Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tổ chức các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra các cán bộ nắm vững công nghệ sản xuất mới, kinh doanh giỏi, có khả năng nắm bắt cái tiên tiến, cải tạo cái cũ làm hạt nhân cho các cơ sở sản xuất.

pdf62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lên nhanh hơn rất nhiều. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh như vậy vì trong thời gian này Công ty đã chú trọng đầu tư vào các mặt hàng truyền thống như mây tre, tơ tằm, hoa quả khô... III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của công ty góp phần tạo lên sức mạnh trong kinh doanh của Công ty. Qua thời gian xem xét hoạt động xuất khẩu của Công ty có thể thấy một số vấn đề sau: 1. Vị trí hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3năm 98-200 Nếu xem xét hoạt động xuất khẩu của công ty so với toàn bộ hoạt động xuất khẩu của đất nước ta có thể thấy: quy mô kinh doanh của công ty còn nhỏ bé nên tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước . Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của công ty và xuất khẩu của cả nước Đơn vị: USD Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu KNXK % KNXK % KNXK % Công ty 8.071.270 0,009 9.739.879 0,104 15.393.595 0,133 Cả nước 885000000 100 9.356.000.000 100 11.504.000.000 100 Như vậy, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 1998 - 2000 so với giá trị xuất khẩu của cả nước có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng lên của giá trị hoạt động xuất khẩu của cả nước. Điều này rất phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước ta hiện nay. Nếu xem xét doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy: Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 33 Bảng 5: Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu của công ty Đơn vị: VND Năm 1998 1999 2000 99/98 2000/99 Chỉ tiêu Trị giá % Trị giá % Trị giá % Stiền TT % Stiền TT % DT XK 104.321.436 63 135.458.320 72,5 210.858.327 73,4 31.136.884 129 85.400.007 155 Tổng DT 165.118.984 100 186.947.427 100 286.390.333 100 21.828.443 112 99.342.906 173 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty XNK Hà Tây) Năm 1998, phần lớn doanh thu của Công ty là thu được từ hoạt động xuất khẩu (doanh thu xuất khẩu chiếm 63%). Nhưng tỷ lệ này sang các năm sau tăng lên cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu . Cụ thể là năm 1999 doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 72,5% tổng doanh thu của công ty và các năm 2000 tỷ lệ này tăng lên nhưng vẫn chỉ ở mức 73,4% trên tổng doanh thu. Nguyên nhân là do công ty đã biết chú trọng vào các mặt hàng truyền thống như mây tre hàg thủ công mỹ nghệ ... Năm 1999 tăng 1,29 lần tương ứng với 31.136.884 đồng. Sang năm 2000 so với năm 1999 tăng 1,55 lần tương ứng với 75.400.005 đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động của công ty ngày càng phát triển . Nếu xem xét lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu trên tổng lợi nhuận của công ty thì: Bảng 6: Tổng lợi nhuận và lợi nhuận từ xuất khẩu của công ty XNK Hà Tây Đơn vị: 1000VND Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 34 Năm 1998 1999 2000 99/98 2000/99 Chỉ tiêu Trị giá % Trị giá % Trị giá % Stiền TT % Stiền TT % LN XK 1.886.411 69 2.701.845 77 3.581.016 81 815.434 143 879.171 132 Tổng LN 2.634.855 100 3.510.232 100 4.379.482 100 875.377 133 869.610 124 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty XNK Hà TâY) Như vậy, trong các năm từ 1998 đến 2000 lợi nhuận của công ty liên tục tăng lên cùng với sự tăng lên của tổng lợi nhuận. Năm 1999 so với năm 1998 tăng 1,5 lần tương ứng với 815.434.000 đồng. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 1,29 lần tương ứng với 879.171.000 đồng. Lợi nhuận xuất khẩu của công ty chiếm tỉ lệ lớn trong tỏng lợi nhuận của công ty . Qua các năm lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên, năm 2000 đạt ở mức cao nhất là 3.581.016.000 đồng chiếm 81% của tổng lợi nhuận. So với năm 1998 tăng 1,89% mức tuyệt đối là 1.694.605.000 đồng. 2. Nguồn hàng xuất khẩu của công ty. 2. 1. Nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Vì vậy việc tổ chức thu mua tạo nguồn là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay công ty tổ chức thu mua hàng xuất khẩu từ các địa phơng, các cơ sở sản xuất nằm rải rác trên cả nớc. Việc mở rộng được thị trường thu mua của công ty trong thời gian qua là kết quả đáng mừng và nó sẽ giúp cho công tác thu mua tạo nguồn hàng đạt kết quả cao nếu công ty biết khai thác một cách triệt để. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 35 Địa bàn thu mua tạo nguồn của công ty được phân bố theo các chi nhánh trực thuộc: - Tại khu vực phía bắc: do ba chi nhánh Lạng Sơn, Chương Mỹ, Hà Đông tổ chức. Các mặt hàng chủ yếu là hàng mây tre đan, rau quả, thảm len ,thảm cói.... - Tại khu vực Nam Bộ: do chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Các mặt hàng nhẹ da thuộc, mành trúc,... Ngoài ra công ty còn tổ chức thu mua trực tiếp từ các cơ sở sản xuất chế biến, chủ yếu là các mặt hàng như gốm sứ, hàng may mặc, nhãn, vải khô. . . được sản xuất tại các khu vực Miền Bắc. Như vậy, hàng hoá thu mua phục vụ cho xuất khẩu của công ty ở các tỉnh khu vực phía Bắc chiếm một tỷ lệ lớn, đây cũng là điều kiện thuận lợi về địa hình cho hoạt động xuất khẩu của Công ty vì thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Ba lan... Tuy nhiên, tại các khu vực miền Nam, Công ty cũng đã tiến hành thu gom được một lượng hàng hoá xuát khẩu tương đối lớn. Việc tổ chức thu mua tạo nguồn của công ty đợc phản ánh qua sơ đồ Sơ đồ 2: Hé gia ®×nh Nhµ bu«n nhá C c¸ c¬ së chÕ biÕn C c¸ chi nh¸nh c«ng ty C«ng ty Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 36 Hàng hoá từ các hộ gia đình sản xuất có thể được thu gom qua các nhà buôn nhỏ địa phương, các chi nhánh của Công ty rồi về Công ty; hoặc có thể được đưa trực tiếp về công ty. Hàng hoá từ các cơ sở sản xuất chế biến cũng có thể được đa trực tiếp về Công ty không qua khâu trung gian. Có thể nói việc thua mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau: 2. 2. Các hình thức tạo nguồn. Thời gian qua việc thu gom hàng hoá ở các nguồn hàng của công ty được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: 2. 2. 1 Thu mua tạo nguồn theo hợp đồng Đây là hình thức thu mua chủ yếu của công ty, nó chiếm gần 80% giá trị hàng mua. Công ty dựa trên yêu cầu của các đơn hàng từ phía khách hàng nước ngoài để đưa ra các điều kiện phù hợp với hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng. Sau khi cả hai bên công ty và người cung ứng đã thoả thuận song thì tiến hành ký kết hợp đồng. Thông thường công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi nhận đợc hàng hoá theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong những trờng hợp ký kết các hợp đồng lớn với các cơ sở sản xuất cung ứng đáng tin cậy đã có quan hệ truyền thống với công ty thì công ty ứng trớc một phần tiền cho họ và thường giữ lại trên 20% giá trị hợp đồng và sẽ được thanh toán khi kết thúc hợp đồng. 2. 2. 2. Thu mua tạo nguồn không theo hợp đồng. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 37 Hình thức này được công ty áp dụng đối với việc mua bán thu gom hàng trôi nổi trên thị trường, hàng hoá của các hộ gia đình với khối lượng nhỏ, phân tán nó có tác dụng bổ sung cho các nguồn hàng khác cha đủ về số lượng. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là chất lượng hàng mua không đồng đều và thường ở mức thấp. Ngoài ra, công ty cũng áp dụng các hình thức thu mua tạo nguồn hàng khác nhưng với số lợng nhỏ, không thường xuyên, chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 2, 5% trong tổng giá trị thu mua của công ty chẳng hạn như hình thức thu mua tạo nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng, theo phương thức hàng đổi hàng. Hoạt động xuất khẩu của xuất nhập khẩu Hà Tây chủ yếu là thị trường Ba Lan, mặc dù các năm 99, 2000 mặt hàng xuất khẩu của công ty đã lên tới trên 14 mặt hàng. Việc xuất khẩu nhiều mặt hàng này có ảnh hưởng không ít đến công tác thu mua, tuy đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhưng khó khăn cho việc hoạch định chiến lợc thu mua kế hoạch mặt hàng. Vì mỗi mặt hàng có những đặc tính hàng hoá riêng nên việc tổ chức thu mua phải có nghiệp vụ phù hợp. Trong cơ chế thị trường hiện nay các hình thức mua hàng tạo nguồn cho xuất khẩu rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo từng trường hợp cung cầu cụ thể mà công ty có thể áp dụng các hình thức và biện pháp khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 3. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường . Thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua bị bó hẹp ở thị trường Ba lan. Đây là thị trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vì Ba lan là thị trường lớn nhất trong khu vực đồng thời cũng là thị trường lớn nhất thế giới. Thị trường này có nhu cầu đa dạng về hàng hoá được công ty khai thác một cách triệt để nhất. Ngoài ra, công ty cũng đã mở rộng thị trường xuất Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 38 khẩu sang các nước khác trong khu vực và thế giới như: Hồng kông, liên bang Nga. . . đây cũng là những thị trường đầy triển vọng của công ty. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty Đơn vị: USD Stt Thị trường xuất khẩu 1998 1999 2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % 1 Ba lan 1.936.231 23,98 2.363.471 24,26 4.783.010 31,07 2 Đài loan 1.325.871 16,42 1.637.583 16,81 2.781.236 18,06 3 LB Nga 1.237.286 15,32 1.507.210 15,47 2.470.140 16,04 4 Bungary 1.156.972 14,33 1.398.208 14,35 1.947.310 12,65 5 Đức 973.872 12,06 1.261.872 12,95 1.780.016 11,56 6 Tiệp 876.346 10,85 998.178 10,24 1.373.879 8,92 7 Hungary 321.678 3,98 421.536 4,32 847.213 5,5 8 Hồng kông 225.387 2,79 130.789 1,34 298.179 1,93 9 Các TT khác 17627 0,21 21032 0,21 112.612 0,73 Cộng 8.071.270 100 9.739.879 100 15.393.595 100 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty XNK Hà Tây) Năm 1998, thị trường Ba lan đã chiếm tới gần 23,98% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp đó là đến các thị trường Đài loan (16, 42%), Liên Bang Nga (15,32%). . . Sang năm 1999, ngoài các thị trường truyền thống công ty đã mở rộng thị trường sang một số nước chẳng hạn Hồng kông, Lào. . . Trong các năm cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty cũng có sự thay đổi: Năm 1999, xuất khẩu sang thị trường Ba lan đã tăng lên rõ rệt về tỷ lệ phần trăm 24,26%. Đến năm 2000, do nhu cầu trên các thị trường Bungary, Tiệp có sự thay đổi đã làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 39 các thị trường này giảm sút khá mạnh. Mục tiêu năm 2001 Công ty lấy lại các thị trường này và tiếp tục mở rộng thị trường sang các khu vực khác. 4. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường . Mặt hàng xuất khẩu của công ty là những mặt hàng nông, lâm sản , thủ công mỹ nghệ ,hàng may mặc....Đặc điểm của nguồn hàng này là phân bố rời rạc , chất lượng không ổn định , so với tiêu chuẩn còn thấp hơn các nớc cạnh tranh rất nhiều.Vì vậy để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc nghiên cứu tạo nguồn và cân đối các mặt hàng là rất quan trọng trong việc tạo ra được nguồn hàng ổn định, chất lượng đồng đều hơn. Bảng 8: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấumặt hàng năm 1998-2000 Đơn vị: USD Trị giá So sánh 99/98 2000/99 T T Tên hàng 1998 1999 2000 S.tiền TT % S.tiền TT % 1 Hàng mây tre 2.426.053 2.595.447 2.631.938 169.394 106 36.491 101 2 Gỗ mỹ nghệ 473.038 20.383 678.321 -452.700 4,3 657.938 332 3 Hoa quả khô 18.786 130.146 874.583 111.360 629,7 744.437 672 4 Tơ tằm 1.136.189 2.553.300 2.346.381 1.417.111 224 -206.919 91,89 5 Da thuộc 2.303.212 2.210.098 2.341.578 -93.114 95,95 131.480 105 6 Mành trúc 181.800 181.695 266.321 -105 99,94 84.626 146 7 Hoaquả tươi 47.476 121.142 2.837.189 73.666 259 2.716.047 234 8 Thảm len 837.296 591.785 1.323.833 -245.511 70,67 732.048 223 9 Thảm cói 746.370 132.883 281.346 -713.687 18,80 148.463 211 10 Thảm đay 82.760 232.695 687.326 149.935 281 454.631 295 11 Quầnáodệt 524.850 378.457 -146.393 72,1 12 Chè khô 143.251 572.382 429.131 399 13 Vánốp pơmu 411.869 37,37 14 Đường kính 457.879 33,61 Cộng 8.071.270 9.739.879 15.393.595 2.718.072 120 5.242.975 132 Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 40 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1998 của công ty là 8.071.270 USD chiếm gần 63% tổng doanh thu .Đây là kết quả đáng mừng đối với một công ty vừa tham gia xuất khẩu được mấy năm .Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty nông, lâm sản , thủ công mỹ nghệ ,hàng may mặc.. (chiếm gần 23,98% tổng kim ngạch xuất khẩu).Mà đặc điểm của các mặt hàng này chỉ qua sơ chế , không phải là những hàng hoá có trình độ sản xuất cao .Tuy nhiên với 10 mặt hàng công ty đã phần nào khẳng định vị trí của mình. Sang năm 1999 tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty khá phát triển , mặt hàng kinh doanh cũng đa dạng và phong phú hơn .Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty có tiến bộ rõ rệt, xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước .Công ty đã mở rộng thêm 2 mặt hàng là quần áo dệt kim, chè khô.Nhưng với mức doanh thu hơn 186 tỷ đồng thì kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 72,5% tổng doanh thu.Điều đó chứng tỏ ngoài hoạt động xuất khẩu, công ty đã mở rộng các hình thức hoạt động khác và có kết quả. Điều này hoàn toàn hợp lý vì do các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Đến năm 2000, ngoài các mặt hàng truyền thống công ty đã mở rộng thêm các mặt hàng khác như đường kính , ván ốp pơmu. Công ty đã biết tận dụng khả năng của mình thu mua các mặt hàng khác để phát huy hết khả năng xuất khẩu của mình Xét về khả năng xuất khẩu, từ năm 1998-2000 công ty đầu tư mở rộng các mặt hàng kinh doanh như che ,quần áo, đường kính ,ván ốp pơmu Tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1998 là 8.071.270 USD đến năm 2000 là 15.393.595 USD tăng 1,9% với số tuyệt đối là 7.322.325 USD. Có thể nói mặt hàng và giá trị xuất khẩu của công ty đã từng bước phát triển rõ rệt, tuy nhiên tính cạnh tranh của các mặt hàng vẫn chưa cao .Vì vậy để nâng cao sức cạnh trang cho sản phẩm của mình, công ty phải nâng cao chất lượng Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 41 sản phẩm xuất khẩu, nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Mục tiêu năm 2001của công ty là tiếp tục mở rộng thị trường , mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khấu. Trong hoạt động xuất khẩu, Công ty XNK Hà Tây có chủ trương tận dụng mọi khả năng hiện có để thực hiên đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho Công ty. Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu diễn ra theo hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo hình thức xuất khẩu Đơn vị: USD Năm 1998 1999 2000 99/98 2000/99 Chỉ tiêu Trị giá % Trị giá % Trị giá % Stiền TT % Stiền TT % XK trực tiếp 6.130.617 75,95 7.980.671 81,93 13.071.610 89,41 1.850.054 130 5.089.939 163 XK uỷ thác 1.940.653 24,04 1.759.208 18,07 2.321.985 10,59 -181.445 90,6 562.777 131 Tổng 8.071.270 100 9.739.879 100 15.393.595 100 1.722.609 120 5.653.716 158 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty XNK Hà Tây) Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trực tiếp luôn luôn giữ vị trí then chốt. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp chiếm tới 75,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 1999,2000 xuất khẩu trực tiếp đã giữ một vị trí rất cao, chiếm trên 80% trị giá xuất khẩu của Công ty.Cụ thể năm 1999 là 81,93% và năm 2000 là 84,91%. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì chủ trương của công ty là ưu tiên cho việc tự bỏ vốn cho kinh doanh để thu đợc hiệu quả cao. Ngoài ra Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 42 công ty có thể tận dụng các khả năng như con người, danh nghĩa của Công ty để làm các dịch vụ thương mại. Với chủ trương này Công ty đã chủ động huy động vốn tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng để xuất khẩu. Tuy vậy tình hình thị trường luôn biến động theo hướng bất lợi cho Công ty, nên những cố gắng của Công ty chỉ phần nào đạt được những kết quả nhất định nhưng khiêm tốn. 6. Một số vấn đề khác trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Do đặc điểm mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, hình thức xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu của công ty đã dẫn đến một số đặc điểm khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty như: - Về hoạt động đóng gói, bao bì hàng hoá cho xuất khẩu: nhìn chung công ty không phải trực tiếp thực hiện khâu này mà phần lờn là do các cơ sở cung cấp thực hiện. Chẳng hạn đối với mặt hàng mây tre... được các cơ sở đóng gói thành từng thùng 50 kg đựng trong túi nilon; đối với hoa quả thì đóng thành từng thùng, từng bao. - Về điều kiện cơ sở giao hàng: do thị trờng xuất khẩu của công ty phần lớn là thị trờng Ba lan nên trong thời gian qua công ty thờng áp dụng điều kiện FOB (Free on Board - Incoterms 1990). Theo hình thức này, công ty phải đa hàng tới địa điểm giao hàng tại cửa khẩu bằng đờng biển hoặc đờng bộ, Công ty phải làm các thủ tục xuất khẩu trớc khi đa hàng tới điạ điểm giao hàng và trước khi hoàn tất việc giao hàng công ty phải chịu mọi chi phí có liên quan. Về thanh toán:công ty và phía khách hàng thường áp dụng phương thức chứng từ L/C đối với các hợp đồng lớn và phương thức trao tay đối với việc mua bán tại chợ biên giới với khối lượng nhỏ. Đối với thanh toán theo phương thức L/C công ty phải lập bộ chứng từ bao gồm: hoá đơn thương mại, vận đơn vận tải, giấy giám định kiểm nghiệm hàng hoá... III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 43 1. Những thành tựu đạt được. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo của công ty, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công ty cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, đó là: Thứ nhất, trong 3 năm qua hoạt động, năm nào Công ty cũng bù đắp được chi phí và có lãi, đảm bảo và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra của công ty. Các năm 1998, 1999 ,2000 kim ngạch xuất khẩu của Công ty từng bước phát triển và thu được mức lợi nhuận cao nhất và tiếp tục đầu tư thêm vào vốn kinh doanh của mình. Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 là 8.071.270 USD và năm 1999 là 9.739.879 USD và đến năm 2000 là 15.393.595 USD. Năm 1999 so với năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 120% so năm 1998 .Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 158% so với năm 1999, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển. Sang các năm sau,Công ty đã khắc phục được khó khăn của các năm trước, vì vậy lợi nhuận thu được của Công ty đã đạt được một mức khá cao (hơn 4 tỷ đồng năm 2000) Không những kinh doanh có hiệu quả mà công ty đã nộp ngân sách đầy đủ, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1998 công ty đã nộp ngân sách 1.586.428.000 đồng , đến năm 2000 công ty đã nộp ngân sách 9.828.109.000 đồng tăng 16,14% tương ứng với 8.259.681.000 đồng. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Thứ hai, qua thời gian hoạt động không dài nhưng Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã từng bước tạo lập uy tín trong kinh doanh. Hiện nay tên tuổi của Công ty mặc dù chưa phải là nổi tiếng nhưng với bạn hàng và khách hàng trong nước công ty đã tạo được uy tín trong kinh doanh ở một số tỉnh , thành phố như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn... Đối với quan hệ kinh Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 44 doanh thương mại quốc tế, Công ty đã tạo được niềm tin với các khách hàng như Ba lan, Liên Bang Nga,Đài loan. .. Điều đó đã giúp công ty mở rộng thêm một số thị trường mới như Hồng Kông ,tìm kiếm khách hàng và bạn hàng mới Mặc dù thời gian tham gia hoạt động kinh doanh chưa phải là dài nhưng Công ty đã từng bước khẳng định sự vững vàng của mình trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu . Qua quá trình hoạt động, Công ty cũng đã rút ra đợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: 2. Hạn chế. Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được, thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, đó là: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của Công ty còn mang tính chất phi vụ, manh mún. Điều này thể hiện trong việc Công ty xuất khẩu rất nhiều mặt hàng với khối lượng nhỏ nên hiệu quả đem lại cuả từng mặt hàng là rất thấp. Công ty cũng chưa xây dựng đợc kế hoạch kinh doanh cho việc thực hiện, do vậy giữa việc đề ra kế hoạch kinh doanh và việc thực hiện nó còn có một khoảng cách quá xa. Nó đã dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay chủ yếu dựa vào các phi vụ mang tính bị động và thất thường. Thứ hai, khả năng về tài chính và khả năng huy động vốn kinh doanh của Công ty còn yếu. Trong khi đó Công ty lại phải phân bổ vốn cho quá nhiều các mặt hàng nên hiệu quả đạt được còn thấp. Chính do khả năng còn hạn hẹp về vốn kinh doanh đã hạn chế hoạt động mang tính xúc tiến của Công ty nhằm tìm kiếm thị trường, khách hàng. Do vậy, trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty còn mang tính chất nhỏ lẻ, ngồi chờ khách hàng nên hiệu quả cha cao. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 45 Thứ ba, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn yếu, biểu hiện ở thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao (do nguồn hàng xuất khẩu của Công ty được thu gom từ nhiều nơi, không đồng bộ). Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa có biên pháp cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực. Thứ tư, Công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, công ty chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường một cách triệt để đúng hướng. Chỉ ngừng lại ở việc giới thiệu các mặt hàng ra nước ngoài, do đó hiểu quả kinh doanh chưa cao. Như vậy, thời gian qua bên cạnh những thành tựu nhất định Công ty cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điều quan trọng là Công ty đã nhận thấy rõ những hạn chế đó và đang tìm cách khắc phục. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ có những kết quả đáng mừng. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 46 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây 1. 1. Thuận lợi Việc đánh giá đúng những thuận lợi sẽ giúp cho Công ty tận dụng và khai thác nó một cách triệt để nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Một số thuận lợi mà Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đang có được là: Thứ nhất, Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, có năng lực và bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã tham gia hoạt động kinh doanh từ lâu lại có trình độ đại học và trên đại học nên họ rất am hiểu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng; nắm bắt và đánh giá tình hình thị trường một cách nhanh chóng, chính xác. Thứ hai, thị trường xuất khẩu chính của Công ty (thị trường Đông Âu..) là một thị trường có tiềm năng lớn về nhu cầu tiêu thụ và là thị trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty thâm nhập sâu hơn. Hiện nay, thị trường Đông Âu không chỉ tiêu thụ cao su thiên nhiên, hoa quả mà còn tiêu thụ nhiều mặt hàng khác của Việt nam như gạo, thuỷ sản, một số sản phẩm nông sản khác... 1. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây cũng đang gặp phải một số khó khăn, đó là: Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 47 Thứ nhất, là khó khăn về vốn kinh doanh: Hiện nay, vốn kinh doanh của Công ty đang rất eo hẹp, trong khi đó việc huy dộng vốn cũng gặp phải nhiều khó khăn. Chúng ta đã biết nguồn vốn của Công ty bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp rất nhỏ, được cấp khi mới thành lập Công ty, còn vốn chủ yếu là đi vay. Do vậy, khi vay vốn Công ty phải có sự cân nhắc giữa hiệu quả đồng vốn vay và chi phí (lãi suất) phải trả cho đồng vốn đó. Chính điều này đã cản trở Công ty trong việc huy động vốn. Bởi vì hiện nay hiệu quả kinh doanh nhiều mặt hàng rất thấp, không đủ trả chi phí vay cho các khoản tiền tín dụng. Công ty cũng không thể hy vọng các khoản tín dụng từ phía khách hàng hoặc người cung cấp. Thứ hai, là sức ép về cạnh tranh: Hiện nay, trong cơ chế thị trường, với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã chịu một sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh cùng tham gia hoạt động như Công ty. Do vậy, việc chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm là rất bất lợi cho Công ty, một đơn vị có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh, Công ty cần phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu từ khâu thu gom. Thứ ba, Ngoài thị trường xuất khẩu chính của công ty như Ba lan... chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của công ty , còn các thị trường khác chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp chưa khai thác, mở rộng thị trường mới. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 48 1. Các biện pháp về phía công ty Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây cho thấy cần thiết phải có các biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. Mục đích của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu không nằm ngoài việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của Công ty hàng năm, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cả về tuyệt đối, tương đối và hiệu quả kinh tế - xã hội khác, cũng như ngày một nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế. Muốn đạt được các mục đích đó, việc đề ra và thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động xuất khẩu của Công ty hiện tại và tương lai. Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu của Công ty có lẽ vẫn là khách hàng, thị trường. Vì vậy, các biện pháp đưa ra chủ yếu tập trung theo hướng này. Tuy nhiên, vì là một đơn vị ngoại thương với tư cách là 1 trung gian thương mại nên việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu cũng cần được quan tâm. 1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình thị trường luôn luôn biến động đã tạo ra các cơ hội, cũng như những rủi ro cho các doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, vì phạm vi thị trường vượt khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vây, các doanh nghiệp ngày nay không thể không thường xuyên nghiên cứu- tiếp cận thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây cho ta thấy, Công ty hình như còn rất bị động trước những biến đổi của thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn như năm 1999, thị trường Hồng Kông và Liên Bang Nga có nhiều biến động, nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi; vì không có những phản ứng kịp thời trước những thay đổi đó nên trong thời gian này việc xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này gặp rất nhiều khó khăn .Do đó, Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 49 trong thời gian tới Công ty nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Các công việc có thể được thực hiện là: - Khẩn trương hình thành một nhóm ( hay phòng ban) chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu với các nhân viên am hiểu về marketing xuất khẩu. - Tích cực quan hệ với các cơ quan thông tin về xuất khẩu như phòng Thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại, Đài phát thanh và truyền hình, các viện nghiên cứu về các nước và Châu lục, các đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài. - Có thể lập các văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu mà công tky cho là có triển vọng và thuận lợi để thu thập các thông tin cập nhật tại các thị trường đó. Chẳng hạn như Công ty nên lập các văn phòng đại diện tại Ba lan, Hồng Kông, Liên Bang Nga ... Mục đích của các biện pháp này là để nắm được các thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu của Công ty để tìm ra các cơ hội phù hợp với công ty. Chính nhờ các biện pháp này Công ty có thể nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác tình hình các thị trường xuất khẩu nhất định để qua đó tìm ra các cơ hội tốt nhất cho công ty. 1.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing xuất khẩu Marketing xuất khẩu rất cần thiết đối với mọi quốc gia cũng như đối với các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi những hiểu biết khác với ở trong nước, mặc dù sự khác nhau nhiều lúc về trình độ hơn là về tính chất. Hơn nữa, những hiểu biết đó cùng với khả năng riêng biệt kết hợp với kinh nghiệm trở thành những nhân tố quyết định đối với sự thành công của công ty. Hiện nay, hoạt động Marketing của Công ty còn rất yếu. Công ty chưa xây dựng được các chính sách cũng như các chương trình Marketing cụ thể, lâu dài; chưa thành lập được bộ phận Marketing riêng biệt. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 50 - Xác định mục tiêu đối với hoạt động xuất khẩu của công ty: đó là những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với sự tối đa hoá lợi nhuận thu được, không ngừng tìm cách xâm nhập các thị trường mới nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Công ty trên thị trường quốc tế. Những tiêu chuẩn cụ thể mà công đưa ra để đáng giá sự phát triển là doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu và thị phần của Công tytrên mỗi loại thị trường. - Dựa trên cơ sở những mục tiêu đã xác định, Công ty xây dựng chương trình hoạt động Marketing xuất khẩu bao gồm việc triển khai cả chiến lược và chiến thuật Marketing MIX - Sử dụng các khả năng của Công tyđể thực hiện Marketing MiX SƠ ĐỒ 3 : MÔ HÌNH MARKETING XUẤT KHẨU Lựa chọn kế hoạch chiến lược xuất khẩu Đánh giá cơ hội thị trường 1. Đánh giá thị trường tiềm năng 2. Ước tính lượng bán ra tiềm năng 3. Phân loại thị trường Triển khai các kế hoạch, chiến lược Marrketing xuất khẩu 1. Đề ra mục tiêu xuất khẩu 2. Kế hoạch hoá Marketing MIX Sản phẩm, giá cả, phân phối, Xác lập chiến lược xuất khẩu, các hoạt động: 1. Dự kiến bán ra 2. Ngân sách cho việc bán 3. Giấy phép bán 4. Danh mục hng hoá bán 5. Kiểm kê các bản kiểm kê 6. Nhu cầu nhân lực 7. Ngân sách cho khuếch trương 8. Quỹ ti chính 9. Quỹ lợi nhuận Chiến lược Marketin g xuất khẩu Dòng thông tin Phản hồi Thị trường xuất khẩu Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 51 Trong 4 nhân tố của Makerting Mix là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến ở công ty, vấn đề đáng nói nhất là các chính sách về xúc tiến khuếch trương . Hàng hoá muốn xuất khẩu được nhiều thì phải tích cực làm công tác này vì nó tác động rất lớn hành vi của người mua( người nhập khẩu) và mục tiêu là thông tin cho khách hàng tiềm năng( bao gồm cả người trung gian ) về hàng hoá để thuyết phục họ trở thành người mua hàng của Công ty. Các hình thức xúc tiến bán hàng Công ty nên áp dụng là gửi Cataloge ra nước ngoài, tham gia hội chợ hàng tiêu dùng ở nước ngoài hoặc trực tiếp tiếp thị tới từng doanh nghiệp tại nước ngoài . Ngoài ra Công ty còn có thể sử dụng hình thức gửi hàng mẫu qua các bưu điện cho các khách hàng quan tâm nhằm cung cấp cho họ nhận biết và hình dáng, chất lượng hương vị của hàng hoá. . . . Công ty cần mở rộng hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở trong nước và ngoài nước. Thông qua các cửa hàng này, khả năng xâm nhập thị trường của Công ty sẽ tăng lên . Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài Công ty phải chọn địa điểm và hình thức bố trí phù hợp nhằm thu hút được nhiều nhất lượng khách hàng. 1.3.Tạo lập được các nguồn hàng xuất khẩu ổn định, phù hợp, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Nguồn hàng cho xuất khẩu khi là quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp ngoại thương. Đặc biệt nó có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp chưa tạo lập được các nguồn hàng ổn định. Chính vì vây, một mặt Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 52 Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây phải thường xuyên quan tâm đến các biện pháp mở mang thị trường, tìm kiếm khách hàng, mặt khác Công ty cũng phải chú ý đến các biện pháp nhằm từng bước tạo lập nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty thời gian qua cho thấy nguồn hàng xuất khẩu của Công ty còn bấp bênh, thiếu ổn định dẫn đến chất lượng hàng hoá thu gom nhiều khi khó khăn...Nguyên nhân là do Công ty chưa có nguồn hàng truyền thống đảm bảo cung cấp khối lượng hàng hoá đủ lớn với chất lượng đồng bộ. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn . Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau để từng bước tạo lập các nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu: - Cần duy trì quan hệ bởi vì các nguồn hàng đã có: để thực hiện ý đồ này, Công typhải thường xuyên quan hệ với các nguồn hàng đã có cả về phương diện hợp đồng mua bán, cả trên cơ sở thân thiện. - Trong quan hệ hợp đồng mua bán, Công ty cần giữ chữ tín với các đơn vị chào hàng bằng cách không ép giá và thanh toán sòng phẳng . - Trong quan hệ thân thiện, các cán bộ thu mua nên có những thái độ và hành động làm hài lòng các đơn vị chào hàng. - Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng mới, đây là biện pháp đa dạng hoá nguồn hàng . Biện pháp này có tác dụng rất lớn nó cho phép Công tytìm được nguồn hàng có lợi. Vì vậy, Công tycần chủ động giao dịch- tiếp xúc phát hiện ra, có thể hỗ trợ vốn cho các nguồn hàng mới đang gặp khó khăn, tăng cường thu thập thông tin về các nguồn có liên quan. - Từng bước tạo lập các nguồn hàng truyền thống: Công ty nên lựa chọn một vài nguồn hàng lớn và có uy tín, sau đó tích cực củng cố mối quan Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 53 hệ với các nguồn hang này bằng cách thường xuyên mua hàng của họ, duy tốt mối quan hệ tình cảm, giúp đỡ họ khi có khả năng và họ cần. 1.4. Tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay, Công ty vẫn theo đuổi chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu để tạn dụng các cơ hội của thị trường khi cần thiết. Theo ý tôi, Công ty nên tập trung vào vài mặt hàng có triển vọng nhất và quyết tâm theo đuổi ý đồ này thì hơn. Bởi vì thực tế trong thời gian qua Công ty đã xuất khẩu tương đối nhiều mặt hàng nhưng lại không đạt về chỉ tiêu khối lượng mà chất lượng của từng mặt hàng nên hiệu quả đạt được chưa cao hơn. Hơn nữa, với khả năng tài chính như hiện nay thì việc ôm đồm quá nhiều mặt hàng là vượt quá khả năng. Vả lại, nhiều khi lo quá sa đà vào nhiều mặt hàng dẫn đến việc phân bố các nguồn lực cho từng mặt hàng không đủ mạnh làm cho không mặt hàng nào đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì những lý do này mà việc tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh là rất cần thiết cho công ty. Sau khi Công ty đã có thế lực đủ mạnh thì việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu cũng chưa muộn. Các mặt hàng Công ty nên tập trung vào đó là mây tre, nhãn quả khô, hải sản, cao su, hạt tiêu. Với các mặt hàng này Công ty nên tập trung cho việc thu mua, tổ chức bảo quản, chế biến để nó trở thành những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị kinh tế cao. Để thực hiện được ý đồ naỳ, Công ty nên thu thập thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam để biết được mặt hàng nào là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mặt hàng nào còn ít được xuất khẩu, mặt hàng nào chưa được xuất khẩu. Đồng thời Công tycũng cần có thông tin về tình hình thị trường xuất khẩu như mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường xuất khẩu nào, khối lượng xuất khẩu và khả năng xuất khẩu dự đoán, mặt hàng nào có nhu cầu nhưng ít được xuất khẩu. . . tình hình cạnh tranh và khả năng tham gia. Qua sự phân tích này, Công ty sẽ phán đoán được Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 54 tình hình và sự tiến triển của các mặt hàng xuất khẩu, qua đó tìm ra cho mình mặt hàng xuất khẩu phù hợp để lập kế hoạch xuất khẩu và thực hiện kế hoạch này. 1.5. Đa dạng hoá các tình hình xuất khẩu của công ty. Việc đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu của Công tycho phép công ty tận dụng được khả năng về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng thờinó cũng cho phép Công ty mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ với các bạn hàng và khách hàng. Thời gian qua, Công ty mới thực hiện được hai loại hình xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Thời gian tới, Công ty nên tích cực mở rông thêm các loại hình xuaat khẩu của mình bằng cách: - Mở rộng quan hệ với các đơn vị có nhu cầu về uỷ thác xuất khẩu . Công ty nên chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp mà Công ty thấy họ có nhu cầu thuê uỷ thác về khả năng làm dịch vụ này của công ty. - Chủ động bỏ vốn vào kinh doanh, tích cực tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng. - Tích cự quan hệ với các cơ quan trong chính phủ để nắm các thông tin về xuất khẩu theo nghị định thư. Qua đó Công tycó thể đệ đơn xin chính phủ cho Công tythực hiện theo hình thức xuất khẩu này. - Tích cực kết hợp trao đổi buôn bán hai chiều nếu thấy cần thiết - Công ty nên tìm hiểu về các nghiệp vụ gia công xuất khẩu và tích cực quan hệ với các cơ sở làm gia công trong nước đồng thời mở rộng quan hệ với các bạn hàng nước ngoài, khi cần thiết có thể gợi ý và ddungsra làm trung gian cho khách hàng uỷ thác và các đơn vị nhận uỷ thác Tuy nhiên, cần chú ý rằng Công ty không nên đi quá sâu vào nhiều hình thức xuất khẩu mà trước hết chỉ nên chủ động trong hình thức xuất khẩu Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 55 tự doanh, các hình thức khác chỉ là tận dụng những điều kiện thuận lợi có thể có. 1.6. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty Về nâng cao uy tín của Công ty có thể trực tiếp liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hoặc cũng có thể tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hiện nay, có rât nhiều các hoạt động để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp . Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào là rất quan trọng đảm bảo phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Sau đây là một số biện pháp Công ty nên áp dụng nhằm nâng cao uy tín của mình trong hoạt động xuất khẩu: - Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong các hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay có một vấn đề là Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây thường ít quan tâm đến những hiêụ ứng sau khi bán hàng. Vì vậy, nhiều khi Công ty không quan tâm đến việc làm tốt và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng . Ta đã biết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình trong đó nhà xuất khẩu cung cấp một loại hàng hoá dịch vụ, nào đó cho nước ngoài theo đúng những điều đã quy định trong hợp đồng Nói chung, khách hàng sẽ rất hài lòng khi họ nhận được hàng hoá có chất lượng đúng nhu cầu có khối lượng như đã thoả thuận . Ngoài ra, nếu có các điều kiện khác được thuận lợi thì các làm cho khách hàng hài lòng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, Công ty nên quan tâm đên các vấn đề sau: + Chuẩn bị hàng hoá đúng chất lượng và khối lượng quy định . Để thực hiện yêu cầu này, Công tynhất thiết phải am hiểu hàng hoá, chọn được nguồn hàng có uy tín + Có kế hoạch thu gom hàng hoá, vận chuyển hàng hoá hợp lý: Công ty nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom và vận chuyển hàng hoá phù hợp. Điều đó có nghĩa là Công ty phải căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách nước ngoài để lên kế hoạch thu mua va chuẩn bị hàng hoá. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 56 - Công ty nên quan tâm hơn nữa đến “bộ mặt" của công ty: Hiện nay, các phòng làm việc của Công ty nhất là phòng mây tre còn chưa được khang trang và đẹp, Vì vậy, Công ty sớm có kế hoạch trang trí lại phòng làm việc của Công ty để tăng thêm uy tín của Công ty bởi vì khách hàng sẽ để ý đến cả vấn đề này trong quan hệ với công ty. 1.7. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế thì vấn đề vốn cũng phần nào bớt căng thẳng với các doanh nghiệp. Ngoài các biện pháp huy động vốn hiện có, Công ty có thể huy động vốn bằng các cách sau: - Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu dự án liên doanh, liên kết với bạn hàng nước ngoài trong nước những khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào công ty. Cùng với chủ trương chung của Nhà nước là kêu gọi khuyến khích sự đầu tư của các nước phát triển vào Việt Nam thì việc Công ty tiến hàng liên doanh liên kết với các bên đối tác nước ngoài nhằm nâng cao nguồn vn và sử dụng các dây truyền công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của những nước phát triển là việc nên làm. Tuy nhiên, để tiến hành liên doanh liên kết có lợi cho Công ty mà không làm ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của Công ty cũng như lợi ích xã hội mới là điều đáng quan tâm. Trước hết, đối tác mà Công ty lựa chọn phải có cùng lĩnh vực hoạt động mà Công ty định liên doanh liên kết. Sau nữa là phải có bề dày kinh nghiệm tức là đã hoạt động trong lĩnh vực này lâu và có uy tín trên thị trường quốc tế, có khả năng chinh phục khách hàng trên toàn thế giới. Có thể nói, liên doanh là một hình thức huy động vốn tương đối mới nhưng đã phổ biến ở nước ta. Song để đạt được hiệu quả cao thì phần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện, Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 57 - Trong nhiều trường hợp, để huy động vốn Công ty phải yêu cầu đối tác hỗ trợ tín dụng: Cụ thể là với một số trường hợp xuất khẩu, Công ty nên yêu cầu người mua ( Người nhập khẩu) ứng trước 1 phần toàn bộ giá trị hợp đồng và Công tycó thể sử dụng số tiền ứng trước đó phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đối với những trường hợp đồng có giá trị lớn, vượt quá khả năng của Công ty thì Công ty nên áp dụng hình thức này hoặc có thể thực hiện hợp động bằng cách mời một số nhà xuất khẩu Việt Nam cùng tham gia và 2 bên cùng nhau chia sẻ lợi nhuận Như vậy, vốn luôn là vấn đề khó khăn đối với mọi đơn vị kinh doanh nhưng chắc chắn nó không phải là vấn đề bế tắc bởi vì có rất nhiều cách huy động vốn. Điều quan trọng là làm thế nào để sử dụng những đồng vốn đó một cách có hiệu quả. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp tích cực nhằm tăng nhanh chóng vòng quay của vốn, tránh ứ đọng vốn ở hâu này mà lại thiếu vốn ở khâu khác, đó là việc phân phối nguồn vốn hợp lý có kiểm tra, kiểm soát vòng tuần hoàn của vốn và đánh giá mức sinh lợi của mỗi đồng vốn bỏ ra. 1.8. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ xuất nhập khẩu. Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một trong những nguồn lực cơ bản của công ty. Công ty đi lên như hiện nay là nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ tinh thông về nghề nghiệp, nhiệt tình với hết khả năng và trách nhiệm của mình. Hàng năm, thông qua hệ thống kiểm tra tuyển dụng và bổ nhiệm, Công tycó tuyển thêm một số cán bộ trẻ có bằng cấp, có trình độ, thực sự am hiểu về nghiệp vụ, về thị trường, có phương pháp đánh giá và tư duy tốt. Vì vậy, để đảm bảo cho Công ty có được đội ngũ cán bộ không bị lạc hậu về trình độ thì hàng năm Công typhải cử một số cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn do các giáo sư, tiến sĩ trực tiếp giảng dạy. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 58 Ngoài ra, Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần để động viên các cán bộ công nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu, sử dụng cơ chế khoán có quản lý sẽ khuyến khích được cán bộ nhân viên tích cực tham gia kinh doanh, tạo sự tương đối công bằng trong thu nhập và thực hiện nhiệm vụ. Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hơn nhất là ở khâu giao chỉ tiêu và gắn bó chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Một số kiến nghị với Nhà nước. Để khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu, để nâng cao uy tín hàng hoá Việt Nam trên thị trường Quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu là phần đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, chính phủ cần quan tâm đến một số giải pháp sau: 2.1. Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô Sự ổn định kinh tế vĩ mô trước hết phải hiểu là sự ổn định về các chính sách tài chính, thương mại, đầu tư, tiền tệ. Đó cũng là một trong những điều kiện tạo sự ổn định và quan tâm cho các nhà đầu tư, các công ty. Vì vậy Nhà nước cần: - Ổn định tỷ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền: điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết được xuất khẩu. Sự điều tiết này sẽ làm hạn chế hay tạo cơ hội tham gia hoạt động xuất khẩu của Công tyđến chiến lược đa dạng hoá mặt hàng, thị trường kinh doanh của công ty. - Duy trì và ổn định chế độ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, hình thành thị trường đồng bộ, thông suốt, gắn nước ta với kinh tế và thị trường thế giới, thể hiện trong cả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. Do vậy, phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu vừa coi trọng thị trường trong nước với nhiều thành phần kinh tế khác là 1 vấn đề cần quan tâm hiện nay. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 59 2. 2. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường. Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ở nước ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước phải được đổi mới và hoàn thiện . Cụ thể là: - Hệ thống các văn bản pháp lý: các quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công tyliên doanh xuất nhập khẩu, tránh tình trạng khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng rào nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. - Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế, công tác quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước còn một số mặt bất cập với điều biến của hoạt động xuất khẩu, nhiều khi có không ít những thiếu sót và nhược điểm càn khắc phục. 2.3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu - Đầu tư vốn công nghệ cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu . Hiện nay, hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta chủ yếu là hàng thô, hàng qua sơ chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xuất khâu thì Nhà nước cần khuyến khích đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị kinh tế tạo ra nguồn hàng phong phú và đa dạng đảm bảo cho xuất khẩu, cần tập trung tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến thích hợp từ nước ngoài, chú ý hạn chế các công nghệ sản xuất gây tốn năng lượng nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 60 - Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tổ chức các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra các cán bộ nắm vững công nghệ sản xuất mới, kinh doanh giỏi, có khả năng nắm bắt cái tiên tiến, cải tạo cái cũ làm hạt nhân cho các cơ sở sản xuất. 2.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Nhà nước chủ động đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, chú trọng hợp tác với các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tạo điều kiện, để doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường với khách hàng, bạn hàng một cách tốt nhất. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nghiên cứu khảo sát thị trường và định hướng cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ những đánh giá về hoạt động kinh doanh ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty và nhất là kinh doanh xuất khẩu đang từng bước được hoàn thiện tốt hơn, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng cung ứng của công ty. Tuy nhiên, Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhu cầu khắt khe của thị trường ngày càng cao. Để đạt mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài Công ty nên có chiến lược kinh doanh dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu khả năng về nguồn hàng để có các quyết định chính xác kịp thời, đồng thời phải có các chính sách Marrketing phù hợp cho các hoạt động kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất khẩu. Nội dung nghiên cứu của đề tài đề cập đến một trong những hoạt động chính của Công ty đó là hoạt động xuất khẩu. Với hệ thống kiến thức được trang bị Khoa QTDN Th­¬ng m¹i Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Ph¹m Thµnh H¶i K33 - A6 61 ở trường cùng với việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây trong thời gian thực tập, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đã trình bày ở trên, với mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ đứng vững và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài  Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.pdf
Luận văn liên quan