- Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em 2 trường mầm non Hoá Thượng và
Hoàng Văn Thụ là: 59,5%. Tất cả những trẻ xét nghiệm phân (+) đều bị
nhiễm giun đũa (chiếm 59,5%). Tỷ lệ nhiễm giun tóc: 22,6% và giun móc: 3,3%.
- Tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa 2 trường là tương đương nhau, ngoại trừ
trường Hoàng Văn Thụ không gặp trẻ nào bị nhiễm giun móc.
- 63,2% trẻ ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng bị nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ
18 – 36 tháng (47,9%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa trẻ trai và trẻ
gái, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
- 59,2% trẻ nhiễm 1 loại giun, 38,0% trẻ nhiễm 2 loại giun và 2,8%
nhiễm 3 loại giun (chỉ gặp ở trường Hoá Thượng).
- Cường độ nhiễm các loại giun ở trẻ em tại 2 trường đều ở mức độ nhẹ
(giun đũa 633,5; giun tóc 170,0 và giun móc 24,4).
- Cường độ nhiễm giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng cao hơn nhóm trẻ 18 –
36 tháng (p < 0,05).
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc Albendazol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu in sẵn.
- Chấm điểm kiến thức hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun theo bộ câu hỏi:
+ < 5 điểm là kém
+ 5 – 6 điểm là trung bình
+ 7 – 8 điểm là khá
+ 9 – 10 điểm là tốt
* Kỹ thuật tẩy giun:
- Loại thuốc: Albendazol viên 400mg, uống liều duy nhất 1 viên.
- Thời điểm tẩy giun: tháng 12 năm 2008.
- Tẩy cho tất cả trẻ nhiễm giun, tẩy tại trường dưới sự giám sát của cán
bộ y tế.
- Xét nghiệm phân kiểm tra trứng giun sau tẩy 3 tuần và sau 3 tháng.
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun:
Tỷ lệ nhiễm giun chung =
Tổng số người XN dương tính
(hoặc 1 loại hoăc 2 loại hoặc 3 loại)
x 100%
Tổng số người được XN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỷ lệ nhiễm giun đũa =
(hoặc tóc hoặc móc)
Tổng số người nhiễm giun đũa
(hoặc tóc hoặc móc)
x 100%
Tổng số người được XN
Tỷ lệ đơn nhiễm =
Tổng số người nhiễm 1 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm 2 loại =
Tổng số người nhiễm 2 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm 3
loại giun
=
Tổng số người nhiễm 3 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
- Xác định cường độ nhiễm giun:
+ Cường độ nhiễm giun là toàn bộ số trứng giun đếm được/1g phân
+ Cường độ nhiễm giun trung bình là số trứng trung bình/1g phân được
tính như sau:
Tính theo trung bình cộng
Số trứng TB/g phân =
(số trứng/1g phân của những người có trứng giun)
Tổng số người được XN
Số trứng/gam phân = Toàn bộ số trứng đếm được/lam x 23
Tổ chức y tế thế giới [49] phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loại giun
như sau:
Loại giun
Cường độ
nhiễm nhẹ
Cường độ
nhiễm trung bình
Cường độ
nhiễm nặng
Giun đũa
Giun tóc
Giun móc
1 – 4.999
1 – 999
1 – 1.999
5.0000 – 49.999
1.000 – 9.999
2.000 – 3.999
50.000
10.000
4.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Thống kê so sánh kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun
trước và sau khi tẩy giun ở 2 trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá
Thượng.
- Đánh giá kết quả điều trị:
+ Các chỉ tiêu đánh giá theo Carlo Urbani [30].
Tỷ lệ sạch trứng =
Số người sạch trứng
x 100%
Số người điều trị
Tỷ lệ giảm trứng =
Số trứng TB trước khi ĐT - Số trứng TB sau khi ĐT
X 100%
Số trứng TB trước khi điều trị
Số trứng TB trước ĐT =
Tổng số trứng/1g phân trước ĐT
Tổng số người điều trị
Số trứng TB sau ĐT =
Tổng số trứng/1g phân sau ĐT
Tổng số người điều trị
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của thuốc dựa vào tỷ lệ % sạch trứng theo
Carlo Urbani [30].
+ Tỷ lệ sạch trứng < 20%: thuốc không có hiệu lực.
+ Tỷ lệ sạch trứng 20 - 59%: thuốc có hiệu lực trung bình.
+ Tỷ lệ sạch trứng 59 - 89%: thuốc có hiệu lực tốt.
+ Tỷ lệ sạch trứng > 89%: thuốc có hiệu lực rất tốt.
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Thông tin chung
- Tuổi:
+ 18 – 36 tháng.
+ 37 – 60 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Giới: trai và gái.
- Dân tộc: Kinh và thiểu số.
- Địa dư: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Trường mầm non
Hoá Thượng.
- Kiến thức của bà mẹ về bệnh giun: tốt, khá, trung bình, kém.
* Tỷ lệ (%) nhiễm các loại giun
- Tỷ lệ nhiễm giun chung và nhiễm từng loài giun.
- Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo giới.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo dân tộc.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo trường.
- Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp.
- Cường độ nhiễm giun.
* Kết quả tẩy giun
- Tỷ lệ giảm trứng.
- Tỷ lệ sạch trứng.
- Tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 13.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun
Trƣờng
Mẫu
XN
Nhiễm chung Giun đũa Giun tóc Giun móc
n % n % n % n %
HVT 151 86 57,0
8
6
57,0 32 21,2 0 0
HT 150 93 62,0
9
3
62,0 36 24,0 10 6,7
Chung 301 179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05
57
,0 62
,0
59
,5
57
,0
62
,0
59
,5
21
,2 24
,0
22
,6
0
6,7 3,3
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
NhiÔm chung §òa Tãc Mãc
Giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th•îng
Chung
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun
Nhận xét: - Tỷ lệ nhiễm giun chung là 59,5%. Trường Hoá Thượng
(62,0%) cao hơn trường Hoàng Văn Thụ (57,0%), sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 59,5% trẻ bị nhiễm giun đũa, 22,6% trẻ nhiễm giun tóc và 3,3% trẻ
nhiễm giun móc. Riêng trường mầm non Hoàng Văn Thụ không gặp trường
hợp nào nhiễm giun móc.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi
Loại giun
Nhóm tuổi
Chung Đũa Tóc Móc
n % n % n % n %
18 – 36 tháng
(n = 73)
35 47,9 35 47,9 15 20,5 2 2,7
37 – 60 tháng
(n = 228)
144 63,2 144 63,2 53 23,2 8 3,5
179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p 0,05 > 0,05
47.9
63.1
20.5
23.2
2.7 3.5
0
10
20
30
40
50
60
70Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc
Giun
18-36 th¸ng
37-60 th¸ng
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng (63,2%) cao hơn nhóm
trẻ 18 – 36 tháng (47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm
trẻ (p > 0,05).
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới
Loại giun
Giới
Đũa Tóc Móc
n % n % n %
Trai
(n = 167)
91 54,5 34 20,4 5 3,0
Gái
(n = 134)
88 65,7 34 25,4 5 3,7
179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
54,5
65,7
20,4 25,4
3,0 3,7
0
10
20
30
40
50
60
70Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc Giun
Trai
G¸i
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm trẻ gái (65,7%) cao hơn nhóm trẻ trai
(54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ
trai và gái (p > 0,05).
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc
Loại giun
Dân tộc
Đũa Tóc Móc
n % n % n %
Kinh
(n = 250)
147 58,8 58 23,2 8 3,2
Thiểu số
(n = 51)
32 62,7 10 19,6 2 3,9
179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
58,8
62,7
23,2
19,6
3,2 3,9
0
10
20
30
40
0
60
70Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc Giun
Kinh
ThiÓu sè
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhận xét:
Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số và nhóm
trẻ dân tộc kinh tương đương nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun
giữa 2 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường
Nhiễm giun
Trƣờng
1 loại 2 loại 3 loại
n % n % n %
HVT
(n = 86)
54 62,8 32 37,2 0 0
HT
(n = 93)
52 55,9 36 38,7 5 5,4
106 59,2 68 38,0 5 2,8
p > 0,05 > 0,05 < 0,05
62,8
55,9
37,2 38,7
0
5,4
0
10
20
30
40
50
60
70Tû lÖ (%)
1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i
NhiÔm giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th•îng
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc,
móc theo trường
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59,2% trẻ chỉ bị nhiễm 1 loại giun. 38,0% trẻ bị nhiễm 2 loại giun và
2,8% nhiễm 3 loại giun.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ nhiễm 1 hoặc 2 loại giun giữa 2
trường. Đặc biệt trường Hoàng Văn Thụ không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại
giun.
Bảng 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
Nhiễm giun
Nhóm tuổi
1 loại 2 loại 3 loại
n % n % n %
18 – 36 tháng
(n = 35)
18 51,4 17 48,6 0 0
37 – 60 tháng
(n = 144)
88 61,1 51 35,4 5 3,5
106 59,2 68 38,0 5 2,8
p > 0,05 > 0,05 < 0,05
51,4
61,1
48,6
35,4
0
3,5
0
10
20
30
40
50
60
70Tû lÖ (%)
1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i NhiÔm giun
18 - 36 th¸ng
37- 60 th¸ng
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỷ lệ nhiễm 1 loại giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng (61,1%) cao hơn nhóm
trẻ 18 – 36 tháng (51,4%), tỷ lệ nhiễm 2 loại giun ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng
(48,6%) cao hơn nhóm trẻ 37 – 60 tháng (35,4%), tuy nhiên sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Đặc biệt nhóm trẻ 18 – 36 tháng không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại giun.
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung
bình cộng)
Trƣờng
Loại giun
HVT
(n = 151)
HT
(n = 150)
Chung
(n = 301)
Đũa 583,6 ± 625,8 683,7 ± 679,3 633,5 ± 653,8
Tóc 165,7 ± 354,8 182,4 ± 373,4 170,0 ± 363,7
Móc 0 49,0 ± 192,0 24,4 ± 137,5
Nhận xét:
Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc 2 trường ở mức độ nhẹ.
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi
Loại giun
Nhóm tuổi
Số trứng trung bình/1g phân
Đũa Tóc Móc
18 – 36 tháng
(n = 73)
387,8 ± 476,7 155,0 ± 322,7 17,6 ± 109,2
37 – 60 tháng
(n = 228)
712,1 ± 683,5 180,1 ± 376,3 26,6 ± 145,6
633,5 ± 653,8 174,0 ± 363,7 24,4 ± 137,5
p < 0,05
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun đũa (712,1) cao hơn
nhóm trẻ 18 – 36 tháng (387,8) sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun tóc (180,1), giun móc
(26,6) cao hơn cường độ nhiễm các loại giun đó ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng. Sự
khác biệt về cường độ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi là có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
3.2. Kết quả tẩy giun
Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần
Trƣờng n
Tỷ lệ sạch trứng (%) Tỷ lệ giảm trứng (%)
Giun
đũa
Giun
tóc
Giun
móc
Giun
đũa
Giun
tóc
Giun
móc
HVT 86 94,1 53,1 0 97,0 80,6 0
HT 93 90,3 52,7 90,0 96,3 84,2 98,4
Chung 179 92,1 52,9 90,0 96,6 82,5 98,4
p > 0,05
Nhận xét:
- Hiệu lực của thuốc Albendazol với giun đũa và giun móc ở cả 2 trường
rất tốt, tỷ lệ sạch trứng với giun đũa 92,1% và giun móc 90,0%. Tuy nhiên
hiệu lực của thuốc với giun tóc chỉ ở mức trung bình (52,9%).
- Sau tẩy giun tỷ lệ giảm trứng với cả 3 loại giun đều rất cao: giun đũa
96,6%; giun tóc 82,5% và giun móc 98,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 86 57,0 5 5,8 10 11,6
HT 93 62,0 9 11,6 20 21,5
179 59,5 14 7,8 30 16,7
57,0
62,0
5,8
11,6 11,6
21,5
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
Tr•íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th•îng
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm rõ từ 59,5% sau tẩy
còn 7,8%.
- Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun đũa là 16,7% (tăng lên 8,9%).
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 32 21,2 15 17,4 17 19,7
HT 36 24,0 17 18,2 20 21,5
68 22,6 32 17,8 37 20,6
21,2
24,0
17,4
18,2
19,7
21,5
0
5
10
15
20
25Tû lÖ (%)
Tr•íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ th•îng
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhận xét:
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm ít từ 22,6% sau tẩy
còn 17,8%.
- Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun tóc là 20,6% (tăng 2,8%).
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 0 0 0 0 0 0
HT 10 6,7 1 1,08 1 1,08
10 3,3 1 0,5 1 0,5
0,0
6,7
0
1,08
0
1,08
0
1
2
3
4
5
6
7
8Tû lÖ (%)
Tr•íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm
giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th•îng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc
Nhận xét:
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun móc giảm rõ từ 3,3% xuống
còn 0,5%.
- Sau tẩy 3 tháng không có sự tái nhiễm giun móc.
Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 583,6 30,7 71,4
HT 683,7 40,0 124,4
633,5 35,5 98,9
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun đũa giảm từ 633,5 còn
35,5; sau 3 tháng cường độ nhiễm là 98,9 tăng lên 63,4.
Bảng 3.14. Cường độ nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 165,7 56,4 73,0
HT 182,4 46,2 52,6
170,0 51,1 62,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun tóc giảm từ 170 còn 51,1;
sau 3 tháng cường độ nhiễm là 62,4 tăng lên 11,3.
Bảng 3.15. Cường độ nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 0 0 0
HT 49,0 1,2 1,7
24,4 0,6 0,9
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun móc giảm từ 24,4 còn 0,6;
sau 3 tháng cường độ nhiễm là 0,9 tăng lên 0,3.
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm
giun
Nhiễm giun
Hố xí
Có Không
p
n % n %
Không hợp vệ sinh 37 75,5 12 24,4
< 0,05
Hợp vệ sinh 142 56,3 110 43,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhận xét:
75,5% trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh bị nhiễm
giun cao hơn trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (56,3%). Sự khác
biệt về tỷ lệ nhiễm này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Rửa tay
Có Không
p
n % n %
Không thường xuyên 122 64,5 67 35,4
< 0,05
Thường xuyên 57 50,8 55 49,1
Nhận xét:
64,5% những trẻ không thường xuyên rửa tay trước khi ăn bị nhiễm giun
cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn (50,8%), sự khác biệt về
tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Rửa tay
Có Không
p
n % n %
Không thường xuyên 103 65,6 54 34,3
< 0,05
Thường xuyên 76 52,7 68 47,2
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65,6% những trẻ không thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài bị nhiễm
giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài (52,7%), sự
khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Hiểu biết
Có Không
p
n % n %
Kém và trung bình 6 100 0 0
< 0,05
Khá và tốt 173 58,6 122 41,3
Nhận xét:
100% con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và
trung bình bị nhiễm giun tỷ lệ cao hơn con của các bà mẹ mẹ có kiến thức
hiểu biết về bệnh giun là khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 2 trƣờng mầm non tại
Thái Nguyên
Tiến hành điều tra 301 trẻ 18 đến 60 tháng tuổi trong đó 151 trẻ ở trường
mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên và
150 trẻ ở trường mầm non xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên,
chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung cho cả 2 trường là 59,5%. Tỷ lệ nhiễm
giun ở học sinh trường mầm non Hoàng Văn Thụ (57,0%) thấp hơn so với
trường mầm non Hóa Thượng (62%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê. Những trẻ bị nhiễm giun chung là có nhiễm giun đũa chiếm
59,5%. Tại 2 trường mầm non 22,6% trẻ bị nhiễm giun tóc (trường Hóa
Thượng: 24%; trường Hoàng Văn Thụ: 21,2%) và 3,3% trẻ nhiễm giun móc
(chỉ gặp 10 trường hợp ở trường Hóa Thượng chiếm 6,7% tổng số trẻ toàn
trường, không gặp trường hợp nhiễm giun móc nào ở trường Hoàng Văn
Thụ). Với tỷ lệ nhiễm giun gần 60% ở trẻ em lứa tuổi 18 đến 60 tháng được
chăm sóc trong môi trường nhà trẻ như vậy là rất cao và đáng báo động. Điều
tra của Nguyễn Đức Ngân và CS [18] tại 3 trường mầm non thuộc khu vực
thành phố Thái Nguyên năm 1987 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em
trường mầm non Z159 chiếm 80,0%, trường mầm non 19-5: 64,1% và trường
mầm non Gang thép: 60,6%, thì kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa của chúng tôi
có thấp hơn nhiều so trường Z159 nhưng vẫn tương đương với tỷ lệ nhiễm ở 2
trường còn lại. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc của chúng tôi
lại cao hơn các tác giả trên (giun tóc: 10,75 - 15,74%; giun móc: 0,74 -
1,30%). Mặc dù điều tra sau 22 năm nhưng thực chất tỷ lệ nhiễm giun đũa tại
2 nhà trẻ của chúng tôi thấp hơn không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nhiễm giun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tóc, giun móc còn cao hơn các tác giả trên nghiên cứu ở các nhà trẻ trên cùng
địa bàn, phải chăng công tác chăm sóc, dự phòng nhiễm giun trẻ em chưa
thực sự được quan tâm? Trẻ em chưa được tẩy giun định kỳ? Cũng có thể do
chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato Katz tìm trứng giun nên độ
nhạy có cao hơn phương pháp tập trung trứng bằng nước muối bão hòa Willis
mà các tác giả áp dụng. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc của chúng tôi có
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Trung Kiên tại Kim Bảng - Hà Nam,
tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 93,4% (Giun đũa: 79,5 - 83,6%,
Giun tóc 63,9 - 69,5%) [15] và Lê Thị Tuyết về nhiễm giun trẻ em tại Thái
Bình (nhiễm giun đũa: 95,4%, giun tóc 80,9% và giun móc 11,8%) [29]. Có lẽ
tỷ lệ nhiễm giun còn liên quan đến vấn đề môi trường nước và quản lý phân
tại khu vực đồng bằng, vùng chiêm trũng này chưa được tốt hơn địa bàn
nghiên cứu của chúng tôi và tác giả nghiên cứu trong cộng đồng chung chứ
không chỉ riêng tại các trường mầm non. Mặc dù địa bàn trường Hoàng Văn
Thụ thu dung chủ yếu là con em cán bộ công chức của công ty cổ phần giấy
Hoàng Văn Thụ và nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm các
loại giun có thấp hơn đáng kể so với trường Hóa thượng (thuộc khu vực nông
thôn ngoại thành), thậm chí không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc,
nhưng tỷ lệ nhiễm giun tại đây vẫn cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên
cứu của Hoàng Tân Dân và cộng sự tại một số trường mầm non thuộc thành
phố Hà Nội [3]. Theo các tác giả trên tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ chiếm 8,8 -
10,2%, giun tóc 3,47 - 4,34% và không có trẻ nào nhiễm giun móc. Có lẽ yếu
tố môi trường, kiến thức chăm sóc, phòng nhiễm giun cho trẻ của các bà mẹ
và giáo viên tốt hơn, công tác phòng bệnh giun sán luôn được quan tâm và trẻ
được định kỳ tẩy giun đều đặn hơn? Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất
nhiều so với một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Võ Hinh tại tỉnh
Thừa Thiên Huế cho thấy, 5 trường mẫu giáo ở nông thôn, miền núi có tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiễm giun chung: 35,22%, trong đó nhiễm giun đũa: 16,98%, nhiễm giun
tóc: 10,06% và nhiễm giun móc: 15,09%. Tại 2 trường mẫu giáo ở thành phố,
tỷ lệ nhiễm giun chung: 0,91%, trong đó chủ yếu là nhiễm giun đũa 0,68% và
phát hiện một trường hợp bị nhiễm sán lá ruột, không có trường hợp nào
nhiễm giun tóc và giun móc[9]. Chứng tỏ ở trẻ em trong khu vực thành phố
đã được quan tâm chăm sóc, quản lý sức khỏe tốt hơn và có được môi trường
sống tốt hơn. Đây cũng là một mẫu hình lý tưởng về công tác phòng bệnh
nhiễm giun sán tại Việt Nam mà đặc biệt ngành Y tế và cộng đồng dân cư tại
khu vực Thái Nguyên nói chung cần học tập. Một số tác giả nước ngoài như
Awachi nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mẫu
giáo là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [33] và Olsen A, nghiên cứu ở
trẻ em tại cộng đồng ở Kenya thấy nhiễm giun chung cũng chỉ chiếm 16%
trong đó giun móc rất cao chiếm 63% và giun tóc 24% [42]. Như vậy, kết quả
nhiễm giun chung của chúng tôi cao hơn các tác giả trên rất nhiều và chủ yếu
nhiễm giun đũa và giun tóc.
Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun
chung ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng là (63,2%) cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng
(47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
cả 2 nhóm tuổi có tỷ lệ như nhiễm giun chung và tỷ lệ nhiễm ở nhóm 37 - 60
tháng cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc,
giun móc giữa 2 nhóm trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng
tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tân Dân [3], không có sự khác
biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa các nhóm tuổi. Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy
cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám
sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở
trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của một số tác giả Bùi Văn Hoan, Trần Minh Hậu, Đỗ Thị Đáng, Phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trung Kiên [5], [7], [11], [15]. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về
cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần
thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết
hợp với các bậc phụ huynh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ
gái (65,7%) cao hơn trẻ trai (54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là chưa có ý
nghĩa thống kê. Nhận xét của Bùi Văn Hoan [11] cũng cho rằng tỷ lệ nhiễm
giun ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác
không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em theo giới tính [12], [29].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nhiễm giun ở
nhóm trẻ dân tộc thiểu số là 62,7%, cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh
(58,8%), nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Sơn điều tra tại Sơn La không thấy
sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa trẻ em các dân tộc khác nhau [20]. Có lẽ
số trẻ em dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (32 trẻ), hơn
nữa đa số là con em của cán bộ công chức đang công tác tại các địa bàn
nghiên cứu, khá tương đồng về mặt kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ em,
nên sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun trẻ em là không có ý nghĩa thống kê.
Về tỷ lệ đơn nhiễm hoặc nhiễm phối hợp, kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi
thấy 59,2% là đơn nhiễm và chỉ đơn thuần nhiễm giun đũa. 38,0% nhiễm 2
loại giun, nghĩa là ngoài giun đũa có nhiễm thêm giun tóc hoặc giun móc. Chỉ
có 5 trường hợp chiếm 2,8% trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun. Kết quả của chúng
tôi có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Trung Kiên ở
Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm phối hợp) rất cao, từ 60,3 -
67,8% [15], và kết quả của Lê Thị Tuyết nghiên cứu tại vùng Thái Bình cũng
cho kết quả tương tự (đa nhiễm 86,5%, đơn nhiễm rất thấp chỉ chiếm 13,5%)
[29]. Ngược lại kết quả của chúng tôi thấy tỷ lệ đơn nhiễm thấp hơn công bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
của Bùi Văn Hoan nghiên cứu tại Thái Nguyên (78,6%), nghĩa là tỷ lệ đa
nhiễm chỉ chiếm 21,4% [11]. Cấn Thị Cúc nghiên cứu ở Quảng Ninh cũng
cho thấy tỷ lệ đa nhiễm ở trẻ em khu vực này là 46,2% [4], tương đương với
kết quả của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ đa nhiễm các loại giun theo một số
nghiên cứu ở miền núi có thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng hoặc chiêm
trũng. Có lẽ do yếu tố môi trường, tính chất canh tác và vấn đề quản lý, sử
dụng phân bắc… vì tại các địa bàn đó tỷ lệ nhiễm giun móc cao, trong khi đó
trong kết quả của chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp nhiễm giun móc và chỉ
gặp ở nhóm trẻ từ 37 - 60 tháng.
4.2. Về cƣờng độ nhiễm giun ở trẻ em
Kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, tính theo tiêu chuẩn
phân loại cường độ nhiễm giun của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cường độ
nhiễm trung bình từng loại giun đũa, tóc, móc ở trẻ em giữa 2 trường mầm
non Hoàng Văn Thụ và Hóa Thượng đều ở mức độ nhiễm nhẹ (giun đũa:
633,5 ± 653,8; Giun tóc: 170,0 ± 363,7 và giun móc: 24,4 ± 137,5). Ngoại trừ
giun móc không gặp ở trường Hoàng Văn Thụ còn lại cường độ nhiễm trung
bình của giun đũa và giun tóc là tương đương nhau giữa 2 trường. Tuy nhiên
nếu tính theo nhóm tuổi thì cường độ nhiễm từng loại giun ở nhóm trẻ 37 - 60
tháng luôn cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng, sự khác biệt là có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cường độ nhiễm
giun ở cả 2 trường mầm non khu vực nghiên cứu đều thấp hơn một số tác giả
nghiên cứu ở vùng đồng bằng, theo Lê Thị Tuyết [29] cường độ nhiễm giun
đũa là 13.179, giun tóc: 798 và giun móc là 561. Kết quả của Hoàng Thị Kim
[14] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa là 8.199 và giun tóc là 264. Phạm
Trung Kiên [15] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ em Hà Nam là
18.519 và giun tóc là 568. Kết quả về cường độ nhiễm giun của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và CS [3] tại một số trường mầm non ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hà Nội, tác giả cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở là 257 và giun tóc 102.
Có lẽ những nơi có tỷ lệ nhiễm giun thấp thì nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm
cũng ít hơn, công tác vệ sinh phòng bệnh tốt hơn nên cường độ nhiễm các loại
giun cũng thấp hơn. Cường độ nhiễm giun là một chỉ số rất có giá trị tiên
lượng nguy cơ lây nhiễm giun tại cộng đồng.
4.3. Về kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol
- Về tỷ lệ sạch trứng: với liều duy nhất 400mg Albendazol đã có tác dụng
rất tốt đối với các loại giun, đặc biệt là giun đũa (tỷ lệ sạch trứng: 92,1%), rồi
đến giun móc (tỷ lệ sạch trứng: 90,0%), cuối cùng là giun tóc cũng có tỷ lệ
sạch trứng đến 52,9%. Hiệu quả làm sạch trứng giun của thuốc Albendazol
tương đương nhau giữa trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá Thượng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Hoàng Thị
Kim [13], tuy nhiên tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa của chúng tôi có thấp
hơn (92,1% so với 100%), nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì
cao hơn (tương đương 52,9% so với 33% và 90,0% so với 82,4%). Kết quả
của Lê Thị Tuyết [29] cho thấy tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa là 92,5%
tương đương với kết quả của chúng tôi, nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và
giun móc thì có khác biệt (tương đương 52,9% so với 33,3% và 90,0% so với
100,0%). Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả Nguyễn
Xuân Thao [27] nghiên cứu ở Tây Nguyên và M.A.Botey [34]. Chứng tỏ hiệu
quả làm sạch trứng giun của Albendazol liều duy nhất 400mg sau 3 tuần là rất
tốt, tuy nhiên tuỳ từng loại giun và vùng miền nghiên cứu mà hiệu quả đối với
từng loại giun có khác nhau. Riêng giun đũa luôn nhạy cảm và rất hiệu quả
(tỷ lệ sạch trứng từ 92,0% đến 100%).
- Về tỷ lệ giảm trứng: Kết quả của chúng tôi cho thấy sau 3 tuần tẩy giun
với liều duy nhất 400mg Albendazol thì tỷ lệ giảm trứng các loại giun rất cao
(giun đũa: 96,6%; giun tóc: 82,5% và giun móc: 98,4%). Kết quả của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tôi cũng tương đương với một số tác giả nghiên cứu ở các vùng miền khác
nhau như: Lê Thị Tuyết, Hoàng Tân Dân, Nguyễn Xuân Thao [3], [27], [29].
Như vậy thuốc Albendazol với một liều duy nhất đã có hiệu quả làm giảm
nhanh chóng tỷ lệ trứng giun trong phân trẻ em đã được nhiều tác giả ghi
nhận. So sánh hiệu quả điều trị bằng một liều duy nhất 400mg Albendazol với
hiệu quả điều trị bằng Helmintox của Phạm Trung Kiên [15] thì chúng tôi
thấy tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng tương đương nhau, hơn nữa trong quá
trình điều trị chọn lọc không có trẻ nào biểu hiện dấu hiệu tác dụng phụ của
thuốc, mặt khác Albendazol là một loại thuốc tẩy giun có khoảng an toàn cao,
vì vậy có lẽ nên dùng Albendazol tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng
là an toàn, hiệu quả và thích hợp nhất.
4.4. Về tỷ lệ và cƣờng độ tái nhiễm sau tẩy giun 3 tháng
- Về tỷ lệ tái nhiễm, kết quả của chúng tôi cho thấy sau tẩy giun 3 tháng
tỷ lệ tái nhiễm với giun tóc 20,6%, giun đũa 16,7% và giun móc 0,5%. Mặc
dù thời gian đánh giá sau tẩy chọn lọc còn ngắn (3 tháng), nhưng với tỷ lệ tái
nhiễm như vậy là khá cao. Tuy nhiên cũng phù hợp với kết quả của tác giả
Hoàng Thị Kim [14], điều tra sau 6 tháng tẩy giun, tỷ lệ tái nhiễm với giun
đũa là 68,0%; giun tóc 51,0% và giun móc 4,4%. Nhưng có lẽ thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ tái nhiễm giun ở nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [29] (giun đũa
90,7%; giun tóc 83,0% và giun móc 12,7%). Có lẽ tỷ lệ tái nhiễm giun cao
còn phụ thuộc vào tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, phụ thuộc vào yếu tố môi
trường, vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt.
- Về cường độ tái nhiễm: kết quả của chúng tôi cho thấy cường độ tái
nhiễm chung ở trẻ em cả 2 trường với giun đũa là 98,9; giun tóc là 62,4 và
giun móc là 0,9. Như vậy, cường độ tái nhiễm sau 3 tháng điều trị trong kết
quả của chúng tôi tương đối thấp. Cho tới nay chưa có tác giả nào đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vào thời điểm sau 3 tháng tẩy chọn lọc nên chúng tôi không có số liệu để so
sánh về cường độ tái nhiễm. Nhưng có lẽ cường độ nhiễm như vậy là
không cao.
4.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở
trẻ em
- Về vấn đề sử dụng hố xí hợp vệ sinh: bảng 3.16 cho thấy 75,5% trẻ
sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì bị nhiễm giun và
56,3% trẻ bị nhiễm giun sống ở những gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Như vậy, có sự liên quan rõ rệt giữa nhiễm giun và sử dụng hố xí không hợp
vệ sinh, nghĩa là những gia đình không sử dụng hố xí hợp vệ sinh thì trẻ bị
nhiễm giun nhiều hơn, có sự khác biệt với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi
cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực
Tây Nguyên cũng cho rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun truyền qua
đất với sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc phóng uế ra xung quanh nhà.
Nguyễn Văn Tân [23] cũng cho rằng xây dựng hố xí hợp vệ sinh và sử dụng
đúng cách là một biện pháp bảo vệ, phòng nhiễm giun sán tốt nhất. Hố xí
không hợp vệ sinh chính là nguồn phát tán trứng giun ra môi trường nhiều
nhất bởi các loài vật trung gian khác như các loài vật nuôi, ruồi nhặng... Trẻ
em sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì dễ tiếp xúc với
các yếu tố lây nhiễm như các vật dụng hàng ngày, thức ăn nên trẻ này dễ bị
nhiễm giun.
- Về vấn đề rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài: kết quả của chúng
tôi cho thấy 64,5% trẻ bị nhiễm giun không rửa tay thường xuyên và 50,8%
trẻ bị nhiễm giun có rửa tay thường xuyên. Như vậy tỷ lệ nhiễm giun ở những
trẻ không rửa tay thường xuyên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những trẻ
rửa tay thường xuyên. Đồng thời những trẻ không thường xuyên rửa tay sau
khi đi ngoài thì tỷ lệ nhiễm giun cũng cao hơn (65,6%) so với những đứa trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
được rửa tay thường xuyên sau khi đi ngoài (52,7%), sự khác biệt về tỷ lệ
nhiễm giun này có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
nhận xét của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên
không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những yếu tố nguy cơ
chính ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun tại khu vực nghiên cứu. Không rửa
tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi ngoài là khâu trung gian lây
nhiễm chính của trứng giun theo cơ chế phân miệng đặc biệt là ở trẻ em do
chưa có ý thức và thói quen trong vệ sinh ăn uống nhất là những trẻ em ở khu
vực nông thôn hoặc trẻ sống trong gia đình dễ bị ô nhiễm bởi trứng giun.
- Về vấn đề kiến thức chăm sóc và phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ em
của các bà mẹ: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% trẻ em là con
của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun truyền qua đất kém và
trung bình đều bị nhiễm giun, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con của các bà
mẹ có kiến thức về bệnh giun truyền qua đất khá và tốt (58,6%), sự khác biệt
về tỷ lệ này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hiểu biết và có kiến thức về
chăm sóc, phòng bệnh giun truyền qua đất của người mẹ là rất cần thiết vì
hiểu biết thì người mẹ mới có thể chăm sóc và phòng bệnh cho con mình
được tốt hơn. Mặc dù ban ngày chủ yếu trẻ sống tại nhà trẻ được chăm sóc
bởi các cô giáo nhưng quá nửa thời gian còn lại là trẻ sống, sinh hoạt trong
môi trường gia đình, nên vai trò của người mẹ trong phòng bệnh và chăm sóc
sức khoẻ cho trẻ em là hết sức quan trọng. Việc tập huấn, truyền thông giáo
dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun truyền qua đất nói
chung cho các bà mẹ và giáo viên mầm non là một trong những biện pháp cần
thiết mà ngành y tế cần quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tại 2 trƣờng
mầm non tại Thái Nguyên
- Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em 2 trường mầm non Hoá Thượng và
Hoàng Văn Thụ là: 59,5%. Tất cả những trẻ xét nghiệm phân (+) đều bị
nhiễm giun đũa (chiếm 59,5%). Tỷ lệ nhiễm giun tóc: 22,6% và giun móc: 3,3%.
- Tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa 2 trường là tương đương nhau, ngoại trừ
trường Hoàng Văn Thụ không gặp trẻ nào bị nhiễm giun móc.
- 63,2% trẻ ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng bị nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ
18 – 36 tháng (47,9%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa trẻ trai và trẻ
gái, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
- 59,2% trẻ nhiễm 1 loại giun, 38,0% trẻ nhiễm 2 loại giun và 2,8%
nhiễm 3 loại giun (chỉ gặp ở trường Hoá Thượng).
- Cường độ nhiễm các loại giun ở trẻ em tại 2 trường đều ở mức độ nhẹ
(giun đũa 633,5; giun tóc 170,0 và giun móc 24,4).
- Cường độ nhiễm giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng cao hơn nhóm trẻ 18 –
36 tháng (p < 0,05).
2. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol
- Tỷ lệ sạch trứng cao sau tẩy giun 3 tuần: giun đũa 92,1%, giun tóc
52,9% và giun móc 90,0%.
- Sau tẩy giun 3 tuần tỷ lệ giảm trứng cao: giun đũa 96,6%, giun tóc
82,5% và giun móc 98,4%.
- Tỷ lệ tái nhiễm giun sau 3 tháng: giun đũa 16,7%, giun tóc 20,6%,
giun móc 0,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Cường độ nhiễm giun sau tẩy 3 tuần: giun đũa, giun tóc và giun móc
giảm, sau 3 tháng cường độ nhiễm tăng lên (p < 0,05).
3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em
- Có sự liên quan rõ rệt giữa không rửa tay thường xuyên trước khi ăn
hoặc sau khi đi ngoài đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em (p < 0,05).
- Những trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì tỷ lệ
nhiễm giun cao hơn những trẻ sống ở gia đình có hố xí hợp vệ sinh (p < 0,05).
- Con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và trung
bình thì bị nhiễm giun nhiều hơn con của những bà mẹ mẹ có kiến thức hiểu
biết về bệnh giun là khá và tốt (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KIẾN NGHỊ
- Nên sử dụng thuốc Albendazol để định kỳ tẩy giun hàng loạt cho trẻ em
tại cộng đồng.
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về kiến thức, kỹ năng
chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ.
- Vận động và khuyến khích tất cả mọi gia đình sử dụng hố xí hợp vệ
sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Abram.S.Benenson (1995), Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Hiệp
đồng Hoa Kỳ, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 159 - 162.
2. Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học y Hà Nội (2007), Ký sinh trùng y học, Nxb
Y học, Hà Nội, tr. 16 – 21.
3. Hoàng Tân Dân, Phạm Hoàng Thế, Phạm Thị Tâm và CS (1999), “Tình
hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội và hiệu quả điều trị
của Helmintox trong điều trị giun đường ruột”, Công trình nghiên cứu Y
học Quân sự, tr.19 - 24.
4. Cấn Thị Cúc và CS (1997), “Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc của dân tộc
Tày, Dao huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh 1995 – 1996”, Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1996, Tập II, Nxb Y học, Hà Nội, tr.
57 – 62.
5. Đỗ Thị Đáng (1995), Đánh giá hiệu quả ứng dụng biện pháp vệ sinh môi
trường thử nghiệm điều trị chọn lọc chống bệnh giun truyền qua đất tại
Thái Bình, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đề (1995), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun móc và hiệu quả
một số thuốc điều trị giun móc ở 3 vùng canh tác thuộc huyện đồng bằng
miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Trần Minh Hậu (1994), “Nhận xét về tình trạng thiếu máu và nhiễm giun ở
trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã huyện Đông Hưng Thái Bình”, Tập san
NCKH, Đại học Y Thái Bình, Tập 1, tr. 46 - 49.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS (1997), “Nhiễm giun đường ruột
ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên
Huế”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1996), 2, Nxb Y
học, Hà Nội, tr. 52 - 55.
9. Nguyễn Võ Hinh (2008), “Tình hình nhiễm giun đường ruột của học sinh
mầm non và vấn đề thiếu máu do giun móc”, impe-
qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp.
10. Phạm Thị Hiển và CS (2005), “Điều tra tỷ lệ nhiễm giun móc mỏ và sự
hiểu biết của nhân dân về bệnh giun móc/mỏ tại phường Túc Duyên,
Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí y học thực hành, số 509, tr. 29 – 33.
11. Bùi Văn Hoan và CS (2004), Triển khai mô hình phòng chống giun đường
ruột bằng biện pháp tẩy giun hàng loạt kết hợp tuyên truyền cho học sinh
tiểu học tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp tỉnh,
Thái Nguyên.
12. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Hà Huy Khôi, Đoàn Thị Mỹ và CS (1998), “Ảnh
hưởng của giáo dục sức khoẻ đến thay đổi kiến thức, hành vi và tình
trạng tái nhiễm giun trên học sinh tiểu học”, Báo cáo đề tài KHCN, tr. 69 - 80.
13. Hoàng Thị Kim (1998), “Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp điều trị
chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất”, Kỷ yếu
CTNCKH (1991 - 1996), tr. 30 - 36.
14. Hoàng Thị Kim và CS (1998), “Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt
rét - KST - CT Hà Nội về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng
chống các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia
phòng chống các bệnh giun sán 1998 - 2000 và đến 2005, Hà Nội, tr. 26 - 29.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15. Phạm Trung Kiên (2003), Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp
cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5
tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng Hà Nam, Luận án Tiến sỹ y học, Đại
học Y Hà Nội.
16. Đỗ Thị Liên và CS (1989), “Tình hình nhiễm giun móc của những bệnh
nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên 2 năm
1988 – 1989”, Kỷ yếu CTNCKH, quyển III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 32 –
35.
17. Hoàng Ngọc Minh, Đỗ Thị Đáng, Lê Thị Tuyết và CS (1996), “Tỷ lệ
nhiễm giun đường ruột qua 5830 mẫu phân được xét nghiệm tại bộ môn
Ký Sinh Trùng - ĐHY Thái Bình”, Tập san nghiên cứu khoa học - ĐHY
Thái Bình, tập II, tr. 34 – 38.
18. Nguyễn Đức Ngân và CS (1987), “Tình hình nhiễm giun đường ruột của 3
nhà trẻ ở Thành phố Thái Nguyên – Bắc Thái”, Kỷ yếu CTNCKH, quyển
III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 30 – 31
19. Nguyễn Đức Ngân và CS (1989), “Tình hình nhiễm giun sán đường ruột
của người Dao ở xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ tỉnh Bắc Thái”, Kỷ yếu
CTNCKH, quyển III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 29
20. Nguyễn Sơn và CS (2008), “Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn
La”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3, tr.
79 – 85.
21. Lê Bách Quang (1998), “Áp dụng phương pháp điều trị chọn lọc phòng
chống giun sán truyền qua đất theo mô hình Tổ chức Y tế và nhân dân
cùng làm”, Hội thảo quốc gia lần III về dịch tễ và phòng chống các bệnh
giun chủ yếu ở Việt Nam, Bộ Y tế Hà Nội.
22. Bộ môn KST - Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng ký sinh trùng Y học,
Nxb Y học, tr. 73 - 100.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23. Nguyễn Văn Tân (2008), “Các mặt văn hoá xã hội của bệnh giun sán ở
Việt Nam”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng,
số 3, tr. 88 – 91.
24. Nguyễn Thị Minh Tâm (1994), Các bệnh giun đường ruột, Bách khoa thư
bệnh học, (2) Nxb Y học, tr. 156 - 158.
25. Đỗ Dương Thái (1975), “Những nhận định về tình hình nhiễm giun sán ở
miền Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu CTNCKH, tr. 185 - 188.
26. Đỗ Dương Thái (2004), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người,
Quyển II, Nxb Y học, tr. 470 - 488.
27. Nguyễn Xuân Thao (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh
giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh giun truyền qua đất”,
impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp.
28. Nguyễn Duy Toàn (1999), “Nghiên cứu thí điểm phòng chống giun đường
ruột ở Việt Nam”, Công trình nghiên cứu Y học Quân sự, tr. 66- 71.
29. Lê Thị Tuyết (2000), Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc móc/mỏ và hiệu
quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống ở một số xã tỉnh Thái
Bình, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
30. Urbani Carlo (1998), “Các bệnh giun truyền qua đất”, Tài liệu tập huấn
đánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán, Viện SR – KST
– CT – Hà Nội/WHO, tháng 10/1998, tr. 1 – 13.
31. WHO và UNICEF (2008), Hướng dẫn sử trí lồng ghép các bệnh thường
gặp ở trẻ em, Bộ y tế Việt Nam, tr. 9.
TIẾNG ANH
32. Ananthakrishnan S., Lanini P., Pani S. P. (1997), “Intestinal
geohelminthiasis in the developing world”, Natl - Med - J - India, 10, pp.
67 - 71.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33. Awashi S., Pande V. K. (1997), “Prevalence of malnutrition and intestinal
parasites in preschool slum children in Lucknow”, Indian - pediatr, 34,
pp. 599 - 605.
34. Botey M. A. et al (1983), “Clinical development in Latin America of the
new broad spectrum anthelmintic drug Albendazol in the helminthiasis”,
Roy. Soc. Med. Academic Press, London, pp. 34 – 35.
35. Chavarria A. P. et al (1985), “Albendazol and effective broadspectrum
anthelmintic”, Amer. J. Trop. Med. Hyd. 23. pp. 592.
36. Hadidjaja P., Bonang E.,Suyardi M. A. et al. (1998), “The ef fect of
intervention method on nutritional status and cognitive of primary school
children infected with Ascaris lumricoides”, Am - J -Trop - Med - Hyg,
59, pp. 791 - 795.
37. Hutchison S. E. et al. (1997), “Nutrition, anaemia, geohelminth and school
achievement in rural Jamaica primary school children”, Eur. J. Clin.
Nutr, 51, pp. 29 - 35.
38. Harinasuta C. (1980), Current chemotherapy of Soil-transmitted
helminthiasis. Collected papers on the control of Soil-transmitted
helminthiasis by the APCO research group.
39. Kightlinger L. K., Seed J. R., Kightlinger M. B. (1998), “Ascaris
lumbricoides intensity in relation to environmental, socioeconomic, and
behavioral determinant of exposure to infection in children from
Southeast Madagascar”, J - Parasitol, 84, pp. 480 - 4.
40. Mascie Taylor C. G., Alam M., Montanari R. M. et al. (1999), “A study of
the cost effetiveness of selective health interventions for the control of
intestinal parasites in rural Bangladesh”, J - parasitol, 85, pp. 6 - 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41. Montresor A., Crompton D. W. T., Bundy D. A. P., A. Hall and L. Savioli
(1998), Guidelines for the evaluation of soil – transmitted helminthiasis
and schistosomiasis at community level, Wold Health Organization –
Geneva, WHO/CTD/Sip/ 98,1, pp. 6, 9 – 29.
42. Olsen A. (1998), “The proportion of helminth infection in community in
western Kenya which would be treated by mass chemotherapy of
schoolchidren”, Trans - R - Soc - Trop - Med - Hyg, 92, pp. 144 - 148.
43. Pawlowski Z. S., Schad G. A., Stott G. J. (1991), Hookworm infection and
anemia, Approaches to prevention and control, WHO Geneva.
44. Pande V. K. Awashi (1997), “Prevalence of malnutrion and intestinal
parasites in preschool slum children in Lucknow”, Indian – Pediatr, 34,
pp. 599 – 605.
45. Markell E. K., Voge M. (1971), Treatment of ancylostomiasis medical
parasitology, London, Toronto.
46. Thein Hlaing et al. (1991), “A controlled chemotherapeutic intervention
trial on the relationship betweet Ascaris lumbricoides infection and
malnutrition in children”, Transaction of the Royal Society of Tropical
Medicine and Hygiene, 85, pp. 523 - 528.
47. Watkin W. E., Ernesto P. (1996), “The effect Removing Ascaris on the
growth of Guatemalan schoolchildren”, Pediatries, 6, pp. 871 - 875.
48. Wofle M. S., Wershing J. M. (1974), “Mebendazol, treatment trichuriasis
and ascarisis in Bahamian children”, Journal of the American medical
association, 230, pp. 1408 – 1411.
49. WHO (1987), Prevention and control of intestinal parasitic infection, pp. 86.
50. Rbert J. E. Egger et al. (1993), “Association between intestinal parasitoses
and nutritional status in 3 - 8 years old children in northeast Thai Lan”,
Parasitoses and nutrional status Thai Land, pp. 312 - 313.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHIẾU ĐIỀU TRA NCKH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Mã số: .................. Ngày điều tra: ......./........../.......................
Người điều tra: ........................................................................................
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên trẻ: ....................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ......./........./................... Tuổi: ..................
Giới (Trai =1; Gái = 2) Dân tộc: ...................................
Học lớp: ...................... Trường: .................................................
2. Địa chỉ gia đình: Xóm............................. Xã: ..................................
Huyện: ................................
3. Họ và tên cha: ................................................... Tuổi: .....................
TĐVHoá:...........................Nghề nghiệp: .....................................
4. Họ và tên mẹ: .................................................... Tuổi: ......................
TĐVHoá:.......................... Nghề nghiệp: .....................................
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
5. Anh (chị) có mấy con? ...................
6. Cháu là con thứ mấy? ....................
7. Ai là ngƣời chăm sóc trẻ chính hàng ngày? ...................................
8. Anh (chị) đang sử dụng loại hố xí nào?
1. Tự hoại 2. Bán tự hoại 3. Hai ngăn
4. Một ngăn 5. Loại khác 6. Không có
9. Có bao giờ cháu uống nƣớc lã không?
1. Có 2. Không 3. Không biết
10. Anh (chị) có thƣờng xuyên rửa tay cho cháu trƣớc khi ăn không?
1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên
3. Không trả lời
11. Trƣớc khi chuẩn bị thức ăn cho cháu anh (chị) có thƣờng xuyên rửa
tay không? 1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên
3. Không trả lời
12. Sau mỗi lần cháu đi ngoài anh (chị) có rửa tay cho cháu không?
1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên
3. Ít khi 4. Không trả lời
13. Hàng năm anh (chị) có tẩy giun cho cháu đều đặn không?
1. Đều đặn 2. Không đều 3. Không tẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14. Lần tẩy giun cho cháu gần đây nhất cách đây bao lâu? ............. tháng
15. Theo anh (chị) bệnh giun có phải bệnh phổ biến ở trẻ em không?
1. Có 2. Không 3. Không biết
16. Theo anh (chị) bệnh giun lây nhiễm cho trẻ theo con đƣờng nào?
(ghi lại các thông tin) ...............................................................................
17. Anh (chị) hãy cho biết những nguyên nhân nào làm trẻ mắc bệnh
giun?
1. Ăn thức ăn bị nhiễm bẩn 2. Uống nước lã
3. Không rửa tay trước khi ăn 4.Không rửa tay sau khi đi ỉa
5. Để móng tay dài 6. Đi chân đất
7. Khác , Là gì? ..........................................................
8. Không biết
18. Anh (chị) cho biết trẻ mắc bệnh giun sẽ có những biểu hiện nhƣ thế
nào? 1. Đau bụng 2. Biếng ăn 3. Gầy còm
4. Xanh sao 5. Nôn hoặc ỉa ra giun
6. Dấu hiệu khác , Là gì:...........................................................
7. Không biết
19. Theo anh (chị) bệnh giun có tác hại gì đối với trẻ?
1. Chậm lớn, suy kiệt 2. Giảm trí nhớ
3. Biến chứng nguy hiểm 4. Tác hại khác ,
Là gì? .............................................................................................
5. Không biết
20. Theo anh (chị) có nên tẩy giun định kỳ cho trẻ không?
1. Có 2. Không
Nếu có thì bao nhiêu lâu nên tẩy giun cho trẻ một lần?............
21. Anh (chị) hãy kể tên những thuốc tẩy giun mà mình biết?
........................................................................................................
22. Theo anh (chị) có những cách nào phòng đƣợc bệnh giun cho trẻ?
1. Ăn chín uống sôi 2. Không ăn thức ăn bị nhiễm bẩn
3. Rửa tay trước khi ăn 4. Rửa tay sau khi đi ngoài
5. Quản lý phân tươi 6. Khác ,
Là gì: ................................................................................................
7. Không biết
23. Nhà trẻ sẽ tổ chức tẩy giun định kỳ cho cháu, anh (chị) có đồng ý
không?
1. Có 2. Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nếu không thì vì sao? .................................................................
Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_194_6243.pdf