:
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị - xã hội ổn định. Sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục (GD) phải đào tạo ra. Như vậy, GD Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn.
GD mầm non (MN) là nấc thang khởi đầu trong hệ thống GD quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Qua đó cho thấy GD thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng VĐ cơ bản (KNVĐCB), hình thành những thói quen vận động (VĐ) cần thiết cho cuộc sống.
Rèn luyện KNVĐCB của trẻ MN nói chung và trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình GD nhằm mục đích phát triển thể chất, GD các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ.
Thế nên rèn luyện KNVĐCB cho trẻ được tiến hành thông qua tất cả các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo chơi, tham quan, lao động Trong đó hoạt động ngoài trời (HĐNT) rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Vui chơi ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ VĐ toàn thân, rèn luyện KNVĐ thô như: đi, chạy
Thực tiễn GD MN cho thấy rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động khác đặc biệt là HĐNT chưa được quan tâm, đầu tư.
Thực tế, ở nhiều trường, thời gian HĐNT của trẻ vẫn bị cắt xén thậm chí không được tổ chức hoặc tổ chức chưa tốt, quá trình tổ chức HĐNT của giáo viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nên đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” đã được lựa chọn.
146 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 33293 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả TN được phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá cả về định tính và định lượng.
Về mặt định tính: Chúng tôi tiến hành phân tích, nhận xét, đánh giá về KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi trong điều kiện TN qua các số liệu quan sát, nghiên cứu sản phẩm, trò chuyện với trẻ và kết quả của 2 đợt khảo sát các tiêu chí đã xác định.
Về mặt định lượng: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm đánh giá quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN.
4.5. Tiến hành thực nghiệm
4.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Việc lựa chọn mẫu TN được tiến hành ở 2 trường MN theo nguyên tắc ngẫu nhiên.
Sau đây là vài nét về mẫu TN:
* Trường Mầm Non I – Thành phố Huế: là trường trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia sớm nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế (2001 - 2002). Với sự quan tâm của các cấp các ngành và phụ huynh của trẻ nên cơ sở vật chất, trình độ giáo viên được nâng lên đáng kể. Mục tiêu của trường là tạo cho trẻ một môi trường mở, trong đó trẻ có thể tự do thể hiện bản thân, khám phá, tìm tòi và định hình quan điểm của riêng mình. Giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy nên đảm bảo cho công tác CS – GD trẻ hiện nay.
* Trường MN Phường Đúc -Phường Phường Đúc
Trường đóng trên địa bàn phường Phường Đúc, tiếp nhận trẻ có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Chương trình CS và GD được thực hiện bởi các giáo viên có trình độ chuyên môn về GD MN theo Chương trình đổi mới nhất của Bộ GD & Đào tạo và Vụ GD MN. Trường MN Phường Đúc chú trọng đến việc tập trung phát triển các kĩ năng, mang lại sự phát triển hài hòa giữa thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, khuôn viên trường còn manh mún, đội ngũ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chưa cao, tuy nhiên trong những năm qua trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo học các lớp Cao đẳng, Đại học, tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Phòng, của Sở và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ em
Nhìn chung, trình độ giáo viên ở cả 2 nhóm TN - ĐC là tương đương nhau, đều tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm MN, thâm niên công tác 4 – 5 năm liên tục.
- Trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC đều đang được GD theo chương trình MN 2009 do Bộ GD và đào tạo ban hành. Trẻ ở 2 nhóm có trình độ phát triển về nhận thức, thể lục tương đương nhau.
- Cơ sở vật chất của 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau.
Trong đó: Chúng tôi TN trên mẫu là 30 trẻ MG 3 – 4 tuổi trường MN Phường Đúc – Phuờng Phường Đúc và 30 trẻ MG 3 – 4 tuổi trường Mầm Non I – thành phố Huế để làm mẫu ĐC.
4.5.2. Đo đầu trước thực nghiệm
Đo đầu vào ở cả 2 nhóm TN và ĐC nhằm tìm hiểu mức độ KNVĐCB của trẻ trong HĐNT khi chưa thực hiện các biện pháp GD đã nêu ở Chương 2.
Chúng tôi dự giờ ở mỗi nhóm TN và ĐC 4 buổi HĐNT trong 2 chủ điểm: “Thế giới động vật”, “Giao thông” Có như vậy mới có thể quan sát hết được mức độ KNVĐCB của trẻ. Vì trong mỗi buổi chơi ngoài trời, ngoài trò chơi VĐ có sự tham gia của cả lớp thì nhiều khu vực mà không phải tất cả trẻ được chọn làm TN và ĐC đều tham gia chơi cùng 1 khu vực chơi, có trẻ còn thay đổi các khu vực chơi trong các buổi khác.
Chúng tôi ghi lại kết quả của cả 2 nhóm TN và ĐC, sau đó đánh giá mức độ KNVĐCB của trẻ trong HĐNT và tìm ra chỗ mạnh, yếu của giáo viên làm TN để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp.
4.5.3. Tổ chức thực nghiệm
Sau khi đo đầu trước TN, chúng tôi chia trẻ làm hai nhóm và tiến hành TN tại một nhóm và sử dụng một nhóm làm ĐC.
4.5.3.1. Nhóm thực nghiệm
Áp dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, các biện pháp được TN đó là:
- Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVĐCB
Trong chương trình GDMN dành cho lứa tuổi MG 3 - 4 tuổi, cáctài liệu tham khảo, tuyển tập TCVĐ chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn được trên 50 TCVĐ phù hợp với mục đích rèn luyện các KNVĐCB. Ví dụ trò chơi “Mèo đuổi chuột” rèn luyện KNVĐ chạy, khả năng thăng bằng trong không không gian, sự phối hợp của các nhóm cơ… Trò chơi “Bánh xe quay’ rèn luyện sự phối hợp của các kĩ năng chạy, đi, thăng bằng cho trẻ. Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm hoặc đi theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
-Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT.
Nhằm cụ thể hóa nội dung và hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT nên chúng tôi tiến hành lập kế hoạch tổng thể theo từng năm học, lập kế hoạch chi tiết cho từng tháng hoặc từng chủ đề, lập kế hoạch cho từng tuần, ngày. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 4 tuần theo 4 chủ đề nhỏ là:
- Một số con vật trong rừng
- Phương tiện giao thông.
- Luật lệ giao thông.
- Bé tham gia giao thông
Chúng tôi đã tiến hành lập kế hoạch tổng thể cho các chủ đề lớn, chủ đề nhánh và dựa trên cơ sở đó mới lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Kế hoạch chi tiết được xây dựng trên cơ sở xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian thực hiện và dự kiến số lượng cũng như nội dung. về rèn luyện KNVĐCB cho trẻ một cách cụ thể, để từ đó xác định cách thức tiến hành tổ chức HĐNT cho trẻ sao cho đạt được mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện thực tế chúng tôi có thể điều chỉnh kế hoạch phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá thể trẻ, nội dụng, thời lượng cho phù hợp và kịp thời.
- Biện pháp 3: Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú
Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các VĐ khác nhau của trẻ bằng màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng sử dụng của chúng. Do đó ở các khu vục chơi ngoài trời, chúng tôi đã phân chia các khu vực chơi, lựa chọn các vật liệu, dụng cụ chơi với mục đích rèn luyện các KNVĐCB, phù hợp với chủ đề, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MG 3 – 4 tuổi... nhằm kích thích được hứng thú rèn luyện KNVĐCB của trẻ trong HĐNT đồng thời tăng độ chính xác của trẻ khi tập luyện.
Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” chúng tôi đã tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ VĐ, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng như: ống nước làm “vô – lăng xe ôtô”, cây tre làm cầu trong trò chơi “Bé đi qua cầu”
Ví dụ: Trong chủ điểm “Thế giới động vật” chúng tôi kết hợp với gia đình để huy động phụ huynh đóng góp, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu khác như xốp mút, giấy màu, đề - can … để làm đồ dùng, đồ chơi, mũ các con vật cho các khu vực chơi hay đồ chơi mang từ lớp ra như bóng, vòng, phấn…
- Biện pháp 4: Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau.
Trên cơ sơ kế hoạch chi tiết của hoạt động rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện cho trẻ. Trong mỗi buổi rèn luyện chúng tôi đã tận dụng các điều kiện sẵn có ở trong sân trường để làm nảy sinh ý tưởng chơi ở trẻ, làm tăng thêm hứng thú, khích thích trẻ VĐ tích cực hơn để rèn luyện KNVĐCB mà trẻ đã đươc học. Cải tạo hoặc sắp xếp, bố trí lại môi trường hoạt động phù hợp với mục đích và nội dung HĐNT
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bánh xe quay”, chúng tôi đã căn cứ vào bóng mát của tán cây, thời tiết... để tổ chức chơi dưới nhiều hình thức khác nhau như: nhóm, cá nhân, tổ...
- Biện pháp 5: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích
Trong phần chơi tự do, chúng tôi đã cho trẻ có quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích. Mặc dù các khu vực được phân chia rạch ròi nhưng giữa các khu vục có mối quan hệ với nhau. Ví dụ: Ở khu vực cát, sỏi trẻ có thể chơi các trò chơi “Chuyền cát” để xây dựng cầu, đường bộ.. trong chủ điểm “Giao thông”. Hay ở khu vực chơi với vật liệu thiên nhiên để cho trẻ chơi trò chơi “Nhảy qua cành cây”, “đi qua cầu tre”...
Chúng tôi đã rèn luyện cho trẻ VĐ đi, chạy và khả năng thăng bằng trong không gian như trò chơi “Bắt chước dáng đi của một số con vật trong rừng” như voi, khỉ, thỏ, gấu…trong chủ điểm “Thế giới động vật”
- Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ
Để trẻ thực hiện được các KNVĐCB qua HĐNT bắt buộc trẻ đã có những hiểu biết và khả năng thực hiện kĩ năng đó. Thế nên khi thực hiện các biện pháp này chúng tôi đã quan sát, tìm hiểu tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ từ đó bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ: Trong chủ điểm “Phương tiện giao thông” chúng tôi đã bổ sung kinh nghiệm VĐ trong một một số hoạt động trong ngày của trẻ như sau:
Đón trẻ: Sau khi đón trẻ vào lớp, chúng tôi cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi, hướng dẫn trẻ chọn đồ chơi và chơi trò chơi: “Ô tô và Chim sẻ”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”…
Hoạt động học: chạy nhanh 10 – 12 mét, trò chơi VĐ: về đúng bến
Hoạt động góc chúng tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện kĩ năng đi, chạy, thăng bằng cho trẻ như: “Bỏ giẻ”, “Kết bạn”, “Máy bay”…
- Biện pháp 7: Đánh giá (tự đánh giá) quá trình rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
Sau mỗi buổi tập HĐNT của trẻ chúng tôi đánh giá trẻ và cho trẻ tự đánh giá đánh giá lại toàn bộ hoạt động rèn luyện KNVĐCB của mình để từ đó tìm ra những hạn chế mà trẻ gặp phải, có cách thức điều chỉnh kịp thời trong các giờ tập sau.
4.5.3.2. Nhóm đối chứng
Chúng tôi không áp dụng một biện pháp GD riêng biệt nào. Việc tổ chức cho trẻ HĐNT do giáo viên phụ trách lớp đó giảng dạy, không làm thay đổi thực trạng của lớp.
4.5.4. Tiến hành đo cuối thực nghiệm
Sau thời gian TN áp dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, chúng tôi tiến hành đo đầu ra của cả 2 nhóm TN và ĐC trong chủ điểm “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Tổng kết số liệu, đánh giá và so sánh kết quả của 2 nhóm TN và ĐC để kiểm nghiệm hiệu quả tác động của các biện pháp GD đã vận dụng.
4.6. Kết quả thực nghiệm
4.6.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành TN
Dựa trên 3 tiêu chí và thang đánh giá mức độ KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, chúng tôi tiến hành đo mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi với điều kiện cả 2 lớp đều tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời trong HĐNT cho trẻ bình thường, chúng tôi quan sát và ghi chép những mức độ KNVĐCB của trẻ trong hoạt động vui chơi ngoài trời ở nhóm TN và ĐC. Kết quả thu được như sau:
4.6.1.1. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Bảng 4.1. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Mẫu
Số lượng
Mức độ
S
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm ĐC
30
4
13.33
23
76,67
3
10
5.23
1.27
Nhóm TN
30
4
13.33
22
73.33
4
13.33
5.2
1.29
Kết quả khảo sát trước TN thể hiện ở bảng 4.1 cho chúng ta thấy điểm trung bình của 2 nhóm tương đối đồng đều nhau nhưng chưa cao (ĐC = 5.23, ĐC = 5.2). Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở nhóm ĐC có phần cao hơn so với nhóm TN nhưng không đáng kể. Cụ thể:
- Số trẻ có KNVĐCB đạt mức độ cao của nhóm ĐC và TN bằng nhau (13.33%); trong khi đó, số trẻ KNVĐCB ở mức độ thấp của nhóm ĐC ít hơn nhóm TN 3.33%.
- Điểm trung bình cộng của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN nhưng mức chênh lệch không lớn (ĐC - TN = 5.23 - 5.2 = 0.03).
- Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC (SĐC = 1.27) thấp hơn nhóm TN (STN = 1.29) nhưng không đáng kể (SĐC - STN = 0.02).
Sự so sánh trên đây cụ thể hoá bằng biểu đồ sau:
(%)
Biểu đồ 4.1: Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Qua biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm TN và ĐC tương đương nhau và nhìn chung chưa cao chủ yếu ở mức độ trung bình. Số trẻ ở mức độ cao ở cả 2 nhóm TN và ĐC chỉ chiếm khoảng 13.338%, trong khi đó số trẻ trung bình chiếm tỉ lệ 73.33% ở nhóm TN, trong khi đó nhóm ĐC chiếm tỉ lệ cao hon là 76.67% và số trẻ ở mức độ thấp ở nhóm ĐC 13.33% cao hơn nhóm TN 3.33%.
Trong quá trình quan sát chúng tôi thấy đa số trẻ hào hứng phấn khởi khi bước vào các trò chơi và các khu vực chơi ngoài trời chơi nhưng phần lớn chưa tự lựa chọn cho mình khu vực chơi, thường chờ sự gợi ý của cô giáo. Một số trẻ cũng đã lựa chọn cho mình khu vực chơi, nhưng khi vào khu vực chơi lại không biết lập kế hoạch chơi. Ví dụ: Khi hỏi khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời xây dựng trong chủ điểm "Động vật sống trong rừng" Các mũ thỏ, cáo này các con sẽ chơi trò chơi gì? Muốn chơi trò đó con chơi như thế nào?, thì đa số trẻ rất lúng túng và đều trả lời “không biết”.
Trẻ chưa chủ động tạo mối quan hệ trong các TCVĐ, rất nhiều trẻ có biểu hiện chơi một mình. Trong quá trình chơi trẻ chưa tự chia sẻ, trao đổi thoả thuận để thực hiện ý tưởng chơi, chủ đề chơi, chưa tự phân công vai chơi. Trẻ chỉ phối hợp với bạn khi có sự gợi ý của giáo viên.
Mặc dù hầu hết trẻ đều tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT nhưng kết quả mà chúng tôi đo được ở nhóm ĐC và nhóm TN chưa cao. Do trẻ lứa tuổi 3 – 4 tuổi khả năng nhận thức cũng như sự hoàn thiện của hình thái, chức năng cơ thể còn đang tiếp tục, giáo viên chưa nhận được đây là hoạt động mang tính tự do, tự nguyện nên rất dễ dàng rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, trẻ chưa chủ động trong việc rèn luyện KNVĐCB KNVĐCB ở các khu vực chơi mà còn chịu sự tác động, nhắc nhở nhiều từ phía giáo viên…
Kết quả khảo sát cho thấy ở cả 2 mẫu TN và ĐC đều có KNVĐCB tập trung ở mức độ trung bình. Qua phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, trước hết cần phải tạo hứng thú cho trẻ, nghĩa là cần tạo ra các khu vực chơi đa dạng, phong phú, đẹp mắt, bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo điều kiện cho trẻ được tự do, độc lập, tự lựa chọn khu vực chơi, trò chơi, lựa chọn phương tiện chơi, cung cấp và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn; giáo viên phải có kĩ năng quan sát trẻ chơi phát hiện những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi, ủng hộ những ý tưởng của trẻ đồng thời động viên, khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ tự mình thực hiện tốt dự định chơi.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT chưa được quan tâm đúng mức và chưa có hiệu quả cao.
4.6.1.2. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN qua từng tiêu chí
*Về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 như sau:
Bảng 4.2: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
5
16.67
17
56.67
8
26.66
1.9
TN
6
20
17
56.67
7
23.33
1.97
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy: khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC đồng đều, tập trung chủ yếu ở mức độ 2 (trung bình).Tức là vẫn còn nhiều trẻ chưa tập đúng tư thế các động tác, VĐ chưa được liên tục. Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều này càng thể hiện rõ qua điểm trung bình cộng.
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT trước TN của trẻ ở nhóm TN là: TN = 1.97.
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT trước TN của trẻ ở nhóm ĐC là: ĐC = 1.9.
Như vậy, có thể thấy, khả năng nắm được cách thức KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm là tương đối đều nhau, tuy có chênh lệch nhau nhưng không kể (TN - ĐC = 1.97 – 1.9 = 0.07) nên khối lượng VĐ của trẻ ở hai nhóm này trước TN là tương đương nhau và đều ở mức trung bình.
Cụ thể:
Ở mức độ 1 (Cao): Số trẻ nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở nhóm ĐC (16.67%) thấp hơn nhóm TN (20%). Số trẻ ở hai nhóm này luôn tập đúng các tư thế của các KNVĐCB. Chẳng hạn trong trò chơi VĐ ngoài trời “Cáo ơi, ngủ à?” VĐ chạy của những trẻ này đã thực hiện được động tác bay lúc chạy, khả năng thăng bằng hỗ trợ rất nhiều đến thành tích chạy của trẻ nên phần lớn trẻ đều đáp ứng được yêu cầu của trò chơi
Ở mức độ 2 (Trung bình): số trẻ đạt mức trung bình của nhóm bằng nhau (56.67%). Số trẻ này có động tác tập đúng có động tác tập chưa đúng, còn lúng túng. Khi thực hiện các VĐCB còn bị ngắt quãng, chưa liêu tục, còn bị ảnh hưởng của các yêu tố khách quan. Chẳng hạn, trong trò chơi “chú Thỏ khéo léo” mỗi trẻ phải mang nấm và đi qua 1 con đường hẹp. Mặc dù trẻ biết giữ được hướng để mang nấm về đích nhưng những trẻ này VĐ đi còn nhiều động tác thừa, nhịp điệu chưa ổn định, VĐ chưa liên hoàn.
Ở mức độ 3 (Thấp): Trẻ ở nhóm ĐC đạt 26.66%, nhóm TN đạt 23.33%. Như vậy, có thể thấy, số trẻ ở cả hai nhóm chưa thực hiện được KNVĐCB chiếm tỉ lệ đáng kể, thường tập trung vào những trẻ nhút nhát, đòi hỏi giáo viên cần có những biện pháp tác động phù hợp hơn nhằm khơi gợi tính tự tin, chủ động, tích cực cho trẻ khi tham gia HĐNT.
(%)
Biểu đồ 4.2: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT của nhóm ĐC và TN trước TN được biểu hiện dưới dạng biểu đồ 4.2 giúp chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt đó.
*Về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN
Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3:
Bảng 4.3: Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
3
10
14
46.67
13
43.33
1.67
TN
2
6.67
16
53.33
12
40
1.67
Biểu đồ 4.3 Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Nhìn vào kết quả cho thấy, kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của trẻ cả hai nhóm TN và ĐC là bằng nhau ( = 1.67), tập trung chủ yếu ở mức độ 2. Tức là hầu hết trẻ đã biết thực hiện sơ bộ các động tác và biết cách phối hợp giữa các KNVĐCB để đạt được yêu cầu của trò chơi đặt ra song đôi khi còn lúng túng trong cách phối hợp các KNVĐCB và kiểm soát cơ thể.
Cụ thể:
Ở mức độ 1: Trẻ ở nhóm TN đạt 6.67%, trẻ ở nhóm ĐC đạt 10%. Số trẻ này có khả năng phối hợp các KNVĐCB một cách chính xác và biết kiểm soát cơ thể khi thực hiện các VĐ. Chẳng hạn, trong trò chơi “Cáo ơi, ngủ à?” các trẻ này đã sử dụng kĩ năng đi, kĩ năng chạy và khả năng phối hợp giữa 2 kĩ năng này trong quá trình chơi một cách tự nhiên, thoải mái
Ở mức độ 2: nhóm ĐC đạt 46.67%, nhóm TN đạt 53.33%. Số trẻ đạt ở mức độ này tương đối cao. Mặc dù trẻ đã có sự phối hợp các KNVĐCB nhưng sự phối hợp này chưa hợp lý . Ví dụ trong trò chơi “Bong bóng bay” các trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn.cho trẻ vừa đi vừa đọc từng câu của bài thơ kết hợp với VĐ đi, VĐ chạy. Một số trẻ còn còn lúng túng và chịu ảnh hưởng của các bạn trong nhóm chơi nên khả năng phối hợp các KNVĐCB của trẻ còn lung túng và không tự nhiên
Ở mức độ 3: Trẻ ở nhóm TN chiếm 40%, nhóm ĐC chiếm 43.33%. Như vậy, số trẻ ở mức độ 3 chiếm tỷ lệ cao, thường là những trẻ thiếu tự tin khi tham gia chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt và kĩ năng phối hợp các VĐ. Vì vậy, các cháu tập còn rời rạc, thâm chí không có khả năng phối hợp các KNVĐCB và kiểm soát hoạt động cơ thể.
*Về biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN
Thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 như sau:
Bảng 4.4: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
3
10
14
46.67
13
43.33
1.67
TN
1
3.33
15
50
14
46.67
1.57
Qua bảng 4.4 cho thấy, phần lớn trẻ đều hào hứng khi tham gia vào HĐNT, phản ứng nhanh nhẹn trước các hiệu lệnh của giáo viên nhưng duy trì hứng thú không lâu, trẻ nhanh chán. Kết quả này, theo chúng tôi là do giáo viên chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp kích thích trẻ rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT. Điểm trung bình của hai nhóm là: tn = 1.67, đc = 1.57.
Cụ thể:
Ở mức độ 1: Trẻ ở nhóm ĐC chiếm 10%, trẻ ở nhóm TN chiếm 3.33%. Số trẻ này đều tỏ ra hào hứng phấn khởi khi bước vào các trò chơi VĐ ngoài trời và các khu vực chơi tự do. Không những thế khi thực hiện KNVĐCB trẻ còn hào hứng sử dụng đồ dùng, dụng cụ khi VĐ
Ở mức độ 2: Hầu hết trẻ hai nhóm tập trung ở mức độ này, tức là lúc đầu trẻ tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ nhưng càng sau càng giảm; sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động vui chơi ngoài trời đôi khi còn chậm. Kết quả cụ thể là trẻ ở nhóm TN đạt 50%, nhóm ĐC đạt 46.67%.
Ở mức độ 3: Trẻ ở nhóm TN đạt 46.67%, nhóm ĐC là 43.33%. Chiếm một số lượng đáng kể. Số trẻ này tham gia rèn luyện KNVĐCB với thái độ không hào hứng, vui vẻ, tỏ vẻ tập một cách gượng ép; quá chậm chạp trước yêu cầu của trò chơi.
Sự so sánh trên đây cụ thể hoá bằng biểu đồ sau:
(%)
Biểu đồ 4.4: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Trẻ chưa thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ của HĐNT, khi gặp khó khăn trẻ hay chán nản bỏ dở trò chơi, chưa có sự kiên trì quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của trò chơi. Ví dụ: Cháu Quỳnh Trang chơi ở khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời với trò chơi “Đi qua cầu hẹp” nhưng mãi không chơi được vì khả năng thăng bằng cháu chưa tốt nên khi thực hiện VĐ đi 2 tay cháu đều bám trên thành cầu do đó chưa đạt yêu cầu và thế là cháu chán không chơi nữa. Một số trẻ chuyển hết khu vực chơi này đến khu vực chơi khác và sau đó là bỏ cuộc chơi. Nhìn chung trẻ rất thụ động trong quá trình chơi, nội dung chơi còn rất nghèo nàn, chưa có khả năng tự tìm phương tiện thay thế hoàn thành ý tưởng chơi, chưa tạo mối quan hệ giữa các khu vực chơi. Trong quá trình chơi trẻ chưa tích cực thực hiện dự định chơi, không tự đưa ra sáng kiến trong trò chơi.
Nhìn chung, kết quả qua từng tiêu chí càng cho ta thấy rõ mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi trong HĐNT trước TN của hai nhóm ĐC và TN chưa cao. Ở đây, sự phân bố mức độ của 3 tiêu chí không đồng đều: Mức độ KNVĐCB ở mặt kiến thức cao nhất, tiếp đến là mặt kĩ năng VĐ và cuối cùng là thái độ VĐ. Điều đó có nghĩa là, ở trường MN mới chỉ chú trọng đến nâng cao kiến thức VĐ mà chưa quan tâm đến kĩ năng cũng như thái độ của trẻ cho trẻ dẫn đến hạn chế hiệu quả rèn luyện KNVĐCB của trẻ độ tuổi này
Tóm lại, kết quả đo đầu trước TN của hai nhóm TN và ĐC tại trường MN I và trường MN Phường Đúc cho chúng ta thấy: kết quả KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT là tương đương nhau. Hầu hết trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, số trẻ tập ở mức độ cao còn ít, số trẻ ở múc độ thấp còn chiếm một số lượng đáng kể. Điều đó cho thấy KNVĐCB của trẻ thông qua HĐNT còn hạn chế hay nói cách khác rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT chưa cao. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp tác động phù hợp để rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT ở trường MN.
4.6.2. Kết quả đo đầu ra sau khi tiến hành TN
4.6.2.1. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi trong HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN
Qua quá trình TN trong thời gian 4 tuần, chúng tôi đã tiến hành đo cuối TN ở cả hai nhóm TN và ĐC của hai trường MN Phường Đúc và Mầm Non I – Thành phố Huế dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi khi tham gia vao vào HĐNT sau TN trên hai nhóm ĐC và TN như sau:
Bảng 4.5: Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi
khi tham gia HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
S
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
5
16.66
23
76.67
2
6.7
5.37
1.24
TN
9
30
21
70
0
0
6.13
1.06
(%)
Biểu đồ 4.5: Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi
khi tham gia HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN
Kết quả khảo sát cho thấy: So với kết quả khảo sát trước khi tiến hành TN thì mức độ KNVĐCB của trẻ cả 2 nhóm TN và ĐC đều được nâng cao. Sự phát triển này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của trẻ, đồng thời cũng thể hiện hiệu quả GD toàn diện của chương trình CS và GD trẻ MG hiện hành. Song, nếu trước TN, kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm ĐC có phần cao hơn so với nhóm TN nhưng không đáng kể thì sau TN, mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC với mức chênh lệch rõ rệt.
Cụ thể:
- Số trẻ đạt mức độ cao ở nhóm TN chiếm 30% cao hơn nhóm ĐC 13.34%.
- Trẻ đạt mức độ trung bình ở nhóm ĐC chiếm 76.67% cao hơn nhóm TN 6.67%. Đặc biệt, nhóm TN không còn trẻ ở mức độ thấp, trong khi đó, vẫn còn trẻ của nhóm ĐC (6.7%).
- Kết quả điểm trung bình của nhóm TN là 6,13 trong đó nhóm ĐC mới chỉ 5,37 giữa 2 nhóm có sự chêch lệch là 0.76%.
- Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN (SĐC - STN = 1.24 - 1.06 = 0.18). Điều này chứng tỏ khả năng của trẻ ở nhóm TN đã sự chêch lệch sau tác động của các biện pháp GD.
Độ phân tán của nhóm TN nhỏ hơn độ phân tán của nhóm ĐC (STN < SĐC), điều này chứng tỏ mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN đồng đều hơn ở nhóm ĐC.
Như vậy, việc sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở nhóm TN đã nâng mức độ KNVĐCB của trẻ và chứng tỏ hệ thống biện pháp này tác động đồng đều đến trẻ ở nhóm TN.
4.6.2.2. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí
*Về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN được thể hiện qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 như sau:
Bảng 4.6: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
3
10
16
53.33
11
36.67
1.73
TN
7
23.33
19
63.33
4
13.33
2.1
Biểu đồ 4.6: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB
trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 ta thấy: khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC có sự chênh lệch đáng kể. Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
Cụ thể:
Ở mức độ 1 (Cao): Số trẻ nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở nhóm ĐC (10%) thấp hơn hẳn nhóm TN (23.33%).
Ở mức độ 2 (Trung bình): Số trẻ có động tác tập đúng có động tác tập chưa đúng; khi thực hiện các VĐCB còn bị ngắt quãng, chưa liêu tục, còn bị ảnh hưởng của các yêu tố khách quan chiếm tỉ lệ 53.33% số trẻ ở nhóm ĐC, còn trẻ ở nhóm TN chiếm tỉ lệ cao hơn là 63.33%
Ở mức độ 3 (Thấp): Số trẻ chưa thực hiện được KNVĐCB thường tập trung vào những trẻ nhút nhát chiếm tỉ lệ 13.33% số trẻ ở nhóm TN, còn trẻ ỏ nhóm ĐC chiếm tỉ lệ khá cao là 36.67%
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT sau TN của trẻ ở nhóm ĐC là: ĐC = 1.73
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT sau TN của trẻ ở nhóm TN là: TN = 2.1
Như vậy, khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (TN - ĐC = 2.1 – 1.73 = 0.37). Độ chênh lệch bằng 0,37 là có ý nghĩa
*Về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Bảng 4.7: Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
2
6.66
20
66.67
8
26.67
1.8
TN
5
16.66
20
66.67
5
16.67
2
(%)
Biểu đồ 4.7 Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Nhìn vào bảng 4.7 và biểu đồ 4.7 ta nhận thấy rõ ràng sự chênh lệch về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Cụ thể
Ở mức độ 1: Số trẻ khả năng phối hợp các KNVĐCB một cách chính xác và biết kiểm soát cơ thể khi thực hiện các VĐ ở nhóm TN tăng lê rõ rệt và đạt tỉ lệ 16.66%, trong khi đó, ỏ nhóm ĐC, số trẻ này chỉ mới dừng lại ở mức 6.66%.
Ở mức độ 2: Mặc dù trẻ đã có sự phối hợp các KNVĐCB nhưng sự phối hợp này chưa hợp lý chiếm tỉ lệ 66.67 % ở cả hai nhóm.
Ở mức độ 3: Số trẻ thiếu tự tin khi tham gia chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt và kĩ năng phối hợp các VĐ chiếm tỉ lệ 16.67% ở nhóm TN và 26.67% là số trẻ ở nhóm ĐC.
Điểm trung bình về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của nhóm ĐC sau TN là: ĐC= 1.8
Điểm trung bình về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của nhóm TN trước TN là: TN = 2
Như vậy, KNVĐCB của nhóm TN tiến bộ hơn nhóm ĐC (TN - ĐC = 2 - 1.8 = 0.2).
*Về biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Xếp loại
Nhóm
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
ĐC
3
10
19
63.33
8
26.67
1.83
TN
4
13.33
23
76.67
3
10
2.03
Biểu đồ 4.8: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN
Kết quả khảo sát sau TN cho thấy: trẻ ở nhóm TN tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ và thích thú khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong quá trình rèn luyện của mình hơn so với trẻ ở nhóm ĐC
Cụ thể:
Ở mức độ 1: Số trẻ tỏ ra hào hứng phấn khởi khi tham gia vào các TCVĐ và các khu vực chơi tự do chiếm tỉ lệ cao ỏ nhóm TN (13.33%), trong khi đó, số trẻ này chỉ chiếm tỉ lệ 10% ở nhóm ĐC
Ở mức độ 2: số trẻ lúc đầu tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ nhưng càng sau càng giảm chiếm tỉ lệ cao ở nhóm TN (76.67%), trong khi đó, số trẻ này chỉ chiếm tỉ lệ 63.33% ở nhóm ĐC
Ở mức độ 3: Số trẻ tham gia rèn luyện KNVĐCB với thái độ không hào hứng, vui vẻ, tỏ vẻ tập một cách gượng ép ở nhóm TN chiếm tỉ lệ rất ít 10%, tuy nhiên ở nhóm ĐC số trẻ này vẫn chiếm tỉ lệ 26.67%
Điểm trung bình về thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của nhóm ĐC sau TN là: ĐC = 1.83
Điểm trung bình về thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của nhóm TN sau TN là: TN = 2.03
Như vậy, thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT sau TN của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (TN - ĐC = 2.03 - 1.83 = 0.2).
Qua phân tích kết quả rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT của trẻ hai nhóm ĐC và TN sau TN trên từng tiêu chí càng khẳng định được tính đúng đắn, khả thi của các biện pháp GD đề xuất nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Sau quá trình TN, trẻ ở nhóm TN đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các KNVĐCB trong HĐNT cụ thể ở 3 khía cạnh là: khả năng nắm KNVĐCB, kĩ năng phối hợp các VĐCB và thái độ tích cực, hào hứng, vui vẻ hơn rất nhiều so với trẻ ở nhóm ĐC.
Quan sát hoạt động của trẻ trong HĐNT, chúng tôi thấy mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN có tiến bộ rõ rệt so với nhóm ĐC sau TN. Điều đó thể hiện ở nhóm TN:
- Trẻ thích thú tham gia vào HĐNT, biết sử dụng các KNVĐCB phù hợp vào từng trò chơi và khu vực chơi cụ thể. Trẻ tự lựa chọn khu vực chơi, vai chơi, chủ động lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, rủ bạn cùng chơi
Chủ đề và nội dung chơi luôn được thay đổi. Trẻ tự tin nói lên suy nghĩ của mình khi lựa chọn khu vực chơi, vai chơi. Ví dụ: Trong khu vực chơi với cát, nước sỏi và các vật liệu chơi với thiên nhiên các cháu không những tự lựa chọn địa điểm có bóng râm mà còn biết sử dụng các KNVĐCB phù hợp. Ví dụ: Khi trẻ trong nhóm đi múc nước để đổ vào bể, buộc trẻ không thể sử dụng kĩ năng chạy mà phải sử dụng kĩ năng đi, đi sao thật khéo để nước không đổ ra ngoài.
Khi được hỏi: Tại sao cháu thích chơi trò chơi “Mèo đuổi Chuột” cháu trả lời rất tự tin: "cháu muốn có đôi chân thật khỏe để giúp đỡ cô giáo” - Cháu Thanh Tâm; "Con sẽ quét những lá cây này thật sạch để khuôn viên của trường mình luôn xanh tốt" - Cháu Ngọc Trinh trong khu vực bóng mát, thiên nhiên.
Tóm lại, nhờ sử dụng các biện pháp GD trong quá trình TN mà trẻ hào hứng, phấn khởi tham gia HĐNT từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động, ít trẻ dừng cuộc chơi giữa chừng. Hứng thú của trẻ cũng được nâng cao nhờ sự đa dạng, phong phú hấp dẫn của các dụng cụ, TCVĐ và các khu vực chơi. Trẻ được tự do, độc lập, tự lựa chọn khu vực chơi, trò chơi, lựa chọn phương tiện… từ đó trẻ thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ hoạt động rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT. Chính vì thế, KNVĐCB của trẻ đã được rèn luyện và phát triển hơn trước khi TN, thái độ hào hứng, vui vẻ, sự phối hợp các VĐ cơ bản cũng như các bộ phận cơ thể trở nên uyển chuyển và tự nhiên hơn.
4.6.3. So sánh kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC
Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC được thể hiện qua bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC
Xếp loại
Kết quả đo
Cao
TB
Thấp
S
SL
%
SL
%
SL
%
Trước TN
4
13.33
23
76.67
3
10
5.23
1.27
Sau TN
5
16.66
23
76.67
2
6.67
5.37
1.24
(%)
Biểu đồ 4.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC
Nhận xét: Từ bảng tổng hợp và đồ thị trước, sau khi làm TN của nhóm ĐC chúng tôi thấy, kết quả của 2 nhóm này gần như tương đương nhau có sự chêch lệch nhưng chỉ là rất ít.
Cụ thể:
- Tỷ lệ trẻ đạt mức độ cao có tăng lên (3.33%), tỷ lệ trẻ ở mức độ thấp của nhóm ĐC sau TN có giảm đi nhưng không đáng kể (3.3%), tỷ lệ trẻ đạt mức trung bình cả 2 lần đo đều bằng nhau (76.67%).
- Điểm trung bình về mức độ KNVĐCB của trẻ sau TN cao hơn trước TN nhưng không lớn (0.17).
- Độ lệch chuẩn sau TN cao hơn trước TN (0.03).
Mức độ KNVĐCB của trẻ có cao hơn so với trước nhưng độ chênh lệch không đáng kể, số trẻ đạt ở mức độ cao khá thấp. Số trẻ đạt ở mức độ trung bình và thấp lại rất nhiều. Ở nhóm ĐC, trẻ tỏ ra thụ động, thiếu tự tin, thường xuyên có sự gợi ý của giáo viên khi lựa chọn trò chơi và khu vực chơi. Nội dung chơi của trẻ còn nghèo nàn, lặp đi lặp lại trong các buổi chơi. Trong quá trình chơi, trẻ không tự giao tiếp giữa các nhóm chơi và ít có những sáng kiến trong quá trình chơi. Trẻ chưa biết phối hợp các KNVĐCB mà trẻ được học để giải quyết nhiệm vụ chơi và luôn thụ động chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên.
Có thể thấy rằng, sau TN, mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm ĐC có tăng nhưng không nhiều. Độ lệch chuẩn sau TN cao hơn trước TN chứng tỏ các biện pháp GD được giáo viên sử dụng ở nhóm ĐC chưa có hiệu quả trong việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.
4.6.4. So sánh kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN
Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN được thể hiện qua bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN
Xếp loại
Kết quả đo
Cao
TB
Thấp
S
SL
%
SL
%
SL
%
Trước TN
4
13.33
22
73.33
4
13.33
5.2
1.28
Sau TN
9
30
21
70
0
0
6.13
1.06
Kết quả khảo sát trước và sau TN cho thấy: Mức độ KNVĐCB của trẻ trong nhóm TN sau TN phát triển cao hơn so với nhóm TN trước TN
Cụ thể:
- Số trẻ đạt mức độ cao tăng, trước TN là 13.33, sau TN tăng lên là 30%
- Số trẻ mức độ trung bình có sự giảm sút. Mức độ trung bình giảm từ 73.33% xuống còn 70%. trong khi đó, không còn trẻ ở mức độ thấp nên tỷ lệ thấp giảm đi nhiều (13.3%).
- Điểm trung bình về mức độ KNVĐCB của trẻ sau TN cao hơn hẳn trước TN TTN = 5.2; STN = 6.13 (chênh lệch 0.93 điểm).
- Độ lệch chuẩn sau TN thấp hơn nhiều so với trước TN (0.22).
Biểu diễn kết quả này dưới dạng biểu đồ, chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt đó.
(%)
Biểu đồ 4.10: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN
Trẻ ở nhóm sau TN tích cực thực hiện dự định chơi kiên trì rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT nếu chưa hoàn thành. Không những thế trẻ còn tự đánh giá quá trình rèn luyện của của mình và của bạn cũng như kết quả mà trẻ đạt được. Sự đánh giá, nhận xét của trẻ tỏ ra mạnh dạn, rất tự tin. Cháu Lan Hương nói "Bạn Xuân Hòa đóng vai “Cáo” trong trò chơi “Cáo ơi, ngủ à?” rất hay”.
Trẻ luôn tự mình chủ động tìm kiếm đồ dùng đồ chơi thay thế để hoàn thành nhiệm vụ chơi mà không nhờ vả cô giáo. Trẻ còn tự mình sưu tầm những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở khuôn viên trường để làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi của mình. Sau khi kết thúc buổi chơi trẻ tự nhắc nhau thu dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.
Việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT là vô cùng cần thiết. Trẻ phải nhận thức được mình là một con người độc lập, tự chủ trong quá trình VĐ, tự mình khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HĐNT trẻ phải biết tự đánh giá hoạt động VĐ của mình và bạn, biết đưa ra những sáng kiến hay và nỗ lực thực hiện sáng kiến đó.
4.6.5. Kiểm định kết quả TN
Để so sánh sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN, đồng thời kiểm định hiệu quả của các biện pháp GD nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 - 4 tuổi, chúng tôi sử dụng phép thử T - Student.
4.6.5.1. Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa nhóm ĐC và nhóm TN sau TN được trình bày ở bảng như sau:
Bảng 4.11: Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Nội dung kiểm định
ĐC
SĐC
TN
STN
n = 30
α = 0.05
Nhóm ĐC và TN sau TN
5.37
1.24
6.13
1.06
2.55
1.69
Kết quả trên cho thấy, với độ chính xác 95% (α = 0.05) ta có:
= 1.69 và T = 2.55 nên >
Điều đó có nghĩa là, sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của hai nhóm ĐC và TN có ý nghĩa. Như vậy, sau TN, mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều này có nghĩa là các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có tác động tích cực đến việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT. Giả thuyết khoa học đưa ra là đúng.
Qua kết quả thu được chúng tôi có thể khẳng định rằng nếu được tác động bởi các biện pháp GD phù hợp thì KNVĐCB của trẻ sẽ được rèn luyện trong HĐNT.
Tóm lại: Các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi mà đề tài đề xuất được thực hiện đầy đủ theo quy trình sư phạm chặt chẽ, có tác dụng tích cực đối với hoạt động củng cố và phát triển các KNVĐCB.
4.6.5.2. Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN
Kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng 4.12:
Bảng 4.12: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN
trước TN (TTN) và sau TN (STN)
Nội dung kiểm định
TTN
STTN
STN
SSTN
n = 30
α = 0.05
Nhóm TN trước và sau TN
5.2
1.28
6.13
1.06
3.06
1.69
Kết quả kiểm định cho thấy, với độ chính xác 95% (α = 0.05) ta có:
= 1.69 và T = 3.06 nên >
Điều đó có nghĩa, sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa. Như vậy, sau TN, mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN tăng lên đáng kể so với trước TN. Hệ thống biện pháp GD đề xuất có tác động tích cực đến việc rèn luyện KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Giả thuyết khoa học đưa ra là đúng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Qua kết kết quả thực nghiệm các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi trong HĐNT, so sánh kết quả 2 nhóm trẻ TN và ĐC cho thấy một số nhận định sau:
Để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, trước hết cần phải tạo hứng thú cho trẻ và các trò chơi và các khu vực chơi ngoài trời, nghĩa là cần tạo cần lựa chọn trò chơi VĐ phù hợp và tạo ra các khu vực chơi đa dạng, phong phú, đẹp mắt, bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ…
Qua quá trình TN và phân tích kết quả TN, chúng tôi nhận thấy: Sau khi áp dụng hệ biện pháp đề xuất vào HĐNT thì mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN đã có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ ở nhóm ĐC. Mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm TN cao hơn hẳn so với trước TN và với trẻ nhóm ĐC. Ở nhóm TN, KNVĐCB của trẻ đạt mức độ cao tăng lên đáng kể, không còn trẻ ở mức độ thấp. Độ lệch chuẩn cho thấy KNVĐCB của nhóm TN đồng đều hơn so với nhóm ĐC.
Như vậy có thể khẳng định rằng những biện pháp mà chúng tôi đề xuất và áp dụng là hoàn toàn phù hợp với trẻ MG 3 – 4 tuổi, mang hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ. Kết quả TN các biện pháp này đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là có tính khả thi. Tuy nhiên các biện pháp này phải được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hài hòa thì hiệu quả giờ dạy mới cao.
Phép thử T - Student đã kiểm định sự khác biệt giữa kết quả nhóm ĐC và nhóm TN sau TN cũng như sự khác biệt giữa kết quả nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa. Điều đó chứng minh giả thuyết khoa học đưa ra là đúng và khẳng định tính khả thi của việc sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1. Kết luận chung
Rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT có ý nghĩa quan trọng và là một trong những nội dung trọng yếu để phát triển thể chất cho trẻ cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT”. Sau quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1 Rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hoạt động đó làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động.
1.2 Thực trạng rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT cho thấy: Trẻ MG 3 – 4 tuổi đã có những KNVĐCB nhất định. Trong các trường MN giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Tuy nhiên sự vận dụng các biện pháp còn rất hạn chế, chưa hệ thống, còn áp đặt trẻ vì vậy trẻ thụ động, thiếu tự tin và chưa phát huy được các KNVĐCB của trẻ vào vui chơi ngoài trời
Trong các trường MN, mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi chưa cao. Trẻ tuy tham gia VĐ nhưng chưa sử dụng đúng các KNVĐCB đúng và sáng tạo và ít chủ động trong hoạt động rèn luyện KNVĐCB của mình.
1.3 Để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT cần đề xuất các biện pháp GD khoa học Việc đề xuất các biện pháp này phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển thể chất cho trẻ nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng của trẻ ở lứa tuổi này. Chúng tôi đề xuất 7 biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT như sau:
- Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVĐCB
- Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT.
- Biện pháp 3: Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú.
- Biện pháp 4: Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau.
- Biện pháp 5: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích
- Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ
- Biện pháp 7: Đánh giá (tự đánh giá) quá trình rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, giáo viên sử dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức HĐNT cho trẻ.
1.4 Thực nghiệm sư phạm các biện pháp GD đã đề xuất và kết quả TN thu được đã chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài. Sau khi áp dụng hệ biện pháp đề xuất để rèn luyện KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN đã có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ ở nhóm ĐC. Điều đó cho phép chúng tôi kết luận rằng: Việc sử dụng các biện pháp để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT mà chúng tôi đề xuất là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý, bước đầu đã mang lại kết quả tương đối khả quan
2. Kiến nghị sư phạm
Từ một số kết luận trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sư phạm sau đây:
2.1. Đối với các cấp quản lí GD MN
Xây dựng chương trình GD MN cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện các phương pháp, biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ ở từng độ tuổi nhằm GD toàn diện cho trẻ.
2.1 Đối với trường MN
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi tập huấn chuyên môn, cùng nhau thảo luận để đưa ra mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
Cải tạo khuôn viên trường phù hợp với nội dung rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT. Chuẩn bị tốt khu vực ngoài trời với các đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú phù hợp với mục đích rèn luyện KNVĐCB.
Có kế hoạch đầu tư mua sắm đầy đủ các phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB ở ngoài trời.
2.3. Đối với giáo viên
Giúp giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ phát triển thể chất nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng cho trẻ trong HĐNT, để từ đó bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức đúng bản chất của hoạt động vui chơi, tôn trọng tính tự do, tự nguyện và nhu cầu vui chơi ngoài trời của trẻ.
Chủ động sáng tạo giúp trẻ lĩnh hội và sử dụng các KNVĐCB một cách có hiệu quả vào trong mọi hoạt động của mình. Từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ thể hiện và phát triển hết khả năng về VĐ của trẻ.
- Cần phối hợp giữa gia đình và trường MN trong việc tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đựơc VĐ nhằm tác động tới việc phát triển thể chất của trẻ nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng trong HĐNT
Ngoài việc đề xuất những biện pháp phù hợp để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ trong HĐNT thì việc tạo ra môi trường, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, vui chơi cũng đóng góp vai trò không nhỏ. Hiện nay, số lượng trẻ trong các lớp quá đông, môi trường hoạt động ngoài lớp còn nhỏ hẹp, đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học còn hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của việc tổ chức HĐNT của trẻ. Do vậy, các cấp quản lý, lãnh đạo, các ban ngành có liên quan cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chât, trang thiết bị, nhằm giúp giáo viên MN tạo ra môi trường tích cực và phát triển cho các hoạt động của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Tuyết Ánh - Một số biện pháp tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi. Luận văn Thạc sĩ khoa học GD, 2005.
Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa - GD học mầm non tập I, II, III. Nxb Đại học Sư phạm I – Hà Nội, 2005.
Bộ GD và Đào tạo - Chiến lược GD học mầm non từ năm 1998 đến năm 2020. Hà Nội, 1999.
Bộ GD và Đào tạo - Hội thảo quốc tế GD mầm non Việt Nam – Nhật Bản. Hà Nội, 2007.
Bộ GD và Đào tạo - Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ MG 3 – 4 tuổi. Hà Nội, 2002.
Bộ GD đào tạo – Giáo trình trò chơi. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 2007
Bộ GD và Đào tạo - Luật GD. Hà Nội, 1998.
Vũ Thị Thanh Bình, Lê Phương Nga - Sinh lý học thể dục thể thao. Nxb GD, 1998.
Phạm Thị Châu - GD học mầm non. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Chimôphaêva.E.A - Trò chơi VĐ dành cho trẻ MG. Hồ Chí Minh, 1986.
Lương Kim Chung, Đào Duy Thư – Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ. Nxb Thể dục Thể thao, 1994.
Hoàng Chúng - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD. Nxb GD, TP Hồ Chí Minh, 1982.
Nguyễn Thị Mỹ Dung - Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi VĐ dân gian. Luận văn thạc sĩ khoa học GD, 2007.
Ecônhin.D.B - Tâm lý học trò chơi. Liên Xô cũ, 1978.
Nguyễn Thị Thúy Hiền - Giáo trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD mầm non. Nxb GD, 2008.
Nguyễn Thị Hòa – Giáo trình GD tích hợp ở bậc học mầm non. NXB Đại học Sư phạm, 2010.
Khai-li-sốp. I.K - GD thể dục cho thiếu nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp MG. Nhà xuất bản thể dục thể thao, 1963.
Tạ Thúy Lan - Sinh lý học thần kinh. Nxb Sư phạm, 2007.
Nguyễn Lân – Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 1997.
Lêonchiew A.V - Sự phát triển tâm lý trẻ em. Trường Cao đẳng Sư phạm MG TW 3, TP.Hồ Chí Minh, 1980.
Thanh Mai – Rèn luyện thể lực và trò chơi cho trẻ. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 2008
Patricia H. Miler – Các thuyết về tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2003
Lê Thị Nhung - Xây dựng một số trò chơi VĐ nhằm rèn luyện tính tích cực VĐ chạy cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Luận văn Thạc sĩ GD, 2009.
Lê Thị Hồng Nhung – Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thể dục sáng cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường mầm non. Luận văn Thạc sĩ GD, 2009.
Đặng Hồng Phương - Đánh giá HĐNT của trẻ ở trường mầm non. Tạp chí GD trang 29, 34 số 115. 2005.
Đặng Hồng Phương - Giáo trình lí luận và phương pháp GD thể chất cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm, 2005.
Đặng Hồng Phương – Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập VĐ cơ bản cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi). Luận án tiến sĩ GD học, 2002.
Đặng Hồng Phương - Phát triển tính tích cực VĐ cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.
Đặng Hồng Phương - Phương pháp hình thành kĩ năng – kĩ xảo VĐ cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm, 2006.
Hoàng Thị Phương – Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm , 2008.
Tôn Thất Sam – Trò chơi ngoài trời. Nxb Trẻ, 2002.
Jang Young Soog – Hướng dẫn hoạt động âm nhạc, thể dục, tạo hình cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Việt Nam, 2009.
Sở GD và Đào tạo Hà Nội – Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hoạt động GD thể chất cho trẻ mầm non – thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2008
Phạm Thị Sửu - 60 năm GD Mầm non Việt Nam. Nhà xuất bản GD, Hà Nội, 2006
Vũ Huyền Tâm - Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi VĐ. Luận văn thạc sĩ khoa học GD, 2006
Lưu Tân – Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học. Nxb Thể dục thể thao, 2002
Đặng Đức Thao, Trần Tiên Tiến - Thể dục và phương pháp GD thể chất cho trẻ. Nhà xuất bản GD, 1998.
Đoàn Quang Thọ - Giáo trình triết học. Nxb lí luận chính trị, 2007.
Vũ Đức Thu - Giáo trình lịch sử và quản lý học thể dục thể thao. Nxb Đại học Sư phạm, 2008
Phan Thị Thu - Giáo trình phương pháp GD thể chất. Nxb GD, 2006.
Phan Thị Thu - Đánh giá khả năng tâm VĐ của trẻ MG 3 – 4 tuổi. Luận văn thạc sĩ khoa học GD, 2000
Đồng Văn Triệu - Lí luận và phương pháp GD thể chất trong trường học. Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội – 2000.
Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Thương Luyến, Hoàng Nguyên Cát - Thể dục và trò chơi VĐ. Nhà xuất bản GD, 1959.
Tuyển tập nghiên cứu khoa học GD sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 1993.
Nguyễn Ánh Tuyết - Trò chơi của trẻ em. Nhà xuất bản phụ nữ, 2000.
Nguyễn Ánh Tuyết – Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
Nguyễn Quang Uẩn – Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
Vận dụng phương pháp Montessori vào GD hòa nhập ở trường mầm non. Huế, 2010
Vụ GD Mầm non - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II (2004 - 2007) quyển I, II. Nxb Hà Nội, 2005.
Phạm Viết Vượng - Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.
Trương Quốc Yên – Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, 2005.
Nguyễn Như Ý – Đại từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999.
PHỤ LỤC