Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HỆ THỐNG Y TẾ Hệ thống y tế là một tập hợp các yếu tố có liên quan qua lại nhau. Chúng góp phần tăng cường sức khoẻ tại nhà, tại các cơ sở giáo dục, tại các nơi làm việc, tại cộng đồng cũng như trong môi trường tâm lý xã hội: Gồm y tế và các ngành liên quan [ 26 ]. Hoạt động của hệ thống y tế bao gồm tất cả các hoạt động mà mục đích cơ bản của nó là nhằm thúc đẩy, khôi phục và duy trì sức khoẻ Hệ thống y tế được cấu thành từ người sử dụng dịch vụ y tế, người cung cấp dịch vụ y tế, các ngành, các tổ chức cơ quan tham gia hoặc hổ trợ dịch vụ y tế trong đó bao gồm cả thể chế chính trị các quan điểm triết học cả quá trình phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội [ 9 ]. Theo tổ chức y tế thế giới (năm 2001), hệ thống y tế có 4 chức năng, đó là chức năng về tài chính, chức năng tạo ra nguồn lực, chức năng cung cấp dịch vụ và chức năng quản ly Mạng lưới y tế khác với hệ thống y tế ở chổ: Mạng lưới y tế là tổ chức cấu thành của những người cung cấp dịch vụ y tế [ 9 ] . 1.2. DỊCH VỤ Y TẾ 1.2.1. Định nghĩa Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thoả mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người v? chăm sóc sức khoẻ [ 7 ], [ 22 ]. 1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ y tế Dịch vụ y tế gồm 2 yếu tố: Tiêu thụ và đầu tư, sức khoẻ là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi đồng thời người lao động có sức khoẻ sẽ đóng góp cho sản xuất và đầu tư. Chi phí chăm sóc sức khoẻ có thể cao hơn so với thu nhập, sức khoẻ kém sẽ giảm khả năng kiếm sống, khi bị bệnh người bệnh thường ít tính toán khả năng kinh tế mà dồn hết sức để chữa bệnh, thậm chí là cầm cố cả gia tài để điều trị số khác có riền thường yêu cầu phục vụ rất cao. Người bệnh trực tiếp tham gia sản xuất cũng như tiêu thụ dịch vụ y tế. Quyết định dịch vụ y tế có khi không hồi phục được (thầy thuốc quyết định chữa bệnh, còn bệnh nhân phải trả tiền, có khi phải trả tiền nhưng vẫn bi đát). Dịch vụ y tế không hướng tới tự do cạnh tranh. Sự cạnh tranh và hành phải có tiêu chuẩn và cần có cả uy tín và sự tin cậy (bệnh nhân nào cũng muốn đến nơi chữa bệnh tốt dù chi phí rất cao). Maketing của dịch vụ y tế không phải là chữa bệnh. Mục đích của y tế là làm sao cho dân khoẻ mạnh ít vào bệnh viện, vì vậy maketing chỉ sử dụng cho phòng bệnh tạo ra sức khoẻ và tăng cường sức khoẻ. Dịch vụ y tế hoạt động ở bệnh viện không phải bao giờ cũng lãi có khi lỗ nhưng vẫn phải duy trì lợi ích của xã hội và cộng đồng. Đo lường lợi nhuận ở bệnh viện không có tiêu chuẩn, không rõ ràng, ở bệnh viện không khuyến khích lợi nhuận. 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế 1.2.3.1. Tiếp cận Tiếp cận y tế là khả năng mà người sử dụng các dịch vụ sức khoẻ cần có thể được đáp ứng tại nơi cung cấp. Mục đích của dịch vụ y tế là đến với mọi người cộng đồng, nhằm thoả mãn nhu cầu về sức khoẻ cho con người và cộng đồng. Tiếp cận dịch vụ y tế phục vụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố sau: -Nhĩm khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế. -Nhóm yếu tố kinh tế. -Nhóm yếu tố dịch vụ y tế, -Nhóm yếu tố về văn hoá. 1.2.3.2. Yếu tố bệnh Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh của người dân. Khi đau ốm nhẹ: Cảm cúm, đau bụng, nhức đầu . thông thường mọi người đều chung cách thức giải quyết, đó là để tự khỏi hoặc sử dụng các loại thuốc có sẵn trong nhà hoặc tự ý mua thuốc tự chữa mà không có sự can thiệt của thầy thuốc. Họ chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến triển nặng hơn. Còn đối với những người có điều kiện khá hơn thì đi khắp tuyến trên ; đối với những người nghèo thì chọn y tế địa phương. 1.2.3.3. Yếu tố giá cả Các trường hợp bệnh nặng, cấp cứu cấp tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng, thì việc lựa chọn các dịch vụ y tế không phụ thuộc vào thu nhập. Dù nghèo khó đến mức nào họ cũng sẵn sàng bán cả tài sản thậm chí là cả nhà cửa, chỉ mong sao người thân của họ được cứu sống. Thế nhưng các trường hợp nhẹ và vừa thì vấn đề thu nhập và giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng đến dịch vụ y tế. Lúc này họ đến các cơ sở y tế thuộc địa bàn họ cư trú để khám chữa bệnh, vì giá cả thấp hơn hợp lý với thu nhậo của họ. 1.2.3.4. Yếu tố dịch vụ y tế Thường không được đo lường bằng các biến định lượng mà bằng cách biến định tính, thể hiện nguyện vọng ý kiến của người dân đối với cơ sở y tế. Yếu tố dịch vụ y tế bao gồm: Trình độ chuyên môn của thầy thuốc, trang thiết bị và vật liệu y tế. 1.2.3.5. Yếu tố đặc trưng cá nhân. Nhiều tác giả cho thấy rõ các yếu tố liên quan gần nhất đến việc sử dụng dịch vụ y tế yếu tố cá thể của con người như: Tuổi, giới, văn hoá, nghề nghiệp, dân tộc 1.3.HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ TẠI VIỆT NAM 1.3.1. Theo tổ chức hành nhà nước Cơ cấu tổ chức của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được chia làm 4 cấp. -Bệnh viện trung ương, các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện trường Đại học trực thuộc Bộ Y Tế: Chức năng chính là thực hiện chuyên môn sâu và kỹ thuật cao. -Bệnh viện tuyến Tỉnh: Đây là những cơ sở khám chữa bệnh được trang bị các phương tiện kỹ thuật tốt, tập trung hầu hết các Bác sỹ có chuyên môn cao. - Bệnh viện Huyện là nơi cứu chữa cơ bản phục vụ nhân dân, đồng thờ hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã. Cũng cố tuyến này không những nâng cao chất lượng cứu chữa cơ bản tại chỗ mà còn hổ trợ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của tuyến xã, giảm bớt gánh nặng tuyến Tỉnh và Trung ương. -Trạm y tế xã: Mức thấp nhất trong hệ thống y tế Việt Nam là đơn vị đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu như thực hiện các chương trình y tế quốc gia, cung cấp thuốc và điều trị thiết yếu. 1.3.2. Theo thành phần kinh tế Dựa theo thành phần kinh tế, hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được chia ra là: -Cơ sở y tế nhà nước. -Cơ sở y tế tư nhân. 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ 1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về thực trạng và làm thế nào để cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế trên thế giới bao gồm các chính sách tài chính, các yếu tố chất lượng, độ bao phủ dịch vụ và chi phí

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc để mua là lý do thứ 2, th?y thu?c t? nhân g?n nhà là lý do th? 3 [ 21 ] 1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ IAKHƯƠL CHƯPĂH: 1.5.1. Đặc điểm Xã Iakhươl thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng 34km và cách Trung tâm Huyện khoảng 18km có đặc điểm. - Diện tích tực nhiên: Khoảng 52.500 hecta; trong đó diện tích canh tác thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp. - Dân số: Khoảng 5.455 người; Trong đó:Nam: 2.518 Nữ 2.637, Trẻ em dưới 6 tuổi : 645. Phụ nữ 15 – 49: 1.107 Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 82% - Giáo dục: + Mầm non: Có 1 trường mầm non chính tại cụm trung tâm xã và mỗi làng đều có một lớp học mầm non. + Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 06 trường cụm phụ. + Một trường phổ thông cơ sở. + Có bưu điện văn hoá xã. + Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt. + Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 149/ 1197 12,4% + Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.5.2. Hoạt động y tế xã -Trạm y tế được xây dựng vào năm 1996 có 9 phòng làm việc và khám chữa bệnh, cơ sở còn khá khang trang, có vườn thuốc nam. - Nhân lực: có 5 cán bộ y tế: + 1 Bác sỹ đa khoa làm trưởng trạm: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm khám chữa bệnh, phụ trách quản lý các bệnh xã hội, sốt rét. + 1 Y sĩ đa khoa làm phó trạm: Kiêm phụ trách chương trình vệ sinh môi trường và phòng chống suy dinh dưỡng. + 1 Nữ hộ sinh trung học: Phụ trách chương trình Vệ sinh môi trường và Phòng chống suy dinh dưỡng. + Điều dưỡng trung học: Quản lý các nguồn thuốc và kiêm nhiệm thêm chức năng xét nghiệm cụm kính. + 1 y tá sơ học: Theo dõi chống dịch. -Quản lý: UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Bác sĩ trưởng trạm làm Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên. Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo. - Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận. + Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí. + Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội. + Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự phòng huyện). 1.6. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ IAPHÍ CHƯPĂH: 1.6.1. Đặc điểm Xã IaPhí thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng 36km và cách Trung tâm Huyện khoảng 20km có đặc điểm. - Diện tích tực nhiên: Khoảng 7.619 hecta; trong đó diện tích canh tác thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp. - Dân số: Khoảng 5.397 người; Trong đó: Nam: 2.660 Nữ 2.737 Trẻ em dưới 6 tuổi : 750 Phụ nữ 15 – 49tuổi: 956 Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 100% - Giáo dục: + Mầm non: Có 02 trường mầm non . Cụm chính tại cụm trung tâm xã và cum lẻ tại ba làng Lòng Hồ. + Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 06 trường cụm phụ. + Phổ thông Trung học cơ sở có 02 trường. 01 trường chính tại trung tâm xã và 01 trường phụ tại ba làng Lòng Hồ. + Có bưu điện văn hoá xã. + Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa nắng. + Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 372/ 1194 32,2% + Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn.Vào mùa mưa thì trơn trợt, vào mùa nắng thì bụi bặm.Đặt biệt là ba làng Lòng Hồ. 1.6.2. Hoạt động y tế xã -Trạm y tế được xây dựng vào cuối năm 2006 và 5 phòng làm việc và khám chữa bệnh, cơ sở còn khá khang trang, không có vườn thuốc nam. - Nhân lực: có 5 cán bộ y tế: + 1 Y sĩ đa khoa làm phó trạm: Kiêm phụ trách chương trình Lao, Phong. + 1 Y sĩ đa khoa: Kiêm phụ trách chương trình Vệ sinh môi trường, Tiêm chủng mở rộng, quản lý các nguồn thuốc bảo hiểm Y tế xã hội . + 1 Nữ hộ sinh trung học: Phụ trách chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý các nguồn thuốc trẻ em . +1 y tá sơ học: Quản lý các nguồn thuốc cứu đau, quản lý trương trình Sốt rét + 1 y tá sơ học:Thực hiện các chương trình y tế tại ba làng Lòng Hồ. - Quản lý: UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban,Y sĩ Phó trưởng trạm làm Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên. Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo. - Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận. + Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí. + Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội. + Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự phòng huyện). 1.7. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ HÒA PHÚ CHƯPĂH: 1.7.1. Đặc điểm Xã Hòa Phú thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng 23,5km và cách Trung tâm Huyện khoảng 7km có đặc điểm. - Diện tích tực nhiên: Khoảng 5.481hecta; trong đó diện tích canh tác thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp. - Dân số: Khoảng 5.132 người; Trong đó: Nam: 2.578 Nữ 2.554 Trẻ em dưới 6 tuổi : 769 Phụ nữ 15 – 49 tuổi: 1387 Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 26,1% - Giáo dục: + Mầm non: Có 05 trường mầm non .01 Cụm chính tại cụm trung tâm xã và 04 cum lẻ tại 04 thôn lang. + Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 04 trường cụm phụ. + Phổ thông Trung học cơ sở có 01 trường tại trung tâm xã + Có bưu điện văn hoá xã. + Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa nắng. + Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 120/ 1044 11,5% + Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.7.2. Hoạt động y tế xã -Trạm y tế được xây dựng vào năm 1994 có 5 phòng làm việc và khám chữa bệnh, cơ sở xuống cấp trầm trọng, có vườn thuốc nam. - Nhân lực: có 5 cán bộ y tế: + 1 Bác sĩ đa khoa làm trưởng trạm: Kiêm phụ trách chương trình Sốt rét, Tâm thần, Phong. + 1 Nữ hộ sinh trung học làm phó trạm: Phụ trách chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý nguồn thuốc trẻ em . + 1 Y sĩ đa khoa: Kiêm phụ trách chương trình Lao quản lý chăm sóc vườn thuốc Nam + 1 Y sĩ đa khoa: chương trình Vệ sinh môi trường, Tiêm chủng mở rộng, quản lý nguồn thuốc cấp cứu. +1 y tá sơ học: Quản lý các nguồn thuốc bảo hiểm Y tế, thuốc cứu đau, người nghèo. UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Bác sĩ trưởng tr?m làm Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên. Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo. - Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận. + Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí. + Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền. + Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội. + Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự phòng huyện) Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Người dân dân dân từ từ 15 tuổi trở lên trong các hộ gia đình tại 3 xã Ia Khươi, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia lai 2.1.2. Thời gian Thời gian nghiên cứu. năm 2007 2.1.3. Địa điểm Tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra ngang 2.2.2. Cỡ mẫu 2.2.2.1 Cỡ mẫu Tính theo công thức ngẫu nhiên đơn n = Z2 (1- α/2) p (1-p) X SE d 2 n. là cỡ mẫu Z. là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng, mức tin cậy mong muốn là 95% thì Z2 (1- α/2) = 1,96 2 P ; Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ y tế chưa xác định được, nên chúng tôi ước tính p=0,5 d. là mức chính xác của nghiên cứu, d =0,05; Hệ số thiết kế SE =2 Vậy n = 768 người Ước tính theo dân số trung bình khoảng 4 người / hộ gia đình. Sô hộ gia đình điều tra là 768 / 4 = 192 hộ gia đình 2.2.2.2 Chọn mẫu Bốc thăm ngẫu nhiên 3 xã trong huyên Chư păh gồm Ia Khươl, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 65 hộ gia đình theo danh sách hộ trong mỗi xã và theo hệ số k k = = Tổng số hộ trong xã 65 Chọn x là hộ gia đình đầu tiên, chọn ngẫu nhiên từ 1 đến 10; hộ tiếp theo là x + k; x + 2 k; .... x + ( n-1)k Điều tra tất cả các thành viên trong hộ gia đình, thực tế điều tra được 849 ngưòi dân Thành viên trong hộ gia đình là những người cùng ăn chung trong khoảng thời gian 3 tháng, tính từ thời điểm trước ngày điều tra. Kết quả điều tra được 849 người dân 2.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu 2.2.3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươi, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia lai - Người dân có các triệu chứng cơ năng theo giới nam, nữ - Tình hình của người dân có các triệu chứng cơ năng trong 2 tuần qua - Tỷ lệ người dân mắc bệnh cấp tính - Tỷ lệ người dân mắc bệnh mạn tính - Tình hình khám chữa bệnh của người dân trong 2 tuần qua + Người dân có triệu chứng có năng và khám chữa bệnh trong 2 tuần qua + Người dân mắc bệnh cấp tính, mạn tính và khám chữa bệnh trong 2 tuần qua 2.2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân - Tình hình khám và chữa bệnh của người dân theo giới nam và nữ - Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo nhóm tuổi - dưới 16 tuổi - 16 - 59 tuổi - từ 60 tuổi trở lên - Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo trình độ học vấn + Mù chữ + Tiểu học (TH), Phổ thông cơ sở (PTCS) + Phổ thông trung học (PTTH), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) - Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo kinh tế + Kinh tế trung bình, khá + Kinh tế nghèo - Tình hình khám chữa bệnh của người dân dân và bảo hiểm y tế + Có BHYT + Không có BHYT - Tình hình khám chữa bệnh của người dân và chăm sóc phục vụ + Có người dân dân chăm sóc phục vụ + Không có người dân dân chăm sóc phục vụ - Tình hình khám chữa bệnh của người dân và sử dụng thông tin đại chúng + Có đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài + Không đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài - Tình hình bệnh tật của người dân được cán bộ y tế (CBYT) theo dõi khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tại nhà + Có cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà + Không có cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà - Lý do sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh -Từ phía bản thân người bệnh và người quyết định chọn dịch vụ +Các đặc trưng của cá nhân +Tình trạng kinh tế hộ gia đình +Phương tiện vận chuyển -Từ phía cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh + Khả năng tiếp cận + Giá cả + Chất lượng dịch vụ + Tiện lợi + Khác 2.2.4. Một số định nghĩa về biến số nghiên cứu - Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua. là tình hình bệnh tật xảy ra trong 15 ngày qua tính từ ngày điều tra trở về trước. - Bệnh cấp tính. Bệnh khởi phát nhanh, thường có triệu chứng lâm sàng và kéo dài trong một thời gian ngắn,có biểu hiện bệnh trong khoảng thời gian 15 ngày nghiên cứu. - Bệnh mạn tính. Bệnh thường khởi phát từ từ, có hoặc không có triệu chứng lâm sàng, kéo dài lâu và thay đổi rất chậm, được xác định qua khám bệnh hoặc có xác nhận trong y bạ, đơn thuốc của các bác sỹ trong năm 2007. - Đợt cấp của bệnh mạn tính. Trên nền của một bệnh mạn tính có những đợt bộc phát với triệu chứng lâm sàng rõ và nặng, trong khoảng 15 ngày nghiên cứu. - Triệu chứng cơ năng là những biểu hiện gây ra bởi các rối loạn chức năng của các tạng phủ mà bản thân tự nhận biết, xác định bất thường và tự báo cáo, kéo dài trên 1 ngày hoặc được xác định bởi nhân viên y tế hoặc thành viên trong gia đình [14], [23]. + Nhìn mờ. Đứng cách 3 mét, đưa ngón tay ra bảo đối tượng đếm mà không đếm được. + Nghe kém. Nói với cường độ to như nói chuyện hàng ngày, trong điều kiện phòng yên tĩnh, bình thường tai có thể nghe cách 50 mét, nếu nghe dưới 5 mét là giảm sức nghe [8] + Chóng mặt. bệnh nhân có cảm giác những vật xung quanh mình di chuyển quay tròn, qua lại…hoặc bản thân mình di chuyển theo một hướng nào đó.[9] - Tăng huyết áp. Nếu huyết áp động mạch tối đa 140 mmHg trở lên và hoặc huyết áp động mạch tối thiểu từ 90mm Hg trở lên [19]. - Kinh tế trung bình, khá. Điều kiện nhà ở khang trang, tiện nghi, có đủ tiền chi phí cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày, còn thừa tiền để dành, mua sắm…không vay nợ để ăn uống, chữa bệnh. - Kinh tế nghèo. Điều kiện nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu thốn, không đủ tiền chi phí cho sinh hoạt ăn uống đơn giản hằng ngày, phải vay mượn thêm để ăn uống hoặc được cấp thẻ nghèo của chính quyền địa phương. - Cơ sở khám chữa bệnh là các loại bệnh viện, phòng khám khu vực, trạm y tế, phòng khám y tế tư nhân. 2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin + Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi + Khám để phát hiện bệnh 2.2.6. Hạn chế sai số. Để nhận được sự hợp tác, thông tin khách quan chính xác, tin cậy chúng tôi chào hỏi lịch sự, tỏ thái độ tôn trọng và gần gũi với người nhà, ngườidân. Tôn trọng và giữ bí mật những điều riêng tư thầm kín, quan tâm và đồng cảm với người dân. Trong quá trình điều tra có trao đổi, hướng dẫn chăm sóc người dân tại nhà và khi cần thiết nên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh. Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên theo thôn đã được chọn một cách công bằng, hợp lý, không phân biệt giàu nghèo hay bệnh tật. Đây là cuộc điều tra tại cộng đồng do vậy điều tra hết sức khách quan để ghi lại thông tin chính xác. 2.2.7. Phân tích, xử lý số liệu. - Theo các phương pháp thống kê y học - Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI 6.0; Kiểm định bằng test thống kê χ2 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua điều tra 849 người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai về tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh kết quả như sau. 3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 XÃ Tình hình người dân mắc các triệu chứng bệnh Bảng 3.1. Tình hình mắc triệu chứng bệnh của người dân trong 2 tuần qua Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Có mắc triệu chứng bệnh 620 73,03 Không mắctriệu chứng bệnh 229 26,97 Tổng cộng 849 100 Nhận xét. Tỷ lệ 73,03% người dân mắc các triệu chứng bệnh tại 3 xã Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc các triệu chứng bệnh của người dân tại 3 xã trong 2 tuần qua Bảng 3.2. Tình hình người dân có triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua theo giới Giới Có triệu chứng Không có triệu chứng Tổng cộng SL % SL % SL % Nam 215 34,68 79 12,74 294 47.42 Nữ 238 38,38 88 14,20 326 52.58 Tổng cộng 453 73,06 167 26,94 620 100 Nhận xét. Tỷ lệ 34,68 % bệnh nhân là nam giới và 38,38 % bệnh nhân là nữ giới cá mắc các triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua Biểu đồ 3.2. Tình hình người dân có triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua theo giới Bảng 3.3. Tình hình người dân có triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua theo tuổi Nhóm tuổi Có triệu chứng Không có triệu chứng Tổng cộng SL % SL % SL % < 16 tuổi 73 11,77 55 8,88 128 20.65 16 -59 274 41,19 45 7,26 319 51.45 >= 60 106 17,10 67 10,80 173 27.90 Tổng cộng 453 73,06 167 26,94 620 100 Nhận xét. Tỷ lệ 11,77 %, nhóm tuổi = 60 tỷ lệ 17,10 % Biểu đồ 3.3. Tình hình người dân có triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua ở các nhóm tuổi Bảng 3.4. Tình hình mắc các triệu chứng bệnh cấp tính và mạn tính của người dân Nội dung Số lượng ( n= 620) Tỷ lệ % Cấp tính 315 50,80 Mạn tính 138 22,25 Nhận xét. Người dân mắc bệnh cấp tính là 50,80 % và mạn tính là 22,25 % Bảng 3.5. Tình hình người dân mắc các triệu chứng bệnh cấp tính và mạn tính trong 2 tuần qua theo giới Giới Cấp tính Mạn tính Tổng cộng SL % SL % SL % Nam 148 32,67 67 14,79 215 47,46 Nữ 167 36,87 71 15,67 238 52,54 Tổng cộng 315 50,80 138 22,25 453 100 Nhận xét. Tỷ lệ mắc bệnh cấp tính ở nam, nữ là 36,67 % , 36,68 % và bệnh mạn tính ở nam, nữ là 14,79 %, 15,67 % Bảng 3.6. Tình hình người dân mắc các triệu chứng bệnh cấp tính và mạn tính trong 2 tuần qua theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Cấp tính Mạn tính Tổng cộng SL % SL % SL % < 16 tuổi 54 11,92 19 4,19 128 20.65 16 -59 187 41,28 87 19,20 319 51.45 >= 60 74 16,34 32 7,07 173 27.90 Tổng cộng 315 50,80 138 22,25 620 100 Nhận xét. Kết quả điều tra ở nhóm tuổi 16 – 59 tỷ lệ cao ở cả hai thể bệnh cấp tính và mạn tính là 41,28 % , 19,20 % 3.1.2 Tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Bảng 3.7. Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Dịch vụ KCB Số lượng Tỷ lệ Không đi khám chữa bệnh, tự chữa ở nhà 115 18,5 Y tế tư nhân 166 26,8 Trạm y tế 234 37,7 Bệnh viện 105 17,0 Tổng cộng 620 100 Nhận xét. Tỷ lệ người bệnh chọn trạm y tế xã để khám bệnh là cao nhất 37,7 %, kế đến là y tế tư nhân 26,8 %, không đi khám hoặc tự chữa ở nhà là 18,5 %, bệnh viện là 17,0 % Biểu đồ 3.4. Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Bảng 3.8. Tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo giới Nội dung Nam Nữ TC SL % SL % SL TL % Tự điều trị 41 6,61 74 11,94 115 18,5 Y tế tư nhân 128 20,65 38 6,13 166 26,8 Trạm y tế 81 13,06 153 24,68 234 37,7 Bệnh viện 44 7,10 61 9,83 105 17,0 TC 294 47.42 326 52.58 620 100 Nhận xét. Ttỷ lệ cao nhất sử dụng dịch vụ trạm y tế xã là nữ giới 24,68 %, sử dụng dịch vụ y tế tư nhân là nam giới tỷ lệ 20,65 %, Biểu đồ 3. 5. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo giới tính. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGỨUƯỜI DÂN TẠI 3 XÃ 3. 2. Đặc điểm của đói tượng 3. 2. 1. Đặc điểm về tuổi Bảng 3.9. Phân bố theo tuổi Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ < 16 tuổi 128 20.65 16 -59 319 51.45 >= 60 173 27.90 Tổng cộng 620 100 Nhận xét. Tỷ lệ nhóm tuổi 16-59 là cao nhất 51,45 % tỷ lệ tuổi dưới 16 tuổi là thấp nhất 20,65 %. 3. 2. 2. Trình độ học vấn Bảng 3. 10 . Phân bổ theo trình độ học vấn Học vấn Số lượng Tỷ lệ Mù chữ 186 30.00 Tiểu học, THCS 380 61.29 THPT, CĐ, ĐH 54 8.71 Tổng cộng 620 100 Nhận xét. Tỷ lệ người bệnh bị mù chữ 30 %tỷ lệ học tiểu học và THCS tỷ lệ 61,29 % còn tỷ lệ người học trên cấp 3 tỷ lệ 8.71 % 3. 2. 3.Nghề nghiệp Bảng 3.11. Phân bố nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ Cán bộ 92 14.84 Nông dân 457 73,71 Khác 71 11,45 Tổng cộng 620 100 Nhận xét. 73,71 % người bệnh làm nghề nông,14,84 % là cán bộ thôn, xã 3. 2. 4. Kinh tế gia đình Bảng 3. 12 . Đặc điểm trả phí của người bệnh Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ Bảo hiểm y tế 396 63,87 Không có BHYT 125 20,16 Miễn phí 99 15,97 Tổng cộng 620 100 Tỷ lệ người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế khá cao 63,87 %, đối tượng miễn phí 15,97 % Bảng 3. 13 . Phân bố kinh tế Kinh tế Số lượng Tỷ lệ Nghèo 175 28,3 Đủ ăn và khá 445 71,7 Tổng cộng 620 100 Theo điều tra tỷ lệ người bệnh ốm đau có kinh tế nghèo là 28,3% còn 71,7% tỷ lệ đủ ăn và khá. Bảng 3. 14 . Phân bố phương tiện Phương tiện Số lượng Tỷ lệ Xe máy 391 63,0 Không có 229 37,0 Tổng cộng 620 100 Nhận xét. Có đến 37% người bệnh đến cơ sở y tế khám bệnh bằng đi bộ,63% người bệnh đến cơ sở y tế khám bằng xe ôtô, xe máy Có đến 37% người bệnh đến cơ sở y tế khám bệnh bằng đi bộ,63% người bệnh đến cơ sở y tế khám bằng xe ôtô, xe máy Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Bảng 3..15 . Liên quan giữa người dân có triệu chứng bệnh trong 2 tuần qua theo giới Giới Có triệu chứng Không có triệu chứng TC SL % SL % SL % Nam 212 72,11 82 27,89 294 100 Nữ 241 73,93 85 26,07 326 100 TC 453 73,06 167 26,94 620 100 χ2 = 0,315, p > 0,05 Nhận xét. Tỷ lệ 72,11 % nam giới có triệu chứng cơ năng ; nữ giới là 73,93% Bảng 3.17. Liên quan giữa sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo giới Giới Có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Không khám chữa bệnh TC SL TL % SL TL % SL TL % Nam 246 83,67 48 16,33 294 100 Nữ 259 79,45 67 20,55 326 100 TC 505 81,45 115 18,55 620 100 χ2 = 2,048 , p > 0,05 Nhận xét. Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 81,45%, trong đó nam là 83,67%, nữ là 79,45%. Bảng 3. 18 Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo giới Giới Nam Nữ TC SL % SL % SL % Không KCB 48 16,33 67 20,55 115 18,5 Y tế tư nhân 85 28,91 81 24,85 166 26,8 Trạm y tế 109 37,07 125 38,34 234 37,7 Bệnh viện 52 17,69 53 16,26 105 17,0 Tổng cộng 294 100 326 100 620 100 p >0,05 Nhận xét. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thông kê cả 2 giới về sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh Bảng 3.19. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo nhóm tuổi Nội dung < 16 16 – 59 >= 60 TC SL % SL % SL % SL % Không đi khám chữa bệnh 19 14,84 81 25,39 15 8,67 115 18,5 Y tế tư nhân 23 17,97 92 28,84 51 29,48 166 26,8 Trạm y tế 52 40,63 109 34,17 73 42,20 234 37,7 Bệnh viện 34 26,56 37 11,60 34 19,65 105 17,0 Tổng cộng 128 100 319 100 173 100 620 100 p <0,05 Nhận xét. Người dân tuổi 16-59 không đi KCB là 25,39%, trẻ dưới 16 tuổi là 14,84%, người cao tuổi là 8,67%; sự khác biệt này có nghĩa thống kê.(p<0,05) Bảng 3.20. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo trình độ học vấn Nội dung Mù chữ TH, THCS THPT,CĐ,ĐH TC SL % SL % SL % Không đi khám chữa bệnh 52 27,96 54 14,21 9 16,67 115 18,5 Y tế tư nhân 37 19,89 111 29,21 18 33,33 166 26,8 Trạm y tế 75 40,32 146 38,42 15 27,78 234 37,7 Bệnh viện 22 11,83 69 18,16 12 22,22 105 17,0 Tổng cộng 186 100 380 100 54 100 620 100 Nhận xét.Người mù chữ sử dụng dịch vụ y tế tự điều trị 27,96%. người dân trình độ Th, THCS là 14,21%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Bảng 3.21. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo nghề nghiệp Nội dung Nông dân Cán bộ Nghề khác TC SL % SL % SL % SL % Không đi khám chữa bệnh 85 23,04 6 6,52 24 15,09 115 18,5 Y tế tư nhân 113 30,62 27 29,35 26 16,35 166 26,8 Trạm y tế 125 33,88 32 34,78 77 48,43 234 37,7 Bệnh viện 46 12,47 27 29,35 32 20,13 105 17,0 Tổng cộng 369 100 92 100 159 100 620 Nhận xét. Người nông dân có tỷ lệ không đi KCB 23,04%, cán bộ là 6,52%, sự khác biệt ý nghĩa thống kê. ( p <0,05) Bảng 3.22. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo đặc điểm trả phí Dịch vụ KCB BHYT Viện phí TC SL % SL % SL % Không đi khám chữa bệnh 71 14,34 44 35,20 115 18,5 Y tế tư nhân 137 27,68 29 23,20 166 26,8 Trạm y tế 208 42,02 26 20,80 234 37,7 Bệnh viện 79 15,96 26 20,80 105 17,0 Tổng cộng 495 100 125 100 620 100 .(p < 0,05) Nhận xétNgười bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đến trạm y tế 42,02%, nhóm trả viện phí thì đến bệnh viện 20,80%; Không đi KCB nhóm BHYT 14,34%, nhom trả viện phí là 35,20%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Bảng 3.23. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo kinh tế gia đình Dịch vụ KCB Xe máy, ôtô Không có xe máy, ô tô TC SL % SL % SL % Không KCB 69 17,65 46 20,09 115 18,5 Y tế tư nhân 89 22,76 77 33,62 166 26,8 Trạm y tế 146 37,34 88 38,43 234 37,7 Bệnh viện 87 22,25 18 7,86 105 17,0 Tổng cộng 391 100 229 100 620 100 ( p < 0,05 ) Nhận xét.Đối tượng ốm có xe ôtô xe máy có tỷ lệ đến trạm y tế và bệnh viện khám chữa bệnh 22,25% và 32,3% còn đối tượng khác, không có xe máy và ôtô thì đến y tế tư nhân và tự điều trị lần lượt là 30,9% và 28,2%. Sự khác biệt của 2 nhóm đối tượng có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ) Bảng 3.24. Liên quan giữa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân theo phương tiện vận chuyển Dịch vụ KCB Nghèo Đủ ăn, khá TC SL % SL % SL % Không KCB 45 25,71 70 15,73 115 18,5 Y tế tư nhân 39 22,29 127 28,54 166 26,8 Trạm y tế 66 37,71 168 37,75 234 37,7 Bệnh viện 25 14,29 80 17,98 105 17,0 Tổng cộng 175 100 445 100 620 100 (p<0,05). Nhận xét. Không đi KCB có 25,71 % người bệnh nghèo bị ốm ; và 15,73 % người đủ ăn, khá ; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 3.3.2. Các lý do lựa chọn các dịch vụ khám chữa bệnh. Bảng 3.25. Các lý do không đi khám chữa bệnh Nội dung Số lượng ( n= 115) TL % Bệnh nhẹ 66 57,39 Nơi bán thuốc gần nhà 40 34,78 Khác 23 20,00 Nhận xét. Người bệnh không đi KCB do bệnh nhẹ chiếm tỷ lệ 57,39% Biểu đồ 3.6. Các lý do của người dân không đi khám chữa bệnh Bảng 3.26. Lý do chọn y tế tư nhân. Lý do SL (n=166) TL % Gần nhà 67 40,36 Phục vụ tốt 25 15,06 Bệnh nhẹ 23 13,86 Chất lượng tốt 15 9,04 Có người quen 14 8,43 Chịu nợ được 9 5,42 Nhận xét. Có lý do để đến y tế tư nhân khi bị ốm trong đó gần nhà chiếm tỷ lệ là 40,36% Biểu đồ 37. Các lý do của người dân chọn khám chữa bệnhy tế tư nhân. Bảng 3.27. Các lý do người dân đi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Nội dung Số lượng (n= 234) TL % Gần nhà 166 70,94 Có BHYT 124 52,99 Bệnh nhẹ 16 6,84 Nhận xét. Đến trạm y tế khi ốm do gần nhà, 70,94%, Biểu đồ 3.8. Các lý do người dân đi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Bảng 3.28. Các lý do người dân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội dung Số lượng (n= 105) TL % Có BHYT 56 53,33 Chất lượng tốt 47 44,76 Bệnh nặng 36 34,29 Nhận xét. Lý do để đến bệnh viện. BHYT 53,33%, do chất lượng tốt 44,76%, Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 XÃ 4.1.1 Tình hình mắc triệu chứng bệnh của người dân Qua khảo sát tình hình mắc triệu chứng bệnh của người dân trong hai tuần qua tỷ lệ khá cao 73,03 % điều này đã phản ánh đúng thực tế kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu đó là người dân có ý thức bảo vệ sức khoẻ chưa cao, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đói nghèo… những yếu này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ mắc bệnh. Tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh trong hai tuần qua có phần chênh lệch nhưng không đáng kể 1/ 1,1. Điều này có thể lý giải là do địa bàn nghiên cứu hầu hết là dân tộc thiểu số vai trò của người phụ nữ trong gia đình được đề cao nên gánh nặng công việc nhiều hơn, họ thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố bất lợi cho sức khoẻnên khả năng nhiễm bệnh nhiều hơn. Nhóm tuổi 16 – 59 mắc các triệu chứng bệnh cao 41,19 % điều này có thể hiểu là nhóm tuổi này nhiều, tiếp cận với nhiều yếu tố độc hại, độ tuổi này thường có thể lực tốt nên đôi khi bệnh nhẹ là bỏ qua lâu dần dễ dẫn đến bệnh mạn tính 4.1.2 Tình hình người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 3 xã Mô hình sử dụng dịch vụ KCB thì rất nhiều, chẳng hạn tìm kiếm các dịch vụ y tế công và tư đến các tuyến y tế theo hệ thống y tế nhà nước, điều trị nội trú hay ngoại trú, y học hiện đại hay y học cổ truyền. Trong nghiên cứu này các dịch vụ KCB được chọn đầu tiên là các cơ sở cung cấp dịch vụ mà người bệnh sử dụng, có cách xử trí chung khi bị bệnh là người bệnh tự điều trị, đến y tế tư nhân, trạm y tế và bệnh viện trong đó tự điều trị là. 18,5%, y tế tư nhân 26,8%, trạm y tế là 37,7% và bệnh viện là 17%. Tác giả Trần Thiên Thanh (2004) trong nghiên cứu khảo sát tình hình đáp ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở tại Thành phố Biên Hoà Tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bố lựa chọn dịch vụ y tế là tự điều trị 42,34%, y tế tư nhân là 24,77%, trạm y tế là 18,24% đến bệnh viện là 9,68%; còn sử dụng dịch vụ KCB của người dân Ba Vì tỉnh Hà Tây (2003) thì tự điều trị là. 29,1% đến y tế tư nhân là 51,1%, đến trạm y tế là 4,2% và bệnh viện là 4,6%. Tỷ lệ tự điều trị của 2 nghiên cứu trên là cao hơn so với trong nghiên cứu này. Theo nghiên cứu của tác giả Lưu Ngọc Khước và cộng sự thì nơi khám chữa bệnh của người bệnh tại 2 xã của Huyện Sóc Sơn Hà Nội thì. 13% tự điều trị, 8% đến y tế tư nhân, 67% đến trạm y tế và 9% đến bệnh viện, so sánh với nghiên cứu này thì tỉ lệ tự điều trị và đến y tế tư nhân có tỷ lệ là thấp hơn. Sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh tại 3 xã của huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên (2001) tự điều trị là 52,7%, y tế tư nhân là 0,7%, trạm y tế xã là 22,9% ; bệnh viện 12%, so sánh với nghiên cứu này thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế và bệnh viện của người dân tại 3 xã trên thấp hơn. Như vậy mô hình sử dụng dịch vụ KCB của người dân trong nghiên cứu này không có sự khác biệt lớn với các vùng miền khác của Việt Nam và cũng không có sự khác biệt lớn với một số công trình khác. Mô hình chọn dịch vụ y tế là tự đều trị, y tế tư nhân, y tế xã và bệnh viện. Tuy nhiên tỷ lệ đến các cơ sở KCB có điểm phù hợp và điểm khác so với các công trình khác. Nhiều điều tra đã phản ánh và khẳng định sự tồn tại và tính phổ biến của y tế tư nhân trong đời sống của người dân, y tế tư nhân có mặt hầu hết khắp đất nước. Tỷ lệ đến y tế tư nhân trong nghiên cứu này tỷ lệ cũng tương đối cao 26,6% điều này giải thích là mặc dù địa bàn là vùng sâu vùng xa nhưng hiện nay điều kiện sống kinh tế đã được cải thiện, hơn nữa y tế tư nhân đã có mặt tại hầu hết khắp các vùng và khả năng tiếp cận của người dân dễ dàng do khoảng cách đến y tế tư nhân là thuận lợi hơn cho người cao tuổi và người không có phương tiện vận chuyển đến cơ sở y tế khác. Một số tác giả khi xác định lý do sử dụng dịch vụ y tế tư nhân của người dân tại Quận 4 – Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy có 3 lý do nổi bật nhất khi người dân đến phòng khám ngoài giờ là sẽ không phải qua thứ tự rườm rà, được đón tiếp chu đáo, hoà nhã lại được giải thích tường tận về bệnh tật của mình hoặc con em mình. Y tế tư nhân chịu sự quản lý chuyên môn và hành chính của nhà nước, tuy nhiên do tâm lý là phòng khám tư nhân có thu nhập liên quan đến số lượng khách đến KCB nên hầu hết người cung cấp dịch vụ đều muốn ngày càng có nhiều khách do đó đã tìm mọi cách để làm hài hoà người bệnh. Đây là suy nghĩ đúngđắn chúng ta cho rằng “khách hàng là thượng đế” nhưng trong thực hành chỉ xuất hiện trong kinh doanh, còn trong y tế đặc biệt là y tế nhà nước ít được chú ý đến. Thực tế khác cũng cho thấy công tác KCB tư nhân còn nhiều tồn tại trong khâu tổ chức quản lý, tình hình hoạt động y tế tư nhân không có giấy phép, vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng hành nghề như thầy lang, bà đỡ, là điều đáng lo ngại vì có thể gây hậu quả không tốt về sức khoẻ và kinh tế xã hội vì thế cần được quan tâm nhiều hơn. Vấn đề tự điều trị là khá phổ biến, không những trong nước mà còn ở nước ngoài; không chỉ ở người lớn mà mọi lứa tuổi. Lý do tự điều trị là bệnh nhẹ 51,3 % nơi bán thuốc gần nhà là 31,3 %. Tuy nhiên bệnh nhẹ là có ý nghĩa nhất (bảng 3.25 ; p < 0,05). Một nghiên cứu năm 1990 về sử dụng DVYT ở các vùng miền khác nhau cũng cho thấy hình thức tự mua thuốc điều trị là cao nhất 30 – 50% vừa là do bệnh nhẹ 62,23%. Lý do tự điều trị tỷ lệ còn tương đối trong nghiên cứu này (cao hơn đến bệnh viện) có thể là do việc quản lý thuốc còn lỏng lẻo tại địa bàn, đặc biệt là thuốc bán ở các hàng quán khá phổ biến. Khi đi chợ người phụ nữ có thể tự mua thuốc về điều trị. Một lý do khác các chương trình y tế quốc gia như phòng chống tiêu chảy cấp, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và các chương trình quảng cáo thuốc đã làm cho người dân hiểu biết thêm về thuốc và tự điều trị càng dễ dàng hơn. Không chỉ ở Việt Nam hay trong nghiên cứu này, việc tự điều trị cũng khá phổ biến ở nước ngoài. Tại Thái lan là 70%, Philiphin là 92% và Andhra Prades là 47%. Tự dùng thuốc thích hợp để phòng và điều trị bệnh mà không cần đến việc khám và theo dõi của thầy thuốc điều này làm giảm bớt sức ép cho các dịch vụ y tế, nhất là dịch vụ này hạn chế. Đối với người dân nông thôn xa xôi khó tiếp cận các DVYT, người bệnh có thể tự chữa bệnh cho mình một cách dễ dàng hơn vì chỉ khi bệnh không đáp ứng với thuốc tự dùng tình trạng bệnh kéo dài hay nặng hơn thì lúc đó người dân mới tìm đến Bác Sỹ. Cùng với sự cải thiện không ngừng của nền giáo dục quốc dân tri thức phổ thông và kinh tế xã hội tự dùng thuốc (tự điều trị) đã hoà nhập một cách thành công vào hệ thống y tế. Như vậy việc tự điều trị cũng đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên việc tự điều trị thường gắn liền với lạm dụng thuốc, đây đang là một vấn đề đáng lo ngại bởi là nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn gây hậu quả đáng tiếc về sau. Trong nghiên cứu này thông tin hiểu sâu người tự đều trị dùng thuốc như thế nào, song cũng như nhiều nước đang phát triển việc tự dùng thuốc đặc biệt là điều đáng lo ngại. Nghiên cứu viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng cho thấy chính được đưa đến trạm y tế muộn là do tự chữa. Tự điều trị có thể giúp dễ tiếp cận với thuốc men và giảm bớt cho phí chăm sóc sức khoẻ, nhưng cần có thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tác động và vai trò của tự điều trị. Đây là vấn đề cần quan tâm do người dân tự mua thuốc mà không được khám bệnh, sự hướng dẫn của thầy thuốc. Việc tự chữa không thông qua khám bệnh còn chứa đựng những nguy cơ sử dụng thuốc nhầm lẫn, chữa không đúng và nguy cơ lạm dụng thuốc. Nguy cơ này càng cao đối với trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Chính vì vậy mà trong các chương trình giáo dục sức khoẻ phải chú ý vấn đề sử dụng thuốc an toàn hợp lý, để cả thuốc tây lẫn thuốc nam. Tỷ lệ đến trạm y tế xã 37,7% trong nghiên cứu là cao hơn so với nghiên cứu ở Hợp Tiến – Đồng Hỷ - Thái Nguyên (32,0%) nhưng thấp hơn ở Sóc Sơn là 67%. Kết quả nghiên cứu của Hà Đôn và cộng sự tỷ lệ này ở Tân Lập là 60,7%, Nam Cường là 18,5%... còn theo tác giả Chương Văn Duy thì tỷ lệ này ở Huyện Mường La là 54,5%, Tiên Sơn là 23,1%. Điều tra của Bộ Y tế năm 1993 cho thấy 38,7% người bệnh đến nhóm chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế xã / phường, trong đó cao nhất là Thanh Hoá 58,9%, Hà Giang là 56,8 % và Gia Lai là 48,8% và thấp nhất là Hà Nội 16%. Nghiên cứu hoạt động chăm sóc sức khoẻ của trạm y tế xã của Huyện Lương Sơn – Hòa Bình cho thấy có 48,2% người bệnh đến trạm y tế tác giả Đinh Hùng Minh và cộng sự thì tỷ lệ khám tại trạm y tế xã ở Móng Cái – Quảng Ninh ( năm 2003) là 24,28%. Từ các kết quả trên của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trong nghiên cứu này là tương đối phù hợp. Điều này chứng tỏ sức thu hút của Trạm y tế mỗi nơi mỗi khác, nó cũng còn tuỳ thuốc vào sự nổ lực của Trạm y tế và sự đầu tư của cấp trên, kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu cho thấy tình trạng người dân đến trạm y tế khám chữa bệnh là rất cao, điều này được giải thích là tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đăng ký KCB tại Trạm rất nhiều, tại trạm y tế xã có bác sĩ nên khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng khám chữa bệnh cho người dân là tương đối tốt và hiệu quả. Điều này thể hiện qua kết quả nghiên cứu lý do đến trạm y tế là có BHYT là 58,12% (p < 0,05). 4. 2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 XÃ 4.2.1. Đặc điểm của đối tượng Về cơ cấu giới Tỷ lệ giới tính nam / nữ = 1/1,11 tỷ lệ này phù hợp với cấu trúc giới tính mắc bệnh chung của toàn Huyện Chưpăh là 1/1,1 như vậy có thể cho thấy rằng không có sự sai lệch các số liệu nghiên cứu trong số người bệnh do sự không cân xứng giữa vùng điều tra với số liệu chung của toàn Huyện về phân bố giới. Về cơ cấu tuổi Phân bố bệnh ở nhóm tuổi không có sự khác biệt về tỷ lệ nhóm tuổi < 16 tuổi là 20,65%, với nhóm tuổi từ 16 đến 59 tỷ lệ trội hơn 51,45% nhưng điều này cũng phù hợp theo tuần tiến của sức khoẻ, nhóm tuổi trên 60 tỷ lệ 27,98% Về trình độ học vấn Tỷ lệ mù chữ là khá cao 30% mặc khác tỷ lệ học cấp 1 và 2 cũng tương đối cao so với nghiên cứu tại Ba Vì là (6,8%) và Ninh Bình (6%) và cả nước là 10%. Trình độ học vấn của người bệnh cũng một phần nào phản ánh đến sự quyết định chọn lựa dịch vụ y tế để chăm lo sức khoẻ cho mình và gia đình khi có bệnh. Về nghề nghiệp Nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh là (73,7%) phù hợp với tỷ lệ 80% nhiều dân Việt nam chủ yếu là nông nghiệp trong nghiên cứu này nghề nghiệp cán bộ là thấp điều này cũng phản ánh đến đúng xu thế hiện tại bởi vì cán bộ họ tiếp cận thông tin nhiều hơn do vậy họ có thể hiểu được quá trình chăm sóc và tự bảo vệ sức khoẻ chi mình nên tỷ lệ mắc bệnh thấp. Về đặc điểm trả phí Tỷ lệ tham gia BHYT là rất cao 63,87%; 15,97% miễn phí là đối tượng trẻ em < 6 tuổi. Hiện nay tại vùng Tây Nguyên tỷ lệ người nghèo là khá cao được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như được sự hổ trợ của các tổ chức, hầu hết người nghèo đã được mua BHYT do vậy tỷ lệ trong nghiên cứu này là BHYT cao cũng phù hợp với tình hình thực tế. Về kinh tế Người dân nghèo tỷ lệ 28,3%; đủ ăn khá 71,7%, trong y tế công cộng yếu tố kinh tế tác động khá rõ rệt đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng như thái độ tìm kiếm dịch vụ y tế. Sự mất cân bằng trong thu nhập hoặc chỉ tiêu sẽ dẫn đến chênh lệch trong ứng xử y tế đối với các dịch vụ y tế, tình trạng vay nợ cũng là một chủ điểm về tình trạng kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình còn được đánh giá nhiều cách, tuy nhiên trong nghiên cứu này kinh tế hộ gia đình đều đánh giá dựa theo quyết định số 1143/2000/QĐ BKĐTBXH ngày 01/01/2000 của Bộ lao động TBXH. Về phương tiện Trong điều tra có 63% mẫu điều tra có phương tiện vận chuyển thuận lợi. Điều này cũng phần nào giúp cho người bệnh có thể chọn dịch vụ y tế theo sự mong muốn của mình. Những hộ gia đình không có phương tiện thì thường chọn cơ sở y tế gần nhà và dễ tiếp cận về khoảng cách hơn. Cho dù phương pháp đánh giá kinh tế gia đình và phương tiện vận chuyển không phản ánh đúng và hết tình hình kinh tế hộ gia đình và vẫn còn thiếu các thông tin về chỉ tiêu của hộ, nhất là chỉ tiêu ngoài ăn uống, trong đó có chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Mắc triệu chứng bệnh của nữ cao hơn nam nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bênh cấp tính của nữ cũng tương đối hơn namnhưng sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê Liên quan sử dụng dịch vụ KCB của người dân theo giới tính kết quả cho thấy khi mắc bệnh dù là nam hay nữ đều chọn dịch vụ KCB để chăm sóc sức khoẻ cho mình, tuy nhiên ngược lại với điều này cũng tỷ lệ tương đối ( nam là 6,61%, nữ là 11,94% ). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05) Tỷ lệ cao ở các nhóm tuổi khi mắc bệnh đã chọn trạm y tế lần lượt là 8,39; 17,58; 11,77 điều này có thể lý giải là trạm y tế gần nơi cư trú, đến trạm y tế được điều trị miễn phí và hiện nay trạm y tế cũng đã được đầu tư tương đối chất lượng khám chữa bbệnh ngày một nâng lênnên người dân tin tưởng vào chất lượng điều trị tại trạm y tế. 4.2.3 Lý do sử dụng các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Một lý do khác để người bệnh đến trạm y tế chữa bệnh là gần nhà, đây cũng là yếu tố quan trọng để người bệnh chọn đến trạm y tế. Lý do này cũng phù hợp với điều tra của Bộ y tế (1993). Một công trình nghiên cứu khác nêu lý do để người cao tuổi đến trạm y tế xã do gần nhà 35,95% BHYT cũng là yếu tố để người có thẻ BHYT chọn lựa cơ sở KCB nhà nước đặc biệt là Trạm y tế vì có thêm đặc điểm là gần nhà, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác. Như vậy lý do chủ yếu để người bệnh đến Trạm y tế là BHYT và gần nhà, còn các lý do khác là tương đối thấp. Như vậy phần còn lại làm sao nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở hơn nữa để ngày càng thu hút người bệnh đến trạm y tế nhiều hơn. Tỷ lệ đến bệnh viện là 17% cao hơn so với nghiên cứu của Ủy ban kế hoạch nhà nước (14,51%) cao hơn so với nghiên cứu ở Ba Vì (4,64%) ở Sóc Sơn (9%). Lý do đến bệnh viện có tỷ lệ cao nhất vẫn là BHYT 47,62% bệnh nặng (28,57%), chất lượng tốt (13,33%). Nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Từ kết quả này và bàn luận trên cho thấy BHYT vẫn là yếu tố thu hút người bệnh đến với cơ sở y tế nhà nước, đồng thời tỷ lệ người bệnh nặng đến bệnh viện cũng tương đối (28,57%) điều này giải thích là họ muốn tìm kiếm dịch vụ y tế chất lượng tốt. Kết quả điều tra người bệnh không đi khám chữa bệnh lý do bệnh nhẹ 51,3%. Lý do này còn phụ thuộc nhiều nguyên nhân nữa chẳng hạn người bệnh ngại đến cơ sở y tế vì đường xa không có phương tiện đi lại, đến cơ sở y tế phải ngồi đợi đến thứ tự khám và vì vậy họ chọn gàn nhà để mua thuốc tự điều trị tỷ lệ 31,3%và lý do chọn y tế tư nhân cũng vì lẻ đó đến 40,37%. Người bệnh chọn đến trạm y tế với lý do gần nhà cũng tương đối cao 35,90% BHYT 58,12% trong khi đó 47,62% chọn đến bệnh viện là có thẻ BHYT tỷ lệ này cao là do đa số người dân nghèo nên khi được nhà nước cấp thẻ BHYT thì họ tìm đến nơi có dịch vụ y tế kỹ thuật cao là điều tát yếu để được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. KẾT LUẬN Qua điều tra người dân về tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, kết quả như sau. 1. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã - - đến Trạm y tế xã là 37,7% - đến Bệnh viện là 17% - đến y tế tự nhân 26,8% - Không đi khám chữa bệnh là 18,5% 2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã - Người có độ tuổi trên 60 sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế là 11,77% - Người có độ độ tuổi 16 - 59 đến y tế tư nhân là 14, 84% - Người có học vấn tiểu học và THCS đến tại trạm y tế là 23,22% - Người nông dân không đi khám chữa bệnh là 20,16%. - Người có BHYT chọn trạm y tế chữa bệnh là 25,81% trong khi không có thẻ BHYT thì chọn y tế tư nhân là 13,22% Các lý do sử dụng dịch vụ khám chữa bênh - Lý do chọn tự điều trị là bệnh nhẹ là 51,4% - Lý do chọn y tế tư nhân là gần nhà 40,37% - Lý do chọn trạm y tế là BHYT là 58,12% - Lý do chọn BV là có BHYT là 47,62%, trong khi bệnh nặng là 28,57% KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu trên, có một số kiến nghị sau. 1. Cần tiếp tục củng cố y tế cơ sở và hệ thống cung ứng dịch vụ. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trong cộng đồng và những vấm đề bất lợi của tự điều trị. 3. Cần có ý nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế của nhà nước, về cách thức tự điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt. Nguyễn Hòa Bình ( 2000 ), “ Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế hành”, Tạp chí y học thực hành, tr. 19 – 21. Nguyễn Hòa Bình ( 2000 ), “ Tìm hiểu cách xử trí của bà mẹ có con nhỏ ( dưới 5 tuổi ) bị bệnh tại cộng đồng”, Tạp chí y học thực hành, tr. 50 – 52. Nguyễn Thanh Bình ( 2003 ), “ Tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý, an tồn hi?n nay “, Tạp chí thôn tin y dược, tr. 16 – 20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ( 2000 ), Quyết định số 1143/2000/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội. Bộ Y tế (1993), Nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam tr. 56-53. Bộ Y tế ( 2002 ), Quyết định 370/QĐ-BYT về việc ban hành chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội. Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới ( 2001 ), Quản lý y tế, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Bộ Y tế - Tổng cục thống kê ( 2002 ), Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002, Hà Nội. Chính phủ ( 1994 ), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qui định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, Hà Nội. Chính phủ ( 1998 ), Nghị định của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Chúc ( 2003 ), “ Tìm hiểu gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người già không có thẻ bảo hiểm y tế tại Ba Vì, Hà Tây”, Tạp chí Y học thực hành, tr. 107 – 109. Nguyễn Thị Kim Chúc ( 2003 ), “ Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân Huyện Ba Vì – Kết quả theo dõi tại cơ sở thực địa dịch tễ học năm 1999”, Tạp chí nghiên cứu y học, 22 ( 2 ), tr. 41 – 46. Nguyễn Thị Kim Chúc, Nguyễn Thị Phương Hoa (2003), “ Sử dụng dịch vụ y tế của bệnh nhân ho kéo dài trên 3 tuần tại Huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây “, Tạp chí Y học thực hành, ( 4 ), tr. 28 – 31. Nguyễn Văn Cư, Lê Hòang Ninh ( 2004 ), “ Tình hình qúa ở khoa Ngoại bênh viện Bình Dân “, Tạp chí Y học thực hành ( 7 ), tr. 65 – 66. Trương Việt Dũng, Đào Xuân Vinh, Phạm Ngọc Đính ( 1996 ), “ Nhận xét bước đầu về sức khỏe cộng đồng ở khu vực đô thị “, Tạp chí Y học thực hành (1) tr. 22 – 23. Phùng Thị Thu Hà ( 2003 ), “ Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Huyện Ba Vì – Tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Đinh Thanh Huề ( 2002 ), Phương pháp dịch tễ học, Trường Đại học Y Dược Huế. Phạm Văn Khanh ( 2000 ), “ Nhu cầu lựa chọn dịch vụ dược của người dân Huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh “, Tạp chí thông tin Y dược,(5),tr.24 – 27. Bùi Ngọc Lân ( 2000 ), Nghiên cứu giải pháp bổ sung thông tin về khám chữa bệnh tại tuýen y tế cơ sở, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng,Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Dương Huy Lương (2004),“Thực trạng và nhu cầu chăm sóc người già ”, Tạp chí thông tin Y dược, ( 2 ), tr. 37 – 39. Dương Huy Lương (2004), “ Tình hình ốm đau và sử dụng dịch vụ y tế của người già ở một số địa điểm nghiên cứu “, Tạp chí Y học thực hành, ( 2 ), tr.86 – 88. Vũ Ngọc ( 2004 ), Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế . Đỗ Nguyên Phương, Phạm Huy Dũng ( 2004 ), Xã hội hóa y tế ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị guốc gia, Hà Nội. Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngọo Văn Toàn ( 2001 ), Nghiên cứu hệ thống y tế - Phương pháp nghiên cứu y học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Bùi Thanh Tâm ( 2002 ), “ Đổi mới hệ thống y tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân “,Thư tin, ( 32 ), tr. 6 – 9. Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập ( 2002 ) “ Thực trạng khám chữa bệnh của bênh nhân có thẻ bảo hểm y tế và bệnh nhân phải trả viện phí“,Tạp chí Y học thực hành, ( 9 ),tr.37 – 39. Bích Vân ( 2000 ), “ Tự dùng thuốc – lơị ích và nguy cơ “,Tạp chí thông tin Y dược, ( 9 ), tr. 15 – 16. Tiếng Anh. Bill savedoff ( 2003 ), Health Financing Policies. Concepts and Examples, WHO. Derek Bon and Denis Cniffe ( 2001 ), “ Cross – Regional Equity in Health Care Funding “, pp. 16. George J. Schieber, Jean – Pierre Poullier, and Leslie M. Greenwald ( 1991 ) “ Health care systems in twenty – four countries ), Health Affairs, pp. Kauffman KS, Myer, DH (1997 ), “ The changingrole of village health volunteers in northeast Thailand. an ethnographic field study “, Int J Nur Stud, 34 ( 4 ), pp. 55 – 249. Kexu ( 2003 ), Understanding Household Catastrophic Health Expenditure, Who. Levin A, Rahman MA, Quayyum2 Rouths, Barkat - e – khuda ( 2001 ), “ The demand for child curative care in two rural thanasof Bangladesh. effeect of income and women’s employment”, Int J Health plan Manage, 16 ,( 3 ), Paul E. Brodwin ( 1997 ), “ Politics, Practical, Logic and Primary Health Care in rueal Haiti “, Medical anthropology Quartery, Vol. 11, 1 , pp. 69 – 88. WHO ( 2001 ), “ Service Provision Funtion “, Report of SPRG on Health 2001. WHO ( 1991 ), Organization and financing of health care reform in countries of central estern Europe WHO ( 1997 ), Improving the performance of health centers in districthealth system. WHO ( 2000 ), The who health report 2000. WHO (2001), “ Service Provision Funtion “, Report of SPRG on Health 2001. WHO ( 2001), The who health report 2001. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT . Bảo hiểm y tế BV . Bệnh viện KCB . Khám chữa bệnh TYT . Trạm y tế TĐT . Tự điều trị YTTN . Ytế tư nhân YTNN . Ytế nhà nước MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………… 1 Chương 1. Tổng quan tài liệu …………………………………………. 3 Hệ thống y tế Dịch vụ y tế Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam Tình hình nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của Huyện Chư Păh Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………… 15 Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Thu thập thông tin Phân tích số liệu Chương 3. Kết quả nghiên cứu ……………………………………. 19 3.1. Tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Chương 4. Bàn luận ………………………………………………….. 36 3.1. Tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã KẾT LUẬN ……………………………………………………………. 43 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………. 45 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ KIM LÝ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ IAKHƯƠI, XÃ IAPHÍ, XÃ HÒA PHÚ, HUYỆN CHƯPĂH, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH. Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CK 60 72 76 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN TẬP Huế - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------- TRẦN THỊ KIM LÝ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ IAKHƯƠI, XÃ IAPHÍ, XÃ HỊA PHÚ, HUYỆN CHƯPĂH, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH. Y TẾ CÔNG CỘNG Huế - 2008 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế, Phòng Giáo vụ công tác sinh viên, Thư viện trường Đại học Y Dược Huế, quý Thầy Cô là giảng viên giảng dạy giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập củng cố thêm kiến thức chuyên môn để hòan thành luận văn này. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tập, Trưởng Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhaân daân caùc xaõ IaKhöôl, IaPhí, Hoøa Phuù, huyeän ChöPaêh, Traïm y teá caùc xaõ. Cuoái cuøng toâi khoâng theå naøo queân thaønh quaû ngaøy hoâm nay laø nhôø coù coâng lao to lôùn cuûa gia ñình vaø nhöõng ngöôøi thaân ñoù laø nguoàn ñoäng vieân trôï giuùp quyù baùu caû veà tinh thaàn laãn vaät chaát ñeå toâi coù theå yeân taâm hoaøn thaønh luaän vaên toát nghieäp cuûa mình. Baùc syõ Traàn Thò Kim Lyù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận văn liên quan