Luận văn Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, bảo đảm an toàn kỹ thuật cho các phương tiện giao thông và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ cần được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của các cơ quan nhà nước. Trong những năm qua, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đã đạt được nhiều thành công nhất định, góp phần quan trọng vào việc tăng cường chất lượng kiểm định, giảm thời gian, chi phí và phiền hà cho các chủ phương tiện cần kiểm định. Một trong những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng kiểm định, giảm gánh nặng của Nhà nước là xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đã được Bộ Giao thông vận tải tiến hành thí điểm từ năm 2010 và cho tới nay đã được chứng minh là mang lại những hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy, tăng cường xã hội hóa theo hướng tách biệt công tác đăng kiểm với hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Ninh Thuận là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội khá nhanh và bền vững. Tỉnh lại nằm trên trục quốc lộ hành lang Bắc-Nam, là một đầu mối giao thông quan trọng, do đó, số lượng các phương tiện đăng kiểm sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. trong khi đó, công tác đăng kiểm hiện nay do một trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông duy nhất triển khai nên việc đăng kiểm trở nên quá tải, gây nên sự chờ đợi, làm giảm mức độ hài lòng của lái xe và chủ phương tiện khi tới đăng kiểm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các tiêu cực trong công tác đăng kiểm. Chính vì vậy, việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ở Ninh Thuận là một yêu cầu cấp bách và khách quan. Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ở Ninh Thuận trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với công tác đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc giảm tải cho trung tâm đăng kiểm hiện có, đồng thời85 tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh góp phần vào việc nâng cao chất lượng đăng kiểm trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu cụ thể để triển khai xã hội hóa trung tâm này trong tương lai gần.

pdf105 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng mới nhưng việc đầu tư một dây chuyền mới thường rất tốn kém (trên 3,0 tỷ đồng) nên khó có thể bố trí ngân sách, đồng thời quy mô và diện tích của Trung tâm cũng không cho phép tăng thêm dây chuyền đăng kiểm mới tại đây. Thứ ba, chất lượng một số đăng kiểm viên chưa đáp ứng yêu cầu cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất. Một số cán bộ đăng kiểm trình độ tin học còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc còn chậm, đôi lúc chưa thật sự chú trọng công việc dẫn đến có một số sai sót khi kiểm định. Sự thay đổi liên tục trong nghệ sản xuất máy được áp dụng trong công nghệ sản xuất ô tô dẫn đến có sự lúng túng trong vận hành, thao tác thiết bị. Trong khi việc đào tạo, đào tạo lại, tập 67 huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, đăng kiểm viên chưa được tiến hành thường xuyên. Một số đăng kiểm viên khi thực thi nhiệm vụ đăng kiểm vẫn chưa triệt để tuân thủ quy trình kiểm định, còn có sự nể nang trong quan hệ gia đình, xã hội nên đôi khi kết quả đăng kiểm chưa thật chính xác, để xe không đạt tiêu chuẩn đưa ra lưu hành. Bên cạnh đó, mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong quản lý và kiểm soát, nhưng hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra trong công tác đăng kiểm. Việc nhận tiền hối lộ của chủ phương tiện để giảm nhẹ hoặc cho qua những yêu cầu kiểm tra là một căn bệnh cần phải có nhiều biện pháp xử lý, kể cả biện pháp đổi mới mô hình tổ chức. Còn có tình trạng các chủ xe tháo bỏ ghế, thùng bệ chở hàng; mượn các bộ phận của xe khác (như lốp, còi, đèn, thùng bệ...) để vào kiểm định cho đạt yêu cầu. Sau khi kiểm định xong và được cấp phép lưu hành thì chủ xe lại lắp các thiết bị, phụ tùng không đủ tiêu chuẩn vào để lưu hành dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Đây là một vấn đề nhức nhối hiện nay vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế Các hạn chế trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng này như: Thứ nhất, một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới chưa thật sự hoàn chỉnh, chưa nhất quán, chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thực tế. Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang quyết liệt xử lý xe quá tải, dẫn tới tình trạng xe có giấy Chứng nhận kiểm định ghi rõ khối lượng được phép chở tối đa nhưng vẫn không thể chở đủ tải ngay cả khi lưu hành trên tuyến quốc lộ vì nếu chở đúng 68 theo giấy Chứng nhận kiểm định cũng vẫn bị quá tải. Điều đó dẫn đến sự thắc mắc, bức xúc của người dân. Tất cả những vướng mắc trên đều chưa được giải quyết dẫn đến khó khăn cho các đăng kiểm viên khi làm nhiệm vụ. Thứ hai, số lượng xe cơ giới cần đăng kiểm quá nhiều dẫn tới tình trạng quá tải: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm tại Ninh Thuận. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, số lượng phương tiện tham gia giao thông trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng ngày càng tăng đến mức độ quá khả năng đáp ứng của đội ngũ đăng kiểm viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, tạo nên áp lực làm việc quá tải đối với đội ngũ nhân viên, đăng kiểm viên, dẫn đến hiện tượng có thể xem nhẹ hoặc bỏ qua một bước kiểm tra kỹ thuật nào đó trong cả quy trình. Thứ ba, nhiều lái xe, chủ phương tiện chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phương tiện, ít chú ý đến việc bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện trước khi đi kiểm định do đó phần lớn vẫn coi việc kiểm định phương tiện là một hình thức bắt buộc để có được giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cùng với tem kiểm định. Nhiều lái xe, chủ phương tiện chưa chú ý đến việc duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của phương tiện. Nhiều lái xe, chủ phương tiện chỉ muốn kiểm định nhanh chóng, bỏ qua các công đoạn kiểm định để không phải khắc phục tình trạng kỹ thuật, nhanh chóng đưa xe vào lưu thông. Kết quả phỏng vấn sâu đối với 30 lái xe/chủ phương tiện thực hiện đăng kiểm tại trung tâm đăng kiểm cho thấy đối với phần lớn trong số họ (25/50 người, chiếm tỷ lệ 50%), mục tiêu của việc đăng kiểm là việc lấy được giấy chứng nhân kiểm định để được phép lưu hành phương tiện chứ ít có sự quan tâm tới chất lượng của xe khi kiểm định. Qua kết quả kiểm định số lượng phương tiện không đạt phải sửa chữa để kiểm định lại chiếm tỷ lệ lớn 69 (khoảng 20%). Kết quả kiểm tra liên ngành cũng phát hiện nhiều phương tiện vi phạm về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông. Nhiều chủ xe sắp hết niên hạn sử dụng bỏ chu kỳ kiểm định cuối, tránh việc thu hồi hồ sơ kiểm định để tiếp tục cho xe hoạt động tại vùng sâu, vùng xa. Thứ tư, chất lượng nhân sự đăng kiểm chưa đảm bảo cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất. Yếu tố con người trong công tác đăng kiểm là quan trọng nhất, cần tập trung cho công tác chăm lo, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là đăng kiểm viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc. Chế độ đãi ngộ là một phần rất quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Trong quá trình phỏng vấn Giám đốc Trung tâm đăng kiểm, ông cho biết, trong những năm vừa qua Trung tâm đã không ngừng chăm lo nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên cũng được Trung tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với dầu mỡ, khí thải, làm trong môi trường ô nhiễm, hệ số lương, phụ cấp còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu hàng ngày nên đời sống cán bộ nhân viên Trung tâm gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, khả năng, hiệu quả làm việc. 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Tỉnh Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở điểm giao tiếp của 3 vùng kinh tế lớn của đất nước: Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và gần với Miền Đông Nam Bộ giao lưu dễ dàng với các thành phố trung tâm lớn của khu vực như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh du lịch, năng lượng kinh tế biển. Do đó, dự báo trong những năm tới, cùng với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đạt khá, mức sống của người dân được nâng cao, số lượng các phương tiện cơ giới tham gia giao thông, đặc biệt là ô tô cá nhân sẽ tăng nhanh chóng và kéo theo số lượng phương tiện kiểm định cũng tăng lên. Hiện nay, việc thực hiện đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại Ninh Thuận được thực hiện tại Trung tâm đăng kiểm duy nhất là Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thuộc Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận. Mặc dù trong thời gian qua, Trung tâm đã có nhiều nỗ lực cố gắng để thực hiện các công tác đăng kiểm nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do quy mô của Trung tâm đăng kiểm còn quá nhỏ, chưa đáp ứng được các nhu cầu đăng kiểm đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ nên chất lượng đăng kiểm có nhiều điểm giảm sút, tạo nên sự không hài lòng của lái xe và chủ phương tiện cần đăng kiểm. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết khách quan phải tăng cường chất lượng đăng kiểm, đồng thời mở rộng quy mô công tác đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, trong đó cần chú trọng tới việc xã hội hóa công tác đăng kiểm. 71 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI Ở NINH THUẬN 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI TẠI NINH THUẬN Xu hướng chuyển chức năng cung ứng dịch vụ công ra khỏi khu vực nhà nước một cách tối đa đã được một số nước thực hiện từ lâu. Điển hình như nước Mỹ, gần như tất cả các dịch vụ công đều do khu vực tư nhân đảm trách, Chính phủ chỉ giữ vai trò kiểm tra, kiểm soát. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, việc xã hội hóa mặc dù đã được quan tâm định hướng, chỉ đạo nhưng vì nhiều lý dpo khác nhau vẫn còn chưa đạt được mức độ như mong muốn. Lý do chủ yếu là chưa có cơ chế quản lý hiệu quả, thêm nữa khu vực tư chưa đủ lớn mạnh để tiếp nhận việc cung ứng một cách tốt nhất. Như vậy ở Việt Nam, Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ chốt trong cung ứng dịch vụ công. Xu hướng xã hội hóa sẽ được tiếp tục triển khai trong những năm tới đây cùng với việc triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Bộ Giao thong Vận tải đã và đang được đánh giá là Bộ đi đầu trong công tác triển khai xã hội hóa. Đối với lĩnh vực đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, Bộ đã ban hành Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kèm theo Quyết định số 3371/2014/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) để định hướng phát triển các Trung tâm đăng kiểm trên phạm vi cả nước từ này đến 2020, trong đó xác định rõ xã hội hóa các trung tâm đăng kiểm là một trong những ưu tiên chủ yếu. 72 Cùng với sự phục hồi kinh tế trong năm 2015 và 2016, mặc dù mức độ tăng trưởng còn hạn chế nhưng trong những năm tới GDP bình quân đầu người sẽ đạt mức tăng manh mẽ và khả năng tiêu dùng của người dân sẽ còn tăng cao, nhu cầu và khả năng mua xe cơ giới, nhất là ô tô sẽ tiếp tục tăng. Với tốc độ gia tăng GDP như vậy và đặc điểm của thời kỳ đang phát triển (cơ cấu vận tải chủ yếu bằng đường bộ, ở Việt Nam hiện nay vận tải hành khách đường bộ chiếm 90% và vận chuyển hàng hóa đường bộ chiếm 85%), dự báo trong tương lai gần, số lượng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân (cả xe gắn máy và xe ô tô cá nhân cũng như xe chuyên dụng phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa) sẽ gia tăng mạnh mẽ [6]. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng ở các vùng miền, các tỉnh khác nhau cũng không giống nhau nên tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng không giống nhau, sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sự phân bổ các trung tâm đăng kiểm và số lượng các dây chuyền kiểm định xe cơ giới. Cùng với việc tăng trưởng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, số lượng các vụ tai nạm giao thông liên quan tới ô tô, đặc biệt là đối với xe vận tải và xe khách, cũng sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm định an toàn xe một cách nghiêm ngặt để đảm bảo các phương tiện an toàn khi tham gia giao thông. Với tốc độ tăng trưởng xe cơ giới hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đánh giá nhu cầu đăng kiểm giai đoạn 2017-2018 là 3,2 triệu lượt xe/năm; giai đoạn 2018-2020 khoảng 4,31 triệu lượt xe/năm và đến năm 2021- 2030 là khoảng 6,3 triệu lượt xe/năm. Để đáp ứng nhu cầu đăng kiểm đó, Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xác định đến năm 2030 mỗi tỉnh, thành phố thuộc trung ương phải có tối thiểu 2 trung tâm đăng kiểm với 2 dây chuyền kiểm định/trung tâm. Cụ thể, tới năm 2016 cả nước có 139 trung tâm đăng kiểm với 235 dây chuyền kiểm định, trong đó khu vực đồng bằng 73 sông Hồng là nơi tập trung dân cư và mức độ đô thị hóa cao sẽ cần phải có 47 trung tâm đăng kiểm với 93 dây chuyền kiểm định, riêng Hà Nội sẽ có 21 trung tâm đăng kiểm với 42 dây chuyền kiểm định (tăng thêm 18 trung tâm và 37 dây chuyền kiểm định). Giai đoạn đến năm 2020 số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước là 211 trung tâm với 451 dây chuyền kiểm định và năm 2030 sẽ có khoảng 269 trung tâm với khoảng 660 dây chuyền kiểm định[8]. Hiện tại có 33 trung tâm đăng kiểm xã hội hóa được thành lập và tổ chức hoạt động. Với GDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 13%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của một số tỉnh trong vùng, tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 23,4%/năm và các ngành dịch vụ tăng 18,6%/năm với những đặc thù kinh tế xã hội như đã mô tả ở trên, Ninh Thuận được dự báo là trong tương lai sẽ trở thành một tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội và mức sống của người dân được nâng cao, sẽ bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cơ giới tham gia vào giao thông và hàng năm số lượng các phương tiện giao thông cơ giới cần được đăng kiểm sẽ tăng lên đáng kể. Bảng 3.1.: Dự báo số lượng xe ô tô ở Ninh Thuận giai đoạn 2018-2030 Năm 2018 2020 2025 2030 Số lượng xe 8.698 15.189 21.813 21.813 Nguồn: Quyết định 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải Sự gia tăng đột biến về số lượng các phương tiện Giao thông vận tải cơ giới đường bộ đặt ra yêu cầu phải tăng cường số lượng kiểm định. Nếu như năm 2016 số lượng các phương tiện tham gia kiểm định chỉ đạt 7.473 phương tiện thì dự báo năm 2020 sẽ tang lên gần 12.000 phương tiện và năm 2030 là 74 25.000 phương tiện. Với quy mô này, chỉ với một trung tâm đăng kiểm ở Ninh Thuận như hiện nay chắc chắn không thể đảm nhiệm tốt công tác đăng kiểm. Sự quá tải của Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Thời gian chờ đợi đăng kiểm lâu không chỉ khiến cho chủ phương tiện không hài lòng, làm tăng chi phí xã hội, lãng phí thời gian mà còn tạo kẽ hở làm nảy sinh các tiêu cực trong đội ngũ đăng kiểm viên, gây phiền hà cho các chủ phương tiện. Chính vì vậy, việc triển khai thêm một trạm đăng kiểm xe cơ giới nữa trên địa bàn tỉnh là cần thiết, phù hợp với Quy hoạch phát triển các trung tâm đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương cũng như nâng cao mức độ hài lòng của người sử dụng phương tiện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, việc đầu tư cho Trung tâm đăng kiểm cần khá nhiều chi phí (khoảng 20 tỷ đồng đầu tư ban đầu cho một trung tâm với 2 dây chuyền đăng kiểm, chưa kể mặt bằng đăng kiểm) trong khi ngân sách của tỉnh còn rất hạn chế nên nếu đầu tư từ ngân sách nhà nước đòi hỏi thời gian chờ đợi rất lâu, không đáp ứng các yêu cầu hiện tại của việc phát triển đăng kiểm trên địa bàn. Trung tâm mới được triển khai dưới hình thức xã hội hóa cũng phù hợp với xu hướng chung của tiến trình xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam và định hướng phát triển công tác đăng kiểm trong tương lai. Cục Đăng kiểm Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới theo Quyết định số 3771 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đối với địa phương chưa có nhà đầu tư vào lĩnh vực này, trước mắt cần duy trì các trung tâm đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải để phục vụ tốt nhu cầu kiểm định của người dân, doanh nghiệp [6]. 75 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI Ở TỈNH NINH THUẬN 3.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp thực hiện xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới ở tỉnh Ninh Thuận Việc triển khai trung tâm mới là cần thiết để đảm bảo nhu cầu kiểm định phương tiện trên địa bàn tỉnh và các địa bàn lân cận. Trong quá trình triển khai xây dựng trung tâm đăng kiểm mới cần đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu: - Rút ngắn được thời gian đăng kiểm - Không làm tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước - Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đăng kiểm - Tăng mức độ hài lòng của chủ phương tiện khi thực hiện đăng kiểm. 3.2.2. Lựa chọn mô hình tổ chức hoạt động Từ năm 2011 đến nay, rút kinh nghiệm những ưu điểm, nhược điểm của giai đoạn đầu thực hiện xã hội hóa công tác đăng kiểm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã hướng lộ trình xã hội hóa công tác đăng kiểm theo mô hình mới hơn, đó là: Các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất, còn cán bộ, đăng kiểm viên thì do các sở Giao thông vận tải địa phương đảm nhận bố trí hoặc do Cục Đăng kiểm Việt Nam bố trí trong trường hợp Sở Giao thông vận tải không đảm nhận quản lý thực hiện công tác kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Điều đáng ghi nhận của mô hình mới này là việc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Nhà nước thực hiện tổ chức kiểm định xe cơ giới ở các trung tâm xã hội hóa đã giảm hẳn phiền hà, hạn chế được tác động của chủ doanh nghiệp đến công tác kiểm định. Các trung tâm đăng kiểm do doanh nghiệp đầu tư khang trang, vị trí thuận lợi; thiết bị kiểm định, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ đăng kiểm viên được bổ nhiệm theo quy trình, đúng tiêu chuẩn, có ràng buộc với công tác quản lý, xử lý kỷ luật khi vi 76 phạm. Chất lượng đăng kiểm bảo đảm khách quan và nâng lên rõ nét, chi phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác đăng kiểm giảm đáng kể. Trong hai mô hình đăng kiểm xã hội hóa chủ yếu (mô hình xã hội hóa toàn bộ và mô hình nhà đầu tư tư nhân đầu tư trang thiết bị và nhân viên, điều hành thuộc nhà nước), việc đầu tư theo mô hình thứ hai có nhiều ưu thế hơn đối với Ninh Thuận, đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên vì việc kiểm soát đối với các trung tâm được xã hội hóa với đăng kiểm viên là người do chính trung tâm hợp đồng sẽ rất khó kiểm soát chất lượng và do đó dễ dẫn tới tiêu cực. Trong giai đoạn tiếp theo có thể chuyển đổi mô hình này theo hướng giao biên chế cho Trung tâm trực tiếp tuyển dụng nếu như ý thức chấp hành pháp luật và tính tự giác của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên đăng kiểm nói chung được nâng lên. 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực Chất lượng hoạt động của các trung tâm đăng kiểm phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nhân lực đăng kiểm, đặc biệt là các đăng kiểm viên. Các đăng kiểm viên phải được tuyển dụng từ những người đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và phải được bồi dưỡng theo các quy định cụ thể của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do công tác đăng kiểm là một hoạt động đặc thù nên việc đào tạo các đăng kiểm viên được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngay cả lực lượng đăng kiểm viên đang hoạt động cũng phải được kiểm tra sát hạch lại định kỳ để đáp ứng được các đòi hỏi thực tiễn của công tác đăng kiểm. Thực tiễn cho thấy không phải đăng kiểm viên nào cũng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn đăng kiểm. Theo thống kê của Trung tâm đào tạo (Cục Đăng kiểm Việt Nam), chỉ trong năm 2016 đã có 77 đăng kiểm viên của 48 đơn vị bị xử lý vi phạm [30]. Vì vậy, sát hạch kiểm chuẩn hàng năm là thực sự cần thiết. Việc triển khai trung tâm đăng kiểm mới tại Ninh Thuận theo hình thức xã hội hóa một phần với lực lượng đăng kiểm viên là viên chức nhà nước nằm dưới sự quản lý của Sở Giao thông vận tải như đề xuất ở trên về mô hình trung 77 tâm đăng kiểm đòi hỏi phải tăng biên chế đăng kiểm viên của Sở Giao thông vận tải. Điều này đòi hỏi phải có sự ủng hộ mạnh mẽ của HĐND và UBND tỉnh. Các đăng kiểm viên được tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu và phải được giám sát thường xuyên về chuyên môn của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận. 3.2.4. Huy động vốn cho việc xây dựng Trung tâm đăng kiểm Một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và công nghệ nên cần một khoản đầu tư vốn lớn và dài hạn. Về cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật (mặt bằng, diện tích xây dựng; nhà xưởng, bãi đỗ xe; thiết bị kiểm định; dụng cụ kiểm tra trong dây chuyền kiểm định; thiết bị thông tin, lưu trữ và truyền số liệu; các thiết bị phụ trợ khác và chi phí nguồn nhân lực) đối với một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Bảng 3.2: Quy định diện tích tối thiểu của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra có một dây chuyền (m) Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền dài x rộng (m) Loại dây chuyền kiểm định 180 30 x 6 Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 2.000 kg 264 40 x 6,6 Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 13.000 kg Nguồn: Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ GTVT Một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng công tác kiểm định là mặt bằng của đơn vị kiểm định. Theo quy định tại Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, địa điểm xây dựng Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ra, vào kiểm định và bảo đảm về vệ sinh môi trường. 78 Diện tích mặt bằng của Trung tâm đăng kiểm cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn bao gồm nhà kiểm định, sân bãi đỗ xe chờ đăng kiểm, văn phòng, nhà chờ, đường đi lại, Như vậy cần có mặt bằng tương đối rộng để xây dựng một trung tâm mới. Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm cần có một dây chuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tương ứng. Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứ hai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tích tương ứng của dây chuyền đầu tiên. Thực tế các Trung tâm kiểm định trên cả nước cho thấy nhiều đơn vị đăng kiểm khi không đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí về mặt bằng sẽ dẫn tới nhiều bất cập trong hoạt động và làm giảm chất lượng đăng kiểm. Do diện tích mặt bằng của trung tâm nhỏ hẹp nên việc di chuyển của các phương tiện trong sân bãi rất khó khăn, xe chờ kiểm định đỗ cả ngoài đường giao thông gây cản trở giao thông; nhà kiểm định có chiều dài quá ngắn dẫn tới việc bố trí nhiều công đoạn kiểm định tại một vị trí làm giảm năng suất và chất lượng kiểm định; phòng chờ kiểm định còn chật chội, gây khó khăn cho chủ phương tiện đến kiểm định [34]. Trong điều kiện của Ninh Thuận, việc triển khai trung tâm đăng kiểm thứ hai cần phải tính toán đến mặt bằng và cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền tỉnh trong việc cho thuê đất và hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Theo tính toán của Cục Đăng kiểm Việt Nam, kinh phí để triển khai đầu tư mới một dây chuyền kiểm định xe cơ giới hết khoảng 2,5-3 tỷ đồng và đầu tư xây dựng nhà xưởng, bãi đỗ xe, nhà văn phòng và các trang thiết bị khác khoảng 2,3 tỷ đồng/trung tâm (chưa kể mặt bằng) [24]. Những chi phí ban đầu về xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hết khoảng 3 tỷ đồng cho một trung tâm với 2 dây chuyền kiểm định, các chi phí khác như lập dự án, giao dịch làm thủ tục, mua sắm thiết bị văn phòng và thiết bị ngọai vi khoảng 700 triệu 79 đồng.]Như vậy, tổng vốn đầu tư cho một trung tâm đăng kiểm với hai dây chuyền đăng kiểm sẽ vào khoảng 8-9 tỷ đồng (chưa tính chi phí vận hành). Chi phí hoạt động cho một trung tâm đăng kiểm với 2 dây chuyền đăng kiểm hàng năm vào khoảng 1,5 tỷ đồng bao gồm thuế, lương và những khoản có tính chất lương, bảo hiểm, mua sắm thiết bị máy móc lẻ, chi phí phục vụ kiểm định, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản nhà xưởng, khen thưởng,, ngoài ra còn có chi phí khấu hao tài sản cố định và trả lãi ngân hàng,Như vậy, tổng chi phí trong năm của một trung tâm kiểm định vào khoảng 2,8-3 tỷ đồng [24, tr.156]. Với kinh phí như vậy, chờ đợi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (cả nguồn từ trung ương và của tỉnh) trong bối cảnh ngân sách hiện nay là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ khu vực tư nhân có thể thực hiện được do trên địa bàn tỉnh có khá nhiều doanh nghiệp lớn mong muốn đầu tư. 3.2.5. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các trung tâm đăng kiểm xã hội hóa Xây dựng chiến lược và các chính sách, cơ chế về cung ứng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Phân cấp quản lý việc cung ứng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Thực hiện chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nhằm bảo đảm mục tiêu của Nhà nước Tạo lập môi trường, cơ chế phản hồi của khách hàng về chất lượng và giá thành kiểm định xe cơ giới trung tâm đăng kiểm tư nhân. Ban hành các cơ chế khuyến khích các nhà cung ứng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Xác định ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công. Quản lý chất lượng và phí dịch vụ. 80 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Chính phủ Sớm phê duyệt danh mục, phương án chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành công ty cổ phần để làm cơ sở cho các địa phương triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ bảo đảm thống nhất. 3.3.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam - Nhanh chóng rà soát và hoàn thiện khung pháp lý cho việc xã hội hóa kiểm định xe cơ giới; chuyển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện nay đang thuộc Cục và cả các trung tâm thuộc các Sở Giao thông vận tải sang mô hình xã hội hóa nhằm tách biệt hoạt động quản lý nhà nước đối với đăng kiểm (của Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải tại các tỉnh) và công tác đăng kiểm (hoạt động cung cấp dịch vụ của các Trung tâm đăng kiểm). Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trung tâm đăng kiểm. Muốn đảm bảo chất lượng chất lượng dịch vụ công đồng thời mở rộng chuyển giao việc cung ứng dịch vụ cho khu vực tư nhân, Nhà nước cần phải có cơ chế thích hợp. Trước hết hoàn thiện pháp luật một cách đồng bộ về bộ máy nhà nước, trao thẩm quyền cụ thể cho từng loại cơ quan thực hiện quản lý và cung ứng dịch vụ công. Đặt ra chế tài xử lý vi phạm cùng với cơ chế bảo đảm thực hiện các chế tài đó khi có hành vi vi phạm. Đồng thời, nâng cao vai trò của Tòa Hành chính trong việc xét xử các quyết định hành chính, hành vi công vụ. Việc chuyển đổi các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập như các Trung tâm đăng kiểm do Cục Đăng kiểm hay Sở Giao thông vận tải tỉnh quản lý sang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp tự chủ, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm cũng phải có quy định cụ thể, trong đó xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi tự 81 chịu trách nhiệm của những đơn vị này. Làm rõ cơ chế tài chính để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát và can thiệp khi cần thiết. Quy định rõ việc Nhà nước sẽ can thiệp khi có những thay đổi khách quan như thay đổi mức phí, khi giá dịch vụ cao hơn mặt bằng chung hoặc khi thực hiện chính sách xã hội, - Sửa đổi quy định về phí kiểm định theo hướng tăng phí kiểm định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Việc quy định phí đăng kiểm xe cơ giới quá thấp hiện nay (240.000đ/xe ô tô cá nhân 5 chỗ ngồi) khiến cho khả năng lợi nhuận của các trung tâm đăng kiểm hầu như không có nếu không nói là sẽ thua lỗ và vì vậy khó có thể thu hút được các nhà đầu tư tư nhân. Như vậy, không nên khống chế trần phí đăng kiểm. Có thể cho phép các trung tâm kiểm định xe cơ giới được xây dựng theo hình thức xã hội hóa áp dụng cơ chế phí mềm dẻo. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới việc hạ hoặc tăng giá thành đăng kiểm một cách tùy tiện, cần tăng cường sự kiểm soát về chất lượng từ phía Sở Giao thông vận tải đối với công tác đăng kiểm, nhất là với Trung tâm được tổ chức theo hình thức xã hội hóa. - Hỗ trợ các trung tâm mới thành lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng nhân lực đáp ứng các yêu cầu của công tác kiểm định theo các quy định hiện hành. - Tăng cường kiểm soát đối với các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt là các trung tâm đang được xã hội hóa để đảm bảo chất lượng đăng kiểm thống nhất trên cả nước. 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Ninh Thuận Trước hết UBND tỉnh cần ban hành Quy hoạch phát triển đăng kiểm trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch phát triển đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải làm căn cứ để triển khai huy động các đơn vị có mong muốn tham gia vào hoạt động này. 82 Để thu hút các doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động xã hội hóa, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa cụ thể. Trước hết, để xây dựng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới mới, cần có sự hỗ trợ trực tiếp của UBND tỉnh trong việc tạo điều kiện về mặt bằng (bố trí cho thuê dài hạn hoặc cấp đất để xây dựng trung tâm; hỗ trợ giải phóng mặt bằng); hỗ trợ việc vay vốn; chuẩn y về việc bổ sung biên chế cho trung tâm mới nếu áp dụng mô hình doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất và Nhà nước chịu trách nhiệm về tổ chức và bố trí nhân sự, 3.3.3. Đối với Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận Là cơ quan trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước đối với Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải phải trực tiếp việc kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về đăng kiểm đối với trung tâm đăng kiểm mới. Cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể và mức độ kiểm soát giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và Trung tâm đăng kiểm. Thực hiện việc hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại và sát hạch hàng năm đối với các đăng kiểm viên. 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Ninh Thuận, trong tương lai, dự báo số lượng phương tiện cơ giới đường bộ sẽ tang trưởng nhanh chóng, kéo theo việc tang trưởng số lượng phương tiện có nhu cầu đăng kiểm. Theo Quy hoạch phát triển của Trung tâm đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn đến năm 2020, Ninh Thuận có 1 trung tâm đăng kiểm, đến năm 2030 sẽ có 2 trung tâm đăng kiểm với 4 dây chuyền đăng kiểm hiện đại để đảm bảo nhu cầu đăng kiểm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc triển khai một trung tâm mới để chia sẻ áp lực cho Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới Ninh Thuận hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đầu tư của nhà nước (cả ở trung ương và cấp tỉnh) cho việc xây dựng một trung tâm mới là rất khó khăn. Chính vì vậy, triển khai một trung tâm đăng kiểm mới dưới hình thức xã hội hóa là một yêu cầu khách quan, đáp ứng các nhu cầu đăng kiểm thực tế. Việc triển khai một trung tâm như vậy cũng phù hợp với xu hướng xã hội hóa công tác đăng kiểm mà Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam đã và đang triển khai một cách tích cực hiện nay. Để có thể triển khai xây dựng trung tâm đăng kiểm dưới hình thức xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đòi hỏi sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Giao thông vận tải (của Cục Đăng kiểm Việt Nam), chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận cũng như sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trong tỉnh. 84 KẾT LUẬN Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, bảo đảm an toàn kỹ thuật cho các phương tiện giao thông và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ cần được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của các cơ quan nhà nước. Trong những năm qua, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đã đạt được nhiều thành công nhất định, góp phần quan trọng vào việc tăng cường chất lượng kiểm định, giảm thời gian, chi phí và phiền hà cho các chủ phương tiện cần kiểm định. Một trong những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng kiểm định, giảm gánh nặng của Nhà nước là xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đã được Bộ Giao thông vận tải tiến hành thí điểm từ năm 2010 và cho tới nay đã được chứng minh là mang lại những hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy, tăng cường xã hội hóa theo hướng tách biệt công tác đăng kiểm với hoạt động quản lý nhà nước về đăng kiểm sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Ninh Thuận là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội khá nhanh và bền vững. Tỉnh lại nằm trên trục quốc lộ hành lang Bắc-Nam, là một đầu mối giao thông quan trọng, do đó, số lượng các phương tiện đăng kiểm sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. trong khi đó, công tác đăng kiểm hiện nay do một trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông duy nhất triển khai nên việc đăng kiểm trở nên quá tải, gây nên sự chờ đợi, làm giảm mức độ hài lòng của lái xe và chủ phương tiện khi tới đăng kiểm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các tiêu cực trong công tác đăng kiểm. Chính vì vậy, việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ở Ninh Thuận là một yêu cầu cấp bách và khách quan. Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ở Ninh Thuận trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với công tác đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc giảm tải cho trung tâm đăng kiểm hiện có, đồng thời 85 tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh góp phần vào việc nâng cao chất lượng đăng kiểm trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu cụ thể để triển khai xã hội hóa trung tâm này trong tương lai gần. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Anh (2012), Xã hội hóa đăng kiểm tạo thuận lợi cho chủ phương tiện, website của Báo Giao thông. 2. Đặng Khắc Ánh (2012), Hợp tác công -tư và vận dụng vào cải cách khu vực công ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm của Học viện Hành chính. 3. Đặng Khắc Ánh (2012), “Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 190, tr.13-16. 4. Bộ Giao thông vận tải (2012), Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”. 5. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quyết định 862/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 4 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam. 6. Bộ Giao thông vận tải (2014), Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 7. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định 4202/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 phê duyệt “Đề án tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiểm”. 8. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới. 87 9. Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 10. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 11. Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BNV-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 12. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 13. Chính phủ (2015), Nghị định 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới. 14. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. 15. Chính phủ (2013), Quyết định số 356/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 16. Chính phủ (2015), Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. 17. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ năm 2015. 88 18. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2014), Tổng hợp số liệu về phương tiện giao thông trong cả nước. Hà Nội. 19. Cục thống kê Ninh Thuận (2016), Niêm giám thống kê tóm tắt 2016. 20. Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội tỉnh Đảng bộ Ninh Thuận lần thứ XIII. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng. 23. Quỳnh Hoa (2013), Tìm mô hình cho hoạt động đăng kiểm xe cơ giới, website của Chính phủ. 24. Nguyễn Văn Hùng (2005), Về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, in trong: Cục Đăng kiểm Việt Nam (2005): Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học-Công nghệ về công tác đăng kiểm xe cơ giới. Quảng Ninh, 2005, tr.153-162. 25. Bùi Huy Khiên (Chủ biên) (2013), Quản lý công (sách chuyên khảo). NXB. Chính trị Hành chính, Hà Nội. 26. Đoàn Duy Khương (2012), “Hợp tác công-tư trong phát triển hạ tầng Giao thông vận tải”, Tạp chí Cộng sản điện tử. 27. Đinh Mai Lan (2012), “Xã hội hóa và chất lượng cung ứng dịch vụ công”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. 28. Nguyên Lê (2012), Đi tìm chữ “tư“ trong hình thức đầu tư đối tác công-tư ( 29. Bích Liên (2013), “Xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới“- Mâu thuẫn giữa hoàn vốn và chất lượng kiểm định. 89 30. Huy Lộc (2014), Nâng chuẩn đăng kiểm viên xe cơ giới, Báo Giao thông vận tải, ngày 28 tháng 10 năm 2014. 31. Bạch Mai (2012), Sử dụng ODA có hiệu quả góp phần hạn chế nợ công, in trong: Hồ sơ sự kiện, số 228 (tháng 7/2012), tr.22-23. 32. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Phạm Ngọc Nam (2005), Công tác quản lý chất lượng kiểm định xe cơ giới và biện pháp chống tiêu cực trong kiểm định, in trong: Cục Đăng kiểm Việt Nam (2005): Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học-Công nghệ về công tác đăng kiểm xe cơ giới. Quảng Ninh, 2005, tr.137-139. 34. Hoàng Ngân (2012), “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm”, Tạp chí Giao thông vận tải. 35. Ngân hàng phát triển châu Á, Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Minh Phúc (2015), Xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới, Báo Nhân dân điện tử ngày 18 tháng 6 năm 2015. 37. Nguyễn Cúc Phương (2011), Hợp tác công tư: Cần đánh giá lại quan hệ giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp ngày 17 tháng 12 năm 2011, ( 38. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008. 39. Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận (2010), Quyết định số 255/QĐ- SGTVT ngày 26 tháng 5 năm 2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận. 90 40. Chu Văn Thành (Chủ biên) (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Phan Trang (2015), Xã hội hóa đăng kiểm: sẽ loại trừ được tiêu cực, Báo Chính phủ điện tử ngày 29 tháng 5 năm 2015. 42. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận (2016), Báo cáo kết quả đăng kiểm xe cơ giới đường bộ năm 2011-2016. 43. Xích Tùng (2014), Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, Báo Nhân dân ngày 17 tháng 01 năm 2014. 44. Vũ Huy Từ (Chủ biên) (1998), Quản lý khu vực công, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 45. UBND tỉnh Ninh Thuận (2017), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 25 năm tái lập tỉnh. 46. Hồng Xiêm (2015), Hoàn thành cổ phần hóa các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trong năm 2015, Báo Giao thông ngày 22 tháng 6 năm 2015. 47. WB (2009), Báo cáo Phát triển Việt Nam. 48. WB (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Website Báo Công an nhân dân 50. Website Báo Hải quan hoat- dong- Trung-tam-dang-kiem-xe-co-gioi-6004D.aspx. 51. Website Báo Ninh Thuận 52. Website Báo Tiền phong 53. Website Cổng thông tin Bộ Giao thông vận tải /vn/Pages /chitiettin.aspx?IDNews=36148. 54. Website Cổng thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam 91 1 PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TT Mã số các Trung tâm Địa chỉ 1 11-01S - Cao Bằng Phường Sông Hiến, TP Cao Bằng, Cao Bằng 2 12-01D - Lạng Sơn Phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn 3 14-01D - Quãng Ninh Phường Hà Phong, TP Hạ Long, Quảng Ninh 4 14-02D - Quảng Ninh Phường Thanh Sơn, TX Uông Bí, Quảng Ninh 5 14-03D - Quảng Ninh Xã Hải Đông, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 6 15-01V - Hải Phòng Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng 7 15-03D - Hải Phòng Xã Kênh Giang, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng 8 15-02S - Hải Phòng Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng 9 17-01S - Thái Bình Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình 10 17-02D - Thái Bình Đông Hưng, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình 11 18-01S - Ninh Thuận Xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Ninh Thuận 12 18-02S - Ninh Thuận Quang Trung, TP. Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận 13 18-02D - Ninh Thuận Xã Nghĩa An, Nam Trực, tỉnh Ninh Thuận 14 18-03D - Ninh Thuận Xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Ninh Thuận 15 19-01V - Phú Thọ Minh Phương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 16 20-01S - Thái Nguyên Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 17 20-02S - Thái Nguyên Xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên 18 20-03D - Thái Nguyên Phường Cải Đan, TP Sông Công, Thái Nguyên 19 21-01S - Yên Bái Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái 20 22-01S - Tuyên Quang Xã An Tường, TP Tuyên Quang, Tuyên Quang 21 23-01S - Hà Giang Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang 22 24-01D - Lào Cai Phường Bắc Cường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai 23 25-01S - Lai Châu Phường Tân Phong, TX Lai Châu, Lai Châu 24 26-01S - Sơn La Nguyễn Lương Bằng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La 25 26-01D - Sơn La Phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La 26 27-01S - Điện Biên Thanh Bình, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 27 28-01S - Hòa Bình Km 71, quốc lộ 6, TP Hòa Bình, Hòa Bình 28 29-01S - Hà Nội Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội 29 29-02S - Hà Nội Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, TP Hà Nội 30 29-03S - Hà Nội Quận Nam, Từ Liêm, TP Hà Nội 31 29-01V - Hà Nội Xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội 32 29-02V - Hà Nội Xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội 33 29-03V - Hà Nội Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội 34 29-04V - Hà Nội Thị trấn Quang Minh, Mê Linh, TP Hà Nội 35 29-05V - Hà Nội Phường Phương Mai, Đống Đa, TP Hà Nội 36 29-06V - Hà Nội Xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội 37 29-07D - Hà Nội Xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội 38 29-08D - Hà Nội Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội 39 29-09D - Hà Nội Phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, TP Hà Nội 40 29-10D - Hà Nội Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, TP Hà Nội 2 41 29-11D - Hà Nội Xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 42 33-01S - Hà Nội Phường Yên Nghĩa , quận Hà Đông, TP Hà Nội 43 33-02S - Hà Nội Quang Trung, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội 44 34-01S - Hải Dương Việt Hòa, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 45 34-02D - Hải Dương TX Chí Linh, tp. Hải Dương, tỉnh Hải Dương 46 35-01S - Ninh Bình Ninh Phong, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 47 35-02D - Ninh Bình Bích Đào, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 48 36-01S - Thanh Hóa Đông Thọ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 49 36-02S - Thanh Hóa Bắc Sơn, TX. Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 50 36-03D - Thanh Hóa Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 51 37-01S - Nghệ An Phan Bội Châu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An 52 37-02S - Nghệ An Xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 53 37-03D - Nghệ An Xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 54 38-01S - Hà Tĩnh Xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 55 43-01S - Đà Nẵng Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. 56 43-02S - Đà Nẵng Xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng 57 47-01D - Đắk Lắk Phường Tân An, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 58 47-02D - Đắk Lắk Xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk 59 47-03D - Đắk Lắk Xã EaĐar, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc 60 47-04D - Đắk Lắk Thành Nhất, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk 61 48-01S - Đắk Nông Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 62 49-01S - Lâm Đồng Phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 63 49-02S - Lâm Đồng Phường 2, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 64 50-01S - TP.HCM Phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM 65 50-02S - TP.HCM Phường 5, quận 11, TP.HCM 66 50-03S - TP.HCM Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM 67 50-03V - TP.HCM Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM 68 50-04V - TP.HCM Phường Long Thạch Mỹ, quận 9, TP.HCM 69 50-05V - TP.HCM Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM 70 50-06V - TP.HCM Phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM 71 50-07V - TP.HCM Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM 72 50-08D - TP.HCM Phường Thới An, quận 12, TP.HCM 73 50-10D - TP.HCM KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM 74 60-01S - Đồng Nai Phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 75 60-02S - Đồng Nai Xuân Bình, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 76 60-03S - Đồng Nai Xã Ngọc Định, huyện Định Quán, Đồng Nai 77 60-04D - Đồng Nai KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, Đồng Nai 78 60-05D - Đồng Nai Xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 79 60-06D - Đồng Nai Xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai 80 61-01S - Bình Dương Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương 81 61-02S - Bình Dương Bình An, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương 82 61-03D - Bình Dương Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 83 61-04D - Bình Dương An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương 84 61-06D - Bình Dương Tân Bình, TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương 85 62-01S - Long An Phường 5, TP Tân An, tỉnh Long An 3 86 62-02D - Long An Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An 87 63-01S - Tiền Giang Xã Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang 88 63-02D - Tiền Giang Xã Tam hiệp, Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 89 64-01V - Vĩnh Long Phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 90 65-01S - Cần Thơ Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ 91 65-02D - Cần Thơ Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 92 66-01S - Đồng Tháp Xã Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 93 67-01S - An Giang Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang 94 67-02S - An Giang Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 95 68-01S - Kiên Giang Xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang 96 69-01V - Cà Mau Xã An Xuyên, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau 97 70-01S - Tây Ninh Ninh Sơn, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 98 71-01S - Bến tre Phường 7, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. 99 72-01S - Bà Rịa–Vũng Tàu TP Bà Rịa -Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu 100 72-02D -Bà Rịa–Vũng Tàu TP Bà Rịa -Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu 101 73-01S - Quảng Bình Phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình 102 73-02D - Quảng Bình Xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình 103 73-03D - Quảng Bình Xã vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình 104 74-01S - Quảng Trị Lý Thường Kiệt, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 105 74-01S - Quảng Trị Phường Đông Lương, TP Đông Hà, Quảng Trị 106 74-02D - Quảng Trị Xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 107 75-01S - Huế Điện Biên Phủ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 108 75-02S - Huế Hương Văn, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế 109 76-01S - Quãng Ngãi Xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi 110 76-02D - Quãng Ngãi Nghĩa Phương, Tư Nghĩa, tỉnh Quãng Ngãi 111 77-01S - Bình Định Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định 112 77-02S - Bình Định Xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 113 78-01S - Phú Yên Phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 114 79-01S - Khánh Hòa Phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa 115 79-02S - Khánh Hòa Xã Cam Phú, Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 116 81-02D - Gia Lai Xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai 117 81-03D - Gia Lai Phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai 118 81-04D - Gia Lai Thị trấn Đăk Pơ, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai 119 82-01S - Kon Tum Huỳnh Thúc Kháng, TP Kon Tum, Kon Tum 120 83-01V - Sóc Trăng Trần Hưng Đạo, TX.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 121 83-02D - Sóc Trăng Xã Hồ Đắc Kiện, Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng 122 84-01V - Trà Vinh Phường 7, Thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 123 85-01S - Ninh Thuận Thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận 124 86-01S - Bình Thuận Từ Văn Tư, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 125 88-01S - Vĩnh Phúc Phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 126 88-02D - Vĩnh Phúc Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc 127 89-01S - Hưng Yên Xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 128 89-02S - Hưng Yên Xã Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 129 90-01S - Hà Nam Xã Liêm Tiết, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 130 92-01S - Quảng Nam Thị trấn Hà Nam, Thăng Bình, Quang Nam 4 131 93-01S - Bình Phước Phường Tân Xuân, TX Đồng Xoài, Bình Phước 132 94-01V - Bạc Liêu Xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu 133 95-01S - Hậu Giang Thị trấn Cái Tắc, Châu Thành A, Hậu Giang 134 97-01S - Bắc Cạn Phùng Chí Kiên, Thị xã Bắc Cạn, Bắc Cạn 135 98-01S - Bắc Giang Xương Giang, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang 136 99-01S - Bắc Ninh Phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 137 99-02S - Bắc Ninh Xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 138 99-03D - Bắc Ninh Thị trấn Phố Mới, Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 139 99-04D - Bắc Ninh Xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam năm 2016 5 PHỤ LỤC 2 MỨC THU PHÍ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ T Loại xe Đơn vị tính (1.000 đồng/lượt) 1 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng 560 2 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo 350 3 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn 320 4 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn 280 5 Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 180 6 Rơ moóc, sơ mi rơ moóc 180 7 Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt 350 8 Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) 320 9 Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe) 280 10 Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương 240 11 Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 100 Nguồn: Thông tư số 238/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xa_hoi_hoa_cong_tac_dang_kiem_xe_co_gioi_duong_bo_t.pdf
Luận văn liên quan