Thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích hệ thống môi trường, tiểu luận đã xác định được các vấn đề môi trường quan trọng cần phải đưa vào kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm. Tiểu luận đã đề xuất quy trình xử lý nước thải phù hợp.
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu áp dụng phuơng pháp phân tích hệ thống để quản lý môi trường nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu SEAPIMEX Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG
TÊN TIỂU LUẬN:
GVHD: TS.CHẾ ĐÌNH LÝ
HVTH: LƯU THỊ HẢI LÝ
LỚP : QLMT2007
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THÁNG 08/2008
1
MỤC LỤC
Mục lục.........................................................................................................................1
Danh mục các bảng .....................................................................................................3
Danh mục các hình ......................................................................................................4
Các chữ viết tắt ............................................................................................................5
Đặt vấn đề ....................................................................................................................6
I Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................6
II Đặc điểm phạm vi đối tượng nghiên cứu..............................................................7
2.1 Đặc điểm nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Seaspimex ..................................7
2.1.1 Sơ lược về công ty ......................................................................................7
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất......................................................................8
2.1.2.1 Đối với sản phẩm đóng hộp.............................................................8
2.1.2.2 Đối với sản phẩm khô .....................................................................9
2.1.2.3 Đối với sản phẩm đông lạnh............................................................9
2.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải .....................................................................9
2.1.4 Thành phần tính chất nước thải .................................................................10
2.1.5 Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp......................................................11
2.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................12
2.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................12
III Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................12
IV Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................12
V Phương pháp nghiên cứu...................................................................................13
VI Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................13
6.1 Phương pháp phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động....................................13
6.1.1 Phương pháp luận .....................................................................................13
2
6.1.2 Kết quả nghiên cứu...................................................................................14
6.1.2.1 Sơ đồ hệ thống công ty cổ phần thủy đặc sản Seaspimex.............14
6.1.2.2 Danh mục hoạt động – khía cạnh – tác động................................15
6.1.2.3 Xác định tiêu chí môi trường có ý nghĩa......................................16
6.1.2.4 Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa ..................................16
6.1.2.5 Hình thành các mục tiêu quản lý môi trường ...............................20
6.2 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm LCA ..................................................20
6.2.1 Phương pháp luận .....................................................................................20
6.2.2 Kết quả nghiên cứu...................................................................................21
6.3 Phương pháp phân tích khung luận lý LFA..........................................................25
6.3.1 Phương pháp luận .....................................................................................25
6.3.2 Kết quả nghiên cứu...................................................................................26
6.4 Phương pháp phân tích các bên có liên quan SA..................................................36
6.4.1 Phương pháp luận .....................................................................................36
6.4.2 Kết quản nghiên cứu.................................................................................37
6.5 Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn MCA.........................................................40
6.5.1 Phương pháp luận .....................................................................................40
6.5.2 Kết quả nghiên cứu...................................................................................41
Kết luận – kiến nghị ..................................................................................................49
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 50
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Thành phần, tính chất nước thải công ty cổ phần thủy đặc sản
Seaspimex ................................................................................................11
Bảng 2 Danh mục Hoạt động – Khía cạnh trong hệ thống môi trường công ty ......15
Bảng 3 Danh mục các loại Khía cạnh – Tác động trong hệ thống môi trường
công ty .....................................................................................................16
Bảng 4 Danh mục phân loại các tác động môi trường ...........................................17
Bảng 5 Bảng đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đối với từng khía cạnh
môi trường trong công ty ..........................................................................18
Bảng 6 Bảng tính toán mức độ ý nghĩa của từng hoạt động/khía cạnh...................19
Bảng 7 Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa........................................19
Bảng 8 Bảng phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm ..............................................23
Bảng 9 Bảng đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm đến môi trường ..............24
Bảng 10 Bảng báo cáo kết quả về các vấn đề môi trường có ý nghĩa.......................24
Bảng 11 Bảng ma trận khung luận lý ......................................................................31
Bảng 12 Bảng thiết lập tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án ..........................34
Bảng 13 Bảng thống kê dự trù nguồn lực cho dự án................................................35
Bảng 14 Bảng liệt kê các bên có liên quan đến dự án..............................................37
Bảng 15 Sách lược phối hợp với các bên có liên quan.............................................39
Bảng 16 Bảng đánh giá tiêu chí của mỗi phương án xử lý nước thải .......................46
Bảng 17 Ma trận quyết định dựa trên các giá trị logic mờ của các tiêu chí ở
bảng 16.....................................................................................................46
Bảng 18 Chuẩn hóa mức độ cho việc lựa chọn phương án ......................................47
Bảng 19 Giá trị quân bình mức độ cho các giá trị mờ của các tiêu chí trong
mỗi phương án..........................................................................................47
Bảng 20 Bình quân mức độ được sắp xếp cho các giá trị mờ của các tiêu chí
lựa chọn phương án phù hợp.....................................................................48
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Quy trình sản xuất sản phẩm đóng hộp công ty thủy sản Seaspimex ...........8
Hình 2 Quy trình sản xuất sản phẩm khô công ty thủy sản Seaspimex....................9
Hình 3 Quy trình sản xuất sản phẩm đông lạnh công ty thủy sản Seaspimex .........9
Hình 4 Sơ đồ hệ thống công ty thủy sản Seaspimex..............................................14
Hình 5 Phân tích đầu vào đầu ra đối với các giai đoạn trong quy trình sản
xuất...........................................................................................................22
Hình 6 Phân tích các bên có liên quan đến dự án phân loại rác tại nguồn của
công ty thủy sản Seaspimex ......................................................................27
Hình 7 Cây vấn đề của dự án phân loại rác tại nguồn ở công ty ............................28
Hình 8 Cây mục tiêu của dự án phân loại rác tại nguồn ở công ty.........................29
Hình 9 Phân tích và sắp xếp chiến lược phân loại rác tại nguồn ở công ty ...........30
Hình 10 Lưới phân tích các bên có liên quan để tìm ra sách lược phối hợp.............39
Hình 11 Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản phương án 1 .........................42
Hình 12 Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản phương án 2 .........................43
Hình 13 Quy trình xử lý nước thải chế bién thủy sản phương án 3 .........................44
Hình 14 Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản phương án 4 .........................45
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa
CB.CNV Cán bộ công nhân viên
CFC Clor – Flor – Clorua
COD Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
LCA Đánh giá vòng đời sản phẩm
LFA Phân tích khung luận lý
MCA Phân tích đa tiêu chuẩn
ONMT Ô nhiễm môi trường
USAID Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ
UBND Ủy ban nhân dân
SA Phân tích các bên có liên quan
SCR Song chắn rác
SS Chất rắn lơ lững
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Tổng chất rắn hòa tan
TNMT Tài nguyên môi trường
XLNT Xử lý nước thải
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ty Cổ phần đặc sản Seaspimex có trụ sở tại 213 đường Hòa Bình,
phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú. Sản phẩm chính là hải sản đông lạnh cùng các
sản phẩm thực phẩm sấy khô khác.
Cùng với 36 công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh khác trên địa bàn
thành phố, công ty đã góp phần đem lại ngoại tệ không nhỏ cho nước nhà. Mặt hàng
thủy hải sản xuất khẩu đem lại số lượng ngoại tệ cho đất nước đứng thứ 3 chỉ sau
dầu mỏ và lúa gạo. Trong đó, sản phẩm đông lạnh chiếm 80% khối lượng các mặt
hàng thủy hải sản xuất khẩu.
Bên cạnh việc góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, công nghiệp chế biến
thủy hải sản xuất khẩu cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh do
lượng nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, chưa kể đến ô nhiễm do chất thải
rắn, không khí và tiếng ồn do hoạt động sản xuất gây ra.
Những năm vừa qua, công ty đã có nhiều nổ lực trong công tác bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu những năm gần đây đã đặt ra các yêu cầu
gắt gao hơn về các điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Nghiên cứu
áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống môi trường để từ đó quản lý môi
trường, cải thiện điều kiện sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu
cầu cấp thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở các nước trên thế giới, việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích
hệ thống môi trường để quản lý môi trường sản xuất đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm từ khá lâu. Lợi ích từ việc ứng dụng đó ngày càng được khẳng định không
chỉ trong vấn đề quản lý môi trường mà còn cả các lĩnh vực khác nữa như kinh tế, y
học v.v...Với công cụ phân tích vòng đời sản phẩm (LCA), năm 1969 công ty Coca
– Cola lần đầu tiên áp dụng vào hoạt động sản xuất để lựa chọn nguyên liệu cho vỏ
chai, so sánh phương án sản xuất mới vỏ chai hay tái sử dụng lại vỏ chai đã qua sử
dụng. Còn với phương pháp phân tích khung luận lý (LFA), tổ chức phát triển quốc
tế ở Mỹ (USAID) sáng tạo lần đầu tiên vào khoảng những năm 70 để đáp ứng được
việc đánh giá hàng loạt các dự án của họ. Và sau đó là sự lần lượt ra đời của các
7
công cụ khác như: phân tích các bên có liên quan (SA), phân tích đa tiêu chuẩn
(MCA)…Ngày nay, tính ứng dụng của các phương pháp này lan rộng trên toàn thế
giới và được con người dùng cho nhiều đối tượng với các mục đích khác nhau.
Ỏ Việt Nam, lợi ích từ việc ứng dụng các phương pháp phân tích hệ thống môi
trường đã được các nhà khoa học chú ý. Những năm vừa qua, chúng ta đã sử dụng
các công cụ phân tích hệ thống cho một số lĩnh vực như xây dựng dự án cải thiện
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, hoạch định chính sách
phát triển kinh tế, môi trường, xã hội cho các chính quyền địa phương… Tuy nhiên,
vì nhiều lý do, việc áp dụng các phương pháp đó vào công tác quản lý môi trường
sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước còn khá hạn chế.
Đối với công ty Cổ phần đặc sản Seaspimex, đây là lần đầu tiên công ty áp
dụng các phương pháp phân tích hệ thống môi trường để quản lý môi trường sản
xuất mình. Qua đó, chất lượng môi trường sản xuất được cải thiện, chi phí cho
nguyên vật liệu, năng lượng phục vụ cho sản xuất sẽ giảm. Và đó còn là tiền đề để
doanh nghiệp tiến tới xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế.
II. ĐẶC ĐIỂM, PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm nhà máy chế biến thủy đặc sản xuất khẩu Seaspimex
2.1.1 Sơ lược về công ty:
Công Ty Cổ Phần Thủy Đặc Sản Seaspimex - được thành lập từ tháng 5 năm
2002, tiền thân là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Đặc Sản – một công ty nhà nước
với bề dày lịch sử hơn 20 năm kinh nghiệm - không ngừng mở rộng và phát triển
thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh Ghẹ thịt, Cá Ngừ
đóng hộp và Mực khô.
Công ty có văn phòng chính và 3 nhà máy chế biến đặt tại quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố lớn nhất Việt Nam, nơi có mạng lưới
giao thông vận chuyển hiện đại và thông tin liên lạc công nghệ cao, sẳn sàng đáp
ứng yêu cầu phân phối hàng hóa đi khắp thế giới một cách nhanh chóng. Trong khi
đó, một nhà máy đông lạnh khác mới được xây dựng ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre,
8
nơi được xem là một trong những vùng nguyên liệu thủy sản chủ lực và hệ thống
giao thông đường thủy tấp nập của đồng bằng Sông Cửu Long.
Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của mình, công ty đang xây dựng một nhà
máy chế biến thủy sản có công suất 15.000 tấn/năm, đặt tại xã Bình Chánh, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy này dự kiến bắt đầu hoạt động vào
tháng 8/2008 góp phần nâng cao năng lực cung cấp hàng hóa thủy sản cho thị
trường thế giới và trong nước.
Với hệ thống gồm 5 nhà máy, công ty có khuôn viên với tổng diện tích là
11.700 m2 và tổng công suất sản xuất lên tới 28.000 tấn/năm. Hơn nữa, công ty còn
đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm: Sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng hải sản đông lạnh, đóng hộp và khô; Kinh doanh và cho thuê kho lạnh;
Liên doanh nuôi tôm sinh thái với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Nhập
khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu qua các nước khác như: Mỹ, Canada, Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Úc.
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất:
Tùy thuộc vào các loại nguyên liệu như tôm, cá, sò, mực, cua…mà các công
nghệ sẽ có nhiều điểm riêng biệt. Tuy nhiên, quy trình sản xuất có dạng chung như
sau:
2.1.2.1 Đối với sản phẩm đóng hộp (tôm ngâm nước muối):
Hình 1: Quy trình sản xuất sản phẩm đóng hộp công ty thủy sản Seaspimex
Nguyên liệu
Cho nước muối vào
Ghép mí hộp
Bảo quản
Rửa
Đóng vào hộp
Khử trùng
Đóng gói
Loại bỏ tạp chất
Luộc sơ lại
Để nguội
Dán nhãn
9
2.1.2.2 Đối với sản phẩm khô:
Hình 2: Quy trình sản xuất sản phẩm khô công ty thủy sản Seaspimex
2.1.2.3 Đối với sản phẩm đông lạnh:
(Nguồn: Phan Thu Nga – Luận văn cao học 1997)
Hình 3: Quy trình sản xuất sản phẩm đông lạnh công ty thủy sản Seaspimex
2.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải
Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong nhà máy thường được phân chia thành 3
dạng: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Quá trình sản xuất còn phát sinh
các nguồn ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả năng gây cháy nổ.
Chất thải rắn
Chất thải rắn thải ra từ các quá trình chế biến tôm, mực, cá, sò có đầu vỏ tôm,
vỏ sò, da, mai mực, nội tạng…Thành phần chính của phế thải sản xuất chủ yếu là
Nguyên liệu khô
Sơ chế Phân cở, loại
Nướng Đóng gói
Đóng gói
Cán, xé mỏng
Đóng gói
Bảo quản lạnh
Ng/liệu tươi ướp đá
Xếp khuôn
Đông lạnh
Rửa
Rửa
Đóng gói
Sơ chế
Phân cở, loại
Bảo quản lạnh
10
các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốtpho. Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để
chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho dân làm thức ăn cho người, thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thuỷ sản.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hư
hỏng hoặc đã qua sử dụng với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị.
Chất thải lỏng
Nước thải trong nhà máy chế biến đông lạnh phần lớn là nước thải trong quá
trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ
sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.
Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.
Chất thải khí
- Khí thải sinh ra từ công ty có thể là:
- Khí thải Clo sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng chế biến và
khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm.
- Mùi tanh từ mực, tôm nguyên liêu, từ nơi chứa phế thải, vỏ sò, cống rảnh.
- Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dở nguyên liệu.
- Hơi tác nhân lạnh có thể bị rò rỉ: NH3
- Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi.
- Tiếng ồn xuất hiện trong nhà máy chế biến thuỷ sản chủ yếu do hoạt động của
các thiết bị lạnh, cháy nổ, phương tiện vận chuyển…
- Nhiệt độ trong phân xưởng chế biến sản thường thấp, ẩm hơn so khu vực khác.
2.1.4 Thành phần tính chất nước thải
Trong nước thải của ngành chế biến thủy hải sản có chứa các chất hữu cơ
nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là các hợp chất của protit và các axit béo
bão hòa. Các chất này dễ bị phân hủy tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản
phẩm trung gian của các acid béo không bão hòa tạo mùi rất khó chịu và đặc trưng,
làm ô nhiễm về mặt cảm quan và ảnh hưởng sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc.
Mùi hôi còn do các loại khí, sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí không hoàn
11
toàn của các hợp chất protit và axit béo khác trong nước thải sinh ra các hợp chất
mecaptas, H2S...
Nhìn chung, nước thải ngành chế biến thủy sản vượt quá nhiều lần so với quy
định cho phép xả vào nguồn loại B TCVN 5944 – 2005 (vượt từ 5 – 10 lần về chỉ
tiêu COD và BOD, 7 – 15 lần chỉ tiêu N hữu cơ), lưu lượng nước thải trên một đơn
vị sản phẩm cũng rất lớn (70-120 m3/tấn sản phẩm), do đó cần có những biện pháp
xử lý trước khi xả vào nguồn.
Bảng 1: Thành phần, tính chất nước thải công ty cổ phần thủy sản Seaspimex
Chỉ tiêu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
pH
TDS, mg/L
BOD, mg/L
Độ màu, Pt.Co
Tổng P, mg/L
SS, mg/L
Tổng N, mg/L
Tổng số Coliform,MPN/100ml
COD, mg/L
6.62
1440
1125
1674
21.01
9.50
265.19
1000
893
7.32
1160
375
852
12.56
55
176
1100
336
714
1640
-
2273
3.75
36
152.71
19000
230
7.08
1410
-
1600
12.44
32
198
-
1200
(Nguồn: Phan Thu nga – luận văn cao học 1997)
Ghi chú
Mẫu 1 : Nước thải chế biến mực
Mẫu 2 : Nước thải chế biến tôm
Mẫu 3 : Nước thải phân xưởng đông lạnh
Mẫu 4 : Cống xả phân xưởng hải sản đông lạnh
2.1.5 Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp
Bất cứ ngành công nghiệp nào cũng gặp phải vấn đề liên quan đến vệ sinh lao
động và bệnh nghề nghiệp tác tác động xấu đến sức khoẻ người lao động nếu không
có sự quan tâm giải quyết hợp lý.
Điều kiện lao động lạnh, ẩm trong nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh
thường gây ra các bệnh cũng hay gặp ở các ngành khác như viêm xoang, họng,
viêm kết mạc mắt (trên 60%) và các bệnh phụ khoa (trên 50%).
12
Các khí CFC (Cloro – Fluo - Cacbon) được dùng trong các thiết bị lạnh, từ
lâu đã được coi là tác nhân gây thủng tầng ôzôn tuy nhiên hiện đã bị cấm sử dụng.
Ngoài ra bản thân CFC là các chất độc, khi hít phải ở nồng độ cao có thể gây ngộ
độc cấp tính, thậm chí gây tử vong.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực nghiên cứu là nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Seaspimex Việt
Nam thuộc địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Có rất nhiều vấn đề cần được chú trọng quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty. Đó có thể là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể là chất
lượng sản phẩm, cũng có thể là chiến lược mở rộng thị trường phân phối sản
phẩm… Trong đó quản lý môi trường sản xuất một cách có hệ thống là một công
tác rất quan trọng bởi tính đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty. Trong phạm
vi tiểu luận này, tác giả tập trung đến việc áp dụng các phương pháp phân tích hệ
thống môi trường để nâng cao hiệu quản quản lý môi trường sản xuất trong công ty.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định mục tiêu quản lý môi trường cho công ty;
- Xác định vấn đề môi trường cần đưa vào kế hoạch quản lý môi trường của
công ty;
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu lượng rác thải bỏ hằng ngày thông qua việc lập
dự án phân loại rác tại nguồn tại các nhà máy chế biến của công ty, phân tích các
bên có liên quan để đưa ra kế hoạch phối hợp các bên có liên quan trong dự án này.
- Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện của công ty nhất
cho nhà máy đang thi công tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí
Minh.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu phương pháp luận của các phương pháp: Phân tích Hoạt động –
Khía cạnh – Tác động; đánh giá vòng đời sản phẩm LCA; phân tích khung luận lý
LFA; phân tích các bên có liên quan SA và phân tích đa tiêu chuẩn MCA;
13
- Vận dụng các phương pháp phân tích hệ thống môi trường nêu trên để xác
định mục tiêu quản lý, vấn đề môi trường cần được chú trọng và đề xuất giải pháp
khắc phục.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được sử dụng để quản lý chất lượng môi trường nhà máy
trong tiểu luận này gồm có:
- Phương pháp phân tích Hoạt động – Khía cạnh – Tác động;
- Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm LCA;
- Phương pháp phân tích khung luận lý LFA;
- Phương pháp phân tích các bên có liên quan SA;
- Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn MCA;
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
6.1 Phương pháp phân tích Hoạt động – Khía cạnh – Tác động
6.1.1 Phương pháp luận
Phân tích Hoạt động – Khía cạnh – Tác động trong các hệ thống môi trường có
ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng các mục tiêu quản lý môi trường cho doanh
nghiệp, trong đó:
Hoạt động: Là các tiến trình biến đổi tích hợp các đầu vào (nguyên liệu, năng
lượng, thực phẩm….) trong hệ thống và tạo ra các đầu ra (sản phẩm, dịch vụ, chất
thải…) nhằm phục vụ mục đích con người.
Khía cạnh: Là yếu tố của các hoạt động sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức
mà có thể tác động qua lại với môi trường. Khía cạnh môi trường là những khía
cạnh liên quan đến đầu vào (sử dụng tài nguyên) hay các hệ quả của các hành động
của các yếu tố liên quan đến hoạt động.
Tác động: Là các ảnh hưởng hay các hệ quả của hoạt động lên môi trường tự
nhiên và xã hội, được nhận biết thông qua trung gian của khía cạnh môi trường. Tác
động môi trường là bất kỳ một thay đổi nào đến môi trường, dù là có hại hay là có
lợi, dù là toàn bộ hay một phần của các hoạt động, sản xuất hay dịch vụ của một tổ
chức.
14
Phân tích Hoạt động – Khía cạnh – Tác động trong các hệ thống môi trường có
ý nghĩa ứng dụng rất lớn trong:
- Đưa ra các chỉ thị môi trường cần theo dõi, quan trắc nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững của hệ sinh thái. Việc phân tích môi trường tốn kém chi phí lớn, vì
vậy, đánh giá khía cạnh tác động và xác định các khía cạnh có ý nghĩa giúp chọn lọc
các chỉ thị quan trọng, bỏ qua các chỉ thị có ý nghĩa thấp.
- Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động trong các hệ thống quản lý sản xuất
(doanh nghiệp) rất cần thiết trong việc xây dựng các mục tiêu quản lý môi trường
cho doanh nghiệp. Ý nghĩa đó trong doanh nghiệp đó là:
- Thiết lập và duy trì các qui trình nhằm xác định các tác động môi trường của
các hoạt động hay dịch vụ mà nó có thể kiểm soát.
- Bảo đảm rằng tất cả các khía cạnh có liên quan đến các tác động có ý nghĩa
được xem xét khi xác lập các mục tiêu môi trường.
- Liên tục cập nhật các mục tiêu môi trường.
6.1.2 Kết quả nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động để xác định
mục tiêu quản lý môi trường cho công ty, kết quả thu được như sau:
6.1.2.1 Sơ đồ hệ thống Công ty thủy đặc sản xuất khẩu Seaspimex
Hình 4: Sơ đồ hệ thống Công ty thủy sản Seaspimex
Khu sản
xuất
Khu thu
gom CTR
Giao thông
nội bộ
Kho, bến
bãi
Hệ thống cấp
thoát nước
Khu
XLNT
Cấp điện
Người
tiêu thụ
Tổ chức phi
chính phủ
Nhà đầu tư
Dân cư
Giao thông
Đối tác
Nhà phân phối
Cơ quan quản
lý nhà nước
Đơn vị
tư vấn
15
6.1.2.2 Danh mục Hoạt động – Khía cạnh – Tác động
Bảng 2: Danh mục Hoạt động – Khía cạnh trong hệ thống môi trường công ty
Hoạt động Khía cạnh môi trường
Sản xuất, chế biến Tiêu thụ nguyên liệu
Tiêu thụ hóa chất
Tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu
Phát sinh nước thải
Phát sinh khí thải, tiếng ồn, nhiệt
Phát sinh CTR và CTNH.
vận chuyển, giao thông Tiêu thụ xăng dầu
Phát sinh khí thải, tiếng ồn
Phát sinh dầu mỡ
Phát sinh CTR
Lưu kho, bến bãi Tiêu thụ năng lượng
Tiêu thụ nguyên vật liệu thô
Tiêu thụ xăng cho vận chuyển
Phát sinh chất thải rắn
Phát sinh bụi, mùi hôi
Thu gom CTR Tiêu thụ điện
Phát sinh khí thải, mùi
Phát sinh chất thải rắn
Cấp thoát nước Tiêu thụ điện
Tiêu thụ nước
Tiêu thụ năng lượng khác
Phát sinh nước thải
Phát sinh mùi hôi
Xử lý nước thải Tiêu thụ điện năng
Tiêu thụ hóa chất
Phát sinh nước thải
Phát sinh mùi hôi, ồn…
Cấp điện Tiêu thụ năng lượng
Sử dụng nước
16
Bảng 3: Danh mục các loại Khía cạnh – Tác động trong hệ thống
môi trườngcông ty
6.1.2.3 . Xác định tiêu chí môi trường có ý nghĩa
- Tác động đến sức khỏe: giảm thiểu tác động đến sức khỏe công nhân, nhân
viên và cộng đồng dân cư xung quanh.
- Những tác động có mức độ nghiêm trọng: ô nhiễm nước thải sản xuất, khí
Clor, nhiệt từ kho đông lạnh, mùi tanh từ xưởng chế biến.
- Tác động liên quan đến quy định luật pháp: Tác động đến môi trường không
khí, môi trường nước ngầm, nước mặt, môi trường đất .
- Tác động liên quan đến từng địa phương và cộng đồng xung quanh: tác động
đến môi trường, kinh tế, xã hội.
6.1.2.4 Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Bước 1: Đánh giá khả năng xảy ra:
Tần suất hay khả năng xảy ra của tác động:
4 = liên tục (tác động xảy ra trong lúc họat động)
3 = thường xảy ra (tác động xảy ra hơn 1 lần trong tháng)
Loại khía cạnh môi
trường
Tác động môi trường
Phát sinh khí thải Phát thải khí ô nhiễm làm giảm chất lượng môi trường
không khí
Phát sinh nước thải Phát thải chất tan hay chất cặn vào nước làm giảm
chất lượng nước mặt, nước ngầm đất
Phát sinh chất thải rắn Chất thải ngấm vào đất làm ô nhiễm đất, nước gây mất
cảnh quan
Tiêu thụ tài nguyên Làm suy giảm trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước
Tiêu thụ hóa chất Phát sinh chất thải độc hại, ảnh hưởng đến không khí,
nước, đất, sức khỏe lao động
Tiêu thụ năng lượng Làm suy giảm tài nguyên năng lượng
Các khía cạnh môi
trường khác
Gây mùi hôi, ồn, chói sáng, nhiệt, bụi. Ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động
17
2 = không thường xuyên (tác động xảy ra hơn 1 lần trong 1 năm nhưng hơn 1
lần trong 1 tháng)
1 = ít xảy ra hay không xảy ra.
Mức độ nghiêm trọng của tác động đối với con người và môi trường:
5 = nghiêm trọng (thường hậu quả nghiêm trọng hay thiệt hại diện rộng đối với
sức khỏe con người hay môi trường )
4 = trung bình
3 = nhẹ
2 = không tác động (không có tác động xấu đối với sức khỏe con người hay
môi trường )
Bước 2: Phân loại tác động môi trường: Các tác động môi trường được chia làm
7 nhóm:
Bảng 4: Danh mục phân loại các tác động môi trường
Loại khía cạnh môi
trường
Tác động môi trường Ký hiệu
Phát sinh khí thải Phát thải khí ô nhiễm làm giảm chất lượng
môi trường không khí
A
Phát sinh nước thải Phát thải chất tan hay chất cặn vào nước làm
giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm đất.
B
Phát sinh chất thải rắn Chất thải ngầm vào đất làm ô nhiễm đất, nước
gây mất cảnh quan.
C
Tiêu thụ tài nguyên Làm suy giảm trữ lượng và chất lượng tài
nguyên
D
Tiêu thụ hóa chất Phát sinh chất thải độc hại, ảnh hưởng đến
không khí, nước, đất, sức khỏe lao động
E
Tiêu thụ năng lượng Làm suy giảm tài nguyên năng lượng F
Các khía cạnh môi
trường khác
Gây mùi hôi, ồn, chói sáng, nhiệt, bụi. Ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động
G
18
Bước 3: Đo mức nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh ở 2 mặt:
(1) Môi trường; (2) Thiệt hại bằng tiền; (3) Thiệt hại về quan hệ với các bên
liên quan:
Bảng 5: Bảng đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đối với từng khía cạnh môi
trường trong công ty
Mức nghiêm trọng của thiệt hại
II- Các khía cạnh môi trường
Yếu
tố
định
lượng
bằng
số`
A B C D E F G
II-
Thiệt
hại
bằng
tiền
I-Phản
ứng
của
các
bên
5 Hơi
dầu
Diesel
Hủy
diệt
sinh
học
Chất
thải
độc
Nước
sạch
Clor - Bệnh
gây tử
vong,
tàn
phế
>20
tỷ
Thiệt
hại
kinh
doanh
nghiêm
trọng
4 Khí
Cl và
các
tác
nhân
làm
lạnh
NH3
Chất
tẩy –
dầu –
vật
liệu
nguy
hại
Chất
thải
Polimer
không
phân
hủy
Nước
thô
Hóa
chất xử
lý nước
thải
Dầu
hỏa
Bệnh
cấp
tính
10 –
20 tỷ
Khiếu
nại
bằng
văn
bản
3 Hơi
xăng
dầu
Trên
tiêu
chuẩn
muối/
chất
cặn
Chất
thải
không
phải
Polimer
Linh
kiện
thiết bị
Dung
dịch vệ
sinh
thiết bị,
nhà
xưởng…
Gas Bệnh
mãn
tính
3 –
10 tỷ
Khiếu
nại
bằng
lời
2 Khác:
ồn,
bụi,
nhiệt
Các
thành
phần
chuẩn
Chất
thải có
thể tái
chế
Tài
nguyên
sinh
học
NH3 Năng
lượng
điện
Không
ảnh
hưởng
< 3
tỷ
Không
khiếu
nại
19
Bước 4: Tính toán bậc ý nghĩa:
Bảng 6: Bảng tính toán mức độ ý nghĩa của từng hoạt động/khía cạnh
Số
TT
Hoạt động/Khía
cạnh
Tần
suất
phơi
nhiễm
Xác
suất
thiệt
hại
Yếu tố
khả
năng
xảy ra
Mức nghiêm
trọng của
thiệt hại cao
nhất
Yếu tố
hiệu
chỉnh
Bậc
Đánh
giá
I 2
II 2 1 Khí thải do đốt dầu Diesel 4 2 8
III 4
0.8
19.2
Không
ý
nghĩa
I 3
II 2 2 Nước thải chế biến 4 3 12
III 5
0.8
48
Có ý
nghĩa
I 3
II 2 3
Chất thải rắn từ chế
biến, bao bì, vỏ hộp
không phân hủy
4 3 12
III 4
0.9
43.2
Có ý
nghĩa
I 2
II 2 4 Tiêu thụ hóa chất Clor 4 3 12
III 4
0.8
38.4
Không
ý
nghĩa
I 2
II 2 5 Tiêu thụ nước sạch 4 3 12
III 5
0.8
48
Có ý
nghĩa
Bước 5: Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Bảng 7: Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
STT Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Bậc đánh giá
1 Nước thải chế biến 48
2 Tiêu thụ nước 48
3 Chất thải rắn từ chế biến, đóng gói… 43.2
20
6.1.2.5 Hình thành các mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu chung:
- Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
- Tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu
- Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho công nhân, cán bộ nhân viên và
người dân sống xung quanh.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân loại rác thải, xử lý nước thải, khí thải trước khi thải ra môi trường ngoài.
Nước thải ra môi trường bên ngoài phải đạt đạt tiêu chuẩn loại B - TCVN 5945-
2005, khí thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6560-1999. Đảm bảo luôn vận hành
hệ thống xử lý nước thải và khí thải.
- Giảm tiêu thụ nước (giảm 10%).
6.2 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm LCA
6.2.1 Phương pháp luận
LCA là phương pháp có thể thu thập thông tin về các tác động môi trường do
một sản phẩm hay dịch vụ trong suốt cả chu trình sống của nó. LCA khuyến khích
công ty nhìn nhận mọi khía cạnh môi trường của các hoạt động của họ và giúp họ
hợp nhất các vấn đề môi trường vào quá trình đưa ra quyết định của mình. Việc
đánh giá vòng đời đặc biệt có ích nếu nó được truyền bá cho đội ngũ cán bộ công
nhân trong công ty.
LCA là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả. LCA thường được dùng
trong việc: Nhận dạng vấn đề môi trường đưa vào kế hoạch quản lý; Lập kế hoạch,
giải pháp giảm lượng chất thải; Quản lý kiểm soát rủi ro; Cải tiến thiết kế sản phẩm
thân thiện môi trường; Cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm; Xác định thuế môi trường
theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều đóng thuế nhiều.
Trong quá trình phát triển, LCA đã có nhiều ứng dụng trong nội bộ cũng như
bên ngoài ngành công nghiệp.
21
- Trong công nghiệp: LCA được sử dụng để phát triển và cải tiến sản phẩm, kết
quả nghiên cứu LCA tạo ra những động lực thúc đẩy cho những kế hoạch chiến
lược và chính sách phát triển trong công nghiệp
- Bên ngoài ngành công nghiệp: trên thị trường LCA được dùng cho mục đích
tiếp thị các sản phẩm thân thiện với môi trường và trong quản lý nhà nước về môi
trường LCA làm cơ sở để thiết lập các chính sách, quy định bảo vệ môi trường: dán
nhãn môi trường, sản phẩm xanh, quản lý chất thải.
- Ngoài ra LCA còn được áp dụng mở rộng ở nhiều mức độ khác nhau, LCA
còn là cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn các phương pháp và qui trình sản
xuất.
6.2.2 Kết quả nghiên cứu
Áp dụng công cụ LCA để xác định vấn đề môi trường quan trọng của nhà máy,
kết quả thu được như sau:
Bước 1: Mục tiêu và phạm vi đánh giá:
Mục tiêu:
- Xác định vấn đề môi trường quan trọng của nhà máy.
- Giảm lượng chất thải.
- Phát triển sản phẩm thân thiện môi trường.
Phạm vi: Trong phạm vi nhà máy.
Bước 2: Phân tích kiểm kê vòng đời
Phân tích quy trình công nghệ sản xuất:
Tổng quát về công nghệ sản xuất: Hải sản được thu mua lựa chọn những loại
có đủ tiêu chuẩn chế biến. Sau đó, công ty sử dụng các công nghệ hiện đại để chế
biến và tạo ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất khẩu. Tùy theo tính chất nguyên
liệu, tính chất sản phẩm, dây chuyền công nghệ chế biến hải sản ở mỗi đối tượng
khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ chế biến ở các nhà máy của công ty
đều tuân theo quy trình chế biến với các đầu vào và đầu ra như sau:
22
Quy trình công nghệ sản xuất:
- Nước thải rửa sàn
- Chất thải rắn còn lại sau phân cỡ
Nguyên
liệu:tôm, cá,
nghêu, sò
Tiếp nhận nguyên liệu
Phân loại
Sơ chế: bóc đầu tôm,
mực, móc ruột, bóc vỏ
nghêu,...
Rửa sạch, xử lý vi sinh
Muối đá
Phân cỡ
Vào khuôn
Cấp đông
Xả đông
Đóng gói
Bảo quản lạnh
Phân phối sản phẩm
- Nước thải
- Bụi, tiếng ồn, khí thải
- Nước thải
- Bụi, tiếng ồn, khí thải
- Nước thải
- Chất thải rắn
- Khí thải, ồn
- Mùi
- Nước thải
- Khí thải
- Nước thải
- Nước thải rửa khuôn
- Nước thải rửa tủ đông và sàn
- Khí thải từ máy lạnh (NH3)
- Chất thải rắn bao bì, ồn
- Khí NH3
- Khí thải từ các phương tiện
vào nhà máy lấy sản phẩm có
NOx, SOx, CO,...
- Nước
- Năng lượng
Năng lượng
- Nước
- Năng lượng
- Clo
- Nước
- Năng lượng
- Nước
- Năng lượng
- Khí gas
- Năng lượng
- Năng lượng
- Khí gas
- Dầu DO, xăng
- Nước thải xả đông
- Nước, muối
- Năng lượng
Hình 5: Phân tích đầu vào đầu ra đối với các giai đoạn trong quy trình sản xuất
23
Phân tích kiểm kê:
Bảng 8: Bảng phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm
Nguyên liệu đầu vào Năng lượng dùng Thải và toả ra
Công đoạn
Tôm,
mực,
cá,
ngêu,
sò, …
Nước Clo Mu
ối
Tác
nhâ
n
lạnh
Bao
bì,
dây
niềng
Điện Xăng dầu
Nước
thải CTR
Khí
thải
Tiếng
ồn
Tiếp nhận
nguyên liệu
+++ + + + +
Sơ chế +++
Rửa sạch, xử lý
vi sinh
+++ + +++ +
Muối đá ++ + ++
Lọc cỡ, phân cỡ
Xếp khuôn
Cấp đông + + + +
Ra khuôn
Đóng gói + +
Bảo quản lạnh + + +
Vận chuyển,
phân phối
+ + +
Sử dụng sản
phẩm
+
Bước 3: Ðánh giá tác động môi trường:
Sự xếp hạng có thể đưa ra qua các số biểu thị:
0 – Không có tác động rõ ràng
1 – Tác động nhỏ
2 – Tác động có ý nghĩa
3 – Tác động nghiêm trọng
4 – Tác động rất nghiêm trọng
24
Bảng 9: Bảng đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm đến môi trường
Công
đoạn
Tác động
Tiếp
Nhận
nguyên
liệu
Sơ
chế
Rửa
sạch,
xử lý
vi
sinh
Muối
đá
Lọc
cỡ,
phân
cỡ
Xếp
khuôn
Cấp
đông
Ra
khuôn
Đóng
gói
Bảo
quản
lạnh
Vận
chuyển,
phân
phối
Sử
dụng
sản
phẩm
Tổng
số
điểm
Suy
giảm tài
nguyên
1 0 3 2 0 0 1 0 0 0 1 0 8
Làm
nóng
toàn cầu
1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 2 0 6
Khói,
bụi 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 3
Axít hoá 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 5
Phú
dưỡng
hoá
2 0 3 2 0 0 0 0 0 0 0 0 7
Giảm đa
dạng
sinh học
0 0 2 1 0 0 0 0 0 0 0 0 3
Sức
khoẻ
con
người
1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 6
Bước 4: Báo cáo kết quả:
Bảng 10: Bảng báo cáo kết quả về các vấn đề môi trường có ý nghĩa
Vấn đề môi
trường có ý nghĩa
Công đoạn Giải trình
Suy giảm
tài nguyên
Rửa sạch, xử lý vi
sinh; muối đá
Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ
lửng, … khi xả vào nguồn nước → giảm nồng độ
oxy hòa tan → suy thoái tài nguyên thuỷ sản,
giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước →
giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất
Phú dưỡng hóa Rửa sạch, xử lý vi
sinh
Nước thải có N, P cao → hiện tượng thiếu oxy →
thủy vực chết → ảnh hưởng chất lượng nước →
hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và
cấp nước.
Làm nóng toàn cầu Vận chuyển, phân
phối sản phẩm
Khí thải từ các phương tiện vận tải như SOx,
COx, NOx → làm nóng toàn cầu → ảnh hưởng
sức khoẻ.
Sức khoẻ con
người
Hầu hết các công
đoạn
VSV, khí thải Clo, NH3, SOx, COx, NOx, mùi
hôi tanh, tiếng ồn, môi trường ẩm lạnh, … trong
khu vực sản xuất tác động xấu đến sức khoẻ
người lao động.
25
Qua kết quản phân tích ở trên, ta rút ra được trong công tác quản lý môi trường
cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sau:
- Vấn đề xử lý nước thải là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với các nhà máy sản
xuất thuỷ sản.
- Đối với các bã rắn như: đầu, vỏ tôm, vỏ sò, da mai mực, nội tạng cần được tận
dụng để chế biến các sản phẩm phụ, đem bán cho dân làm thức ăn, thức ăn chăn
nuôi gia súc, gia cầm hoặc thuỷ sản kịp thời, tránh để lâu làm phát sinh mùi hôi tanh
khó chịu.
- Đối với khí thải: cần tránh để rò rỉ hơi tác nhân lạnh cũng như có biện pháp thu
gom khí Clo hay dùng các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại khâu
vệ sinh khử trùng.
Sau khi xác định được mục tiêu quản lý môi trường cho công ty, cũng như đã
xác định được các vấn đề môi trường quan trọng của nhà máy. Tác giả tiếp tục triển
khai một giải pháp được đề ra trong mục tiêu quản lý môi trường của công ty. Đó là
xây dựng dự án phân loại rác tại nguồn tại các nhà máy của công ty.
Để xây dựng dự án nói trên, trong tiêu luận này tác giả dùng phương pháp
phân tích khung luận lý LFA. Nhằm phân tích các bên có liên quan để tăng hiệu quả
phối giữa các bên có liên quan đến dự án, tác giả sử dụng phương pháp SA.
Dưới đây là kết quả áp dụng 2 phương pháp đó:
6.3 Phương pháp phân tích khung luận lý LFA
6.3.1 Phương pháp luận
Có nhiều phương pháp xây dựng chương trình môi trường, trong đó phương
pháp khung luận lý (LFA) thường được sử dụng. LFA là một bộ công cụ được sử
dụng cho việc lập kế hoạch, thiết kế, và đánh giá hiệu quả các loại dự án khác nhau.
Khung luận lý thiết lập các mục tiêu ưu tiên cần thực hiện và xác định rõ các
kết quả mong đợi và các hoạt động của một dự án. Được sử dụng một cách chính
xác, sản phẩm hay kết qua phân tích khung luận lý sẽ là một bảng tóm tắt dự án, có
thể cung cấp một cơ sở hợp lý để phát triển thành tài liệu dự án.
26
LFA là một công cụ phân tích, diễn đạt và quản lý giúp các nhà quản lý và lập
kế hoạch, trong đó:
- Phân tích tình hình hiện tại trong quá trình chuẩn bị dự án;
- Thiết lập cơ cấu cấp bậc cho các giải pháp đạt các mục tiêu;
- Xác định các rủi ro tiềm tàng khi đạt mục tiêu và các kết quả bền vững;
- Thiết lập cách theo dõi và đánh giá các kết quả và hậu quả.
- Diễn đạt tóm tắt một dự án theo hình thức chuẩn và
- Theo dõi và đánh giá các dự án trong quá trình thực hiện.
Các khung luận lý cũng có thể cung cấp nền tảng cho việc đánh giá hiệu lực,
hiệu quả và các công việc có liên quan trong quá trình thực hiện dự án trước đây.
Khung luận lý là một phương pháp luận dựa trên triết lý Nếu – Thì:
- Nếu có đủ nguồn lực, thì các kết quả sẽ thực hiện được.
- Nếu các kết quả thực hiện được, thì mục tiêu sẽ thực hiện được.
- Nếu các mục tiêu đạt được thì dự án hoàn thành (mục tiêu dự án hoàn thành).
6.3.2 Kết quả nghiên cứu:
Bước 1:
Phân tích bối cảnh dự án:
- Lý do thành lập dự án phân loại rác tại nguồn tại công ty chế biến thủy đặc sản
xuất khẩu Seaspimex: Xuất phát từ thực trạng là các cán bộ công nhân viên tại công
ty có thói quen thu gom rác không tốt, gây khó khăn khâu thu gom, phân loại và vận
chuyển rác của công nhân thu gom rác cũng như gây ra tình trạng lãng phí do chưa
tận dụng tái chế triệt để lượng chất thải rắn phát sinh ra trong công ty.
- Địa điểm: 03 nhà máy chế biến thuộc công ty cổ phần thủy đặc sản Seaspimex.
Địa chỉ: 213 đường Hòa Bình, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, thành phố
Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện dự án: 1 năm
- Kinh phí (dự kiến): 1,81 tỷ VND.
27
Phân tích các bên có liên quan:
Sau khi phân tích các bên có liên quan đến dự án, ta có ma trận phân tích
các bên có liên quan dưới đây (xem hình 6):
Chi tiết áp dụng công cụ SA được trình bày ở (mục 6.4).
Hình 6: Phân tích các bên có liên quan đến dự án phân loại rác tại nguồn
của công ty thủy sản Seaspimex
Tăng cường năng
lực phân loại rác
của CB.CNV tại
công ty Seaspimex
Q.Tân Phú
Sở TNMT
Công ty
dịch vụ CI
Người thu
gom
CB.CNV
công ty
Tổ chức
tài trợ
UBND TP
UBND
Quận
Đơn vị tái
chế rác
Ban lãnh
đạo cty
UBND
Phường
28
Bước 2: Phân tích vấn đề
Hình 7: Cây vấn đề của dự án phân loại rác tại nguồn tại công ty
Chi phí xử lý rác cao, hiệu quả thấp, tốn diện
tích bãi chôn lấp
Gây ÔNMT Chi phí phân loại cao Tốn thời gian phân loại
Rác chưa được phân loại
Tất cả CB.CNV công ty Seaspimex Việt Nam chưa nhận
thức được ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn
Chưa đầu tư sở vật chất Việc thu gom chưa tốt
Chưa tuyên
truyền, vận động
CB.CNV
Khả năng
quản lý
kém
Thiếu
kinh
phí
Thiếu
nhân
lực
Do thói
quen từ
lâu đời
Thiếu
kinh phí
đầu tư
Nhận thức
của người
thu gom
rác
Thiếu
kinh
phí
Tái chế chưa được đẩy mạnh
Chưa có
chính sách
khuyến
khích
Chưa có
công nghệ
tái chế rác
hiện đại
Chưa
nghiên cứu
hạch toán
kinh tế
Thiếu kinh
phí
Chưa có
chuyên gia
có trình độ
Thiếu
chủ
trương
29
Bước 3: Phân tích mục tiêu:
Hình 8: Cây mục tiêu của dự án phân loại rác tại nguồn tại công ty
Hiệu quả cao, chi phí thấp
Phân loại rác từ nguồn
Tăng cường nhận thức ý nghĩa của việc phân
loại rác cho tất cả CB.CNV của công ty
Đầu tư cơ sở vật chất
Tăng
cường
năng lực
quản lý
Tuyên
truyền,
vận động
CB.CNV
Bỏ thói
quen xấu
Tăng
cường đầu
tư kinh
phí
Nâng cao
ý thức
người thu
gom
Đầu tư
kinh phí
Nghiên
cứu bài
toán kinh
tế
Nhập
công nghệ
tái chế rác
hiện đại
Ban hành các
chính sách
khuyến khích
Đẩy mạnh việc tái chế
Thu gom rác tốt hơn
Chủ
trương chỉ
đạo
Đầu tư
kinh phí
Thuê
chuyên gia
có trình độ
Tăng
cường
nhân lực
Đầu tư
kinh phí
30
Mục tiêu dự án
Mục tiêu thành phần
Kết quả
Hoạt động
Nguồn lực
Bước 4: Phân tích – sắp xếp chiến lược:
Phân loại rác tại nguồn
Đầu tư cơ sở vật chất
Thu gom rác tốt hơn
Nhận thức được ý nghĩa
của việc phân loại
Đẩy mạnh việc tái chế
- Mở 5 lớp tập huấn
- 100% CB.CNV tham gia
- Mời báo cáo viên
- Phát 2000 tờ rơi, 200
poster; In 20 băng rôn
- Tập huấn kiến thức cho
CB.CNV về lợi ích của việc
phân loại rác tại nguồn
- Phương pháp phân loại
- Vận động, tuyên truyền
giáo dục ý thức CB.CNV
trong việc thu gom rác
- Thuê hội trường
- Thuê chuyên gia
- In tài liệu tập huấn
- Tiền bồi dưỡng cho chuyên gia
- Tiền in ấn tờ rơi
- Tiền bồi dưỡng cho người
đi dán poster, treo băng rôn
- Có các văn bản khuyến khích
tái chế
- Chính sách hỗ trợ cho doanh
nghiệp tái chế
- Tìm được bài toán kinh tế của
việc tái chế
- Có thiết bị tái chế hiện đại
- Ban hành chủ trương, chính
sách khuyến khích
- Tính toán tính kinh tế của
việc tái chế
- Nhập thiết bị
- Chi phí nhập thiết bị
- Thuê chuyên gia lập dự án
khả thi
- Tiền bồi dưỡng cho
chuyên gia lập dự án khả thi
- Mở một cuộc họp cho
các tổ trưởng phân
xưởng, bộ phận
- 100% tổ trưởng tham
gia
- Trang bị 200 thùng
đựng rác; 01 xe thu gom
- Họp lấy ý kiến
- Họp xin tài trợ
- Thuê hội trường
- Mở một lớp tập huấn
cho nhân viên thu gom
rác
- Thu hút được 100%
kinh phí đầu tư dự án
(1,81 tỷ đồng )
- Tập huấn kiến thức cho
nhân viên thu gom rác
- Xin tài trợ
- Thuê hội trường,
chuyên gia
- Tài liệu, tiền tin ấn tài
liệu, tiền thuê chuyên
gia
- Lên kế hoạch xin tài
trợ kinh phí
Hình 9: Phân tích và sắp xếp chiến lược phân loại rác tại nguồn ở công ty
31
Bước 5: Ma trận khung luận lý
Bảng 11: Bảng ma trận khung luận lý
TÓM TẮT CÁC CHỈ SỐ ĐO
LƯỜNG MỤC
TIÊU
CÁC PHƯƠNG
PHÁP ĐO
CÁC GIẢ THIẾT
QUAN TRỌNG
1. Các mục tiêu:
Tăng cường năng lực
phân loại rác tại nguồn
tại công ty Seaspimex
Việt Nam
2. Mục đích dự án
Tăng cường năng lực
phân loại rác tại nguồn
nhằm giảm chi phí
trong việc thu gom và
xử lý, tăng hiệu quả xử
lý rác, giảm ô nhiễm
môi trường cũng như
tạo nguồn thu từ việc
tái chế, tái sử dụng
chất thải.
100% CB.CNV của
công ty tham gia vào
việc phân loại rác tại
nguồn.
- Báo cáo tổng kết.
- Đánh giá kết quả
phân loại rác tại nguồn
bằng cách thăm dò ý
kiến
- Kiểm tra thực tế
công tác phân loại rác
tại nguồn tại phân
xưởng, nhà máy của
công ty
-Sự tham gia nhiệt
tình của tất cả
CB.CNV từ công
nhân, nhân viên đến
lãnh đạo trong cty.
-Các chuyên gia có
đủ năng lực, kinh
nghiệm về phân loại
rác tại nguồn, đủ
nhiệt tình để theo
đuổi dự án.
Việc phân loại rác tại
nguồn sẽ được tiếp
tục duy trì sau khi dự
án kết thúc
-Báo cáo tổng kết
-Đánh giá kết quả đạt
được định kỳ 6 tháng,
hằng năm
-Sự tham gia nhiệt
tình của các tổ chức
Đoàn hội, tổ chức
môi trường trong
thành phố
-Sự tham gia của các
cơ quan truyền thông
đại chúng
Trang thiết bị phục vụ
công tác phân lại rác
tại nguồn được đầu
tư.
-Báo cáo tổng kết. -
Đánh giá thực tế về
năng lực phân loại rác
tại nguồn
-Năng lực của chuyên
gia.
-Sự hưởng ứng nhiệt
tình cán bộ công nhân
viên của công ty
3. Đầu ra/Kết quả
3.1 Tổ chức các lớp
tập huấn
- Mở 5 lớp tập huấn
- 100% CB.CNV của
cty tham gia
- Mời báo cáo viên
- Phát 2000 tờ rơi
- Báo cáo kết quả
- Thể hiện qua kết quả
phân loại rác
- Kết quả của hoạt
động tuyên truyền
- Sự đồng tình của
CB.CNV trong cty
- Năng lực, sự nhiệt
tình của các chuyên
gia, báo cáo viên
32
- In 20 băng rôn
- Dán 200 poster
3.2 Tổ chức các cuộc
họp triển khai
-100% đội trưởng đội
sản xuất, phân xưởng
trưởng, đội trưởng đội
vệ sinh môi trường
cty
-100% lãnh đạo của
công ty
- Biên bản cuộc họp - Sự tham gia nhiệt
tình của toàn thể
CB.CNV
- Sự hỗ trợ nhiệt tình
từ phía chuyên gia.
3.3 Tổ chức nghiên
cứu tính kinh tế của
việc tái chế rác
100% rác được thu
gom tái chế
- Dự án khả thi về tái
chế rác
Nếu có sự tham gia
của các chuyên gia có
kinh nghiệm về thu
gom, tái chế rác. Có
thị trường tiêu thụ sản
phẩm tái chế.
3.4 Xin kinh phí tài trợ - 100% kinh phí xin
thực hiện dự án được
cấp
- Các lớp tập huấn
được tổ chức
- Có trang thiết bị cho
việc thu gom, phân
loại rác
- Thuê được chuyên
gia tập huấn, in ấn
băng rôn, tờ bớm
- Rác được thu gom
phân loại và tái chế
-Nếu bên tài trợ chấp
thuận đề nghị
4. Đầu vào/ Hoạt động
4.1 Mở các lớp tập
huấn cho CB.CNV của
công ty.
- Soạn thảo nội dung
Nội dung phù hợp với
từng đối tượng: công
nhân vệ sinh, công
nhân sản xuất, trưởng
các bộ phận sản xuất,
lãnh đạo của công ty.
Báo cáo kết quả làm
việc
Tính hiệu quả của việc
thu gom rác
-Nếu có sự tham gia
đầy đủ của các
CB.CNV trong công
ty.
-Có sự hỗ trợ của Sở
TNMT,UBND Quận..
4.2. Tổ chức các hoạt
động tuyên truyền lợi
ích của việc phân loại
rác tại nguồn bằng
nhiều hình thức phong
phú như phát tờ rơi,
dán poster, treo băng
rôn, khẩu hiệu, kết hợp
33
phương tiện truyền
thông đại chúng.
- Liên hệ Sở TN&MT
cung cấp các tờ bướm,
poster. Làm băng rôn,
khẩu hiệu tuyên truyền
- 2000 tờ bướm, 200
poster, 20 băng rôn
-Ký nhận tài liệu tuyên
truyền với Sở, Quận
-Nếu có sự hỗ trợ của
Sở TN&MT, Phòng
TNMT Tân Phú
- Tổ chức treo băng
rôn, phát tờ rơi.
- Treo 20 băng rôn tại
các khuôn viên, cổng
ra vào của nhà ăn,
xưởng sản xuất, cổng
chính của nhà máy
- Phát 2000 tờ rơi cho
toàn thể CB.CNV
- Nếu có sự tham gia
của tổ chức công
đoàn công ty.
- Sự phối hợp tích
cực của CB.CNV và
công ty thu gom
4.3. Trang bị phương
tiện thu gom rác tại
nguồn
- Trang bị thùng đựng
rác theo thành phần
chất thải.
Trang bị 200 thùng
đựng rác
Tất cả rác được thu
gom và phân loại tại
nguồn, không còn tình
trạng để lẫn lộn các
loại rác
Nếu có được kinh phí
từ nhà tài trợ
- Trang bị xe Trang bị 01 xe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu áp dụng phuơng pháp phân tích hệ thống để quản lý môi trường nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu SEAPIMEX Việt Nam.pdf