Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á

Kiều hối chính thức từ Mỹ được chuyển về Việt Nam chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hiện chưa có ngân hàng hay công ty chuyển tiền của Việt Nam nào có mặt tại thị trường Mỹ để phục vụ cho cộng đồng Việt kiều. Mọi giao dịch chuyển tiền về Việt Nam tại thị trường Mỹ thường do các công ty chuyển tiền quốc tế hoặc các ngân hàng Mỹ, NHNNg tại Mỹ thực hiện. Thành lập một công ty chuyển tiền tại Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ có điều kiện phục vụ cả người gửi tiền tại thị trường Mỹ và người nhận tiền tại thị trường Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng, giảm được thời gian chuyển tiền và các thủ tục phức tạp khác, giúp làm tăng lượng tiền chuyển về Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, khối lượng giao dịch thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên đáng kể và có nhiều tiềm năng phát triển. Với việc thành lập công ty chuyển tiền, Ngân hàng Ngoại thương sẽ bước đầu cung ứng dịch vụ chuyển tiền cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, góp phần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và địa bàn hoạt động.

pdf119 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn hội nhập để thực hiện định hướng phát kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các mô hình TĐTC-NH trên thế giới đều được hình thành trên cơ sở một tổ chức liên kết đa sở hữu, trong đó công ty/ngân hàng mẹ của tập đoàn phải hoạt động theo mô hình công ty/ngân hàng cổ phần. Do đó, để tạo cơ sở cho việc chuyển đồi thành mô hình TĐTC-NH, NHNTVN nhất thiết phải chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần. Một mặt, cổ phần hoá NHNTVN sẽ giúp giải -85- quyết được triệt để những yếu kém về tài chính và các vướng mắc trong quản trị điều hành của NHNTVN, đồng thời làm thay đổi cấu trúc sở hữu, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện, đổi mới mô hình tổ chức cũng như hoạt động của NHNTVN. Mặt khác, cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước nói chung và NHNTVN nói riêng cũng góp phần giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, các cơ quan quản lý, đồng thời tiến tới xã hội hoá các hoạt động của NHTMNN. Chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng chỉ rõ việc đổi mới đối với doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X là “Khẩn trương thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả và sức mạnh của doanh nghiệp, trọng tâm là thực hiện cổ phần hoá; thúc đẩy việc hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là công ty cổ phần. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển một số tổng công ty nhà nước sang tập đoàn kinh tế, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con có sự tham gia cổ phần của tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của những doanh nghiệp lớn trong những ngành, lĩnh vực quan trọng để làm tốt vai trò chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế và các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nhà nước để giữ được vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước”.  Cơ sở pháp lý: Năm 2005, Chính phủ cũng đã có quyết định thí điểm cổ phần hóa NHNTVN (VCB) và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long (MHB), tiến tới cổ phần hóa tất cả các NHTMNN, tạo tiền đề tiến tới xây dựng một vài TĐTC-NH. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cho cổ phần hóa NHNTVN và MHB gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, đồng thời cũng chưa có kinh nghiệm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tổng công ty 90-91, do đó dự định phát hành cổ phiếu của NHNTVN ra công chúng vào năm 2006 đã không thực hiện được. Để giảm bớt thời gian cũng như các -86- khâu thủ tục, đến nay Thủ tướng chính phủ đã quyết định chỉ đạo trực tiếp quá trình cổ phần hóa NHNTVN.  Lộ trình cổ phần hóa NHNTVN  Lựa chọn nhà tư vấn: Trước sức ép của hội nhập kinh tế và lộ trình mở cửa ngành ngân hàng, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự giúp đỡ của NHNN, đến nay NHNTVN đã tiến hành lựa chọn và ký hợp đồng tư vấn với đối tác nước ngoài là tập đoàn Ngân hàng CREDIT SUISSE của Thụy Sĩ - một tập đoàn tư vấn tài chính hàng đầu trên thế giới.  Phát hành cổ phiếu: Điều cần thiết là NHNTVN phải nhanh chóng đưa ra phương án cổ phần hóa và thực hiện việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng trong năm 2007. Theo Nghị định 187 của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì lần bán cổ phiếu đầu tiên ra công chúng sẽ không thấp hơn 20% vốn pháp định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với trường hợp đặc biệt của NHNTVN thì quyết định 230 của Thủ tướng qui định lần bán đầu tiên của NHNTVN sẽ là 10% ra công chúng, tối đa trong việc cổ phần hóa NHNTVN là bán 30% vốn pháp định trong đó có 10% cho đối tác chiến lược. Để chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp nhà nước sang dạng ngân hàng cổ phần, NHNTVN có thể lựa chọn bán một phần vốn của nhà nước ra công chúng hoặc thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn đồng thời giữ nguyên tỷ lệ vốn của nhà nước. Với khả năng tài chính hạn hẹp hiện nay của NHNTVN thì việc lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu tăng vốn là phù hợp nhất.  Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược: Sau khi thực hiện bán lần đầu cổ phiếu ra công chúng, làm thay đổi về cơ bản về hình thức doanh nghiệp (từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần) và từng bước thay đổi cơ cấu sở hữu của NHNTVN, thì việc tìm được đối tác chiến lược cũng rất quan trọng. Đối tác chiến lược có thể là các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế trong nước, điều này giúp cho NHNTVN thực hiện được chủ trương của Nhà nước là tăng cường sở hữu, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp trong nước, đồng thời giúp -87- NHNTVN có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước thông qua chính các đối tác này. Đối tác chiến lược nước ngoài, sẽ giúp cho NHNTVN tiếp cận được công nghệ tiên tiến, mô hình quản trị hiện đại trên thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của NHNTVN trong hoạt động kinh doanh trong nước cũng như là quốc tế - đây là điều mà các NHTMNN đang yếu nhất. Đối tác nước ngoài của NHNTVN phải là một trong những định chế tài chính lớn trên thế giới, có thế mạnh và kinh nghiệm về mảng mà NHNTVN đang thiếu, không có xung đột về lợi ích hoặc có nhưng không nhiều, đồng thời phải là đối tác am hiểu về thị trường trong khu vực.  Niêm yết trên sàn chứng khoán: Sau khi thực hiện thành công cổ phần hóa bước đầu, NHNTVN có thể tiến tới thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước, tạo thêm một kênh huy động vốn cho hoạt động mình và thực hiện mục tiêu xã hội hóa cổ phiếu NHNTVN. Tiếp sau đó, nhà nước có thể giảm vốn chủ sở hữu xuống mức chi phối (51%) và thực sự trở thành cổ đông theo đúng nghĩa của nó. Điều đó sẽ giúp cho NHNTVN thực sự trở thành một Ngân hàng đại chúng, thay đổi triệt để cơ cấu về vốn, mô hình tổ chức, hệ thống điều hành quản trị mang lại hiệu quả cao hơn. 3.2.1.2. Xây dựng mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN (VCB-Group) Việc hình thành các TĐTC-NH lớn là xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới, việc hình thành các TĐTC-NH chủ yếu thông qua hai hình thức “tích tụ” và “tập trung”. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, khi chưa có cơ sở pháp lý cho việc mua bán, sáp nhập các định chế tài chính thì việc xây dựng mô hình tập đoàn theo hướng “tích tụ” là hợp lý nhất. Trên thực tế NHNTVN cũng đã mang dáng dấp của một TĐTC-NH thông qua việc tự phát triển và thành lập một số công ty con 100% vốn NHNTVN hoặc chiếm vốn chi phối. Mô hình cơ bản của TĐTC-NH Ngoại thương sẽ được xây dựng theo hướng tập đoàn kiểu Công ty mẹ - công ty con. -88- Sơ đồ 3.1: Mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN theo kiểu Công ty mẹ - con Trong mô hình này, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mang chức năng là công ty mẹ, trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh NHTM thông qua hệ thống chi nhánh công ty con trong và ngoài nước. Các công ty con và liên doanh hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực khác. -89- cæ ®«ng ban ®iÒu hµnh VCB_group Héi ®ång qu¶n trÞ VCB_group Ho¹t ®éng Ng©n hµng th•¬ng m¹i Ho¹t ®éng kinh doanh bÊt ®éng s¶n Ho¹t ®éng kinh doanh b¶o hiÓm Ho¹t ®éng kinh doanh kh¸c Ho¹t ®éng ®Çu t• C«ng ty qu¶n lý quü VCBF C«ng ty kinh doanh bÊt ®éng s¶n VCBR C¸c c«ng ty liªn doanh B§S C«ng ty mua b¸n nî vµ tµi s¶n VCB- AMC Trung t©m cung øng dÞch vô tin häc ng©n hµng Kinh doanh Ng©n hµng b¸n lÎ Kinh doanh ng©n hµng b¸n bu«n C«ng ty liªn doanh b¶o hiÓm C«ng ty b¶o hiÓm VCBI C«ng ty chøng kho¸n VCBS C«ng ty tµi chÝnh Hongkong VFC C«ng ty chuyÓn tiÒn t¹i Mü VCBT C«ng ty cho thuª tµi chÝnh VCBL C«ng ty thÎ VCBC M¹ng l•íi c¸c v¨n phßng Kinh doanh Vèn vµ thÞ tr•êng tµi chÝnh ThÞ tr•êng trong n•íc ThÞ tr•êng quèc tÕ Quü ®Çu t• trong n•íc Quü ®Çu t• n•íc ngoµi C¸c chi nh¸nh VCB trong vµ ngoµi n•íc Sơ đồ 3.2: Mô hình TĐTC-NH ngoại thƣơng theo chức năng hoạt động -90-  Hoạt động Ngân hàng thƣơng mại Với mô hình này, thì hoạt động NHTM vẫn giữ vị chí quan trọng nhất, nó là bộ khung cho toàn bộ hoạt động của tập đoàn. Trong đó NHNTVN là đơn vị đại diện cho tập đoàn – cung ứng toàn bộ các hoạt dộng dịch vụ NHTM (bán buôn, bán lẻ, kinh doanh vốn...) thông qua các chi nhánh và công ty con trên toàn thế giới.  Công ty Cho thuê tài chính (VCBL): kinh doanh phục vụ đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân  Công ty thẻ: đây là thế mạnh của NHNTVN, khi thành lập công ty thẻ sẽ chuyên môn hóa trong hoạt động thẻ, cung ứng các dịch vụ thẻ đến khách hàng.  Công ty tài chính tại HongKong: tiếp tục thực hiện vai trò đầu mối liên hệ các hoạt động của NHNTVN tại HongKong, một thị trường tài chính tiền tệ lớn của khu vực và trên thế giới.  Công ty chuyển tiền tại Mỹ: Phù hợp với định hướng của NHNTVN nhằm phát triển tại thì trường Bắc Mỹ, đồng thời là nơi có nhiều người Việt sinh sống, từng bước mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.  Hoạt động đầu tƣ:  Công ty chứng khoán NHNTVN (VCBS): hoạt động chuyên doanh trên lĩnh vực chứng khoán, đây là mảng hoạt động rất quan trọng trong tập đoàn, hướng tới vươn ra hoạt động trên thị trường chứng khoán quốc tế.  Công ty quản lý quỹ đầu tư (VCBF): Giúp tập đoàn NHNTVN đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, cung cấp đến khách hàng mọi sản phẩm/dịch vụ tài chính, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra công ty còn là đầu mối để tập đoàn NHNTVN vươn ra thị trường tài chính quốc tế thông qua các quỹ đầu tư ở nước ngoài.  Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: -91- Đây cũng là một trong những mảng hoạt động quan trọng của tập đoàn tài chính NHNTVN. Với thị trường bảo hiểm còn non trẻ và đầy tiềm năng, công ty bảo hiểm NHNTVN (VCBI) sẽ cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, từ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ngân hàng...và tiến tới vươn ra thị trường bảo hiểm quốc tế.  Hoạt động kinh doanh bất động sản: Tính đến nay lượng vốn đầu tư vào bất động sản của NHNTVN vào khoảng 3000 tỷ. Để tiến tới tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, NHNTVN cần phát triển trong hoạt động kinh doanh bất động sản, trước mắt là tiếp tục hình thức liên doanh xây dựng cao ốc là trụ sở kiêm văn phòng cho thuê. Sau đó thành lập công ty kinh doanh bất động sản (VCBR) chuyên doanh trong lĩnh vực này giúp tập đoàn nâng cao hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ hoàn thiện các dịch vụ hiện có của NHNTVN.  Hoạt động khác:  Công ty quản lý tài sản và mua bán nợ (VCB-AMC): xử lý tài sản thế chấp liên quan đến các khoản nợ xấu, từng bước chuyển đổi và mở rộng sang các hình thức quản lý tài sản khác.  Trung tâm cung ứng dịch vị tin học ngân hàng: sẽ cung cấp đa dạng các dịch vụ tin học ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại như các giải pháp mạng, thiết bị tin học, phần mềm ngân hàng, bảo mật.... 3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh theo hƣớng TĐTC-NH đa năng: 3.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính:  Tăng vốn pháp định thành ngân hàng tầm cỡ trung bình trong khu vực: Với mục tiêu trở thành một TĐTC-NH đa năng đứng vào hạng từ 50 đến 70 trong khu vực trong giai đoạn 2015-2020, NHNTVN phải tiếp tục việc tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Nếu duy trì được tốc độ tăng bình quân 15 % năm thì đến năm 2015, NHNTVN sẽ có tổng tích sản vào khoảng 30 tỷ USD và vốn chủ sở hữu -92- từ 1,8 đến 2 tỷ USD. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng dự kiến 5%/năm như hiện nay, ngân hàng lớn thứ 70 châu Á sẽ có tổng tài sản khoảng 22 tỷ USD và vốn chủ sở hữu là 1,8 tỷ USD vào năm 2015.  Phát hành cổ phiếu ra công chúng: Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính rất chậm và ít, do đó việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, huy động được nguồn vốn khổng lồ từ xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện được tình hình tài chính của mình. NHNTVN có thể lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng theo hình thức tăng vốn, cách này sẽ giúp cho Nhà nước vẫn giữ nguyên được số vốn của mình trong khi đó NHNTVN sẽ tăng được vốn điều lệ của mình lên tương ứng. Trong trường hợp, phát hành lần đầu thị giá cổ phiếu của NHNTVN vượt xa với mệnh giá, phần chênh lệch nếu được nhà nước cho phép giữ lại NHNTVN thì sẽ tạo ra một lượng thặng dư vốn rất lớn, với thặng dư này NHNTVN có thể lại tiếp tục sử dụng để tăng vốn theo hình thức cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ góp vốn. Với hình thức này, một mặt, tỷ lệ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp vẫn được duy trì mà không phải sử dụng đến ngân sách, mặt khác, giúp NHNTVN tăng nhanh được vốn điều lệ trong một thời gian ngắn. Bảng 3.1: Lộ trình tăng vốn của NHNTVN với phần vốn góp của Nhà nƣớc giữ nguyên và giảm tỷ lệ xuống tới 51% đến năm 2010. Đơn vị : tỷ đồng Tỷ lệ vốn NN Cơ cấu vốn 2007 2008 2009 2010 (80%) (70%) (60%) (51%) Vốn Nhà nước 10.000 10.000 10.000 10.000 Vốn Cổ đông 2.500 4.286 6.667 9.608 Tổng Vốn của NHNTVN 12.500 14.286 16.667 19.608 -93- Với giả định vốn nhà nước giữ nguyên và chỉ giảm tỷ lệ nắm giữ trong NHNTVN thì đến năm 2010 vốn điều lệ của NHNTVN đã có thể đạt khoảng hơn 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính nhanh hơn nữa thì NHNTVN có thể sử dụng thặng dư vốn để tăng vốn tiếp trong khi đó vẫn giữ được các tỷ lệ tương ứng của các cổ đông.  Tìm đối tác chiến lược: Bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong và ngoài nước, thu được thặng dư vốn để tiếp tục thực hiện lộ trình tăng vốn và mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng tài chính cho tập đoàn. Song song với đó là việc niêm yết cổ phiếu NHNTVN lên sàn chứng khoán, thu hút kênh đầu tư trong nước và tiến tới niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Việc niêm yết trên sàn quốc tế sẽ giúp NHNTVN có thêm một kênh huy động vốn ngoại tệ, đồng thời nâng cao vị thế và uy tín của NHNTVN trên trường quốc tế.  Mua và sáp nhập một số ngân hàng trong nƣớc: Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên thế giới và xu thế hình thành của các tập đoàn tài chính lớn cho thấy rằng, để tăng cường tiềm lực và mở rộng phạm vi cũng như là quy mô ảnh hưởng của mình thì một hình thức rất quan trọng đó là sáp nhập, thôn tính, hoặc mua lại các tổ chức khác. Các hình thức này sẽ giúp cho các tập đoàn nhanh chóng có được một tiền lực tài chính mạnh, đồng thời kết hợp và phát triển được mạng lưới các chi nhánh của mình trên cơ sở của tổ chức bị thôn tính, giảm thiểu chi phí một cách đáng kể. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, do chưa có quy định về việc sáp nhập của các định chế tài chính nên phương pháp này chưa thực hiện được. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sân chơi bình đẳng của WTO, chắc rằng trong thời gian tới Nhà nước sẽ có qui định về vấn đề này, đây sẽ là cơ hội để NHNTVN tận dụng lợi thế của mình để phát triển hơn nữa thông qua việc mua và sáp nhập với một số -94- NHTMCP và các tổ chức tín dụng khác thông qua việc mua đứt hoặc chiếm tỷ lệ chi phối. 3.2.2.2. Mở rộng hoạt động kinh doanh: Trên thực tế, việc tăng cường năng lực tài chính, như tăng vốn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu một mặt sẽ tạo sức ép từ các cổ đông về tỷ lệ cổ tức, mặt khác nó cũng tạo áp lực lên chính doanh nghiệp về cách thức khai thác số vốn đó. Để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn vốn của mình, NHNTVN nhất thiết phải mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tế, các TĐTC-NH đa năng trên thế giới thường có lĩnh vực hoạt động rất rộng lớn, kinh doanh đa dạng các ngành nghề, có thị trường lớn và đều đa dạng hóa các sản phẩm của mình trên nhiều lĩnh vực. Do đó, để hướng tới thành một TĐTC-NH đa năng trong khu vực, song song với việc nâng cao năng lực, củng cố và phát triển hoạt động NHTM truyền thống, NHNTVN cần phải mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác để đa dạng hóa sản phẩm của mình đồng thời thu được tối đa lợi nhuận. Trước mắt là phải tăng cường năng lực tài chính và định hướng hoạt động cho các công ty con hiện có. Trong những năm qua hoạt động của các công ty con của NHNTVN đã có những bước tiến khá quan trọng, tất cả các công ty đều hoạt động có lãi, từng bước củng cố vị trí và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước. Đặc biệt công ty chứng khoán NHNTVN, mặc dù cuối năm 2006 mới được tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế của cả năm vẫn đạt 113 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính lợi nhuận của tất cả các công ty của NHNTVN kể cả 100% vốn lẫn góp vốn cổ phần thì chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với toàn bộ lợi nhuận của NHNTVN. Trong năm 2006 lợi nhuận trước thuế hợp nhất của cả tập đoàn NHNTVN vào khoảng 3700 tỷ , thì lợi nhuận trước thuế của riêng hoạt động ngân hàng là khoảng 3500 tỷ chiếm hơn 94%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiềm lực tài chính của các công ty con quá nhỏ bé, theo quy định của nhà nước NHNTVN không được sử dụng quá 30% vốn điều lệ để thực hiện góp vốn trong các lĩnh vực hoạt động khác (Quyết định 457- 2005 của NHNN). Tính đến, 31/12/2006 vốn điều lệ của NHNTVN là 4.356 tỷ thì -95- số vốn của NHNTVN có thể mang đi đầu tư góp vốn chỉ khoảng hơn 1.200 tỷ, một tỷ lệ quá nhỏ so với nhu cầu phát triển kinh doanh của NHNTVN nói riêng và đất nước nói chung. Sau khi, thực hiện cổ phần hóa vốn điều lệ của NHNTVN dự kiến sẽ đạt vào khoảng 11.000 tỷ, quỹ dành cho đầu tư các công ty con sẽ tăng lên hơn 3.000 tỷ, tạo nền tảng cho việc phát triển ổn định của các công ty con và từng bước mở rộng hơn nữa.  Hiện nay cần tiếp tục tăng cường vốn và định hướng chiến lược phát triển Công ty chứng khoán VCBS và Công ty quản lý quỹ VCBF sang khai thác mảng ngân hàng đầu tư, đây là mảng NHNTVN còn yếu trong khi nhu cầu đầu tư của đất nước còn rất lớn. Đồng thời các công ty này sẽ là các đầu mối thực hiện các hoạt động kinh doanh bán buôn của NHNTVN.  Tiếp tục phát triển các loại hình kinh doanh bất động sản trên cơ sở các liên doanh có sẵn, đồng thời tiến hành thành lập một công ty chuyên doanh bất động sản và mở rộng hoạt động trên lĩnh vực rất tiềm năng này.  Định hướng và chuyển dần hoạt động của Công ty cho thuê tài chính sang chuyên doanh các sản phẩm bán lẻ, đối tượng chủ yếu các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, khách hàng giàu có và các khách hàng cá nhân khác.  Song song với việc củng cố và phát triển các công ty con hiện có là việc thành lập và phát triển một số công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác để tạo sự cân đối, hoàn thiện NHNTVN theo mô hình TĐTC-NH đa năng.  Thành lập công ty bảo hiểm và mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm  Cơ sở thành lập công ty bảo hiểm NHNTVN Nhà nước có “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” theo quy định 175/2003 của Thủ tướng Chính phủ: “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm -96- cơ bản của nền kinh tế và dân cư, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”. Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tạo hành lang pháp lý cho phép các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam (Quyết định 175/2003/QĐ-TTg), nhằm hướng đạt tổng doanh thu bảo hiểm toàn ngành so với GDP là 2,5% (2005) và 4,2% (2010); doanh thu bảo hiểm của các công ty đầu tư vào nền kinh tế đến 2010 sẽ tăng 14 lần so với 2002; tạo 150.000 việc làm cho xã hội (tính từ 2003-2010). Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước công nhận có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu NHNTVN và từng bước phát triển NHNTVN thành TĐTC-NHĐN, Chính phủ cho phép NHNTVN thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty tài chính chuyển tiền ở nước ngoài (Thông báo số 32/TB-VPCP ngày 28/02/2005)  Triển vọng và giải pháp thành lập công ty bảo hiểm NHNTVN Triển vọng Trong những năm gần đây ngành bảo hiểm tăng trưởng và phát triển cùng với sự tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận định của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm mấy năm gần đây đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân từ 29-30%. Từ chỗ chỉ chiếm 0,37% GDP năm 1995, đến năm 2004 tổng doanh thu của ngành bảo hiểm đã chiếm 2% GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2005 toàn thị trường đạt 13.547tỷ VND, tăng 9,25% so với năm 2004. Năm 2005 số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam tăng nhanh. Sự góp mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nước ngoài cho thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lai vẫn còn nhiều hứa -97- hẹn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam chỉ mới được khai thác 9%[13]; và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hàng năm ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn 2% GDP. Mặc dù thị truờng bảo hiểm đã có những bước phát triển khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay chưa có một công ty liên doanh nào được thành lập giữa công ty bảo hiểm nhân thọ với ngân hàng và cũng chưa có một công ty nào thực sự khai thác các sản phẩm Bancassurance (Đây là hình thức ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng) như là hoạt động chính yếu của công ty. Tại thị trường BHNT Việt Nam, thực tế Bancassurance đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 nhưng cho đến nay chỉ dừng lại ở việc hợp tác đơn thuần là các công ty BHNT đặt quầy phân phối sản phẩm tại ngân hàng hoặc thiết kế một vài sản phẩm và nhờ ngân hàng phân phối (NHNTVN hiện đang phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm PJICO và PRUDENTIAL). Chưa có công ty BHNT nào chuyên doanh hoạt động trên lĩnh vực này. Nhìn chung trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, hoạt động Bancassurance vẫn còn dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian cho các công ty BHNT phân phối sản phẩm. Giải pháp thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN Công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN sẽ được hình thành dưới hình thức công ty cổ phần hoặc liên doanh với nước ngoài. Việc thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN, sẽ giúp ngân hàng có một kênh huy động mới thông qua việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ gắn với hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng sẽ nhằm vào các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của ngân hàng và được phân phối qua hệ -98- thống phân phối đa dạng và linh hoạt như qua mạng lưới chi nhánh của ngân hàng hoặc qua mạng lưới cơ sở của các đối tác của ngân hàng. Trong giai đoạn đầu, NHNTVN có thể hợp tác với một vài đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực Bancassurance để thành lập công ty liên doanh trong đó NHNTVN sẽ chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối. Mô hình này giúp ngân hàng nắm bắt được công nghệ mới, đồng thời khai thác lợi thế về cơ sở khách hàng và mạng lưới phân phối. Việc thành lập công ty liên doanh bảo hiểm giữa NHNTVN với một đối tác nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Bancassurance sẽ giúp các ngân hàng trong nước nhanh chóng nắm bắt thời cơ để trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên khai phá lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ kết hợp với Ngân hàng, giúp các ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tạo thế đứng vững trên thị trường, chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi kinh tế tài chính mạnh mẽ. Cách thức hoạt động sẽ dựa trên cơ sở các hợp đồng tín dụng và hợp đồng cung cấp dịch vụ của ngân hàng, các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế sao cho dễ hiểu, dễ giới thiệu và đáp ứng tốt nhu cầu được bảo vệ của khách hàng. Trên cơ sở đó, mạng lưới phân phối sẽ đơn giản và ít tốn kém, có thể sử dụng ngay chính các cán bộ tính dụng của ngân hàng làm người trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm. Với Bancassurance, khách hàng khi đến ngân hàng sẽ có thể sử dụng một dịch vụ trọn gói (one step package) cho cả hai loại hình dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Ở các nước phát triển nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm Bancassurance dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với cho vay truyền thống, tạo 30% nguồn thu cho ngân hàng với rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam ngành bảo hiểm đang trên đà phát triển và thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng, do đó việc thành lập công ty hoạt động bảo hiểm nhân thọ trong xu hướng phát triển dễ đem lại thành công và tăng thêm giá trị thương hiệu cho NHNTVN. -99-  Phát triển hoạt động bán lẻ: Thành lập công ty thẻ  Cơ sở và xu hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam: Cơ sở: Có thể nói rằng, trong hoạt động ngân hàng hiện đại không thể không có mảng hoạt động thẻ. Thẻ ngân hàng là ứng dụng trực tiếp của phương thức thanh toán điện tử và là sản phẩm hiện đại dựa vào công nghệ thông tin tiên tiến mang lại nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thẻ đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong các hình thức thanh toán ở các nước trên thế giới. Thực tiễn cho thấy rằng, tại các nước phát triển việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán thẻ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, thúc đẩy tiêu dùng... Trước nhu cầu về phát triển thị trường thẻ bước đầu ứng dụng công nghệ điện tử vào quản lý, Chính phủ và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản đảm bảo việc thanh toán bằng thẻ là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ tại Việt Nam như : việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử là chứng từ hạch toán và thanh toán. Đồng thời NHNN cũng có các quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng và những quy định cụ thể về bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán tạo cơ sở pháp lý cho loại hình thanh toán điện tử nói chung và thẻ nói riêng. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng thẻ tại Việt nam. Trong những năm qua thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, hầu hết các loại thẻ của các công ty thẻ hàng đầu trên thế giới đều đã hiện diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng thẻ phát hành còn rất hạn chế nếu xét trên tổng dân số cả nước thì số người dùng thẻ là một con số không đáng kể, do thói quen dùng tiền mặt của người Việt vẫn rất đậm nét. Mặc -100- dù vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng dự đoán rằng, thị trường thẻ của Việt Nam trong những năm tới sẽ có những thay đổi đáng kể, do nhu cầu tất yếu về sử dụng thẻ của khách hàng trong thanh toán nội địa và quốc tế trong giai đoạn hội nhập, cũng như áp lực đối với các ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng trước sự cạnh tranh của các NHNNg. Dự đoán tốc độ phát triển thẻ của những năm sắp tới là từ 200% đến 300% , ước tính đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 15 triệu thẻ (cả quốc tế lẫn nội địa).  Yêu cầu và triển vọng thành lập công ty thẻ NHNTVN. Theo kinh nghiệm và mô hình hoạt động của các TĐTC-NH lớn trên thế giới thì mảng hoạt động thẻ chiếm vị trí rất quan trọng, đây là mảng hoạt động bán lẻ mang tính toàn cầu. Hiện tại, NHNTVN đang dẫn đầu trong toàn hệ thống ngân hàng về hoạt động thẻ. Tuy nhiên, các chủ sở hữu thẻ nói chung và thẻ NHNTVN nói riêng vẫn hạn chế trong phạm vi rút tiền mặt từ máy ATM cho mục đích tiêu dùng mà chưa thực sự được có được những dịch vụ tiện ích khác. Nguyên nhân chủ yếu là việc kết nối kỹ thuật giữa các ngân hàng chưa được chú trọng phát triển, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ khác nhau, thêm vào đó là bộ phận nghiệp vụ thẻ của các NHTM nói chung thường là một bộ phận phòng ban chức năng của ngân hàng, chưa có công ty chuyên doanh trong lĩnh vực này, do đó việc thành lập công ty hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thẻ là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, NHNTVN vẫn duy trì là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động thẻ nội địa, tính đến ngày 30/06/2006 số thẻ NHNTVN phát hành là 1.140.000 thẻ, chiếm 36% thị phần, Ngân hàng Đông Á 600.00 thẻ chiếm 19%, Ngân hàng công thương 465.000 thẻ, Ngân hàng Đầu tư 375.000 thẻ. Doanh số sử dụng thẻ của NHNTVN đạt 13.000 tỷ đồng tăng 70% so với cùng kỳ năm 2005. Về thẻ quốc tế NHNTVN vẫn duy trì vị trí thứ 2 sau ngân hàng ABC với 60.000 thẻ chiếm 27,3%. NHNTVN cũng là đơn vị có hệ thống máy rút tiền tự động ATM lớn nhất cả nước với 750 máy và khoảng hơn 3400 cơ sở chấp nhận thẻ (POS) trong tổng số 7000 -101- cơ sở chấp nhận thẻ trên cả nước. Đồng thời, hiện nay NHNTVN đang là đơn vị khởi xướng trong liên minh thẻ với 17 đơn vị khác nhau với mạng lưới máy ATM và POS lớn nhất Việt Nam. Với những lợi thế to lớn như vậy, việc thành lập công ty thẻ NHNTVN là phương án rất hiện thực. Một mặt, việc thành lập công ty thẻ sẽ giúp cho NHNTVN đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ của mình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, khi có một công ty chuyên doanh trong lĩnh vực thẻ, giúp NHNTVN phát triển các sản phẩm bán lẻ, đồng thời tăng doanh thu từ dịch vụ (hiện mới chiếm trên dưới 10% tổng thu của NHNTVN). Nghiệp vụ thẻ sẽ mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể (dự kiến mảng dịch vụ sẽ chiếm 20% trong tổng thu của NHNTVN đến năm 2010) đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn, mở rộng thị trường tín dụng, tăng thu ngoại tệ góp phần mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế. Hơn nữa, việc thành lập công ty thẻ NHNTVN sẽ giúp cho TĐTC-NH NHNTVN phát triển cân đối hơn, chiếm lĩnh được thị trường thẻ mới phát triển ở mức sơ khai và còn rất tiềm năng trước làn sóng đổ bộ của các tập đoàn tài chính, NHNNg trong một tương lại gần.  Mở rộng thị trƣờng toàn cầu:  Củng cố và phát triển công ty tài chính HongKong (Vinafico) Đây là công ty con duy nhất của NHNTVN hoạt động ở thị trường quốc tế, cũng là duy nhất của hệ thống NHTMVN. Tuy nhiên, hoạt động của công ty vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò cầu nối quốc tế. Nguyên nhân, vẫn là do tiềm lực tài chính yếu, trình độ công nghệ lạc hậu, khách hàng chưa đa dạng, lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động tiền gửi của NHNTVN và hoạt động chuyển tiền. Để đáp ứng với vai trò mới trong hoạt động theo mô hình tập đoàn và là đầu mối quan trọng để NHNTVN vươn ra thị trường tài chính quốc tế cũng như cửa ngõ để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc rộng lớn và đầy tiềm năng, nhất thiết phải nâng tầm hoạt động của công ty Vinafico nên mức tướng xứng. Trước hết phải tăng cường năng lực tài chính cho công ty bằng cách rót thêm vốn, hoặc bán cổ -102- phần của công ty ra bên ngoài NHNTVN chỉ nắm vốn chi phối, tiếp đó là phải đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và lĩnh vực kinh doanh của Công ty, tạo chỗ đứng vững chắc tại trung tâm tài chính HongKong.  Thành lập công ty chuyển tiền tại Mỹ Quan hệ Việt-Mỹ và triển vọng phát triển Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Bản hiệp định đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Mỹ. Hiệp định này được đánh giá là một trong những hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam đã từng ký kết và sẽ mở ra nhiều cơ hội to lớn cho quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Mỹ là thị trường có nhu cầu tiêu dùng rất lớn và đa dạng. Hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ lên tới trên 1.000 tỉ USD. Điểm đáng chú ý là thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của các nước Châu Á. Kể từ khi quan hệ Việt-Mỹ được bình thường hoá (1995), mặc dù phải chịu mức thuế rất cao do chưa được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) nhưng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng đều (trung bình từ 12-15%/ năm) Quy mô thị trƣờng kiều hối Hiện tại, kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kiều hối là nguồn thu lớn của cán cân vãng lai, góp phần bù đắp cho thiếu hụt của cán cân thương mại. Nguồn ngoại tệ thu được từ kiều hối đã làm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các NHTM trong các năm vừa qua, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế. Kiều hối được thu hút dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc bán cho các NHTM chiếm khoảng 85%. Ngoài ra, nguồn kiều hối và nguồn thu từ xuất -103- khẩu đã góp phần làm giảm xu hướng tăng giá đồng USD. Nguồn ngoại tệ kiều hối còn góp phần làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, đồng tiền chuyển về nước không chỉ mang ý nghĩa cải thiện đời sống mà thông qua đó giúp thân nhân ở Việt Nam kinh doanh, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Với những tác dụng tích cực nêu trên, việc làm tăng lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế. Đánh giá cao vai trò của kiều hối, Chính phủ đã có nhiều tác động tích cực nhằm khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước như bãi bỏ nhiều quy định về thuế đối với người nhận và người gửi tiền. Ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc… Trong đó qui mô thị trƣờng Mỹ - Việt ƣớc chiếm khoảng 50%. Đơn vị: tỷ USD 1.8 2.2 2.6 3.2 3.8 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 2001 2002 2003 2004 2005 Biểu đồ 3.1: Lƣợng kiều hối từ nƣớc ngoài chuyển về Việt Nam 2001-2005 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hiện tại khoảng 1,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ. Đa số những người này đều có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định. Lượng tiền chuyển đôi khi không nhiều nhưng các khoản chuyển tiền thường xuyên sẽ giúp cho các công ty chuyển tiền có nguồn thu phí ổn định. Vì vậy, thị trường chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. -104- Qui mô thị trường kiều hối tại Việt Nam là rất đáng kể và tiềm năng khai thác thị trường này trong thời gian tới đang là một cơ hội tốt đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2005 nhập siêu của cả nước khoảng 5 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 3,8 tỷ USD, giúp bù đắp gần 60% thâm hụt cán cân thương mại và tạo ra một nguồn cung ngoại tệ đáng kể cho thị trường. So với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được trong năm 2005, khoảng 5,4 tỷ USD, thì kiều hối năm nay cũng tương ứng trên 70%. Những so sánh trên khẳng định tầm quan trọng của nguồn lực kiều hối, nhưng quan trọng hơn, kiều hối đang ngày càng thể hiện giá trị ở chiều sâu đời sống xã hội. Thay vì để cải thiện đời sống như trong giai đoạn trước, kiều hối đang thực sự khẳng định ở xu hướng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Dịch vụ kiều hối tại NHNTVN trong những năm qua còn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Trong thời gian tới, việc hình thành công ty chuyển tiền tại Mỹ để trước mắt khai thác nguồn kiều hối từ thị trường này, trên cơ sở đó mở rộng mạng lưới hoạt động sang các nước khác là một đề án có tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Chính phủ. Cơ sở và giải pháp thành lập công ty chuyển tiền tại Mỹ Cơ sở : Ngày 31/01/2005 trong cuộc họp giữa các cơ quan hữu quan gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tại trụ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (dưới sự chủ trì trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), NHNTVN đã báo cáo chủ trương phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng trong đó bao gồm kế hoạch thành lập công ty dịch vụ chuyển tiền ở nước ngoài. Chiến lược và kế hoạch phát triển này đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ (Công văn số 32/TB-VPCP ngày 28/02/2005 của Văn phòng Chính -105- phủ). Ngoài ra Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) cũng cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Giải pháp thành lập công ty chuyển tiền : Kiều hối chính thức từ Mỹ được chuyển về Việt Nam chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hiện chưa có ngân hàng hay công ty chuyển tiền của Việt Nam nào có mặt tại thị trường Mỹ để phục vụ cho cộng đồng Việt kiều. Mọi giao dịch chuyển tiền về Việt Nam tại thị trường Mỹ thường do các công ty chuyển tiền quốc tế hoặc các ngân hàng Mỹ, NHNNg tại Mỹ thực hiện. Thành lập một công ty chuyển tiền tại Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ có điều kiện phục vụ cả người gửi tiền tại thị trường Mỹ và người nhận tiền tại thị trường Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng, giảm được thời gian chuyển tiền và các thủ tục phức tạp khác, giúp làm tăng lượng tiền chuyển về Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, khối lượng giao dịch thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên đáng kể và có nhiều tiềm năng phát triển. Với việc thành lập công ty chuyển tiền, Ngân hàng Ngoại thương sẽ bước đầu cung ứng dịch vụ chuyển tiền cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, góp phần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và địa bàn hoạt động. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương đánh dấu sự trưởng thành và tầm vóc của ngành ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời đây cũng là bước hội nhập quan trọng để Ngân hàng Ngoại thương tiến tới trình độ của các ngân hàng quốc tế trong khu vực.Công ty chuyển tiền sẽ làm đầu mối cho hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương tại Hoa Kỳ, cung cấp thông tin thị trường và các hỗ trợ khác cho hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, hỗ trợ và tư vấn tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường Mỹ. -106- Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam chưa có luật chống rửa tiền và đặc biệt kể từ sau sự kiện 11/9/2001, chính phủ Mỹ kiểm soát gắt gao các hoạt động chuyển tiền, luật ái quốc và nhiều quy định về chống rửa tiền được ban hành. Chính vì vậy, việc xin cấp giấy phép cho hoạt động chuyển tiền tại Mỹ cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ, các công ty chuyển tiền quốc tế lớn như MoneyGram, Western Union đang hoạt động rất có hiệu quả. Các công ty này có quy mô hoạt động lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp thế giới. Khách hàng tại Mỹ đã rất quen thuộc với các công ty này. Do đó để thành lập được công ty chuyển tiền tại Mỹ, NHNTVN tốt nhất là hợp tác liên doanh với một trong các công ty chuyển tiền tại Mỹ mà trong đó NHNTVN đóng góp vốn chi phối, hoặc tiến hành mua lại một số công ty chuyển tiền tiền tại các vùng có nhiều người Việt sinh sống. Với lợi thế là tổ chức tài chính có kinh nghiệm lâu năm nhất trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ kiều hối tại Việt Nam, cùng với lợi thế là ngân hàng có lượng tiền gửi ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương có được điểm xuất phát tương đối thụân lợi trong việc mở rộng cung ứng dịch vụ kiều hối. Đồng thời, NHNTVN cũng có ưu thế là có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ đại lý với 36 ngân hàng và 136 chi nhánh ngân hàng Mỹ (chưa kể các NHNNg hoạt động tại Mỹ). Trong quá trình giao dịch, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được mối quan hệ chiến lược chặt chẽ và tốt đẹp với hầu hết các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Bank of America, Citibank, JP Morgan Chase Bank... Hiện tại Ngân hàng Ngoại thương duy trì tài khoản USD với 10 ngân hàng tại thị trường Mỹ. Những ưu thế về mạng lưới quan hệ đại lý sẽ tạo cho Ngân hàng Ngoại thương khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về chuyển tiền của kiều bào. Với việc kết hợp phục vụ được khách hàng ở cả hai đầu của chu trình chuyển tiền, Ngân hàng Ngoại thương có điều kiện áp dụng mức phí linh hoạt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Với qui mô gần 2 tỷ -107- USD được chuyển qua các kênh chính thống vào năm 2005 và tốc độ tăng trưởng hai con số trong những năm gần đây, thị trường kiều hối Mỹ-Việt đang là một trong những mảng hoạt động có nhiều tiềm năng tăng trưởng đối với Ngân hàng Ngoại thương. Thành lập và duy trì thành công hoạt động của công ty dịch vụ chuyển tiền tại Mỹ không những sẽ tạo điều kiện đa dạng hoá các loại hình kinh doanh mà sẽ còn tạo tiền đề cho sự phát triển trên thị trường quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương. Về bản chất, chuyển tiền là loại hình dịch vụ không phức tạp. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay và kinh nghiệm 40 năm hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương có ưu thế và khả năng mở rộng hoạt động của mình một cách thành công trên thị trường kiều hối.  Thành lập chi nhánh tại một số nước trên cơ sở các văn phòng đại diện. Nếu điều kiện cho phép và tiềm lực tài chính đủ mạnh, TĐTC-NH VCB_Group có thể tiến tới mở các chi nhánh hoạt động tại các thị trường có các văn phòng đại diện của mình trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nhiều năm như ở Singapore, Pháp, Anh... 3.3. KIẾN NGHỊ: 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan:  Để tạo hành lang pháp lý cho hình thành các tập đoàn đúng nghĩa của nó, Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng và ban hành ngay các Luật, nghị định về việc thành lập tập đoàn, tiêu chí phân loại, mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, là mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn để tạo cơ sở pháp lý cho cho việc thành lập, xây dựng mô hình tổ chức, quản trị điều hành tập đoàn kinh tế nói chung và TĐTC-NH nói riêng.  Nghiên cứu, soạn thảo và sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng cũng như các văn bản dưới luật qui định về tổ chức tín dụng theo mô hình TĐTC-NH, tạo cơ sở cho việc xây dựng và vận hành của các TĐTC-NH. Trong đó, cũng phải qui -108- định rõ các tiêu chí để thành lập TĐTC-NH như: phải thoả mãn hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ nợ xấu, minh bạch trong công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế...  Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN, đồng thời với việc định hướng thành lập một số TĐTC-NH trên cơ sở các NHTMNN hoặc NHTMCP có tiềm lực mạnh. Việc cho phép các NHTM phát triển thành tập đoàn mang ý nghĩa nguyên tắc, cơ sở pháp lý là chính vì việc hình thành các TĐTC-NH là một yếu tố khách quan, xu hướng tất yếu của nhiều nước trên thế giới và đáp ứng nhu cầu quản trị mới của tự thân các NHTM.  Xây dựng khung pháp lý về hoạt động mua bán sáp nhập các định chế tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (xu hướng vận động hiện nay của các TĐTC-NH). Song song với đó và là qui định về tiêu chí, điều kiện cho phép các tập đoàn kinh tế mua lại, thành lập mới tổ chức tín dụng hoặc các công ty chứng khoán, bảo hiểm để đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường tài chính.  Do TĐTC-NH là mộ tổ chức có quy mô và cấu trúc phức tạp hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau do đó nhất thiết phải có một môi trường pháp lý tổng thể ổn định do đó yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan hữu quan phải nhanh chóng sửa đổi và ban hành các bộ luật liên quan như: Luật doanh nghiệp; Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước; Luật chứng khoán; Luật bảo hiểm; Luật cạnh tranh; Luật phá sản, giả thể, sáp nhập; Luật về chống rửa tiền ... phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc  Với vai trò là cơ quan giám sát, để mô hình TĐTC-NH có khả năng hoạt động đạt hiệu quả cao, NHNN cần ban hành nhiều qui định dưới luật về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành tập đoàn ngân hàng theo thông lệ quốc tế, cũng như các qui định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ góp vốn, thành lập đơn vị thành viên trong các TĐTC-NH. -109-  Ban hành các qui định về an toàn của toàn hệ thống ngân hàng, chuẩn mực kế toán kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế cũng như tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngân hàng trong và ngoài nước tham gia hoạt động ngân hàng. -110- KẾT LUẬN Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã và đang diển ra hết sức mạnh mẽ, tác động đến hầu hết các quốc gia trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, các biến động của nền kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Trong kỷ nguyên WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được hy vọng là sẽ tiếp tục vai trò cầu nối về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện thành công vai trò đó các NHTMVN cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tài chính, tái cơ cấu hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với thời kỳ mới. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng từ phía các NHTM trong việc xác định một mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, Luận văn đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành một Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á”. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá khả năng xây dựng TĐTC-NH tại Việt nam, Luận văn đưa ra một số kết luận như sau: Việc xây dựng và hình thành các TĐTC-NH là một yếu tố khách quan đáp ứng với đòi hỏi của phát triển kinh tế. Đây cũng là một xu thế đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Mở cửa ngành ngân hàng đi kèm với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các TĐTC-NH lớn trên thế giới trong khi thực trạng của các NHTM nội địa còn rất hạn chế, năng lực tài chính yếu, trình độ quản lý yếu, công nghệ hạn chế, dịch vụ đơn điệu nghèo nàn.... Để đảm bảo mục tiêu phát triển nội lực, bảo vệ thị trường trong nước trước sức ép hội nhập đòi hỏi phải xây dựng được từ một đến 2 TĐTC-NH đa năng có đủ tiềm lực trong giai đoạn từ nay đến 2020. -111- Qua phân tích đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, có thể nhận thấy rằng mặc dù còn nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động nhưng ở NHNT đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng thành một TĐTC-NH đa năng. Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, Luận văn đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho việc xây dựng NHNT thành một TĐTC-NH đa năng có vị thế trong khu vực Châu Á giai đoạn 2015-2020, hy vọng trong thời gian tới sẽ giúp cho ngành ngân hàng trong nước giữ vững được vị thế của mình đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước trong giai đoạn phát triển mới. Đây là một đề tài khá mới mẻ, hơn nữa do sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các giảng viên, bạn đọc và các bạn bè đồng nghiệp. -112- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tệ, Các số năm 2006. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học. Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Các số: năm 2005, 2006. 5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Bản cáo bạch niêm yết trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương. 6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(2004,2005), Annual Report. 7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Báo cáo kinh doanh chưa kiểm toán. 8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá X (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá X (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2003), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2005), Luật doanh nghiệp thống nhất, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. -113- 13. Tạp chí Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), các số năm 2006. 14. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các số năm 2005, 2006, Quí I 2007. 15. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng ngoại thương Việt Nam số : 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005. 16. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 17. Viện kinh tế học (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tiếng Anh 18. The Economist (2006), A survey of Internationl Banking, May 20 th 2006. 19. WTO (1998), “Financial Services and the GATS: Liberalisation in the Developing and Transition Economies”. Thông tin từ các trang WEB 20. www.citigoup.com 21. www.cnn.com 22. www.forbes.com 23. www.gso.gov.vn 24. www.kiemtoan.com.vn 25. www.mof.gov.vn 26. www.sbv.org.vn 27. www.thebanker.com 28. www.uob.com 29. www.vietcombank.com.vn 30. www.vneconomy.vn 31. www.vnba.org.vn 32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3135_8513.pdf
Luận văn liên quan