Luận văn Tìm hiểu một số phương pháp giáo dục đạo đức và sự tiến bộ về đạo đức của trẻ trong mô hình S.O.S Gò Vấp

Qua thực tế quan sát và kết quả thu được từ phiếu thăm dò, Người nghiên cứu thấy rằng tất cả những biện pháp mạnh trong giáo dục điều bị cấm dùng bởi quy định của làng. Trẻ thiếu cha mẹ, thiếu tình thương điều đó ai cũng chấp nhận, nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng giáo dục bằng tình cảm được. Sự công khai hóa điều nghiêm cấm trên nhiều lúc đã bị trẻ lạm dụng. Không chỉ ở SOS mà ở PICASSO cũng vậy. Trẻ không sợ Mẹ. Có nhiều trường hợp Ban Giám Đốc làng đã cho thôi việc một số bà Mẹ vì đối xử nặng với trẻ. Tình trạng đó đã dẫn đến một số trẻ không coi các Mẹ là Mẹ theo đứng nghĩa mà chỉ coi là các vú nuôi, người đi ở. Những người đó chỉ có nhiệm vụ cơm nước, giặt giũ chứ không có quyền la mắng trẻ. Thiết nghĩ, nếu như không có sự phản ảnh của các Mẹ, người nghiên cứu cũng thấy rằng thật là khó để giáo dục trẻ nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn. Hãy để cho những người Mẹ sử dụng toàn quyền và nghĩa vụ của người Mẹ. Như thế công tác giáo dục mới có kết quả hơn nhưng mỗi người Mẹ đều cảm thấy mình được tôn trọng hơn trong công tác.

pdf58 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số phương pháp giáo dục đạo đức và sự tiến bộ về đạo đức của trẻ trong mô hình S.O.S Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng giá trị các chuẩn mực, hành vi đạo đức, đồng thời tổ chức rèn luyện các hành vi đạo đức trong quá trình hoạt động của trẻ. Trường lớp và môi trường gồm những tổ chức tập thể, có những sinh hoạt chung phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thông qua những sinh hoạt chung của tập thể, trẻ sẽ được giáo dục về nhận thức, thái độ hành vi cư xử với người xung quanh. Nhưng nếu lớp học hay đoàn thể không thởa mãn được những nhu cầu, mong ước của mình thì học sinh sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những nhóm người ngoài nhà trường, hoặc hình thành những băng nhóm tự phát. Một tập thể có những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp, có dư luận lành mạnh thì sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ nói chung và hành vi đạo đức của trẻ nói riêng. Ngược lại, một tập thể rời rạc, hoạt động nghèo nàn có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển nhận thức cùng hành vi đạo đức của trẻ, ví dụ trẻ có thể từ bở tập thể để gia nhập những nhóm trẻ lêu lởng... 2)Nguyên nhân từ gia đình : Gia đình là một tế bào của xã hội, là môi trường xã hội đầu tiên, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Do thời gian tiếp xúc và gần gũi với trẻ rất lớn nên gia đình là một tổ chức giáo dục không những mang tính chất tự nhiên, tự phát mà gia đình còn là một tổ chức giáo dục mang tính chất định hướng, có ý thức, có hệ thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt là cách xử sự trong các hành vi đạo đức, lôi sống, thói quen.... Nếu gia đình thường xuyên quan tâm đến giáo dục con cái thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển tốt. Ngược lại, nêu cha mẹ thường xuyên cam đoán các mối quan hệ, không tôn trọng... sẽ gây cho trẻ những tư tưởng chống đối, bất hòa. Nói chung, gia đình là một môi trường giáo dục có một sức mạnh đặc biệt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 3)Nguyên nhân từ xã hội: Mỗi người trong chúng ta đều sống trong một cộng đồng nhất định. Để có thể tồn tại và phát triển trong cộng đồng xã hội đó, con người phải lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội bằng sự hoạt động và giao lưu của chính mình. Do đó tất cả những hiện tượng tiêu cực, tích cực, những khó khăn, thuận lợi trong kính tế cũng đều có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 4)Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý học sinh: Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, do những ảnh hưởng của xã hội, học sinh bắt đầu có nhữũg nhu cầu về quan hệ bình đẳng với người lớn. muốn mọi người không coi mình là trẻ con, muốn có sự độc lạp trong hành vi, tình cảm, đạo đức,... Do đó nếu trẻ được gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm đúng mức, tông trọng và yêu cầu cao, có những phương pháp giáo dục thích hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi.... thì sẽ hình thàiih được nhận thức và hành vi đạo đức tích cực ở trẻ. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC : Xuất phát từ những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhận thức của trẻ, từ đặc điểm của một số hành vỉ đạo đức, các nhà giáo dục đã đưa ra một số phương pháp giáo dục đạo đức sau : 1)Các phương pháp xây đựng ý thức nhân cách: Các phương pháp này nhằm làm cho học sinh tiếp thu một cách có hệ thống những tri thức, những chuẩn mực hành vi của con người đối với xã hội. Cụ thể các phương pháp : - Thông qua nội dung bài học. Qua nội dung này, có thể tổ chức đàm thoại giữa nhà giáo đục và học sinh về những vấn đề thuộc phạm trừ đạo đức. Có thể truyền đạt đến học sinh một quan niệm về hành vi đạo đức. - Thông qua các hoạt động ngoại khóa khác ( tham quan, những tác phẩm nghệ thuật). 2)Các phương pháp tổ chức hoạt động và kinh nghiệm hình thành các hành vi đạo đức: Nhằm giúp cho học sinh thông qua những hoạt động như lao động, văn hóa, các hoạt động giao tiếp... để thu thập những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân kinh nghiệm ứng xử, những chuẩn mực cần có. 3)Các phương pháp kích thích khác: Nhằm tạo ra những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh. Các phương pháp này bao gồm : - Yêu cầu: Là phương pháp mà nhà giáo dục đòi hỏi học sinh phải thực hiện những điều mà nhà giáo dục cho rằng học sinh phải đáp ứng. Yêu cầu phải đúng lúc, đúng chỗ, phải hệ thống liên tục, phải vừa sức. - Nêu gương: Dựa vào khuynh hướng bắt chước ở con người, phương pháp này có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. -Khen thưởng - Trách phạt. Trong quá trình giáo dục, giáo dục đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt “Đạo đức là cái gốc của nhân cách, là bộ mặt của nhân cách”. (llgd_Nguyễn An)_ Do đó trong quá trình giáo đục, giáo dục đạo đức như sự chỉ đở xuyên suốt tất cả các mặt giáo dục khác. Chính vì thế, việc vận dụng một cách đứng đắn, linh hoạt các phương pháp giáo dục đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ là một việc làm đầy sáng tạo không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đặc biệt là đối với nhiều trẻ bị mất mát khá lớn -> trẻ mồ côi. IV) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO MÔ HÌNH GIA ĐÌNH SOS GÒ VẤP. 1) Đặc điểm trẻ được giáo dục ở gia đình SOS: - Trẻ trong gia đình SOS đã ít nhất một lần chịu đựng sự thương tổn tinh thần. Dấu ấn khủng khiếp ấy kéo dài và rất khó phai nhạt các em thiếu vắng cha mẹ đẻ anh chị em ruột, bà con thân thích... Điều đó có ảnh hưởng mạnh đến đời sống tâm lý của trẻ. Nó dễ làm cho trẻ phát sinh những biểu hiện của trạng thái tâm lý bất thường, tình cảm phức tạp của trẻ. - Ở trẻ luôn có một sự thèm khát về sự hiện hữu của bố mẹ _ điều mà trẻ bình thường không bao giờ thèm khát. Cót lõi sự đòi hỏi đó không phải lúc nào cũng là người cha, người mẹ bằng xương bằng thịt mà cái chính đó là sự nâng niu, bảo bọc với vô vàn tình thương yêu của đấng sinh thành. Để cân bằng sự thiếu vắng ấy, trẻ thường ao ước tưởng tượng với những hình ảnh đẹp, tràn đầy. Do đó khi được bà mẹ SOS tiếp nhận, trẻ thường có dự so sánh giữa hình ảnh trong tưởng tượng với thực tế. - Trẻ mồ côi thường có đời sống nội tâm phát triển sớm và tinh tế hơn trẻ bình thường. Trẻ nhạy cảm và có một bản năng tự vệ cao. Trẻ khá khó tính và dễ sinh ra các biệt. - Trẻ trước khi trở thành con người của SOS, đã chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn giáo dục không thuần khiết. - Ở làng SOS, ngoài những nhu cầu đầy đủ về vật chất, trẻ thường dè dặt, kín đáo trong việc lựa chọn người để bộc lộ, chia sẽ những nhu cầu, tinh thần của mình. U 2) Một số phương pháp giáo dục đạo đức đối với con cái của bà mẹ gia đình SOS: Phương pháp gia đình đạo đức đối với con cái trong gia đình là cách thức tiến hành quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có tổ chức của người mẹ nhằm bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, những tri thức đạo đức cần thiết để con cái bước vào cuộc sống xã hội. Đó là một công việc tinh tế thường xuyên, công phu, kiên trì. tránh nôn nóng hay áp đặt cưỡng bức. Bao gồm một số phương pháp riêng, cụ thể sau : a. Làm gương, xây dựng điển hình và nhân điển hình: Từ đức độ và tác phong sinh hoạt hàng ngày, bà mẹ phải nêu gương cho con cái noi theo. Con cái là tâm gương phản chiếu trực tiếp, đều đủ hình ảnh giáo dục của bà mẹ. Đồng thời người mẹ cũng khéo chọn những người con có nhiều ưu điểm để bồi dưỡng và xây dựng những điển hình tốt, hướng dẫn các con noi theo gương tốt. Giáo dục đạo đức bằng cách noi gương như vậy có sức thuyết phục rất lớn đối với con cái. b. Giáo dục bằng tình cảm : Trẻ con sống chủ yếu bằng tình cảm, đễ bắt chước và cũng dễ sai lầm. Đặt biệt là trẻ mồ côi rất khao khát về tình cảm. Người mẹ dựa vào đặt trưng ấy để dạy dỗ và uốn nắn con. Giáo dục con bằng phương pháp này đòi hỏi ở người mẹ nhiều hy sinh, khổ cực. Nhưng với phương pháp này, người mẹ sẽ gần gũi các con hơn, chăm sóc ân cần... để khắc sâu những ấn tượng tình cảm tốt trong trẻ. Đây là một phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ có hiệu qủa cao nhất. c Giáo dục bằng giải thích, định hướng : Trong vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ, phương pháp giáo dục bằng cách giải thích cho trẻ là điều cần thiết. Thông qua giải thích, trẻ sẽ biết cái gì nên và không nên làm, biết được tại sao nên và không nên. Trong giải thích không có yếu tố ép buộc, mà hoàn toàn chỉ là sự giúp đỡ trẻ phân tích hành vi mà thôi. Kèm theo sự giải thích là định hướng cho trẻ những hành vi, thái độ đúng đắng trong sinh hoạt hàng ngày. d. Kìm cặp, luyện tập và tổ chức các hoạt động : Thông qua các tổ chức sinh hoạt và hoạt động, người mẹ luôn phải kìm cặp, uốn nắn cái xấu, biểu dương sự thành công, cái tốt trong hành vi đạo đức hàng ngày của trẻ. Mẹ cần chú ý đến việc kết bạn chọn bạn của con cái.Ngoài ra, hình thành sức trách phạt nhẹ nhàng, có giải thích uốn nắn rất cần thiết trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ SOS. * Nhìn chung, các phương pháp giáo dục trên chỉ là một tập hợp lý thuyết khái quát. Nhưng nếu chỉ nắm các phương pháp giáo dục đạo đức ấy thôi chưa đủ. Mà còn phải biết áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, khéo léo mới đem lại kết quả khả quan. PHẦN II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Chương 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ý KIẾN GIÁO VIÊN Nhằm tìm hiểu một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và sự đánh giá chủ quan của giáo viên về hiện trạng đạo đức của trẻ trước và sau 4, 5 năm được áp dụng các phương pháp đạo đức của làng nên các mục tiêu được xác định qua các câu hỏi sau : Theo ý kiến giáo viên : 1)Sự lựa chọn phương pháp bị ảnh hưởng của các yếu tố nào. 2)Các phương pháp giáo dục đạo đức thường sử dụng. 3)Đánh giá chủ quan của giáo viên về thực trạng đạo đức của trẻ lác mới nhận vào làng. 4)Đánh giá chủ quan của giáo viên về thực trạng của trẻ sau khi được áp đụng các phương pháp đạo đức 4 -> 5 năm. Việc thu thập ý kiến giáo viên được dựa vào một phần trên phiếu điều tra sau khi thăm dò thử bằng phương pháp phởng vấn do người nghiên cứu phát và thu trực tiếp từ tay giáo viên, không thông qua ban giám đốc làng. Việc xử lý dữ kiện được thực hiện bằng phương pháp phân tích nội dung, có sử dụng một số thống kê. Phiếu điều tra được gửi đến tay 50 bà mẹ + dì + giáo viên trong làng, số phiếu thu được 45. Kết quả cụ thể : 1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN: Dựa trên cơ sở lý thuyết, tất cả các phương pháp giáo dục, kể cả phương pháp giáo dục đạo đức đều phải dựa trên một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng tiếp thu của trẻ, việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của các giáo viên làng SOS cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên. * Bảng 1 : Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức. * Tỷ lệ được tính dựa vào số trả lời cho mỗi phương pháp (45). Gia đình và nhà trường ở đây chính là nhà trường hiện nay của trẻ làng SOS. □ Phân tích bảng 1a : Có sự khác biệt ở mức α=01 trong những đề ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự chọn phương pháp giáo dục đạo đức trong đó yếu tố tâm lý H được coi là cơ bản ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên ( 100% ). Theo bảng 1, số giáo viên lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức chịu sự chi phối của nhà trường là 55,5%, cao hơn ảnh hưởng của gia đình đối với sự lựa chọn (44,4%). Sự ảnh hưởng của xã hội đối với việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của G là chiếm tỷ lệ thấp nhất (26.6%) trong khi đó 100% giáo viên đều phải lựa chọn của mình dựa trên đạo đức tâm lý của bản thân học sinh . lb. Phân tích yếu tố quan ương nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp. Theo bảng lb, theo nhận định chủ quan của đa số giáo viên thì tâm lý học sinh là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc lựa chọn phương pháp của họ (42,2%), trong khi đó yếu tố ảnh hưởng của xã hội không được coi là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn (9%), Yếu tố gia đình cũng là 1 yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên (33,3%). Dùng kiểm nghiệm xP2P, dễ thấy rằng có sự khác biệt ý nghĩa mức α = αR1R trong sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên phụ thuộc vào yếu tố quan trọng nhất trong 4 yếu tố kể trên . lcCác phương pháp giáo dục đạo đức thường sử dụng: □ Phân tích lc: Theo kết quả trên bảng lc, ta dễ nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục đạo đức bằng tình cảm chiếm đa số 100%. Sau đó là dùng lời để giải thích (97,8%). Bên cạnh đó còn phương pháp dùng gương người Mẹ, gương điển hình trong giáo dục đạo đức cũng được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp dùng biện pháp mạnh hay dùng các phương tiện gián tiếp khác như thông qua nhà trường, sách báo ít được sử dụng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ (33 -> 35%). 1.2.ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CỦA GIÁO VIÊN VỀ HIỆN TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA TRẺ Trẻ em mồ côi cha mẹ trước khi được đến với làng SOS đều có nhiều nhận thức các hành vi đạo đức hơn là trẻ bình thường. Muốn biết các biểu hiện hành vi đạo đức của các em khi mới được đón nhận về làng như thế nào theo nhận xét chủ quan của giáo viên và những biểu hiện về hành vi của các em sau 4,5 năm được giáo dục như thế nào, ta xét trong hai bảng : Bảng 2a và 2b sau đây : ( Do thời gian của đề tài nghiên cứu nên người nghiên cứu chỉ xét đến những biểu hiện, thái độ đối với người lớn, bạn bè, em nhở, về sự trung thực, tác phong, ý thức bảo vệ của công và các hành động quậy phá của trẻ mà thôi). Bảng 2a: Đánh giá chủ quan của giáo viên về hiện trạng đạo đức của trẻ mới vào trường. * Số phần trăm (%) được tính trên tổng số giáo viên trả lời(45 giáo viên) □ Phân tích bảng 2a : Trẻ khi mới được đón nhận vào làng SOS, có những biểu hiện không tốt về hành vi, thái độ đạo đức. Dựa vào bảng 2a trên, thấy rằng sự không trung thực, tự do ở trẻ, chiếm đa số (100% ý kiến giáo viên), thái độ đối xử với người lớn thiếu tôn trọng, lễ phép, hay gây gổ với bạn bè, ganh tị với trẻ nhở, tác phong bừa bải, không biết bảo vệ tài sản của làng trường... Trẻ quen sống tự do, vô tổ chức nên bước đầu vào trường các hành động quậy phá vẫn còn phổ biến (91,1 %), không tôn trọng nội quy (80%) nhưng nổi bật nhất vẫn là những phẩm chất về nhân cách (sự trung thực, tự do, vô kỷ luật) biểu hiện xấu đến lo ngại. Bảng2b Đánh giá chủ quan của giáo viên, về hiện trạng đạo đức của trẻ sau 4 -> 5 năm ở trường. *Tỉ lệ % ở đây được tính dựa trên tổng số giáo viên trả lời (45 giáo viên). o Phân tích kết quả bảng 2b : Sau 4 -> 5 năm ở trường, trẻ có những biểu hiện về hành vi thái độ đạo đức của G như sau : Đối với người lớn trẻ đã biết lễ phép (100% lễ phép), không nói dối, sống có trật tự, không bừa bãi. Tuy nhiên, thái độ của trẻ đối với em nhở, với bạn bè đôi khi còn hay ganh tị (28,8% số giáo viên trả lời), không biết chia sẽ hoặc còn gây gổ đánh nhau. Một số biểu hiện khác về đạo đức của trẻ như sự không trung thực hoặc hay quậy phá vẫn còn chiếm số đông (42 -> 44% Số G trả lời) Bảng 3: So sánh kết quả của việc đánh giá chủ quan về 1 biểu hiện đạo đức của H trước và sau 4 -> 5 năm ở làng: 3a. Nhận thức về thái độ Về thái độ của trẻ đối với người lớn nói chung, đối với bạn bè, em nhở trước và sau thời gian 4-> 5 năm ở trường theo đánh giá chủ quan của giáo viên có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt nhất là sự không lễ phép đối vối người lớn. Nếu như khi mới vào làng 95,5% G đánh giá là không lễ phép thì sau 4 -> 5 năm 100% đều cho là các em rất lễ phép với người lớn . Tuy nhiên trong quan hệ bạn bè, nhiều em vẫn có thái độ không biết chia sẽ với bạn (45% G đánh giá là trong khi trước đó 68,8% G ) ghi nhận. Do đó ta thấy rằng sự biến chuyển đạo đức trong mối quan hệ với người lớn ở trẻ rõ hơn so với mối quan hệ giữa trẻ vói bạn bè. Nếu như trước kia đối với các em nhở, trẻ thường hay bắt nạt, ganh tỵ thì sau 4-> 5 năm, tỷ lệ thầy cô đánh giá về thái độ đã giảm hẳn (13,3 % so với 91,1 %). 3b. Nhận thức về phẩm chất nhân cách và tác phong: □ Phân tích: Nêu như trước kia 100% G đều nhận thấy rằng trẻ đều không trung thực, hay ăn cắp vặt, hay nói dối và sống rất tự do, vô kỷ luật thì sau 4 -> 5 năm chỉ có 44,4% giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn sự không trung thực, và đáng mừng hơn cả là 100% giáo viên đều thấy trẻ không còn nói đối hay có thái độ bất cần trong tác phong. Các biểu hiện khác đều có sự giảm rõ rệt như hiện tượng sống bừa bải, tự do vô tổ chức 3c Về các hành động khác. □ Phân tích: Các hành động trên đều có biểu hiện giảm nhưng mức độ không rõ như các biểu hiện khác. Trẻ vẫn còn quậy phá, vẫn còn 1 số biểu hiện thiếu tôn trọng nội quy hay cơ sở vật chất của làng và của trường. 1.32. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC PHÂN TÍCH Ý KIẾN GIÁO VIÊN. Qua 45 phiếu điều tra thu được từ các giáo viên, bà mẹ thuộc làng SOS, ta nhận thấy: * Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mồ côi, các phương pháp lựa chọn được dựa chủ yếu vào bốn yếu tố: • Tâm lý học sinh • Gia đình • Nhà trường • Xã hội. Sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên có ảnh hưởng bồi 4 yêu tố nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó phần lớn giáo viên đều dựa vào yếu tố tâm lý bàn thân học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp. Các yếu tố thuộc về xã hội có ảnh hưởng nhưng không quyết định nhiều trong việc lựa chọn phương pháp . * Theo kinh nghiệm của giáo viên, tâm lý học sinh được coi là yếu tố quyết định nhất trong việc ảnh hưởng đến trong sự lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức. Điều này hoàn toàn phù hợp vói lý thuyết đã học và kết quả phân tích ở bảng 1. Yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng không kém đến việc giáo dục của giáo viên và sự nhận thức của học sinh. *Trên cơ sở lý luận trên, các phương pháp giáo dục đạo đức nghiêng về gia đình hay dựa vào đặc điểm tâm lý được sử dụng nhiều nhất: Dùng gương, dùng tình cảm, giải thích. Các biện pháp mạnh hoặc giáo dục gián tiếp ít được sử dụng trong trường hợp trẻ ở làng SOS. * Theo đánh giá chủ quan của giáo viên, các biểu hiện về hành vi và nhận thức đạo đức ở trẻ khi mới được tiếp nhận và sau thời gian 4 -> 5 năm ở làng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trẻ trước kia có thái độ không lễ phép, không tôn trọng người lớn, không biết nhường nhịn hay chia sẽ với bạn bè, hay ăn cắp, nói dối, quậy phá thì sau thời gian 4 -> 5 năm, các biểu hiện đã giảm nhiều đặc biệt nhất là thái độ đối với người lớn: 100% giáo viên nhận thấy trẻ lễ phép 100% nhận thấy trẻ không còn nói dối. Tuy nhiên, một vài biểu hiện khác như không chấp hành nội quy, ăn cắp vặt hay thái độ cư xử với bạn bè chưa có chuyển biến lớn . Nhìn chung, chưa thể kết luận được là các phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên là có hiệu quả hay không có hiệu quả. Nhưng qua đối chiếu nhận định chủ quan của giáo viên thì người nghiên cứu nhận thấy rằng có sự chuyển biến trong đạo đức của trẻ ở làng mồ côi SOS trong khoảng thời gian 4 -> 5 năm Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ HỌC SINH Việc tìm hiểu 1 số nhận thức của học sinh về thái độ, hành vi đối với 1 số chuẩn mực đạo đức nhằm mục đích đánh giá xem nhận thức về thái độ và tri thức đạo đức của học sinh được biểu hiện như thế nào sau khi được áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức ở làng ra và mới bắt đầu vào làng (chưa hoặc mới bắt đầu tiếp nhận các phương pháp giáp dục đạo đức ). Nghĩa là thông qua việc tìm hiểu này chúng tôi muốn xem các phương pháp giáo dục đạo đức đã được sử dụng có ảnh hưởng đến như thế nào và sự tiến bộ về đạo đức của học sinh ra sao? Mục tiêu này được thực hiện dựa trên phiếu thăm dò ý kiến gồm 18 câu hỏi mở, Các câu hỏi ở đây chỉ nhằm giúp các em tự mình tở thái độ hay cách ứng xử tích cực hay không tích cực trước những biểu hiện của một số chuẩn mực đạo đức mà thôi. Phiếu điều tra do người nghiên cức phát ra và thu lại từ 80 học sinh làng SOS ( 60 học sinh đã ở 4-5 năm, độ tuổi 0-12 và 20 học sinh mới tiếp nhận ) và 60 học sinh phổ thông lớp 7 (12t) bình thường ở trường PTCS Cửu Long 2 số phiếu thu vào 140. Các kết quả cụ thể được trình bày lần lượt như sau: Bảng 4 : So sánh nhận thức về các chuẩn mực đạo đức của trẻ mồ côi * Tỉ lệ % ở đây được tính trên tổng số học sinh trả lời câu hỏi (60 học sinh) * Phân tích kết qủa bảng 4a. Kết quả của từng câu trả lời ở bảng 4a cho thấy học sinh có nhận thức tích cực về các chuẩn mực đạo đức chiếm đa số. Tuy vậy, 1 số nhận thức tiêu cực vẫn còn cao (có câu 30% nhận thức về tiêu cực), Có thể nói rằng phần lớn các em đã có những nhận thức đứng về 1 số biểu hiện của thái độ và hành vi đạo đức, mặc dầu các nhận thức đó chưa có độ khái quát cao. * Như trên đã trình bày. Kết qủa của việc thăm dò ý kiến của học sinh nhằm tìm hiểu 1 số nhận thức, thái độ biểu hiện ở • Thái độ (Đối với người lớn, bạn bè, em nhở) • Thái độ, hành vi đối với kỷ luật của nhà trường • Một số biểu hiện về phẩm chất nhân cách • Một số biểu hiện khác. 4b. Kết quả nhận thức đứng đắn của học sinh như thế nào về các biểu hiện trên, sẽ được lần lượt trình bày trong các bảng sau: Phân tích: * Tỉ lệ phần trăm ở đây để tính trên tổng số trả lời đối với từng loại chuẩn mực đạo đức. Nhưng bên cạnh đó số nhận thức tiêu cực ở trẻ cũng chiếm khá nhiều, không tở một số biểu hiện khác như chưởi thề, ăn cấp vặt, cũng còn nhiều ý kiến tiêu cực(20.6%). Bảng 5; Phân tích 1 số nhận thức cụ thể của học sinh đối với từng loại chuẩn mực. Phân tích: * Tỉ lệ % được tính dựa trên tổng số trả lời về nhận thức và thái độ (60). Dựa trên bảng 5a, dễ thấy rằng 100% trẻ đều có nhận thức tích cực là trả lời cha mẹ là không tốt. Tỷ lệ tích cực ở các câu nhìn chung cao hơn rất nhiều so với nhận thức tiêu cực. Ở câu 1 -> 5, mỗi câu đều có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức α = .01 ở nhận thức tích cực và nhận thức tiêu cực ở các thái độ trên . Tuy vậy cũng còn 1 số ít trẻ có sự nhận thức tiêu cực chẳng hạn như gặp thầy cô không chào, nói chuyện vói người lớn mà không thưa gửi là chuyện bình thường. Một số vấn đề nhận thức về thái độ đối với kỷ luật nhà trường. Bảng 5b : Một số vấn đề nhận thức về thái độ đối với kỷ luật nhà trường □ Phân tích: Tỷ lệ dựa trên số trả lời (60). Đa số các em đều có ý thức bảo vệ tài sản của làng, chấp hành nội qui của nhà trường, lớp học.., Tuy nhiên vẫn còn 1 số các em chưa ý thức được rằng ăn quà vặt là không tốt, hoặc quay cóp bạn là không nên. Nhưng nhìn chung, mọi biểu hiện trên đều có sự khác biệt ý nghĩa ở mức α = 1 giữa sự nhận thức tích cực và tiêu cực ở các em. □ Phân tích: Tỷ lệ % ở đây được tính dựa trên số trả lời (60) Trẻ nhìn chung đều có những nhận thức tích cực đối với những vấn đề đạo đức thuộc về phẩm chất nhân cách. Chẳng hạn như 85% trẻ cho rằng cần phải giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, hoặc 100% trẻ biết rằng khi làm hởng vật gì của người khác thì phải xin lỗi, 88.3% mong muốn học tập gương giúp đỡ cụ già. Tuy nhiên các hiện tượng quay cóp trong giờ học, nổi dối mẹ để đi chơi vẫn còn nhiều trong mỗi trẻ, về vấn đề này có tới 21.7 -> 33.4 % trẻ trả lời tiêu cực. Phân tích: Tỷ lệ % dựa trên số người trả lời (60). Dựa vào 5d, dễ thấy rằng tỷ lệ nhận thức tích cực các chuẩn mực đạo đức cao hơn hẳn so với tỷ lệ nhận thức tiêu cực. Các biểu hiện như ăn cắp vặt, chửi thề tuy vẫn còn 1 số cho là bình thường nhưng hầu hết đều nhận thấy rằng chửi thề, ăn cắp vặt là không tốt (81.6 -> 86.6%) Bên cạnh đó, chuyện đánh nhau không kìm chế hay là biểu lộ của sức mạnh cũng được các em ý thức không nhiều (30%) trong khi 70% các em biết rằng đánh nhau với bạn là không tốt, không nên. Nhận xét chung: Qua kết quả thu được (60) phiếu từ 60 em học sinh đã được sống và được giáo dục trong làng từ 4 - 5 năm, một điều chung để nhận thấy nhất, đó là : ở mỗi loại biểu hiện của hành vi đạo đức, các em đều có tỷ lệ nhận thức tích cực cao hơn hẳn so với nhận thức tiêu cực. Đặc biệt dễ thấy nhất là mọi thái độ đối với Mẹ hay đối với làng, các em đều tở thái độ tích cực 100% . Nhiều em không chửi bậy, không ăn cắp, không phá hoại tài sản của làng của trường đơn giản chỉ vì một lý do duy nhất: Mẹ sẽ bị phạt nếu như mình làm như vậy. Bên cạnh đó, thái độ của trẻ đối với người lớn, người già cũng khá lễ phép, các em biết chào hỏi người lớn khi gặp, biết thưa gửi khi nói chuyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, trẻ vẫn còn một số những sai sốt, những nhận thức tiêu cực về các biểu hiện đạo đức: chẳng hạn như quay cóp khi làm bài, một số vẫn còn ăn cắp vặt, đánh nhau với bạn.... Dù rằng nhũng sai sót đó không nhở, nhưng thời gian 4-5 năm để giáo dục một con người không phải là dài, vì thế chuyện tồn tại những sai sót là điều tất nhiên, chúng ta chỉ còn chờ vào sự vận dụng linh hoạt những phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên và thời gian cảm hóa trẻ mà thôi. Bảng 6a: * Tỷ lệ % tính trên tổng số học sinh trả lời câu hỏi (20). Phân tích: Kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy trẻ chưa có nhận thức tích cực ở hầu hết những câu hỏi. Nói chung những tri thức đạo đức của trẻ chưa đủ chín. Trẻ còn do dự khi nói về Mẹ hay về một số hành vi như ăn cắp vặt, số trẻ có nhận thức tích cực về một số biểu hiện hay về thái độ đạo đức ở trẻ còn khá thấp, nếu như không nói là chênh lệch khá cao so với số trẻ nhận thức tiêu cực. Một số biểu hiện như quay cóp, chửi thề là một việc làm mà các em không hề cho là xấu hay cần tránh. Có thể nói rằng, qua kết quả ở bảng 6, dễ nhận thấy trẻ chưa có một khái niệm như thế nào là chuẩn mực đạo đức, trẻ sống khá tự do và hành động, đối xử theo suy nghĩ bản năng của chính mình. * Tỷ lệ % ở đây được tính dựa trên tổng số câu trả lời đối với tùng loại chuẩn mực đạo đức. □ Phân tích: Dựa vào bảng 6b, ta thấy sự nhận thức tích cực về các loại chuẩn mực đạo đức của trẻ thấp hơn khá nhiều so với sự nhận thức tiêu cực về chính các loại chuẩn mực đạo đức đó. Đặc biệt là vấn đề thái độ đối với người khác, tỷ lệ trẻ trả lời tiêu cực chiếm tỷ lệ cao nhất (51 %) trong khi đó trẻ có thái độ tích cực đối với người khác chỉ chiếm 33%. Phần lớn trẻ còn chưa ý thức về các hành động chửi thề, ăn cắp vặt, đánh nhau với bạn là những việc làm không tốt. Chính vì thế chỉ có 20 % trẻ có thái độ tích cực đối với các biểu hiện trên; trong khi đó có (8.3% trẻ cho rằng chửi thề, đánh nhau... là chuyện bình thường). □ Phân tích: Dựa vào bảng 7a, ta nhận thấy rằng có những sự khác biệt trong những biểu hiện về mặt thái độ đối với người khác giữa trẻ ( ở mức ý nghĩa α = 05 ) mới vào làng và trẻ sống 4 - 5 năm ở làng. Bảng 7b : So sánh về mặt biểu hiện thái độ, hành vi đối với kỷ luật nhà trường. Có sự khác biệt về mặt biểu hiện thái độ, hành vi đối với kỷ luật nhà trường, làng. Phân tích: Dựa vào bảng 7a, dễ thấy có sự khác biệt ở mức ý nghĩa α = 05 về mặt biểu hiện thái độ, hành vi đối với kỷ luật nhà nường, làng. Sự nhận thức tích cực về các vấn đề trong sự biểu hiện thái độ, hành vi đối với kỷ luật nhà trường, làng có sự chênh lệch khá lớn giữa hai nhóm trẻ : 87,5% học sinh cũ có nhận thức tích cực so với 41.25% học sinh mới có nhận thức tích cực, trong khi đó 58.75 % học sinh mới có nhận thức tiêu cực về vấn đề này so với 12,5% học sinh cũ có nhận thức tiêu cực. Bảng7c ; Một số biểu hiện thuộc nhận thức về phẩm chất nhân cách Vậy có sự khác biệt về sự biểu hiện tích cực thuộc về phẩm chất nhân cách ở học sinh cũ và mới. □ Phân tích: Có sự khác biệt ở mức α= 05 ở một số biểu hiện thuộc về phẩm chất nhân cách tích cực giữa học sinh cũ và mới. Nhìn chung, tỷ lệ tích cực trả lời những câu hỏi thuộc phạm vi này ở học sinh cũ cao hơn ở học sinh mới (83.6% so với 27%), trong khi đó tỷ lệ tiêu cực trong trả lời của học sinh mới (41%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ tiêu cực trong trả lời ở học sinh cũ (16.4%). Bảng 7d: Một số biểu hiện khác: Phân tích: Có sự khác biệt ở mức α=05 trong một số biểu hiệp khác như: chửi thề, ăn cắp vặt đánh nhau giữa học sinh cũ và mới. Tỷ lệ trẻ em có chửi thề, ăn cắp và đánh nhau ở học sinh mới cao hơn (58.3%) so với tỷ lệ trẻ cũ (20.6). Trong khi đó tỷ lệ trẻ nhận thấy không nên chửi thề đánh nhau, ăn cắp vặt ở học sinh cũ cao hơn (79.4) hẳn so với sự nhận thức tích cực ở học sinh mới về vấn đề này (20%). NHẬN XÉT CHUNG Dựa vào 20 phiếu thu được từ những học sinh mới được nhận vào làng, ta thấy rằng tỷ lệ những học sinh có số trả lời tiêu cực cao hơn nhiều so với những học sinh có số trả lời tích cực trong mọi biểu hiện của hành vi đạo đức. Chẳng hạn như sự biểu hiện trong thái độ đối với người khác ở trẻ mới vào làng, chỉ có 33% trẻ biết lễ phép, chào hỏi..., còn lại 51% trẻ coi như không có gì. Đặc biệt, do hoàn cảnh, hầu hết các em vừa trải qua cái sốc tâm lý khá nặng (cha mẹ mất), các em chưa quen với một người sẽ là mẹ, hoàn toàn xa lạ với các em. Chính vì thế, cho nên một số em không có sự biểu hiện nào đối vối những câu hỏi về mẹ. Giữa hai nhóm trẻ : mới được nhận vào làng nhưng trong nhóm đã ở làng 4-5 năm, qua phân tích ở các bảng 7a, 7b, 7c, là ta đễ thấy có sự khác biệt nhau trong nhận thức. Giả định rằng trình độ tri thức đạo đức ở các em khi mới vào làng là như nhau thì rõ ràng sau 4 - 5 năm trẻ tiến bộ hơn rất nhiều về nhận thức trong những biểu hiện về thái độ và hành vi đạo đức. Chẳng hạn như sự thái độ đối với người khác, nếu như khi mới vào chỉ có 33% trẻ có nhận thức tích cực, biết chào hỏi, thưa gửi... thì sau 4-5 năm ở làng 93% trẻ có nhận thức tốt về mặt này. So sánh với giả thuyết đặt ra : trẻ mới vào làng và trẻ đã ở làng sau 4 -5 năm có sự khác biệt về tri thức đạo đức, kết quả phân tích ở các bảng trên đã chúng tỏ có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về cả tri thức đạo đức đối với một số loại chuẩn mực như thái độ với người khác, với làng, trường học, một số biểu hiện về phẩm chất nhân cách hay một số biểu hiện của hành động khác. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH BÌNH THƯỜNG Phiếu thăm dò ý kiến, cùng 1 hệ thống câu hỏi được đặt ra cho trẻ ở làng SOS, được phát cho 60 học sinh lớp 7 trường PTCS Ghi Long 2. Kết qủa cụ thể đã phân tích như sau: NHẬN XÉT CHUNG Dựa vào 60 phiếu thu được từ 50 học sinh lớp 7 trường PTGS Cửu Long 2 Bình Thạnh, thấy rằng phần lớn học sinh đều có nhận thức về biểu hiện của 1 số loại chuẩn mực đạo đức như thái độ đối với người khác, với trường học hoặc 1 số biểu hiện thuộc về phẩm chất nhân cách hay các hoạt động khác tuy nhiên, 1 số biểu hiện tiêu cực trong nhận thức của các em vế các vấn đề trên không phải là không cổ, mà trái lại nó tồn tại cưng đáng kể. chẳng hạn như trong việc chào hỏi thầy cô, nói tục, đánh nhau...1 số cho rằng đố là chuyện bình thường trong giới học sinh, 1 số lại cho rằng "Ăn cây nào rào cây nấy”, thầy cô dạy mình mới lễ phép chào hỏi...Nhưng đó chỉ là 1 số ít các em mà thôi. Giữa 2 nhóm H: Học sinh bình thường và trẻ mồ côi sống trong làng 4-5 năm không có sự khác biệt nhau về nhận thức 1 số loại chuẩn mực đạo đức. Nếu so sánh với giả thuyết đặt ra "Không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm học sinh: vào làng 4 - 5 năm và học sinh phổ thông, qua phần tích so sánh, dễ nhận thấy không có sự khác biệt nào về nhận thức đạo đức. Như vậy kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với giả thuyết được đặt ra. Nếu chỉ xét ở một số nhận thức đạo đức thì không thấy cả sự khác biệt giữa hai nhóm học sinh như xét trên toàn bộ nhân cách có lẽ phải có sự khác biệt. Phần III : KẾT LUẬN TỔNG QUÁT 1. Về phía giáo viên : * Với trẻ ở làng SOS thì nhũng người Mẹ có thể được coi là những cô giáo. Họ trực tiếp dạy dỗ trẻ, tìm mọi cách an ủi, gần gũi chúng. Và cũng chính họ là những người tìm ra những phương pháp giáo dục đạo đức tốt nhất để giáo dục trẻ thành những con người tốt, không bị mặc cảm với xã hội. Dựa vào thực tế và trên cơ sở 45 phiếu thăm dò các bà mẹ, bà dì, hầu hết đều cho rằng, việc giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, đối với trẻ mồ côi khó hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Theo các mẹ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ, và đặc biệt là các yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội và tâm lý học sinh chi phối rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của các cô đối với trẻ. Trẻ vào làng SOS, hầu hết đã mồ côi cha mẹ, không gia đình, họ hàng, chính vì thế việc tạo 1 gia đình, 1 tổ ấm cho các em là điều rất cần thiết các em có chỗ dựa, có Mẹ là người gần gủi nhiều nhất đối với các em, do đó gia đình như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các em như vậy. Theo phân tích 45 phiếu của G, có 33,3% cho rằng gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của các Mẹ. Chỉ có 15,5% ý kiến cho rằng nhà trường là yếu tố quan trọng nhất chi phối đến việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức. Hầu hết các Mẹ đều cho rằng cho trẻ đến trường trong 1 thời gian có hạn, trường lại ngay trong làng nên các phương pháp giáo dục đạo đức của các Mẹ không phụ thuộc nhiều vào sự quan hệ hay giáo dục trong nhà trường. Trẻ mồ côi rất có mặc cảm đối với xã hội, do đó trẻ sống ở SOS hay PICASO cũng đều không muốn ra ngoài xã hội. Chính vì đặc điểm ấy mà chỉ có 9% giáo viên cho xã hội là nhân tố quan trọng chi phối đến việc lựa chọn phương pháp. Ngược lại, có 42,2 % giáo viên nhận thấy tâm lý học sinh mới chính là yếu tế quan trọng nhất chi phối việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và trên thực tế. Bởi vì việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức phải như thế nào phù hợp vối hoàn cảnh, đặc điểm của học sình. Sự lựa chọn cũng phụ thuộc vào gia đình bởi gia đình như thế nào, nhân cách phát triển theo hướng ấy dễ dàng. Gia đình chính là nới giáo dực những phẩm chất đầu tiên, nhũng thói quen đạo đức...Còn việc giáo dục ở nhà trường chỉ nhằm giúp các cháu theo kịp những nhu cầu, mục tiêu xã hội là chính. * Dựa vào sự phân tích như trên, các phương pháp giáo dục đạo đức mà giáo viên thường sử dụng chu yếu dựa vào đạo đức tâm lý của trẻ, cũng như môi trường gia đình như nề nếp sinh hoạt... Có tới 100% ý kiến cho rằng phương pháp thường sử dụng là dùng tình cảm. Trẻ mồ côi thiệt thòi hơn trẻ bình thường khác. Đa số các em đều thiếu tình cảm từ nhở, đặc biệt là tình mẫu tử. Do đó muốn cho các em không mặc cảm, muốm các em hòa nhập với cuộc sống bình thường, chỉ có cách đó là lấp chỗ trống tình cảm trong mỗi em. Đây là phương pháp được sử đụng triệt để trong mô hình SOS. Việc dùng gương người mẹ, hay gương những anh chị lớn trong gia đình là điều cần thiết theo các Mẹ, muốn giáo dục con tốt thì trước hết người mẹ phải tốt và muốn giáo dục đứa nhỏ phải giáo dục đứa lớn trước hết điểu này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết: trẻ thường hay bắt chước. Cũng theo các Mẹ, việc giải thích các hành động cho các con là hoàn toàn cần thiết Không bao giờ phạt con mà không cho chúng biết tại sao và sai như thế nào. Phương pháp này có 44 trong 45 bà mẹ thường sử dụng (97,8%) Ngược lại chỉ có 15 trong số 45 bà mẹ, chiếm 33,3% là sử dụng các biện pháp mạnh đối với trẻ. Việc giáo dục trẻ qua nhà trường, sách báo cũng chiếm tỷ lệ khá thấp (35,5%). Nhìn chung, các phương pháp giáo dục đạo đức thường được các Mẹ sử dụng là dùng tình cảm, giải thích hay làm gương. Các phương pháp trên được sử dụng chủ yếu là do sự lựa chọn được quy định bởi những yếu tố có liên quan đến địa điểm phát triển nhân cách của trẻ. Việc sử dụng thường xuyên các phương pháp trên, đặc biệt là phương pháp dùng tình cảm hay nên giải quyết hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về đạo đức trẻ mồ côi cũng như ở sở xây dựng mô hình gia đình SOS, Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đặt ra ; "phương pháp giáo dục bằng tình cảm được sử dụng nhiều nhất trong công tác giáo dục gia đình ở làng SOS. * Là những người trực tiếp tiếp nhận học sinh khi mới bước vào làng, cũng như trực tiếp dạy dỗ trẻ, các giáo viên - Mẹ - đều cho rằng trẻ khi mới vào làng phần lớn còn khá lôi thôi, ít hiểu biết về các tri thức đạo đức. 100% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ mới vào không trung thực, tự do vô kỷ luật. 78.5% ý kiến cho rằng trẻ thiếu tôn trọng, lễ phép trong cư xử với người lớn. Đồng thời các giáo viên đều nhận thấy trẻ chưa có ý thức bảo vệ tài sản của làng. Các em chưa thực sự coi làng là gia đình của các em. Một số còn chưa gần gãi thường giữ một khoảng cách nhất định đối với mẹ của chúng. * Sau một thời gian ở trường, các giáo viên nhận thấy rằng đa số trẻ đều có thái độ tốt với thầy cô (100% ý kiến cho rằng –trẻ có lễ phép,100% cho rằng trẻ sống trung thực, các hiện tượng tự do vô kỷ luật giảm. Đặc biệt hơn cả là trẻ gắn bố với làng, coi làng như gia đình của mình. Tuy vậy, đối với trẻ các hành động quậy phá, không tôn trọng nội quy vẫn còn chiếm số đông (17.7->42.2% kiến giáo viên). Như vậy, rõ ràng là có sự chuyển biến về tri thức, về biểu hiện hành vi đạo đức đối với 2 mhóm trẻ mới vào làng đã sống 4 - 5 năm. Sự tiến bộ đó chính là do môi trường, do sự giáo dục của làng, trong đó ít nhiều đều có sự ảnh hưởng của phương pháp giáo dục về đạo đức cho trẻ của các bà mẹ SOS. 2. Về phía học sinh: Qua các câu hỏi cho học sinh trả lời, kết quả cho phép người nghiên cứu rút ra nhận định như sau : - Đối với những trẻ mới vào làng, việc trả lời những câu hỏi chưa cho phép chúng ta kết luận là trẻ không có đạo đức ...mà chúng ta chỉ nhận thấy rằng trẻ thiếu sự giáo dục, quan tâm của gia đình, của nhà trường, đặc biệt là của người Mẹ. Do đó 1 số tri thức đạo đức cần phải có chưa được hình thành ở trẻ. Trẻ chưa có thói quen chào hỏi, thưa gửi người lớn (51 % ý kiến của trẻ là không cần thiết đối với sự chào hỏi, thưa gửi). Trẻ chưa coi làng như gia đình của mình do đó phần lớn trẻ chưa có ý thức có ý thức bảo vệ tài sản của làng (58.75%). Theo sự quan sát của người nghiên cứu thì thấy rõ bàn ghế, đồ dùng học tập...trẻ không có ý thức giữ gìn bảo quản. Đa số trẻ khi mới được nhận vào làng điều có biểu hiện của sự không trung thực, 1 số có hiện tượng ăn cấp vặt trẻ thường sống khá tự do vô kỷ luật, và coi 1 số biểu hiện như quay cóp, chửi thề là điều bình thường. Nhìn chung, kết quả thu được cũng gần với nhận định ban đầu của giáo viên. Những tri thức đạo đức chưa được nhận thức đầy đủ của trẻ, cùng với đặc điểm tâm lý càng khẳng định rằng việc lựa chọn những phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp cho trẻ là điều hoàn toàn cần thiết. - Đối với học sinh đã sống trong làng được 4-5 năm, các tri thức đạo đức đã được hình thành ở các em. Trẻ có nhiều biểu hiện tốt về 1 số hành vi đạo đức. Trong công trình này chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu chuẩn mực đạo đức như: • Thái độ đối với mọi người. • Thái độ, hành vi đối với kỷ luật nhà trường. • Một số biểu hiện thuộc phẩm chất nhân cách. • Một số biểu hiện khác. Chúng tôi nhận thấy rằng đối với mỗi loại chuẩn mực đạo đức trên thì số học sinh trả lời tích cực luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn số học sinh trả lời tiêu cực. Chẳng hạn, về thái độ đối với mọi người hầu hết học sinh đều có nhận thức tích cực (93%), trong khi đó chỉ có 7% ý kiến tiêu cực, như vậy trẻ đã biết nhận thức được rằng cần phái tòa trọng, lễ phép với người lớn, phải biết kính già yêu trẻ ...,đổ là điều cần thiết với mỗi học sinh. Hoặc 100% số ý kiến trẻ cho rằng phải có ý thức bảo vệ tài sản của làng, của nường. Coi tài sản chung như tài sản của gia đình, cần phải bao vệ và gìn giữ, Tuy nhiên, các em vẫn còn 1 số nhận thức tiêu cực như 33,4% số ý kiến cho rằng quay cóp trong giờ học là một việc làm bình thường ở học sinh hay 30% số ý kiến cho rằng đánh nhau với bạn là một việc làm bình thường, thể hiện sức mạnh hay uy quyền của mình. Nhìn chung, có sự tiến bộ về nhận thức và hành vi đạo đức ở nhóm học sinh này. Các kết luận trên hoàn toàn phù hợp với nhận định ban đầu của giáo viên. Và sự tiến bộ đó được thể hiện một cách rõ rệt khi so sánh trình độ về tri thức đạo đức của 2 nhóm học sinh mới vào và vào được 4-5 năm. Kết quả của việc so sánh đã 1 lần nữa khẳng định giả thuyết là đúng. Có sự khác biệt nhau về tri thức đạo đức của các nhóm trẻ khi mới vào làng là ngang nhau thì sau 4-5 năm sống trong làng, trẻ có nhiều tiến bộ hơn hẳn khi mới vào về cả thái độ phẩm chất, nhân cách lẫn các biểu hiện khác . Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đặt ra và cuộc sống thực tế. Nếu như chỉ dừng lại ở sự so sánh ở 2 nhóm trẻ cùng hoàn cảnh nhưng chịu sự giáo dục với thời gian khác nhau. Ta nhận thấy có sự biến đổi rõ rệt phù hợp với lý thuyết và thực tế, vậy nếu so sánh với trẻ bình thường thì sự tiến bộ đó có gì khác biệt không nếu hai nhóm trẻ ở hai môi trường khác nhau? Kết quả nghiên cứa cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về tri thức đạo đức giữa hai nhóm trẻ, cả hai nhóm đều có nhận thức tích cực về 1 số loại chuẩn mực đạo đức cao hơn một số nhận thức tiêu cực. Nhưng đối với trẻ mồ côi sự nhận thức luôn gắn với 1 cái cụ thể, trẻ chưa khái quát thành một phạm trù nào đó . Chẳng hạn trẻ biết bảo vệ tài sản của làng vì nếu không Mẹ sẽ bị làng phạt, trong khi đó mức độ nhận thức ở trẻ bình thường mang tính khái quát cao hơn, trẻ biết cần phải làm gì và không làm gì trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các kết quả thu được và phân tích trên hoàn toàn phù hợp với giả thuyết 3 và 4 đã được nêu ra. 3. Đối chiếu kết qủa - giả thuyết - mục tiêu * Với 45 phiếu thăm dò ý kiên dành cho giáo viên và 140 phiếu dành cho đa số giáo viên thường sử dụng nhiều phương pháp giáo dục đạo đức bằng tình cảm, bằng giải thích và nêu gương. Các phương pháp trên không phải tự nhiên được hình thành mà đều do sự lựa chọn dựa trên cơ sở những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Theo ý kiến của đa số giáo viên thì yếu tố quan trọng nhất đóng vai trò quyết định đến việc lựa chọn các phương pháp giáo dục đạo đức là tâm lý học sinh và ảnh hưởng của gia đình các em đang sống. Kết qủa này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết với thực tế và giả thuyết 1 được đặt ra (phương pháp giáo dục đạo đức thường dừng là giáo dục bằng tình cảm). Như vậy, căn cứ vào kết quả thu được, đối chiếu với giả thiết thứ nhất, người nghiên cứu nhận thấy nhiệm vụ đầu tiên có thể nói là đã được giải quyết, đó là một số phương pháp giáo dục đạo đức đã được áp dụng đối với trẻ mồ côi trong mô hình SOS là các phương pháp : nêu gương, dùng tình cảm, giải thích, các biện pháp mạnh....trong đó 3 biện pháp đầu được sử dụng nhiều nhất. * Với 60 phiếu phát ra và thu được từ 60 học sinh đã ở trong làng 4 -5 năm ta nhận thấy các tri thức đạo đức, các hành vi bằng quan sát, đạo đức của trẻ bằng phương pháp quan sát trang bị khá vững. Khác với học sinh bình thường khác, đặc biệt là ở đề tài “tìm hiểu hiện trạng đạo đức ở học sinh lớp 11” năm ngoái, trẻ ở đây không có hiện tượng sa sứt về đạo đức mà trái lại, nhận thức đạo đức ổ các em ngày càng tốt hơn. Kết quả này phù hợp với nhận định ban đầu ccủa giáo viên và chứng tỏ rằng giả thuyết 2 (giải quyết nhiệm vụ 2) là đúng ( Trẻ sau 4- 5 năm ở làng có sự tiến bộ về nhận thức đạo đức ). * Với 20 phiếu cho nhóm trẻ mới vào làng và 60 phiếu cho 60 học sinh phổ thông, kết quả thu được phù hợp vối nhận xét của giáo viên ( về nhóm trẻ mới vào), đồng thời chứng tỏ rằng có sự tương quan, phù hợp giữa kết quả thu được với giả thuyết 3 và 4 ( Trẻ mới vào làng so với nhóm trẻ sau 4 -5 năm ở làng có sự khác biệt về nhận thức đạo đức ) ( Nhóm trẻ sau 4 - 5 năm ở làng so với nhónm trẻ bình thường ở trường PTCS Cửu Long 2 không có sự khác biệt về nhận thức đạo đức). Tóm lại, trên cơ sở lý luận và quan sát thực tế, các giả thuyết được đặt ra nhằm giải quyết 4 nhiệm vụ chính của đề tài, đã được kiểm chúng bởi các kết quả thu được từ các phiếu thăm dò ý kiến dành cho cả giáo viên và học sinh. Như vậy, trong giới hạn và thời gian hạn hẹp, các nhiệm vụ được đặt ra đã được giải quyết về cơ bản. Các nhiệm vụ - giả thuyết - kết quả đó không nhằm nghiên cứu sâu về các phương pháp giáo dục đạo đức tốt hay xấu, có kết qua hay không kết quả, mà chỉ nhằm tìm biểu một số phương pháp giáo dục đạo đức đã được sử dụng mà thôi. PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Qua thực tế quan sát và kết quả thu được từ phiếu thăm dò, Người nghiên cứu thấy rằng tất cả những biện pháp mạnh trong giáo dục điều bị cấm dùng bởi quy định của làng. Trẻ thiếu cha mẹ, thiếu tình thương điều đó ai cũng chấp nhận, nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng giáo dục bằng tình cảm được. Sự công khai hóa điều nghiêm cấm trên nhiều lúc đã bị trẻ lạm dụng. Không chỉ ở SOS mà ở PICASSO cũng vậy. Trẻ không sợ Mẹ. Có nhiều trường hợp Ban Giám Đốc làng đã cho thôi việc một số bà Mẹ vì đối xử nặng với trẻ. Tình trạng đó đã dẫn đến một số trẻ không coi các Mẹ là Mẹ theo đứng nghĩa mà chỉ coi là các vú nuôi, người đi ở. Những người đó chỉ có nhiệm vụ cơm nước, giặt giũ chứ không có quyền la mắng trẻ. Thiết nghĩ, nếu như không có sự phản ảnh của các Mẹ, người nghiên cứu cũng thấy rằng thật là khó để giáo dục trẻ nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn. Hãy để cho những người Mẹ sử dụng toàn quyền và nghĩa vụ của người Mẹ. Như thế công tác giáo dục mới có kết quả hơn nhưng mỗi người Mẹ đều cảm thấy mình được tôn trọng hơn trong công tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cơ sở tâm lý học của Đức Dục. Lyalin, NA Dịch giả : Quan Hà, Diệu Vân, Hữu Tân - NXB GD Hà Nội 1969. 2.Đề cương bài giảng giáo dục học. Tập 1 - Những vần đề cơ sở của giáo đục học Nguyễn An _NXB trường ĐHSP. 3.Đề cương bài giảng LL giáo dục _ Tập 3, Nguyễn An 4.Những cơ sở của tâm lý hoe sư phạm NXB GD _ V.A. Kruchetocki 5.Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm N.Đ.Levitop Bản dịch Phan Thị Diệu Vân - NXB GD Hà nội 6.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạmA.v. p.etrovski 3 . Bản địch Đặng Xuân Hoàn - NXB GD 1982 7.Gia đình và nhà trường Phạm Nông Cường - NXB GD 1976 8.Gia đình giáo dục _ Cách dạy trẻ em khó dạy, Trần Kim Bảng - NXB Thuận Hóa 1990 9.Bàn về tâm lý gia đình Nguyễn Khấc Viện 10.To children I give my heart V. Sukhomlinsky 11.Tìm hiểu trẻ em Nguyễn Khắc Viện 12.Đạo đức học Bùi Công Trang 13.Giáo dục con cái chúng ta/ Tô Thị Ánh 14.Sổ tay người mẹ _ Phương pháp giáo dục trẻ mồ côi/ Tủ sách làng SOS PHỤ LỤC 1.Cầu hỏi mở phỏng vấn dành cho các bà mẹ, giáo viên □Chị có thể kể sơ qua về tình hình trẻ trong gia đình ? có em cá biệt không. □Kinh nghiệm của chị trong việc giáo dục, đạo đức cho các em ? Với trẻ cá biệt chị thường dùng phương pháp gì ? □Chị thấy sau nhiều năm ở làng, các em có điểm gì tiến bộ về mặt đạo đức không ? Mặt nào. 2.Bảng câu hỏi dành cho học sinh 3.Bảng câu hỏi dành cho giáo viên Sở Giáo Dục TP.HCM Khoa tâm lý-giáo dục Trường ĐHSP CÂU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN Các cô đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và vui lòng trả lời theo hướng dẫn .Em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các cô : Câu 1; Theo các cô trong quá trình giáo dọc đạo đức cho bọc sinh của làng, những yếu tố sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp của các cô (có thể trả lời vắn tắt): a) Tâm lý học sinh:. b) Hoàn cảnh gia đình: c) Tác động của nhà trường:... d) Tác động xã hội:. Nếu cần phải xếp loại các yếu tố trên, theo cô yếu tố nào là quan trọng nhất ( cô đánh dấu * vào câu lựa chọn ) a) Tâm lý học sinh b) Gia đình c) Nhà trường d) Xã hội Câu 3: Những phương pháp giáo dục đạo đức mà các cô thường sử dụng đối với các em học sinh trong làng là : Câu 4: Trẻ mồ côi khi mới được nhận vào làng, theo cô, các em có những biểu hiện như thế nào về mặt đạo đức : 1) Về nhận thức đạo đức : a. Thái độ của các em đối với người lớn :.. b. Thái độ đối với bạn bè :.. c. Thái độ đối với những em bé nhỏ hơn :.. d. Sự trung thực :. e. Về tác phong :. 2. Về sự thể hiện hành vi đạo đức : a. Ý thức bảo vệ tài sản của làng : b. Các hành động quậy phá, nói dối, ăn cấp vặt; Câu 5: Sau khi ở làng một vài năm, qua quá trình giáo dục, cô thấy trẻ có những biểu hiện như thế nào về mặt đạo đức : a. Thái độ với người lớn : b. Thái độ đối với những em nhỏ :.. c. Thái độ đối với bạn bè: d. Sự trung thực :. e. Vế tác phong: d.Ý thức bảo vệ tài sản của làng:.. g. Các hành động quậy phá, ăn cắp vặt, nói dối: Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của các cô. Sở Giáo Dục TP.HCM Khoa Tâm lý-Giáo dục Trường ĐHSP PHIẾU THĂM DÒ Các em đọc kỹ từng câu, và trả lời theo suy nghĩ của các em : Cám ơn sự cộng tác của các em. 1 > Khi gặp thầy cô giáo, dù không dạy mình, các em: 2 > Nói chuyện với thầy cô, người lớn các em phải:. 3 > Thường xuyên cải lời mẹ là biểu hiện như thế nào:. 4 > Chửi thề, vẳng tục khi nói chuyện có thường xảy xa với các em: 5 > Em nghĩ như thế nào về chuyện ăn cắp vặt (tiền, đồ đùng....). 6 > Quay cóp trong giờ học theo em: 7 > Phá hoại tài sản của nhà trường, của làng theo em đó là việc làm như thế nào: 8 > Chấp hành đúng nội quy của nhà trường, của làng bản thân em thực hiện như thế nào:.. 9 > Em có thường giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn không. Ví dụ: 10> Ăn quà vặt trong khi thầy cô giảng bài, theo em: 11> Có thái độ không tốt (nói năng...) đối với thầy cô, cha mẹ có thường xảy ra với em không:.. 12> Khi gặp một bài kiểm tra khó, các em làm gì:. 13> Đối với các em, dành nhau với bạn các em nghĩ như thế nào:. 14> Khi làm hỏng một vật gì của người khác, các em làm gì:. 15> Ra đường, khi gặp một bạn dắt một cụ già qua đường, các em nghĩ như thế nào: 16> Kinh trọng người già, yêu thương trẻ, là một việc làm có cần thiết hay không: 17> Thường xnyên nói dối Mẹ, người lớn để đi chơi em nghĩ như thế nào:. 18> Theo em một học sinh có đạo đức phải có những biểu hiện gì ( cái gì nên và cái gì không nên ) Rất cảm ơn sự cộng tác của các em.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_mot_so_phuong_phap_giao_duc_dao_duc_va_su_tien_bo_ve_dao_duc_cua_tre_trong_mo_hinh_s_o_s_go.pdf