Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh

Bón thúc nuôi quả: Khi quả lớn cỡ quả bóng bàn bắt đầu bón thúc bằng các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương đem ngâm chua 1-2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng nên bón thêm phân kali dạng KCl để tăng thêm độ ngọt và màu sắc đẹp.

doc44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5021 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế. Trong khi đó, ở những nước có khí hậu gió mùa thì hoạt động trao đổi chất sẽ giảm vào mùa khô. Việc cắt tỉa cành sẽ được thực hiện vào thời kỳ mà cây có hoạt động trao đổi chất là thấp nhất. Cắt tỉa nhẹ hay ít cũng có thể được tiến hành vào các mùa khác trong năm để loại bỏ những cành có khuynh hướng làm cho cây phát triển một cách dày đặc. * Phương pháp tỉa cành Có hai phương pháp tỉa cành cơ bản là cắt ngắn và tỉa thưa. Cắt ngắn cành sẽ thúc đẩy sự phát triển của những chồi phía dưới, qua đó cũng sẽ thúc đẩy sự phân cành của cây. Tỉa thưa tức là loại bỏ hoàn toàn cành hay chồi để giảm bớt tổng số các chồi bên * Cách đốn tỉa, cành Nhà vườn cần thận trọng, không nên tỉa quá 15% tổng số cành của toàn cây và phải quan sát thật kỹ lưỡng cấu trúc của cây trước khi tiến hành cắt tỉa. Nên tiến hành cắt tỉa trên cành cấp I thứ ba (cành khung III) tính từ đỉnh của cây trước, tiếp theo là cành cấp I thứ 2 (cành khung II) và cuối cùng là trên cành cấp I thứ 3 (cành khung I). Cho mỗi cành cấp I, việc cắt tỉa được bắt đầu từ cành thứ cấp (cành cấp II) và tiếp đến là những chồi bên. Nên cắt bỏ những cành bị nhiễm sâu bệnh hoặc bệnh nặng. Tương tự, cũng nên loại bỏ đi những cành và chồi cây mọc không đúng hướng. 2.2.3.4. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả * Biện pháp kích thích ra hoa - Thông thường người dân có thể kích thích cam Canh ra hoa bằng biện pháp khoanh vỏ. Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, có bộ lá xanh đậm, tiến hành khoanh vỏ. Dung kéo chuyên dụng để khoanh toàn bộ số cành cấp 1, khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,1 - 0,2 cm, xử lí thuốc phòng trừ nấm cho vết khoanh có thể dùng Aliette 80 WP với nồng độ 0,2%. * Biện pháp tăng khả năng đậu quả: - Trước khi nở hoa dùng một trong các loại phân bón lá: Atonic, Master Grow, kích phát tố thiên nông (Theo chỉ dẫn ghi trên bao bì) phun lên chùm hoa 2 lần, lần 1 khi chùm hoa mới nhú; lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần. Ở những vùng cam đạt năng suất cao, người dân thường dùng các chế phẩm sinh học để điều tiết khả năng ra hoa đậu quả của cam như: chế phẩm sinh học Thanh Hà AH, Vườn sinh thái,… trước và sau khi cây ra hoa. - Sau khi đậu quả, lúc quả non có đường kính 1 – 2 cm cũng dùng một trong các phân bón lá trên phun 2 – 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày. * Biện pháp trồng sử dụng nguồn hạt phấn thích hợp để tăng khả năng thụ phấn nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng xuất quả. - Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỷ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau được phát hiện ở nhiều loài cây trồng như ở cây thuốc lá, một số giống rau, đậu, hoa và cây cảnh,… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định có tới 50% số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên. Với các loài cây ăn quả (trừ những giống cho quả không hạt do bất dục cái), nguồn hạt phấn khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và năng suất chất lượng quả. Ở cam quít, nhiều giống khi tự thụ cho quả không hạt và quả phát triển có độ lớn bình thường, trong khi đó một số giống khác khi tự thụ hoa rụng 100% nghĩa là những giống này muốn kết quả cần phải có quá trình giao phấn. Mối liên quan giữa quá trình tự thụ và thụ phấn chéo đến quá trình hình thành và tỷ lệ đậu quả là các quá trình có cơ chế khác nhau và rất phức tạp. Trong thâm canh cây ăn quả nói chung, cam quít nói riêng, việc xác định được nguồn hạt phấn thích hợp sử dụng làm cây trồng xen cung cấp nguồn hạt phấn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả là rất cần thiết. - Phương pháp thu nhận hạt phấn Hạt phấn cây bố được thu hái từ hoa sắp nở. Trước khi hoa nở 1-2 ngày, thu hái hoa, tiến hành mở cánh hoa nhân tạo, sau đó đặt hoa trong đĩa petri che đậy đảm bảo thông thoáng khí. Đặt đĩa hoa trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc nơi thoáng mát có thể tránh được bị nhiễm hạt phấn lạ. Đợi khi bao phấn nở có thể tiến hành thụ phấn trực tiếp hoặc bảo quản trong nhiệt độ lạnh để có thể thụ phấn muộn hơn. - Phương pháp khử đực và thụ phấn Tiến hành thụ phấn với hoa trên cây cần thụ phấn, chọn những hoa sắp nở, tốt nhất là trước khi nở từ 1-2 ngày tiến hành loại bỏ cánh hoa, khử đực bằng cách loại bỏ bao phấn sau đó có thể thụ phấn nhân tạo bằng cách quét bao phấn đã nở của cây bố lên đầu nhụy của hoa cần được thụ, sau đó nhanh chóng cách ly hoa đã được thụ phấn bằng cách bọc hoa trong giấy lai tạo chuyên dụng. Sau 12 – 15 ngày tiến hành tháo bỏ túi cách ly và đánh dấu bao được lai tạo để theo dõi. Với hoa sau khi khử đực mà chưa có điều kiện thụ phấn ngay, thì ngay sau khi khử đực xong tiến hành cách ly bao bằng túi chuyên dụng nói trên, bằng cách này có thể giữ cho hoa có thể thụ phấn tốt trong 2-3 ngày sau đó. 2.3. Các loại sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ Để phòng trừ sâu bệnh đạt được hiệu quả cao, chất lượng tốt và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh thì cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời, chú ý sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và nên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hóa học ít độc, không dùng thuốc cấm, chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. 2.3.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) * Đặc điểm Con trưởng thành: là một loại bướm rất nhỏ đẻ trứng rải rác trên các chồi non vào ban đêm, có kích thước nhỏ bé, cơ thể mảnh khảnh, thân dài 2mm, dang cánh trước rộng 4-5 mm. Toàn thân màu xám, phần ngọn cánh có màu trắng bạc phớt màu vàng. Từ gốc cánh có 2 vân dọc màu đen kéo dài đến giũa cánh. Khoảng 1/3 phía ngọn cánh có một vân xiên hơi giống chữ Y. Đỉnh mút cánh có điểm lớn màu đen. Phía ngọn cánh có lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp, dài giống hình kim, màu xám đen, lông viền mép cánh rất dài màu xám nhạt. Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thành cái chỉ đẻ trứng trên lá non. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, sát gân chính của lá. Sâu non nở từ trứng đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non đẫy sức đục ra mép lá, nhả tơ gấp mép lá và dệt kén, hóa nhộng ở trong đó. Khi hóa trưởng thành, vỏ nhộng thường nhô một phần ra ngoài tổ kén. Sâu non gây hại chủ yếu lá non. Chúng đục dưới biểu bì lá thành đường hầm ngoằn ngoèo rộng dần theo tuổi. Sâu non ăn tế bào nhu mô mang diệp lục, bài tiết ra phía sau đường đục. Phân sâu thải ra tạo thành đường liên tục như một sợi chỉ chạy dọc chính giữa đường đục. Đường đục bị rách sẽ làm sâu non bị chết sau một thời gian ngắn. Lá bị hại thường biến dạng, co rúm lại. Khi phát sinh mạnh, sâu non có thể đục cả ở bề mặt phần non của lộc. Cây con trong vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản bị hại nặng. Vết đục của sâu vẽ bùa tạo diều kiện cho bệnh loét phát triển. * Biện pháp phòng trừ Theo dõi chặt chẽ vào các đợt lộc rộ. Tiến hành phun thuốc sớm khi độ dài cành lộc đạt 1-2 cm hoặc phát hiện thấy chớm bị hại; Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung; Tỉa cành tạo tán thông thoáng để tránh ảm độ cao; Bảo vệ thiên địch tự nhiên. Có điều kiện thì nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina; Phun thuốc trừ sâu khi 25% số cây trong vườn có 50% số lộc bị hại. Dùng các loại thuốc Sherpa 20 EC, Sumicidin 20 EC, Lânnte 40 SP. Nếu bị hại nặng nên hỗn hợp hai loại thuốc Padan 95 sp + Decis 5 EC hoặc Confidor 100SL. Phun dầu khoáng bảo vệ thực vật khi 25% số cây trong vườn ra lộc và 10% số lộc có triệu trứng bị hại. 2.3.2. Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuway. * Đặc điểm gây hại Rầy trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, thường đậu ở những chồi non để chích hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần. Ấu trùng ít di chuyển hoặc di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở cành lộc và lá non, chích hút nhựa cây làm cho lá non quăn và bị biến dạng, nếu bị nặng sẽ ngừng sinh trưởng hoặc bị rụng. Khi ở mật độ dày, con trưởng thành và ấu trùng chích hút làm cho lộc bị khô, rụng lá, khiến cho cành bị khô, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển quả. trong quá trình gây hại rầy còn bài tiết ra chất dịch, trong đó có chứa hàm lượng đường đáng kể, nên tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, sẽ phủ kín bề mặt của lá, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây. Ngoài ra, trong quá trình hút dịch cây rầy chổng cánh còn mang thêm một nguồn bệnh rất nguy hiểm từ các cây đã bị bệnh, chính là vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening (hay còn gọi là bệnh Hoàng Long) và như vậy rầy đã trở thành môi giới truyền bệnh. * Biện pháp phòng trừ - Thường xuyên điều tra theo dõi mật độ Rầy vào các đợt phát lộc rộ của vườn cam. Phun các loại thuốc trừ rầy như Bassa 50 EC, Regent 800 WG, Trebon 20 ND hoặc Actara 25 WG, phun phòng trừ sớm để hạn chế khả năng truyền bệnh của rầy. - Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung; - Tỉa cành tạo tán thông thoáng để tránh độ ẩm cao; Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự du nhập của rầy chổng cánh từ nơi khác đến; Không trồng các loại cây cảnh thuộc họ Rutaceae ở xung quanh hoặc gần vườn cây; Bảo vệ và lợi dụng các thiên địch tự nhiên. Có thể nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina. Vào thời gian ra lộc, sử dụng bẫy màu vàng để phát hiện sự xuất hiện của trưởng thành rầy chổng cánh. 2.3.3. Nhện Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hra một số loài nhện nhỏ gây hại, đó là các loài nhện sau: Nhện đỏ Panonychus citri Mc Gregor, nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora, nhện trắng Polyphagotarsonemus latus. * Biện pháp phòng trừ Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu; cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng; nếu có điều kiện thì tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa (dùng máy có áp lực lớn) để rửa trôi một phần nhện trên các bộ phận của cây xuống đất; bảo vệ và lợi dụng các thiên địch tự nhiên; phun thuốc trừ sâu khi cần thiết. Có thể phun c¸c lo¹i thuèc trõ nhÖn Pegasus 500ND, ortus 3SC víi nång ®é 0,2%, Comite 73 EC víi nång ®é 0,15%, hoÆc c¸c lo¹i dÇu kho¸ng nh­ DC tronplus 0,5%, dÇu kho¸ng SK enspray 99, phun dÇu kho¸ng ngay tõ khi c©y míi h×nh thµnh qu¶. - Thiên địch: Đã ghi nhận được nhiều loài thiên địch của nhện nhỏ hại cây. Trong đó, quan trọng là bọ rùa đen nhỏ thuộc giống Stethorus, bọ cánh cứng ngắn Oligota, bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips sexmaculatus, nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius, Phytoseiulus, ... 2.3.4. Rệp muội màu đen Toxoptera aurantii (Fonsc) * Đặc điểm Trưởng thành: Kích thước cơ thể khá nhỏ, có 2 dạng hình. Dạng không cánh và dạng có cánh. Dạng không cánh có cơ thể màu nâu đỏ, nâu đen hoặc đen. Không có cấu trúc lồi ở trán. Râu đầu có khoang trắng đen với 6 đốt dài gần bằng chiều dài thân. Mặt lưng phần bụng ở dạng không cánh có cấu trúc mạng lưới, cấu trúc hạt ở sau ống mật. Có băng tối màu ở mỗi bên đốt 7 - 8 của cơ thể. Dạng có cánh màu sắc nhạt hơn. Ống mật và đuôi có màu nâu đến nâu tối. * Tập tính sinh sống và gây hại Rệp muội sống tập trung trên các chồi non, lá non để chích hút nhựa, làm cho lá non, chồi non, ngọn bị biến dạng cong keo, chất thải do rệp tiết ra hdẫn kiến và tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, làm che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây. Rệp còn là môi giới truyền bệnh Tristera bệnh này rất nguy hiểm cho vườn cam. Trong năm rệp phát sinh, phát triển vào lúc thời tiết ấm áp, thường trùng với các đợt lộc xuân, thu. * Biện pháp phòng trừ - Thường xuyên kiểm tra vườn, ngắt bỏ các ổ rệp ở ngọn, lá non của cây. Khi thấy mật độ rệp cao phải sử dụng thuốc hoá học để phun, có thể sử dụng các loại thuốc: Sherpa 25 EC, Sherbus 10 ND, Sumicidin 20 EC, trebon 20 WP. Nếu thấy mật độ rệp còn ở mức thấp thì chưa nên phun thuốc để bảo vệ nguồn thiên địch. - Đã phát hiện được nhiều loại thiên địch của rệp muội. Phổ biến hơn cả là các loại côn trùng bắt mồi. Đặc biệt là các loại bọ rùa ăn rệp muội (bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ rùa đỏ Nhật Bản Propylea japonica, bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis, bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata, bọ rùa 17 chấm Harmonia sedeccimnotata,…), … - Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung; Tỉa cành, tạo tán thông thoáng để tránh độ ẩm cao. Thu ngắt các lộc non bị hại nặng; Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên. Khi bị hại nặng phun thuốc hóa học chọn lọc. 2.3.5. Bệnh loét * Nguyên nhân Vi khuẩn Xanthormomas campestris pv là nguyên nhân gây bệnh loét. Vi khuẩn hình gậy, một đầu có một lông mao, gram âm, háo khí. Khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy màu vàng bóng, hơi hồng, rìa hơi lượn sóng. * Phương thức lan truyền Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên tàn dư lá, quả, thân, cành cây đã bị bệnh. Vi khuẩn lan truyền nhờ tác nhân cơ giới, gió, nước mưa. Do đó, bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mùa mưa. * Triệu chứng bệnh Bệnh gây hại tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất (thân, cành, lá, quả). Gây rụng quả và lá, cành non bị khô, làm cây cằn cỗi, chóng tàn. Trong vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết. Vết bệnh trên quả không ăn sâu vào trong múi. Quả bị bệnh có phẩm chất kém, không cất giữ được. Trên lá non triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính khoảng 1 mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá sau đó vết bệnh mở rộng, pha vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Mặt trên lá nơi vết bệnh hơi nổi gờ, nhưng không phá vỡ biểu bì. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng hoặc màu xanh tối. Sau đó vết bệnh phát triển thành vết loét hình tròn, màu nâu xám. Khi vết bệnh già, hóa gỗ, rắn lại thì hình dạng vẫn tròn hoặc không định hình, mặt dưới sù sì, mặt trên vết bệnh có lớp màng hơi sù sì nứt nẻ màu xám tro. Kích thước vết bệnh thay đổi theo giống cây ăn quả có múi. Vết bệnh rời rạc hay thường liên kết với nhau dọc theo vết sâu cắn hoặc vết hại của sâu vẽ bùa. Lá bị bệnh không biến đổi hình dạng, nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá. Vết bệnh ở quả tương tự như ở lá, vết bệnh rắn, sù sì màu nâu thường hơi lõm, mô chết ở giữa bệnh rạn nứt, mép ngoài có gờ nổi lên, quầng vàng nhạt quanh vết bệnh không rõ ràng. Kích thước vết bệnh không đều nhau. Vết bệnh nối với nhau thành từng đám và có thể sinh ra gôm. Toàn bộ chiều dày vỏ quả có thể bị loét, nhưng không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng ít nhiều gây biến dạng quả, quả ít nước, khô sớm. Vết bệnh ở trên cành và thân cây con cũng giống trên lá, nhưng sùi lên tương đối rõ, ở giữa vết bệnh không lõm xuống/lõm xuống không rõ rệt, không có quầng vàng quanh vết bệnh. Vết bệnh rất lớn, nối liền nhau bao quanh thân cây non và cành, làm phần trên bị khô héo, dễ gãy. Bị nặng cây phát triển chậm. * Đặc điểm phát sinh Bệnh loét phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh trong mùa mưa nặng hơn trong mùa khô. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ 26-350C. Bệnh loét lây lan rất nhanh. Bệnh hại trên tất cả các giống cây có múi. Chanh, bưởi chùm bị nặng nhất. Các giống cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con bị bệnh nặng hơn các giống cam Canh, cam Sành. * Biện pháp phòng trừ - Đối với những vườn mới trồng cần có hệ thống thoát nước tốt; - Không trồng cây giống bị nhiễm bệnh và không trồng quá dày để tạo thông thoáng cho vườn; - Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh; - Những vườn bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, nên giữ cho vườn cây ở độ ẩm hợp lý tránh tưới thừa nước; - Đốn tỉa tạo tán định kỳ để vườn không bị rậm rạp. Tránh tạo vết thương cơ giới cho vi khuẩn xâm nhập; - Bón phân cân đối NPK. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây đang bị bệnh; - Phòng trừ sâu vẽ bùa bằng thuốc Padan với liều lượng 20 gr/ bình phun 12 lít nước, chủ yếu phun phòng xung quanh các đợt lộc; - Phun phòng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh nặng có thể phun 2 - 4 lần, mỗi lần cánh nhau 8 - 10 ngày. Sử dụng các loại thuốc: Boocđô 1%, Aliete 80 WP 0,5%, kasumin 2SL, Oxyclorua đồng. 2.3.6. Bệnh sẹo * Đặc điểm Do nấm Elsinoe fawcettii Bitan. Et Jent gây ra. Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh. Nấm gây bệnh lan truyền nhờ nước mưa, gió và côn trùng. Các bộ phận còn non của cây bị nhiễm bệnh rất sớm. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn, màu xanh nhạt, sau đó vết bệnh nhô lên. Khi vết bệnh già, trên đỉnh vết bệnh có màu vàng nhạt đến màu vàng nâu nhạt. Đặc biệt khi bệnh hại nặng trên lá non làm cho lá bị biến dạng. Bệnh sẹo phát triển trong điều kiện có ký chủ mẫn cảm bệnh, tức là khi cây có lá, cành, quả còn non và trong điều kiện thời tiết thích hợp (ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22 – 23C0) Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh bắt đầu phát triển từ mùa xuân, gia tăng dần trong mùa hè, mùa thu, đến mùa đông bệnh giảm dần và ngừng khi thời tiết bắt đầu khô hanh (tháng 10 – 1 năm sau). * Biện pháp phòng trừ - Thường xuyên vệ sinh vườn cây ngay sau khi thu hoạch; thu dọn các bộ phận bị bệnh đem đốt để diệt nguồn bệnh; Chú ý cắt tỉa cành, tạo cho tán cây thông thoáng. - Không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh. Trước trồng hoặc gieo hạt gốc ghép có thể xử lý bằng dung dịch boocđô 5% trong vòng 3 - 5 phút; - Bón phân cân đối NPK trên nền phân hữu cơ hợp lý; - Chăm sóc vườn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, làm cho lộc ra tập trung; - Phun phòng khi cây sắp ra lộc xuân, sau rụng hoa, thời kỳ quả non bằng thuốc: boocđô 1%, benlate 50WP với nồng độ 0,2%, Aliette 80 WP 0,25%. 2.3.7. Bệnh chảy gôm * Đặc điểm Do nấm Phytophthora citricola Sawada gây ra. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, trên tàn dư cây bị bệnh, hỗn hợp làm bầu, các công cụ chăm sóc cây trong các vườn cây bị bệnh. Nấm gây bệnh lan truyền nhờ nước Vết bệnh xuất hiện trên cành, thân, gốc cây, rễ và cả lộc non, quả. Trên vỏ cây có những vết nứt ướt, kèm hiện tượng nhựa chảy ra (chảy gôm). Nấm xâm nhập vào rễ gây thối hỏng rễ. Rễ bị bệnh, không hút được dinh dưỡng, làm cho các lá (nhất là gân lá) bị vàng và cây chuyển màu vàng, cằn cỗi, sau đó lá rụng. Rễ bị bệnh nặng làm lá trên cành rụng gần hết, cành khô chết. Trên thân mọc nhiều nhánh non nhưng chết sớm. Quả bị bệnh có màu nâu, thối và rụng. Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nhưng vào mùa mưa phát sinh gây hại nặng hơn. Những vườn bị úng nước hay bón phân mất cân đối hoặc vườn ít tạo tán thì bị bệnh nặng hơn. * Biện pháp phòng trừ - Luôn giữ cho vườn cây có độ ẩm hợp lý, không tưới nước nhiều, vườn có hệ thống tiêu thoát nước tốt. - Sử dụng các giống cây có khả năng chống chịu bệnh làm gốc ghép, không nên tủ cỏ hoặc rơm rạ vào sát gốc cây trong mùa mưa; - Trong quá trình chăm sóc tránh để gây vết thương ở phần gốc cây; - Tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu hệ vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng; - Phòng bệnh bằng cách dùng boocđô 2% quét 2 lần/năm vào thân cây và cành cấp 1. Phun lên tán lá bằng ridomil MZ72 (0,2%), aliette 80WP (0,2%), boocđô (1%). Có thể dùng thuốc thảo mộc Sông Lam 333 quét vào vết bệnh sau khi đã vệ sinh vết bệnh. 2.3.8. Bệnh Greening (Liberobacterium asiaticium) * Đặc điểm gây hại Nguyên nhân chủ yếu là do trồng cây giống có mắt ghép, cành chiết nhiễm bệnh hoặc do rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn gây bệnh Bacterium asiaticium từ cây này sang cây khác. Triệu chứng điển hình của bệnh là lá có mầu vàng, khảm gân lá viền xanh quả ra không đúng vụ, quả nhỏ vẹo, tép khô. Nếu bị nặng cây tàn lụi rồi chết. * Biện pháp phòng trừ Sản xuất cây giống trong nhà lưới bằng mắt ghép sạch bệnh, chỉ sử dụng cây giống sạch bệnh để trồng. Thực hiện chống tái nhiễm bệnh thông qua việc thường xuyên kiểm tra vườn, kịp thời phát hiện và phun thuốc trừ rầy chổng cánh triệt để. Chăm sóc vườn cây phát triển tốt, chặt bỏ những cây đã nhiễm bệnh ở trong vườn hoặc ở những vườn xung quanh mang tiêu huỷ để tránh lây lan. 2.3.9. Bệnh Tristera * Đặc điểm Là một trong những bệnh rất nguy hiểm trên cây có múi, do virus dạng sợi (2 x 10 -11 mm) tập trung và làm hỏng mạch dẫn libe trong cây làm cho cây bị lùn , có dạng bụi, lá thưa , nhỏ, tròn, vùng giữa thân bị vàng, quả nhỏ , méo mó, vỏ dày, gỗ trên thân và cành có sọc lõm dài. Bệnh thường lây truyền qua mắt ghép, hoặc do các loài rệp chích hút như rệp cam nâu(Toxptera citricidus) hay rệp đen (Toxptera aurantii) hoặc rệp bông(Aphis gossyii) * Biện pháp phòng trừ - Sử dụng cây con sạch bệnh từ các vườn ươm được kiểm định; - Diệt các loài rệp truyền bệnh bằng các loại thuốc Suprcide hoặc Bian...; - Sử dụng các giống và gốc ghép chống chịu bệnh. 2.4. Thu hoạch và bảo quản 2.4.1. Thu hoạch Cam Canh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, nên thu hái lúc chiều mát, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm. Sau đây là một số kinh nghiệm khi thu hái quả. - Tránh thu hoạch sớm quá, hàm lượng axit còn cao, tỷ lệ đường thấp; - Tránh thu hoạch quá muộn, quả dễ bị khô xốp, giảm phẩm chất. Thu quả muộn sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phân hoá mầm hoa của vụ quả năm sau. * Để xác định thời điểm thu hoạch, cần tiến hành công việc sau - Đánh giá độ chín sinh lý quả: Là giai đoạn phát triển mà ở đó sản phẩm quả đã hoàn thiện sự sinh trưởng tự nhiên của chúng, đảm bảo quá trình chín xảy ra và cho thu hoạch; - Dùng thước đo đường cầm tay (khúc xạ kế): Xác định độ Brix từng mẫu quả trên đồng ruộng. Khi độ Brix đạt 9-10% tiến hành thu hoạch; - Đánh giá các chỉ tiêu về màu sắc, mùi vị, độ cứng quả., đặc biệt chú ý màu sắc vỏ quả, khi 30 – 40% diện tích vỏ quả chuyển sang màu vàng. - Đánh giá độ chín thương phẩm: Là một thời điểm nhất định trong giai đoạn phát triển của quả, đáp ứng được mục đích sử dụng cụ thể của con người (ăn tươi, chế biến, vận chuyển, bán,...) chủ yếu dựa vào thời vụ thu hoạch cụ thể của từng giống; - Sau khi xác định được độ chín sinh lý quả, tiến hành thu hái, trong quá trình thu hái phải dùng thang chuyên dùng, kéo cắt quả tránh làm xây sát, dập nát quả, cuống quả cắt thấp hơn phần vai quả. Quả thu hái được cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp rồi vận chuyển về nhà hoặc nơi tập kết để phân loại. 2.4.2. Phân loại và bảo quản 2.4.2.1. Phân loại quả Cam thu hoạch về cần được phân loại theo kích thước để tiện đóng gói và bảo quản. Cần loại bỏ ngay những quả không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình thù vẹo vọ, xây sát hoặc quả bị sâu bệnh. 2.4.2.2. Bảo quản quả - Các yếu tố của môi trường bảo quản ảnh hưởng đến thời hạn bảo quản của quả tươi Bảo quản quả tươi là duy trì sự sống tiếp tục của chúng sau thu hoạch được tách khỏi môi trường sống tự nhiên, khỏi cây mẹ. Tất cả các yếu tố thuộc về nguyên liệu ban đầu và các yếu tố thuộc về môi trường bảo quản đều có ảnh hưởng đến thời hạn bảo quản. Thời hạn bảo quản của quả tươi ở độ chín sử dụng là thời gian tối đa ở điều kiện bình thường các quả đó vẫn giữ được giá trị cao, chưa bị hư hỏng. Ở điều kiện b ảo quản tối ưu, thời hạn ấy là tối đa. + Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố môi trường có ảnh hưởng quyết định nhất đến quá trình sống của quả khi bảo quản. Để bảo quản quả được lâu cần phải hạ thấp nhiệt độ, tuy nhiên nhiệt độ đó không dưới điểm đóng băng để không gây ra tác động cơ học phá hủy tế bào do các tinh thể nước. Điểm đóng băng của quả thường dưới 00C ( từ - 2 đến - 40C) vì dịch bào thường chứa các chất hòa tan. Mỗi loại quả, kể cả các giống khác nhau trong cùng một loại có nhiệt độ tồn trữ thích hợp nhất định, ở đó cường độ hô hấp (hiếu khí) thấp nhất. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ bảo quản tối ưu. Nhiệt độ tối ưu này thay đổi theo độ chín của rau quả tồn trữ. Thông thường, khi quả còn xanh thì nhiệt độ tối ưu cao hơn khi quả chín, với quả cam xanh là 4 - 6 C0. + Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng bảo quản có ảnh hưởng lớn đến sự bốc thoát hơi nước của quả. Độ ẩm thấp làm tăng sự bay hơi nước, khi đó quả một mặt bị giảm khối lượng tự nhiên, mặt khác làm héo bề ngoài và bên trong, sinh ra hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến rối loạn sự trao đổi chất và quả mất khả năng đề kháng với các tác dụng bất lợi từ bên ngoài. Trong quá trình bảo quản quả, độ ẩm của không khí cần được duy trì tối ưu để vừa chống bốc hơi nước, vừa hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng. + Thành phần của không khí bảo quản: Thành phần của không khí bảo quản có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm và cường độ hô hấp, nói khác đi là đến quá trình trao đổi chất. Tăng hàm lượng CO2 và giảm O2 trong không khí có tác dụng hạn chế hô hấp (hiếu khí) của quả. Khi hàm lượng CO2 tăng lêm 3 – 5% và lượng O2 giảm đi tương ứng (chỉ còn 16 -18%) thì thời gian bảo quản quả có thể tăng 3 - 4 lần, so với khi tồn trữ ở khí quyển bình thường (0,03% CO2, 21% O2, 79%N2). Nhưng nếu CO2 tăng quá 10% sẽ sinh ra quá trình hô hấp yếm khí, phá vỡ cân bằng các quá trình sinh lý, làm cho quả mất khả năng đề kháng tự nhiên, dẫn đến sự thâm đen và thối hỏng. + Sự thông gió và làm thoáng khí: Sự thông gió và làm thoáng khí có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của quả trong quá trình bảo quản. Thông gió là đổi không khí trong phòng bảo quản bằng không khí từ bên ngoài vào. Còn làm thoáng khí là tạo ra sự chuyển động của lớp không khí xung quanh khối quả bảo quản. Sự thông gió cần thiết để thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và thành phần khí trong kho bảo quản. Trong quá trình bảo quản quả có thể tự sinh ra sự dư nhiệt và dư ẩm, do quá trình hô hấp. Thông gió tự nhiên được tạo ra theo quy luật của dòng nhiệt. Khi hô hấp, khối quả phát nhiệt làm nóng không khí trong phòng bảo quản, không khí sẽ giãn nở, nhẹ đi và cùng hơi nước bốc lên, rồi theo ống thoát ra ngoài. Khoảng trống này được bù đắp bằng không khí từ bên ngoài, qua ống hút, khe cửa và các chỗ khác. Vận tốc chuyển động của không khí, tức là hiệu quả của sự thông gió tự nhiên, tùy thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ tại khối quả và bên ngoài, vào sự chênh lệch chiều cao giữa nơi vào và nơi ra của không khí. Thông gió tự nhiên chỉ áp dụng cho các kho bảo quản thường, nhỏ và xếp chồng không quá cao. Ở các kho bảo quản quả hiện đại, người ta thường trang bị hệ thống thông gió cưỡng bức tự động. Nhờ các nhiệt kế tự động hoặc các đầu dò của chúng, đặt giữa khối nguyên liệu sẽ truyền tín hiệu biến đổi nhiệt độ đến trung tâm điều khiển đóng mở quạt gió và cửa gió dẫn đến từng khu vực nguyên liệu. Trong khoảng thời gian ngưng giữa hai chu kỳ làm việc của quạt gió, sự thông gió trong khối quả xảy ra theo quy luật của thông gió tự nhiên. Ánh sáng có tác dụng nhạy cảm đến độ hoạt động của các hệ enzim tác động đẩy mạnh hô hấp và các quá trình trao đổi chất. * Một số phương pháp bảo quản quả cam Canh Hiện nay việc bảo quản cam Canh được người dân dùng theo hai phương pháp đó là bảo quản trên cây và bảo quản sau khi đã thu hái. Việc bảo quản trên cây được thực hiện ở giai đoạn cam chín kỹ thuật (vỏ quả chuyển màu vàng xanh, màu vàng chiếm 75-80%); khi bảo quản sẽ kéo dài thời gian gian chín của quả được 45 - 60 ngày so với việc không phun, ngoài ra còn làm tăng độ cứng của quả trong giai đoạn chín, tăng kích thước tự nhiên của quả, giảm đáng kể hiện tượng rụng quả trước thu hoạch, mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt đã góp phần tăng giá trị kinh tế cho nhà vườn trên 50%. Còn đối với việc bảo quản sau khi thu hái thì có một số biện pháp sau: - Bảo quản lạnh: Bảo quản cam ở nhiệt độ lạnh được ứng dụng nhiều vì đây là phương pháp chắc chắn nhất. Trước khi bảo quản cần được phân loại theo độ chín, kích thước, độ hư hỏng của quả,... Sau đó ngâm cam trong dung dịch 0,5 - 1,0 % xà phòng và 2% Soda hoặc dùng 0,5 - 1% sodium - O- phenyl phenate khoảng 4 – 5 phút sau đó chải sạch sạch và làm khô quả bằng quạt, lau sáp, láng bóng quả và bọc quả bằng nilon 0,01mm, rồi xếp cam vào sọt và đưa đi bảo quản ở kho lạnh ở nhiệt độ 8 – 10oC, ẩm độ 80 - 85 % ta sẽ kéo dài thời gian sử dụng được từ 5 – 8 tháng. Trong thời gian bảo quản cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh, đồng thời theo dõi độ chín để kịp thời thay đổi chế độ bảo quản cho hợp lý. - Bảo quản bằng hoá chất: Quy trình xử lý, bảo quản cam bằng hoá chất như sau: Quả cam mới hái- chọn lựa - chải bóng - xử lý hoá chất - làm ráo - đóng gói - bảo quản ở nhiệt độ thường. Cam mới hái về được lựa chọn và phân loại theo kích thước, loại bỏ các quả không nguyên vẹn, sâu bệnh, chín quá hoặc xanh quá. Sau đó dùng bàn chải mềm lau sạch mặt quả để làm đẹp mã quả. + Có thể dùng NF - 44 với nồng độ 0,50 - 0,75% hay Mertect 90 (Thiobendazol) cũng với nồng độ đó để xử lý quả trước khi đưa vào bảo quản trong kho, có thể dùng màng sáp cố định trên vỏ quả thay cho túi nilon; + Dùng parafin: Sau khi nhúng nước vôi 3%, lau khô rồi phun dung dịch parafin lên quả cam, hong khô, bọc giấy bản, xếp vào hòm, mỗi hòm 4 lớp; + Dùng axit sunfurơ: Ngâm quả vào axit sunfurơ 0,5%, trong dung dịch này quả thấy có màu vàng đất và có mùi axit sunfurơ. Khi ta đun nóng quả ngâm này trong nước đường loãng, axit sunfurơ sẽ mất đi, quả lại khôi phục mầu sắc và hương vị vốn có của nó. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp xuất khẩu quả tươi. - Bảo quản bằng phương pháp làm khô vỏ quả: Ở một số nước người ta dùng phương pháp làm khô vỏ quả nhằm làm chậm việc dịch chuyển của lượng nước thoát ra qua vỏ quả trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên phương pháp này không được dùng phổ biến vì cam là loại quả có chứa nhiều nước và không chắc chắn. Mặc dù vậy nó vẫn được dùng vì vỏ cam có thể làm khô tốt. Có thể làm khô vỏ bằng các cách như cho vào: Lò nướng, lò vi sóng, phơi nắng,… Phần II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐỂ THÂM CANH CÂY CAM CANH THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHÙ HỢP VỚI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về vùng nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý Hưng Yên - Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. - Địa hình tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. 2.1.2. Tài nguyên nước Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông. Phía tây có sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía đông là sông Cửu An. Ngoài ra có sông Đuống, chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía đông và đông bắc của tỉnh và hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải. 2.1.3. Tài nguyên đất Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại: - Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt. - Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua. - Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua. 2.1.4. Khí hậu, thủy văn Hưng Yên có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: từ tháng 4 đến tháng 11 là mùa nóng, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa khô lạnh. Lượng mưa trung bình là 1300-2000 mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 – 250C. Các hiện tượng khí hậu khác: Hưng Yên là địa phương trong vùng nghiên cứu ít phải gánh chịu những bất lợi do thời thiết gây ra như nhiều vùng trong cả nước. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm với nhiều loại cây trồng khác nhau như: hoa, rau màu... 2.2. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với vùng nghiên cứu Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình và tiêu thụ cam Canh tại vùng nghiên cứu thì nhóm tác giả đã đưa ra một quy trình sản xuất cam Canh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với địa phương để thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa. 2.2.1. Kỹ thuật nhân giống Do nhu cầu của sản xuất hiện nay và so sánh hiệu quả của các phương pháp nhân giống thì để sản xuất thâm canh chúng ta nên nhân giống cam canh bằng phương pháp ghép, vì hệ số nhân giống cao. Tuy nhiên, việc nhân giống cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cây con xuất vườn. Quy trình kỹ thuật nhân giống cam bằng phương pháp ghép đã được trình bày ở phần trên (từ trang 2 – 10). 2.2.2. Kỹ thuật chọn giống Để đảm bảo nguồn giống tốt, sạch bệnh thì chúng ta cần phải có kỹ thuật chọn giống, hay nói cách khác là nắm chắc được các nguyên tắc chọn giống sau: - Cây giống sạch bệnh, các cây giống trước khi xuất vườn cần có chứng chỉ sạch bệnh: + Cây sinh trưởng khoẻ, thân thẳng, tất cả các lá phải xanh và không có lá dị dạng. + Đường kính thân cách gốc 10 cm đạt 10 - 15 mm. - Cành ghép khoẻ, dài từ 30 cm trở lên. - Đúng giống. - Được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ cây giống chất lượng cao. 2.2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2.2.3.1. Làm đất, đào hố, bón lót - Làm sạch cỏ dại, phát quang thảm thực vật, sau đó tiến hành làm đất. Đối với đất ở vùng nghiên cứu là đất phù sa sông Hồng, có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa khá mạnh, do đó khi làm đất trồng cam Canh cần nên luống cao, tránh tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa dễ dẫn đến chết cây. - Đào hố: Hố thường phải đào trước khi trồng 15 - 30 ngày. Đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm. - Bón lót: Loại phân Khối lượng (kg/hố) Phân chuồng hoai mục 20-30 Super lân 0,5-0,7 Vôi bột 0,3-0,5 2.2.3.2. Thời vụ, mật độ, cách trồng * Thời vụ - Vụ Xuân trồng tháng 2-4. - Vụ Thu trồng tháng 8-10. * Mật độ khoảng cách Đối với vùng nghiên cứu do có điều kiện thâm canh cao nên trồng dày với khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha. * Cách trồng Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân chuồng, super lân và vôi theo liều lượng ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc dẫn đến chết cây. 2.2.3.3. Chăm sóc sau khi trồng a. Tưới nước: Sau khi trồng cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày vào buổi chiều mát đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới, lưu ý không nên tưới quá nhiều, tránh ngập úng. Chủ động tiêu úng vào mùa mưa, tránh tình trạng để ngập từ 2-3 ngày. b. Bón phân * Bón phân đa lượng - Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi, thời kì kiến thiết cơ bản: Hàng năm cần bón thúc 4 lần vào các thời điểm như sau: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11. Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.             Lượng bón: Loại phân Khối lượng (kg /cây) Phân hữu cơ hoai mục 5-20 Đạm Urê 0,1-0,2 Super lân 0,2-0,5 Kali 0,1-0,2 - Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali. + Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.         Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: - Phân hữu cơ hoai mục: - Đạm Urê: - Super lân: - Kali: - Vôi bột: 20-30 kg/cây 0,5-0,8 kg/cây 0,5-1,0 kg/cây 0,1-0,3 kg/cây 0,5-1 kg/cây         Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.     Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước sau khi bón. * Bón phân vi lượng, siêu vi lượng Trong điều kiện thâm canh cao, thì cây cam thường bị thiếu hụt một lượng lớn các nguyên tố vi lượng. Do đó sau khi cây cho thu hoạch cần chú ý bổ xung các nguyên tố vi lượng cho cây để cung cấp và bồi hoàn cho cây các nguyên tố cần thiết, do đó người dân cần có kiến thức để nhận biết sự thiếu hụt của các nguyên tố trên cây. * Sử dụng các chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các hướng, chế phẩm sinh học tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng cường khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được sâu bệnh,  ngoài ra khi sử dụng chế phẩm sinh học còn giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% - 30% trở lên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chế phẩm sinh học, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nhóm tác giả nhận thấy chế phẩm sinh học Thanh Hà AH và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là thích hợp nhất đối với cam Canh và đặc biệt là vùng nghiên cứu. c. Đốn tỉa cây, tạo tán Tại vùng nghiên cứu để thâm canh, người ta thường trồng cam với mật độ tương đối dầy. Do đó, vườn cây đã thành thục sẽ có chiều cao và hình dạng tán lá không đồng đều, và sự giao tán làm cho vườn trở nên dày đặc. Trong những vườn này, sâu bệnh có thể phát tán nhanh hơn, chất lượng quả thấp, cây có khuynh hướng không mang quả trong nhiều năm liền hoặc có hiện tượng cách niên. Bằng một số chế độ cắt tỉa cành, tạo tán hợp lý có thể duy trì được sức sống cũng như năng suất của vườn. * Một số biện pháp cắt tỉa chính: - Chủ vườn phải chọn đúng thời điểm để tiến hành cắt tỉa cành, bởi cây là thường xanh và không có kỳ nghỉ đông (giai đoạn ngủ nghỉ). Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất của cây có khuynh hướng giảm dần kể từ sau khi thu hoạch quả. Do đó; thời điểm thích hợp nhất để cắt, tỉa cành đối với cây cam Canh tại vùng nghiên cứu là lúc thu hoạch xong. Cắt tỉa nhẹ hay ít cũng có thể được tiến hành vào các mùa khác trong năm để loại bỏ những cành có khuynh hướng làm cho cây phát triển một cách dày đặc, những cành sâu bệnh. - Có hai phương pháp tỉa cành cơ bản là cắt ngắn và tỉa thưa. Cắt ngắn cành sẽ thúc đẩy sự phát triển của những chồi phía dưới, qua đó cũng sẽ thúc đẩy sự phân cành của cây. Tỉa thưa tức là loại bỏ hoàn toàn cành hay chồi để giảm bớt tổng số các chồi bên Nhà vườn cần thận trọng, không nên tỉa quá 15% tổng số cành của toàn cây và phải quan sát thật kỹ lưỡng cấu trúc của cây trước khi tiến hành cắt tỉa. Nên tiến hành cắt tỉa trên cành cấp I thứ ba (cành khung III) tính từ đỉnh của cây trước, tiếp theo là cành cấp I thứ 2 (cành khung II) và cuối cùng là trên cành cấp I thứ 3 (cành khung I). Cho mỗi cành cấp I, việc cắt tỉa được bắt đầu từ cành thứ cấp (cành cấp II) và tiếp đến là những chồi bên. d. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả * Biện pháp kích thích ra hoa - Thông thường người dân có thể kích thích cam Canh ra hoa bằng biện pháp khoanh vỏ. Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, có bộ lá xanh đậm, tiến hành khoanh vỏ. Dung kéo chuyên dụng để khoanh toàn bộ số cành cấp 1, khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,1 - 0,2 cm, xử lí thuốc phòng trừ nấm cho vết khoanh có thể dùng Aliette 80 WP với nồng độ 0,2%. Sau đó dùng băng dính tối màu băng lại để hạn chế mất nước và nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây nhiễm khuẩn. * Biện pháp tăng khả năng đậu quả: - Trước khi nở hoa dùng một trong các loại phân bón lá: Atonic, Master Grow, kích phát tố thiên nông (Theo chỉ dẫn ghi trên bao bì) phun lên chùm hoa 2 lần, lần 1 khi chùm hoa mới nhú; lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần. Ở những vùng cam đạt năng suất cao, người dân thường dùng các chế phẩm sinh học để điều tiết khả năng ra hoa đậu quả của cam như: chế phẩm sinh học Thanh Hà AH, Vườn sinh thái,… trước và sau khi cây ra hoa. - Sau khi đậu quả, lúc quả non có đường kính 1 – 2 cm cũng dùng một trong các phân bón lá trên phun 2 – 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày. 2.2.4. Kỹ thuật phòng trừ các loại sâu, bệnh hại chính Tại vùng nghiên cứu, cây cam cũng bị mắc các loại sâu, bệnh hại chính như phần trên đã trình bày. Do đó, kĩ thuật phòng trừ đã được viết ở phần trên, chỉ có bệnh Greening là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với cây cam trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do đặc tính thâm canh cao, không kiểm soát kĩ lưỡng chất lượng giống khi trồng, sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không cân đối, môi trường sinh thái không thuận lợi, bị rầy chổng cánh trích hút truyền bệnh,... nên các vùng cam hiện nay phần lớn bị nhiễm bệnh gân xanh lá vàng. Bệnh Greening ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng của cây cam. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm khá thành công một số các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nhằm hạn chế bệnh Greening như sau: - Kiểm soát tốt chất lượng giống đưa ra trồng mới, giống phải đảm bảo sạch bệnh 100%. - Bón phân cân đối giữa các loại phân đa lượng, phân trung lượng và phân vi lượng. - Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng một cách đúng cách. - Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ. - Diệt rầy chổng cánh bằng biện pháp phun thuốc hóa học định kỳ để bảo vệ các đợt lá non vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng: Trebon, Midan, Nitox, Ofatox,.... - Trồng xen cây ổi vào trong vườn cam với mật độ 4 cây cam trồng một cây ổi. Do trồng ổi trong vườn cây có múi có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening. Trong chiến lược dài hạn, ta nên nghiên cứu vào việc ly trích hương liệu từ lá ổi để phun trên vườn cây có múi nhằm mục đích xua đuổi rầy chổng cánh mà không cần trồng ổi.  - Sử dụng các chế phẩm sinh học được sản xuất trong nước như chế phẩm sinh học Thanh Hà AH, chế phẩm sinh học vườn sinh thái,... - Thả Kiến vàng vào trong vườn cây có múi: kiến vàng có khả năng khống chế sự bộc phát của bọ xít xanh, sâu xanh hại cam quýt, hạn chế sự gây hại của sâu vẽ bùa và rầy mềm, giới hạn sự bộc phát của rầy chổng cánh, qua đó gián tiếp hạn chế bệnh vàng lá Greening trên cây cam quýt. 2.2.5. Thu hoạch và bảo quản a. Thu hoạch Cam Canh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, nên thu hái lúc chiều mát, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm. Sau đây là một số kinh nghiệm khi thu hái quả. - Tránh thu hoạch sớm quá, hàm lượng axit còn cao, tỷ lệ đường thấp; - Tránh thu hoạch quá muộn, quả dễ bị khô xốp, giảm phẩm chất. Thu quả muộn sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phân hoá mầm hoa của vụ quả năm sau. b. Phân loại Cam thu hoạch về cần được phân loại theo kích thước để tiện đóng gói và bảo quản. Cần loại bỏ ngay những quả không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình thù vẹo vọ, xây sát hoặc quả bị sâu bệnh. c. Bảo quản quả Hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp để bảo quản trái cây nói chung và quả cam nói riêng. Tuy nhiên ta nên chọn những phương pháp hữu ích nhất đối với người tiêu dùng cũng như những người sản xuất để vừa bảo quản cam được lâu, không làm giảm chất lượng của quả, không có hóa chất độc hại cho người tiêu dùng và tiết kiệm được chi phí bảo quản. Đó là mục tiêu chung của việc bảo quản hoa quả. Tại vùng nghiên cứu hiện nay nhóm nghiên cứu xin đưa ra những phương pháp hiệu quả và phù hợp sau: - Bảo quản trên quả trên cây: Dùng chế phẩm sinh học học Retain - AVR, đây là chất có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, tuyệt đối an toàn với người và động thực vật. Vào giai đoạn cam chín kỹ thuật (vỏ quả chuyển màu vàng xanh, màu vàng chiếm 75-80%) ta sẽ tiến hành phun dung dịch chế phẩm lên cây. Khi sử dụng chế phẩm sẽ kéo dài thời gian gian chín của quả được 45 - 60 ngày so với đối chứng không phun, ngoài ra còn làm tăng độ cứng của quả trong giai đoạn chín, tăng kích thước tự nhiên của quả, giảm đáng kể hiện tượng rụng quả trước thu hoạch, mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt đã góp phần tăng giá trị kinh tế cho nhà vườn trên 50%. - Bảo quản quả sau khi đã thu hái: + Bảo quản lạnh: Trước khi bảo quản cần được phân loại theo độ chín, kích thước, độ hư hỏng của quả,... Sau đó ngâm cam trong dung dịch 0,5 - 1,0 % xà phòng và 2% Soda hoặc dùng 0,5 - 1% sodium - O- phenyl phenate khoảng 4 – 5 phút sau đó chải sạch sạch và làm khô quả bằng quạt, lau sáp, láng bóng quả và bọc quả bằng nilon 0,01mm, rồi xếp cam vào sọt và đưa đi bảo quản ở kho lạnh ở nhiệt độ 8 – 10oC, ẩm độ 80 - 85 % ta sẽ kéo dài thời gian sử dụng được từ 5 – 8 tháng. Trong thời gian bảo quản cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh, đồng thời theo dõi độ chín để kịp thời thay đổi chế độ bảo quản cho hợp lý. + Dùng chế phẩm sinh học dung dịch Coating: Trước tiên ta phân loại để loại bỏ những quả xây xước, bầm giập, nhiễm nấm bệnh, tiến hành rửa vệ sinh quả, để ráo nước, hong khô rồi nhúng dung dịch Coating bọc màng cho toàn bộ số cam, để khô hẳn, xếp cam vào thùng carton đã đục lỗ thoáng khí để bảo quản, bảo đảm mỗi thùng có 2 lớp cam, được phân cách bằng lớp bìa carton có lỗ, đóng kín hộp, xếp lên giàn nơi thoáng khí, kết quả sau 60 ngày, quả cam vẫn bình thường, chất lượng không đổi, mã quả sáng bóng, đẹp, vỏ quả cứng hơn, giá trị thương phẩm tăng 65% so với quả thu hái bán ngay, đối chiếu với đối chứng không sử dụng chế phẩm bảo quản, mã quả xấu, vỏ quả nhăn nhúm, lõm, giá trị sản phẩm giảm trên 50% so với thu quả bán ngay. 2.2.6. Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau khi thu hoạch a. Đốn tỉa, tạo hình: Thu hoạch xong, việc đầu tiên ta nên tiến hành cắt tỉa, bỏ hết các cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh, cành vô hiệu mọc đan chen trong tán làm cho cây thông thoáng nhằm hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng nuôi những cành quả cho vụ sau. b. Phơi rễ, đảo rễ: Dùng cuốc đào vát vào bên trong xung quanh gốc theo hình tròn có đường kính và độ sâu khoảng 40-50cm. Nhấc bầu lên, cắt bớt rễ xung quanh, để khoảng 10 ngày rồi dùng dao nạo lại bầu đất, lật cây lên chặt đứt rễ cọc. Nếu trời mát nên để trơ gốc gọi là “phơi rễ” 10-12 ngày; trời nắng hay hanh khô do heo may cần tủ lại đất để giữ ẩm, giữ cho các đầu rễ khỏi bị khô làm cây bị khô héo. Việc cắt bớt một số rễ tơ và phơi rễ giúp cho cây trẻ lại đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ đậu quả cao. c. Bón lót để hồ rễ: Khoảng 15 ngày sau hạ bầu trở lại và bón 30-40 kg/gốc phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5 kg/gốc vôi bột + 1,5-2 kg/gốc supe lân. Chú ý rắc vôi bột vào các đầu rễ nhằm hạn chế mất nước và chống nhiễm khuẩn gây thối rễ. d. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại một cách triệt để nhằm tiêu diệt hết các loại rệp hại, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ bằng các loại thuốc chuyên dụng và hạn chế úng ngập để tránh bệnh thối rễ, nứt thân giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa. e. Khoanh vỏ hãm cây chống rụng quả non: Khi quả đã đậu khoảng 70-80%, to gần bằng hạt đậu xanh thì nên khoanh vỏ hãm cây để chống rụng quả non. Dùng dao chuyên dụng tiện 1 vòng quanh thân hoặc các cành cấp 1 sao cho đứt vỏ sát thân gỗ mở ra một lớp vỏ rộng khoảng 1 mm, cách gốc cành khoảng 15-20cm. Dùng băng dính tối màu băng lại để hạn chế mất nước và nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Tùy tình hình sinh trưởng của từng cây, diễn biến của thời tiết mà quyết định số lần khoanh vỏ cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nếu cây khỏe, trời mát, đất ẩm thì tiện 2-3 lần, ngược lại, cây yếu, trời hanh khô thì chỉ cần tiện 1 lần cũng đã đạt được hiệu quả. Chú ý các lần khoanh vỏ cách nhau 7-10 ngày và cách nhau khoảng 10cm, không được khoanh trùng lên vết cũ. Khoảng 12-15 ngày sau tháo băng dính thấy 2 mép vỏ liền lại, các quả trên cây đã xanh ổn định là việc khoanh vỏ chống rụng quả đã thành công. f. Bón thúc nuôi quả: Khi quả lớn cỡ quả bóng bàn bắt đầu bón thúc bằng các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương… đem ngâm chua 1-2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng nên bón thêm phân kali dạng KCl để tăng thêm độ ngọt và màu sắc đẹp. g. Neo giữ quả: Duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt hạn chế bón nhiều phân đạm hóa học và luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60-70% sẽ giữ được quả trên cây từ 1,5-2 tháng mà chất lượng, mã quả vẫn đảm bảo, bán được giá cao. KẾT LUẬN - Nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư với mật độ lớn nhất của cả nước, nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người. Với nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp lớn và chất lượng của người dân Hà Nội thì việc xây dựng các vùng trồng thâm canh cao theo hướng sản xuất hàng hóa kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến là việc hết sức cần thiết. - Trên nền quy trình kỹ thuật trồng cam Canh cơ bản nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm những tiến bộ kỹ thuật mới như sau: + Dùng các chế phẩm sinh học để kích tăng hoa đậu quả, bổ xung vi chất cho cây, cân bằng độ PH cho đất,… + Kỹ thuật tổng hợp để phòng trừ bệnh hại cho cây, đặc biệt là bệnh Greening + Kỹ thuật bảo quản cam Canh bằng hai phương pháp: bảo quản trên cây và bảo quản cam sau khi thu hái. Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học nên chất lượng quả đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng, bảo quản cam được lâu tỉ lệ hư hỏng thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docung_dung_tien_bo_khoa_hoc_cong_nghe_san_xuat_cam_canh_sach_benh_317.d_.doc
Luận văn liên quan