Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hinhd tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

Nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ hàng hóa nhập lậu, hàng nháy, hàng giả .để tránh tình trạng ảnh hưởng xấu đến sản phẩm dược trongnước là lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm dược giảm. Điều này có tác động mạnh đến uy tín và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dược trong nước. Dược phẩm cũng là sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng vì vậy nhà nước và các cơ quan có chức năng cũng cần quan tâm đến việc kiểm soát tình hình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất dượcnhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng.

pdf59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hinhd tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Nhìn chung tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng qua 3 năm, cụ thể như sau: + Tài sản ngắn hạn tăng mạnh năm 2007 là 96,36% tương đương với 126.629,2 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 là 21,89% tương đương với 56.458,64 triệu đồng vì vậy tài sản ngắn hạn trở thành nguyên nhân chủ yếu tác động mạnh đến tình hình biến động của tổng tài sản. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 30 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG + Tài sản dài hạn tăng nhẹ vào năm 2007 là 2,82% tương đương với 3.884,65 triệu đồng so với năm 2006, tăng mạnh năm 2008 là 61,76% tương đương 87.495,49 triệu đồng so với năm 2007. + Nợ phải trả năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006 là -20,05% tương đương với việc giảm 40.040,89 triệu đồng, năm 2008 lại tăng cao đột ngột là 66,37% tương đương với 105.973,21 triệu đồng. + Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh vượt mức là 245,66% tương đương 170.534,74 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 thì tăng 15,83% tương đương với 37.980,92 triệu đồng nên vốn chủ sở hữu cũng là nguyên nhân tác động mạnh đến tổng nguồn vốn. 4.1.1. Phân tích biến động tổng tài sản: Tài sản là một trong những chỉ tiêu biểu hiện mức độ hoạt động và quy mô của công ty vì vậy qua bảng 1 ta thấy tình hình tổng tài sản của công ty từ năm 2006 đến 2008 tăng mạnh, đều này cho biết mức độ hoạt động và qui mô của công ty được mở rộng, cụ thể qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm Tỷ trọngChỉ tiêu 2006 2007 2008 2006 2007 2008 A Tài sản ngắn hạn 131.347,47 257.956,67 314.415,31 48,81 64,55 57,84 B Tài sản dài hạn 137.775,77 141.660,42 229.155,91 51,19 35,45 42,16 TỔNG TÀI SẢN 269.123,24 399.617,09 543.571,22 100,00 100,00 100,00 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Qua bảng ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2006 nhưng lại chiếm tỷ trọng cao vào năm 2007 và 2008, để hiểu được nguyên nhân ta cần xem xét từng khoản mục cấu thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 4.1.1.1. Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn là một phần tài sản thiết yếu trong tổng tài sản của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn trong thời gian ngắn, từ bảng 1 ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có sự thay đổi đáng kể như sau: năm 2007 Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 31 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG tăng 96,39% tương đương với 126.609,20 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,89% tương đương với 56.458,64 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do sự thay đổi của các khoản như: hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn mà các khoản này tăng qua các năm là do qui mô công ty mở rộng. Để thấy rõ hơn ta quan sát biểu đồ sau: Biểu đồ 2: So sánh các khoản cấu thành tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm 9,612.85 6,372.71 13,384.09 56,512.59 153,588.32 162,392.19 60,485.73 91,569.42 123,992.42 4,736.30 6,426.22 14,646.61 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 180,000.00 2006 2007 2008 Năm Số tiề n ( Tr iệu đồ ng ) Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác a) Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2007 so với năm 2006 có biến động là năm 2007 lượng tiền mặt tại quỹ tăng 163,46 triệu đồng tương đương với 17,42%, còn lượng tiền gởi ngân hàng lại giảm 3.403,60 triệu đồng tương đương Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 32 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG với giảm 39,24%. Nguyên nhân là do công ty đã chuyển tiền thanh toán cho người bán và trả trước các khoản nguyên vật liệu. Sang năm 2008, bên cạnh lượng tiền mặt tại quỹ tiếp tục tăng thì lượng tiền gởi ngân hàng cũng tăng lên 7.007,17 triệu đồng tương đương với 132,94%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng vọt này là do công ty tăng lượng tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tiếp, còn tăng lượng tiền gởi qua ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả bằng chuyển khoản. Bảng 4: Tiền và các khoản tương đương tiền ĐVT: Triệu đồng Chênh lệchNăm 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỷ lệ(%) Mức Tỷ lệ (%) Tiền mặt 938,21 1.101,67 1.105,88 163,46 17,42 4,21 0,38 Tiền gởi Ngân Hàng 8.674,64 5.271,04 12.278,21 -3.403,60 -39,24 7.007,17 132,94 Tổng 9.612,85 6.372,71 13.384,09 -3.240,14 -33,71 7.011,38 110,02 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của công ty vì đây là loại tài sản giúp công ty có thể thực hiện ngay lập tức các nhu cầu chi trả phục vụ cho hoạt động kinh doanh công ty. Vì vậy qua bảng 4 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhưng trong đó tăng mạnh là tiền gửi ngân hàng vì trong năm các khoản chi trả bằng chuyển khoản cho của công ty cho các doanh nghiệp đối tác tăng mạnh, khoản mục này tăng càng cao cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng tốt. b) Các khoản phải thu ngắn hạn: Qua 3 năm ta thấy khoản phải thu của công ty tăng cao, chủ yếu là năm 2007 tăng 171,78% tương đương với 97.075,73 triệu đồng. Nguyên nhân tăng cao là do trong năm công ty đẩy mạnh chiến lược kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thu nên phải thu của khách hàng tăng cao, bên cạnh đó công ty phải chi trả trước cho người bán để nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho hoạt Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 33 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG động kinh doanh năm 2008. Khoản phải thu tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng, đều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty tốt nhưng công ty đã để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều nên chứa đựng nhiều rủi ro khi khách hàng không thanh toán đúng hạn. Do đó bên cạnh mở rộng thị trường tiêu thụ thì công ty cần có biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đúng hạn. c) Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động vì sản phẩm kinh doanh của công ty là sản phẩm dược nên sẽ có khối lượng tồn kho lớn, hàng tồn kho lớn có thể đảm bảo cho quá trình cung ứng kịp thời sản phẩm ra thị trường nhưng bên cạnh đó cũng làm phát sinh nhiều chi phí như: chi phí bảo quản, chi phí thuê kho……Vì vậy công ty cần có biện pháp cụ thể để quản lý hàng tồn kho cho hợp lý Bảng 5: Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1.Tài sản ngắn hạn (Triệu đồng) 131.347,47 257.956,67 314.415,31 2.Hàng tồn kho (Triệu đồng) 60.485,73 91.569,42 123.992,42 Tỷ trọng (%)=2/1 46,05 35,50 39,44 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) d) Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác qua 3 năm luôn tăng, chủ yếu có xu hướng tăng mạnh vào năm 2008 là tăng 127,92% tương đương với 8.220,39 triệu đồng. * Tóm lại: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm của công ty tăng mạnh, đều này cho thấy qui mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và đẩy mạnh chiến lược marketing nên thu hút nhiều khách hàng hơn nhưng bên cạnh đó thì các khoản phải thu của khách hàng cũng khá lớn nên công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để đảm bảo an toàn nguồn vốn. 4.1.1.2. Tài sản dài hạn: Qua bảng 1 ta thấy tài sản cố định có xu hướng tăng cao vào năm 2008 là 61,76% tương đương với 87.495,49 triệu đồng so với năm 2007, còn mức tăng Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 34 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG năm 2007 là 2,82% tương đương với 3.884,65 triệu đồng so với năm 2006. Trong đó nguyên nhân tăng chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình vì trong năm 2008 công ty tiến hành mua sắm thêm tài sản cố định và cũng đưa vào sử dụng các công trình năm trước đã hoàn thành trong năm. Bảng 6: Tỷ suất đầu tư của công ty qua 3 năm Chênh LệchChỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1.Tài sản cố định (Triệu đồng) 137.413,98 140.625,75 228.220,22 3.211,77 87.594,47 2.Tổng tài sản (Triệu đồng) 269.123,24 399.617,09 543.571,22 130.493,85 143.954,13 Tỷ suất đầu tư (%)=1/2 51,06 35,19 41,99 -15,87 6,8 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Qua bảng tỷ suất đầu tư ta thấy tài sản cố định năm 2007 tăng 3.211,77 triệu đồng còn tổng tài sản lại tăng 130.493,85 nên làm cho tỷ suất đầu tư năm 2007 giảm 15,87%; nguyên nhân giảm tỷ suất đầu tư là do tốc độ đầu tư vào tài sản cố định chậm hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Ta thấy năm 2008 tài sản cố định được đầu tư mạnh nên tăng 87.594,47 triệu đồng còn tổng tài sản lại tăng 143.954,13 triệu đồng làm cho tỷ suất đầu tư năm 2008 tăng 6,8%.Như vậy qua 3 năm ta thấy công ty có chú trọng vào việc đầu tư, đổi mới tài sản và đặc biệt là năm 2008 công ty đã tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng qui mô để năng lực sản xuất được mở rộng Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 35 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 4.1.2. Phân tích biến động tổng nguồn vốn: B iể u đồ 3 : C ơ cấu tổn g n gu ồn vốn củ a côn g ty qu a 3 n ăm 1 9 9 ,7 0 3 .6 1 1 5 9 ,6 6 2 .7 2 2 6 5 ,6 3 5 .9 3 6 9 ,4 1 9 .6 3 2 3 9 ,9 5 4 .3 7 2 7 7 ,9 3 5 .2 9 0 .0 0 1 0 0 ,0 0 0 .0 0 2 0 0 ,0 0 0 .0 0 3 0 0 ,0 0 0 .0 0 4 0 0 ,0 0 0 .0 0 5 0 0 ,0 0 0 .0 0 6 0 0 ,0 0 0 .0 0 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m S ố t iề n ( T ri ệu đ ồ n g ) Vố n ch ủ sở h ữ u N ợ p h ả i t r ả Qua biểu đồ ta thấy vốn chủ sở hữu luôn biến động theo chiều hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn, để hiểu rõ nguyên nhân nào làm nguồn vốn biến động thì ta tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn sau: 4.1.2.1. Nợ phải trả: Nợ phải trả là khoản tài chính mà công ty đi vay, các khoản mà công ty thiếu đối tác làm ăn hoặc cá nhân bên ngoài mà công ty phải có bổn phận hoàn trả. Từ bảng 1 nhận thấy nợ phải trả năm 2007 giảm 20,05% tương đương với 40.040,89 triệu đồng, năm 2008 tăng 66,37% tương đương với 105.973,21 triệu đồng. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn vì vậy sự tăng giảm của hai chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 36 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Bảng 7: Các khoản mục nợ phải trả qua 3 năm của công ty ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ 1. Nợ ngắn hạn 180.392,70 123.645,25 157.589,66 -56.747,45 -31,46 33.944,41 27,45 + Vay và nợ ngắn hạn 72.797,91 4.329,57 79.690,85 -68.468,34 -94,05 75.361,28 1740,62 + Phải trả người bán 72.644,21 61.044,42 44.114,64 -11.599,79 -15,97 -16.929,78 -27,73 + Người mua trả tiền trước 2.307,08 1.050,33 4.478,91 -1.256,75 -54,47 3.428,58 326,43 + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 633,42 5.541,07 7.243,47 4.907,65 774,79 1.702,40 30,72 + Phải trả cho công nhân viên 3.923,41 78,55 111,99 -3.844,86 -98,00 33,44 42,57 + Chi phí phải trả 14.750,06 12.860,21 4.353,38 -1.889,85 -12,81 -8.506,83 -66,15 + Các khoản phải trả, phải nộp khác 13.336,61 38.741,10 17.596,42 25.404,49 190,49 -21.144,68 -54,58 2. Nợ dài hạn 19.310,91 36.017,47 108.046,27 16.706,56 86,51 72.028,80 199,98 + Vay và nợ dài hạn 19.222,44 35.835,78 107.742,33 16.613,34 86,43 71.906,55 200,66 + Dự phòng trợ cấp mất việc làm 88,47 181,69 303,94 93,22 105,37 122,25 67,28 NỢ PHẢI TRẢ 199.703,61 159.662,72 265.635,93 -40.040,89 -20,05 105.973,21 66,37 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) a) Nợ ngắn hạn: Qua bảng ta thấy nợ ngắn hạn từ năm 2006 đến 2007 giảm 31,46% tương đương với 56.747,45 triệu đồng. Trong đó chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước và phải trả công nhân viên là giảm mạnh, nguyên nhân các chỉ tiêu này giảm là do trong năm 2007 công ty đã huy động thêm vốn nên có đủ nguồn vốn để trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn trả và các khoản phải trả cho công nhân viên. Đến năm 2008 nợ phải trả tăng chủ yếu do người mua trả tiền trước và vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trở lại, nguyên nhân các khoản này tăng là do công ty đi vay thêm vốn để giúp công ty có đủ lượng vốn cần thiết để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 37 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG b) Nợ dài hạn: Qua bảng ta thấy vay và nợ dài hạn năm 2007 tăng 16.706,56 triệu đồng tương đương với 86,43% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 71.906,55 triệu đồng tương đương với 200,66%; còn dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2007 tăng 105,37% tương đương với 93,22 triệu đồng và năm 2008 tăng 67,28% tương đương với 122,25 triệu đồng. Như vậy trong ba năm ta thấy hai chỉ tiêu này tăng mạnh nên làm cho nợ dài hạn tăng mạnh, nguyên nhân tăng là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nên cần vốn dài hạn để đầu tư vào máy móc để sản xuất; đồng thời công ty cũng quan tâm đến đời sống của nhân viên hơn. 4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh qua 3 năm, chủ yếu vào năm 2007 tăng 170.534,74 triệu đồng tương đương với 245,66% nguyên nhân tăng là do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm nguồn vốn cho công ty, bên cạnh đó công ty còn tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng việc bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh đây là một dấu hiệu tốt, vì cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả nên thu hút được lợi nhuận của cổ đông để trích lập quỹ đầu tư nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong vốn chủ sở hữu có quỹ khen thưởng, phúc lợi cũng tăng mạnh vào năm 2008 là tăng 682,81% tương đương với 2.840,01 triệu đồng nhằm khuyến khích nhân viên trong việc gắn bó với công ty hơn. 4.1.2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn: a) Tỷ suất nợ: Bảng 8: Tỷ suất nợ của công ty qua 3 năm Chênh LệchChỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1.Nợ phải trả (Triệu đồng) 199.703,61 159.662,72 265.635,93 -40.040,89 105.973,21 2.Tổng nguồn vốn (Triệu đồng) 269.123,24 399.617,09 543.571,22 130.493,85 143.954,13 Tỷ suất nợ (%)=1/2 74,21 39,95 48,87 -34,26 8,92 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 38 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Qua bảng ta thấy tỷ suất nợ của công ty giảm mạnh vào năm 2007 là giảm 34,26% so với năm 2006, nguyên nhân giảm mạnh là do trong năm công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu và đem đi trả nợ để tiến đến làm chủ về tài chính. Năm 2008 công ty mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh mà nguồn vốn tăng thêm lại không đủ trang trãi nên phải vay thêm nợ nhưng việc vay thêm vẫn đảm bảo công ty làm chủ được về mặt tài chính. b) Tỷ suất tài trợ: Bảng 9: Tỷ suất tự tài trợ của công ty qua 3 năm Chênh LệchChỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1.Vốn chủ sở hữu (Triệu đồng) 69.419,63 239.954,37 277.935,29 170.534,74 37.980,92 2.Tổng nguồn vốn (Triệu đồng) 269.123,24 399.617,09 543.571,22 130.493,85 143.954,13 Tỷ suất tự tài trợ (%)=1/2 25,79 60,05 51,13 34,26 -8,92 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Như bảng trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ năm 2007 tăng mạnh là tăng 34,26% so với năm 2006 và năm 2008 giảm 8,92% so với năm 2007 nhưng nhìn chung thì tỷ suất tự tài trợ trong 2 năm 2007 và 2008 lớn hơn 50%. Tỷ suất tự tài trợ lớn là do chủ sở hữu tăng mạnh, nguyên nhân của việc tăng mạnh là do quá trình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nên cổ đông có niềm tin trong việc tăng nguồn vốn sở hữu. Như vậy năm 2007 và năm 2008 chủ yếu công ty dùng nguồn vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản, vì vậy trong 2 năm gần đây công ty độc lập về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ít rủi ro hơn. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 39 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Bảng 10: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm của công ty ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ 1. DT bán hàng 350.342,20 362.818,51 484.158,67 12.476,31 3,56 121.340,16 33,44 2. Các khoản giảm trừ 1.907,10 6.085,11 9.249,99 4.178,01 219,08 3.164,88 52,01 3. DT thuần từ bán hàng 348.435,10 356.733,40 474.908,68 8.298,30 2,38 118.175,59 33,13 4. Giá vốn hàng bán 295.863,47 268.680,01 350.314,38 -27.183,46 -9,19 81.634,37 30,38 5. LN gộp từ bán hàng 52.571,63 88.053,39 124.594,30 35.481,76 67,49 36.540,91 41,50 6. DT từ hoạt động tài chính 686,93 1.155,36 1.340,93 468,43 68,19 185,57 16,06 7. CP hoạt động tài chính 14.091,64 9.285,26 16.442,74 -4.806,38 -34,11 7.157,48 77,08 - CP lãi vay 12.715,06 9.099,48 13.310,77 3.615,58 28,44 4.211,29 46,28 8. CP bán hàng 14.952,33 19.753,35 36.776,96 4.801,02 32,11 17.023,61 86,18 9. CP quản lý 12.006,11 14.103,21 16.041,25 2.097,10 17,47 1.938,04 13,74 10. LN thuần 12.208,48 46.066,93 56.674,28 33.858,45 277,34 10.607,35 23,03 11. Thu thập khác 972,35 1.048,11 2.063,06 75,76 7,79 1.019,95 97,31 12. CP khác 2.693,38 1.814,60 1.936,05 -878,78 -32,63 121,45 6,70 13. Tổng LN trước thuế 10.487,45 45.300,44 56.801,29 34.812,99 331,95 10.780,85 23,80 14. Thuế TNDN 0,00 4.593,00 5.683,49 4.593,00 - 1.090,49 23,74 15. LN sau thuế 10.487,45 40.707,44 51.117,79 30.219,99 288,15 10.410,35 25,57 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) 4.2.1. Tình hình doanh thu: Doanh thu thuần từ bán hàng: từ bảng ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng tăng qua 3 năm mà tăng mạnh vào năm 2008 là tăng 118.175,59 triệu đồng tương đương với 33,13% so với năm 2007. Doanh thu thuần tăng liên tục cho thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn và nguyên nhân là do trong năm công ty mở rộng thêm các chi nhánh ở các tỉnh nên thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng. Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2007 công ty được hưởng các chiết khấu mua hàng, lãi tiền gửi và tỷ giá lên xuống thất thường cũng mang lại cho Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 40 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG công ty một khoản lợi lớn. Vì vậy làm cho doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 của công ty tăng là 468,43 triệu đồng ương đương với 68,19% so với năm 2006 Thu nhập khác: thu nhập khác năm 2008 tăng 97,31% tương đương với 1.019,95 triệu so với năm 2007 nguyên nhân là trong năm công ty có thu nhập từ bán phế liệu và nhượng bán những tài sản cố định được thanh lí. Bên cạnh đó công ty có nguồn thu lớn từ loại hình dịch vụ vận chuyển 4.2.2. Tình hình chi phí: Biểu đồ 4: So sánh giữa doanh thu và giá vốn 348,435.10356,733.40 474,908.68 295,863.47 268,680.01 350,314.38 0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 300,000.00 350,000.00 400,000.00 450,000.00 500,000.00 2006 2007 2008 Năm Số t iề n (T ri ệu đ ồn g) DT thuần từ bán hàng Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán: qua biểu đồ ta thấy doanh thu tăng qua 3 năm nhưng giá vốn hàng bán lại tăng giảm không ổn định, cụ thể là năm 2007 giá vốn hàng bán giảm 27.183,46 triệu đồng tương đương với giảm 9,19% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 81.634,37 triệu tương đương với 30,08%. Nguyên nhân giảm giá vốn hàng bán năm 2007 là do đối tác giảm giá nguyên vật liệu đầu vào vì mua với số lượng lớn, sang năm 2008 thì giá vốn hàng bán lại tăng mạnh là do biến Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 41 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG động tăng giá của thị trường nên cũng làm cho nguyên nhiên liệu đầu vào làm ra dược phẩm cũng tăng lên Chi phí tài chính: trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao, ta thấy chi phí tài chính năm 2007 giảm mạnh là do trong năm công ty huy động nguồn vốn nên đã chi trả các khoản nợ. Chi phí bán hàng tăng qua 3 năm, tăng mạnh vào năm 2008 là tăng 86,18% so với năm 2007 vì trong năm công ty đã mở thêm các chi nhánh nên đã có những chiến lược để đẩy mạnh marketing, chính đều này đã làm cho chi phí bán hàng tăng mạnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp: ta quan sát bảng sau để xem tình hình chi phí quản lí của doanh nghiệp như thế nào Bảng 11: Tỷ suất Chi phí quản lý/Doanh thu thuần Năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1.Chi phí quản lý Triệu đồng 12.006,11 14.103,21 16.041,25 2.Doanh thu thuần Triệu đồng 348.435,10 356.733,40 474.908,68 Chi phí quản lý/Doanh thu thuần =1/2 % 3.45 3,95 3,38 Chênh lệch % - 0,50 -0,57 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100đ doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Qua bảng ta thấy tỷ suất chi phí quản lý/Doanh thu thuần năm 2007 là 3,95% tăng 0,5% so với năm 2006, còn năm 2008 giảm 0,57% so với năm 2007. Như vậy trong năm 2008 mặc dù mở rộng thị trường nhưng công ty vẫn tiết kiệm được chi phí quản lý, chính điều này cũng góp phần vào việc tăng lợi nhuận năm 2008. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 42 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 4.2.3. Tình hình lợi nhuận: Biểu đồ 5: Tình hình lợi nhuận trước và sau thuế 10,487.46 45,300.44 56,801.29 10, 87.46 40,707.44 51,117.79 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 2006 2007 2008 Năm Số tiề n ( Tr iệu đồ ng ) Tổng LN trước thuế LN sau thuế Qua biểu đồ ta thấy trong 3 năm tình hình lợi nhuận của công ty tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007 là tăng 288,15% tương đương với 30.219,98 triệu đồng nguyên nhân tăng mạnh là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn để làm chủ về tài chính nên làm cho tình hình doanh thu tăng nhanh hơn tình hình chi phí nhiều lần. Ta cũng thấy lợi nhuận trước thuế và sau thuế bằng nhau là do công ty đã trở thành công ty cổ phần nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2004 đến 2006. Ta quan sát bảng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần để biết trong 100 đồng doanh tthu thuần sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 43 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Bảng 12: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1.Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 10.487,46 40.707,44 51,117,79 2.Doanh thu thuần Triệu đồng 348.435,10 356.733,40 474,908,68 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần=1/2 % 3,01 11,41 10,76 Chênh lệch % - 8,40 -0,65 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Qua bảng ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần năm 2007 là 11,41% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty thu được 11,41 đồng lợi nhuận, mà ta lại thấy trong năm 2008 doanh thu thuần về bán hàng tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm hơn nên điều đó làm cho tỷ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần giảm còn 10,76% tức là giảm 0,65% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do tình hình giá cả thị trường tăng và làm cho các khoản chi phí trong doanh nghiệp cũng tăng lên nên làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. 4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 4.3.1. Các tỷ số thanh khoản: Tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 44 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Bảng 13: Các tỷ số thanh khoản qua 3 năm của công ty Năm Chênh lệch 2007/20 06 2008/20 07Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn (Triệu đồng) 131.347,47 257.956,67 314.415,31 96,39 21,89 2. Hàng tồn kho (Triệu đồng) 60.485,73 91.569,42 123.992,42 51,39 35,41 3. Nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 180.392,70 123.645,25 157.589,66 -31,46 27,45 Tỷ số thanh toán hiện thời =1/3 (Lần) 0,73 2,09 2,00 1,36 -0,09 Tỷ số thanh toán nhanh =(1-2)/3 (Lần) 0,39 1,35 1,21 0,36 -0,14 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) 4.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời: Năm 2006 tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 0,73 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,73 đồng tài sản ngắn hạn. Do tài sản ngắn hạn năm 2006 thấp hơn nợ ngắn hạn nên làm cho tỷ số thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1, tỷ số này thấp cho thấy đơn vị không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn trong tương lai gần. Năm 2007 và năm 2008 do công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu nên giải quyết được các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vì vậy làm nợ ngắn hạn năm 2007 giảm 31,46% mà tài sản ngắn hạn lại tăng 96,39%, cho nên tỷ số thanh toán hiện thời năm 2007 là 2,09 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,09 đồng tài sản ngắn hạn và năm 2008 là 2,00 lần, tức là 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 2,00 đồng tài sản ngắn hạn. Qua 2 năm ta thấy tỷ số thanh toán nhanh tăng mạnh là >= 2,00, với hệ số thanh toán này thì công ty có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả nhưng tỷ số này lớn nên ta có thể thấy công ty đang dư thừa tiền nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chưa tốt. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 45 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG * Nhận xét: Dựa vào tỷ số thanh toán hiện thời của công ty ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn có chiều hướng tiến triển tốt hơn vì với tỷ số như năm 2007 và 2008 thì công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả nhưng do tỷ số này lớn sẽ gây bất lợi cho công ty. Vì vậy năm 2008 công ty đã cải thiện được tình hình và những năm kế tiếp công ty nên giảm tỷ số này xuống nữa để có thêm vốn kinh doanh và tránh tình trạng đầu tư thừa tài sản. 4.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh: Năm 2006 tỷ số thanh toán nhanh của công ty là 0,39 lần, với tỷ số này thì 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,27 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Qua tỷ số chứng tỏ công ty đang trong tình trạng thiếu khả năng thanh toán nhanh do khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn là 46,05%, vì vậy công ty cần tìm biện pháp nâng cao hệ số thanh toán nhanh bằng cách xem xét để có lượng hàng tồn kho thích hợp. Đến năm 2007 ta thấy lượng hàng tồn kho tăng nhưng thật chất tình hình hàng tồn kho đã giảm đáng kể là chiếm 35,50% trong tài sản ngắn hạn, bên cạnh đó tình hình nợ ngắn hạn trong năm cũng giảm. Chính nhân tố đó làm cho tỷ số thanh toán nhanh trong năm 2007 là 1,35 lần và năm 2008 thì tỷ số này giảm còn 1,21 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,21 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, qua tỷ số thanh toán nhanh trong hai năm này cho thấy công ty có khả năng thanh toán tốt và có đủ khả năng độc lập về tài chính. 4.3.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động: Tỷ số hiệu quả hoạt động dùng để đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kkho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 46 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Bảng 14: Các tỷ số hiệu quả hoạt động CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Giá vốn hàng bán Triệu đồng 295.863,47 268.680,01 350.314,38 2.Hàng tồn kho 3.Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng Triệu đồng 60.485,73 51.311,78 91.569,42 76.027,58 123.992,42 107.780,92 4.Các khoản phải thu 5.Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng Triệu đồng 56.512,59 52.749,67 153.588,32 105.050,46 162.392,19 157.990,26 6.Doanh thu thuần Triệu đồng 348.435,10 356.733,40 474.908,68 7.Tổng doanh thu 8.Doanh thu bình quân một ngày Triệu đồng Triệu đồng 350.342,20 959,84 362.818,51 994,02 484.158,67 1.326,46 9.Tổng tài sản lưu động ròng 10.Tổng tài sản lưu động ròng bình quân Triệu đồng Triệu đồng 131.347,47 116.865,53 257.956,67 194.652,07 314.415,31 268.185,99 11.Tổng tài sản cố định ròng 12.Tổng tài sản cố định ròng bình quân Triệu đồng Triệu đồng 137.413,98 139.487,71 140.625,75 139.019,87 228.220,22 184.422,99 13.Tổng tài sản 14.Tổng tài sản bình quân Triệu đồng Triệu đồng 269.123,24 258.650,27 399.617,09 334.370,17 543.571,22 471.594,16 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho=1/3 Lần 5,77 3,53 3,25 Kỳ thu tiền bình quân=5/8 Ngày 54,96 105,68 119,11 Vòng quay tài sản lưu động=6/10 Lần 2,98 1,83 1,77 Vòng quay tài sản cố định=6/12 Lần 2,50 2,57 2,58 Vòng quay tổng tài sản=6/14 Lần 1,35 1,07 1,01 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) 4.3.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Tùy vào hàng hóa và đặc điểm kinh doanh của công ty mà ta xác định xem tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp thì tốt, bên cạnh đó vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau vì vòng quay càng lớn thì thời gian dự trữ càng ngắn và ngược lại, vì vậy dựa vào vòng Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 47 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG quay hàng tồn kho ta tính được số ngày của một vòng nên được trình bày trong bảng sau: Bảng 15: Số ngày của một vòng hàng tồn kho CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,77 3,53 3,25 Số ngày của một vòng hàng tồn kho Ngày 64 104 112 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Do công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long là kinh doanh và sản xuất dược liệu, dược phẩm, dụng cụ y tế….mà đặc điểm của ngành dược là có thời hạn sử dụng lâu (>=2 năm) nên khối lượng hàng tồn kho thường lớn và tỷ số vòng quay hàng tồn kho thấp là chuyện hợp lí. Qua bảng ta thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho ngày càng giảm, điều này cho thấy số ngày hàng hóa lưu kho ngày càng dài. Nguyên nhân tỷ số vòng quay này giảm mạnh là do công ty có chiến lược đẩy mạnh bán sản phẩn nên đã gia tăng mức độ sản xuất sản phẩm để đủ đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm dược của công. 4.3.2.2. Kỳ thu tiền bình quân: Dựa vào bảng 12 ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng qua các năm: trong đó năm 2007 là 105,68 ngày tức tăng 50,72 ngày so với năm 2006 và năm 2008 là 119,11 ngày tức là tăng 13,43 ngày so với năm 2007, kỳ thu tiền bình quân càng tăng đồng nghĩa với thời gian thu hồi nợ càng dài. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công ty mở rộng thị trường trong nước nên làm cho các khoản phải thu tăng cao như năm 2007 tăng 52.310,79 triệu đồng chiếm 99,17% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 52.939,80 triệu đồng chiếm 50,39% so với năm 2007, trong khi doanh thu bình quân một ngày chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ tăng nhẹ qua 3 năm nên làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh. Dựa vào tình hình kỳ thu tiền bình quân hiện nay thì ta thấy đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty vì các khoản phải thu ở khách hàng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn là nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 48 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG làm vốn công ty bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Vì vậy trong các năm tới công ty cần có những chính sách và phương pháp thu hồi các khoản nợ một cách hợp lí nhằm giảm kỳ thu tiền bình quân xuống để tránh rủi ro về vốn khi bị các đối tác khác chiếm dụng. 4.3.2.3. Vòng quay tài sản lưu động: Qua 3 năm ta thấy tỷ số vòng quay vốn lưu động giảm, cụ thể: năm 2006 là 2,98 lần, sang năm 2007 là 1,83 lần tức giảm 1,15 lần và tới năm 2008 chỉ còn 1,7 lần tức là giảm 0,13 lần. Nguyên nhân tỷ số vòng quay vốn cố định giảm mạnh là do tốc độ tài sản ngắn hạn tăng mạnh tức là năm 2007 tăng 66,56%, năm 2008 tăng 37,78%; trong khi đó doanh thu thuần lại tăng chậm nên làm cho tỷ số này giảm và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thấp. Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty có xu hướng giảm, thể hiện khả năng thu hồi vốn lưu động ngày càng chậm. 4.3.2.4. Vòng quay tài sản cố định: Qua bảng ta thấy vòng quay tài sản cố định tăng nhẹ qua 3 năm; năm 2007 là 2,57 lần tức là tăng 0,07 lần so với năm 2006 và năm 2008 là 2,58 lần tức là tăng 0,01 lần so với năm 2007, như vậy ta có thể nói hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty tăng dần. Năm 2006 vòng quay tài sản cố định của công ty là 2,5 lần tức là trong năm thì một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được 2,5 đồng doanh thu thuần, năm 2007 thì tỷ số này là 2,57 lần và đến năm 2008 là 2,58 lần. Như vậy vòng quay tài sản cố định đều tăng qua 3 năm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là tốt. 4.3.2.5. Vòng quay tổng tài sản: Qua bảng ta thấy tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm qua 3 năm, đều này cho thấy việc đầu tư tài sản ngày càng kém hiệu quả mà tỷ số vòng quay tổng tài sản là tổng hợp của 2 chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động và tài sản cố định. Ta quan sát biểu đồ sau: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 49 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Biểu đồ 6: Tỷ số vòng quay của các loại tài sản 2.98 1.83 1.77 2.5 2.57 2.58 1.35 1.07 1.01 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2006 2007 2008 Năm Lầ n Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản Qua biểu đồ ta thấy tài sản cố định tăng nhẹ nên làm cho tỷ số vòng quay tài sản cố định thay đổi nhẹ, còn tài sản lưu động tăng mạnh đột ngột nên làm cho tỷ số vòng quay thay đổi mạnh. Chính sự tăng lên của 2 loại tài sản nên làm cho tổng tài sản cũng tăng lên, từ đó kéo tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm xuống. 4.3.3. Các tỷ số quản trị nợ: Bảng 16: Các tỷ số quản trị nợ CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Nợ phải trả Triệu đồng 199.703,61 159.662,72 265.635,93 2.Tổng tài sản Triệu đồng 269.123,24 399.617,09 543.571,22 3.Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 69.419,63 239.954,37 277.935,29 Tỷ số nợ trên tổng tài sản=1/2 % 74,21 39,95 48,87 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu=1/3 Lần 2,88 0,67 1,00 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 50 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 4.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Ta phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản để biết mức độc lập hay phụ thuộc về tài chính của công ty với các chủ nợ. Qua bảng ta thấy tổng tài sản của công ty vào năm 2006 chủ yếu hình thành từ nợ phải trả vì tỷ số nợ trong năm là 74,21%, điều này chứng tỏ tổng tài sản của công ty được hình thành từ 74,21% nợ phải trả. Tỷ lệ nợ cao cho thấy tình hình tài chính của công ty còn phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ vì công ty phải hết sức thận trọng đối với đồng vốn vay và phải phát huy tối đa lợi ích mà những đồng vốn này mang lại nhằm giảm tình hình công nợ vào những năm sau. Sang năm 2007 ta thấy tình hình công nợ được giảm mạnh là giảm còn 39,95% so với năm 2006, nguyên nhân tỷ là do trong năm nợ trong năm giảm 20,05% trong khi tổng tài sản lại tăng nhanh là tăng 48,49%. Lí do tổng tài sản tăng mạnh là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh và đủ trang trả các khoản nợ. Tới năm 2008 do nợ phải trả tăng với tốc độ nhanh hơn tổng tài sản nên làm cho tỷ lệ nợ trong năm tăng là 48,87% tăng 8,92% so với năm 2007. Nguyên nhân tỷ lệ nợ năm 2008 tăng là do công ty vay thêm nợ để có thêm nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ tốt. 4.3.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Năm 2006 ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,88 lần, tức là 2,88 đồng nợ chỉ được đảm bảo bởi 1 đồng vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy tỷ lệ nợ phải trả được đảm bảo bằng chủ sở hữu thì rất kém. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này giảm còn 0,67 lần, tức là 1 đồng chủ sở hữu chỉ đảm bảo cho 0,67 đồng nợ mà nguyên nhân sự thay đổi này là do công ty đã huy động thêm vốn để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Vì vậy nếu trong những năm tới mà công ty tiếp tục giữ tỷ lệ này thì công ty làm chủ được các khoản nợ mà mình đã vay. Sang năm 2008 thì tỷ lệ này là 1,00 lần, với tỷ lệ này thì công ty vẫn làm chủ được các khoản nợ mà công ty đã vay. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 51 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 4.3.3.3. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty, như vậy khả năng thanh toán lãi của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay thể hiện qua bảng sau: Bảng 17: Khả năng thanh toán lãi vay CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Chi phí lãi vay Triệu đồng 12.715,06 9.099,48 13.310,77 2.Tổng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Triệu đồng 23.202,52 54.399,92 70.112,06 Khả năng thanh toán lãi vay=2/1 Lần 1,82 5,98 5,27 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2006 đến năm 2008 là khá cao, điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty đối với nhà cung cấp tín dụng ngày càng tốt. Năm 2007 tỷ số thanh toán lãi vay là 5,98 lần, tức là tăng 4,16 lần so với năm 2006 nguyên nhân tỷ số lãi tăng mạnh là do trong năm 2007 lợi nhuận trước thuế tăng mà chi phí lãi vay lại giảm mạnh. Sang năm 2008 công ty đã vay thêm để bổ sung nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nên làm cho chi phí lãi vay đều tăng, bên cạnh đó lợi nhuận cũng tăng nên dẫn đến tỷ lệ lãi vay năm 2008 giảm còn 5,27 lần. 4.3.4. Các tỷ số khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lời hay lợi nhuận, mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu hay là mục tiêu cuối cùng của công ty, vấn đề này được mọi người quan tâm kể cả trong và ngoài công ty. Phân tích khả năng sinh lời thường phân tích ba chỉ tiêu sau: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 52 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG Bảng 18: Khả năng sinh lời qua 3 năm của công ty CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Lợi nhuận ròng Triệu đồng 10.487,46 40.707,44 51.117,79 2.Doanh thu thuần Triệu đồng 348.435,10 356.733,40 474.908,68 3.Tổng tài sản 4.Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 269.123,24 258.650,27 399.617,09 334.370,17 543.571,22 471.594,16 5.Vốn chủ sở hữu 6.Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 69.419,63 68.778,73 239.954,37 154.187,00 277.935,29 258.944,83 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)=1/2 % 3,01 11,41 10,76 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)=1/4 % 4,05 12,17 10,84 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)=1/6 % 15,25 26,40 19,74 ( Nguồn: Phòng Kế Toán-Tổng Hợp) 4.3.4.1. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ, tỷ số này cho ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Qua bảng ta thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua 3 năm có biến động tăng giảm cụ thể là năm 2006 là 3,01% tức là trong 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 3,01 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 11,41% tức là trong 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 11,41 đồng lợi nhuận hay là tăng 8,40 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tỷ số tăng này tăng giảm là do trong năm lượng chi phí của tăng giảm đáng kể nên đã làm cho lợi nhuận tăng mạnh hơn doanh thu, qua đó ta thấy trong giai đoạn này công ty đã hoạt động có hiệu quả nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn và có chính sách quản lí tốt tình hình chi phí. Sang năm 2008 do tình giá cả thị trường biến động tăng và một số chi nhánh mới đi vào hoạt động nên đã làm gia tăng các khoản chi phí, chính vì vậy làm cho lợi nhuận tăng ích hơn doanh thu nên kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 53 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG doanh thu giảm còn 10,76% tức là 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 10,76 đồng so với năm 2007. 4.3.4.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: Qua 3 năm ta thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng mạnh vào năm 2007, tức năm 2007 là 12,17% hay là tăng 8,12% so với năm 2006. Qua tỷ số đó ta biết cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 12,17 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 là 10,84% tức là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 10,84 đồng lợi nhuận. Với kết quả phân tích cho thấy năm 2007 công ty quản lý tốt các khoản chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng mạnh nhưng sang năm 2008 thì do điều kiện giá cả thị trường tăng nên làm cho các khoản chi phí cũng tăng đặc biệt là chi phí nhập khẩu nguyên nhiên liệu, từ đó lợi nhuận ròng giảm xuống nên kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm hơn năm 2007. Qua phân tích ta thấy chỉ tiêu sinh lời trên tổng tài sản hoạt động có hiệu quả và cần phát huy tốt hơn để tránh tình trạng tăng giảm như bây giờ. 4.3.4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Quan sát bảng ta thấy trong năm 2006 tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 15,25 % nghĩa là 100 đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư thì họ được huởng một mức sinh lời là 15,25 đồng lợi nhuận ròng, đến năm 2007 tỷ số này là 26.40% vì trong năm tốc độ tăng của lợi nhuận lại nhanh hơn tốc độ vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là rất tốt. Sang năm 2008 thì tỷ số lợi nhuận lại tăng chận hơn vốn chủ sở hữu nên đã làm cho tỷ số này giảm còn 19,74%. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 54 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Trước thềm hội nhập WTO, công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như giá cả, chất lượng sản phẩm……nên đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều vào dây truyền sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt hơn. Hiện nay trên thị trường còn thiếu sự kiểm soát chặt chẽ nên làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường cung ứng thuốc diễn ra khônng lành mạnh, điều này làm cho việc đưa sản phẩm dược của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do ảnh hưởng của biến động về giá cả nguyên vật liệu dược trên thị trường nên làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất dược phẩm và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đa số hân viên trực tiếp tham gia vào hệ thống bán lẽ của công ty cũng như các chi nhánh, được tuyển dụng làm việc nhưng chưa qua đào tạo về cung cách phục vụ đối với khách hàng và thái độ phục vụ đôi khi chưa nhiệt tình nên hạn chế lượng khách hàng đến mua và ảnh hưởng đến tình hình tiêu thu cua công ty. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 5.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu của công ty trong các năm qua tăng mạnh đặc biệt là năm 2008, tuy nhiên để tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng này là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy công ty phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn trong những năm sau như sau: - Về marketing: Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh thị trường nhằm tăng sức tiêu thụ sản phẩm bằng các chương trình tiếp thị dưới các hình thức như thu thập thông tin khách hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng bằng các chương trình quảng cáo, tham gia hội trợ, triển lãm……Bên cạnh đó công ty còn mở rộng hình thức kinh doanh bằng việc nâng cấp trang Web để phát triển hoạt động buôn bán trên mạng và để quản trị kinh doanh được tốt hơn. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 55 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG - Về điều hành sản xuất: Là phải kiểm soát tốt chi phí và thực hiện nghiêm ngặt các mức tiêu hao nguyên liệu để có giá thành hợp lý và đủ sức cạnh tranh thị trường. - Về nguồn nhân lực: Công ty phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ-công nhân viên trong công ty, có chế độ khuyến khích, chính sách khen thưởng và quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ-công nhân viên. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của công ty vì vậy bên cạnh tăng doanh thu thì công ty còn cần chú trọng tăng lợi nhuận, để tăng lợi nhuận hữu hiệu nhất là giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận tối đa như: - Cần có kế hoạch hợp lý trong việc thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng chi phí thấp. - Chi phí bán hàng của công ty không ngừng tăng lên vì vậy trong quá trình hoạt động cần phải kiểm soát chặt chẽ như những công ty nên tiến hành thanh lý những tài sản không cần dùng để giảm bớt những khoản chi phí khấu hao và kiểm soát chặt chẽ những khoản mục mua ngoài để tránh những trường hợp hao hụt đáng tiếc. 5.2.2. Cải thiện tình hình tài chính: Tỷ số thanh toán: căn cứ vào những phân tích ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh của công ty là tốt vì qua tỷ số cho thấy công ty đã làm chủ được về tình hình tài chính nhưng do các tỷ số này lớn nên cho thấy công ty đang dư lượng tiền. Vì vậy để tránh tình trạng dư thừa tiền thì công ty có thể đầu tư vào thị trường tài chính ngắn hạn nhằm giảm lượng tiền thừa và tạo thêm thu nhập cho công ty. Tỷ số hoạt động: gồm có - Vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn cố định và vòng quay tổng tài sản nhìn chung thì các chỉ tiêu này có chiều hướng tốt qua 3 năm. Vì vậy công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn nữa trong những năm sau. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 56 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG - Do đặc thù kinh doanh của công ty nên tỷ số vòng quay hàng tồn kho hiện tại lớn hơn 3 vẫn cho là tốt nhưng công ty cũng cần chú ý hạ thấp số ngày bình quân lưu kho nhằm góp phần giảm chi phí phát sinh do dự tữ hàng hóa. Để làm được điều này đòi hỏi bộ phận kinh doanh phải làm công tác nghiên cứu thị trường để có kế hoạch dự trữ hàng hóa tối ưu nhất là vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa có khả năng gia tăng lợi nhuận cho công ty. - Bên cạnh đó thì kỳ thu tiền bình quân cũng tăng mạnh qua 3 năm, nguyên nhân tăng mạnh là do các khoản phải thu tăng mạnh. Vì vậy ta thấy công ty đang trong tình trạng bị chiếm dụng vốn nên cần có những chính sách thu hồi vốn hợp lí và thận trọng hơn trong việc lựa chọn đối tác kinh doanh lớn nhằm tránh những khoản nợ khó đòi. Tỷ số khả năng sinh lời: hầu hết các chỉ tiêu trong nhóm này tốt nhưng trong năm 2008 thì tỷ trọng tăng lợi nhuận của công ty còn thấp hơn các tỷ trọng tăng khác nên công ty cần quản lí tốt hơn các khoản chi phí, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh nhằm tăng tỷ số vòng quay hàng tồn kho là một trong những biện pháp tốt để giảm nhiều loại chi phí. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 57 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long và tìm hiểu phân tích tình hình của công ty nên em rút ra được những kết luận sau: - Về quy mô tài sản: Công ty Dược Phẩm Cửu Long là một công ty có quy mô tài sản thuộc loại lớn và qua ba năm thì qui mô của công ty ngày càng mở rộng như: + Tài sản cố định: do thị trường Dược cạnh tranh ngày càng gay gắt nên công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm mới để phục vụ tốt hơn cho khách hàng vì vậy công ty đã không ngừng đầu tư thêm thiết bị, máy móc tiên tiến hơn. + Vốn chủ sở hữu: để mở rộng thị trường và làm chủ được tình hình tài chính của công ty nên đã huy động thêm một nguồn vốn đáng kể, vì vậy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty qua ba năm đã tăng mạnh. - Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: công ty tiến hành mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước để sản xuất ra các mặt hàng thay thế các sản phẩm đang có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp những mặt hạn chế cần giải quyết sau đây: + Thu hồi các khoản phải thu còn chậm: là do trong thời gian qua ta thấy doanh thu không ngừng tăng cao nên kéo theo các khoản phải thu cũng tăng nhưng công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty còn kém nên làm cho kỳ thu tiền bình quân cao + Lợi nhuận của công ty trong quá trình hoạt động vẫn chưa tương xứng với quy mô cũng như những gì công ty đã đầu tư trong thời gian qua Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 58 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG 6.2. KIẾN NGHỊ: 6.2.1. Đối với nhà nước và cơ quan chức năng: Thời gian qua là năm giá cả tăng mạnh nên kéo theo nguyên vât liệu dùng để sản xuất ra dược phẩm cũng tăng cao, dẫn đến thành phẩm cũng tăng giá. Vì vậy nhà nước muốn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất thì phải có chính sách cụ thể nhằm bình ổn giá, giúp doanh nghiệp trong nước có lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ hàng hóa nhập lậu, hàng nháy, hàng giả….để tránh tình trạng ảnh hưởng xấu đến sản phẩm dược trong nước là lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm dược giảm. Điều này có tác động mạnh đến uy tín và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dược trong nước. Dược phẩm cũng là sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng vì vậy nhà nước và các cơ quan có chức năng cũng cần quan tâm đến việc kiểm soát tình hình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất dược nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng. 6.2.2. Đối với công ty: Công ty phải tiết kiệm chi phí trong sản xuất để có giá cả hợp lý để tăng cường sức cạnh tranh với các sản phẩm dược của công ty khác trên thị trường. Bên cạnh đó công ty cần chế tạo ra những sản phẩm dược mang tính chất đặc trưng riêng như: quan tâm đến những kí hiệu, đặc thù của sản phẩm hay là logo của công ty được in trên bao bì hay vỏ hộp nhằm để tránh tình trạng hàng giả mạo và giúp nâng cao vị trí của công ty ngoài thị trường hơn. Cùng với việc khai thác có hiệu quả thị trường trong nước thì bên cạnh đó công ty cần tìm kiếm thêm thị trường mới và có tìm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HINHD TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG.pdf
Luận văn liên quan