Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái

Nhu cầu về vốn đối với các DNNVV hiện nay đang thật sự rất cần thiết. Thực trạng nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh đã làm cho các doanh nghiệp đó mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh tốt hiệu quả nhưng do không có vốn do đó các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có doanh nghiệp đang trong quá trình sản xuất kinh doanh lại không có vốn để tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong thời điểm này, việc tiếp cận các nguồn vốn tài trợ đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng là rất cần thiết và đúng lúc. Qua đề tài thảo luận của nhóm đi vào phân tích tình hình kinh doanh và nhu cầu tài trợ vốn của một doanh nghiệp cụ thể - Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ A n Thái, nhóm đã phản ánh được phần nào thực trạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Để từ đó chúng ta thấy rằng vốn là một vấn đề cấp bách và nan giải cho nền kinh tế. Các kênh huy động vốn thì phong phú nhưng khả năng tiếp cận lại thấp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để khắc phuc vấn đề này, không chỉ bản thân doanh nghiệp và các ngân hàng và ngay cả nhà nước cũng cần có những chính sách biện pháp thiết thực và hiệu quả, kịp thời cung ứng vốn giúp doanh nghiệp hoạt động liền khớp, từ đó làm vận hành trơn tru cỗ máy kinh tế.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ~~~~~~*~~~~~~ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái Nhóm thực hiện : Nguyễn Thị Phương Dung – CH210378 Trịnh Hồng Kông – CH210436 Nguyễn Thị Mai Nga – CH210485 Lớp : CH21E Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Anh Tuấn HÀ NỘI - NĂM 2013 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .................................................. 5 1.1. Thông tin chung về Công ty CP TM Tổng hợp & Dịch vụ An Thá i..... 5 1.1.1. Thông t in chung: .................................................................................. 5 1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển: .................................................... 5 1.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu: .................................................................... 7 1.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty................................................................ 7 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: .......................................................................... 7 1.2.2. Hoạt động cụ thể .................................................................................. 8 1.2.1.1. Trụ sở kinh doanh, nhà xưởng: ................................................. 8 1.2.1.2. Các nhà cung cấp:........................................................................ 9 1.2.1.3. Khách hàng:................................................................................. 10 1.2.1.4. Thị trường cạnh tranh và vị trí của Công ty ........................ 11 1.2.1.5 Kênh phân phối, chính sách giá bán:..................................... 11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .......................................................................................... 12 2.1. Định hướng phát triển ngành và xu hướng phát triển ngành ................. 12 2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế của Công ty :..... 12 2.3. Phân tích nhu cầu vay vốn tài trợ của Cty: ................................................ 14 2.3.1. Đánh giá tổng nhu cầu vốn .............................................................. 14 2.3.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh .......... 15 2 2.3.2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua: ......................................................................................................... 15 2.3.2.2. Kế hoạch kinh doanh trong năm 2012 .................................. 15 2.3.2.3. Tổng nhu cầu vốn lưu động và cơ cấu vốn của Công ty... 17 2.4. Phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài t rợ ........................................... 18 2.4.1. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty .................................... 18 2.4.2. Tăng cường nguồn tín dụng thương mại: .................................... 19 2.4.3. Nguồn vốn vay Ngân hàng .............................................................. 19 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .................................................................................... 23 3.1. Khó khăn tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng của Công ty: ......................... 23 3.1.1. Khó khăn chung: ................................................................................ 23 3.1.2. Khó khăn riêng: .................................................................................. 23 3.2. Giải pháp tiếp cận vốn vay Ngân hàng của Công ty................................ 24 3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ:............................................................. 24 3.2.2. Giải pháp từ phía Ngân hàng: ............................................................ 24 3.2.3. Giải pháp từ phía do anh nghiệp: ...................................................... 25 KẾT LUẬN....................................................................................... 26 3 LỜI MỞ ĐẦU Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là lực lượng to lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế, nhất là góp phần quan trọng trong việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. - Tính đến thời điểm 31/12/2011, cả nước có trên 500.000 DNNVV chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với vốn đăng lý lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). - Trong năm 2011, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ linh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới gần 60% GDP. - Cũng trong năm này, các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước mà còn tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (trên 50% lao động xã hội); góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội,… Tuy nhiên một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là vấn đề Vốn. Theo nghiên cứu của VCCI, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng nhưng thực tế không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Đây là một trong những rào cản chính cho khu vực DNNVV vì không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn. Mặt khác, mức lãi suất trần huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước là 14%/năm nhưng một số trưởng hợp đã phá rào nâng lãi suất lên 15%- 19%/năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%. Thậm chí một số ngân hàng còn đặt ra nhiều lọai phí khiến lãi suất có thể lên tới 25% gây ra khó khăn cho các DNNVV muốn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tế điều tra cơ cấu nguồn vốn của 200 DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương: 4 STT Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 1 Vốn chủ doanh nghiệp 33,9 2 Lợi nhuận giữ lại 21,9 3 Vay ngân hàng 18,9 4 Vốn chiếm dụng 12,1 5 Vay gia đình, họ hàng, bạn bè 6,7 6 Vay công nhân viên trong doanh nghiệp 2,3 7 Nguồn khác 4,3 Qua kết quả điều tra trên thì nguồn vốn sản xuất kinh doanh trong các DNNVV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu (vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp và vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại) chiếm gần 55%, vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 18,9%, vốn chiếm dụng chiếm 12,1 % còn lại là các nguồn vốn khác. Như vậy từ số liệu thống kê khảo sát trên cho thấy các DNNVV ở Việt Nam có quy mô quá nhỏ về vốn, trong đó chủ yếu là vốn tự có, vốn chiếm dụng, vốn từ bạn bè người thân, còn nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Từ thực tế về vai trò to lớn của các DNNVV cũng như nhu cầu vốn của các DNNVV hiện nay ở Việt Nam, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: - Chương I: Khái quát về Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. - Chương II: Phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ của Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái - Chương III: Giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng của Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI 1.1. Thông tin chung về Công ty CP TM Tổng hợp & Dịch vụ An Thái 1.1.1 . Thông tin chung: - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. - Loại hình Công ty : Cổ phần - Hoạt động kinh doanh chính : Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa - Vốn điều lệ : 1.000.000.000 đồng - Trụ sở chính : Phòng 303 - D9 Tập thể Thành Công - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội 1.1.2 . Quá trình thành lập và phát triển: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với 03 cổ đông góp vốn, thành lập tháng 02/2009 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103397420 do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/02/2009, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 01/10/2010. Tuy được thành lập từ tháng 02 năm 2009 nhưng đến tháng 9 năm 2010 Công ty mới chính thức hoạt động theo tên giao dịch là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. Theo Giám đốc Công ty cho biết từ thời điểm tháng 09/2010 trở về trước do quy mô hoạt động nhỏ nên Công ty đã có đơn xin tạm ngừng hoạt động gửi tới Chi cục thuế quận Ba Đình và mọi hoạt động liên quan đến việc nhập, xuất hóa đơn đều thông qua Công ty cổ phần in Quốc Gia. Cổ đông sáng lập Công ty gồm: 6 - Bà Trịnh Thị Nhung, - Ông Nguyễn Quốc An; - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Các cổ đông đều là người trong 1 gia đình: Bà Nhung và Ông An là vợ chồng, còn Bà Nhàn là em gái Ông An. Cơ cấu cấp quản trị của công ty khá gọn nhẹ, Ban Giám đốc của công ty là Bà Trịnh Thị Nhung – Giám đốc và chồng là Ông Nguyễn Quốc An – Phó Giám đốc. Cơ cấu cấp quản trị khá gọn, lại có mối quan hệ gia đình nên chủ động trong việc điều hành, quản lý. Chức danh Họ và tên Năm sinh Số năm công tác Thời gian bổ nhiệm Giám đốc Trịnh Thị Nhung 1974 13 năm 02 năm Phó Giám đốc Nguyễn Quốc An 1975 13 năm 02 năm Ban Giám đốc Công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý, giám sát, bán hàng cho các Công ty lớn; có khả năng nắm bắt thị trường tốt và có định hướng phát triển Công ty rõ ràng. Ngoài ra, vợ chồng Ông An và Bà Nhung cũng đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Công ty lớn: Bà Nhung là Giám đốc bán hàng trên kênh siêu thị của Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam (Công ty sở hữu nhãn hiệu sản phẩm Bánh gạo One- One); còn Ông An hiện đang giữ chức Giám đốc bán hàng khu vực miền Bắc của Công ty Cp sản xuất hàng gia dụng quốc tế (Công ty đang sở hữu các sản phẩm mang nhãn hiệu dầu gội đầu cao cấp X-men). Số lượng nhân viên: 25 người, trong đó số lượng do Công ty Cp thương mại tổng hợp và dịch vụ An Thái quản lý là 15 nhân viên, còn lại là nhân vien kinh doanh do nhà sản xuất quản lý và trả lượng. Nhân viên của công ty bao gồm: 05 nhân viên kế toán kiêm thủ kho, 10 nhân viên giao hàng và thu tiền. Các chính sách nhân sự: nhân viên của công ty được hưởng đầy đủ chế độ lương thưởng, bảo hiểm y tế xã hội theo các chính sách, quy chế của doanh nghiệp và nhà nước hiện hành. 7 1.1.3 . Quy mô vốn chủ sở hữu: Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại gồm có 3 cổ đông là: Bà Trịnh Thị Nhung, Ông Nguyễn Quốc An và Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đơn vị/ Cá nhân có sở hữu tại Khách hàng Số tiền (đồng) Tỷ lệ % trong tổng vốn chủ sở hữu Trịnh Thị Nhung 500.000.000 50% Nguyễn Quốc An 300.000.000 30% Nguyễn Thị Thanh Nhàn 200.000.000 20% Cộng 100% Qua bảng tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vợ chồng Bà Nhung, Ông An có tỷ lệ vốn góp lên tới 80%. Điều này cho thấy sự chủ động rất cao trong việc quản lý, điều hành Công ty. 1.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1 . Lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đang là nhà phân phối cho các sản phẩm của 02 Công ty là: - Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam với các sản phẩm như Bánh gạo One- One các loại, Potago; - Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina với các sản phẩm mang nhãn hiệu Double rich. Công ty cũng đã ký kết được hợp đồng làm nhà phân phối cho các sản phẩm mang nhãn hiệu nước uống C2 của Công ty TNHH URC Hà Nội và bắt đầu kinh doanh sản phẩm này vào tháng 11 năm 2010. Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái thành lập ngày 20/02/2009, là nhà phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu One- One, Doulbe rich và sản phẩm mang nhãn hiệu C2. Những sản phẩm Công ty phân phối đều là những sản phẩm của những Công ty lớn và được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng của Việt nam hiện nay. 8 Tuy được thành lập từ năm 2009 nhưng đến tháng 9 năm 2010 Công ty mới chính thức đi vào hoạt động với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái dù vậy doanh thu của Công ty đã là hơn 4 tỷ mang lại lợi nhuận sau thuế gần 200 triệu. Sang năm 2011 với năng lực lãnh đạo, mối quan hệ của Ban giám đốc Công ty, chính vì vậy Công ty đã tiến một bước dài trong hoạt động kinh doanh. Tuy mới chỉ 11 tháng đầu năm 2011 nhưng Doanh thu của Công ty đã là gần 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,7 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh số của các mặt hàng mà Công ty phân phối và thị trường phân phối của Công ty hiện tại như sau: Các nhãn hiệu % Quốc gia hay khu vực nơi KH đặt Các sản phẩm của One- One 60% Quận Ba Đình, quận Đống Đa, Cầu Giấy Các sản phẩm của LG Vina 40% Quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm, 2/3 quận Ba Đình, 1/4 quận Đống Đa Dự kiến sau khi làm nhà phân phối của Công ty TNHH URC Hà Nội thì tỷ trọng cơ cấu doanh thu của các mặt hàng này sẽ chiếm tới 40% doanh thu dự kiến của cả năm 2010- tương đương khoảng 3 tỷ đồng. Và mặt hàng này Công ty sẽ được phân phối tại khu vực: quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. 1.2.2 . Hoạt động cụ thể 1.2.1.1. Trụ sở kinh doanh, nhà xưởng: Với đặc thù là kinh doanh, phân phối các sản tiêu dung chính vì vậy ngoài trụ sở chính của Công ty tại P 303-D9 tập thể Thành Công (nhà riêng của Giám đốc Công ty), Công ty còn có thêm 02 kho chứa hàng tại: + Số 9, ngõ 376 Đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình- đây là nhà của bố mẹ chồng Giám đốc. Kho này chứa hàng của Công ty One- One, phục vụ bán hàng cho quận Ba Đình và Cầu Giấy. + Số 06 Nguyên Hồng, Phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội - Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái thuê lại của Công ty Cp in quốc gia. Kho này chứa toàn bộ các mặt hàng của Công ty TNHH LG 9 Vina và một phần sản phảm của Công ty One- One phục vụ bán hàng ở quận Đống Đa. + Số 15 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội- Công ty CPTM TH và DV An Thái thuê lại của Công ty Giầy Thượng Đình làm kho chứa hàng, ở kho này Công ty chủ yếu chứa toàn bộ mặt hàng là nước giải khát C2, và hiện tại là những mặt hàng phục vụ tết nguyên đán. + Ngoài ra để làm nhà cung cấp cho Công ty TNHH URC Hà nội thì Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đã ký kết hợp đồng thuê kho với Công ty CP Kinh Tây, theo đó Công ty An Thái sẽ được sử dụng 01 kho hàng có diện tích là 396 m2 tại khu Hồ điều hòa- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- Hà Nội với mức giá là 25.740.000 đồng/ tháng. 1.2.1.2. Các nhà cung cấp: Chính thức đi vào hoạt động dưới tên là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái từ tháng 09 năm 2010, hiện nay Công ty đã ký kết 03 hợp đồng làm nhà phân phối cho các Công ty: Công ty CP thực phẩm Việt Nam; Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina và Công ty TNHH URC Hà Nội, Công ty CP Thực Phẩm Á Châu, Công ty TNHH Đại Dương Xanh Việt Nam. Đây đều là những nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam như: Bánh gạo One- One; các sản phẩm mang nhãn hiệu Double rich và trà chanh C2, Mì tôm, Bánh kẹo,…Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái luôn nhận được những sự hỗ trợ về đặt hàng và mua những chủng loại hàng hóa tiêu thụ nhanh trên thị trường. Đặc biệt hiện nay Bà Nhung là giám đốc kênh bán hàng siêu thị của nhãn hàng bánh gạo One- One của Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam nên Công ty An Thái luôn nhận được những chính sách ưu đãi về các chương trình khuyến mại, nợ gối đầu 01 đơn hàng nhưng không tối đa 200 triệu đồng. Hiện nay Công ty đang nhận được mức chiết khấu là 6% trên tổng doanh thu tháng, với mức khoán doanh thu trung bình khoảng 1 tỷ đồng tùy vào từng thời điểm trong năm. 10 Đối với các sản phẩm của Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina thì Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đang nhận mức khoán doanh số trung bình là: 400.000.000 đồng được mức chiết khấu là 6% trên đơn đặt hàng đối với các loại dầu gội và 5.5% với các sản phẩm khác. Ngoài ra Công ty còn nhận được nhiều mức thưởng khác về thanh toán đúng hạn 0.5%, đạt 90% doanh số tháng thưởng 0.5% và nhiều chính sách hỗ trợ khác… Đối với sản phẩm của Công ty TNHH URC Hà Nội: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái vừa ký kết hợp đồng là nhà phân phối vào 01/11/2010, hiện nay Công ty đang xúc tiến đặt những đơn hàng đầu tiên. Doanh số khoán trung bình là 3 tỷ đồng, với mức chiết khấu là 10% với các sản phẩm nước mang nhãn hiệu C2 và 8% đối với các mặt hàng bánh kẹo. Để dảm bảo yêu cầu làm nhà phân phối Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đã thuê 01 kho hàng với diện tích là 396 m 2 tại khu Hồ điều hòa- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- Hà Nội với giá là 25.740.000 đồng/ tháng. Đối với sản phẩm của Công ty CP Thực Phẩm Châu Á thì Công ty CP Thương mại tổng hợp và dịch vụ An Thái chủ yếu phân phối là Mì tôm như Gấu đỏ, Hello,… 1.2.1.3. Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái là nhà phân phối cho các đại lý, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng nước giải khát trên các địa bàn đã được quy định, chính vì vậy số lượng khách hàng của Công ty tương đối nhiều: số lượng khách hàng của nhãn hàng mỹ phẩm của Công ty LG Vina là khoảng 1.050 khách hàng; của Công ty CP One- One VN là 700 khách hàng và dự kiến số lượng khách hàng của nhãn hàng nước uống của Công ty URC VN là 1.000 khách hàng. Số lượng khách hàng trên đều là những khách hàng đã và đang kinh doanh các sản phẩm mà Công ty An Thái phân phối và có doanh số mua hàng hàng tháng tương đối ổn định. Theo Giám đốc Công ty cho biết thì nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng sẽ là nhân viên do các Công ty cung cấp sản phẩm quản lý và trả 11 lương, còn nhân viên giao nhận và thu hồi công nợ sẽ do Công ty An Thái quản lý. Nhìn chung số lượng khách hàng tương đối lớn, tuy nhiên với đội ngũ nhân viên bán hàng của các Công ty và nhân viên giao hàng của Công ty An Thái thì hoàn toàn có thể bao phủ hết số lượng khách hàng trên. Về công nợ: do phải trực tiếp thu hồi công nợ bán hàng nên Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái áp dụng nhiều chính sách khác nhau đối với từng loại cửa hàng, có những cửa hàng Công ty có thể cho nợ gối một đơn hàng, có cửa hàng phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng… 1.2.1.4. Thị trường cạnh tranh và vị trí của Công ty Đối với những mặt hàng Công ty làm nhà phân phối thì Công ty được độc quyền bán trong khu vực đã được quy định. Còn đối với các sản phẩm cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các loại sản phẩm mà Công ty đang phân phối như các nhãn hàng của Công ty TNHH IPC Việt Nam- sản xuất sản phẩm có nhãn hiệu Xmen, các sản phẩm của Công ty TNHH Tân Trường Phát- sản xuất sản phẩm có nhãn hiệu trà Dr Thanh… Tuy phải chịu áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh nhưng với địa bàn hoạt động là những quận nội thành Hà Nội, mức độ tiêu dùng rất cao, cùng với nhãn hàng Công ty phân phối là những nhãn hàng nổi tiếng nên Công ty đã tạo được cho mình một vị trí nhất định trên thị trường 1.2.1.5 Kênh phân phối, chính sách giá bán: Hầu hết các mặt hàng Công ty bán đều phân phối thông qua kênh bán lẻ tại các đại lý, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng giải khát trên địa bàn Công ty quản lý. Công ty thực hiện đúng chính sách giá, chính sách khuyến mại theo quy định của nhà sản xuất. 12 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI 2.1. Định hướng phát triển ngành và xu hướng phát triển ngành Những năm gần đây Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Kinh tể của Việt Nam cũng nhờ đó là được đưa lên một tầm cao mới, các chỉ số GDP, CPI,… của Việt Nam đều tăng lên đáng kể. Qua những đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ở Châu Á phục hồi nhanh và mạnh nhất. Trong đó, nghành phân phối, bán lẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đây cũng được đánh giá là nghành dịch vụ phát triển tốt và bền vững. Hiện nay lĩnh vực phân phối, bán lẻ hiện đóng góp khoảng 14% GDP của Việt Nam (khoảng hơn 20 tỷ USD), sử dụng hơn 5 triệu lao động (cao nhất trong các ngành dịch vụ). Theo báo cáo khảo sát đánh giá xếp hạng toàn cầu về thị trường phân phối bán lẻ của một số tổ chức chuyên môn quốc tế, năm 2009 Việt Nam xếp thứ 48/211 nền kinh tế về sức hấp dẫn; đến tháng 6/2010, sức hấp dẫn của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng thêm 2 bậc so với năm 2009. Sang năm 2011 lĩnh vực phân phối bán lẻ tại Việt Nam cũng tăng mạnh, thời gian gần đây do tác động chung của nền kinh tế, tuy vậy lĩnh vực bán lẻ, phân phối gần như không giảm sút. Trong thời gian tới do nhu cầu tăng đột biến để phục vụ tết nguyên đán, hiện giờ Ban giám đốc công ty đã lên kế hoạch và đã nhập hàng dần để phục vụ nhu cầu, thị yếu của tết cổ truyền dân tộc, đây là dịp mà nghành phân phối bán lẻ hoạt động mạnh nhất trong năm. Như vậy có thể thấy xu hướng phát triển ngành phân phối bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển mạnh, nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Chính Phủ. 2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế của Công ty: Điểm mạnh Điểm yếu Thị trường Dân cư trong khu vực ngày càng đông với mật độ dân số Địa bàn hoạt động của Công ty bị giới hạn theo 13 cao. Do đó thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty rộng. Thị trường đã được phân khúc ổn định. từng loại sản phẩm Sản phẩm, dịch vụ Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng, hiện tại Công ty là đại lý chính thức cho các nhãn hàng bánh gạo One- One, nhãn hàng Double rích của Công ty TNHH LG Vina và nhãn hàng C2 của Công ty TNHH URC Hà Nội, Công ty CP Thực Phẩm Châu Á, Công ty TNHH Năng Lượng Xanh Việt Nam. Đây đều là các hãng có tên tuổi trên thị trường cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nên sản phẩm dễ được người tiêu dung chấp nhận Đây là những sản phẩm tiêu dùng nhanh, phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng và thời hạn sử dụng. Kênh phân phối Hiện tại Công ty có một hệ thống phân phối rộng khắp với số lượng khách hàng Công ty LG Vina là khoảng 1.050 khách hàng; của Công Công ty tập trung chủ yếu vào kênh phân phối bán lẻ 14 ty CP One- One VN là 700 khách hàng và số lượng khách hàng của nhãn hàng nước uống của Công ty URC VN là 1.000 khách hàng Cơ hội Thách thức Thị trường Thị trường hàng tiêu dùng đang phát triển rất rộng rãi, từ các đại lý lớn hay trong các con phố, ngõ ngách đều có sự hiện diện của các sản phẩm mà Công ty phân phối. Cạnh tranh từ các Công ty phân phối cùng ngành hàng tương đối cao Sản phẩm, dịch vụ Trong những năm tới khi mà đời sống của người dân nông thôn được cải thiện ngành hàng tiêu dùng sẽ còn phát triển mạnh và mở rộng hơn nữa ở khu vực nông thôn. Trên thị trường cũng có nhiều hãng cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty như: P&G, nhiều hãng đồ uống khác. Do vậy mức độ cạnh tranh khá cao. 2.3. Phân tích nhu cầu vay vốn tài trợ của Cty: 2.3.1 . Đánh giá tổng nhu cầu vốn Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái là nhà phân phối chính thức cho các hãng sản phẩm có tên tuổi trên thị trường như của Công ty TNHH LG Vina (với nhãn hàng nổi tiếng là Double rich); Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam (với sản phẩm đặc trưng là Bánh gạo One- One). Tuy mới đi vào hoạt động chính thức dưới tên Công ty An Thái nhưng Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái dù vậy doanh thu của Công ty đã là hơn 4 tỷ mang lại lợi nhuận sau thuế gần 200 triệu. Sang năm 2011 15 với năng lực lãnh đạo, mối quan hệ của Ban giám đốc Công ty, chính vì vậy Công ty đã tiến một bước dài trong hoạt động kinh doanh. Tuy mới chỉ 11 tháng đầu năm 2011 nhưng Doanh thu của Công ty đã là gần 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,7 tỷ đồng. Hiện nay Công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh, cụ thể Công ty đang xúc tiến ký kết hợp đồng làm nhà phân phối cho Công ty TNHH URC Hà Nội- Công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu C2. Chính vì vậy để chuẩn bị đầy đủ nguồn lực tài chính để kinh doanh, Công ty đang có kế hoạch tiếp cận các nguồn vốn tài trợ để chủ động hơn trong việc nhập hàng và thanh toán các đơn hàng với nhà cung cấp. 2.3.2 . Đánh giá hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh 2.3.2 .1. Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua: Trên thực tế do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, chính vì vậy nên Ban Giám đốc Công ty quyết định đưa Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái vào hoạt động. Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2010 nhưng doanh thu bán hàng trong tháng năm 2010 của Công ty là 1.3 tỷ đồng và lợi nhuận đem lại là 107 triệu đồng (bằng 8.2% tổng doanh thu). 11 tháng đầu năm 2011 Doanh Thu của Công ty đạt gần 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,7 tỷ đồng. Đạt được kết quả khả quan trên là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên của Công ty cũng như sự điều hành quản lý hợp lý của Ban giám đốc Công ty. Ngoài ra cũng phải kể đến là những sản phầm mà Công ty phân phối đều là những sản phẩm nổi tiếng, được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và sử dụng trong nhiều năm qua. Doanh số bán các mặt hàng này tương đối ổn định. 2.3.2 .2. Kế hoạch kinh doanh trong năm 2012 Năm 2012 Công ty tiếp tục là nhà phân phối cho Công ty URC Hà Nội, LG Vina, One-One, Công ty CP Thực Phẩm Á Châu, Công ty TNHH Năng Lượng Xanh Việt Nam. Như vậy với việc là nhà phân phối cho 03 Công ty với nhiều sản phẩm nổi tiếng, được người tiêu dùng Việt Nam ưa 16 chuông, Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái dự kiến doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh trong của năm 2012 như sau: STT Chỉ tiêu Giá trị (đồng) 1 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp DV 10.000.000.000 2 Các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 10.000.000.000 4 Giá vốn hàng bán 6.000.000.000 5 Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp DV 4.000.000.000 6 Doanh thu hoạt động tài chính 50.000.000 7 Chi phí tài chính 550.000.000 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 600.000.000 10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 2.900.000.000 11 Thu nhập khác - 12 Chi phí khác - 13 Lợi nhuận khác - 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.900.000.000 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 725.000.000 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.175.000.000 Nhận xét: - Doanh thu của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái được tính toán dựa trên năng suất bán hàng trong năm 2010. Dựa vào 11 tháng đầu năm 2011 và doanh thu khoán của các Công ty cung cấp sản phẩm. Hiện nay đang là thời điểm cuối năm và sắp đến Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn vì vậy để có thể dự trữ hàng hóa cuối năm thì hầu hết các đại lý 17 bán lẻ nhập hàng tương đối nhiều, đây là cơ hội rất tốt để Công ty hoàn thành kế hoạch bán hàng năm 2012. Ngoài ra cũng phải kể đến các mặt hàng Công ty phân phối là những sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, doanh số bán hàng tháng ổn định. Công ty hoàn toàn có thể đạt được doanh thu đã đề ra của năm 2012. - Chi phí: của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái chủ yếu là các chi phí mua hàng từ các nhà cung cấp và chi phí trả lương thưởng cho nhân viên, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Dự kiến chi phí của năm 2012 là 7,1 tỷ chiếm khoảng 71% doanh thu. - Lợi nhuận dự kiến năm 2012 là 2,9 tỷ đồng, chiếm 29% doanh thu. Căn cứ tỷ lệ chiết khấu của từng mặt hàng như nêu ở trên thì khoản lợi nhuận năm 2012 Công ty hoàn toàn có thể đạt được. 2.3.2 .3. Tổng nhu cầu vốn lưu động và cơ cấu vốn của Công ty Dựa trên báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh năm 2012, Công ty dự kiến kế hoạch tài trợ vốn lưu động như sau: Chỉ tiêu Giá trị (đồng) Tổng nhu cầu vốn 8.070.000.000 Vòng quay vốn lưu động bình quân 2 Nhu cầu vốn lưu động bình quân 4.035.000.000 Vốn tự có 1.500.000.000 Vốn vay ngân hàng khác 995.000.000 Vốn vay ngân hàng 1.540.000.000 Tổng nhu cầu vốn của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái trong năm 2012 kinh doanh dự kiến là 8,070,000,000 đồng được tính toán dựa trên tổng giá vốn và các loại chi phí. 18 Với vòng quay vốn 2 vòng/ năm thì nhu cầu vốn lưu động bình quân là 4,035,000,000 đồng trong đó: - Vốn tự có là 1,500,000,000 đồng- chiếm 37% nhu cầu vốn bình quân. Nguồn vốn này được Công ty huy động từ các cổ đông trong Công ty và nguồn lợi nhuận chưa phân phối của Công ty. - Vốn chiếm dụng ngân hàng khác là 995,000,000 đồng, chiếm 25% tổng nhu cầu vốn. - Vốn vay tài trợ: dự kiến Công ty sẽ vay khoảng 1.54 tỷ đồng – tương ứng 38% nhu cầu vốn bình quân. 2.4. Phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ Dựa trên các phân tích cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như các mặt thuận lợi khó khăn của Công ty trong điều kiện kinh tế hiện tại, có thể thấy hiện tại công ty có một số các phương thức tiếp cận các nguồn tài trợ như sau: 2.4.1 . Tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bằng phát hành cổ phiếu Phát hành cổ phiếu là hình thức do doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này: - Tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. - Chỉ có công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn mới phát hành được. Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hóa thông tin tài chính theo Luật Doanh nghiệp. Do đó đối với 1 DNNVV như Công ty An Thái thì phương thức này là không khả thi, ngoài nguyên nhân trên về đặc trưng của phương pháp này còn một số nguyên nhân thuộc về bản than công ty như sau: - Công ty An Thái là một công ty nhỏ chưa lên sàn chứng khoản, do đó chưa được các nhà đầu tư biết đến, rất khó phát hành cổ phiếu thành công; 19 - Các Cổ đông của Công ty đều có mối quan hệ gia đình do đó nếu có thêm các đối tác góp vốn sẽ gây khó khăn cho việc quản trị Công ty; - Các Cổ đông của Công ty bị hạn chế về mặt tài chính, như vậy họ không thể bỏ ra nhiều hơn số vốn họ đã góp theo vốn điều lệ của Công ty được. 2.4.2 . Tăng cường nguồn tín dụng thương mại: - TDTM (Tradi Credit) là một loại hình tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức TDTM và người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình. - Do đó nó có ưu thế ở chỗ tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. Thêm nữa, nhờ tính trừu tượng, TDTM được ưa thích hơn ở chỗ người sử dụng nó không phải công khai hoạt động của họ với ngân hàng. - Nhược điểm: nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định, cần xây dựng mqh bạn hàng uy tín, lượng vốn huy động được nhỏ…. 2.4.3 . Nguồn vốn vay Ngân hàng Vay vốn Ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn dưới các hình thức cụ thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các Ngân hàng thương mại. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và một bên cho vay. Với hình thức này, Doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các doanh nghiệp cùng tham gia thẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Yêu cầu doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Nếu Doanh nghiệp vay tiền của Ngân hàng có thể bị Ngân hàng thương mại kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho vay. Vay vốn Ngân hàng có thể xem như là phương thức tiếp cận vốn khả thi đối với Công ty An Thái trong tình hình kinh tế hiện nay. Vì: - Lãi suất vay vốn trên thị trường hiện nay: đã dần ổn định, không có sự biến động đột ngột như thời điểm trước khủng hoảng tài chính, do đó 20 Công ty có thể yên tâm sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. - Hàng hóa mà Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái phân phối là những mặt hàng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, đã có mặt tại thị trường nhiều năm và có doanh số bán ổn định  Đảm bảo khả năng bán hàng cho Công ty. - Ban Giám đốc của Công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt hiện nay vẫn đang giữ những chức vụ quan trong trong các Công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn trong nước  Đảm bảo khả năng quản lý, điều hành hiệu quả của Công ty. - Bên cạnh đó cũng phải kể đến đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát của nhà cung cấp cùng với đội ngũ giao hàng của Công ty, đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm bán hàng, am hiểu địa bàn bán hàng… - Công ty có lịch sử quan hệ với các ngân hàng chính sau: + Công ty là khách hàng thường xuyên có quan hệ tín dụng, quan hệ bảo lãnh, giao dịch tài khoản với SeABank – Kim Liên từ 11/2010: Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND) STT Khoản mục Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 1 Quan hệ tín dụng 3.140.000.000 5.366.823.835 2.226.823.83 5 - Vay ngắn hạn 3.140.000.000 5.366.823.835 2.226.823.83 5 2 Quan hệ bảo lãnh 1.800.000.000 1.500.000.000 300.000.000 3 Giao dịch tài khoản 11 tháng 2011 53.076.364.964 53.048.611.145 17.518.323 + Công ty có một khoản vay ngắn hạn với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao dịch với số tiền là 995.000.000 VND. + Về quan hệ giao dịch tài khoản, Công ty giao dịch thông qua tài khoản tại Techcombank – Chi nhánh Láng Hạ 21 + Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Công ty không có nợ xấu với bất kỳ Ngân hàng nào. - Tài sản bảo đảm: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái có 01 bất động sản tại địa chỉ: P303- D9 tập thể Thành Công- phường Thành Công- Ba Đình- Hà Nội, tài sản trên là tài sản của vợ chồng Giám đốc Công ty. Chi tiết về tài sản đảm bảo như sau:  Giấy tờ pháp lý: Giấy chứng nhận quyền ở hữu nhà và quyền sử dụng đất số 10101236361, hồ sơ gốc số: 3645.2004.QĐUB. 9183.2004 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 14/06/2004, được đăng ký sang tên cho ông Nguyễn Quốc An tại Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội ngày 22/09/2009. Chủ sở hữu: ông Nguyễn Quốc An và vợ là bà Trịnh Thị Nhung  Định giá tài sản đảm bảo: Căn cứ định giá : + Căn cứ vào các giá trên các website bất động sản uy tín hiện nay. + Căn cứ tham khảo giá giao dịch bất động sản tại khu vực tập thể Thành Công. + Căn cứ khung giá xây dựng của Nhà nước. + Căn cứ kiểm tra thực tế tài sản Định giá : Nhà tập thể D9 là một trong những khu nhà được xây dựng sau cùng trong khu tập thể Thành Công, chất lượng sửu dụng còn khá tốt. Có vị trị thoáng đãng, không khí trong lành, an ninh tốt. STT Tài sản Diện tích (m2) Đơn giá (VND/m2) Giá trị 1 Đất ở 43 52.209.000 2.244.987.000 III Tổng cộng (làm tròn) 2.244.987.000 22 Kết luận : Giá trị tài sản đảm bảo (đã làm tròn) là : 2.200.000.000 đồng (Hai tỷ hai trăm triệu đồng chẵn./.) Giá trị cho vay tối đa dựa trên giá trị tài sản đảm bảo là : 1.540.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm bốn mươi triệu đồng chẵn./.) Số tiền Cty đề nghị vay: 1.540.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm bốn mươi triệu đồng chẵn./.)- tương ứng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Đây là tỷ lệ phù hợp đáp ứng điều kiện cho vay của các ngân hàng TM  Tính phát mại của tài sản: Bất động sản nằm tại khu vực đông dân cư, gần trường học, gần chợ, căn hộ nằm ở tầng 3 có 2 mặt thoáng…Do đó tính thanh khoản của TSĐB ở mức khá. Như vậy, dựa trên các nguyên nhân phân tích trên, nguồn vốn tài trợ Công ty An Thái hiện nay nên tiếp cận là nguồn vốn vay Ngân hàng. 23 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI 3.1. Khó khăn tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng của Công ty: 3.1.1. Khó khăn chung: Thời gian qua, lãi suất có giảm nhưng không nhiều và vẫn ở mức cao. DN có tiếp cận cũng không dám vay vì quá cao, thường ở mức 20-22%/năm và nếu sản phẩm tiêu thụ chậm thì họ cũng không mạo hiểm vay ngân hàng. Ngược lại, với chính sách thắt chặt tiền tệ, bảo toàn vốn thì các ngân hàng thương mại cũng không dám cho vay. Các quy định bắt buộc về thủ tục vay vốn, thẩm định dự án, tài sản bảo đảm trong quy trình tín dụng mà ngân hàng không thể bỏ qua là rào cản đối với các DNNVV tiếp cận vốn. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, chi phí vay vốn đầu vào của các DN Việt Nam vẫn ở mức cao, gấp ba, bốn lần so các nước trong khu vực. Trước kia, một bất động sản được ngân hàng định giá và cho vay khoảng 70% giá trị thì hiện nay, việc định giá vừa đánh xuống thấp bằng một nửa, hạn mức cho vay cũng chỉ bằng 50% giá được ngân hàng ấn định. Thủ tục xét duyệt hồ sơ vay vốn của các ngân hàng rườm rà, qua nhiều bộ phận, nhiều cấp xét duyệt nên việc huy động được vốn đúng hạn bị ảnh hưởng. 3.1.2. Khó khăn riêng: Công ty An Thái mới đi vào hoạt động dưới mô hình Công ty Cổ phần và hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng từ đầu năm 2009, do đó năng lực về tài chính, kinh nghiệm hoạt động trên thị trường, cũng như kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp có thể bị các ngân hàng đánh giá thấp. 24 Quy mô Công ty nhỏ, cổ đông cũng như công nhân viên chủ yếu là người nhà nên hạn chế khả năng sáng tạo, nỗ lực trong công việc chung nhằm phát triển công ty, từ đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh (nhận định chủ quan). 3.2. Giải pháp tiếp cận vốn vay Ngân hàng của Công ty 3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ: Chính phủ mà đại diện là các cấp quản lý cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến phát triển DNNVV, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách trợ giúp cho DNNVV. Theo đó, cần hoàn thiện chính sách thuế, đất đai phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng công bằng giữa các Doanh nghiệp, giúp các DNNVV có được mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng tài trợ từ Ngân hàng. Chính quyền địa phương các cấp có thể thực hiện cơ chế hỗ trợ DNNVV thông qua các hình thức cung cấp cấp thông tin, giảm chi phí đầu vào (giá điện, điện thoại, cước viễn thông, cước vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng, công nghệ, nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường,…) 3.2.2. Giải pháp từ phía Ngân hàng: Về phía ngân hàng thương mại cần phải thấu hiểu doanh nghiệp hơn nữa. Quan tâm phát triển đồng bộ các sản phẩm vừa tăng cường nguồn vốn huy động, vừa tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp; đồng thời phát triển các sản phẩm ràng buộc, tạo điều kiện để cho doanh nghiệp đang thiếu điều kiện về tài sản thế chấp vẫn có thể vay được vốn ngân hàng nếu có dự án khả thi. Bên cạnh đó, ngân hàng tăng cường phát triển các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền, tư vấn thông tin thị trường… hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn, nắm bắt các điều kiện thị trường đầy đủ và kịp thời hơn, giảm rủi ro cho doanh nghiệp và cả ngân hàng. Triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua triển khai thực hiện tốt chính sách cho vay; làm tốt công tác dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng để có kế hoạch cân đói nguồn vốn; chủ động tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng để rà soát, đánh giá lại các 25 khoản nợ, cùng doanh nghiệp bàn bạc, xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp: Để tiếp cận được nguồn vốn, Công ty An Thái cần xây dựng kế hoạch thiết thực, bảo vệ được phương án của mình với ngân hàng, cam kết sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Trong quá trình đàm phán vay vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được bảo đảm bởi tài sản thế chấp hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà mình đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như: giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp sẽ rất hữu ích. Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của ngân hàng là rủi ro tài chính, luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sớm quyết định, DNNVV nên có các phương án tối ưu và khả thi sử dụng các khoản tiền vay... Thêm nữa, Công ty cũng cần chủ động hơn trong việc đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính vừa chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hoá cơ hội, đồng thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn. Bên cạnh đó, Công ty cần minh bạch hoá trong vấn đề tài chính. Điều này theo các chuyên gia kinh tế một mặt có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro; mặt khác khi ngân hàng tiếp cận những thông tin tài chính minh bạch, tiên liệu được những thay đổi về chính sách, họ có động lực đầu tư lớn và lâu dài vào doanh nghiệp đó. Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường” thông qua các Hiệp Hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất tới tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành phố theo đặc thù truyền thống địa phương. 26 KẾT LUẬN Nhu cầu về vốn đối với các DNNVV hiện nay đang thật sự rất cần thiết. Thực trạng nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh đã làm cho các doanh nghiệp đó mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh tốt hiệu quả nhưng do không có vốn do đó các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có doanh nghiệp đang trong quá trình sản xuất kinh doanh lại không có vốn để tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong thời điểm này, việc tiếp cận các nguồn vốn tài trợ đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng là rất cần thiết và đúng lúc. Qua đề tài thảo luận của nhóm đi vào phân tích tình hình kinh doanh và nhu cầu tài trợ vốn của một doanh nghiệp cụ thể - Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái, nhóm đã phản ánh được phần nào thực trạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Để từ đó chúng ta thấy rằng vốn là một vấn đề cấp bách và nan giải cho nền kinh tế. Các kênh huy động vốn thì phong phú nhưng khả năng tiếp cận lại thấp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để khắc phuc vấn đề này, không chỉ bản thân doanh nghiệp và các ngân hàng và ngay cả nhà nước cũng cần có những chính sách biện pháp thiết thực và hiệu quả, kịp thời cung ứng vốn giúp doanh nghiệp hoạt động liền khớp, từ đó làm vận hành trơn tru cỗ máy kinh tế. Điểm quan trọng trong giải pháp tăng cường tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng là phương án kinh doanh hiệu quả, uy tín và năng lực của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của bản thân những nhà quản trị doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_15_nhpt_0295.pdf
Luận văn liên quan