Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03, tại TP. Cần Thơ

Để đảm bảo cho nụ phát dục bình thường và ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp chất dinh dưỡng. Để cây sinh trưởng tốt thường xuyên ngắt bỏ lá già úa, lá sâu, bệnh. Tỉa lá để cây đủ thông thoáng, đủ ánh sáng, giảm sâu bệnh. Hoa quá nhiều cây không đủ dinh dưỡng nuôi hoa nên hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa bị dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Do vậy khi thấy số nụ nhiều quá nên tỉa bớt.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5281 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03, tại TP. Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nói đến vẻ của đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nghề trồng hoa kiểng là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị thiết thực mà nó đem lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD. Còn ở Việt Nam, so với năm 1995, diện tích hoa cây cảnh năm 2010 đã tăng 4,6 lần, giá trị sản lượng tăng 15,67 lần đạt 3.564 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 20 triệu USD. Hiện nay, đã có nhiều mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập đạt 600 triệu đến trên 2 tỷ đồng ( Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nhằm đảm bảo tính ổn định trong sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) là một loại hoa đẹp, hình dáng, màu sắc phong phú đa dạng từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím… hoa có kích thước to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa hoa có độ bền lâu và đặc biệt là khả năng ra hoa quanh năm, tỷ lệ hoa thương phẩm cao, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu liên tục trong 4 đến 5 năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao nên hiện nay đang là một trong 10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thế giới. Vì thế diện tích trồng hoa đồng tiền ngày càng được mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng. Nhờ những đặc điểm ưu việt trên, hoa đồng tiền đã được thị hiếu người tiêu dùng rất ưa chuộng và hiện đang là loại hoa có giá trị kinh tế cao. Nắm bắt được thực trạng đó rất nhiều người làm vườn đã chuyển sang trồng hoa đồng tiền và đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên việc bố trí thí nghiệm để xác định được chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hoa đồng tiền, để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất hoa cao hiện đang là vấn đề mà rất nhiều bà con quan tâm và là việc làm cấp bách hiện nay. Mặt khác, TP Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học của cả Trung ương và địa phương, đây là thị trường tiêu thụ hoa lớn cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hoa ở địa bàn TP hiện nay còn mang tính chất manh mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu, sản lượng hoa thấp, chủng loại hoa đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Với những lợi thế của mình TP Cần Thơ không chỉ thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, thương mại mà nơi đây còn ẩn chứa một tiềm năng phát triển các loại hoa có giá trị kinh tế cao. Để giải quyết những khó khăn trên nhằm góp phần bổ sung và xây dựng hoàn thiện quy trình bón phân cũng như xác định được loại phân bón với liều lượng thích hợp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng hoa đồng tiền chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03, tại TP. Cần Thơ” được thực hiện nhằm: 1.1 Mục đích nghiên cứu Xác định loại phân cũng như liều lượng thích hợp cho cây hoa đồng tiền sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt cho thu nhập cao trên địa bàn TP Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15 đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền Gerbera jamesonii màu cam ĐT.03 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng nhân nhanh của chồi hoa đồng tiền, khả năng phát triển chiều dài cuống lá, chiều dài phiến lá, chiều rộng lá, số lá. - Xác đinh ảnh hưởng của NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15 đến thời điểm ra hoa, số lượng hoa, thời điểm hoa tàn. 1.3 Lợi ích của đề tài - Có ích trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: bổ xung những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, góp phần củng cố lý thuyết đã học. - Có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: xác định được loại phân cũng như liều lượng phân bón thích hợp nhất, cho năng suất cao, chất lượng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa đồng tiền Gerbera jamesonii tại TP. Cần Thơ. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt có thu nhập cao trên địa bàn TP. Cần Thơ. CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ HOA ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii) 1.1.1 Nguồn gốc Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus (còn gọi là hoa Mặt trời hay hoa Phu Lăng), là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hoa hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn…). Chi hoa đồng tiền Gerbera là một chi trong tổng số loài cây cảnh của họ cúc Asteraceae, được Robert Jameson phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi năm 1697. (Theo nguồn thông tin từ Chi Gerbera có khoảng 30-100 loài, các loài trong chi này có cụm hoa dạng đầu lớn với các hoa tia hai môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng, hay đỏ… cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt (Nguyễn Văn Hồng, 2009). Theo Nguyễn Thị Vân (2008) Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây cảnh trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống tồn tại trong vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa G.jamesonii và một loài hoa khác ở Nam Phi là G.viridifolia, giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. 1.1.2 Phân bố Hoa đồng tiền được trồng ở nhiều nước trên thế giới điển hình là: Hà Lan, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc....Theo thống kê năm 1996 diện tích trồng hoa của Trung Quốc chiếm 75.000 ha, giá trị sản lượng đạt 600 triệu đôla Mỹ. Trong khi đó tại Hà Lan trồng 8017 ha giá trị sản lượng 3 tỷ 590 triệu đôla Mỹ gấp 56 lần Trung Quốc. Đạt doanh thu khủng như thế là do Hà Lan đã áp dụng rộng rãi nhu cầu công nghiệp hoá tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất ( Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được du nhập vào nước ta từ những năm 1940 và đến nay đã phát triển ra nhiều tỉnh thành trong cả nước…trồng tập trung và chủ yếu ở các vùng trồng hoa truyền thống như là: Ngọc Hà, Sa Pa, Đà Lạt…Hiện nay, diện tích hoa đồng tiền chiếm tới 8% trong cơ cấu chủng loại sản xuất hoa cả nước và không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được người trồng nhập về từ nhiều nguồn khác nhau không qua khảo nghiệm đánh giá một cách hệ thống cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng (Hoàng Văn Nam, 2011). 1.1.3 Phân loại Tên gọi Gerbera được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber Giới (regnum): Plantae (không phân hạng): Angiospermae (không phân hạng): Eudicots (không phân hạng): Asterids Nghành (Divisio): Magnoliophyta Lớp (Class): Magnoliosida (lớp 2 lá mầm) Bộ (ordo): Asterales Họ (familia): Asteraceae (họ cúc) Phân họ (subfamilia): Mutisioideae Tông (tribus): Mutisieae Chi (genus): Gerbera ( 1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1.2.1 Rễ Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khoẻ, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra (Nguyễn Văn Hồng, 2009). 1.2.2 Thân Theo nguồn thông tin từ Sở NN & PTNN Lâm Đồng: Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, có chiều cao từ 45 – 63cm, lá và hoa phát triển từ thân. 1.2.3 Lá Lá dài khoảng 15-25cm, rộng 5-8cm, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc từng loại giống), mặt dưới lá được bao phủ lớp lông mịn, có khoảng 10 lá trên một cây. Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 45o. Lá có hình lông chim, mặt lưng lá có lớp lông nhung (Nguyễn Xuân Linh, 1998). 1.2.4 Hoa Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một (Hà Tiểu Đệ và ctv, 2000). 1.2.5 Quả và hạt Quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, trọng lượng một gam hạt có khoảng 280 - 300 hạt (Đặng Lâm Trúc, 2009). 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii) 1.3.1 Nhà che Đồng tiền không chịu mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy khi trồng cần phải làm nhà che để tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ. Nhà che phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật: kết cấu mái hở, lợp bằng tấm nhựa hoặc màng nilon màu trắng, chắn lưới xung quanh chống côn trùng, có hệ thống che nắng bằng lưới cản quang, xung quanh phải có rãnh để thoát nước ( 1.3.2 Độ thông gió Mùa Hè trồng đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ lưới xung quanh để hạ thấp nhiệt độ, tránh nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ. Mùa Đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nồng độ CO2 không những có lợi cho quang hợp mà làm cho màu sắc hoa tươi hơn ( 1.3.3 Giá thể trồng hoa đồng tiền 1.3.3.1 Tro trấu Trong vỏ tro trấu, chứa các thành phần chính: cellulose, lignin thì nó còn chứa một lượng đáng kể các oxit kim loại. Nhờ vậy, mà tro trấu có nhiều ưu điểm nhất định: có thể dùng làm phân bón rất tốt, dùng làm giá thể cho cây trồng, khi phối trộn giá thể tro trấu vào đất sẽ tạo được độ thông thoáng trong đất, làm cho đất tơi xốp, giúp thoát nước tốt, thoáng khí chính vì thế làm tăng khả năng tiếp xúc giữa diện tích đất, giá thể và rễ cây, giúp rễ cây ăn sâu và lan nhanh trên tầng đất mặt một cách dễ dàng (Ngô Bảo Khuyên, 2011). 1.3.3.2 Mụn dừa Theo Nguyễn Ngọc Cao Thư, (2010) mụn dừa có nhiều ưu điểm: Tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, không có kim loại nặng, có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ sinh hóa và là nguyên liệu thể không thiếu trong việc trồng hoa đồng tiền. (Nguyễn Thanh Tùng, 2011). Việc bổ sung mụn dừa vào môi trường còn góp phần giúp cho sự phát triển của cây con. Ta có thể sử dụng mụn dừa phối trộn chung với đất thịt và tro trấu, nhưng phải qua xử lí bằng cách ngâm nước và xả cho hết độ mặn và giảm nồng độ của các độc tố, sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ sau này (Đỗ Lãng, 2004). 1.3.4 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15-25OC, tuy nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30-40OC nếu nhiệt độ 35 OC cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu (Ngô Hoài Nam, 2011). 1.3.5. Ẩm độ Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60-70%, ẩm độ không khí từ 55-65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng và phát triển. Trồng đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và sâu bệnh phát triển (Đặng Lâm Trúc, 2009). 1.3.6 Ánh sáng Đồng tiền là cây phản ứng mạnh với cường độ ánh sang. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, chính nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra hợp chất Carbohydrat (C6H12O6) cho quá trình sinh trưởng. Song khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm, nắm bắt được đặc điểm trên, trong trồng trọt người ta có thể trồng đồng tiền vào mùa nằng nóng bằng cách che lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển tốt phục vụ mục đích thương mại (Mai Thu Hương 2006). 1.3.7. Đất Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, màu mỡ, nhiều mùn, thoáng khí, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, hết sức tránh trồng đồng tiền ở những nơi đất trũng (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). 1.3.8. Nước tưới Theo Đặng Văn Đông và ctv (2000) và Phạm Thị Lịnh (2011): Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt đất vì vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho ngấm lên trên. Đồng tiền không ưa ẩm quá, chúng dễ bị ngập úng vì vậy 2-3 ngày tưới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết . 1.3.9 Phân bón Theo Phạm Thị Mai Chinh (2005): phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh, phân vô cơ: đạm (N), lân (P), kali (K) và phân vi lượng: Cu, Fe, Zn, B, Co…có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của hoa đồng tiền. - Phân vô cơ: N: Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Thiếu N cây sinh trưởng kém, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém. Thừa N thân lá mềm, yếu, dễ bị ngã, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. P: Thiếu lân lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém. Hoa đồng tiền cần lân nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa. Tuỳ theo từng loại đất mà sử dụng các loại phân khác nhau, đất trung tính nhiều mùn dùng super lân, đất chua sử dụng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit. K: Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Thiếu K đầu chóp lá già vàng và chết khô, cuống hoa mềm, màu sắc nhợt nhạt, hoa chóng tàn. Kali cũng giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua). Ca: Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô nhưng lá già vẫn duy trì được trạng thái bình thường. Canxi giúp cho cây tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng độc của các axit hữu cơ. - Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây hoa đồng tiền cần, nó tạo sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng thời cải tạo đất (tăng độ mùn và độ tơi xốp). Phân hữu cơ thường được bón lót (phân phải được ủ hoai mục). - Các nguyên tố vi lượng: Rất cần cho đồng tiền. Triệu chứng thiếu vi lượng: + Thiếu Mg: Lá giòn, cong queo, có khi chuyển sang màu đỏ, lá ra ít, cuống lá dài, nhỏ, gân lá non cứng và gồ ghề lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ. + Thiếu Fe: Phiến lá vàng nhạt, gân lá trắng, cây ngừng sinh trưởng. + Thiếu Cu: Lá non cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh ngọn, sau đó cả cây bị chết. * Phân NPK 16-16-8 Đóng vai trò qua trọng trong việc điều hòa dinh dưỡng cây trồng, giúp cây phát triển tốt, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất ( * Phân NPK 20-20-15 Giảm thất thoát phân bón, giảm lượng bón, tăng hiệu quả kinh tế, cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, tăng đề kháng sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản và độ phì đất, giảm ô nhiễm nguồn đất và nước, bảo vệ môi trường sinh thái ( 1.3.10 Sâu bệnh hại và cách phòng trừ * Sâu hại Ø Nhện chân tơ Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2005) và Phạm Thanh Phong (2008): Bệnh thường xuất hiện ở lá nõn, mặt dưới lá non và nụ non, chúng chích hút dịch nhựa của lá và nụ. Lá bị hại cong ngược lên, có nhiều nốt phồng, có bóng dầu, lá dòn cứng. Nụ bị hại cánh hoa nhạt màu, phần lớn không nở được, nếu có nở được thì cánh hoa cũng bị xám, co ngắn lại và có rất nhiều đốm trắng nhỏ màu tối. Phòng trừ bằng cách sử dụng: Polytrin P440EC (15-20ml/bình 8lít), Pegasus 500 EC (5-10ml/bình 8lít). Ø Bọ trĩ (Stenchactothrips bifomis Bagnall) Sâu non và trưởng thành chích hút hoa. Cánh hoa bị hại có chấm trắng, cong lại. Con trưởng thành có chiều dài 1mm, con cái màu nâu, con đực màu trắng vàng, có viền, cánh trước và cánh sau xếp thành hàng, con non không có cánh, có thể phun phòng trừ bằng Bassa 50EC (15-20ml/bình 8 lít), Suprathion 40EC (15-20ml/bình 8 lít) (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). * Bệnh hại Ø Bệnh thối gốc (Fusarium sp) Thời kỳ đầu triệu chứng biểu hiện là lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra khi nhổ cây rễ trong đất long ra. Bệnh này khi đã phát sinh thành dịch thì rất khó chữa nên chủ yếu phòng là chính, cách phòng bệnh như sau: - Tiêu độc đất bằng Formol 37% làm loãng 30 lần, phun vào đất rồi dùng nilon phủ đất 10-15 ngày, sau đó xới đất cho thuốc bốc hơi lên hết rồi trồng cây. - Vệ sinh thường xuyên. - Sử dụng một số loại thuốc hóa học trừ bệnh: Benlate C (15-20g/bình 8lít), Validamycin 50SC 10-20ml/bình 8lít (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). Ø Bệnh đốm lá (Cercospora sp) Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gãy gục dẫn đến héo. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC 10-15 ml/bình 8 lít; Topsin M70 NP 8-10 g/bình 8 lít, (Phạm Thanh Phong, 2006). 1.3.11 Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng khí: CO2, O2,SO2 …đặc biệt là lá cây, các chất này được hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tầng cutin bên ngoài cùng của lá có thể thay đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên tầng này có nhiều lỗ siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (1010 lỗ/ cm2). Các lỗ này có đường kính 1 nm do đó dễ dàng cho các chất hòa tan có kích cỡ lớn nhất là urê (đường kính 0,04 nm) đi qua nhưng nó lại không cho các phân tử có đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ) đi qua (Nguyễn Văn Hồng, 2009) Thuật ngữ "Foliar application" đã rất nổi tiếng ở các nước phát triển châu Âu và châu Mỹ, đó là một phương pháp dùng phân khoáng dạng dung dịch để phun lên lá cung cấp dinh dưỡng cho cây, một phương pháp đặc biệt có hiệu quả nhanh và có nhiều ưu điểm nổi bật. Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sau đây: - Tầng đất mặt nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế. - Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất. - Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố trung lượng như: Mg, S và nguyên tố vi lượng được yêu cầu liều lượng nhỏ, phương pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu của cây khi được sử dụng 2-3 lần vào những thời điểm thích hợp. - Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút cây có thể hấp thu ngay do vậy rất có hiệu quả điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng (ngay cả đối với các nguyên tố đa lượng như: đạm, kali) của cây khi chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này các chất dinh dưỡng tập trung vào cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởng của bộ rễ, giảm hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được tình trạng này. - Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, có thể đạt 90%-95% so với 40-45% với đạm khi bón vào đất do đó hạn chế ô nhiễm đất, và nguồn nước ngầm. - Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện tượng đối kháng ion giữa K+ và Mg2+, khi đó dinh dưỡng vào đất không có hiệu quả thậm trí làm cho cây chết do mất cân bằng. - Bón phân Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các nguyên tố đó trong nông sản, cải thiện vấn đề đang được nhân loại cũng như các nhà dinh dưỡng cây trồng đặc biệt quan tâm. - Giảm sự ô nhiễm đất do sự hấp thu cao. - Việc xác định giai đoạn mất cân bằng dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng để bổ xung dinh dưỡng kịp thời - Đối với phương pháp dinh dưỡng qua lá ta có thể cải thiện và nâng cao hàm lượng của các nguyên tố khoáng trong nông sản. Bón N ở giai đoạn cuối có thể tăng 10-15% protein bằng con đường dinh dưỡng qua lá Theo nghiên cứu của : Sử dụng Phân bón lá hữu cơ sinh học - KH giảm được chi phí cho nhà nông; không độc hại cho người sử dụng và môi trường. Chẳng hạn, nếu 1 ha bị ngập mặn từ 0,3 - 0,6%, diện tích thu hoạch không đáng kể hoặc mất trắng thì khi đưa sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học KH vào chăm bón, khi thu hoạch lợi nhuận tăng bình quân 4.050.000 – 6.750.000 đồng/ha. Nếu áp dụng với diện tích lớn hàng ngàn ha, sẽ đưa lại một con số không hề nhỏ. Có thể thấy rằng, mặc dù chi phí cho sản xuất ít nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, cây trồng sẽ kịp thời vụ. Sử dụng sản phẩm KH còn giảm được từ 20% - 30% lượng phân bón vô cơ khác và giảm được một lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhờ đó, hạn chế được sự độc hại cho sản phẩm nông sản cũng như hạn chế sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật của nhà nông, nâng cao tính an toàn lao động. Sử dụng sản phẩm KH không chỉ giảm được chi phí và công sức trong việc thau chua, rửa mặn của nhà nông và sự đầu tư của Nhà nước về hệ thống kênh mương tưới, tiêu để cải tạo đất; mà còn bảo vệ sinh thái môi trường ( Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có mặt trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như aminoaxit, axit nucleic, diệp lục, protein… và các hợp chất thứ cấp. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất quyết định đến năng suất, phẩm chất cây trồng. + Hoa mầu đỏ nếu cung cấp đạm hoặc các hợp chất các bon quá nhiều sẽ làm cho hoa đỏ nhạt đi. + Hoa cúc thu mầu xanh thiếu đạm sẽ biến thành mầu xanh nhạt, thậm chí thành mầu trắng (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón ure qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở hạt và các bộ phận khác của cây. Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tượng rửa trôi, xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém, làm cho nguyên tố đạm luôn luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây đang là một vấn đề được các nhà khoa học về nông nghiệp hiện đại đang tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện, nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản từ đó thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu ngày càng cao của con người ( 1.3.11.1 Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng. Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến đối với các vùng đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đặc điểm là đất dốc, nghèo dinh dưỡng do thường xuyên bị xói mòn rửa trôi, nên đất có kết cấu kém, hàm lượng N và Mg bị rửa trôi lớn hơn so với các nơi khác. Hiện tượng thiếu Mg còn làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các nguyên tố khác, cũng như sự hấp thu nước dẫn đến làm giảm hiệu lực của phân bón dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất của cây trồng. Do đó việc cung cấp Mg cho cây trồng thông qua con đường bón phân qua lá là rất cần thiết. 1.3.11.2 Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Lý (2005), Nguyễn Xuân Linh (1998) đã sử dụng kích phát tố của Công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: việc sử dụng phân bón lá này với liều lượng 1g thuốc pha với 1lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại lên cành giâm, cứ 3-5 ngày phun 1 lần, có thể đảm bảo 80-90% số cây ra rễ, với thời gian rút ngắn so với đối chứng 3-4 ngày. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Nông hóa - Thổ nhưỡng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa công bố phân bón lá FID, không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà c òn có thể bổ sung iốt cho con người thông qua lượng iốt hòa tan trong cây. Qua thử nghi ệm chế phẩm này cho kết quả khả quan trên các loại đất phù sa sông Hồng ở Hà Nội, Hà Tây, đất bạc mầu ở Sóc Sơn (Hà Nội), đất đỏ vàng ở Hòa Bình, đất Badan ở Buôn Mê Thuột…Phân bón lá FID đều làm tăng lượng iốt và năng suất đáng kể. Cụ thể năng suất lúa tăng 13%, đậu tương tăng 15%, rau muống 23%, đậu côve tăng 25%, rau xà lách tăng từ 21 -25%, cải đông dư tăng 13%. Hàm lượng iốt ở lúa tăng lên 3 lần, cải Đông dư tăng 1,5 lần, xà lách 3 lần, đậu côve 4-5 lần. Theo nghiên cứu của (Nguyễn Thị Kim Lý, 2005): sử dụng các loại phân bón lá cho chè Shan giâm cành đều có ảnh hưởng tốt và có hiệu quả kinh tế cao trong đó loại phân thích hợp nhất là phân Pepnac P làm cho cây con có bộ lá, thân, rễ, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 91,5%, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,5%, giảm được giá thành và tăng được lãi xuất. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian thực hiện Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 2/5/2013 – 2/7/2013 2.1.2 Địa điểm thực hiện Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ. Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 2.1.3 Phương tiện thí nghiệm Giống: Cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT.03 được mua từ Bộ môn Hoa và Cây cảnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Giá thể: Mụn dừa, tro trấu, đất thịt tỉ lệ: 1:1:1. Phân bón: + NPK 16-16-8: Gồm: N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%, S: 13%, SiO2, CaO, MgO, Cu, Zn, Fe: 0,7%. + NPK 20-20-15: Gồm: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 15%, CaO: 0,03%, MgO: 0,02%, và các nguyên tố vi lượng khác: Cu, Zn, Fe, Mn, Bo, Mo, Co… 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT), 3 lần lặp lại, 3 cây /lần lặp. I1 III2 IV3 II1 II2 III3 I2 IV1 I3 IV2 II3 III1 Hình 2.1 Sơ đồ thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên Trong đó: I, II, III, IV: Số NT 1, 2, 3: Số lần lặp lại/NT Các nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức 1 (NT1): bón 0,5g NPK 16-16-8/chậu. Nghiệm thức 2 (NT2): bón 1g NPK 16-16-8/chậu. Nghiệm thức 3 (NT3): bón 0,5g NPK 20-20-15/chậu. Nghiệm thức 4 (NT4): bón 1g NPK 20-20-15/chậu. 2.2.2 Thực hiện thí nghiệm 2.2.2.1 Giống Cây con hoa đồng tiền đã ra mô được mua về từ Bộ môn Hoa và Cây cảnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, sau đó cho vào chậu để cây ổn định một tuần lễ. 2.2.2.2 Giá thể Mụn dừa và tro trấu ngâm và xả nước liên tục trong 15 ngày để giảm bớt độ mặn, chát và nồng độ của các độc tố. Sau đó trộn các thành phần giá thể lại với nhau. Ngoài ra, để tiêu diệt nấm tấn công gây hại, dùng Topsin M75WP 1g/lít H2O để xử lí giá thể. 2.2.2.3 Tiến hành trồng hoa Sau khi giá thể đã được xử lí hoàn tất, cho chúng vào chậu nhựa có kích thước 18x22cm, cho cây vào giữa chậu, phủ đầy giá thể quanh gốc. Khoảng cách trồng 35x30 cm, tương ứng mật độ 60.000 cây/ha (Nguyễn Thị Vân, 2008). Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm, hay bị thối thân. 2.2.2.4 Chăm sóc * Tưới nước Tưới phun nhẹ nhàng tránh làm ngã cây, rách lá, không để đất và vi sinh vật hại bắn lên gây hại cho cây. Hoa đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2-3 ngày tưới 1 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Nếu điều kiện khí hậu khô hạn, nắng gắt, kèm theo nhiệt độ cao cần tưới nước cho cây 2 lần/ngày: sáng 7-8 giờ và chiều 14-15 giờ. * Bón phân Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón, bón phân càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ: 1:2:2. Nếu bón nhiều đạm, cành hoa mềm yếu, khi cắt cắm vào lọ hoa dễ bị gục xuống. Định kỳ 30 ngày/lần bón. * Tỉa lá, tỉa nụ Để đảm bảo cho nụ phát dục bình thường và ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp chất dinh dưỡng. Để cây sinh trưởng tốt thường xuyên ngắt bỏ lá già úa, lá sâu, bệnh. Tỉa lá để cây đủ thông thoáng, đủ ánh sáng, giảm sâu bệnh. Hoa quá nhiều cây không đủ dinh dưỡng nuôi hoa nên hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa bị dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Do vậy khi thấy số nụ nhiều quá nên tỉa bớt. * Phòng trừ sâu bệnh Trên cây hoa đồng tiền thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: rệp, nhện…bám chích hút lá, hoa, bệnh đốm lá, bệnh chết rũ…để phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ dại xung quanh, thu gom lá già, lá bị sâu bệnh. Vào mùa mưa tăng cường bón kali. Định kì 10 ngày/lần phun thuốc ngừa bệnh cho cây. * Thu hoạch Sau khi trồng 50-60 ngày là có thể thu hoạch ( Thời gian thu hái hoa có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa, thời điểm thu hái tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu hái nhẹ nhàng.Với hoa đồng tiền 1 tuần thu hoạch 1 lần, ngày trước khi thu hoạch tưới đẫm nước cho cây. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi * Tỷ lệ sống (%): Đếm số cây còn sống trên tổng số cây quan sát rồi qui ra tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ sống được tính theo công thức: Số cây còn sống Tỷ lệ sống (%) = ∑ Cây quan sát * Số lá (lá): Đếm tất cả các lá trên cây. Lá được tính phải nhìn thấy rõ, đầy đủ các bộ phận của lá, dài 1cm trở lên. * Chiều dài cuống lá (cm): Đo 3 lá cố định trên cây, đo từ gốc lá mọc ra đến đầu cuống lá. * Chiều dài phiến lá (cm): Đo từ gốc đầu cuống lá đến chót lá. * Chiều rộng lá (cm): Đo từ trái sang phải chổ thiết diện lá lớn nhất. * Tỷ lệ phần trăm ra hoa (%): Đếm số cây ra hoa trên tổng số cây quan sát sau đó qui ra tỷ lệ phần trăm. * Thời điểm ra hoa (ngày): Ghi nhận sau bao nhiêu ngày xử lí phân nghiệm thức nào nở hoa sớm nhất * Ngày hoa tàn (ngày): Ghi nhận sau bao nhiêu ngày xử lí phân nghiệm thức nào hoa tàn muộn nhất * Chiều dài cuống hoa (cm): Đo từ vị trí gốc mà phát hoa mọc ra đến đầu cuống hoa và sau đó đọc trị số. * Đường kính hoa (cm): Đặt thước lên hoa từ trái sang phải. Đo đường kính của từng hoa trên mỗi chậu rồi đọc trị số. 2.2.3.2 Thời gian lấy chỉ tiêu: Định kỳ 15 ngày/lần theo dõi ghi nhận lại các chỉ tiêu. 2.2.3.3 Xử lí số liệu Số liệu được thu thập và xử lí bằng chương trình MSTAT-C. Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1% và 5%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Thị Mai Chinh, 2005, Luận án Thạc sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Sơn, Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hà Tiểu Đệ và Phạm Thị Lịnh, 2000, Gerbera flower, NXB Khoa học Kỹ thuật, Giang Tô, Trung Quốc. Đặng Văn Đông và Nguyễn Xuân Linh, 2000, Hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu về rau quả 1998-2000, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003 Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao từ cây hoa đồng tiền, NXB Lao động xã hội. Nguyễn Văn Hồng, 2009, Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mai Thu Hương, 2006, Sinh lí thực vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Ngô Bảo Khuyên, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởng của phân bón lá Up5, komix, supercrow, khumic, đến sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của Lan Vũ nữ (Oncidium longicornu) năm 2010. Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Đỗ Lãng, 2004, Giá thể trồng lan chế biến từ vỏ dừa, Tạp chí Hoa cảnh số 9, năm 2004. Nguyễn Xuân Linh, 1998, Hoa và Kỹ thuật trồng hoa, NXB Nông Nghiệp. Phạm Thị Lịnh, 2011, Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, Trung tâm KNKN, Sở NN & PTNN Đà Nẵng Nguyễn Thị Kim Lý, 2005, Bài giảng Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội Ngô Hoài Nam, 2011, Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, Sở NN & PTNN Lâm Đồng. Hoàng Văn Nam, 2011, Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội. Phạm Thanh Phong, 2006, Giáo trình Bệnh cây trồng, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Phạm Thanh Phong, 2008, Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Nguyễn Thanh Tùng, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởng của giá thể và nồng độ Naphthlen acetic acid lên sự ra rễ và sinh trưởng của cành giâm hoa cúc (Chrysanthemun sp), Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Đặng Lâm Trúc, 2009, Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu khả năng đáp ứng phát sinh hình thái của lát mỏng tế bào phát hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) trong điều kiện Invitro, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Vân, 2008, Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_ppnckh_5634.doc
Luận văn liên quan