Công ty nên sử dụng một cách tốt nhất các loại hình kiểm soát như :
kiểm soát trước, kiểm soát sau, kiểm soát tất cả.tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cụ
thể. Thông qua đó để tìm hiểu xem các quyết định của ban giám đốc được thực
hiện như thế nào, có được thông tin phản hồi về bản thân các quyết định đó,
rút kinh nghiệm và đưa ra các bài học cho việc đánh giá các thành tích của
nhân viên, làm cơ sở để đề bạt khen thưởng.
119 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính
thói quen mua hàng của khách...
Thông qua nghiên cứu thị trường công ty có thể thấy được các yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến sự tăng giảm doanh thu của mình, từ đó căn cứ để tiến hành
dự báo mức bán sản phẩm và lập kế hoạch bán hàng trong thời gian tới.
2. Về hoạt động tạo nguồn mua hàng
Thực trạng kinh doanh ở công ty cho thấy, một số mặt hàng có doanh
thu thấp, bán được rất ít nhưng công ty hầu như chưa có sự khắc phục hoặc
thay thế những mặt hàng đó.
Một số mặt hàng của công ty có giá cao hơn so với một số cửa hàng và
siêu thị khác. Đây là một yếu kém trong công tác tạo nguồn, mua hàng nói
chung và cả trong công tác xác định giá cả nói riêng. Công ty cần phải :
- Quan hệ tốt hơn với các nhà cung ứng, mở rộng và củng cố quan hệ lâu
dài giúp cho công ty mua được hàng nhanh, kịp thời, giá cả hợp lý, đảm bảo
chất lượng, tránh các thủ tục rườm rà.
+ Cần thường xuyên liên lạc với các nhà cung ứng, thông tin đầy đủ
những biến động nhu cầu của công ty đến họ, đồng thời nắm bắt được nhu cầu
của nhà cung ứng để có cách ứng xử phù hợp.
+ Thanh toán đúng hạn, tránh nợ đọng tràn lan tạo ra sự tin tưởng của
bạn hàng.
+ Hàng năm tổ chức các cuộc hội nghị để bày tỏ nguyện vọng, kế hoạch
phát triển và các mối quan hệ trong tương lai; đồng thời thu thập những kiến
nghị, đề xuất góp ý từ phía họ.
+ Vào các dịp lễ tết, công ty nên bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách
gửi bưu thiếp, điện chúc mừng hay quà tặng đến nhà cung cấp của công ty.
- Giảm giá vốn, cố gắng mua được hàng với giá gốc
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 89
- Giảm tối thiểu chi phí mua hàng và bán hàng bằng cách tổ chức tốt
mạng lưới thu mua
- Khảo sát, so sánh tương quan với giá bán của đối thủ cạnh tranh.
- Áp dụng nhiều phương thức thu mua : ký kết hợp đồng mua dài hạn
hoặc tiến hành mua thẳng trực tiếp.
Cần có những nhân viên thu mua hàng có trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tạo nguồn mua
hàng. Hoạt động của nhân viên thu mua có hiệu quả thì công ty mới có được
nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đồng thời xây dựng được mối quan
hệ tốt với nhà cung ứng. Không chỉ đào tạo mà cần có những biện pháp
khuyến khích các nhân viên để tạo động lực cho họ hoàn thành tốt công việc
như tiền thưởng, phụ cấp thêm trong công việc...
Trong thời gian tới công ty nên có sự điều chỉnh mặt hàng kinh doanh
cho hợp lý. Ngoài những mặt hàng đang kinh doanh công ty nên kinh doanh
thêm một số mặt hàng mới, đang có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu có nguồn hàng
ổn định giá cả phải chăng thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Đối với
những mặt hàng không hợp thị hiếu của người tiêu dùng như : hàng thời trang
bị lạc mốt, hàng do cơ sở tư nhân sản xuất có giá trị không lớn, các loại hàng
bị tồn kho từ lâu... công ty nên bán hạ giá cho người tiêu dùng hoặc bán lại
cho các cơ sở kinh doanh ở các khu vực khác để thu hồi vốn kinh doanh, đầu
tư những mặt hang đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Đối với ngành lương thực, thực phẩm là ngành hàng kinh doanh chính
của công ty, chiếm tỷ trọng doanh thu khá lớn công ty nên có sự triển khai, bổ
sung thêm các chủng loại hàng hoá có chất lượng cao, hàng ngoại nhập nhất là
đối với những hàng bánh kẹo, đồ uống. Bên cạnh đó công ty cũng nên đi sâu
tìm hiểu những mặt hàng đang có dấu hiệu đi xuống như chè, thuốc lá...do các
nhà máy trong nước sản xuất để tìm ra các mặt hàng thay thế hay giải pháp đẩy
mạnh hơn nữa việc bán những mặt hàng này.
Công ty cũng nên chú trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động bán các mặt
hàng khác cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng của công ty
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 90
như : đồ gia dụng, mỹ phẩm và các chất tẩy rửa. Riêng mặt hàng thời trang tuy
có tổng doanh thu tương đối lớn nhưng doanh thu năm 2002 của mặt hàng này
đã có sự sụt giảm so với năm 2001, nên công ty phải tăng cường công tác
quảng cáo, khuyến mại...đồng thời phải lựa chọn, chỉ kinh doanh những mặt
hàng có chất lượng đảm bảo, có uy tín và phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Có như vậy mới đảm bảo tính cạnh tranh so với các đối thủ và tăng được
doanh thu của mặt hàng này.
3. Hoạt động quảng cáo
Quảng cáo có tác dụng lớn trong việc tăng số lượng hàng hoá bán ra, qua
đó tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên công tác quảng cáo ở công ty chưa
được chú ý, quan tâm một cách đúng mức.
Công ty phải xây dựng kế hoạch quảng cáo : Phải xác định mục tiêu cần
đạt được, ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo, các phương tiện truyền
thông được sử dụng
Xác định mục tiêu quảng cáo cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Loại hàng hoá kinh doanh chính là gì ?
- Hình ảnh công ty đang hướng tới ?
- Hình ảnh mà nhu cầu xã hội đang muốn hướng tới ?
- Công ty như thế nào so với đối thủ cạnh tranh ?
- Công ty đưa ra dịch vụ gì cho khách hàng ?
- Cái gì có thể thu hút khách hàng ?
- Ai là khách hàng tiềm năng ?
Để phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng doanh thu trong thời gian tới, công
ty cần chú trọng đến hoạt động quảng cáo bởi nó sẽ có tác dụng tốt với hoạt
động kinh doanh của công ty nếu biết sử dụng hợp lý.
Việc lựa chọn hình thức quảng cáo rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
hiệu quả của toàn bộ hoạt động quảng cáo.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 91
Công ty có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhưng
trước mắt công ty cần chú ý tới hoạt động quảng cáo ngay tại công ty. Đây là
hình thức quảng cáo có chi phí không cao nhưng hiệu quả lại rất lớn.
Công tác quảng cáo ở công ty được thực hiện thông qua các quầy hàng,
cách bày hàng hoá và ngay chính đội ngũ bán hàng của công ty. Các quầy
hàng kinh doanh của công ty phải sạch sẽ, ngăn nắp, phải sắp xếp hàng hoá
hợp lý, đảm bảo cho khách có thể quan sát, và tiếp cận hàng hoá mà không làm
mất đi sự đa dạng phong phú của các mặt hàng kinh doanh. Các nhân viên bán
hàng cần có thái độ niềm nở, chào mời khách mua hàng, có thái độ lịch sự văn
minh, tôn trọng khách hàng. Phải tạo cho khách cảm giác thoải mái, tự tin khi
đi mua hàng từ đó lôi kéo họ quay trở lại mua hàng ở những lần tiếp theo. Nếu
phục vụ khách hàng tốt thì chính khách hàng đó sẽ là người quảng cáo cho
công ty.
Công ty cũng cần quan tâm đến việc quảng cáo tên tuổi, địa chỉ, biểu
tượng hàng hoá kinh doanh của mình qua chính hệ thống biển hiệu của công
ty. Hệ thống biển hiệu này phải bắt mắt, trang bị hệ thống chiếu sáng đặc biệt.
Bên cạnh đó công ty nên quảng cáo thông qua hình thức như dán áp
phích quảng cáo ngay tại các quầy hàng, chăng dây biểu ngữ phía bên ngoài
cửa hàng, trên bao bì, bao gói hàng hoá. Các túi đựng hàng hoá, các giấy báo
gói hàng hoá cho khách nên in tên, biểu tượng, địa chỉ của công ty và được cấp
miễn phí cho khách hàng khi đi mua hàng.
Ngoài ra, công ty nên in tờ rơi với mẫu mã, mầu sắc đẹp với nội dung
giới thiệu về công ty và các mặt hàng kinh doanh đem phát cho khách hàng khi
đến mua hàng. Công ty có thể thuê quảng cáo qua bưu điện, qua mạng, hay
tham gia hội chợ triểm lãm...
Cần tính toán ngân sách dành cho quảng cáo một cách hợp lý để đạt
được mục tiêu của quảng cáo nhưng vẫn phải phù hợp với khả năng tài chính
và nguồn lực của công ty.
Khi tiến hành công tác quảng cáo thì việc đánh giá quảng cáo cũng rất
cần thiết. Quảng cáo cần được xem là đã đạt mục tiêu hay chưa, chi phí cao
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 92
hay thấp, hình thức có phù hợp không, phương tiện sử dụng có hiệu quả
không...Có thể đánh giá quảng cáo qua những cách như so sánh những con số
hiện tại với những con số năm trước khi không có quảng cáo, qua lượng khách
hàng đến với công ty...
4. Thực hiện cơ chế khoán
Đây là hình thức có thể áp dụng ở công ty. Nó góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty, khắc phục tình trạng trì trệ trong kinh
doanh, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả làm việc của nhân viên. Hình
thức này là bước đột phá trong chính sách hoạt động kinh doanh của công ty,
tạo ra sự khác biệt với các công ty cùng kinh doanh phương thức này.
Cơ chế khoán trong kinh doanh ở công ty được thực hiện như sau: công
ty giao quầy hàng cho các nhóm nhân viên của công ty để họ tự tiến hành thực
hiện hoạt động kinh doanh từ việc thu mua, thực hiện bán hàng, trang trải các
khoản chi phí phát sinh và và nộp cho công ty một khoản lợi nhuận theo quy
định. Tuỳ mặt hàng kinh doanh và quầy hàng được giao mà công ty tính toán
mức phải nộp cho phù hợp và bảo đảm sự công bằng.
Nhưng dù tự chủ trong mọi hoạt động nhưng từng quầy hàng và từng
nhân viên trong quầy vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của công
ty, vẫn phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát nhất định của công ty để đảm bảo uy tín
cho công ty và cho chính hoạt động kinh doanh của mỗi quầy hàng.
Do cơ chế này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động, nên
họ đã nỗ lực phấn đấu làm cho hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên rõ rệt và
mức thu nhập được cải thiện và đời sống của họ được nâng cao, tạo cho người
lao động sự tin tưởng vào công ty, coi công ty là của chính mình, tránh tình
trạng “ cha chung không ai khóc” như trước đây.
Nhưng mức việc xác định mức khoán là vấn đề rất khó khăn. Nhất là
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Việc bán hàng gặp rất nhiều
khó khăn nên nhiều khi mức khoán của công ty có quầy không thực hiện được.
Trong trường hợp đó, công ty nên có sự xem xét, tìm hiểu nguyên nhân thực
tế, đánh giá tình hình chính xác và đưa ra biện pháp điều chỉnh như :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 93
Giảm mức khoán cho các quầy hàng
Có chế độ thưởng cho các quầy hàng thực hiện đúng thời hạn, đủ mức
quy định
Có sự định hướng kinh doanh lại cho các quầy hàng doanh thu quá kém .
Thực hiện những hỗ trợ cần thiết khác
5. Công tác bán hàng
Bán hàng và công tác tổ chức bán hàng là những hoạt động trực tiếp có
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty Bách hoá số
5 Nam Bộ đang áp dụng hai phương thức là bán lẻ và bán buôn hàng hóa. Để
thúc đẩy hoạt động bán hàng, thực hiện mục tiêu tăng doanh thu, công ty cần
chú trọng đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, dụng cụ bảo quản và trưng
bày hàng hoá tại các gian hàng, quầy hàng để thu hút khách hàng, tạo ra sự
thuận tiện trong việc bán hàng cũng như mua hàng của khách.
Việc bố trí các quầy, gian hàng là hoạt động không thể thiếu trong công
tác bán hàng. Vì người tiêu dùng yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau nên
họ cần đến những cửa hàng thuận lợi để đáp ứng những yêu cầu trên. Vị trí của
các gian hàng quầy hàng nên đáp ứng đồng bộ những nhu cầu riêng biệt của
người tiêu dùng.
Vị trí kinh doanh có vai trò quan trọng nhưng ngoài nó ra thì hình ảnh
của công ty cũng là yếu tố cần thiết để có sự chấp nhận của khách hàng.
Cách bố trí, thiết kế phải đưa ra được sự khác biệt với các đối thủ cạnh
tranh, tao ra bản sắc riêng hình thành nên nhận thức chủ quan và khách quan của
khách hàng về mặt hàng, nhân viên, cách thức phục vụ, dịch vụ và mức độ thuận
tiện. Và cũng phải đáp ứng những yêu cầu của hoạt động kinh doanh bao gồm
cung cấp đủ điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng, lưu kho, quản lý, độ đông
khách, an ninh và các điều kiện khác. Những điều đó sẽ thu hút được khách hàng
tới, lôi cuốn sự chú ý của khách hàng, giữ khách hàng ở lại và mua hàng.
Sắp xếp và bố trí bên trong các gian hàng :
- Tạo ra lối đi đủ rộng để tránh tình trạng khách hàng đi lại chật hẹp, cho
phép khách hàng di chuyển nhanh chóng từ gian hàng này sang gian hàng khác
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 94
- Bố trí lại các quầy hàng sao cho hợp lý, tạo sự thuận tiện cho sự mua
hàng của khách như : các quầy bán chủng loại mặt hàng tiêu dùng hàng ngày
bố trí gần nhau, quầy bán mỹ phẩm, giầy dép nên bố trí gần quầy thời trang...
- Tạo thành nhóm hàng hoá có liên quan với nhau để khuyến khích việc
mua hàng hoá liên quan
- Giảm bớt việc làm giảm nhu cầu mua hàng hoá do sự sắp xếp các gian
hàng tương tự nhau
- Các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng được mua bán tuỳ hứng và các
mặt hàng thông thường khác tức là các mặt hàng được bán nhanh thì được đặt
bày ở những vị trí khu vực mà khách hàng tới nhiều, ở gần lối ra vào...Còn
những mặt hàng đắt hơn, khách hàng không mua thường xuyên hoặc nhưng
mặt hàng đòi hỏi thời gian lựa chọn thì đặt ở những nơi vắng hơn hoặc có điều
kiện cho họ chọn lựa.
Bên cạnh đó công ty cần đảm bảo thời gian lao động của nhân viên bán
hàng được sử dụng có hiệu quả nhất làm tăng năng suất lao động của nhân
viên bán hàng từ đó làm tăng năng suất lao động toàn công ty.
Công ty cần quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại các
gian hàng, quầy hàng do đây là nới trực tiếp diễn ra hoạt động bán lẻ, đặc biệt
đối với những gian hàng có tỷ trọng doanh thu lớn như gian hàng thời trang và
siêu thị. Với các gian hàng này việc trình bày và sắp xếp hàng hoá phải ngăn
nắp gọn gàng tạo sự hấp dẫn với khách hàng. Gian hàng thời trang phải bảo
đảm sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, mỗi quầy nhỏ
phải dành cho khách một khu thử quần áo khi mua hàng. Gian hàng siêu thị
phải bảo đảm sự lịch sự, thuận tiện trong khi mua hàng cho khách. Công ty
cũng cần chú ý các hình thức bán hàng hiện đại khác như : bán hàng qua điện
thoại, bán hàng bằng thư tín, bán hàng qua hội chợ triển lãm…Việc bán hàng
qua triển lãm giúp công ty mở rộng hoạt động bán lẻ qua đó tăng doanh thu
vừa giúp công ty tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế
đồng thời đây cũng là dịp tốt để công ty quảng cáo.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 95
Dịch vụ cho khách hàng ngày càng trở nên cần thiết, ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả của công tác bán hàng.
Những dịch vụ công ty có thể thực hiện như :
- Nhận đặt hàng qua điện thoại, bưu điện
- Nhân viên giúp khách hàng chọn và mua hàng theo yêu cầu dựa vào
chuyên môn giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian mua
- Bao gói tặng phẩm cho khách hàng
- Dịch vụ sửa chữa : Ví dụ như : bán quần áo may sẵn cần có dịch vụ sửa
chữa ngay tại chỗ theo yêu cầu của khách
- Dịch vụ ăn uống : nhằm giữ chân khách hàng lâu hơn sẽ làm tăng khả
năng bán hàng
6. Nâng cao hiệu quả dự trữ
Đối với công ty, dự trữ hàng hoá là yêu cầu cần thiết, mức dự trữ hợp lí
có một ý nghiã rất lớn ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của hoạt động
kinh doanh, dự trữ không hợp lí có thể mất khách hàng và làm tăng chi phí bán
hàng của công ty vì vậy để thực hiện tốt công tác dự trữ công ty phải cần thực
hiện các công việc sau :
- Xác định nhu cầu hàng hoá lượng đặt hàng và nhập về trong kế hoạch
kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, xác định lượng tồn kho và khả
năng khai thác nguồn hàng.
- Đầu tư xây dựng mạng lưới kho tàng, trang thiết bị bảo quản hàng hoá,
giảm chi phí hao hụt mất mát kém phẩm chất hàng hoá.
- Thường xuyên kiểm tra, xem xét lượng dự trữ.
- Xác định danh mục các loại hàng hoá dự trữ, cũng như khối lượng của
từng loại hàng hoá
- Công ty nên năng động trong việc tìm kiếm nhu cầu để giảm dự trữ
chuyển sang kinh doanh dự trữ mặt hàng khác.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 96
- Đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua thẳng chuyển thẳng cho
khách hàng chỉ dự trữ mức hợp lí để tránh hàng hoá trong kho quá nhiều giảm
được các chi phí xuất nhập .
Do vị trí của các kho nằm sâu trong trong công ty, phía sau các gian
hàng nên không khí ẩm thấp thiếu ánh sáng, không thông thoáng. Nền kho
thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn cho việc lưu giữ hàng hoá. Do vậy để
hoạt động dự trữ có hiệu quả trước tiên công ty nên có công tác tu sửa cải tạo
lại hệ thống kho tàng.
7. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động
Hiện nay, lực lượng lao động của công ty đang ở trong tình trạng dư
thừa và bản thân công ty cũng phải chấp nhận tình trạng này do họ hầu như
đều là những người lao động trong biên chế của công ty. Mặc dù công ty đã
chú trọng đến việc tổ chức lại lực lượng lao động, tiến hành điều chuyển từ các
bộ phận thừa sang các bộ phận thiếu. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng dư thừa một
cách giả tạo giữa các phòng ban do số lượng lao động có thực sự có hiệu quả
chưa nhiều, năng suất của nhân viên không cao. Điều này là do hầu hết nhân
viên không được đào tạo chính quy về chuyên môn, do đó khó mà đáp ứng
được yêu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong
điều kiện mới, nhất là đối với những người lao động trong lĩnh vực mới. Vì
vậy công ty cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cả về kiến
thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Những người lao động trong công ty phần đông là những người làm việc
từ thời bao cấp do đó vẫn chịu ảnh hưởng của lối làm việc cũ, trì trệ trong suy
nghĩ, thái độ và cách giao tiếp, phục vụ chưa thật sự thu hút khách hàng. Có
nhiều lý do cần đào tạo và đào tạo lại như : Công nghệ mới, chuyển giao công
việc mới hiện đại, nâng cấp, thăng chức...
Về đào tạo lại lực lượng lao động sẽ giúp người lao động nâng cao trình
độ chuyên môn và kỹ năng của mình, trang bị thêm cho người lao động những
kỹ năng mới về mặt hàng kinh doanh, chuẩn bị cho người lao động theo kịp
những đòi hỏi mới về nghiệp vụ chuyên môn, chất lượng lao động và những
đòi hỏi khác của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 97
Công ty có thể sử dụng hình thức huấn luyện chính quy như cử đi tham
dự các lớp, khoá học hay đào tạo huấn luyện nội bộ như kèm cặp, huấn luyện
tại chỗ, thi nâng bậc tay nghề, sử dụng công nghệ lao động mới. Công ty nên
thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua, có sự khen thưởng cho nhân viên có
thành tích tốt để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng đồng thời khích
lệ họ làm tốt hơn công việc của mình.
Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, việc tuyển dụng
nhân viên mới cũng hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài. Việc tuyển nhân
sự phải đúng theo tiến trình, có sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty
sẽ giúp cho công ty có thêm những nhân viên mới có đầy đủ năng lực trình độ,
phẩm chất đạo đức cũng như sức khoẻ để đảm nhận công việc một cách tốt
nhất, tạo luồng sinh khí mới cho hoạt động của công ty. Như vậy thì thể loại
công việc và các phẩm chất cần có cho các công việc đó phải được quyết định
trước khi tuyển dụng. Để đạt mục tiêu trên cần phân tích và mô tả công việc
một cách chi tiết. Bảng phân tích công việc để lập ra nội dung công việc cụ
thể. Bảng mô tả công việc nhằm đưa ra các phẩm chất mà công việc yêu cầu.
Kiểm tra là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng. Quá trình này bao
gồm các dữ liệu về năng lực, kỹ năng, tính cách và sở thích của người được
tuyển dụng. Phòng tổ chức và ban lãnh đạo cần tiến hành cận thận. Phỏng vấn
cũng là bước quan trọng, nhiều công ty đã không thật sự chú trọng công việc
này nên đã không thực hiện tốt việc tuyển dụng. Vì các thông tin liên quan đến
năng lực, khả năng giao tiếp, lý do muốn làm việc, những thông tin bổ sung
khác sẽ thể hiện trong suốt quá trình này.
Ngoài việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự công ty cần phải chú ý tới
việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động, công ty cần có chế độ đãi ngộ nhân sự hợp lý và có một phong trào thi
đua trong toàn thể công ty, phát huy khả năng tiềm tàng nhân viên, làm cho
mỗi nhân viên trong công ty đều nhiệt tình hay say lao động tạo nên sức mạnh
tổng hợp của toàn công ty.
Về đãi ngộ nhân sự, công ty có thể sử dụng hai hình thức là đãi ngộ tài
chính và đãi ngộ phi tài chính.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 98
- Tiền lương : Đây là nguồn thu nhập chính và cơ bản nhất của người lao
động, công ty tạo điều kiện để tăng mức lương cho người lao động như tổ chức
thi lên tay nghề, áp dụng các hình thức trả lương linh hoạt như khoán doanh
thu...
- Tiền thưởng : ngoài ý nghĩa kinh tế, tiền thưởng còn có tác dụng
khuyến khích, động viên những người lao động có thành tích đóng góp vượt
tiêu chuẩn đề ra.
Công ty nên áp dụng hình thức thưởng khác nhau một cách kinh hoạt :
Thưởng chung cho người lao động trong dịp lễ tết lớn đặc biệt
Thưởng cho những người có thành tích đóng góp lớn cho công ty,
những người tận tình với công việc
Bán hạ giá sản phẩm cho người lao động
Tiền hoa hồng cho nhân viên bán hàng theo giá trị hàng hoá, theo
doanh số bán hàng. Đối với nhân viên xuất sắc đặc biệt, công ty nên dựa vào
kết quả công việc mà có hình thức thưởng phù hợp.
Ngoài ra công ty nên chú trọng hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua
công việc như chuyển đổi công việc vì năng lực của họ phù hợp, cần thiết cho
một công việc khác hoặc họ không cảm thấy thoải mái hoặc môi trường làm
việc đã cũ, giao cho người lao động có năng lực những công việc quan trọng
đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn và nhiều kinh nghiệm hơn so với công
việc người đó đang làm hoặc một công việc hàm chứa cơ hội thăng tiến tạo ra
môi trường làm việc thoải mái.
Tuy nhiên công tác đãi ngộ nhân sự phải dựa trên cơ sở công bằng và
hợp lý bởi làm tốt công việc này sẽ tạo được bầu không khí tin tưởng lẫn nhau,
một động cơ thúc đẩy tất cả mọi người mang hết tài năng và nhiệt tình phấn
đấu vì lợi ích của chính mình và lợi ích của toàn công ty.
Phong trào thi đua : cần phải xác định tính đúng đắn và mục tiêu của
phong trào thi đua. Việc tổ chức các phong trào thi đua về doanh số bán giữa
các quầy hàng, nhân viên bán hàng đạt mức doanh thu cao nhất kết hợp với
mức thưởng cho từng quầy hàng và cho nhân viên bán hàng đó.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 99
Các mức thưởng phạt hợp lý đối với việc việc bán hàng của từng quầy.
Chẳng hạn như : Đối với hàng thực phẩm, đồ ăn uống, nhân viên bán hàng cần
quan tâm đén thời hạn sử dụng của sản phẩm. Nếu sắp đến ngày hết hạn phải
báo cho nhân viên quản lý để có kế hoạch giải quyết. Nếu để hàng hoá quá hạn
nhân viên phải chịu phạt và bồi thường hàng hoá. Quy định này nâng cao tinh
thần trách nhiệm của người lao động và cũng giữ được chữ tín trong kinh doanh
của công ty ; Để đảm bảo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên bán
hàng siêu thị, công ty nên nghiên cứu kỹ càng và đưa ra mức quy định về mất
mát định mức cho phép. Nếu để mất mát vượt quá mức cho phép, thì nhân viên
đó phải bồi thường, đảm bảo tính công bằng trong công việc.
Bên cạnh những biện pháp nêu trên, công ty cần tăng cường công tác
quản lý, giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động về giờ
giấc lao động, thái độ trong lao động, trang phục lao động...
Giao tiếp với nhân viên là một điều kiện thiết yếu cho sự thành công của
công việc quản lý nhân viên. Mối quan hệ tốt giữa nhân viên với đội ngũ quản
lý giúp nhân viên nắm bắt được mục tiêu, chính sách của công ty và các cơ hội
cho nhân viên. Mặt khác người quản lý biết được nguyện vọng và nhu cầu của
nhân viên. Hệ thống đề xuất là một phương pháp chính thức nhằm khuyến
khích sự giao tiếp của nhân viên với ban lãnh đạo trong công ty. Sử dụng
phương thức này, nhân viên có cơ hội đưa ra những đề nghị nhằm cải thiện
hoặc thay đổi tình hình. Hình thức này nhằm thiết lập sự tận tâm và lòng nhiệt
tình với công việc của nhân viên.
8. Huy động và sử dụng vốn
Vốn kinh doanh luôn là vấn đề khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp và
công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ cũng không phải là ngoại lệ. Là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại vì vậy không đòi hỏi nhiều vốn cố
định nhưng vốn lưu động rất quan trọng. Với số vốn ít ỏi như hiện nay chưa
cho phép công ty đổi mới mua sắm thêm các trang thiết bị mới, xây dựng thêm
các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh...Số vốn này chỉ đủ duy trì hoạt động kinh
doanh của công ty, do đó công ty cần quan tâm đến việc tạo nguồn vốn và sử
dụng vốn hợp lý.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 100
Việc tạo vốn của công ty có thể thông qua các biện pháp :
Nguồn tự tài trợ từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty
Tranh thủ tận dụng các khoản tín dụng từ các điều kiện thanh toán- tín
dụng của các nhà cung cấp và khách hàng, các khoản phải trả, phải nộp nhưng
chưa đến hạn
Vay vốn ngân hàng và từ các đơn vị kinh tế khác.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các đối tác nếu
có điều kiện phù hợp với hoạt động của công ty.
Ngoài ra công ty cần chú ý sử dụng vốn một cách hợp lý nhằm bảo toàn
và phát triển vốn được giao :
Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ nhằm huy
động hợp lý các nguồn bổ sung. Nếu không xác định đúng nhu cầu vốn lưu
động cần thiết, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc mua hàng và sử dụng vốn
lãng phí làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn.
Giao vốn kinh doanh, phân cấp tự chủ kinh doanh và hoạch toán cho
từng bộ phận quầy hàng
Tiết kiệm chi phí kinh doanh
Công ty cần phát huy nội lực của mình, tăng cường sức cạnh tranh, đẩy
nhanh vòng quay của vốn lưu động, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm mức tồn
kho, giảm chí phí lưu thông, tăng khả năng thanh toán.
Đối với vốn cố định và tài sản cố định, công ty cần chú trọng đến việc sử
dụng một cách triệt để và có hiệu quả nhất :
Sử dụng các phương tiện, máy móc thiết bị, cửa hàng kinh doanh một
cách triệt để, và hết công suất.
Phân cấp sử dụng, quản lý tài sản cố định gắn với những trách nhiệm
cụ thể, áp dụng cách tính khấu hao sát thực tế, tránh tình trạng mất mát, hư
hỏng tài sản cố định.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 101
Đầu tư vào tài sản cố định một cách hợp lý, đúng mục đích, phù hợp
với bước phát triển của công ty.
Trong những năm qua, công ty cần nâng cấp cải thiện điều kiện làm việc
và cảnh quang phòng làm việc. Mỗi phòng ban cần được trang bị thêm những
thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiến hành một cách nhanh chóng
như : máy vi tính, máy fax, máy photocopy...tương ứng với tính chất yêu cầu
công việc đòi hỏi.
9. Công tác kiểm tra, kiểm soát
Để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đã đặt ra, công ty Bách
hoá số 5 Nam Bộ cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát trong
công ty.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong công ty cần được tiến hành đồng bộ
ở tất cả các khâu, các phòng ban của công ty. Trong mỗi khâu, mỗi phòng ban
đó cần có một bộ phận, một vài người chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của từng khâu, phòng ban đó và họ chịu trách nhiệm cũng như chịu
sự kiểm tra, kiểm soát của ban lãnh đạo công ty.
Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành một cách toàn diện mà
trước hết là kiểm tra chất lượng hàng hoá mua vào phục vụ hoạt động kinh
doanh của công ty, tránh tình trạng bán ra thị trường các sản phẩm, hàng hoá
không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó cần chú ý tới việc kiểm tra, kiểm soát
hoạt động bán hàng. Thông qua đó phát hiện và sử dụng chi phí một cách tiết
kiệm và có hiệu quả từ đó làm cơ sở cho việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao
sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ngoài ra, công ty cần chú ý tới công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động
của người lao động trong công ty. Sự kiểm tra, kiểm soát này cần được tiến
hành một cách nghiêm túc, công bằng gắn nó với sự thi đua trong công việc và
đặt mức thưởng, phạt về vật chất cũng như về công việc một cách công khai.
Thông qua sự kiểm tra, kiểm soát nhằm khuyến khích người lao động tích cực
lao động, góp phần tăng năng suất lao động, kịp thời uốn nắn các hành vi tiêu
cực trong lao động và nắm bắt một cách chính xác số lượng lao động cần thiết
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 102
ở mỗi bộ phận trong từng giai đoạn để có sự điều chỉnh bố trí và phân công lao
động một cách hợp lý.
Công ty nên sử dụng một cách tốt nhất các loại hình kiểm soát như :
kiểm soát trước, kiểm soát sau, kiểm soát tất cả...tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cụ
thể. Thông qua đó để tìm hiểu xem các quyết định của ban giám đốc được thực
hiện như thế nào, có được thông tin phản hồi về bản thân các quyết định đó,
rút kinh nghiệm và đưa ra các bài học cho việc đánh giá các thành tích của
nhân viên, làm cơ sở để đề bạt khen thưởng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để có được kết quả kinh doanh tốt hơn, Nhà nước cần phải quan tâm chỉ
đạo về công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại,
đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp, cải cách cơ chế, cải cách hệ thống pháp
luật, chính sách thuế, cải cách hệ thống tiền lương từ đó doanh nghiệp chủ
động xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn để tồn tại và phát triển bằng
đúng nội lực của mình.
Ngày nay mọi hoạt động kinh tế đều có vai trò tác động của Nhà nước,
chẳng hạn chính sách thuế, lãi suất làm thay đổi lợi nhuận của các doanh
nghiệp tác động đến tiết kiệm và đầu tư, vai trò này còn đặc biệt quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam, vấn đề đặt ra làm sao tạo điều kiện cho các đơn
vị kinh doanh có hiệu quả, hướng dẫn điều chỉnh doanh nghiệp hoạt động lành
mạnh để giải quyết được vấn đề đó cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ
chế quản lí vĩ mô đối với doanh nghiệp thương mại, tạo lập môi trường kinh
doanh tự do, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật
chất cho hoạt động thương mại .
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định quản lý
chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chống buôn lậu, gian lận thương mại tạo sự
công bằng trong cạnh tranh. Sẽ rất khó cho các doanh nghiệp khi môi trường
pháp lí chưa đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi, chưa minh bạch, đang
còn gian lận nhiều làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ gặp khó khăn do yếu tố
khách quan là chính mà không phải do nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 103
Nhà nước cần phải xác định mức thuế hợp lí cho các doanh nghiệp
mới thành lập hoặc trong tình trạng khó khăn để hỗ trợ phát triển kinh doanh
Nhà nước cần có chính sách bảo hộ hợp lí hơn để tránh tình trạng
hàng trong nước không cạnh tranh được với hàng nhập lậu làm cho nhiều
doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thậm chí bị lỗ, đình trệ hoạt động kinh
doanh gây nên nhiều hậu quả cho hoạt động của các doanh nghiệp
Nhà nước phải từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo sự
ổn định thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh thông qua việc nâng
cao hiệu lực của cơ chế quản lí và bộ máy quản lí của nhà nước các cấp, xây
dựng cơ chế bổ sung vốn lưu động trên cơ sở hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp.
Hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn
và đưa ra tỉ lệ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, phục vụ mở rộng kinh
doanh bởi vì hiện nay, cả doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, hạn chế khả năng mở rộng kinh
doanh, để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, tài sản thế chấp, về các thủ tục vay
mượn tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng
tiên tiến, phục vụ cho hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển như trung tâm
phân phối, trung tâm thông tin quảng cáo, hệ thống kho tàng, hệ thống đường
xá, để tạo ra một môi trường kinh tế sôi động cho các doanh nghiệp hoạt động
.
Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thông tin
liên lạc như hệ thống bưu điện, mạng lưới điện, xây dựng cơ sở hạ tầng cho
phát triển hệ thống địên thoại, internet với giá thấp hơn phục vụ cho yêu cầu
kinh doanh của các doanh nghiệp .
Nhà nước cần phải thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, nhằm
cung cấp thường xuyên các thông tin về thị trường trong và ngoài nước tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn. Hiện
nay, vấn đề thông tin ở nước ta đang trong tình trạng thiếu thông tin, độ chính
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 104
xác chưa cao. Vì vậy, Nhà nước cũng như các bộ ngành có liên quan cần đặc biệt
chú trọng đến công tác nghiên cứu khảo sát, dự báo tình hình thị trường trong và
ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kế hoạch, chiến lược thích hợp
cũng như có thể thăm dò tìm kiếm các cơ hội kinh doanh
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp
tiếp cận với thị trường thế giới, có cơ hội giới thiệu hàng hoá với khách hàng
nước ngoài thông qua các chính sách đối ngoại, như mở rộng các quan hệ song
phương, đa phương, các hiệp định thương mại, các tổ chức hiệp hội trong khu
vực cũng như trên thế giới vì vậy Nhà nước cần phải tăng cường mở rộng các
mối quan hệ đối ngoại với các nước theo hướng tăng cường thương mại.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp một
mặt được đẩy mạnh do thị trường mở rộng, hàng hoá sản xuất ra trên thị
trường ngày càng nhiều, chất lượng càng cao, sức mua của xã hội tăng do mức
sống của người dân được cải thiện. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách
quan đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ mới
đạt được hiệu quả kinh doanh để tồn tại và phát triển.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 105
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng và khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh
của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ trong những năm gần đây vẫn có sự phát
triển đáng kể, ghi nhận những nỗ lực và cố gắng lớn của toàn công ty trong
việc đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động kinh doanh. Với sự quyết tâm và phát
triển như hiện nay có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới, công ty Bách hoá
số 5 Nam Bộ sẽ đứng vững, khẳng định được mình trên thị trường và đạt được
hiệu quả kinh doanh nhất định.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua số liệu phân tích, nhận xét,
đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó thấy được những
thuận lợi, khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty để có những biện
pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhưng do trình độ, kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, nhận xét
của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Thừa Lộc và
thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, ban lãnh đạo cùng các cô chú trong công ty Bách hoá
số 5 Nam Bộ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn thực tập
này.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 106
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI............................................................................................................................................................3
I. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. ...................... 3
1. Kinh doanh thương mại và vai trò của kinh doanh thương mại ........................................... 3
1.1 Khái niệm .................................................................................................3
1.2 Vai trò........................................................................................................3
1.3 Mục tiêu.....................................................................................................4
2. Doanh nghiệp thương mại .................................................................................................... 5
2.1 Khái niệm ...................................................................................................5
2.2 Chức năng...................................................................................................5
2.3 Nhiệm vụ ....................................................................................................6
2.4 Các loại hình doanh nghiệp thương mại ......................................................6
3. Sự tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại 7
II. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại ....................................................... 9
1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường......................................................................... 9
2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh.................................................................... 11
3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh....................................... 14
4. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh .................................................................... 15
5. Quản trị vốn, chi phí, nhân sự trong hoạt động kinh doanh .............................................. 24
6. Đánh giá và điều chỉnh hoạt động kinh doanh................................................................... 25
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .............................. 26
1. Các yếu tố khách quan......................................................................................................... 26
2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................................ 30
IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................................................... 32
1. Chỉ tiêu mức doanh lợi........................................................................................................ 33
2. Chỉ tiêu vốn......................................................................................................................... 33
3. Chỉ tiêu lao động ................................................................................................................. 34
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁCH HOÁ SỐ 5 NAM BỘ.......................... 35
I. Giới thiệu khái quát về công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ ......................................................... 35
1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................ 35
2. Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................................................... 36
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 107
2.1 Chức năng.................................................................................................36
2.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................37
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty.................................................................. 37
4. Cơ chế hoạch toán .............................................................................................................. 41
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ................................... 41
1. Mặt hàng kinh doanh.......................................................................................................... 41
2. Nguồn hàng kinh doanh ..................................................................................................... 42
3. Khách hàng......................................................................................................................... 43
4. Các lĩnh vực, hình thức hoạt động kinh doanh .................................................................. 44
5. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................................................. 46
6. Vốn...................................................................................................................................... 47
7. Lao động ............................................................................................................................. 48
III. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ........................ 50
1. Hoạt động kinh doanh ........................................................................................................ 50
1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường...............................................................50
1.2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh ...........................................51
1.3 Sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động.......................................................52
1.4 Hoạt động mua hàng ................................................................................53
1.5 Hoạt động bán hàng ..................................................................................56
1.6 Hoạt động dự trữ.......................................................................................63
1.7 Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng ..............................................64
1.8 Tình hình vốn............................................................................................64
1.9 Tình hình chi phí.......................................................................................66
1.10 Tình hình lao động và tiền lương ............................................................70
2. Kết quả kinh doanh của công ty ........................................................................................ 71
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5
Nam Bộ 74
IV. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ.................................. 75
1. Những kết quả đạt được ................................................................................................... 75
2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân .................................................................................. 77
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁCH
HOÁ SỐ 5 NAM BỘ .................................................................................................................................................80
I. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới...................................... 80
1. Phương hướng .................................................................................................................. 80
2. Mục tiêu............................................................................................................................. 81
3. Nhiệm vụ ........................................................................................................................... 82
II. Một số biện pháp thúc đấy hoạt động kinh doanh của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ....... 82
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 108
1. Về công tác nghiên cứu thị trường .................................................................................. 83
2. Về hoạt động tạo nguồn mua hàng................................................................................... 85
3. Hoạt động quảng cáo........................................................................................................ 87
4. Thực hiện cơ chế khoán ................................................................................................... 88
5. Công tác bán hàng............................................................................................................ 89
6. Nâng cao hiệu quả dự trữ................................................................................................. 92
7. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động ...................................................................... 92
8. Huy động và sử dụng vốn ................................................................................................. 96
9. Công tác kiểm tra, kiểm soát............................................................................................. 97
III. Một số kiến nghị ................................................................................................................... 98
KẾT LUẬN 101
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chu thị Phương Anh – Thương Mại 41A 109
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 110
Bảng 9 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị : 1000đ
So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
Năm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng doanh thu 31567104 33594831 34949211 2027727 6,42 1354380 4,03
Giá vốn hàng bán 27871900 29422294 30475184 1550394 5,56 1052890 3,58
Lãi gộp 3675204 4172537 4474027 497333 13,53 301490 7,23
Chi phí 3578838 4032086 4316652 453248 12,66 284566 7,05
Lợi nhuận trước thuế 96366 140451 157375 44085 45,75 16924 12,05
Thuế TNDN 30837,12 44944,32 50360 14107,2 45,75 5415,68 12,05
Lợi nhuận thuần 65528,88 95506,68 107015 29977,8 45,75 11508,32 12,05
Nguồn : Phòng kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 111
Bảng 4 : Kết quả bán hàng theo quầy hàng
Đơn vị : 1000đ
So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền % Số tiền %
Siêu thị 9732966 9965452 10242492 232468 2.39 277040 2.78
Quầy ngoài gian hàng 668310 681787 693574 13477 2.02 11787 1.73
Gian hàng thời trang 2205263 1753626 1354857 -451637 -20.47 -398769 -22.73
Các quầy khác 3141001 2717080 2474217 -423921 -13.5 -242836 -8.94
Tổng cộng 15747540 15117939 14765140 -629601 -3.99 -352799 -2.33
Nguồn : Phòng kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 112
Bảng 3 : Kết quả bán hàng theo phương thức bán hàng
Đơn vị : 1000đ
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
So sánh
2001/2000
So sánh
2002/2001
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng doanh thu 31245120 100 33080830 100 34178564 100 1835710 5.89 1097734 3.32
Doanh thu bán lẻ 15747580 50.4 15117939 45.7 14765140 43.2 -629601 -3.99 -352799 -2.33
Doanh thu bán buôn 15497580 49.6 17962891 54.3 19413424 56.8 1835710 15.9 1450533 8.08
Nguồn : Phòng kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 113
Bảng 7 : Tình hình chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị : 1000đ
So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền % Số tiền %
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 114
Tổng chi phí 31450738 33454380 34791836 2003642 6,37 1337456 3,99
Giá vốn hàng bán 27871900 29422294 30475184 1550394 5,56 1052890 3,58
Các khoản chi phí 3578838 4032086 4316652 453248 12.66 284566 7.05
Chi phí bán hàng 857000 978625 981842 121625 14.19 3217 0.33
Tiền lương 1056480 1308816 1481400 252336 23.88 172584 13.19
Chi phí quản lý 431244 472369 480550 41125 9.54 8181 1.73
Chi phí họat động tài chính 131026 131900 132060 874 0.67 160 0.12
Chi phí khác 1103088 1140376 1240800 37288 3.38 100424 8.81
Nguồn : Phòng kinh doanh
Bảng 6 : Tình hình vốn của công ty qua các năm
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 115
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tỷ lệ Số tiền
Tỷ
trọng
Tỷ lệ
Vốn cố định 578650 16.93 789105 17.41 697556 15.36 210455 0.48 3.64 -91549 -2.05 -11.6
Vốn lưu động 2839266 83.07 3742567 82.29 3842576 84.64 903301 -0.48 31.81 100009 2.05 2.67
Tổng số vốn 3417916 100 4531672 100 4540132 100 1113756 0 32.59 8406 0 0.18
Nguồn : Phòng kế toán
Bảng 8 : Tình hình lao động và tiền lương của công ty
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 116
Số tiền % Số tiền %
Tổng doanh thu 31567104 33594831 34949211 2027727 6.42 1354380 4.03
Tổng số lao động 142 149 150 7 4.93 1 0.67
Chi phí tiền lương 1056480 1308816 1481400 252336 23.88 172584 13.19
Thu nhập bình quân 1 tháng 620 732 823 112 18.06 91 12.43
Doanh thu bình quân 1 lao động 222304 225469 232994.74 3192 1.43 7525.74 3.34
Nguồn : Bảng lương qua các năm của công ty
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn hàng của công ty
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 117
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền % Số tiền %
Nguồn hàng trong nước 18116735 65 22508055 76.5 23491722 77.1 4391320 22.24 983667 4.37
Nguồn hàng khác 9755165 35 6914239 23.5 6983462 22.9 -2840926 -29.12 69223 1.01
Tổng giá trị 27871900 100 29422294 100 30475184 100 1550394 5.56 1052890 3.58
Nguồn : Phòng kinh doanh
Bảng 5: kết quả bán hàng theo nhóm mặt hàng
Đơn vị : 1000đ
So sánh2001/2000 So sánh 2002/2001
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm2001 Năm2002
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chu thÞ Ph¬ng Anh – Th¬ng M¹i 41A 118
Doanh thu 31245120 33080830 34178564 1835710 5.88 1097734 3.32
1. Lương thực thực
phẩm
18056555 18614583 19468110 558028 3.09 853527 4.59
2. Hàng gia dụng 5036713 6229120 6401645 1192407 23.7 172525 2.77
3. Hàng may mặc 2152798 2236264 2129325 83466 3.88 -106939 -4.8
4. Mỹ phẩm và các
chất tẩy rửa
2012186 2434749 2665928 422563 21 231179 9.49
5. Hàng da 1152945 1101592 1103968 -51353 -4.5 2376 0.22
6. Văn phòng phẩm 1081081 1035430 1018521 -45651 -4.2 -16909 -1.6
7. Kim khí, cơ khí 1049836 999041 994596 -50795 -4.8 -4445 -0.4
8. Các loại khác 703015 430051 396471 -272964 -39 -33580 -7.8
Nguồn : Phòng kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ.pdf