PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông 2009”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
1.2.2. Yêu cầu
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa chuột
2.1.1. Nhiệt độ:
2.1.2. Ánh sáng:
2.1.3. Độ ẩm:
2.1.4. Đất và dinh dưỡng:
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về trồng rau trong khay chậu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu vật liệu và kích thước khay chậu dùng để trồng rau
2.2.1.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể
2.2.1.3. Nghiên cứu về giá thể trồng rau
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể
2.2.2.2. Nghiên cứu giá thể trồng rau
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu
3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột.
4.1.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột
4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể tới động thái và tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây dưa chuột
4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới động thái ra lá và tốc độ tăng
số lá của cây dưa chuột
4.1.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây dưa chuột.
4.1.5. Tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa chuột ở các công thức khác nhau
4.1.6. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả dưa chuột.
4.1.7. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cây dưa chuột
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với các trường hợp không sử dụng hoặc có sửdụng bổ sung phân cá, dinh dưỡng thủy canh rau châu Á (Hà Nội), dinhdưỡng MS (Murashge Skoog) tự pha chế. Qua thí nghiệm đã cho thấy sửdụng phân cá với giá thể tro trấu + trấu cho lợi nhuận cao 23.616đồng/kg. Từ đó có thể thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể là khá đơngiản, dễ thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào và luôn có sẵn, chi phíđầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao.Theo Dương Thiên Tước (1997) [10] để nhân giống cây trong vườn dùngchậu, bồn để giâm. Dưới đáy bồn chậu nên lót bằng than củi để dễ thoátnước, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặccát đen) trộn phủ một lớp tro bếp mịn.Đánh giá về các nguồn nguyên liệu sử dụng để phối trộn giá thể, đốivới rau giống và rau an toàn thì đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Longlà thành phần cơ bản của giá thể. Tuy nhiên, tỉ lệ phối trộn ở miềnBắc và miền Nam khác nhau phụ thuộc vào chất độn hữu cơ. Miền Bắc chủyếu dùng trấu hun và rơm rạ mục, miền Nam chủ yếu là xơ dừa ngoài racó bổ sung than bùn và phân chuồng hoai mục [9]. PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa chuộtVC 29- giống dưa chuột vô hạn, là giống lai F1 do Viện Rau – Hoa - QuảHà Nội mới chọn tạo ra.* Vật liệu nghiên cứu:- Giá thể sử dụng để trồng dưa chuột gồm:+ Đất: đất màu được phơi khô, đập nhỏ, sàng, rây nhằm loại bỏ đất to,sỏi đá và các vật hỗn tạp.+ Trấu hun: vỏ trấu đem hun không hoàn toàn, có tính thoát nước, thôngthoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng đến độ pH.+ Xơ dừa: giữ nước, thông thoáng+ Phân hữu cơ vi sinh: sử dụng phân hữu cơ sinh học Sông Gianh- Khay xốp: rửa sạch, khử trùng bằng vôi, lót nilông đen Kích thước khay xốp: dài 45cm, rộng 25cm, cao 30cm, dày 3cm3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:* Địa điểm nghiên cứu:Khu thí nghiệm khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội- GiaLâm- Hà Nội.* Thời gian nghiên cứu:Thí nghiệm được tiến hành từ 01/ 09/ 2009 đến 15/01/20103.2. Nội dung nghiên cứuNghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năngsuất và chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông 20093.3. Phương pháp nghiên cứu3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm được bố trí trong khay xốp theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiênRCD, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, trồng 4 cây/ 1 khay.Thí nghiệm gồm 6 công thức giá thể được phối trộn như sau:CTĐC: trồng ngoài ruộng sản xuất.CT1: 30% đất + 70% trấu hun.CT2: 50% đất + 50% trấu hun.CT3: 70% đất + 30% trấu hun.CT4: 50% đất + 50% xơ dừa.CT5: 70% đất + 30% xơ dừa.Mỗi khay xốp trộn thêm 1kg phân hữu cơ sinh học Sông Gianh.Trong cùng điều kiện chăm sóc, để so sánh sự sinh trưởng, phát triển,năng suất và chất lượng dưa chuột giữa trồng trong nhà lưới với trồngngoài ruộng sản xuất, chúng tôi bố trí thêm công thức trồng dưa chuộtngoài ruộng sản xuất làm công thức đối chứng.Sơ đồ bố trí thí nghiệm các CT theo kiểu RCD:CT1 CT4 CT3CT3 CT5 CT4CT2 CT1 CT2CT4 CT2 CT5CT5 CT3 CT1 Nhắc lại lần 1 Nhắc lại lần 2Nhắc lại lần 33.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi* Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển● Chỉ tiêu về sinh trưởng- Thời gian sinh trưởng (ngày):+ Từ gieo đến ngày mọc mầm+ Từ gieo đến xuất hiện lá thật+ Từ gieo đến khi xuất hiện tua cuốn+ Từ gieo đến khi xuất hiện chùm hoa đầu tiên+ Từ gieo đến khi hoa nở (50%)+ Từ gieo đến khi bắt đầu đậu quả+ Thời gian từ gieo đến khi thu quả lần đầu, các lần tiếp theo và lần cuốiTổng thời gian sinh trưởng: từ khi gieo đến khi thu đợt quả cuối cùng (ngày).- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinhtrưởng của thân chính, theo dõi 10 cây/1CT/lần nhắc lại, định kỳ 7ngày theo dõi 1 lần.- Đặc điểm hình thái thân: đường kính thân cuối cùng- Động thái ra lá: đếm số lá/thân chính, theo dõi 10 cây/1CT/lần nhắclại, theo dõi 7 ngày/lần.● Chỉ tiêu về phát triển- Vị trí xuất hiện hoa cái.- Số hoa/cây- Tỉ lệ đậu quả: Số quả đậuTỉ lệ đậu quả (%) = × 100 Tổng số hoa cái* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại- Đánh giá khả năng chống chịu sâu hại + Đối tượng gây hại: Sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, sâu đục quả,ruồi đục quả, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rệp.+ Mức độ gây hại: Đánh giá theo thang điểm của Trung tâm rau thế giới – AVRDC.Điểm 1: Không bị sâu hạiĐiểm 2: Một số cây bị hạiĐiểm 3: 50% số cây, số quả, số hạt bị hạiĐiểm 4: Phần lớn các cây bị hại- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh hại+ Đối tượng bệnh hại:Bệnh sương mai (Eryshiphe cichoracearum D C.)Bệnh phấn trắng: (Pseudoperonaspora cubesis Berk and Curt)Virus: CMV, TYLCV,…+ Mức độ gây hại: Theo dõi, đánh giá theo thang điểm của AVRDCĐiểm 0: Không có triệu chứng (không bị hại)Điểm 1: Triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nhẹ)Điểm 2: 20 – 39% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nhẹ)Điểm 3: 40 – 59% diện tích lá bị nhiễm (bị hại trung bình)Điểm 4: 60 – 79% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nặng)Điểm 5: Trên 80% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nặng)Theo dõi tỷ lệ nhiễm do virus bằng cách tính % số cây bị hại.* Các chỉ tiêu về năng suất- Khối lượng TB quả- Số quả/cây- Số quả dị dạng/cây.- NS cá thể (g/cây) = số quả/cây × KLTB quả- NS khay (kg/khay) = NS cá thể × 4 - NS lý thuyết (quy ra m2)- NS thực thu (quy ra m2)* Các chỉ tiêu về chất lượng quả- Cấu trúc quả:+ Chiều dài quả+ Đường kính quả+ Độ dày thịt quả- Chỉ tiêu hoá sinh:+ Dư lượng Nitrat trong quả* Đánh giá hiệu quả kinh tế- Tổng chi = Chi phí khả biến + Chi phí lao độngChi phí khả biến: giá thể, giống, phân bón…- Giá bán tại thời điểm thu hoạch- Tổng thu tính theo giá bán tại thời điểm thu hoạch- Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi.3.3.3. Phương pháp xử lí số liệuSố liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềmIRRISTAT 4.0 và EXCEL trên máy tính.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc- Thời vụ: vụ thu đông- Gieo trồng: gieo 4 hạt/khay vào 4 góc khay xốp và gieo hạt lênluống. Ngoài ra, gieo hạt vào khay dùng để dặm.- Tưới nước: tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều)- Sau gieo 10 ngày, một số cây bị sên ăn, chúng tôi đã tiến hành dặm.- Làm giàn: sau gieo 20 ngày khi đã xuất hiện tua cuốn thì bắt đầu làm giàn- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi hàng ngày phát hiện cây bệnh sớm, loạibỏ mầm mống gây bệnh ngay khi xuất hiện.- Bón phân:+ Phun phân bón lá Pomior p-198: pha 25ml với 8lit nước để phun.Phun lần đầu: sau gieo 12 ngày, các lần tiếp theo phun định kỳ 1 tuần/lần.Sau gieo 30 ngày ngừng phun phân bón lá.+ Sau gieo 20 ngày tưới 2g đạm + 2g kali, tưới định kỳ 1 tuần/lần. Khi dưa chuột xuất hiện quả, tưới 2g đạm + 3g kali, tưới định kỳ 1tuần/lần và tưới sau khi đã thu quả.PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột.4.1.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột.Mọi cây trồng từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch đều trải qua cácgiai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định.Bảng 1 trình bày thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triểncủa cây dưa chuột trên các giá thể trồng khác nhau tại vụ thu đông năm2009.Bảng 1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ởcác công thức giá thể trồng khác nhau. Đơn vị: NgàyThời gian từ gieo đến… CT Mọc mầm Xuất hiện lá thật Xuất hiện tua cuốn Xuất hiện hoa Hoanở (50%) Bắt đầu đậu quả Thu quả lần đầu Thu quả lần cuối Tổng thờigian sinh trưởng HoaĐực Hoa cái Hoa đực Hoa cáiCTĐC 3 7 22 29 33 32 35 37 44 64 67CT1 3 7 20 28 34 31 36 39 46 67 70CT2 3 7 21 27 33 30 35 38 46 67 70CT3 3 7 20 27 33 30 35 38 45 67 70CT4 3 6 18 26 32 28 34 37 43 67 70CT5 3 7 20 27 33 30 35 38 45 67 70Qua bảng 1, chúng tôi thấy:- Thời gian từ gieo đến mọc: Hạt chỉ nảy mầm khi chúng gặp điều kiệnsinh trưởng thuận lợi như: đất đủ ẩm, đủ oxi, nhiệt độ thích hợp, đôikhi cần cả ánh sáng nữa. Quá trình nảy mầm bắt đầu với sự hấp thụ nướcnhờ cơ chế hút trương của hạt. Môi trường nước trong hạt cần để khởiđộng bộ máy chuyển hóa vật chất, có tác dụng phân giải tinh bột,protein, chất béo và tổng hợp nhiều nguyên liệu quan trọng cho quátrình nảy mầm. Do đó, nước là yêu cầu tuyệt đối cho sự nảy mầm. Khảnăng giữ nước (độ ẩm) của các loại giá thể là rất quan trọng, đảm bảocho sự nảy mầm tốt nhất của hạt.Chúng tôi tiến hành gieo hạt vào ngày 9, tháng 9, năm 2009, gieo trựctiếp vào khay xốp và ngoài ruộng sản xuất. Sau đó 3 ngày thì tất cảhạt trong các công thức thí nghiệm đều mọc 100%, chứng tỏ các giá thểgieo hạt có thành phần khác nhau nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thờigian mọc của hạt, do vào thời điểm gieo hạt gặp điều kiện nhiệt độ từ30 – 350C, cung cấp đủ nước cho hạt (tưới 2 lần/ngày) là hai yếu tốthích hợp cho hạt dưa chuột nảy mầm thuận lợi. Tỉ lệ hạt mọc ở cáccông thức là 100% chứng tỏ chất lượng hạt giống tốt.- Thời gian từ gieo đến xuất hiện lá thật: Sau khi kết thúc giai đoạnnảy mầm thì lá thật xuất hiện. Ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) xuất hiệnlá thật sau gieo 6 ngày, còn các công thức khác sau gieo 1 tuần.- Thời gian từ gieo đến ra tua cuốn: Giữa các công thức có sự sai khácnhiều về thời gian. Thời gian ra tua cuốn của các công thức dao độngtrong khoảng từ 18-22 ngày sau gieo, CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) ra tuacuốn sớm nhất (18 ngày), CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) ra tua cuốnmuộn nhất (22 ngày), còn các công thức khác xuất hiện tua cuốn saugieo 20-21 ngày.- Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa: Việc xác định thời gian này làrất quan trọng, có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ để thời gian nởhoa tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường, bởi thời gian nởhoa, thụ phấn thụ tinh là thời kỳ rất mẫn cảm với điều kiện môitrường, đặc biệt là nhiệt độ, chỉ cần gặp điều kiện nhiệt độ thấp hơnnhiệt độ giới hạn dưới có thể dẫn đến không có năng suất.+ Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa đực: Thời gian xuất hiện hoa đựccó liên quan đến tỉ lệ đậu quả vì nếu xuất hiện muộn thì khả năng thụphấn cho hoa cái là khó dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp và năng suất giảm.Trong thí nghiệm này, ở tất cả các công thức hoa đực xuất hiện trướchoa cái, thời gian xuất hiện hoa đực dao động từ 26-29 ngày. Sau gieo26 ngày ở CT4 bắt đầu xuất hiện hoa đực, tiếp đến là các CT2, CT3, CT5(27 ngày), sau 28 ngày ở CT1 cũng xuất hiện hoa đực và muộn nhất làCTĐC (29 ngày).+ Thời gian từ gieo đến xuất hiện hoa cái: Công thức có thời gian rahoa cái muộn nhất là CT1 (34ngày), sớm nhất là CT4 (32 ngày) và cáccông thức còn lại ra hoa cái sau gieo 33 ngày.- Thời gian từ gieo đến hoa nở 50%: Tức là thời gian từ gieo cho đếnkhi 50% số cây trong công thức nở hoa.+ Thời gian từ gieo đến khi hoa đực nở 50%Khi hoa đực xuất hiện thì sau 2-3 ngày có 50% số cây trong công thứccó hoa đực nở, cụ thể: CT4 hoa đực nở 50% sớm nhất (28 ngày), muộnnhất là CTĐC (32 ngày), các công thức còn lại hoa đực nở 50% sau gieo30-31 ngày.+ Thời gian từ gieo đến khi hoa cái nở 50%Sau gieo 34 ngày CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) hoa cái nở 50%, muộn nhấtlà CT1 (30% đất + 70% trấu hun) sau gieo 36 ngày, các công thức cònlại hoa cái nở 50% ở thời điểm sau gieo 35 ngày.- Thời gian từ gieo đến bắt đầu đậu quả: Qua bảng 1, chúng tôi nhậnthấy thời gian đậu quả sớm nhất là CTĐC và CT4 (37 ngày), muộn nhất làCT1 (39 ngày), các công thức còn lại sau gieo 38 ngày cây bắt đầu đậuquả.- Thời gian cho thu quả đợt đầu: Cho thu quả sớm nhất là CT4 (50% đất+ 50% xơ dừa) ở thời điểm thu quả đợt đầu sau gieo 44 ngày, CT3 (70%đất + 30% trấu hun) và CT5 (70% đất + 30% xơ dừa) sau gieo 45 ngày.- Thời gian cho thu quả đợt cuốiDựa vào thời gian cho thu quả đợt cuối và đầu có thể xác định đượcthời gian cho thu quả của các công thức, đây là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá giữa các công thức có thành phần giá thể khác nhau. Thời giancho thu quả càng dài thì năng suất càng cao.Qua bảng 1, nhận thấy đối với các công thức bố trí trong nhà lưới thìthời điểm thu quả lần cuối muộn hơn (67 ngày sau gieo) so với CTĐCtrồng ngoài ruộng sản xuất sau gieo 64 ngày các cây đã cho thu quả lầncuối.- Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính từ lúc gieo đến thu quả lầncuối. Tổng thời gian sinh trưởng của CTĐC là 67 ngày, các công thứccòn lại có thời gian sinh trưởng là 70 ngày.Ở thí nghiệm này, chúng tôi thấy trong cùng điều kiện chăm sóc thì dưachuột trồng trong khay xốp với thành phần giá thể khác nhau được bốtrí trong nhà lưới có thời gian sinh trưởng dài hơn so với dưa chuộttrồng ngoài ruộng sản xuất.Khi hạt mới nảy mầm, thời gian đầu cây sống chủ yếu nhờ vào dinh dưỡngtrong hạt, do đó không phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng của môi trường.Khi lá thật hình thành và rễ xuất hiện lông hút thì dần dần chuyển quasống bằng khả năng quang hợp của bộ lá và khả năng hút nước, dinhdưỡng của bộ rễ. Thành phần giá thể khác nhau đồng nghĩa với hàm lượngdinh dưỡng, độ tơi xốp, khả năng giữ ẩm khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởngkhác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây.4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể tới động thái và tốc độ tăng trưởngchiều cao cây dưa chuộtThân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từ đất vậnchuyển qua và cũng là nơi mà các chất hữu cơ sau khi được tổng hợptrên lá sẽ vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạchdẫn. Như vậy mối quan hệ giữa bộ phận bên trên và bộ phận bên dưới củacây được điều hòa là do thân cây, đảm bảo cho thân cây sinh trưởng vàphát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất cao và chất lượng tốt.Chiều cao cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và mùa vụ trong đó lượngchất dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Thành phần của cácloại giá thể khác nhau thì lượng chất dinh dưỡng và độ tơi xốp, thôngthoáng cũng khác nhau làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khácnhau.Chiều cao cây trồng nói chung, cây rau nói riêng được đánh giá quađộng thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Theo quy luật chung củacây trồng tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây đó là, ban đầu có tốc độtăng dần đạt đến tốc độ tối đa vào thời kỳ bắt đầu hình thành quả, sauđó tốc độ lại giảm dần.Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có liên hệchặt chẽ tới năng suất cây dưa chuột, tăng trưởng một cách hợp lý theođúng quy luật đồng thời các điều kiện phải thuận lợi thì năng suất đạtđược là tối đa và ngược lại.Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, trên cùng một đối tượng cây trồngvới chế độ chăm sóc như nhau thì giá thể khác nhau sẽ cho tốc độ tăngtrưởng chiều cao cây khác nhau và trong cùng một loại giá thể nhưngtại thời điểm khác nhau thì có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Theo dõiquá trình sinh trưởng, phát triển chiều cao cây dưa chuột ở các giáthể khác nhau chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2, bảng 3 và đồthị 1.Bảng 2: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiềucao cây dưa chuột Đơn vị: cmCT …ngày sau gieo 14 21 28 35 70CTĐC 10.4 21.9 82.6 176.6 248.3CT1 10.8 25.4 94.8 206.1 321.8CT2 10.6 27.0 102.5 210.2 344.9CT3 10.2 25.6 96.2 195.4 328.6CT4 11.2 31.3 110.5 224.2 351.7CT5 10.2 26.4 98.7 207.8 335.8Bảng 3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều caocây dưa chuột Đơn vị: cm/số tuầnCT …ngày sau gieo 14-21 21-28 28-35 35-70CTĐC 11.5 60.7 94.0 71.7CT1 14.6 69.4 111.3 115.7CT2 16.4 75.5 107.7 134.7CT3 15.4 70.6 99.2 133.2CT4 20.1 79.2 113.7 127.5CT5 16.2 72.3 109.1 128 Qua bảng 2, bảng 3 và đồ thị 1, chúng tôi thấy:Các công thức có thành phần giá thể khác nhau thì ảnh hưởng tới độngthái tăng chiều cao cây dưa chuột khác nhau.Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở thời điểm sau gieo 14 ngày CT4 có thànhphần giá thể 50% đất + 50% xơ dừa đạt chiều cao cây cao nhất (11,2 cm)so với các công thức còn lại đạt chiều cao cây từ 10,2 – 10,8 cm. Đếngiai đoạn 21 ngày sau gieo, dưa chuột ở CT4 vẫn tiếp tục duy trì chiềucao trội hơn so với các công thức còn lại. Tốc độ tăng chiều cao củadưa chuột ở các công thức khác nhau thể hiện rõ hơn sau gieo 28 ngày,cụ thể: CT2 và CT4 chiều cao cây đạt 102,5 cm và 110,5 cm, tiếp đến làCT1, CT3, CT5 dao động từ 94,8 – 98,7 cm và thấp nhất là CTĐC chỉ đạt82,6 cm. Đến giai đoạn sau gieo 35 ngày, kết quả cho thấy dưa chuộttrong tất cả các công thức đều tăng mạnh về chiều cao so với các thờiđiểm trước đó. Chiều cao trung bình của dưa chuột tại CT4 (50% đất +50% xơ dừa) là 224,2 cm cao nhất trong các công thức, tiếp đến là CT2(50% đất + 50% trấu hun) với 210,2 cm, thấp nhất vẫn là CTĐC (trồngngoài ruộng sản xuất) chỉ với chiều cao 176,6 cm. Chiều cao cây vàothời điểm sau gieo 70 ngày (chiều cao cây cuối cùng) ở CT4 vẫn caonhất 351,7 cm, các CT1, CT2, CT3 và CT5 dao động từ 321,8 – 344,9 cm,thấp nhầt là CTĐC với chiều cao trung bình 248,3 cm.Bảng 3 thể hiện tốc độ tăng chiều cao dưa chuột với những giá thể khácnhau theo tuần. Sau 1 tuần kể từ ngày 14 – 21 ngày sau gieo ở các côngthức chiều cao cây tăng từ 11,5 – 20,1 cm, tăng mạnh nhất là CT4 (50%đất + 50% xơ dừa) đạt 20,1 cm/tuần, thấp nhất là CTĐC (trồng ngoàiruộng sản xuất) tăng 11,5 cm/tuần. Ở tuần tiếp theo chiều cao cây ởcác công thức tăng từ 60,7 – 79,2 cm/tuần. Đến thời điểm từ 28 – 35ngày sau gieo chiều cao cây tăng mạnh nhất so với các thời điểm khác,cụ thể: CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) tăng tới 113,7 cm/tuần, CTĐC(trồng ngoài ruộng sản xuất) cũng tăng tới 94 cm/tuần. Tốc độ tăngchiều cao cây 5 tuần sau (35 – 70 ngày) chỉ tăng từ 71,7 – 134,7 cm.Dựa vào bảng 3 chúng tôi thấy, tốc độ tăng chiều cao cây ban đầu làchậm, sau tăng dần tối đa vào giai đoạn 28 – 35 ngày sau gieo và sauđó lại giảm dần. Do thời kỳ đầu cây có bộ rễ chưa phát triển, khả nănghút các chất dinh dưỡng là kém nên tốc độ tăng chiều cao cây là thấp;sau đó tăng dần là lúc đó cây đã có bộ rễ phát triển tốt nên có thểcung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển thân lá một cách mạnh mẽ;sau đó tốc độ lại giảm do lúc này cần tập trung cho quá trình làm quảcủa cây nên tốc độ phát triển thân lá giảm xuống để phù hợp với quyluật sinh trưởng, phát triển của cây. Động thái tăng trưởng chiều caocây dưa chuột với những công thức phối trộn giá thể khác nhau đượcbiểu diễn trên đồ thị 1.Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột.Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây thì ở CTĐC (trồngngoài ruộng sản xuất) luôn có chiều cao trung bình thấp nhất so vớicác công thức trồng trong khay xốp đặt trong nhà lưới, lí do ngoàiruộng sản xuất gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận và lượng dinh dưỡngmất đi do rửa trôi, do cỏ dại lấy đi nhiều hơn so với dưa chuột trồngtrong khay xốp ở trong nhà lưới.4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới động thái ra lá và tốc độ tăngsố lá của cây dưa chuộtSau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm, các lá thật xuất hiện. Các lá đượchình thành tại đỉnh sinh trưởng. Sự tăng chiều cao cây phản ánh khảnăng đồng hóa các chất dinh dưỡng từ lá về rễ. Rễ hút nước và khoángcung cấp cho các bộ phận trên mặt đất, còn lá cung cấp các sản phẩmquang hợp cho hệ thống rễ sinh trưởng. Sự lớn lên của cây cũng như cáchoạt động sinh lý khác trong cây diễn ra thuận lợi đồng nghĩa với việccung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ giá thể.Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây,ngoài ra lá còn có chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Lá thựchiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trờithành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Như vậy, cùngvới quá trình hô hấp nó chuyển quang năng thành hóa năng, tạo ra cáchợp chất hữu cơ và vận chuyển đi khắp cơ thể duy trì sự sống và giúpcho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Cây có bộ lá phát triểntốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vậtchất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao. Động thái ra lácủa cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộrễ, các cơ quan khác cũng như tạo năng suất sau này. Kết quả theo dõiảnh hưởng của giá thể đến dộng thái ra lá của dưa chuột ở các côngthức khác nhau được trình bày tại bảng 4, bảng 5 và đồ thị 2.Bảng 4: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra lá cây dưa chuột Đơn vị : lá/cây.CT …ngày sau gieo 14 21 28 35 70CTĐC 2.4 5.0 11.6 20.4 29.4CT1 2.6 5.4 12.2 21.1 30.0CT2 2.6 5.7 12.4 21.0 31.2CT3 2.5 5.7 12.3 20.8 30.3CT4 2.8 6.3 13.4 22.3 32.9CT5 2.3 5.6 12.3 21.3 30.5Bảng 5: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ ra lá cây dưa chuột Đơn vị: lá/cây/số tuầnCT … ngày sau gieo 14-21 21-28 28-35 35-70CTĐC 2.6 6.6 8.8 9.0CT1 2.8 6.8 8.9 8.9CT2 3.1 6.7 8.6 10.2CT3 3.2 6.6 8.5 9.5CT4 3.5 7.1 8.9 10.6CT5 3.3 6.7 9.0 9.2Đồ thị 2: Động thái ra lá cây dưa chuột.Kết quả ở bảng 4, bảng 5 và đồ thị 2 cho thấy:Ở mọi thời điểm theo dõi các công thức phối trộn giá thể khác nhau,trồng trong khay xốp đều có số lá trên cây cao hơn CTĐC (trồng ngoàiruộng sản xuất).Số lá/cây ở các công thức khác nhau có sự chênh lệch không nhiều.+ Số lá trung bình trên cây ở các công thức vào thời điểm sau gieo 14ngày dao động từ 2,4 – 2,8 lá/cây, sau gieo 21 ngày dao động từ 5,0 –6,3 lá/cây. Ở giai đoạn 14 – 21 ngày sau gieo, tốc độ tăng số lá từ2,6 – 3,5 lá/cây/tuần, tất cả các công thức đều có tốc độ tăng số lá ởthời điểm này mạnh hơn CTĐC, trong đó tăng mạnh nhất là CT4 (50% đất +50% xơ dừa) với 3,5 lá/cây/tuần.+ Sau gieo 28 ngày, số lá trên cây dao động từ 11,6 – 13,4 lá/cây, tốcđộ ra lá từ 21 – 28 ngày sau gieo tăng mạnh hơn so với giai đoạn 14 –21 ngày sau gieo, dao động từ 6,6 – 7,1 lá/cây/tuần.+ Thời điểm 35 ngày sau gieo, số lá/cây dao động từ 20,4 – 22,3lá/cây, trong đó CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) đạt 22,3 lá/cây cao hơn sovới các công thức khác, trồng trong khay xốp; thấp nhất là CTĐC (trồngngoài ruộng sản xuất) chỉ với 20,4 lá/cây. Đến giai đoạn 28 – 35 ngàysau gieo tốc độ ra lá tăng từ 8,8 – 9,0 lá/cây/tuần.+ Vào thời điểm sau gieo 70 ngày, công thức có số lá trung bình caonhất là CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) đạt 32,9 lá/cây, có 31,2 lá/cây làCT2 (50% đất + 50% trấu hun), công thức có số lá thấp nhất tại thờiđiểm này là CTĐC với 29,4 lá/cây, còn lại là các công thức có số lá30,0 – 30,5 lá/cây. Giai đoạn 35 – 70 ngày sau gieo (5 tuần), tốc độra lá chỉ tăng từ 9,0 – 10,6 lá/cây.Động thái tăng trưởng chiều cao cây tỷ lệ với động thái ra lá của câyvì vậy vào giai đoạn 28 – 35 ngày sau gieo tốc độ tăng số lá mạnh nhấtở tất cả các công thức so với các thời điểm khác4.1.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng,phát triển của cây dưa chuột. * Chiều cao cây cuối cùng: Là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinhtrưởng của cây. Qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu củacây dưa chuột trong cùng điều kiện chăm sóc ở các loại giá thể khácnhau, từ đó là cơ sở đánh giá, so sánh các loại giá thể, đồng thời xácđịnh được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng trong kỹ thuật làm giàncho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất.Với các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 6, công thức50% đất + 50% xơ dừa (CT4) cho kết quả cao nhất 351,7 cm, tiếp đến làCT2 (344,9 cm), CT5 (335,8 cm), kết quả thấp nhất là CTĐC (248,3 cm).Bảng 6: Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến một số đặc điểm sinhtrưởng, phát triển của cây dưa chuột.CT Chiều cao cây cuối cùng(cm) Số lá cuối cùng (lá/cây) Đường kính thân cuối cùng (mm) Sốhoa/cây Tỉ lệ hoa cái (%) Vị trí xuất hiện hoa cái (vị trí nách lá) Tỉlệ đậu quả (%) Số hoa cái/cây Số hoa đực/câyCTĐC 248.3 29.4 6.6 3.2 71.2 4.49 1-23 75.00CT1 321.8 30.0 6.7 4.5 92.3 4.68 2-24 64.90CT2 344.9 31.2 6.8 4.4 108.5 3.89 4-22 63.78CT3 328.6 30.3 6.8 4.5 102.2 4.26 4-24 63.76CT4 351.7 32.9 7.0 4.4 92.5 4.72 3-28 72.88CT5 335.8 30.5 6.8 4.8 105.5 4.41 3-26 63.39* Số lá cuối cùng: Số lá cuối cùng là số lá đếm được ở lần theo dõicuối cùng, là tổng số lá chết đi và số lá xanh còn lại trên cây. Số lácuối cùng của các công thức dao động từ 29,4 – 32,9 lá/cây, đạt lớnnhất ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) là 32,9 lá/cây và thấp nhất ở CTĐC(trồng ngoài ruộng sản xuất) 29,4 lá/cây. Sự chênh lệch số lá giữa cáccông thức không quá lớn.* Đường kính thân cuối cùng:Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì thân cây không chỉ giúp cây đứngvững mà còn điều hoà sinh trưởng của cả bộ phận trên và dưới của câytrồng, đối với một số cây rau thì thân cây còn được sử dụng làm thựcphẩm. Do vậy đo đường kính thân cây là một trong những chỉ tiêu đểđánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.Đường kính thân cuối cùng giữa các công thức khác nhau không có sựkhác nhau nhiều, dao động từ 6,6 – 7,0 mm, trong đó CT4 có đường kínhthân to nhất (7,0 mm), thấp nhất là CTĐC (6,6 mm).Sự ra hoa đậu quả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, điều kiện ngoạicảnh đặc biệt là yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 và chế độ chămsóc. Theo Tạ Thu Cúc, 2000, hoa cái ra nhiều và sớm trong điều kiệnnhiệt độ là 18 ± 60C, thời gian chiếu sáng là 10 – 11 giờ/ngày, nồngđộ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ, ngược lại nếu nhiệt độ cao, thờigian chiếu sáng trên 14 giờ/ngày thì hoa cái ra muộn ở vị trí cao. Dựa vào bảng 6, kết quả cho thấy:* Số hoa đực/cây: Là yếu tố biến động lớn ở các công thức khoảng daođộng là 71,2 – 108,5 hoa/cây. Công thức có số hoa đực/cây cao nhất làCT2 (108,5 hoa/cây), tiếp đến là CT5 (105,5 hoa/cây), CT3 (102,2hoa/cây), các công thức còn lại có số hoa đực/cây đều dưới 100hoa/cây, trong đó thấp nhất là CTĐC (71,2 hoa/cây).* Số hoa cái trên cây và tỷ lệ hoa cái:- Số hoa cái/cây: Là chỉ tiêu rất quan trọng liên quan trực tiếp đếnnăng suất cây, số hoa cái càng nhiều thì tiềm năng năng suất càng cao.Số hoa cái/cây cao nhất là CT5 đạt 4,8 hoa/cây tiếp đến là CT1 và CT3(4,5 hoa/cây), có số hoa cái thấp nhất là CTĐC (3,2 hoa/cây).- Tỷ lệ hoa cái: Ở tất cả các công thức thì tỷ lệ hoa cái đều thấp,dao động trong khoảng từ 3,89 – 4,72%. Trong đó, tỷ lệ hoa cái thấpnhất là CT2 (50% đất + 50% trấu hun) đạt 3,89%, cao nhất là 4,72% ởCT4 (50% đất + 50% xơ dừa), các công thức còn lại tỷ lệ hoa cái từ4,26 – 4,68%.* Vị trí xuất hiện hoa cái:Ở các công thức hoa cái xuất hiện rải rác trên thân. Đối với CTĐC(trồng ngoài ruộng sản xuất) thì một số hoa cái xuất hiện ở ngay náchlá thứ 1, các công thức còn lại hoa cái có ở nách lá thứ 2, 3, 4. Vịtrí xuất hiện hoa cái cao nhất là ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) tại vịtrí nách lá 28 vẫn xuất hiện hoa cái, vị trí xuất hiện hoa cái caonhất ở các công thức còn lại dao động từ nách lá 22 – 26.- Tỷ lệ đậu quả: Thể hiện số hoa cái phát triển thành quả, tỷ lệ nàycàng cao thì số hoa cái thành quả nhiều, năng suất càng cao. Tỷ lệ đậuquả được quyết định bởi nhiều yếu tố như giống, nhiệt độ, ẩm độ khôngkhí,…và là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến năng suất của cây.Do phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tương đối lớn nên việc lựa chọnthời vụ, thời điểm trồng là vấn đề phải quan tâm nhiều.Qua bảng 6 ta thấy: CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) có số hoacái/cây ít nhất (3,2 hoa/cây) so với các công thức khác nhưng lại cótỷ lệ đậu quả cao nhất đạt 75%, lí do: dưa trồng ngoài ruộng sản xuấtnên quá trình thụ phấn thụ tinh nhờ côn trùng ở dưa chuột diễn rathuận lợi nên hiện tượng hoa cái bị thui do không được thụ phấn giảmhơn so với trong nhà lưới.Các công thức còn lại được bố trí trong nhà lưới và được thụ phấn bổsung song tỷ lệ đậu quả đạt 72,88% ở CT4 (50% đất + 50% xơ dừa), cáccông thức còn lại dao động từ 63,39 – 64,90%.4.1.5. Tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa chuột ở các công thức khác nhauSâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượngnông sản phẩm. Ngày nay khi lương thực đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầutiêu dùng của con người thì chất lượng nông sản ngày càng được quantâm, vì vậy các loại rau ngày nay đã được sản xuất theo quy trình sạchvà an toàn đối với người tiêu dùng. Những biện pháp kỹ thuật làm tăngkhả năng chống chịu sâu bệnh của cây mà không phải sử dụng đến thuốcbảo vệ thực vật, đây là hướng đi đúng đắn cần được phát triển trongthời gian lâu dài. Tuy nhiên ngày nay cây trồng lại bị nhiễm nhiềuloại sâu bệnh khác nhau rất đa dạng và phong phú, mức độ nhiễm bệnhnặng hay nhẹ phụ thuộc sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh(nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,…) và các biện pháp kỹ thuật trồng trọtnhư: bón phân, thời vụ, mật độ trồng. Ở dưa chuột thường xuất hiện mộtsố bệnh phổ biến như bệnh phấn trắng, sương mai, virus,…một số loạisâu hại thường xuất hiện và gây hại dưa chuột như sâu xám, sâu khoang,sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn, bọ rùa, rệp,…Kết quả theo dõi về tình hìnhsâu bệnh hại ở dưa chuột trên những nền giá thể khác nhau được trìnhbày trong bảng 7.Bảng 7: Tình hình sâu bệnh hại cây dưa chuột ở các công thức giá thể khác nhau.CT Sương mai Phấn trắng Virus Rệp Tỉ lệ cây bệnh (%) Mức độ bị hại Tỉ lệ cây bệnh (%) Mức độ bị hại Tỉlệ cây bệnh (%) Tỉ lệ cây bệnh(%) Mức độ bị hạiCTĐC 55.56 ++++ 44.44 +++ 13.89 33.33 +CT1 - - 33.33 +++ - 27.78 +CT2 11.10 +++ 36.11 ++ - 22.22 +CT3 5.56 ++ 27.78 +++ - 25.00 +CT4 - - 25.00 ++ - 13.89 +CT5 13.89 + 30.56 ++ 5.56 19.44 + Ghi chú: +: rất nhẹ, ++: nhẹ, +++: trung bình,++++: nặngTừ bảng 7, chúng tôi thấy:* Về bệnh hại: Ở các công thức xuất hiện bệnh sương mai, phấn trắng và virus.- Tỉ lệ cây bệnh: CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) bị nhiễm bệnhsương mai chiếm 55,56%, 44,44% nhiễm phấn trắng và 13,89% bị nhiễmvirus. Đây là công thức được đánh giá có khả năng chống chịu bệnh kémnhất. Trong khi đó cây trồng trên giá thể trong khay xốp ở những côngthức khác có tỉ lệ cây nhiễm sương mai từ 0 – 13,89%, từ 25 – 36,11%bị nhiễm phấn trắng và 0 – 5,56% nhiễm virus, trong đó CT4 (50% đất +50% xơ dừa) có tỷ lệ cây nhiễm các bệnh là không có hoặc số ít cây bịbệnh, cụ thể: nhiễm sương mai và virus 0%, phấn trắng 25%.- Mức độ bị hại: CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) nhiễm sương mai ởmức nặng, nhiễm phấn trắng mức trung bình. Trong khi đó, các công thứccòn lại không bị hại, bị hại rất nhẹ, nhẹ cho tới trung bình, trong đóCT1 (30% đất + 70% trấu hun) và CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) được đánhgiá là có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn cả.* Về sâu hại: Xuất hiện rệp chích hút lá cây ở mức độ nhẹ trong tất cảcác công thức, nhưng tỷ lệ cây bị hại cao nhất là CTĐC (33,33%), thấpnhất là CT4 (13,89%), các công thức còn lại dao động từ 19,44 –27,78%. Ngoài rệp gây hại còn có côn trùng cắn phá vào giai đoạn câycòn nhỏ là loại sên nhưng với số lượng ít và ít xuất hiện.Trước tình hình sâu bệnh hại dưa chuột, chúng tôi đã sử dụng nhữngbiện pháp phòng trừ kịp thời nên sâu bệnh hại không ảnh hưởng nhiềuđến năng suất, cụ thể: chúng tôi sử dụng thuốc Ary Green phun cho dưachuột để trừ bệnh sương mai, phun thuốc Actaza để trừ rệp. Riêng đốivới bệnh phấn trắng thì bệnh này xuất hiện vào đúng thời điểm thu quảnên chúng tôi không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ nhằm tránhảnh hưởng đến chất lượng quả, song bệnh cũng không ảnh hưởng lớn đếnnăng suất cây trồng.4.1.6. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả dưa chuột.* Chiều dài và đường kính quả: Là 2 chỉ tiêu quyết định trực tiếp đếnkhối lượng quả, từ đó quyết định đến năng suất cá thể. Ngoài ra còn là2 yếu tố mà thông qua đó có thể sử dụng phương thức chế biến phù hợpcho đặc điểm của quả đó.- Qua bảng 8 ta thấy: Chiều dài quả của các công thức dao động 21,25 –23,69 cm. Công thức có chiều dài quả cao nhất là CT4 (23,69 cm), côngthức có chiều dài quả thấp nhất là CTĐC (21,25 cm), còn lại là côngthức có chiều dài quả dao động trong khoảng từ 21,27 – 23,28 cm.- Đường kính quả: Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng và giátrị sử dụng. Đường kính quả dao động từ 4,3 – 4,37 cm. Công thức cóđường kính quả lớn nhất là CT3 và CT4 (4,37 cm), đường kính quả nhỏnhất là CT1 (4,30 cm), các công thức còn lại có đường kính quả nằmtrong khoảng từ 4,32 – 4,36 cm.* Độ dày thịt quả: Qua bảng kết quả ta thấy quả trong các công thứcthí nghiệm có độ dày thịt quả dao động từ 1,32 – 1,43, cao nhất là CT4(50% đất + 50% xơ dừa), thấp nhất là CT1 (30% đất + 70% trấu hun).Bảng 8: Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến đặc điểm cấu trúc vàchất lượng quả cây dưa chuột.CT Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày thịt quả (cm) Dưlượng Nitrat trong quả (mg/kg chất tươi)CTĐC 21.25 4.32 1.34 131.60CT1 21.27 4.30 1.32 139.12CT2 23.28 4.36 1.35 -CT3 22.45 4.37 1.37 145.92CT4 23.69 4.37 1.43 -CT5 23.14 4.33 1.35 -* Dư lượng Nitrat trong quả:Theo quy định chung của thế giới, để được gọi là rau sạch, rau tươiphải có lượng nitrat (NO3) thấp vừa phải. Nitrat khi vào cơ thể ở mứcbình thường không gây hại cho cơ thể, nhưng trong hệ tiêu hóa nitratđược khử thành nitric (NO2) là chất chuyển oxyhaemoglobin (chất vậnchuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được làmethaemoglobin. Nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng nitricsẽ nhiều lên và làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt độngcủa tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u dẫn đến bệnh ungthư.Việc tôn trọng quy định hàm lượng nitrat có trong rau sạch là rất quantrọng và cần thiết. Nếu không kiểm soát được hàm lượng nitrat trongrau sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và của cả cộng đồngnói chung.Trong thí nghiệm này, kết quả phân tích hàm lượng Nitrat trong quả ở 1số công thức đều dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tếthế giới WHO (150 mg/kg chất tươi), cụ thể: hàm lượng nitrat trong quảở CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) thấp nhất là 131,60 mg/kg chấttươi, CT1 (30% đất + 70% trấu hun) có hàm lượng nitrat trong quả139,12 mg/kg chất tươi và CT3 (70% đất + 30% trấu hun) là 145,92 mg/kgchất tươi. Ta nhận thấy, hàm lượng nitrat trong quả ở dưa chuột trồngngoài ruộng sản xuất nhỏ hơn hai công thức phối trộn giá thể trồng ởthùng xốp trong nhà lưới, lí do: bón cùng một lượng phân bón nhưnglượng phân mất đi do rửa trôi, do cỏ dại lấy đi ở ngoài ruộng sản xuấtnhiều hơn so với trong nhà lưới. Vì vậy, khi thu hoạch quả cùng mộtthời điểm thì lượng nitrat trong quả ở ngoài ruộng sản xuất nhỏ hơn sovới trong nhà lưới.4.1.7. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các yếu tố cấu thành năng suấtvà năng suất cây dưa chuộtNăng suất cây trồng là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, cũng làkết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và pháttriển của cây. Năng suất được cấu thành bởi các yếu tố như số quả/cây,khối lượng quả, tỷ lệ đậu quả, chiều dài quả, đường kính quả,… Các yếutố này quyết định trực tiếp đến năng suất cây dưa chuột và có quan hệchặt chẽ với nhau. Muốn tăng năng suất thì phải tăng một trong các yếutố trên, không thể đồng thời tăng các yếu tố đó cùng một lúc. Nếu sốquả/cây nhiều thì khối lượng quả giảm, như vậy năng suất có thể khôngtăng mà có thể giảm.Trong thí nghiệm để đánh giá giữa các giá thể chúng tôi xét đến cácnăng suất như năng suất cá thể, năng suất lý thuyết, năng suất thựcthu và các yếu tố cấu thành nên năng suất. Kết quả đánh giá đo đếmđược trình bày trong bảng 9 và đồ thị 3.Bảng 9: Ảnh hưởng của các giá thể trồng khác nhau đến các yếu tố cấuthành năng suất và năng suất cây dưa chuột.CT Khối lượng trung bình quả (g) Số quả/cây Tỉ lệ quả dị dạng (%) Năngsuất cá thể(g/cây) Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Khay(kg/khay) Quy ra m2(kg/m2) Khay (kg/khay) Quy ra m2 (kg/m2)CTĐC 201.25 2.4 29.17 483.00 - 4.35 - 3.68CT1 220.82 2.9 23.87 646.33 2.59 5.82 2.45 5.52CT2 216.71 2.8 26.37 606.00 2.43 5.45 2.32 5.22CT3 216.44 2.8 22.36 612.00 2.56 5.51 2.29 5.13CT4 225.72 3.2 20.69 728.00 2.80 6.55 2.77 6.23CT5 205.19 3.0 25.10 620.00 2.48 5.58 2.38 5.37Đồ thị 3: Năng suất dưa chuột- Khối lượng trung bình quả: Là một trong những chỉ tiêu quyết địnhnăng suất cá thể của cây. Công thức có khối lượng trung bình quả lớnnhất là CT4 (225,72 g/quả), sau đó đến CT1 (220,82 g/quả) và thấp nhấtlà CTĐC (201,25 g/quả).- Số quả/cây: Thể hiện số hoa đậu thành quả, phụ thuộc vào 2 yếu tố làsố hoa cái/cây và tỷ lệ đậu quả. Công thức có số quả trung bình/câycao nhất là CT4 (3,2 quả/cây), tiếp đến là các công thức: CT5 (3,0quả/cây), CT1 (2,9 quả/cây) và thấp nhất là CTĐC (2,4 quả/cây).- Tỷ lệ dị dạng: Dao động từ 20,69 – 29,17%. Tỷ lệ quả dị dạng thấpnhất ở CT4 (20,69%), cao nhất ở CTĐC (29,17%).- Năng suất cá thể: Phụ thuộc vào khối lượng trung bình quả và sốquả/cây, được tính bằng khối lượng trung bình quả × số quả/cây. Năngsuất cá thể càng cao thì năng suất thực thu càng tiến gần đến năngsuất lý thuyết, bởi vậy năng suất cá thể càng cao thì càng tốt. Theokết quả thu được thì CT4 có năng suất cá thể cao nhất đạt 728 g/cây,thấp nhất là CTĐC (483 g/cây).* Năng suất lí thuyết: Là chỉ tiêu cho thấy tiềm năng về năng suất củacây trồng có thể mang lại nếu cung cấp đầy đủ các điều kiện thuận lợinhất cho cây trồng phát huy hết khả năng của nó tức là trong điều kiệntối ưu. Nó là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất.Biết được năng suất lý thuyết để sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằmnâng cao năng suất thực tế thu được đến mức cao nhất có thể.- Năng suất lý thuyết khay: Qua bảng 9 cho thấy năng suất lý thuyếtkhay của dưa chuột CT4 (50% đất + 50% xơ dừa) là cao nhất (2,8kg/khay), thấp nhất là CT2 (2,43 kg/khay)- Năng suất lý thuyết quy ra m2 : Cho ta con số cụ thể hơn và chúngtôi vẫn nhận thấy CT4 cho kết quả cao nhất đạt 6,55 kg/m2, thấp nhấtlà CTĐC 4,35 kg/m2.* Năng suất thực thu: Là năng suất thực tế thu được trên một đơn vịdiện tích. Nó là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của sản xuất cũng nhưtính khả thi khi áp dụng biện pháp kỹ thuật trong thực tế. Năng suấtthực thu luôn luôn nhỏ hơn nhỏ hơn năng suất lý thuyết vì còn chịu sựtác động của các yếu tố ngoại cảnh,… Nếu giá trị năng suất thực thucàng gần năng suất lý thuyết tức là cây sinh trưởng, phát triển tốt,có khả năng chống chịu cao với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.- Năng suất thực thu khay: Năng suất thực thu khay cao nhất ở CT4(2,77 kg/khay), sau đó đến CT1 (2,45 kg/khay), CT5 (2,38 kg/khay), CT2(2,32 kg/khay), thấp nhất là CT3 (2,29 kg/khay).- Năng suất thực thu quy ra m2: Năng suất thực thu quy ra m2 cao nhấtđạt 6,23 kg/m2 ở CT4, tiếp đến là 5,52 kg/m2 ở CT1, thấp nhất là CTĐC(3,68 kg/m2).Qua đồ thị 3, chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu khay và năng suấtlý thuyết khay của các công thức chêch lệch nhau không nhiều, đặc biệtCT4 có năng suất thực thu khay đạt giá trị gần bằng năng suất lýthuyết khay. Điều này chứng tỏ, tiềm năng năng suất của giống đã đượcphát huy gần hết và đây là điều mà người sản xuất mong muốn.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột trong khay xốp sửdụng các cá thể khác nhauTrong trồng trọt kinh doanh hàng hoá với số lượng lớn thì lợi ích kinhtế luôn đặt lên hàng đầu để đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Trồngrau trong giá thể trong các hộ gia đình ở thành phố ngoài việc giảiquyết vấn đề rau sạch an toàn cho gia đình, nó còn góp phần trang tríngôi nhà thêm đẹp, giúp người trồng có thời gian thư giãn giảm stresstrong cuộc cuộc sống. Với các hộ gia đình bố trí một vài thùng rautrên ban công, trên lan can, cửa sổ để trang trí thì chi phí bỏ ra sovới lượng rau sạch thu được từ việc trồng trọt này là không đáng kể.Tuy nhiên trong thí nghiệm này chúng tôi sơ bộ hạch toán kinh tế nhằmtìm ra loại giá thể thích hợp để giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệuquả sản xuất.Bảng 10: Chi phí đầu tư cho việc trồng dưa chuột trong khay xốpHạng mụcđầu tư Số lượng Đơn vị tính Đơn giá (đồng) Chi phí (đồng) Khấu hao(%) Thành tiền (đồng)Chi phí khả biến1. Giống 0.12 g 3000 360 100 3602. Hộp xốp 1 Khay 3000 10 3003. Giá thểCT1 0.03 m3 10.361 25 2590CT2 0.03 m3 9603 25 2401CT3 0.03 m3 8844 25 2211CT4 0.03 m3 11019 25 2755CT5 0.03 m3 9678 25 24204. Phân bón 395Phân đạm 17 g 7 100 119Phân kali 22 g 10 100 220Phân bón lá Pomior 1.4 ml 40 100 56Chi phí công lao động 24001. Chuẩn bị hộp xốp 0.2 giờ 7500 10 1502. Gieo trồng chăm sóc 0.3 giờ 7500 100 2250 Ghi chú: 1 công lao động= 8h = 60.000 đồngSố liệu ở bảng 10 cho thấy các công thức giá thể khác nhau cho chi phíkhác nhau. Trồng dưa chuột với các công thức phối trộn giá thể khác nhau trongkhay xốp ở trong nhà lưới có chi phí về giống, hộp xốp, phân bón vàcông lao động như nhau, nhưng chi phí cho giá thể khác nhau. Chi phígiá thể dao động từ 2211 – 2755 đồng/khay. Như vậy sử dụng giá thể tựphối trộn rẻ hơn nhiều so với giá thể mua ngoài thị trường.Một khay trồng dưa chuột có chi phí giống + khay xốp + giá thể + phânbón + công lao động là từ 5306 – 5850 đồng.Như vậy nếu không kể công lao động thì chi phí thực cho 1 khay trồngdưa chuột là 2906 – 3450 đồng.Với năng suất thực nghiệm thu được và giá bán lẻ dưa chuột thực tế ởcác chợ tại thời điểm thu hoạch là 6.000 đồng/kg, chúng tôi sơ bộ đánhgiá hiệu quả kinh tế, kết quả được trình bày ở bảng 11.Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa chuột trên các loại giá thểkhác nhau ( tính trên 1m2)CT Chi phí khả biến (đồng) Công lao động (đồng) Tổng chi (đồng) Năngsuất (kg/m2) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng)CT1 8201.25 5400.00 13601.25 5.52 33120.00 19518.75CT2 7775.44 5400.00 13175.44 5.22 31320.00 18144.56CT3 7348.50 5400.00 12748.50 5.13 30780.00 18031.50CT4 8571.94 5400.00 13971.94 6.23 37380.00 23408.06CT5 7817.63 5400.00 13217.63 5.37 32220.00 19002.38 Với diện tích 20 m2 đặt được 45 khay xốp trồng dưa chuột trong nhàlưới thì 1 m2 sẽ trồng bố trí được 2,25 khay xốp.Qua bảng 11 chúng ta có thể đánh giá chính xác nhất hiệu quả kinh tếcủa phương pháp trồng rau trong khay xốp. Do diện tích trồng nhỏ nênnăng suất chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu bữa ăn hàng ngày của người dân.Điều quan tâm lớn nhất của phương pháp này là cung cấp cho gia đìnhrau sạch, rau an toàn. Với thí nghiệm này thì trồng dưa chuột trên những thành phần giá thểkhác nhau trong khay xốp đều có lãi, trong đó CT4 (50% đất + 50% xơdừa) cho lãi cao nhất (23408,06 đồng/m2), tiếp theo là CT1(30% đất +70% trấu hun) (19518,75 đồng/m2), đây là một mức lãi rất cao. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ5.1. Kết luận:Qua theo dõi đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suấtcủa dưa chuột với các nền giá thể khác nhau, chúng tôi sơ bộ rút ramột số kết luận sau:* Về đặc điểm sinh trưởng, phát triển:Thành phần giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,phát triển của cây dưa chuột khác nhau.- CTĐC (trồng ngoài ruộng sản xuất) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất(67 ngày), các công thức còn lại có thời gian sinh trưởng dài hơn (70ngày).- Trong 6 loại công thức nghiên cứu thì thành phần giá thể gồm 50% đất+ 50% xơ dừa (CT4) thích hợp nhất đố với sinh trưởng, phát triển củacây dưa chuột, biểu hiện ở chiều cao cây cuối cùng 351,7 cm, nhiều lánhất 32,9 lá/cây, thân to, mập (đường kính thân 7,0 mm). CTĐC (trồngngoài ruộng sản xuất) có chiều cao cây cuối cùng, số lá cuối cùng,đường kính thân nhỏ nhất.- Các công thức có tỷ lệ đậu quả cao là CTĐC (75%), CT4 (72,88%).* Về khả năng chống chịu sâu bệnh- Các công thức bị nhiễm bệnh ở mức rất nhẹ đến nặng, riêng CT1, CT4không bị nhiễm sương mai, CT1, CT2, CT3 và CT4 không bị bệnh virus.Còn CTĐC lại là công thức bị nhiễm các bệnh ở mức độ bị hại nặng và sốcây bị hại nhiều hơn so với các công thức khác.- Các công thức đều bị rệp gây hại nhưng ở mức độ rất nhẹ, song tỷ lệcây bị hại khác nhau trong từng công thức. Tỷ lệ cây bị hại cao nhất ởCTĐC (33,33%), thấp nhất là CT4 (13,89%).- Về năng suấtCác nền giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau. CT4 (50% đất + 50%xơ dừa) đạt NSTT khay cao hơn cả, tương ứng là 2,77 kg/khay.- Về hiệu quả kinh tế:Các công thức đều cho hiệu quả kinh tế. Trong đó CT4 (50% đất + 50% xơdừa) có hiệu quả cao nhất với tổng thu 37380 đồng/m2, lãi thuần đạt23408,06 đồng/m2.Kết luận chung:- Dưa chuột trồng ngoài ruộng sản xuất sinh trưởng, phát triển, đạtnăng suất thấp hơn so với trồng trong khay xốp ở trong nhà lưới.- Giá thể thích hợp nhất cho cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển,năng suất cao là 50% đất + 50% xơ dừa.5.2. Kiến nghị- Do thời gian thực tập có hạn nên các kết quả nghỉên cứu thu được củachúng tôi chưa thể hoàn chỉnh, đề nghị tiếp tục tiến hành nghiên cứuđể đưa ra các kết quả hoàn chỉnh. Thí nghiệm cần lặp lại nhiều lần đểđánh giá hiệu quả của giá thể trồng phù hợp trên nhiều loại rau khácnhau.- Đề nghị tiến hành các thí nghiệm tương tự ở các mùa vụ khác nhau đểxác định giá thể thích hợp cho từng vụ, từng loại rau để có thể hoànthành quy trình kỹ thuật phổ biến cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu trong nước1. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình Câyrau, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.2. Nguyễn Tường Đoàn, Ngô Quang Văn (1997), Kinh nghiệm gieo trồngdưa, bầu bí, NXB Nông thôn, Hà Nội.3. Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001), Sổ tay người trồng rau, NXBNông nghiệp, Hà Nội.4. Trần Khắc Thi (1985), Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa chuột,Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.5. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (1995), Cây dưa chuột- Kỹ thuậttrồng trọt và chế biến rau xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.6. Mai Thi Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau vàtrồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.7. Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình phân bón cho cây trồng, NXB Nôngnghiệp, Hà Nội.8. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), Cẩm nang trồng rau, NXB Mũi Cà Mau.9. Viện Thổ Nhưỡng Nông hoá (2003), Báo cáo bước đầu thực hiện đề tàinăm 2002: Nghiên cứu sản xuất giá thể dinh dưỡng cho vườn ươm câytrong nông lâm nghiệp (từ năm 2002-2004), Hà Nội.10. Dương Thiên Tước (1997), Nghề làm vườn, NXB Giáo dục, Hà Nội.11. Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (2003), Báo cáo tổng quan hiện trạngvề tình hình sản xuất rau an toàn tại địa bàn Hà Nội, Hà Nội.12. Ngô Thị Hạnh (1997), Kỹ thuật gieo cải bao, Tạp chí khoa học kỹthuật rau quả số 5/1997- Tin tức ra hàng tháng, Viện nghiên cứu Rauquả, Hà Nội.13. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001), “Tình hình sản xuất rautại Lâm Đồng- Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới có mái che tại ĐàLạt”, Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụở các tỉnh phía Nam- Tập 1, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miềnNam, Tổ chức hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Trung tâm nghiên cứuphát triển rau đậu châu Á (AVRDC), 22-27/10/2001, tp Hồ Chí Minh.14. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình Cây rau, NXB Nông nghiệp.15. Ngành rau quả ở Việt Nam – Viện nghiên cứu chính sách lương thựcquốc tế, Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ hợp tác kinh tế quốctế Đức (BMZ).II. Tài liệu nước ngoài16. Karen Demboski, Annette Swanberg và Jane C. Martin, 2001.Container Vegetable Gardening. Ohio State University FactSheet. FyffeCourt, Columbus, OH43210-109617. J.C. Lawtence and J.Neverell (1950), Seed and potting compostsed,Allen and Unwin, London, England.18. Ros, N.E., P.J.Stoffella, and H.H.Bryan (1993), Municipal solidwaste compost suppresses weeds in Vegetable crop alleys, Hort Science28: 1171-1172. Texax A & M University Research and Extension Center,Rt.2, Box 1 Stephenville, TX 76401 USA.19. Asian Vegetable Research and Development Center (1992), VegetableNursery Management Techniques, Training Office, InternationalCooperation Program 199220. J.W.Masstalerz (1977), The greenhouse environment, Wiley, New York.21. A.C.Bunt (1965), Laomless composts glasshouse crops ResearchInstitute Annual Report 196522. Beverly, R.B, and V.L.Guzman (1985), Lettuce varietal response.tosoilos and foliar nutritional applications on Terra Ceia muck. SoilCrop Sic. Soc. Fla. Proc. 44:88-90.III. Tài liệu trên Internet:23. WWW.extention.Iastate.edu/Pages/pubs/.24. 25. 26. 27.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dua chuot.doc