Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết quả tổng
hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy, muốn đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và biết kết hợp chung một cách hài
hoà.Thế mạnh là lao động nhưng nếu không có chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi
mô đúng để khai thác thế mạnh thì không đạt được kết quả mong muốn. Một cơ cấu
kinh tế hài hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được
sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng.
- Cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Thực hiện chính
sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thực hiện chính sách thắt chặt tài chính. Quốc hữu hóa
một số ngân hàng.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3970 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu .............................................................. 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4 Số liệu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.5 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.6 Bố cục tiểu luận ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................ 3
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN .......... 4
3.1 Sơ lược về Nhật Bản ..................................................................................... 4
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 4
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 4
3.2 Các giai đoạn phát triển của Nhật Bản ......................................................... 5
3.2.1 Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến thập niên 60 ................... 5
3.2.2 Nền kinh tế Nhật Bản từ 1960 – 1973 .................................................. 12
3.2.3 Giai đoạn từ năm 1973 đến nay............................................................ 16
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .......................................... 22
4.1 Tổng quan về kinh tế Việt Nam .................................................................. 22
4.2 Bài học cho Việt Nam ................................................................................. 22
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 26
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu
thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Trong xu thế ấy, sự đổi mới để thích
nghi luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu của các quốc gia. Đối với Việt Nam,
trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế
thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, công cuộc cải
cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Đứng trước tình
hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách phát
triển, hội nhập một cách tích cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của
các quốc gia đi trước.
Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất nước được mệnh danh “xứ sở hoa Anh
Đào” là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước
thập niên 90 của thế kỷ 20 khiến cho cả thế giới khâm phục. Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối
với nhiều quốc gia đang phát triển. Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã học hỏi theo
mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số quốc gia đã nhanh chóng trở thành
con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế – xã hội.
Chính vì vậy việc phân tích, học hỏi những chính sách, chiến lược mà chính phủ
Nhật Bản đã áp dụng để so sánh với thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam là một việc rất
cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã
hội.
1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng của nghiên cứu: “Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”.
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mô hình kinh tế, các giai đoạn phát triển ở Nhật
Bản. Thông qua đó, rút ra được những bài học cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, các số liệu xử lý, kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh và
diễn dịch, …để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, về những bài học mà Việt Nam có thể
học hỏi từ Nhật Bản.
1.4 Số liệu nghiên cứu
Thu thập các số liệu thứ cấp, đã qua xử lý để áp dụng vào đề tài, góp phần làm tăng
tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu.
1.5 Kết quả nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã nắm được mô hình của sự phát triển ở Nhật Bản,
và cũng đã tìm ra được một số bài học kinh nghiệm cho nước ta.
1.6 Bố cục tiểu luận
Bài tiểu luận có bố cục gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Thực trạng về đất nước Nhật Bản
Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 5: Kết luận
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kinh tế học phát triển là khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực
khan hiếm một cách có hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển nhanh chóng
thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu tạo dựng một xã hội có trình độ phát triển
kinh tế cao, đời sống tinh thần phong phú, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng trưởng
kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định. Nhật Bản hiện là nước
đứng hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, dù có những khó khăn nhất định
trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Còn Việt Nam chúng ta thì đang trên tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhìn vào sự phát triển của Nhật Bản, so
sánh với những điều kiện chúng ta đang có, nhận thấy có những mô hình phát triển
đáng để chúng ta học hỏi. Cụ thể có đó là mô hình của:
Harry T.Oshima (1995), ông cho rằng nên đầu tư cho nông nghiệp phát triển
theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển theo
chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và tiếp tục phát triển
các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động.
W.Edwards Deming, Deming cho rằng sẽ xác định chính xác những nguyên
nhân sai lỗi trong quá trình sản xuất để tiến hành khắc phục sai lỗi hoặc cải tiến
công việc. Trên cơ sở đó, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên,
Deming tin rằng 80-85% chất lượng sản phẩm dịch vụ có đạt hay không là do ở
vấn đề quản lý.
Ngoài ra, còn có lí thuyết “Chương trình cải cách kinh tế” của Thủ tướng Abe và
“Chính sách bình ổn” của Dodge. Ở mỗi giai đoạn có mỗi mô hình phát triển khác
nhau, có thể tương tự, cũng có thể dựa trên mô hình cũ hình thành nên mô hình mới
hoàn toàn, nói chung vẫn là do sự biến động của nền kinh tế quyết định. Cơ sở lí luận
cho tiểu luận này đó là những mô hình Nhật Bản đã áp dụng để phát triển qua từng
thời kì và đó là lí thuyết phù hợp với sự phát triển của Việt Nam.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
3.1 Sơ lược về Nhật Bản
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao
nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.
Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp.
Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một
số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất
là núi Phú Sĩ cao 3776 mét.
Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều
thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản
chịu vào khoảng 1000 trận động đất và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp
một trận động đất khủng khiếp.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ,
kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó
khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng
một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt
quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh
chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh
ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy
chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế
giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ
hai về kinh tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011.
Đến tháng 7, 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng
thứ 10 trên thế giới. Phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
những công nhân nước ngoài, tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm
dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyu.
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa
Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời,
mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nhật Bản là
nước có nhiều tôn giáo. Thần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp
của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á.
3.2 Các giai đoạn phát triển của Nhật Bản
3.2.1 Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến thập niên 60
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu
tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chíêm đóng. Sau chiến tranh, đất
nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; đồng thời xuấn hiện
nhiều khó khăn bao trùm đất nước : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực
phẩm và hàng hoá, lạm phát nặng nề...
Bảng thiệt hại về tài sản quốc gia do cuộc chiến Thái Bình Dương
( Đơn vị: triệu yên - Theo giá tại thời điểm chiến tranh kết thúc)
Các lọai tài sản Trước chiến tranh Sau chiến tranh Tỷ lệ tàn phá
Tổng tài sản 253.130 188.852 25.4 %
Tàu 9.125 1.796 80.3 %
Máy móc công
nghiệp
23.346 15.352 34.2 %
Cấu trúc 90.435 68.215 24.6 %
Nguyên vật liệu
công nghiệp
32.953 25.089 23.9 %
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Tài sản hộ gia đình 46.427 36.869 20.6 %
Tài sản hộ gia đình 4.156 3.497 15.9 %
Điện và gas 14.933 13.313 10.8 %
Đường sắt và các
lọai giao thông
đường bộ
15.415 13.892 9.9 %
Phần lớn thiệt hại này xuất hiện vào giai đọan cuối của cuộc chiến. Hai phần ba số
máy móc vẫn tồn tại mặc dù bị các đợt ném bom oanh tạc. Tuy vậy, các nhà máy,
tuyến đường xe lửa còn lại vẫn không thể họat động do thiếu năng lượng và nguyên
liệu. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945-1946, sản lượng sản xuất giảm
20% so với giai đọan đỉnh điểm của chiến tranh, hay giảm 30% so với giai đọan trước
chiến tranh 1934-1936. Nguyên nhân chính là thiếu nguyên vật liệu không phải thiếu
năng lực.
Sau chiến tranh, năm 1946, việc thiếu hụt hàng hóa và mức sống thấp đặc biệt trở
nên nghiêm trọng. Lương thực trở nên khan hiếm nhiều người có nguy cơ bị chết đói.
Ngòai ra, nạn thất nghiệp cũng là vấn đề rất trầm trọng. Số lượng người thất nghiệp dự
báo lên tới con số 10 triệu người.
Mặc khác, trong thời kỳ này, Nhật bản không được phép tham gia vào mậu dịch
quốc tế. Họ chỉ được nhập khẩu một lượng hạn chế thực phẩm và các mặt hàng thiết
yếu khác, và xuất khẩu để trả cho các mặt hàng đó. Mọi hoạt động đều được thông qua
Ban Mậu Dịch và SCAP (Quân Tổng Chỉ Huy Đồng Minh). Sự hạn chế này đã làm
giảm đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu.
3.2.1.1 Mô hình lý thuyết phát triển và cách áp dụng
a. In tiền
- Chính sách: Để đối phó với tình hình này, Chính phủ Nhật Bản quyết định in tiền để
tài trợ cho các họat động và thắt chặt chính sách kiểm soát giá cả.
- Áp dụng: Tuy nhiên, chính sách này lại chính là nguyên nhân đẩy tỷ lệ lạm phát lên
mức 3 con số trong giai đọan 1946-1949. Đây là mức độ lạm phát Nhật Bản trải qua
cao nhất từ trước đến nay.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
b. Phong tỏa các khoản đặt cọc vào năm 1946
- Chính sách: Nỗ lực đầu tiên để chấm dứt lạm phát là việc phong tỏa các khoản đặt
cọc vào năm 1946.
- Áp dụng: Chính phủ đột ngột ra tuyên bố:
Những ai có tiền gửi ngân hàng không được rút quá 500 Yên trong một tháng.
Tất cả tiền giấy không được gửi trong Ngân hàng hiện có sẽ bị hủy bỏ.
Vì vậy, mọi người buộc gửi tiền trong ngân hàng, hành động của chính phủ làm giảm
lượng cung tiền xuống còn 1/3 và tạm thời kiềm chế được lạm phát. Nhưng người dân
sẽ có cảm giác họ đang bị chính phủ lừa dối và họ mất lòng tin vào chính sách tiền tệ
của chính phủ, lạm phát lại tiếp tục gia tăng.
c. Chính sách bình ổn Dodge năm 1949
- Chính sách: Năm 1949, Washington cử ông Joseph Dodge tới Tokyo, ông vốn là chủ
tịch ngân hàng Detroit và là người ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế tự do. Ông ra lệnh áp
dụng các biện pháp thắt chặt để chấm dứt lạm phát, gọi là Chính sách bình ổn
“Dodge”.
- Áp dụng:
Dừng các khoản vay fukki.
Xóa bỏ tất cả các trợ cấp và tăng chí phí sử dụng.
Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Tạo ra một “ngân sách cân bằng” – cân bằng ban đầu là bằng không, điều đó có
nghĩa là toàn bộ ngân sách sẽ phải duy trì ở mức thặng dư.
Thống nhất các tỷ giá về một mức là 360 Yên đổi 1 Đô la.
- Thành tựu & hạn chế:
Chính sách bình ổn Dodge đã đem lại thành công rực rỡ trong việc chấm dứt lạm
phát. Nhưng đúng như những lo ngại vốn có từ trước, cú sốc kinh tế gây ra quá
lớn và người dân đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Quả
thực, chẳng bao lâu sau sản lượng bắt đầu suy giảm. Giáo sư Arisawa cho rằng
các phương pháp bình ổn đã được áp dụng quá sớm; theo ông lẽ ra Dodge nên cố
đợi một vài năm sau mới áp dụng các biện pháp này thì tốt hơn.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Khi nền kinh tế Nhật bản bắt đầu suy thoái thì cuộc chiến tranh Triều Tiên
(1950-1953) bùng nổ. Hoa Kỳ đã dùng Nhật làm cơ sở để cung cấp một lượng
lớn các hàng hóa quân sự và hàng hóa dân dụng. Đây chính là thời cơ cho ngành
sản xuất Nhật Bản, cuộc suy thoái nhanh chóng chấm dứt và nền kinh tế lại tăng
trưởng trở lại.
Joseph Dodge đôi lúc được ca ngợi vì đã chấm dứt được lạm phát nhưng đối lúc
đã bị chỉ trích vì đã áp dụng liệu pháp sốc (mặc dù ảnh hưởng không mong muốn
của việc áp dụng này đã được cuộc chiến tranh Triều Tiên xóa bỏ), nhưng đại đa
số người dân Nhật vẫn hoan nghênh chính sách của ông hơn là chỉ trích.
3.2.1.2 Một số cải cách kinh tế xã hội căn bản của Nhật Bản ngay sau chiến tranh
a. Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức về kinh tế
Mục tiêu chính trong chương trình dân chủ hóa của SCAP là thực hiện chủ trương
“Phi quân sự hóa về kinh tế” nhằm:
- Xóa bỏ sự tập trung quá mức về kinh tế và chiếm hữu tài sản quá lớn của những tập
đoàn tài phiệt zaibatsu.
- Ngăn chặn sự phục hồi của giới tài phiệt và mở đường cho quá trình dân chủ hóa về
kinh tế và chính trị.
- Các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu) được sự bảo trợ của nhà nước Nhật Bản suốt từ thời
Minh Trị qua các khoản trợ cấp, thuế quan bảo hộ… chiếm vai trò chi phối nhiều lĩnh
vực khác của nền kinh tế.
- Tập trung công nghiệp vào một số zaibatsu gây ra quan hệ nửa phong kiến giữa chủ
và thợ, kìm hãm tiền lương, cản trở sự phát triển của công đoàn gây trở ngại cho việc
thành lập và phát triển của các hãng kinh doanh độc lập, cản trở sự lớn mạnh của giai
cấp trung lưu ở Nhật Bản.
- Tiền lương thấp và các lợi nhuận tập trung… nên giới kinh doanh Nhật Bản thấy cần
phải mở rộng xuất khẩu. Đây là động lực đặc biệt thúc đẩy Nhật Bản vào con đường
đế quốc chủ nghĩa và xâm lược.
- Giải tán các zaibatsu và các công ty lớn, thay đổi bộ máy nhân sự thông qua thanh
lọc kinh tế.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
- Thực chất của các biện pháp giải tán các zaibatsu, chống độc quyền là cải cách quản
lý công thương nghiệp, chuyển từ cơ cấu độc quyền trước chiến tranh sang cơ cấu dân
chủ cạnh tranh, hướng vào thị trường.
b. Cải cách ruộng đất ở Nhật Bản
- Đạo luật cải cách ruộng đất
Cuộc cải cách ruộng đất này ở Nhật Bản là sự phân chia lại quyền sở hữu ruộng
đất từ địa chủ sang dân cày, xây dựng nên hệ thống nông dân độc lập.
Được quyền sở hữu tới gần 50% số lượng đất nên tầng lớp địa chủ Nhật Bản lúc
đó có sức mạnh áp đảo trong các cộng đồng nông thôn. Nhiều địa chủ cũng có
tên trong Thượng viện. Những địa chủ này cũng tìm mọi cách kiếm lợi từ việc
bóc lột nông dân.
Cuộc cải cách ruộng đất được triển khai vào giai đoạn 1945 – 1950 dưới sự chỉ
đạo chặt chẽ của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) nhằm giải
phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng năng suất bằng cách thâm
canh tạo ra động lực khuyến khích nông dân sản xuất.
Ngày 9/12/1945 SCAP đã đưa ra một Bị vong lục ra lệnh cho chính phủ Nhật
Bản phải tìm cách thông qua được kế hoạch cải cách ruộng đất với mục tiêu: “…
Xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm phục hồi và củng cố các xu hướng dân chủ,
tạo ra sự tôn trọng đối với các giá trị đích thực của con người, để phá bỏ sự kìm
hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ áp bức
phong kiến”
Tháng 10 năm 1946, Nghị viện đã thông qua chương trình cải cách ruộng đất và
ủy quyền cho chính phủ thực thi. Các biện pháp cải cách ruộng đất mạnh mẽ
được thể hiện thông qua các quy định của đạo luật, đất canh tác của địa chủ làng
xã cũng bị thu mua và chuyển nhượng cho nông dân.
- Ý nghĩa của cải cách ruộng đất
Cuộc cải cách ruộng đất đã làm biến đổi một cách căn bản chế độ sở hữu nửa
phong kiến trong nền nông nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh.
Cải cách ruộng đất đã phá vỡ truyền thống, tập quán cổ hủ và lạc hậu trước đây,
làm ổn định và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Hình thành lên những tư tưởng mới về hòa bình, dân chủ trong nhận thức của
người dân ở nông thôn Nhật Bản. Những giá trị tinh thần đó là những động lực
thúc đẩy họ vững tâm tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động để
làm nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước sau này.
Tuy nhiên chế độ sở hữu ruộng đất này gây khó khăn cho việc mở rộng đất đai
kinh doanh. Thậm chí để đảm bảo thành quả của cuộc cải cách ruộng đất và ngăn
chặn địa chủ phục hồi lại, luật đất đai nông nghiệp được ban hành vào năm 1952
đã hạn chế cả việc mở rộng quy mô ruộng đất của đơn vị canh tác.
c. Cải cách (hay dân chủ hoá) lao động
- Các đạo luật về lao động
Những cải cách nhằm dân chủ hóa lao động được thực hiện bằng việc thông qua
các đạo luật về lao động, như Luật công đoàn được ban hành vào tháng 12 năm
1945; Luật điều chỉnh quan hệ lao động năm 1946 và Luật cơ bản về lao động
năm 1947.
Chính phủ Nhật Bản, với sự giúp sức của SCAP đã đẩy mạnh việc hình thành các
Hội đồng quản lý với mục đích tạo cầu nối để qua đó, giới quản lý và công nhân
có thể thương lượng về các hợp đồng và quyết định quản lý.
Các Hội đồng quản lý ngày càng giành được nhiều quyền lực và cương quyết bảo
vệ những thắng lợi đó và tác động của các cuộc đấu tranh công đoàn rất quan
trọng trong việc đặt nền móng cho quan hệ lao động.
- Cơ cấu lương mới
Trong những thành công mà người công nhân Nhật Bản đã giành được là cơ cấu
lương mới, gọi là cơ cấu lương kiểu Densan.
Cơ cấu lương này chú trọng đến thời gian phục vụ công ty, nên công nhân càng ở
lâu trong một công ty càng có lợi thế.
Trong mỗi xí nghiệp, lực lượng lao động có tổ chức ở Nhật Bản rất linh hoạt và
được công ty đào tạo cho các nhiệm vụ rất đa năng.
Mức lương không phụ thuộc vào phân loại việc làm mà do thâm niên phục vụ
công ty, chức vụ và việc đánh giá công trạng, có chú trọng đến những hoàn cảnh
khách quan của mỗi cá nhân như thâm niên công tác tại công ty và số lượng
thành viên trong gia đình.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
- Ổn định việc làm
Đứng trước tình trạng các công ty Nhật Bản bắt đầu sa thải hàng loạt, khiến hàng
triệu người thất nghiệp, các công đoàn đã hoạt động theo phương châm ngăn
ngừa giảm thợ và bảo vệ công ăn việc làm của các đoàn viên của mình “Chế độ
thuê suốt đời” trước chiến tranh là một thủ đoạn của Ban giám đốc thì bây giờ là
mục tiêu có ý thức của các công đoàn nhằm ổn định lâu dài việc làm cho các
công đoàn viên của mình.
Đấu tranh bảo vệ và ổn định việc làm cho công nhân là một trong những nội
dung quan trọng của cải thiện quan hệ chủ thợ sau chiến tranh.
3.2.1.3 Những tác động của cải cách kinh tế - xã hội sau chiến tranh ở Nhật Bản
- Góp phần tái lập lại tình trạng phát triển bình thường của xã hội và kinh tế Nhật Bản
từ một xã hội mất dân chủ, quân phiệt, một nền kinh tế bị quân sự hoá cao độ và lấy
chiến tranh làm phương tiện phát triển đất nước, sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, một xã hội dân chủ, hoà bình, lấy người tiêu dùng làm đối tượng phục vụ, và
lấy hợp tác, cạnh tranh, và phát triển kinh tế và khoa học làm phương tiện phát triển
đất nước.
- Tạo được những cơ sở quan trọng để Nhật Bản có thể phục hồi nhanh chóng nền kinh
tế sau chiến tranh. Đến năm 1951 - 52, Nhật Bản đã thực sự kết thúc giai đoạn phục
hồi kinh tế, mức sản xuất lúc này đạt ngang mức sản xuất trước chiến tranh (1934 -
36). Công cuộc cải cách dân chủ trong những năm đầu sau chiến tranh đã xoá bỏ
những tàn dư phong kiến, xây dựng nền tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và tạo đà cho Nhật Bản phát triển. Công cuộc cải cách này thật sự là một bước ngoặt
trong lịch sử Nhật Bản, đưa Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới về mọi mặt.
- Công cuộc cải cách này đã đưa nước Nhật trở lại với cộng đồng các quốc gia trên thế
giới từ đống tro tàn của chiến tranh.
3.2.1.4 Những hạn chế của công cuộc cải cách
- Chưa thực sự mang lại lợi ích hoàn toàn cho những người lao động.
- Các thế lực phát xít vẫn chưa được thanh trừng triệt để, việc tiến hành “thanh trừng
Đỏ” là vi phạm nghiêm trọng Tuyên cáo Potsđam, việc giải tán các zaibatsu vẫn chưa
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
được thực hiện triệt để như chính sách ban đầu, phong trào lao động vẫn bị gây khó dễ
và ngăn chặn,...
- Công cuộc cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế, ở Nhật Bản sau chiến tranh
bị chững lại, thậm chí ít nhiều bị chệch hướng so với mục tiêu ban đầu do Lực lượng
đồng minh đề ra, và kết quả của nó đã bị hạn chế.
3.2.2 Nền kinh tế Nhật Bản từ 1960 – 1973
Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần
kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là
10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
Tới năm 1968, vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu
những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn
nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
3.2.2.1 Nguyên nhân của sự phát triển “thần kỳ”
- Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được
trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem là
vốn quý nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và các công ty Nhật Bản (như
thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ
thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).
- Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và
sức cạnh tranh cao.
- Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao
năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.
- Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh
Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
3.2.2.2 Mô hình phát triển kinh tế và áp dụng
Trong giai đoạn này Nhật Bản tiếp tục các mô hình ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó,
còn áp dụng thêm một số các mô hình như sau:
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Đổi mới kỹ thuật:
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở Nhật Bản có nguồn gốc từ nước Mỹ. Khi chiến
tranh kết thúc, những kỹ thuật tiên tiến phát minh ở Mỹ trước và sau chiến tranh được
đưa vào Nhật Bản và được phát triển một cách nhanh chóng.
Năm lĩnh vực lớn của cách mạng kỹ thuật:
1. Lĩnh vực điện tử : Mạch tổ hợp, mạch tổ hợp lớn, mạch tổ hợp siêu lớn và điện
tử phát triển một cách ghê ghớm. Sự phát triển đó gắn liền với sự phát triển của kỹ
thuật sản xuất máy móc và kỹ thuật phương tiện thông tin, đã và đang làm thay đổi
bộ mặt của toàn xã hội.
2. Cách mạng trong lĩnh vực vật liệu. Đặc biệt là gốm đã gây được sự chú ý to lớn.
Kỹ thuật đã cho phép con người sản xuất được động cơ bằng gốm.
3. Cách mạng trong lĩnh vực thông tin. Sự tiến bộ của lĩnh vực điện tử và sự phát
triển của thông tin cáp quang gắn liền với nhau làm bùng nổ cách mạng trong lĩnh
vực thông tin.
4. Cách mạng trong lĩnh vực sinh học. Người ta có thể tạo ra được một loại dược
phẩm mới, một loại thực vật mới bằng cách cấy ghép gen di truyền.
5. Lĩnh vực năng lượng mới. Người ta sử dụng pin mặt trời, sử dụng các tấm
silicon tạo ra nguồn năng lượng mới đầy triển vọng
Tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế.
Khôi phục kinh tế sau chiến tranh là vấn đề hàng đầu của chính sách kinh tế, ít có ai
nghĩ tới vấn đề phát triển. Nhưng từ năm 1960 trở đi vấn đề làm thế nào để phát triển
kinh tế lại trở thành mối quan tâm mạnh mẽ của mọi người. “Kế hoạch tăng gấp đôi
thu nhập quốc dân” được nội các của thủ tướng Akada quyết định tháng 12 cùng năm
đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân trong vòng 10 năm, cụ thể là tốc độ
tăng trưởng bình quân 7,2%/năm trong suốt 10 năm liền. Đó là kế hoạch đạt tiêu về
cấp độ tăng trưởng.
Cơ cấu hai tầng.
Nói “cơ cấu hai tầng” là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản, không có
nghĩa là ở các nước Tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
nữa. Hơn nữa, khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển
công nghiệp như Nhật Bản thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng nét phát triển
độc đáo của Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh
doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hoá nước Nhật Bản, và sự tồn tại rất phổ biến
của loại hình sản xuất, kinh doanh nhỏ và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã
đạt trình độ hiện đại hoá cao.
Chính sách mở cửa và phát triển khoa học kỹ thuật.
Sự tiếp nhận các tri thức, thành tựu khoa học kỹ thuật phương tây được phân tích kỹ
lưỡng thận trọng và có chọn lọc. Các tri thức này đem lại kết quả thiết thực cho phát
triển kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước.Những tri thức du nhập này
được vận dụng sáng tạo trong điều kiện kinh tế – xã hội của Nhật Bản.
Việc nhập khẩu kỹ thuật nước ngoài để đổi mới kỹ thuật trong nước diễn ra hết sức
mạnh mẽ trong suốt 40 năm sau chiến tranh. Đó là một nguyên nhân quyết định, giúp
nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ chưa từng thấy.
3.2.2.3 Thành tựu đạt được
Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế
Năm 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966
Tốc độ tăng 15.4 15.5 7.3 7.7 13.8 4.0 11.6
Năm 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973
Tốc độ tăng 13.1 13.8 12.3 10.2 5.6 10.4 6.5
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Công nghiệp
Trong sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thì nhân tố hàng đầu là sự phát triển các
ngành công nghiệp. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hằng năm trong thời kỳ
những năm 1960- 1969 trung bình là 13.5% . Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng
từ 4.1 tỉ USD năm 1950 lên 56.4 tỉ USD năm 1969 . Đúng 100 năm sau cải cách Minh
Trị (1868-1968) Nhật Bản dẫn đầu các nước tư bản về sản lượng tầu biển, xe
máy, máy khâu, máy ảnh ,ti vi; đứng thứ 2 thế giới về sản lượng thép, ô tô, xi măng,
sản phẩm hoá chất, hàng dệt...
Một số nghành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Mặc dù Nhật
Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế
biến dầu thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô. Đối với nghành công
nghiệp sản xuất thép thì năm 1950 sản lượng đạt 4.8 triệu tấn, đến năm 1973 đạt 117
triệu tấn. Năm 1960 công nghiệp ô tô Nhật Bản đứng hàng thứ 6 thế giới tư bản dến
năm 1967 đã vượt lên hàng thứ 2 sau mỹ. Năm 1968 Nhật Bản sản xuất được 2 triệu ô
tô. Trong sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt, điển hình là ngành đóng tàu
biển tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Khối lượng đóng tầu thép tăng nhanh chóng từ
410.000 tấn năm 1954 lên 730.000 tấn năm 1955;1.740.000 tấn năm 1956 và
2.290.000 vào năm 1957. Ngành công nghiệp đóng tàu đến những năm 70 chiếm trên
50% tổng số tầu biển trên thế giới và có 6 trong 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất thế giới
tư bản. Các nghành công nghiệp nặng đặc biệt là công nghiệp chế tạo, hoá
chất và luyện kim tăng nhanh.
15.40%
7.70%
4.00%
13.10%
12.30%
5.60%
6.50%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
18.00%
1960 1963 1965 1967 1969 1971 1973
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN THỰC TẾ
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Nông nghiệp
Nhờ áp dụng phát triển thâm canh với trình độ cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa
và điện khí hóa rất cao nên đến năm 1969, tổng giá trị sản nông, lâm, ngư nghiệp là 9
tỷ đồng, lao động nông nghiệp giảm còn 8,9 triệu trong khi năm 1960 là 14,5 triệu.
Giai đoạn 1967-1969 sản lượng lương thực cung cấp hơn 80% nhu cầu trong nước.
Xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô
tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính. Năm 1960, Nhật Bản bắt đầu tự do hóa
thương mại. Năm 1963, Nhật Bản trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm
1964, Nhật Bản trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, câu lạc
bộ của những quốc gia tiên tiến. Đến năm 1970, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản
đạt mức 72,4% là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất.
Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới tư bản.
3.2.2.4 Hạn chế của các mô hình
Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế lớn
như Tôkyô, Ôsaca, các vùng khác được đầu tư ít hơn hẳn. Giữa công nghiệp và nông
nghiệp cũng mất cân đối, nhìn chung cơ cấu cấu kinh tế Nhật là: công nghiệp 38%,
nông nghiệp 2% và dịch vụ 60%.
Nhật Bản cũng đang phải đối phó với vấn đề lực lượng lao động “già hóa”, người
già ngày càng đông. Nguy cơ thiếu nguồn lao động đang là một vấn đề buộc Nhật Bản
phải tìm ra biện pháp khắc phục.
3.2.3 Giai đoạn từ năm 1973 đến nay
3.2.3.1 Giai đoạn 1974 -1985
Thời kì này có đặc trưng là tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định và nhìn chung
thấp bằng nửa thời kì ở giai đoạn trước.
a. Tình hình kinh tế
Hai cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1980-1982 làm cho kỷ nguyên
tăng nhanh chấm dứt, nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Kinh tế tăng trưởng âm trong năm 1974. Trong giai đoạn 1974-1982, tốc độ
tăng sản phẩm quốc dân hằng năm chỉ 3,7%.
Năm 1974, Nhật Bản lâm vào siêu lạm phát, giá cả tăng 30 lần so với năm 1973
Sản xuất bị định đốn, tổng sản phẩm quốc dân năm 1974 ở chỉ số âm (-1,3%).
Từ 1973-1975, 1/3 thiết bị nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu năng
lượng…
Nhật phải nhập khẩu 90% năng lượng.
b. Mô hình áp dụng
Chuyển cơ cấu công nghiệp từ các ngành cần nhiều nguyên liệu sang các ngành
tốn ít nguyên liệu, đồng thời chyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng
của khu vực dịch vụ.
Bảo tồn và tiết kiệm năng lượng cùng với việc tạo ra những nguồn năng lượng
mới.
c. Thành tựu:
Nhập khẩu dầu mỏ từ năm 1973 đến 1984 giảm 34,2%
3.2.3.2 Giai đoạn 1986- 1990
Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định
a. Tình hình kinh tế:
Thời kì bong bóng kinh tế của Nhật kéo dài 4 Khuyến khích tăng thị trường
trong nước, nước ngoài và xuất khẩu.
Kinh tế Nhật thời kì này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar
Mỹ , tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp
thấp, giá tài sản cao, tiêu dùng mạnh.
b. Mô hình:
Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất), nên
tính thanh khoản cao quá mức hình thành.
c. Thành tựu:
Tạo được các loại động cơ, các thiết bị tiêu dùng hết sức tiết kiệm năng lượng.
Sang thập kỉ 80, nhất là từ nửa sau những năm 80, Nhật có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, ổn định và tiếp tục khẳng định vị trí siêu cường kinh tế thứ 2 thế
giới.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Năm 1987, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt
Mỹ, đến năm 1988 đạt 27.000 USD (Mỹ 22.000 USD). Năm 1968, con số này
bằng 30% Mỹ, sau 20 năm bằng 120% Mỹ.
Sản xuất công nghiệp: Nhật đứng đầu các ngành công nghiệp đóng tàu, luyện
thép, ô tô, ti vi màu, chất bán dẫn, điện tử tiêu dùng, người máy….
Tài chính: Nhật Bản đứng “Số 1 thế giới”. Nhật có dữ trữ vàng và ngoại tệ lớn
nhất thế giới, gấp 3 lần Mỹ, gấp 1.5 lần Tây Đức. Năm 1986, trong số có 500
ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật có 14 ngân hàng, xếp thứ tự 1-23-4-5 và 9-10.
Tài sản nước ngoài ở Nhật Bản chiếm 36% toàn thế giới (Mỹ 14%).
Khoa học kĩ thuật: từ năm 1978-1988 chi cho nghiên cứu khoa học tăng 2,7 lần
chiếm 9-10% ngân sách. Năm 1984, có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạn cán
bộ nghiên cứu (sau Liên Xô và Mỹ). Năm 1987, đứng đầu thế giới danh sách
người được nhận bằng sáng chế nước ngoài ở Mỹ (17.288 bằng) gấp 2 Tây Đức
(8.039) gấp 6 Pháp (2.990).
d. Hạn chế:
Mất cân đối trong nền kinh tế (công nghiệp- nông nghiệp), tập trung ở 3 trung
tâm Tokyo, Oossuka, Nagôia với 60 triệu dân và 1,25% diện tích.
Khó khăn về năng lượng, nguyên liệu, lương thực.
Già hóa dân số: Năm 1988 có 40,7 triệu người/ 123 triệu dân từ 45 tuổi trở lên.
Chênh lệch giàu nghèo, ùn tắc giao thông.
Sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs.
3.2.3.3 Giai đoạn 1991-2000
Sự đỗ vỡ của nền kinh tế bong bóng,sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên
1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kì trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0.5% - thấp hơn rất nhiều
so với thời kì trước. Giai đoạn này được gọi là “thập kỷ mất mát”.
a. Tình hình kinh tế:
Thiểu phát và giải pháp trong thời kì trì trệ kinh tế kéo dài. Sau thời kì kinh tế
bong bóng 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong
những năm 1992-1995, tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là
3,2%.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
1997-1998, lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc
khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay.
Khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoáng giảm giá
mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao.
Tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở mức cao nhất trong nhóm G7 (chiếm 45% GDP) và
nợ nước ngoài chiếm tới 140% GDP.
b. Mô hình áp dụng:
Thực hiện “chính sách kinh tế Abe”- một chương trình toàn diện gồm các chính
sách tiền tệ, tài chính và cơ cấu.
Đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh
tế.
Cải cách hệ thống hành chính quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ
quan công quyền.
Thực hiện những biện pháp kích cầu mạnh mẽ, tập trung đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ thông tin, tin học.
Thúc đẩy các công ty cải cách cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành.
Tiến hành cải cách hệ thống tài chính, hệ thống bảo hiểm xã hội và nền giáo
dục
c. Thành tựu:
Thực tiến cho thấy trong nhiều trước thập niên 90, nhờ các đặc trung cơ bản
trong mô hình kinh tế trên mà các công ty Nhật Bản đã không phải cạnh tranh
trong một thị trường mở về tài chính như các công ty Phương Tây. Vốn đầu tư
của các công ty Nhật Bản thường được cung cấp từ nguồn tiết kiệm to lớn của
cả nước thông qua con đường vay ngân hàng với lãi suất rất thấp.
Hạn chế:
Tuy nhiên các hoạt động của các ngân hàng Nhật Bản với sự trợ giúp của chính
phủ đã cung cấp tài chính một cách thụ động cho việc kinh doanh các công ty
đó.
Cơ chế quản lý này trong thập niên 90, dưới áp lực của làn sóng tự do cạnh
tranh toàn cầu hóa nền kinh tế đã gây nên những tổn thất to lớn cho hệ thống
ngân hàng Nhật Bản bởi sự trì trệ, kém hiệu lực hoạt động kinh doanh của
chính nó.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
2008 2009 2010 2011
GDP 518230.9 489588.5 511359.0 507613.1
Xuất khẩu ròng 17610.5 7428.0 16978.4 13034.8
3.2.3.4 Giai đoạn 2001 đến nay
Thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế.
a. Tình hình kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP những năm 2008 đến năm 2011 (triệu YEN):
Bảng 1: GDP và xuất khẩu ròng của Nhật Bản giai đoạn 2008 đến 2011
(Theo Trading Economics)
2008 2009 2010 2011
GDP 518230.
9
489588.
5
511359.
0
507613.
1
Xuất
khẩu
ròng
17610.5 7428.0 16978.4 13034.8
Biểu đồ 1: GDP và xuất khẩu ròng của Nhật Bản giai đoạn 2008 đến 2011
(Theo Trading Economics)
Tháng 3-2002 tổng mức nợ xấu là 440 tỷ đồng USD. Số vụ phá sản hàng năm ở
mức cao làm cho nạn thất nghiệp cũng tăng theo (5.4% ở năm 2003 so với
trước đây chỉ khoảng 3%).
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Cuối 2005 nền kinh tế bắt đầu hồi phục bền vững. Tăng trưởng GDP là 2,8%,
với việc tăng quý thứ 4 hàng năm là 5,5%, vượt qua tốc độ tăng trưởng của Mỹ
và Liên minh châu Âu trong cùng thời kì.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm 2003, 2004 lần lượt là 2,5 % và 4,4%.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ nhu cầu trong
nước đã chứng kiến nền kinh tế co lại 1,2%. Trong tăng trưởng 3,9%, một tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong khoảng 20 năm. Nhưng nền kinh tế của Nhật Bản
đã bị gián đoạn, khi vào tháng 3-2011 do thiên tai “kép”, đó là trận động đất và
ảnh hưởng của sóng thần.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các quý giai đoạn 2008-2012:
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các quý giai đoạn 2008 – 2012
(Theo Trading Economics)
b. Mô hình kinh tế:
Thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thực hiện chính sách thắt chặt
tài chính.
Tiếp tục cải cách khu vực dịch vụ tài chính.
Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung
Quốc
c. Thành tựu:
Nền kinh tế bắt đầu hồi phục bền vững.
d. Hạn chế:
Chưa thực hiện một cách linh hoạt và thông suốt, vẫn còn bị gián đoạn.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
4.1 Tổng quan về kinh tế Việt Nam
- Việt Nam là nước có dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới sau Trung Quốc, mật độ
dân số đứng thứ 5.Việt Nam đang trên con đường xây dựng lại nền kinh tế sau hơn 30
năm kết thúc chiến tranh. Trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá
của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự
cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến
tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam
đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ
năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế), hướng
tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do đầu tư, những nhà đầu tư từ
khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất
nhỏ lẻ, trình độ canh tác còn thấp, khoa hoc kỹ thuật còn hạn chế. Công nghiệp địa
phương chỉ thỏa mãn nhu cầu nội địa nên không có khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới. Điều đó đã tác động xấu đến tích lũy và mở rộng sản xuất, cán cân thanh toán
không được cải thiện, đã kìm hãm sự phát triển và mở rộng kỹ thuật dẫn đến kìm hãm
sản xuất. Tóm lại, nền kinh tế ở Việt Nam ở tình trạng trì trệ so với thế giới.
4.2 Bài học cho Việt Nam
- Đối với một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, lại vừa bị đè nặng bởi những
tàn dư của xã hội cũ kìm hãm sự năng động và sáng tạo, sẽ không thể phát triển được
nếu không có những cải cách căn bản nhằm loại bỏ hoàn toàn những tàn dư cũ, trì trệ
và bảo thủ, chuyển hẳn sang một xã hội dân chủ và cạnh tranh trong hoà bình, một nền
kinh tế mới theo hướng thị trường mở, tạo điều kiện cho mọi khả năng sáng tạo có môi
trường tốt để nảy sinh và phát triển. Từ bài học của Nhật Bản trong phát triển kinh tế
có thể rút ra kinh nghiệm cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đó là cần
thiết kế thể chế nào để tăng cường năng lực xã hội, tránh tham nhũng. Đó là năng lực
với những tố chất cần thiết của các thành phần lãnh đạo. Thể chế phải phát huy được
vai trò của Nhà Nước, trí tuệ của nhân dân, vạch ra phương hướng phát triển đất nước,
xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả gồm đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm
chất.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
- Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết quả tổng
hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy, muốn đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và biết kết hợp chung một cách hài
hoà.Thế mạnh là lao động nhưng nếu không có chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi
mô đúng để khai thác thế mạnh thì không đạt được kết quả mong muốn. Một cơ cấu
kinh tế hài hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được
sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng.
- Cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Thực hiện chính
sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thực hiện chính sách thắt chặt tài chính. Quốc hữu hóa
một số ngân hàng.
- Chính phủ nên có các thông điệp rõ ràng đến thị trường về các mục tiêu ngắn hạn và
tuyên bố tiếp tục hỗ trợ thị trường cho đến khi nền kinh tế phục hồi. Chuyển dịch cơ
cấu ngành như: chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp từ các ngành cần nhiều nguyên
liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu, đồng thời chyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ giảm tỉ trọng khu vực nông lâm, ngư nghiệp. Đồng
thời khuyến khích tăng thị trường trong nước, nước ngoài và xuất khẩu. Ban hành một
số chính sách khuyến khích nội địa hoá sản phẩm. Từng bước tạo ra mặt bằng pháp
luật và áp dụng chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu
chính) đối với các nhà đầu tư vào trong nước. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
thông tin, tin học.
- Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng và các
ngành sử dụng cường độ lao động cao. Trình độ công nghiệp phải hiện đại. Mô hình
quản lí xí nghiệp tương đối hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng
tốt để sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế cao.
Những cải cách đó cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia, phải đáp ứng
được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông đảo dân chúng. Đồng
thời, những cải cách đó về cơ bản phải phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân
loại đó là: dân chủ, thị trường, mở cửa và phát triển trong hòa bình. Nếu được như vậy
thì các cải cách đó mới huy động được sự đóng góp của mọi nguồn lực từ mọi hướng
để thành công.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi nước là những bài học kinh nghiệm cho chúng
ta học hỏi, từ đó ta có thể tránh được những sai lầm mà các nước khác vấp phải đồng
thời học hỏi được những cái hay để từ đó có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng trở nên mật
thiết trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng ... Trong quá trình mở
cửa và hội nhập của nước nhà, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung, quan hệ kinh
tế nói riêng đang trong thời kỳ phát triển tốt đẹp. Xu thế toàn cầu hoá và liên kết kinh
tế khu vực đang gia tăng được xem là động lực mạnh me thúc đẩy các quan hệ kinh tế
giữa các quốc gia, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Việc xây
dựng mối quan hệ Việt – Nhật tương trợ, hợp tác, phát triển đã đặt ra nhiều cơ hội về
thương mại và đầu tư cho nền kinh tế mỗi nước, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển đất nước. Nhiều nhà phân tích Nhật Bản cho rằng quan hệ Nhật Bản
– Việt Nam đang là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, là một hình mẫu trong
các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Việc tiếp tục phát triển quan hệ chặt chẽ này là chủ
trương nhất quan của Nhật Bản dù chính đảng nào lên cầm quyền.
Quá trình cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản đã, đang và sẽ gặt hái được nhiều
thành công nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Việc tiếp thu có chọn
lọc và áp dụng thành công của Nhật Bản một cách có chọn lọc sẽ là cơ sở quan trọng
cho các nước trên thế giới học tập và rút kinh nghiệm, đặc biệt là Việt Nam. Đáng
quan tâm hơn nữa đó là quá trình cải cách của Nhật Bản có nét tương đồng với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cho phép hai quốc gia hỗ trợ, giúp đỡ
nhau và làm cơ sở khách quan cho việc gia tăng quan hệ kinh tế song phương Việt –
Nhật.
Với xu hướng kinh tế thị trường hiện nay là mở cửa và hợp tác để phát triển đặt ra
yêu cầu phải mở rộng sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia, trong đó có mối quan hệ
giữa Việt Nam – Nhật Bản. Bởi vậy, để có thể nắm bắt được rõ hơn về mô hình cải
cách kinh tế của Nhật Bản và những bài học rút ra đối với Việt Nam, nhóm ECO đã
hoàn thành bài tiểu luận này với đề tài “Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học
cho Việt Nam”. Do điều kiện thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu có hạn, nhiều nội
dung của đề tài chưa đề cập được thấu đáo cũng như không tránh khỏi những sơ xuất.
Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của giảng viên bộ môn
ThS. Bùi Huy Khôi để đề tài ngày được hoàn chỉnh hơn.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (2006).
TS. Nguyễn Kim Định, Giáo trình Quản Trị Chất Lượng, NXB Tài Chính
Tạp Chí Phát Triển KH&CN, Tập 12, Số 15 – 2009 (Bản quyền thuộc Đại Học
Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Các nguồn thông tin tham khảo từ Internet:
AwNDAy.html
B%E1%BA%A3n
…………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mhnhphttrincanhtbnvbihcchovitnam_130827072932_phpapp02_8942.pdf