Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm tại Công Ty TNHH Tân Thiên Phú

Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn, thì bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách [10]. Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận như mong muốn [10]. Vì thế, để đứng vững trên thương trường, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Chính vì vậy, việc đưa ra một giá bán hợp lý là rất quan trọng đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để có một giá bán hợp lý thì việc tiết giảm chi phí và hạ giá thành là yếu tố thiết yếu trong doanh nghiệp. Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu giá sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề, em quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm tại Công Ty TNHH Tân Thiên Phú” 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán DN phải bao gồm kế toán tài chính và KTQT. Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kế toán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cho chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kế toán. Sự cạnh tranh càng gia tăng, KTQT càng bức thiết, càng nổi bật vai trò [12]. 2 Ngày nay, nội dung KTQT được ứng dụng rộng rãi trong các DN nhất là ở các nước mới, phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống KTQT hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là những nội dung KTQT liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động SXKD và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị [6]. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm [6]. Trong suốt quá trình thực tập tại công ty em cũng đã đọc nhiều đề tài như “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận”, “Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định” . Trong đó cũng có một số đề tài tìm hiểu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: “Hoàn thiện quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu”, “Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành” . Các đề tài này đã nêu ra được một số vấn đề còn vướng mắc về chi phí cấu thành nên sản phẩm, nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháp phù hợp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, . Khi thực hiện đề tài em sẽ tìm hiểu, làm rõ các yếu tố tạo nên sự biến động về giá thành sản phẩm, chỉ ra được những chi phí bỏ ra không phù hợp trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ đề xuất một số biện pháp giúp giảm thiểu những chi phí không phù hợp trong công tác quản lý của doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng sản xuất. - Thu thập số liệu từ phòng kế toán, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp xử lý số liệu: + Phương pháp tổng hợp (thu thập, tổng hợp số liệu) 3 + Phương pháp so sánh (đối chiếu, so sánh số liệu qua từng năm) 4. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với phương pháp phân tích giá thành đã học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, nhận xét, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đối tượng nghiên cứu: các sản phẩm gốm sứ. - Phạm vi nghiên cứu là các số liệu, tài liệu của 6 tháng cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009. 5. Điểm mới của đề tài: Là những đề xuất quản lý và biện pháp tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, từ đó giúp doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm, nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh tại công ty TNHH Tân Thiên Phú. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chi phí kinh doanh và giá thành của sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí và giá thành của sản phẩm tại công ty TNHH Tân Thiên Phú. Chương 3: Phương hướng và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm tại công ty TNHH Tân Thiên Phú.

pdf73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm tại Công Ty TNHH Tân Thiên Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. Những kết quả sản xuất kinh doanh trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức sản xuất. 2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành của sản phẩm tại Công ty. 2.3.1, Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở Công ty 2.3.1.1, Đối tượng tập hợp chi phí  38 Do đặc thù của mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường tương đối phức tạp nên đối tượng tập hợp chi phí tại doanh nghiệp là từng sản phẩm. * Nội dung các khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm như: Vật liệu chính: Đất: đất cao lanh, đất gò chùa,…. Men màu hóa chất: men F1100, bột màu ST 321, bột màu ST 509... Vật liệu phụ: sơn, dầu bóng, chất chống rêu mốc… Nhiên liệu: Gaz (dùng cho lò nung), Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất gồm: Tiền lương chính của công nhân được tính theo 2 chỉ tiêu: lương khoán sản phẩm và lương công nhật. Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm. Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (trừ những chi phí trực tiếp kể trên) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất sản phẩm, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý… Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ hỗ trợ cho việc quản lý và sản xuất (ván bổ để sản phẩm, pallet,….).  39 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động sản xuất sản phẩm 2.3.1.2, Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành thủ công mỹ nghệ là các loại sản phẩm gốm, thiếc do doanh nghiệp sản xuất ra * Kỳ tính giá thành là cuối mỗi tháng. 2.3.1.3, Phương pháp lập kế hoạch giá thành. Do hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ mang tính phức tạp, có sự khác biệt về nhiều mặt: Đặc điểm về chủng loại, số vật liệu. Nên công tác lập kế hoạch giá thành ở Công ty là theo định mức (có cộng hao hụt) đảm bảo tính toán giá thành chính xác, sát với thực tế. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Phương pháp xác định trị giá vật liệu xuất kho thực tế được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền một lần vào mỗi tháng. 2.3.2, Tình hình công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm tại Công ty. Để thấy rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Tân Thiên Phú, đánh giá được cụ thể đâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng, những nhân tố tích cực, những tồn tại cần được giải quyết. Trước tiên em sẽ phân tích tình hình giá thành đơn vị sản phẩm cụ thể là so sánh giá thành đơn vị thực tế (6 tháng cuối năm 2008) với giá thành đơn vị thực tế (6 tháng đầu năm 2009) tính theo sản lượng thực tế. 2.3.2.1, Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị. Giá thành đơn vị sản phẩm được đưa vào phân tích là giá thành đơn vị bình quân. Sản phẩm phân tích là những sản phẩm sản xuất được phân nhóm theo quy cách và kiểu dáng của sản phẩm.  40 Số liệu dùng để phân tích là số liệu năm 2008 và năm 2009. Theo số liệu phòng kế toán em lập được các biểu sau: Bảng 2.3: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm 6 tháng cuối năm 2008. Đơn vị tính: đồng TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ TỔNG GIÁ THÀNH Banh đèn 18cm trái 1,020 20,200 20,604,000 Banh đèn 27cm trái 1,123 25,460 28,591,580 Banh gốm 17cm trái 1,032 19,896 20,532,672 Banh gốm 22cm trái 12,624 23,821 300,716,304 Chậu gốm cái 2,974 17,526 52,122,324 Chậu gốm B2 oval Bộ 2 592 47,612 28,186,304 Chậu gốm B2 tròn cao Bộ 2 790 60,720 47,968,800 Chậu gốm B2 tròn thấp Bộ 2 640 58,124 37,199,360 Chậu gốm B2 vuông cao Bộ 2 718 63,540 45,621,720 Chậu gốm B2 vuông thấp Bộ 2 826 61,420 50,732,920 Chậu gốm nhỏ B3 Bộ 3 26,350 99,648 2,625,724,800 Chậu xi măng B2 Bộ 2 632 68,160 43,077,120 Chim gốm con 974 22,621 22,032,854 Dĩa gốm cái 1,056 15,280 16,135,680 Nhím gốm con 1,238 24,270 30,046,260 Khác cái 324 38,730 12,548,520 Tổng cộng 52,913 3,381,841,218 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  41 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ TỔNG GIÁ THÀNH Banh đèn 18cm trái 1,295 21,200 27,454,000 Banh đèn 27cm trái 1,530 26,320 40,269,600 Banh gốm 17cm trái 1,646 19,896 32,748,816 Banh gốm 22cm trái 18,420 24,367 448,840,140 Chậu gốm cái 3,015 17,685 53,320,275 Chậu gốm B2 oval Bộ 2 897 45,190 40,535,430 Chậu gốm B2 tròn cao Bộ 2 894 60,920 54,462,480 Chậu gốm B2 tròn thấp Bộ 2 762 65,390 49,827,180 Chậu gốm B2 vuông cao Bộ 2 838 63,120 52,894,560 Chậu gốm B2 vuông thấp Bộ 2 867 60,324 52,300,908 Chậu gốm nhỏ B3 Bộ 3 28,202 99,786 2,814,164,772 Chậu xi măng B2 Bộ 2 549 67,590 37,106,910 Chim gốm con 726 22,621 16,422,846 Dĩa gốm cái 2,063 13,830 28,531,290 Nhím gốm con 1,465 24,270 35,555,550 Khác cái 324 38,730 12,548,520 Tổng cộng 63,493 3,796,983,277 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  42 Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình giá thành đơn vị 6 tháng đầu năm 2008 so với 6 tháng cuối năm 2009. Đơn vị tính: đồng GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CHÊNH LỆCH TÊN SẢN PHẨM 6 THÁNG CUỐI 2008 6 THÁNG ĐẦU 2009 MỨC TỶ LỆ (%) Banh đèn 18cm 20,200 21,200 1,000 4.95% Banh đèn 27cm 25,460 26,320 860 3.38% Banh gốm 17cm 19,896 19,896 - 0.00% Banh gốm 22cm 23,821 24,367 546 2.29% Chậu gốm 17,526 17,685 159 0.91% Chậu gốm B2 oval 47,612 45,190 (2,422) -5.09% Chậu gốm B2 tròn cao 60,720 60,920 200 0.33% Chậu gốm B2 tròn thấp 58,124 65,390 7,266 12.50% Chậu gốm B2 vuông cao 63,540 63,120 (420) -0.66% Chậu gốm B2 vuông thấp 61,420 60,324 (1,096) -1.78% Chậu gốm nhỏ B3 99,648 99,786 138 0.14% Chậu xi măng B2 68,160 67,590 (570) -0.84% Chim gốm 22,621 22,621 - 0.00% Dĩa gốm 15,280 13,830 (1,450) -9.49% Nhím gốm 24,270 24,270 - 0.00% Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  43 Nhận xét: - Dựa vào biểu 2.5 ta thấy có 7 sản phẩm có giá thành cao hơn kỳ trước, trong đó tăng nhiều nhất là sản phẩm Chậu gốm B2 tròn thấp tăng 12.50% tương ứng 7,266 đồng/sp, sản phẩm có mức tăng thấp nhất là Chậu gốm nhỏ B3 tăng 0.14% tương ứng 138 đồng/sp. - Sản phẩm có giá thành thấp hơn so với kỳ trước gồm 5 sản phẩm, trong đó hạ nhiều nhất là sản phẩm Dĩa gốm với tỷ lệ hạ 9.49% tương ứng 1,450 đồng/sp, sản phẩm có mức hạ ít nhất là Chậu xi măng B2 với tỷ lệ hạ 0.84% tương ứng 570 đồng/sp Ngoài ra có 3 sản phẩm có giá thành không đổi đó là Banh gốm 17cm, Chim gốm, Nhím gốm.  Ö Như vậy, nhìn chung giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu 2009 đều tăng với mức tăng tương đối cao so với 6 tháng cuối 2008, bên cạnh đó vẫn có nhiều sản phẩm có giá thành đơn vị hạ. Nhưng điều này cho thấy công ty vẫn chưa thực hiện tốt kế hoạch giá thành - Để đánh giá đúng tình hình này cần đi sâu phân tích những nguyên nhân tác động đến giá thành như: CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC. Cần xem xét một cách cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây ra sự tăng cao của giá thành để từ đó có những biện pháp tác động tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. 2.3.2.2, Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành. Phân tích tình hình biến động tổng giá thành là phân tích, đánh giá chung tình hình biến động tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm theo từng loại sản phẩm để nhận định được khả năng tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là do tác động giá thành đơn vị của sản phẩm nào? Từ đó xem xét về kết cấu mặt hàng, điều chỉnh tăng giảm khối lượng sản xuất cũng như có tác động tích cực đến các khoản mục ảnh hưởng đến giá thành đơn vị của sản phẩm đó [9]. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá thành [9]: - Kết cấu mặt hàng. - Sản lượng sản phẩm.  44 - Giá thành đơn vị. Khi xem xét tình hình biến động của giá thành cần quan tâm đến sản lượng sản xuất, mặt hàng nào sản xuất hiệu quả mặt hàng nào chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành …..--> hiểu rõ được các vấn đề trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có tác động đúng đắn nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giá thành sẽ được tính theo công thức sau [9]: Tổng giá thành Giá thành đơn vị Sản lượng 6 tháng đầu 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2009 = năm 2009 x năm 2009 Theo cách tính trên ta lập được bảng sau: Tổng giá thành Giá thành đơn vị Sản lượng 6 tháng cuối 6 tháng cuối 6 tháng cuối năm 2008 = năm 2008 x năm 2008  45 Bảng 2.6: Bảng phân tích tổng giá thành 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008. Đơn vị tính: đồng TỔNG GIÁ THÀNH CHÊNH LỆCH TÊN SẢN PHẨM 6 THÁNG CUỐI 2008 6 THÁNG ĐẦU 2009 MỨC TỶ LỆ (%) Banh đèn 18cm 20,604,000 27,454,000 6,850,000 33.25% Banh đèn 27cm 28,591,580 40,269,600 11,678,020 40.84% Banh gốm 17cm 20,532,672 32,748,816 12,216,144 59.50% Banh gốm 22cm 300,716,304 448,840,140 148,123,836 49.26% Chậu gốm 52,122,324 53,320,275 1,197,951 2.30% Chậu gốm B2 oval 28,186,304 40,535,430 12,349,126 43.81% Chậu gốm B2 tròn cao 47,968,800 54,462,480 6,493,680 13.54% Chậu gốm B2 tròn thấp 37,199,360 49,827,180 12,627,820 33.95% Chậu gốm B2 vuông cao 45,621,720 52,894,560 7,272,840 15.94% Chậu gốm B2 vuông thấp 50,732,920 52,300,908 1,567,988 3.09% Chậu gốm nhỏ B3 2,625,724,800 2,814,164,772 188,439,972 7.18% Chậu xi măng B2 43,077,120 37,106,910 (5,970,210) -13.86% Chim gốm 22,032,854 16,422,846 (5,610,008) -25.46% Dĩa gốm 16,135,680 28,531,290 12,395,610 76.82% Nhím gốm 30,046,260 35,555,550 5,509,290 18.34% Khác 12,548,520 12,548,520 - 0.00% Tổng cộng 3,381,841,218 3,796,983,277 415,142,059 12.28% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. .  46 Nhận xét: - Tổng giá thành 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 tăng 415,142,059 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12.28%, điều này cho thấy đầu năm 2009 doanh nghiệp chưa thực hiện tốt nhiệm vụ hạ thấp giá thành. Đây là biểu hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Æ Như vậy: việc tăng tổng giá thành trên là do giá thành đơn vị của một số sản phẩm tăng và tỷ lệ tăng khá cao dẫn đến nguyên nhân tổng giá thành tăng lên. Nhằm khắc phục tình trạng này cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến giá thành như: CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSCX, từ đó tìm ra nguyên nhân làm tăng chi phí và cần có biện pháp tác động để đạt mục tiêu tiết kiệm và hạ giá thành. 2.3.2.3, Phân tích tình hình công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm tại Công ty 2.3.2.3.1, Phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành của từng loại sản phẩm chủ yếu. Các khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo ra sản phẩm, được gọi là chi phí sản xuất, bao gồm: CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC. Được xem là giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán. Phân tích tình hình biến động chi phí là phân tích mức và tỷ lệ chênh lệch của từng khoản mục chi phí giữa các kỳ để nắm rõ tình hình sư dụng tiết kiệm hay vượt mức của từng yếu tố kết cấu nên giá thành sản phẩm [9]. Sản phẩm dùng phân tích: do đặc điểm của ngành thủ công mỹ nghệ cũng tương đối phức tạp và có nhiều sản phẩm đa dạng nên chỉ chọn ra 2 loại sản phẩm để phân tích là Chậu gốm B2 oval và Chậu gốm B2 tròn thấp.  47 a, Phân tích biến động khoản mục giá thành của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Bảng 2.7: Bảng tính giá thành năm 2009 so với năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Đơn vị tính: đồng. Khoản mục chi phí 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 CPNVLTT 23,156 21,623 CPNCTT 12,709 13,782 CPSXC 11,747 9,785 Giá thành đơn vị 47,612 45,190 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Bảng 2.8: Bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành năm 2009 so với năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 oval tính theo sản lượng năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Giá thành của 897 sản phẩm 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Chênh lệch Khoản mục chi phí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức % CPNVLTT 20,770,932 48.63% 19,395,831 47.85% -1,375,101 -6.62% CPNCTT 11,399,973 26.69% 12,362,454 30.50% 962,481 8.44% CPSXC 10,537,059 24.67% 8,777,145 21.65% -1,759,914 -16.70% Tổng 42,707,964 100% 40,535,430 100% -2,172,534 -5.09% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Từ hai bảng phân tích trên, ta nhận thấy: Đầu năm 2009 tổng giá thành thực tế để sản xuất 897 sản phẩm chậu gốm B2 oval giảm 2,172,534 đồng so với cuối năm 2008, tương ứng với tỷ lệ giảm 5.09%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tổng giá thành giảm là do CPNVLTT giảm 6.62% tương  48 ứng với mức giảm 1,375,101 đồng và CPSXC giảm 1,759,914 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 16.70%. Bên cạnh đó, CPNCTT lại tăng lên một lượng 962,481 đồng ứng với tỷ lệ 8.44%. Xét theo kết cấu chi phí ta thấy rằng tỷ trọng CPNVLTT và tỷ trọng CPSXC giảm, còn tỷ trọng CPNCTT thì tăng lên. Để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng này cần xem xét tiếp các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục giá thành từ đó mới đưa ra nhận xét chính xác và đề xuất biện pháp cụ thể. b, Phân tích biến động khoản mục giá thành của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp. Bảng 2.9: Bảng tính giá thành năm 2009 so với năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp. Đơn vị tính: đồng. Khoản mục chi phí 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 CPNVLTT 25,768 31,537 CPNCTT 15,670 17,015 CPSXC 16,686 16,838 Giá thành đơn vị 58,124 65,390 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. .  49 Bảng 2.10: Bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành năm 2009 so với năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tính theo sản lượng năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Giá thành của 762 sản phẩm 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Chênh lệch Khoản mục chi phí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức % CPNVLTT 19,635,216 44.33% 24,031,194 48.23% 4,395,978 22.39% CPNCTT 11,940,540 26.96% 12,965,430 26.02% 1,024,890 8.58% CPSXC 12,714,732 28.71% 12,830,556 25.75% 115,824 0.91% Tổng 44,290,488 100% 49,827,180 100% 5,536,692 12.50% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Từ hai bảng phân tích trên, ta nhận thấy: Đầu năm 2009 tổng giá thành thực tế để sản xuất 762 sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tăng 5,536,692 đồng so với cuối năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng 12.50%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tổng giá thành tăng là do CPNVLTT tăng 22.39% tương ứng với mức tăng 4,395,978 đồng, CPNCTT tăng lên một lượng 1,024,890 đồng ứng với tỷ lệ 8.58%, và CPSXC tăng 115,824 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.91%. Xét theo kết cấu chi phí ta thấy rằng tỷ trọng CPNCTT và tỷ trọng CPSXC giảm, còn tỷ trọng CPNVLTT thì tăng lên. Để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng này cần xem xét tiếp các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục giá thành từ đó mới đưa ra nhận xét chính xác và đề xuất biện pháp cụ thể. 2.3.2.3.2, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục giá thành của từng sản phẩm chủ yếu. a, Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  50 Xem xét và phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý hay chưa? sự tăng giảm chi phí là do ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào? Từ đó cần có những tác động tích cực nhằm giảm tối thiểu mức tiêu hao nguyên vật liệu. Công thức được sử dụng tính cho mô hình phân tích là: • Biến động giá = (giá kỳ sau – giá kỳ trước) x lượng kỳ sau • Biến động lượng = ( lượng kỳ sau – lượng kỳ trước) x giá kỳ sau. Î Tổng biến động = Biến động giá + biến động lượng. n Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Bảng 2.11: Bảng giá thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng cuối năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 oval tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 897 sản phẩm chậu gốm B2 oval Mức tiêu hao Đơn giá Tổng chi phí Khoản mục ĐVT qo po qo*po Đất Kg 7,778 640 4,978,035 Men màu Kg 311 32,000 9,960,430 Gas Kg 454 12,000 5,446,190 VL phụ 386,277 Tổng 20,770,932 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. .  51 Bảng 2.12: Bảng giá thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2009 của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Đơn vị tính: đồng. 897 sản phẩm chậu gốm B2 oval Mức tiêu hao Đơn giá Tổng chi phí Khoản mục ĐVT q1 p1 q1*p1 Đất Kg 6,286 720 4,525,720 Men màu Kg 246 36,000 8,871,428 Gas Kg 360 15,100 5,430,457 VL phụ 568,226 Tổng 19,395,831 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Từ hai bảng giá thành CPNVLTT chậu gốm B2 oval ta thấy mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 giảm nhưng đơn giá nguyên vật liệu lại tăng làm cho NVL tiêu hao cũng khá nhiều. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng CPNVLTT ta lập bảng phân tích sự biến động CPNVLTT như sau:  52 Bảng 2.13: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Chi phí nguyên vật liệu Khoản mục qo*po q1*po q1*p1 Biến động lượng (q1-qo)*po Biến động giá (p1-po)*q1 Tổng biến động Đất 4,978,035 4,022,862 4,525,720 (955,173) 502,858 (452,315) Men màu 9,960,430 7,885,714 8,871,428 (2,074,716) 985,714 (1,089,002) Gas 5,446,190 4,315,595 5,430,457 (1,130,595) 1,114,862 (15,733) VL phụ 386,277 - 568,226 (386,277) 568,226 181,949 Tổng 20,770,932 16,224,171 19,395,831 (4,546,761) 3,171,660 (1,375,101) Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: - Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval có tổng biến động giảm 1,375,101 đồng. Trong đó, biến động do sử dụng lượng nguyên liệu đã làm giảm CPNVLTT xuống một lượng là 4,546,761 đồng, còn biến động về giá lại làm tăng CPNVLTT lên một lượng 3,171,660 đồng. - Điều này cho thấy 6 tháng đầu năm 2009, công ty đã tổ chức quản lý tốt việc tiết kiệm NVL để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval Æ đây là dấu hiệu tốt. Nhưng cần xem xét lại việc tiết kiệm này có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không, nếu tiết kiệm mà chất lượng không thay đổi thì cần cố gắng phát huy tối đa để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Mặt khác, sự biến động vế giá lại làm tăng CPNVLTT, ta cần xem xét việc tăng giá này xuất phát từ đâu, bao gồm những nguyên nhân như: thay đổi nguồn cung cấp, do nguyên liệu khan hiếm, do thay đổi thành phần chất lượng, do giá cả thị trường,….. o Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp.  53 Bảng 2.14: Bảng giá thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng cuối năm 2008 của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 762 sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp Mức tiêu hao Đơn giá Tổng chi phí Khoản mục ĐVT qo po qo*po Đất Kg 6,316 640 4,042,036 Men màu Kg 322 33,500 10,778,450 Gas Kg 378 12,000 4,537,230 VL phụ 277,500 Tổng 19,635,216 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Bảng 2.15: Bảng giá thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2009 của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp. Đơn vị tính: đồng. 762 sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp Mức tiêu hao Đơn giá Tổng chi phí Khoản mục ĐVT q1 p1 q1*p1 Đất Kg 6,301 720 4,537,004 Men màu Kg 319 42,000 13,385,640 Gas Kg 371 15,100 5,602,180 VL phụ 506,370 Tổng 24,031,194 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Từ hai bảng giá thành CPNVLTT chậu gốm B2 tròn thấp ta thấy mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 giảm  54 nhưng đơn giá nguyên vật liệu lại tăng làm cho NVL tiêu hao cũng khá nhiều. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng CPNVLTT ta lập bảng phân tích sự biến động CPNVLTT như sau: Bảng 2.16: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Chi phí nguyên vật liệu Khoản mục qo*po q1*po q1*p1 Biến động lượng (q1-qo)*po Biến động giá (p1-po)*q1 Tổng biến động Đất 4,042,036 4,032,892 4,537,004 (9,144) 504,112 494,968 Men màu 10,778,450 10,676,641 13,385,640 (101,809) 2,708,999 2,607,190 Gas 4,537,230 4,452,064 5,602,180 (85,166) 1,150,116 1,064,950 VL phụ 277,500 - 506,370 (277,500) 506,370 228,870 Tổng 19,635,216 19,161,597 24,031,194 (473,619) 4,869,597 4,395,978 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: - Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp có tổng biến động tăng 4,395,978 đồng. Trong đó, biến động do sử dụng lượng nguyên liệu đã làm giảm CPNVLTT xuống một lượng là 473,619 đồng, còn biến động về giá lại làm tăng CPNVLTT lên một lượng 4,869,597 đồng. - Điều này cho thấy 6 tháng đầu năm 2009, công ty đã tổ chức quản lý tốt việc tiết kiệm NVL để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp Æ đây là dấu hiệu tốt. Nhưng cần xem xét lại việc tiết kiệm này có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không, nếu tiết kiệm mà chất lượng không thay đổi thì cần cố gắng phát huy tối đa để nâng cao hiệu quả sản xuất.  55 - Mặt khác, sự biến động vế giá lại làm tăng CPNVLTT, ta cần xem xét việc tăng giá này xuất phát từ đâu, bao gồm những nguyên nhân như: thay đổi nguồn cung cấp, do nguyên liệu khan hiếm, do thay đổi thành phần chất lượng, do giá cả thị trường,….. b, Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Xem xét và phân tích tình hình sử dụng nhân công giúp cho doanh nghiệp thấy rõ việc bố trí nhân lực có hợp lý chưa, số giờ công tiêu hao cho đơn vị sản phẩm, đơn giá giờ công, có đưa ra hợp lý chưa? từ đó có những tác động tích cực nhằm giảm tối thiểu chi phí nhân công trực tiếp. n Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Bảng 2.17: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval 6 tháng cuối năm 2008 tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Sản phẩm ĐVT Sản lượng Đơn giá Tổng chi phí Chậu gốm B2 oval Cái 897 12,709 11,399,973 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Bảng 2.18: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Sản phẩm ĐVT Sản lượng Đơn giá Tổng chi phí Chậu gốm B2 oval Cái 897 13,782 12,362,454 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  56 Bảng 2.19: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Chênh lệch Khoản mục 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Mức Tỷ lệ (%) CPNC trực tiếp 11,399,973 12,362,454 962,481 8.44% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: Qua 3 bảng trên ta thấy, CPNCTT 6 tháng đầu năm 2009 tăng 8.44% so với 6 tháng cuối năm 2008 tương ứng với mức tăng 962,481 đồng. Mức tăng này ở mức tương đối, không cao lắm, phù hợp với giá cả thị trường hiện nay. Nhưng cũng cần xem xét, rà soát kỹ lại mức lương để tránh tăng đột biến. o Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp. Bảng 2.20: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp 6 tháng cuối năm 2008 tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Sản phẩm ĐVT Sản lượng Đơn giá Tổng chi phí Chậu gốm B2 tròn thấp Cái 762 15,670 11,940,540 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Bảng 2.21: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Sản phẩm ĐVT Sản lượng Đơn giá Tổng chi phí Chậu gốm B2 tròn thấp Cái 762 17,015 12,965,430 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  57 Bảng 2.22: Bảng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Chênh lệch Khoản mục 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Mức Tỷ lệ (%) CPNC trực tiếp 11,940,540 12,965,430 1,024,890 8.58% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: Qua 3 bảng trên ta thấy, CPNCTT 6 tháng đầu năm 2009 tăng 8.58% so với 6 tháng cuối năm 2008 tương ứng với mức tăng 1,024,890 đồng. Mức tăng này ở mức tương đối, không cao lắm, phù hợp với giá cả thị trường hiện nay. Nhưng cũng cần xem xét, rà soát kỹ lại mức lương để tránh tăng đột biến. c, Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung. n Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung của sản phẩm chậu gốm B2 oval. Bảng 2.23: Bảng chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Khoản mục Chi phí 1 đơn vị sản phẩm Tổng chi phí Chi phí 1 đơn vị sản phẩm Tổng chi phí CP phân bổ 1,639 1,470,230 1,142 1,024,787 CP nhân viên phân xưởng 2,314 2,075,250 2,057 1,845,290 CP khấu hao 1,416 1,270,145 1,416 1,270,145 CP dụng cụ sản xuât 4,343 3,895,600 3,396 3,046,185 CP khác 2,035 1,825,834 1,773 1,590,738 Tổng 11,747 10,537,059 9,785 8,777,145 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  58 Bảng 2.24: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm chậu B2 oval. Đơn vị tính: đồng. Chi phí sản xuất chung Khoản mục qo*po q1*po q1*p1 Biến động lượng (q1-qo)*po Biến động giá (p1-po)*q1 Tổng biến động CP phân bổ 970,319 1,470,230 1,024,787 499,911 (445,443) 54,468 CP nhân viên phân xưởng 1,369,619 2,075,250 1,845,290 705,631 (229,960) 475,671 CP khấu hao 838,267 1,270,145 1,270,145 431,878 - 431,878 CP dụng cụ sản xuất 2,571,009 3,895,600 3,046,185 1,324,591 (849,415) 475,176 CP khác 1,205,010 1,825,834 1,590,738 620,824 (235,096) 385,728 Tổng 6,954,224 10,537,059 8,777,145 3,582,835 (1,759,914) 1,822,921 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: - CPSXC để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 oval 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 tăng 1,822,921 đồng, trong đó: CP phân bổ tăng 54,468 đồng, CP nhân viên phân xưởng tăng 475,671 đồng, CP khấu hao tăng 431,878 đồng, CP dụng cụ sản xuất tăng 475,176 đồng, và CP khác tăng 385,728 đồng. - Do ảnh hưởng của biến động khối lượng sản phẩm đã làm CPSXC tăng một lượng 3,582,835 đồng, trong đó CP dụng cụ sản xuất tăng khá cao 1,324,591 đồng, tiếp đó là CP nhân viên phân xưởng cũng tăng với mức là 705,631 đồng, CP phân bổ tăng 499,911 đồng, CP khấu hao tăng 431,878 đồng và CP khác tăng 620,824 đồng. - Mặt khác, chi phí 1 đơn vị sản phẩm lại làm cho CPSXC giảm 1,759,914 đồng, trong đó: ảnh hưởng của CP phân bổ giảm 445,443 đồng, CP nhân viên phân xưởng giảm 229,960 đồng, CP khấu hao vẫn giữ nguyên đơn giá cũ, CP dụng cụ sản xuất giảm 849,415 đồng, và CP khác giảm 235,096 đồng. o Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung của sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp.  59 Bảng 2.25: Bảng chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp tính theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Khoản mục Chi phí 1 đơn vị sản phẩm Tổng chi phí Chi phí 1 đơn vị sản phẩm Tổng chi phí CP phân bổ 2,436 1,856,025 2,947 2,245,360 CP nhân viên phân xưởng 3,252 2,478,260 3,531 2,690,540 CP khấu hao 1,582 1,205,670 1,582 1,205,670 CP dụng cụ sản xuất 6,158 4,692,035 5,531 4,214,570 CP khác 3,258 2,482,742 3,247 2,474,416 Tổng 16,686 12,714,732 16,838 12,830,556 Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Bảng 2.26: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm chậu B2 tròn thấp. Đơn vị tính: đồng. Chi phí sản xuất chung Khoản mục qo*po q1*po q1*p1 Biến động lượng (q1-qo)*po Biến động giá (p1-po)*q1 Tổng biến động CP phân bổ 1,558,866 1,856,025 2,245,360 297,159 389,335 686,494 CP nhân viên phân xưởng 2,081,478 2,478,260 2,690,540 396,782 212,280 609,062 CP khấu hao 1,012,636 1,205,670 1,205,670 193,034 - 193,034 CP dụng cụ sản xuất 3,940,817 4,692,035 4,214,570 751,218 (477,465) 273,753 CP khác 2,085,243 2,482,742 2,474,416 397,499 (8,326) 389,173 Tổng 10,679,040 12,714,732 12,830,556 2,035,692 115,824 2,151,516 Nguồn: Phòng Kế Toán [1].  60 Nhận xét: - CPSXC để sản xuất sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 tăng 2,151,516 đồng, trong đó: CP phân bổ tăng 686,494 đồng, CP nhân viên phân xưởng tăng 609,062 đồng, CP khấu hao tăng 193,034 đồng, CP dụng cụ sản xuất tăng 273,753 đồng, và CP khác tăng 389,173 đồng. - Do ảnh hưởng của biến động khối lượng sản phẩm đã làm CPSXC tăng một lượng 2,035,692 đồng, trong đó: CP dụng cụ sản xuất tăng cao nhất 751,218 đồng, tiếp đó là CP nhân viên phân xưởng cũng tăng với mức là 396,782 đồng, CP phân bổ tăng 297,159 đồng, CP khấu hao tăng 193,034 đồng và CP khác tăng 397,499 đồng. - Bên cạnh đó, chi phí 1 đơn vị sản phẩm cũng làm cho CPSXC tăng 115,824 đồng, trong đó: ảnh hưởng của CP phân bổ tăng 389,335 đồng, CP nhân viên phân xưởng tăng 212,280 đồng, CP khấu hao vẫn giữ nguyên đơn giá cũ, nhưng CP dụng cụ sản xuất giảm 477,465 đồng, và CP khác giảm 8,326 đồng. Như vậy, sự ảnh hưởng của CPSXC đến tổng giá thành tăng lên, nguyên nhân là do sự thay đổi về sản lượng sản phẩm sản xuất, còn chi phí 1 đơn vị sản phẩm đã làm cho CPSXC của chậu gốm B2 oval giảm và chậu gốm B2 tròn thấp tăng, nhưng tăng một lượng rất thấp. Î Tóm lại: qua các số liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành ta thấy rằng giá thành sản xuất 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên, điều này cho biết doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Các số liệu này cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình hình giá thành tăng lên, từ đó giúp cho doanh nghiệp có những tác động tích cực nhằm giảm chi phí sản xuất. 2.3.2.4, Phân tích tốc độ tăng giá bán với tốc độ tăng giá thành. 2.3.2.4.1, Phân tích tình hình biến động giá bán. * Giá bán sử dụng để phân tích là giá bán bình quân.  61 Bảng 2.27: Bảng biến động giá bán của sản phẩm chậu gốm B2 oval và chậu gốm B2 tròn thấp theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Chênh lệch Sản phẩm Giá bán đơn vị Tổng giá bán Giá bán đơn vị Tổng giá bán Mức Tỷ lệ % Chậu gốm B2 oval 59,400 53,281,800 66,300 59,471,100 6,189,300 11.62% Chậu gốm B2 tròn thấp 67,650 51,549,300 73,100 55,702,200 4,152,900 8.06% Tổng 104,831,100 115,173,300 10,342,200 19.67% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Ghi chú: Giá USD năm 2008 = 16,500 đồng/sp Giá USD năm 2009 = 17,000 đồng/sp Trong đó: # 6 tháng cuối năm 2008 có: Giá bán đơn vị chậu gốm B2 oval: 3.6 x 16,500 = 59,400 đồng/sp. Giá bán đơn vị chậu gốm B2 tròn thấp: 4.1 x 16,500 = 67,650 đồng/sp. # 6 tháng đầu năm 2009 có: Giá bán đơn vị chậu gốm B2 oval: 3.9 x 17,000 = 66,300 đồng/sp. Giá bán đơn vị chậu gốm B2 tròn thấp: 4.3 x 17,000 = 73,100 đồng/sp.  62 Nhận xét: - Giá bán đơn vị sản phẩm chậu gốm B2 oval 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 tăng một lượng 8,250 đồng đã làm cho doanh thu tăng lên 6,189,300 đồng, ứng với tỷ lệ 11,62%. - Giá bán đơn vị sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng cuối năm 2008 tăng một lượng 6,800 đồng đã làm cho doanh thu tăng lên 4,152,900 đồng, ứng với tỷ lệ 8,06%. Như vậy, việc tăng giá bán đã làm tăng doanh thu. Tuy nhiên, cần so sánh tốc độ tăng giá bán với tốc độ tăng giá thành để xem đây là dấu hiệu tốt hay xấu, nếu tốc độ tăng giá bán lớn hơn tốc độ tăng giá thành thì đây là điều tốt, nhưng nếu tăng giá bán mà làm giảm lượng tiêu thụ, dẫn đến giảm lợi nhuận thì cần xem xét lại. 2.3.2.4.2, Phân tích tốc độ tăng giá bán với tốc độ tăng giá thành. Bảng 2.28: Bảng biến động giá thành của sản phẩm chậu gốm B2 oval và chậu gốm B2 tròn thấp theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Chênh lệch Sản phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tổng giá thành Mức Tỷ lệ % Chậu gốm B2 oval 47,612 42,707,964 45,190 40,535,430 (2,172,534) -5.09% Chậu gốm B2 tròn thấp 58,124 44,290,488 65,390 49,827,180 5,536,692 12.50% Tổng 86,998,452 90,362,610 3,364,158 7.41% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Î Từ 2 bảng 2.27và 2.28 ta lập được bảng sau:  63 Bảng 2.29: Bảng phân tích giá bán và giá thành của sản phẩm chậu gốm B2 oval và chậu gốm B2 tròn thấp theo sản lượng 6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: đồng. Tổng giá bán Tổng giá thành Chênh lệch (%) Sản phẩm 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 Giá bán Giá thành Chậu gốm B2 oval 53,281,800 59,471,100 42,707,964 40,535,430 11.62% -5.09% Chậu gốm B2 tròn thấp 51,549,300 55,702,200 44,290,488 49,827,180 8.06% 12.50% Tổng 104,831,100 115,173,300 86,998,452 90,362,610 19.67% 7.41% Nguồn: Phòng Kế Toán [1]. Nhận xét: - Đối với sản phẩm chậu gốm B2 oval có tốc độ tăng giá thành giảm 5.09%, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm, song song đó giá bán có tốc độ tăng khá cao với tỷ lệ tăng 11.62% đây là dấu hiệu tốt. Dựa vào các số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên so với 6 tháng cuối năm 2008 là 305sp (897sp – 592 sp), đây thực sự là dấu hiệu tốt. Doanh nghiệp cần có những biện pháp để khai thác sản phẩm này, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Đối với sản phẩm chậu gốm B2 tròn thấp có tốc độ tăng giá thành cao hơn tốc độ tăng giá bán là 4.44% (12.50% - 8,06%), điều này cho thấy chi phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm tăng nhưng doanh thu từ việc bán 1 đơn vị sản phẩm lại giảm. Nếu do yếu tố khách quan doanh nghiệp không kiểm soát được thì đây là dấu hiệu không tốt, doanh nghiệp nên xem xét tiết giảm chi phí. Ngược lại, nếu do yếu tố chủ quan của doanh nghiệp với mục đích giảm giá bán nhằm tăng khối lượng tiêu thụ, từ đó lợi nhuận tăng so với trước thì đây là dấu hiệu tốt.  64 2.3.3, Đánh giá chung về công tác quản lý, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 2.3.3.1, Những ưu điểm - Công tác khuyến khích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý của Công ty đã khuyến khích cán bộ công nhân viên tìm tòi đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất mà đây là một ưu điểm cần phát huy. - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong công tác lập dự toán chi phí và thực hiện dự toán chi phí. Công tác quản lý ở Công ty đã chú trọng hướng vào tiết kiệm từng khoản mục chi phí trong đó đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy và nhân công. - Để giảm khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao, các biện pháp của Công ty hướng vào giảm hao hụt trong khâu vận chuyển, bảo quản và hao hụt trong khâu thu mua bàn giao, thực hiện đúng định mức sử dụng không để xảy ra hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu. 2.3.3.2, Những hạn chế cần khắc phục - Trong quá trình sản xuất việc lập kế hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu đặc biệt là các nguyên vật liệu chủ yếu còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến giá thành thực tế từng đơn đặt hàng còn lên xuống theo sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. - Mặt khác, đối với phương pháp khoán sản phẩm tồn tại hai nhược điểm cơ bản là trình độ kỹ thuật và ý thức tổ chức lao động của công nhân mà đa số công nhân thường là lao động phổ thông có trình độ tay nghề thấp làm việc theo kinh nghiệm, không có kiến thức cơ bản do đó đối với những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật, tính thẩm mỹ cao, họ không làm được hoặc làm lãng phí vật liệu.  65 - Lực lượng lao động chưa được bố trí hợp lý, chưa thực sự tinh giảm. Công ty chưa khai thác có hiệu quả lực lượng lao động tại địa phương. - Sơ đồ nung bố trí chưa hợp lý, dẫn đến tiêu hao lượng nhiên liệu gaz lớn. - Chưa có quy trình kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập kho, cũng như phân phát hợp lý trước khi sản xuất đại trà từng công đoạn. - Mức lương theo sản phẩm vẫn chưa có quy định rõ ràng, ví dụ doanh nghiệp chỉ nhìn vào sản phẩm cộng với kinh nghiệp lâu năm là đưa ra đơn giá cho sản phẩm đó. Tóm tắt chương: Kết thúc chương 2, người đọc sơ bộ có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp diễn biến ra sao, nhìn ra được những ưu điểm cần phát huy, bên cạnh đó cũng còn những bất cập cần phải khắc phục.  66 Chương III Phương hướng và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tân Thiên Phú. 3.1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Phương hướng hay chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu chiến lược sản xuất kinh doanh là định hướng, là mục tiêu của công ty cần đạt tới thì công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng nhất để biến những “khát vọng” ấy thành hiện thực [11]. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải xem xét chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, coi đó như là một kim chỉ nam cho việc tìm kiếm giải pháp tăng cường quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty thể hiện trên các phương diện chủ yếu: 3.1.1, Định hướng phát triển của công ty. Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, sửa chữa thiết bị thi công… Phát huy mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển là đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiến tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu cao nhất của khách hàng, Công ty cam kết thực hiện dựa trên những nguyên tắc:  67 - Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng. - Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung cấp các sản phẩm tốt nhất, nhanh nhất. - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. - Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 3.1.2, Mục tiêu phát triển của công ty. Trên cơ sở những định hướng phát triển, Công ty đã đưa ra những mục tiêu thực hiện như sau: Phấn đấu trở thành Công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao. Đảm bảo đủ việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty Thu nhập bình quân tăng từ 10-15%. Tổ chức khai thác sử dụng tối đa các máy móc, phương tiện vận tải sẵn có để vận chuyển hàng hóa. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 3.2.1, Những thuận lợi của công ty. + Mặc dù công ty mới được thành lập, nhưng lãnh đạo công ty lại là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành gốm sứ, vì vậy công ty có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm. Đó là tiền đề, là cơ sở vững chắc tạo điều kiện trong kinh doanh. + Được sự giúp đỡ của các ngành chức năng như: Ngân hàng, chính quyền địa phương… + Công ty có tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần cách mạng vượt qua mọi thử thách, hăng hái thi đua liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao.  68 3.2.2, Những khó khăn, hạn chế của công ty. - Nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh [11]. Việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho người lao động, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Sự biến động bất thường của giá nguyên vật liệu gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện kế hoạch gía thành. - Quá trình sản xuất cũng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu nên dễ bị gián đoạn gây ứ đọng. 3.3. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Tân Thiên Phú. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích tình hình thực tế trong công tác quản lý – lập và thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tại Công ty. Để hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp nhiều bộ phận, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của công ty. Song do khả năng có hạn và giới hạn của đề tài, em xin nêu một số biện pháp cơ bản như sau: 3.3.1, Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu. Để giảm giá thành vật liệu công ty nên đặt mua khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân năm. Việc này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí thông qua giảm chiết khấu, không phải ứng tiền trước, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu, giúp Công ty chủ động trong việc cung ứng nguồn hàng; mặt khác giúp công ty tiết kiệm được chi phí dự trữ, bảo quản. Æ Vì vậy, đòi hỏi công ty phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả. Bố trí sơ đồ nung hợp lý, sắp xếp sản phẩm khoa học nhằm tiết kiệm được lượng gaz trong quá trình nung.  69 Tổ chức kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào kỹ lưỡng trước khi đưa vào mỗi công đoạn sản xuất hàng loạt, để phát hiện kịp và loại bỏ những nguyên vật liệu kém tránh tổn thất cho cả đơn hàng. Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bố trí nhân sự cấp phát và theo dõi quá trình phối trộn nguyên vật liệu, tránh rơi vãi, dẫn đến tiêu hao nhiều nguyên vật liệu. Sau khi phối trộn xong, thu hồi lượng nguyên vật liệu thừa nhập lại kho. 3.3.2, Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công. Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo. Với những công việc đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật thì nhất thiết phải đưa những người có tay nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại, những công việc giản đơn khác thì lao động phổ thông cũng có thể làm được. Hiện nay, thị trường lao động có rất nhiều lao động nhàn rỗi đang cần việc do đó công ty có thể thuê họ làm theo thời vụ, công nhân có tay nghề cao, nằm trong biên chế, còn số lao động giản đơn thì tiến hành thuê ngoài theo nhu cầu riêng của từng đơn hàng. Số lao động giản đơn này chỉ chịu sự trực tiếp chỉ đạo của tổ trưởng tổ nhóm chứ không ràng buộc về mặt hành chính với công ty. Việc làm này sẽ góp phần làm giảm quỹ lương, qua đó trực tiếp hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên hạn chế căn bản khi sử dụng lao động thuê ngoài là công nhân có trình độ thấp, ý thức kỷ luật kém. Để khắc phục hạn chế này cần thực hiện một số biện pháp: - Có chính sách đào tạo bồi dưõng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nòng cốt là những lao động làm việc lâu năm ở công ty, có kế hoạch điều động xuống phụ trách nhóm.  70 - Ở từng nhóm sản xuất trực tiếp cần phải phân tổ sản xuất thành những nhóm nhỏ, ở mỗi nhóm cử một người phụ trách. Sử dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật bằng “hiện kim” đối với nhóm trưởng để gắn trách nhiệm của họ trong việc điều hành lao động trong nhóm, tránh lãng phí mất mát vật liệu và tự ý bỏ việc của công nhân. Đối với những lao động trả lương theo sản phẩm cần xây dựng thang lương theo hình thức bấm giờ từng công đoạn để tính lương cho phù hợp và chính xác. 3.3.3, Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Trong kế hoạch vật tư phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn nguyên vật liệu có giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu tránh phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nào đó. Coi trọng công tác bảo quản nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, tránh cấp thừa không đúng chủng loại. Thực hiện chế độ khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xử lý nghiêm túc những vi phạm. Trong khâu dự trữ và bảo quản: cần tính toán định mức hợp lý để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu. 3.3.4, Tăng cường công tác quản lý và khai thác TSCĐ. Bất kể một doanh nghiệp sản xuất nào cũng đòi hỏi phải mua sắm những tài sản cố định có giá trị lớn do đó để tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm thì đòi hỏi công ty phải quản lý và khai thác tốt các tài sản cố định này, những máy móc thiết bị mà công ty đã đầu tư mua thì phải sử dụng cho hết khấu hao và công suất của nó. Phải có sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận tránh tình trạng tính nhiều lần cho một TSCĐ và tài sản đã khấu hao hết rồi mà vẫn được tính khấu hao.  71 3.3.5, Khắc phục khó khăn về vốn dài hạn tạo điều kiện đầu tư. Đối với một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn và thường xuyên xoay vòng để khắc phục được khó khăn về lượng vốn dài hạn này đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương thức huy động vốn có hiệu quả như: * Từ nguồn vốn vay: - Đa dạng hoá các dòng vay vốn tránh lệ thuộc vào một số ít ngân hàng khi có thời cơ kinh doanh đến. - Đăng ký vay vốn từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. * Từ nguồn vốn tự có, công ty có thể tăng tỷ trọng vốn tự có bằng cách: - Tăng cường kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận ròng. - Tiến hành cổ phần hoá dần một số thành viên nhằm kêu gọi vốn từ bên ngoài đầu tư vào công ty. 3.3.6, Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Trong đó chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm các khoản chi trả lãi vay đầu tư, lãi vay vốn lưu động và các chi phí khác. Ngoài việc tính toán, dự trù các khoản vay vốn sao cho phù hợp với lãi suất, tránh được mức lãi suất cao và phù hợp với khả năng thanh toán, Công ty cần kiểm soát các chi phí hoạt động của bộ phận quản lý bằng cách khoán chi theo công việc cần thiết cho các bộ phận căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cần thiết đã lập kế hoạch và căn cứ vào mức chi kỳ trước để điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo bộ máy hoạt động tích cực và tiết kiệm chi phí cho Công ty. Cần quản lý chặt chẽ các khoản chi bằng tiền phục vụ đối ngoại, giao dịch. Để giảm lãi vay ngân hàng tìm mọi biện pháp để làm tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn, tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi như: Bảo hiểm xã hội, quỹ lương của cán bộ công nhân viên, tiền khấu hao chưa sử dụng đến. Tóm tắt chương: sau khi đọc xong chương này kết hợp với chương 1 và chương 2, người đọc, cũng như doanh nghiệp phần nào có thể tham khảo những đề xuất, biện  72 pháp, áp dụng chúng một cách phù hợp vào từng bộ phận, từng khâu trong sản xuất, thay đổi, chỉnh sửa nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp.  73 KẾT LUẬN. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ của nước ta, các doanh nghiệp đang phải chịu một sức ép rất nặng nề của sự cạnh tranh. Sản phẩm của mỗi một doanh nghiệp làm ra phải có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nếu không muốn bị “tiêu diệt” [11]. Bởi thế, một doanh nghiệp nào nếu như muốn sản phẩm của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường thì việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố rất cần thiết [11]. Trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất luôn phát sinh với muôn hình muôn vẻ, vì thế xác định một phương pháp quản lý chi phí sản xuất và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp luôn là mục tiêu của các nhà quản trị. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, ngay từ khi về thực tập tại Công ty em đã tích cực tìm hiểu tình hình quản lý chi phí sản xuất cũng như phương pháp hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Nhìn chung Công ty đã rất cố gắng trong công tác quản lý chi phí, cũng như đã có một số phương pháp nhằm làm hạ giá thành của sản phẩm. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, hơn nữa vấn đề quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải hội tụ được rất nhiều kiến thức không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn nên chuyên đề của em thực sự còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf
Luận văn liên quan