Sở dĩ chọn khoảng thời gian ngắn như vậy là vì: Ngoài bước 1 (hình 01) cần
thời gian dài do mất thời gian nhiệt lượng truyền từ mặt bàn ép đến màng keo
(bằng chiều dày ván mỏng 3mm) thì các bước tiếp theo thời gian ép là rất
ngắn. Từ bước thứ 2 trở đi quãng đường tryuền nhiệt gần như bằng 0 do màng
keo tiếp xúc trực tiếp với lớp lõi đang có nhiệt độ cao (>1000C). Bản thân lượng nhiệt dư cũng đã đảm bảo cho keo đóng rắn ngay.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3997 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới một số tính chất của ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt
độ ép tới một số tính chất của ván
LVL sản xuất từ gỗ Keo lai
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân dịp hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo : Phan Duy Hưng. Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
trong khoa chế biến lâm sản, trung tâm thực nghiệm và chuyển giao công
nghệ công nghiệp rừng, trung tâm thông tin thư viện - Trường Đại học Lâm
Nghiệp, Xưởng chế biến - Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Lâm trường
Lạc Thuỷ , nhà máy chế biến gỗ Cầu Đuống…Cùng bạn bè người thân đã hết
lòng giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận này.
Hà Tây 5 - 2004.
Sinh viên:
Nguyễn Đức Vaxi.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồ gỗ và vật liệu gỗ đã được chúng ta sử dụng từ rất lâu và cho đến nay nhu
cầu đó vẫn ngày càng tăng tuy nhiên gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, người
ta đã và đang phát triển cây mọc nhanh rừng trồng song chỉ đáp ưng phần nào
. Còn một phần khá lớn vẫn dùng từ gỗ tự nhiên. Hiện nay một số loài gỗ
quý hiếm không thể khai thác, vấn đề đặt ra là tìm vật liệu để thay thế những
loài gỗ này, ván nhân tạo là hướng đi mới.
Cây Keo lai là loài cây được lai tạo giữa hai loài keo :Keo lá tràm và
Keo tai tượng. Keo lai có nhiều ưu thế hơn cây bố mẹ về sinh trưởng cũng
như tính chất cơ vật lý.
Ván LVL (Laminted Veneer Lumber) là một loại ván dán đặc biệt,
các lớp ván được xếp song song, ván mỏng có chiều dầy lớn và chiều dầy ván
cũng rất lớn. Ván LVL có cường độ lớn có thể dùng trong xây dựng, đồ mộc,
kiến trúc…Đặc biệt ván LVL có nhiều tính chất tương đương với một số loại
gỗ quý như: Đinh, Lim, Sến, Táu…Do đócó thể sử dụng loại ván này để thay
thế, đặc biệt tỏ ra hiệu quả khi dùng trong xây dựng và kiến trúc.
Ván LVL là một loại hình ván mới và cây Keo lai là một loài cây mới,
việc thử nghiệm một loại cây mới cho một loại hình sản phẩm mới không chỉ
làm phong phú tập đoàn cây cho công nghiệp chế biến mà còn làm đa dạng
loại hình sản phẩm ván nhân tạo.
Để hoàn thiện hơn chúng ta phải tìm ra được thông số công nghệ hợp lý
cho loại ván này.Chính vì lý do trên tôi nghiên cứu thông số ép nhiệt của loại
ván này song vì điều kiện thưc thi có hạn do đó tôi chỉ nghiên cứu thông số
nhiệt độ ép với các thông số khác được cố định .Đươc sự đồng ý của bộ môn
ván nhân tạo khoa Chế Biến Lâm Sản, trường Đại học Lâm Nghiệp tôi nghiên
cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới một số tính chất của ván
LVL sản xuất từ gỗ Keo lai"
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1.Lược sử nghiên cứu.
1.1.1.Trên thế giới.
Cây Keo lai được Hepbuon và Shim phát hiện năm 1972 tại Sook,
Sabah, Malaysia.Năm 1976 đã được chứng minh là sản phẩm của sự lai tạo
chéo giữa hai loại Keo thuộc chi thực vật họ đậu(Leguminose);Họ phụ trinh
nữ(Mimosoideae) là Keo tai tượng (Acacia mangium Will) và Keo lá tràm
(A.auriculiformis). Trong quá trình sinh trưởng và phát triển giữa hai dòng
Keo(Acacia) này sảy ra hiện tượng lai tự nhiên, kết quả tạo ra cây con lai có
nhiều đặc tính và khả năng phát triển hơn hẳn bố mẹ ( ). Hiện nay cây Keo lai
phân bố ở một số nước như: Malaysia, Thái Lan, Quảng Châu - Trung Quốc,
Canada…
Ván LVL (Laminated Veneer Lumber) là loại hình sản phẩm mới được
sản xuất với công nghệ hiện đại với mục đích tạo ra ván có chiều dầy sản
phẩm lớn để có thể thay thế gỗ tự nhiên. Nó được đưa vào sản xuất trong mấy
thập kỷ gần đây tại Bắc mĩ và Châu Âu.
Ván LVL khác với ván dán thông thường ngoài chiều dày ván LVL lớn
mà các lớp ván mỏng được xếp song song với nhau. Trong 20 năm trở lại đây
loại hình sản phẩm này trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm và tỏ ra phù
hợp với thực tế, đặc biệt các chi tiết chịu lực như: dầm, xà, khung cửa… chiều
dày của ván có thể tới 0.075 m, chiều rộng : 1.8m, chiều dày trên lý thuyết là
không có giới hạn. Sản phẩm ván LVL được giới thiệu vào những năm 70 của
thế kỉ XX.
Dây chuyền 1- được sản xuất vào năm 1981.
Dây chuyền 2- được sản xuất vào năm 1986.
Dây chuyền 3- được sản xuất vào năm 1997.
Ngày nay có hai dây chuyền sản xuất ván LVL với sản lượng 60.000
m3/ 1 dây chuyền/ năm, trong đó 75-80% xuất khẩu .Thị trường chính tiêu thụ
loại hình sản phẩm này là các nước Trung Âu.Lượng tiêu hao nguyên liệu :2.7
m3 gỗ /m3 sản phẩm .
Theo các tác giả nghiên cứu về ván LVL sản xuất từ Keo tai tượng và
gỗ Cao su(11). Các tấm ván mỏng sau khi bóc được sấy xuống độ ẩm < 6% ở
nhiệt độ 150 - 170 oC. Có thể sử dụng 3 loại keo làm chất kết dính: U-F, P-F,
MUF .Cấu trúc của ván LVL có thể theo nguyên tắc đối xứng ( các tấm ván
mỏng được xếp mặt phải với mặt phải hoặc mặt trái với mặt trái ) hoặc không
đối xứng(trái - phải).Ván LVL sau khi xếp được ép nguội khoảng 20 phút với
P = 10 kgf/cm2, sau đó được ép nhiệt với thời gian 50 phút với nhiệt độ 125,
120, 110 oC tương ứng với các loại keo: MUF, PF, UF.
1.1.2. Trong nước:
Cây Keo lai được phát hiện vào những năm 1970 và đã được đưa vào
nghiên cứu và phát triển ở nhiều vùng của nước ta như: Hà Tây, Hoà Bình,
Tuyên Quang, Thái Nguyên… Hiên nay,đã có một số công trình nghiên cứu
về cây Keo lai nhu:
GS. Lê Đình Khả(1999): "Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tư
nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm ở Việt Nam".Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
Bùi Đình Toàn (2002):Luận văn thạc sỹ:"Nghiên cứu đặc điểm cấu
tạo, tính chất chủ yếu của cây keo lai và định hướng sử dụng trong công nghệ
sản xuất ván ghép thanh".
Bạch Công Nam (2002): Luận văn tốt nghiệp: "Nghiên cứu cấu tạo,
tính chất chủ yếu của gỗ keo lai và đề xuất hướng sử dụng ".
Đây là cây có nhiều thế mạnh và là nguồn nguyên liệu to lớn cho các
nghành công nghiệp chế biến gỗ và đang được đầu tư nghiên cứu .Ngoài
nguồn keo lai tự nhiên, cây keo lai đã và đang được nhân giống bằng hom từ
cây mẹ lai tự nhiên ở các trung tâm nghiên cứu và các lâm trường.
Từ những nghiên cứu về gỗ keo lai cho thấy loại cây này có thể
sử dụng làm ván LVL và trong tương lai đây có thể là nguồn nguyên liệu để
phục vụ cho sản xuất ván LVL. Như chúng ta đã biết nhu cầu về gỗ trong xây
dựng hiên nay là rất lớn trong khi đó gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nhất là
với gỗ tư nhiên đường kính lớn. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ xây dựng, cũng
như giảm thiểu sự khai thác gỗ tự nhiên cho nên nghiên cứu và đưa ván
LVLvào sản xuất là cần thiết. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu
ván LVL dùng cho đồ mộc với loại keo sử dụng là keo UF như:
Lê Công Nam - Luận văn tốt nghiệp: "Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời gian ép tới một số tính chất của ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với chiều
dầy ván mỏng là 2 mm ".
Lê Vũ Thanh - Luận văn tốt nghiệp :"Nghiên cứu ảnh hưởng của áp
suất ép tới một số tính chất của ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với chiều dầy
ván mỏng là 2 mm".
Nguyễn Văn Nam - L uận văn tốt nghiệp :"Nghiên cứu ảnh hưởng
của nhiệt độ ép tới một số tính chất của ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với
chiều dầy ván mỏng là 2 mm".
Và một số nghiên cứu khác của các đồng nghiệp.
Để sản xuất ván LVL chúng ta cần có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn về
loại ván này.
1.1.3.Những vấn đề còn tồn tại và hướng đề xuất:
Tuy hiên nay đã có một số công trình nghiên cứu về ván LVL nhưng
tựu chung lại đây mới chỉ là một phần nhỏ .Với các nghiên cứu đó mới chỉ tập
chung cho đồ mộc còn một lĩnh vực về nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ
loại ván này rất lớn đó là ván dùng trong xây dựng và kiến trúc lại chưa được
chú ý nhiều. Đối với ván LVL sử dụng trong xây dựng yêu cầu phải có khả
năng chống chịu môi trường, chịu nước, nhiệt…Ván LVL sản xuất với chất
kết dính là keo PF rất phù hợp, không chỉ về chất lượng sản phẩm mà ngay cả
về hiêu quả kinh tế. Do vậy tôi chọn chất kết dính là keo PF cho loại hình sản
phẩm ván LVL với chiều dầy ván mỏng là 3 mm.
Đề tài " Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới một số tính chất của
ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai ".
Là một hướng nghiên cứu thăm dò cho khả năng sản xuất ván LVL ở
nước ta.
1.1.4.Tính cấp thiết của đề tài.
Việt nam là một nước nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu
thay đổi theo mùa, đây là điều kiện bất lợi cho vật liệu có nguồn gốc từ kim
loại và là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật phá hoại các sản phẩm có nguồn
gốc từ gỗ tự nhiên làm giảm độ bền của vật liệu, tuổi thọ của công trình .
Việc nghiên cứu và tìm ra một loại vật liệu chịu lực có khả năng khắc
phục được các hạn chế trên là hết sức cấp bách và cần thiết. Một hướng giải
quyết là sử dụng một số loại gỗ quý như: Đinh, Lim, Sến, Táu…Tuy nhiên,
trên thực tế hiện nay nhữnh loại gỗ này đã bị cấm khai thác, còn sử dụng gỗ
nhập khẩu loại này giá thành lại quá lớn (16 - 18 triệu/m3 gỗ thành khí). Tronh
khi đó ván LVL với chất kết dính là keo PF sẽ cho ta một loại ván có khả
năng chống chịu môi trường và cường độ ván lại lớn rất phù hợp với các chi
tiết chịu lực đặc biệt là các chi tiết dùng trong xây dựng và kiến trúc. Hơn nữa
ván LVL còn cải thiện một số nhược điểm của gỗ tư nhiên như : tính chất
đồng đều hơn gỗ nguyên, có thể tạo ra các chi tiết có kích thước và khẩu độ
lớn khắc phục được hạn chế về đường kính và chiều cao.
Sản xuất ván LVL từ gỗ keo lai là một hướng đi tắt đón đầu một loai
nguyên liệu mới cho một loại hình sản phẩm mới, điều này có ý nghĩa rất lớn
không chỉ làm phong phú tập đoàn cây công nghiệp mà còn đáp ứng mục tiêu
sử dụng gỗ đa mục đích và đa dạng hoá loại hình sản phẩm từ gỗ.
Nghiên cứu các thông số ép nhiệt là một vấn đề hết sức quan trọng
trong quá trình sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván LVL nói riêng . Do
đó, để tạo ra một loại hình sản phẩm mới chúng ta phải đặc biệt chú ý tới vấn
đề này. Tuy nhiên, trên thực tế do điều kiện thực thi có hạn cho nên đề tài chỉ
nghiên cứu ảnh hưởng của thông số nhiệt độ ép đến một số tính chất cuả ván
LVL trên cơ sở khống chế các thông số khác.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quan.
Nhằm tạo ra được loại ván có chất lượng tốt có thể thay thế được một
số loại gỗ tự nhiên có chất lượng tốt hiện nay nhưng khả năng cung cấp của
chúng trong tương lai sẽ bị hạn chế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ tới một số tính chất cơ bản của
Ván LVL từ gỗ Keo lai.
Xác định được thông số nhiệt độ ép hợp lý khi ép ván Ván LVL bằng
phương pháp ép nhiệt ( bằng hai phương pháp Single step và step by step).
1.3. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1.Nội dung
Tạo Ván LVL (dày 30mm, 11 lớp nằm trong khoảng 0,65 – 0,7g/cm3 ).
Bằng các phương pháp Single step và step by step và ở các nhiệt độ ép
khác nhau.
Kiểm tra các tính chất cơ bản của ván theo các phương pháp và các chế
độ ép.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp ép và nhiệt độ ép tới tính
chất của ván.
Bước đầu lựa chọn trị số nhiệt độ hợp lý của từng phương pháp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1 Các phương pháp cố định.
Nguyên liệu: là gỗ Keo lai (8-10 tuổi)
Phương pháp step by step
Áp suất ép P = 13kgf/cm2
Thời gian ép: = 0,2 phút/1mm chiều dày sản phẩm.
Phương pháp Single step
+ = 1,4 phút/mm chiều dày sản phẩm
Áp suất ép P = 17kgf/cm2
Lượng keo tráng: G = 200g/m2 ( keo PF)
1.3.2.2. Yếu tố khảo sát:
Đề tài lựa chọn yếu tố nhiệt độ ép là thông số khảo sát với 5 cấp nhiệt
độ là: 120 , 130, 140, 1500c.
Phương pháp ép: Đề tài dùng hai phương pháp ép để so sánh.
- Single step
- Step by step
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thực nghiệm ( sử dụng phương pháp thực nghiệm
thăm dò, xử lý số liệu theo thống kê toán học sau đó đánh giá kết
quả).
1.5- ý nghĩa:
5.1. ý nghĩa khoa học:
Trên cơ sở kết quả thực hiện sẽ là cơ sở khoa học cho công trình nghiên
cứu tiếp theo.
5.2. ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả thu được có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất khi sản xuất
ván LVL. Kết quả tốt khi đó việc sản xuất ván LVL sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng gỗ cũng như sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế.
Chương 2 :Cơ sở lý thuyết.
2.1. Nguyên liệu:
2.1.1. Những vấn đề chung về gỗ Keo lai.
a. Cấu tạo của gỗ Keo lai:
- Cấu tạo thô đại:
Gỗ Keo lai (8 - 10 tuổi) vỏ có mầu nâu xám, có nhiều dạn dọc nhỏ chạy
dọc thân cây, lớp vỏ ngoài khô mủn, lớp trong xốp. Gỗ Keo lai có giác, lõi
phân biệt, lúc chặt hạ thì chưa rõ ràng nhưng để sau mọt thời gian thì sự phân
biệt giữa giác và lõi trở lên rõ ràng hơn. Vòng năm không rõ ràng, thớ gỗ
thẳng và khá thô, khối lượng thể tích trung bình.
- Cấu tạo hiển vi:
Gỗ sớm, gỗ muộn không phân biệt, mạch gỗ xếp phân tán, hình thức tụ
hợp đơn kép 2 - 4 lỗ mạch/mm2 . Đường kính lỗ mạch trung bình theo phương
tiếp tuyến ( 0.1- 0.2)mm. Trong lỗ mạch không có thể bít. Tia gỗ nhỏ (<
0.1mm ) số lượng tia gỗ từ 5 - 10 tia/mm. Tế bào mô mền có hình thức phân
bố phân tán, hìng thức tụ hợp vây quanh mạch kín, lỗ thông ngang xếp so le
kích thước nhỏ có đường kính từ 0.6- 0.8 mm, gỗ Keo lai không có cấu tạo
lớp và không có ống dẫn nhựa dọc.
b.Một số tính chất vật lý - cơ học của gỗ Keo lai:
Các thông số về tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai được xác định
quả nghiên cứu về gỗ keo lai 9- 10 năm tuổi [13] được ghi trong bảng 02:
Bảng 02: Một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai
Tính chất Trị số Đơn vị
1
Khối lượng thể tích
0 = 0,466
549,012
553,018
g/cm3
2 Hút nước sau 24 giờ ngâm
nước
21,2 %
3 Hút ẩm sau 24 giờ 2,0 %
4 Độ co rút
+Dọc thớ
+Xuyên tâm
+Tiếp tuyến
0,59
3,73
7,61
%
%
%
5 Độ dãn dài sau 30 ngày
ngâm nước
+Dọc thớ
+Xuyên tâm
+Tiếp tuyến
0,37
3,41
7,94
%
%
%
6 Giới hạn bền khi nén dọc
(MC=12%)
62,35 MPa
7 Giới hạn bền khi nén cục bộ
(MC=12%)
12,07 MPa
8 Giới hạn bền khi nén toàn
bộ (MC=12%)
7,289 MPa
9 Giới hạn bền khi kéo dọc 126,8 MPa
thớ (MC=12%)
10 Giới hạn bền khi kéo ngang
thớ (MC=12%)
3,764 MPa
11 Giới hạn bền khi uốn tĩnh
(MC=12%)
88,6 MPa
12 Mô đun đàn hồi khi uốn
tĩnh
7500 MPa
13 Giới hạn bền khi trượt dọc
thớ xuyên tâm (MC=12%)
13,25 MPa
14 Giới hạn bền khi trượt dọc
thớ tiếp tuyến (MC=12%)
12,3 MPa
15 Giới hạn bền khi trượt
ngang thớ xuyên tâm
(MC=12%)
5,17 MPa
16 Giới hạn bền khi trượt
ngang thớ tiếp tuyến
(MC=12%)
7,68 Mpa
17 Sức chống tách xuyên tâm
(MC=12%)
14,25 Kgf/cm
18 Sức chống tách xuyên tâm
(MC=12%)
17,57 Kgf/cm
Để có thể xác định xem gỗ Keo lai có thể đáp ứng được làm nguyên
liệu sản xuất ván mỏng hay không, đặc biệt là ván mỏng dùng trong công
nghiệp sản xuất ván LVL thường có chiều dày tương đối lớn, chúng ta cần
dựa trên cơ sở về yêu cầu đối với nguyên liệu sản xuất ván dán (Hiện chưa có
yêu cầu cụ thể đối với nguyên liệu sản xuất ván LVL). Yêu cầu đối với
nguyên liệu sản xuất ván mỏng theo TCVN 1762-75 được thể hiện ở bảng 03.
Bảng 03: Yêu cầu đối với nguyên liệu dùng cho sản xuất ván dán
Stt
Thông số
Yêu cầu
Đơn vị
1 Đường kính gỗ tròn > 18 cm
2 Độ tròn đều > 70 %
3 Độ cong một chiều < 2-3 tuỳ loại %
4 Độ cong nhiều chiều < 1 %
5 Độ thót ngọn < 2-4 tuỳ loại cm/m
6 Xoắn thớ < 10 %
7 Dẹt thân, u bướu, vạnh vè loại
8 Mắt gỗ hạn chế
9 Mục, nấm mốc loại
10 Xốp, rỗng ruột hạn chế
11 Khối lượng thể tích của gỗ (0,4 – 0,7) g/cm3
12 Dầu nhựa và chất chiết
xuất
hạn chế
13 pH (5-6,5)
Căn cứ vào các đặc điểm ngoại quan, cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học
của gỗ Keo lai đã được kiểm tra, cùng với các yêu cầu về nguyên liệu sản xuất
ván mỏng khi bóc chúng ta thấy rằng : Gỗ Keo lai hoàn toàn có thể đáp ứng
được yêu cầu đối với nguyên liệu làm ván mỏng.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết luận dựa trên yêu cầu đối với nguyên liệu
sản xuất ván dán. Để có thể khẳng địng gỗ Keo lai có thực sự dùng làm
nguyên liệu sản xuất ván LVL được hay không cần phải tiến hành thực
nghiệm tạo ván mỏng và sản xuất thử sản phẩm ván LVL, thông qua kiểm tra
tính chất của ván để khẳng định khả năng sử dụng gỗ Keo lai dùng làm
nguyên liệu sản xuất ván LVL.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván LVL.
2.2.1.Sự ảnh hưởng của nguyên liệu
+Loại gỗ:
Các loại gỗ khác nhau sẽ đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau, đồng
thời cũng sẽ tạo ra các sản phẩm có các tính chất khác nhau. Loại gỗ mềm sẽ
thuận lợi cho quá trính gia công cắt gọt hơn gỗ cứng, đặc biệt trong quá trình
bóc ván mỏng, để đảm bảo chất lượng các loại gỗ cúng nhất thiết phải được
xử lý nhiệt trước khi bóc. Ngoài ra, loại gỗ mềm sẽ dễ sấy, khả năng thẩm
thấu keo cao, và được nén ép nhiều hơn khi ép nhiệt, vì vậy nó sẽ có chất
lượng mối dán tốt hơn cứng với cùng một áp suất ép. Tuy nhiên, gỗ mềm
thường có cường độ thấp do đó tạo ra sản phẩm có cường độ thấp hơn khi sử
dụng nguyên liệu là gỗ cứng hay gỗ có khối lượng thể tích cao hơn. Chính vì
vậy, khi sản xuất ván dán nói chung và ván LVL nói riêng người ta thường sử
dụng các loại gỗ có khối lượng thể tích trung bình từ 0,4 – 0,7g/cm3. Gỗ Keo
lai cũng thuộc nhóm các loại gỗ có khối lượng thể tích trung bình cho nên
hoàn toàn có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt.
+Chiều dày và khuyết tật ván mỏng:
Chiều dày ván mỏng có ảnh hưởng rất lớn đến các khuyết tật của nó.
Chiều dày ván mỏng càng lớn thì chiều sâu vết nứt, tần số vết nứt, sai số chiều
dày ván càng lớn [2]. Những khuyết tật này càng lớn thì lượng keo dùng cho
một đơn vị diện tích ván càng lớn, màng keo khó có thể mỏng đều liên tục, do
đó chất lượng mối dán cũng sẽ giảm xuống rõ rệt. Đối với ván LVL chiều dày
ván mỏng thường lớn (2mm) do đó khuyết tật của ván mỏng là khó tránh
khỏi. Để hạn chế khuyết tật của ván người ta thường sử dụng các giải pháp
như xử lý nhiệt cho gỗ trước khi bóc, dùng thước nén trong quá trình bóc ván
mỏng.
+Độ ẩm ván mỏng:
Độ ẩm của ván mỏng trước khi tráng keo là một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của ván. Độ ẩm của ván mỏng qúa lớn, khó có
thể đưa được một lượng keo cần thiết lên bề mặt ván mỏng, đồng thời khi ép
nhiệt sẽ tạo ra các túi khí làm cho khả năng nổ ván rất cao, cường độ dán dính
thấp. Nếu độ ẩm ván mỏng quá thấp lượng keo thấm vào ván nhiều làm cho
lượng keo trên bề mặt giảm cũng làm cho cường độ liên kết của màng keo
giảm. Vì vậy, độ ẩm của ván sau khi sấy phải đảm bảo nằm trong khoảng 6-
8%.
b/Sự ảnh hưởng của chất kết dính
Đối với ván dán nói chung và ván LVL nói riêng có thể sử dụng các
loại chất kết dính khác nhau. Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại chất
kết dính có nguồn gốc từ nhựa nhiệt rắn để sản xuất ván LVL như: U-F (Urea
Formalđehye); P-F (Phenol Formaldehye); U-M-F (Urea Melamine
Formaldehyde) [5]. Mỗi một loại chất kết dính sẽ tạo ra một loại ván có tính
chất và công dụng khác nhau như ván dùng trong đồ mộc, ván chịu nước, ván
chống chịu thời tiết. Trong các loại chất kết dính trên thì nhựa P-F được dùng
phổ biến nhất trong công nghiệp sản xuất ván LVL, bởi đây là loại chất kết
dính có cường độ dán dính cao, có khả năng chịu nước, chống chịu môi
trường, mặc dù màu sắc không đẹp, song phần lớn các sản phẩm ván LVL đều
sử dụng trong các chi tiết cần dán phủ bề mặt nên nó vẫn được dùng.
Keo P-F khi sử dụng trong sản xuất ván LVL sẽ cho ta cơ hội ép nhiệt ở
nhiệt độ cao hơn so với KeoU-F hay U-M-F, do đó có thể rút ngắn được thời
gian ép mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, trong đề tài này
chúng tôi sử dụng chất kết dính là keo P-F dạng lỏng do hãng Dynochem Việt
Nam cung cấp, với tên thương mại Dynosol WG 6111.
Keo P – F dạng lỏng có các đặc điểm sau:
+ Dạng keo: Dạng lỏng màu nâu đỏ.
+ Độ nhớt tại 300C : 70 – 110cps.
+ Hàm lượng chất rắn (2h/ 1200C) : 43 1 %
+ Độ pH tại 250C : 12 – 13.
Khi sử dụng keo P- F được pha chất đóng rắn có tên thương mại H – 632M.
Keo Dynosol WG 6111 được đóng gói trong thùng sắt mạ kẽm với trọng
lượng 245 kg/thùng, chất đóng rắn H-632M được đóng gói trong bao với
trọng lượng 25 kg/bao. Thời gian bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ
khoảng 250C là từ 3 – 4 tháng, nếu nhiệt độ cao hơn thời gian bảo quản sẽ
ngắn lại; Chất đóng rắn H-632M có thời gian bảo quản vô thời hạn nếu được
để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Công thức pha keo khi tráng keo như sau:
Keo dynosol WG 6111 : 100 phần trọng lượng.
Chất đóng rắn H-632M : 30 phần trọng lượng.
Nước (dùng pha chất đóng rắn): 4 phần trọng lượng.
Chất độn (bột sọ dừa – nếu có): 10 phần trọng lượng.
Thời gian sống của mẻ keo:
Với nhiệt độ (0C) : 30 35
Thời gian sống (h): 20 10
Lượng chất kết dính cũng ảnh hưởng không nhỏ đén chất lượng ván
LVL. Lượng chất đóng rắn quá lớn hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến tính
chất của ván. Lượng chất kết dính nhỏ làm cho màng keo bị nghèo, nếu chất
lượng ván mỏng và độ ẩm ván mỏng thì lượng keo có thực trên bề mặt liên
kết là rất ít, thậm trí có những diện tích không có keo, cường độ dán dính của
ván giảm xuống. Nếu lượng keo tráng quá nhiều, sau khi keo đã được trải đều
trên bề mặt và thấm vào trong ván mỏng lượng keo còn lại quá nhiều, khi ép
nhiệt keo sẽ tràn ra ngoài gây lãng phí keo, đồng thời màng keo càng dày khả
năng đàn hồi càng kém và rất dễ bị rạn nứt, và cũng làm cho chất lượng mối
dán giảm. Lượng keo tráng phải được tính toán và lựa chọn trên cơ sở thông
số kỹ thuật của keo, tính chất của keo, chất lượng bề mặt ván mỏng, độ ẩm
ván mỏng và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Căn cứ vào kết cấu sản phẩm,
loại gỗ, loại keo, thông số ván mỏng mà đề tài thực hiện, cũng như dựa trên
các kết quả nghiên cứu đã có chúng tôi chọn lượng keo tráng là 200g/m2 bề
mặt tráng keo.
2.2.1.Sự ảnh hưởng của thông số chế độ ép nhiệt
Trong sản xuất ván LVL có rất nhiều phương pháp ép khác nhau, mỗi
phương pháp sẽ có các thông số công nghệ khác nhau và từ đó tạo ra các sản
phẩm có các đặc tính khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp chính được sử
dụng là:
+Phương pháp ép một công đoạn “Single step hot-pressing”
Phương pháp này có nguyên tắc dán ép giống như đối với ván dán
thông thường. Tất cả các lớp ván mỏng sau khi tráng keo, xếp ván theo đúng
kết cấu và ép sơ bộ sẽ được đưa vào ép nhiệt. Chỉ sau một lần ép nhiệt sẽ tạo
ra sản phẩm theo thiết kế. Phương pháp này đòi hỏi thời gian ép dài, nhiệt độ
ép thấp, độ ẩm ván mỏng sau khi sấy phải thấp ( 6%), khả năng xảy ra nổ
ván hoặc ván phồng rộp là rất cao, ngoài ra cường độ dán dính của màng keo
trong cùng và màng keo ngoài cùng cũng khác nhau.
+Phương pháp ép nhiều công đoạn “Step by step hot-pressing”
Phương pháp này dùng cho các loại ván có số lớp ván chẵn hoặc lẻ,
thông thường sử dụng cho ván có số lớp chẵn, tuy nhiên vẫn được sử dụng với
ván có số lớp le bởi các ưu điểm của nó. Chẳng hạn ván có 11 lớp, sau khi
tráng keo người ta đưa 3 lớp trong cùng vào ép dưới áp suất, nhiệt độ trông
một thời gian nhất định, sau khi keo dán đóng rắn gần như hoàn toàn thì mở
bàn ép đưa ván ra và xếp 2 lớp kế tiếp vào hai bên rồi tiến hành tiếp tục ép.
Cứ như thế ép cho đến lớp ván cuối cùng. Ngoại trừ 3 lớp đầu tiên đưa vào ép,
các lớp tiếp theo có thời gian ép rất ngắn do tận dụng được lượng nhiệt dư của
tấm trước đó. Phương pháp này có thời gian rất ngắn, khả năng nổ ván thấp,
yêu cầu về độ ẩm ván mỏng sau khi sấy không cần quá thấp. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi thao tác phức tạp.
+Phương pháp ép cao tần “High frequency pressing”
Phương pháp này sử dụng điện trường có tần số cao (tần số f = 4MHz)
Hiệu điện thế V = 8 kw, công suất dòng điện P = 375 v)để đóng rắn màng
keo, thường dùng đối với keo nhiệt rắn. Thời gian ép ván khi sử dụng phương
pháp ép nhiệt cao tần cũng rất ngắn 30 giây đến 3 phút. Tuy nhiên đòi hỏi cần
có thiết bị ép chuyên dùng. Đây cũng là một phương pháp ép phổ biến trên thế
giới, tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam thì còn rất hạn chế.
Do phương pháp ép nhiệt nhiều công đoạn là một phương pháp mới,
thời gian ép ngắn, hạn chế được khả năng nổ ván khi ép nhiệt, đặc biệt là với
ván nhiều lớp, vì vậy trong để tài này chúng tôi chọn phương pháp ép nhiều
công đoạn để sản xuất ván LVL. Vấn đề quan trọng cần xác định ở đây là
thông số chế độ ép nhiệt hợp lý cho loại sản phẩm cụ thể là ván LVL dày
30mm, khối lượng thể tích 0,65g/cm3 từ nguyên liệu gỗ Keo lai. Để có thể tìm
ra được thông số chế độ ép nhiệt chúng ta cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của các
thông số chế độ ép đến công nghệ và tính chất của ván.
a/ Áp suất ép
Trong công nghiệp sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván LVL nói
riêng thì áp suất ép là thông số hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khối
lượng thể tích của ván, đến cường độ dán dính của màng keo, từ đó quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Áp suất ép phải đủ lớn để tạo ra khả năng tiếp
xúc tốt nhất giữa các lớp ván, đồng thời có thể dàn trải được màng keo mỏng,
đều và liên tục để có thể tạo ra mối dán có cường độ lớn nhất. Thông thường
trị số áp suất ép được lựa chọn trên cơ sở loại gỗ, khối lượng thể tích của gỗ,
tính chất cơ vật lý của gỗ, loại keo, các thông số kỹ thuật của keo, chiều dày
sản phẩm, khối lượng thể tích của sản phẩm, kết cấu của sản phẩm, phương
pháp ép, nhiệt độ ép, thiết bị ép nhiệt. Khi gỗ có khối lượng thể tích lớn, chiều
dày ván lớn đòi hỏi một áp suất ép cao hơn so với gỗ có khối lượng thể tích
nhỏ và chiều dày ván nhỏ. Đối với phương pháp ép một công đoạn cần một áp
suất ép lớn hơn so với phương pháp ép nhiều công đoạn. Bởi vì tất cảc các lớp
ván đều chịu một áp lực ép như nhau khi ép theo phương pháp nhiều công
đoạn, do đó chỉ cần một áp suất vừa đủ để đảm bảo yêu cầu thiết kế sản phẩm.
Ngược lại, khi tạo ra cùng một sản phẩm thì phương pháp ép một công đoạn
đòi hởi một áp suất ép lớn hơn. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng ta tìm hiểu
các bước của quá trình ép nhiệt theo phương pháp nhiều công đoạn “Step by
step” (hình 01):
Bước1: Khi nhiệt độ bàn ép đạt nhiệt độ T0C đưa phôi gồm 1 tấm lõi
(1) và 2 tấm ngoài (2) vào bàn ép, đóng bán ép và tạo áp suất Pmax, duy trì
áp suất max trong thời gian 1 sau đó giảm áp lấy ván ra (ta có tấm V1).
Bước 2: Ngay sau khi đưa V1 ra khỏi bàn ép đưa ngay hai tấm (3) vào
hai bên và tiến hành ép ngay. Tổng thời gian tiến hành hạ bàn ép, đưa V1 ra
khỏi bàn ép xà xếp ván, đưa ván vào bàn ép, đóng bàn ép là 30 giây. Chế độ
ép tương tự với tấm V1. Sau khi ép xong ta có tấm V3.
Bước 3: Hoàn toàn tương tự như bước 2, đưa hai tấm (4) vào hai bên
V3 vào ép ta được tấm V4 sau khi ép.
Bước 4: Tương tự như bước 3 ta có tấm V5 sau khi ép.
Bước 5: Tương tự bước 4 ta xếp hai tấm (6) vào hai bên tấm V5, tiến
hành ép như các bước trên, cuối cùng ta thu được tấm V6, đây chính là tấm
sản phẩm cần phải ép.
(2)
(2)
(1)
P
(2)
(2)
(1)
(3)
(3)
P
(5)
(6)
P
(B1)
(B2)
(B5)
Hình 01: Sơ đồ ép nhiệt theo phương pháp nhiều công đoạn (step by step)
Trị số áp suất ép là một hàm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
P = f( K , K, pP , tvm, tsp, Kc, v,…)
Trong đó:
K - Loại gỗ
K- Loại keo và thông số kỹ thuật của keo.
pP - Phương pháp ép nhiệt, thiết bị ép.
tvm – Chiều dày ván mỏng
tvm – Chiều dày sản phẩm
Kc – Kết cấu ván
v – Khối lượng thể tích của ván.
Thông thường với keo P-F áp suất ép cao hơn so với keo U-F từ 0,2 –
0,3MPa [2]. Bên cạnh đó, khi dùng keo P-F, với phương pháp ép nhiều công
đoạn áp suất ép khoảng 0,7 – 1,7MPa tuỳ thuộc vào chiều dày ván mỏng, với
phương pháp ép một công đoạn áp suất ép nằm trong khoảng 1,1 – 1,9MPa
tuỳ thuộc vào loại gỗ và chiều dày sản phẩm [5]. Do đề tài sử dụng phương
pháp ép nhiều công đoạn nên áp suất ép thấp. Căn cứ vào phương pháp ép,
chiều dày ván mỏng (3 mm), loại chất kết dính P-F, loại gỗ keo lai, khối
lượng thể tích của sản phẩm (0,65g/cm3), trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã
có [5] [13] chúng tôi lựa chọn áp suất ép để nghiên cứu là 1,3MPa và cố định
yếu tố áp suất. Vì phương pháp ép nhiều công đoạn không sử dụng thanh cữ
nên không thể khảo sát sự ảnh hưởng của áp suất đến các tính chất của ván,
bởi nếu thay đổi áp suất ép thì khối lượng thể tích ván cũng thay đổi, có nghĩa
là đã tạo ra một sản phẩm khác với thiết kế ban đầu nên không thể khảo sát
được sự ảnh hưởng của áp suất trong trường hợp này.
b/ Nhiệt độ ép
Nhiệt độ ép là thông số quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm
và năng suất của máy ép nhiệt. Nhiệt độ ép phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau:
T = f( K , K, pP , tvm, tsp, Kc, MC,…)
Trong đó:
K - Loại gỗ
K- Loại keo và thông số kỹ thuật của keo
pP - Phương pháp ép nhiệt, thiết bị ép
tvm – Chiều dày ván mỏng
tvm – Chiều dày sản phẩm
Kc – Kết cấu ván
MC - Độ ẩm của ván trước khi ép.
Với phương pháp ép khác nhau thì nhiệt độ ép cũng khác nhau. Với
phương pháp một công đoạn thường rất thấp khi ép ván có chiều dày lớn (100
– 1300C), với phương pháp ép nhiều công đoạn nhiệt độ ép có thể cao hơn
(130 – 1500C) [5][14]. Khi ép nhiều tầng nhiệt độ ép thường thấp hơn khoảng
10 – 200C so với ép nhiệt trên máy ép một tầng. Khi sử dụng keo P-F nhiệt độ
ép cũng cao hơn 10- 200C so với keo U-F [2] [5]. Khi độ ẩm ván mỏng lớn,
chiều dày lớn thì nhất thiết không thể sử dụng nhiệt độ ép cao, vì nếu ép ở
nhiệt đọ cao sẽ rất dễ gây nổ ván hoặc màng keo phía ngoài sẽ dòn trước khi
màng keo trong cùng đóng rắn. Đối với loại gỗ khác nhau, chiều dày ván
mỏng khác nhau thì khả năng truyền nhiệt và thoát ẩm của ván cũng sẽ khác
nhau. Vì vậy, với loại gỗ, loại keo, và sản phẩm đã định trước chúng ta cần
phải khảo sát để tìm ra nhiệt độ ép thích hợp nhất. Căn cứ vào các kết quả
nghiên cứu đã có, dựa trên các đặc tính của gỗ Keo lai, chất kết dính P-F,
phương pháp ép nhiều công đoạn chúng tôi chọn khoảng giá trị nhiệt độ cấn
khảo sát trong đề tài này là:
T = 120; 130; 140;150 (0C)
c/ Thời gian ép
Thời gian ép là yếu tố không thể thiếu trong các thông số chế độ ép
nhiệt quyết định đến chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, thời gian ép phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
= f( K , K, pP , tvm, tsp, Kc, MC, T,…)
Trong đó:
K - Loại gỗ
K- Loại keo và thông số kỹ thuật của keo
pP - Phương pháp ép nhiệt, thiết bị ép
tvm – Chiều dày ván mỏng
tvm – Chiều dày sản phẩm
Kc – Kết cấu ván
MC - Độ ẩm của ván trước khi ép
T – Nhiệt độ ép.
Đối với phương pháp ép khác nhau thời gian ép cũng khác nhau. Khi sử
dụng phương pháp ép một công đoạn thời gian ép có thể kéo dài từ 1-
2phút/mm chiều dày sản phẩm. Với phương pháp ép nhiệt một công đoạn
nhiệt độ ép chỉ khoảng 0,1- 0,6phút/mm chiều dày sản phẩm [5]. Gỗ nhẹ xốp,
chiều dày ván mỏng lớn đòi hỏi thời gian ép dài hơn so với gỗ có khối lượng
thể tích lớn và chiều dày ván mỏng thấp, do hệ số truyền nhiệt của các loại gỗ
khác nhau là khác nhau, chiều dày ván càng lớn thì thời gian truyền nhiệt
cũng càng dài. Bản thân loại keo và các thông số của keo khi ép quyết định rất
lớn đến thời gian ép. Thời gian ép có thể tính theo công thức :
= t + geltime; [1]
Trong đó: t là thời gian truyền nhiệt từ bàn ép đến màng keo để đạt nhiệt độ
đóng rắn. Geltime là thời gian gel hoá của màng keo, phụ thuộc vào từng loại
keo, nhiệt độ, pH của keo khi ép.
Nhiệt độ ép càng cao thì thời gian ép càng ngắn. Tuy nhiên, người ta không
thể ép ở nhiệt độ quá cao để giảm thời gian ép nếu độ ẩm ván mỏng quá cao,
mặc dù độ ẩm cao làm khả năng truyền nhiệt sẽ tốt hơn nhưng dễ gây nổ ván.
Do đó thời gian ép còn phụ thuộc vào cả độ ẩm của ván mỏng sau khi tráng
keo. Căn cứ vào loại gỗ, loại keo, phương pháp ép, nhiệt độ ép, chiều dày ván
mỏng và các kết quả nghiên cứu đã có chúng tôi quyết định chọn khoảng thời
gian ép cần khảo sát trong đề tài này là:
= 0,2; 0,4; 0,6 (phút/mm chiều dày sản phẩm)
Sở dĩ chọn khoảng thời gian ngắn như vậy là vì: Ngoài bước 1 (hình 01) cần
thời gian dài do mất thời gian nhiệt lượng truyền từ mặt bàn ép đến màng keo
(bằng chiều dày ván mỏng 3mm) thì các bước tiếp theo thời gian ép là rất
ngắn. Từ bước thứ 2 trở đi quãng đường tryuền nhiệt gần như bằng 0 do màng
keo tiếp xúc trực tiếp với lớp lõi đang có nhiệt độ cao (1000C). Bản thân
lượng nhiệt dư cũng đã đảm bảo cho keo đóng rắn ngay. Bên cạnh đó, thời
gian gel hoá của keo cũng đủ lớn (60 – 90 giây) để thực hiện tất cả các công
đoạn: xếp dỡ ván, đóng khoang máy ép, tạo áp suất max (1 + 2 + 3 = 30-50
giây), cho nên màng keo khó có thể đóng rắn trước khi đạt được áp suất ép
max. Tuy nhiên, trong qua trình pha keo cần phải pha chế sao cho thời gian
gel hoá có thể dài hơn để đảm bảo chất lượng mối dán, thường là geltime xấp
xỉ 90-120giây.
Phần 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung thực nghiệm
3.1.1.Nguyên liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_nhiet_do_ep_toi_van_lvl_2991.pdf