Những vấn đề chung về luật đầu tư
Góp phần tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: hệ thống các biện pháp bảo đảm đầu tư tốt chính là một trong những yếu tố giúp nhà nước có môi trường đầu tư tốt. tuy nhiên, việc đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia sẽ k có nhiều ý nghĩa nếu bỏ quan việc gắn với khả năng thu hút vốn đầu tư của môi trường đầu tư đó. Trên thực tế, môi trường đầu tư được đánh giá là tốt khi nó có khả năng thu hồi vốn đầu tư mạnh mẽ và ngày càng tăng. Chính vì vậy, vai trò của các biện pháp đảm bảo đầu tư được phát huy khi chúng góp phần làm tăng sức hút các nguồn vốn của môi trường đầu tư.
- Các biện pháp bảo đảm đầu tư là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ: sự xuất hiện của các biện pháp bảo đảm đầu tư là một sự thể hiện chắc chắn và k thể phủ nhận được về thái độ của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư. Thông thường. mức độ mong chờ vốn đầu tư của một quốc gia tỉ lệ thuận với với số lượng và chất lượng các biện pháp bảo đảm đầu tư mà quốc gia đó dành cho các nhà đầu tư
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề chung về luật đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: những vấn đề chung về luật đầu tư.
1. Khái quát về đâu tư.
Đầu tư:
Khái niệm:k1đ3 LĐT 2005.
Đặc điểm:Chủ thể thực hiện đầu tư: nhà đầu tư. Nội dung đầu tư: bỏ vốn hình thành tài sản tiến hành hoạt động đầu tư. Mục đích đầu tư: theo sự điều chỉnh của LĐT 2005.ít nhất 1 bên phải có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hoạt động đầu tư:
Khái niệm: K7đ3LĐT
Đặc điểm: hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư chính là một loại hoạt động thương mại. hoạt động đầu tư có đầy đủ đặc điểm của hoạt động thương mại. đặc thù của hoạt động đầu tư: hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản để hình thành cơ sở vật chất, kĩ thuật … để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận). Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của luật pháp luật VN.
2. Phân loại đầu tư.
Căn cứ vào mục đích đầu tư: đâu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh
Đầu tư phi lợi nhuận: là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đây là các hoạt động đầu tư của nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Đầu tư kinh doanh: là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận. Được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương thức tổ chức khác nhau: đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng…
Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư;
Đầu tư trong nước: Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo luật đầu tư 2005, đầu tư trong nước là việc các nhà đầu tư bỏ vốn bằng tiền và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại VN.
Đầu tư nước ngoài: là hoạt động đầu tư mà nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc của nước nhận đấu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Theo luật đầu tư 2005, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ VN ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Căn cứ vào tính chất quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư:
Đầu tư trực tiếp: k2đ3 đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp: k3đ3 là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư CK và thông qua các định chế tài chính khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
3. Hình thức đầu tư.
Các hình thức đầu tư trực tiếp.đ21.
Đầu tư thành lập tổ chức kt. Đ22. Có nội dung là việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ nắm quyền quản trị của đơn vị kinh doanh đang hoạt động.
Đầu tư theo hợp đồng. Đ23. Việc đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư với nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách pháp lí của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
Đầu tư phát triển kinh doanh. Đ24. Là hinh thức đầu tư theo đó, nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng quy mô hoặc/và nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. Đ25. Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản, quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyên sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán.
Các hình thức đầu tư gián tiếp. Đ26.
Phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp.
Khái niệm. đầu tư trực tiếp.k2đ3. đầu tư gián tiếp.k3đ3.
Mức độ, phạm vi quản lí và kiểm soát của chủ đầu tư vs hđkd
Đầu tư trực tiếp:nhà đầu tư trực tiếp nắm quyền quản trị kinh doanh.
Đầu tư gián tiếp: nhà đầu tư k tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng nguồn lực đầu tư. Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từ hoạt động đầu tư.
Các hình thức đầu tư:
Đầu tư trực tiếp: đ21.
Đầu tư gián tiếp: đ26.
Khái niệm luật đầu tư:
Luật đầu tư là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
Chương III. Các biện pháp bảo đảm đầu tư.
Khái niệm các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư.
Biện pháp bảo đảm đầu tư: là cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư, thể hiện thiện chí của nước tiếp nhận đầu tư với hoạt động đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư, k phân biệt quy mô, lĩnh vực đầu tư; được áp dụng một cách tự nhiên k cần thông qua bất cứ một thủ tục đầu tư nào.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thường của chính sách, pháp luật và một số biện pháp bảo đảm đầu tư khác.
Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm đầu tư:
Được hình thành bởi hoạt động của chủ đầu tư hoặc nhà nước tiếp nhận đầu tư;
Phòng và giải quyết các rủi ro có thể xảy ra với các dự án đầu tư.
Chủ yếu liên quan đến vđ vốn của dự án đầu tư.
Các biện pháp khuyến khích đầu tư: là tất cả các quy định của nhà nước ban hành nhằm tạo đk thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và của các nhà đầu tư.
Theo luật đầu tư 2005, các biện pháp khuyến khích đầu tư bg các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư.
Cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư:
Các biện pháp bảo đảm đầu tư:
Văn bản pháp luật trong nước: luật đầu tư 2005, luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 (sửa đổi); bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
Các điều ước quốc tế
Các biện pháp khuyến khích đầu tư:
Văn bản pháp luật trong nước:
Các hiệp định mà VN ký kết hoặc tham gia với nước ngoài:
Vai trò của biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư.
Vai trò của những biện pháp bảo đảm đầu tư:
Góp phần tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: hệ thống các biện pháp bảo đảm đầu tư tốt chính là một trong những yếu tố giúp nhà nước có môi trường đầu tư tốt. tuy nhiên, việc đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia sẽ k có nhiều ý nghĩa nếu bỏ quan việc gắn với khả năng thu hút vốn đầu tư của môi trường đầu tư đó. Trên thực tế, môi trường đầu tư được đánh giá là tốt khi nó có khả năng thu hồi vốn đầu tư mạnh mẽ và ngày càng tăng. Chính vì vậy, vai trò của các biện pháp đảm bảo đầu tư được phát huy khi chúng góp phần làm tăng sức hút các nguồn vốn của môi trường đầu tư.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ: sự xuất hiện của các biện pháp bảo đảm đầu tư là một sự thể hiện chắc chắn và k thể phủ nhận được về thái độ của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư. Thông thường. mức độ mong chờ vốn đầu tư của một quốc gia tỉ lệ thuận với với số lượng và chất lượng các biện pháp bảo đảm đầu tư mà quốc gia đó dành cho các nhà đầu tư.
Thể hiện được tính nhất quán giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành khác: một khi pháp luật đầu tư ghi nhận các biện pháp bảo đảm đầu tư, để các biện pháp này có thể được thực thi trên thực tế nhằm bảo vệ một cách tối đa quyền lợi cho các nhà đầu tư thì các quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan khác cũng phải nhất quán với những biện pháp bảo đảm đầu tư đó
Vai trò của biện pháp khuyến khích đầu tư:
Thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
Nhà nước chủ động lại cơ cấu nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư.
Tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế
Phân biệt bảo đảm đầu tư do chủ đầu tư tự tiến hành với bảo đảm đầu tư theo luật đầu tư.
Chủ đầu tư
Luật đầu tư
Chủ đầu tư mua bảo hiểm hợp đồng, bảo hiểm dự án
Nhà nước ban hành các quy định pháp luật
Tránh và giải quyết được các rủi ro về thị trường, điều kiện kinh doanh và những sự kiện bất khả kháng.
Tránh được các khuyết tật của pháp luật
Chủ đầu tư mất thêm một khoản chi phí đáng kể
Chủ đầu tư k phải mất thêm chi phí
Phát huy hiệu lực khi có các rủi ro về thị trường, các trường hợp bất khả kháng.
Phát huy hiệu lực khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật.
Phân biệt bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Bảo đảm đầu tư
Ưu đãi đầu tư
Đáp ứng được yêu cầu công bằng, minh bạch.
Đáp ứng được yêu cầu công bằng, minh bạch và hiệu quẩ.
Tập trung chủ yếu vào vốn của dự án đầu tư.
Tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực thủ tục đầu tư và giảm chi phí đầu tư.
Áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư.
Áp dụng đối với các dự án ưu đãi đầu tư (xác định theo lĩnh vực địa bàn đầu tư)
Là công cụ để thu hút vốn, bảo đảm tính ổn định của thị trường đầu tư.
Là công cụ để thu hút vốn đầu tư, điều tiết đầu tư (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) theo định hướng.
Nội dung pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư:
Bảo đảm đầu tư: đ6-đ12.
Khuyến khích đầu tư: chương V luật đầu tư.