Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn,
cũng nhưcách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng Tổ
TK&VV. Tùy từng tình hình thực tế của các xã, phường mà các tổ trưởng TổTK&VV
thực hiện củng cố, sáp nhập, thành lập tổ mới Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến
hành bình xét phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của nguời vay trong trách nhiệm sử
dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn. Định kỳ kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi
chép sổ sách của TổTK&VV. Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ
trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc
Họp giao ban với Hội đoàn thể phường, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy
định.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
52
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
IMPROVING THE EFFICIENCY OF LOW-INCOME HOUSEHOLD FINANCIAL
ASSISTANCE PROGRAMME OF DA NANG CITY’S
BANK FOR SOCIAL POLICIES
Võ Thị Thúy Anh, Phan Đặng My Phương
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Giảm nghèo và tiến đến xóa nghèo luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp
chính quyền và của xã hội. Chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo là một trong những chương
trình phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo của chính phủ Việt Nam. Bài viết đánh giá hiệu quả của
chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại thành phố Đà Nẵng qua hai phương diện: khả năng
quản lý vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội nhằm giảm nghèo và
hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đối với hộ nghèo. Từ đó,
chúng tôi đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn cho vay của NHCSXH và các giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình đối với hộ nghèo.
ABSTRACT
Reducing and eliminating poverty always attract the attention of the Government and
society. The financial assistance program for low-income households is one of the programs
conducted by the Government of Vietnam for the benefit of poverty reduction. In this article, we
evaluate the efficiency of this program in Danang city on two aspects: the management ability of
the financial assistance program and its socio-economic efficiency for low-income households.
Then, the solutions to the improvement of loans management efficiency of Vietnam Bank for
Social Policies (VBSP) and the socio-economic efficiency of this program for low-income
households can be suggested.
1. Đặt vấn đề
Theo chuẩn Nghèo được HĐND thành phố thông qua vào tháng 12/2008, hộ
nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 400.000
đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống. Với chuẩn nghèo này, trên địa bàn thành phố
có 32.796 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,26% trong tổng số hộ dân cư. Trong đó, số hộ nghèo
tại Quận Hải Châu là 5.080 hộ trên tổng số 39.650 hộ dân cư, chiếm tỷ lệ thấp nhất
(12,81%). Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất (28,46%) là ở Quận Ngũ Hành Sơn. Theo
thống kê của thành phố Đà Nẵng, thiếu vốn, thiếu việc làm, không có kinh nghiệm làm
việc, đông người phụ thuộc là các nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nghèo
đói trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan
trọng của chính quyền Thành phố trong giai đoạn đến. Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh
là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
53
Sự ra đời của NHCSXH Đà Nẵng từ năm 2003 đến nay đã tác động rất lớn đến
đời sống kinh tế - xã hội địa phương nói chung và đời sống việc làm, lao động sản xuất
của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thời gian
qua, NHCSXH Đà Nẵng đã cho hàng vạn lượt hộ nghèo vay vốn. Vốn ngân hàng đã
góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên,
hiện chưa có một nghiên cứu được công bố nào về hiệu quả cho vay hộ nghèo của
NHCSXH tại Thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu của bài viết là đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín
dụng ưu đãi hộ nghèo tại Thành phố Đà Nẵng trên hai phương diện. Thứ nhất, đánh giá
hiệu quả quản lý vốn vay trong chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội qua các
chỉ tiêu quy mô cho vay, khả năng quản lý mục đích sử dụng vốn của người vay, cho
vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
của chương trình đối với hộ nghèo thể hiện qua các chỉ tiêu như số hộ nghèo được vay
vốn, số hộ thoát nghèo, tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo. Từ thực trạng
hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Đà Nẵng, bài viết đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả cho vay hộ nghèo.
2. Hiệu quả quản lý vốn vay trong chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của
NHCSXH Đà Nẵng
NHCSXH có mạng lưới giao dịch rộng khắp, có trụ sở chính đóng tại quận
Thanh Khê, 5 phòng giao dịch tại các quận huyện và 41 điểm giao dịch lưu động tại các
xã phường thuộc thành phố.
Trong năm 2006, dư nợ cho vay hộ nghèo là 228.776 triệu đồng chủ yếu là
cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội. Qua năm 2007, dư nợ là 274.571,43 triệu
đồng tăng 20%. Việc tăng trưởng dư nợ tiếp tục thể hiện qua số liệu năm 2008 với
299.823,35 triệu đồng tương ứng tăng 9%. Trong năm 2009, dư nợ cho vay hộ nghèo là
327.736 triệu đồng tiếp tục tăng 9% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của tình
hình tăng trưởng chậm này là do việc xét duyệt cho vay còn chậm, tốc độ thu hồi nợ
lớn, do khủng hoảng kinh tế thế giới, nạn thất nghiệp gia tăng.
Số hộ nghèo hiện còn dư nợ trong năm 2008 là 46.650 giảm 2.855 hộ so với
năm 2007, mức dư nợ bình quân trên mỗi hộ vay là 6,2 triệu đồng/hộ, tăng 1 triệu đồng
so với năm 2007.
Từ quý 3 năm 2009 trở đi việc giải ngân cho vay hộ nghèo ở chi nhánh
NHCSXH Đà Nẵng đã có những bước chuyển biến tích cực. Chi nhánh đã tích cực triển
khai thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất cho vay hộ nghèo. Qua 7 tháng thực hiện chính
sách hỗ trợ lãi suất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, NHCSXH Đà Nẵng đã phối hợp
với UBND, các hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai thực hiện rất tích cực, có hiệu quả.
Đến 31/12/2009 tất cả khách hàng vay vốn tại NHCSXH thành phố từ 01/5/2009 đến
31/12/2009, đều được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong 24 tháng,
cụ thể doanh số cho vay hộ nghèo là 91.661 triệu đồng, số lãi được hỗ trợ 1.100 triệu
đồng/7.378 khách hàng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
54
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm dần qua các năm, trừ năm
2009. Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ khoanh) năm 2008 là 0.74% (0.13%), năm 2007 là 1.01%
(0.23%) và năm 2006 là 1.57% (0.33%). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nợ
khoanh, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giảm mà là do từ năm 2003, theo quyết định 69
của Thủ tướng chính phủ và quyết định 65 của Bộ Tài chính, ngân hàng không khoanh
nợ như trước đây mà chỉ xét duyệt miễn giảm, xóa nợ cho khách hàng. Do đó, nợ
khoanh giai đoạn này giảm hoặc là do khách hàng trả được nợ, hoặc là do khách hàng
được xóa nợ. Nợ quá hạn phát sinh trong giai đoạn 2006-2008 không được đưa vào nội
bảng. Năm 2009, nợ quá hạn thực tế được chuyển vào nội bảng nên tỷ lệ nợ quá hạn
tăng vọt. Một số khoản nợ khoanh trước đây cũng được chuyển vào nội bảng nên tỷ lệ
nợ khoanh tăng vọt. Việc xử lý nợ quá hạn, nợ khoanh là một thách thức lớn đối với
ngân hàng khi tỷ lệ này còn quá cao, đặc biệt là nợ quá hạn đối với cho vay ủy thác
thông qua Hội cựu Chiến binh.
Nợ quá hạn của NH có thể phân thành các nhóm cơ bản sau: Nhóm nợ quá hạn
có số dư từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng do việc cho vay bình quân phân đều trước đây,
phần lớn số vốn này chủ yếu dùng vào sinh hoạt chi tiêu gia đình, người vay xem đây là
khoản hỗ trợ của nhà nước; Nhóm nợ không ai đòi, đây là nhóm nợ mà từ khi nhận tiền
vay về người vay chưa bao giờ gặp lại cán bộ Ngân hàng, mặc dù món vay rất phát huy
hiệu quả, người vay đủ khả năng trả nợ; Nhóm nợ mà người vay bỏ đi làm ăn xa hoặc
cố tình chây ỳ không chịu trả nợ, do Ngân hàng chưa có một giải pháp xử lý nào; Nhóm
nợ do thiên tai dịch bệnh, làm ăn thua lỗ, người vay già yếu, người thừa kế không có
khả năng trả nhưng chưa được kiểm tra, xử lý.
Trong những năm qua, tình trạng xâm tiêu vốn của các tổ trưởng có chiều hướng
tăng lên. Qua công tác đối chiếu toàn thành phố đã phát hiện ra nhiều trường hợp xâm
tiêu vốn với số tiền khá lớn. Năm 2008 số nợ xâm tiêu là 2041 triệu đồng với 83 trường
hợp, tăng 1318 triệu đồng so với năm trước. Đến năm 2009 tổng số vụ chiếm dụng, xâm
tiêu còn tồn đọng là 71 vụ tương ứng 1.598 triệu đồng.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra, giám sát các phường, cho thấy một số Ban giảm
nghèo phường làm việc chưa đều tay, cán bộ chuyên trách giảm nghèo chưa nắm chắc
số liệu, tình hình vay vốn, trả nợ của các hộ nên làm hạn chế việc tham mưu cho Trưởng
ban giảm nghèo, một số thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thay đổi, thiếu tính ổn định,
cũng làm giảm hiệu quả hoạt động với NHCSXH, do chưa nắm được các văn bản chỉ
đạo từ Chính phủ và của Hội đồng quản trị, NHCSXH.
Đồng thời, ban quản lý Tổ TK&VV chưa tổ chức sinh hoạt tổ đúng quy chế.
Công tác thu lãi phần lớn dồn vào tổ trưởng, ít tổ có đủ ban quản lý tổ hoạt động trong
khi có người đủ điều kiện tham gia. Việc lưu giữ hồ sơ pháp lý của các Tổ TK&VV
tại Hội đoàn thể các phường được kiểm tra chưa liên tục, gọn gàng, thiếu tính hệ
thống. Một số Hội công tác theo dõi, quản lý vốn ủy thác tập trung vào Chủ tịch hội,
đến khi Chủ tịch hội đi vắng, thì phó chủ tịch còn lúng túng, nắm không vững tình
hình thực tế. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được Hội đoàn thể quan tâm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
55
đúng mức, chưa phát huy được hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý các
Tổ TK&VV, sau khi kiểm tra chưa gửi báo cáo kết quả cho NHCSXH trên địa bàn để
phối hợp xử lý.
Qua kiểm kê, đối chiếu nợ còn nhiều trường hợp chưa xác nhận được nợ, chủ
yếu là các khoản nợ cũ trước đây do Chủ tịch phường cũ đứng tên, do bị chiếm dụng
xâm tiêu… Một số địa bàn do trình độ dân trí thấp, do đặc thù người dân làm nghề biển
phải đi dài ngày… nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác đổi sổ vay
vốn.
Quy trình cho vay của NHCSXH được đánh giá là đơn giản, phù hợp với trình
độ của hộ nghèo. Có tới 84,99% số hộ cho rằng quy trình cho vay là rất đơn giản,
12,14% cho rằng đơn giản và 2,43% đánh giá là phù hợp với trình độ của họ. Bên cạnh
đó, chỉ có 2,20% số hồ sơ xin vay vốn bị ngân hàng từ chối. Có thể thấy rằng NHCSXH
đã cố gắng tối đa trong việc hỗ trợ, giải ngân vốn vay cho các hộ nghèo để họ có vốn
sản xuất kinh doanh1.
Tính hợp lý trong chính sách cho vay của NHCSXH được đánh giá khá cao. Sau
đây là bảng số liệu về tỷ lệ các khách hàng đánh giá các chính sách cho vay của
NHCSXH:
Bảng 1. Đánh giá của hộ nghèo về các yếu tố của chính sách cho vay
Chỉ tiêu
% hộ đánh giá
hợp lý và rất
hợp lý
Chỉ tiêu
% hộ đánh giá
hợp lý và rất
hợp lý
Lãi suất 95.80 Thời gian bình xét 93.97
Điều kiện vay vốn 96.44 Giá trị món vay 93.94
Thời hạn vay 93.45 Cách thức trả nợ 87.73
Cách bình xét 95.18 Tốc độ giải ngân 0.15
Quy trình cho vay 96.27
Phần lớn các hộ nghèo cho rằng lãi suất, điều kiện vay vốn, cách bình xét, quy
trình cho vay của NH là hợp lý. Tuy nhiên, có đến trên 99% hộ cho rằng quy trình giải
ngân của ngân hàng không hợp lý và hơn 12% hộ cho rằng cách thức trả nợ không hợp
lý. Ngân hàng cần chú ý xem xét đến hai vấn đề này nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo
trong việc sử dụng vốn và trả nợ.
1 Theo khảo sát của Võ Thị Thúy Anh và cộng sự với mẫu điều tra 461 hộ nghèo tại thành phố Đà Nẵng,
trong “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân
hàng chính sách xã hội Việt nam - Khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, mã số B2009-ĐN04-36.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
56
3. Hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đối với hộ
nghèo tại thành phố Đà Nẵng2
Trong năm 2007 số lượt hộ nghèo được vay vốn tăng 36% so với năm 2006
tương ứng với 5,762 lượt. Tuy nhiên trong năm 2008 số lượt hộ nghèo được tiếp cận với
vốn vay tại chi nhánh có sự giảm sút chỉ còn lại 11031 và con số này chỉ còn lại 7098
trong năm 2009. Vốn vay đã có những tác động tích cực đến đời sống của các hộ nghèo.
Tác động giảm nghèo
Vốn tín dụng Ngân hàng đã đến 100% xã, phường, hầu hết hộ nghèo và các đối
tượng chính sách có nhu cầu vay đều được đáp ứng vốn, góp phần giảm nhanh số hộ
nghèo năm 2009 từ 19,26% xuống còn 13,68% (giảm 5,58% so với đầu năm- tương ứng
giảm 10.737 hộ nghèo).
Sau khi được vay vốn tại NHCSXH, các hộ gia đình đều rất lạc quan khi có tới
94,46% trong mẫu điều tra cho rằng gia đình mình sẽ thoát nghèo nhờ việc sử dụng tiền
vay cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Thúy Anh (2010) đã vận dụng mô hình Tobit, Logit trong nghiên cứu tác động
của chương trình tín dụng ưu đã hộ nghèo đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng. Kết quả
ước lượng cho thấy, số tiền vay có tác động tích cực đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng.
Tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình
Theo kết qua thu thập được từ 461 hộ nghèo vay vốn, số người tham gia vào các
phương án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay từ NHCSXH ở các hộ chủ yếu là từ 1
đến 2 người, chiếm 85% tổng số các hộ, trong đó có 1 phương án sản xuất có 8 người
trong gia đình cùng tham gia. Số người trung bình tham gia vào các dự án có sử dụng
vốn vay từ NHCS là 1,76 người. Thời gian lao động tăng thêm trung bình trong 1 tuần
nhờ sử dụng vốn vay là khoảng 10,86 giờ.
Hình 1. Hiệu quả kinh tế của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo
Số người tham gia P.A SXKD
0.26
44.13 41.78
8.88
3.92 0.78 0.26
0
10
20
30
40
50
0 1 2 3 4 5 8
Người
%
Thu nhập tăng thêm nhờ dự án vay vốn KD từ NHCSXH
2.11%
20.61%
16.63%
12.18%
10.07% 10.30%
6.09%
2.11% 0.94%
4.68%
14.29%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
0% 0% - 5% 5%-10% 10%-15% 15%-20% 20%-25% 25%-30% 30%-35% 35%-40% trên 40% không xác
định được
Hiệu quả do vốn vay mang lại là rất đáng kể. Theo số kết quả có được từ cuộc
điều tra thì chỉ có 2,11% các hộ không thể cải thiện được thu nhập của mình; các hộ còn
lại đều đã tăng được thu nhập của mình, đặc biệt có tới 0,94% các hộ tăng thu nhập
trên 40%.
2 Trong phần này, bên cạnh nguồn dữ liệu do NHCSXH cung cấp, chúng tôi còn sử dụng dữ liệu từ khảo
sát trực tiếp 461 hộ nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
57
Cùng với việc tăng thu nhập, đời sống của các hộ gia đình cũng được cải thiện
đáng kể. Theo kết quả điểu tra thì có tới 73,29% các hộ cho rằng đời sống của mình
được cải thiện, 13,02% cho rằng cải thiện nhiều và 6,4% cải thiện rất nhiều. Bên cạnh
đó, có 75,82% các hộ cho rằng việc sản xuất kinh doanh của mình phát triển hơn trước,
8,57% cho là phát triển nhiều hơn trước và 5,27% đánh giá công việc phát triển rất
nhiều so với trước khi vay vốn.
Thúy Anh (2010) đã vận dụng mô hình Tobit, Logit trong nghiên cứu tác động
của chương trình tín dụng ưu đã hộ nghèo đến đến mức độ cải thiện đời sống và mức độ
phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Kết quả ước lượng cho thấy, số tiền vay có
tác động dương đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng. Thời gian vay vốn càng dài thì khả
năng cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo càng cao.
Tóm lại, qua đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi
hộ nghèo qua hai góc độ: khả năng quản lý vốn vay của NHCSXH và hiệu quả tác động
của chương trình đến hộ nghèo, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau: Dư nợ cho
vay hộ nghèo tăng trưởng qua các năm nhưng mức tăng còn chậm. Số lượng hộ nghèo
vay vốn giảm; Hoạt động cho vay hộ nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
19,26% năm 2008 xuống còn 13,68% năm 2009, tức giảm 10.373 hộ nghèo; Nợ quá
hạn, nợ khoanh còn cao. Tỷ lệ nợ quá hạn của phương thức cho vay trực tiếp cao hơn rất
nhiều so với phương thức cho vay ủy thác thông qua hội đoàn thể. Tình trạng xâm tiêu
vốn của tổ trưởng có xu hướng tăng lên; Mặc dù quy trình, thủ tục cho vay của
NHCSXH được phần lớn các hộ gia đình trong mẫu khảo sát đánh giá là đơn giản và rất
đơn giản, nhưng tốc độ giải ngân và cách thức thu nợ của ngân hàng không hợp lý;
Trình độ của cán bộ cơ sở trong cho vay hộ nghèo còn thấp và chưa đồng đều; Vốn vay
có tác động tích cực đến giảm nghèo, thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của
hộ nghèo.
4. Các kiến nghị, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình tín dụng
ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng
4.1. Các giải pháp đối với NH CSXH Đà Nẵng
Nhóm giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo
Để hạn chế và kiểm soát nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của
hộ nghèo, trong thời gian đến, NH cần xem xét các giải pháp sau:
- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ công khai để lựa
chọn những hộ vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho
vay không đúng đối tượng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn sai
mục đích.
- NH cần có sự phối hợp tốt hơn với các hội đoàn thể, các trưởng thôn, phụ trách
khối phố để đáp ứng tốt nhu cầu vốn của các hộ nghèo, đưa ra mức cho vay và thời hạn
cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ nghèo về thời điểm, mức vay, thời hạn
cho vay, tránh tình trạng phân bổ mang tính bình quân như hiện nay.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
58
- NH cần thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách
các khoản vay nhằm tránh tình trạng cán bộ tín dụng “quên” khoản vay.
- NHCSXH phải phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn để kiểm tra tình hình
sử dụng vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo,
kiểm tra đột xuất… nhằm có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót để uốn nắn, sửa
chữa kịp thời.
- Nâng cao chất lượng nâng cao hoạt động các điểm giao dịch lưu động tại xã,
phường, chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV.
Đảm bảo 100% giao dịch (giải ngân, thu nợ, thu lãi) được thực hiện tại các điểm giao
dịch. Củng cố và duy trì cuộc họp giao ban theo định kỳ với các tổ chức chính trị xã hội.
Tại điểm giao dịch phải công khai số dư nợ của từng hộ, đặc biệt là số hộ có nợ quá
hạn. Ngoài ra chi nhánh nên thường xuyên phát động các phong trào thi đua: xã,
phường, cán bộ tín dụng không có nợ quá hạn.
- Đối với Tổ TK&VV:
Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn,
cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng Tổ
TK&VV. Tùy từng tình hình thực tế của các xã, phường mà các tổ trưởng Tổ TK&VV
thực hiện củng cố, sáp nhập, thành lập tổ mới… Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến
hành bình xét phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của nguời vay trong trách nhiệm sử
dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn. Định kỳ kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi
chép sổ sách của Tổ TK&VV. Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ
trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc
Họp giao ban với Hội đoàn thể phường, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy
định. Thường xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV xem xét xử lý nợ một
cách kịp thời khi hộ vay có nhu cầu như: cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung,
xử lý nợ rủi ro … Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với cán
bộ tín dụng, Tổ trưởng Tổ TK&VV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Hoàn thiện quy trình và thủ tục vay vốn
Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, NH cần phải đưa ra
cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ nghèo. Bên
cạnh đó, NH cũng nên tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với
khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây
khó khăn cho hộ nghèo.
4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các hội, đoàn thể
Ủy ban nhân dân thành phố cần phối hợp với NHCSXH trong việc đào tạo nghề,
hướng dẫn sử dụng vốn và tư vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn. Cụ thể
như sau:
Các chương trình đào tạo nghề của thành phố cần thiết thực, phù hợp với độ
tuổi, khả năng và môi trường sống của người nghèo. Sau khi được đào tạo nghề, những
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
59
lao động này sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh tại nhà với vốn đầu tư ban đầu được tài
trợ từ chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Sự kết hợp này vừa góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề đối với những đối tượng lao động trên 35 tuổi3 hoặc những đối
tượng lao động có trình độ văn hóa thấp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Hơn
nữa, sự kết hợp này còn góp phần kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của các hộ,
tránh trường hợp các hộ sử dụng vốn sai mục đích.
4.3. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam
Như đã phân tích ở phần trước, mức cho vay và thời hạn cho vay có tác động
tích cực đến hiệu quả cho vay hộ nghèo. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động cho vay của NH
mang tính bình quân với mức cho vay 30 triệu đồng, thời hạn là 2 năm. Mức cho vay
bình quân 30 triệu đồng này đối với một số trường hợp là quá lớn so với nhu cầu nhưng
có trường hợp lại quá nhỏ. Tương tự như vậy, có những dự án vay vốn có thời gian
hoàn vốn dài. Do đó, NHCSXH cần nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa và
linh hoạt hơn trong cho vay.
Mô hình cho vay vốn đối với hộ nghèo hiện nay là mô hình cho vay có sự tham
gia của bên thứ 3 của các hội đoàn thể. Tuy nhiên, các tổ chức này tham gia với tư cách
hỗ trợ cho ngân hàng chính sách chứ không tham gia trực tiếp vào quy trình cho vay.
NHCSXH Việt Nam có thể tham khảo mô hình cho vay có sự tham gia của bên thứ 3 là
trạm lâm nghiệp hoặc doanh nghiệp của Trung quốc (SHAO Xi, SU Pingping và TONG
Yunhuan (2009). Trong các mô hình này, trạm lâm nghiệp, trạm khuyến nông, khuyến
ngư doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quy trình cho vay với tư cách là người xác
nhận khả năng sử dụng vốn cho hộ nghèo. Trong trường hợp bên thứ 3 là doanh nghiệp,
doanh nghiệp còn đóng vai trò là người tiêu thụ sản phẩm của hộ nghèo.
5. Kết luận
Chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đạt những thành công nhất định trong
việc góp phần giảm nghèo tại thành phố Đà Nẵng. Vốn vay đã góp phần tăng thu nhập,
cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, cải thiện hoạt động kinh doanh của hộ nghèo.
Vốn vay đã đến được với hộ nghèo ở các quận huyện trên đại bàn Đà Nẵng. Tuy nhiên,
hiệu quả quản lý vốn vay còn chưa tốt thể hiện qua nợ xấu cao, tình trạng xâm tiêu của
tổ trưởng vẫn còn, mức cho vay, thời hạn cho vay, giải ngân, quy trình thu hồi vốn còn
bất cập. Bài viết đã đề ra các giải pháp đối với NHCSXH Đà Nẵng cũng như đưa ra các
kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, với các hội đoàn thể, với
NHCSXH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
với hộ nghèo.
3 Đây là đối tượng không có khả năng xin việc tại các nhà máy do các nhà máy thường không tuyển công
nhân trên 35 tuổi.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SHAO Xi, SU Pingping và TONG Yunhuan, 2009, “The Research on
Microfinance [2] Models for BOP Market in Rural Areas of China”.
[2] Võ Thị Thúy Anh, Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình tín dụng ưu
đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, mã số B2009-ĐN04-36, đang thực hiện.
[3] Võ Thị Thúy Anh, Ứng dụng mô hình Tobit, Logit để đánh giá tác động của
chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội, Tạp chí
phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, số 7+8/2010.
[4] Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_vothithuyanh_phandangmyphuong_056.pdf