Nghiên cứu việc áp dụng VietGap trong sản xuất rau của Hà Nội

Ý kiến của ông Nguyễn Văn Cải, người trồng rau đã được cấp chứng chỉ VietGAP, theo ông thì đánh giá thì áp dụng quy trình VietGAP cũng không khó với ông sổ nhật ký là rất hữu ích, ông ghi chép sổ nhật ký rất đẩy đủ, từ sổ nhật ký ông biết chính xác được đã làm những gì như gieo trồng ngày nào, bón phân gì, thuốc BVTV gì thời gian bao lâu biết thời gian cách ly để làm cỏ hay chăm sóc rau bởi vậy sức khoe của gia đinh ông sẽ được đảm bảo hay kết thúc thu hoạch thì sẽ biết được chính xác lợi nhuận. Ông cũng rất tự hào về sản phẩm của mình, ông cho biết rau của gia đình khi bán thì khách hàng sẽ ưu tiên chon mua hàng của ông và sẵn sàng trả cao hơn từ 1 đến 2 nghìn đồng/kg và ông cũng cảm thấy yên tâm hơn khi khách hàng dùng rau của gia đình ông

doc138 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu việc áp dụng VietGap trong sản xuất rau của Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm trong sx rau xanh. có nhiều kinh nghiệm trong sx rau xanh. có nhiều kinh nghiệm trong sx rau xanh. Hưởng lợi từ chính sách của nhà nước Đều được thụ hưởng rất lơn từ chính sách của nhà nước. Đều được thụ hưởng rất lơn từ chính sách của nhà nước. Đều được thụ hưởng rất lơn từ chính sách của nhà nước. Tiêu thụ sản phẩm Chưa thành lập được kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Chưa thành lập được kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Chưa thành lập được kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Bảng 4.7. Những điểm khác nhau của ba hợp tác xã Tiêu chí so sánh HTX Văn Đức HTX Yên Mỹ HTX Tiền Lệ Khởi đầu phát triển ứng dung sx VietGAP Đối với HTX Văn Đức việc triển khai VietGAP khởi nguồn từ việc liên kết sản xuất rau VietGAP với Công ty TNHH rau Văn Đức (Công ty Hương Cảnh cũ) HTX Yên Mỹ, được sự hỗ trợ của Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (do Canada tài trợ). HTX tiền lệ được sự giúp đữ bới 2 đơn vị để triển khai áp dung VietGAP là Sở NN Hà Nội và Dự án Qseap Quy mô xản xuất Tổng diện tích 25ha rau theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm 10% tổng diện tích của toàn HTX với 400 hộ xã viên tham gia sản xuất Hiện tại quy mô nhỏ mới chỉ có 15 hộ chính thức được cấp cc rau VietGAP và dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ có thêm 78 hộ được cấp chứng chỉ hiện mở rông và đến nay đã đạt 31 ha chiếm 62% diện tích rau VietGAP của toàn xã với 600 hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP Ban chỉ đạo VietGAP Về tổ chức bộ máy ban chỉ đạo VietGAP, Ban chủ nhiệm HTX là trưởng ban chỉ đạo trực tiếp đến các nhóm hộ và mỗi nhóm hộ sẽ có các hộ sx trực tiếp Về tổ chức của ban chỉ đạo Viet Gap có một sự khác biệt với các đơn vị khác là cơ cấu tổ chức của ban chỉ đạo, Bí thư xã là Trưởng ban và có các ủy viên là các tổ đội, các hội được triển khai chặt chẽ hoạt động rất hiệu quả Ban chỉ đạo sx VietGAP của HTX Tiền Lệ, người đứng đầu là chủ nhiệm HTX làm trưởng ban, phó chủ nhiệm HTX làm phó ban và trực tiếp chỉ đạo bà con sx, bên dưới thực hiện bao gồm 6 đội sx và được chia thành 15 nhóm 4.3.5. Tình hình triển khai VietGAP tại các hộ sản xuất Kết quả điều tra các hộ trồng rau trên địa bàn Hà Nội được thực hiện lựa chọn thí điểm được tiến hành tại 3 huyện có diện tích trồng rau lớn và tại các điểm đã thực hiện triển khai và đã được cấp chứng chỉ VietGAP, tại huyện Gia Lâm đã thực hiện phỏng vấn và điều tra tại Xã Văn Đức, huyện Thanh Trì đã thực hiện điều tra tại Xã Yên Mỹ và huyện Hoài Đức thực hiện tại HTX Tiền Lê. Hình 4.8. Điều tra trực tiếp từ các hộ trồng rau Kết quả điều tra với tổng số phiếu (bảng hỏi) đã thực hiện điều tra là 50 phiếu, Bảng hỏi được chia thành 3 phần chính để phù hợp với người trả lời và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của luân văn. Nội dung bản hỏi được thành 3 phần, phần một dành cho các hộ trồng rau đã được cấp chứng chỉ VietGAP, phần hai để hỏi các đối tượng đang xin cấp chứng chỉ VietGAP và phần ba là dành cho những hộ nông dân đang sản xuất rau theo thuyền thống. kết quả được tổng hợp như sau: Bảng 4.8. Tổng hợp điều tra các hộ trồng rau STT Số hộ trồng rau Số phiếu 1 Số hộ được cấp chứng chỉ VietGAP 25 2 Số hộ đang xin và chờ được cấp chứng chỉ VietGAP 15 3 Số hộ dang sx theo cách truyền thống 10 Tổng 50 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 4.9. Kết quả điều tra đối với 15 hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP STT Nội dung hỏi Phần trả lời Kết quả 1 Thời gian được cấp cc tiêu chuẩn VietGAP Trên 2 năm 40 % Dưới 2 năm 60 % 2 Cô/chú sx rau theo tiêu chuẩn VietGAP Vì có chính sách hỗ trợ 68 % Để có sản phẩm tốt và an toàn 92 % Vì có có hiệu quả và lợi ích về kinh tế 80 % 3 Việc đăng ký và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích Năng xuất cao hơn 48 % Giá bán sản phẩm cao 52 % Lợi ích không rõ ràng 32 % 4 Trở ngại lớn nhất của việc áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP Vốn đầu tư cao 56 % Quy trình phức tạp 48 % Không có khó khăn gì 24 % 5 Việc áp dung sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới tôi sẽ Mở rông thêm diện tích 68 % Thu hẹp diện tích 0 % Tập chung SX rau an toàn 56 % Tập trung sản xuát rau thường 50 % không thay đổi 36 % không làm nữa 0 % 6 Các quy đinh của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP Hợp lý 84 % Quá phức tạp 8 % Hoàn toàn không thể áp dụng 0 % 7 Việc tiêu thụ sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP Dễ bán vì đã có đơn vị bao tiêu 60 % Khó bán hơn rau sx truyển thống vì giá thành cao 24 % Không có sự khác biệt 32 % (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 4.10. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp chứng chỉ VietGAP STT Nội dung hỏi Phần trả lời Kết quả 1 Cô/chú đã được tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa đã được tham gia 100 % Chưa được tham gia 0 % Không quan tâm 0 % 2 Vì sao cô/chú chưa được cấp chứng chỉ theo tiêu chẩn VietGAP Chưa đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật 0 % Không thấy lợi ích 80 % Do điều kiện môi trường 20 % 3 Vì sao cô/chú đăng ký và muốn sx rau theo tiêu chuẩn VietGAP Vì có chính sách hỗ trợ 100 % Để có sản phẩm tốt và an toàn 67 % Vì có có hiệu quả và lợi ích về kinh tế 67 % 4 Việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích Năng xuất cao 0 % Giá bán sản phẩm cao 100 % Lợi ích không rõ ràng 0 % 5 Viêc tiêu thụ và bán các sp rau đã sx cua cô/chú Tiêu thụ hết 33 % Rất khó tiêu thụ 47 % Tùy theo mùa vụ 40 % 6 Việc mua hạt giống rau để gieo trồng có nhãn mác xuất sứ rõ rang 100 % Không có nhãn mác rõ ràng 0 % Không quan tâm 0 % 7 Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau Có trong danh mục được phép sử dụng và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng 100 % Mua ở đại lý 80 % Không quan tâm 0 % 8 Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 87 % Chỉ tuân thủ 1 phần 13 % Không quan tâm 0 % 9 Phân bón dùng cho trồng rau Trong danh mục được phép sử dụng tai VN 100 % Mua ở đại lý 87 % Không quan tâm 0 % 10 Phân bón dùng cho trồng rau Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 100 % Chỉ tuân thủ một phần 0 % Không quan tâm 0 % 11 Qua trình xử lý sau thu hoach Tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP 73 % Chỉ tuân thủ một phần 27 % Không thể thưc hiện được 0 % 12 Trong qua trình sản xuất có ghi chép và lưu hồ sơ truy xuất nguồn gôc Tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP/Rau an toàn 47 % Chỉ tuân thủ một phần 27 % Không thực hiện 27 % (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 4.11. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ trồng rau theo truyền thống STT Nội dung hỏi Phần trả lời Kết quả 1 Cô/chú đã được tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa đã được tham gia 60 % Chưa được tham gia 40 % Không quan tâm 0 % 2 Cô/chú thấy cần thiết phải tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa Rất cần thiết 40 % Cần thiết 60 % Không quan tâm 0 % 3 Cô chú có muốn SX rau theo một tiêu chuẩn để có sản phẩm tốt và an toàn không Có 70 % Không 30 % Không quan tâm 0 % 4 Việc mua hạt giống rau để gieo trồng có nhãn mác xuất sứ rõ rang 100 % Không có nhãn mác rõ ràng 0 % Không quan tâm 0 % 5 Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau Có trong danh mục được phép sử dụng và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng 80 % Mua ở đại lý 60 % Không quan tâm 0 % 6 Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 100 % Chỉ tuân thủ 1 phần 0 % Không quan tâm 0 % 7 Phân bón dung cho trồng rau Trong danh mục được phép sử dụng tai VN 80 % Mua ở đại lý 60 % Không quan tâm 0 % 8 Phân bón dùng cho trồng rau Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 100 % Chỉ tuân thủ một phần 0 % Không quan tâm 0 % 9 Nước tưới cho rau lấy từ Riếng khoan 0 % Mương máng 100 % Cả hai 0 % (Nguồn: Số liệu điều tra) Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra cho thấy: Kết quả điều tra từ 25 hộ sản xuất rau đã được cấp chứng chỉ VietGAP Đối với các hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP có tới 92% số hộ được hỏi cho rằng việc họ lựa chon cách trồng rau theo quy trình VietGAP vì họ muốn có sản phẩm chất lương tốt và an toàn sau đó là 80% đã cho rằng việc ÁP dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại lợi ích về kinh tế , chỉ có 60% cho là họ làm chỉ vì có yêu tố được trợ giúp. Về câu hỏi “Việc áp dung sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới tôi sẽ” có 68% số hộ sẽ mở rộng thêm diện tích rau VietGAP. Như vậy với những hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP họ đã nhận thấy lợi ích, họ mong muốn có được những sản phẩm tốt hơn an toàn hơn cho người tiêu dùng, họ sẽ tiếp tục mở rộng hoặc sản xuất rau VietGAP hoặc sản xuất rau để có sp an toàn. Kết quả điều tra của 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp rau VietGAP Từ bảng tổng hợp ta thấy rằng các con số 80% số hộ cho rằng họ chưa thấy được lợi ích từ việc trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP và 100% cho rằng việc họ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là vì có chính sách hỗ trợ; 100% số hộ mong muốn sp của họ sẽ có giá trị cao hơn; 47% cho rằng sp rất khó tiêu thụ Từ con số thống kê trên ta thấy rằng với những hộ chưa được cấp chứng chỉ VietGAP vì chưa mang lại hiệu quả về kinh tế lợi ích gì họ chỉ làm vì được hỗ trợ của nhà nước cũng vì do chưa được cấp chứng chỉ nên việc tiêu thụ rau của họ rất khó chẳng khác gì với rau sản xuất theo truyền thống Kết quả từ 10 hộ sản xuất rau theo truyền thống. Trong số 10 hộ trồng rau theo truyền thống, ở đây ta thấy có 60% đã được tập huấn và cũng 100% trong số hộ cho rằng thấy rất cần thiết và cần thiết được tập huấn, điều này cũng có nghĩa là những hộ nông dân họ cũng mong muốn được đào tạo để có kiến thức và tiếp cận kỹ thuật công nghệ để họ có sản phẩm tốt hơn, và hiệu quả hơn. Cũng có 70% cho rằng mong muốn được sản xuất theo một tiêu chuẩn sản xuất nào đó để có sản phẩm rau tốt hơn an toàn hơn và năng xuất hơn Từ kết quả phân tích của 3 nhóm đối tượng trồng rau ta thấy đã có sự khác biệt rõ ràng về nhận thức về hiệu quả của rau VietGAP. Đối với nhóm 1 nhóm đã được cấp chứng chỉ VietGAP cho thấy họ đã nhận thấy tính hiệu quả rõ ràng và cũng với nhóm hộ 2 đã đang ký nhưng chưa được cấp chứng chỉ VietGAP, do họ chưa thực hiện đầy đủ và chưa được cấp chứng chỉ nên sản phẩm của họ làm ra không có nhiều sự khác biệt như về giá bán, năng xuất.v.v… nên họ chưa nhận thấy rõ lợi ích từ việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Còn đối với các hộ 3 trồng rau theo truyền thống thì họ còn hiểu rất mù mờ về VietGAP, do chưa thực hành theo đúng quy trình mà được đào tạo thông qua các lớp tập huấn nên họ cũng chỉ mong muốn các sản phẩm của mình làm ra được tiêu thụ hết và giá cả cao hơn để mang lơi lị ích về kinh tế. 4.3.6. Ưu điểm và nhược điểm trong áp dụng VietGAP của Hà Nội Mục tiêu giải quyết vấn đề về an toàn thực phẩm của TP Hà Nội cũng như với cả nước. Rau VietGAP bước đầu đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên quy mô sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP vẫn còn ở mức rất khiêm tốn với 1,25 % tổng diện tích canh tác. Việc áp dụng VietGAP ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Có thể tóm tắt như sau: Ưu điểm: Được sự hỗ trợ quan tâm từ cơ quan nhà nước và các tổ chức Nhu cầu của thị trường về sp rau sạch rau an toàn lớn Dễ giàng tiếp cận các công nghệ kỹ thuật Nhược điểm: Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội có qui mô nhỏ lẻ, manh mún. Trình độ và ý thức của người sản xuất về đảm bảo VSATTP chưa tốt, chưa tự giác tuân thủ các quy định của VietGAP Chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗi cung ứng giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn. Chi phí chứng nhận sản xuất theo VietGAP vượt quá khả năng của người sản xuất, trong khi lợi ích của các sản phẩm theo VietGAP chưa rõ ràng. Yêu cầu về ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ còn phức tạp và chưa phù hợp với thói quen của nông dân dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chứng nhận. VietGAP còn 1 số yêu cầu khó, không thực tế, không khả thi đối với một số đối tượng Việc chứng nhận VietGAP chưa đi vào thực chất, phục vụ nhu cầu thật của người sản xuất và kinh doanh, chủ yếu là thực hiện và hỗ trợ của các chương trình, dự án, không xuất phát từ nhu cầu thực của thị trường. Khó tiêu thụ sản phẩm, chưa có nhiều sự khác biệt giữa rau VietGAP và rau thông thường 4.4. Thị trường tiêu thụ rau VietGAP của thị trường Hà Nội 4.4.1. Phương thức tiêu thụ Theo thông tin từ Chi cục BVTV cho biết hiện toàn thành phố có 58 cửa hàng và 35 siêu thị bán rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận. Nhưng việc phát triển thực phẩm an toàn rất khó thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, phân phối vì chưa có sự khác biệt danh giới giưac rau VietGAP và rau thường, người tiêu dùng chưa hoàn toàn an tâm với sản phẩm rau VietGAP và rau an toàn, việc phân biệt được rau an toàn và rau sản xuất thông phường vẫn còn mơ hồ, người tiêu dùng rất khó để nhận biêt đâu là rau an toàn, hay suy nghĩ liệu rau an toàn mình mua có bị chộn lẫn rau không an toàn vao không. Qua tìm hiểu nghiên cứu và qua phỏng vấn trực tiếp của người sản xuất thì hiện tại rau của Hà Nội chủ yếu được phân phối qua 2 hình thức sau: Loại bán theo đặt hàng Người sản xuất Người thu gom Siêu thị bán lẻ Người tiêu dùng Loại bán không theo đơn đặt hàng Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Sơ đồ 4.8. Phương thức tiêu thụ rau tại Hà Nội (Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia) 4.4.2. Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội  Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội do Công ty Cổ phần XNK Sản phẩm Xanh Việt Nam đầu tư với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội theo mô hình hợp tác công tư (PPP - Public Private Partnership), trụ sở chính tại địa chỉ 123 đường Hồ Tùng Mậu, quân Từ Liêm, Hà Nội nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau quả và thực phẩm an toàn tại Hà Nội. Sàn giao dịch chính thức được khai trương ngày 3/1/2012 cho đến nay là sàn giao dịch đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc, hiện sàn đã hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm của 28 đơn vị sản xuất và chế biến rau, củ, quả theo tiêu chuẩn an toàn và VietGAP Chức năng nhiệm vụ Hỗ trợ giao dịch mua bán giữa các đơn vị sản xuất tham gia Sàn với các nhóm tiêu thụ hiện hữu (các nhà xuất khẩu, các đầu mối bán buôn, siêu thị, nhà hàng, khách sạn v.v..) Phát triển mạng lưới tiêu thụ mới gồm các Điểm Phân phối Rau quả & Thực phẩm An toàn tại khu dân cư/cơ quan và hỗ trợ giao dịch mua bán với các đơn vị sản xuất tham gia Sàn Tư vấn cho các đơn vị sản xuất về nhu cầu của thị trường và giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp Hỗ trợ các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư và giúp giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước có quan tâm Sơ đồ 4.9. Mô hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội (Nguồn: Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội) 1. Các nhà cung cấp tham gia Sàn; 2. Hàng tuần Sàn gửi thông tin sản phẩm của các nhà cung cấp tới các đầu mối tiêu thụ; 3. Các đầu mối tiêu thụ gửi đặt hàng về Sàn; 4. Sàn chuyển đơn hàng tới các nhà cung cấp; 5. Các nhà cung cấp giao hàng tới các đầu mối tiêu thụ và thu tiền; 6. Với các nhà cung cấp không tự tổ chức giao hàng thu tiền được, Sàn sẽ bảo lãnh để Trung tâm Tiếp vận & Giao hàng cung cấp dịch vụ giao hàng, thu tiền cho nhà cung cấp  Mạng lưới giao dịch Số điểm phân phối rau quả & thực phẩm an toàn tại khu dân cư/cơ quan tại Hà Nội đã mở: 330 điểm (dự kiến đến 2015: 1000) Số đối tác tiêu thụ (đầu mối bán buôn, nhà xuất khẩu, nhà chế biến, nhà bán lẻ v.v.): 150 (dự kiến 2015: 500) Số thị trường nước ngoài đang tiếp cận: 1 (dự kiến đến 2015: 5) Lợi ích của các đơn vị tham gia sàn Được Sàn quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu Được kết nối trực tiếp với các nhóm tiêu thụ, bao gồm các nhóm tiêu thụ hiện hữu và các Điểm phân phối Rau quả & Thực phẩm An toàn tại khu dân cư và cơ quan do Sàn đang phát triển Được đưa thông tin lên cổng thông tin trực tuyến của Sàn tại www.sanbanbuon.vn  Được quảng bá trên banner (của website) và bảng điện tử (trên nóc trụ sở) của Sàn (chung với các đơn vị khác) Được trưng bày mẫu hàng, thông tin về sản phẩm và tiếp khách hàng tại Sàn (Sàn đóng vai trò là văn phòng đại diện cho các đơn vị không có văn phòng giao dịch tại trung tâm Hà Nội) Được hỗ trợ tham gia các hội chợ và sự kiện tiếp thị tổ chức tại Hà Nội  Được Sàn cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu của khách hàng và tư vấn điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp Được Sàn giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có quan tâm Lợi ích của người tiêu dùng Mua được sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng Mua với giá gốc của nhà sản xuất trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng nên giá rất hợp lý Mua được nhiều sản phẩm có chất lượng cao từ nhiều nhà sản xuất ở nhiều vùng khác nhau Lợi ích của các cơ quan quản lý Dễ dàng quản lý và truy xuất nguồn gốc thay vì phải căng sức quản lý khâu trung gian thì chỉ cần tập trung quản lý sản xuất tại nguồn Hàng hóa ngoài luồng, ví dụ, rau quả nhập lậu, sẽ dễ dàng bị khống chế để sản xuất trong nước phát triển (bởi vì hàng nhập lậu không thể lọt vào giao dịch trên Sàn) Có thể thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội trúng hơn, hiệu quả hơn, ví dụ chương trình bình ổn giá. Trước đây bình ổn thông qua các nhà phân phối trung gian thì nay có thể bình ổn thẳng tới nhà sản xuất và hướng thẳng đến các khu dân cư Các dịch vụ liên kết của sàn * Giám sát an toàn thực phẩm Để đảm bảo chỉ có các sản phẩm an toàn mới có thể giao dịch qua Sàn, mặc dù các HTX và doanh nghiệp khi làm thủ tục gia nhập Sàn bắt buộc phải có đầy đủ hồ sơ chứng nhận sản phẩm an toàn của các cơ quan chức năng, từ 1/2/2013 các đơn vị giao dịch sản phẩm qua Sàn phải có thỏa thuận tư vấn giám sát an toàn thực phẩm với Trung tâm Tư vấn Giám sát An toàn Thực phẩm Hà Nội. Trung tâm sẽ tổ chức giám sát trong suốt quá trình sản xuất, từ trên đồng ruộng qua nhà sơ chế đến khâu vận chuyển giao hàng đến tay người tiêu dùng. * Tập kết và giao nhận hàng hóa Về nguyên tắc Sàn sẽ hỗ trợ các hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận các nhóm tiêu thụ, tiếp nhận đơn đặt hàng, việc tổ chức giao hàng thu tiền là do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, do nhiều đơn vị (đặc biệt là ở các địa phương) chưa có khả năng tập kết hàng hóa và tổ chức giao nhận tại Hà Nội nên Sàn đảm bảo và giới thiệu Trung tâm Tiếp vận & Giao nhận cung cấp dịch vụ vận chuyển, tập kết, giao nhận và thu tiền hàng cho các đơn vị có nhu cầu 4.4.3. Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương có địa chỉ: Số 28/170 Hoàng Ngân - P.Trung Hòa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội Là đơn vị đàu mối sơ chế và cung cấp các loại rau an toàn, rau VietGAP: Hình 4.9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Với kinh nghiêm hơn 6 năm kinh doanh đến nay doanh nghiệp là một đơn vị có uy tín trên thị trường, các khách hàng của công ty chủ yếu là các nhà hàng khách sạn, công ty, cantin và bếp ăn trương học trên địa bàn TP Hà Nội, những đơn vị có yêu cầu cao về yếu tố chất lượng an toàn thực phẩm. Theo anh Nguyễn Văn Đề trưởng phòng kinh doanh của công ty cho biết hiện tại mỗi ngày công ty cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 1,5 tấn bao gồm rau quả/ngày, tại cửa hàng siêu thị bán lẻ tại Số 28/170 Hoàng Ngân - P.Trung Hòa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội của công ty mức tiêu thụ đạt 100kg/ngày. Nguồn cung rau của công ty hiện tại công ty vẫn chưa có trang trại trồng rau mà chủ yếu nhập theo đơn đặt hàng từ 3 nguồn chính đó là từ xã Vân Nội, huyên Gia Lâm, từ Hà Giang và Đà Lạt Lâm Đồng. Dư kiến trong thời gian tới công ty sẽ triển khai 2 trang trại trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn ở Tam Đảo. Kho lạnh lưu trữ Sơ chế HTX Vân Nội Đà Lạt Đà Lạt Nhà, hàng khách san theo đơn đặt hàng Cửa hàng siêu thị của công ty Người tiêu dùng Sơ đồ 4.10. Mô hình hoạt động của công ty Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương (Nguồn: Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương) Rau, quả được nhập về từ các nông hộ, trang trại trồng rau Nhập vào công ty, lưu trữ và bảo quản tại kho lạnh Sơ chế Chuyển đến khách hàng theo đơn đặt hàng và siêu thị bán lẻ của công ty * Phương châm hoạt động của công ty. Liên Minh liên kết từ khâu sản xuất, lưu thông đến phân phối rau tận bàn ăn dưới sự điều phối thống nhất bởi Trung Tâm Điều Hành Liên Minh Rau Sạch. Là đơn vị chủ quản của Diễn Đàn Rau Sạch - nơi trao đổi, chia sẻ thông tin trực tiếp về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật trồng và sử dụng rau an toàn của cộng đồng người Việt trên khắp chiều dài đất nước cùng anh chị em Kiều bào đang sinh sống tại các nước anh em. Là địa chỉ tin cậy được ngừơi dân và các phương tiện truyền thông tìm đến khi cần hỗ trợ thông tin về rau an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Là một trong những đơn vị đầu tiên họat động trong ngành rau đựơc công nhận quy trình sản xuất của nông trường đạt tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn quốc tế Global G.A.P. * Hoạt động kinh doanh tại siêu thị địa chỉ: Số 28/170 Hoàng Ngân - P.Trung Hòa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội Đến với siêu thị rau của công ty khách hàng có thể chọn mua đầy đủ các chủng loại rau, củ quả hiện đang bán trên thị trường với giá cả hợp lý mà khách hàng có thể yên tâm về chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm, trên tất cả các sản phẩm đều được công ty ghi rõ nguồn gốc xuất sứ và bảng niêm yết giá cả. Bảng 4.12. Bảng giá niêm yết các mặt hàng tại siêu Thị Ánh Dương ngày 23 tháng 6 năm 2013 (Nguồn: siêu Thị Ánh Dương) Công ty cũng có website với đầy đủ hình ảnh và giá cá của sản phẩm, khách hàng cũng có thể tiết kiêm thời gian bằng việc mua hàng trực tuyến công ty tiếp nhận giao hàng tận nhà với đơn giá tối thiểu từ 100.000 đổng trở lên và sẽ tính phí vận chuyển với đơn giá dưới 500.000 đồng và đơn giá 500.000 đồng công ty sẽ vận chuyển miễn phí trong nôi thành TP Hà Nội. Khách hang mua hang trực tuyến thông qua website Một số hạn chế Hiện nay công ty vẫn chưa có mạng lưới các điểm phân phối bán lẻ, công ty mới có duy nhất một điểm bán lẻ tại siêu thị của công ty và chỉ mang hình thức giới thiệu sản phẩm. Công ty vẫn chưa được đông đảo người tiêu dùng là các bà nội trợ trong các gia đình biết đến nhưng đây lại là số lượng khách tiêu thụ lớn. Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là nỗi lo lớn đối với mỗi người dân nhất là các mặt hàng rau xanh trên thị trường do vây Công ty Anh Dương cần phải có kế hoạch marketing sản phẩm như quảng cáo trên các tờ rơi, truyền hình, phương tiên thông tin đại chúng và mở rộng thêm các điểm bán lẻ tại các khu dân cứ như các trung cư tập thể hay các cửa hàng thuận tiện giao thông để người tiêu dùng rễ tiếp cận và mua sản phẩm. 4.5. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của rau xanh sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả GS.TS. Trần Khắc Thi; TS. Tô Thị Thu Hà; TS. Lê Thị Thuỷ; TS. Dương Kim Thoa; TS. Phạm Mỹ Linh; ThS. Lê Như Thịnh về điều tra xác đinh chí phí, giá thành sản phẩm khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (VietGAP/GMPs, VietGAHP) đối với sản xuất rau và chăn nuôi gà an toàn. Nghiên cứu được sự hỗ trợ của dự án sản xuất và kiểm soát chất lượng nông sản và Viện nghiên cứu rau quả thực hiện. Trong đề tài nghiên cứu này đối với các sản phẩm rau xanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 2 tỉnh Thanhd Hóa và Tỉnh Lâm Đồng với các nội dung sau: 1. Thanh Hóa: mướp hương và cải ngọt HTX Quảng Thắng (TP Thanh Hoá) và công ty VRAT (xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa). 2. Lâm Đồng: cà chua (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) và cải bắp (TP ĐÀ Lạt, Lâm Đồng). Nghiên cứu phân tích so sánh hiệu quả từ việc áp dụng quy trình sản xuất VietGAP với việc triển khai trồng rau theo truyền thống, ở đây đối với VietGAP đề tài đã nghiên cứu dựa trên 2 dự án là VietGAP do CIDA tài trợ và VietGAP do Sở NN hoặc JICA tài trợ Kết quả nghiên cứu điều tra như sau: Bảng 4.13. So sánh chi phí sản xuất giữa rau theo tiêu chuẩn VietGAP và rau trồng theo truyền thống Chỉ tiêu Loại rau ĐVT VietGAP do CIDA tài trợ VietGAP do Sở NN hoặc JICA tài trợ Quy trình thông thường không áp dụng VietGAP Chi phí sản xuất - Mướp hương 1.000đ/ha 68.663 67.384 75.548 - Cải ngọt 1.000đ/ha 26.104,5 27.300,3 28.710 - Bắp cải 1.000đ/ha 131.360 140485 136.823 - Cà chua 1.000đ/ha 209.507 188.758 219.931 Trung bình 108.909 105.982 115.253 Chí phí vật tư đầu vào - Mướp hương 1.000đ/ha 12.930 13.046 16.709 - Cải ngọt 1.000đ/ha 6.100 6.300 6.710 - Bắp cải 1.000đ/ha 3.616 3.078 3.792 - Cà chua 1.000đ/ha 74.045 86.355 114.768 Trung bình 24.173 27.195 35.495 Giá bán - Mướp hương đ/kg 8.000 8.000 8.000 - Cải ngọt đ/kg 2.000 2.000 2.000 - Bắp cải đ/kg 3.500 3.000 3.000 - Cà chua đ/kg 6.200 6.000 4.400 Trung bình 4.925 4.750 4.350 Lợi nhuận - Mướp hương (đ/kg) 2.550,6 2.036,8 939,4 - Cải ngọt (đ/kg) 694,78 563,14 405,00 - Bắp cải (đ/kg) 1.504,6 934,0 277,2 - Cà chua (đ/kg) 827,1 1.367,0 594,2 Trung bình 1.394 1.225 554 (Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả) Bảng tổng hợp trên cho thấy: Về chi phí cho sản xuất cũng như các chi phí vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các loại rau sản xuất theo VietGAP nói chung thấp hơn so với sản xuất rau theo quy trình thông thường. Nếu như chi phí sản xuất các loại cây trồng do CIDA tài trợ trung bình là 108.909.000 đ/ha/vụ thì dự án khác là 105.982.000 đ/ha/vụ trong khi sản xuất theo quy trình thông thường là 115.253.000đ/ha/vụ. Sở dĩ như vậy là vì nông dân sản xuất theo kinh nghiệm luôn có tâm lý sử dụng giống nhiều hơn, trồng dày hơn, chăm sóc nhiều hơn do vậy mà chi phí về công lớn hơn, thêm vào đó là tâm lý lo sợ sâu bệnh hại nhiều nên sử dụng thuốc sâu/bệnh nhiều hơn. Việc sử dụng thuốc sâu/bệnh nhiều bên cạnh việc chi phí mua thuốc còn tốn nhiều công phun thuốc đó là chưa nói đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế khi tổng hợp tất cả các chi phí cho thấy sản xuất theo quy trình thông thường có chi phí lớn nhất. Trong khi giá bán luôn đạt bằng hoặc thấp hơn những sản phẩm được sản xuất theo VietGAP, chính vì vậy mà lợi nhuân thu được trung bình của sản xuất rau theo quy trình thông thường thấp hơn so với sản xuất theo VietGAP. Như vậy, trong sản xuất rau để thu được lợi nhuận cao và tạo được sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng cần thiết phải sản xuất theo VietGAP. Mặc dù trước mắt còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những phân biệt rõ ràng giữa sản phẩm VietGAP và thông thường rất cần thiết có sự can thiệp của các chính sách hỗ trợ phát triển rau an toàn theo VietGAP. 4.6. Đề xuất giải pháp để tăng cường áp dụng và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở Hà Nội 4.6.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho những người trồng rau tại Ha Nội (phân tích SWOT) a) Điểm Mạnh Về điều kiện tự nhiên, Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được thiên nhiên ban tặng với nguồn nước tưới rồi rào với số lượng lớn sông ngòi, ao hồ mạng lại, đất đai bằng phẳng phì nhiêu, điều kiện khí hậu nhiệt đới gó mùa nên số lượng và chủng loại rau phong phú có trên 40 loại rau, người nông dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm. b) Điểm yếu Do điều kiện khí hậu thời tiết nên việc sản xuất rau chủ yếu tập chung theo mùa vụ, đa số các loại rau đều tập chung sản xuất và vụ đông xuân, điều kiện đất đai ngày càng thu hẹp do phát triển đô thị làm mất dần diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên ngày càng bị tàn phá, môi trường ô nhiễm do tình trạng phát triển của các khu công nghiệp dẫn đến hủy hoại về môi trường không khí, nước thải sinh hoạt và công nghiệp thường chưa được xử lý đã đổ ra ngoài môi trường làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác và sản xuất rau của người dân, vì vậy chất lượng rau ngày càng thiếu an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu Hà Nội không khắc phục tốt các điều kiện này thì người tiêu dùng sẽ quy lưng lại với SP rau được trồng tại Hà Nội c) Cơ hội Bên canh những khó khăn thì người trồng rau ở Hà Nội cũng có nhiều cơ hội. Trước hết là yếu tố thị trường, hiện nay TP Hà Nội là TP đông dân thứ 2 của cả nước sau TP Hồ Chí Minh hiện tại TP Hà Nội với sâp xỉ 7 triệu dân do vây đây cũng là thị trường tiêu thụ rau rất lớn, hiện nay sản lượng rau sản xuất của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 60%. Sản phẩm rau của Hà Nội cũng được lợi thế hơn do giảm chi phí về khâu vận chuyển, một yếu tố khác cũng rất quan trọng là do tính đặc thù của rau xanh là cần tươi do vậy việc không phải vận chuyên đi xa nên rau của Hà Nộ sẽ đến với người tiêu dung tươi hơn vẫn giữ được chất lượng hơn so với sp rau của các vùng khác đem đến bán và sẽ giảm thiểu được số sản phẩm bị hỏng. d) Thách thức Người nông dân và ban lãnh đạo Hà Nội cũng đang phải đối mặt vơi nhiều thách thức, ngoài việc diện tích đất NN bị thu hẹp, ô nhiễm thì vẫn còn nhiều thách thức mà TP hà Nội phải có chính sách. Hiện nay xu thế những lao động trẻ không còn thích thú với sản xuất nông nghiệp và thu nhập thấp và nhưng người làm NN hiện nay chủ yếu người già do họ không có sự lựa chọn khác, lý do giới trẻ không còn thích thú cới công việc đồng áng là do thu nhập thấp và công việc nặng nhọc do vậy trong tương lai Hà Nội sẽ thiếu hụt lao động trong nông nghiệp. Ngoài ra Hà Nội cũng phải đối mặt với sự canh tranh từ các sản phẩm mà các địa phương khác rẻ hơn do họ có chi phí nhân công thấp hơn và các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác. 4.6.2. Đề xuất giải pháp a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước Về mặt chính sách, việc áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắn, để kiểm soát chất lượng rau trên thị trượng hiện nay thì việc đầu tiên là kiểm soát từ khâu đầu vào khâu sản xuất, nếu không kiểm soát tốt từ khâu này, người sản xuất làm ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng và những sản phẩm đó sẽ đến với người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, và tồn dư hóa chất (thuốc BVTV) trong rau sẽ còn ảnh hưởng đến các thế hệ sau này. Do vậy Hà Nội cần phải thực hiện tốt những điều sau đây: Kiểm soát chặt chẽ các sảm phẩm rau đang được tiêu thụ trên thị trường; Cần triển khai áp dụng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP (RAT) với tất cả các vùng trồng rau; Đào tạo, tuyên truyền để người trồng rau từ bỏ tư duy trồng rau theo truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho năng xuất cao hơn, hiệu quả kinh tế hơn và cho ra những sản phẩm an toàn (ATVSTP); Với vùng trồng rau không đủ tiêu chuẩn như điều kiện môi trường, điều kiện tự nhiên mà sản xuất những sản phẩm không an toàn thì nên chuyển đổi cây trồng khác phù hợp hơn; Tạo ra cơ chế chính sách hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm RAT và rau VietGAP để người mua và người sản xuất thấy được lợi ích; Có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người trồng rau; Giám sát chặt chẽ các đơn vị, tổ chức cung cấp như giống, phân bón, thuốc BVTV chỉ được phép lưu hành trong danh mục được phép sử dụng của của Bộ NN&TPNT và quản lý về khung giá trần và giá sàn tránh trường hợp độc quyền để tăng giá làm thiệt hại đến kinh tế của người trồng trồng rau; Tăng cương nghiên cứu khoa học để có những quy trình trồng và chăm sóc rau, phân bón, giống rau cho năng xuất và chất lượng cao giúp người trồng rau có hiệu quả kinh tế; Xây dựng cơ chế liên kết “4 nhà” chặt chẽ, doanh nghiệp phải có kế hoạch bao tiêu sản phẩm cho nông dân một cách thuận lợi và dễ dàng; Tuyên truyền nhận thức của người tiêu dùng để người tiêu dùng nhận ra giá trị của sản phẩm rau VietGAP; Có cơ chế thuận lợi cho những người sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn được rễ dàng; Xem sét gỡ bỏ một số yêu cầu không thực tế trong quy định của VietGAP; b) Đối với người sản xuất Cần tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng quy trình của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; Ghi chép sổ nhật ký đầy đủ đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc; Giữ uy tín bằng chất lượng sản phẩm và dần tạo thương hiệu cho sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và dụng cụ sản xuất; Rồn điển đổi thửa với các hộ khác để rồng đồng bớt manh mún để thuận tiên cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Áp dụng khao học công nghệ tiến tiến để có hiệu quả trong sản xuất và chất lương sản phẩm; c) Đối với cơ quan cấp giấy chứng nhận Hoàn thiện quy trình cấp giấy phép đơn giản hóa quy trình thủ tục tạo thuận lợi cho các đơn vị xin cấp phép được dễ giàng Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên Thu gọn bộ máy, hoạt động hiệu để giảm chi phí cho việc cấp phép V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đối với việc triển khai việc áp dụng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở TP Hà Nội hiện nay bước đầu đã có sự thành công nhất định mặc dù vẫn còn nhiều những hạn chế trong việc triển khai như điều kiện cơ sở vật chất, nguồn vốn, trình độ văn hóa và tập tục sản xuất của người nông dân. Do vậy việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Hiện nay việc triển khai VietGAP ở các HTX trồng rau trên địa bàn Hà Nội đều có sự hỗ trợ của nhà nước với những hình thức như trực tiếp hay thông qua các dự án. Theo ông Nguyễn Đức Vinh, chủ nhiệm HTX Yên Mỹ, mặc dù tại xã đã có truyền thống trồng rau và đã triển khai áp dụng trồng rau sạch từ năm 1996 nhưng với VietGAP thì bà con vẫn lúng túng và đặc biệt nếu không có dự án hỗ trợ của Chi cục BVTV, Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, Viên Rau quả thì ngay việc thực hiện đúng theo quy trình, thuê chuyên gia, lập hồ sơ để đăng ký thì xã không thể làm được. Một vấn đề nữa mà bà con thường gặp phải là như việc mua giống, phân bón hay thuốc BVTV thì bà con thường ra ngoài đại lý hay cửa hàng, bà con cũng thường không biết được hàng có nguồn gốc rõ ràng hay không (hàng giả hay hàng thật), có trong trong danh mục được phép sử dụng không, những mặt hàng đó rất cần sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước hay việc quản lý giá bán thì nhà nước cũng cần phải thiết lập khung giá. Theo Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ nhiệm HTX Văn Đức thì hiện nay người trồng rau tại xã cũng gặp phải vấn đề khó khăn về cây giống chẳng hạn như giống bắp cải LO70 được nhập khẩu từ Nhật Bản, tại thời điểm vụ đông xuân năm 2012 giá bán một kg hạt giống có giá khỏang 30 triêu đồng nhưng đến năm nay năm 2013 thì giá bán được đẩy lên tới 70 triệu đồng/kg hạt giống và giá của 1 cây rau giống bà con phải mua từ 1 nghìn đến 1,2 nghìn đồng một cây điều này đã gây ra thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân Ý kiến của ông Nguyễn Văn Cải, người trồng rau đã được cấp chứng chỉ VietGAP, theo ông thì đánh giá thì áp dụng quy trình VietGAP cũng không khó với ông sổ nhật ký là rất hữu ích, ông ghi chép sổ nhật ký rất đẩy đủ, từ sổ nhật ký ông biết chính xác được đã làm những gì như gieo trồng ngày nào, bón phân gì, thuốc BVTV gì thời gian bao lâu biết thời gian cách ly để làm cỏ hay chăm sóc rau bởi vậy sức khoe của gia đinh ông sẽ được đảm bảo hay kết thúc thu hoạch thì sẽ biết được chính xác lợi nhuận. Ông cũng rất tự hào về sản phẩm của mình, ông cho biết rau của gia đình khi bán thì khách hàng sẽ ưu tiên chon mua hàng của ông và sẵn sàng trả cao hơn từ 1 đến 2 nghìn đồng/kg và ông cũng cảm thấy yên tâm hơn khi khách hàng dùng rau của gia đình ông Với kết quả điều tra trực tiếp từ người trồng rau cho thấy đối với những hộ nông dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã có những thay đổi tích cực về tư duy sản xuất mặt khác họ cũng nhận thấy lợi ích thiết thực. Với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài lợi ích về năng xuất và kinh tế thì họ cung mong muốn rằng sản phẩm mà họ làm ra có thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên theo phiếu điều tra cho thấy hầu hết các ý kiến đều nhấn mạnh đến viêc tiêu thụ sản phẩm của gia đình họ, mong muốn sản phẩm được tiêu thụ hết và có đơn vị bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Người nông dân chỉ cần tập chung vào sản xuất Nhìn chung Mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà điều quan trọng hơn là mô hình tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được rằng, trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển 5.2. Kiến nghị Với kết quả điều tra và phỏng vấn trực tiếp cán bộ HTX và người trồng rau và dựa trên kết quả phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Sau đây tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau: Điều kiện tiên quyết cho thành công của các mô hình sản xuất theo GAP là phải có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cần phải có sự liên kết “4 nhà” chặt chẽ, doanh nghiệp phải có kế hoạch bao tiêu sản phẩm cho nông dân một cách thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên quan trọng hơn hết là cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, và cả người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, quả. Người sản xuất cần thay đổi thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt, các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả khi đến người sử dụng phải thật sự an toàn, phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. Tuyên truyền nhận thức về lợi ích của rau VietGAP với người trồng rau và cả người tiêu dùng Có cơ chế ưu tiên như hỗ trợ vốn, cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến rau VietGAP Nhà nước cần dành khoản kinh phí hàng năm đủ để thúc đẩy phát triển cho rau VietGAP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Chuyển (2012), Nghiên cứu phát triển thương hiệu rau an toàn Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Lưu Thị Mai Hương (2012), Phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội : Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp. 3. Phạm Tiến Duật, Đánh giá thực trạng và một số giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển sản xuất rau an toàn tại thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 4. Lê Văn Lương, Nghiên cứu mối liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Kinh tế. 5. Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện “Đề án sx và tieu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016” của Sở NN&PTNT TP Hà Nội. 6. Báo cáo Hiện trạng áp dụng thực hành Nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả; đinh hướng và phát triển của cục Trồng trọt 7. Báo cáo tổng quan các nghiên cứ về ngành rau quả của Việt Nam của Viện Kinh tế nông nghiêp 8. Các bài báo trên các trang mạng uy tín 9. Kết quả điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản TP Hà Nội năm 2011 10. Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11. Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12. Sách Nông nghiệp, nông thôn từ chính sách đến thực tiễn của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông nghiêp Hà Nội 13. Sách Nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông nghiêp Hà Nội 14. Tạp chí Khoa học và phát triển của Trường Đại Học Nông nghiêp Hà Nội 15. Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà, Lê Thị Thuỷ, Dương Kim Thoa, Phạm Mỹ Linh và Lê Như Thịnh, Điều tra xác đinh chí phí, giá thành sản phẩm khi áp dụng các thực hành sx tốt (VietGAP/GMPs, VietGAHP) đối với sx rau và chăn nuôi gà an toàn. 16. Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012. của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17. Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert www.vietcert.org 18. Trang web 19. Website Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội  www.sanbanbuon.vn/ 20. Website Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn –Hà Nội 21. Website của Cục Bảo vệ thực vật ‎ 22. Website của công ty Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert www.vinacert.vn/‎ 23. Website của cục trồng trọt PHỤ LỤC 1 Các văn bản còn hiệu lực có liên quan đến VietGAP lĩnh vực trồng trọt STT Ký hiệu Ngày tháng năm Nội dung 1 Quyết định 107/2008/QĐ-TTg 30/7/2008 Về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015. 2 Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN 28/01/2008 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP rau, quả). 3 Quyết định 1121/QĐ-BNN-KHCN 14/4/2008 Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn. 2 Thông tư 59/2009/TT-BNN 09/9/2009 Hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả chè an toàn đến 2015. 7 Chỉ thị 4136 /CT-BNN-TT 15/12/2009 Chỉ thị Về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè 8 Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT 09/11/2010 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa 9 Quyết định 2999/QĐ-BNN-TT 09/11/2010 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cà phê 10 68/2010 /TT- BNNPTNT 03/12/2010 Ban hành “Danh mục chỉ tiêu,mức giới hạn cho phép về ATVSTP đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật N.khẩu, SX lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT 11 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT 26/9/2012 Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 12 59 /2012/TT-BNNPTNT 09/11/2012 Thông tư Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn Bảng 2: Các tiêu chuẩn quy chẩn liên quan STT Số ký hiệu Ngày ban hành Tên Văn bản 1 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT 22/01/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biên 2 QCVN 8-3:2012/BYT 01/03/2012 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm 3 QCVN 39:2011/BTNMT 12/12/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dung cho tưới tiêu 4 02/2011/TT-BYT 13/01/2011 Thông tư ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hóa học trong thực phẩm 5 QCVN 8-2:2011/BYT 13/01/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm 6 QCVN 8-1:2011/BYT 13/01/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm 7 TCVN 9016:2011 02/01/2011 Rau tươi-Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất 8 TCVN 9017:2011 02/01/2011 Rau tươi-Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất 9 QCVN 12-1: 2011/BYT 01/01/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 10 QCVN 12-3: 2011/BYT 01/01/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 11 QCVN 12-2: 2011/BYT 01/01/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 12 QCVN 02: 2009/BYT 17/06/2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 13 QCVN 01:2009/BYT 01/01/2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về chất lượng nước ăn uống PHỤ LỤC 2 Các tổ chức chứng nhận VietGAP do cục trồng trọt, sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Thành phố chỉ định PHỤ LỤC 3 Phiếu điều tra số liệu Họ và tên:………………………………………………………………………… Độ tuổi lao động: 1o Tuổi từ 18-40 2o Tuổi từ 41-60 3o Trên 60 tuổi Địa chỉ: Ngày điều tra: Xin Cô/bác cho ý kiến/quản điểm của mình băng cách đánh dấu þvào câu trả lời vào các câu hỏi dưới đây Việc sx rau của Cô/chú? 1o Đã được cấp chứng nhận VietGAP 2o Đã đăng ký VietGAP/rau an toàn 3oKhông hiểu biết gì về VietGAP/Rau an toàn Nếu chọn 1 thì trả lời phần I Nếu chọn 2 thì trả lời phần II Nếu chọn 3 thì trả lời phần III Phần trả lời của nhưng hộ gia đình/tổ chức đã được cấp chứng chỉ VietGAP) Diện tích:……………............Mấy thửa Đơn vị/tổ chức cấp cc VietGAP : Tên các loại rau đã được cấp cc tieu chuẩn VietGAP: o Bắp cải o xu hào 3o Cải thảo o Cải ngọt o Súp lơ o ớt o Cải ngồng o Cải đắng 3o R muống o Cải củ o o oKhác, cụ thể: Thời gian được cấp cc tiêu chuẩn VietGAP: Cô/chú sx rau theo tiêu chuẩn VietGAP 1o Vì có chính sách hỗ trợ 2o Để có sản phẩm tốt và an toàn 3oVì có có hiệu quả và lợi ích về kinh tế Ý kiến khác: Việc đăng ký và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích o Năng xuất cao hơn Thường cao hơn khoảng bao nhiêu %? o Giá bán sản phẩm cao Thường cao hơn khoảng bao nhiêu %? oLợi ích không rõ ràng Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Trở ngại lớn nhất của việc áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP oVốn đầu tư cao oQuy trình phức tạp oKhông có khó khăn gì Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Việc áp dung sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới tôi sẽ o Mở rông thêm diện tích okhông làm nữa o Thu hẹp diện tích o Tập chung SX rau an toàn oTập trung sản xuát rau thường okhông thay đổi Tại sao: Các quy đinh của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP 1o Hợp lý 2o Quá phức tạp 3oHoàn toàn không thể áp dụng Nếu chọn 2 hoặc 3 thì theo cô chú nên loại bỏ hoăc giảm những phần nào trong quy trình VietGAP .................................................................................................................................. Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Việc tiêu thụ sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP o Dễ bán vì đã có đơn vị bao tiêu o Khó bán hơn rau sx truyển thống vì giá thành cao oKhông có sự khác biệt Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… 7.Thường bán ở đâu nhất?......................................................................................... Phần trả lời dành cho hộ gia đình hoặc đơn vị đang áp dụng nhưng chưa được cấp chứng chỉ VietGAP hoặc áp dung theo tiêu chuẩn rau an toàn Diện tích: Mấy thửa: Tên các loại rau đã đăng ký cấp cc tieu chuẩn VietGAP/rau an toàn: o Bắp cải o xu hào 3o Cải thảo o Cải ngọt o Súp lơ o ớt o Cải ngồng o Cải đắng 3o R muống o Cải củ o o oKhác, cụ thể: Thời gian đăng ký cc tiêu chuẩn VietGAP/rau an toàn: Cô/chú đã được tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa o đã được tham gia o Chưa được tham gia oKhông quan tâm Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Vì sao cô/chú chưa được cấp chứng chỉ theo tiêu chẩn VietGAP 1o Chưa đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật 2o Không thấy lợi ích 3o Do điều kiện môi trường Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Vì sao cô/chú đăng ký và muốn sx rau theo tiêu chuẩn VietGAP 1o Vì có chính sách hỗ trợ 2o Để có sản phẩm tốt và an toàn 3oVì có có hiệu quả và lợi ích về kinh tế Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích o Năng xuất cao o Giá bán sản phẩm cao oLợi ích không rõ ràng Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Viêc tiêu thụ và bán các sp rau đã sx cua cô/chú 1o Tiêu thụ hết 2o Rất khó tiêu thụ 3oTùy theo mùa vụ Ý kiến khác:……………………………………………………………………… Việc mua hạt giống rau để gieo trồng o có nhãn mác xuất sứ rõ rang o Không có nhãn mác rõ ràng o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau o Có trong danh mục được phép sử dụng và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng o Mua ở đại lý o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau 1o Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 2o Chỉ tuân thủ 1 phần 3o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Phân bón dung cho trồng rau o Trong danh mục được phép sử dụng tai VN o Mua ở đại lý o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Phân bón dung cho trồng rau o Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì o Chỉ tuân thủ một phần o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Qua trình xử lý sau thu hoach o Tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP o Chỉ tuân thủ một phần o Không thể thưc hiện được Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Trong qua trình sản xuất có ghi chép và lưu hồ sơ truy xuất nguồn gôc o Tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP/Rau an toàn o Chỉ tuân thủ một phần o Không thực hiện Phần câu hỏi cho hộ gia đình/tổ chức SX rau theo cách truyền thồng Diện tích: Mấy thửa: Tên các loại rau reo trồng: o Bắp cải o xu hào 3o Cải thảo o Cải ngọt o Súp lơ o ớt o Cải ngồng o Cải đắng 3o R muống o Cải củ o o oKhác, cụ thể: Cô/chú đã được tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa o đã được tham gia o Chưa được tham gia oKhông quan tâm Ý kiến nhận xét: Cô/chú thấy cần thiết phải tham gia lớp đào tạo về sx rau theo tiêu chuẩn an toàn chưa o Rất cần thiết o Cần thiết oKhông quan tâm Ý kiến đề xuất:……………………………………………………………………… Cô chú có muốn SX rau theo một tiêu chuẩn để có sản phẩm tốt và an toàn không oCó o Không oKhông quan tâm Ý kiến đề xuất:……………………………………………………………………… Việc mua hạt giống rau để gieo trồng o có nhãn mác xuất sứ rõ rang o Không có nhãn mác rõ ràng o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau o Có trong danh mục được phép sử dụng và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng o Mua ở đại lý o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho rau 1o Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì 2o Chỉ tuân thủ 1 phần 3o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Phân bón dùng cho trồng rau o Có trong danh mục được phép sử dụng và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng o Mua ở đại lý o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Phân bón dùng cho trồng rau o Tuân thu hoàn toàn hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì o Chỉ tuân thủ một phần o Không quan tâm Ý kiến khác hoặc có đề xuất:……………………………………………………… Nước tưới cho rau lấy từ o Riếng khoan o Mương máng o Cả hai Ý kiến khác hoặc có đề xuất:………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_hiep_bansua_1_6859.doc
Luận văn liên quan