Màu của khuẩn lạc P. multocida thường liên quan đến giáp mô của vi khuẩn. Từ dạng có giáp mô trong canh khuẩn tươi, khuẩn lạc có dung quang, sau vài lần nuôi cấy giáp mô mất dần, khuẩn lạc nhỏ và dung quang kém, khi khuẩn lạc chứa chất nhày thì dung quang càng kém hơn, độc lực của vi khuẩn giảm dần từ dạng S đến dạng R.
Sau khi nuôi cấy vi khuẩn P. multocida phát triển thành những khuẩn lạc đặc biệt, có hiện tượng phát huỳnh quang khi quan sát bằng kính hiển vi với ánh sáng đèn điện góc chiếu phản quang là 45o thấy có 3 loại khuẩn lạc. Tùy theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc của khuẩn lạc khác nhau.
Loại Fg (Greenish fluorescent): 2/3 khuẩn lạc có màu xanh lơ, 1/3 có màu da cam, khuẩn lạc hình tròn, rìa gọn, mặt vồng và có độc lực cao.
Loại Fo (Orange fluorescent): màu xanh lơ ít và vàng da cam nhiều, những khuẩn lạc này độc lực tương đối yếu.
Loại Nf (Not fluorescent): khuẩn lạc độc lực yếu nhất, không màu, không có huỳnh quang, khuẩn lạc dạng S, nhỏ, trong.
Cách xem huỳnh quang của khuẩn lạc trên chỉ áp dụng cho Pasteurella gây bệnh ở lợn và trâu bò, nhưng không áp dụng cho Pasteurella gây bệnh ở gia cầm. Pasteurella aviseptica gây bại huyết, xuất huyết cho gia cầm có độc lực mạnh nhưng khuẩn lạc của chúng thuộc loại Fo.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6194 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu một sổ đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở lợn, đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những chủng P. multocida độc lực có một kháng nguyên phụ là kháng nguyên vỏ, bản chất là polysaccarit, là một bán kháng nguyên che lớp kháng
nguyên (O) khỏi bị các phage tác dụng nhưng đồng thời cũng ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên (O) với kháng thể (O) tương ứng. Vì vậy, muốn phát hiện kháng nguyên (O) thì phải phá hủy kháng nguyên K hoặc dùng phương pháp nuôi cấy không cho vi khuẩn P. multocida hình thành kháng nguyên giáp mô.
Giáp mô là một lớp màng nhày mỏng, bao bọc quanh thành tế bào. Phần lớn các chủng P. multocida đều có giáp mô. Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn vừa có tác dụng bảo vệ vi khuẩn chống lại sự thực bào, chống lại tác động có hại của môi trường vừa là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng của vi khuẩn.
Kháng nguyên (K) chỉ có ở vi khuẩn P. multocida tạo khuẩn lạc dạng S và không có ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng nhày (M) và dạng sù sì (R). Kháng nguyên K thu nhận được bằng cách cho canh khuẩn P. multocida mới nuôi cấy vào nước cất và chiết xuất trong vòng 5 phút ở 37oC, có hai thành phần là α và β, chúng được cấu tạo từ protein và polysaccarit, ngoài ra còn có một số ít lipo - polysaccarit.
Robert (1947)[86] bằng phương pháp bảo hộ chéo trên chuột đã xác định P. multocida có 4 loại kháng nguyên vỏ đánh theo số la mã là I, II, III và IV. Các chủng P. multocida phân lập được từ trâu, bò thuộc type I.
Carter (1955)[50] sử dụng phản ứng kết tủa và dùng phương pháp ngưng kết gián tiếp hồng cầu đã xác định vi khuẩn P. multocida cũng có 4 type nhóm kháng nguyên vỏ (K) đánh theo chữ cái in hoa là A, B, C và D; năm 1961, bằng phản ứng ngưng kết đã xác định thêm một type mới và đặt tên là E. Năm 1963, Carter đề nghị bỏ type C và đưa thêm type F.
Phương pháp ngưng kết gián tiếp hồng cầu là thích hợp cho việc định type vi khuẩn P. multocida theo kháng nguyên K mà hiện nay nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đang dùng.
Loại P. suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn, lợn từ 3 - 6 tháng
tuổi mắc nhiều nhất.Thường có triệu chứng lâm sàng:
+ Triệu chứng lâm sàng:
Các tác giả nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng đều cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra với các triệu chứng lầm sàng chủ yếu là sốt cao, biếng ăn, chảy nước dãi, khó thở, thủy thũng vùng hầu, xung huyết, sưng hạch, viêm phổi… Bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và con vật chết giai đoạn cuối do nhiễm trùng máu, xuất huyết.
Nguyễn Vĩnh Phước (1978b)[25] cho biết bệnh tụ huyết trùng lợn thường có 2 dạng là nhiễm trùng huyết và cảm nhiễm thứ phát. Thường có 3 thể bệnh: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.
Theo Lê Văn Năm và cs (1999)[16] thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1-14 ngày,
bệnh tụ huyết trùng lợn thường ở 2 dạng là nhiễm trùng huyết và bội nhiễm.
- Thể quá cấp tính
Thể này phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch. Con vật xuất hiện các triệu chứng sốt cao 41 - 42oC, mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn hẳn, nằm một chỗ, rúc đầu vào đệm lót nền chuồng, không đứng dậy được, uống nhiều nước, run rẩy. Xuất hiện thủy thũng ở cổ, họng, hầu do viêm, là m cho hầu sưng, cổ cứng, má phị, sưng mặt. Đặc biệt con vật thở khó, tiếng thở khò khè, cổ duỗi thẳng để thở, nước mũi trong chảy rất nhiều, không có độ keo nhày, thở bằng thể bụng, nhịp tim nhanh. Các niêm mạc đỏ sẫm dần dần chuyển sang tím bầm, trên da toàn thân có những có mảng xuất huyết đỏ, như vầng cơm
cháy hoặc tím tái thể hiện rõ nhất ở những vùng da mỏng (bụng, bẹn, sườn),
giống lợn trắng càng biểu hiện rõ rệt.
Ở thể bệnh này, bệnh tiến triển nhanh từ 12 giờ đến 1 - 2 ngày, con vật chết rất nhanh vì ngạt thở, con to nhất trong đàn chết trước, hiện tượng chết diễn ra hàng loạt, có thể các triệu chứng biểu hiện không rõ. Bệnh có thể lây
sang trâu, bò, gà (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25]. Lê Văn Năm và cs
(1999)[16] cũng cho biết biểu hiện triệu chứng của thể bệnh này là lợn sốt cao
41 - 42o C, hoạt động của hệ tim mạch yếu nên xuất hiện xung huyết (tím) ở da bụng, tai, đùi, lợn chết sau 1 - 2 ngày thậm chí trong vòng vài giờ và trong một thời gian ngắn đa phần cả đàn sẽ nhiễm bệnh.
- Thể cấp tính
Lợn mắc bệnh ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt cao đến 41 - 42oC, sau đó cũng xuất hiện các triệu chứng như ở thể quá cấp nhưng không trầm trọng bằng, niêm mạc mũi viêm, con vật thở khó, thở nhanh dồn dập, nghe có tiế ng thở khò khè ướt trong phế quản, lợn biểu hiện ho co rút toàn thân, nước mũi chảy đặc hơn, keo nhày đục, dần vít tịt lỗ mũi con vật càng khó thở, tim đập nhanh và nước mắt chảy, có trường hợp lẫn mủ thoát ra theo, ho khan từng tiếng đè ấn vùng ngực con vật có phản xạ đau, hai chân trước đứng dạng ra để dễ thở và giảm đau. Trên da toàn thân nổi lên những mảng đỏ hoặc tím bầm, đặc biệt vùng da mềm như bẹn, bụng, phía trong đùi, vùng cổ, đồng thời thường xuyên viêm xuất huyết rất phổ biến trên đàn lợn bệnh.
Hầu sưng, thủy thũng dần lan rộng xuống cổ và cằm. Những vùng này sưng to lùng nhùng. Con vật lúc sốt cao đi táo bón, sau ỉa chảy có khi có lẫn máu hoặc xuất hiện cục máu vón do xuất huyết ruột. Chân đi tập tễnh, khớp sưng, vận động khó khăn. Đa phần số lợn ốm gầy sút nhanh, yếu ớt.
Bệnh tiến triển từ 3 - 8 ngày hoặc kéo dài đến 12 ngày con vật suy nhược cơ thể, yếu dần, ăn kém hoặc không ăn rồi chết. Tỷ lệ chết có thể đến
80% nếu không can thiệp kịp thời. Nếu con nào sống sót thì bệnh chuyển sang thể mãn tính (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].
- Thể mãn tính
Đây là thể tiến triển tiếp theo thể cấp tính, là thể rất nguy hiểm vì số lợn này đều mang trùng. Con vật thở nhanh, khò khè, ho từng hồi liên miên nhất
là vào lúc thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao, nhiệt độ hạ thấp hoặc vào ban đêm. Khớp viêm nặng, sưng to, vận động rất khó khăn, sưng nóng nhất là 2 đầu gối. Da toàn thân đỏ hoặc tím thành mảng, bong vẩy, niêm mạc miệng có màng giả. Bệnh tiến triển từ 3 - 6 tuần lễ, con vật gầy yếu dần rồi chết do suy nhược (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].
+ Bệnh tích:
- Thể quá cấp tính
Con vật chết đột ngột, có hiện tượng xung huyết và xuất huyết khắp cơ thể, bại huyết, các niêm mạc và phủ tạng tụ máu, thấm tương dịch, nhất là ở tim có điểm xuất huyết, hạch lâm ba sưng đỏ, thủy thũng, thấm nước, hầu viêm, thấm tương dịch, lách sưng tụ máu, t hận ứ máu. Da có nốt đỏ hoặc tím bầm, p hổi xuất huyết, thủy thũng, thấm tương dịch (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b) [25].
- Thể cấp tính
Con vật có bệnh tích thùy phế viêm và tụ máu tứng đám, nhất là vùng sâu và phía sau phổi có nhiều vùng gan hóa cứng ở các thời kỳ khác nhau, thấm tương dịch đỏ nhạt, khi cắt thấy có vân, có hạt nhiều màu sắc, các mô cứng nổi lên, có nhiều ổ hoại tử, viền màu vàng bẩn, tổ chức liên kết giữa các tiểu thùy dày lên, thấm nước thủy thũng nhưng không xuất huyết. Khí quản phế quản tụ máu, xuất huyết có bọt nhớt màu hồng. Màng phổi viêm dính vào lồng ngực, có khi có chấm xuấ t huyết, chứa nước ngoại xuất, có mủ màng gi, sợi huyết. Ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất, có khi lầy nhày có sợi huyết trong lồng ngực. Hầu viêm thủy thũng, thấm tương dịch vàng. Dạ dày, ruột viêm cata, tụ máu xuất huyết. Lách hơi sưng, đỏ sẫm, có ổ viêm cứng, có khi lách bình thường. Hạch lâm ba ngực, hầu sưng tụ máu. Hạch màng treo ruột sưng thấm nước, thận ứ máu đỏ sẫm. Ở dưới da có những mảng đỏ sẫm, tím bầm ở bụng, ngực khoeo chân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].
Theo Cao Văn Hồng (2002)[9] bệnh tích ở lợn chết do tụ huyết trùng rõ nhất là thịt tím hồng, nhớt, thấm tương dịch, tỷ lệ viêm phổi khá cao tới 90,91%. Xoang ngực, xoang bụng tích nước màu vàng với tỷ lệ phát hiện từ 84,00 -
90,91%, hạch hầu sưng (93,64%), tim sưng, bao tim tích nước (97,58%).
- Thể mãn tính
Phổi viêm mãn tính, có vùng gan hóa hoại tử vàng xám cứng, có áp xe, có khi bị carein hóa như fomal, đám bã đậu hóa, phế quản viêm mãn tính, màng phổi dày ra, vùng phổi bị hoại tử có chỗ dính vào lồng ngực. Hạch lâm ba, khớp xương, mô liên kết dưới da có những đám bã đậu, gan và lách có đám cazein hóa.
Loại P. aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho gia cầm. Gà, vịt thường mắc bệnh nặng và hay sảy ra những ổ dịch lớn, giết chết nhiều con. Bệnh tích chủ yếu là viêm ngoại tâm mạc, tim sưng, bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng, gan hơi sưng có những nốt hoại tử màu vàng nhạt, lấm tấm như đầu đinh ghim.
P. multocida có khả năng gây bệnh cho người. Thông thường người mắc bệnh Pasteurellosis do bị súc vật bệnh cắn hoặc cào gây nhiễm khuẩn cục bộ tại chỗ với những đặc điểm như đau, phù nề hoặc có những triệu chứng toàn thân.
1.3.2. Trong phòng thí nghiệm
+ Chuột bạch: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da hay phúc mạc, sau khi tiêm 24 - 36 giờ gây chết chuột. Bệnh tích: ở nơi tiêm có nước và tụ máu, lồng ngực đầy nước, lá lách sưng to, ruột và phổi xuất huyết thành những chấm đỏ nhỏ.
+ Thỏ: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da, nếu vi khuẩn có độc lực cao thì sau 1 - 2 ngày thỏ chết có bệnh tích giống như chuột bạch.
+ Bồ câu: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da, bắp thịt hay phúc mạc. Nếu vi khuẩn có độc lực cao thì sau 1 - 2 ngày bồ câu chết, vi khuẩn có độc lực thấp thì sau một tuần hay hơn bồ câu mới chết.
ruột già nặng, trong bệnh đóng dấu lợn: trên da toàn thân xuất hiện những dấu đỏ đa dạng hình, hình vuông hoặc đa giác, tam giác hình tròn, quả chám đỏ tím bầm đặc biệt.
+ Phân biệt với bệnh Viêm phổi địa phương: có triệu chứng hô hấp đặc biệt, thở thể bụng, bụng hóp lại khi thở, thở gấp (tần số hô hấp trên
100-200 lần), hắt hơi, ho từng tiếng, từng hồi, từng chuỗi và bệnh tích gan hóa, nhục hóa, tụy tạng hóa của các thùy tim, thùy nhọn và thùy hoành cách mô.
+ Phân biệt với bệnh Cúm lợn con (dưới 2 tháng tuổi): có triệu chứng đặc biệt là hắt hơi, thở ngắn như giật bằng bụng, thở nhanh, thở ra hai thì bằng bụng và bệnh tích ở phổi có những vùng viêm đỏ nâu ở các thùy trước.
1.4.2. Chẩn đoán vi khuẩn học
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[32] chẩn đoán vi khuẩn học để xác định P. multocida có thể tiến hành các bước sau:
* Kiểm tra trên kính hiển vi
Lấy bệnh phẩm và kiểm tra tiêu bản nhuộm: bệnh phẩm tươi lấy từ máu tim, gan, lách, phổi, tủy xương, dịch thủy thũng của động vật nghi mắc bệnh tụ huyết trùng, bảo quản trong lạnh và chuyển đến phòng thí nghiệm để làm tiêu bản, nhuộm theo phương pháp Gram, soi kính phát hiện vi khuẩn nhỏ, ngắn hình trứng, bắt màu xẫm ở hai đầu, Gram âm, không có lông, không nha bào, có giáp mô nhưng khó phát hiện. Những bệnh phẩm nếu lấy từ lợn chết lâu thì lấy bệnh phẩm là xương ống. Do nhiễm trùng máu là giai đoạn đầu của quá trình sinh bệnh nên các mẫu máu lấy từ các gia súc nghi mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng của bệnh vẫn có thể cho kết quả âm tính.
Trong trường hợp động vật mắc bệnh ở thể mãn tính hay bệnh phẩm thối thì khó phát hiện vi khuẩn trên kính hiển vi, cần đem bồi dưỡng trong các môi trường và tiêm động vật thí nghiệm.
* Nuôi cấy phân lập
Bệnh phẩm là máu, tim hoặc tủy xương được hòa loãng trong 2 - 3 ml nước sinh lý, đem ria cấy trực tiếp lên thạch máu, nếu bệnh phẩm là xương ống thì trước khi cấy phải tiêu độc bên ngoài bằng cồn. Trong trường hợp bệnh phẩm lấy từ động vật đã chết lâu hoặc lấy không vô trùng thì các tạp khuẩn sẽ phát triển lấn át và việc phân lập vi khuẩn tụ huyết trùng sẽ rất khó.
Nuôi cấy trên môi trường thạch máu, sau 24 giờ trong tủ ấm 37oC, sẽ
hình thành khuẩn lạc nhỏ trong suốt, mặt vồng, không dung huyết thì đem phiết kính để kiểm tra trên kính hiển vi và xác định các đặc tính sinh hóa.
* Tiêm động vật thí nghiệm
Thông qua các phản ứng sinh vật học, lấy một lượng nhỏ máu hoặc tủy xương đã được pha loãng (0,2ml) được tiêm cho chuột bạch bằng đường tĩnh mạch hoặc xoang phúc mạc. Nếu có vi khuẩn P. multocida thì chuột sẽ chết sau khi tiêm 24 - 36 giờ. Có những bệnh tích xuất huyết tụ huyết, trong cơ thể động vật thí nghiệm. Có thể quan sát thấy vi khuẩn P. multocida trên tiêu bản nhuộm máu tim và các khuẩn lạc P. multocida sẽ phát triển thuần khiết trên thạch máu, khuẩn lạc P. multocida trên thạch máu có dạng láng bóng, màu
trắng xám, đường kính khoảng 1mm sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC.
1.4.3. Các phương pháp xác định vi khuẩn P. multocida phân lập được
Vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm được xác định bằng các đặc tính hình thái và nuôi cấy vi khuẩn, kiểm tra các đặc tính sinh vật học và huyết thanh học của các chủng phân lập được.
+ Các phản ứng sinh hóa:Chuyển hóa đường: P. multocida có khả năng lên men nhưng không sinh hơi đường glucose, saccarose, mannit. Không lên men đường lactose, maltose.
+ Nhốt cách ly lợn mới mua về trong vòng 10 - 14 ngày tại chuồng riêng trước khi nhập chung chuồng nuôi với đàn cũ. Đặc biệt những con ốm hoặc nghi mắc bệnh phải nhốt cách ly theo dõi, điều trị kịp thời dứt điểm..
+ Tiêu độc chuồng trại sau mỗi lứa xuất chuồng. Định kỳ tẩy uế, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các chất sát trùng thông thường:Vôi bột, nước vôi tôi, các chất hóa chất thông thường khác NaOH, Han-Iodine… Ủ phân chuồng trước khi đưa ra bón cây trồng để diệt trứng ký sinh trùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
+ Phòng bệnh bằng vaccine:
Theo Johnson (1989)[68] hiệu lực phòng bệnh của vaccine còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đặc tính của bệnh tụ huyết trùng gia súc nói chung và bệnh tụ huyết trùng lợn nói riêng thường xảy ra ở thể quá cấp tính nên điều trị kém hiệu quả, kết quả đạt được chỉ khi phát hiện bệnh và sử dụng kháng sinh sớm (Mosier, 1992)[73]. Trong trường hợp sử dụng kháng sinh ở giai đoạn cuối, khi con vật đã có xuất huyết chỉ làm tăng nhanh quá trình chết của chúng, cho nên việc phòng chống bệnh phải coi trọng công tác tiêm phòng bằng vaccine cho gia súc là chính (De Alwis, 1992a)[57]. Cũng quan điểm đó, Abeynay và cs (1992)[41] cho rằng tiêm phòng là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để khống chế và ngăn chặn bệnh tụ huyết trùng.
Để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn, ngoài các biện pháp vệ sinh thú y nghiêm ngặt thì việc bổ xung kháng sinh vào thức ăn để hạn chế tỷ lệ lợn khỏe mang trùng trong đàn, ngăn cản việc bài thải mầm bệnh ra ngoài gây nhiễm cho đàn lợn là công tác cần được tiến hành (Nguyễn Vĩnh Phước 1978b)[25].
Ở Việt Nam những năm gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu chế tạo
vac-xin phòng bệnh tụ huyết trùng lợn, trong đó có các loại vaccine:
+ Vaccine sống nhược độc: Theo hướng này nhiều nhà nghiên cứu chủng vi khuẩn P. multocida nhược độc bằng cách tiếp đời vi khuẩn này qua
động vật máu lạnh để giảm độc lực và lựa chọn tìm kiếm các chủng P.multocida nhược độc tự nhiên có tính kháng nguyên cao dùng chế tạo vaccine nhược độc phòng bệnh tụ huyết trùng lợn. Nguyễn Ngã và cs (1999)[18] dựa trên cơ sở chủng THT AvPS3 và chủng phó thương hàn nhược độc (chủng Smith) đã chế các loại vaccine (THT + PTH) dùng phòng một lúc 2 bệnh cho đàn lợn trong đó có bệnh tụ huyết trùng, vaccine sử dụng an toàn hiệu lực bảo hộ cho từng bệnh không thay đổi so với dùng riêng rẽ từng loại.
+ Vaccine vô hoạt có chất bổ trợ: Ở miền Bắc từ những năm 1960, Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương Phùng được Trung Quốc giúp đỡ đã chế vaccine tụ huyết trùng lợn vô hoạt có chất bổ trợ keo phèn từ chủng Trung Quốc (FgHc), vaccine có độ an toàn, hiệu lực bảo hộ cao.
Hiệu lực vaccine có thể khác nhau do phương pháp chế tạo, do đường đưa vaccine vào cơ thể động vật. Bởi vậy, người ta kiểm tra hiệu lực của vaccine để quyết định việc sử dụng căn cứ vào khả năng phòng vệ sau khi thử thách cường độc. Có nhiều type vi khuẩn tụ huyết trùng với tính chất kháng nguyên phức tạp, độc lực không đồng đều thay đổi tùy theo cơ thể động vật và điều kiện khí hậu cho nên vaccine chưa có hiệu lực cao, ở miền Nam, trước đây sử dụng vaccine vô hoạt có bổ trợ keo phèn chế từ chủng Robert I, nhưng do vaccine có tỷ lệ phản ứng cao nên không được sử dụng nữa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].
Trong vaccine vô hoạt có chất bổ trợ thì vaccine có bổ trợ dầu thường có hiệu lực bảo hộ cao hơn, độ dài miễn dịch dài hơn. Tuy nhiên vaccine nhũ hóa có độ nhớt cao nên khó khăn trong việc tiêm phòng, dễ phân lớp khi bảo quản và đôi khi có phản ứng cục bộ nơi tiêm (Bain, 1982)[45].
Để nâng cao hiệu lực phòng bệnh của vaccine dùng phòng bệnh tụ huyết trùng lợn cần phải lựa chọn chủng vaccine có tính tương đồng về kháng nguyên và miễn dịch với các chủng gây bệnh ở địa phương thông qua phản ứng miễn dịch và phòng vệ chéo giữa hai chủng (Carter và De Alwis, 1989)[55].
Để khắc phục các yếu điểm trên người ta phải lựa chọn các loại dầu gây nhũ tốt và tiến hành gây nhũ hai lần (Chandrasekeran, 1992)[56].
Phan Thanh Phượng và cs (1996) [28] nghiên cứu chế tạo vaccine tụ - dấu vô hoạt nhũ hóa tiêm cho lợn 2 - 3ml/con, hiệu lực phòng bệnh tụ huyết trùng là 88,9%, thời gian miễn dịch kéo dài 6 - 8 tháng.
Xuất phát từ những nguyên lý cho rằng vi khuẩn P. multocida có rất nhiều kháng nguyên (K, O…) vì vậy nếu chế tạo va ccine vô hoạt toàn khuẩn thì kháng nguyên này sẽ “che lấp” hạn chế tác dụng kích thích của kháng nguyên khác. Để các kháng nguyên đều thể hiệ n được khả năng kích thích tạo miễn dịch khi đưa va ccine vào cơ thể vật chủ, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu chiết tách riêng các loại kháng nguyên của P. multocida rồi phối hợp chúng lại với nhau theo tỷ lệ nhất định kết hợ p cùng chất bổ trợ thành vaccine tiểu phần. Hiệu lực của loại va ccine này phụ thuộc nhiều vào công nghệ chiết tách các loại kháng nguyên. Nếu kháng nguyên chiết tách có trọng lượ ng phân tử quá nhỏ sẽ làm cho vaccine kém hiệu lực.
Trên thế giới phần lớn các nước đều dùng vaccine nhũ hóa để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn vì va ccine này có hiệu lực cao, thời gian miễn dịch dài, liều tiêm ít.
Ở Việt na m đã và đang sử dụng các loại va ccine vô hoạt để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn là:
+ Vaccine tụ huyết trùng lợn keo phèn: chế từ chủng P. multocida Trung Quốc do Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ươn g và Công ty thuốc Thú y TW sản xuất. Với ưu điểm của va ccine là có miễn dịch cao, độ an toàn khá tốt, hiện nay đang được sử dụng rộng rãi.
+ Vaccine tụ - dấu: Do Xí nghiệp thuốc thú y TW sản xuất, hiện nay sản xuất bằng phương pháp lên men sục khí nên có đậm độ vi khuẩn
cao, rút liều tiêm xuống thấp (2 - 3ml/con). Vaccine có độ an toàn cao, đang được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc.
Theo Cao Văn Hồ ng (2002 ) [9] tr ước đây nuô i cấy t ĩnh đậ m đ ộ vi k huẩ n t hấp nê n l iề u t iê m t ừ 5 -1 0 ml/co n. Na y nhờ ứng d ụng cô n g nghệ lê n me n, nâ ng cao đậ m độ vi k huẩ n t ro ng 1 ml ca nh t r ùng nê n liề u t iê m c hỉ cò n 1 - 3 ml/co n.
1.5.2. Điều trị
Ngoài việc điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn bằng kháng sinh và hóa dược, một số tác giả còn sử dụng phage để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gia súc. Chế tạo kháng huyết thanh tụ huyết trùng đa giá trên ngựa dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng, nhưng tác dụng thường ngắn. Thời gian tác dụng tốt nhất chỉ trong vòng 16 - 24 giờ sau khi tiêm, giảm sau 48 giờ và biến mất sau
142 giờ (Bolin và Eveteth, 1951)[48].
Có thể sử dụng huyết thanh này dùng phòng bệnh và chữa bệnh nhanh cho trâu, bò, lợn, gà. Sau khi tiêm kháng huyết thanh 24 giờ, con vật có miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Thường dùng trong bao vây và dập tắt ổ dịch, phòng bệnh cho gia súc khi vận chuyển.
Ở Việt Nam, Viện vaccine Nha Trang cũng đã chế kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng trên ngựa để điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và lợn.
Liều lượng có thể sử dụng như sau:
- Trâu, bò: Liều tiêm phòng tiêm 30-50 ml/con, liều điều trị 60-100 ml/con.
- Bê, nghé: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều trị 20 - 40 ml/con.
- Lợn dưới 3 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều
trị 20 - 40 ml/con.
- Lợn 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 20 - 30 ml/con, liều điều trị
40 - 60 ml/con.
- Lợn trên 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 30-40 ml/con, liều điều trị 60 - 80 ml/con.
- Vị trí tiêm dưới da, nếu tiêm tĩnh mạch thì liều giảm đi ½ liều tiêm dưới da nhưng giá thành đắt nên đến nay ít được sử dụng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970)[23].
Điều trị bệnh tụ huyết trùng chủ yếu bằng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ và kèm theo các thuốc trợ sức, trợ lực, nuôi dưỡng tốt. Kết quả điều trị phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm hay muộn, loại kháng sinh điều trị. Sự lựa chọn kháng sinh để điều trị cần xét đến các yếu tố như hoạt phổ kháng khuẩn, tác hại của thuốc lên cơ thể động vật, sự tồn dư kháng sinh trong cơ thể. Người ta cũng tính đến việc điều trị cho số đông động vật bằng cách hỗn hợp thuốc vào thức ăn, nước uống.
Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh tụ huyết trùng có kết quả cao như: Streptomycin kết hợp với peniciclin, Neomycin, Nofloxacin, Kanamycin 10%, Kanatialin, Spectilin, Lincomycin
10%, Gentamycin 4%… phối hợp với thuốc trợ sức, trợ lực như: Vitamin C, Vitamin B1, trợ tim, hô hấp: Cafein…
Trong mọi trường hợp, khi đã có súc vật ốm chết trong đàn thì những
súc vật sống cần phải được kiểm tra nhiệt độ chặt chẽ, điều trị ngay bằng kháng sinh cho những động có thân nhiệt cao. Việc chủ động can thiệp sớm như vậy thường mang lại hiệu quả cao.
ALLan EM và cs (1985)[44] đã nghiên cứu và cho biết P. multocida nhạy cảm với Ampiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracylin, Neomycin. Dehoux và cs (1986)[59] sử dụng Colestin và Chloramphenicol điều trị bệnh tụ huyết trùng cho kết quả tốt.
Nhiều tác giả như Bandopahyay và cs (1991)[46], Ahn và cộng sự
(1994)[43] cũng thông báo P. multocida nhạy cảm với Ampicillin, Enrofloxacin,
Oxytetracyclin, Neomycin. Dương Thế Long (1995)[14] kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của P. multocida phân lập từ vật nuôi bị bệnh tụ huyết trùng ở Sơn La cho thấy Chlotetracylin, Neomycin, Ampicilin còn mẫn cảm 100%, các loại kháng sinh như Penicillin, Streptomycin mẫn cảm thấp hơn 77,78%.
Trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn trước hết phải tuân theo nguyên tắc sử dụng kháng sinh là phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, dùng liều cao ngay từ mũi đầu tiên và thêm một số liệu trình sau khi hết triệu chứng để chống tái phát và mang trùng, cần phối hợp kháng sinh để chống hiện tượng kế phát (Prescott, 1998)[81].
Theo Nguyễn Đăng Khải và cs (1999)[13] điều trị bệnh tụ huyết trùng bằng các loại kháng sinh như Gentamycin, Erythromycin, Chlotetrasol, Kanamycin sẽ cho kết quả cao.
Cũng như các bệnh khác do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn P. multocida gây ra bệnh tụ huyết trùng lợn cũng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh. Chlotetracyclin, Neomycin, Ampicillin vẫn mẫn cảm với 100% số chủng P.multocida phân lập từ vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng lợn ở Đắk Lắc, ngược lại Penicillin, Streptomycin, Kanamycin 10% đều có từ 10,34-48,28% chủng kháng lại. Dùng các loại kháng sinh mẫn cảm điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn ở Đắk Lắk cho tỷ lệ khỏi bệnh 90 - 95% (Cao Văn Hồng, 2002)[9].
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NUÔI CẤY, PHÂN LẬP P. MULTOCIDA
(Viện Thú y Quốc gia, năm 2004)
Mẫu bệnh phẩm
Kiểm tra hình thái trên kính hiển vi
Nuôi cấy trên các môi trường nước thịt, thạch máu, MacConkey…
Tiêm truyền qua chuột bạch
Chọn khuẩn lạc
đặc trưng
Giám định vi khuẩn
Kiểm tra
hình thái
Kiểm tra các đặc tính sinh hóa
Kiểm tra khả năng lên men đường
Kiểm tra độc lực
Định type huyết thanh học
Và ưugiữ
Bảo quản và lưu giữ lgiống
Vi khuẩn từ môi trường giữ giống đem cấy vào môi trường nước thịt thường, bồi dưỡng ở 370C/24 giờ. Canh trùng được tiêm vào xoang phúc mạc chuột bạch, mỗi chuột 0,2 ml, mỗi chủng vi khuẩn được thử trên 2 chuột, theo dõi triệu chứng và thời gian chết trong 7 ngày. Chuột chết mổ khám kiểm tra bệnh tích và phân lập lại được vi khuẩn thuần khiết thì kết luận chuột thí nghiệm chết do vi khuẩn gì.
2.4.5.2. Phương pháp thử kháng sinh đồ
Các chủng Pasteurella phân lập được xác định tính mẫn cảm kháng sinh theo phương pháp của Nguyễn Thanh Hà (1991)[6].
Chuẩn bị canh trùng: Các chủng P. multocida được cấy vào môi trường BHI, bồi dưỡng ở 37oC trong 24 giờ. Dùng pipet Pasteur lấy 0,1- 0,2 ml canh trùng, nhỏ 3-5 giọt vào đĩa thạch, láng đều, để 3-5 phút cho khô mặt thạch. Dùng panh đặt và ấn nhẹ các giấy đã tẩm các loại kháng sing lên mặt thạch đặt cách nhau 20mm. Sau 15 phút thì lật úp đĩa thạch vào tủ ấm 37OC. Đọc kết quả và đánh giá khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn. Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxoid (Anh) sản xuất, Code 1332 E. Kết quả đánh giá theo bảng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng phân lập được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán trên thạch đĩa và đánh giá theo bảng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng phân lập được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán trên thạch đĩa và đánh giá kết quả theo Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm.
* Phương pháp tiến hành như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường thạch đĩa Muller Hinton.
+ Bước 2: Các chủng vi khuẩn được nuôi cấy trong môit trường thạch máu ở 37oC. Lấy 1 khuẩn lạc hòa vào 1,5ml nước sinh lý để đạt được độ đục
0,5 trong dãy so màu Mc Farland. Dùng tăm bông vô trùng, tẩm dung dịch đã pha loãng và dàn đều trên thạch đĩa Muller Hinton.
+ Bước 3: Dùng máy tự động đặt các khoanh giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxoid (Anh) sản xuất lên mặt đĩa thạch.
+ Bước 4: Bồi dưỡng đĩa thạch ở 37oC trong 18 - 24 giờ. Đọc kết quả
bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với bảng chuẩn để đánh giá mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn kiểm tra.
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh
(Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ -1999)
Kháng
Vòng vô khuẩn (đƣờng kính mm)
Kháng sinh
Mẫn cảm
trung bình Mẫn cảm
Trimethoprim- Sulphamethoxazole £ 10 11-15 ³ 16
Streptomycin £ 11 12-14 ³ 15
Gentamycin £ 12 13-17 ³ 18
Neomycin £ 12 13-14 ³ 15
Cephalothin (KF 30) £ 14 15-17 ³ 18
Amikacin (AK 30) £ 14 15-16 ³ 17
Apramycin (APR 15) £ 10 11-14 ³ 15
Ceftiofur (EFT 30) £ 17 18-20 ³ 21
Lincospectinomycin £ 10 11-13 ³ 14
Nofloxacin £ 16 17-19 ³ 20
Ampicillin £ 11 12-14 ³ 15
Tetracyclin £ 14 15-18 ³ 19
trùng là 7 con, chiếm tỷ lệ 8,64%. Xã Hạ Giáp có số lợn mắc bệnh tụ huyết trùng là: Số lợn điều tra là 4.133 con, trong đó có 83 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 2,01 % và số lợn chết do bệnh tụ huyết trùng là 6 con, chiếm tỷ lệ 7,22%.
Thị xã Phú Thọ: Xã Hà Thạch có số lợn mắc bệnh tụ huyết trùng là: Số lợn điều tra là 4205 con, trong đó có 79 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 1,88 % và số lợn chết do bệnh tụ huyết trùng là 5 con, chiếm tỷ lệ 6,32 %. Xã Văn Lung có số lợn mắc bệnh tụ huyết trùng là: Số lợn điều tra là 4172 con, trong đó có
86 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 2,06 % và số lợn chết do bệnh tụ huyết trùng là
4 con, chiếm tỷ lệ 4,65 %. Xã Hà Lộc có số lợn mắc bệnh tụ huyết trùng là: Số lợn điều tra là 4207 con, trong đó có 85 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 2,02 % và số lợn chết do bệnh tụ huyết trùng là 7 con, chiếm tỷ lệ 8,23 %.
Sở dĩ có tỷ lệ lợn chết do bệnh tụ huyết như trên là do ở các địa phương nghiên cứu có vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế, phương thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn không được đáp ứng đầy đủ, điều kiện chuồng trại còn chưa đảm bảo vệ sinh. Tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, thông tin về dịch bệnh còn chưa kịp thời. Những nguyên nhân trên đều làm cho số lợn mắc bệnh ở mỗi địa phương như trên.
Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng tại các địa phương nghiên cứu qua các năm trên đàn lợn và thiệt hại kinh tế do bệnh tụ huyết trùng gây ra cho các địa phương nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu lợn chết do bệnh THT tại các địa phương , kết quả được thể hiện qua bảng 3.2.
Qua bảng 3.2 cho thấy trong 36.513 số lợn điều tra, số lợn chết do tụ huyết trùng 54/36.513con (0,15%), trong đó năm 2006 số lợn chết là
21/12.105 con (0,17%), năm 2007 số lợn chết là 15/12.021 con (0,12%), năm
2008 số lợn chết là 18/12.387 con (0,15%).
Từ số liệu bảng 3.3 cho thấy với tổng số 18.593 lợn điều tra ở vụ Hè- Thu có 442 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2,38%, số con chết là 34 con, chiếm tỷ lệ 7,69%, điều tra tổng số 17.926 lợn vụ Đông-Xuân có 304 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,70 %, số con chết là 20 con, chiếm tỷ lệ 6,57%.
Như vậy, tỷ lệ mắc và chết trung bình do bệnh tụ huyết trùng tại các địa phương nghiên cứu ở vụ Hè-Thu cao hơn vụ Đông-Xuân. Sự sai khác này có ý nghĩa với P< 0,05 và nó cũng thể hiện rõ đối với từng địa phương nghiên cứu, cụ thể ở huyện Lâm Thao tỷ lệ mắc trong vụ Hè-Thu là 2,47%, chết là
8,55% so với vụ Đông-Xuân tỷ lệ tương đương là 1,76% và 7,84%. Tương tự tại huyện Phù Ninh tỷ lệ mắc vụ Hè-Thu là 2,46%, chết là 6,94% so với vụ Đông - Xuân tỷ lệ tương đương là 1,61% và 7,14%. Tại Thị xã Phú Thọ tỷ lệ mắc vụ Hè-Thu là 1,22%, chết là 7,53% so với vụ Đông-Xuân tỷ lệ tương đương là 1,73% và 4,80%. Sự sai khác về tỷ lệ mắc và chết bệnh giữa 2 vụ Hè-Thu và Đông-Xuân ở các địa phương nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với quy luật gây bệnh của vi khuẩn P. multocida và quy luật phát bệnh của vi khuẩn tụ huyết trùng. Bệnh tụ huyết trùng thường phát sinh vào mùa mưa. Mùa mưa ở các tỉnh phía Bắc nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng thường bắt đầu tháng thứ 4 và kéo dài tháng 9, tháng 10 hàng năm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn tồn tại phát triển và lây nhiễm bệnh.
Qua đây chúng tôi có nhận xét tính chất mùa vụ của bệnh tụ huyết trùng lợn thể hiện rõ rệt ở vụ Hè - Thu tỷ lệ lợn ốm và chết do bệnh THT cao hơn so với vụ Đông - Xuân. Kết quả nghiên cứu về tính chất mùa vụ của bệnh tụ huyết trùng nói chung và bệnh THT lợn nói riêng đều có nhận xét rằng bệnh THT xảy ra nhiều vào những tháng mưa nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ và độ ẩm cao, những tháng này thuộc vụ Hè - Thu. Võ Văn Hùng (1997)[10] nghiên cứu bệnh THT lợn ở Đắk Lắk cho rằng bệnh sảy ra vào mùa mưa hàng năm. Hoàng Đăng Huyến (2004)[12] nghiên cứu bệnh THT ở Bắc Giang
Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy, trong tổng số là 8.822 con điều tra theo phương thức chăn nuôi truyền thống có 301 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 3,41% và có 27 con chết chiếm tỷ lệ 8,97%, trong tổng số là 16.000 con điều tra theo phương thức chăn nuôi công nghiệp có 176 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,10% và có 10 con chết chiếm tỷ lệ 5,68%, trong tổng số là 11.691 con điều tra theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp có 269 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ
2,30% và có 17 con chết chiếm tỷ lệ 6,31%. Với kết quả trên chúng tôi thấy phương thức chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Ở mỗi huyện cũng có sự khác nhau về tỷ lệ mắc và chết do bệnh THT
gây ra ở lợn theo từng phương thức chăn nuôi, cụ thể:
Tại huyện Lâm Thao, trong tổng số là 2.985 con điều tra theo phương thức chăn nuôi truyền thống có 102 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 3,42% và có 10 con chết chiếm tỷ lệ 9,80%, trong tổng số là 5.380 con điều tra theo phương thức chăn nuôi công nghiệp có 60 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,13% và có 4 con chết chiếm tỷ lệ 6,66%, trong tổng số là 3.672 con điều tra theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp có 92 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2,51% và có
7 con chết chiếm tỷ lệ 7,60%.
Ở huyện Phù Ninh, trong tổng số là 2.825 con điều tra theo phương thức chăn nuôi truyền thống có 98 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 3,47% và có 9 con chết chiếm tỷ lệ 9,18%, trong tổng số là 5.272 con điều tra theo phương thức chăn nuôi công nghiệp có 57 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,08% và có 3 con chết chiếm tỷ lệ 5,26%, trong tổng số là 3.867 con điều tra theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp có 87 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2,25% và có
5 con chết chiếm tỷ lệ 5,74%.
các chủng vi khuẩn Pasteurella phân lập được ở các địa phương nghiên cứu đều có những đặc tính của vi khuẩn P. multocida và tương đồng với kết quả của Carter (1984)[54].
3.4.4. Kết quả xác định type P.multocida bằng kỹ thuật PCR
Các chủng vi khuẩn P. multocida chuẩn type A, B dùng làm đối chứng dương do Phân Viện Thú y miền Trung, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Quốc gia và Viện Thú y Quốc gia Nhật Bản (Tsukuba) cung cấp dùng để so sánh, các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ở lợn nuôi tại 3 huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ của tỉnh Phú Thọ, mẫu DNA cần xác định được nuôi cấy trực tiếp từ khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn Pasteurella đã được nuôi cấy 370C/24 giờ trên môi trường thạch máu.
Ảnh xác định vi khuẩn P. multocida bằng kỹ thuật PCR
Kết quả xác định type như sau:
- Với cặp mồi CAPA-F, CAPA-R, sản phẩm PCR đặc hiệu cho vi khuẩn P. multocida type A có chiều dài 1044bp đúng như lý thuyết và trùng với các chủng chuẩn.
- Với cặp mồi CAPB-F, CAPB-R, sản phẩm PCR đặc hiệu cho vi khuẩn
P. multocida type B có chiều dài 760bp trùng với các chủng chuẩn.
Qua kết quả trên chúng tôi có nhận xét bằng kỹ thuật PCR đã xác định được các chủng P. multocida phân lập từ lợn ở huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và Thị xã Phú Thọ có hình ảnh đặc trưng của các type A, B chuẩn.
Ở bảng 3.14 cho thấy có 15/15 chủng P. multocida phân lập được chiếm 100% có độc lực giết chết chuột trong vòng 20-48 giờ. Các chuột sau khi tiêm thấy ủ rũ, kém vận động, lông xù, run rẩy và chết.
Trong 15 chủng vi khuẩn P. multocida có 11 chủng, chiếm tỷ lệ
73,33% có độc lực cao giết chết 2/2 chuột trong vòng 20-35giờ. Còn lại 4 chủng khác, chiếm 26,67% có độc lực thấp hơn chỉ giết chết 1/2 chuột với thời gian chết sau khi tiêm 23-48 giờ. Từ kết quả trên cho thấy độc lực của các chủng vi khuẩn gây bệnh THT lợn ở các địa phương nghiên cứu cao. Tuy nhiên nếu so sánh kết quả thử độc lực của chúng tôi với kết quả của Võ Văn Hùng (1997)[10] tiến hành với các chủng phân lập được từ dịch ngoáy mũi lợn khỏe ở Đắk Lắk thấy cả 17 chủng đem thử đều có độc lực giết chết
100% chuột trong vòng 4-5 giờ. Chứng tỏ các chủng phân lập được ở Đắk
Lắk có độc lực cao hơn.
Từ kết quả số liệu ở bảng 3.14 cho thấy các chủng P. multocida gây bệnh THT lợn phân lập được ở huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và Thị xã Phú Thọ có độc lực mạnh, giết chết chuột trong vòng 20-24giờ. Các chủng phân lập từ lợn khỏe có độc lực giết chết chuột yếu hơn (giết chết 1/2 hay không giết chết chuột) so với các chủng phân lập từ bệnh phẩm.
Kết quả trên cũng cho thấy lợn khỏe mang trùng là nguồn thải mầm bệnh ra ngoài môi trường. Trong các ổ dịch THT lợn ở huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và Thị xã Phú Thọ có vai trò của các chủng vi khuẩn P.multocida độc lực yếu hoặc không có độc lực ở đường hô hấp trên của lợn khỏe, chúng tăng độc lực và gây bệnh khi sức đề kháng của gia súc giảm sút. Đây cũng chính là nguồn bệnh tiềm tàng cần được lưu ý trong công tác phòng chống dịch bệnh THT lợn và các loài gia súc khác.
Qua bảng 3.16. trong 2 phác đồ điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh ở phác đồ I cao nhất đối với 49/52 số lợn điều trị, chiếm tỷ lệ 94,23%, ở phác đồ II số lợn khỏi bệnh là 34/40 (85,00%). Như vậy trên cơ sở của các phác đồ điều trị đều sử dụng thuốc trợ sức trợ lực vitamin và cafein, song sự khác nhau trong các phác đồ là sử dụng các thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đã có tác dụng rõ rệt trong điều trị. Từ kết quả của hai phác đồ điều trị trên, chúng tôi khuyến cáo có thể sử dụng phác đồ I để điều trị những lợn mắc bệnh THT khi xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn P. multocida.
10. Võ Văn Hùng (1997):“Đặc điểm dịch tễ bệnh THT lợn ở Đắk Lắk và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11. Bùi Quý Huy (1998):“Một số đặc điểm bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam trong những năm vừa qua”, KHKT Thú y, 5(1), Hà Nội, tr 91 - 94.
12. Hoàng Đăng Huyến (2004):“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh THT trâu, bò tại Bắc Giang và đề xuất một số biện pháp phòng chống”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện thú y, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Khải, Đặng Đình Sự, Nguyễn Đăng Tho (1999):“Xác định nguyên nhân của những ổ dịch trâu, bò chết cấp tính trong thời gian gần đây”, KHKT Thú y, 6 (4), Hà Nội, tr 83 - 85.
14. Dương Thế Long (1995):“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và vi khuẩn học của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Sơn La để xác định biện pháp phòng trị thích hợp”, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Minh (2005):“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh THT và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu bò tỉnh Hà Tây”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
16. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1999):“Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản”, Cẩm nang bác sỹ thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
17. Nguyễn Ngã (1996):“Đặc tính sinh học và sự tương quan đồng kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở miền Trung với chủng Iran chế tạo văcxin”, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện thú y Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngã, Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Duyên và Nguyễn Thiên Thu (1999):“Nghiên cứu chế tạo văcxin đa giá phòng 4 bệnh đỏ ở lợn khu vực miền Trung”, KHKT Thú y, 6 (2), Hà Nội, tr 41 - 46.
19. Hoàng Đạo Phấn (1986):“Về đặc tính của Pasteurella multocida và type huyết thanh của chúng” Tạp chí KHKT Thú y, 3 (1), tr 1 - 7.
20. Hoàng Đạo Phấn (1996):“Nghiên cứu tác động của thực khuẩn thể đặc hiệu với Pasteurella multocida phân lập từ gia súc, gia cầm”KHKT Thú y, 3 (1), Hà Nội, tr 37 - 40.
21. Cù Hữu Phú và CS (2005):“Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, VII (4), KHKT thú y, tr 23 - 32.
22. Nguyễn Vĩnh Phước (1964):“Đặc tính sinh học Pasteurella multocida”, Vi trùng học thú y”, Hà Nội, tr 195 - 209.
263. Nguyễn Vĩnh Phước (1970):Pasteurella multocida, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr 50 - 70.
24. Nguyễn Vĩnh Phước (1978a):“Bệnh tụ huyết trùng trâu bò” Giáo trình
bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông thôn, Hà Nội. tr 223 - 231.
25. Nguyễn Vĩnh Phước (1978b):“Bệnh tụ huyết trùng lợn”,Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông thôn, tr 303 - 309.
26. Nguyễn Vĩnh Phước, Lê Thanh Tòng, Lê Anh Phụng, Nguyễn Văn Vĩnh, Mai Hồng Phước (1986a):“Phân lập định type huyết thanh học vi khuẩn tụ huyết trùng trâu, bò ở các tỉnh phía Nam” Kết quả hoạt động khoa học kỹ thuật thú y 1975 - 1985, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 126 -128.
27. Phan Thanh Phượng (1994): Ba bệnh đỏ của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 59 - 91.
28. Phan Thanh Phượng, Nguyễn Minh, Hamer R.Wust N (1996):“Tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh tiên mao trùng đến quá trình đáp ứng miễn dịch của trâu khi tiêm văcxin tụ huyết trùng”, KHKT Thú y, 3 (4), Hà Nội.
29. Phan Thanh Phượng (2000):“Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm và biện pháp phòng chống” KHKT Thú y, 7 (2), tr 87 - 96.
30. Nguyễn Văn Quang (1999):“Nghiên cứu văc-xin vô hoạt tụ dấu nhũ hóa, phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu lợn”, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
31. Đoàn Thị Băng Tâm (1987):“Bệnh ở động vật nuôi”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1, tr 51 - 79.
32. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001):Dịch tễ học
thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Nguyễn Như Thanh (2001):Cơ sở của phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Thiện (1997):“Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi”,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 243 trang.
35. Nguyễn Thiên Thu (1996):“Nghiên cứu một số đặc tính vi sinh vật và kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu bò mang trùng ở khu vực miền Trung Việt Nam”, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội.
36. Đỗ Ngọc Thúy và cs (2007):“Ứng dụng kỹ thuật PCR để định type giáp mô
của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ vật nuôi”, 14 (1), KHKT Thú y, tr 36 - 41.
37. Lê Minh Trí, Hồ Đình Trúc và Bùi Quý Huy (1999):“Kết quả điều tra dịch tễ bệnh gia súc, gia cầm ở 5 tỉnh phía Bắc”, Khoa học kỹ thuật thú y,
4(3), Hà Nội.
38. Trần Đình Từ, Nguyễn Mạnh Thắng, Võ Công Minh, Trần Đức Minh, Nguyễn Tấn, Đỗ Văn Dũng, Đỗ Thị Lợi, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thị Bích Hà, Lê Công Tiến (2000):“Nghiên cứu qui trình công nghệ lên men vi khuẩn để áp dụng sản xuất các loại văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gia súc gia cầm” Báo cáo Khoa học của Sở Khoa - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
39. Đỗ Quốc Tuấn (2008):“Nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên.
40. Nguyễn Quang Tuyên (2008): Vi sinh vật thú y, Giáo trình Đại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr 34 - 35.
PHẦN TIẾNG NƢỚC NGOÀI:
41. Abeynayke P., Wijewardana T. G and Thalagoda SA (1992) : “Antimicrobial susceptibility of Pasteurella multocida isolated ”, Pasteurellosis in production animal. An international workshop (ACIAR) Bali Indonesia, 10 - 13 August, pp: 193 - 196.
42. Ackemann M.R., Debey M.C., Register K.B., Larson D.J.and Kinyon J.M (1994): Tonsil and turbinate colonization by toxigen and nontoxigen strain of Pasteurella multocida in conventionally raised Iowa swine. Proceeding 13th IPVS congress, pp: 162.
43. Ahn D.C and Kim B.H (1994): Toxigencity and capsular serotypes of
Pasteurella multocida isolated from pneumonic lungs of slaughter pigs,
Proceeding Int.Pig Vet. Soc.Congr., pp: 165.
44. ALLan EM., Wiseman A., Gibbs H.A and Selman I.E (1985): “Pasteurella species isolated from the bovine respiratory tract and their antimicrobial sensitivity patterns”, Veterynary Record, 117, pp: 629 - 631.
45. Bain R.V.S., De Alwis M.C.L., Carter G.R. and Gupta B.K (1982): “Haemorrhagic septicaemia”, Animal production and Health, No 33, FAO, Rome.
46. Bandopadhyay P.K.,Tonganokar S.S. and Singh D.K (1991): “Characterisation and antibiotic sensitivity of Pasteurella multocida isolateda isolated from cases of Haemorrhagic Septicaemia”,
Proceesdings 4th International worshop on Haemorrhagic Septicaemia
FAO/ APHCA Publication 13, pp: 65 - 68.
47. Bergey (1974): Manual of determinative bacteriogy 8th Buchanan R.E. and
Gibbsons N.E. Co-editors, Saltimore, the William and Wiking Company.
48. Bolin F.D.M. and Eveleth D.F (1951): The use of biological products in experimental fowl cholera. Pro.88th. Annu.Meet.Am.Vet.Med.Assoc., pp:
110 - 112.
49. Carter. G.R (1952): Typ specific capsulars antigens of Pasteurella multocida, Canadian Journal of Medical Science, 30, pp.48 - 53.
50. Carter. G.R (1955): Studies on Pasteurella multocida I, a haemaggltination test for indetification of serological type, American Journal of Vet. Reseach, 16, pp. 481 - 484.
51. Carter. G.R (1959): Studies on Pasteurella multocida IV, serological types from species other cattle and swine, American Jounal of Vet. Reseach, 21, pp.173 - 175.
52. Carter. G.R. (1967): Pasteurellosis and Pasteurella multocida and Pasteurella haemolytica, In advance in veterinany Science, 11, pp. 321 - 329.
53. Carter. G.R. (1982): Whatever happened to haemorrhagic septicaemia Jounal of American Association of Veterinary Asscation, 180, pp.1176 - 1777.
54. Carter. G.R. (1984): Pasteurella, Yersinia and Francisella page: 111 -
121, in Diagnostic procedures in Veterinery Bacteriology and Mycology
4th ed (Carter G.R.ed) Charles. C Thomas Publisher. Springfield.
55. Carter. G.R. and De Alwis M.C.L (1989): Haemorrhagic septicaemia. In ADLAM C. and RUTTER J.M (eds) Pasteurella and pasteurellosis. Academic Press. London, pp. 131 - 160.
56. Chandrasekeran S., Yeap P.C., and Rohan S. (1992): Production of a combined P. haemolytica and P.multocida oil adjuvant vaccine,
Proceeding of National IRPA Semina, Kualalumpur, Malayxia, pp. 481 - 482.
57. De Alwis M.C.L.(1992a): A review, Pasteurellosis in Production Animal
ACIAR proceedings No 43, pp.11 - 20.
58. De Alwis M.C.L.(1999): Pasteurellosis, Pasteurellosis in Production
Animal, ACIAR proceedings No 57.
59. Dehoux J.P.et al. (1986): Pasteurellosis in a Rapid farm in Senegal, Rev.
Elev. Med. Vet. Plays trop., 2, pp. 98 - 101.
60. Eiichi K., Takuo S., Tsutomu M. (1997). “Evaluation of transport media for Pasteurella multocida isolates from rabbit nasal specimens” Journal of clincal microbiology 35(8),pp. 1948 - 1951.
61. FAO (1991): Proceeding of the FAO/APHHCA workshop on haemorrhagic septicaemia, February, Kandy, SryLanka.
62. Frank G.H (1989): Pasteurellosis in cattle. In Adlam C. and Rutter M.(eds)
Pasteurella and Pasteurellosis, Academic Press London, pp. 117 - 122.
63. Gupta B.K. (1962): Studies on the cariier problem in Haemorrhagic
Septicaemia in Zambia, Veterinary Journal, 107, pp.135.
64. Gupta B.K. (1980): Int.sym.On dis.Of Liv., 13, pp. 45-53.
65. Heddleston K.L., Roberts P.A. and Ritchie A.E (1966): Immunizing and toxin properties of particulate antigens from two immunogenic types of Pasteurella multocida of Avian origin, Journal of Immulogy, 96, pp.124 - 133.
66. Heddleston K.L., Gallagher L.E and Roberts P.A. (1972): Fowl cholera: Gel diffusion precision test for serotyping Pasteurella multocida avian species, Avian disease, 16, pp. 925 - 936.
67. Hiramune t.and de Alwis M.C.L. (1982): Haemorrhagic Septicaemia carries status of cattle and buffalos in Srilanka, Tropical Animal Heath and Production, 14, pp. 91 - 92.
68. Horadagoda N.U., Hodgson J.C., Monon G.M., Eckersall P.D. (2001): “Roleof endotoxin in the pathogenesis of haemorrhagic septicaemia inn the buffalo”, Micro.Pathog. 33(3), pp.171 - 179.
69. Jablonki P.E., Jaworski M., Hovde C.J. (1996): “A minimal medium for growth of Pasteurella multocida”, FEMS Microbiol.Lett.140(2), pp.165 - 174.
70. Kral K., Maclean M and San S (1992): Country Reports, Pasteurellosis in Production Animals. International Worshop, Sponsored by ACIAR proceeding No43, Indonesia, 10 - 13 August, pp. 246 - 247.
71. Lassen J. (1975): Rapid identification of Gram - negative rods using a three tubes method combines with a dichotic key, Acta path. Microbial., Scad.Sect.B, 83, pp.525 - 533.
72. Lignieres J.M. (1900) : Contribution à L’etude à la clasfication de
septicaemia hemorrgahique lé Pasteurella, Ann. Inst Pasteur (Paris), pp.15.
73. Montserrat B., Elana G., Montserrat L., Ana M., Ignacio B., Jordi B.(2002): “Pasteurella multocida exbB, exbD and tonB genes are physically linked but independently transcribed ”210(2), pp.101 - 108.
74. Mustafa A.A., Ghalile H.W.and Shighidi M.T (1978): Carrier rate of Pasteurella multocida in a cattle herd with an out - break of haemorrhagic septicaemia in Zambia, British Veterinary Journal, 124, pp. 357 - 358.
75. Namiok S. and Murata M (1961b): Serological studies on Pasteurella multocida II, characteristic of the somatic “O” antigen of the organism, Cornell. Veterinarian, 51, pp. 507 - 512.
76. Namioka S.and Mutara M.(1961a): Serological studies on Pasteurella multocida I, simplified method for capsule typing of the organism, Cornell, Veterianrian, 51, pp. 458 - 507.
77. Natalia L., Patten B. and Syansudin A. (1992): Evaluation of bovine antibody responses to haemorrhagic septicaemia vaccine using ELISA and PMPT pasteurellosis in Production Animals International Workshop, Sponsores by ACIAR proceeding No43, Indonesia, 10 - 13
August, pp. 219 - 223.
78. Omar A.R., Cheaar P.P. and Shahata C.S.(1982): The isolation of a virulent strain of Pasteurella multocida from an apparent apparent healthy buffalo, British Veterinary Journal, 118, pp. 71 - 73.
79. Parvi K.M. and Apte V.H.(1976): Isolation of Pasteurella multocida from a fatal disease and donkeys in India, Veterinary Record, 1980.
80. Peter E., Marth J., Carolyn J.H (1996): “A minimal medium for growth of
Pasteurella multocida” FEMS mcrobiology letters 140 (2-3), pp. 165 - 169.
81. Prescott J.F and Baggot J.D.(1998): Antimicrobial therapy in veterinary medicine, Blackwell Scientific Publications, pp. 1- 69.
82. Rhoades K.R. And Rimler R.B and Shandhu T.S. (1992) Pasteurellosis and pseudtuberculosis: A laboratory manual for the isolation and indetification of Avian pathogens, 3rd ed, 3, pp. 14 -20.
83. Richard E.I., Emilo T. (1995): “Pili of Pasteurella multocida of porcine origin ” Avian Dis 36(1), pp.84 - 91.
84. Rimler R.B. and Rhoades K.R (1987): Serogroup F, a new capsule serogroup of Pasteurella mulltocida, Journal of Clinical Microbiology,
25, pp. 615 - 618.
85. Rimler R.B. (1992a): Pasteurella: Laboratory technique for stereotyping and diagnosis of infetion, Pasteurellosis in Production Animals
International Workshop, Sponsored by ACIAR prooceeding No 43, Indonesia,
10 - 13 August, pp. 44 - 46.
86. Robets R.S.(1947): An immunological study of the Pasteurella septicaemia,
Journal of comparative pathology, 57, pp. 261 - 278.
87. Rosenbush C.T. and Merchant I.A.(1939): A study of the haemorrhagic septicaemia pasteurella, Journal of the Bacteriology, 37, pp. 69.
88. Shivachandra S.K.(2006): “Identification of avian strain of Pasteurella multocida in India conventional and PCR assays”. Vet.Journal. 172 (3), pp. 561 - 565.
89. Smith G.R.(1959): Isolation of two types of Pasteurella haemolytica from sheep, Nature, London, 183.pp. 1132 - 1133.
90. Thomson C.M.A., Chanter N. and Wathes C.M.(1992): Suvival of toxingen Pasteurella multocida in aerosol and aqueous liquids, Applied Environmental Microbiology, 58, pp. 932 - 936.
91. Townsen K.M., Oboyle D., Phan T.T.,Hanh T.X., Wijewardana T. G., Trung N.T. and Frost A.J. (1998): The acute Pasteurellosis in pigs in Việt Nam, Veterinary Microbiology, 63, pp. 205 - 215.
92. Trigo E. and Pijoan C., Effect of palliation, Haemaglutination and cupsular cerotype of Pasteurelle multocida on the production of antrophic rhinitis in swine, Proceeding 10th Congress Internatonal pig Veterinary Society, 31.
93. Verma N.D. (1988): Pasteurella multocida B: 2 in haemorrhagic septicaemia out- break in pig India, Veterinary Record, 123, pp. 63.
94. Wijewanda T.G. and Karunarian T.G.(1992): Studies on nasopharynx of healthy cattle, Connell. Veterinarian, 58, pp. 462 - 465.
95. Yeo, B.K, and Mokhtar (1992): Haemorrhagic septicaemia of buffalo in Sabah, Malaysia, Pasteurellosis in Production Animal, ACIAR proceeding N0
43, page, 112 - 115.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN
Ảnh 1: TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG LỢN TỤ HUYẾT TRÙNG
Ảnh 2: BỆNH TÍCH PHỔI LỢN TỤ HUYẾT TRÙNG
Ảnh 3: BỆNH TÍCH PHỔI LỢN TỤ HUYẾT TRÙNG
Ảnh 4: KHUẨN LẠC TỤ HUYẾT TRÙNG
Ảnh 5: HÌNH THÁI VI KHUẨN THT TRÊN KÍNH HIỂN VI
Ảnh 6: PHẢN ỨNG LÊN MEN ĐƯỜNG
Ảnh 7: KHÁNG SINH ĐỒ
Ảnh 8: CÁC SẢN PHẨM CỦA PHẢN ỨNG PCR
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu một sổ đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở lợn , đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn PASTEURELLA MULTOCIDA gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn .doc