Nghiên cứu các thông số lưu huyết não và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường

Tiến hành đo các chỉ số Lưu huyết não bằng máy Rheoscreen compact-MEDIS (Đức) tại khoa Thăm dò chức năng- bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, với các tính năng: +Máy thuộc kiểu REG II +Máy đo hai kênh (trái, phải) cùng với một kênh đo điện tâm đồ +Phương pháp đo: 4 điện cực (2 điện cực phát, 2 điện cực thu) +Dòng điện phát: Sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao 100 kHz và cường độ nhỏ 1mA +Sử dụng điện cực tròn bằng nhôm, đường kính 2 cm(8 cái) +Quy ước: dây nối điện cực màu đỏ bên phải, màu vàng là bên trái +Ghi lại, in ra và lưu trữ các thông số lưu huyết đo được vào máy vi tính thông qua chương trình phần mềm máy lưu huyết Rheoscreen version 4.2. Chọn phép đo phân tích sóng xung (Pulse wave analyze) bằng phương pháp lưu tốc trở kháng (impendence plethysmography)

doc9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các thông số lưu huyết não và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp. Bệnh không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà ngay ở các nước đang phát triển và các nước nghèo cũng có tỷ lệ mắc bệnh đáng kể Theo ước tính của Viện Đái Tháo Đường quốc tế, năm 1997 trên thế giới có khoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó 120 triệu người mắc đái tháo đường type 2. Ước tính đến năm 2010, bệnh đái tháo đường sẽ tăng gấp 2-3 lần ở các nước châu Á, châu Phi.Trong những năm gần đây, theo thống kê của một số bệnh viện lớn trong toàn quốc thấy rằng số bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện ngày càng tăng Bệnh tim mạch bao gồm bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não là nguyên nhân thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2-chiếm hơn 65% nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường (50% do bệnh động mạch vành,15% do bệnh động mạch não). Đối với não,bệnh nhân đái tháo đường thường có vữa xơ động mạch não đưa đến những biến chứng như xuất huyết não, tắc mạch não. Trên thực tế, một tỷ lệ không nhỏ bệnh lý mạch máu lớn im lặng ở bệnh nhân đái tháo đường với hình thành những tổn thương nội mạc động mạch không triệu chứng trên lâm sàng, đặc biệt tỷ lệ này rất cao ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.Chính vì thế khi bệnh nhân nhập viện vì biến chứng mạch máu não cũng chính là lúc phát hiện bệnh đái tháo đường Hiện nay, việc đánh giá mức độ tổn thương mạch máu não trên bệnh nhân đái tháo đường chủ yếu thông qua siêu âm Doppler mạch. Siêu âm Doppler mạch đã trở thành phương pháp không xâm nhập cho phép chẩn đoán chính xác, không những thăm dò về hình thái mà còn cả huyết động.Tuy nhiên siêu âm Doppler mạch đòi hỏi kinh nghiệm của người làm siêu âm, chi phí tương đối cao, và chỉ sẵn có ở một số trung tâm chuyên khoa. Ngoài ra quá trình thực hiện tương đối tốn thời gian và không thích hợp cho các chương trình sàng lọc. Phương pháp đo Lưu huyết não đáp ứng những yêu cầu này bởi cấu trúc đơn giản, phân tích kết quả chủ yếu dựa vào phần mềm và dễ sử dụng (Angiologic Diagnostic System P.5) Khảo sát các chỉ số lưu huyết não để phát hiện sớm và đánh giá mức độ tổn thương xơ vữa động mạch não thông qua đánh giá lưu lượng tuần hoàn lên não ở nước ta vẫn còn ít được quan tâm, đặc biệt tại Miền trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Nhằm khảo sát và tìm hiểu Lưu huyết não đồ ở bệnh nhân đái tháo đường, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các thông số lưu huyết não và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường” với các mục tiêu: 1.Xác định các thông số lưu huyết não ở bệnh nhân đái tháo đường(type 2) 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số lưu huyết với một số yếu tố nguy cơ(thời gian bị bệnh, béo phì, trị số huyết áp) ở bệnh nhân đái tháo đường TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa Theo TCYTTG 2002: Đái tháo đường(ĐTĐ) là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tuỵ hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai.Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh và mạch máu 1.1.2. Lịch sử và phân loại bệnh đái tháo đường Bệnh ĐTĐ được mô tả lần đầu tiên trong Ebers-Papyrus khoảng 1500 năm trước công nguyên. Người Ai Cập đã mô tả bệnh này như một bệnh lý có kèm theo tiểu nhiều nhưng mãi đến hai thế kỷ sau từ đái đường (Diabetes) mới được một thầy thuốc nổi tiếng người Hy Lạp mô tả một bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ. Ngay từ thế kỷ đầu tiên Aretee de Cappadoce là người đầu tiên đã nói về bệnh này như sau: “một bệnh làm mất nhiều sinh lực do tiểu nhiều”. Năm 1674, Willis đặt tên là “đái nhiều chất ngọt như mật” (Diabetes mellitus), một thế kỷ sau Dolson đã chứng minh vị ngọt đó từ đường mà ra Khoảng đầu thế kỷ 19, Brokman đã ghi nhận về đảo tụy nhưng mang tên Langerhans (Langerhans đã mô tả đảo tuỵ năm 1869). Năm 1877, Lancereau phát hiện tổn thương đảo tụy ở bệnh nhân mắc ĐTĐ. Năm 1889, Vonmering và Minkovski đã chứng minh các tiểu đảo Langerhans của tuỵ có chức năng bài tiết insulin, là hormon chủ yếu chuyển hoá glucose trong cơ thể và gây bệnh ĐTĐ trên chó bằng cách cắt bỏ tụy. Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã được giải thưởng Nobel về công trình nghiên cứu phân lập insulin từ tụy. Năm 1922, lần đầu tiên insulin được sử dụng cho bệnh nhân ĐTĐ. Trong giai đoạn này một số tác giả cũng đề cập đến bệnh lý ĐTĐ xuất hiện ở người nhiều tuổi có các triệu chứng lâm sàng như ĐTĐ ở người trẻ nhưng không cần điều trị insulin suốt đời mà có thể chỉ dùng chế độ ăn kiêng bệnh cũng có thể thuyên giảm rõ rệt. Năm 1951, Bornstein và Lawrence dựa trên phương pháp định lượng insulin huyết thanh bằng RIA đã chia ĐTĐ ra làm hai thể: +ĐTĐ thể 1 (giảm hoặc không có insulin máu) +ĐTĐ thể 2 (insulin máu bình thường hoặc cao) Năm 1985 TCYTTG phân loại ĐTĐ thành 4 thể: +ĐTĐ phụ thuộc insulin +ĐTĐ không phụ thuộc insulin +ĐTĐ liên quan đến suy dinh dưỡng +ĐTĐ thai kỳ Năm 2004 Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra bảng phân loại gồm: +ĐTĐ type 1 +ĐTĐ type 2 +Các type đặc biệt khác: bao gồm: ŸGiảm chức năng tế bào bêta do khiếm khuyết gene ŸGiảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gene ŸBệnh lý tụy ngoại tiết ŸBệnh nội tiết ŸĐTĐ do thuốc, hoá chất ŸNhiễm khuẩn ŸCác thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch ŸMột số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ +ĐTĐ thai nghén 1.1.3. Đái tháo đường type 2 Sinh lý bệnh ĐTĐ type 2 đặc trưng bởi tình trạng đề kháng insulin tại gan, mô mỡ, mô cơ và các rối loạn tiết insulin từ các tế bào bêta tụy. Sự phối hợp lại các bất thường này dẫn đến tình trạng tăng đường huyết mạn tính và các biến chứng lâu dài nặng nề Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng đề kháng insulin thường đi trước sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ type 2. Trên nhiều đối tượng có tình trạng đề kháng insulin, nồng độ insulin nội sinh thường tăng để bù trừ cho tình trạng đề kháng insulin. Tuy nhiên khi nồng độ insulin không đủ để vượt qua tình trạng đề kháng, tình trạng tăng đường huyết mạn và bệnh ĐTĐ thực sự sẽ xuất hiện 1.1.3.1. Vai trò của tình trạng đề kháng insulin Đề kháng insulin được xem như một trong những khiếm khuyết tiên phát tạo điều kiện cho sự xuất hiện bệnh ĐTĐ type 2. Đề kháng insulin gây rối loạn khả năng sử dụng glucose ở cơ vân và mô mỡ làm tăng sản xuất glucose tại gan. Cả 2 khiếm khuýêt này góp phần làm tăng đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 và đã có những bằng chứng rõ rệt chứng minh rằng đề kháng insulin là rối loạn chuyển hoá được phát hiện sớm nhất trước khi có tình trạng tăng đường huyết. Tình trạng đề kháng insulin một phần được cho là do yếu tố di truyền, nhưng các yếu tố môi trường như béo phì, tuổi già và lối sống thụ động cũng góp phần vào sự phát triển của tình trạng này và tiếp theo sau đó là ĐTĐ type 2. Những thay đổi này phản ánh mức độ đô thị hoá ngày càng tăng và lối sống phương Tây hoá nhất là ở các nước đang phát triển 1.1.3.2. Vai trò của rối loạn chức năng tế bào bêta tụy Rối loạn chức năng tế bào bêta tụy cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Khi tuyến tụy không còn khả năng bài tiết để bù trừ cho sự đề kháng insulin và duy trì mức đường huyết bình thường. Sự đề kháng insulin và các yếu tố về gene được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự rối loạn chức năng tế bào bêta và giảm tiết insulin. Những yếu tố góp phần trong sự rối loạn chức năng tế bào bêta tuỵ bao gồm sự tăng đường huyết và acid béo tự do trong máu làm nhiễm độc tụy. Hơn nữa sự tăng tiết insulin trong thời gian dài để bù trừ sự đề kháng insulin cũng làm tuyến tụy hoạt động quá sức dẫn đến rối loạn chức năng tế bào bêta tụy 1.1.3.3. Sự liên quan của các acid béo tự do Nồng độ acid béo cao trong máu có ảnh hưởng tới đề kháng insulin: +Ức chế quá trình oxy hoá glucose +Giảm nhạy cảm của insulin với tổ chức mỡ +Ức chế gắn insulin với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích 1.2.Lưu huyết não đồ 1.2.1.Lịch sử Lưu huyết não đồ Vấn đề ghi lưu huyết để đánh giá tuần hoàn não được đề cập từ những năm 20 của thế kỷ XX do các tác giả Schulter Grant,Meyer Grant,Ganller và một số tác giả khác. Năm 1937, H.Mann đã đề nghị dùng cầu Wheatstone để nghiên cứu tính dẫn điện của cơ thể sống. Sau đó, Nyboer qua các công trình nghiên cứu của mình đã sử dụng dòng điện xoay chiều tấn số cao để nghiên cứu tuần hoàn máu và gọi phương pháp này bằng một tên mới là ghi thể tích điện trở (Impedance plethysmography) Danh từ”Ghi lưu huyết” do W.Holzer và K.Polzer nêu ra năm 1945. Hai tác giả này cùng Marko (1945) là những người đầu tiên sử dụng phương pháp ghi lưu huyết vào mục đích lâm sàng, nghiên cứu hoạt động của tim, các tác giả gọi phương pháp của mình là ghi lưu huyết tim (Rheocardiography) Vào năm 1950, K.Polzer và F.Schuhfried là những người đầu tiên sử dụng phương pháp ghi lưu huyết để nghiên cứu hệ thống mạch máu não. Những công trình của K. Iarrullin vào những năm 1962, 1963, 1966 và một số tác giả khác đã nghiên cứu sâu hơn và đặt nền móng cho phương pháp ghi lưu huyết não, chỉ ra những khả năng to lớn của phương pháp này trong nghiên cứu và chẩn đoán các loại bệnh lý mạch máu não. Cũng trong thời gian này, danh từ “Ghi lưu huyết não” lần đầu tiên được F.Jenkner nêu ra và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi. Đến những năm 1970 nó đựơc Swanson cải tiến hoàn chỉnh và sử dụng có hiệu quả Ngày nay, với sự trợ giúp của máy vi tính, ngoài chức năng hỗ trợ cho phân tích, tính toán, đánh giá lưu huyết não, nó còn giúp cho việc lưu trữ, hiển thị và in ấn đạt độ chính xác cao 1.2.2.Nguyên lý và phương pháp ghi lưu huyết não 1.2.2.1. Nguyên lý chung Ghi lưu huyết não (Rheoencephalography) là một bộ phận của ghi lưu huyết chung (Rheography). Rheography là phương pháp ghi đại lượng điện trở biến đổi của các mô sống,cơ quan hoặc các phần của cơ thể khi cho một dòng điện xoay chiều tần số cao,cường độ yếu chạy qua Đối với các tổ chức trong cơ thể, trong thời điểm ghi thì điện trở của nó thay đổi chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng máu tuần hoàn qua nó (vì các yếu tố khác là hằng định). Vì vậy, theo dõi sự thay đổi điện trở của cơ quan tổ chức giúp ta đánh giá được trạng thái tuần hoàn của cơ quan tổ chức đó Ta có thể coi sọ não là một mẫu điện tích, trong đó da, cơ và xương sọ ở mỗi dưới điện cực ghi được biểu diễn bằng tế bào điện tích. Như vậy thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả sự tuần hoàn máu lên da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với sự tuần hoàn qua não.Vì vậy, đường ghi thay đổi điện trở chủ yếu biểu hiện sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn qua não, khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại 1.2.2.2.Phương pháp ghi lưu huyết Cơ sở vật lý phương pháp ghi lưu huyết: người ta sử dụng cầu Wheaston để ghi điện trở biến đổi. Cầu này có 4 nhánh với 4 giá trị điện trở cân bằng nhau. Đường ghi dòng điện phát sinh do sự thay đổi điện trở của cầu chính là lưu huyết đồ. Như vậy, về thực chất đường ghi lưu huyết não thể hiện sự biến thiên điện trở của mạch máu Máy ghi lưu huyết: Có 2 kiểu máy chính dùng để ghi lưu huyết não và thường được gọi là kiểu REGI và REGII Máy ghi lưu huyết kiểu I được cấu tạo sao cho dòng điện xoay chiều tần số cao được truyền vào các vùng não qua các điện cực đặt trên đầu và những biến thiên điện trở của các mạch máu não được dẫn vào máy ghi lưu huyết thông qua chính các điện cực này Máy ghi lưu huyết kiểu II có một đôi điện cực chuyên dùng để đưa dòng điện xoay chiều vào não,còn các điện cực khác thu nhận biến thiên điện trở ở các vùng não khác nhau rồi đưa vào máy lưu huyết. Hai điện cực đưa dòng điện vào não cần được đặt ở các vị trí đối xứng của đầu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang Ưu điểm của máy ghi lưu huyết kiểu II là khắc phục được ảnh hưởng của điện trở tiếp xúc giữa da đầu-điện cực và phân bố dòng điện không đều tại điểm tiếp xúc của kiểu máy REGI gây nên kết quả thiếu chính xác 1.2.3.Phân tích, đánh giá đường ghi lưu huyết não 1.2.3.1 Hình dạng sóng: Hình dạng sóng cho ta thông tin tổng quát về trạng thái chức năng của mạch máu não, gồm có: nhánh lên, đỉnh sóng, nhánh xuống và sóng phụ Nhánh lên của đường cong tương ứng với thời gian máu qua các động mạch não trong pha dồn máu nhanh, khi máu qua nhiều nhất thì đường cong đạt tới đỉnh của nó Đỉnh sóng REG tương ứng với điểm biến đổi rõ nhất về tính dẫn điện ở vùng não đang nghiên cứu. Nếu sự biến đổi điện trở xảy ra nhanh, đỉnh sóng có dạng nhọn và ngược lại, sự biến đổi điện trở xảy ra chậm đỉnh sóng có dạng phẳng Nhánh xuống tương ứng với lúc máu qua các tiểu động mạch, mao mạch rồi tĩnh mạch. Thông thường ở 1/3 trên xuất hiện 1 hoặc 2 sóng phụ thể hiện sóng dội của mạch máu. Số lượng sóng phụ và sự biểu hiện của sóng phụ (rõ, mờ, không xuất hiện)là chỉ tiêu đánh giá trương lực mạch máu não. Khi trương lực mạch máu tăng: sóng phụ mờ, nằm ở vị trí cao sát đỉnh hay mất. Khi trương lực mạch máu giảm (mạch giãn), sóng phụ xuất hiện rõ nét và nằm ở vị trí thấp gần đường đẳng điện 1.2.3.2.Một số thông số chính của lưu huyết não Các thông số đánh giá cường độ dòng máu não: Biên độ sóng REG: được tính từ chân sóng đến điểm cực đại của sóng được tính ra Ohm. Đánh giá đại lượng dao động thể tích mạch máu. Nó phụ thuộc vào thể tích nhát bóp của tim, tính chất và trạng thái của thành mạch máu, huyết áp động mạch Chỉ số lưu huyết (Rheoindex) là tỷ số giữa biên độ sóng REG thu được và biên độ chuẩn. Cường độ dòng máu vào não càng lớn thì chỉ số lưu huyết càng cao và ngược lại. Hệ số mất đối xứng: đánh giá mức độ cân bằng trong quá trình cung cấp máu cho các vùng não đối xứng hai bên bán cầu Độ dốc nhánh lên: là góc của đường tiếp tuyến với nhánh lên. Thông số này tương đương với tỷ số độ dốc (Slope Quotient) là tỷ số giữa độ dốc lớn nhất của nhánh lên với trở kháng nền, đơn vị p.m/s(p.m=per millie:phần nghìn). Thông số này vừa đánh giá cường độ dòng máu và trương lực mạch máu Lưu lượng máu não (alternating blood flow-ABF): ABF= (amlitude/crest time).heart period.(6000/basic impedance) Trong đó: 6000=60 seconds.100ml đơn vị là phần trăm ml máu trên 100ml tổ chức/phút (%/min) Các thông số đánh giá trương lực mạch máu não: Thời gian nhánh lên hay thời gian đỉnh (Crest time): là thời gian tính từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm cực đại của sóng REG tính ra giây, phản ánh thời gian giãn mạch cực đại của mạch máu não.Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nó là tình trạng của thành mạch máu: độ đàn hồi và trương lực mạch máu Thời gian truyền sóng tim-mạch (propagation): là thời gian tính từ đỉnh sóng R của điện tim đến lúc bắt đầu xuất hiện sóng lưu huyết, nó phản ánh trương lực mạch máu não. Khi thời gian truyền ngắn thì trương lực mạch máu tăng và ngược lại Độ rộng đỉnh:là khoảng thời gian giữa hai điểm nằm hai bên đỉnh của đường cong ở vị trí 95% biên độ cực đại, nó phản ánh tính chất của đỉnh sóng lưu huyết ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1.Chọn bệnh nhân Chúng tôi chọn 40 bệnh với chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 Tuổi bệnh nhân từ 40 trở lên Nhập viện và điều trị tại khoa Nội-bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế Thời gian chọn mẫu nghiên cứu từ tháng 5/2007 đến tháng 03/2008 2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ Tiêu chuẩn chẩn đoán của TCYTTG năm 1998 và đã được xác định lại 2002. Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau 1.Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày >=200mg/dl (>=11,1mmol/l), kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được 2.Glucose huyết tương lúc đói >=126 mg/dl (>=7mmol/l) ( đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường) 3.Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose >=200mg/d l(>=11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Nghiên cứu lâm sàng Bệnh nhân khi vào điều trị tại khoa Nội-Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế được khám tỉ mỉ Tìm hiểu ĐTĐ bằng cách hỏi bệnh để xác định: Họ tên,tuổi,giới,nghề nghiệp Địa chỉ Tìm hiểu về tiền sử Khám xét lâm sàng Xác định chỉ số BMI (Body Mass Index:Chỉ số khối cơ thể) và số đo vòng eo bệnh nhân lúc vào viện: Đo cân nặng, chiều cao, vòng bụng và vòng mông của bệnh nhân Thời điểm đo trong nghiên cứu: khi bệnh nhân được đưa vào khoa điều trị Đánh giá kết quả: BMI=Trọng lượng(kg)/chiều cao(m2) Bảng 2.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo-áp dụng cho người trưởng thành châu Á (theo TCYTTG ban hành tháng 2/2000) Phân loại BMI(kg/m2) Yếu tố phối hợp Số đo vòng eo:=90cm =80cm Gầy <18,5 Thấp(nhưng là yếu tố nguy cơ với các bệnh khác) Trung bình Bình thường 18,5-22,9 Trung bình Có tăng cân Béo: +Có nguy cơ +Béo độ 1 +Béo độ 2 >=23 23-24,9 25-29,9 >30 Tăng cân Béo vừa phải Béo nhiều Tăng vừa phải Béo nhiều Quá béo Xác định huyết áp bệnh nhân lúc vào viện: Đo huyết áp: Bệnh nhân được đo HA bằng máy đo thuỷ ngân hoặc máy đo đồng hồ đã được chuẩn hoá 6 tháng 1 lần, lấy tay trái làm chuẩn đo 2 lần cách nhau 3-5 phút theo khuyến cáo của TCYTTG. Nếu 2 lần đo chênh nhau trên 5 mmHg thì đo lại 1 đến 2 lần nữa rồi lấy trung bình cộng. Tuy nhiên, cần đo huyết áp cả 2 bên để đề phòng có hẹp động mạch bên trái Thời điểm đo trong nghiên cứu: khi bệnh nhân được đưa vào khoa điều trị Đánh giá kết quả: Huyết áp tâm thu là áp lực tương ứng với tiếng đập động mạch đầu tiên và huyết áp tâm trương là áp lực tương ứng với khi bắt đầu không còn nghe tiếng đập của động mạch. Nếu rối loạn nhịp tim thì đo 3 lần sau đó lấy trung bình cộng các chỉ số Bảng 2.2.Phân loại THA ở người từ 18 tuổi trở lên (theo JNC VI.1997) Giai đoạn HA tâm thu HA tâm trương Bình thường Bình thường cao Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III 130 130-139 140-159 160-179 >180 <85 85-89 90-99 100-109 >110 2.2.2.Nghiên cứu các thông số lưu huyết não đồ 2.2.2.1.Phương pháp đo lưu huyết não Thời điểm đo: Đo các thông số lưu huyết não trên bệnh nhân ĐTĐ khi bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế Đo các thông số lưu huyết não nhóm so sánh sau khi những người này đã khám tổng quát xong và không có bệnh lý Máy đo lưu huyết não: Tiến hành đo các chỉ số Lưu huyết não bằng máy Rheoscreen compact-MEDIS (Đức) tại khoa Thăm dò chức năng- bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, với các tính năng: +Máy thuộc kiểu REG II +Máy đo hai kênh (trái, phải) cùng với một kênh đo điện tâm đồ +Phương pháp đo: 4 điện cực (2 điện cực phát, 2 điện cực thu) +Dòng điện phát: Sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao 100 kHz và cường độ nhỏ 1mA +Sử dụng điện cực tròn bằng nhôm, đường kính 2 cm(8 cái) +Quy ước: dây nối điện cực màu đỏ bên phải, màu vàng là bên trái +Ghi lại, in ra và lưu trữ các thông số lưu huyết đo được vào máy vi tính thông qua chương trình phần mềm máy lưu huyết Rheoscreen version 4.2. Chọn phép đo phân tích sóng xung (Pulse wave analyze) bằng phương pháp lưu tốc trở kháng (impendence plethysmography) Các bước đo lưu huyết não: +Bệnh nhân được đo ở tư thế ngồi thoải mái, lưng và đầu thẳng trên ghế tựa, nhắm mắt và thở đều trong khi đo +Đo các thông số lưu huyết trên 2 chuyển đạo chính: chuyển đạo Trán-xương Chũm và chuyển đạo xương Chũm- Chẩm +Dùng băng cao su để gắn điện cực. Buộc băng cao su qua các mốc: giữa trán ở phía trước, xương chẩm ở phía sau, đi qua vùng xương chũm phía sau tai +Điện cực phát gồm có 2 điện cực được đặt theo trục trước sau. Một điện cực đặt ngay giữa trán và một điện cực đặt ngay phía dưới ụ chẩm. Hai điện cực này sẽ được nối với 2 dây dẫn màu đen của dòng điện phát (100kHz, 1mA) +3 cặp điện cực thu đặt đối xứng nhau ở 2 bên. Hai điện cực đặt ở giữa cung mày, cách phía trên cung mày 1,5-2 cm. Hai điện cực đặt trên xương chũm, ngay sau vành tai. Hai điện cực đặt cách ụ chẩm về hai bên 2-3 cm. Các điện cực được bôi một lớp gel dẫn điện để có thể tiếp xúc tốt với da đầu. Nối các điện cực bên phải bán cầu vào các dây dẫn màu đỏ và các điện cực bên trái bán cầu vào dây dẫn màu vàng +Đặt hai điện cực ở hai tay để đo đồng thời chuyển đạo DI của điện tim với sóng lưu huyết não +Tiến hành đo các thông số lưu huyết ở các chuyển đạo xương chũm-trán (chuyển đạo chuẩn) đồng thời ở hai bên bán cầu cùng với điện tim (DI) trước và lưu các thông số lưu huyết ở chuyển đạo này với tên Head-partial 1. Sau đó đo tiếp các thông số lưu huyết đồng thời hai bên bán cầu ở chuyển đạo xương chũm-chẩm và lưu các thông số lưu huyết ở chuyển đạo này với tên Head-partial 2 +Các chỉ số lưu huyết sau khi ghi xong sẽ được in ra giấy và lưu trên máy vi tính để phân tích 2.2.2.2.Phân tích đường ghi lưu huyết não Hình dạng sóng lưu huyết não: +Đỉnh sóng: Nhọn,tù,vòm +Sóng phụ: có hay không xuất hiện, vị trí của sóng phụ (nếu có) so với sóng chính Các thông số lưu huyết: Các thông số đánh giá cường độ dòng máu +Impendence ratio (Tỷ số trở kháng): +Slope ratio (Tỷ số độ dốc) +Alternating blood flow (Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu) Các thông số đánh giá trương lực mạch máu não gồm có +Crest time (Thời gian đỉnh) +Crest width (Độ rộng đỉnh) +Propagation time (Thời gian truyền) DỰ KIẾN KẾT QỦA: 1.Về lưu huyết não ở bệnh nhân ĐTĐ 1.1. Hình dạng sóng lưu huyết Biên độ của sóng giảm đáng kể ở bệnh nhân ĐTĐ và nhóm chứng Đỉnh tù chiếm đa số ở cả bệnh nhân ĐTĐ và nhóm chứng, tuy nhiên tỉ lệ phần trăm đỉnh tù ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn so với nhóm chứng. Ngược lại đỉnh sóng dạng nhọn ở nhóm chứng cao hơn so với bệnh nhân ĐTĐ Sóng phụ rất ít thấy ở bệnh nhân ĐTĐ cũng như nhóm chứng 1.2.Thông số đánh giá cường độ dòng máu não Cường độ dòng máu não ở bệnh nhân ĐTĐ thấp hơn so với nhóm chứng 1.3.Thông số đánh giá trương lực mạch máu não Trương lực mạch máu não ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn so với nhóm chứng 1.4.Lưu lượng máu não Lưu lượng máu não ở bệnh nhân ĐTĐ thấp hơn so với nhóm chứng 2.Mối liên quan giữa thông số lưu huyết não với thời gian bị bệnh, béo phì và trị số huyết áp lúc vào viện 2.1.Tương quan giữa thông số lưu huyết và thời gian bị bệnh Có sự tương quan giữa thông số lưu huyết và thời gian bị bệnh 2.2.Tương quan giữa thông số lưu huyết và béo phì Có sự tương quan giữa thông số lưu huyết và béo phì 2.3.Tương quan giữa thông số lưu huyết và trị số huyết áp Có sự tương quan giữa thông số lưu huyết và trị số huyết áp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdecuongluanvan_1__4544.doc
Luận văn liên quan