì, để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài
nguyên du lịch "Sơn Tây - Ba Vì, những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu
trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả
sinh hoạt, đi lại ăn uống... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch.
Những điểm này cần được đặt ở những đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc
những điểm thuận lợi trong giao dịch. Đối với các tổ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể
kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đền
Sơn Tây - Ba Vì.
- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn
hoá, các công trình kiến trúc, du lịch, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và
cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Sơn Tây - Ba Vì để giới thiệu với du khách
trong và ngoài nước. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với khách du lịch có
mục đích tham quan nghỉ dưỗng ở Sơn Tây - Ba Vì mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà
đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác với địa phương.
- Cần tận dụng cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch
quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Sơn Tây -
Ba Vì.
- Có thể mở văn phòng đại diên du lịch Sơn T ây - Ba Vì tại các thị trường lớn trong
nước để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị.
3.1.5. Một số giải pháp Marketing- mix nhằm thu hút khách.
- Nghiên cứu thị trường
Thông qua việc nghiên cứu thị trường du lịch để nhận biết nhu cầu trên thị trường
cũng như khả năng cung cấp dịch vụ cho các nhu cầu đó phải thông qua marketing giới
thiệu chương trình sản phẩm mà mình có, phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người
tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mọi mặt của sản phẩm dịch vụ du lịch cụ thể và đưa nó
đến tay người tiêu dùng, nhằm đảm bảo thu lợi cao nhất cho công ty. Bên cạnh đó phải xác
định được thị trường mục tiêu cho khách du lịch.
Đối với thị trường khách du lịch, tùy từng sở thích của khách mà chúng ta xây dựng
các chương trình khác nhau. Với khách là thanh niên thì phải tổ chức những chuyến đi ở
những nơi mà có thể cắm trại hay dựng lều được thì mới đáp ứng được nhu cầu của họ.
Hay với đối tượng là khách từ thành phố xuống thì phải tổ chức các chuyến đi du lịch
thuần túy để thăm quan thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử, những công trình kiến trúc cổ
hay chỉ cần một nơi để nghỉ ngơi thư giãn.
Vì vậy phải lập kế hoạch cụ thể, định rõ thị trường mục tiêu, phân tích lợi thế cạnh
tranh, liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Các chính sách marketing - mix
+ Hoàn thiện chính sách sản phẩm:
Các doanh nghiệp đều cố gắng hết sức để mang lại hiệu quả cao nhất. Chính sách
marekting - mix là những biến có thể kiểm soát được để đạt được những mục tiêu du lịch
của điểm đến đối với mỗi thị trường mục tiêu (thị trường khách nội địa).
Những biến cấu thành nên 1 marketing - mix được xếp vào nhóm "4P" sản phẩm
(product), giá cả (price), phân phối (place) và quảng cáo (promotion) 4P là những biến
marketing được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm truyền thống.
- Ưu điểm:
+ Đưa ra được những chính sách marketing - mix đúng đắn để trên cơ sở đó ta có
thể tạo dựng được nền tảng vững chắc.
+ Sản phẩm thì không ngừng được đổi mới và từ đó ta có thể khai thác thêm được
những tuyến điểm du lịch để phục vụ khách.
+ Giá cả: đưa vào những giá hợp lý để phục vụ khách, để đảm bảo lợi nhuận cũng
như giữ được khách bởi giá cả.
+ Phân phối: đưa ra những nhân viên để marketing trực tiếp đến những khách hàng
đang có nhu cầu hay thuyết phục khách hàng được dễ dàng và thuận lợi hơn.
+ Quảng cáo: quảng cáo các sản phẩm rộng rãi hơn, truyền tải được những lợi ích
của điểm đến tới các khách tiềm năng không chỉ bao gồm hoạt động quảng cáo mà còn cả
hoạt động khuyến mại, quan hệ cộng đồng và bán hàng cá nhân.
- Nhược điểm:
+ Khi các tour thành lập còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nó vẫn chưa đáp
ứng được hết nhu cầu của khách. Vì vậy có thể chất lượng của dịch vụ bị phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
Phát triển marketing - mix luôn được coi là điều kiện cần thiết để lựa chọn phương
hướng phát triển kinh doanh thích nghi với môi trường và đối sách linh hoạt hiệu quả. Bên
cạnh đó marketing là một nghệ thuật để trinh phục khách hàng, thu hút khách nhằm tăng
thêm doanh thu và lợi nhuận. Để thu hút được khách đến với thị trường mới như vậy ta
phải cố gắng hoàn thiện những khía cạnh sau:
- Hoàn thiện hơn những chính sách sản phẩm đã đưa vào để tạo ra một sản phẩm
mới để có thể cạnh tranh với những nơi khác.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Có 2 yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch đó là:
+ Chất lượng dịch vụ trong chương trình:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì có thể người tiêu dùng là "vua" vì họ có
quyền lựa chọn những sản phẩm mà họ ưa thích. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng
sản phẩm là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp lữ hành cần tung ra thị trường (cả về chất
lượng và hình thức) nên muốn cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tốt và thu hút
được sự chú ý của khách thì nên phải có sự đổi mới về chất lượng chương trình và chất
lượng dịch vụ trong chương trình.
- Chất lượng công trình:
+ Cần xác định rõ tính chủ đạo của một chương trình du lịch độc lập để từ đó chú
trọng các yếu tố cấu thành nên sản phẩm từ đó tạo ra sản phẩm có 1 chỗ đứng vững trên thị
trường.
+ Chương trình du lịch cần chú ý thiết kế sao cho càng về cuối chương trình càng
có sức thu hút và hấp dẫn và tạo cho khách ấn tượng bất ngờ. Như vậy sẽ xóa bỏ được sự
mệt mỏi hay nhàm chán cho du khách.
- Trong chương trình du lịch có thể hạn chế được sử dụng phương tiện vận chuyển
trong cùng một chuyến đi.
- Thời gian cũng quyết định tới một phần chất lượng của chương trình. Nếu như
chương trình chú ý đến việc giới thiệu khách tham quan nhiều điểm mà không sắp xếp, bố
trí thời gian cho khách nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài thì khách sẽ có cảm giác mệt mỏi,
khó chịu và không tập trung theo dõi. Như vậy, thời gian sắp xếp sẽ hợp lý sẽ tạo cho
khách có được cảm giác hưng phấn và sự hài lòng vào chuyến đi, điều này cũng quyết định
cho chất lượng của chương trình.
- Một yếu tố cũng quan trọng đó là chương trình xây dựng cũng phải chuyên tới
nghề nghiệp của từng đối tượng khách. Biết được công việc của từng khách thì chúng ta sẽ
biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của họ. Dựa vào đó sẽ xây dựng được chương
trình làm hài lòng khách với mức giá thấp nhất có thể.
- Nâng cao chất lượng du lịch trong chương trình:
+ Đối tượng khách không giống nhau, do đó nhu cầu của họ cũng khác nhau.
Nhu cầu ăn uống của khách cũng không giống nhau. Bởi vậy khách đi du lịch chủ
yếu thăm và nghỉ ngơi nhưng việc ăn cũng được họ quan tâm rất nhiều. Nếu không hài
lòng trong bữa ăn sẽ gây cho khách cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng
chương trình và uy tín. Để tránh xảy ra tình trạng đó thì phải có những giải pháp:
. Thường xuyên liên tục và kiểm tra các đơn vị lưu trú và vận chuyển khách mà
Công ty có quan hệ đảm bảo chất lượng các dịch vụ của Công ty cung cấp cho khách là tốt
nhất.
. Trong quá trình tìm kiếm tạo lập quan hệ với các cơ sở cung cấp, phải lựa chọn kỹ
nhằm tìm ra được những cơ sở có chất lượng phục vụ tốt để liên kết hoạt động.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Phải đa dạng hóa sản phẩm bằng cách xây dựng thêm
nhiều tuyến điểm du lịch phong phú hấp dẫn hơn nữa đáp ứng.
+ Hoàn thiện chính sách giá:
Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch là một trong những nhân tố quyết định
trong việc định giá. Trong tình hình hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ở trong vị thế
hoàn toàn cạnh tranh, mức cầu cho các sản phẩm ở bất cứ doanh nghiệp du lịch nào cũng
rất nhạy bén đối với giá cả tính cho khách hàng. Bởi vì, người đi du lịch cũng nhạy cảm
với giá nhưng độ nhạy cảm này có thể biến thiên đáng kể ở những tình huống khác nhau
tùy theo mức độ của sự thỏa mãn do sản phẩm đem lại. Tất nhiên chất lượng đặc sắc càng
quan trọng đối với người đi du lịch bao nhiêu thì người đi du lịch ít bị nhạy cảm với giá
bấy nhiêu. Chính vì vậy mà việc định giá là một công cụ tiếp thị mà bất cứ doanh nghiệp
du lịch nào có thể sử dụng một cách hữu hiệu để cải thiện mức lãi. Giá của chuyến đi trọn
gói quá cao có thể làm nguy hại đến sự phát triển của sản phẩm. Điều lan giải là làm sao
cân bằng giữa giá cả và lỗ lãi. Nói cách khác, các doanh nghiệp du lịch định giá sau khi đã
xét kỹ ảnh hưởng của giá đối với mức lãi.
Mục tiêu trước mắt là đề ra khai thác thị trường khách nội địa nên việc xác định
đóng vai trò rất quan trọng tới việc bán chương trình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thu
nhập bình quân của người Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá nên vấn đề giá cũng ảnh
hưởng tới quyết định tiêu dùng của họ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng loạt các đơn vị
kinh doanh du lịch đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Nên yếu tố
giá đương nhiên trở thành yếu tố quyết định tới sự lựa chọn của khách hàng. Bởi vậy, khi
chào mời khách hàng mua chương trình của một nơi nào thì nên vận dụng chiến lược giá
thật mềm dẻo cho từng đối tượng khách hàng và cho từng giai đoạn sống của sản phẩm.
+ Hoàn thiện chính sách phân phối:
Chính sách phân phối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Một chiến lược hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn,
hàng hoá sản xuất ra không bị tồn đọng, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu
thông tốt hơn. Việc xác định một chính sách phân phối hợp lý là công ty du lịch tìm ra
cách đưa sản phẩm và dịch vụ du lịch đến tay người tiêu dùng, từ thị trường này đến thị
trường khác một cách chính xác. Sử dụng hình thức tiếp xúc với khách hàng qua cách gọi
điện thoại hay gặp mặt trực tiếp mà vẫn đang sử dụng.
+ Hoàn thiện chính sách xúc tiến quảng cáo khuyếch trương sản phẩm
Việc tổ chức hoạt động giao tiếp khuyếch trương sản phẩm là khá tốn kém nhưng
lại rất có hiệu quả cho việc thu hút khách hàng nên đòi hỏi bộ phận marketing phải có
nhiều kinh nghiệm thực hiện.
- Một số giải pháp khác để phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây - Ba Vì.
+ Tổ chức và thực hiện:
- UBND các cấp tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện quản lý chặt chẽ không gian, lãnh
thổ đã quy hoạch cho phát triển du lịch. Trước mắt nghiêm cấm việc xây dựng mới hoặc
cơi nới cải tạo cho công trình trên phạm vi lãnh thổ được xác định, có các biện pháp thích
hợp để chấm dứt tình trạng "chia ô" trong đầu tư xây dựng.
- Tổ chức bảo vệ tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch để tạo ra
những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
- Cần sớm xác lập và hình thành những nhân tố tích cực trong chuyên môn hóa theo
ngành và chuyên môn hóa theo lãnh thổ, tránh sự trùng lặp trong quản lý và khai thác phát
triển giữa các ngành kinh tế trên cùng một lãnh thổ.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch:
- Cơ chế chính sách miễn, giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay
đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu du lịch trọng điểm phát triển du lịch, ưu
đãi đặc biệt cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui chơi
giải trí trên địa bàn tỉnh.
- Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn
giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Cần có sự ưu tiên về cơ
chế chính sách đầu tư cho các đơn vị và cá nhân góp vốn cho những công trình đặc biệt và
trong thời gian đầu của từng giai đoạn.
- Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du
lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất nhập khẩu.
- Phối hợp liên ngành để giải quyết các chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch
trong các lĩnh vực: xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, visa, phí và lệ phí.
+ Chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra các sản phẩm đặc thù:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự nghiệp phát triển du lịch Hà Tây
nói chung và khu vực Sơn Tây - Ba Vì nói riêng, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản
phẩm mới, độc đáo, mang bản sắc riêng của Hà Tây có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Đặc biệt chú ý đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử phù hợp với từng
vùng để thu hút khách điển hình như: Du lịch sinh thái làng quê truyền thống, du lịch về
cội nguồn, du lịch sinh thái rừng, du lịch thể thao nước...
+ Giải pháp mở rộng thị trường:
Đây là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch khu vực Sơn
Tây - Ba Vì và của cả tỉnh Hà Tây. Du lịch của tỉnh phải có kế hoạch không ngừng mở
rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cần coi
trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh việc
đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường tiến hành
hợp tác với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đặc biệt với các
Công ty Lữ hành trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm tạo dựng được
hình ảnh hấp dẫn của du lịch Hà Tây trong vùng, khu vực và trên thị trường khách du lịch
quốc tế, đồng thời kết hợp việc liên doanh, liên kết các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh
bạn để nối tour, nối tuyến, thu hút khách, không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
+ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do thực trạng nguồn nhân
lực hoạt động trong ngành du lịch Hà Tây quá thiếu lại yếu về năng lực vì vậy phải có
chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có. Từng bước xây dựng đội ngũ các
nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt
động kinh doanh du lịch hiệu quả, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút
nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch.
+ Giải pháp về cơ cấu đầu tư:
Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư tương đối có hiệu quả không chỉ về
mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của ngành cũng như
điều kiện cụ thể của vùng du lịch Bắc Bộ, tỉnh Hà Tây nói chung và của du lịch khu vực
Sơn Tây - Ba Vì nói riêng, cơ cấu đầu tư phát triển du lịch ở đây cần bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
- Đầu tư xây dựng khu du lịch: tập chung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và
các dịch vụ tương ứng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách cho khu du lịch chuyên đề
quốc gia Suối Hai - Ba Vì để trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
- Đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch: Về hướng đầu tư phát triển hệ
thống khách sạn cần ưu tiên xem xét các dự án đầu tư khách sạn tầm trung (từ 1 đến 3 sao)
với lối kiến trúc dân tộc truyền thống. Hệ thống khách sạn cao cấp cũng sẽ được xây dựng
hạn chế trong một số khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
- Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí: Sự nghèo nàn của hệ
thống vui chơi giải trí đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú của khách và hiệu quả kinh
doanh du lịch của khu vực. Gần đây, sân golf Đồng Mô hoạt động. Tuy nhiên đây là loại
hình vui chơi giải trí cao cấp, chưa thu hút được đông đảo khách du lịch tham gia.
Để khắc phục tình trạng trên cần xem xét ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các
công trình vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là
khách nội địa.
- Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền
thống phục vụ du lịch: Một trong những mục đích chính của khách du lịch đến Việt Nam
là để tìm hiểu về nền văn hóa Việt Nam về lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của
dân tộc, đây cũng là thế mạnh về nhân văn của cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì. Do đó việc đầu
tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống ở đây không chỉ có ý nghĩa
giáo dục nhiều thế hệ trẻ trong nước mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động
phát triển du lịch.
- Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao ý thức trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch
của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch. Đây là lĩnh vực đầu tư quan trọng, đặc
biệt trong điều kiện du lịch Việt Nam mới bước vào những bước đi đầu tiên trên con
đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch khu vực và thế giới.
+ Giải pháp về vốn:
Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở
hạ tầng các khu du lịch, các khu cảnh quan môi trường sinh thái làm đòn bẩy thu hút các
nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch. Đặc biệt coi trọng giải pháp "đổi đất lấy hạ tầng", đấu thầu
sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch.
Kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu làm du lịch,
ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp trong nước, chú ý đúng mức với các nhà
đầu tư nước ngoài trên cơ sở cho thuê đất. Ưu tiên đầu tư vào khu du lịch suối Hai - Ba Vì
đã được Chính phủ công nhận là khu du lịch chuyên đề quốc gia.
Cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch chuyên đề quốc gia.
Cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch chuyên đề và khu du
lịch trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, rời rạc, không có sự liên kết đồng
bộ như hiện nay.
Những dự án về cải tạo môi trường, trồng rừng, trồng cây ăn quả cần được lập dự
án báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT bố trí ngân sách Nhà nước hàng năm, kết hợp huy
động vốn đóng góp của nhân dân với xin hỗ trợ hàng năm của Nhà nước để tập trung vào
việc xây dựng đường giao thông, mạng lưới điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước, thông tin
liên lạc.
Kết luận
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa gia
tăng, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển một nhu cầu cấp thiết trong đời sống
của người dân các đô thị đó là du lịch cuối tuần. Nhu cầu này đã đang trở thành một thói
quen mới và phổ biến đối với người dân cả nước nói chung, nguồn dân các thành phố Hà
Nội nói riêng. Trong tương lai nhu cầu này còn gia tăng hơn nữa. Đây chính là một thị
trường mới mẻ và đầy hấp dẫn dành cho các nhà kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay thì sự cạnh tranh đang trở thành một xu thế tất yếu. Danh nghiệp mà muốn tồn tại
thì họ phải thỏa mãn được khách hàng của mình một cách tối ưu như một triết lý kinh
doanh, và sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Marketing là công cụ đắc lực để
nối liền kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường. Với mục tiêu mở rộng thị trường để
thu hút khách bài viết này hy vọng đã đưa ra một chiến lược kinh doanh mới dựa vào
những mặt phù hợp và không phù hợp trên phương diện chính sách Marketing - Mix để hy
vọng rằng sẽ có được một sản phẩm hoàn thiện hơn, một chính sách giá linh hoạt, một
kênh phân phối hiệu quả, một chiến lược khuyếch trương đầy hấp dẫn.
Trong quá trình viết, mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết còn hạn
chế, kinh nghiệm thực tế còn ít, thời gian nghiên cứu có hạn nên vẫn còn những thiếu xót.
Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô giáo để bài viết của em được
hoàn thiện hơn. Em hy vọng đề tài này đóng góp một phần nhỏ vào phát triển du lịch cuối
tuần.
Tài liệu tham khảo
1. Marketing du lịch - Robert Hollier, Nxb Thế giới dịch - 1992
2. Marketing căn bản của Philip Kotler.
3. Di tích Hà Tây, Sở VHTT, 1999.
4. Địa chí Hà Tây, Sở VHTT, 1999.
5. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần -
Nguyễn Thị Hải - luân văn Tiến sĩ địa lý, 2002.
6. Non nước Việt Nam - Nxb VHTT, 2003.
7. Ts. Lưu Minh Trị, Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận, Nxb Hà Nội.
8. PGS - TS. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHGG Hà
Nội.
9. Hà Tây tiềm năng - đầu tư - phát triển kinh tế - xã hội - 2010, tạp chí công
nghiệp.
10. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tây, thời kỳ 1996 -
2010 (Đề án), Sở du lịch Hà Tây, 2004.
Phụ lục
Thử lập một số tuor du lịch cuối tuần Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì.
- Tuor 1: Hà Nội - Sơn Tây - Ao Vua - Đồng Mô
(Thời gian: 1 ngày)
6h 30: Xe đón quý khách tại Hà Nội đi Vườn Quốc gia Ba Vì
8h 30: Đến Ba Vì thăm Vườn Quốc gia Ba Vì
10h 30: Đi Ao Vua, leo núi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước.
12h 00: ăn trưa (tự do).
13h 30: Đi Khoang Xanh, thăm Suối Tiên hoặc Suối Mơ
15h 30: Đi Đồng Mô, đi canô, thăm hồ và đảo Sơn Tinh
18h 00: Lên xe về Hà Nội kết thúc chuyến đi.
- Tuor 2: Hà Nội - Ba Vì - Ao Vua - Khoang Xanh - Đồng Mô
(Thời gian: 2 ngày 1 đêm)
Ngày 1: 8h 00: Xe đón khách đi Ba Vì, thăm rừng Quốc gia Ba Vì
10h 00: Đến Ao Vua, nhập phòng và ăn trưa
Chiều: Tự do chơi các trò chơi và tắm tại Ao Vua
Ngày 2: 7h 00: ăn sáng
8h 00: Đi Khoang Xanh, thăm Suối Tiên hoặc suối Mơ
11h 30: ăn trưa
13h 30: Đi Đồng Mô, đi canô, thăm hồ và đảo Sơn Tinh
16h 30: Ra xe về Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
- Tuor 3: Hà Nội - Sơn Tây: Thành cổ Sơn Tây - đền Và - làng Việt cổ Đường
Lâm
7h 00: Xe đón khách đi Sơn Tây
9h 00: Vào thăm thành cổ
10h 00: Tham di tích lịch sử văn hóa đền Và
11h 00: Tham quan chùa Mía
12h 00: ăn trưa
14h 00: Đi thăm làng Việt cổ Đường Lâm
16h 00: Thăm đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền
18h 00: Về Hà Nội kết thúc chuyến đi
Biểu 1: Các di tích được xếp hạng ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì
STT Tên di tích Địa điểm Loại di
tích
1. Đình Đông Viên và chùa Phúc Lâm Xã Đông Quang,
huyện Ba Vì
KTNT
2. Đình Vân Xa - chùa Hoa Nghiêm Xã Tản Hồng,
huyện Ba Vì
LS
&KTNT
3. Đền Thịnh Thôn Xã Cam Thượng,
huyện Ba Vì
LS
4. Thành Sơn Tây Thị xã Sơn Tây LS KT
5. Đình, chùa Phú Hữu Xã Phú Sơn,
huyện Ba Vì
LS KT
6. Đình Chu Quyến Xã Chu Minh,
huyện Ba Vì
KTNT
7. Đình Tây Đằng Xã Tây Đằng,
huyện Ba Vì
KTNT
8. Đền Và (Đông Cung) Xã Trung Hưng,
thị xã Sơn Tây
LS
9. Đền Phùng Hưng Xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây
LS
10. Đền và lăng Ngô Quyền Xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây
LS
11. Chùa Mía Xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây
KTNT
12. Đình Viên Châu Xã Cổ Đô, huyện
Ba Vì
KT
13. Đình Phú Xuyên Xã Phú Châu,
huyện Ba Vì
KTNT
14. Chùa Phú Xuyên Xã Phú Châu, KTNT
huyện Ba Vì
15. Đền thờ và mộ Lê Anh Tuấn Xã Vạn Thắng,
huyện Ba Vì
LS
16. Đình chùa Quang Húc Xã Đông Quang,
huyện Ba Vì
KTNT
17. Chùa Liên Hoa Trung Hưng, thị
xã Sơn Tây
LT
18. Miếu Môn Xã Cam Thượng,
huyện Ba Vì
LS
19. Nhà thờ họ Giang Văn Minh Xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây
LS
20. Đình Mông Phụ Xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây
KTNT
Biểu 2: Hệ thống các quy hoạch và dự án đầu tư phát triển du lịch
Đơn vị tính: Triệu đồng
I - Quy hoạch đã duyệt
S
T
T
Tên quy hoạch đã duyệt Chủ dự án
Năm
phê
duyệt
Nhu cầu
vốn đầu
tư
1. Quy hoạch phát triển cụm du
lịch Sơn Tây - Ba Vì
Sở du lịch Hà Tây 2003 1.143.00
0
2. Quy hoạch phát triển cụm du
lịch thị xã Sơn Tây
UBND thị xã Sơn
Tây
1999 316.250
3. Quy hoạch phát triển du lịch
huyện Ba Vì
UBND huyện Ba Vì 2000 599.093
4. Quy hoạch phát triển khu du
lịch Ao Vua - Ba Vì
UBND huyện Ba Vì 1996 27.399
5. Quy hoạch phát triển khu du
lịch Thiên Sơn - Thác Ngà, Ba
Vì
Công ty XD - DL
Bình Minh
1999 116.000
6. Quy hoạch phát triển du lịch
Khoang Xanh - Suối Tiên, Ba
Vì
Công ty TNHH
Khoang Xanh - Suối
Tiên
2001 20.160
7. Quy hoạch phát triển du lịch
hồ Tiên Sa, Ba Vì
UBND huyện Ba Vì 2001 18.560
8. Quy hoạch phát triển khu du
lịch Suối Mơ, Ba Vì
UBND huyện Ba Vì 2000 18.850
II. Quy hoạch chưa duyệt
STT
Các quy hoạch chưa được
phê duyệt
Chủ dự án Năm XD
Tổng vốn
đầu tư
(Triệu đồng)
1. Quy hoạch phát triển khu
du lịch, huyện Ba Vì
Tổng công ty
công nghiệp ô tô
2004 3.500.000
2. Quy hoạch khu di tích lịch
sử văn hoá du lịch Đường
Lâm, thị xã Sơn Tây
UBND thị xã
Sơn Tây
2003 200.000
III. Các dự án đầu tư phát triển du lịch
STT Tên dự án Chủ dự án
Năm
triển
khai
Tổng
vốn đầu
tư
1. Dự án phát triển khu du lịch
Đồng Mô, Sơn Tây
Công ty du lịch Sơn Tây 1999 8.360
2. Dự án xây dựng sân golf
Đồng Mô, Sơn Tây
Công ty TNHH Thung
Lũng Vua
1993 400.000
3. Dự án khu du lịch sinh thái
Thác Đa, Ba Vì
Công ty Công nghệ Việt
- Mỹ
2001 50.000
4. Dự án phát triển du lịch hồ
Suối Hai, Ba Vì
Công ty Thuỷ sản và
DVDL Suối Hai
1999 3.156
5. Dự án phát triển trung tâm du
lịch Đảo Mơ - Đồng Mô, Sơn
Tây
Công ty Cổ phần DL
Thuỷ Tiên
1997 9.600
6. Dự án phát triển điểm du lịch HTX Thương binh Tình 2001 3.226
Thanh Long, Ba Vì Nghĩa
7. Dự án phát triển điểm du lịch
sinh thái trang trại Nửa Vầng
Trăng, Ba Vì
Công ty TNHH Nửa
Vầng Trăng
2001 4.000
8. Dự án xây dựng khu du lịch
Ao Vua, Ba Vì
Công ty CP du lịch Ao
Vua
1996 27.399
9. Dự án xây dựng khu du lịch
Thiên Sơn - Tháp Ngà, Ba Vì
Công ty XD - DL Bình
Minh
1999 116.000
10. Dự án xây dựng khu du lịch
Khoang Xanh - Suối Tiên, Ba
Vì
Công ty TNHH Khoang
Xanh - Suối Tiên
1995 20.160
11. Dự án xây dựng khu du lịch
hồ Tiên Sa, Ba Vì
Công ty TNHH Cường
Thịnh
2001 18.560
12. Dự án xây dựng khu du lịch
sinh thái Suối Mơ, Ba Vì
Công ty TNHH Suối
Mơ
2000 18.850
13. Dự án đầu tư xây dựng khu
du lịch dịch vụ Kẻ Xiết -
Đồng Mô, Sơn Tây
Nông trường Đồng Mô 2003 4.194
14. Dự án khu du lịch Đầm Long
- Bằng Tạ, Ba Vì
Công ty TNHH Đầm
Long - Bằng Tạ
2002 16.000
15. Dự án xây dựng khu du lịch
nghỉ dưỡng Cây Bồ Đề, Đồng
Mô, Sơn Tây
Công ty Deleco 2004 50.000
Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây
Mục lục
Lời cảm ơn .................................................................................................................. 1
Phần mở đầu .............................................................................................................. 2
Chương I: Khái quát về du lịch cuối tuần và các yếu tố Marketing - Mix. ............. 4
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch. .................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm. ..................................................................................... 4
1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch .......................................................... 5
1.2 Du lịch cuối tuần ......................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm ...................................................................................... 6
1.2.2 Phân loại ........................................................................................ 7
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần ............................................. 8
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần ...................................................... 9
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần ..................... 10
1.2.6 Các loại hình hoạt động ............................................................... 12
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch ........................... 13
1.3.1 Khái niệm .................................................................................... 13
1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách ......................... 15
Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần thực trạng chính sách Marketing -
Mix nhằm thu hút khách. ........................................................................................ 22
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ................................................... 22
2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................. 22
2.1.2 Đặc điểm và địa hình ................................................................... 23
2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu ............................... 24
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................... 27
2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa .......................................................... 27
2.2.2 Các lễ hội truyền thống ................................................................ 30
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách32
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................. 32
2.3.2 Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 34
2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch ..................................... 38
2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối
tuần ở Sơn Tây - Ba Vì. .............................................................................................. 40
2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Sơn Tây
- Ba Vì. ........................................................................................................... 40
Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn Tây
- Ba Vì. ...................................................................................................................... 45
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp....................................................................... 45
3.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................... 45
3.1.2 Định hướng phát triển .................................................................. 46
3.1.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch ....................................... 47
3.1.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch .......... 314
3.1.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách ............... 55
Phần kết luận và kiến nghị ............................................................................ 65
Tài liệu tham khảo......................................................................................... 66
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì.pdf