Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của việc sử dụng
TATC trong ao nuôi cá tra thâm canh sov ới TACN cho thấy TATC đã sử
dụng nguyên liệu có chất lượng tốt và tỷ lệ phối chế hợp lý.Mặt khác, TATC
được chế biến qua máy móc thiết bị hiện đại nên chất lượng viên thức ăn gần
tương đương với TACN bán trên thị trường. Điều này đã giúp cá có tốc độ
tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống khá cao, đặc biệt là chất lượng thịt cá, tỷ lệ cá
loại 1 của ao TATC (83%) cao hơn so với ao sử dụng TACN (80,9%).
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp lên hiệu quả nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus) trong ao nuôi thâm canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá tra thịt trắng chỉ đạt 71-75%. Bên
cạnh đó theo kết quả thí nghiệm của Lê Bảo Ngọc (2004) cho thấy, các ao cá
tra thâm canh thả với mật độ trung bình 83 con/m2, sử dụng thức ăn viên kết
hợp với TATC, cá sau khi nuôi được 7 tháng đạt trọng lượng từ 852-1.073
g/con, tỷ suất lợi nhuận của các ao 3,33-8,63%.
Qua các kết quả ngiên cứu của các tác giả trên cho thấy, ở cá hai hình thức
nuôi bè và nuôi ao, chi phí TATC luôn thấp hơn chi phí thức ăn viên công
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
15
nghiệp. Ở hình thức nuôi cá bè sử dụng TATC có thể đem lại giá thành thấp
hơn nhưng biến động giá thành lại lớn hơn sử dụng thức ăn viên, do biến động
giá nguyên liệu phối chế thức ăn. Trong khi đó, ở hình thức nuôi ao giá thành
sản phẩm khi sử dụng thức ăn viên hay tự chế đều biến động lớn nhưng giá
thành thấp hơn khi sử dụng TATC (Lê Thanh Hùng và ctv., 2006).
Đồng thời giá trị tỷ suất lợi nhuận (hiệu quả sử dụng đồng vốn) ở hai hình
thức nuôi khi sử dụng TATC có sự biến động lớn, do biến động giá nguyên
liệu phối chế trong công thức thức ăn và giá bán sản phẩm trên thị trường.
Như vậy, đa số hộ nuôi cá da trơn trên thế giới và các hộ nuôi cá tra ở nước ta
vẫn còn sử dụng cá tạp như là nguyên liệu chính trong phối trộn thức ăn, theo
kết quả điều tra của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006) cho thấy, tỷ lệ hộ nuôi sử
dụng cá tạp là 80,6%. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và
làm cạn kiệt tài nguyên (do việc đánh bắt cá biển làm thức ăn cho cá) đã chỉ ra
rằng TATC sử dụng cá tạp không thể là loại thức ăn cho tương lai (sử dụng
cho mô hình nuôi bền vững). Tuy vậy, trong hoàn cảnh giá cá tra vẫn luôn bấp
bênh và luôn chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới thì TACN cũng không thể
sử dụng rộng rãi trong người nuôi. Do đó, việc tìm ra một loại TATC có khả
năng khắc phục những hạn chế của TATC có sử dụng cá tạp nhưng giá thấp
hơn so với TACN được xem là một hướng đi thích hợp trong bối cảnh hiện
nay.
Hình 2.2: Ao nuôi cá Tra được theo dõi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
16
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện từ tháng 11/2005 đến tháng
06/2006
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Các ao thí nghiệm được theo dõi tại ấp Thới Thạnh, xã Thới Thuận, huyện
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Phòng thí nghiệm dinh dưỡng, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu và ghi nhận số liệu 3 ao nuôi cá tra thương phẩm sử dụng
hoàn toàn TATC và 3 ao nuôi cá tra thương phẩm sử dụng hoàn toàn TACN
hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường.
3.2.1 Điều kiện ao thực nghiệm
Diện tích các ao thực nghiệm, số lượng và kích cỡ cá thả, mật độ thả được
trình bày ở Bảng 3.1
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thật của hai nghiệm thức theo dõi
Ao TATC Ao TACN Ao theo dõi 1 2 3 1 2 3
Diện tích (m2) 7.000 16.585 6.000 9.800 9.200 5.500
Số lượng cá thả (con) 351.420 710.147 252.643 495.881 415.121 200.000
Chiều cao thân (cm) 1,7 1,7 2,0 2,0 2,0 2,0
Mật độ (con/m2) 50 43 42 45 51 36
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
17
3.2.2 Nguồn cá giống
Cá giống được mua về trực tiếp từ Hồng Ngự - Đồng Tháp, đây được xem là
vùng sản xuất cá giống lớn nhất khu vực ĐBSCL. Kích cỡ cá giống được phân
loại theo chiều cao thân nhằm thuận tiện cho việc lựa chọn qua các lồng lọc cá
giống.
3.2.3 Mùa vụ nuôi
Các ao thí nghiệm được thả đồng thời vào mùa khô thích hợp cho sự sinh
trưởng của cá (khoảng tháng 10-11 dương lịch). Vào thời điểm này cá sẽ lớn
nhanh, thời gian nuôi được rút ngắn, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh và biến
động giá sản phẩm.
3.2.4 Quản lý ao nuôi và chăm sóc cá
* Thức ăn
Ở cả hai nghiệm thức sử dụng TATC và TACN đều sử dụng thức ăn chứa mức
đạm 28% và 26% trong hai giai đoạn nuôi
+ Giai đoạn 1 (3 tháng đầu, cá có trọng lượng 20-200 g): sử dụng thức ăn
chứa 28% đạm.
+ Giai đoạn 2 (3-4 tháng cuối, cá có trọng lượng trên 200g): sử dụng thức ăn
chứa 26% đạm.
TATC sử dụng trong nghiên cứu được chế biến từ bột cá, bột huyết, bánh dầu
đậu nành, cám ly trích dầu, tấm,...
TACN trong nghiên cứu là một loại sản phẩm hiện đang được người nuôi sử
dụng phổ biến trong nuôi cá tra thâm canh tại ÐBSCL.
Khẩu phần ăn
Trong giai đoạn 1, lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày khoảng 5% trọng lượng
thân, sau đó giảm dần đến gần thu hoạch lượng thức ăn còn khoảng 1,5 - 2%
trọng lượng thân. Thông thường tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá và
điều kiện môi trường nuôi mà quyết định khẩu phần ăn hợp lý.
Phương pháp cho ăn
Do diện tích ao thí nghiệm lớn (trung bình khoảng 10.000 m2) và sử dụng
thức ăn viên dạng nổi nên phải sử dụng xuồng để cho ăn, nhằm đảm bảo thức
ăn được rải đều khắp ao. Ngày cho cá ăn 2 lần vào 9h sáng và 16h chiều.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
18
* Quản lý dịch bệnh
Quản lý chất lượng nước
Nhìn chung trong cả hai nghiệm thức theo dõi đều quan tâm đến chất lượng
nước trong ao nuôi. Ở giai đoạn cá nhỏ (khoảng hai tháng đầu) hàng ngày thay
khoảng 20% lượng nước trong ao. Ở giai đoạn cá lớn hơn mỗi ngày thay
khoảng 30 - 40% lượng nước trong ao. Nước được lấy vào ao trực tiếp từ sông
lớn, có qua xử lý vôi ở đầu cống cấp.
Phòng - trị bệnh
Định kỳ 3-4 ngày bón vôi, zeolite và muối để cải thiện chất lượng nước, ổn
định pH (tránh tình trạng pH giảm sinh ra khí H2S gây độc cho cá) và phòng
ngừa bệnh cho cá. Hàng ngày bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng cường
sức đề kháng của cá.
Bên cạnh đó, các ao thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn
như: methionine, sorbitol,… và trong trường hợp xảy ra bệnh nhiễm khuẩn các
ao có xử lý kháng sinh Amox, Ampi, Doxycilin, Cotrim,…
3.3 Thu mẫu
Mẫu cá: thu mẫu cá sau khi kết thúc vụ nuôi để phân tích thành phần hóa học
của thịt cá, thu 5con/ao.
Môi trường: đo các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy, pH bằng máy hàng tháng.
3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế
Gồm các chỉ tiêu:
+ Chi phí thức ăn
+ Tổng chi phí sản xuất
+ Tổng thu nhập
+ Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận
+ Hiệu quả chi phí thức ăn
3.5 Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn và cá thí
nghiệm (theo phương pháp O.A.O.C, 2000)
Các chỉ tiêu về phân tích thành phần hoá học của thức ăn gồm: đạm thô (crude
protein), chất béo, chất bột đường (carbohydrate), xơ thô (crude fibre), khoáng
và độ ẩm (moisture). Phân tích thàh phần hóa học của cá gồm: đạm, béo,
khoáng.
- Ẩm độ được xác định bằng cách ghi nhận sự chênh lệch trọng lượng của mẫu
trước và sau khi sấy ở nhiệt độ 105oC khoảng 4 giờ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
19
- Tro: được xác định bằng cách nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt độ 560oC
khoảng 4 giờ (đến khi mẫu có màu trắng hoặc xám).
Hàm lượng đạm thô được phân tích theo phương pháp Kjeldah: gồm 3 bước:
+ Bước 1: mẫu được công phá đạm trong H2SO4 đậm đặc khoảng 1,5 giờ ở
nhiều mức độ nhiệt khác nhau từ 110 - 370 oC nhờ chất xúc tác là H2O2.
+ Bước 2: sau khi công phá thì chưng cất để giải phóng nitơ trong dung dịch
kiềm (NaOH) và hấp thu trong dung dịch acid boric có sự hiện diện của chất
chỉ thị là Methylred.
+ Bước 3: sau đó chuẩn độ để xác định hàm lượng chất đạm trong mẫu phân
tích bằng H2SO4 0,1N.
- Hàm lượng chất béo được xác định bằng phương pháp Soxhlet với dung môi
là Chloroform. Chất béo trong mẫu được chiết xuất nhờ quá trình rửa tuần
hoàn của chloroform (nóng).
- Hàm lượng xơ thô được xác định nhờ phương pháp thủy phân trong dung
dịch acid và bazơ.
- Hàm lượng Carbohydrate được tính bằng công thức: NFE = 100- (Đạm +
Chất béo + Xơ + Tro + Độ ẩm).
3.6 Các chỉ tiêu thu thập và tính toán
* Tỷ lệ sống (%) = 100 x số cá thể thu hoạch / số cá thả
* Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày (DWG : g / ngày)
DWG = (W2 - W1) / t
Trong đó: W1: khối lượng trung bình của cá ở thời điểm t1
W2: khối lượng trung bình của cá ở thời điểm t2
t: thời gian nuôi (ngày)
* Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày(SGR: % / ngày)
SGR = 100 x (Ln (Wc) – Ln (Wđ)) / T
Trong đó: Wc: khối lượng cuối
Wđ: khối lượng đầu
T: thời gian nuôi (ngày)
* Hệ số thức ăn (FCR)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng (kg) / Khối lượng cá gia tăng (kg)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
20
* Hiệu quả kinh tế
- Thu nhập = Năng suất x Giá cả sản phẩm
- Giá thành sản xuất = Tổng chi phí nuôi / Tổng sản lượng cá thu hoạch
- Lợi nhuận = (Thu nhập - Chi phí) hoặc (Giá cả sản phẩm - Giá thành sản
phẩm)
- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Chi phí
* Đánh giá chất lượng thịt cá
+ Tỷ lệ philê
+ Tỷ lệ trắng
Kết quả đánh giá chất lượng thịt cá trong thí nghiệm dựa theo kết quả của bộ
phận thu mua nguyên liệu thuộc công ty Agifish – An giang.
3.7 Xử lý số liệu
Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên chương trình Excel.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
21
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1 Kết quả theo dõi sự biến động của môi trường ao nuôi thí nghiệm
Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao thí nghiệm cho thấy,
các chỉ tiêu pH, nhiệt độ và oxy giữa ao sử dụng TATC và ao sử dụng TACN
khác biệt không đáng kể.
Bảng 4.1 Sự biến động pH, nhiệt độ và oxy của các ao nuôi
pH Nhiệt độ (0C) Oxy (ppm) Tháng
Ao TATC Ao TACN Ao TATC Ao TACN Ao TATC Ao TACN
1 7,19 ± 0,37 7,13 ± 0,16 28,3 ± 0,03 29,0 ± 0,05 6,35 ± 0,33 6,12 ± 0,45
2 6,82 ± 0,20 6,82 ± 0,12 29,2 ± 0,03 28,8 ± 0,03 5,87 ± 0,85 6,22 ± 0,67
3 6,66 ± 0,11 6,71 ± 0,04 29,0 ± 0,00 29,5 ± 0,00 5,23 ± 0,23 6,19 ± 0,41
4 6,58 ± 0,08 6,61 ± 0,06 30,0 ± 0,00 29,8 ± 0,03 5,48 ± 0,26 4,71 ± 0,58
5 6,59 ± 0,14 6,62 ± 0,09 29,3 ± 0,03 29,7 ± 0,03 5,48 ± 0,51 5,31 ± 0,42
6 6,54 ± 0,01 6,56 ± 0,06 29,5 ± 0,05 29,3 ± 0,03 4,63 ± 0,44 5,16 ± 0,26
7 6,60 ± 0,10 6,55 ± 0,00 29,3 ± 0,04 29,0 ± 0,00 4,85 ± 0,09 5,31 ± 0,00
8 6,70 ± 0,00 29,5 ± 0,00 4,86 ± 0,00
Các ao sử dụng TATC pH giữa các tháng dao động trong khoảng 6,5 –7,19;
nhiệt độ trung bình 28,3-300C; hàm lượng oxy nằm trong khoảng 4,63–6,35
ppm. Trong khi đó, ở các ao sử dụng TACN có pH, nhiệt độ và hàm lượng
oxy lần lượt là 6,55–7,13; 28,8 - 29,80C; và 4,71–6,22 ppm.
Theo báo cáo của Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản
(2005), trong ao nuôi cá tra thâm canh (mật độ thả từ 22-23 con/m2), pH dao
động từ 6,7 - 7,6, nhiệt độ từ 28,7-30,80C, hàm lượng oxy 1,1-2,5 ppm. Theo
kết quả nghiên cứu của Phan Thúc Ngân (2001) trên cá tra nuôi trong ao đất
với mật độ thấp (6 con/m2) bằng TATC dạng nông hộ cho thấy, pH trung bình
khoảng 6,78 - 6,85, nhiệt độ nước 28,4 - 29,20C, hàm lượng oxy trong nước
5,7 - 5,98 ppm. Sở dĩ kết quả hàm lượng oxi cao là do ao nuôi với mật độ thấp,
ít thay nước nên tảo phát triển và quang hợp tạo oxy cho ao nuôi.
Trong thực tế sản xuất, đối với các ao nuôi thâm canh hàm lượng oxy thường
rất thấp (nhỏ hơn 3 ppm). Tuy nhiên, trong kết quả phân tích môi trường của
Lê Bảo Ngọc (2004) ở ao nuôi cá tra mật độ cao (khoảng 83 con/m2) cho kết
quả cao hơn, pH dao động từ 6,95 - 8,00, nhiệt độ trung bình trong thời gian
nghiên cứu là 30,50C, hàm lượng oxy khá cao và có sự biến động tương đối
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
22
lớn từ 2.97 - 12.26 ppm, theo tác giả oxy hòa tan trong ao nuôi bị ảnh hưởng
bởi mức độ sử dụng oxy trong ao (hô hấp của cá và quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ) và mức độ thay nước cho ao. Bên cạnh đó, hàm lượng oxy
còn tùy thuộc vào thời điểm khảo sát và vị trí khảo sát, thời gian đo của thí
nghiệm đa số tiến hành vào lúc 8 - 9 giờ sáng, và đo ở gần bờ (cách bờ khoảng
3 m) nên hàm lượng oxy cao hơn các nghiên cứu khác ở cùng thời điểm. Theo
M. Masser and et.al.(1992), hàm lượng oxy trong ao nuôi vào lúc 6 giờ sáng
dao động trong khoảng 2,5 - 3 ppm.
Theo C.E.Boyd (1998), khoảng pH thích hợp trong ao nuôi từ 6 - 9, nhiệt độ
trung bình 25 - 320C và hàm lượng oxi tối thiểu là 5 ppm, nghiên cứu của Lê
Như Xuân (1994) cũng cho kết quả tương tự. Còn theo kết quả nghiên cứu của
Michael Masser and et.al. (1992) trên cá da trơn cho thấy, khoảng pH tối ưu
trong ao nuôi cá từ 6,5 - 8,5, khoảng nhiệt độ thích hợp là 27 - 290C, và hàm
lượng oxy tối thiểu trong nước phải đạt 4,0 ppm.
Như vậy qua kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao nuôi thí
nghiệm chứng tỏ các chỉ tiêu pH và nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho
sinh trưởng của cá tra. Riêng hàm lượng oxy trong các ao thí nghiệm thấp hơn
so với các nghiên cứu trên. Trong thực tế sản xuất, các ao nuôi thí nghiệm do
phải thay nước hàng ngày nên hàm lượng oxy do tảo quang hợp là không đáng
kể, mặt khác hàm lượng oxy còn được sử dụng để phân hủy khối lượng đáng
kể chất hữu cơ trong ao, do đó hàm lượng oxy trong nước thường thấp. Tuy
nhiên do cá tra có khả năng chịu được điều kiện khác nghiệt, khi oxy thấp cá
có thể lấy oxy qua cơ quan hô hấp phụ (bóng hơi) (Nguyễn Bạch Loan, 2000).
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), ngưỡng oxy dưới của
cá tra là 1,88 ± 0,07 ppm, cho thấy kết quả nghiên cứu của thí nghiệm vẫn cao
hơn so với giới hạn cho phép.
4.2 Đánh giá chất lượng của TATC
4.2.1 Thành phần nguyên liệu và tỷ lệ phối chế của TATC
Qua kết quả phân tích cho thấy, có ba nhóm nguyên liệu chính trong thành
phần của TATC thí nghiệm.
+ Nhóm cung cấp đạm: khô dầu Braxin (bánh dầu đậu nành), bột cá, bột
huyết, bột thịt.
+ Nhóm cung cấp năng lượng: tấm, cám.
+ Nhóm cung cấp muối khoáng và các acid amin thiết yếu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
23
Kết quả phân tích thành phần hóa học của các nguyên liệu trong công thức
TATC cho thấy, chất lượng của nguyên liệu tương đương với thành phần hóa
học ghi trên bao bì.
Bảng 4.2 Thành phần hoá học của nguyên liệu phối chế trong TATC
Nguyên liệu Đạm (%) Béo (%) Khoáng (%) Độ khô (%)
Bột cá Đà Nẵng 57,9 13,8 29,3 87,8
Khô dầu Braxin 45,0 8,39 7,55 97,1
Bột huyết 91,8 3,47 3,49 92,3
Bột thịt 46,0 11,2 36,2 94,0
Cám ly trích Calofic 15,5 3,61 10,3 89,6
Tấm 7,42 5,13 0,51 87,8
Trong nhóm cung cấp đạm bột huyết có hàm lượng đạm cao nhất (91,8%),
khô dầu Braxin (bánh dầu đậu nành) do có nguồn gốc thực vật nên hàm lượng
đạm thấp nhất (45%). Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng hàm
lượng đạm phân tích thấp hơn, cám ly trích chiếm tỷ lệ 15,5% và tấm là
7,42%. Hàm lượng chất béo trong hai nhóm nguyên liệu có sự khác biệt đáng
kể, ở nhóm cung cấp năng lượng hàm lượng chất béo phân tích thấp (tấm
5,13%, cám ly trích 3,61%), trong khi đó ở nhóm cung cấp đạm tỷ lệ hàm
lượng chất béo cao hơn, cao nhất là bột cá (13,8%), khô dầu Braxin và bột
huyết có tỷ lệ chất béo thấp nhất (lần lượt là 8,39% và 3,47%). Đối với nhóm
cung cấp năng lượng, cám ly trích có tỷ lệ khoáng 10,3% trong khi ở tấm hầu
như không có giá trị về cung cấp khoáng (tỷ lệ khoáng phân tích 0,51%).
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu phối chế trong
TATC tương đương với các nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền
và ctv. (2004) và Trần Văn Nhì (2005).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
24
Bảng 4.3 Công thức TATC sử dụng cho các ao nuôi
Thức ăn giai đoạn một
(cỡ cá 20-200 g)
Thức ăn giai đoạn hai
(cỡ cá 200 g trở lên) Thành phần
% Khối lượng khô % Khối lượng khô
Bột cá (60% đạm)
Bột huyết
Bột thịt (50% đạm)
Khô dầu Braxin
Tấm
Cám trích ly Calofic
L- Lysine
DL- Methionin
Dicalcium phosphate18%
Muối Việt Nam
Premix cho Pangasius
Tổng cộng
5,00
2,00
3,00
34,5
20,6
32,9
0,10
0,12
1,00
0,46
0,30
100
6,00
3,00
3,00
26,0
17,0
43,4
0,05
0,2
1,00
0,35
-
100
Theo nguyên tắc phối chế thức ăn cho cá, việc sử dụng nhiều nguồn đạm khác
nhau trong công thức thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu
và để giảm giá thành thức ăn. Trong Bảng 4.3 cho thấy, TATC nghiên cứu
được phối trộn từ nhiều nguồn đạm khác nhau (động vật và thực vật) nguồn
đạm động vật (bột cá, bột huyết, bột thịt) chủ yếu bổ sung các acid amin thiết
yếu (methionine, lysine,…), trong khi đó sử dụng nguồn đạm thực vật (bánh
dầu đậu nành, cám, tấm) với mục đích hạ giá thành của thức ăn.
Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004), nhu cầu đạm của động vật thủy sản
là 25-55%, do đó trong chế biến thức ăn thủy sản nguồn cung cấp đạm là yếu
tố quan trọng đầu tiên. Trong công thức phối chế TATC của nghiên cứu,
nguồn cung cấp đạm thực vật sử dụng là bánh dầu đậu nành (chiếm tỷ lệ 26-
34,5%). Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành là nguồn đạm thực vật thay thế
cho bột cá tốt nhất trong thức ăn cho động vật thủy sản, bột đậu nành có thể
thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, đối với loài ăn thực vật như
cá rô phi (O. niloticus) bột đậu nành có thể thay thế đến 100% (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2004) .
Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn đạm thực vật thường gặp một số trở ngại
như độ tiêu hóa thấp, không cân đối các loại acid amin, chứa các chất kháng
dinh dưỡng và độc tố. Riêng đối với bột đậu nành chứa nhiều độc tố đặc biệt
là chất ức chế men tiêu hoá đạm trypsin và chymotrypsin. Bột đậu nành
thường thiếu methionin và cystin (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
25
Bột cá là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho động vật thủy sản cung cấp nhiều loại
acid amin thiết yếu, đồng thời trong thành phần chất béo của bột cá có nhiều
acid béo cao phân tử không no (HUFA và PUFA) mà các nguồn nguyên liệu
khác không cung cấp đủ. Bột cá có độ tiêu hoá cao (80 - 90%) và làm cho thức
ăn có mùi hấp hẫn, tạo tính ngon miệng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho
thấy trong bột cá có chứa chất kích thích sinh trưởng, do đó không thể thay thế
bột cá hoàn toàn trong công thức thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
Mặc dù trong công thức TATC sử dụng bánh dầu đậu nành (chiếm tỉ lệ
34,5%), nhưng vẫn phải có bột cá trong thành phần với tỷ lệ 5-6% .
Bột huyết có hàm lượng đạm rất cao, tuy nhiên khả năng tiêu hoá của động vật
thủy sản đối với bột huyết là rất thấp, mục đích chính của phối chế bột huyết
trong thức ăn là nhằm cân đối acid amin thiết yếu, do bột huyết rất giàu lysine
chiếm tỉ lệ 9-11% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Do đó trong TATC
nghiên cứu bột huyết chiếm tỷ lệ 2-3%.
Các nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trong công thức TATC thí
nghiệm từ cám ly trích Calofic và tấm (chiếm tỷ lệ phối chế lần lượt là 32,9%
và 20,6% trong công thức thức ăn giai đoạn 1 và ở giai đoạn 2 là 43,4% và
17%).
Cám ly trích Calofic là cám đã được ly trích dầu, do đó sử dụng cám ly trích
dầu trong thành phần thức ăn sẽ tốt hơn, tránh được hiện tượng ôi dầu và đồng
thời bổ sung một phần đạm trong thức ăn (theo Trần Văn Nhì, 2005).
Tấm được đưa vào phối trộn trong công thức thức ăn thí nghiệm (chiếm tỷ lệ
20,6%) với mục đích làm chất kết dính và bổ sung năng lượng trong thức ăn.
Theo kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005) ở khu vực Long Xuyên,
khoảng 50% số hộ nuôi sử dụng tấm như là chất liệu kết dính.
Trong phối chế thức ăn, hàm lượng các chất khoáng thường chiếm tỷ lệ thấp
nhưng có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong thức ăn cho động vật
thủy sản. Trong công thức TATC thí nghiệm sử dụng trong giai đoạn một của
vụ nuôi có bổ sung các acid amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine (đây
là các loại acid amin cá không có khả năng tự tổng hợp) với tỷ lệ lần lượt
0,10% và 0,12%, nhưng trong thức ăn sử dụng cho giai đoạn hai tỷ lệ L-
Lysine đã giảm (chỉ chiếm tỷ lệ 0,05%) do hàm lượng bột huyết trong công
thức thức ăn đã tăng lên (3%). Tuy nhiên, do trong bột huyết và bột cá đã chứa
sẵn một một lượng Lysine và Methionine tự do tương đối nên tỷ lệ bổ sung
trong công thức là hợp lý.
Mặt khác các loại muối khoáng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cá
cũng được bổ sung trong công thức TATC của thí nghiệm như: Dicalcium
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
26
phosphate, khoáng premix,…(Bảng 4.3). Trong công thức phối chế của một
loại TATC dạng nổi sử dụng cho cá trê ở Thái Lan, người ta đã bổ sung 5%
Lysine và 1% Dicalcium phosphate (theo W. Jantrarotai and P. Jantrarotai,
1993).
4.2.2 Thành phần hóa học của TATC
Kết quả phân tích thành phần hóa học của TATC và TACN trong hai giai đoạn
nuôi không có sự khác biệt đáng kể.
Bảng 4.4 Thành phần hóa học của TATC và TACN trong hai giai đoạn nuôi
TATC TACN Các chỉ
tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
KL
(*) khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi
Đạm
(%) 32,0 26,1 28,9 23,7 31,5 28,0 29,2 26,0
Béo (%) 6,89 5,61 7,25 5,94 3,37 3,00 6,74 6,00
Khoáng
(%) 12,4 10,1 8,42 6,90 13,5 12,0 13,5 12,0
Ẩm độ
(%) 18,6 18,6 18,1 18,1 11,0 11,0 11,0 11,0
Ghi chú: (*) KL: khối lượng
Hàm lượng đạm trong TATC tính theo trọng lượng tươi ở cả hai giai đoạn
nuôi đều thấp hơn TACN, ở giai đoạn một hàm lượng đạm chiếm tỷ lệ 26,1%,
giai đoạn hai là 23,7%, do độ ẩm của TATC (18,1-18,6%) cao hơn so với
TACN (11%) điều này do thiết bị chế biến TATC chưa hoàn thiện (chưa có hệ
thống sấy), nhưng nếu tính theo trọng lượng khô thì hàm lượng đạm ở cả hai
giai đoạn của TATC tương đương với TACN (hàm lượng đạm 32% và 28,9%,
còn ở TACN lần lượt là 31,5% và 29,2%). Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo
của TATC cao hơn TACN ở cả hai giai đoạn nhưng sự chênh lệch này không
lớn. Trong thực tế, TATC thường được sử dụng ngay sau khi sản xuất nên
những trở ngại trong bảo quản do ẩm độ cao không đáng kể. Tuy vậy, độ ẩm
cao (tỷ lệ hao hụt của thức ăn cao) sẽ làm tăng hệ số thức ăn dẫn đến gia tăng
chi phí thức ăn cho vụ nuôi.
Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004), thức ăn viên công nghiệp sử dụng
cho cá tra có khối lượng 20-200 g hàm lượng đạm trong thức ăn chiếm tỷ lệ
không nhỏ hơn 26%, hàm lượng béo có tỷ lệ 5% trở lên; cỡ cá từ 200 g trở lên
có hàm lượng đạm chiếm tỷ lệ 18-22% và hàm lượng béo trong thức ăn 3-4%
trở lên (Tiêu chuẩn ngành 28 TCN: 2004). Như vậy, hàm lượng đạm trong
TATC nghiên cứu (tính theo trọng lượng tươi) phù hợp với tiêu chuẩn nêu
trên, TATC sử dụng trong giai đoạn 1 có hàm lượng đạm 26,1%, chất béo
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
27
5,61%, TATC sử dụng trong giai đoạn 2 tỷ lệ đạm và chất béo lần lượt là
23,7% và 5,94%. Nhưng nếu tính trên trọng lượng vật chất khô, TATC có hàm
lượng đạm (32% và 28,9%) cao hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Thủy Sản đưa ra
(29,2% và 24,7%). Điều này chứng tỏ chất lượng TATC nghiên cứu đạt yêu
cầu và thành phần, tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong công thức TATC là
hợp lý. Nếu khắc phục được hạn chế ẩm độ cao (18,1-18,6%), chất lượng
TATC không thua kém TACN đang được bán trên thị trường.
4.3 Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá
4.3.1 Tỷ lệ sống
Kết quả tính toán sau khi thu hoạch cho thấy tỷ lệ sống của cá tra nuôi trong
ao sử dụng TATC (78,5%) cao hơn so với trong ao nuôi TACN (74,6%).
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của các ao nuôi TATC và TACN
Ao TATC Ao TACN
Ao theo dõi
1 2 3 1 2 3
Số lượng cá thả (con) 351.420 710.147 253.126 514.315 495.881 200.000
Số cá còn lại (con) 290.695 526.634 198.905 343.408 344.820 143.056
Tỷ lệ sống (%) 82,7 74,2 78,6 66,8 69,5 71,5
Tỷ lệ sống TB (%) 78,5 ± 4,28 74,6 ± 7,11
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu trên đối tượng cá tra nuôi trong ao đất
của Lê Bảo Ngọc (2004), do mật độ thả quá cao (trung bình 83 con/m2), môi
trường bị ô nhiễm (chứa nhiều mầm bệnh), cá có sức đề kháng yếu, dễ bị
nhiễm bệnh nên tỷ lệ sống chỉ đạt bình quân 75%.
Nhưng so với nghiên cứu của một số tác giả khác tỷ lệ này thấp hơn. Theo kết
quả nghiên cứu của Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản
(2005), tỷ lệ sống của cá tra nuôi trong ao đất đạt từ 88,9% - 90,1%, còn theo
kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005) trên cá tra nuôi bè, tỷ lệ sống cũng
đạt từ 88,6 - 90,5%.
Do thời điểm đầu của vụ nuôi cá trong các ao theo dõi bị nhiễm bệnh mủ gan,
nên tỷ lệ hao hụt trong các ao nuôi của thí nghiệm khá cao. Đối với ao sử dụng
TATC tỷ lệ hao hụt trung bình là 21% tổng trọng lượng cá thả ban đầu, trong
khi đó ở ao TACN trung bình là 26%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
28
4.3.2 Tốc độ sinh trưởng
Kết quả theo dõi sinh trưởng của cá tra trong hai nghiệm thức cho thấy, tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối ngày (DWG) của ao nuôi TATC (4,86 ± 0,49 g/ngày)
thấp hơn ao nuôi sử dụng TACN (5,57 ± 0,59 g/ngày), và tương ứng tốc độ
tăng trưởng đặc biệt (SGR) của ao nuôi TATC (1,92 ± 0,16 %/ngày) thấp hơn
ao TACN (1,94 ± 0,17 %/ngày). Mặc dù hàm lượng đạm, chất béo và khoáng
trong TATC tương đương với TACN nhưng kết quả sinh trưởng ở các ao nuôi
TACN trên thực tế cao hơn. Do TACN được chế biến theo thiết bị công nghệ
hiện đại, nguyên liệu phối chế được nghiền mịn và qua quá trình gia nhiệt tốt
nên TACN có độ tiêu hóa cao hơn. Mặt khác, trong thành phần của TACN có
thể được bổ sung thêm một số chất tạo mùi, các men tiêu hóa đặc biệt kích
thích cá bắt mồi tốt hơn, gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp cá sinh
trưởng nhanh hơn. (Bảng 4.6)
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng của hai nghiệm thức theo dõi
Các chỉ tiêu
Ao theo dõi
W đầu (g) W cuối (g) SGR (%/ngày) DWG (g/ngày)
1 20 1.13 1,74 4,78
2 20 820 2,05 4,42
3 18 1.15 1,98 5,39
Ao
TATC
TB 19,3 ± 1,15 1.033 ± 185 1,92 ± 0,16 4,86 ± 0,49
1 33 1.015 2,13 6,10
2 33 1.15 1,80 5,67
3 33 900 1,88 4,93 Ao TACN
TB 33,0 988 ± 177 1,94 ± 0,17 5,57 ± 0,59
Khi xem xét tốc độ tăng trưởng của cá ở các ao sử dụng TATC và TACN
tương ứng với từng giai đoạn nuôi và kích cỡ cá (sử dụng thức ăn có hàm
lượng đạm khác nhau) cho thấy ở giai đoạn đầu các ao sử dụng TATC tăng
trưởng chậm hơn (Hình 4.1).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
29
0
200
400
600
800
1000
1200
1 2 3 4 5 6 7 8 9
tháng
tr
ọn
g
lư
ợn
g
(g
)
Ao1-TATC Ao2-TATC Ao3-TATC
Ao1-TACN Ao2-TACN Ao3-TACN
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng của các ao nghiên cứu
Qua đồ thị cho thấy, trong hai tháng đầu của vụ nuôi tốc độ tăng trưởng của
ao nuôi sử dụng TATC chậm hơn ao sử dụng TACN, điều này cho thấy có thể
TACN phù hợp với khả năng bắt mồi của cá hơn TATC trong giai đoạn cá
còn nhỏ. Nhưng kể từ tháng thứ 3 trở đi tốc độ tăng trưởng của ao TATC có
sự gia tăng rõ rệt, đặc biệt là ao 1, có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, từ tháng
thứ 3 tăng trọng bình quân 200 g/tháng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng ở các
ao TATC khá đều, chứng tỏ TATC có chất lượng ổn định và thích hợp với
nhu cầu sinh trưởng của cá.
Theo Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005), tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối ngày (DWG) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá tra
trong ao đất sau 6 tháng nuôi lần lượt là 5,94 g/ngày và 1,88 %/ngày. Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên cá tra nuôi bè dao động trong
khoảng 4,96 - 5,12 g/ngày (Trần Văn Nhì, 2005). Như vậy, kết quả tăng
trưởng đạt được ở các ao TATC thí nghiệm gần với kết quả của các nghiên
cứu trước đây trên đối tượng cá tra.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
30
4.4 Chất lượng cá thương phẩm
4.4.1. Thành phần hoá học
Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá thương phẩm tại hai nghiệm thức
theo dõi cho thấy, chất lượng cá giữa hai nghiệm thức không có sự khác biệt
đáng kể.
Bảng 4.7 Thành phần hóa học của cá thương phẩm thí nghiệm
Ao theo dõi Thành phần hóa học (%)
Chất đạm Chất béo Khoáng
1 39 50,5 7,76
2 43 46,9 7,66
3 44 45,7 8,60
Ao TATC
Trung bình 42,0 ± 2,65 47,7 ± 2,49 8,01 ± 0,52
1 41,4 44,3 7,59
2 40,8 43,7 9,01
3 40,0 47,2 7,66
Ao TACN
Trung bình 40,7 ± 0,69 45,1 ± 1,88 8,09 ± 0,80
Chất lượng thịt cá thương phẩm chịu ảnh hưởng bởi thành phần hóa học của
thức ăn. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá sau thu hoạch cho thấy ,
hàm lượng đạm trong ao sử dụng TATC cao hơn (42%) hàm lượng đạm trong
thịt cá thu hoạch ở các ao sử dụng TACN (40,7%), nhưng khoảng chênh lệch
không lớn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo và khoáng của cá thương phẩm
trong ao sử dụng TATC (47,7% và 8,01%) và TACN (45,1% và 8,09%) cũng
không có sự khác biệt đáng kể. Do thành phần hóa học của hai loại TATC và
TACN gần giống nhau nên tương ứng cá sử dụng TATC và TACN cũng có
thành phần hóa học tương đương nhau.
Theo Trần Văn Nhì (2005), thành phần dinh dưỡng của thức ăn chính là yếu tố
quyết định đến thành phần sinh hóa và chất lượng của cá nuôi. Theo tác giả, cá
thương phẩm nuôi bè ở hai khu vực Long Xuyên và Châu Đốc có hàm lượng
đạm thấp (33,8-39,7%), trong khi đó hàm lượng chất béo lại khá cao (52,8-
55,8%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (1998) trên đối tượng cá
basa cho thấy, khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng lên thì hàm lượng đạm
trong cá tăng lên. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Trần Thị
Thanh Hiền và ctv. (2004) trên đối tượng cá hú và cá tra.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
31
So với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nhì (2005) thành phần hóa học của
cá sử dụng TATC có chất lượng tốt hơn mặc dù cả hai đều sử dụng dạng thức
ăn giống nhau (đều là TATC). Do TATC trong nghiên cứu có hàm lượng đạm
cao (23,7-26,1% tính theo trọng lượng tươi) và chất lượng ổn định (chế biến
theo công thức cố định) hơn, trong khi TATC trong nghiên cứu của Trần Văn
Nhì (2005) có hàm lượng đạm thấp và chất lượng không ổn định. Ở khu vực
Châu Đốc hàm lượng đạm khoảng 17,9-20,6%, còn ở khu vực Long Xuyên
hàm lượng đạm trong thức ăn dao động tương đối lớn (29,9% ở đầu vụ nhưng
đến gần thu hoạch độ đạm trong thức ăn giảm còn 22%), theo tác giả đa số hộ
nuôi sử dụng TATC có cá tạp đều lệ thuộc vào nguồn cá tạp đánh bắt được,
khi nguồn cá tạp giảm thì họ sẽ tăng cám trong công thức phối chế thức ăn và
ngược lại, do đó chất lượng thức ăn hàng ngày luôn biến động. Điều này
không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn làm giảm chất lượng thịt cá
thương phẩm.
4.4.2 Tỷ lệ philê và màu sắc thịt cá
Qua bảng đánh giá màu sắc và chất lượng thịt cá ở cả hai nghiệm thức đều
cho kết quả tốt.
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá chất lượng thịt cá
Ao theo dõi Ao thức ăn tự chế Ao TACN
1 2 3 Trung bình 1 2 3 Trung bình
Tỷ lệ philê 2,70 2,70 2,75 2,72 ± 0,03 2,70 2,75 2,74 2,73 ± 0,03
Loại T1 (%) 82,0 92,0 75,0 83,0 ± 8,54 85,0 78,0 79,7 80,9 ± 3,66
Loại T2 (%) 16,0 8,00 25,0 16,3 ± 8,50 15,0 22,0 20,3 19,1 ± 3,66
Loại T3 (%) 2,00 - - 0,67 ± 1,15 - - - -
Ở ao sử dụng TATC đạt tỷ lệ philê trung bình là 2,72 và ở ao nuôi TACN tỷ
lệ này là 2,73. Tỷ lệ philê chênh lệch giữa hai nghiệm thức là không đáng kể,
điều này cho thấy chất lượng của TATC trong nghiên cứu gần tương đương
với TACN.
Màu sắc thịt cá thương phẩm ở ao sử dụng TATC tốt hơn so với các ao nuôi
sử dụng TACN, trung bình ở ao nuôi TATC tỷ lệ cá loại 1 là 83%, loại 2 là
16,3%, còn ở ao sử dụng TACN tỷ lệ này lần lượt là 80,9% và 19,1%. Tuy tỷ
lệ cá loại 1 ở các ao sử dụng TATC cao hơn nhưng màu sắc thịt cá giữa các
ao này khá biến động, ở ao số 2 tỷ lệ cá loại 2 là 8 % nhưng trong ao số 3 tỷ lệ
này lên đến 25%, hơn nữa trong ao số 1 lại thu được khoảng 2% cá loại 3 (cá
thịt vàng). Theo Trần Văn Nhì (2005), bên cạnh chất lượng thức ăn ảnh
hưởng lớn đến chất lượng thịt cá, chất lượng môi trường (nguồn nước cấp)
cũng tác động đáng kể đến màu sắc thịt cá. Thời điểm thu hoạch các ao sử
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
32
dụng TACN vào giai đoạn vào khoảng cuối tháng 06/2006, trong thời gian
này thời tiết biến động, mưa nhiều, điều này đã làm nguồn nước trên sông
đục, hầu hết màu sắc thịt cá trong các ao nuôi ở thời điểm này đều “xuống
màu”. Do đó tỷ lệ cá loại 2 trong các ao sử dụng TACN khá cao (15-22%)
Kết quả phân tích này cao hơn so với báo cáo của Trung tâm Khoa học công
nghệ và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005) về thí nghiệm nuôi cá tra thịt
trắng trong ao đất, trong thí nghiệm này người ta sử dụng TATC ở nông hộ và
có áp dụng các biện pháp sục khí đáy kết hợp thay nước có kiểm soát. Kết quả
thu được tỷ lệ cá tra thịt trắng đạt từ 71 – 75%. Kết quả này cho thấy chất
lượng thức ăn vẫn là một yếu tố quyết định đến màu sắc thịt cá.
4.5. Chi phí thức ăn và hiệu quả sản xuất
4.5.1. Hệ số và chi phí thức ăn
Qua kết quả phân tích cho thấy, chi phí TATC cao hơn so với TACN.
Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn của các ao nuôi
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Ao TATC Ao TACN
Đơn giá bình quân (đ/kg thức ăn) 4.500 ± 26,2 5.376 ± 123
Hệ số thức ăn (FCR) 1,90 ± 0,04 1,57 ± 0,03
Chi phí thức ăn (đ/kg cá) 8.564 ± 188 8.491 ± 58
Mặc dù đơn giá bình quân của TATC (4.500 đ/kg) thấp hơn so với đơn giá
bình quân của TACN (5.376 đ/kg), nhưng do hệ số thức ăn (FCR) của ao nuôi
TATC (1,90) khá cao so với ao TACN (1,57), do độ ẩm của viên TATC thí
nghiệm (18,1-18,6%) cao hơn độ ẩm của viên TACN (11%), vì vậy tỷ lệ hao
hụt khi sử dụng TATC sẽ cao hơn. Theo người quản lý kỹ thuật tỷ lệ hao hụt
của TATC trên thực tế thường cao hơn 10%. Điều này đã làm gia tăng chi phí
TATC (8.564 đồng/kg cá) cao hơn so với TACN (8.491đ/kg cá).
Theo nghiên cứu từ Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản
(2005) cho thấy hệ số thức ăn (FCR) trung bình là 1,94. Kết quả này thấp hơn
so với hệ số thức ăn (FCR) của Lê Bảo Ngọc (2004), FCR đạt được dao động
từ 2,01-2,07. Theo Trương Quốc Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2003) trong ao
nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn viên công nghiệp, FCR nằm trong khoảng 1,4-
1,5. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của M. Masser and et.al. (1992), hệ số
thức ăn trong ao nuôi cá nheo Mỹ sử dụng thức ăn viên dao động từ 1,5 – 2,0.
Đối với các bè nuôi cá tra, basa sử dụng TATC thì hệ số thức ăn cao hơn so
với nuôi trong ao đất, điều này cũng kéo theo chi phí thức ăn nuôi trong bè cao
hơn. Theo kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005), hệ số thức ăn của các bè
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
33
nuôi ở vùng Long Xuyên và Châu Đốc từ 2,59–3,16 và chi phí thức ăn từ
7.474 – 8.449 đ/kg. Riêng đối với bè nuôi cá sử dụng TACN hệ số thức ăn
thấp hơn, do chất lượng viên thức ăn tốt hơn so với TATC ở nông hộ. Theo
H.R. Schmitou (1993), hệ số thức ăn trong các lồng nuôi cá sử dụng thức ăn
viên công nghiệp từ 2,0 – 2,2.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hệ số thức ăn của TATC tương đương với
hệ số thức ăn của ao sử dụng TACN của các tác giả trước đây.
4.5.2 Cơ cấu chi phí
Qua kết quả phân tích cho thấy, chi phí thức ăn ở cả hai nghiệm thức theo dõi
đều có chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, ở ao sử dụng TATC, chi phí thức ăn chiếm
tỷ lệ 80,9%, còn ở ao TACN là 79,2%. Chi phí quản lý xếp thứ 2, với ao
TATC là 9,0%, ao TACN là 11,2%. Kế đến là chi phí con giống (ao TATC là
4,6%, ao TACN là 6,0%). Các chi phí khác ở hai nghiệm thức khác nhau
không đáng kể (Hình 4.2 và Hình 4.3).
Xét một cách tổng quát cơ cấu chi phí giữa ao sử dụng TATC và TACN ta
thấy rằng, chi phí thức ăn ở ao sử dụng TATC là cao hơn. Điều này có thể lý
giải là do ẩm độ của viên TATC cao hơn, chất lượng thấp hơn TACN nên tỷ
lệ hao hụt thức ăn cao, gây dư thừa, lãng phí dẫn đến chi phí thức ăn tăng cao.
Từ đó đã kéo theo chi phí thuốc hoá chất của ao TATC cao (chiếm tỷ lệ 4%
tổng chi phí), trong khi đó ở ao TACN tỷ lệ này là 2%.
Kết quả phân tích trên cho thấy tỷ lệ chi phí thức ăn thấp hơn so với kết quả
điều tra của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006). Theo tác giả, ao sử dụng TATC
chi phí thức ăn là 81,1%, còn ở ao sử dụng thức ăn viên công nghiệp chi phí
thức ăn lên đến 90,6%. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí thuốc hóa chất trong ao tự
chế (5,4%) cao hơn so với ao nuôi thức ăn viên (2,4%) và cao hơn so với chi
phí thuốc hoá chất trong các ao nuôi của thí nghiệm. Điều đó cho thấy hạn
chế của TATC có sử dụng cá tạp là gây ô nhiễm môi trường và chứa đựng
nhiều mầm bệnh.
Đối với mô hình nuôi cá bè, chi phí thức ăn của bè sử dụng TATC thấp hơn
so với bè sử dụng thức ăn viên. Theo Trần Văn Nhì (2005) và Nguyễn Thanh
Phương (1998), tỷ lệ chi phí thức ăn trong cơ cấu chi phí ở bè sử dụng TATC
lần lượt là 70,5 – 75,4% và 77%. Theo Nguyễn Xuân Thành (2003) tỷ lệ này
là 73,4 %. Bên cạnh đó, kết quả điều tra của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006)
cho thấy tỷ lệ này ở bè sử dụng TATC là 78,6%, ở bè sử dụng TACN là
84,7%. Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ
tương đối cao 81% đối với ao nuôi sử dụng TATC và 79% đối với ao nuôi sử
dụng TACN (Hình 4.2 và Hình 4.3).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
34
5 % 9 %
8 1 %
1 % 3 % 1 %
C h i p h í c á g iố n g
C h i p h í q u ả n lý , k h á c
C h i p h í t h ứ c ă n
C h i p h í d in h d ư ỡ n g
C h i p h í t h u ố c
C h i p h í h ó a c h ấ t
Hình 4.2 Cơ cấu các loại chi phí trong ao sử dụng TATC
6 %
1 1 %
7 9 %
2 % 1 % 1 %
C h i p h í c á g iố n g
C h i p h í q u ả n lý , k h á c
C h i p h í t h ứ c ă n
C h i p h í d in h d ư ỡ n g
C h i p h í t h u ố c
C h i p h í h ó a c h ấ t
Hình 4.3 Cơ cấu các loại chi phí trong ao sử dụng TACN
Tóm lại, chi phí TATC (có sử dụng thiết bị) và chi phí TACN đều thấp hơn so
với chi phí thức ăn trong các nghiên cứu trước đây (ngoại trừ mô hình nuôi bè
sử dụng TATC), do người dân sử dụng cá tạp và các phụ phế phẩm có sẵn ở
địa phương để phối chế trong công thức thức ăn và chế biến thủ công nên giá
thành thấp hơn so với TATC trong nghiên cứu.
Chi phí quản lý của hai nghiệm thức theo dõi đều cao hơn so với nghiên cứu
của một số tác giả trên. Điều này chứng tỏ mức độ thâm canh hóa trong nuôi
cá càng cao thì các yêu cầu về quản lý kỹ thuật càng được quan tâm nhiều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
35
hơn. Nếu quản lý tốt khâu này sẽ làm giảm các chi phí khác, nhất là chi phí
thức ăn mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi.
4.5.3 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi
Qua bảng thống kê kết quả sản xuất, sản lượng cá thu hoạch của ao TATC cao
hơn so với ao sử dụng TACN, do tỷ lệ sống cao hơn (78,5% so với 74,6%).
Mặt khác do giá bán của ao TATC (14.718 đ/kg cá) cao hơn (do chất lượng
thịt cá cao hơn) nên đã nâng mức lợi nhuận cao hơn (4.160 đ/kg cá) so với ao
TACN (3.058 đ/kg cá), mặc dù giá thành của ao TATC (10.287 đ/kg cá) cao
hơn ao TACN (10.154 đ/kg cá) (Bảng 4.13).
Bảng 4.10 Tổng kết hiệu quả sản xuất mô hình nuôi
Các chỉ tiêu Ao TATC Ao TACN
Tổng chi phí (nghìn đồng/ha) 3.476.626 3.335.651
Giá thành nuôi (đ/kg cá) 10.287 ± 284 10.154 ± 186
Năng suất trung bình (tấn/ha) 336 ± 102 330 ± 109
Giá bán trung bình (đ/kg cá) 14.718 ± 363 13.100 ± 520
Lãi (đ/kg cá) 4.905 ± 1.926 3.367 ± 323
Lãi ( nghìn đồng/ha) 1.356.373 933.829
Tỷ suất lợi nhuận (%) 39,8 ± 4 26,7 ± 6
Khi xem xét đến hiệu quả sử dụng đồng vốn (tỷ suất lợi nhuận) của hai
nghiệm thức cho thấy, ao sử dụng TATC có tỷ suất lợi nhuận cao hơn
(39,8%), trong khi đó ao sử dụng TACN chỉ đạt 26,7%. Theo kết quả nghiên
cứu của Lê Bảo Ngọc (2004), tỷ suất lợi nhuận trung bình của các ao là 5,98 ±
2,65%. Đối với mô hình nuôi cá bè giá trị tỷ suất lợi nhuận có sự biến động
lớn, ở khu vực Châu Đốc tỷ suất lợi nhuận ở các bè nuôi thường rất thấp
(2,2%), trong khi ở khu vực Long Xuyên tỷ lệ này lên đến 17,9% (Trần Văn
Nhì, 2005). Do người nuôi cá ở khu vực Long Xuyên đã có sự đổi mới trong
việc phối chế thức ăn cho cá (ngoài cám và cá tạp là hai thành phần chính, họ
còn bổ sung thêm bột cá và bột đậu nành (10-15%) trong thức ăn) nên thức ăn
có chất lượng tốt hơn, hệ số và chi phí thức ăn thấp hơn, chất lượng cá cao
hơn, điều đó đã dẫn đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ở khu vực này cao
hơn.
Tuy nhiên, giá trị tỷ suất lợi nhuận lệ thuộc nhiều vào giá bán cá thương phẩm
trên thị trường. Ở các ao TATC vào thời điểm thu hoạch giá bán trung bình là
14.718 đ/kg, còn các ao TACN là 13.400 đ/kg. Điều này đã thể hiện rất rõ sự
biến động của giá cá tra trên thị trường. Trong những tháng cuối năm 2005
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
36
giá cá tra thương phẩm giảm mạnh trung bình từ 11.200 – 12.200 đ/kg (Trần
Văn Nhì, 2005). Đến khoảng tháng 04 – 2006, giá cá tra tăng mạnh đạt mức
14.500 đ/kg (có lúc 15.000 đ/kg). Nhưng chỉ khoảng 02 tháng sau giá cá tra
thịt trên thị trường chỉ còn 13.000 – 13.500 đ/kg (www.fistenet.gov.vn).
Theo kết quả điều tra của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006) trên cá tra nuôi trong
ao đất, giá thành sản xuất cho 1 kg cá nuôi biến động lớn khi sử dụng TATC
(có sử dụng cá tạp) giá thành từ 7.000 – 10.600 đ/kg (trung bình 8.800 đ/kg),
còn đối với ao sử dụng thức ăn viên công nghiệp giá thành trung bình là
9.500 đ/kg. Bên cạnh đó, theo số liệu nghiên cứu từ Trung tâm KHCN và
kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005) chi phí nuôi cho 1 kg cá là 7.053 đ.
So với chi phí sản xuất của các nghiên cứu trên, chi phí sản xuất của ao sử
dụng TATC thí nghiệm cao hơn. Do giá thành của TATC và mức độ thâm
canh cao hơn (mật độ thả bình quân 45 con/m2), nên chi phí quản lý kỹ thuật
sẽ cao hơn.
Theo Lê Thanh Hùng và ctv. (2006), giá thành sản phẩm trong hình thức nuôi
ao ở cả hai loại thức ăn (tự chế và công nghiệp) đều thấp hơn so với mô hình
nuôi bè. Theo kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005), giá thành nuôi của bè
sử dụng TATC dạng nông hộ từ 10.601 – 11.205 đ/kg. Bên cạnh đó, theo
nhận xét của Lê Thanh Hùng và ctv. (2006), đối với mô hình nuôi sử dụng
TATC, nông hộ rất khó kết luận chính xác giá thành sản phẩm do biến động
của giá thành thức ăn (biến động của giá nguyên liệu phối chế), trong khi đó
chi phí thức ăn chiếm khoảng 77% tổng chi phí sản xuất (Nguyễn Thanh
Phương, 1998). Do đó sử dụng TATC chỉ hiệu quả khi áp dụng phương pháp
quản lý thức ăn phù hợp và đúng kỹ thuật.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của việc sử dụng
TATC trong ao nuôi cá tra thâm canh so với TACN cho thấy TATC đã sử
dụng nguyên liệu có chất lượng tốt và tỷ lệ phối chế hợp lý. Mặt khác, TATC
được chế biến qua máy móc thiết bị hiện đại nên chất lượng viên thức ăn gần
tương đương với TACN bán trên thị trường. Điều này đã giúp cá có tốc độ
tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống khá cao, đặc biệt là chất lượng thịt cá, tỷ lệ cá
loại 1 của ao TATC (83%) cao hơn so với ao sử dụng TACN (80,9%). Mặc
dù đơn giá TATC thấp hơn nhưng hệ số thức ăn của ao sử dụng TATC cao
hơn (1,90) so với ao sử dụng TACN (1,57) làm chi phí thức ăn và giá thành
của ao sử dụng TATC cao hơn. Tuy vậy, do giá bán cá thương phẩm cao hơn
nên hiệu quả kinh tế của ao nuôi sử dụng TATC (tỷ suất lợi nhuận trung bình
đạt 39,8%) cao hơn so với các ao dụng TACN (26,7%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
37
Nói tóm lại, TATC trong nghiên cứu mặc dù có hàm lượng các chất tương
đương với TACN, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng ở các ao TATC gần bằng
với các ao TACN, nhưng trên thực tế do độ ẩm của viên TATC cao nên làm
gia tăng chi phí thức ăn đáng kể. Các ao TATC đạt lợi nhuận cao hơn là do
thu hoạch vào thời điểm giá cao. Với kết quả nghiên cứu cho thấy, TATC
trong nghiên cứu chưa có khả năng thay thế TACN (do phải đầu tư trang thiết
bị) và khó có thể được người nuôi chấp nhận trong thực tế sản xuất.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
38
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 KẾT LUẬN
Tốc độ tăng trưởng (SGR và DWG) ở các ao sử dụng TATC (1,92 ± 0,16%
và 4,86 ± 0,49 g/ngày) gần tương đương với các ao sử dụng TACN ( 1,94 ±
0,17% và 5,57 ± 0,59 g/ngày).
Chi phí thức ăn ở ao sử dụng TATC (8.564 ± 188 đ/kg) cao hơn các ao sử
dụng TACN (8.491 ± 58 đ/kg), do hệ số thức ăn của TATC (1,90) cao hơn
TACN (1,57). Chi phí thức ăn vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi
phí của các ao nuôi thí nghiệm, ở các ao sử dụng TATC là 81 %, các ao sử
dụng TACN 79%.
Chất lượng thịt cá thương phẩm (tỷ lệ philê và tỷ lệ cá loại 1) ở ao sử dụng
TATC (2,73 và 83%) tương đương với ao sử dụng TACN (2,72 và 80,9%),
hiệu quả sản xuất của các ao sử dụng TATC cao hơn (tỷ suất lợi nhuận ở các
ao sử dụng TATC là 39,8 ± 4%, ở các ao TACN là 26,7 ± 6%.
Chi phí sản xuất ở các ao sử dụng TATC (10.287 đ/kg cá) cao hơn ở các ao sử
dụng TACN (10.154 đ/kg cá) nhưng do thu hoạch vào thời điểm giá cao nên
đạt hiệu quả kinh tế hơn. Điều này cho thấy, TATC trong nghiên cứu cần phải
nâng cao chất lượng hơn (giảm ẩm độ trong viên thức ăn) mới có thể nhận
được sự chọn lựa của người nuôi.
5.2 ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ phối chế của các nguyên liệu trong công thức
TATC nhằm gia tăng chất lượng của viên TATC.
Nghiên cứu cải tiến phương pháp chế biến TATC (làm giảm ẩm độ của viên
TATC) để hạ thấp hệ số thức ăn (FCR) trong thực tế sản xuất.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.
2. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số
loài cá trơn. Báo cáo chuyên đề.
3. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát một số tính trạng, hình thái, sinh
trưởng và sinh lý của cá basa (P. Bocourti), cá tra (P. Hypophthalmus)
và con lai của chúng. Luận văn thạc sỹ. Khoa Thủy Sản. Trường Đại
học Cần Thơ.
4. Jantrarotai, W. and P. Jantrarotai, 1993. On-farm feed preparation and
feeding stragies for catfish and snakehead, p.101-109. In M.B.New,
A.G.Tacon and I.Csavas (eds.). Farm-made aquafeeds.
5. Halver, 1989. Fish nutrition. 32 – 112.
6. Huỳnh Thị Tú, Trần Văn Nhì, Trần Văn Bùi, Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Thanh Phương, 2006. Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho
cá tra nuôi ao và bè ở An Giang. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ,
số đặc biệt (chuyên đề thủy sản) (quyển 1), trang 152-157.
7. Huỳnh Thị Tú và Nguyễn Thanh Phương, 2000. Dietary carbohydrate
utilization by Pangasius kunyit. The proceeding of the mid- term
workshop of the « Catfish Asian Project ». May 15-20, 2000,
Indonesia.
8. fistenet.gov.vn. Truy cập ngày 06/04/2006.
9. http ://msucares. com / pubs / bulletins / B.1041. htm. (Truy cập
06/04/2006)
10. http ://www.ag.auburn.edu/aaes/communications/highlights/summer
96/catfish.htm (Truy cập 06/04/2006)
11. (Truy
cập 06/04/2006)
12. Khan, M.S, et al, 1992. Optimum dietary protein requirement of
Malaysia fresh water catfish, Mystus nemurus, Aquaculture, 112 : 32-
112.
13. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (P.
Hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, TP. Cần
Thơ. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 69
trang.
14. Lê Như Xuân, 1994. Cá tra (Pangasius micronemus Bleeker) một số
đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo. Tạp chí Thủy Sản tháng 2 năm
1994. Trang 13-17.
15. Lê Thanh Hùng, 2000. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Bài giảng cao
học.
16. Lê Thanh Hùng và Phạm Trần Việt Huy, 2006. Tình hình sử dụng thức
ăn trong ao nuôi cá tra và basa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số đặc biệt (chuyên đề thủy sản)
(quyển 1), trang 144 -151.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
40
17. Mertrampf, J.W. 1992. Feeding aquatic animals with phospholipid, II :
F : Shes. Publication. No.1. Lucas Meyer, Germany, 69 p.
18. Masser. M, John Jensen, Jerry Crews, 1992. Channel Catfish
production in ponds. 21p.
19. National academy of sciences, Washington D.C, 1973. Nutrient
requirements of Trout, Salmon and Catfish, 57 p.
20. New, M.B. and Imre Csavas, 1993. Aquafeeds in Asia – a regional
overview, p.1-23. In M.B.New, A.G.Tacon and I.Csavas (eds.). Farm-
made aquafeeds.
21. Nguyễn Bạch Loan, 2000. Bài giảng Ngư loại I (Cá). Khoa Nông
Nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
22. Nguyễn Thanh Phương, 1998. Pangasius catfish cage aquaculture in
the Mekong Delta, Vietnam : Current situation analysis and studies for
feeding improvement. Ph.D thesis.
23. Nguyễn Xuân Thành, 2003. Cuộc chiến Catfish: Xuất khẩu cá Tra và cá
Basa sang thị trường Mỹ.
24. Page, J.W, Andrews, 1973. Interaction of dietary levels of protein and
energy on Channel catfish. Journal of nutrition. 103 : 1339-1346.
25. Phan Thị Thanh Trúc, 2005. Đánh giá việc sử dụng TATC để nuôi cá
tra bè (P.h Sauvage, 1878) tại An Giang (LVTNĐH).
26. Phan Thúc Ngân, 2001. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn và chế
độ thay nước đến sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cá tra (P.
Hypophthalmus) nuôi trong ao đất. (LVTNĐH).
27. Schmitou, H.R, Emeritus, 1993. High density fish culture in low
volume cage. 35-38.
28. Stickney, R.R., and R.T.Lovell, eds. 1977. Nutrition and Feeding of
Channel Catfish.
29. Thạch Thị Duyên Thy, 1996. Thử nghiệm sự ảnh hưởng của thức ăn
đến sự sinh trưởng cá tra (LVTNĐH)
30. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo
trình Dinh Dưỡng và Thức Ăn Thủy Sản.
31. Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng nguồn nguyên liệu địa
phương làm thức ăn nuôi cá tra (P. hypophthalmus) trong bè ở An
Giang. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
32. Trương Quốc Phú và Trần Thị Thanh Hiền, 2003. Change in types of
Feeds for Pangasius Catfish culture Improve production in the Mekong
Delta. Aqua news Vol. 18 No.3 – Summer 2003. Pond Dynamics/
Aquaculture CRSP.
33. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước
ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, trường Đại học
Cần Thơ. 361tr.
34. Wilson, R.P, Y.Moreau, 1996. Nutrient requirements of catfish. In
Aquatic living resources, Vol.9 : 103-111.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_mth_dang_1547.pdf