MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp, 70-80% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,
với việc đô thị hóa ngày càng nhanh, đất nông nghiệp dành cho canh tác nông nghiệp
bị thu hẹp khá nhiều, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho một bộ phận lớn người dân.
Trước tình hình đó, việc đưa ra một giải pháp cấp bách để khắc phục được những tình
trạng trên là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc đưa nghề trồng nấm vào sản xuất đại
trà được xem là giải pháp hợp lý. Nghề nấm có ưu điểm là có thể tận dụng được một
lượng nhân công lớn với nhiều thành phần từ trẻ em đến người già, vốn đầu tư ít, tăng
hiệu quả sử dụng đất, quay được nguồn vốn nhanh
Về tính khoa học, nấm là một loại thực phẩm và dược phẩm có giá trị dinh
dưỡng và dược liệu cao lại tuyệt đối an toàn cho sức khỏe con người. Bởi vì, trong
quá trình hình thành và phát triển của các quả thể nấm sử dụng các loại hợp chất bên
trong cơ thể thực vật mà không sử dụng bất kỳ một hóa chất hóa học nào, nếu có
chăng cũng chỉ là những loại muối khoáng ở một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể.
Theo một số công bố gần đây cho thấy, người ta đã phân tích trong thành phần một số
loại nấm có những hợp chất hết sức quan trọng trong điều trị một số bệnh ung thư
như các Steroid, Nucleosid, Lectin trong nấm Linh chi, hoặc một số thành phần
khác trong nấm bào ngư có khả năng chữa trị bệnh đái tháo đường ở người Và đã
tìm thấy một số hợp chất acid amin không thay thế trong một số loại nấm khác.
Trong thời gian vừa qua chúng em được Nhà trường và Khoa Công nghệ gửi đi
thực tập tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trông Nấm An Hải Đông, địa chỉ tại
Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, chúng em được
tiếp xúc thực tế với một số mô hình sản xuất và hầu hết các công đoạn của nuôi trồng
sản xuất nấm Linh chi, nấm sò, nấm rơm. Từ đó, chúng em đã rút ra được những bài
học kinh nghiệm và tay nghề thành thạo hơn.
Qua bài báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô Khoa
công nghệ trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập tại đơn vị Hợp tác xã nấm An Hải Đông.
Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Mùi - chủ nhiệm
hợp tác xã nấm An Hải Đông cùng các cô chú tại đơn, đã cho em được thực tập và
cũng đã hướng dẫn hết sức tận tình để chúng em được hoàn thành những công viêc
trong thời gian thực tập. Em xin gởi đến cô Mùi cùng các cô chú tại đơn vị một lời
chúc sức khoẻ và chúc đơn vị sắp tới gặt hái được nhiều thành công.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình sản xuất nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trồng nấm An Hải Đông a, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành các
khâu cuối cùng trước khi được đưa ra thị trường để tiêu thụ.
8. Hai bốc cấy bằng thuỷ tinh: Khác với các tủ cấy vô trùng, ở đây các bốc
cấy này được làm bằng kính dùng để cấy giống linh chi.
9. Các dàn ƣơm: Dùng để bố trí các bịch nấm vừa mới cấy sang thưòi kỳ nuôi
ủ. Nó được làm nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng 40–50 cm để vừa đủ sự thông
thoáng cho nuôi sợi.
10. Lò hấp thủ công: Dùng để hấp khử trùng môi trường nuôi trồng. Có hình
trụ, đường kính ngoài 1.4m, đường kính bên trong 1.2m, có chiều cao khoảng 3m,
được xây bằng gạch có độ dầy 30cm. Giữa hai lớp gạch là một lớp cát dùng để cách
nhiệt thoát ra bên ngaòi trong quá trình hấp. Có cửa rộng 0.5m cao 1.2m xung quanh
có các vít để đậy lò lại. Phía dưới có chảo làm bằng gang để đựng nước, ở phía trên
chảo là một giá để bằng tre dùng để bố trí các bịch môi trường, ở phía dưới chảo là
một lò than, lò than có một đường ray đẩy để đẩy ra đẩy vào dễ dàng, lò thang này có
thể chứa được 40 viên than. Công suất của mỗi lò như vậy vào khoảng 500 bịch/mẻ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
5
11. Kệ ủ: Dùng để ủ rơm và ủ bông. Kệ có thể được làm từ các vật liệu rẻ tiền
nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, không nhất thiết phải làm kệ kiên cố và tốn kém lắm. Kệ ủ
là một giàn băng tre hoặc bằng gỗ đưc gát lên nhau, kệ phải được đặt cách mặt đất
0.2m. Ngoài ra, ta còn phải chuẩn bị thêm một cây thông gió bằng tre dùng để ủ rơm.
12. Khuôn đóng mô nấm rơm: Có thể làm ở nhiều kích thước khác nhau tuỳ
thuộc vào yêu cầu của việc đóng mô nấm rơm. Thông thường khi đóng khuôn, ngườI
ta thường đóng phần đáy lớn hơn phần trên khuôn mô để dể lấy khuôn ra khi đóng
xong. Các kích thước khuôn mô đóng nấm thường dùng là: 0,4x0,4x1,1x1,2x0,5 và
20x20x35.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của HTX cũng không thể thiếu các vật
dùng như: Xe bò, xe cảI tiến … dùng để vận chuyển các bịch môi trường từ nơi nầy
sang nơi khác. Xẳng, bồ cào dùng để xúc và đảo môi trường cũng là những vật dụng
thường xuyên dùng trong quá trình làm nấm.
Hình 1: Lò Hấp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
6
Phần 2: QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOẠI NẤM
2.1. Quy trình nuôi trồng nấm sò trên rơm
2.1.1. Nguyên vật liệu và dụng cụ
2.1.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
Nguyên liệu dùng để trồng nấm sò trên rơm là các loại rơm như: Rơm ruộng
mặn, ruộng phèn và rơm ruộng màu. Tuy nhiên, trong số các loại rơm trên thì rơm
trên ruộng màu là tốt hơn cả. Và thường người ta thu nhận rơm làm nấm vào vụ mùa
xuân hè ( tháng 3), bởi vào mùa này trời khô ráo và ít mưa. Rơm trước khi sử dụng
phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ Rơm có màu vàng, mới
+ Rơm không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc…
Nguyên liệu tiếp theo rất cần thiết là giống nấm. Các yếu tố được cho là loại
giống đạt yêu cầu được sử dụng trong làm nấm là:
+ Các bịch giống nấm có sự đồng nhất về màu, tơ nấm ăn trắng đều cả bịch
giống.
+ Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm.
Ngoài ra, còn có các nguyên liệu và hóa chất khác là:
+ Vôi bột
+ Nước
2.1.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Thùng nhựa hoặc các bể ximăng dùng để ngâm rơm
- Cân
- Kệ gỗ dùng để ủ đống rơm: Có chiều cao cách mặt đất khoảng 20 cm, có tác
dụng tạo độ thông thoáng bên dưới đống ủ nhằm giúp không khí được đối lưu trong
quá trình ủ rơm.
- Bạt nilon: Có tác dụng giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.
- Túi nilon (PE): Với hai loại kích thước 25X35cm và 30X40cm. Tùy mục đích
sử dụng mà ta nên dùng loại bao có kích thước cho phù hợp, với loại bao 25X35 thì ta
sử dụng cho quy trình nuôi trồng nấm sò trên rơm qua hâp khử trùng. Còn đối với
laọi bao 30X40cm thì ta sử dụng cho nuôi trồng nấm sò trên rơm không qua khử
trùng.
- Dây thun
- Dao, thớt: dùng để băm rơm
- Lò hấp khử trùng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
7
2.1.2. Quy trình nuôi trồng
2.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
a. Quy trình xủ lý:
b. Cách tiến hành:
Trước khi bước vào xử lý nguyên liệu ta cân vôi và hòa tan vôi vào nước
theo tỷ lệ tương ứng 1% (Hoặc có thể dao động từ 0,8 – 1,2%). Sở dĩ lượng vôi
bị dao động là do nó phụ thuộc vào pH của nước. Nếu pH cao hơn 7 thì ta giảm
lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì ta tăng thêm lượng vôi lên.
- Bước 1: Làm ƣớt
+ Rơm sau khi cân được cho vào trong thùng nước vôi có nồng độ (1%)
+ Sau đó được giẩm đạp cho đến khi thấy rơm chuyển màu vàng sáng và mùi
nồng của rơm
+ Vớt rơm ra và xếp lên kệ để ủ đống
- Bước 2: Ủ đống
+ Xếp rơm đã được làm ướt lên kệ, hết
lớp này đến lớp khác, vừa xếp vừa có người lên
giẫm đạp.
+ Giữa đống ủ có cắm một cột tre, có tác
dụng thông khí cho đống ủ. Đống ủ được xếp
theo thể tích 1,5X1,5X1,5m; tác dụng của nó là
làm cho đống ủ tỏa được đủ lượng nhiệt cần
thiết. Nếu chúng ta làm chiều cao thấp quá còn
chiều rộng lớn thì làm cho lượng nhiệt tỏa ra không đủ để làm chín khối ủ.
+ Do trời mùa này khí hậu hơi lạnh nên công đoạn giẫm đuợc thực hiện khá kỹ
và lâu nhằm nén chặt đống ủ để sinh nhiệt cao.
Rơm rạ làm ướt
trong nước vôi
Ủ đống
Đảo trộn
Băm nguyên liệu
Cơ chất trồng
nấm
3 ngày
3 ngày
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
8
+ Sau khi chất hết rơm lên kệ và nén chặt thì dùng bạt phủ kín đống ủ.
+ Thông thường khi chúng ta tiến hành ủ rơm dưới một bóng cây lớn thì tốt
hơn, tuy nhiên khi bố trí đống ủ ở bên dưới một tán cây thì phải che thêm bạt lên cây
thông gió để che mưa và che sương. Bởi vào mỗi buổi sáng sớm thường có sương,
sương đó sẽ ngưng tụ thành nước rồi theo các tán lá đi vào đống ủ thống qua cột
thông gió.
- Bước 3: Đảo trộn
Sau khi ủ 3 ngày thì mở nilon ra, đảo trộn rơm. Công đoạn đảo này rất
quan trọng bởi nó quyết định độ chín đều của khối ủ. Trong quá trình đảo phải
trải qua các công đoạn sau:
+ Trước hết ta tháo dỡ tấm bạt phủ ra, sau đó chuyển toàn bộ khối rơm ra
một tấm bạt khác. Trong khi chuyển ra ta phải phân loại các phần rơm, các khối
rơm nằm bên trong chuyển ra một khu còn các khối rơm ở phía bên ngoài
chuyển ra một khu.
+ Tiến hành kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của khối rơm. Đối với độ ẩm ta
tiến hành lấy vài cọng rơm sau đó dùng hai tay vắt, nếu thấy nước nhỏ từ từ ra
khoảng vài giọt thì được xem là đảm bảo yêu cầu, còn nếu khô quá thì ta tiến
hành bổ sung thêm nước cho đủ độ ẩm cần thiết, trong trường hợp ẩm quá thì ta
tiến hành canh ra để bốc bớt hơi nước.
+ Sau khi kiểm tra rơm sẽ được xếp lại lên kệ, các khối ủ lúc trước nằm bên
ngoài được chuyển vào giữa khối ủ. Còn các khối ủ lúc trước nằm bên trong được
chuyển ra bên ngoài nhằm giúp cho đống rơm được chín đều.
Trong quá trình xử lý nguyên liệu thì chưa bổ sung phụ gia và chất dinh dưỡng.
- Bước 4: Đảo lần 2
Công đoạn này chỉ làm khi mà các chỉ tiêu như độ ẩm và nhiệt độ vẫn chưa đạt
yêu cầu. Trong trường hợp thấy các chỉ tiêu đạt độ ẩm khoảng 70% và nhiệt độ đống
ủ đạt khoảng trên 700C thì ta tiến hành lấy rơm ra để tiến hành băm rơm luôn.
- Bước 5: Băm nguyên liệu
Sau khi đã ủ rơm xong ta tiến hành đổ rơm ra bạt để băm. Dùng dao băm các
khối rơm ra từng đoạn có chiều dài khoảng 10cm.
2.1.2.2. Quy trình nuôi trồng
Ở đây đối với công nghệ nuôi trồng nấm sò trên rơm có hai loại là có qua công
đoạn hấp và không qua công đoạn hấp. So sánh hai hình thức nuôi trồng ta thấy:
Sự giống nhau của hai công thức nuôi trồng là việc sử dụng cùng một cơ chất
nuôi trồng và cách chăm sóc thu hái nấm. Tuy nhiên, sự khác nhau là:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
9
Đặc điểm Không hấp khử trùng Hấp khử trùng
* Sự vô trùng
* Thời gian làm
* Số lƣợng giống
* Năng lƣợng
- Ít đảm bảo vô trùng hơn
- Nhanh và ít tốn công
- Lượng dùng nhiều hơn
- Không tốn
- Đảm bảo sự vô trùng
- Mất nhiều công và thời gian
- Tiết kiệm được giống
- Tiêu tốn năng lượng
2.1.2.2.1. Quy trình nuôi trồng nấm sò không qua hấp khử trùng
a. Quy trình:
b. Cách tiến hành
- Bước 1: Đóng bịch và cấy giống
Rơm sau khi được băm được cho vào túi nilon 30X40cm, mỗi một bao như vậy
được chia thành 3 lớp rơm và 3 lớp giống. Bề dày của mỗi lớp sẽ khác nhau tùy thuộc
vào cách chia của chúng ta. Vì mỗi bao như vậy ta có thể bỏ rơm lên đến khoảng 30
cm, nên chúng ta có thể chia theo bề dày của 3 lớp như sau:
+ Lớp dưới cùng ta cho vào khoảng 7-8 cm, bởi vì ở lớp cuối cùng này ta chỉ
cho giống ở ven viền nên thời gian ăn phủ hết xuống tận đáy sẽ lâu hơn, nên chúng ta
chỉ cho phần này mỏng hơn.
+ Ở lớp thứ hai khoảng 10-11 cm, bởi ở lớp này tơ nấm có thể ăn từ viền bên
trên xuống và viền ở dưới lên, nên thời gian để tơ ăn hết phần rơm là nhanh.
+ Ở lớp trên cùng do ta có phủ một lớp giống lên trên đều bề mặt bịch nên ở
lớp này ta cho lượng rơm nhiều, với bề dày vào khoảng 12-13 cm.
* Lưu ý: - Khi cấy giống, ta dùng tay nắm một nắm giống và rê quanh thành
bao với lượng giống vừa phải.
- Sau mỗi lần cho rơm vào thì tiến hành nắn chặc.
Rơm đã băm
Đóng bịch và cấy giống
Nuôi ủ
Chăm sóc và thu hái nấm
Rạch bịch
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
10
Sau khi rắc đều giống trên khắp bề mặt bịch, ta tiến hành nhắt một cục bông
vào giữa bịch sau đó dùng dây thun buộc lại.
Bước 2: Nuôi ủ
Sau khi vào bịch xong ta tiến hành chuyển các bịch này vào bên trong nhà ủ để
nuôi tơ. Thời gian nuôi ủ tơ vào khoảng 25 ngày vào mùa nắng và 30 ngày vào mùa
lạnh.
Bước 3: Rạch bịch
Sau một thời gian nuôi ủ tơ, khi thấy tơ ăn đều khắp bề mặt bịch nấm, ta
chuyển các bịch nấm đó qua nhà trồng. Dùng tay tháo dây thun để lấy cục bồng ra,
sau đó buộc dây thun lại. Các bịch đó được trên lên dây, với phần đầu được treo chốc
xuống đất. Mục đích của của việc xoay ngược như vậy là để khi ta tưới nấm lượng
nước không bị đọng ở bên dưới bịch.
Mỗi hàng treo khoảng 6 dây hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào chiều dài phòng,
dây được làm từ 6-8 sợi dây đơn và thắt đầu lại. Sau đó, cột sợi dây đó lên trên thanh
tre trên trần nhà. Một dây như vậy ta treo khoảng 7-9 bịch. Khoảng cách dây với dây
chừng 25-30 cm, hàng cách hàng 40-50 cm.
Mỗi bịch như vậy ta tiến hành rạch từ 6-8 vết rạch, chiều dài khoảng 2-3 cm,
sâu từ 1-1,5cm.
Bước 4: Chăm sóc và thu hái nấm
Chúng ta chỉ tiến hành tưới nấm sau khi rạch bịch được 4-5 ngày. Lượng nước
tưới phụ thuộc vào số lượng bịch nhiều hay ít, độ ẩm thấp hay cao mà ta có thể điều
chỉnh hàm lượng nước tưới cho phù hợp. Trung bình ngày tưới khoảng 3-4 lần, bởi
trong giai đoạn nấm đang rất cần nước.
Thu hái nấm, nấm sò thường phát triển từng cụm nên khi thu hái ta cần hái cả
cụm nấm và lầm sạch gốc.
Hình 3: Các bịch nấm được nuôi ủ bởi quy trình không hấp khử trùng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
11
1.2.3. Quy trình nuôi trồng nấm có qua khử trùng.
a. Quy trình:
b. Cách tiến hành
- Bước 1: Đóng bịch
Rơm sau khi được băm nhỏ được cho vào trong các túi nilon 25X35cm, nén
chặt. Mỗi lần ta chỉ cho một số rơm vừa phải, sau đó dùng các ngón tay nén chặt
quanh viền và ở giữa bịch. Các thao tác nén cần hết sức cẩn thận bởi bịch khá mỏng
rất dễ bị rách bịch. Đến khi thấy bịch đã đầy rơm rồi thì dùng hai lòng bàn tay áp sát
vào trên đầu bịch nén chặt một lần nữa. Sau đó, dùng dây thun cột các bịch môi
trường lại.
- Bước 2: Hấp khử trùng
Các bịch môi trường sau khi đóng xong được chuyển vào bên trong lò hấp khử
trùng. Các bịch được xếp xen kẻ với nhau sao cho hơi co thể đi từ dưới lến trên đỉnh
nồi được. Kiểm tra lượng nước bên trong chảo, nếu thiếu thì bổ sunng thêm vào.
Sau khi xếp các bịch xong ta tiến hành đóng cửa lò hấp và tiến hành quạt than
để nấu nước. Một nồi hấp khử trùng với công suất khoảng 500 bịch/ nồi thì ta sử
dụng khoảng 40 cục than tổ ong. hấp cho đến khi hết than thì thôi. Thông thường
thờigian hấp khử trùng kéo dài khoảng từ 18-20 giờ.
- Bước 3: Để nguội
Sau khi thời gian hấp khử trùng đã hết ta chuyển các bịch môi trường sang nhà
cấy giống, sắp xếp khoảng 2-3 lớp để nguội bịch.
Rơm đã băm
Đóng bịch
Hấp khử trùng
Để nguội
Cấy giống
Nuôi ủ
Rạch bịch
Chăm sóc và
thu hái nấm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
12
Mục đích của công đoạn này là giúp giảm bớt lượng nhiệt bên trong bịch, bởi
khi vừa ra khỏi lò hấp năng lượng còn chứa trong đó còn khá nhiều, nếu chúng ta cấy
liền giống vào sẽ làm cho giống bị chết ngay.
- Bước 4: Cấy giống
Trước khi bước vào phòng cấy giống ta phải khử trùng tay cho sạch sẽ, đeo
khẩu trang nhằm hạn chế sự tạp nhiểm.
Các bịch môi trường sau khi được khử trùng và làm nguội, sau hai ngày ta
cấy giống
Giống sau khi đã lấy ra khỏi bịch (loại bỏ lớp trên bề mặt), được làm rời
bằng tay sau đó tiến hành cấy giống. Mỗi bịch chỉ cho khoảng 20 - 25 hat
giống.
Rắc hạt giống xung quanh thành bịch, và rải đều trên bề mặt bịch cơ chất tránh
bỏ giống tập trung ở một chổ, vì nếu làm như vậy thì khi tơ nấm hình thành sẽ bị kết
thành mảng lớn dẫn đến hiện tượng đứng tơ.
Sau khi cho giống vào xong thì nhắt nuốt bông lại và cột dây thun. Mục đích
của công đoạn nhắt thêm nút bông là nhằm tạo độ thông thoáng cho bịch mô, vì trong
giai đoạn đầu của quá trình ủ tơ nấm cần khá nhiều không khí để sinh trưởng.
- Bước 5: Nuôi ủ
Sau khi cấy giống vào bịch xong ta tiến hành chuyển các bịch này vào bên
trong nhà ủ để nuôi tơ. Thời gian nuôi ủ tơ vào khoảng 25 ngày vào mùa nắng và 30
ngày vào mùa lạnh.
Trong quá trình nuôi ủ phải thường xuyên kiểm tra, và tiến hành loại bỏ ngay
những bịch có hiện tượng nhiểm mốc lạ nhằm cách ly nguồn tạp nhiểm.
- Bước 6: Rạch bịch
Sau một thời gian nuôi ủ tơ, khi thấy tơ ăn đều khắp bề mặt bịch nấm, ta
chuyển các bịch nấm đó qua nhà trồng. Dùng tay tháo dây thun để lấy cục bồng ra,
sau đó buộc dây thun lại. Các bịch đó được trên lên dây, với phần đầu được treo chốc
xuống đất. Mục đích của của việc xoay ngược như vậy là để khi ta tưới nấm lượng
nước không bị đọng ở bên dưới bịch.
Mỗi hàng treo khoảng 6 dây hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào chiều dài phòng,
dây được gấp đôi buộc vào giá treo tạo thế cân xứng nhằm tạo lực khi treo bịch. Một
dây như vậy ta treo khoảng 7-9 bịch. Khoảng cách dây với dây chừng 25-30 cm, hàng
cách hàng 40-50 cm.
Mỗi bịch như vậy ta tiến hành rạch từ 6-8 vết rạch, chiều dài khoảng 2-3 cm, sâu từ
1-1,5cm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
13
- Bước 7: Chăm sóc và thu hái nấm
Các bịch mô sau khi nuôi ủ và rạch bịch được giữ trong 4-5 ngày không tưới
nước. Chỉ khi bước qua ngày thứ 5 lúc này nấm đang rất cần nước thì ta tiến hành
tưới phun sương, mỗi lần ta chỉ tưới một hàm lượng nước khá nhỏ nhưng được chia
làm nhiều lần để tưới. Lượng nước tưới phụ thuộc vào số lượng bịch nhiều hay ít, độ
ẩm thấp hay cao mà ta có thể điều chỉnh hàm lượng nước tưới cho phù hợp. Trung
bình ngày tưới khoảng 3-4 lần.
Thu hái nấm, nấm sò thường phát triển từng cụm nên khi thu hái ta cần hái cả
cụm nấm và làm sạch gốc.
2.2. Nuôi trồng nấm sò trên mùn cƣa và bông
2.2.1. Nguyên vật liệu và dụng cụ
2.2.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
Nguyên liệu dùng để trồng nấm sò trên mùn cưa và bông là các loại mùn cưa
tạp như: mùn cưa mít, mùn cưa chò, kiền kiền… và bông phế thải. Lưu ý trong nuôi
trồng nấm chúng ta không nên sử dụng các loại mùn cưa có chứa tinh dầu. Mùn cưa
trước khi sử dụng phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ Đạt độ mịn cần thiết, nghĩa là không bị vốn cục
+ Mùn cưa không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc…
+ Bông phế thải đảm bảo không bị ẩm ướt.
Nguyên liệu tiếp theo rất cần thiết là giống nấm (hay còn gọi là nguyên
liệu đặc biệt). Các yếu tố được cho là loại giống đạt yêu cầu được sử dụng trong
làm nấm là:
+ Các bịch giống nấm có sự đồng nhất về màu, tơ nấm ăn trắng đều cả bịch
giống.
+ Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm.
Ngoài ra, còn có các nguyên liệu và hóa chất khác là:
+ Vôi bột
+ Bột nhẹ
+ Nước
2.2.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Thùng nhựa chứa nước vôi
- Cân
- Thau lường mùn cưa: Bởi trong làm nấm sò trên mùn cưa người ta ít khi sử
dụng cân để cân nguyên liệu mà thường lường bằng các thau. Mỗi thau mùn cưa chưa
qua ủ đạt khối lượng tầm 13-15 kg, còn mùn cưa sau khi ủ đạt chừng 18-20 kg.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
14
- Bạt nilon: Có tác dụng giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.
- Túi nilon (PE): sử dụng loại bao có kích thước 25X35 cm.
- Dây thun
- Xẳng và bồ cào
- Lò hấp khử trùng: Lò hấp bao gồm lò và than dùng để đốt lò.
2.2.2. Quy trình trồng nấm
a. Quy trình
Mùn cưa
Xử lý
Đảo trộn
Phối trộn dinh dưỡng
Vô túi
Cấy giống
Treo và rạch bịch
Nuôi sợi
Hấp khử trùng
Để nguội
Thu đón quả thể
Giống gốc
Giống cấp 1
Giống cấp 2
Giống cấp 3
Quy trình nuôi trồng nấm sò trên mùn cƣa và bông
3 ngày
3 ngày
2 ngày
25-30 ngày
Bông
Xử lý
3 Ngày
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
15
b. Cách tiến hành
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Cân một lượng vôi cần thiết hòa tan vào trong nước đạt nồng độ nước vôi
1%. Đây là thông số thay đổi phụ thuộc vào độ pH của nước. Nếu pH cao hơn 7
thì ta giảm lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì ta tăng thêm lượng vôi
lên. Vì vậy nồng độ vôi có thể nằm ở giá trị từ 0,8 đến 1,2 %.
Tưới nước vôi lên đống nguyên liệu, dùng xẳng và bồ cào đảo trộn đều sao cho
lượng nước được đều khắp đống ủ. Trong quá trình đảo thì luôn kiểm tra độ ẩm bằng
cảm quan tay. Sau khi đảo xong thì tiến hành vun đống ủ, bằng cách lấy tay bóp lấy
một nắm mùn cưa rồi xòe tay ra, ta thấy mùn cưa kết dính vừa phải với nhau, không
bị vở mịn, cũng như thấy ứa nước ra kẻ tay, độ ẩm đạt khoảng 60%.
Dùng giấy quỳ kiểm tra pH của khối nguyên liệu: giấy quỳ sau khi cho vào
khối nguyên liệu, lấy ra ta thấy có màu xanh. Chứng tỏ pH nằm trong khoảng 7,5–8.
Tiến hành vun mùn cưa lên thành đống, sau đó dùng bạt đậy kín đống ủ và
dùng dây cột buộc chặt đống ủ.
Đối với bông thì trước khi ủ người ta tiến hành pha loãng nước vôi sẵn trong
thùng hoặc trong các bể ximăng. Sau đó, dùng từng nắm khoảng 2-3 ký cho vào
thùng nước vôi để làm ẩm. Ngay sau khi bông vừa ngấm nước ta tiến hành vớt bông
ra và cho lên kệ. Tùy thuộc vào khối lượng bông ủ mà ta xếp đống cho phù hợp nhằm
giúp cho đống ủ sinh nhiệt cao. Thường thì người ta biến thể theo công thức
1,5X1,5X1,5cm.
Kệ dùng cho bông tương tự như ử bông, chiều cao của kệ thường là 20 cm. vật
dùng làm kệ có thể bất kỳ, hoặc gỗ hoặc là sắt… miễn là có thể rút được nước và tạo
thông thoáng ở đáy đống ủ. Ngoài ra, chúng ta còn phải chuẩn bị bạt để đậy đống ủ.
- Bước 2: Đảo trộn nguyên liệu
Đối với mùn cưa, ta tiến hành đảo trộn bình thường như người trộn ximăng. Có
một người dùng xẳng xúc tơi đống ủ, cùng với đó là có người dùng bồ cào để trộn
đều đống ủ.
Trong khi tiến hành đảo trộn nguyên liệu, chúng ta tiến hành kiểm tra độ ẩm
của nguyên liệu. Nếu đống ủ đạt độ ẩm khá cao thì ta tiến hành bổ sung thêm nước
vào giai đoạn này, còn nếu độ ẩm quá cao thì ta phả đều đống ủ và để phơi trong vài
giờ đồng hồ cho đống ủ bay bớt hơi nước. Việc kiểm độ ẩm tương tự như ta kiểm tra
độ ẩm trước khi ủ.
Đối với bông, ta dùng bồ cào cày xới tơi đống ủ ra một tấm bạt lớn, sau đó tiến
hành kiểm tra độ ẩm. Nếu thấy độ ẩm đã đạt yêu càu thì tiến hành xếp lại đống ủ và
phủ bạt.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
16
- Bước 3: Phối trộn dinh dƣỡng
Do bên trong thành phần của bông có chứa một tỷ lệ đáng kêt các chất dinh
dưỡng nên trong quá trình phối trộn dinh dưỡng này người ta chỉ trộn thêm bột nhệ là
được. Tác dụng của bột nhể là có thể cung cấp thêm một lượng Ca2+ và tạo cho bịch
môi trường thêm thông thoáng.
Tỷ lệ bổ sung bột nhẹ là , sau khi bổ sung thêm bột nhẹ ta tiến hành đảo trộn
cho thật đều hỗn hợp mùn cưa bông. Cách tiến hành như sau:
+ Dùng xẳng xúc phần mùn cưa đổ vào một vị trí mới, đồng thời cũng dùng
xẳng chuyển bông vào vị trí đó và dùng bồ cào rê đều nhằm tạo cho đống hỡn hợp
được đều.
+ Việc đảo trộn này có thể được tiến hành từ một đến hai lần tùy thuộc vào sự
đồng đều của đống hỗn hợp.
Công thức phối trộn được tính theo tỷ lệ mùn cưa : bông là 3:1. Và bột nhẹ là:
Sau công đoạn đảo trộn dinh dưỡng ta chuẩn bị bao nilon để vào túi.
- Bước 4: Vô túi
Trước khi vào túi ta phải chuẩn bị bao nilon. Công đoạn chuẩn bị như sau:
+ Dùng tay gập đôi đáy túi lại với nhau và dùng hương kít hai góc lại với nhau.
+ Lộn ngược đáy bao lại.
Việc chuẩn bị bao nilon đã xong, ta chuẩn bị vô túi:
+ Dùng một ít môi trường cho vào bịch, và dùng tay ấn nhẹ.
+ Gập miệng bao lại và đảo ngược đáy bao lên trên.
+ Điều chỉnh đáy túi, sao cho đáy túi tạo một góc vuông vắn.
+ Sau đó lật ngược lại, và bỏ thêm môi trường vào. Dùng ta ấn mạnh môi
trường xuống. Nhưng không để tay chạm vào thành bịch, sẽ làm thành bịch bị rách.
+ Tiếp tục cho môi trường vào cho đến khi đạt khối lượng yêu cầu. Dùng mu
bàn tay nén thật chặt bich môi trường. Cuối cùng, dùng dây thun bụt miệng bịch lại.
Sau khi vô túi xong ta chuẩn bị lò hấp để tiệt trùng môi trường.
- Bước 5: Hấp khử trùng
Chuyển toàn bộ các bịch môi trường đã đóng xong vào lò hấp. Nhưng trước
tiên chúng ta phải kiểm tra lượng nước bên trong chảo. Nếu thiếu thì chúng ta phải bổ
sung thêm vào cho đến mức như quy định. Không nên đổ qua nhiều, vì nó sẽ làm cho
nồi nước lâu sôi và làm tiêu tốn nhiều nhiệt năng.
Số lượng bịch cho vào lò nhiều hay ít phụ thuộc vào thể tích bên trong của lò
hấp. Sau khi cho các bịch vào ta đóng cửa lò lại, và đốt lò than lên. Đối với lò hấp
công suất 500 bịch/lò thì người ta thường sử dụng khoảng 40 cục than tổ ong. Thời
gian khử trùng thường từ 18-20 giờ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
17
Nguyên tắc khử trùng của lò hấp này là sử dụng hơi nước ở áp suất từ 0,8-1 at
và nhiệt độ khoảng 1200C nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có trong môi trường.
- Bước 6: Để nguội
Sau khi đủ thời gian khử trùng môi trường, ta chuyển các bịch môi trường vào
phòng cấy giống để làm nguội.
Đây là thời gian nhằm giảm bớt nhiệt độ bên trong bịch môi trường trước khi
cấy giống. Thời gian để nguội vào khoảng 1 đến 2 ngày.
- Bước 7: Cấy giống
Trước khi bước vào phòng cấy giống ta phải khử trùng tay cho sạch sẽ, đeo
khẩu trang nhằm hạn chế sự tạp nhiểm.
Các bịch môi trường sau khi được khử trùng và làm nguội, sau hai ngày ta
cấy giống
Giống sau khi đã lấy ra khỏi bịch (loại bỏ lớp trên bề mặt), được làm rời
bằng tay sau đó tiến hành cấy giống. Mỗi bịch chỉ cho khoảng 20 - 25 hạt
giống.
Rắc hạt giống xung quanh thành bịch, và rải đều trên bề mặt bịch cơ chất tránh
bỏ giống tập trung ở một chổ, vì nếu làm như vậy thì khi tơ nấm hình thành sẽ bị kết
thành mảng lớn dẫn đến hiện tượng đứng tơ.
Sau khi cho giống vào xong thì nhắt nuốt bông lại và cột dây thun. Mục đích
của công đoạn nhắt thêm nút bông là nhằm tạo độ thông thoáng cho bịch mô, vì trong
giai đoạn đầu của quá trình ủ tơ nấm cần khá nhiều không khí để sinh trưởng.
- Bước 8: Nuôi sợi
Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá gỗ. Khoảng
cách giữa các bịch từ 7-10 cm, chúng ta không nên để quá sát vì như vậy sẽ làm cho
việc sinh trưởng của tơ nấm gặp nhiều khó khăn hoặc có khi đứng tơ. Nhà ươm cần
thoáng mát và sạch sẽ.
Thời gian ươm thường kéo dài khoảng 25 đến 30 ngày. Lúc này sợi nấm sinh
trưởng và ăn sâu vào bên trong nguyên liệu hình thành nên một màu trắng đồng nhất
cho cả bịch nấm. Nếu trong quá trình ăn xuống đấy bịch nấm bị đứng tơ ở một khu
vực nào đó, thì có thể là do ngay tại khu vực đó độ ẩm quá cao làm cho tơ bị đứng.
Để khắc phục được tình trạng trên ta chuyển các bịch đó ra một khu vực thông
thoáng, ta để nguyên hoặc rạch tại khu vực nấm chưa ăn đến một đường mỏng. Tác
dụng của thao tác rạch bịch này là giúp ta thoát bớt lượng hơi nước ở khu vực đó. Sau
vài ngày khi độ ẩm tại đó giảm xuống thì tơ nấm bắt đầu sinh trưởng lại và phủ hết
khu vực đó.
Một nguyên nhân khác làm đứng tơ có thể là do bị tạp nhiểm. Thông thường
trong nuôi ủ thì hay bị nhiểm mốc xanh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
18
- Bước 9: Treo và rạch bịch
Các bịch nấm sau khi được ăn đều và đồng nhất, ta chuyển các bịch nấm ra nhà
trồng. Trước đó, ta tiến hành cột dây để treo bịch:
+ Mỗi hàng treo khoảng 6 dây hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào chiều dài phòng,
dây được làm từ 6-8 sợi dây đơn và thắt đầu lại.
+ Sau đó, cột sợi dây đó lên trên thanh tre trên trần nhà.
Chuẩn bị dây xong, ta cho từng bịch nấm lên trên dây và tạo thế dây đối xứng
với nhau giúp bịch nấm vững vàng trên dây. Một dây như vậy ta treo khoảng 7-9
bịch. Khoảng cách dây với dây chừng 25-30 cm, hàng cách hàng 40-50 cm.
Lưu ý: khi đặt bịch lên dây nên úp miệng bịch xuống dưới và hai bịch cách
nhau chừng 10-15 cm để khi nấm ra không chạm vào nhau.
Sau khi treo bịch xong ta dùng dao sắc rạch các bịch nấm, rạch từ 4-6 đường
xung quanh với chiều dài chừng 3-4 curcumin
Lưu ý: Trong quá trình rạch nên rạch sâu vào bên trong khối mô nhằm gây vết
thương, không nên rạch quá mỏng dể làm kết mô dẫn đến ngừng ra quả thể sau này.
- Bước 10: Thu đón quả thể
Các bịch mô sau khi nuôi ủ và rạch bịch được giữ trong 4-5 ngày không tưới
nước. Chỉ khi bước qua ngày thứ 5 lúc này nấm đang rất cần nước thì ta tiến hành
tưới phun sương, mỗi lần ta chỉ tưới một hàm lượng nước khá nhỏ nhưng được chia
làm nhiều lần để tưới. Lượng nước tưới phụ thuộc vào số lượng bịch nhiều hay ít, độ
ẩm thấp hay cao mà ta có thể điều chỉnh hàm lượng nước tưới cho phù hợp. Ở giai
đoạn đầu trung bình ngày tưới khoảng 4-5 lần. Về sau khi nấm đã đạt đến giai đoạn
nở rộ rồi thì việc tưới là hết sức quan trọng. Ta phải thường xuyên theo dõi sự thay
đổi bất thường của thời tiết mà có sự điều chỉnh về lượng nước tưới. Nếu trời trở nên
nóng bất thường, thì ta nên tăng số lần tưới trong một ngày, còn ngược lại nếu rời trở
nên lạnh thì ta nên giảm lượng nước tưới và cố găn che đậy các cửa sổ lại.
Nấm đạt tiêu chuẩn là nấm đã lớn đều
trên cùng một chùm, nấm không nên quá to vì
nó sẽ rất dai và xơ. Thông thường mỗi bịch
nấm như vậy ta thu hái được khoảng 0,5-0,8
kg nấm tươi. Sau khi hái nấm xong ta nên làm
sạch cả phần gốc nấm. Khi hái phảI hái đúng
độ tuổI nhằm thu nấm có chất lượng và năng
suất cao.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
19
2.3. Quy trình nuôi trồng nâm rơm
2.3.1. Nguyên vật liệu và dụng cụ
2.3.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chât
Nguyên liệu dùng để trồng nấm sò trên rơm là các loại rơm như: Rơm ruộng
mặn, ruộng phèn và rơm ruộng màu. Tuy nhiên, trong số các loại rơm trên thì rơm
trên ruộng màu là tốt hơn cả. Và thường người ta thu nhận rơm làm nấm vào vụ mùa
xuân hè ( tháng 3), bởi vào mùa này trời khô ráo và ít mưa. Rơm trước khi sử dụng
phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ Rơm có màu vàng, mới
+ Rơm không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc…
Nguyên liệu tiếp theo rất cần thiết là giống nấm. Các yếu tố được cho là
loại giống đạt yêu cầu được sử dụng trong làm nấm là:
+ Các bịch giống nấm có sự đồng nhất, tơ nấm trong ăn đều cả bịch giống.
+ Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm.
Ngoài ra, còn có các nguyên liệu và hóa chất khác là:
+ Vôi bột
+ Nước
1.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Thùng nhựa hoặc các bể ximăng dùng để ngâm rơm
- Cân
- Kệ gỗ dùng để ủ đống rơm: Có chiều cao cách mặt đất khoảng 20 cm, có tác
dụng tạo độ thông thoáng bên dưới đống ủ nhằm giúp không khí được đối lưu trong
quá trình ủ rơm.
- Bạt nilon: Có tác dụng giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.
- Khuôn mô: có kích thước chiều cao 0,4 m; đáy trên 1,1x0,4 m; đáy dưới
0,2x0,5 m.
- Dây thun: dùng để cột bạt đống ủ.
- Cây thông khí: giúp không khí đối lưu.
1.2.3. Quy trình trồng nấm rơm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
20
a. Quy trình
b. Cách tiến hành
Trước khi bước vào xử lý nguyên liệu ta tiến hành cần vôi và hòa tan vôi
vào nước theo tỷ lệ tương ứng 1% (Hoặc có thể dao động từ 0,8 – 1,2%). Sở dĩ
lượng vôi bị dao động là do nó phụ thuộc vào pH của nước. Nếu pH cao hơn 7
thì ta giảm lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì ta tăng thêm lượng vôi
lên.
- Bước 1: Làm ƣớt
+ Rơm sau khi cân được cho vào trong thùng nước vôi có nồng độ (1%)
+ Sau đó, được giẩm đạp cho đến khi thấy rơm chuyển màu vàng sáng và mùi
nồng của rơm
+ Vớt rơm ra và xếp lên kệ để ủ đống
- Bước 2: Ủ đống
+ Xếp rơm đã được làm ướt lên kệ, hết lớp này đến lớp khác, vừa xếp vừa có
người lên giẫm đạp nhằm nắn chặt đống ủ.
+ Giữa đống ủ có cắm một cột tre, có tác dụng thông khí cho đống ủ. Đống ủ
được xếp theo thể tích 1,5x1,5x1,5 m; tác dụng của nó là làm cho đống ủ tỏa được đủ
lượng nhiệt cần thiết. Nếu chúng ta làm chiều cao thấp quá còn chiều rộng lớn thì làm
cho lượng nhiệt tỏa ra không đủ để làm chín khối ủ.
+ Do trời mùa này khí hậu hơi lạnh nên công đoạn giẫm đuợc thực hiện khá kỹ
và lâu nhằm nén chặt đống ủ để sinh nhiệt cao.
+ Sau khi chất hết rơm lên kệ và nén chặt thì dùng bạt phủ kín đống ủ.
Rơm rạ làm ướt
trong nước vôi
Ủ đống
Đảo trộn
Cơ chất trồng
Xếp mô và
cấy giống
3 ngày
3 ngày
Chăm sóc
Thu đón quả thể
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
21
+ Thông thường khi chúng ta tiến hành ủ rơm dưới một bóng cây lớn thì tốt
hơn, tuy nhiên khi bố trí đống ủ ở bên dưới một tán cây thì phải che thêm bạt lên cây
thông gió để che mưa và che sương. Bởi vào mỗi buổi sáng sớm thường có sương,
sương đó sẽ ngưng tụ thành nước rồi theo các tán lá đi vào đống ủ thống qua cột
thông gió.
- Bước 3: Đảo trộn
Sau khi ủ 3 ngày thì mở nilon ra, đảo trộn rơm. Công đoạn đảo này rất
quan trọng bởi nó quyết định độ chín đều của khối ủ. Trong quá trình đảo phải
trải qua các công đoạn sau:
+ Trước hết ta tháo dỡ tấm bạt phủ ra, sau đó chuyển toàn bộ khối rơm ra
một tấm bạt khác. Trong khi chuyển ra ta phải phân loại các phần rơm, các khối
rơm nằm bên trong chuyển ra một khu còn các khối rơm ở phía bên ngoài
chuyển ra một khu.
+ Tiến hành kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của khối rơm. Đối với độ ẩm ta
tiến hành lấy vài cọng rơm sau đó dùng hai tay vắt, nếu thấy nước nhỏ từ từ ra
khoảng vài giọt thì được xem là đảm bảo yêu cầu, còn nếu khô quá thì ta tiến
hành bổ sung thêm nước cho đủ độ ẩm cần thiết, trong trường hợp ẩm quá thì ta
tiến hành canh ra để bốc bớt hơi nước.
+ Sau khi kiểm tra rơm sẽ được xếp lại lên kệ, các khối ủ lúc trước nằm bên
ngoài được chuyển vào giữa khối ủ. Còn các khối ủ lúc trước nằm bên trong được
chuyển ra bên ngoài nhằm giúp cho đống rơm được chín đều.
Trong quá trình xử lý nguyên liệu thì chưa bổ sung phụ gia và chất dinh dưỡng.
- Bước 4: Đảo lần 2
Công đoạn này chỉ làm khi mà các chỉ tiêu như độ ẩm và nhiệt độ vẫn chưa đạt
yêu cầu. Trong trường hợp thấy các chỉ tiêu đạt độ ẩm khoảng 70% và nhiệt độ đống
ủ đạt khoảng trên 700C thì ta tiến hành lấy rơm ra để tiến hành đóng mô luôn.
- Bước 5: Xếp mô cấy giống
Để thực hiện công đoạn này ta phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và nguyên
liệu sau:
+ Giống nấm rơm
+ Khuôn mô: ở hai kích cỡ khác nhau (0,4x0,4x1,1x1,2x0,5) và (20x20x35)
+ Rơm đã ủ
+ Bao tời dùng để gói mô
+ Dây nilon dùng dể cột
Rơm sau khi ủ được chuyển sang nhà đóng mô, tại đó ta đã bố trí đầy đủ các
vật dụng cần thiết dùng để đóng mô.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
22
* Đối với đóng mô loại nhỏ:
Chúng ta cho tùng bó rơm nhỏ vào khuôn, và dùng tay nén chặt một lớp chừng
7cm. Sau đó, rắt giống lên xung quang khối mô giống như rắt giống nấm sò trên rơm
(cách viền chừng 2-3 cm, không nên quá sâu vì như vậy sẽ làm tơ bị chết do quá
nóng). Tiếp tục cho lớp khác và rắt tiếp giống, riêng lớp trên cùng ta tiến hành rắt đều
trên bề mặt, sau đó cho lên một lớp rơm để giữ ấm và tránh côn trùng (áo mô). Mỗi
mô như vậy ta chỉ làm thành 3 lớp.
Đóng mô xong ta cho khối mô đó lên trên bề mặt một tấm bao tời gai đã cắt
sẵn với diện tích 50x50cm, sau đó ta gói khối mô lại sao cho thật kín rồi dùng day bụt
lại.
* Đối với đóng mô loại lớn:
Ta cũng tiến hành tương tự, tuy nhiên bề dày của mỗi lớp rơm lúc này dày hơn
chừng khoảng 15 cm. Và sau khi đóng mô xong ta không cần phải gói mô như trên
mà ta dùng các tấm nilon lớn phủ lên trên để nuôi ủ tơ.
Một tấn nguyên liệu rơm ta cần 12 kg giống. Việc cho giống vào khuôn được điều
chỉnh sao cho lượng giống dùng đủ cho hết phần nguyên liệu. Và khoảng 300 kg rơm
người ta thường đóng được khoảng 23-24 mô.
- Bước 6: Chăm sóc
Nếu chúng ta đóng mô vào buổi sáng thì khoảng chừng vào buổi chiều ta đạt
bạt thật kín là tốt nhất.
Trong 5 ngày đầu ta không tưới nước, nhiệt độ phải giữ ở trên 370C (38-420C)
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bung tơ. Lúc này, tơ nấm ăn như nhện trên khối
mô.
Đến ngày thứ 6 ta tiến hành phun sương nhẹ, nhưng với liều lượng ít đủ để làm
ẩm bề mặt khối mô. Sang ngày thứ 7 và 8 cũng như vậy nhưng với lượng nước nhiều
hơn một chút hoặc có thể tăng thêm số lần phun sương. Đến lức này tơ đã ăn kín trên
toàn khối mô. Cuối ngày thứ 8 đã hình thành một số nấm hình đinh ghim.
Đến ngày thứ 9 thì tiến hành tưới để đón nấm, lúc này lượng nước cần phải
nhiều nhưng ta phải chia số lần tưới phun sương ra thành nhiều lần chứ không nâm
tập trung tưới nhiều trong một lần. Hoặ có thể dỡ bạt ra và tiến hành tưới sương nhiều
lần từ đầu khối mô cho đến cuối khối mô.
Ngày 10,11,12 tưới sương nhiều vào, vì lúc này nấm đang cần rất nhiều nước
để hình thành quả thể. Sang ngày thứ 13 và 14 thì tiến hành hái bói, chỉ khi nào bước
sang ngày thứ 15-16 thì lúc này mới tiến hành thu hái nhiều được.
Khi thu hái cần lưu ý, chỉ thu hái nấm rơm ở giai đoạn quả thể nằm ở dạng
ovan, không nên hái nấm ở thời kỳ đã bung dù. Sau khi thu hái nấm về thì cần làm
sạch sẽ phần gốc nấm nấm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
23
Cách thu hái quả thể nấm rơm: Dùng bàn tay nắm vào quả thể nấm và xoáy
nhẹ để quả nấm ra cả phần rễ ở chân nắm. khi thu hái phải nhẹ nhàng và đặt đặt nấm
lên rổ rá chứ không đặt xuống đất. Mỗi ngày hái hai lần (sáng và chiều) để chọn được
các nấm vừa tầm ưa chuộng của thị trường. Sau khi thu hoạch nấm xong, tiến hành
làm vệ sinh nhà trồng, dở bỏ rơm rạ trong mô dể tận thu làm phân bón, dọn nhà trồng
sạch sẽ bằng nước vôi, mở cửa cho thông thoáng, cho ánh sang chiếu vào.
Chỉ hái những quả thể còn ở dạng hình trứng, không nên hái qua trể.
2.4. Nuôi trồng nấm Linh chi trên mùn cƣa
2.4.1. Nguyên vật liệu và dụng cụ
2.4.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
- Mùn cưa su
+ Mùn cưa su trước lúc đem ủ có màu vàng nâu
+ Mùn cưa su không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc…
- Giống nấm linh chi
+ Giống nấm được xử dụng trong bài thực hành này có sự đồng nhất về màu
(màu trắng sữa).
+ Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm
- Hóa chất:
+ Cám gạo 5 %
+ MgS04 0,1 %
+ Bột nhẹ 0,8 %
+ Bột bắp 5%
- Vôi bột (dùng cho ủ nguyên liệu) cân tương đương với mùn cưa là 1%
- Nước
Quả thể hình trứng Quả thể khi còn trên rơm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
24
2.4.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Cân
- Bạt ủ đống
- dây thun cột bạt
- Túi nilon (PE) kích thước 25X35cm
- Dây thun
- Lò hấp
- Xẳng và bồ cào
2.2. Quy trình trồng nấm linh chi trên mùn cƣa
* Cách thực hiện:
- Bước 1: Xử lý
Cân một lượng vôi cần thiết hòa tan vào trong nước đạt nồng độ nước vôi 1%.
Đây là thông số thay đổi phụ thuộc vào độ pH của nước. Nếu pH cao hơn 7 thì ta
giảm lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì ta tăng thêm lượng vôi lên. Vì vậy
nồng độ vôi có thể nằm ở giá trị từ 0,8 đến 1,2 %.
Tưới nước vôi lên đống nguyên liệu, dùng xẳng và bồ cào đảo trộn đều sao cho
lượng nước được đều khắp đống ủ. Trong quá trình đảo thì luôn kiểm tra độ ẩm bằng
cảm quan tay. Sau khi đảo xong thì tiến hành vun đống ủ, bằng cách lấy tay bóp lấy
một nắm mùn cưa rồi xòe tay ra, ta thấy mùn cưa kết dính vừa phải với nhau, không
bị vở mịn, cũng như thấy ứa nước ra kẻ tay, độ ẩm đạt khoảng 60%.
Dùng giấy quỳ kiểm tra pH của khối nguyên liệu: giấy quỳ sau khi cho vào
khối nguyên liệu, lấy ra ta thấy có màu xanh. Chứng tỏ pH nằm trong khoảng 7,5–8.
- Bước 2: Ủ đống
Tiến hành xúc mùn cưa vào một điểm sau đó dùng bạt đậy kín lại, rồi dùng
dây nịt chặt đống ủ. Mỗi đống ủ như vậy phải đạt từ 500 kg nguyên liệu trở lên để tạo
được một lượng nhiệt đủ lớn.
- Bước 3: Đảo trộn
Được tiến hành sau 3 đến 4 ngày ủ, ta làm với các thao tác sau:
+ Dở tấm bạt ra, sau đó dùng xẳng và bồ cào đảo trộn đều đống ủ.
+ Đảo trộn thật đều xong ta dung xẳng vun lại thành đống như cũ
Đảo trộn đống ủ sao cho mùn cưa ở trên đi xuống dưới, trong ra ngoài và
ngược lại. Nhằm làm cho đống ủ có độ mùn đồng nhất. Trong quá trình đảo đống ủ ta
Mùn cưa Xử lý Ủ đống Đảo trộn Cơ chất
trồng nấm
Vô bịch
Hấp khử
trùng
Cấy giống Nuôi sợi Phối trộn dinh
dưỡng
Thu đón
quả thể
Nƣớc vôi 1% 3 - 4 Ngày 3 - 4 Ngày
18-20H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
25
có công đoạn kiểm tra độ ẩm của đống ủ, thấy chưa đạt yêu cầu thì có biện pháp xử lý
ngay. Nếu như độ ẩm thiếu thì tiến hành bổ sung thêm nước để taăg thêm độ ẩm, còn
ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì ta canh đống ủ ra để hơi nuớc trong đống ủ bốc hơi
bớt đi.
Sau khi ủ được 3 – 4 ngày thì tiến hành xúc phần mùn cưa ra và chuẩn bị cho
công đoạn phối trộn nguyên liệu.
- Bước 4: Phối trộn nguyên liệu
+ Cân hóa chất với khối lượng thích hợp (Cám gạo, cám bắp, bột nhẹ)
+ Vừa tiến hành đảo trộn đống ủ vừa bổ sung chất dinh dưỡng vào đống ủ.
+ Tiến hành đảo trộn qua lại khoảng vài lần thì được.
- Bước 5: Đóng bịch
Trước khi tiến hành vô túi ta chuẩn bị bao nilon PE, cổ nhựa, bông và dây thun.
Các thao tác tiến hành làm đáy túi như sau:
+ Dùng tay gập đôi đáy túi lại với nhau và dùng hương kít hai góc lại với nhau.
+ Lộn ngược đáy bao lại.
Việc chuẩn bị bao nilon đã xong, ta chuẩn bị vô túi:
+ Dùng một ít môi trường cho vào bịch, và dùng tay ấn nhẹ.
+ Gập miệng bao lại và đảo ngược đáy bao lên trên.
+ Điều chỉnh đáy túi, sao cho đáy túi tạo một góc vuông vắn.
+ Sau đó lật ngược lại, và bỏ thêm môi trường vào. Dùng ta ấn mạnh môi
trường xuống. Nhưng không để tay chạm vào thành bịch, sẽ làm thành bịch bị rách.
+ Tiếp tục cho môi trường vào cho đến khi đạt khối lượng yêu cầu. Dùng mu
bàn tay nén thật chặt bich môi trường. Khác với làm môi trường làm nấm sò, nấm
linh chi sau khi đóng bịch xong phải có công đoạn làm cổ nút. Ta dùng cổ nút đã
chuẩn bị sẵn tròng vào đầu bao, sau đó lận phần bao ra bên ngoài. Dùng nút bông
nhắt đầu cổ nút lại, dùng đầu chụp đậy cổ nút lại.
Sau khi đã vào túi xong ta tiến hành chuyển vào lò hấp để tiệt trùng.
- Bước 5: Hấp khử trùng
Sau khi đã vô túi xong thì ta đem các bịch môi trường xếp vào lò hấp để khuwr
trùng trong thời gian 18 – 20h (tương đương với 40 cục than tổ ong). Cũng giống như
các lần khác, mỗI lần hấp như vậy ta phảI tiến hành kiểm tra lò hấp trước khi hấp.
Kiểm tra lượng nước trong chảo, độ kín của cửa lò, lượng than đốt, độ hở của lò…
Đối với Linh chi thông thường nếu những lần hấp khử trùng ở thời gian 18-20h
không đả bảo sự tiệt trùng thì người ta có thể tiến hành khử trùng gấp đôi, có nghĩa là
người ta hấp hai lần than như vậy.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
26
- Bước 6: Cấy giống
Phòng cấy giống được đẩm bảo sự tiệt trùng cao hơn so vớI cấy giống
nấm sò, bởI môi trường nuôi tơ Linh chi rất nhiều dinh dưỡng nên dể bị tạp
nhiểm.
Phòng cấy giống được bố trí 2 tủ cấy thuỷ tinh có kích thước
50x50x50cm. Hai đèn cồn dùng để khử trùng tủ cấy và dụng cụ cấy. Ngoài ra,
còn phảI chuẩn bị thêm cồn, bông và giấp dùng để đậy nút bông.
Cách cấy như sau:
+ Dùng bông lau thật kỹ bên trong tủ cấy, bật đèn cồn.
+ Tiến hành khử trùng dụng cụ (que) cấy trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Lau các bịch giống nấm trước khi cho vào tủ, và các bịch môi trường
cũng được lau thật kỹ phần bề mặt bên trên.
+ Dùng que cấy đã được tiệt trùng để khậy giống cho tơi ra. Sau đó, lấy
nút bông của bịch môi trường ra, dùng que cấy lấy một ít giống cho lên cổ nút
của bịch môi trường. MỗI bịch được cấy hai lần đầy cổ nút như vậy.
+ Sau đó dùng tay lắc cổ nút để giống bố trí đều khắp trên bề mặt môi
trường.
+ Đậy nút bông và gói giấy lại.
- Bước 7: Nuôi ủ tơ
Sau khi cấy giống xong ta chuyển các bịch đó lên giàn nuôi ủ tơ, để tiến hành
nuôi ủ tơ. Thời gian nuôi ủ đối với Linh chi vào khoảng 25 đến 30 ngày.
Đến thời điểm nấm ăn đều khắp trên cả bịch thì ta chuyển các bịch đó sang nhà
trồng và chuẩn bị tưới để thu đón quả thể.
- Bước 8: Chăm sóc và thu đón quả thể
Khác vớI nấm sò, nấm linh chi khi ra quả thể thường ra ở trên đầu cổ nút. Nên
khi nấm có hiện tượng nhú lên thì ta tiến hành lắc nhẹ cổ nút để nấm ra, đồng thờI ta
phảI tướI nhẹ để nấm có độ ẩm cần thiết để phát triển.
Tai nấm sau một thưòi gian nuôi trồng thấy viền của nó chuyển sang màu đồng
nhất vớI màu sắc của bề mặt nấm chứng tỏ nấm đã già và có thể thu hái được. Ngược
lạI, nấm mà viền vẫn còn màu trắng thì nấm vẫn còn non, chưa thu hái được.
Cách thu hai như sau, ta dùng dao hoặc kéo cắt sát cánh linh chi trên mặt cổ
nút. Khi cắt phải cẩn thận không để lung lay gốc linh chi. Khi cắt xong linh chi ta
thấy thường có hiện tượng bị mốc ở vết cắt. Trước đây ở hợp tác xã thường khắc
phục bằng cách hoà nước vôi đặc cho lên vết cắt nhưng vì linh chi không ưa ẩm nên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
27
mốc vẫn còn. Hiện nay nếu phát hiện bị mốc, sau khi cắt xong nhổ luôn cổ nút, làm
nút bông để hạn chế mốc.
Nấm đã đạt độ tuổi Nấm chƣa đủ tuổi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
28
Phần 3: CÁC BỆNH CỦA NẤM, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH
3.1 Các bệnh thƣờng gặp ở nâm bào ngƣ, nguyên nhân và biện pháp xử lý
Nấm bào ngư là loại nấm có sức sống mạnh, nó thường rất ít bệnh ít bị bệnh
hơn. Bệnh thường gặp ở nấm sò là mốc xanh và ấu trùng ruồi. Sở dĩ nấm bào ngư bị
hai loại bệnh trên là do nguyên nhân:
Đối với mốc xanh do trong quá trình xử lý nguyên liệu, khử trùng nguyên liệu
không kĩ, do thao tác cấy giống chưa được vô trùng hoặc trong quá trình vận chuyển
sang nhà nuôi sợi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa chẳng hạn. LoạI này thường
bị rất nhiều tại đơn vị, bởi nó xuất hiện nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp.
Đối với ấu trùng ruồi do nhà trồng chưa che chắn thật kĩ và môi trường khô.
Hoặc có thể do quá trình đóng bịch ta để qua buổi mà không có che chắn làm cho
ruồi bâu vào và khi chuyển ra nuôi trồng các trứng ruồI này phát sinh ấu trùng.
Biện pháp xử lý
Mốc: tiến hành xử lý lại môi trường, vệ sinh nhà trại không để ổ dịch phát sinh.
Ấu trùng: nhà trồng nên làm lưới chắn, vệ sinh nhà trại, khử trùng tốt nguyên
liệu, khi làm qua buổi phải có biện pháp che chắn cẩn thận.
3.2 Các bệnh thƣờng gặp ở nấm rơm, nguyên nhân và biện pháp xử lý
Bệnh ở nấm rơm có thể chia làm hai loại: bệnh sinh lí và bệnh nhiễm.
Đối với bệnh sinh lý nấm có màu trắng hoặc máu xám, nấm bị dị hình, và chết
khi còn rất nhỏ. Nguyên nhân của những bệnh trên là do ánh sáng ,nhiệt độ, không
thích hợp, nước tưới bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Biện pháp khắc phục cần phải điều
chỉnh nhiệt độ, ánh sáng cho phù hợp. Trường hợp lạnh thì ta phải dùng bạt che lại
cho ấm hoặc dùng bóng đèn để đảm bảo cho tơ và quả thể phát triển. Cần xử lý nước
trước khi tưới.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
29
Đối với bệnh nhiễm: Tại hợp tác xã bệnh nhiễm thường thấy là mốc trong quá
trình nuôi ủ tơ. Mốc có mốc xanh, mốc cam, mốc đen.
Nguyên nhân:
+ Vì trồng nấm rơm không qua công đoạn khử trùng nên việc tạp nhiểm là điều
rất dể xảy ra. Hoặc do khâu cấy giống, do trong thao tác cấy không đảm bảo được độ
vô trùng như: tay, dụng cụ đựng giống…
+ Việc ủ nguyên liệu không đủ sức để tiệt trùng được môi trường rơm, đồng
thời do trong quá trình nuôi ủ tơ, nhiệt độ quá nóng làm các bịch chảy mồ hôi, do xử
lí không kịp cũng sẽ dấn đến làm mốc các bịch.
Những bệnh về mốc rất khó khắc phục, chỉ có thể rút ra kinh nghiệm cho lần
sau. Ngoài ra ở nấm rơm còn xuất hiện một số loại côn trùng như: ruồi, mạt gà, kiến,
gián…tấn công. Biện pháp tốt nhất là xứ lí nền nhà trước khi trồng. hợp tác xã đã rắc
vôi cẩn thận dưới nền nhà trước khi làm mô nhằm phòng trừ những loại côn trùng
này.
3.2 các bệnh thƣờng gặp ở nấm linh chi, nguyên nhân và biện pháp xử lý
Nấm thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất và chất lượng
của nấm như:
- Chuột: chuột thường ăn nấm, các túi nấm. Vì vậy cần tìm cách bẫy và diệt
chuột. Hoặc có thể có biện pháp che chắn cẩn thận nhà nuôi trồng.
- Các loại nấm mốc: nguyên nhân gây ra nấm mốc là do nhà nuôi trồng vệ sinh
không đảm bảo.
Phải thường xuyên rải vôi và quét dọn thật sạch, không được hút thuốc hoặc tiểu
tiện tại trại nuôi trồng nấm. Phải dọn các túi nấm đã thu hái hết, dùng thuốc phun để
tiêu diệt các loại ấu trùng.
Mốc nâu, mốc xanh: bệnh xuất hiện sau các đợt thu hái không tiến hành vệ sinh
tốt. Loại bệnh này rất nguy hiểm, là loại nấm ký sinh cần phải nhặt thật sạch các mầm
bệnh, dùng formalin 5% phun vào nơi bị nhiễm bệnh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
30
Phần 4: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Tại đơn vị thực tập, chúng tôi được tiếp xúc vưói một mô hình khép kín từ
khâu đầu vào nguyên liệu và xử lý nguồn bả thải sau khi nuôi trồng nấm.
Từ một sơ đồ đơn giản như vậy ta có thể thấy, từ khâu nguyên liệu ban đầu vào
kkhá lớn nhưng khi sử dụng xong nó lại cho ra một hiệu quả khác mà không ảnh
hưởng đến môi sinh. Đây là một mô hình thân thiện vớI môi trường và cần học hỏi.
Sản phẩm vi sinh hiện nay do HTX tự sản xuất đã tiêu thụ trên thị trường và
được sự chấp nhận của khách hàng.
Nguyên liệu Ủ làm phân Vi sinh Trồng nấm Bã thải
Bán sản phẩm Trồng rau sạch
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
31
KẾT LUẬN
Tuy thời gian thực tập rất ngắn ngũi chỉ trong vòng 6 tuần lễ, nhưng khốI
lượng kiến thức thu nhặt từ thực tế làm việc để bổ sung thêm vào phần lý thuyết ở
trong trường là hết sức đáng kể. TạI đây, chúng em được trực tiếp làm việc, tận mắt
nhìn thấy một mô hình sản xuất ở một quy mô vừa. Và đặc biệt, là được tiếp xúc cách
vận hành mô hình đó như thế nào để đem lạI hiệu quả cao.
Từ thực tế làm việc như vậy, chúng em thấy được sự khác biệt rất lớn giữa lý
thuyết và thực tế sản xuất. Ví dụ như, trong lý thuyết khi chúng ta nuôi trồng nấm sò
trên mùn cưa chúng ta cần rất nhiều phần phụ gia, nhưng khi đi vào sản xuất thực tế
rất khó vận dụng như vậy. Bởi những phụ gia mà ta bổ sung thêm vào rất giàu dinh
dưỡng, rất dể bị tạp nhiểm của vi sinh vật, mà trong thực tế rất khó khắc phục được
tình trạng này.Vì vậy, HTX đã có sáng kiến phối trộn nguyên liệu giữa bông và mùn
cưa nhằm tránh bổ sung thêm phụ gia vùa khắc phục được tình trạng tạp nhiểm.
Chính vì vậy, họ đã giảm đáng kể chi phí đầu tư và giảm giá thành của sản phẩm mà
năng suất cũng tương đương. Ngoài ra, còn có rất nhiều sự khác biệt tương tự như
vậy mà trong thờI gian thực tập em có điều kiện được tiếp xúc.
Nuôi trồng nấm thương phẩm là một cái gì đó hết sức đơn giản, không cầu kỳ,
rất ít vốn và có thể tận dụng được nguồn nhân lực dư thừa tại gia đình. Vì vậy, trong
tương lai không xa nghề nấm sẽ là nghề chủ đạo của đạI bộ phận của xã hội.
Tại cơ sở, chúng em được sự chỉ bảo hết sức tận tình của các Cô tại đơn vị. Vì
vậy, để hoàn thành được bản báo cáo có tính thực tế và xác thực như thế này em chân
thành cảm ơn các cán bộ tạI đơn vị đã trợ giúp cho em.
Trong quá trình viết báo cào này, chắc không thể tránh khỏI những thiếu sót và
lỗi. Rất mong quý thầy cô thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết báo cáo
Huỳnh Phạm Bảo Triều
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
32
Phụ lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tập tốt nghiệp- Mô hình sản xuất nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trồng nấm An Hải Đônga.pdf