Những người có liên quan đến lợi ích của công ty, các nhà quản lý và giá trị đạo đức
Cácluật chỉranhữngvấnđềmàmọi
ngườivàcáccông ty có thể làm và
khôngđượclàm.
•Cácluật chỉ rõ khunghìnhphạtkhi
cóhànhviphạmluật.
•Giátrị đạođứcvàluật phápcómối
liên quanlà: các chuẩn mựckhông
tuyệt đốihoặckhôngthay đổiđược
thiết lập đểxácđịnhhànhvicư xử
củamọingườinhưthếnàochođúng.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những người có liên quan đến lợi ích của công ty, các nhà quản lý và giá trị đạo đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2:
Những người có liên quan
đến lợi ích của công ty,
Các nhà quản lý và giá trị
đạo đức
Stakeholders,
Managers, and
Ethics
1
Mục tiêu nghiên cứu
Công ty tồn tại để tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ có giá trị cho nhu cầu của mọi người.
Nhưng ai là người quyết định cung cấp cho thị
trường loại sản phẩm hay dịch vụ gì? hoặc cách nào
để phân chia những giá trị do công ty tạo ra cho
những nhóm người khác nhau như những người lao
động, các khách hàng hoặc các cổ đông? Nếu mọi
người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân thì các cơ
chế (mechanisms) hay những thủ tục nào chi phối
việc công ty sử dụng các nguồn lực của nó và điều
gì có thể làm cho những nhóm người khác dừng
việc cố gắng tối đa hoá phần giá trị được chia cho
bản thân họ? Khi vấn đề đạo đức và sự tham lam
của những người quản lý cấp cao cần phải được
kiểm soát chặt chẽ, thì những câu hỏi trên phải
được giải quyết trước khi giải quyết vấn đề thiết kế
công ty để làm tăng tính hiệu quả công ty.
2
Mục tiêu nghiên cứu (tt)
Sau khi nghiên cứu chương này bạn có thể:
1. Nắm bắt được những khái niệm về nhóm người khác nhau
liên quan đến lợi ích Công ty, và những lợi ích của họ
trong Công ty.
2. Hiểu được căn cứ và những vấn đề vốn có trong việc
phân phối những giá trị do công ty tạo ra.
3. Hiểu rõ ai là người có quyền hạn và trách nhiệm của các
cấp quản lý, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa
các cấp lãnh đạo.
4. Mô tả được các vấn đề ủy quyền (agency problem) tồn tại
trong tất cả các mối quan hệ quyền lực và những cơ chế
khác nhau được sử dụng để kiểm soát những hành vi
trong công tác quản lý vi phạm luật pháp và thiếu đạo
đức.
5. Thảo luận vai trò sống còn về đạo đức kinh doanh của
những nhà quản lý và toàn thể nhân viên Công ty trong
việc theo đuổi mục tiêu Công ty, và những lợi ích của
Công ty xét trong dài hạn. 3
Những người liên quan
lợi ích Công ty
• Những người liên quan đến lợi ích công
ty là những người nhận được sự khích lệ
(inducements) của công ty từ những đóng
góp (contributions) mà công ty đòi hỏi họ quá
trình hoạt động.
• Họ nhận được từ Công ty sự khích lệ là
những phần thưởng chẳng hạn như tiền bạc,
quyền lực hoặc địa vị trong công ty.
• Sự đóng góp của họ bao gồm: những kỹ
năng nghề nghiệp (skills), sự hiểu biết
(knowledge) và kiến thức chuyên môn
(expertise) mà Công ty đòi hỏi họ trong quá
trình công tác.
4
Những người liên quan
lợi ích Công ty (tt)
Những người liên quan lợi ích công ty
được chia làm 2 nhóm:
Nhóm bên trong công ty, và
Nhóm bên ngoài Công ty.
Sự hiệu quả của công ty là sự thỏa
mãn mục tiêu và quyền lợi của
những người liên quan đến công ty.
Những nhóm người liên quan lợi ích
công ty khác nhau đều xác định
được mục tiêu riêng của họ. 5
Cổ đông: là người chủ của công ty. Họ đầu tư
vào công ty bằng hình thức mua cổ phần, cổ
phiếu. Lợi ích họ nhận được là phần chia lợi
nhuận và gia tăng giá trị cổ phần.
Những nhà quản lý: là người đại diện để sắp
xếp nguồn lực công ty, điều hành và bảo đảm
mục tiêu của công ty đã hoạch định. Các nhà
quản lý là những người làm công (employees)
có trách nhiệm tổ chức các nguồn lực công ty
và đảm bảo rằng mục tiêu của công ty được
thực hiện thành công. Các nhà quản lý đứng
đầu có trách nhiệm đầu tư tiền của các cổ đông
vào các nguồn lực để tối đa hóa sản lượng sản
phẩm và dịch vụ.
Nhóm những người bên trong liên quan
đến lợi ích công ty
6
Lực lượng lao động: Những người thuộc lực
lượng lao động có những trách nhiệm và bổn
phận (thường được xác định trong mô tả công
việc) mà họ phải thực hiện. Những đóng góp
của người lao động là sự thực thi các trách
nhiệm và bổn phận của họ. Động lực của
người lao động thực thi tốt nhiệm vụ liên quan
đến những phần thưởng và sự trừng phạt mà
công ty dùng để gây ảnh hưởng lên việc thực
thi công việc. Họ nhận được những lợi ích như
lương, thưởng, điều kiện làm việc, kinh
nghiệm công việc, triển vọng và cơ hội nghề
nghiệp. 7
Nhóm những người bên trong liên quan
đến lợi ích công ty (tt)
• Khách hàng: là nhóm lớn nhất bên ngoài của các
bên liên quan. Số tiền được trả cho một sản phẩm là
một đóng góp của khách hàng tổ chức.
• Nhà cung cấp: là nhóm người bên ngoài liên quan lợi
ích công ty quan trọng khác. Sự đóng góp của họ là
việc cung cấp các nguyên liệu và phụ kiện đáng tin
cậy giúp cho công ty giảm được sự không chắc chắn
trong vấn đề kỹ thuật hay họat động sản xuất và làm
giảm chi phí sản xuất. Nhà cung cấp có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả của công ty và ảnh hưởng gián
tiếp đến khả năng thu hút khách hàng. Một công ty có
được nguyên liệu đầu vào chất lượng cao sẽ sản xuất
ra những sản phẩm có chất lượng cao hấp dẫn được
khách hàng. 8
Nhóm những người bên ngoài liên quan
đến lợi ích công ty
• Chính phủ: Yêu cầu các công ty phải tuân theo các
quy định pháp luật trong việc đối xử với người lao
động và các vấn đề xã hội và kinh tế khác. Họ muốn
các công ty cạnh tranh công bằng và tuân thủ các qui
tắc cạnh tranh tự do. Chính phủ có quyền trừng phạt
những công ty vi phạm các luật pháp kinh doanh.
• Công đoàn (nghiệp đoàn - trade unions): Mối quan
hệ giữa nghiệp đòan và công ty có thể là mối quan hệ
xung khắc và cũng có thể là mối quan hệ hợp tác. Mối
quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
(productivity) và hiệu quả công ty. Sự hợp tác giữa
nhà quản lý và nghiệp đoàn có thể tạo ra kết quả tích
cực trong dài hạn nếu cả hai bên đều đồng thuận với
tỉ lệ chia lợi nhuận một cách công bằng.
9
Nhóm những người bên ngoài liên quan
đến lợi ích công ty (tt)
• Cộng đồng địa phương: sự thành công hay thất bại
của Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế địa
phương. Bởi vì các doanh nghiệp địa phương sử dụng
rất lớn lao động, các nguồn lực,… và đóng góp đáng
kể cho kinh tế địa phương phát triển (giúp đỡ các
doanh nghiệp trong vùng phát triển, đóng thuế, đầu
tư cơ sở hạ tầng, có thể góp phần giúp ổn định thị
trường về giá cả, nguồn hàng, cùng liên kết bảo vệ
môi trường…).
• Công chúng: Sự giàu có của một quốc gia được gắn
liền với sự thành công của các doanh nghiệp. Họ
mong muốn các doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh với các đối thủ nước ngoài. Họ cũng mong các
doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ đạo đức xã
hội. 10
Nhóm những người bên ngoài liên quan
đến lợi ích công ty (tt)
• Một Công ty tồn tại được phải thỏa mãn mục
tiêu của những người liên quan lợi ích công ty:
-Cổ đông: Thu hồi số vốn mà họ đã góp vào.
-Khách hàng: Nhận được những sản phẩm
đáng tin cậy và có giá trị.
-Lực lượng lao động: Sự đáp ứng lại từ
Công ty, nhận được điều kiện làm việc, triển
vọng về nghề nghiệp.
11
NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY LÀ ĐÁP
ỨNG MỤC TIÊU (GOAL) VÀ QUYỀN LỢI
(INTERESTS) CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ
LỢI ÍCH LIÊN QUAN
• Công ty hoạt động nhằm thỏa mãn những mục tiêu
của các bên liên quan đến lợi ích của công ty.
• Nhưng mục tiêu của nhóm những người liên quan lợi
ích công ty nào là quan trọng nhất?
• Tại Mỹ, những cổ đông là những người đầu tiên nhận
được lợi ích do Công ty tạo ra.
• Tuy nhiên, trong phạm vi xa hơn, những nhà quản trị
có thể điều hành Công ty tạo ra lợi nhuận cho cá nhân
họ, thay vì cho cổ đông của họ.
• Mục tiêu của những nhà quản trị và cổ đông có thể
trái ngược nhau tại một Công ty.
• Tóm lại một Công ty tồn tại được phải thỏa mãn mục
tiêu tối thiểu của những người liên quan lợi ích công
ty.
12
Sự cạnh tranh giữa các mục tiêu
Phân phối lợi nhuận cho những người
liên quan lợi ích công ty như thế
nào?
• Những nhà quản lý của Công ty phải quyết
định khích lệ như thế nào để có thể thỏa
mãn tối thiểu cho những nhu cầu khác
nhau của nhóm những người liên quan lợi
ích Công ty.
• Những nhà quản lý cũng phải quyết định
những phần “phụ cấp” (extra) được phân
chia như thế nào?
• Sự khích lệ thúc đẩy nhóm những người
liên quan lợi ích Công ty tham gia đóng
góp nhiều hơn cho Công ty. 13
Phân chia lợi nhuận (lợi ích)
Những nhà quản lý cấp cao
và quyền lực trong công ty
• Quyền lực: là năng lực (power) được
người có trách nhiệm nắm giữ để thực
hiện những hành động của mình và ra các
quyết định liên quan đến việc sử dụng các
nguồn lực của công ty.
• Hội đồng quản trị: là tổ chức giám sát
hoạt động của các nhà quản lý và tưởng
thưởng cho những người này (khi) chịu
trách nhiệm theo đuổi (pursue) các hoạt
động của Công ty để đảm bảo được các
mục tiêu của cổ đông.
14
Giám đốc điều hành
(CEO: Chief executive officer’s)
• Chịu trách nhiệm cho việc xây
dựng mục tiêu Công ty và thiết
kế cấu trúc Công ty.
• Lựa chọn những cấp bậc quản lý
chủ chốt cho các vị trí chính yếu
trong Công ty.
• Quyết định khen thưởng và động
viên cho các nhà quản lý cấp
cao.
15
Giám đốc điều hành - CEO (tt)
• Điều hành việc phân phối những
nguồn lực khan hiếm của Công ty,
chẳng hạn như tiền và việc phân bổ
nguồn lực giữa các khu vực chức
năng hoặc các bộ phận kinh doanh.
• Những hành động và uy tín của giám
đốc điều hành đều có tác động đến
quan điểm của những cổ đông bên
trong và bên ngoài công ty và nó
cũng ảnh hưởng đến khả năng thu
hút nguồn lực Công ty từ môi trường
nội tại. 16
Nhóm những nhà quản lý cấp cao
• Nhóm Giám đốc sản phẩm (line-role):
là các nhà quản lý chịu trách nhiệm trực
tiếp về về việc sản xuất hàng hóa và cung
cấp các dịch vụ.
• Nhóm quản lý chức năng (staff-role):
là các nhà quản lý được giao trách nhiệm
quản lý về một chức năng tổ chức chuyên
môn như là bán hàng, hoặc là nghiên cứu
& phát triển (R&D) sản phẩm.
17
Nhóm những nhà quản lý cấp cao (tt)
• Nhóm các nhà quản lý cấp cao: là
các nhà quản lý báo cáo lên Giám
đốc điều hành (CEO) và Trợ lý Giám
đốc (COO) và giúp Giám đốc điều
hành thiết lập chiến lược công ty, và
những mục tiêu, mục đích dài hạn
của chiến lược.
• Nhóm các nhà quản lý đoàn thể:
là các thành viên của nhóm quản lý
cấp cao, họ có nhiệm vụ lập chiến
lược cho tổ chức (phòng, ban,…)
cũng như là (chiến lược cơ sở) cho
công ty. 18
Nhóm những nhà quản lý khác
• Những nhà quản lý khu vực/bộ phận:
là những nhà quản lý chịu trách nhiệm
thiết lập chính sách cho bộ phận mà họ
quản lý.
• Những nhà quản lý chức năng: những
nhà quản lý này chịu trách nhiệm phát
triển những kỹ năng và những năng lực
mà công ty có thể đáp ứng trong môi
trường cạnh tranh nhằm giúp Công ty có
thêm nhiều lợi thế trong thị trường này.
19
Những viễn cảnh giả định
tại một Công ty
• Vấn đề cơ quan: vấn đề này là việc
những cấp quản lý quyết định có
trách nhiệm giải trình như thế nào về
những việc xảy ra khi được sự ủy
quyền của cấp trên.
• Những thông tin mà những Cổ đông
có được thường sẽ không thuận lợi
lắm cho các cấp quản lý.
• Các cấp quản lý và những cổ đông có
thể có những mục tiêu khác nhau.
20
Vấn đề rủi ro đạo đức
Có hai nguyên nhân tạo ra vấn đề
rủi ro đạo đức trong công ty:
• (1) sẽ rất khó để đánh giá một công
ty như thế nào là tốt, vì đa phần các
vấn đề sở hữu của Công ty là thông
tin thuận lợi.
• (2) Công ty thường khuyến khích để
theo đuổi (pursue) những mục tiêu
và các mục đích, điều đó có thể khác
với người đứng đầu công ty, các vấn
đề nguy cơ về đạo đức vẫn tồn tại.
21
Cách giải quyết
những vấn đề của Công ty
Sử dụng cơ chế quản lý: Cách thức để
điều tiết cho công bằng (align) lợi ích của
chủ sở hữu và của Công ty, để làm sao
khuyến khích cả hai cùng làm việc vì lợi
ích tối đa cho lợi ích của Công ty.
Kịp thời khích lệ công bằng lợi ích cho các
nhà quản lý và các cổ đông.
Động viên thi đua và quy hoạch thăng tiến
trong nghề nghiệp cho các thành viên
trong Công ty.
22
Các nhà quản lý cấp cao và
giá trị đạo đức Công ty
• Điều khó xử thuộc về đạo đức: là
các quyết định trái ngược với lợi ích
của các bên liên quan.
• Giá trị đạo đức: các quy tắc đạo
đức và niềm tin về vấn đề nào đó là
đúng hay sai.
Không có những quy luật hoặc những
nguyên tắc không thể bàn cãi mà
được xác định, có chăng là hành
động phù hợp luân thường/đạo đức.
23
Giá trị đạo đức và luật pháp
• Các luật chỉ ra những vấn đề mà mọi
người và các công ty có thể làm và
không được làm.
• Các luật chỉ rõ khung hình phạt khi
có hành vi phạm luật.
• Giá trị đạo đức và luật pháp có mối
liên quan là: các chuẩn mực không
tuyệt đối hoặc không thay đổi được
thiết lập để xác định hành vi cư xử
của mọi người như thế nào cho đúng.
24
Những nguồn cội giá trị
đạo đức của Công ty
• Đạo đức xã hội: là những quy ước
theo hệ thống hợp pháp trong xã hội,
những tập quán, sự rèn luyện, những
chuẩn mực bất thành văn, mà mọi
người sử dụng nó và có sự tác động
lẫn nhau.
25
Những nguồn cội giá trị
đạo đức của Công ty (tt)
• Đạo đức nghề nghiệp: là những giá
trị và quy tắc đạo đức mà mọi người
dùng để thực hiện nhiệm vụ và sử
dụng các nguồn lực (của công ty).
• Đạo đức cá nhân: là những chuẩn
mực đạo đức và nhân cách được dùng
bởi những cá nhân, để thiết lập (to
structure) các tác động lẫn nhau.
26
Tại sao phải phát triển
những chuẩn mực đạo đức?
• Các luật lệ và các chuẩn mực đạo đức
đặc ra để kiểm soát những hành vi
mang tính tư lợi của các cá nhân và
những hành động của doanh nghiệp
ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng
đồng xã hội.
• Các chuẩn mực đạo đức góp phần làm
giảm thiểu chi phí giao dịch, chi phí
việc giám sát, chi phi đàm phán, chi phí
ràng buộc ký kết hợp đồng giữa các cá
nhân… 27
Tại sao có những hành vi
phi đạo đức?
• Do quan điểm đạo đức cá nhân: quan
điểm đạo đức này được hình thành thông
qua sự dạy dỗ và giáo dục.
• Do tính tư lợi của các nhân: đó là sự
cân nhắc lợi ích của các nhân chống lại lợi
ích của các hoạt động của những người
khác.
• Do áp lực từ bên ngoài: sức ép từ cơ
chế thưởng phạt, từ ngành kinh doanh, và
từ những lực lượng khác.
28
Xây dựng Công ty có
nền tảng đạo đức
• Một công ty có nền tảng đạo đức nếu
những nhiều thành viên biết cư xử có đạo
đức.
• Tạo ra sự khuyến khích đối với những
hành vi cư xử có đạo đức và trừng phạt
thích đáng cho những hành vi phi đạo đức.
• Các nhà quản lý có thể chỉ dẫn (lead) cho
nhân viên của mình bằng những tấm
gương đạo đức (ethical examples).
• Các nhà quản lý cũng nên gắn kết vấn đề
đạo đức này với tất cả cổ đông bên ngoài
và bên trong công ty.
29
Thiết kế cấu trúc nền tảng đạo đức
và hệ thống kiểm soát
• Các giá trị, các quy tắc và các chỉ
tiêu (norms) ở một vị trí nhất định
trong giá trị đạo đức của Công ty là
một phần của văn hóa.
• Cách ứng xử (hành vi) của những
nhà quản lý cấp cao sẽ có ảnh hưởng
nhất định đến văn hóa của tổ chức.
• Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
đòi hỏi sự tận tâm từ tất cả các cấp
30
Hình thành văn hóa đạo đức
• Những giá trị, nguyên tắc, qui phạm,
xác định vị trí đạo đức của Công ty là
một phần của văn hóa.
• Cách cư xử của những nhà quản lý
cấp cao có sức ảnh hưởng rất lớn đến
văn hóa của tổ chức.
• Việc xây dựng văn hóa tổ chức đòi
hỏi sự tận tâm từ tất cả các cấp.
31
Tầm quan trọng từ lợi ích của các
nhóm người có liên quan Công ty
• Những nhà quản lý thường tìm ra những
cách thỏa mãn nhu cầu khác nhau của các
nhóm có liên quan công ty, vấn đề đạo
đức cũng được đặt lên trên hết.
• Áp lực từ các nhóm có lợi ích liên quan
công ty (stakholder) từ bên ngoài cũng
thúc đẩy các hành vi ứng xử có văn hóa
đạo đức.
• Chính phủ và các cấp trung gian (trực
thuộc), các hội kinh doanh, các nhóm điều
phối, sự trung thành của khách hàng,…
cũng đóng vai trò nghiêm túc trong thiết
lập nên những nguyên tắc đạo đức.
32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_chuong_2_ly_thuyet_cty_3071.pdf