Luận văn Xác định nồng độ radon trong một số loại nước đóng chai trên thị trường Việt Nam

Mặc dù nồng độ radon trong các loại nước đóng chai được khảo sát ở trên dưới mức tiêu chuẩn quy định của các tổ chức quốc tế như UNSCEAR, WHO, EPA và mức trung bình của thế giới, nhưng một quy định về an toàn bức xạ trong nước uống đóng chai là điều hết sức cần thiết. Về phương diện ảnh hưởng đến sức khỏe thì các nồng độ đo được chưa phải ở mức đáng lo ngại tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về an toàn phóng xạ trong nước uống. Vì vậy đề tài có các kiến nghị sau:

pdf96 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định nồng độ radon trong một số loại nước đóng chai trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhờ có tính năng này mà khi đo khí ở vùng có nồng độ phóng xạ cao, chúng ta không mất nhiều thời gian để loại bỏ ảnh hưởng của các sản phẩm con cháu của radon và thoron, hoặc phải thay dụng cụ lấy mẫu. Do vậy, năng suất đo đạc, độ chính xác được tăng lên rất nhiều. 2.7.2. Giá trị phông máy thấp Một tham số quan trọng trong các máy đo khí phóng xạ là phông máy. Đối với việc xác định nồng độ thấp thì phông máy phải có giá trị rất nhỏ và ổn định. Các nguồn tạo ra phông máy bao gồm:  Vật liệu chế tạo ra máy cũng chứa một lượng chất phóng xạ nhất định. Với máy RAD7, lượng chất phóng xạ này cực kỳ nhỏ.  Các con cháu của radon và thoron bám vào bề mặt detector và buồng đo, tiếp tục phát ra các tia alpha. Với máy RAD7 ảnh hưởng này bị loại trừ gần như hoàn toàn.  Phông của máy vào khoảng 0,005 pCi/l (0,2 Bq/m3), đó là giá trị rất nhỏ đảm bảo độ tin cậy. 36 2.7.3. Khả năng đo liên tục RAD7 có khả năng đo từng khoảng thời gian ngắn (vài chục phút) hoặc đo liên tục trong thời gian dài vài ngày hoặc vài tuần. Rất phù hợp với việc quan trắc môi trường hoặc nghiên cứu sự biến đổi nồng độ khí phóng xạ theo thời gian. 2.7.4. Có khả năng đo nồng độ khí phóng xạ trong nước Nhờ có thiết bị kèm theo, RAD7 có thể dễ dàng xác định nồng độ khí phóng xạ trong nước trong thời gian ngắn mà không cần sử dụng thêm bất cứ một hóa chất nào. 2.7.5. Có chương trình tự động tính toán kết quả đo Sau khi đo, kết quả xác định nồng độ khí phóng xạ được in ra giấy và được lưu vào bộ nhớ của máy tính. 2.7.6. Khả năng ứng dụng của máy RAD7 Với một số tính năng nổi trội này, máy RAD7 chắc chắn sẽ được sử dụng có hiệu quả vào các lĩnh vực sau đây: Tìm kiếm, thăm dò quặng phóng xạ và các loại quặng khác có liên quan đến phóng xạ: urani, thori, sa khoáng, đất hiếm, barit, apatit, đồng..., phát hiện các thân quặng dưới sâu, đánh giá và dự báo tiềm năng chứa quặng phóng xạ của vùng nghiên cứu. Khảo sát các hiện tượng địa chất: đứt gãy bị phủ, các đới phá hủy kiến tạo, các hiện tượng nứt đất, trượt lở Khảo sát môi trường: Xác định nồng độ khí phóng xạ radon trong nước và trong không khí, quan trắc sự biến đổi của chúng theo thời gian và không gian. An toàn phóng xạ: Đánh giá mức độ ô nhiễm, lan truyền chất phóng xạ và khí phóng xạ, cảnh báo phóng xạ 2.7.7. Khả năng xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron Đây là một ưu điểm nổi bật so với các máy hiện có ở Việt Nam. Trong các máy khác của Liên Xô (cũ) và Liên Bang Nga hiện nay, kể cả máy RDA-200 do Canada sản xuất, việc xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron cần phải qua một số khâu tính toán và thường cho kết quả có tính chủ quan của người đo. 37 Với RAD7, nồng độ radon và thoron được xác định đồng thời trong một phép đo duy nhất và phân biệt rõ ràng bằng cách đặt chế độ đo cả radon và thoron. 38 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu là 17 loại nước đóng chai được bán trên thị trường Việt Nam, đa số các loại nước có nguồn gốc từ nước ngầm. Để tăng tính phong phú của đề tài, tác giả đã thu thập các loại nước được sản xuất ở các địa phương từ Bắc tới Nam ở Việt Nam. Tên và nơi sản xuất của các loại mẫu nước đóng chai được được trình bày trong bảng 3.1 Trong nghiên cứu này, mỗi loại nước được đo ba lần (mỗi lần đo là sử dụng nước mới). Bảng 3.1. Tên và nơi sản xuất của các đối tượng nghiên cứu S T T Tên mẫu Kí hiệu mẫu Nơi sản xuất 1 AQUAFINA A Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh 2 Awa B Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước 3 Bidrico C Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh 4 Cielo D Thuận An, Tỉnh Bình Dương 5 COOPMART E Gò vấp, TP.Hồ Chí Minh 6 DASANI F Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh 7 GreenLife G Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh 8 ICY H Huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh 9 I-onLife I Đức Hòa, Tỉnh Long An 10 KOKOCHEE K Thuận An, Tỉnh Bình Dương 11 Lavie L Tân An, Tỉnh Long An 12 Number1 M Thuận An, Tỉnh Bình Dương 39 13 SAPUWA N Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 14 Thạnh bích O Khu Công Nghiệp Quảng Phú, Tỉnh Quảng Ngãi 15 Vĩnh Hảo có gas P Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận 16 Vĩnh Hảo không gas Q Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận 17 Vital R Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình 40 Hình 3.1. Các loại nước đóng chai được sử dụng trong luận văn (B) (C) (F) (E) (D) (G) (H) (I) (K) (M) (L) (A) (N) (R) (Q) (O) (P) 41 3.2. Quy trình xác định nồng độ radon bằng máy RAD7 3.2.1. Chuẩn bị máy và thiết bị • Máy RAD7, thiết bị RAD-H2O: đặt máy ở nơi khô ráo, an toàn, ngay ngắn. • Cốc có dung dịch 250ml: Ở RAD7, đặt chế độ đo phù hợp với dung tích cốc Wat-250. Ta phải luôn đảm bảo chọn đúng dung tích cốc vì các chế độ bơm, đếm chu kỳ, tính toán nồng độ radon đều căn cứ vào dung tích cốc chứa mẫu. Mẫu là nước đóng chai, vì thế khi rót nước từ chai sang cốc 250 ml, thao tác cần phải hết sức cẩn thận và nhanh chóng để hạn chế khí thoát ra ngoài. Hình 3.2. Cách rót nước từ nước đóng chai sang cốc có dung dịch 250 ml Đậy nắp lại nhanh sau khi rót xong. Dán nhãn ghi các thông tin về mẫu nước (tên và số lần đo) lên cốc đo để tránh nhầm lẫn. • Bộ phận lấy khí radon trong nước: Khối ba đầu làm bằng kim loại không gỉ, ống nhựa đôi, tấm đệm, đầu sục khí. 42 • Đầu nối • Chất chống ẩm: làm cho không khí khi vào RAD7 đạt độ ẩm cần thiết. Nếu không, sẽ sai lệch kết quả đo và có thể gây hư hại máy. Khi chất hút ẩm đổi màu (từ xanh sang hồng) có nghĩa là khả năng làm khô đã hết. Ta cần sấy trong nhiệt độ 2000C trong hai tiếng đồng hồ, khi nào chất làm khô chuyển từ hồng sang xanh là đạt yêu cầu. Ở phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân, chất hút ẩm được sấy bằng máy sấy như trong hình 3.4. • Ống chứa chất chống ẩm loại nhỏ và loại lớn. Khi đo mẫu nước, ta luôn luôn dùng ống làm khô loại nhỏ vì việc chuẩn máy được tính với ống làm khô này. Nếu dùng ống làm khô loại lớn, kết quả đo sẽ sai vì làm loãng nồng độ radon. • Đầu lọc lọc khí. • Ống dẫn bằng nhựa. Hình 3.3. Khối ba đầu 43 • Máy in hồng ngoại. Hình 3.6. Máy in hồng ngoại 3.2.2. Cài đặt, thiết lập các thông tin làm việc của máy Chọn từ Menu > Setup. Nhóm lệnh này sẽ thiết lập các thông số định dạng theo yêu cầu của người sử dụng. Ta chỉ cần cài đặt một lần duy nhất cho toàn bộ thí nghiệm trong luận văn. Hình 3.4. Máy sấy Hình 3.5. Chất hút ẩm đạt yêu cầu 44 3.2.2.1. Cài đặt thời gian đo cho một chu kỳ đo (Setup Cycle) Mỗi lần đo radon (tại một mẫu nước đo) cần phải đo lặp lại nhiều lần, mỗi lần đó gọi là một chu kỳ. Thời gian cho một chu kì: 30 phút. Việc thiết lập chu kì giúp chọn lựa thời gian thực hiện thí nghiệm và RAD7 đọc dữ liệu ra sau mỗi chu kì. Thao tác: Chọn lệnh >Setup Cycle nhấn phím Enter, dùng mũi tên thay đổi số giờ và phút và chọn: Cycle: 00:30, sau đó nhấn Enter 3.2.2.2. Đặt số chu kỳ đo (Setup Recycle) Số chu kỳ lặp lại: bốn chu kỳ Thao tác: Chọn lệnh >Setup Recycle nhấn Enter, dùng mũi tên thay đổi số chu kỳ đo và chọn: Recycle: 04, sau đó nhấn Enter. 3.2.2.3. Đặt chế độ hoạt động của máy (Setup Mode) RAD7 có các chế hoạt động sau: Sniff, Auto, Wat-40, Wat-250, Normal. Xác định nồng độ radon trong nước ứng với cốc nước có dung tích 250 ml. Thao tác: Chọn lệnh >Setup Mode nhấn Enter chọn Wat-250, sau đó nhấn Enter. 3.2.2.4. Đặt chế độ đo thoron (Setup Thoron) Thao tác: Chọn lệnh >Setup Thoron nhấn Enter chọn Thoron: On, sau đó nhấn Enter. 3.2.2.5. Đặt chế độ làm việc cho máy bơm (Setup Pump) Máy bơm có các chế độ làm việc sau: Auto, On, Grab, Off. Khi đo mẫu nước, luôn dùng chế độ bơm là Grab: máy bơm hoạt động trong năm phút để đẩy khí cũ ra khỏi máy và lấy mẫu khí, sau đó dừng lại. Máy bơm không hoạt động lại trong suốt quá trình đo. Thao tác: Chọn lệnh >Setup Pump nhấn Enter chọn Pump: Grab, sau đó nhấn Enter. 3.2.2.6. Đặt đơn vị sử dụng (Setup Units) Thao tác: Chọn lệnh >Setup Units nhấn Enter chọn Units: pCi/l, sau đó nhấn Enter. 45 3.2.2.7. Xem và in các thông số đã cài đặt (Setup Review) Thao tác: Chọn lệnh >Setup Review nhấn Enter. Ngoài ra còn có nhiều giao thức cài đặt khác như: đặt chế độ phát tiếng động (Setup Tone), định dạng dữ liệu, tham số thời gian Bảng 3.2. Bảng tóm tắt các giao thức Chu kỳ đo (Cycle) Số lượng chu kỳ (Recycle) Chế độ (Mode) Thoron Máy bơm (Pump) Cốc 250ml (Wat-250) 00:30 4 Wat-250 On Grab 3.2.3. Sấy máy trước khi đo Trước khi đo, phải làm sạch radon trong máy và làm khô máy. Thông thường, ta sử dụng đầu lọc và ống làm khô loại nhỏ, nối một đầu của đầu lọc nhỏ vào đầu Inlet (đầu vào) của máy RAD7, đầu còn lại nối với một đầu ống làm khô bằng ống dẫn khí. Để máy bơm khí hoạt động, ta dùng lệnh Test Purge. Lúc này, không khí không có radon sẽ đi vào đầu vào của máy. Khoảng sau 10 phút bơm bằng không khí khô, kiểm tra độ ẩm bằng cách ấn phím ENTER hai lần, ấn phím mũi tên hai lần để xem độ ẩm tương đối bên trong máy. Nếu độ ẩm chưa đạt yêu cầu, ta nên nối đầu vào (Inlet) và đầu ra (Outlet) của RAD7 với ống làm khô loại lớn theo chu trình khép kín như trong hình 3.7. Khi bắt đầu đo, có thể mất 1-3 tiếng để sấy máy vì nước ta là nước nhiệt đới nên độ ẩm tương đối cao và phòng thí nghiệm không có máy hút ẩm, vì vậy tốn nhiều thời gian cho việc sấy máy. 46 Hình 3.7. Sấy máy bằng quy trình khép kín với ống hút ẩm loại lớn 3.2.4. Vận hành RAD7 trong quá trình đo. Bắt đầu đo: Chọn từ Menu > Test. Test Start - Bắt đầu đo theo giao thức đã cài đặt. Màn hình hiển thị: Start counting, lúc này việc đếm đã được bắt đầu. Màn hình trạng thái sẽ xuất hiện với thời gian chuyển động đếm ngược. Lúc này, máy bơm sẽ được bơm trong năm phút để lấy khí radon trong cốc nước và đưa vào máy RAD7. Khi số đếm thời gian đến 0, RAD7 sẽ tự động tính nồng độ radon, lưu kết quả vào bộ nhớ và xoá số đếm trên màn hình và hiển thị thông số cho chu kì tiếp theo. Chu kì mới được bắt đầu ngay sau khi chu kì trước kết thúc. Nếu trong quá trình đo cần dừng lại thì chọn Test Stop, màn hình hiển thị Stop counting. Sau mỗi một chu kỳ, máy tự động in ra một bản kết quả của chu kỳ đó, và sau một lần đo (gồm bốn chu kỳ) sẽ có một bản kết quả tổng hợp tự động được in. Kết thúc việc đo: Sau khi kết thúc bốn chu kỳ có tín hiệu hết thời gian đo, ta xoay mở nắp cốc, nhấc đầu sục khí ra khỏi cốc sau đó bơm khí để đẩy nước ra khỏi đầu sục khí. Để đo mẫu nước tiếp theo ta lặp lại thí nghiệm như trên từ bước sấy máy. 47 Trong hình 3.8: (a) là máy RAD7 với màn hình và các phím làm việc; (b) là cốc nước 250 ml; (c) là ống hút ẩm loại nhỏ; (d) là khối ba đầu gắn đầu sục khí bằng tinh thể; (e) là đầu sục khí. 3.2.5. Thu nhận kết quả từ RAD7 Kết quả sau khi đo sẽ thu được bằng máy in hoặc có thể truyền dữ liệu trực tiếp từ máy RAD7 qua máy tính. Tất cả các dữ liệu (trừ phổ) được lưu trong bộ nhớ máy. (a) (b) (c) (e) (d) Hình 3.8. Lắp đặt thiết bị khi đo và quá trình sục khí 48 Sau mỗi chu kỳ đo, máy in hồng ngoại sẽ tự động in một bản báo cáo ngắn. Hình 3.10. Báo cáo ngắn sau mỗi chu kỳ đo Để in ra dữ liệu kết quả một lần vận hành từ bộ nhớ (gồm bốn chu kỳ), ta thực hiện thao tác: Chọn lệnh >Data Print nhấn Enter, chọn số lần vận hành, sau đó nhấn Enter [1]. Hình 3.9. Cách đặt máy in hồng ngoại Ngày tháng, thời gian đo Lần đo thứ 66 (run) và chu kỳ đo thứ 04 (cycle) Nhiệt độ, độ ẩm và điện áp của nguồn Dữ liệu nhận được từ các cửa sổ A, B, C, D, O (gồm số xung/phút, sai số,tỷ lệ phần trăm) Tổng số đếm ở các cửa sổ A, B, C, D, O Nồng độ Rn222 và sai số (pCi/l) Nồng độ Rn220 và sai số (pCi/l) Thời gian (phút) đo thực tế (detector nhận tín hiệu) Chế độ đo Wat-250 49 Để in một báo cáo tóm tắt dữ liệu của một lần vận hành từ bộ nhớ ta thực hiện thao tác: Chọn lệnh >Data Summary nhấn Enter, chọn số lần vận hành, sau đó nhấn Enter [1]. Hình 3.11. Dữ liệu tổng hợp sau mỗi lần đo 3.3. Tính toán và xử lý số liệu thực nghiệm 3.3.1. Tính toán riêng biệt nồng độ radon và thoron [1] Sau khi ghi được các tín hiệu vào các cửa sổ năng lượng như trên, bộ xử lý trong RAD7 sẽ tự động tính toán, hiệu chỉnh, để có kết quả là nồng độ radon và thoron riêng biệt và các giá trị thống kê của chúng: Nồng độ Rn: Rn222 = (Số xung tại cửa Sổ A + Số xung tại cửa Sổ C)*K1 (3.1) Nồng độ Tn: Rn220 = (Số xung tại cửa Sổ B + Số xung tại cửa Sổ D)*K2 (3.2) K1, K2 là hệ số tính chuyển theo các lần chuẩn máy. Tại mỗi lần đo, kết quả đo thể hiện: Các thông số đo, các thông số cài đặt, tình trạng máy, thời gian đo, các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch số xung tại cửa sổ A, B, C, D, E, O và sai số phép đếm Kết quả đo được lưu vào bộ nhớ của máy và hiển thị lên màn hình. Người sử dụng chỉ cần làm đúng thao tác là đã có kết quả nồng độ radon và thoron mà không cần phải tính toán, nên thời gian đo, xử lý số liệu nhanh hơn và đảm bảo độ tin cậy hơn. Nồng độ radon trung bình của một loại nước là trung bình cộng của ba lần đo. Ngày tháng và giờ đo Số chu kỳ đo trong lần đo 66 Nồng độ radon trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Số thứ tự lần đo (66) Số hiệu máy 50 3.3.2. Liều hiệu dụng hằng năm cho toàn thân Liều hiệu dụng hằng năm cho toàn thân: là liều mà toàn cơ thể nhận được khi con người uống phải hạt nhân phóng xạ trong một năm và được tính bởi công thức [10], [16], [19], [20]: D = C ∗ I ∗ E (3.3) Với:  D là liều hiệu dụng hàng năm cho toàn thân do uống phải hạt nhân phóng xạ (Sv/ năm).  C là nồng độ của hạt nhân phóng xạ trong nước uống (Bq/l).  I là lượng nước tiêu thụ hàng năm (lít/năm).  E là hệ số hấp thụ chuyển đổi (Sv/Bq). Theo đề nghị của Ủy ban khoa học của Liên hợp quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) thì hệ số này là 5.10-9 Sv/Bq trong hoạt động ăn uống phải radon cho toàn thân [10], [19], [20]. Ở một số nước đối với người trưởng thành lượng nước tiêu thụ hàng năm: Áo (nước khoáng: 365 lít/năm) [23], Bangladesh (2,2 lít/năm hay 803 lít/năm) [11], Phần Lan (2,2 lít/ngày hay 803 lít/năm) [12], Brazil (2 lít/ngày hay 730 lít/năm) [14], Ấn Độ (730 lít/năm) [20]. Ở Việt Nam: Nếu tính theo trọng lượng, ở cơ thể người trưởng thành, nước chiếm từ 58% đến 67%, trẻ em nước có thể là 70%-75%. Nhu cầu về nước phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa cơ bản, với khối lượng và trạng thái thức ăn, với sự hoạt động của cơ thể, với khả năng cô đặc của thận, với nhiệt độ của môi trường bên ngoài và tốc độ lớn của cơ thể... Nói chung nhu cầu nước thay đổi từ 0,3 lít đến 1 lít (ở trẻ bú mẹ) từ 1 lít đến 1,8lít (ở trẻ từ 1-15 tuổi) và từ 1,8 lít đến 2,5 lít ở người lớn [24]. Như vậy, ở Việt Nam chưa có tài liệu chính xác về việc tiêu thụ nước uống trung bình của người dân. Để tính lượng nước tiêu thụ, ta giả sử người dân Việt Nam sử dụng nước uống hoàn toàn là nước uống đóng chai và mỗi người uống 2 51 lít/ngày hay 730 lít/năm. 3.3.1. Liều hiệu dụng hàng năm tác dụng lên dạ dày Liều hiệu dụng hàng năm tác dụng lên dạ dày: là liều mà dạ dày nhận được khi con người uống phải hạt nhân phóng xạ trong một năm và cũng được tính bởi công thức: D′ = C ∗ I ∗ E′ (3.4)  D′ là liều hiệu dụng hàng năm cho dạ dày do uống phải hạt nhân phóng xạ (Sv/ năm).  C là nồng độ của hạt nhân phóng xạ trong nước uống (Bq/l). Trong luận văn nồng độ radon trung bình sẽ được tính bằng trung bình cộng của mỗi lần đo.  I là lượng nước tiêu thụ hàng năm (lít/năm).  E′ là hệ số hấp thụ chuyển đổi (Sv/Bq). Hệ số này là 3,5.10-9 Sv/Bq đối với dạ dày [17], [18]. 3.3.1. Sai số Sai số nồng độ trung bình( σC ): là trung bình cộng sai số ba lần đo vì các lần đo là độc lập với nhau. Mỗi mẫu được đo ba lần. Sai số liều hiệu dụng toàn thân (σD): được tính bằng công thức truyền sai số (công thức truyền sai số tham khảo phụ lục 18). Kết quả như sau: σD = I ∗ E ∗ σC (3.5) Sai số liều hiệu dụng cho (σD′ ): được tính bằng công thức truyền sai số (công thức truyền sai số tham khảo phụ lục 18). Kết quả như sau: σD ′ = I ∗ E′ ∗ σC (3.6) 3.4. Tiêu chuẩn đánh giá [10], [16], [18], [19], [20], [22] Ở Việt Nam, chưa có bất kỳ tiêu chuẩn nào để đánh giá mức độ an toàn của nồng độ radon trong nước uống. Tuy nhiên, theo quy định do UNSCEAR và WHO khuyến cáo đưa ra thì: Giới hạn nồng độ radon trong nước: 11,1 Bq/l hay 300 pCi/l (đây cũng là đề xuất của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA). Uỷ ban châu Âu (EC) 2001, WHO quy định về tổng liều mà con người nhận được trong việc ăn uống là 0,1 mSv/ năm. 52 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Nồng độ trung bình và sai số của radon Nồng độ trung bình và sai số của radon tính theo pCi/l và Bq/l được cho ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Nồng độ trung bình và sai số của radon STT Kí hiệu mẫu Lần đo Nồng độ radon (pCi/l) Nồng độ radon (Bq/l) Nồng độ radon trung bình (Bq/l) 1 A 1 0,90 ± 0,35 0,033 ± 0,013 0,028 ± 0,015 2 0,60 ± 0,00 0,022 ± 0,000 3 0,75 ± 0,90 0,028± 0,033 2 B 1 1,05 ± 0,58 0,039 ± 0,021 0,031 ± 0,018 2 0,60 ± 0,49 0,022 ± 0,018 3 0,90 ± 0,35 0,033 ± 0,013 3 C 1 0,60 ± 0,49 0,022 ± 0,018 0,036 ± 0,028 2 1,20 ± 0,85 0,044 ± 0,031 3 1,09 ± 0,95 0,040 ± 0,035 4 D 1 1,05 ± 1,42 0,039 ± 0,053 0,035 ± 0,039 2 1,05 ± 1,02 0,039 ± 0,038 3 0,75 ± 0,75 0,028 ± 0,028 5 E 1 1,05 ± 0,58 0,039 ± 0,021 0,031 ± 0,024 2 0,75 ± 0,75 0,028 ± 0,028 3 0,75 ± 0,58 0,028 ± 0,021 6 F 1 0,45 ± 0,57 0,017 ± 0,021 0,013 ± 0,016 2 0,30 ± 0,35 0,011 ± 0,013 3 0,30 ± 0,35 0,011 ± 0,013 7 G 1 0,90 ± 0,35 0,033 ± 0,013 0,033 ± 0,028 53 2 0,90 ± 1,15 0,033 ± 0,043 3 0,90 ± 0,77 0,033 ± 0,028 8 H 1 0,75 ± 0,58 0,028 ± 0,021 0,030 ± 0,026 2 0,75 ± 0,76 0,028 ± 0,028 3 0,90 ± 0,78 0,033 ± 0,029 9 I 1 0,45 ± 0,30 0,017 ± 0,011 0,019 ± 0,011 2 0,60 ± 0,00 0,022 ± 0,000 3 0,45 ± 0,58 0,017 ± 0,021 10 K 1 0,30 ± 0,35 0,011 ± 0,013 0,026 ± 0,028 2 0,60 ± 1,21 0,022 ± 0,045 3 1,21 ± 0,69 0,045 ± 0,026 11 L 1 2,11 ± 1,26 0,078 ± 0,047 0,054 ± 0,037 2 1,05 ± 1,02 0,039 ± 0,038 3 1,25 ± 0,74 0,046 ± 0,027 12 M 1 0,90 ± 0,78 0,033 ± 0,029 0,041 ± 0,039 2 1,20 ± 1,09 0,044 ± 0,040 3 1,21 ± 1,30 0,045 ± 0,048 13 N 1 0,90 ± 1,15 0,033 ± 0,043 0,028 ± 0,027 2 0,60 ± 0,49 0,022 ± 0,018 3 0,76 ± 0,58 0,028 ± 0,021 14 O 1 0,30 ± 0,35 0,011 ± 0,013 0,011 ± 0,016 2 0,30 ± 0,60 0,011 ± 0,022 3 0,30 ± 0,35 0,011 ± 0,013 15 P 1 2,71 ± 0,78 0,100 ± 0,029 0,110 ± 0,031 2 3,16 ± 0,91 0,117 ± 0,034 3 3,03 ± 0,83 0,112 ± 0,031 16 Q 1 0,60 ± 0,85 0,022 ± 0,031 0,030 ± 0,031 54 2 1,06 ± 0,76 0,039 ± 0,028 3 0,75 ± 0,90 0,028 ± 0,033 17 R 1 0,30 ± 0,60 0,011 ± 0,022 0,019 ± 0,018 2 0,75 ± 0,57 0,028 ± 0,021 3 0,45 ± 0,30 0,017 ± 0,011 Từ kết quả trên ta vẽ biểu đồ so sánh nồng độ radon trong các mẫu nước đóng chai (hình 3.12). Hình 3.12. Biểu đồ so sánh nồng độ radon trong các mẫu nước đóng chai Nhận xét: 0.000 0.020 0.040 0.060 0.080 0.100 0.120 A B C D E F G H I K L M N O P Q R N ồn g độ r ad on (B q/ l) Các mẫu nước BIỂU ĐỒ SO SÁNH NỒNG ĐỘ RADON TRONG CÁC MẪU NƯỚC ĐÓNG CHAI 55 Biểu đồ trong hình 3.12 cho thấy, nồng độ radon trung bình của mẫu nước P (0,11 Bq/l) cao hơn so với các mẫu nước còn lại. Nồng độ radon nhỏ nhất là mẫu nước O (0,011 Bq/l). Qua kết quả đạt được, ta thấy rằng tất cả các mẫu nước này đều có nồng độ nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định của UNSCEAR, WHO và EPA (11,1 Bq/l hay 300 pCi/l). Vì vậy, dựa trên tiêu chuẩn này, nồng độ radon trong nước của các mẫu nước được khảo sát là an toàn. 3.2.1. Liều hiệu dụng hàng năm đối với toàn thân và dạ dày Giả sử một người uống 2 lít/ngày hay 730 lít/năm và hoàn toàn là nước đóng chai, ta sẽ tính được liều hiệu dụng hàng năm cho toàn thân và cho dạ dày nói riêng được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4. Liều hiệu dụng hàng năm đối với toàn thân, dạ dày và sai số Mẫu Nồng độ Rn TB (Bq/lít) Liều toàn thân (µSv/năm) Liều dạ dày (µSv/năm) A 0,028 ± 0,015 0,101 ± 0,056 0,071 ± 0,039 B 0,031 ± 0,018 0,115 ± 0,064 0,080 ± 0,045 C 0,036 ± 0,028 0,130 ± 0,103 0,091 ± 0,072 D 0,035 ± 0,039 0,128 ± 0,144 0,090 ± 0,101 E 0,031 ± 0,024 0,115 ± 0,086 0,080 ± 0,060 F 0,013 ± 0,016 0,047 ± 0,057 0,033 ± 0,040 G 0,033 ± 0,028 0,122 ± 0,102 0,085 ± 0,072 H 0,030 ± 0,026 0,108 ± 0,095 0,076 ± 0,067 I 0,019 ± 0,011 0,068 ± 0,040 0,047 ± 0,028 K 0,026 ± 0,028 0,095 ± 0,101 0,066 ± 0,071 L 0,054 ± 0,037 0,199 ± 0,136 0,139 ± 0,095 M 0,041 ± 0,039 0,149 ± 0,143 0,104 ± 0,100 N 0,028 ± 0,027 0,102 ± 0,100 0,071 ± 0,070 56 O 0,011 ± 0,016 0,041 ± 0,059 0,028 ± 0,041 P 0,110 ± 0,031 0,401 ± 0,113 0,280 ± 0,079 Q 0,030 ± 0,031 0,108 ± 0,113 0,076 ± 0,079 R 0,019 ± 0,018 0,068 ± 0,066 0,047 ± 0,046 57 Hình 3.13. Biểu đồ so sánh liều hiệu dụng cho toàn thân trong các mẫu nước đóng chai 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400 0.450 A B C D E F G H I K L M N O P Q R L iề u to àn t hâ n (S v/ nă m ) Các mẫu nước BIỂU ĐỒ SO SÁNH LIỀU HIỆU DỤNG HÀNG NĂM CHO TOÀN THÂN CỦA CÁC MẪU NƯỚC 58 Hình 3.14. Biểu đồ so sánh liều hiệu dụng cho dạ dày trong các mẫu nước đóng chai Nhận xét: Bảng 3.4, hình 3.13, và hình 3.14 cho thấy, liều hiệu dụng hàng năm mà toàn thân nhận được (từ 0,041 đến 0,401 µSv/năm) và liều hiệu dụng hàng năm mà dạ dày nhận được (từ 0,028 đến 0,28 µSv/năm) khi uống các loại mẫu nước này nhỏ hơn rất nhiều mức tiêu chuẩn quy định của EPA (1mSv/năm) và của Ủy ban châu Âu là 0,1 mSv/năm). Các kết quả đo trình bày ở phụ lục (1 đến 16) cho thấy thoron hầu như không được ghi nhận do thoron có chu kỳ bán rã ngắn (54,5 giây) nên không ảnh hưởng đến kết quả đo. 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 A B C D E F G H I K L M N O P Q R L iề u dạ d ày ( µ Sv /n ăm ) Các mẫu nước BIỂU ĐỒ SO SÁNH LIỀU HIỆU DỤNG HÀNG NĂM CHO DẠ DÀY TRONG CÁC MẪU NƯỚC 59 KẾT LUẬN Đề tài “Xác định nồng độ radon trong một số loại nước đóng chai trên thị trường Việt Nam” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Kết quả thu nhận được như sau: 1. Kiến thức và kỹ năng  Tìm hiểu về radon: đặc điểm, nguồn gốc, sự hình thành radon trong nước ngầm, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người  Tìm hiểu về tác dụng của bức xạ lên cơ thể sống  Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy RAD7, sử dụng hệ đo cho đối tượng nước. Nghiên cứu phương pháp thực nghiệm trong hạt nhân nói chung và trong đo đạc radon nói riêng, cách sử dụng máy RAD7, xử lý dữ liệu. 2. Kết quả  Xác định được nồng độ radon trong 17 mẫu nước đóng chai được bán trên thị trường Việt Nam. Nồng độ radon nằm trong khoảng từ 0,011 Bq/ lít đến 0,11 Bq/ lít.  Tính được liều hiệu dụng hàng năm cho toàn thân từ 0,041 µSv/năm đến 0,401 µSv/năm và liều hiệu dụng hàng năm cho dạ dày từ 0,028 µSv/năm đến 0,28 µSv/năm. 3. Đánh giá kết quả Từ việc tính toán và so sánh kết quả đo đạc ta thấy: nồng độ và liều hiệu dụng hàng năm cho toàn thân và dạ dày thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định (11,1 Bq/l). Như vậy ta có thể kết luận 17 loại nước đóng chai được khảo sát trong luận văn này là an toàn về phương diện bức xạ. 60 KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Mặc dù nồng độ radon trong các loại nước đóng chai được khảo sát ở trên dưới mức tiêu chuẩn quy định của các tổ chức quốc tế như UNSCEAR, WHO, EPA và mức trung bình của thế giới, nhưng một quy định về an toàn bức xạ trong nước uống đóng chai là điều hết sức cần thiết. Về phương diện ảnh hưởng đến sức khỏe thì các nồng độ đo được chưa phải ở mức đáng lo ngại tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về an toàn phóng xạ trong nước uống. Vì vậy đề tài có các kiến nghị sau:  Tiến hành do nồng độ radon trong nước bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ: đo bằng hệ phổ alpha để xác định radi, đo bằng phổ kế gamma phông thấp HPGe để so sánh kiểm chứng lẫn nhau.  Cần phải đo tất cả các loại nước đóng chai được bày bán trên thị trường Việt Nam để làm cơ sở dữ liêu và từ đó xây dựng được quy định tiêu chuẩn về nồng độ và liều chiếu của radon trong nước uống ở Việt Nam. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Th.S Vũ Văn Bích (2005), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xác định riêng biệt radon, thoron trên máy phổ alpha RAD7 nhằm nâng cao hiệu quả điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Hà Nội. [2] Phạm Ngọc Hải, Phạm Việt Hoa (2004), Kỹ thuật khai thác nước ngầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [3] Trần Trọng Huệ, Lâm Thúy Hoàn, Nguyễn Đức Rỡi (1996), “Địa hóa rađon và ứng dụng trong nghiên cứu tai biến địa chất”, Tạp chí địa chất [4] Ngô Quang Huy (2004), An toàn bức xạ ion hoá, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. [5] Hoàng Bá Kim (2010), Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Vật lý, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh. [6] Nguyễn Hào Quang, Phóng xạ môi trường đối với sức khỏe con người, Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ và Môi trường, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân. [7] Phan Thị Minh Tâm (2011), Xác định nồng độ radon trong một số mẫu nước đóng chai trên thị trường Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Vật Lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM, TP. Hồ Chí Minh. [8] Châu Văn Tạo (2004), An toàn bức xạ ion hoá, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. [9] Đoàn Thị Vân (2012), Khảo sát nồng độ radon trong một số nguồn nước suối tự nhiên, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ vật lý, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh. Tiếng Anh. 62 [10] Alam M.N., Chowdhry M.I., Kamal M., Ghose S., Islam M.N., Waruddin M.A. (1999), “Radiological assessment of drinking water of the Chittagong region of Bangladesh”, Radiat Prot Dosim 82, p.207–214. [11] Auvien A., Kurttio.P, Pekkanen.J, Pukkala E., Ilus T. and Salonen L. (2002), “Uranium and other natural radionuclides in drinking water and risk of leukemia: a case-cohort study in Finland”, Cancer Causes and Control, vol. 13, p.825-829. [12] Badhan K., Mehra R. and Sonkawade R.G.(2010), “Measuremant of radon concentration in ground water using RAD7 and assessment of average annual dose in the environs of NITJ, Punjab, India”, Indian Journal of Pure and Applied Physics, vol. 48, p.508–511. [13] De Oliveira J., Paci Mazzilli B., da Costa P. and Akiko Tanigava P. (2001), “Natural radioactivity in Brazilian bottled mineral waters and consequent doses”, Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry, vol. 249 (1), p. 173–176. [14] DURRIDGE Co. (2009), RAD7 RAD H2O-Radon in water accessory, Owner’s manual, USA. [15] Erlandsson B., Jakobsson B. and Jonsson G. (2001), “Studies of the radon concentration in drinking water from the horst Soderasen in Southern Sweden”, Journal of Environmental Radioactivity 53, p.145 –154. [16] Kobya Y., Damla N., Cevik U., Kobya I.A. (2011), “Radiochemical characterization of mineral waters in Eastern Black Sea Region of Turkey”, Environ Monit Assess. [17] Mustapha A.O., Patel J.P. and Rathore I.V.S. (2002), “Preliminary report on radon concentration in drinking water and indoor air in Kenya”, Environmental Geochemistry and Health 24, p.387–396. [18] Nikolov J., Todorovic N., Forkapic S., Bikit I. and Mrdja D. (2011), “Radon in Drinking Water in Novi Sad, World Academy of Science”, Engineering and Technology, vol. 76, p.307–310. 63 [19] OEvik U.C., Damla N., Karahan G., Celebi N., and Kobyal A. (2006), “Natural radioactivity in tap water of Eastern Black Sea region of Turkey”, Radiation protection Dosimetry 118, p. 88–92.. [20] Somashekar R.K. and Ravikumar P. (2010), “Radon concentration in groundwater of Varahi and Markandeya river basins, Karnataka State, India”, J. Radioanal Nucl Chem 285, p.343–351. [21] Villalba L., Montero M.E., G. Manjo´n-Collado, Colmenero L. -Sujo, Renterı´a M.-Villalobos, Cano-Jime´nez1 A., Rodrı´guez A. -Pineda, Da´vila I. -Rangel, Quirino L. -Torres and Herrera E.F. -Peraza1 (2006), “Natural radioactivity in groundwater and estimates of committed effectibe dose due to water ingestion in the state of Chihuahua (Mexico)”, Radiation Protection Dosimetry 121, p.48–157. [22] Wallner G. and Jabbar T. (2010), “Natural radionuclides in Austrian bottled mineral waters”, J Radioanal Nucl Chem, vol. 286, p.329–334. [23] Xinwei L. and Xiaolan Z. (2004),” study of the radon concentrations in drinking water from three main cities of Shaanxi Province, China”, Springer- Verlag, vol. 45, p.1082 –1086. Các website [24] [25] da.html. 64 BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: A (Aquafina) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 24/10/2012 12:55 0101 12 4 0,04 0,00 0,07 0,00 0,04 0,60 0,00 0,90 13:25 0102 17 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 13:55 0103 20 3 0,07 0,00 0,00 0,00 0,04 1,20 0,00 14:25 0104 23 4 0,07 0,00 0,07 0,00 0,00 1,20 0,00 2 24/10/2012 15:31 0201 13 4 0,04 0,00 0,07 0,00 0,04 0,60 0,00 0,60 16:01 0202 18 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 16:31 0203 21 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 17:01 0204 23 4 0,04 0,00 0,11 0,00 0,00 0,60 0,00 3 25/10/2012 10:38 0301 12 5 0,11 0,00 0,04 0,00 0,04 1,80 0,00 075 11:08 0302 17 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 11:38 0303 20 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 65 12:08 0304 22 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 Phụ lục 1. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu A BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: B (AWA) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 1/3/2013 10:12 3401 15 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,20 0,00 1,05 10:42 3402 17 2 0,04 0,04 0,00 0,00 0,00 0,60 1,20 11:12 3403 19 4 0,04 0,00 0,11 0,00 0,00 0,60 0,00 11:42 3404 20 5 0,11 0,00 0,04 0,00 0,04 1,81 0,00 2 1/3/2013 16:53 3601 12 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 0,60 17:23 3602 15 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 17:53 3603 16 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 66 18:23 3604 18 3 0,04 0,00 0,04 0,00 0,04 0,60 0,00 3 1/3/2013 19:30 3701 12 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,20 0,00 0,90 20:00 3702 14 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 20:30 3703 16 4 0,04 0,00 0,07 0,00 0,04 0,60 0,00 21:00 3704 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 Phụ lục 2. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu B BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: C (Bidrico) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 4/3/2013 00:12 5501 13 2 0,04 0,00 0,00 0,00 0,04 0,60 0,00 0,60 00:42 5502 15 4 0,07 0,00 0,07 0,00 0,00 1,20 0,00 01:12 5503 16 2 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 67 01:42 5504 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 2 4/3/2013 05:55 5701 14 4 0,14 0,00 0,00 0,00 0,00 2,41 0,00 1,20 06:25 5702 15 6 0,07 0,00 0,14 0,00 0,00 1,21 0,00 06:55 5703 17 2 0,04 0,00 0,00 0,04 0,00 0,60 0,00 07:25 5704 18 4 0,04 0,00 0,11 0,00 0,00 0,60 0,00 3 4/3/2013 08:24 5801 12 4 0,12 0,00 0,04 0,00 0,00 1,97 0,00 1,09 08:54 5802 15 1 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 09:24 5803 16 3 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 1,80 0,00 09:54 5804 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 Phụ lục 3. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu C BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: D (Cielo) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian Chu kỳ đo Độ ẩm Tổng số Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn 68 đo tương đối (%) xung A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) trung bình (pCi/l) 1 3/3/2013 10:27 5001 12 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 1,05 10:57 5002 14 10 0,18 0,00 0,11 0,00 0,07 3,00 0,00 11:27 5003 15 4 0,07 0,00 0,07 0,00 0,00 1,20 0,00 11:57 5004 16 3 0,00 0,00 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 2 3/3/2013 16:31 5201 13 5 0,07 0,00 0,04 0,00 0,07 1,20 0,00 1,05 17:01 5202 15 4 0,14 0,00 0,00 0,00 0,00 2,40 0,00 17:31 5203 16 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 18:01 5204 18 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 3 3/3/2013 18:53 5301 14 3 0,00 0,00 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 0,75 19:23 5302 16 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 19:53 5303 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 20:23 5304 18 5 0,11 0,00 0,07 0,00 0,00 1,80 0,00 Phụ lục 4. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu D BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: E (COOPMART) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 69 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 2/3/2013 08:25 4201 12 5 0,07 0,04 0,00 0,00 0,07 1,20 1,20 1,05 08:55 4202 14 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 09:25 4203 16 3 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 1,81 0,00 09:55 4204 17 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 2 2/3/2013 10:44 4301 15 2 0,00 0,00 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,75 11:14 4302 16 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 11:44 4303 18 7 0,11 0,00 0,04 0,00 0,11 1,80 0,00 12:14 4304 19 3 0,04 0,00 0,04 0,00 0,04 0,60 0,00 3 2/3/2013 16:19 4501 16 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 0,75 16:49 4502 17 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 17:19 4503 18 3 0,07 0,00 0,00 0,00 0,04 1,21 0,00 17:49 4504 20 4 0,04 0,00 0,11 0,00 0,00 0,60 0,00 Phụ lục 5. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu E 70 BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: F (DASANI) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 28/2/2013 10:21 2801 19 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,45 10:51 2802 21 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 11:21 2803 22 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 11:51 2804 23 5 0,04 0,04 0,11 0,00 0,00 0,60 1,20 2 28/2/2013 15:32 2901 15 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,30 16:02 2902 17 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 16:32 2903 19 3 0,00 0,00 0,07 0,04 0,00 0,00 0,00 17:02 2904 20 2 0,04 0,00 0,00 0,00 0,04 0,60 0,00 3 28/2/2013 18:57 3001 17 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,30 19:27 3002 19 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 19:57 3003 20 2 0,04 0,00 0,00 0,00 0,04 0,60 0,00 71 20:27 3004 21 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 Phụ lục 6. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu F BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: G (Greenlife) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 5/3/2013 15:19 6901 11 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 0,90 15:49 6902 13 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 16:19 6903 15 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,21 0,00 16:49 6904 16 3 0,07 0,00 0,00 0,00 0,04 1,21 0,00 2 5/3/2013 20:40 7101 14 4 0,14 0,00 0,00 0,00 0,00 2,41 0,00 0,90 21:10 7102 16 4 0,00 0,00 0,11 0,00 0,04 0,00 0,00 21:40 7103 17 3 0,00 0,00 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 72 22:10 7104 17 5 0,07 0,00 0,11 0,00 0,00 1,21 0,00 3 5/3/2013 23:03 7201 13 1 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 1,21 0,90 23:33 7202 15 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,20 0,00 00:03 7203 16 3 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 1,80 0,00 00:33 7204 17 4 0,04 0,00 0,04 0,00 0,07 0,60 0,00 Phụ lục 7. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu G BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: H (ICY) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 5/3/2013 04:38 6501 10 2 0,04 0,00 0,00 0,00 0,04 0,60 0,00 0,75 05:08 6502 12 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 05:38 6503 13 5 0,07 0,00 0,04 0,00 0,07 1,21 0,00 73 06:08 6504 14 5 0,07 0,00 0,07 0,00 0,04 1,21 0,00 2 5/3/2013 07:23 6601 15 4 0,04 0,00 0,04 0,00 0,07 0,60 0,00 0,75 07:53 6602 16 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 08:23 6603 17 4 0,11 0,00 0,00 0,00 0,04 1,81 0,00 08:53 6604 18 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 3 5/3/2013 09:55 6701 17 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,90 10:25 6702 18 3 0,04 0,00 0,04 0,04 0,00 0,60 0,00 10:55 6703 19 5 0,11 0,00 0,04 0,04 0,00 1,81 0,00 11:25 6704 19 5 0,07 0,00 0,11 0,00 0,00 1,20 0,00 Phụ lục 8. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu H BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: I (IonLife) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian Chu kỳ đo Độ ẩm Tổng số Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn 74 đo tương đối (%) xung A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) trung bình (pCi/l) 1 27/2/2013 13:32 2101 17 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,45 14:02 2102 20 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 14:32 2103 22 7 0,04 0,00 0,14 0,04 0,04 0,60 0,00 15:02 2104 24 7 0,04 0,00 0,18 0,00 0,04 0,60 0,00 2 27/2/2013 16:01 2201 16 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 0,60 16:31 2202 19 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 17:01 2203 21 3 0,04 0,00 0,00 0,00 0,07 0,60 0,00 17:31 2204 23 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 3 27/2/2013 22:00 2401 16 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 0,45 22:30 2402 19 4 0,04 0,00 0,11 0,00 0,00 0,60 0,00 23:00 2403 21 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 23:30 2404 23 5 0,00 0,00 0,07 0,00 0,11 0,00 0,00 Phụ lục 9. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu I BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: K (KOKOCHEE) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 75 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 3/3/3013 02:34 4701 9 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,30 03:04 4702 11 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 03:34 4703 13 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 04:04 4704 14 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 2 3/3/3013 05:14 4801 11 1 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,60 05:44 4802 13 2 0,00 0,00 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 06:14 4803 15 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 06:44 4804 15 5 0,14 0,00 0,04 0,00 0,00 2,41 0,00 3 3/3/3013 08:00 4901 12 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 1,21 08:30 4902 14 6 0,11 0,00 0,07 0,00 0,04 1,81 0,00 09:00 4903 15 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 09:30 4904 16 4 0,11 0,00 0,04 0,00 0,00 1,81 0,00 Phụ lục 10. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu K 76 BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: L (Lavie) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 31/10/2013 14:58 0701 9 9 0,21 0,00 0,04 0,00 0,07 3,62 0,00 2,11 15:28 0702 17 3 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 1,81 0,00 15:58 0703 19 8 0,14 0,00 0,14 0,00 0,00 2,41 0,00 16:28 0704 21 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 2 1/11/2013 10:05 0801 13 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 1,05 10:35 0802 17 4 0,07 0,00 0,04 0,00 0,04 1,20 0,00 11:05 0803 20 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 11:35 0804 22 6 0,14 0,04 0,04 0,00 3,47 2,40 1,20 3 6/3/2013 07:07 7501 14 4 0,04 0,04 0,04 0,00 0,04 0,61 1,23 1,25 07:37 7502 15 3 0,12 0,00 0,00 0,00 0,00 1,96 0,00 08:07 7503 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 77 08:37 7504 18 6 0,11 0,00 0,11 0,00 0,00 1,81 0,00 Phụ lục 11. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu L BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: M (Number 1) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 4/3/2013 10:55 5901 11 4 0,11 0,00 0,00 0,00 0,04 1,81 0,00 0,90 11:25 5902 13 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 11:55 5903 15 2 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 12:25 5904 16 5 0,07 0,00 0,07 0,04 0,00 1,21 0,00 2 4/3/2013 14:25 6001 11 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,61 0,00 1,20 14:55 6002 13 8 0,14 0,00 0,14 0,00 0,00 2,40 0,00 15:25 6003 14 6 0,11 0,00 0,07 0,00 0,04 1,80 0,00 15:55 6004 15 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 78 3 4/3/2013 17:03 6101 12 4 0,07 0,00 0,00 0,00 0,07 1,22 0,00 1,21 17:33 6102 13 2 0,00 0,00 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 18:03 6103 15 3 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,60 0,00 18:33 6104 16 5 0,18 0,00 0,00 0,00 0,00 3,00 0,00 Phụ lục 12. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu M BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: N (SAPUWA) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 6/12/2012 15:34 1401 14 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,90 16:04 1402 17 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,21 0,00 16:34 1403 20 8 0,14 0,00 0,11 0,04 0,00 2,41 0,00 17:04 1404 22 2 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 79 2 7/12/2012 12:34 1501 14 4 0,04 0,04 0,04 0,00 0,04 0,60 1,20 0,60 13:04 1502 18 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 13:34 1503 20 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 14:04 1504 22 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 6/3/2013 12:29 7701 15 2 0,04 0,00 0,00 0,00 0,04 0,62 0,00 0,76 12:59 7702 16 7 0,07 0,04 0,07 0,00 0,07 1,21 1,21 13:29 7703 17 4 0,07 0,00 0,07 0,00 0,00 1,21 0,00 13:59 7704 18 2 0,00 0,00 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 Phụ lục 13. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu N BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: O (Thạnh Bích) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 80 1 28/2/2013 21:36 3101 18 2 0,04 0,04 0,00 0,00 0,00 0,60 1,20 0,30 22:06 3102 20 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 22:36 3103 21 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 23:06 3104 22 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2 1/3/2013 02:27 3201 15 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 0,30 02:57 3202 16 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 03:27 3203 18 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 03:57 3204 19 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 1/3/2013 05:23 3301 18 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,30 05:53 3302 19 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 06:23 3303 20 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 06:53 3304 21 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 Phụ lục 14. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu O BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: P (Vĩnh hảo có gas) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB 81 STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 5/12/2012 13:52 1101 13 4 0,14 0,00 0,00 0,00 0,00 2,41 0,00 2,71 14:22 1102 18 10 0,18 0,00 0,11 0,00 0,07 3,02 0,00 14:52 1103 21 10 0,21 0,04 0,11 0,00 0,00 3,62 1,21 15:22 1104 24 7 0,11 0,00 0,14 0,00 0,00 1,80 0,00 2 13/12/2012 10:58 1701 13 7 0,14 0,04 0,04 0,00 0,04 2,41 1,21 3,16 11:28 1702 17 8 0,25 0,00 0,04 0,00 0,00 4,22 0,00 11:58 1703 19 12 0,21 0,00 0,14 0,04 0,04 3,62 0,00 12:28 1704 21 6 0,14 0,00 0,07 0,00 0,00 2,41 0,00 3 4/3/2013 22:46 6301 11 6 0,11 0,00 0,04 0,04 0,04 1,85 0,00 3,03 23:16 6302 13 7 0,21 0,00 0,04 0,00 0,00 3,62 0,00 23:46 6303 15 12 0,18 0,00 0,25 0,00 0,00 3,02 0,00 00:16 6304 15 10 0,21 0,00 0,14 0,00 0,00 3,62 0,00 Phụ lục 15. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu P BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC 82 Tên mẫu: Q (Vĩnh hảo không gas) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 25/10/2012 13:06 0401 14 4 0,11 0,00 0,04 0,00 0,00 1,81 0,00 0,60 13:36 0402 17 2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 14:06 0403 20 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 14:36 0404 22 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 2 25/10/2012 15:45 0501 12 4 0,11 0,00 0,04 0,00 0,00 1,80 0,00 1,06 16:15 0502 16 3 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 1,24 0,00 16:45 0503 18 2 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 17:15 0504 20 6 0,07 0,00 0,07 0,00 0,07 1,20 0,00 3 28/2/2013 00:40 2501 17 4 0,11 0,00 0,04 0,00 0,00 1,79 0,00 0,75 01:10 2502 19 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 01:40 2503 21 2 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 02:10 2504 23 5 0,07 0,00 0,04 0,00 0,07 1,20 0,00 83 Phụ lục 16. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu Q BẢNG KẾT QUẢ ĐO RADON, THORON TRONG NƯỚC Tên mẫu: R (Vital) Chu kỳ đo (phút): 30 Chế độ đo (Mode): Wat-250 Máy đo: RAD7, số hiệu: 2734 Số chu kỳ: 4 Chế độ bơm (Pump): GRAB STT Ngày đo Thời gian đo Chu kỳ đo Độ ẩm tương đối (%) Tổng số xung Số đo ở các cửa sổ (cpm) Nồng độ (pCi/l) Nồng độ Rn trung bình (pCi/l) A B C D O Radon (Rn) Thoron (Tn) 1 2/3/2013 00:26 3901 12 8 0,07 0,04 0,04 0,00 0,14 1,20 1,20 0,30 00:56 3902 14 0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 01:26 3903 16 3 0,00 0,00 0,07 0,00 0,04 0,00 0,00 01:56 3904 17 1 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 2 2/3/2013 03:23 4001 11 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04 0,00 0,00 0,75 03:53 4002 14 2 0,07 0,00 0,00 0,00 0,00 1,20 0,00 04:23 4003 15 5 0,07 0,00 0,11 0,00 0,00 1,20 0,00 04:53 4004 17 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 3 2/3/2013 05:58 4101 11 3 0,00 0,00 0,04 0,00 0,07 0,00 0,00 0,45 06:28 4102 13 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 84 06:58 4103 15 1 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 0,60 0,00 07:28 4104 16 2 0,04 0,00 0,04 0,00 0,00 0,60 0,00 Phụ lục 16. Bảng kết quả đo chi tiết radon, thoron trong nước của mẫu R 85 83 Phụ lục 18. Lý thuyết về truyền sai số  Công thức truyền sai số Giả sử đại lượng y được xác định dựa vào rất nhiều tham số biến u, v, y= f(u, v,) Trong đó, các tham biến này được xác định từ các phép đo riêng. Các tham biến u, v, có trị trung bình và các độ lệch chuẩn tương ứng. σy 2 ≈ σu 2 � σy σu � 2 + σv2 �σyσv�2 + 2σuv2 σyσu σyσv + ⋯ → σy ≈ �σu2 � σy σu � 2 + σv2 �σyσv�2 + 2σuv2 σyσu σyσv + ⋯ Đây chính là công thức truyền sai số.  Áp dụng công thức truyền sai số trong luận văn Ta có công thức liều hiệu dụng toàn thân: D = C * I *E Trong đó:  D là liều hiệu dụng hàng năm cho toàn thân do uống phải hạt nhân phóng xạ (Sv/ năm).  C là nồng độ của hạt nhân phóng xạ trong nước uống (Bq/ l).  I là lượng nước tiêu thụ hàng năm (lít/ năm).  E là hệ số hấp thụ chuyển đổi (Sv/ Bq). Vì I và E là các hằng số nên liều hiệu dụng toàn thân D chỉ phụ thuộc vào C Áp dụng công thức truyền sai số ta tính được sai số liều hiệu dụng toàn thân: σD = I ∗ E ∗ σC Tương tự như trên ta tính được sai số liều hiệu dụng cho dạ dày: σD ′ = I ∗ E′ ∗ σC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_11_1187031566_6561.pdf
Luận văn liên quan