Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Những năm qua, nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, do hành vi buôn bán hàng giả ngày càng đa dạng, phổ biến với thủ đoạn tinh vi, trong khi năng lực của cơ quan hữu quan còn hạn chế, khiến cho công tác kiểm soát buôn bán hàng giả đạt kết quả hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội của lực lƣợng quản lý thị trƣờng, thấy rằng việc phát hiện vi phạm đã khó, nhƣng xử lý vi phạm cũng là vấn đề nan giải. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhiều quy định, những vẫn còn nhiều khiếm khuyết, gây khó khăn, vƣớng mắc cho việc áp dụng. Bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, các địa phƣơng cần chủ động nâng cao năng lực tổ chức thực thi công vụ cho đội ngũ công chức, cần tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong tuần tra, kiểm soát hàng giả. Đây đƣợc xem là những giải pháp cơ bản mang tính hành chính để nâng cao hiệu quả kiểm soát việc buôn bán hàng giả đang ngày càng trầm trọng hiện nay trên phạm vi toàn quốc.

pdf96 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. - Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP cơ bản giải quyết đƣợc những bất cập mẫu thuẫn, chồng chéo với các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan; Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành tạo thuận lợi cho việc áp dụng xử phạt trong thực tiễn; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm xử phạt quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý cho các lực lƣợng chức năng thực thi công vụ; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; căn cứ định giá để xác định thẩm quyền, mức phạt rõ ràng, cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng xử phạt. 59 2.3.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế, khó khăn - Việc phát hiện hàng giả ngày càng khó khăn do công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi, hàng giả đƣợc làm giống nhƣ hàng thật, có những loại hàng hóa giả xuất hiện trên thị trƣờng mà chỉ có nhà sản xuất mới có thể nhận biết đƣợc thông qua mã số, ký hiệu trên sản phẩm của mình, vì vậy không dễ dàng gì ngƣời tiêu dùng và cơ quan quản lý phát hiện đƣợc. - Ý thức đấu tranh của một bộ phận ngƣời tiêu dùng còn chƣa cao, chỉ thấy lợi ích cá nhân trƣớc mắt mà không thấy đƣợc lợi ích tập thể lâu dài, có khi phát hiện ra những cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả nhƣng không dám đứng ra tố cáo, có thái độ bàng quang cho đó không phải việc của mình, mình biết và không tiêu dùng hàng giả là đƣợc hoặc sợ bị liên lụy bản thân. Nếu lỡ mua phải hàng giả thì giải quyết theo kiểu “tự thỏa thuận” đƣợc thì đƣợc, không đƣợc thì thôi chứ không đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết và còn nguyên nhân nữa là ngƣời dân không biết việc đề nghị giải quyết với các cơ quan chức năng phải bắt đầu từ đâu do thủ tục rƣờm rà, phân công trách nhiệm thiếu rõ ràng. - Thủ tục hành chính để tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả còn phiền hà, phức tạp. - Việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa chủ thể quyền sở hữu với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng với nhau còn không thƣờng xuyên và thiếu chặt chẽ. Chủ thể quyền chƣa chủ động trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, chƣa cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về hàng hóa của mình làm cơ sở để phát hiện dấu hiệu hàng giả; trong một số trƣờng hợp các cơ quan chức năng phát hiện hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả nhƣng để khẳng định đó là hàng giả trƣớc khi xử lý lại không dễ chút nào; theo quy định của pháp luật, để xử lý đƣợc hàng giả thì bắt buộc phải có giám 60 định kết luận hàng giả tuy nhiên nhiều loại hàng hóa không đăng ký chất lƣợng nên không có cơ sở để so sánh đối chiếu với quy định là có phải hàng giả hay không vì theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ có đƣa ra khái niệm về hàng giả: “hàng hóa có hàm lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”, hơn nữa nhiều mặt hàng nhà nƣớc chƣa xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng của hàng hóa nên việc xác định hàng hóa có đạt 70% nhƣ đã quy định hay không là điều không thể, trong khi tiêu chí quy chuẩn hàng hóa là căn cứ quan trọng để đánh giá hàng hóa là kém chất lƣợng hay là hàng giả; đặc biệt hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu thì chủ thể quyền sở hữu không có cơ quan đại diện ở Việt Nam nên việc giám định khó có thể thực hiện đƣợc. - Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lƣợng chi phí giám định rất cao, khi có nghi vấn về hàng giả, lực lƣợng thực thi nhiệm vụ phải mua mẫu sản phẩm để đƣa đi giám định, nếu dấu hiệu tƣơng đối rõ ràng ( có căn cứ) mới tiến hành kiểm tra, khi đƣa đi giám định buộc lực lƣợng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định cho cơ quan giám định, trong trƣờng hợp không có dấu hiệu hàng giả thì rất lãng phí nguồn kinh phí nhà nƣớc, trong khi đó nguồn kinh phí này trên thực tế rất hạn hẹp nên đã có những khó khăn nhất định. - Nội dung các văn bản còn bất cập, các khái niệm về hàng giả đƣa ra chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định : “ Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” thì khái niệm hàng giả bao gồm cả hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ (điểm g khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ). 61 Trên thực tế, quy trình kiểm tra, xử lý đôí với hàng giả công dụng, chất lƣợng (nội dung) và hàng xâm phạm quyền sở hữu (hình thức) lại khác nhau. Ví dụ: đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đƣợc xếp vào nhóm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải tuân theo quy trình kiểm tra, xử lý đƣợc quy định tại chƣơng 3 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ: “ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữa trí tuệ và quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ” theo đó chủ thể quyền phải gửi “ đơn yêu cầu xử lý” khi cho rằng hàng hóa của mình đã bị đối tƣợng giả mạo nhãn hiệu kèm theo là các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, chứng minh vi phạm và trong khi các hành vi vi phạm về hàng giả khác đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3 (ngoại trừ điểm g khoản 8 Điều 3) đƣợc xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm đƣợc quy định tại điểm g khoản 8 Điều 3 (Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ) lại áp dụng Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 28/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhƣ vậy là cùng nhóm hành vi vi phạm về hàng giả đƣợc quy định trong cùng một văn bản (Nghị định 185/2013/NĐ-CP) lại đƣợc áp dụng để xử lý tại hai văn bản khác nhau dẫn đến sự rắc rối cho việc áp dụng văn bản xử lý. Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “ Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ sở hữu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”, việc quy định “khó phân biệt” ở đây rất mơ hồ, không rõ ràng, thế nào là khó phân biệt ?, đối với ngƣời này là khó phân biệt, đối với ngƣời khác chƣa hẳn là khó phân biệt nên rất dễ dẫn đến tranh chấp kéo dài mà ngay cả tòa án cũng khó giải quyết. 62 Cũng tại điều này có cụm từ quy định “mà không đƣợc phép của chủ sở hữu” cũng là một quy định rất khó cho các cơ quan chức năng khi thực thi nhiệm vụ vì không rõ số hàng hóa đang nghi ngờ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu có đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu hay không?, điều này còn phải căn cứ vào tính chủ động của chủ sở hữu trong việc thể hiện thái độ của mình bằng việc gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hay không xử lý đối với vi phạm. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, các cơ quan chức năng phải chờ yêu cầu của chủ sở hữu về việc kiểm tra, xử lý đối tƣợng vi phạm khi “ không đƣợc cho phép”. Mặt khác, khái niệm về hàng giả về hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhƣ trên mà Nghị định 185/2013/NĐ-CP đƣa ra không bao gồm các hàng hóa chứa yếu tố xâm phạm đến sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng. Do đó, trên thực tiễn có nhiều loại hàng giả có yếu tố xâm phạm trên nhƣng rất khó để xử lý. Ngoài ra, khái niệm hàng giả có nhiều điểm chƣa rõ ràng với khái niệm hàng hóa khuyết tật; theo khoản Điều 3 Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, hàng hóa khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho ngƣời dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng. Rõ ràng có sự trùng lập về nội hàm giữa hai khái niệm này, thể hiện ở chỗ hàng giả theo định nghĩa tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định: “ Hàng hóa có hàm lƣợng chất chính hoặc trong dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”. Sự không rõ ràng này tất yếu dẫn đến việc khó xác định đâu là hàng giả, đâu là hàng hóa khuyết tật để áp dụng đúng chế tài. - Chế tài xử phạt đối với hàng giả về hình thức xâm phạm quyền còn quá thấp. Theo đó, mức xử phạt tối đa chỉ ở mức 250.000.000 đồng trong 63 trƣờng hợp hàng hoá vi phạm trên 500.000.000 đồng. Mức phạt này không tƣơng xứng với hành vi vi phạm, do đó khiến cho tác dụng của mức phạt này không thực sự giúp cho việc bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả trên thực tế. Đồng thời trong trƣờng hợp không xác định đƣợc giá trị của hàng hoá, dịch vụ vi phạm, thì mức phạt tiền chỉ có thể dao động từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ngoài biện pháp xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền nêu trên, biện pháp xử phạt bổ sung mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 01 - 03 tháng. Mức phạt cá nhân bằng 1/2 pháp nhân dẫn đến việc pháp nhân sẽ ngay lập tức đƣa ra một cá nhân nhận lỗi để giảm mức phạt Cách tính giá trị của hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa làm căn cứ xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định cách tính giá trị hàng giả trên cơ sở giá trị của hàng thật để đƣa ra mức phạt là chƣa phù hợp; bởi vì trên thực tế có nhiều loại hàng hóa không có sản phẩm hàng thật cùng loại để so sánh, đánh giá giá trị tƣơng ứng, hơn nữa có nhiều sản phẩm thật có giá trị rất cao ví dụ nhƣ một chiếc đồng hồ có giá đến cả tỷ đồng trong khi đó giá bán của đồng hồ giả chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng dẫn đến quy định trở thành “ bất khả thi” khi áp giá để tính tiền phạt thì đối tƣợng vi phạm sẽ không thể thực hiện đã gây không ít khó khăn cho việc xử phạt. - Việc hình sự hóa các xâm phạm về sở hữu trí tuệ, cụ thể ở đây là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn gặp không ít khó khăn dù hiện nay Bộ luật hình sự hiện hành đã có quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hành vi xâm phạm tới các quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại (khoản a Điều 170 và Điều 171). Khó khăn lớn nhất đó là việc định nghĩa cụm từ “ với quy mô thƣơng mại” 64 trong từng vụ án. Bởi vậy, cho đến nay những vụ xâm phạm bị xử lý hình sự vẫn còn tƣơng đối ít. Hệ quả của việc đó là hệ thống án lệ tham khảo bị thiếu vắng và các cấp tòa án còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý hình sự các xâm phạm về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, với Bộ luật hình sự 2015, tội xâm phạm tới các quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại đã đƣợc làm rõ hơn, ví dụ cụ thể “ với quy mô thƣơng mại” đối với nhãn hiệu đƣợc hiểu là : “thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dƣới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng” (khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự mới). Đây sẽ là một điểm hỗ trợ cho các cơ quan thực thi khi xử lý hàng giả tốt hơn khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực pháp luật và đây cũng là ranh giới rất cụ thể để phân biệt giữa vi phạm hành chính với vi phạm tới mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra Bộ luật hình sự (1999, 2009, 2015) đều chƣa phân biệt rạch ròi giữa hàng giả về nội dung và hình thức nhƣ đã nêu trên, từ đó đã đang và sẽ dẫn đến việc các cơ quan hành pháp lúng túng trong việc chọn lựa, ví dụ với Bộ luật hình sự hiện hành, khi nào thì áp dụng Điều 170, 171 Bộ luật hình sự ( tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), khi nào áp dụng Điều 156,157,158 ( tội sản xuất/buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi). - Các cơ quan đƣợc giao trách nhiệm thực thi pháp luật về hàng giả vừa thiếu nhân lực vừa không đồng đều về trình độ và ít đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn, áp dụng văn bản pháp luật không đồng nhất dẫn đến hiệu quả 65 công tác đấu tranh chống hàng giả chƣa cao; hơn nữa việc phổ biến kiến thức để nhận biết hàng thật hàng giả lại phụ thuộc vào các chủ thể quyền ( nhãn hiệu hàng hóa) vì đây là bí mật kinh doanh mà chỉ có hãng mới có những dấu hiệu riêng để phân biệt, không dễ gì thông tin ra bên ngoài vì nếu lộ thông tin thì vấn đề trở thành “ lợi bất cập hại”, các đối tƣợng sẽ khai thác các điểm này để sản xuất hàng giả giống nhƣ hàng thật. - Hành vi vi phạm về hàng giả đƣợc quy định tản mát ở nhiều văn bản khác nhau, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý dẫn đến việc cùng một hành vi vi phạm thì mỗi nơi, mỗi ngành áp dụng một văn bản khác nhau, thiếu tính thống nhất. Hơn nữa có một thực tế là các văn bản (thông thƣờng là các Nghị định) có những vấn đề không quy định cụ thể mà phải chờ có thông tƣ hƣớng dẫn, trong khi đó thông tƣ lại ban hành chậm, không kịp thời nên mặc dù Nghị định đã đƣợc ban hành, có hiệu lực nhƣng vẫn phải chờ thông tƣ hƣớng dẫn mới có thể thực hiện đƣợc. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn Thực tế thị trƣờng có thể thấy nguyên nhân của tình trạng buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất là, hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ, mặc dù văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhƣng các quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau thiếu tính thống nhất, khái niệm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu không tách bạch, quy định thiếu rõ ràng. - Thứ hai là, lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả rất cao cho nên các cơ sở sản xuất, thƣơng nhân buôn bán hàng giả bất chấp việc bị xử lý vi phạm hoặc chấp nhận bị xử phạt để rồi tiếp tục vi phạm miễn là vẫn thu đƣợc lợi nhuận cao; điều này xuất phát từ chế tài đối với một số hành vi sản 66 xuất, buôn bán hàng giả còn chƣa nghiêm khắc, chƣa tƣơng xứng với hành vi vi phạm; công tác đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, còn nhiều trƣờng hợp ngƣời vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt nhƣng việc cƣỡng chế ít đƣợc áp dụng nên dẫn đến tình trạng “ nhờn pháp luật”. - Thứ ba là, sự phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm chƣa rõ ràng; mặc dù quy định cho rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với vi phạm về hàng giả nhƣng nhƣng không quy định rõ phạm vi, lĩnh vực nên khi vi phạm xẩy ra có tính chất nghiêm trọng, tràn lan, kéo dài không kiểm soát đƣợc thì lại không quy đƣợc trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào nên đã có nhiều trƣờng hợp đổ lỗi cho nhau. Chƣa có quy chế phối kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm với nhau trong việc xử lý hàng giả nên không thể có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, vẫn còn tình trạng “việc ai nấy làm”, làm việc theo kiểu “tùy nghi ứng biến”, không phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bên trong công tác phối kết hợp. - Thứ tư là, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện không thƣờng xuyên, lúc cao trào, khi trầm lắng nên pháp luật chƣa thực sự đi vào cuộc sống; công tác tuyên truyền vẫn còn nặng về hình thức chung chung khó hiểu, phƣơng pháp tuyên truyền không cụ thể, chƣa làm cho ngƣời tiêu dùng thấy đƣợc tác hại to lớn của hàng giả đối với bản thân ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. - Thứ năm là, hàng giả vẫn còn “đất” để phát triển do còn có sự “tiếp tay” của ngƣời tiêu dùng, bên cạnh những ngƣời tiêu dùng do không biết nên đã mua nhầm phải hàng giả thì vẫn có không ít ngƣời tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng nhƣng vẫn chấp nhận tiêu dùng 67 hàng giả bởi loại hàng hóa này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật trong khi ngƣời dân ta còn nghèo và vẫn mang nặng tâm lý “sính ngoại” muốn dùng hàng thƣơng hiệu nổi tiếng mà hàng giả lại đáp ứng tất cả các nhu cầu đó nhƣ: giá rẻ, mẫu mã đẹp, thƣơng hiệu nổi tiếng. - Thứ sáu là, sự phối kết hợp giữa chủ thể quyền sở hữu với các cơ quan chức năng còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên; mặc dù phát hiện trên thị trƣờng xuất hiện hàng giả của mình nhƣng khi hàng hóa bán chạy thì mặc nhiên coi đó là việc không quan trọng đến khi hàng hóa ế ẩm, mất thị trƣờng vì hàng giả mới đề nghị xử lý và một số doanh nghiệp còn e ngại, sợ thông tin về hàng hóa của mình bị làm giả sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của hàng thật hơn nữa doanh nghiệp cũng không muốn tiết lộ bí mật về cách thức phân biệt hàng giả sẽ bị lợi dụng để làm hàng giả. Nhiều chủ thể quyền sở hữu còn chƣa chú trọng đến việc giám sát khâu lƣu thông hàng hóa của mình, còn có tƣ tƣởng cho việc chống hàng giả là việc của cơ quan chức năng không phải trách nhiệm của mình nên chƣa chủ động tham gia cùng các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm. - Thứ bẩy là, Việt Nam là nƣớc láng giềng của Trung Quốc ( đƣợc gọi là công xƣởng sản xuất hàng giả của thế giới), có chung đƣờng biên giới dài và hiểm trở do vậy việc kiểm soát hàng giả qua các đƣờng mòn, lối mở trên các tuyến biên giới là rất khó khăn, hàng giả vẫn hàng ngày thẩm lậu vào thị trƣờng nội địa, khi hàng giả vào thị trƣờng nội địa thì phát tán rất nhanh nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng. 68 Tiểu kết Chƣơng 2 Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là địa bàn rất phát triển các hoạt động buôn bán hàng hóa và dịch vụ, vào bậc nhất của Hà Nội. Những năm qua, ngành Quản lý thị trƣờng đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán vẫn diễn biến theo chiều hƣớng phức tạp, tinh vi. Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng cần có những giải pháp thích hợp để kiểm soát tình trạng buôn bán hàng giả. 69 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM -THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn liền với việc hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhƣ vậy, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để nhà nƣớc, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhƣng yếu tố chất lƣợng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực buôn bán hàng giả. Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, theo đó, đòi hỏi cần sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lƣợng tốt, và quá trình thực hiện nghiêm minh. Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính không có chất lƣợng tốt, thì không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt đƣợc, cho dù có đầu tƣ nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy. 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành năm 2012 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất về công tác xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những văn bản lập quy về xử lý vi phạm hành chính về hàng giả một cách khoa học, đồng bộ, sát hợp với thực tiễn, để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý nhanh chóng, chính xác, nghiêm minh vi phạm, đảm bảo trật tự sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội. 3.1.2. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả cần bắt đầu từ khâu chủ động ứng phó với diễn biến thị trƣờng, phát hiện sớm và xử phạt nghiêm minh, kịp thời các vi phạm Những nỗ lực trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại đã tạo chuyển biến tích cực về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh, góp phần bình ổn thị trƣờng trên địa bàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389/TP, công tác này vẫn còn những mặt hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ, vẫn còn tồn tại về công tác dự báo tình hình thị trƣờng, việc phối hợp thông tin giữa các đơn vị thiếu tính chủ động, nhạy bén. Nhiều thời điểm, khi có thông tin từ các cơ quan truyền thông mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát nên hiệu quả chƣa cao... Ở khía cạnh khác, Hà Nội vừa là nơi tiêu thụ, vừa là nơi chung chuyển hàng nhập lậu, chủ yếu từ tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai về tiêu thụ hoặc chung chuyển vào phía Nam. Vì vậy, phƣơng thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đƣờng dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ đầu nậu trên biên giới và trong nội địa. Thủ đoạn của chúng chủ yếu là gom hàng tại biên giới, hợp thức hoá bằng chứng từ buôn bán nội địa, hạ thấp giá buôn bán, quay vòng chứng từ. Tƣơng tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả cũng diễn biến phức tạp. Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do ngƣời kinh doanh Việt Nam đặt hàng nhƣ: hàng dệt may, da giày, 71 túi xách, mỹ phẩm, điện thoại di động, phụ tùng ôtô, đồ chơi trẻ em khá phổ biến. Xuất hiện thủ đoạn đặt các nhãn hiệu mà các chủ sở hữu ít đề nghị xử lý nên khó xử lý trên cùng một cửa hàng. Hàng giả mạo xuất xứ tăng rõ rệt, kể cả hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng nhƣ: dệt may, bóng đèn, xăm lốp, đồ gia dụng, thuốc lá, mỳ chính,... Hàng hoá đƣợc sản xuất, nhập khẩu có chất lƣợng thấp hơn công bố, không có hoặc có mức thấp dƣới 70% hoạt chất chính trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, phân bón, thực phẩm bao gói đƣợc phát hiện khá nhiều qua các vụ việc xử lý trong 9 tháng đầu năm. Nền kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo tiếp tục phục hồi nhờ hiệu quả của việc khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định và vực dậy nền kinh tế. Mặt khác, theo quy luật hàng năm, 6 tháng cuối năm là thời điểm mức luân chuyển hàng hoá tăng cao, hàng giá rẻ đƣợc tiêu thụ mạnh càng làm gia tăng tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại. Các hành vi kinh doanh trái phép khác tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phƣơng thức thủ đoạn tinh vi và với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài nhiều hơn. Tình trạng hàng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao dẫn đến việc gia tăng hàng hoá cận hạn, hết hạn sử dụng và hàng kém chất lƣợng. Để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình thị trƣờng, từng bƣớc đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389/TP yêu cầu tiếp tục công tác điều tra cơ bản, nắm bắt thị trƣờng, phối hợp tốt với các lực lƣợng chức năng ở trung ƣơng và các tỉnh biên giới phía bắc; tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật kinh doanh thƣơng mại cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và ngƣời tiêu dùng để nâng cao nhận thức và tuân thủ đúng quy định của pháp luật... 72 3.1.3. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một hoạt động nào của con ngƣời lại có thể thực hiện ngoài ý thức con ngƣời. Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng, quan niệm của con ngƣời. Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan chặt chẽ với tƣ tƣởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Trong lĩnh vực này, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức – ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân – ngƣời thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hƣởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật chỉ có thể đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu nhƣ mọi ngƣời dân, trong đó có cán bộ, công chức hiểu và tôn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Thực tế trong thời gian qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng, có nhiều tổ chức, cá nhân, mặc dù hiểu biết về pháp luật nhƣng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để “lách luật” vì mục đích vụ lợi. Nguy hiểm hơn nữa nếu tình trạng vi phạm pháp luật này xảy ra trong đội ngũ cán bộ, công chức – ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật. Khi ấy, pháp luật sẽ bị lợi dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, xã hội và công dân sẽ bị ảnh hƣởng, gây nên mất trật tự và suy giảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nƣớc. Từ đây, những tiêu cực khác sẽ có thể phát sinh nhƣ thái độ coi thƣờng nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật của ngƣời dân. 73 Để việc xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với ngƣời dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng nói riêng cần đƣợc quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và chống những vi phạm pháp luật về hàng giả. 3.1.4. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chất lƣợng hoạt động của công tác này ảnh hƣởng lớn đến tình trạng thực hiện pháp luật. Trƣớc tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành, thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử phạt nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm pháp luật phải đƣợc phát hiện và xử phạt kịp thời; mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Nếu công tác này không đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, không đƣợc tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trò của pháp luật sẽ bị suy giảm. Xử phạt nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật là nhân tố vô cùng cần thiết đảm bảo kỷ cƣơng và sự vững mạnh của pháp luật. Sử dụng nhuần nhuyễn giáo dục và cƣỡng chế trong quản lý nhà nƣớc, điều hành xã hội bằng pháp luật, giữ vững kỷ cƣơng, phép nƣớc chính là chìa khóa để duy trì tính nghiêm minh của pháp luật một cách hiệu quả. 74 Nhƣ vậy, có thể nói rằng có rất nhiều yếu tố làm ảnh hƣởng đến luật pháp mà trong đó công tác xây dựng pháp luật, tổ chức xây dựng pháp luật và kiểm tra giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật có ý nghĩa to lớn, ảnh hƣởng to lớn và mãnh mẽ đến pháp luật. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả Hiện nay, tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm; truy cứu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu song hiệu lực thực thi của một số văn bản còn thấp do chƣa đƣợc cụ thể hóa hoặc chƣa theo kịp với những diễn biến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lại chủ yếu tập trung vào chống, nhất là chống trong khâu tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu mà chƣa chú trọng đúng mức đến phòng ngừa ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu, vì vậy cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm khắc phục, sửa chữa, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, văn bản có sự xung đột pháp luật với các văn bản khác; từ đó xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. - Văn bản pháp luật cần xác định rõ hàng giả với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu và các khái niệm khác nhƣ hàng hóa khuyết tật theo Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng; hàng hóa chứa yếu tố xâm phạm đến sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng theo luật sở hữu trí tuệ. 75 - Quy định ranh giới cụ thể giữa mức độ xử lý hành chính với xử lý hình sự. - Các Nghị định, thông tƣ quy định quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm cụ thể, rõ ràng, thống nhất, không chồng chéo, thủ tục đơn giản, không rƣờm rà, phức tạp. - Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phƣơng trong công tác đấu tranh chống hàng giả và trách nhiệm quản lý nếu để xẩy ra vi phạm kéo dài mà không phát hiện, xử lý. - Các văn bản xử lý cần quy định các chế tài xử lý mạnh mẽ hơn đối với các vi phạm, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm xẩy ra. 3.2.2. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức thực hiện chống hàng giả Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là bảo vệ pháp luật, trong niệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều đó đồng nghĩa với việc bảo vệ những quyền và lợi ích của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các cơ quan thực thi pháp luật cần thực hiện các nội dung sau: - Thƣờng xuyên tổ chức các khóa học tập nâng cao trình độ pháp luật; tập huấn nghiệp vụ, hội thảo, tọa đàm, về công tác chuyên môn nâng cao kỹ năng thực thi cho mỗi công chức thực hiện nhiệm vụ. - Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm. - Giao nhiệm vụ đồng thời gắn trách nhiệm cho từng cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở nếu để tình trạng vi phạm tràn lan, mất kiểm soát. 76 3.2.3. Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm - Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả; - Phải có cơ chế trách nhiệm, mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp với các cơ quan chuyên môn; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia với lực lƣợng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định. Trƣờng hợp phát hiện hành vi vi phạm trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công. - Quan hệ phối hợp hoạt động đƣợc thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; trong quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý vi phạm. - Việc trao đổi thông tin về tình hình vi phạm giữa các cơ quan chức năng đòi hỏi phải đảm bảo tính bảo mật. 3.2.4.Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp - Thƣờng xuyên duy trì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật một cách sâu rộng cho mọi thành phần từ chủ sở hữu, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đến ngƣời tiêu dùng; đối với mỗi đối tƣợng cần có những biện pháp phù hợp, cụ thể: * Đối với doanh nghiệp Nội dung tuyên truyền cần làm cho doanh nghiệp nhận thức rõ về việc bảo vệ quyền sở hữu không chỉ là quyền của chủ sở hữu mà còn là trách nhiệm đối với ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ xã hội, khắc phục tƣ tƣởng cho rằng việc chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các cơ quan chức năng. 77 Bản chất quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống nhƣ tài sản vật chất, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trƣớc tiên thuộc về trách nhiệm của chủ thể quyền mà không nên chỉ trông chờ vào việc xử lý của các cơ quan cóa thẩm quyền. Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đề cao nguyên tắc tự bảo vệ quyền của chủ thể quyền. Chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền và các biện pháp khác chống lại hành vi xâm phạm (Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ). Có nghĩa là, trƣớc khi thực hiện quyền yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hay tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các hành vi xâm phạm hay thực hiện quyền tự bảo vệ. Từ bài học của các doanh nghiệp có nhiều doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thế giới, thì ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dựng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tƣợng đó trƣớc khi đăng ký. Khi chủ thể quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và chống xâm phạm mà không có hiệu quả hoặc hiệu quả không nhƣ mong muốn, thì khi ấy sẽ yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hay tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự. (Tài liệu tập huấn khóa tập huấn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày 10-11/4/2014 của dự án hỗ trợ chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của châu âu do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức) Các biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng có hiệu quả cần chú ý: tem chống hàng giả, mã số sản phẩm, đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất, ký hiệu riêng trên từng sản phẩm Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội. Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng 78 giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hƣớng dẫn, chỉ rõ cho ngƣời tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng nhƣ có kênh phân phối sản phẩm chất lƣợng tốt tới tận tay ngƣời tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất; tuyên truyền cho các doanh nghiệp thực hiện tốt một số nội dung sau: - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật, cung cấp thông tin các vụ việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, xâm phạm quyền, tài liệu liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. - Cung cấp mẫu hàng giả; giúp các cơ quan thực thi trong việc nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả, kinh phí cần thiết cho việc điều tra, giám định hàng hóa và tiêu hủy hàng giả thu giữ đƣợc. - Xây dựng bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc có đại diện sở hữu trí tuệ của doang nghiệp mình; - Cung cấp cho lực lƣợng thực thi các thông tin về: đầu mối về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, mặt hàng vi phạm, phƣơng thức, thủ đoạn vi phạm, thị trƣờng tiêu thụ, đầu mối sản xuất, tiêu thụ hàng giả; - Tham gia và phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm về chống hàng giả; hội nghị giao lƣu thƣờng xuyên giữa các lực lƣợng thực thi và các doanh nghiệp - Đầu tƣ, áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả. * Đối với ngƣời tiêu dùng Làm tốt công tác thông tin bằng nhiều hình thức nhƣ truyền hình, báo chí, tờ rơi, phát thanh trên hệ thống phát thanh của chính quyền cơ sở, Ban quản lý các chợ, trung tâm thƣơng mại, siêu thị, giúp ngƣời tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh”, tránh trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lƣợng vì quyền lợi của bản thân và xã hội. 79 3.2.5. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả Công tác đấu tranh chống hàng giả đòi hỏi phải thƣờng xuyên, lâu dài và phải cần có sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân, vì vậy cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng mới đem lại hiệu quả cao; - Đối với các cơ quan chức năng: cần phải thƣờng xuyên, tích cực, chủ động trong công tác chuyên môn của mình, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. - Đối với các tổ chức xã hội: phải ý thức rõ về sự ảnh hƣởng của mình đối với xã hội từ đó có những chƣơng trình hành động cụ thể; ví dụ: Hội chống hàng giả và bảo vệ ngƣời tiêu dùng phải lắng nghe, tìm hiểu, phát hiện những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ những thiệt hại của ngƣời tiêu dùng để phản ánh với các cơ quan chức năng đấu tranh xử lý sai phạm, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. - Đối với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đƣợc sự bảo vệ của pháp luật, tuy nhiên cũng cần phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình đang lƣu thông trên thị trƣờng và có cơ chế tự bảo vệ thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thông tin cảnh báo hàng kém chất lƣợng, hàng hoá của doanh nghiệp mình có thể bị làm giả để các cơ quan chức năng và ngƣời tiêu dùng có thông tin đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng. - Đối với ngƣời tiêu dùng: là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất, trực tiếp nhất từ nạn hàng giả, hàng kém chất lƣợng; vì vậy, mặc dù đƣợc sự bảo vệ của pháp luật thì ngƣời tiêu dùng cũng cần phải nói lên tiếng nói của mình khi bị xâm hại bởi đây là kênh thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất và đáng tin cậy nhất để giúp các cơ quan chức năng phát hiện và đấu tranh hiệu quả nhất đối với vi phạm. 80 Nhƣ vậy, công tác đấu tranh chống hàng giả chỉ đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. 3.2.6. Tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức thực thi và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lƣợng Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các Hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ thƣơng hiệu trong nƣớc và quốc tế nhằm trao đổi thông tin, nắm bắt, dự báo chính xác về xu hƣớng thị trƣờng; trong đó phải quy định trách nhiệm về thông tin, tính bảo mật của thông tin, trách nhiệm của các bên trong công tác phối hợp nhằm đƣa ra các biện pháp phòng ngừa và đấu trang có hiệu quả với các vi phạm. 81 Tiểu kết Chƣơng 3 Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, về nguyên tắc, là lĩnh vực do luật hành chính điều chỉnh, tuy nhiên, do vấn đề hàng hóa và hàng giả có tính phức tạp và đa dạng, nên công tác phòng chống buôn bán hàng giả cũng phức tạp, khiến cho việc xây dựng hệ thống quy định về vi phạm và xử phạt vi phạm trở nên khó khăn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Qua thực tiễn xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn Kiếm của lực lƣợng quản lý thị trƣờng Hà Nội, có thể thấy, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan xây dựng thống nhất các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, tránh xung đột, gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, các địa phƣơng cần tăng cƣờng phối hợp liên ngành, phát hiện sớm, xử lý nhanh chóng các vi phạm. Các tổ chức cần tích cực và trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, để phối hợp với cơ quan chức năng chứng minh, xử lý nghiêm minh vi phạm về bán hàng giả. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng cũng cần nâng cao văn hóa tiêu dùng, phát huy trách nhiệm công dân trong việc phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, chứng minh, xử lý vi phạm về hàng giả. 82 KẾT LUẬN Những năm qua, nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, do hành vi buôn bán hàng giả ngày càng đa dạng, phổ biến với thủ đoạn tinh vi, trong khi năng lực của cơ quan hữu quan còn hạn chế, khiến cho công tác kiểm soát buôn bán hàng giả đạt kết quả hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội của lực lƣợng quản lý thị trƣờng, thấy rằng việc phát hiện vi phạm đã khó, nhƣng xử lý vi phạm cũng là vấn đề nan giải. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhiều quy định, những vẫn còn nhiều khiếm khuyết, gây khó khăn, vƣớng mắc cho việc áp dụng. Bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, các địa phƣơng cần chủ động nâng cao năng lực tổ chức thực thi công vụ cho đội ngũ công chức, cần tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong tuần tra, kiểm soát hàng giả. Đây đƣợc xem là những giải pháp cơ bản mang tính hành chính để nâng cao hiệu quả kiểm soát việc buôn bán hàng giả đang ngày càng trầm trọng hiện nay trên phạm vi toàn quốc. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệp định TRIPS: những tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 1999, Kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Khoa Luật ĐHQGHN và Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013. 2. Bộ Công thƣơng (2012), Chỉ thị số 14/CT-BCT ngàu 04 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt đọng công vụ của công chức quản lý thị trường. 3. Bộ Công thƣơng (2013), Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 Uy định về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường. 4. Bộ Công thƣơng (2016), Kế hoạch số 1603/KH-BCT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ Công thương về Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016. 5. Bộ Tài chính – Bộ Khoa học công nghệ (2004), Thông tư liên tịch giữa Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ 129 /2004/TTLT/BTC- BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2004 Hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát tại biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. 6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan. 7. Bộ Tƣ pháp (2016), Báo cáo số 101/BC-BTP ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Tư pháp về tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Hà Nội. 84 8. Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012. 9. Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013. 10. Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014. 11. Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015. 12. Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016. 13. Chính phủ (2008), Nghị định 06/2008/NĐ- CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. 14. Chính phủ (2011), Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02/12/2011 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 13/05/2009, Hà Nội. 15. Chính phủ (2013), Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 16. Chính phủ (2013), Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội. 17. Chính phủ (2013), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính 18. Chính phủ (2013), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 85 19. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 Quy định chi tiết một số điều của và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. 20. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 Về Thương mại điện tử. 21. Chính phủ (2013), Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. 22. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng (thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP). 23. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 24. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. 25. Trần Văn Hải, Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, số 31 - 7/2008. 26. Hội đồng Bộ trƣởng (1991), Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. 27. Nguyễn Thụy Phƣơng, Quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Thông tin Khoa học Xét xử, 5 (2007), 20. 86 28. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự. 29. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 36. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội. 30. Quốc hội (2001), Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 31. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 32. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 33. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 34. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 35. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 36. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 37. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 38. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 39. Đỗ Đô Thành, Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 40. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lượng. 41. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 389/QĐ-TTg về Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 42. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 43. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 3902/QĐ- UBND ngày 22/7/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc Thành lập Ban chỉ đạo 389/TP. 87 44. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 3985/QĐ- UBND về việc thành lập Cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo Thành phố chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả. 45. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 3986/QĐ- BCĐ/TP về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Thành phố Hà Nội. 46. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (1982), Pháp lệnh số 07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. 47. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh số 13/1999/PL- UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 48. Thành Vinh, Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Thông tin Khoa học Xét xử, 5 (2007), 2. 49. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_gi%E1%BA%A3 50. 51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_ve_buon_ban_hang_gia_tu.pdf
Luận văn liên quan