Luận văn Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ

Vấn đề là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự đạt được hiệu quả cao nhất giữa cơ quan Tài nguyên Môi trường và các cơ quan chức năng khác như Trung tâm phát triển quỹ đất và Ủy ban nhân dân cấp dưới, ta thấy cơ chế như vậy làm cho chức năng của các cơ quan cấp dưới không được đảm bảo, chỉ có cơ quan trên cấp là được quyền giao nhiệm vụ cho cấp dưới và cấp dưới phải thực hiện và có cơ chế báo cáo đầy đủ, cấp trên thường tổ chức các hoạt động kiểm tra giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới.

doc74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quá trình thực hiện các dự án quy hoạch thì vẫn còn tồn tại những khó khăn cơ bản như sau: 3.1 Khái quát chung về quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Cần Thơ 3.1.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện Ý thức được tầm quan trọng trong quá trình thực hiện công tác thu hồi của các dự án quy hoạch cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trọng điểm của đồng bằng Sông cửu Long đặc biệt là phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nên khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố luôn không ngừng tổ chức chỉ đạo các Sở, ban, ngành thực hiện công tác có hiệu quả thực hiện theo đúng tinh thần trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa phương. Song song những thuận lợi đó ta phải nói đến vấn đề chấp hành của những người dân trong khu đất bị quy hoạch giải phóng mặt bằng luôn quan tâm và thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của các cơ quan có thẩm quyền, ngoài ra còn có những hộ dân vì lợi ích chung của toàn xã hội mà hiến đi phần đất riêng của mình cho Nhà nước xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu của xã hội đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án đạt được những thuận lợi đáng kể. Lý do để vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân như vậy là một phần cũng nhờ vào sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ cấp trên đến cấp dưới, đảm bảo được sự “tập trung dân chủ” trong quá trình triển khai thực hiện dự án mà từ đó lợi ích của những người dân trong diện giải tỏa được đảm bảo tạo được sự tín nhiệm trong nhân dân đối với Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện qua Luật đất đai, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với nhân dân trong diện bị thu hồi đất ngày càng cao, bên cạnh đó sự ra đời của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được đưa vào thực tế đã đảm bảo được sự hài hòa về quyền lợi cũng như lợi ích giữa những người dân có đất bị thu hồi với những doanh nghiệp và chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai cũng như đưa vào thực hiện thì Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ban hành vào ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong giai đoạn hiện nay được coi là khá hoàn chỉnh góp phần giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà điểm nổi bật của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP vấn đề định giá đất để bồi thường làm sao cho sát với giá thị trường đáp ứng kịp thời được sự quan tâm cũng như mong chờ từ nhân dân trong diện bị thu hồi đất, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định “Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, thời điểm quyết định thu hồi đất, thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp” Khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2009/NĐ-CP vấn đề giá đất được cụ thể hóa và được xác định lại theo quy định tại khoản 1 Điều này không bị giới hạn bởi các quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Từ những nguyên nhân của sự thay đổi hợp lý đó đáp ứng kịp thời tình hình phát triển góp phần đảm bảo lợi ích của người dân cúng như lợi ích của những nhà đầu tư tạo được tín nhiệm trong nhân dân. Nhờ vào công tác tuyên truyền vận động kịp thời giúp người dân am hiểu thấu đáo được chính sách của Nhà nước làm giảm bớt được những vấn đề không chấp hành theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay gây cản trở trong quá trình thực hiện dự án. 3.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Bên cạnh những thuận lợi đạt được bao giờ cũng tồn tại những khó khăn vướng mắc chưa có biện pháp tháo gỡ, từ những thuận lợi đó trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà UBND thành phố Cần Thơ luôn không ngừng tìm cách giải quyết những khó khăn tồn tại đó những khó khăn vướng mắc cụ thể đó xuất hiện trong cơ chế, chính sách dẫn đến sự khó khăn trong quá trình đưa vào thực hiện. Thực hiện theo các quy định pháp luật về giá đất cũng như mức bồi thường, hỗ trợ đều do UBND cấp Tỉnh (Thành phố) ban hành vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, dù cho Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 đều quy định trong quá trình định giá đất để tính bồi thường đối với đất tại thời điểm thu hồi đất phải sát với giá thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Nhưng với những quy định nữa vời đó thì ta thấy không có căn cứ pháp lý nào được quy định vấn đề định giá đất sát với giá thị trường là sát như thế nào và thực hiện như thế nào đó là vấn đề còn đặt dấu chấm hỏi trong cơ chế, chính sách định giá đất khi bồi thường. “Trường hợp giá đất do UBND thành phố công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND thành phố giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất” Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND Trên thực tế khi UBND thành phố công bố giá đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND thành phố sẽ giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định xác định lại giá đất và khi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định đã xác định được giá đất thích hợp thì phải trình cho UBND thành phố xem xét phê duyệt thì trong quá trình chờ được phê duyệt đó vẫn phải sử dụng theo bảng giá do UBND thành phố ban hành hàng năm như vậy sẽ không đáp ứng được quyền lợi cho những hộ dân trong diện giải tỏa này. Vấn đề bồi thường đối với đất nông nghiệp thực tế thì không sát với giá thị trường dẫn đến người dân không đủ kinh phí để mua lại một số lượng đất nông nghiệp như ban đầu thì họ sẽ không còn đất để canh tác, công ăn việc làm không ổn định. Theo ông Đặng Hùng Võ: “Về nguyên tắc, việc quyết định giá đất nên có một hệ thống quản lý độc lập với hệ thống hành chính… Đây là nguyên tắc cao nhất để chúng ta có giá khách quan theo thị trường. Giá là yếu tố hình thành trên thị trường. Nhà nước có thể điều tiết giá nhưng điều tiết bằng những quy luật của thị trường chứ không phải bằng quyết định hành chính”. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 10 năm 2009 là Nghị định mới nhất hiện nay của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mang nhiều điểm tiến bộ hơn so với các Nghị định trước đây, bên cạnh đó việc áp dụng Nghị định mới này vào thực tế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại phát sinh. Cụ thể trong quá trình thực hiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất thì gặp phải không ít những trường hợp không chấp hành vì cho rằng giá bồi thường không hợp lý không mang tính chất “hoán đổi” giá trị được bồi thường không tạo được điều kiện để người dân có thể mua lại được một diện tích đất cùng mục đích sử dụng cũng như về diện tích mà nhà nước đã thu hồi. Mà vấn đề tồn tại này được xác định bởi nguyên nhân cụ thể là: Về vấn đề xác định và ban hành giá đất: Thực tế khi ban hành giá đất thì các cơ quan có chức năng phải thực hiện công đoạn xác định lại giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường bằng cách các cơ quan chức năng phải đi vào điều tra tại những nơi có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể gọi là những điểm nóng để có căn cứ banh hành một bảng giá gần đúng với giá thị trường, ngoài ra cũng có những trường hợp khó khăn khi tổ chức điều tra giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại những nơi không thường xuyên diễn ra các hoạt động chuyển nhượng phần nào gây ra những trở ngại trong quá trình định giá. Những trường hợp người dân không chịu thiệt cứ căn cứ vào giá trị của việc chuyển nhượng cá biệt trên thị trường gây giá ảo, và những người dân trong diện bị giải tỏa cứ căn cứ vào giá này mà đòi nhà nước bồi thường gây ra những khó khăn không giải quyết được. Dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện triền miên, làm cho dự án bị trùy trệ trậm tiến độ. Song song với quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư này tồn tại những bất cập chưa được giải quyết, chính sách đền bù của Nhà nước như sau đất có cùng mục đích sử dụng, cùng một vị trí thì giá trị đền bù như nhau dẫn đến vấn đề đền bù bất hợp lý như người dân đang sinh sống trên một diện tích đất nông nghiệp mà giáp với các trục lộ chính hay nói cách khác gọi là đất mặt tiền thì khi đền bù Nhà nước lại không xét đến yếu tố này mà vẫn đền bù cho người dân bằng mức giá Nhà nước quy định đối với đất nông nghiệp với sự bất hợp lý này sẽ gây ra sự không đồng tình vì người dân cho rằng là bồi thường không thỏa đáng và rất dễ gây ra tình trạng khiếu nại kéo dài. “Giá thị trường” làm sao để cho thích hợp giá thị trường trong vấn đề bồi thường là vấn đề nóng bỏng, nhức nhói đang được dư luận lên tiếng rất nhiều đây là vấn đề làm cho các cơ quan chức năng rất là đau đầu và lung túng khi định giá vì không biết được đâu mới là giá thích hợp với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Vấn đề giá đất đền bù sát với giá thị trường là vấn đề gây trở ngại cho quá trình thực hiện thu hồi đất làm khó khăn cho người dân cũng như trong việc triển khai dự án, chính vì thế mà việc thông báo công khai giá đền bù giúp cho người dân có thể chủ động được trong quá trình di dời theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền “Sở Giao thông - Công chính vừa công bố phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khôi phục cầu Đầu Sấu và cầu Cái Răng với tổng kinh phí bồi thường hơn 114 tỉ đồng. Đây là 2 cây cầu quan trọng trên tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua các quận Cái Răng, Ninh Kiều. Theo đó, sẽ thu hồi 66.754m2 đất của 352 hộ, trong đó có 177 hộ phải di dời. Đơn giá đất được áp dụng để bồi thường gồm 4 loại: Đối với đất trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản: đất hạng 1 là 108.000đ/m2. Đối với đất trồng cây lâu năm: đất hạng 1 là 126.000đ/m2. Đối với đất ở tại nông thôn: quận Ninh Kiều: đất ở là 600.000đ/m2; quận Cái Răng: đất ở là 350.000đ/m2. Đối với đất ở tại đô thị: Quận Ninh Kiều: đường 30.4 (từ Hòa Bình đến Trần Văn Hoài) 13,5 triệu đ/m2; đường 30.4 (từ Trần Văn Hoài đến cầu Đầu Sấu) 11 triệu đ/m2; đường 3.2 (từ QL 91B đến cầu Đầu Sấu) 7,5 triệu đ/m2; đoạn QL 1 (từ cầu Đầu Sấu đến cầu Cái Răng) 6 triệu đ/m2; đường Hậu Giang (từ QL 1 đến cuối đường) 2 triệu đ/m2. Quận Cái Răng: QL 1 (từ cầu Cái Răng đến cuối UBND quận) 4,7 triệu đ/m2; đường Lý Thường Kiệt (từ Ngô Quyền đến cầu Cái Răng),  đường Nguyễn Trãi (từ QL 1 đến Ngô Quyền), đường Đinh Tiên Hoàng (từ QL 1 đến Đại chủng viện): 3,5 triệu đ/m2” Việt báo. Vn cập nhật lúc 16h ngày 04/07/2011 . Công tác đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật đối với đất bồi thường còn nhiều sai sót, dẫn đến công tác chỉnh lý biến động, bồi thường còn tồn tại nhiều sai xót làm phiền hà cho người dân trong khu vực bị giải tỏa cũng như phải điều chỉnh bồi thường thu hồi bổ sung. Một số hộ dân trong khu vực dự án không hợp tác cho đo đạc, kiểm kê nghiêm túc, từ đó số liệu áp giá bồi thường không chính xác dẫn đến không lập được hồ sơ, ngoài ra còn một số hộ dân vẫn không chấp nhận bồi thường theo giá hiện hành vì thấp hơn rất nhiều so với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường Công tác thống kê, kiểm kê đất quản lý số liệu về đất đai của UBND thành phố vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn khi bắt tay vào thực hiện công tác giải phóng mặt bằng do quy định của pháp luật. Theo điều 47 Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai “Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định sau: Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế. Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế. Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có”. Trong trường hợp như trên ta thấy rằng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực tế không có giá trị nữa mà phải căn cứ vào số liệu đo đạc trên thực tế, cho nên phần lớn những người trong diện giải tỏa đó sẽ phản ứng kịch liệt đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc giải tích thấu đáo cho nhân dân hiểu rõ vấn đề rất là quan trọng nên việc giải thích này phải dựa trên căn cứ số liệu về đất đai từ UBND thành phố để giải thích vì vậy đòi hỏi số liệu từ UBND cung cấp phải là số liệu thật chính xác, cho nên vấn đề thu thập và quản lý số liệu của UBND thành phố đóng một vai trò quan trọng trong công tác xác định diện tích để tính toán mức bồi thường sau này cho phù hợp. Vấn đề hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 29 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 10 Quy định này mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ thực hiện chính sách chuyển đổi nghề nghiệp áp dụng cho các đối tượng lao động thuộc diện: đối tượng phải chuyển đổi nghề do bị ảnh hưởng các chính sách của Nhà nước, đối tượng bị thu hồi đất và các đối tượng khác có liên quan “Giai đoạn 2011 - 2015: Có khoảng 28.750 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề (8.000 người học nghề nông nghiệp; 20.750 người học nghề phi nông nghiệp); đào tạo, bồi dưỡng 1.029 lượt cán bộ, công chức cấp xã.- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 28.750 lao động nông thôn (5.000 người học nghề nông nghiệp; 23.750 người học nghề phi nông nghiệp)” 17 giờ 15 phút Trên thực tế vấn đề hỗ trợ việc làm của một số dự án thì chỉ lo cho người dân tự học nghề có một số người cho rằng vấn đề hỗ trợ học nghề có những nghề không thích hợp với tâm tư nguyện vọng của họ dẫn đến chỉ một số ít là chịu học nghề theo chính sách hỗ trợ của nhà nước mà lo đi tìm cách xin việc vào các cơ quan xí nghiệp mà bản thân thì không có bằng cấp gì hết, các cơ quan xí nghiệp này không nhận mà quay trở lại học nghề theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì đã quá muộn. Vì vậy tình trạng thất nghiệp của một số hộ dân trong diện giải tỏa cứ kéo dài từ đó có thái độ không hợp tác trong vấn đề di dời bàn giao đất cho Nhà đầu tư để đưa vào thi công, khiếu nại tràn lang về chính sách hỗ trợ gây không ít những trở ngại trong quá trình phóng mặt bằng. Kết quả nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Lê Du Phong cho thấy 19% nông dân ở Cần Thơ sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, trên 28% hộ nông dân khác không đủ việc làm. Chính vì những kết quả trên cho thấy vấn đề chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân vẫn còn chưa được quan tâm lắm dẫn đến tình trạng người dân điêu đứng vì không có việc làm, đây là vấn đề hết sức quan trọng cho nên cơ quan có chức trách cần có biệp pháp nhằm cải thiện tình trạng việc làm cho người dân đúng mức cần thiết. Về bố trí tái định cư: Thực tế có không ít dự án khi thực hiện tái định cư cho người dân bị thu hồi đất để xây dựng dự án, hoặc tái định cư cho những người dân tại khu giải tỏa để thực hiện việc tái định cư đã vận dụng và thực hiện chính sách tái định cư mang tính thuyết phục chưa cao. Những điều kiện chung để xây dựng khu tái định tại thành phố Cần Thơ: “khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” Điều 36 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ . Việc đưa dân vào các khu tái định cư phải đảm bảo một tiêu chí rất là quan trọng đó là phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ mọi điều kiện cho người sử dụng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tức là mọi điều kiện trong khu tái định cư phải đảm bảo sự hoàn tất về mọi mặt để người dân có thể sinh sống thuận lợi nhất, đảm bảo cho quá trình sinh hoạt của người dân khi nhận nhà tái định cư được thoải mái không bị gò bó đảm bảo được sự phát triển về mặt tinh thần tốt như nơi ở cũ. “Ngày 11-5, khu tái định cư lớn nhất tại TP Cần Thơ (thuộc dự án nâng cấp đô thị TP Cần Thơ) đã khởi công trên diện tích 15,6ha tại khu vực Thới Nhựt, phường An Bình, quận Ninh Kiều, với tổng vốn đầu tư 49 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành (dự kiến trong 10 tháng), khu định cư này sẽ tạo chỗ ở mới cho hơn 1.000 hộ trong khu vực giải tỏa quanh hồ Xáng Thổi, rạch Tham Tướng, rạch Mít Nài. Công trình này có hệ thống đường giao thông, trường mẫu giáo, tiểu học, trạm y tế... Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thi công” Việt báo. Vn, cập nhật lúc 18 giờ 12 phút . Nhưng trong quá trình triển khai, thực hiện của các dự án không phải bất kỳ dự án nào thì vấn đề xây dựng khu tái định cư cũng đều đạt được đúng tiến độ đề ra, đáp ứng đủ mọi điều kiện như quy định: Hiện nay vấn đề làm cách nào để đời sống của những hộ dân bị nhà nước thu hồi được ổn định thì vấn đề quan trọng nhất phải cần quan tâm sâu sát đến là vấn đề tái định cư nhanh chóng và hiệu quả, phải đảm bảo sao cho việc xây dựng đạt tiến độ để có thể đưa dân vào ở tại khu tái định cư đúng thời gian theo quy định, và khu tái định cư phải đảm bảo được sự đồng bộ về nhà ở, các công trình công cộng cũng như chợ, trường học, công viên và cả các khu vui chơi giải chí…. Giúp cho người dân được thoải mái về mặt tinh thần. Nếu đáp ứng đủ những nguyên nhân trên phần nào góp phần đẩy nhanh tiến độ của các dự án vì có một không gian sống tốt thì người dân mới chấp hành tốt theo những quy dịnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất cho các chủ dự án đưa vào xây dựng, giúp cho tiến độ của dự án được hoàn thành nhanh nhất. 3.2 Vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 3.2.1 Ban hành cơ chế, chính sách Để góp phần thể chế hóa Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 13 tháng 08 năm 2009, và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó để cho việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố đi vào nền nếp, tạo được sự thống nhất trong việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ quận đến thành phố đạt kết quả thật khả quan, và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện dựa vào đó mà thực hiện đảm bảo sự thống nhất trong toàn thể hệ thống. Sở tài nguyên và Môi trường thành phố tổ chức lấy ý kiến từ Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố, tổ chức góp ý kiến về dự thảo Quyết định về vấn đề quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tổ chức đóng góp ý kiến nhằm có hướng hoàn thiện Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhằm đưa Quyết định này vào thực tế góp phần giải quyết những khó khăn tồn tại trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn. Ban hành kèm theo Quyết định số: 50/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Quyết định số 55/2005/QĐ-UB V/v Quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Song song với việc ban hành chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cũng đi vào nề nếp nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thực hiện cơ chế phân công cán bộ, cán bộ thực hiện nhiệm vụ đôi lúc chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình vẫn chưa đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ: “theo ông Bùi Hữu Nhơn, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, nhìn nhận: Thời gian qua, các ngành hữu quan nhiều lúc chưa thật sự tích cực, hoặc thiếu đồng bộ trong phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Điều này đã dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy làm”, đến khi “ráp mối” thì không chặt, không khớp phải tiến hành lại các bước kiểm kê, lập hồ sơ, đo đạc... vừa gây lãng phí công sức, thời gian vừa gây phiền hà cho người dân trong vùng dự án. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng: Một số nơi việc bố trí, phân công cán bộ tham gia Hội đồng bồi thường cũng như tổ chuyên viên chủ yếu cho đủ thành phần. Trong khi đó, đóng góp cho các cuộc họp, cho Hội đồng bồi thường của một bộ phận thành viên thời gian tham gia không nhiều, chất lượng chưa cao. Không những thế, thành phần tham gia kiểm kê, xác nhận tình trạng pháp lý đất, nhà, vật kiến trúc, cây trồng... từng lúc, từng nơi chưa thật sự chính xác. Thậm chí, có nơi cán bộ không trực tiếp thực tế hiện trường mà chỉ ký biên bản cho đủ thủ tục, không kiểm tra chặt chẽ, từ đó dẫn đến sai sót phải điều chỉnh lại hồ sơ. Hằng năm, trên địa bàn thành phố có trên 200 dự án, công trình đã và triển khai mới có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Tuy nhiên, ngoài 74 cán bộ viên chức thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất (trong số này có 44 cán bộ thuộc Phòng Kỹ thuật – Thẩm định), TP Cần Thơ chỉ có thêm khoảng 104 cán bộ viên chức của Ban Bồi thường thiệt hại, GPMB của 9 quận, huyện. Vì thế, theo ngành chức năng, lực lượng cho công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC còn thiếu và yếu (do chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ...). Đây cũng là nguyên nhân khiến công việc GPMB trên địa bàn thành phố từng lúc, từng nơi quá tải, dẫn đến ách tắc công việc, ảnh hướng đến tiến độ GPMB của nhiều công trình, dự án” can tho cập nhật lúc 13 giờ 10 phút Với sự phân công cán bộ như thế chưa thật sự đảm bảo được sự thông suốt trong quá trình thực hiện đôi lúc còn quá cập rập một cán bộ có thể đảm trách hai hay nhiều nhiệm vụ dẫn đến quá trình thực hiện còn qua loa đại khái chưa đáp ứng được nhu cầu chính xác của dự án. 3.2.2 Trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3.2.2.1 Vấn đề về giá đất Vấn đề xác định giá đất để tính mức bồi thường là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn cho các cơ quan thực hiện chức trách xác định giá đất, trường hợp giá đất do UBND thành phố công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND thành phố giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất. Vấn đề xác định giá đất bằng cách Ủy ban nhân dân thành phố sẽ giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có đất bị thu hồi xác định cụ thể giá đất ở trung bình trên địa bàn có đất bị thu hồi rồi thực hiện theo nguyên tắc lấy trung bình cộng mức giá đất ở do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trên địa bàn có đất bị thu hồi. Tại những nơi mà không xác định được giá đất bồi thường thì giá đất ở được tính bằng trung bình cộng các mức giá được quy định trong bảng giá đất được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại khu vực thu hồi đất đó. Trường hợp có những nơi vị trí đất nông nghiệp có cùng vị trí với đất ở mà giá đất ở có giá cao hơn so với giá đất ở trung bình thì được áp dụng với mức giá ở cùng một vị trí, đối với “những thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% - 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương” Điểm b khoản 8 Điều 10 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND . “Dự án TĐC Metro cash Cần Thơ được qui hoạch xây dựng trên diện tích rộng 5,4ha, có khả năng đáp ứng TĐC cho khoảng 400 hộ dân. Dự án được UBND thành phố Cần Thơ giao cho Công ty XNK Nông - Súc sản Cần Thơ (Cataco) làm chủ đầu tư, nhưng trên thực tế đơn vị này chỉ là một đơn vị nhận thầu, “làm thuê” cho Trung tâm quĩ đất thành phố Cần Thơ và UBND quận Ninh Kiều. Các nền đất trong dự án đều được định giá theo hình thức kinh doanh, không phải là công trình công cộng. Do đó, trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng còn dở dang, đơn vị thực hiện đã chia diện tích thành 400 nền đất vừa bán ra ngoài, vừa cho các hộ dân diện TĐC bốc thăm. Giá kinh doanh được định ở mức 2,2 triệu đồng/m2, giá đối với các hộ diện TĐC là 1,54 triệu đồng/m2 (trong khi giá đền bù chỉ có 19.300 đồng/m2). Hơn nữa, dù là “công trình công cộng” nhưng các hộ thuộc diện TĐC vẫn phải đóng tiền sử dụng đất với mức giá 600.000 đồng/m2… Cách làm bất hợp lý này dẫn đến nhiều hộ diện TĐC không có khả năng mua nền, phải “bán chạy” cho người khác hoặc tiếp tục thuê nhà bên ngoài để ở” cập nhật lúc14 giờ 15 phút . Thực tế trong quá trình định giá đất khi ban hành giá đất để tính bồi thường trong các dự án vì mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ thường xảy ra những bất cập về giá tính bồi thường làm cho người dân cứ kiện tụng khắp nơi làm phần nào mất lòng tin của người dân. Ví dụ: dự án TĐC Metro cash giá đền bù chỉ có 19.300 đồng/m2 trong khi đó Giá kinh doanh được định ở mức 2,2 triệu đồng/m2, giá đối với các hộ diện TĐC là 1,54 triệu đồng/m2 với những việc không công bằng như thế sẽ gây tâm lý bất an trong nhân dân dẫn đến người dân sau này sẽ không thực hiện nghiêm chỉnh theo quyết định của Nhà nước gây khó khăn cho quá trình phát triển sau này 3.2.2.2 Vấn đề thu hồi đất Vấn đề thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại điều 44 Luật đất đai 2003 và Quyết định 12/2010/QĐ-UBND có sửa đổi bổ sung bằng Quyết định 15/2011/QĐ-UBND: Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. “Trường hợp thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết định. Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì UBND quận, huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày UBND quận, huyện quyết định thu hồi đất, UBND thành phố quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một quyết định” Xem Điều 45 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND . Trên thực tế khi có quyết định thu hồi đất thực hiện dự án người dân sẽ bị hạn chế một số quyền về sử dụng đất của mình, quyền cầm cố, thế chấp ngân hàng vay vốn nếu dự án mà triển khai trậm thì ảnh hưởng đến đời sống người dân khá nhiều, ảnh hưởng đến việc ổn định đời sống, không dám sản xuất nông nghiệp trên đất của mình vì người dân vẫn còn quyền sử dụng đất gây ra người dân sẽ có những hành động không đúng với pháp luật như tự ý xây nhà trái phép đối với những hộ dân cần nhà ở Với dự án xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2 vẫn còn gặp nhiều khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án gây khó khăn cho người dân như sau: “Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thứ, quận Cái Răng, cho biết: “Vấn đề đền bù giải tỏa cho bà con trong dự án KCN Hưng Phú 1 và 2 hiện hết sức nan giải. Các dự án triển khai chậm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Đối với những hộ dân có nhu cầu về nhà ở, lại không được xây dựng nhà, hay những hộ có hoàn cảnh khó khăn cũng không thể thế chấp nhà, đất để vay tiền ngân hàng để xoay xở, làm ăn... Chính vì vậy, không ít hộ đã tự ý xây dựng nhà ở không phép, sai phép...”. Cũng theo chính quyền địa phương, những lần họp cử tri gần đây, người dân địa phương rất bức xúc về những bất cập nêu trên. Các chủ đầu tư dự án đền bù giải tỏa không đến nơi đến chốn, dẫn đến tình trạng “da beo”, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhiều người còn “làm liều” bán đất bằng “giấy tay” hoặc tự thỏa thuận gây khó khăn cho việc quản lý của chính quyền địa phương” cập nhật lúc 14 giờ 59 phút . 3.2.2.3 Vấn đề hỗ trợ, tái định cư Để có căn cứ giải quyết những vấn đề khó khăn mắc phải trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo Quyết định này này vấn đề hỗ trợ tái định cư được quy định về vấn đề giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tại khu tái định cư tập trung không vượt quá hạn mức giao đất ở mới theo quy định cụ thể như sau: Diện tích đất ở bị thu hồi Diện tích giao đất ở mới 1. Từ 15m2 đến dưới 60 m2 60 m2 2. Từ 60m2 đến dưới 100m2 Từ 60m2 đến 100 m2 3. Từ 100m2 đến dưới 130 m2 Từ 100m2 đến 130m2 4. Trên 130m2 Từ 130m2 đến 150m2 Bên cạnh đó việc được bồi thường, hỗ trợ về đất ở, những hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp khi Nhà nhà nước thu hồi đất còn được hỗ trợ về vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm mới đối với trường hợp người dân cần được đào tạo và học nghề mới. Đối với phần hỗ trợ ổn định đời sống như sau: “Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng” Điểm a,b khoản 3 Điều 29 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND . Bên cạnh chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của thành phố vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án quy hoạch cụ thể là ở Trung tâm Thương mại (TTTM) huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, Bà Nguyễn Thị Dung, bức xúc: “Gia đình chúng tôi đã giao 1.548m2 đất cho chủ đầu tư hơn 4 năm rồi, nhưng chính quyền cứ hẹn lần hẹn lữa mãi là sẽ hỗ trợ 50% để mua đất TĐC tại chỗ trong TTTM huyện, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trường hợp của ông Nguyễn Văn Chim, có nhà và đất bị thu hồi là 2.944m2, cũng tương tự. Ông Chim trình bày: "Khi giải phóng mặt bằng, tôi được 1 suất nền tái định cư tại Trung tâm thương mại và Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng huyện Vĩnh Thạnh hứa sẽ cấp tiền hỗ trợ thuê nhà hàng tháng cho tôi. Nhưng đã hơn 4 năm qua tôi vẫn chưa nhận được nền tái định cư cũng như tiền hỗ trợ thuê nhà. Trong khi đó đất nền và kiốt đang được chia ra bán ngay trên mảnh đất của tôi. Hiện tại, Công ty Cơ Hội Mới đã đầu tư xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng như: Trung tâm thương mại, nhà lồng chợ, các quầy kiốt, nhà phố… và đã đưa vào sử dụng chợ từ ngày 20.12.2010. Các kiốt, nhà phố… cũng đã được đưa vào kinh doanh. Tuy vậy, việc bố trí nền TĐC, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người dân thì đến nay vẫn chưa thấy đâu”. cập nhật lúc17 giờ 55 phút Với sự vô tâm, thất trách của chủ đầu tư không cần màng đến lợi ích của người dân như ví dụ ở trên chứng tỏ trong chính sách của thành phố chưa thật sự thất chặt, quá buông lỏng đối với nhà đầu tư và không có biện pháp buộc chủ đầu tư đáp ứng đúng tiến độ của dự án đề ra dẫn đến tình trạng người dân hoang mang, lo lắng chờ đợi tái định cư có được một nơi sinh sống, làm ăn ổn định. 3.2.3 Trong quá trình giải quyết khiếu nại Cùng với công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt hoạt động chủ yếu và thường xuyên của chính quyền các cấp, để có thể phát hiện kịp thời và nhanh chóng giải quyết những sai phạm và kịp thời những vi phạm pháp luật trong các hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cho nên hoạt động thanh tra là một hoạt động rất cần thiết. Bên cạnh công tác thanh tra kiểm tra, thì vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của những người dân cũng đóng một vai trò thật sự quan trọng giúp có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả lợi ích của Nhà nước theo hướng phát huy tính dân chủ góp phần làm vững mạnh trong toàn thể bộ máy Nhà nước làm nâng cao tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, có chức trách nhiệm vụ quản lý các mặt về đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn của mình, đảm bảo được hiệu lực quản lý của mình trong cơ chế quản lý hành chính Nhà nước tại địa phương cơ sở mình chịu trách nhiệm. Vì thế nếu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoàn thành tốt sẽ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của cơ quan chính quyền các cấp. Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị 09-CT/TW ngày 6/3/2002 “về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”. Vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 138 Luật đất đai năm 2003, Điều 63, 64 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Thực hiện công tác triển khai quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các phòng ban thuộc sở, ban ngành thành phố và quận, huyện, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã đều được nhận thức đúng đắn được vai trò cũng như ý thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nóng bỏng nhất là tình trạng giải quyết khiếu nại tố cáo trong thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn được mọi người quan tâm qua công tác thanh tra kiểm tra tổng hợp kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2010 của thành phố Cần Thơ với kết quả như sau: “số lượt người khiếu nại trên địa bàn thành phố là 1090 lượt người, có những đoàn khiếu nại đông người 16 đoàn, với 458 đơn khiếu nại, trong đó đơn tồn chuyển sang chiếm 121 đơn, đơn mới nhận 337 đơn, đơn khiếu nại chiếm 475 đơn, tố cáo chiếm 58 đơn, kết quả giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo như sau: thuộc thẩm quyền giải quyết 453 đơn, đã giải quyết 304 đơn chiếm tỷ lệ 67,1%, trong đó kiến nghị xử lý hành chính 6 người. Kết quả xem xét các vụ việc tồn đọng, kéo dài theo Kế hoạch 319/KH-TTCP, trong đó tổng số vụ việc được kiểm tra lại chiếm 20 vụ, số vụ việc đã thực hiện kiểm tra lại là 2 vụ, vụ việc cần kiểm tra lại 18 vụ. Vấn đề kiểm tra việc thực hiện quyết định đã có hiệu lực pháp luật là 31, số vụ gải quyết thông qua hòa giải thuyết phục chiếm 2 vụ, số văn bản về quản lý chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo được ban hành là 4 văn bản” Lấy số liệu từ Chương trình Hội nghị giao ban công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2010 Khu vực phía Nam Cùng với những số liệu trong công tác thanh tra kiểm tra tổng hợp kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2010 của thành phố Cần Thơ như trên Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cụ thể được quy định từ điều 49 đến điều 52 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND. Với nhưng số liệu như trên trong vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư số lượt người khiếu nại, tố cáo còn quá nhiều thiết nghĩ Ủy ban nhân dân thành phố cần có hướng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giảm bớt số lượt người đi khiếu kiện đảm bảo bộ mặt phát triển của thành phố Cần Thơ loại 1 trực thuộc Trung ương. “Rõ ràng công tác hoà giải, đối thoại, tiếp công dân của thành phố có nhiều chuyển biến nhưng bên cạnh vẫn còn nhiều hạn chế, do một số cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ vấn đề này. Qua kết quả thực tế cho thấy, quan tâm công tác hoà giải cơ sở, đổi mới việc tiếp công dân, chú trọng hình thức đối thoại trực tiếp, công khai, dân chủ, chủ động tháo gỡ vướng mắc là việc làm hết sức cần thiết, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của công dân, đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ các bên, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. HĐND TP Cần Thơ thông qua việc tăng kinh phí bỗi dưỡng cho công tác hoà giải ở cơ sở từ 100 ngàn đồng/vụ (hoà giải thành) lên 150 ngàn đồng/vụ, không chỉ thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ hoà giải viên mà qua đó giúp công tác hoà giải chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức cho cán bộ làm công tác hoà giải” Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo thành phố phần nào thúc đẩy được sự nhiệt tình và tâm huyết của những người cán bộ làm công tác hòa giải. 3.2.4 Sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình tìm hiểu về công tác tổ chức phối hợp triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt được những hiệu quả tích cực, khả quan trong quá trình triển khai, thực hiện thu hồi đất cũng như vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những người có đất bị thu hồi, nhưng thực tế khi triển khai cũng như thực hiện vẫn tồn tại những khó khăn trong việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có chức năng trong việc triển khai, thực hiện, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vấn đề là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự đạt được hiệu quả cao nhất giữa cơ quan Tài nguyên Môi trường và các cơ quan chức năng khác như Trung tâm phát triển quỹ đất và Ủy ban nhân dân cấp dưới, ta thấy cơ chế như vậy làm cho chức năng của các cơ quan cấp dưới không được đảm bảo, chỉ có cơ quan trên cấp là được quyền giao nhiệm vụ cho cấp dưới và cấp dưới phải thực hiện và có cơ chế báo cáo đầy đủ, cấp trên thường tổ chức các hoạt động kiểm tra giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Đây là cơ chế chưa đảm bảo được sự hoàn thiện vì trong lúc thực hiện nhiệm vụ có những vấn đề khó khăn không phải thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải tiến hành xin ý kiến thỉnh thị cấp trên mới được giải quyết chứ không được tự ý mà quyết định, đáng lẽ những trường hợp mà cấp dưới có đủ khả năng giải quyết thì có thể giải quyết rồi sau đó trình cho cấp trên xem xét quyết định như vậy sẽ đỡ tốn kém thời gian giúp cho dự án có hướng hoàn thiện sớm hơn. 3.3 Đề xuất Qua quá trình tìm hiểu về vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong triển khai, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau khi biết qua được những khó khăn cũng như trở ngại trong quá trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người viết xin nêu ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình triển khai, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau này: Một là, khi tổ chức tuyên truyền về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ta cần tổ chức rộng rãi hơn như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài. Mục đích tạo được sự hiểu biết về chính sách của Nhà nước khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được toàn thể nhân dân biết đến để trong quá trình thực hiện tránh thắc mắc gây ra khiếu khiếu nại sau này. Hai là, có cơ chế phối hợp thực hiện rõ ràng đồng bộ tạo sự thống nhất trong toàn thể bộ máy thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Giúp cho quá trình thực hiện công việc được trơn tru ít vướng mắc gây trở ngại cho tiến độ của công trình. Ba là, Thiết nghĩ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần có kế hoạch tổ chức các buổi tư vấn, giải đáp những thắc mắc của những người nhân trong khu giải tỏa, trang bị kiến thức pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm giúp họ hiểu thông luật pháp mà có thái độ chấp hành nghiêm chỉnh tránh đến mức thấp nhất tình trạng phải cưỡng chế làm mất hình ảnh của Nhà nước “Nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân” Bốn là, cần phải thật là chú trọng đến vấn đề tái định cư thật chính xác vì khi Nhà nước thu hồi đất thì phải có ngay khu tái định cư cho dân ở tránh tình trạng tạm trú tràn lang, không nơi ở dẫn đến việc khó quản lý. Năm là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan Nhà nước thực hiện công tác chỉ đạo chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đây là cơ quan có quyền cao nhất trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc vấp phải trong quá trình triển khai và thực hiện, trên thực tế khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc vấp phải thì các cơ quan có trách nhiệm sẽ xin ý kiến giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thiết nghĩ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có kế hoạch thực hiện công tác giám sát giải quyết khó khăn, vướng mắc vấp phải cho sát với thực tế đảm bảo sự giải quyết thấu đáo, triệt để theo phương châm (mắt thấy, tai nghe) hạn chế tình trạng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo ý kiến thỉnh thị của các cơ quan có chức năng rồi tiến hành giải quyết những khó khăn đó một cách chủ quan mà không đảm bảo được tính thực tế khách quan của vấn đề. Nếu Ủy ban nhân dân thành phố có thể thực hiện được những vấn đề này một cách hợp lý nhất phần nào giúp cho chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của thành phố thêm một bước hoàn thiện hơn nữa. giúp cho nhân dân thật sự tin tưởng và thực hiện theo đúng những quy định của Nhà nước. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu thông qua các quy định của pháp luật, và tìm hiểu khái quái về thực tế tại thành phố Cần Thơ người viết nhận thấy, quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương, quá trình triển khai thực hiện trải qua nhiều giai đoạn và có nhiều cơ quan chức năng đảm nhiệm công tác này. Trong đó Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành chính cao nhất tại địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt cũng như đưa ra chủ trương trong toàn thể quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Quá trình chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào những quy định chung từ trung ương ban hành và từ đó Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có bước vận dụng từ những quy định chung đó mà thành lập ra một cơ chế cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ ban hành bảng giá đất áp dụng cho địa phương mình có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 hàng năm, quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân giữ một vai trò chỉ đạo chung trong toàn thể quá trình triển khai, thực hiện dự án, vai trò chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể sau: giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định định và Tổ chức phát triển quỹ đất, ra quyết định thu hồi đất đối với phần đất được thu hồi theo thẩm quyền của mình, giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ, tiến hành ra quyết định chỉ đạo trong những trường khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giữ vai trò là cầu nối giữa trung ương và địa phương và sẽ chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng nhân dân và trung ương trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đảm nhiệm. Trong quá trình triển khai cũng như thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có sự tham gia của rất nhiều chủ thể: Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ chức phát triển quỹ đất… nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đóng một vai trò quan trọng nhất tại đây là chủ thể có quyền ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và có trách nhiệm ra quyết định chỉ đạo trong suốt quá trình triển khai, thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 01. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 02. Luật đất đai 2003 được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 03. Luật giải quyết Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 04. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định về thi hành Luật đất đai 05. Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 06. Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quay định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo. 07. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 quy định về bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền thu hồi đất, trình tự, thủ tục, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 08. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư. 09. Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 10. Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11. Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ 12. Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 quy định Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 13. Quyết định 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành 14. Quyết định số: 50/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ 15. Quyết định số 55/2005/QĐ-UB V/v Quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao trên địa bàn thành phố Cần Thơ. v SÁCH BÁO, TẠP CHÍ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 16. Giáo trình Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp năm 2007. 17. Phan Trung Hiền, 2009, Giáo trình luật hành chính đô thị, nông thôn. Đại học cần thơ, Cần Thơ, 2/2009 18. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, 2009. THAM KHẢO: 19. Luận văn: Vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Sinh viên thực hiện: Hà Thanh Tùng. 20. Luận văn: Pháp luật về mục đích thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - Lý luận và thực tiễn, Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tú Nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn - Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan